“Khi tôi muốn ca hát về Tình yêu
thì Tình yêu lại biến thành đau khổ.
thì Tình yêu lại biến thành đau khổ.
Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về Đau khổ
thì Đau khổ lại hóa thành Tình yêu”
thì Đau khổ lại hóa thành Tình yêu”
Franz Schubert
Con người có ngũ quan để cảm nhận thế giới xung quanh mình.
Ta có thị giác - mắt nhìn. Thính giác - tai nghe. Khứu giác - mũi ngửi. Vị giác - lưỡi nếm. Xúc giác - tay sờ, thân chạm. Thính giác cho ta cảm giác ngất ngây
khi nghe những bản nhạc hay. Và một tâm trạng buồn đau khi nghe một bản nhạc buồn.
Vào một tối thứ 7 cô đơn tình cờ Carot nghe bản nhạc Serenade
của Franz Schubert. Ôi âm nhạc, làm Carot sững lại mọi giác quan. Chỉ còn giác
quan thứ 2 thính giác là hoạt động tối đa. Đôi tai hứng từng giọt âm thanh.
Trái tim nuốt từng âm điệu sâu lắng. Tâm hồn cảm nhận tình cảm thiết tha, da diết
của nghệ sĩ qua tiếng dương cầm thướt tha. LẮNG ĐỌNG TÂM HỒN - RUNG ĐỘNG CON
TIM.
Và cứ vậy, mỗi lần khi buồn tôi lại nghe giai điệu Dạ Khúc của
Nhạc sĩ Thiên Tài Franz Schubert. Âm hưởng chầm chậm rơi như hoàng hôn buông nhẹ
nhàng và khung trời không xa màn đêm cũng đang dần dần buông xuống, thành phố
lên đèn ...
Một nỗi buồn vô cớ bỗng chợt xâm chiếm tâm hồn kẻ lãng tử
lãng du suốt đời trong những miền đất lạ hoang tưởng. Từng nốt du dương, day dứt,
réo rắt dương cầm hay vĩ cầm thôi miên trí tưởng tượng đưa tôi về hoàng hôn xa
vời vợi từ tuổi ấu thơ cho đến đêm nay khi nghe Dạ Khúc này.
Bản nhạc hay kỳ lạ. Thánh thót như từng hạt mưa rơi. Du dương
như sóng biển nhẹ nhàng bập bềnh nổi trôi cảm xúc. Da diết thiết tha đầy rung động.
Lúc lại nhẹ nhàng như buông lơi cảm xúc. Trong bản nhạc này chúng ta tìm thấy sự
độc nhất của một cảm xúc. Cảm xúc lãng đãng của một chiều thu khi rơi vào nỗi
nhớ, rơi vào các cung bậc yêu thương của nỗi niềm yêu đương.
“Dạ Khúc” nhạc chiều với giai điệu buồn da diết của nhạc sĩ
thiên tài người Áo đã khiến cả nhân loại phải thổn thức. Con người bình dị này
đã miệt mài sáng tạo trong suốt cuộc đời ngắn ngủi chỉ 31 năm của mình và để lại
10 bản sonate, 20 bản tứ tấu, 10 bản giao hưởng và 5 vở opera cho kho tàng âm
nhạc cổ điển thế giới.
Trong âm nhạc cổ điển, Serenade - Dạ khúc được biết đến như
sáng tác hay hình thức biểu diễn. Dạ khúc là những bản nhạc được trình diễn
trong buổi chiều được cất lên giai điệu bên khung cửa hẹp dành riêng cho người
tình hoặc bạn thân tình.
Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu
lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ Khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải
bằng âm nhạc tuyệt vời, một bài lied hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.
Nhưng hơn thế, nhạc phẩm "Dạ Khúc" của Schubert là
một bức tranh toàn bích, sâu lắng... mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại
ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sỹ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình
trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa,
còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ. Bài
nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, buồn nhưng
vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc
chuyển cung, từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của
muôn người, muôn thế hệ...
Mình xin kể lại giai thoại bản Serenade này, các bạn nghe sẽ
thấy rất thú vị đấy:
Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai tỏ tình bằng
cách mượn âm nhạc ban đêm đến đứng dưới cửa lầu giai nhân trình diễn bằng tiếng
đàn và giọng hát của chính mình.
Dạ Khúc là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất, được rất nhiều người yêu thích. Khúc nhạc chiều này, với giai điệu mượt mà thể hiện những cảm xúc phong phú. Âm hình chủ đạo của giai điệu gồm hai nhân tố - nhân tố bình ổn, dịu êm với những chùm ba, và nhân tố bước nhảy, như sự phóng khoáng của cảm xúc, làm cho giai điệu thêm nồng nàn, say đắm.
Franz Schubert sáng tác Bài Dạ Khúc bất hủ để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu. Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến.
Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.
Dạ Khúc là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất, được rất nhiều người yêu thích. Khúc nhạc chiều này, với giai điệu mượt mà thể hiện những cảm xúc phong phú. Âm hình chủ đạo của giai điệu gồm hai nhân tố - nhân tố bình ổn, dịu êm với những chùm ba, và nhân tố bước nhảy, như sự phóng khoáng của cảm xúc, làm cho giai điệu thêm nồng nàn, say đắm.
Franz Schubert sáng tác Bài Dạ Khúc bất hủ để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu. Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến.
Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.
Vậy đó, ý thôi chưa đủ nếu như duyên chưa tới phải không các
bạn? Nhân duyên là bởi ý trời. Có lẽ thiên tài Schubert sinh ra là để có duyên
với âm nhạc mà không phải có duyên với đàn bà. Nên cả cuộc đời ông chúng ta thấy
hầu như không có bóng hồng nào bên cạnh. Còn bạn, bạn thấy mình có duyên với
cái gì? Với Carot, mình thấy mình có duyên với văn học. Mình muốn viết thật
nhiều. Chỉ tiếc là khả năng hữu hạn. Sức mình có thế. Và cuộc sống có quá nhiều
thứ chi phối mình.
Nên các bạn ạ. Nếu trong cuộc đời mình có bất kỳ duyên nào đến với mình thì hãy trân trọng từng giây phút đó. Bởi duyên đến không có nghĩa sẽ ở mãi bên ta. Nó có thể ra đi bất cứ lúc nào. Hãy trân quý dù đó chỉ là duyên bạn bè. Hãy kiềm chế giây phút nóng giận lại các bạn nhé!.
Nên các bạn ạ. Nếu trong cuộc đời mình có bất kỳ duyên nào đến với mình thì hãy trân trọng từng giây phút đó. Bởi duyên đến không có nghĩa sẽ ở mãi bên ta. Nó có thể ra đi bất cứ lúc nào. Hãy trân quý dù đó chỉ là duyên bạn bè. Hãy kiềm chế giây phút nóng giận lại các bạn nhé!.
Trong cõi đời người tan với hợp
Vô thường ai biết buổi trùng lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét