Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Lấp lánh giữa dòng đời

Lấp lánh giữa dòng đời
Mẹ Huỳnh Tiểu Hương sinh (18 tháng 10, 1968 theo giấy tờ của cha mẹ nuôi - ngày 10 tháng 12 năm 1987 Mẹ rời bỏ đường phố được một vị ân nhân cứu giúp lúc mẹ đang sống trôi nỗi giữa sống gió cuộc đời vị ân nhân đã giúp mẹ số vàng 20 cây Mẹ đã dùng số vàng ấy mua bán nhà cửa, xe hơi, lấy lợi nhuận giúp người vô gia cư, trẻ lang thang, tàn tật, tạo công ăn vệc làm, 10 tháng 12, 2001) Mẹ Sáng lập ra Trung tâm nhân đạo nuôi dạy trẻ em mồ côi khuyết Quê Hương Việt Nam. Trong hơn ba mươi năm, Mẹ chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ làm một người lãnh đạo của một trung tâm nuôi trẻ mồ côi, giúp người tàn tật Quê Hương.
Năm 1999, Mẹ Huỳnh Tiểu Hương trở nên một nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần là nhờ một quyển sách Lấp Lánh Giữa Dòng Đời và cuốn phim tư liệu tựa đề Sức Mạnh từ bên Trong của Tạ Bích Loan. Mẹ được trao nhiều giải, 1999 Mẹ được trao giải Huy Chương bạc do hội Bảo vệ trẻ em việt nam trao tặng, Một trong 10 người phụ nữ rung động trái tim Việt nam, như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của Mẹ.
Trung tâm nhân đạo Quê Hương tiếp tục phát triển, đến thời điểm này, tổ chức từ thiện này đang điều hành 329 cháu cô nhi và hỗ trợ cho hàng ngàn người khuyết tật nhiều nơi trên đất nước Việt nam, trong đó có các nhà trọ và nhà tình thương có người mắc bệnh HIV, cũng như bệnh nhân phong, các bếp ăn từ thiện, các chương trình tư vấn thay đổi tư duy cho các gia đình và trẻ em, các trại mồ côi, và trường học. Đặc biệt các Công ty và hội đoàn..
Mặc dù Mẹ Huỳnh Tiểu Hương được tôn vinh bởi nhiều cá nhân, chính quyền và các tổ chức, Mẹ cũng là mục tiêu của không ít chỉ trích từ những người như trên báo mạng… và một số… Thường thì những phê phán này nhắm vào nỗ lực cải tạo trong công tác từ thiện, trong đó có việc phát triển trung tâm về mặt xây dựng và cứu những trẻ sắp chết; lập trường cứng rắn đến với trẻ bị bạo hành, bỏ rơi, và niềm tin cho rằng sự nghèo khó sản sinh những lợi ích tâm linh; ngoài ra cũng có một số quan ngại về tình trạng thiếu minh bạch trong việc chi tiêu các khoản tiền quyên góp… Nhưng tất cả Mẹ làm chỉ vì tình yêu thương và phục vụ…
Thời niên thiếu.
Mẹ Huỳnh Tiểu Hương sinh năm Mậu thân (1968), năm mà đất nước đầy ắp những tang thương từ cuộc chiến tranh nghiệt ngã đến vô tiền khoáng hậu để lại vô vàn những mảnh khăn tang trong hàng triệu gia đình Việt Nam. Với Mẹ Huỳnh Tiểu Hương, như là định mệnh, 5 năm sau khi mới 5 , 6 tuổi cuộc đời hất Mẹ Hương ra mảnh đất đau thương.
Theo chuyện của Hương Nữ Kỳ Nhân
Không biết cha mẹ mình là ai, chỉ biết qua lời kể của bà. Mà lời kể, theo Hương (bây giờ) chừng như bà cũng không nỡ đánh mất nốt cái khoảng thời gian trắng muốt đầu đời vốn quá ít ỏi của Hương so với bạn bè trang lứa. Bởi, đôi khi trong miền ký ức xa xôi non dại còn đọng lại của một đứa bé, bà đã vô tình để Hương nhận ra rằng lúc lọt lòng mẹ cũng chính là lúc Hương bị ném ra đường như một thứ giẻ rách. Cuộc mưu sinh của Hương bắt đầu khi vừa 5 tuổi, để có được miếng cơm, dù chỉ là cơm thừa là công việc ngoài sức của một cô bé, là những lời hắt hủi cùng những trận đòn pha máu vào cơm.  Bạn đọc ơi, khi tôi, người viết ngồi đối diện Hương nghe chuyện Hương, chuyện tuổi thơ của Hương tôi thật hiểu vì sao 10 năm qua Hương thương yêu đến cháy lòng hơn 300 đứa con luân phiên có mặt thường nhật tại mái nhà chung của chúng do Hương tạo ra. Nói luân phiên vì 10 năm qua từ mái nhà chung đầy tình yêu thương này đã chia tay mẹ Hương để ra ràng trở thành những công dân tốt, vì chúng quyết không phụ lòng mẹ Hương. Lại càng hiểu khi chỉ ở tuổi 11 Hương đã có em nuôi. Đứa em cùng cảnh ngộ bị vứt ra đường như Hương, để Hương thương yêu dù phải lượm từng sợi bún hạt cơm thừa nhai mớm cho em để hai chị em tồn tại.
Hương không còn nhớ cơ duyên nào đã cho chị gặp một bà lão để một già một trẻ dìu nhau đi xin ăn khắp thị xã Quảng Trị và trên những con tàu chợ suốt dọc dài đất nước. Tàu chợ, những năm đầu đất nước mới vượt qua chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam bị phong tỏa trở thành kế mưu sinh của đủ hạng người. Có nghĩa là nơi cái xấu hiện hữu như lẽ thường nhật lại là nơi cưu mang một cô bé như Hương. Nhưng, bạn có tin không khi Hương kể với tôi rằng: “Lần ấy, em trốn vé, trốn lũ côn đồ nên chui xuống gầm ghế, trong khi mọi người nhìn em như quái vật thì có một cô bộ đội đã che chở em. Cô còn đưa em về đơn vị với ý định cưu mang em. Nhưng chỉ ở được một tuần thì em phải ra đi vì đơn vị không cho phép. Cô cháu chia tay nhau trong nước mắt, đó là lần đầu tiên em cảm nhận được yêu thương, yêu thương thật lòng, để em ấm lòng trong suốt những ngày sau đó. Để nhận ra rằng đời vẫn nhiều lắm những tấm lòng, dù cái tốt vốn ta phải nhìn qua tụ kính để biết trân trọng cuộc đời này. Còn cái xấu, cái xấu dù có nhan nhãn, dù luôn được phát tán qua lăng kính nhưng mãi là cái xấu, nhưng làm sao khuất lấp được những tấm lòng nhân ái có ở mọi miền, mọi nơi ở đâu cũng sẵn có những người làm việc từ thiện, những người có lòng nhân từ bác ái muốn giúp đỡ những người khốn cùng nghèo đói bệnh tật hoặc đang gặp tai họa kém may mắn hơn mình. Những khổ đau của kiếp hành khất  với Hương cứ như là một lẽ thường tình do số phận sắp đặt, dù sự sắp đặt quá nghiệt ngã đổ lên đôi vai gầy của một đứa trẻ. Chỉ khác, rằng “Hương không xin, khi đói nhìn người ta ăn, Hương lao động bằng cách bóp chân, đấm lưng cho họ và nói, chú đừng ăn hết cho con chút nghe chú”. Đó là những khi ly trà đá thiếu người mua hay vốn liếng còm là những gói thuốc bị lũ lưu manh cướp sạch. 10 tuổi đầu, đôi mắt trẻ thơ không còn trong sáng như triệu ngàn đôi mắt cùng trang lứa bởi kiếp mồ côi lang thang kiếm sống. Nhưng, như báo trước một nhân cách, Hương không bị kéo vào những trò ma mãnh mà trong ý thức non nớt của một đứa trẻ sống giữa bầy sói, Hương lờ mờ nhận ra đó là những trò xấu xa.
Được một gia đình nhận làm con nuôi, những tưởng số phận đã dành cho mình chút ưu ái, Hương đã cun cút chăm bẳm mấy đứa nhỏ con của bố mẹ nuôi cùng đàn lợn, gà vịt ăn và gánh hàng chục thùng phân bắc lấy từ “hố xí 2 ngăn” hòa với nước tưới rau mỗi ngày,.. tất cả chỉ vì thèm khát một mái ấm. Nào ngờ: “Cực khổ mấy tôi cũng chịu được vì tôi nghĩ mình đã có một mái nhà yên ấm để nương thân. Nhưng rồi, lợi dụng lúc mẹ nuôi vắng nhà, ông bố nuôi đã đè tôi xuống cưỡng hiếp mặc cho sự chống cự, van xin của tôi. Sau khi thỏa mãn thú tính, con quỷ râu xanh đội lốt người còn đánh đập tôi tàn nhẫn và hăm he nếu tôi kể ra với ai thì sẽ giết tôi không nương tay. Sau lần đó, “con quỷ” còn muốn tiếp tục nhiều lần nữa nhưng tôi chống trả quyết liệt cho dù có bị ông ta giết chết.”.
Tam Tri Nhan- Hieu tin Nhan
Trốn khỏi căn nhà tủi nhục ấy để trở lại với kiếp giang hồ trên những đoàn tàu, mưu sinh bằng cách bán thuốc lào, kẹo cao su, trà đá… cùng lũ bất hảo, côn đồ, lưu manh… Cái giá để tồn tại thời gian đó, Hương phải chịu sống trong sự ham muốn xác thịt mang tính bầy đàn của lũ thú vật không có tính người và thật tàn bạo, trước khi thỏa mãn thú tính chúng dùng thuốc lá châm khắp người kể cả những vùng kín để tạo cảm giác mạnh. Còn Hương, Hương đau đớn, dãy dụa trong tuyệt vọng, cô đơn yếu thế. Còn bây giờ, Hương tâm sự : Nỗi đau của  Hương thời thơ ấu, nó xảy đến với Hương vô tội, thơ ngây, hồn nhiên, đâu có trách nhiệm gì, đâu có chọn lựa gì… Nhưng khi lớn lên, nó trở thành một thách đố cho Hương vượt qua. Có thể đôi khi rất đau đớn, nhưng sự đau đớn đó cũng chính là phần thưởng cho Hương khi dám đối mặt, tiếp nhận , hóa giải và hòa giải … để trưởng thành.
Như cánh chim non bị dập vùi trước cơn bảo đời khốn nạn, Hương đã tưởng mình may mắn khi nhận lời kết nghĩa nên nghĩa vợ chồng với một người đàn ông. Nhưng, cuộc đời đa đoan chỉ dành cho Hương một con đực mang dáng người. Bởi hắn, chính hắn sau khi thỏa thuê dục vọng, thỏa thuê bòn món đến kiệt cùng những đồng tiền Hương kiếm được để mong được làm vợ, làm mẹ chỉ trong một thời gian ngắn sống với nhau như vợ chồng, thằng đàn ông khốn nạn này rắp tâm đem bán Hương cho một nhà chứa ở Vũng Tà
Nói cứng hơn thép chừng như khập khiểng, bởi Hương chỉ là một người con gái, hay đúng hơn là thứ giẽ rách bị vứt ra đường từ lúc lọt lòng. Nhưng quả ý chí và nghị lực của Hương còn cứng hơn thép khi không một chữ bẽ đôi, không một nơi nương tựa đã từ bỏ được ma túy, tự vượt lên những cám dỗ, không buông thả, biết vồ lấy những cơ hội dù mong manh nhất khi có dịp  để làm người.
Tại nhà chứa ở Vũng Tàu, Hương kiên quyết không chịu đi khách, dù tấm thân non trẻ bị hành hạ bởi mang thân phận của một nô lệ thời thượng cổ vì bị bán mua, Hương chống trả và chấp nhận những trận đòn roi vô tâm, vô nhân  một cách lì lợm. Nhưng oan nghiệt thay những kẻ mặt người dạ thú đã dễ dàng đưa Hương vào con đường nghiện ngập sau khi đòn roi không khuất phục được Hương. Ma túy, thứ độc dược chết người được chúng lừa Hương sử dụng và Hương đã dính thứ biệt dược được người đời gọi là ma quỷ. Cũng đơn giản, vì Hương dù đã trải qua những bụi bặm giang hồ, nhưng kiến thức, thứ xa xỉ hiếm hoi trong Hương chỉ là con số không tròn trịa. Hương trở thành gái làng chơi trong vô thức say nhừ của những cơn  đói thuốc vật vã.
Nhưng có lạ kỳ không, hay sự nghiện ngập chỉ là một trong những kiếp nạn trong lá tử vi của Hương để chính khi no thuốc, tức lúc cái phần người trong Hương thức tỉnh, dù có phải mượn nhờ sự độc hại chết người của độc dược, lại chính là những khoảng thời gian Hương nung nấu ý định trốn thoát khỏi cái địa ngục trần gian ấy.
Và Hương đã làm được. Trốn thoát khỏi động chứa không bằng một sự trợ giúp nào, không tiền, không người thân, đoạn đường từ Vũng Tàu về thành phố Hồ Chí Minh trở thành đoạn đường gian khổ nhất, dù trước đó nếu làm một phép cộng những đoạn đường Hương đã ngược xuôi trên các chuyến tàu, nhiều đến độ từng ga xép của đường sắt Bắc - Nam Hương thuộc hơn tên mình, ngày sinh mình, quê hương mình, thì khoảng cách từ Vũng Tàu đến Thành phố Hồ Chí Minh chắc có mũ số không nhỏ. Tiền không một xu dính túi, không người thân, bạn bè, khi cơn nghiện vẫn đeo đuổi vật vã hành hạ thể xác. Điều gì đã giúp Hương chiến thắng, đó là sự nhục nhã ê chề của 90 ngày đêm sống trong tổ quỷ, nhưng trên hết đó là bản năng sinh tồn của một con người. Cái bản năng có từ tư chất của một viên ngọc vốn dĩ đang bị chìm lấp trong đá, hay còn bị bám đầy bụi hồng trần khuất lấp, dù chưa một giây nào (cho đến lúc ấy) Hương chẳng thể ý thức được rằng trong con người bé nhỏ của mình có chứa cái bản ngã của một con người đúng nghĩa.
Trải biết bao sóng gió
Bản lĩnh và sự ngoan cường trước nghiệt ngã cuộc đời là thứ Hương có sẵn sau bao nhiêu bầm dập, nên để tồn tại ở một thành phố đất chật người đông như thành phố Hồ Chí Minh với Hương là điều không khó. Đói, Hương từng đói, màn trời chiếu đất ư, tất thảy là chuyện cỏn con. Nhưng chuyện Hương từ bỏ ma túy thì là một thách thức. Hương chống trả sự dày vò đau đớn về thể xác của cơn nghiện một cách lầm lũi chai lì. Không một liều thuốc cai nghiện, không một bàn tay, ánh mắt kề bên an ủi, Hương thách đố tấm thân bé nhỏ của mình bằng cách mỗi lần vật vã Hương tìm đến bờ sông ngồi nhìn nước. Cái kiến thức duy nhất Hương biết là người nghiện ma túy rất ngại nước. Ngồi trước sông nước để chiến thắng nỗi sợ hãi của kẻ nghiện trước dòng sông với thách đố cho chính mình rằng, nếu thua thì sẽ gieo mình xuống nước tìm đến sự giải thoát toàn năng chứ không thể quay về với ma túy. Hỡi những ai đang nghiện, những ai đang manh nha thả đời mình vào muôn vàn chất kích thích hiện nay, khi đọc những dòng này xin hãy tỉnh tâm mà tránh xa ma túy. Chuyện Hương từ bỏ được ma túy, không tái nghiện xin được nhắc lại như một lời tự sự, một thông điệp của Hương với những người nghiện ngập rằng “Hương bỏ được vì Hương không tuyệt vọng.” Ở hoàn cảnh của Hương lúc ấy mà vẫn không tuyệt vọng thì thật đáng trân trọng, đáng khâm phục. Chao ôi, một nghị lực tuyệt vời giúp Hương có sự lạc quan làm hành trang để luôn nhủ lòng: “Hết ngày hôm nay vẫn còn ngày mai”. Đó, chính đó, duy nhất đó với là “liều thuốc” để có thể từ bỏ được ma túy. Còn không, xin đừng tin vào những con số mà đâu đó đọc được, nghe được rằng: “… tỷ lệ tái nghiện ở thành phố A thành phố Z rất thấp” thì hãy tỉnh táo để tin đó chỉ là những dòng tin vô cảm không hơn không kém, để rồi phải sinh tồn giữa một bầy thú dữ
Sau những ngày cai nghiện thành công, Hương “ẩn mình” khỏi những bụi bặm, rao mời của cuộc sống phố thị để phụ bán cà phê, dù lương chỉ vừa đủ nuôi thân theo thuyết khổ hạnh. Cũng chẳng dễ gì, Hương nói thế, bởi ít nhiều trong Hương, sự phóng đãng, bất cần của một khoảng dài thời gian sống chung cùng những mảnh đời như Hương, khốn nạn hơn Hương ít nhiều đã bám vào tư duy sống của Hương.
Nhưng nếu cứ sống theo lối cũ thì chắc chắn sẽ trở về với sự tối tăm. Đây quả là một sự dành dật dữ dội, sau này khi đã tự học, Hương đã tự sự: Con gác mái đầu lên giường nóng bỏng/ Và ngỡ như sẽ khóc suốt cuộc đời/ Đang trôi qua trước mắt con thấp thoáng/ Những chuyện không đâu của tháng ngày trôi. Một sự nhìn nhận mình tuyệt vời, một định hướng tuyệt vời dù khi nghĩ về tương lai là cả một sự trĩu nặng trong tâm thức sợ hãi.
Nợ hay duyên thì chưa biết, nhiều trẻ bụi đời trở thành bạn của Hương. Tất nhiên không phải là Hương của những tháng ngày xưa bụi bặm, mà là Hương bé nhỏ hiền và đầy lòng trắc ẩn. Hương của ngày, đêm cần mẫn bưng bê cà phê phục vụ khách bằng ánh mắt gượng cười cho trọn bổn phận của một kẻ bưng bê. Hương chỉ thật mình mỗi khi rãnh rỗi trầm tư thả ánh mắt xa xăm vào cuối những con đường hun hút của phố thị nhưng với Hương thì mọi ngã đường chừng như khép lại.
Trời không phụ người có tâm, có chí, cánh cửa làm người lương thiện mở ra với Hương, để không lâu sau, chỉ từ năm 1987-1993 Hương trở thành nhà kinh doanh bất động sản thành công. Để như mọi người nói về Hương: “Khi làm nên nấu chín, giàu có chị không lo cho bản thân mình mà đem hết tất cả gia sản để lo cho những người nghèo khổ bất hạnh và hàng ngàn đứa trẻ mồ côi khuyết tật”.
Box: “Trên đường đi của mình, thi thoảng Tiểu Hương cũng bắt gặp sự nản lòng. Nó đến với Tiểu Hương khi Tiểu Hương phát hiện ra cùng một lúc nhiều sự giả tạo trong cuộc sống và cảm thấy sự chân thành và thiện tâm của mình là ngô nghê. Nhưng Tiểu Hương tin, cuộc sống cạnh tranh, trôi qua với nhịp điệu gấp gáp, nhưng luôn có chỗ đứng cho những giá trị thực sự và những điều chân thành. Mọi người đi qua nhau trong đám đông rất nhanh, nhưng bạn sẽ nhớ đến một nụ cười từ ánh mắt thân thiện lâu hơn là một cái bắt tay lãng nhách.”
Huynh Tieu Huong tìm những trẻ cô nhi về làm người thân
Đời, có những giá trị cuộc sống nhiều khi bắt đầu từ những việc rất nhỏ, nhỏ đến tưởng chừng như vu vơ. Thì đó, quy tụ quanh Hương ở bến Bạch Đằng khi bán cà phê thuê là lũ bạn bụi đời nheo nhóc, lăn lộn vào đời bằng những trò ma mãnh, xảo ngôn, láu cá,.. đến dễ thương. Thương vì xét cho cùng, chúng có tội gì đâu, cuộc mưu sinh nghiệt ngã và hoàn cảnh trớ trêu đã tạo nên tính cách chúng. Công bằng là như thế, giản đơn là thế, nhưng trong mỗi chúng ta nhiều khi điều đó khó nhận ra, khó bao dung và rất dễ thờ ơ. Thế mà lạ thay, Hương và chúng những đứa nhỏ này trong một chừng mực nào đó do hoàn cảnh còn mang nặng phần con hơn phần người lại nhận ra nhau từ những cảm thông, nhân ái.
Bằng những đồng tiền còm cõi kiếm được, Hương san sẽ cho chúng. Hương lặng yên khi chúng vô tư kể cho chị nghe những lỗi lầm một cách vô tư. Hương rạng ngời khi chúng làm được một việc tốt, mà chính chúng khi đó cũng không ý thức được đó là việc tốt. Thật bao dung, thật độ lượng, thật yêu thương, như mưa dầm thấm đất, chúng coi chị như chị như mẹ. Khi đã tin nhau, Hương có hàng chục cây xăng, hàng chục quầy tạp hóa giao cho chúng. Và lạ thay, vốn liếng chúng quay vòng và sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhanh và vô tư trong khái niệm về sự giàu sang còn ở tít mù trong tư duy chúng. Chúng chỉ biết chuyền cho nhau để mày giống tao, để không còn phải lượm lặt, móc túi, để tự hào được làm việc và để chị Hương vui.
Cây xăng của chúng không bao giờ có quá 0.5 lít mỗi đứa, gặp khách chúng leo lẻo chỉ còn chừng này anh, chị, cô, chú ơi đổ tạm dùm. Bán được, chúng vù đi mua 0,5 lít khác. Để rồi lại leo lẻo. chỉ còn chừng này,… Hàng tạp hóa của chúng cũng chỉ là mỗi đưa mươi điếu thuốc hoa mai, 1 cây keo cao su. Gặp khách chúng lại leo lẻo còn có chừng này thôi chị ơi, anh ơi mua dùm đi. Bán được chúng lại vù đi mua hàng mới. Thì vốn liếng của chúng chỉ là 2000đ cho 2 đứa, chị Hương cho, cách làm của chúng chị Hương bày, thế mà chúng nuôi được thân qua ngày, thế mà chúng dần xa được những trò ma mãnh. Còn Hương, chị đã nhận ra rằng: “Việc làm không chỉ đơn giản là để nuôi sống bản thân, nó còn là thứ giúp ta khám phá năng lực bản thân, nuôi dưỡng mơ ước và hướng tới thành công”, chỉ cần có sức trẻ, có mơ ước và biết nắm bắt cơ hội phù hợp sẽ có tương lai.
Trở lại với Hương, cuộc sống bình lặng trôi qua, thời gian đủ để Hương  nhận ra mình một cách chậm rãi nhưng chắc. Đó là về phần hồn, còn phần thể chất, Hương tựa như cánh hoa Thạch Thảo, loài hoa biểu tượng cho sự mềm mại, thanh tú, nữ tính lâu nay bị bị khuất lấp nay bỗng trổi dậy tươi rói.  Đó là mọi người nhìn Hương, nghĩ về Hương, còn Hương cho đến lúc ấy chị chưa một lần dám nghĩ mình đẹp. Mềm dịu, nữ tính nên Thạch Thảo cũng là loài hoa chỉ những người yêu hương đồng cỏ nội mới thích. Và Chao Lai Wang một doanh nhân Đài Loan vì cảm cái nét hoang dại của chị mà trở thành khách thường trực của quán. Chao Lai Wang dạy Hương tiếng Hoa, chăm sóc Hương như một người cha nuôi, thuê cho Hương một căn phòng riêng, ngõ ý nhận Hương làm con nuôi. Hương băn khoan vì vết thương đầu đời từ một người cha nuôi còn hằn nguyên đáu đớn. Nhưng trước sự chân tình của Chao Lai Wang cùng sự khát thèm mái ấm một gia đình đã khiến chị bằng lòng. Còn Chao Lai Wang, qua Hương, Chao Lai Wang đã nhận ra và cảm thông với suy nghĩ, những vết chấn thương tuổi thơ lại chính là nét độc đáo của Hương trong cõi đời này. Những chấn thương đó chính là sứ mệnh để Hương trở nên độc đáo với vẻ đẹp độc đáo duy nhất, không ai thay thế được và không cần phải giống ai. Còn Hương, Hương nhìn thẳng vào đời mình để đặt ra câu hỏi : Cuộc đời của ai, để nhận ra rằng đời mình như một thân cây mang rõ dấu tích của sự xoắn tít tàn bạo, của sự bẻ quặt, những vết chém, vết cắt rướm máu… Nhưng, vẻ đẹp của cây lại chính là ở những dấu tích đớn đau ấy, lại chính là ở sự mạnh mẽ tự chữa lành và dám trở nên chính mình.
Chao Lai Wang và Hương đều đúng, nói đúng vì có không ít lần Chao Lai Wang xao lòng trước thân xác Hương, trước sự trầm tỉnh hiền lành của Hương. Nhưng Chao Lai Wang biết dừng lại những ham muốn nhục dục trước sự thánh thiện thật mộc của Hương.  Đúng, vì Hương như đã nói ở trên đã quyết mạnh mẽ tự chữa lành và dám trở nên chính mình. Nhưng lại rất bao dung với Chao Lai Wang, chính điều này đã làm Chao Lai Wang cảm phục. Ngày hồi hương, trước lúc chia tay, Chao Lai Wang tặng cho Hương 20 lượng vàng nói mua căn nhà để ở. Đó là ngày Hương bước sang một trang đời mới sáng sủa hơn và Hương đã lấy chính ngày đó: 10 - 12 - 1989 làm ngày sinh của mình. May mắn căn nhà mới mua của Hương được một vị khách trả với giá gấp đôi. Thế là cứ mua qua bán lại, Hương làm người kinh doanh bất động sản, cho thuê xe du lịch và trở thành tỷ phú lúc nào không hay. .
Thế nhưng Hương đã đúng khi đặt câu hỏi cho mình, cuộc đời của ai. Khi trở nên giàu có, Hương từng rơi vào tâm trạng chênh vênh, muốn chối từ quá khứ. Thì đó, để thể hiện mình là kẻ thành đạt ở lãnh vực kinh doanh địa ốc, xe hơi, nhà hàng, buôn bán đá quý,… tức phải có dấu ấn riêng, Hương đánh tanit chơi  gôn, Bowling, ưa đi giày bốt, tóc thả ngang vai, trang phục đồng điệu màu từ dày  dép, váy áo đến xe từ vũ trường này qua vũ trường khác trong chếnh choáng men say. Để rồi có một lần sau cơn hoan lạc rượu bia mệt nhừ thân xác, Hương tìm đến cửa chùa. Trước không gian trầm nghiêm, Hương thảng thốt, mình đã làm gì những ngày qua, đâu rồi cuộc đời của những người bạn bụi đời lăn lóc trên hè phố. MÌnh đang làm gì đây, cuộc đời này là của ai?
Box: “Tiểu Hương thành thực chia sẻ chuyện riêng đời thơ ấu sóng gió của Tiểu Hương. Chính nhờ trải qua đau khổ mà Tiểu Hương  lớn lên, bình an, mạnh mẽ. Những thương tổn tuổi thơ là những món quả ân huệ cho riêng đời Tiểu Hương, là vốn liếng tích luỹ để Tiểu Hương thêm khả năng nhạy cảm hiểu biết cuộc đời, hiểu biết con người, để rồi có thể cống hiến sự giúp đỡ tinh thần cho biết bao người chung quanh mỗi khi họ cần đến. Chính những người từng kinh nghiệm những tổn thương thời thơ ấu, lại là những người càng giàu khả năng cảm thông được những vết thương lòng nơi người khác.”
ĐI GIỮA VƯỜN NHÂN.
Khi tôi tìm đến Hương, chị đang khẩn trương hoàn thành bộ ảnh và những tư liệu về Võ đại tướng để kịp triển lãm kỷ niệm 101 năm ngày sinh (25/8/191-25/8/2012) của vị tướng già, niềm tự hào của cả dân tộc. Tôi khuyên Hương nên lựa vừa đủ số ảnh cũng như tư liệu đúng với số năm sinh của ông. Điều Hương băn khoăn không phải là nguồn tư liệu, vì thật nhiều vị tướng, tá cựu chiến binh, học trò, các học giả, người thân của đại tướng đã sẳn lòng giúp Hương, Hương băn khoăn vì chưa biết chọn địa điểm nào cho xứng với danh tiếng, uy tín của cụ. Tôi gợi ý, Hương nên làm ngay tại trung tâm của mình để các cháu thêm dịp hiểu về một danh tướng Việt. Hương lưỡng lự, tôi hiểu ý chị. Chị sợ những tiếng ong lời ve sẽ đến với việc làm bằng cả cái tâm dù tốn sức hao tiền của chị, dù: “Cụ yếu lắm rồi, đang nằm viện, em làm vì chỉ muốn dâng cụ, người mà em kính trọng như một bậc Thánh, như một món quà trước lúc cụ đi xa”.
Đi giữa vườn nhân, là ý thơ của cố nhà thơ Lưu Trọng Lư, cả đời ông nặng trữu, mang vác một chữ nhân: Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ/ vì thương người lắm mới yêu thơ. Và tôi chợt nghĩ có khập khểnh không khi nghĩ về về chữ tâm của Hương có gì đồng cảm với nhà thơ rằng, Huỳnh Tiểu Hương 45 tuổi ngày ngày đi  kiếm tiền mục đích làm từ thiện, khi sự nghiệp kinh doanh, tiếng tăm, tiền bạc đạt hàng tỷ phú để đêm về Tiểu Hương vẫn nằm trên chiếc chiếu đơn giản ngủ cùng các con của… ngườita với tâm nguyện sẽ đi ăn mày thiên hạ đến hết đời để làm điều thiện.
Cuối năm 2001, Huỳnh Tiểu Hương đứng ra xin phép mở Trung tâm nhân đạo Quê Hương để nuôi nấng, dạy dỗ những đứa trẻ mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi. Như vậy, nếu tính đến nay, mái ấm Quê Hương mới sắp được 11 năm. Trên thực tế, cái nghiệp “nuôi con thiên hạ” của Hương đã gấp đôi thời gian đó, còn nếu tính từ bé Anh Đào, đứa bé đầu tiên mà hai chị em phải lượm từng sợi bún mớm cho nhau thì đã 28 năm. Hơn mười năm hình thành và phát triển, nhìn lại mới thấy đó là một chặng đường hết sức gian nan. Những chật vật, thiếu thốn, nghi kỵ, thị phi… đôi lúc như muốn đánh gục niềm tin vào một tương lai tương sáng. Cũng may, trong hành trình của mình, Hương không đơn lẻ mà luôn có sự giúp sức của nhân dân, những người đã  hun đúc nên tính nhân ái của dân tộc. Nói về những thị phi, Hương buồn lắm, chị nói, “Thời buổi bây giờ có những con người có trái tim biết hiểu và thương thì cũng có lắm kẻ lợi dụng cái mác từ thiện để trục lợi. Huống chi, một người có quãng đời tăm tối, nghèo khổ lại bất ngờ rẽ sang một trang đời giàu sang như Hương thì việc bị “hiểu sai” cũng không có gì là quá lạ.
Có điều Hương bây giờ không quan tâm đến những điều người ta nói mà chỉ nghĩ nhiều hơn đến những việc mình làm. Hương quan niệm: những việc mình làm xuất phát từ trái tim thì sẽ chạm được đến trái tim. Cứ quảng đại cho đi rồi bản thân mình sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.” Tôi hiểu Hương muốn  nhắc đến những dòng thông tin về sự kiện sau đám cưới khủng ở nghệ tỉnh, chủ nhân sẽ tặng toàn bộ số tiền mừng cho Trung tâm nhân đạo nuôi dạy trẻ em mồ côi khuyết tật Quê Hương đang khiến không ít người bàn tán xôn xao. Khiến Huỳnh Tiểu Hương trở thành tâm điểm của hàng loạt lời đồn đại cũng như dư luận trái chiều. Người tốt thì rứu rít điện thoại chúc mừng. Người khó thì xin giúp đỡ đào giếng, xin mua xe lăn, sữa chữa nhà cửa, mua tôn lợp nhà bị giột, xin đóng viện phí,.. trong khi Hương đang tất tả lo toan sao kịp có tiền trả cho các của tiệm bán sữa, tả, đồ dùng mà trung tâm vẫn hằng thiếu nợ.
Trước khi thành lập trung tâm, Hương có tài sản khá lớn, đã là một người giàu  Hương đã đón các em nhỏ về nhà nuôi; xây nhà tình nghĩa; mở quán bún phục vụ miễn phí cho những em bé mồ côi, tàn tật, những người cơ nhở không nơi nương tựa; phát quà và đón tết cùng trẻ em đường phố.  Tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở vài chục em tại căn biệt thự có sẳn ở phường Bình Tân. Trước thực tế ngày càng nhiều em cần được cưu mang, Hương mua đất xây dựng Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tại số 61/23 đường DT743, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương bắt đầu chỉ là một ngôi nhà tranh vách lá, thiếu thốn bộn bề. Còn bây giờ trung tâm đã có có trường học, có khu vui chơi, có sân tập thể dục thể thao để các em rèn luyện sức khỏe.
Còn những khiếm khuyết, xin đừng vạch lá tìm sâu, các cháu bị ghẽ lở, bệnh tật, vệ sinh chưa chỉn chu, việc học chưa như mong muốn,… đó cũng là ngoài ý muốn của Hương, của chúng ta. Thì đây, 10 năm hơn, hàng chục yếu nhân đến với các cháu đều vui, Bí thư tỉnh ủy Bình Dương, ông Mai Thế Trung người gần gũi những hoạt động của trung tâm đã nói: “Hoạt động của Trung tâm, của Hương có tính thuyết phục”. Thế là đủ.
Xin được kết bài viết lại bằng việc Hương vừa xây xong khu nhà thờ tổ họ Huỳnh. Đó là một khu vui chơi cho trẻ mỗi tháng đôi lần thay nhau đến, đó là nơi để những đứa con đã trưởng thành tìm về tổ chức đám cưới, là nơi những đưa con mang họ Huỳnh trong cuốn Hộ khẩu “khổng lồ” của gia đình họ Huỳnh cùng chữ lót (Tiểu) có gốc gác mà tự hào. Và bạn có cảm nhận được không, đó còn là nơi có thể lưu lại sự có mặt dù chỉ là phút giây ngắn ngủi, ghé tạm qua cuộc đời này của nhiều sinh linh ngây thơ vô tội khi mới được Hương mang về đã vội rời xa cõi trần có một chốn đi về như dân tộc mình có lệ Lập hậu, rằng gia đình nào không có con cái giữ hương hỏa có thể mua hậu để nhờ nhân dân cúng giỗ sau khi qua đời. Người mua hậu phải nộp cho làng một khoản tiền nhất định và một số ruộng đất để dân làng lấy hoa lợi chi vào việc cúng lễ sau này và được dân làng cúng giỗ hàng năm. Và như vậy, những gì Hương đang làm và sẽ làm, những gì các con Hương đang được cộng đồng yêu thương đang cùng chúng ta đi giữa vườn nhân đó thôi.
Box: “Một tuổi thơ quá sức chịu đựng đối với một tâm hồn non nớt, bây giờ nghĩ lại (mà có khi cũng chẳng dám nghĩ), Hương không hiểu sao ngày ấy mình lại có đủ nghị lực và sức mạnh để vượt qua tất cả mà tiếp tục sống. Có lẽ, ông trời đã nặng tay khi thử thách lòng can đảm nhưng bù lại ban tặng cho Hương cái thứ tình người thiêng liêng, quý giá. Để rồi, những lúc tưởng chừng bản thân mình gục xuống thì lại có một bàn tay  nâng lên, gieo mầm tin yêu và hy vọng.”
Sở hữu một khuôn mặt phúc hậu, ưa nhìn, ít ai ngờ rằng Huỳnh Tiểu Hương, Giám đốc Trung tâm nhân đạo Quê Hương từng có cuộc đời bất hạnh, ê chề đến vậy. Tiểu Hương từng bị đánh đập, người thân bỏ rơi, thậm chí sống một thời gian dài ngoài bến tàu, bến xe…
Ê chề, đớn đau, tủi nhục
Đã 40 tuổi, tưởng như chai sạn với sương gió cuộc đời, nhưng khi hỏi về quá khứ, Tiểu Hương vẫn khóc, giọt nước mắt nối nhau chảy dài trên má, minh chứng cho vết thương lòng không bao giờ lành được dù có bị bụi thời gian phủ mờ.
Từ khi lọt lòng tại miền quê Quảng Trị, Tiểu Hương đã bị cha mẹ bỏ rơi. Bà nội đem cô về nuôi được vài năm thì không kham nổi, bèn đem đứa cháu cho cặp vợ chồng giáo viên hiếm muộn.
Tiểu Hương vẫn nhớ như in chuyện xảy ra vào năm 1979: “Khi đó tôi chưa được 10 tuổi. Mẹ nuôi là cô giáo nhưng tôi không được đi học. Hằng ngày, mẹ bắt tôi đi lượm phân trong trường học để tưới bắp cải…Tôi cứ ngỡ đã tìm được một mái ấm nương thân, nào ngờ đâu một đêm, bị bố nuôi cưỡng hiếp. Hồi đó, tôi rất ngờ nghệch, không ai dạy cho tôi biết đã là bố thì không được làm chuyện ấy với con. Thế rồi tôi cảm thấy dường như bố nuôi sợ mẹ biết chuyện nên đánh đập, dặn tôi không được nói chuyện đó với ai”.
Trẻ con thì đâu biết nói dối, một lần tưới rau trong trường, vài giáo viên thấy cô bé Tiểu Hương hay bị đánh bèn thương cảm, gọi về nhà, cho ăn cơm rồi hỏi chuyện. Được ăn no, Tiểu Hương không giấu điều gì, kể hết bị bố mẹ, đánh ra sao, bố làm việc…ấy thế nào.
Nghe Tiểu Hương nói mà các cô giáo rụng rời tay chân, kinh hoàng vì trên đời lại có ông bố nuôi bệnh hoạn, quái ác đến thế. Các cô đã gom tiền mua vé đò cho Tiểu Hương trốn đi.
Trớ trêu thay, chuyến đò hôm đó đón khách trễ, ông bố nuôi đạp xe ngang qua, phát hiện ra cô bé. Ông đã dùng dây buộc đồ sau yên xe, trói tay cô bé lại, cột vào yên rồi đạp cho xe chạy, mặc Tiểu Hương đau đớn, kêu khóc.
Thương cho số phận của đứa bé, các đồng nghiệpcủa mẹ nuôi Tiểu Hương lại lập kế giúp cô trốn thoát. Ở bến tàu, Tiểu Hương đã theo một chú bộ đội tốt bụng về nhà.
Số phận nghiệt ngã nào chịu buông tha, vợ chú bộ đội tưởng Tiểu Hương là con riêng của chồng nên nổi máu ghen tuông, hắt hủi.
“Chú phải đem tôi ra giấu ở hố rơm gần chuồng lợn. Sợ tôi đói, chú giả bộ mang cơm cho chó ăn, hất xuống cạnh đống rơm để tôi lấy ăn. Sau này, vợ chú phát hiện ra, dùng gậy đập vào đống rơm làm tôi đau đớn, chịu không nổi đành phải bỏ đi”, nhớ lại phút giây tủi cực đó, Tiểu Hương khóc nức nở.
Sau khi bị hắt hủi, cô bé Tiểu Hương không biết đi đâu, lại quay trở lại bến tàu hôm nọ. Tại đây, cô gặp một nữ quân nhân khác. Trước mặt bảo vệ bến tàu, cô đã nhận Tiểu Hương là người thân để em khỏi bị đánh đuổi.
Không thể để đứa trẻ sống trong đơn vị, cô bộ đội dẫn Tiểu Hương về nhà, nhờ cha nuôi giúp. Khi nhìn thấy bố ruột của ân nhân, Tiểu Hương đã bị kích động, kịch liệt phản đối. “Tôi sợ ông ta cũng giống bố nuôi, lại hành hạ, cưỡng bức”.
Không còn cách nào khác, Tiểu Hương bị đem trả trở lại bến tàu và sinh sống ở đó. Có lúc, Hương bị ép đến đường cùng, thậm chí đã phải làm gái đứng đường. Không chịu nổi sự chà đạp và bệnh tật, cô trốn vào Huế, đi theo những kẻ đi đãi vàng và bị chúng… hãm hiếp tập thể.
Trốn từ nơi đãi vàng ra đường, cô bị vài người dân túm lại, lột sạch quần áo để tìm vàng. Trùn gối, mỏi chân, cô bé trót ngồi nghỉ trên một nấm mộ, bị dân địa phương bắt quả tang, trói vào cây đu đủ.
Cô bé đã chết vì khát và mệt nếu không được những người đi bẻ măng phát hiện, cứu thoát. “Thấy trên người tôi không mảnh vải che thân, họ tưởng tôi điên, đi chọc phá bà con nên bị bắt trói”, Tiểu Hương cười chua xót.
Cứ thế, Hương đi bộ ven sông ra đến tận Đông Hà, Quảng Trị. Dọc đường, Hương sống nhờ vào lá cây rừng. Khi nào thấy tiếng người là cô bé lại núp sau bụi cây hoặc trầm mình xuống sông trốn tránh.
Có lẽ ông trời rồi cũng phải cảm động trước hoàn cảnh của Tiểu Hương. Trong quãng thời gian lang thang bán nước và thuốc lá dạo tại đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM, cô đã gặp được quý nhân. Cuộc đời Hương rẽ sang một trang mới từ lúc ấy.
Ban đầu chỉ là thương cảm sau mỗi lần uống nước, người đàn ông Đài Loan hay cho Tiểu Hương dăm, ba ngàn. Thế rồi ông ta đã thuê cho Tiểu Hương gian phòng rộng 22 mét vuông nằm trên đường Đặng Thùy Nhu.
Mẹ của hàng trăm con
Thương những bạn bè bụi đời, cơ nhỡ, Tiểu Hương rủ họ về ở chung. Chính điều này làm chủ nhà khó chịu nên đã đuổi đi, không cho thuê nhà nữa.
Sau này, do thấu hiểu hoàn cảnh, ngưỡng mộ sự tương thân tương ái mà Tiểu Hương giành cho các cảnh đời lang thang, vị Mạnh Thường Quân ấy đã trao tặng cô 22 cây vàng để làm vốn sinh nhai.
Bằng số tiền đó, Tiểu Hương mua một căn nhà rồi bán lại với giá cao hơn. Cứ thế số tiền ngày một nhân lên.
Trong một lần bị hãm hiếp, Tiểu Hương đã mang bầu, sanh ra một em bé. Chẳng may mẹ con thất lạc nên cô có tâm nguyện cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi, coi chúng như con mình, âu cũng là tự bù đắp một phần máu mủ bị cắt rời.
Huỳnh Tiểu Hương liên tục tham gia công tác xã hội, được tín nhiệm mời vào Ban dự án của Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.
Cho đến năm 2001, cô đã thành lập Trung tâm Nhân đạo Quê Hương vì muốn tận tay chăm sóc, chứng kiến giây phút khôn lớn của những trẻ em tật nguyền, cơ nhỡ. 320 đứa trẻ, 38 bảo mẫu của Trung tâm trông cậy cả vào khả năng kinh doanh bất động sản, quán cà phê của mẹ Tiểu Hương. Lâu lâu, cũng có những nhà hảo tâm ghé thăm, giúp đỡ, nhưng đến nay Trung tâm nhân đạo Quê Hương chưa có được nguồn tài trợ ổn định lâu dài.
Ôm đứa bé tật nguyền trong tay, Huỳnh Tiểu Hương chất chứa nhiều tâm tư: “Giờ đây không phải nơm nớp lo sợ bị hãm hại, chà đạp nhưng tôi lại có một nỗi lo lớn hơn. Tôi lo sao cho 320 đứa con không bị đói, được đủ ăn, đủ mặc, học nghề. Có vất vả đến đâu tôi cũng cam lòng, miễn là các cháu được đùm bọc, yêu thương, không bị ngược đãi như tôi hồi trước”.
Sức mạnh từ bên trong
Chị là một nữ giám đốc thành đạt. Cuộc đời chị là những trang tiểu thuyết dày lấp đầy bằng tất cả những đắng cay, tủi nhục nhưng đó là một cuốn tiểu thuyết với cái kết có hậu. Chị đã vượt qua số phận và đem số tiền mình kiếm được mở trung tâm để nuôi dạy những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh như chị ngày thơ ấu…
Tên chị là Huỳnh Tiểu Hương nhưng đúng hơn là chị không biết mình mang cái tên như thế nào và sinh ngày bao nhiểu bởi chị bị bỏ rơi ngay từ lúc lọt lòng. Tuổi thơ của chị là những ngày lăn lóc đầu đường, xó chợ. Chen chân trên những chuyến tàu Bắc - Nam để kiếm ăn, là những cơn đói lả khi không xin được miếng ăn.
Không thể ngửa tay đi ăn xin, chị chuyển sang bán trà đá và thuốc lá lẻ trên tàu. Rồi nếm những cơn sốt rét kinh hoàng khi theo chân các đoàn đãi vàng đi Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Trị Thiên…
22 năm nếm trải đủ các mùi đời của một đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, khi đang phụ việc cho 1 quán ăn thì chị được một người đàn ông Đài Loan tốt bụng nhận làm con nuôi và cho chị 20 lượng vàng, trước khi về nước ông khuyên chị Hương nên mua một ngôi nhà để lấy chỗ che mưa che nắng. Nhưng nhờ đó vô tình lại là bước đầu để chị Hương bước chân vào thương trường, bởi ngay sau đó có người đến mua căn nhà chị mua 20 lượng vàng với giá 45 lượng vàng. Từ đây chị biết thế nào là kinh doanh địa ốc, từng bước tiến đến thành công.
Không quên những người đồng cảnh ngộ với mình, chị đưa những người bạn bụi đời về ở cùng và kiếm việc cho họ làm ăn sinh sống. Chị đón những đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi như mình trước kia về bao bọc và nuôi dưỡng xem chúng như chính con mình sinh ra.
Gần 10 năm vất vả một mình lao động và nuôi những đứa trẻ mồ côi, chị Hương đã dồn hết vốn liếng gây dựng được để thành lập Trung tâm Nhân đạo Quê Hương chuyên nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tàn tật và cơ nhỡ ngày 07/12/2001.
Với số tiền đầu tư hơn 4 tỷ đồng, trung tâm tiếp tục tự lo trang trải các kinh phí để duy trì và phát triển hoạt động hàng ngày. Hiện nay đã có tới hơn 150 em đã vào ở tại Trung Tâm. Ở đây các em được học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 7. Ngoài ra các em còn được hướng dẫn dạy nghề, làm thủ công mỹ nghệ, vi tính, học may, học uốn tóc… Trung tâm tạo mọi điều kiện cho các em có nghề nghiệp sau này để tự nuôi sống bản thân, hòa nhập xã hội.
Khi cơn ác mộng của đời mình đã qua rồi, chị Hương giờ là giám đốc của Công ty Sản xuất Nước Tinh Khiết Huỳnh Hương và là “mẹ” của bao mảnh đời bất hạnh.
Với chị Hương, bao vất vả mà chị bỏ ra thì mục đích cuối cùng là mang lại mái ấm, tình thương cho những mảnh đời cơ nhỡ bởi hơn ai hết chị hiểu rõ trong ánh mắt bơ vơ, lạc lõng kia là nỗi khát khao một tình thương, một vòng tay âu yếm, một mái ấm nương thân.
Giờ đây cuộc đời chị vẫn tiếp tục tốt đẹp như chính những điều tốt đẹp mà chị đã làm cho người và cho đời, nghĩa cử đó như những ánh hào quang chói lọi, ủ ấm biết bao mảnh đời cơ nhỡ còn vất vưởng đâu đó trong đời.
CHUYỆN CỦA HƯƠNG
Box: Năm 2011, Trung tâm Sách Kỷ lục Quốc gia Vietkings đã  xác nhận  cuốn sổ hộ khẩu “khổng lồ” của gia đình họ Huỳnh của chị Huỳnh Tiểu Hương với số nhân khẩu cùng họ Huỳnh và cùng chữ lót (Tiểu) lên đến 172 người. Nếu dùng phép tính đo lường cuốn sổ hộ khẩu này dày 2cm, dài 330cm.
Trung tâm nhân đạo Quê Hương
Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Huỳnh Tiểu Huong trải nghiệm điều mà cô miêu tả là “ơn gọi trong ơn gọi” khi cô đang trên đường đến Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương “Hương phải rời Trung tâm để giúp đỡ người nghèo và sống hòa nhập chung với họ. Đó là hạnh phúc của Hương. Năm 1999 khởi đầu công tác nhân đạo giữa người nghèo,Hương thay bộ áo bằng trang phục giản dị. Hương đi vào các khu nhà ổ chuột. các đường phố. Trước tiên, Tiểu Hương nấu ăn cho người đường phố, rồi bắt đầu chăm sóc những người bần cùng đói khát.
Hương viết trong nhật ký rằng năm đầu tiên cô gặp vô số khó khăn. Vì không có nguồn cung ứng tài chính, Hương phải phụ thuộc vào hoạt động trích lũy của bản thân mình  thực phẩm và nhu yếu phẩm. Trong những tháng đầu, Hương phải đấu tranh với sự hoài nghi, đơn độc và sự cám dỗ quay trở lại cuộc sống tiện nghi trong đời thường. Hương ghi lại trong nhật ký:
Số phận Tiểu Hương phải là một người ẩn mình dưới sự nghèo khó. Hôm nay Tiểu Hương học được một bài học hay. Sự nghèo khổ của người nghèo thật là nghiệt ngã. Trong khi tìm kiếm một ngôi nhà, tay chân tôi đau nhức vì đi bộ. Tôi suy nghĩ, người nghèo còn chịu đựng sự nhức nhối bội phần hơn trong thể xác và tinh thần khi tìm kiếm một chỗ trú thân, thức ăn và sức khỏe. Khi ấy, cuộc sống tiện nghi tại đời sống thường quyến rũ. ‘Chỉ cần nói một lời, tất cả sẽ trở lại với Tiểu Hương,’ Kẻ cám dỗ cứ tiếp tục nói…. Xã hội, cộng đồng, đây là sự tự nguyện, vì Tiểu Hương yêu cuộc sống này, Tiểu Hương muốn ở lại và làm bất cứ điều gì sự sống còn. Con không khóc đâu, dù chỉ một giọt lệ
Trung ương hội chấp thuận cho Huỳnh Tiểu Huong khởi đầu một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người tàn tật sau này trở thành một nơi quy tụ của những trẻ vô gia cư. Sứ mạng của trung tâm là chăm sóc, “người đói khát, kẻ không nhà, người tàn tật, người mù, bệnh nhân phong, bất cứ ai đang cảm thấy thừa thãi, bị căm ghét, ruồng bỏ trong xã hội, những người đang là gánh nặng của xã hội và bị mọi người xa lánh.” Đâu tiên khởi chỉ là một trung tâm chỉ có 30 cháu bị mù lòa tàn tât; ngày nay có hơn 329  trẻ và 54 người điều hành các cô nhi viện,
Năm 1984, Mẹ Huỳnh Tiểu Hương đã cưu mang một đứa trẻ lúc mẹ đang còn đói khát ở đường phố mẹ đã nuôi dưỡng dù mẹ chưa có nhà cửa, trên thân hình mẹ chỉ có một bộ quần áo rách.
Với sự nỗ lực trong tình yêu thương và ước nguyện của Mẹ Huỳnh Tiểu Hương, có ba điều ước một căn nhà nuôi trẻ cô nhi, người vô gia cư, một một trại điều dưỡng miễn phí cho người nghèo, một trường học cho trẻ bị khổ đau thiếu tình thương và ngược đãi, Mẹ Huỳnh Tiểu Hương nói giúp cho những người từng sống thấp hèn, là chính giúp cho những thiên thần, được yêu thương và được trọng vọng, Không lâu sau đó, Mẹ đã mở một ngôi nhà tại đường Lê Văn Sỹ cho những người mắc bệnh phong cùi, tàn tật tắm rửa, xức thuốc, thay quần áo, và nấu ăn cho họ, Mẹ thường cung cấp thuốc men, thực phẩm, giúp vốn cho họ buốn bán nhỏ.rồi Mẹ đón tiếp trẻ mồ côi và thanh thiếu niên vô gia cư.
Trung tâm ngày càng thu hút nhiều tình nguyện viên và nhận nhiều đóng góp từ thiện. rồi phát triển trên khắp đất nước Việt nam. Ngôi nhà đầu tiên tại Lê Văn Sỹ rồi về Quận Tân Phú được thành lập vào năm 2001.
Tuy nhiên, triết lý hành động của Mẹ gặp phải một số chỉ trích. Trong khi nhìn nhận rằng không có nhiều chứng cứ được đưa ra để chống lại Mẹ, Quan điểm của Mẹ về sự đau khổ cũng bị phê phán bởi một bài viết đăng trên tuần tuổi trẻ, và bó năng lượng vì Mẹ cho rằng sự đau khổ sẽ đem con người đến gần thaánh thiện hơn,
Nhà báo Võ Đắc Danh là một trong số những người viết về mẹ. Tựa đề Làn Hương. Ông Võ Hoài Nam, Ông được giao viết kịch bản và thuyết minh cuốn phim tài liệu Nơi trái tim, Ông Nguyễn Tài Viết về bộ phim tài liệu nhiều tập Hương Cỏ Dại, bà Diệu Ân viết về cuốn sách Lấp lánh giữa dòng đời về mẹ Huỳnh Tiểu Hương và nhiều…phim tài liệu nhiều sách và báo chí viết về cuộc đời mẹ…
Sau khi khuyến khích thực hiện chương trình tiếp cận đầy cảm xúc” của những cuốn phim.
Hãng sách Trí Việt đang chuẩn bị viết về sinh thời Mẹ Huỳnh Tiểu Hương và những người viết tiểu sử chính thức của mẹ,
Bên cạnh báo chí tại Hoa kỳ như Báo Sài Gòn US Báo Việt New đã viết nhiều tập chỉ trích về hoạt động của Mẹ và Mẹ phê phán về điều kiện sống tại những trại mồ côi của Mẹ… những cáo buộc về sự vô tâm cũng như những lạm dụng thể xác và tình cảm… “chi tiết phê phán về điều kiện sống tại những trại mồ côi của Mẹ
Trong số những người chỉ trích Mẹ Huỳnh Tiểu Hương còn có, một số người…
Trên mạng có một số bài viết chỉ trích về phép tình Huỳnh Tiểu Hương cho đăng một bài viết về liên quan đến các vấn đề tài chính, và việc sử dụng các khoản quyên góp. Cũng đưa ra những chỉ trích làm dấy lên các quan điểm khác nhau về những ưu tiên đáp ứng nhu cầu của bị bỏ rơi, người tàn tật, bệnh nhân.
Võ Đắc Danh
Theo https://huynhtieuhuong.wordpress.com/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát

Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát Lời hát giao duyên kể về nỗi niềm cô gái thương thầm chàng trai/ Sợ cha mẹ nên trốn tình vào câu hát/ ...