Câu thơ mọc ở vệ đàng
(Đọc bài thơ Vin của Hồ Phong Tư)
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể hình tượng ngôn từ toàn vẹn.
Điều đó có thể khẳng định sau khi đọc xong một bài thơ, một tản văn, một truyện
ngắn, truyện dài, tiểu thuyết,… của một tác giả nào đó phản ánh khách quan hoặc
có thể chủ quan đời sống con người trong xã hội. Ta đón nhận nhà thơ Hồ Phong
Tư nơi đô hội đã từng ra mắt tập “Lục bát làng” (NXB Hội Nhà văn), đã từng là
trạng nguyên cuộc thi thơ lục bát Ngàn năm thương nhớ năm 2010. Có lẽ anh yêu
thích và biết vận dụng khéo léo thể thơ truyền thống ngoài ca dao, còn được
dùng rộng rãi trong văn hóa sinh hoạt về phong tục tập quán, diễn ca về lịch sử
dân tộc. Tôi kết làm sao từ cách chọn thể tài cho tứ thơ là một quá trình suy
ngẫm việc chắc lọc thực tế thường ngày anh bắt gặp đưa vào trong bài “Vin” được
viết thành bốn khổ thơ lục bát là sự bất ngờ cho người đọc:
VIN
Vin vào hoa để lấy thơm
Vin vào núi để cao hơn bóng mình
Thói đời nho mãi còn xanh
Không dưng sao lại đi rình của chua!
Kìa ai vin gió đong mùa
Vin vầng trăng để bán mua cuộc cờ
Lá cành rồi cũng hư vô
Mong chi xanh với hững hờ thế gian
Câu thơ mọc ở vệ đàng
Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm
Vin vào cái chẳng hề tin
Cho bàn chân lạc giữa miền đắng cay
Biết mai? Ừ nhỉ mai này
Vin vào đâu trả cơn say đời mình…?
Vin vào hoa để lấy thơm
Vin vào núi để cao hơn bóng mình
Thói đời nho mãi còn xanh
Không dưng sao lại đi rình của chua!
Kìa ai vin gió đong mùa
Vin vầng trăng để bán mua cuộc cờ
Lá cành rồi cũng hư vô
Mong chi xanh với hững hờ thế gian
Câu thơ mọc ở vệ đàng
Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm
Vin vào cái chẳng hề tin
Cho bàn chân lạc giữa miền đắng cay
Biết mai? Ừ nhỉ mai này
Vin vào đâu trả cơn say đời mình…?
Vin là một động từ chỉ hoạt động thường là với nhẹ tay vào điểm
tựa mà níu xuống. Vin lá bẻ cành hay vin cành hái quả,… đều có thể hiểu theo
nghĩa thực, nghĩa văn cảnh lúc này:
Vin vào hoa để lấy thơm
Vin vào núi để cao hơn bóng mình.
Vin vào núi để cao hơn bóng mình.
Nào phải tham lam. Đã là hoa thường luôn đẹp bởi có sắc
hương. Biết tựa vào hoa để lấy chất liệu tinh túy của nó quả là đáng quý. Biết
tựa vào núi là không gian tự nhiên của vũ trụ ngàn năm hùng vĩ kia để làm nên tầm
vóc cho mình thật đáng tự hào. Không một lời than như trong ca dao: Núi cao chi
lắm núi ơi!... rụt rè nhút nhác! Nhưng khi đọc tiếp đến cặp câu lục bát theo
sau ở khổ thơ thứ nhất:
Thói đời nho mãi còn xanh
Không dưng sao lại đi rình của chua!
Không dưng sao lại đi rình của chua!
Đã cho ta một sự liên tưởng câu chuyện ngụ ngôn Con cáo và
chùm nho của La Phông-ten về cái của ngon hấp dẫn bắt mắt ấy muốn vói mà không
được. Bởi chùm nho chín ngọt trên giàn cao quá. Còn “cáo” biết bao mưu mô đành
chấp nhận, giả vờ tự bảo nho còn xanh chua lắm chả thèm đâu! Trong bụng ngấm ngầm
chờ cơ hội. Thói đời nho mãi còn xanh là như thế. Dùng khẩu ngữ “thói đời” đen
bạc còn để chỉ hạng trâu buộc ghét trâu ăn. Thấp hèn mà tham lam mưu cầu danh lợi.
Rồi nhà thơ khéo léo chỉ ra diễn biến sự việc thật tự nhiên
như không hề ai biết, nhẹ nhàng thâm thúy trong sự nhận định của mình:
Kìa ai vin gió đong mùa
Vin vầng trăng để bán mua cuộc cờ
Lá cành rồi cũng hư vô
Mong chi xanh với hững hờ thế gian
Vin vầng trăng để bán mua cuộc cờ
Lá cành rồi cũng hư vô
Mong chi xanh với hững hờ thế gian
Kìa ai vin gió đong mùa. Ai vào đây vin gió đong mùa, cách
nói trổng không chẳng nhằm đối tượng nào. Kẻ có tật mới giật mình. Dù thị lực
ta 10/10 đi chăng nữa cũng đâu thể “Bắt được tay, vay được cánh, đánh được
đòn”. Gió theo mùa cũng như cơ hội đã đến. “Cáo” an nhiên tự tại núp đằng sau
kia có dịp là “thăng hoa”! Vin vào “vầng trăng” giữa trời thanh cao trong sáng
đẹp đẽ ấy tha hồ “bán mua cuộc cờ” thỏa mãn trò chơi hơn- thua được- mất thắng-
bại tiếp diễn. Đó chính là cái thú của con “cáo” xưa nay vậy mà!... dễ gì ngăn cản!
Sự háo thắng sẽ lên đến tột đỉnh khi chưa biết nhận ra thực lực chính mình. Thực
sự sợ bám víu để làm nên cảnh “… cũng lọng cũng cân đai…” (Nguyễn Khuyến) thuở
nào, nhà thơ lo sợ nhắc nhở: “Lá cành rồi cũng hư vô/ Mong chi xanh với hững hờ
thế gian”. Và nếu như không có khổ thơ trên dẫn dắt, tôi nghĩ rằng Hồ Phong Tư
bị hụt hẫng giữa tình đời này.
Biết có sinh có tử là quy luật tất yếu của tự nhiên. Khái niệm
hư vô khẳng định có mà như không, thực mà như hư. Nghĩa là hoàn toàn không có
gì tồn tại. Nói thế chưa đủ sức thuyết phục bởi đạo Lão từng quan niệm, cái gọi
là “đạo” chính là cơ sở vật chất đầu tiên của vũ trụ, đồng thời là quy luật của
giới tự nhiên mà. Cách diễn giải hơi mông lung một chút, nhưng trở lại cảm xúc
khách quan nhìn nhận vấn đề cũng như chủ quan của tác giả thể hiện qua câu chữ
đều xót xa cho thân phận “cáo” quá! “Cáo” hãy gạt bỏ “Thói đời” kia đi, để tự đứng
lên bằng đôi chân của mình, hoàn chỉnh lại mình, dừng lại việc “… vin gió đong
mùa/ Vin vầng trăng để bán mua cuộc cờ” cũng chưa muộn. Ngẫm nghĩ cuộc cờ trở
thành cuộc chơi tao nhã bổ ích thì thú vị biết chừng nào. Sự háo thắng sẽ bị
mai một, loại bỏ. Khiêm tốn phát huy nội lực, học thật thành học giả thì đáng
khuyến khích mọi lúc mọi nơi cho mọi tầng lớp, lứa tuổi.
Nhưng khổ nổi một điều, con siêu vi-rút quẩn quanh đâu đó đập
vào mắt nhà thơ, còn nhảy múa thoải mái trên lọ thuốc kháng sinh chưa hết hạng
lại trêu ghẹo khêu khích nhà thơ. Một mình nào đủ sức mạnh đưa tay ra bóp chết
quẳng xuống lòng đất đen kia. Có phải thi sĩ đa mang đoái hoài trăn trở chất vấn,
khi không thể cầm lòng, buột phải thốt nên lời:
“Câu thơ mọc ở vệ đàng
Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm
Vin vào cái chẳng hề tin
Cho bàn chân lạc giữa miền đắng cay”.
Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm
Vin vào cái chẳng hề tin
Cho bàn chân lạc giữa miền đắng cay”.
Dù vẫn biết làm thơ là ngợi ca trân trọng cái đẹp. Cảm xúc thẩm
mĩ lúc này không còn là khách quan, bởi có bao giờ tâm hồn nhà thơ bằng lòng với
thực tại, luôn khao khát thả ước mơ hướng thiện. Nỗi niềm chồng chất tiếp nối:
“Câu thơ mọc ở vệ đàng/ Lấm lem cát bụi, ngổn ngang nỗi niềm. Hai từ láy gợi
hình lấm lem và ngổn ngang đặt trước danh từ cát bụi thật
cụ thể, và danh từ trừu tượng nỗi niềm đã tăng lên vẻ đẹp cho ngôn ngữ
thơ mà anh chọn lựa như nhà phê bình người Nga A.G.Beilinsky đã viết: “Cái đẹp
là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không
có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lý”.
Nên dùng cái đẹp trong ngôn ngữ văn chương để phê phán cái xấu ngoài xã hội là việc phải làm nhất là nhà thơ. Hồ Phong Tư nhận ra không gian xã hội và không gian con người đang cư ngụ đâu có khoảng cách mà thực sự gần gũi nhau, tác động mạnh mẽ đến thị hiếu thẩm mĩ của người cầm bút. Nên anh nào ngần ngại, can đảm thố lộ: “Vin vào cái chẳng hề tin/ Cho bàn chân lạc giữa miền đắng cay”. Đọc hai câu thơ này tôi hơi bị giật mình. Mà không giật mình sao được. Lẽ ra anh có thể dùng từ phủ định chưa hay không thay cho từ chẳng trong câu lục: Vin vào cái chẳng hề tin. Một hàm ý dứt khoát quá. Hay cốt yếu lệ thuộc nhịp bằng trắc trong câu thơ ở tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu là: bằng- trắc- bằng. Nếu như thế, cảm xúc ý thơ chưa mở ra. Hay là từng gặp va vấp cho anh sớm ngộ nhận?! Thi sĩ đớn đau:
Nên dùng cái đẹp trong ngôn ngữ văn chương để phê phán cái xấu ngoài xã hội là việc phải làm nhất là nhà thơ. Hồ Phong Tư nhận ra không gian xã hội và không gian con người đang cư ngụ đâu có khoảng cách mà thực sự gần gũi nhau, tác động mạnh mẽ đến thị hiếu thẩm mĩ của người cầm bút. Nên anh nào ngần ngại, can đảm thố lộ: “Vin vào cái chẳng hề tin/ Cho bàn chân lạc giữa miền đắng cay”. Đọc hai câu thơ này tôi hơi bị giật mình. Mà không giật mình sao được. Lẽ ra anh có thể dùng từ phủ định chưa hay không thay cho từ chẳng trong câu lục: Vin vào cái chẳng hề tin. Một hàm ý dứt khoát quá. Hay cốt yếu lệ thuộc nhịp bằng trắc trong câu thơ ở tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu là: bằng- trắc- bằng. Nếu như thế, cảm xúc ý thơ chưa mở ra. Hay là từng gặp va vấp cho anh sớm ngộ nhận?! Thi sĩ đớn đau:
“Biết mai? Ừ nhỉ mai này
Vin vào đâu trả cơn say đời mình…? ”
Vin vào đâu trả cơn say đời mình…? ”
“Biết mai?” Một tín hiệu phát vấn đặt ra. Rồi tự trả lời: “Ừ
nhỉ mai này”, những hụt hẫng băn khoăn tiếp nối: “Vin vào đâu trả cơn say đời
mình…?” nữa đây! Ta vẫn biết tạo niềm tin với nhau rất khó, đánh mất niềm tin
lại quá dễ dàng. Dù chỉ “một lần bất tín thì vạn lần bất tin” kia mà. Những
bán mua cuộc cờ trên chỉ là vài hiện tượng nhỏ, khi cơn say đời mình thôi thúc
mới là cao cả. Cuộc đời nơi anh đang sống là màu xanh bất tận của đất trời, anh
hãy tận hưởng đi. Thời gian trôi mãi tuổi đời dần xa rồi. Hay nhà thơ muốn cùng
chúng ta dóng lên những thanh âm từ chất kim loại không pha tạp lẫn lộn vàng
thau.
Với Vin đã làm nên một Hồ Phong Tư của lục bát
“làng” hôm nay. Cái đẹp trong nghĩa hình tượng câu từ nâng lên giá trị tác phẩm
văn học phản ánh những hạn chế mặt trái xã hội mà mắt thường khó nhận ra. Cái
Chân, cái Thiện trong Vin ẩn đằng sau cái Mĩ của ngôn từ câu chữ. Cái xấu sẽ bị
đào thải, đó là quy luật tất yếu tự nhiên trong chủ đề bài thơ mà anh đã đem đến
cho người đọc một sự suy ngẫm về thế thái nhân tình xưa nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét