Một giao ước giữa người viết và người đọc
Trong cách đón nhận của những người đọc đối với các tác phẩm
mới xuất bản ở ta hiện nay, có một hiện tượng mà mỗi chúng ta đã nhiều lần chứng
kiến và dễ bỏ qua, nhưng thực ra, là một hiện tượng quan trọng, có liên quan
nhiều mặt đến thực tế công tác sáng tác. Đó là việc người đọc hết sức chú ý đến
những đề tài mà người viết nói tới. “Quyển sách viết về chuyện gì vậy? Không biết
dạo này tác giả lại xoay sang đề tài nào đây?” Sẽ không rơi vào quá đáng, nếu
nói những câu hỏi loại đó thường lặp đi lặp lại, với đa số các sách được đón nhận,
nó như một thói quen, một thoả thuận ngầm, đã được mặc nhiên công nhận, giữa
người viết và người đọc.
Có phải chúng ta chỉ có những người đọc quá dễ tính và vô
trách nhiệm? Ngược lại mới đúng. Mấy chục năm sau Cách mạng, trong số những khẩu
hiệu của Đảng đã biến thành hiện thực, có khẩu hiệu sau đây: Văn học nghệ thuật
là sự nghiệp của quần chúng. Quần chúng tham gia sáng tác. Và trước khi đi vào
thưởng thức, yêu mến các tác phẩm, lớp quần chúng được giác ngộ của chúng ta
không quên theo dõi giúp đỡ văn học, trong đó, những yêu cầu tư tưởng chính trị
được nêu lên hàng đầu. Viết cho ai, viết để làm gì, những câu hỏi ấy luôn luôn
được mọi người đọc bình thường ghi nhớ như một thứ thước đo để kiểm tra và đánh
giá tác phẩm. Tình cảm mến yêu không bao giờ lại không đi kèm với lý trí sắc
bén.
Chính là nhờ sự giúp đỡ như vậy mà cả nền văn học bao giờ
cũng thể hiện một sự nhất trí đến cao độ về phương hướng tư tưởng. Sự phong phú
của các tác phẩm rút cục không chỉ quy vào sự phong phú của nội dung, mà còn ở
sự nhiều vẻ của đề tài, sự đa dạng của phong cách biểu hiện. Giữa người đọc và
người viết dần dần nảy sinh một sự tin cậy đúng đắn. Cầm lấy quyển sách trên tay,
người đọc đã có thể tự nói với mình: Nhà văn sẽ cho mình biết thêm những vùng đất
nào, những con người nào? Có thêm những sự kiện gì để củng cố những điều đã biết,
và anh ta sẽ có cách nào nói mới?
Đứng trước những “đơn đặt hàng” hết sức chính đáng nói trên,
cách trả lời tích cực nhất của văn học là tự nhào nặn mình cho hợp với yêu cầu,
cho hợp với hoàn cảnh. Tự do tản mạn bấy lâu như một thói quen bám vào những
người làm văn học cũ nay không có lý do gì tồn tại nữa. Có thể giúp thêm người
đọc hiểu biết gì chăng? Câu trả lời rất cụ thể. Kết quả là có một nét dễ thấy:
cái chất chung của nền văn học mới là khỏe, chắc, bám rất sâu vào thực tế đời sống.
Với đa số nhà văn, dần dần hình thành một sự phân công, mỗi người đi vào một loại
đề tài, một miền đất, từ đó mà hình thành ra phong cách cá nhân, thói quen nghề
nghiệp. Về mặt thể loại cụ thể mà nói, nhìn chung, không phải ngẫu nhiên, trong
văn học ta, càng ngày thể ký sự càng phát triển, người viết khá đông, ký sự xâm
nhập cả vào các thể loại khác, hiện ra ở đủ mọi dáng vẻ khác nhau nhất. Bởi ký
sự có thể đáp ứng nhiều yêu cầu đặt ra trên đây. Ký sự là thể văn thích hợp với
những người vừa có cơ sở quan niệm vững chắc, lại vừa đi nhiều, xông xáo, thích
quan sát, ham hố hiểu biết. Trên phương hướng tư tưởng chung, ký có khả năng
phát hiện được những cái mới trong đời sống, để thoả mãn những mong mỏi của người
đọc về mặt nhận thức, tư liệu như trên đã nói. Nhất là ở một đất nước đang bắt
đầu xây dựng, phát triển. Nhất là trong những năm chiến tranh, tiếng súng các mặt
trận thu hút sự chú ý hàng vạn, hàng triệu người ở các làng xóm hậu phương.
Trước mặt tôi là tập Truyện ngắn Nam Cao in năm
1960. Bên cạnh Chí Phèo, Lão Hạc có cả Vài nét ghi nhanh qua
vùng giải phóng, Đường Vô Nam… Nghĩa là, nói theo ngôn ngữ bây giờ, tập sách phải
đặt tên là Truyện và ký Nam Cao mới đúng. Nhưng tôi muốn lưu ý một
khía cạnh khác; Tác giả Sống mòn là một ngòi bút viết truyện ngắn và
tiểu thuyết thuộc loại thành thục, trước 1945 thật khó quan niệm một người như
anh lại đi viết những thứ ghi nhanh, phóng sự như vậy. Chỉ có cách mạng mới có
sức huy động một ngòi bút vốn “hướng nội” sâu sắc, chuyên về phân tích nội tâm
như Nam Cao trở nên “hướng ngoại”, đi về những miền rất xa, gặp gỡ đủ mặt người
rất lạ. Khởi nghĩa tháng Tám – mượn lời của nhà văn Nguyễn Đình Thi – như một
lưỡi cày khổng lồ đào xới mảnh đất Việt Nam… Cách mạng không chỉ mở ra một khu
vực mới cho sự sáng tác, thời đại cách mạng còn đòi hỏi một lối hoạt động nghề
nghiệp khác, những cách viết khác. Nên chi, cũng như Nam Cao, chỉ sau cách mạng,
bút ký ký sự mới trở thành một bộ phận quan trọng trong “văn nghiệp” của các
nhà văn nhà thơ lớp trước: Tô Hoài và Bùi Hiển, Xuân Diệu và Chế Lan Viên v.v…
Từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp chúng ta đã có những cây
bút viết ký nổi tiếng: Trần Đăng và Nguyễn Huy Tưởng. Một phần quan trọng những
bài viết in trong Tập văn Cách mạng và Kháng chiến in năm 1950 ở Việt
Bắc là ký và sau hoà bình lập lại, nương theo những chuyến tàu chở đồng bào tập
kết, những trại di cư, hoặc một kế hoạch khôi phục kinh tế hoàn thành vượt mức,
một khí thế lao động mới được phát động, vẫn liên tiếp có nhiều tập ký ra đời.
Tuy nhiên đến tận hồi đó, hình như nhiều người vẫn chưa hình dung ra vai trò thật
sự lớn lao của ký sự trong nền văn học mới. Năm 1960, một Tuyển tập văn gồm
hai tập ra đời, số bài ký lèo tèo chưa đáng bao nhiêu. Năm 1967, với quy mô nhỏ
hơn, và tính chất tương tự, tập sách mới được gọi đích danh là Truyện và
Ký ba năm chống Mỹ, với tỷ lệ ký trội hẳn lên [1].
Thời gian đã làm công việc xác nhận. Thời gian chỉ giúp chúng ta trở lại cái
truyền thống đúng đắn trong lịch sử văn học dân tộc. Thử nhìn lại, chẳng phải
những Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam chính quái, Vũ Trung tuỳ bút, Thượng kinh
ký sự đều là ký? Bản thân một trong những đỉnh cao của nền văn học dân tộc,
tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí sử dụng rất nhiều tài liệu có
tính chất ký sự. Mượn một danh từ của khoa nghiên cứu lịch sử, có thể tìm thấy ở
trong các tác phẩm này một tình trạng gọi là “Văn -sử bất phân”, nhưng đó lại
là một sự có thật: Trong cách cảm thụ về văn học của dân tộc cũng đã sẵn có cái
lối bám vào các sự kiện đã xảy ra trong thực tế, rồi từ đó mà nhận xét, bình luận.
Nhưng như thế, chúng ta phải trở lại với câu hỏi: Thế nào là
Ký? Ký của chúng ta hôm nay đại khái ra sao mà lại có khả năng vừa phát triển rất
nhanh, vừa có sức xâm nhập vào các thể văn khác hết sức mạnh mẽ.
Bên cạnh cái nhan đề Trận phố Ràng, Trần Đăng có chua
thêm thời gian: 24, 25-6-49. ý tác giả muốn nói: các sự kiện trong bài bút ký
chính xác đến từng ngày. Và các nhân vật được nói tới ở đây có người dùng tên
thật, có người dùng tên tắt, nhưng người nào cũng được vẽ nên bởi những nét vẽ
phác phân minh, sáng sủa. Tưởng như người viết đã viết bài ký ngay bên cạnh các
sự kiện, khi anh miết ngòi bút trên trang giấy cũng là lúc những cán bộ, đội
viên anh nói tới đang còn miết cò súng. Rất kịp thời, nhanh, mạnh, dứt khoát,
có ý nghĩa tác chiến, đó là phong cách tác giả dùng để viết từ Trận phố
Ràng đến Một cuộc chuẩn bị.
So với Trần Đăng, phong cách của Nguyễn Huy Tưởng trong Ký
sự Cao Lạng có khác. Tập ký được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Tác giả vừa
có mặt ở nhiều địa điểm trong nhiều thời gian ghi chép, vừa có con mắt lùi ra
xa một chút, để tổ chứ các mảng lại thành từng từng lớp lớp mạch lạc, rõ ràng.
Đặt bên cạnh cái chất hôi hổi đời sống trong văn Trần Đăng, văn Nguyễn Huy Tưởng
hiện ra khoan thai, chững chạc. Lối viết ở đây tỏ ra muốn khách quan, công bằng,
như thể một nhà chép sử.
Nếu không kể đến những thể tài khác cũng nằm trong thể ký,
nhưng có phần đặc biệt và không phổ biến lắm, như tuỳ bút, bút ký chính luận (mà
do phạm vi chật hẹp, bài này không đề cập tới), thì phải nói đa số các tập ký
đã viết, tức cái dạng ký mà chúng ta khuyến khích mấy chục năm nay, đại để viết
theo lối của Trần Đăng và Nguyễn Huy Tưởng. Như anh em một nhà hay Trường
Sơn hùng tráng, Trong gió cát hay Cửu Long cuộn sóng, rồi Họ
sống và chiến đấu, Dải đất hẹp, Bà mẹ cầm súng, mỗi tác phẩm đó một khác. Có
người chỉ dùng bút pháp đặc tả. Có người dựng lên các nhân vật khá hoàn chỉnh.
Có người đan vào nhiều ý nghĩ… Nếu như ở nước ngoài; người ta có thể chồng chất
cả những thư từ, nhật ký, và đủ thứ tư liệu khác. Phương thức rất nhiều, liều
lượng lại càng nhân tâm tuỳ thích, mỗi người mỗi tác phẩm một vẻ riêng. Nhưng
tôi không muốn nói về cách làm việc cụ thể, mà chỉ xác định mục đích, nó cũng
là quan niệm của người viết, và đây là chỗ nhất trí của các tác phẩm trên: Hình
như ở đây, cái quan trọng không phải là những điều nhà văn cảm nhận, suy xét,
đánh giá, mà là chính đối tượng, được nói tới. Trong phương hướng tư tưởng đã
nhất trí giữa người đọc và người viết, anh muốn dùng mọi cách cốt sao cho người
đọc hiểu thêm được chính đối tượng được nói tới, đó là mục đích. Có dùng thủ
pháp nọ hay thủ pháp kia thì cũng là để cho hợp với sở trường, sở đoản của từng
ngòi bút, còn trong cái thế đứng của người viết ở đây, có một vẻ gì như là rất
khiêm tốn, rất bình dị: chỉ có ghi chép và nhận xét. Như Trần Đăng đã ghi vào sổ
tay: “hãy làm nhiều Croquis [2] cho
thật đúng, hệt, giản dị, thành thực và thật”. Như lời Nguyễn Đình Thi nói về
tác giả Trận phố Ràng: “Trần Đăng không muốn thêm gì vào thực tại vì anh
biết cái thực tại mà anh đang theo đuổi là đời sống kháng chiến, là những con
người mới anh dũng, lành mạnh, là quần chúng chiến đấu và lao động đang đi lên.
Văn Trần Đăng cũng như đời sống của anh, dựa vào lý trí để xây dựng, một lý trí
cố gắng sáng suốt kiểm soát chặt chẽ mọi ý nghĩ và tình cảm…” [3] Một
người tự nói, một người bổ sung, cả hai nhận xét trên phối hợp lại đã nêu
được những đặc điểm chủ yếu của ký. Sau khi đã xác định một địa điểm thật, con
người thật (ở tiểu thuyết, đôi khi cũng mượn những đối tượng cụ thể để từ đó
nêu lên một vấn đề khái quát, nhưng chỉ là trường hợp ngoại lệ; ở ký yêu cầu đặt
ra nghiêm ngặt hơn), sau khi chọn được đối tượng như vậy, điều quan trọng là
cái cách xử sự của người viết văn. Cái chữ thực của Trần Đăng phải được
hiểu như Nguyễn Đình Thi đã hiểu: lý do của cái thực đó là một tình cảm trân trọng,
một tình yêu sâu sắc với đối tượng, đến mức cảm thấy chỉ thế là đủ, không cần
thêm gì vào nữa.
Và để làm được như vậy, sự kiểm soát của lý trí đối với suy nghĩ và tình cảm phải chặt chẽ như một kỷ luật, đặng làm một thứ hàng rào ngăn cách những “cái xác chủ quan” – chữ của Trần Đăng – tức những phần riêng tư của người viết lên lời vào tác phẩm. Thế nào là ký, ký nên đi theo hướng nào, cái nút của bấy nhiêu vấn đề hình như rút lại ở đó. Sự thực trước đã, sự thực như người đọc muốn hiểu, như người viết và người đọc đã từng nhất trí, chỉ sự thực ấy thôi, không thêm thắt gì vào nữa! Cố nhiên khi đã trong vòng kiểm soát của lý trí chặt chẽ rồi thì cái mà bây giờ ta hay gọi là cái phía trữ tình chủ quan của người viết, cùng là các mặt thư pháp, vẫn tha hồ phát triển, và cần phát triển để tác phẩm trở nên đa dạng… Nhất định phải là như thế; đứng trước đối tượng, cái quyền người viết được lên tiếng ca ngợi, với những nhận xét ý nhị những lời bình tán duyên dáng, làm sao cái phần chủ quan đáng quý đó lại có thể bị hạn chế một cách vô lý. Cái chính là sự trung thành với hiện thực cần được ca ngợi, và nó nằm trong cái hồn bài văn, không khí tác phẩm, cái đó phải dứt khoát – còn ngoài ra thì tha hồ, càng nói được hay được giỏi về đối tượng càng tốt. Bấy lâu nay, những quyển ký được nhắc nhở tới nhiều hơn cả của chúng ta là gì nếu không phải là những tác phẩm, trong khi rất dứt khoát về quan niệm, về cách nhìn, vẫn tìm được cách khéo léo nhất để diễn tả, khiến người đọc thêm nhiều hiểu biết về đối tượng được nói tới. Rất nhiều sáng kiến được dịp nẩy nở…
Và để làm được như vậy, sự kiểm soát của lý trí đối với suy nghĩ và tình cảm phải chặt chẽ như một kỷ luật, đặng làm một thứ hàng rào ngăn cách những “cái xác chủ quan” – chữ của Trần Đăng – tức những phần riêng tư của người viết lên lời vào tác phẩm. Thế nào là ký, ký nên đi theo hướng nào, cái nút của bấy nhiêu vấn đề hình như rút lại ở đó. Sự thực trước đã, sự thực như người đọc muốn hiểu, như người viết và người đọc đã từng nhất trí, chỉ sự thực ấy thôi, không thêm thắt gì vào nữa! Cố nhiên khi đã trong vòng kiểm soát của lý trí chặt chẽ rồi thì cái mà bây giờ ta hay gọi là cái phía trữ tình chủ quan của người viết, cùng là các mặt thư pháp, vẫn tha hồ phát triển, và cần phát triển để tác phẩm trở nên đa dạng… Nhất định phải là như thế; đứng trước đối tượng, cái quyền người viết được lên tiếng ca ngợi, với những nhận xét ý nhị những lời bình tán duyên dáng, làm sao cái phần chủ quan đáng quý đó lại có thể bị hạn chế một cách vô lý. Cái chính là sự trung thành với hiện thực cần được ca ngợi, và nó nằm trong cái hồn bài văn, không khí tác phẩm, cái đó phải dứt khoát – còn ngoài ra thì tha hồ, càng nói được hay được giỏi về đối tượng càng tốt. Bấy lâu nay, những quyển ký được nhắc nhở tới nhiều hơn cả của chúng ta là gì nếu không phải là những tác phẩm, trong khi rất dứt khoát về quan niệm, về cách nhìn, vẫn tìm được cách khéo léo nhất để diễn tả, khiến người đọc thêm nhiều hiểu biết về đối tượng được nói tới. Rất nhiều sáng kiến được dịp nẩy nở…
Sự xâm nhập vào tiểu thuyết
ở phàn cuối bài viết về Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi có tỏ ý
tin nếu còn sống, tác giả Trận phố Ràng sẽ là một nhà tiểu thuyết
lớn. Theo cách giải thích của người viết lời tựa, những mảng phác thảo của Trần
Đăng sau này sẽ trở thành nguyên liệu để tác giả dàn dựng lại thành tác phẩm.
Nguyễn Đình Thi đã lấy mình mà hiểu bạn: cuốn tiểu thuyết Xung kích của
anh là thoát thai tử một tập ký với cái nhan đề Vĩnh Yên tường thuật. Và
không chỉ có hai nhà văn ấy: khá nhiều cây bút của chúng ta hôm nay xông
xáo khắp các mặt trận, cần mẫn, chịu khó, đều là đã sẵn một tâm sự chôn
chặt đáy lòng: sẽ có ngày viết tiểu thuyết lớn. Lòng tin ban đầu dần dần biến
thành một sự thách thức: phải sống, phải viết.
Không thể nói rằng ai cũng làm vậy. Không thiếu gì những người
viết vào nghề với những tập truyện ngắn và có khi cả những tập tiểu thuyết chắc
tay. Dẫu sao, đi theo hướng nào thì mọi con đường đều dẫn đến tiểu thuyết, cái
thể loại hiện được coi là tập đại thành để miêu tả hiện thực đời sống Tiểu thuyết…
cả người đọc lẫn ngươi viết đều đợi, đều tin, đối chiếu với lý thuyết cũng thấy
đúng. Nhưng, bắt đầu từ ký sự mà lên, thì rồi tiểu thuyết làm sao thoát khỏi ảnh
hưởng của ký, nhất là, cái chất ký sự kiểu Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng ở trên vừa
nói. Đó cũng là cái chất ký sự hiện đang làm nên bộ mặt và nhất là làm nên bề
dày nhiều cuốn sách ta có trong tay.
Tiểu thuyết còn nhiều chất ký sự ở chỗ nào? Dù là thu góp được
nhiều mảng sống phong phú, cùng là dựng lên cả những tính cách khá hoàn chỉnh,
điều quan trọng là trong một số tập sách mới đây, đời sống hiện thực vẫn bước
vào tác phẩm qua cách nhìn của người viết ký, và nhiều mảng trong tác phẩm chẳng
qua là những đoạn ký được bổ sung, được hoàn thiện. Cũng như trong ký sự, ở đây
các “sự kiện” các tính cách là những đối tượng mà tác giả nói tới, tác giả tìm
đủ mọi cách để hiểu và biểu hiện cho đúng với thực tế. Vào trong tiểu thuyết,
nhưng hình như các sự kiện, các tính cách đó vẫn tự lên tiếng là chính; sức
khái quát của con người, sự kiện nếu có, phần lớn, do bản thân nó hình thành, tức
cái sức khái quát của sự vật điển hình trong thực tế, hoặc người đọc theo lô
gích mà suy ra, hơn là do tác giả tổ chức, lo liệu theo ý mình.
Phần riêng tư của người viết ở đây nhất định là phải rõ hơn ở đâu hết nhưng cuối cùng thì cũng như trong ký, chủ yếu là ở chỗ tác giả cảm thụ các sự kiện, các tính cách, và tô điểm cho nó thêm phần đẹp đẽ, thế thôi. Dù có thay hình đổi dạng đến đâu, các tác phẩm trên vẫn có một cốt cách ký sự rất vững chắc, nó ăn vào từ không khí, cho đến bút pháp dọng điệu tác giả. Nói đây không phải là tiểu thuyết cũng không đúng, nhưng rõ ràng, nó là một loại tiểu thuyết đặc biệt, mà khi phát triển quy mô, sẽ trở thành những sử thi với bề rộng và bề sâu hiện thực được triển khai hết sức rộng rãi, giúp cho người đọc nắm bắt được nhiều tư liệu khách quan. Một cuộc phiêu lưu rất định hướng. Một sự phối hợp chặt chẽ giữa khao khát hiểu biết với một phương hướng tư tưởng kiên định, dứt khoát. Có cả sự phóng khoáng rộng rãi, lẫn sự chính xác tới từng chi tiết… Cứ thế, ký sự như một xu hướng lướt đi mạnh mẽ, không gì cưỡng lại nổi.
Phần riêng tư của người viết ở đây nhất định là phải rõ hơn ở đâu hết nhưng cuối cùng thì cũng như trong ký, chủ yếu là ở chỗ tác giả cảm thụ các sự kiện, các tính cách, và tô điểm cho nó thêm phần đẹp đẽ, thế thôi. Dù có thay hình đổi dạng đến đâu, các tác phẩm trên vẫn có một cốt cách ký sự rất vững chắc, nó ăn vào từ không khí, cho đến bút pháp dọng điệu tác giả. Nói đây không phải là tiểu thuyết cũng không đúng, nhưng rõ ràng, nó là một loại tiểu thuyết đặc biệt, mà khi phát triển quy mô, sẽ trở thành những sử thi với bề rộng và bề sâu hiện thực được triển khai hết sức rộng rãi, giúp cho người đọc nắm bắt được nhiều tư liệu khách quan. Một cuộc phiêu lưu rất định hướng. Một sự phối hợp chặt chẽ giữa khao khát hiểu biết với một phương hướng tư tưởng kiên định, dứt khoát. Có cả sự phóng khoáng rộng rãi, lẫn sự chính xác tới từng chi tiết… Cứ thế, ký sự như một xu hướng lướt đi mạnh mẽ, không gì cưỡng lại nổi.
Trong mối quan hệ giữa ký sự và tiểu thuyết, dĩ nhiên, còn có
xu hướng ngược lại, chẳng hạn, một ít ảnh hưởng của tiểu thuyết tràn tới, khiến
các ký sự trở nên nhiều vẻ hơn. Đây đó, ta thấy những ký sự chạm trổ khá kỹ một
ít nhân vật, hoặc đồng thời đưa ra khá nhiều mảng đời sống. Sản phẩm của sự xâm
nhập ngược này là những tác phẩm “hai mang”, được mệnh danh là “truyện ký”, già
ký non truyện, hiện nay thấy rất phổ biến. Nhưng nếu ở những tiểu thuyết chính
sống kia, dẫu vết ký sự còn dày đậm, thì ở thứ truyện – ký sự đang nói tới đây,
phần ký sự thực sự – trong quan niệm của người viết – chắc đã là phần lõi ruột
bên trong, một vài cách trang điểm thêm bên ngoài, phỏng có gì đáng kể?
Thể loại đầy sức sống và những ưu thế của nó
Trong khi đi tìm một cách hiểu phải chăng về thể ký, chúng ta
đã nhiều lần men theo cái ranh giới cheo leo giữa ký và tiểu thuyết, một thứ
ranh giới vốn rất mập mờ, khó phân biệt trong lý lẽ và nhiều khi, chỉ có cách dẫn
chứng qua tác phẩm cụ thể. Ví như trường hợp Truyện Kiều chẳng hạn.
Theo chỗ tôi hiểu đây là một tiểu thuyết mẫu mực, hoàn toàn chín đẹp về mặt thể
loại. Các nhân vật với những đường viền rất lung linh, vậy mà có sức khái quát
tới mức bao người đời sau còn thấy đồng cảm; mọi chuyện nói tới được gọi rõ
ràng là nằm trong một thứ năm Gia Tĩnh nhà Minh nào đó, mà hình như chẳng ai cần
nhớ, người đọc chỉ thấy cuộc sống ở đây đã vượt ra ngoài một thời điểm cũng như
một không gian cụ thể, để lại một ấn tượng chung về cuộc đời, trong cách hiểu
riêng của tác giả Truyện Kiều. Trong lúc chưa định nghĩa được thế nào là
tiểu thuyết, hãy lấy tác phẩm của Nguyễn Du làm một ví dụ: có lẽ không có gì cường
điệu nếu nó có thể bắt gặp trong Truyện Kiều cái không khí của các tiểu
thuyết hiện đại đây đó được coi là có giá trị. Nhưng cho đến nay, thì cái mặt
tiểu thuyết của Kiều rất ít được khai thác đầy đủ: cho đến nay, Kiều thường
vẫn chỉ nổi nên với nhiều câu thơ cụ thể, hợp thành một tập thơ có giá trị mà
thôi…
Trong cái thiết sót chung của công tác nghiên cứu văn học cổ điển, một vấn đề lý luận như tiểu thuyết và ký sự cũng hoá chịu thiệt thòi, chưa minh xác ngay được. Cố nhiên, vẫn bằng vào tác phẩm cụ thể, nếu một Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng bằng rất nhiều mảng có vẻ ký sự lịch sử mà trên thực tế, vẫn được công nhận là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, thì ta có thể yên tâm. Ranh giới về thể loại vẫn khá rõ ràng. Cùng với Kiều, nhất là lại xuất hiện gần như cùng một thời đại với Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí đứng đó, như một cái mốc khá quan trọng về thể loại. Một cuốn tiểu thuyết cùng cỡ như vậy của nền văn học mới sẽ có bộ mặt ra sao, và đóng góp thêm vào cái gì cho truyền thống tiểu thuyết dân tộc. Ai mà biết rõ?
Trong cái thiết sót chung của công tác nghiên cứu văn học cổ điển, một vấn đề lý luận như tiểu thuyết và ký sự cũng hoá chịu thiệt thòi, chưa minh xác ngay được. Cố nhiên, vẫn bằng vào tác phẩm cụ thể, nếu một Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng bằng rất nhiều mảng có vẻ ký sự lịch sử mà trên thực tế, vẫn được công nhận là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, thì ta có thể yên tâm. Ranh giới về thể loại vẫn khá rõ ràng. Cùng với Kiều, nhất là lại xuất hiện gần như cùng một thời đại với Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí đứng đó, như một cái mốc khá quan trọng về thể loại. Một cuốn tiểu thuyết cùng cỡ như vậy của nền văn học mới sẽ có bộ mặt ra sao, và đóng góp thêm vào cái gì cho truyền thống tiểu thuyết dân tộc. Ai mà biết rõ?
Nhưng giờ đây, vẫn đang cần thiết chú ý đúng mức tới ký. Tuy
chưa có một tác phẩm nào thật xuất sắc, nhưng các tập ký và nói chung là những
tác phẩm gần với ký vẫn ồ ạt phát triển, làm nên bộ mặt riêng của văn học sau
cách mạng, và đó là một trong những điều đáng tự hào nhất của nó. Ba chục năm
qua khi được cổ vũ sôi nổi, khi chỉ lặng lẽ một mình với mình, song lúc nào ký
cũng cần mẫn đóng góp, dần đã khẳng định vị trí và phát triển ảnh hưởng của
mình trong đội ngũ các thể loại văn học. Những người mới viết ký, những cây bút
cũ viết ký, ký len vào tiểu thuyết, len vào thơ, len vào kịch. Vì sao vậy? Vì
những ưu thế không gì thay thế được của nó. Ký gánh vác biết bao nhiêu công việc
âm thầm, ký không quản những yêu cầu mà công tác tuyên truyền động viên thường
xuyên đặt ra với những người viết. Đảm nhận những mũi xung kích. Mở những đợt
tiến công khá quy mô. Và có thể làm thật đúng thời hạn quy định, nghĩa là rất
nhanh nhạy, rất kịp thời - ký là như vậy, ký tháo vát, tỉ mỉ, mà lại khoẻ, sức
lực, xốc vác. ở mọi đức tính của mình, ký thật thích hợp với thời đại của chúng
ta, thời đại của biết bao kỳ tích, thời đại ra khỏi ngõ gặp anh hùng. Sau khi
đã có lịch sử, không gì hơn là vận dụng ký để ghi chép lịch sử, và làm cho người
ta rung động theo lịch sử mà lại yên tâm, vững dạ; ký làm được cả. Qua bàn tay
biến cải của chúng ta, ký đã mang rất nhiều đặc điểm của xã hội mới cũng như những đặc điểm của con người mới mà cuộc cách mạng 30 năm qua đào tạo.
Cuối cùng, về phía từng người viết một đứng trong đội ngũ hoặc
trực tiếp viết ký, hoặc có được cách làm việc của ký, những người viết mới được
rèn luyện về bao nhiêu phương diện, từ tác phong làm việc đến quan niệm về văn
học và ý thức văn học phục vụ đời sống. Nếu đây đó, không khỏi có lúc hư cấu đã
trở nên một cái mộc cho một số người viết lười biếng núp bóng, tô tô vẽ vẽ… thì
bao giờ ký cũng buộc người viết làm việc một cách trực tiếp, như một chiến sĩ
có ý thức tổ chức một người lao động có kỹ thuật. Về mặt văn phong, trong cái
đa dạng của bút ký ký sự, vẫn có cái chung này: cái chất khoẻ, chân chất của
ngòi bút. Cái sức động, sôi nổi của câu văn nhịp văn. Cái đanh, khoẻ, tiết kiệm
lời chữ. Những ngòi bút vừa viết vừa làm dáng, những lối viết (trước hết là do
lối nghĩ) nặn nọt, giả tạo, những cây bút ấy làm sao viết được ký sự. Văn
chương thổ mộc, khỏe, chân chất cũng có thê là thứ văn chương có tính văn học
cao, hơn thế nữa, là một con đường đòi hỏi người ta rất nhiều dũng cảm mới dám
lựa chọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét