Chắp cánh ước mơ
”Như cây có cội như sông có nguồn”. Vâng, bất cứ sự sống nào
trên trái đất này cũng đều có nguồn gốc xuất thân của nó. Sự sống đó sinh sôi nảy
nở và phát triển như thế nào là tùy thuộc vào sự nâng niu, chăm sóc của cội nguồn
của nó. Với con người - loài sinh vật cao cấp nhất thì ngay từ khi vừa lọt lòng
mẹ, họ luôn cần đến tình thương của cha mẹ, như cây cỏ cần có nước để sinh sôi,
tươi tốt. Nếu không có tình cảm yêu thương, gần gũi của cha mẹ và người thân,
con người sẽ như những loài cây khô, cằn cỗi và chết dần chết mòn từng ngày… Vì
thế mà bất cứ một số phận trẻ thơ nào sinh ra trong cuộc đời này cũng đều có
quyền nhận được sự chăm sóc, vỗ về và tình yêu thương từ cha mẹ và những người
thân của chúng. Đối với những trẻ thơ bất hạnh thì điều này lại càng quan trọng
và cần thiết hơn. Bởi, hơn ai hết, cha mẹ chính là điểm tựa vững chắc, là suối
nguồn yêu thương để nuôi dưỡng các em khôn lớn và trưởng thành từng ngày. Tình
thương của cha mẹ có đủ sức làm thay đổi tất cả. Nó không chỉ xua tan những xấu
xí, thiệt thòi của các em về thể chất hoặc tinh thần mà còn giúp các em tự tin,
sống hạnh phúc, thành công trong tương lai. Trái lại, thái độ thất vọng, ghét bỏ
của cha mẹ đối với sự bất hạnh của các em sẽ làm cho chúng mặc cảm và khốn khổ
suốt một đời. Thế nhưng, trên thực tế có không ít bậc cha mẹ vì nhiều nguyên
nhân khác nhau đã đành đoạn bỏ đi đứa con mà chính họ đã mang nặng đẻ đau. Kể từ
đó, những đứa trẻ bị bỏ rơi bên lề cuộc đời phải tự chống chọi với những chông
gai, cạm bẫy và phải tự mưu sinh để nuôi sống bản thân mình. Tuổi thơ của các
em là những ngày phải sống bơ vơ, lạc lỏng, không một mái nhà, không một ai yêu
thương, dạy dỗ… Ước mơ được đi học, được sống trong một gia đình đầm ấm tình
yêu thương của mọi người sẽ vẫn mãi là một ước mơ nếu như không có vòng tay
nhân hậu của chị Huỳnh Tiểu Hương - Giám đốc trung tâm nhân đạo Quê hương dang
rộng để đón lấy các em. Tạm biệt những ngày tháng đen tối, nhọc nhằn… những chú
chim non lạc bầy giờ đây đã có mẹ và tuổi thơ của chúng cũng tươi đẹp hơn…
Trước đây, chị Hùynh Tiểu Hương cũng từng có một tuổi thơ đầy
đau khổ và đáng thương như các em. Chị cũng bị chính cha mẹ ruột của mình đan
tâm bỏ rơi một cách không thương tiếc, cũng trôi dạt khắp nơi để kiếm sống qua
ngày rồi cũng bị bọn người xấu đánh đập, hành hạ…. Cay đắng hơn, khi bứơc vào
quãng đời thanh xuân tươi đẹp, chị đã bị bọn ma cô, tú bà đẩy vào con đừơng nhơ
nhớp. Có lẽ ông trời cũng thấu hiểu nỗi đoạn trường của một thân phận bị vùi dập
đến cùng cực nên đã ban tặng cho chị một sắc đẹp thuần khiết, dịu dàng (ngưng
10”). Sắc đẹp đó đã làm say mê bao gã đàn ông háo sắc dư tiền. Bọn chúng sẵn
sàng bỏ hàng đống tiền ra để cung phụng cho chị có một cuộc sống như bà hoàng.
Thế nhưng, dù có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có làm nghề gì đi nửa nhưng
chị vẫn không bao giờ đánh mất đi lòng tự trọng và phẩm hạnh của mình. Đặc biệt,
chị không bao giờ cho phép mình rơi vào kiếp sống “tầm gửi”, bị người đời
kinh khi, ghẻ lạnh.
Chị tin rằng, một khi ông trời còn thương mình, còn cho mình có đựơc sức khỏe cùng với đôi bàn tay và khối ốc…, mình sẽ làm chủ được cuộc đời và số phận mình. Và rồi, bằng tất cả sức lực và sự thông minh, nhạy bén, cùng với vốn tiếng Hoa có được, chị lao vào làm đủ nghề để kiếm tiền, từ phiên dịch, đến hướng dẫn viên du lịch rồi kinh doanh nhà đất… Chẳng mấy chốc, tên tuổi Tiểu Hương đã được nhiều người trong giới “ đại gia” ở Sài Gòn biết đến. Vào những năm 1987, khi cuộc sống của hầu hết người dân Việt Nam còn rất khó khăn nhưng chị đã có cuộc sống vương giả như thế này (ngưng 10”).
Chị tin rằng, một khi ông trời còn thương mình, còn cho mình có đựơc sức khỏe cùng với đôi bàn tay và khối ốc…, mình sẽ làm chủ được cuộc đời và số phận mình. Và rồi, bằng tất cả sức lực và sự thông minh, nhạy bén, cùng với vốn tiếng Hoa có được, chị lao vào làm đủ nghề để kiếm tiền, từ phiên dịch, đến hướng dẫn viên du lịch rồi kinh doanh nhà đất… Chẳng mấy chốc, tên tuổi Tiểu Hương đã được nhiều người trong giới “ đại gia” ở Sài Gòn biết đến. Vào những năm 1987, khi cuộc sống của hầu hết người dân Việt Nam còn rất khó khăn nhưng chị đã có cuộc sống vương giả như thế này (ngưng 10”).
Cả quãng đời thanh xuân tươi đẹp của mình, chị luôn bị chìm
ngập trong những cơn say cùng tận của rượu bia, khói thuốc và cả ma túy. Dưới
con mắt của người đời, chị luôn bị gọi bằng một cái tên đầy miệt thị – gái
giang hồ. Trong cảnh sống như thế, nhiều người đã bán mất linh hồn của mình. Họ
sống buông thả, trụy lạc và lãnh đạm, thờ ơ với tất cả. Nhưng với Tiểu Hương
thì lại khác. Càng rơi vào bóng tối, tâm hồn chị càng trong trẻo, sáng ngời như
pha lê; càng bị đẩy vào lớp bùn đen nhơ nhớp, chị càng vươn thẳng mình và ngát
hương như đóa hoa sen mọc giữa ao tù nước đọng. Quả thật như vậy, đằng sau cuộc
sống dư dả, sang trọng, đằng sau vẻ “ bụi đời” là trái tim nồng ấm tình
người, là điểm tựa vững chắc của những trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, những người già
tàn tật, neo đơn (ngưng 10”). Niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên của chị
là đựơc vỗ về, chăm sóc họ từng miếng ăn giấc ngủ, được hằng ngày tắm rửa, lau
chùi vết thương cho họ… (ngưng 5”). Đặc biệt, chị luôn nặng nợ với những đứa trẻ
sơ sinh bị bỏ rơi. Từ khi nhận đựơc đứa con nuôi đầu tiên vào năm 16 tuổi, chị
biết rằng kể từ đây, cuộc đời mình, số phận mình đã gắn liền với những sinh
linh bé nhỏ này (ngưng 10”). Vì vậy, chị luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay để
đón lấy những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở công viên, bệnh viện, thâm chí ở sọt
rác…. Trong khi cha mẹ ruột của chúng đã đan tâm dứt bỏ núm ruột của mình như
trút đi một gánh nặng, một thứ của nợ…thì chị lại vui mừng, hạnh phúc khôn xiết
mỗi khi nhận đựơc một đứa trẻ bị bỏ rơi. Chị đau xót, căm phẫn trước sự tổn thương
của chúng và quyết bù đắp cho chúng bằng tất cả tình thương của mình. Dù chưa
bao giờ có được diễm phúc làm vợ, làm mẹ nhưng chị lại rất thành thạo
trong việc chăm sóc, vỗ về các con. Từ việc thay tả, cho ăn, cho bú đến tắm rữa
(ngưng 10”). Chị rất sợ nghe tiếng con khóc vì theo chị, khi nó khóc chỉ có 2
lí do: một là đói, hai là bệnh nên cần được ôm ấp, vỗ về. Nỗi lo sợ cứ đau đáu
trong chị đến nỗi không đêm nào chị có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn. Có những
đêm con bị bệnh, chị phải thức trắng để theo dõi,chăm sóc chúng. Ngặt nỗi, những
đứa trẻ không được bú sữa mẹ lại hay bị bệnh, mà toàn là những bệnh dễ lây nên
hễ một đứa bị bệnh là cả đám nhóc con cũng bệnh theo. Những lúc này, chị buồn rầu,
lo lắng hơn bất cứ ai…
Dù trong lòng còn chưa yên ổn với bầy con đang nuôi nhưng chị
vẫn cứ lo sợ lỡ có ai đó đem con đi bỏ mà mình không kịp phát hiện để đem về
nuôi thì tội nghiệp nó biết mấy. Nó sẽ lạnh, sẽ đói, sẽ khóc nhiều lắm… Vì thế,
cứ mỗi khi chợp mắt là chị lại nghe đâu đó có tiếng kêu khóc như van xin, khẩn
cầu của những đứa trẻ tội nghiệp và chị lại thảng thốt đi tìm. Chỉ khi nào
không tìm thấy chúng, lòng chị mới được yên ổn, vui mừng vì biết rằng nỗi lo sợ
của mình chỉ là nỗi ám ảnh. Nhưng cũng có khi, chị nhặt đựơc cùng lúc 2,3 em bị
cha mẹ đem bỏ ở trước nhà mình. Thế là, lại ẵm vào lau chùi, tắm rửa, sưởi ấm
cho chúng và bắt đầu nghĩ ra một cái tên thật đẹp để đặt cho con… Ngày tháng
trôi qua, số trẻ mang khai sinh họ Hùynh ngày một nhiều lên (ngưng 10”).
Điều đó cũng đồng nghĩa với nỗi lo, trách nhiệm ngày càng nặng nề hơn. Nhưng,
chị vẫn cứ dang rộng vòng tay để đón lấy tất cả các em bởi chị luôn tự hỏi rằng:
nếu mình mà cũng chối bỏ các em thì cuộc đời chúng rồi sẽ trôi về đâu, tương
lai chúng sẽ như thế nào?… Chắc chắn rằng, nó cũng sẽ không hơn gì tuổi thơ đen
tối của chị. Cứ thế, suốt cả cuộc đời mình, chị cứ luôn bị giằng xé, ám ảnh bởi
những điều mà nhiều người cho là không đâu, là “ bao đồng”, thậm chí là điên…
Và cũng vì thế mà chị đã được nhiều người gọi bằng một cái tên nghe rất lạ nhưng
cũng rất tình người – “người mẹ trăm con”.
Do phải bôn ba khắp nơi để kiếm tiền nuôi con nên chị ít có
thời gian gần gũi bên chúng. Thế nhưng, có lẽ cảm nhận được hơi ấm tình thương
mà mẹ Ut Hương truyền sang nên chúng rất ngoan. Được cho bú no nê, tắm rửa sạch
sẽ là lại nằm ngủ ngon lành (ngưng 10”). Khi thức dậy thì nằm nói chuyện và chơi
một mình. Mỗi khi được ai ẵm bồng, trò chuyện là ánh mắt rạng rỡ, vui mừng hẵn
lên. Điều đó cũng dễ hiểu thôi bởi đứa trẻ nào mà không thèm khát cái cảm giác
được nựng nịu, vỗ về. Và như ai đó đã nói “ Không có yêu thương bé sẽ không sống
nổi, mà dù có sống cũng trở thành một con người bất thường, một bệnh nhân tâm
trí, một người bệnh thần kinh, phạm pháp, bất lương, oán thù xã hội. Ngược lại,
được thương yêu, trìu mến, bé sẽ thương yêu người, trìu mến đời”. Và người
ta gọi đó là năng lực kỳ diệu của yêu thương. Hơn ai hết, chị thấu hiểu nỗi
khát khao tình yêu thương của các con. Vì vậy, có giây phút nào rãnh rỗi là chị
lại tranh thủ vui đùa, nựng nịu chúng (ngưng 10”). Bọn trẻ đứa nào cũng tranh
nhau để được mẹ Ut Hương ẵm bồng, được ngồi trọn trong lòng mẹ, nằm trên tay mẹ…
Đối với chị, đây là điều thiêng liêng, quí giá hơn bất cứ thứ của cải vật chất
nào trên đời. Mặc cho gánh nặng lo toan đang đè lên đôi vai gầy guộc, mong manh
của mình. Mặc cho bao thử thách đang chờ đợi mình ở phía trước, chị hòa vào những
trò vui đùa, nghịch ngợm của các con và thấy cuộc sống vui tươi, rộn ràng hẵn
lên. Và chị luôn cầu mong sao những giây phút này sẽ được kéo dài mãi mãi…
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tuy có vất vả, cực nhọc
nhưng cũng chưa làm chị phải lo lắng, trăn trở nhiều bằng các em ở độ tuổi
thanh thiếu niên, nhất là những em khuyết tật. Bởi, ngoài việc lo cho chúng cái
ăn, cái mặc, chị còn đặt ra một trọng trách cho mình là phải mang đến một tương
lai tươi sáng hơn cho các em. Thế là, hàng ngày, từ những trẻ em bình thường,
trẻ chậm phát triển trí não cho đến các em khiếm thị đều được chị và các giáo
viên ở đây tận tình dạy dỗ (ngưng 5”). Dù chưa một lần được cắp sách đến trường
nhưng chị vẫn đủ kiến thức để dạy cho các con mình về lòng nhân ái và tình yêu
thương, về cách cư xử sao cho thật đẹp.… Ngoài ra, các em còn được học văn hoá,
học vi tính và ngoại ngữ. Điểm đặc biệt ở trung tâm nhân đạo Quê hương là ngoài
những giáo viên được trung tâm hợp đồng để dạy cho các em còn có những giáo
viên vốn là thanh niên khuyết tật đã gắn bó từ lâu với trung tâm và được chị Tiểu
Hương tạo điều kiện cho đi học. Vì vậy, họ không chỉ là người thầy mà còn là người
bạn gần gũi, thân thiết với các em. Mới ngày nào, những đứa trẻ khuyết tật,
lang thang, bụi đời này còn xa lạ với những lời dạ, thưa, những cái chữ, con số…
nhưng giờ đây, chúng đã trở thành những đứa học trò ngoan ngoãn, học giỏi. Với
chị, đó là món quà, là phần thưởng xứng đáng nhất cho những công lao và cố gắng
của chị vì trẻ thơ bất hạnh.
Dạy văn hóa, dạy anh văn, vi tính không vẫn chưa đủ, chị còn
luôn định hướng nghề nghiệp tùy theo năng lực và sở thích của từng đứa con
mình. Chị muốn rằng, một mai khi không còn đựơc sự bảo bọc, che chở của chị,
chúng vẫn sẽ tự tin đứng vững trên cuộc đời này. Chị muốn những đứa con khuyết
tật của mình tuy tàn nhưng không phế. Vì vậy, ngoài việc chú trọng bồi dưỡng kiến
thức cho những em có khả năng vào Đại học, chị còn phối hợp với các cơ sở dạy
nghề đào tạo các nghề cơ bản như: đan, may, kết hạt cườm, sản xuất nước uống
đóng chai, lái xe… cho những em yêu thích học nghề. Đặc biệt, một số em có năng
khiếu nghệ thuật đã được chị mời các nghệ sĩ, giáo viên ở các trường nghệ thuật,
sân khấu về dạy múa rối, múa lân, xiếc, ảo thuật, đàn, hát… Nhờ vậy, tất cả các
con của chị giờ đây đều biết rất nhiều nghề. Chúng thi nhau học tập, lao động sản
xuất và luôn cố gắng đạt được thành tích cao nhất để được mẹ Ut tặng thưởng. Không
những thế, với sự dạy dỗ và tình yêu thương của chị, bọn trẻ cũng đã biết yêu
thương và đối xử với nhau như anh em ruột thịt. Không ai bảo ai, ngày nào chúng
cũng thay nhau đút các em ăn, giặt tả cho em. Khi thấy em bị bệnh, chúng cũng
lo lắng, đứng ngồi không yên…
Từ những mãnh đời xa lạ, chúng đã gặp nhau dưới mái ấm Quê Hương và trở thành những người thân trong một gia đình. Cũng từ đây, chúng đã đựơc đón nhận tình thương bao la, nồng ấm của người mẹ cùng sự đùm bọc, yêu thương lẫn nhau của những số phận cùng chung cảnh ngộ. Niềm vui, niềm hạnh phúc cứ thế lan tỏa khắp nơi trong mái ấm này… (ngưng 10”). Vì thế mà tuy còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng ngày nào mái ấm Quê Hương cũng luôn rộn rã tiếng vui cười, đùa giỡn, tiếng ca hát của trẻ thơ (ngưng 5 “). Sống trong một thế giới vui nhộn, hạnh phúc như thế, các em cũng đã quên đi được phần nào quá khứ buồn tủi, cay đắng của mình.
Từ những mãnh đời xa lạ, chúng đã gặp nhau dưới mái ấm Quê Hương và trở thành những người thân trong một gia đình. Cũng từ đây, chúng đã đựơc đón nhận tình thương bao la, nồng ấm của người mẹ cùng sự đùm bọc, yêu thương lẫn nhau của những số phận cùng chung cảnh ngộ. Niềm vui, niềm hạnh phúc cứ thế lan tỏa khắp nơi trong mái ấm này… (ngưng 10”). Vì thế mà tuy còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng ngày nào mái ấm Quê Hương cũng luôn rộn rã tiếng vui cười, đùa giỡn, tiếng ca hát của trẻ thơ (ngưng 5 “). Sống trong một thế giới vui nhộn, hạnh phúc như thế, các em cũng đã quên đi được phần nào quá khứ buồn tủi, cay đắng của mình.
Những bậc cha mẹ bình thường khi đã nuôi được một đứa con
khôn lớn, trưởng thành là coi như đã hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của
mình. Thế nhưng, đối với “ người mẹ trăm con” này thì trách nhiệm đó dường như
mỗi lúc càng lớn hơn và không bao giờ kết thúc. Bởi, cứ cách vài ngày là có một
em bé sơ sinh được đem bỏ trước cửa nhà chị. Lâu lâu lại có người gọi điện thoại
kêu chị đến góc chợ, công viên, thậm chí là bãi rác để nhận một đứa trẻ vừa bị
cha mẹ bỏ rơi… đem về nuôi… Cứ thế, hết lớp trẻ này lớn lên, chị lại tiếp tục
chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi tiếp theo. Giờ đây, tuy sức khỏe
đã cạn kiệt bởi những căn bệnh nan y luôn hoành hành, chực chờ cướp đi mạng sống
bất cứ lúc nào nhưng chị vẫn nuôi dưỡng rất nhiều dự định cho các con. Đó là
xây dựng một phòng khám đa khoa với sự tham gia cộng tác của đội ngũ y bác sĩ
lành nghề và giàu tâm huyết để chị có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc, điều
trị bệnh cho các con. Đó là mở thêm nhiều ngành nghề kinh doanh như: quán ăn, vận
tải… và được các tấm lòng hảo tâm nhiệt tình ủng hộ để chị có điều kiện lo cho
các con tốt hơn. Tất cả những ứơc mơ và dự định của chị chỉ với một mục đích
duy nhất là mang đến tương lai, hạnh phúc cho những trẻ thơ bất hạnh. Đây cũng
là tâm niệm mà chị luôn mang trong mình suốt 20 năm qua. Tâm niệm đó đã được gửi
gắm vào những vầng thơ như sau:
Chị gắng san sẻ cho em một chút niềm vui
Của kẻ còn biết đồng cảm
Với một tình người chan chứa
Mong mai này lớn lên em vẫn đứng giữa đời
Dù chân em không còn nửa
Em bé tật nguyền ơi…!
Vâng, được nhìn thấy những trẻ thơ khuyết tật, những mãnh đời
bất hạnh đứng vững giữa cuộc đời này là mong mỏi, là tâm nguyện lớn nhất cuộc đời
chị. Để thực hiện được tâm nguyện này, “người mẹ trăm con” Hùynh Tiểu Hương
luôn mong sao mọi người sẽ cùng đóng góp một chút công sức và tình thương để
cùng chị nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của lòng nhân ái. Bởi chị luôn tin rằng:
chỉ cần một đóm lửa nhỏ trong lòng mỗi người nhưng khi được hợp lại, nó sẽ trở
thành một ngọn lửa. Ngọn lửa đó sẽ đủ sức lan tỏa khắp nơi và sưởi ấm lòng của
bao trẻ thơ bất hạnh trên cuộc đời này.
Quỳnh Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét