Nguyễn Du - Truyện Kiều nguồn
cảm hứng bất tận của thơ ca
Trong suốt chiều dài của
thời gian, Truyện Kiều và Nguyễn Du luôn là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ. Thật
hiếm có tác giả và tác phẩm nào ngấm vào máu thịt của người Việt Nam mà có sức
sống lâu bền đến vậy. Truyện Kiều và Nguyễn Du đi vào thơ ca quen thuộc như bờ
ao, lũy tre, ruộng vườn, trăng sao, hoa lá, bầu trời Việt Nam... và trở thành
bao điều trăn trở của các nhà thơ.
Trước hết là những vần thơ về Nguyễn Du. Tất cả những bài thơ viết về đề tài này đều thể hiện những tình cảm sâu nặng của người đời sau đối với Nguyễn Du: tình yêu, tình thương, đồng cảm và hơn hết đó là lòng thành kính của mỗi người đối với đại thi hào dân tộc
KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa, bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như ?
Mai sau dù có bao giờ
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay .
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống dục ba hồi gọi quân...
Tố Hữu
Như vậy nỗi lo âu của Nguyễn Du ngày xưa đã được đền đáp. Không chờ phải 300 năm mà ở thế kỉ XX đã có người “khóc” Tố Như. Trong bài thơ không chỉ Tố Hữu đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu nỗi niềm của tác giả Truyện Kiều mà hơn hết là tấm lòng thành kính, biết ơn bởi người đã để lại cho hậu thế những vần thơ “Hai trăm năm lại càng say lòng người”
THĂM NHÀ THỜ CỤ NGUYỄN DU
Mù sương chầm chậm sông Lam
Heo heo vàng lá nhuốm hàng tre quê
Cánh cò rời rã chân đê,
Khí thu mờ mịt vọng về hồn xưa
Bút nghiên khóc những vần thơ
“Một thiên bạc mệnh” đến giờ còn đau
Cuộc đời bãi bể nương dâu
Đìu hiu mặt nước, phau phau sóng cồn
“Đoạn trường” càng ngẫm càng thương
Run run thắp một nén hương dâng người
Trăm năm mua một tiếng cười
Ngàn năm sau vẫn khóc người đời xưa
Nghẹn ngào thành kính câu thơ
Nỗi đau xưa đến bây giờ... còn đau!
Phạm Xuân Trường
Còn đây là bài thơ của tác giả Vương Trọng. Cũng tiết thanh minh, cũng lễ tảo mộ, cũng giọt nước mắt cảm thương của hậu thế khóc tiền nhân nhưng người nằm dưới mộ không phải là Đạm Tiên và người khóc cũng không phải là Thúy Kiều mà là “Thanh minh trong những câu Kiều. Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân.
BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU
Tưởng là phận bạc Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống chênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề
Hút tầm chẳng cánh hoa lê
Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng yên bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm.
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân.
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...
Vương Trọng
VIẾNG MỘ NGUYỄN DU
Thắp hương cúi xuống lạy người
Nắng nung mặt đất nghe trời quặn đau
Gợi lên một ngọn dầu hao
Mắt rung bóng ngựa, nao nao vó chiều
Đường chôn dấu bước Thúy Kiều
Hiu hiu hương nắng, tím đèo mây trôi
Ra về dặm nhớ xa xôi
Cỏ non ở lại, riêng tôi dặm buồn.
Hải Bằng
NGOẢNH MẶT GIANG ĐÌNH Rặng bần áp bến đò ngang
Để sông Lam chẳng lẫn sang sông Tần
Đỉnh Hồng gấp cánh phù vân
Chín mươi chín ngọn in ngần trời quê
Bên sông buổi ấy người về
Mon men tùng cúc thu kề ngoài song
Giang Đình (1) kề mảnh trăng trong
Tiếng chày ánh lửa động lòng cố hương
Vớt lên khói sóng Tiền Đường
Trăm năm này cõi vô thường người ta
Bụi hồng bạc xóa lau xa
Tiếng Kiều đồng vọng cỏ hoa cúi đầu
Sông in núi chẳng thay màu
Ngả dài điệu sóng thuyền câu bập bềnh
Giang Đình ngày rộng thênh thênh
Cánh buồm xa thoắt qua ghềnh triều lên
Cỏ thơm Vạt áo Tiên Điền
Thi nhân chừng mới như biền biệt đây
Chiều tà buộc nắng lưng cây
Biết đâu mây trắng còn ngây lối về. . .
Phạm Trọng Thanh
Trong bài thơ Nhớ Tố Như của tác giả Phạm Việt Thư, một sự cảm thông chân thành đến sâu sắc của tác giả đối với những trăn trở, đau đớn của Nguyễn Du trước nhân tình thế thái, trước hiện thực xã hội đen tối, tàn bạo, bất công đương thời. Một xã hội đảo điên, mọi giá trị của cuộc sống bị đảo lộn: xấu thành tốt, ác thành thiện, đẹp lại thành vô duyên; cái xã hội khiến “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
NHỚ TỐ NHƯ
Mấy trăm năm đã qua rồi
Gò đất nấm mộ của Người còn đây
Ngay bên vạt ruộng đang cày
Gốc cây buộc ngựa thì nay chẳng còn
Nhưng không mất được lối mòn
Đẹp như sợi chỉ để con tìm về
Cái thời rất khó khen chê
Vua thì hại gái vừa mê đàn bà
Cái thời có một bông hoa
Như sinh ra chỉ để mà vô duyên
Cái thời có một người em
Đưa mình thế chị ở trên đời này
Cái thời ngẫm lạ lùng thay
Những người chân thật lại hay tội tình
Những người biết phải làm thinh
Còn đâu như ở nước mình nữa không
Nhà thơ đứt ruột, đứt lòng
Phải đi mượn chuyện bên sông nước người
Chuyện xa xưa, chuyện cũ rồi
Để mà nói những buồn vui nước mình...
Càng khi đất nước thanh bình
Thơ Người càng được chúng sinh nhắc nhiều
Nước non có một Truyện Kiều
Bao nhiêu lần đọc, bấy nhiêu lần buồn
Đã đành thuở ấy nước non
Nhân tình thế thái chẳng còn ra chi
Dân nghèo và nước đang suy
Cô Kiều cực nhục có gì lạ đâu...
Thế mà trong cuộc bể dâu
Người xem vương miện trên đầu như không
Truyện Kiều con đọc đã xong
Gần ba thế kỷ, đọc trong một chiều
Người ơi, Người viết Truyện Kiều
Về xem đất nước quá nhiều đổi thay...
Phạm Việt Thư ĐỌC LẠI NGUYỄN DU
Quá khuya - chợt thấy mình già
Nhìn ra cửa sổ, mưa sa kín trời
Một đời gọi mãi, người ơi!
Một đời khát vọng, một đời bồng bênh
Mê say là chuyện đã đành
Biết đâu tỉnh lại, nhân tình trắng phau!
Áo cơm se sắt mái đầu
Thương nhau mà giận, ngó nhau mà buồn!
Rạc rài chút phận văn chương
Cao sang nhòe lẫn tầm thường, ngẩn ngơ. . .
Bằng Việt
Truyện Kiều - tác phẩm thơ viết bằng máu và nước mắt của Nguyễn Du cũng từng làm thổn thức biết bao trái tim người đọc. Mỗi người tìm cho mình một cảm xúc khác nhau khi đến với Truyện Kiều
BÀI THƠ ĐẦU TRUYỆN KIỀU
Trời sá ghen đâu khách má hồng
Đoạn trường nợ lắm phải đền xong,
Hiếu tình chất nặng đôi vai gánh,
Thân thế xoay quanh một giấc mòng,
Giọt nước sông Tiền oan dễ trắng
Ngắm trăng hiên Thúy vẻ còn trong.
Một thiên chép để làm gương lại
Trời sá ghen đâu khách má hồng.
Chẳng lọ than thân, lọ trách trời
Má đào ai có khác chi ai.
Tiền đường ví hẳn nay đành kiếp,
Kim Trọng vì đâu trước nặng lời?
Khi biến, khi thường nào phải một
Chữ tài, chữ mệnh dễ hòa hai.
Mười lăm năm ấy gương nghìn thuở,
Ả Lý, nàng Oanh được mấy người?
Chu Mạnh Trinh
VỊNH KIỀU
Tiếng trống biên đình bốn phía ran
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan
Bơ vơ nấm đất ven sông đó
Hồn có nghe chăng một tiếng đàn.
Tản Đà
MỐI TÌNH ĐẦU
Gọi đời là ”Cõi người ta”
Sao nghe thấm thía xót xa nỗi mình?
Tố Như ơi, lụy và tình
Nghìn xưa như bóng với hình y nguyên
Tình Kiều nếu bén duyên Kim
Thủy chung vẫn tiếng con chim gọi lòng
Một đời trải mấy long đong
Tha hương vẫn giọt máu hồng cố hương!
Dù cho người khách viễn phương
Gươm vàng nửa gánh , biên cương một trời
Uy danh lệch đất nghiêng trời
Vẫn vầng trăng ngọc, vẫn lời thề xưa. . .
Tiền Đường rửa hết oan thơ
Mười lăm năm ấy bây giờ là đây
Tờ hoa đó, tóc mây này
Vẫn nguyên hương sắc như ngày yêu nhau!
Hồ Dzếnh Đặc biệt cảm hứng của rất nhiều nhà thơ xuất phát từ số phận cho đến tình duyên, từ những nỗi đau đến nỗi cô đơn ngự trị trong nhân vật Thúy Kiều. Họ thay nàng nói những lời sâu kín nhất. Họ hiểu Kiều như chính con người mình, thương cho một kiếp hồng nhan nhưng bạc phận. Mỗi nhà thơ có cách viết riêng nhưng tất cả đều bày tỏ sự đồng cảm, xót thương và chia sẻ với những khổ đau mà Kiều từng trải. Đoạn trường mười lăm năm phiêu dạt của nàng Kiều là những tủi nhục, cô đơn và đau khổ. Kẻ gây ra tội ác đó cho nàng Kiều không ai khác đó là một xã hội phong kiến suy tàn, mục nát, thối tha, bọn buôn thịt bán người vô nhân tính. Cảm nhận được điều đó, mỗi nhà thơ đều dành những tình cảm chân thành nhất cho Thúy Kiều. Họ bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với nàng thông qua những vần thơ chân thành mà sâu sắc.
TÂM SỰ THÚY KIỀU
Ơn trời… em chửa lần yêu
Chị đây mới dám giao điều dở dang
Nghĩa tình em chị nồng nàn
Cậy em ,trăm sự ngó ngàng chàng Kim.
Mưa... thời gió chẳng chịu im
Cành rung ngọn bắc, lá chìm rặng đông
Lệ chan phận gái má hồng
Mười thương… Cũng bỏ tấm chồng, vì cha.
Lộn lăn đâu cũng là nhà
Cơm không nuốt nổi, uống trà cầm hơi
Nhạc lòng gõ phím trăng rơi
Hạt châu thảng thốt, chàng ơi… Chốn nào…
Đoạn trường một thoáng chiêm bao
Tiền Đường kiếp nhục rửa nào… Ai cho
Ôm bến sông, chẳng cần đò
Cậy em chăm hộ, chàng cho thật tình.
Thế gian khối cảnh chung trinh
Chị em vít một bóng hình đấy thôi
Em coi như chị chết rồi
Cho lòng thanh thản… tình tôi duyên người.
Minh Tuấn
TRÒ CHUYỆN VỚI THÚY KIỀU
Hai trăm năm và chảy dài vô hạn
Thuý Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài
Trái đất chúng mình cho đến hôm nay
Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối
Còn đồng tiền đổi trắng thay đen
Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen
Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến
Còn những đất đai triền miên chinh chiến
Thúy Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài...
Cho cả những nơi đã sống thật cuộc đời
Bóng dáng nàng cẫn còn trong tiếng hát
Tuổi nhỏ lớn lên rồi biết
Võng bà đưa, nôi mẹ đẩy... câu ru
Thuý Kiều ơi, quá khứ thật vô tư
Nó tương phản bình minh và đêm tối
Nó đơn giản hơn mọi lời giả dối
Thuý Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài
Thiên tài của chúng ta đã ôm gọn cuộc đời
Số phận của nhân dân và đất nước
Ai chẳng đã một lần nghe dịu ngọt
Bốn khúc đàn Kiều gẩy từng trang
Bốn tiếng đàn chuyển động không gian
Bốn tiếng đàn lắng thấm vào tâm tưởng
Ôi con người có dễ gì tưởng tượng
Con người khốn khổ thế này chăng?
Thuý Kiều ơi, trong cả tiếng đàn thầm
Tôi nghe nàng như Kỳ, Nha hội ngộ
Bốn tiếng đàn khi mờ, khi tỏ
Khi yêu đương duyên lứa hẹn hò
Khi lầu xanh âm chát, cung chua
Khi tái hợp cung buồn, âm gẫy Năm ngón tay ròng ròng máu chảy
Ruột gan vò xé ruột gan
Người đau đau cả tiếng đàn
Người đau trong sách nỗi đau dặm dài
Thúy Kiều ơi, Thúy Kiều ơi
Bao giờ người mới thoát đời lênh đênh?
Thời gian đọng lại buồn tênh
Mỗi trang Kiều một mông mênh cõi người...
Thắp hương lạy hỏi thiên tài
Cuộc đời Kiều phải số trời đó chăng?
Nguyễn Du người đã yên nằm
Mà lời định mệnh vẫn thầm nhắc ai...
Mẹ em bảo
"Có một đấng thiêng đứng trên đầu trái đất
Đôi mắt nhìn khắp cả xa sau..."
Mẹ em tin như thế từ lâu
Và cầu mong số phận đừng phụ bạc
Niềm tin ấy chẳng bao giờ đổi khác
Chết chồng lủi thủi nuôi con
Mẹ không thể làm gì cho đời mẹ vui hơn
Số phận buộc mẹ vào cơ cực
Những lúc mẹ thầm thào với con về hạnh phúc
Cũng là khi lòng mẹ nguyện cầu
Ai đưa mẹ tới mai sau
Thiên đường của một hành tinh khác
Con kinh hoàng nhận nỗi đau mẹ chết
Cuộc đời này có số phận thật chăng?
Cuộc đời này có số phận thật chăng?
từ mộ huyệt cõi âm vọng đáp
Hãy sống đi rồi biết
Vời vợi cao xanh chỉ thấy mây cười
Mỗi người chúng ta đều có riêng một cửa vào đời
Mẹ biết chọn cửa nào để sinh con sung sướng
Ôi thiên cơ sau cửa đóng
Có đấng nào mách bảo mẹ đâu
Đời con còn đó mai sau
Sống là điều mẹ nguyện cầu cho con
Này cửa thiếp vàng sơn son
Này cửa xanh rờn mây biếc
Này cửa nâu đồng ánh bạc...
Cửa nào cũng khoá chốt, cài then
Hỡi oan hồn định mệnh Đạm Tiên
Hỡi réo rắt tiếng đàn Kiều trầm bổng
Xin đừng doạ người yêu cuộc sống
Em bước lên gõ cửa cuộc đời
Đời của tôi ơi
Em mở vòng tay đón
Hỡi trời cao đất rộng
Đời bao nhiêu sắc mầu, bao cung bậc âm thanh
Sắc mầu nào chẳng vẽ nên tranh
Cung bực nào chẳng thành thơ, thành nhạc
Đại dương nào ẩn trong màu nước biếc
Chẳng sóng ngầm, mắt bão với phong ba
Không có con đường nào toàn bóng mát và hoa
Không có vùng trời nào toàn chim hót
Không có cây khế vàng trong cổ tích
Kho báu cũng không, dù có mật khẩu vừng... Em đón nhận đời em sau một thoáng hãi hùng
Chôn mẹ, nuôi đàn em thơ dại
An phận ư? Mơ hồ sợ hãi
Sống vẫn là lời mẹ dặn thiêng liêng...
Thúy Kiều ơi, nàng nặng nợ Đạm Tiên
Trói mình trong định mệnh
Bẩy nổi ba chìm, lầu xanh am lạnh
Sắc tài năm tháng tàn phai
Tiền Đường tháo cởi nợ đời
Nợ đời không dứt được
Phật không cho nàng chết
Nàng phải tái hồi Kim Trọng ở trong thơ
Trói mình giấc chết như hoa
Trong đêm giấc chất dần dà như say
Sông Hồng đó, nọ Hồ Tây
Chết trong nước cuốn có ngày nổi lên
Kiểu gì chết cũng thấp hèn
Kiểu gì chết cũng làm hoen ố đời
Trên chết chóc muốn dập vùi
Trên đau thương mới là người, người ơi...
Tôi sẽ sống lâu, tôi sẽ sống dài
Tôi tuổi hai mươi, không nơi nào có được
Tôi sinh ra giữa cơn lốc xoáy tròn đất nước
Một ngàn chín trăm năm mươi
Cả dân tộc đổ xuống đầu giặc Pháp
Cơn phẫn nộ muốn làm người
Gian nan chỉ thấy môi cười
Bao máu đỏ nhuộm nên cờ chiến thắng
Hai mươi năm không ai ngồi đếm ngày đếm tháng
Những ngày sáu chín, bẩy mươi
Chẳng có nơi đâu hơn tuyệt diệu con người
Vai gánh nặng cuộc chiến tranh huỷ diệt
Mỗi người dân đều nhận phần mất mát
Chia đều nhau bom đạn với cơm ăn
Khó chẳng riêng ai nên khó chẳng một mình
Chung số phận với nhân dân mà chiến đấu
Thuý Kiều ơi, thời tôi sống biết bao người đổ máu
Lúc tuổi hai mươi như nàng
Ai tuổi hai mươi chẳng kháo khát một môi hôn
Ai tuổi hai mươi không hẹn hò, ghen nhớ
Ai tuổi hai mươi chẳng ước ao làm chồng làm vợ
Vậy mà sống mãi tuổi hai mươi...
Em tuổi hai mươi như tất cả mọi người
Chọn số phận ở thời mình đang sống...
Muốn hỏi Kiều, hồn Đạm Tiên có hiện về báo mộng
Thời những trang Kiều bị tan nát đạn bom
Để một mai ai biết Kiều buồn
Đàn nàng gẩy không còn ai nghe nữa
Định mệnh đây, chúng tôi bay qua lửa
Cứu sống Kiều từng trang
Thúy Kiều ơi, sao chưa hết bàng hoàng
Đàn tan hợp vẫn âm chìm, âm lạnh
Sao cứ mãi oán than thiên định
Sở Khanh, ưng khuyển bầy đàn
Thời nào chẳng có ngay gian
Nhân định cần chi lời khóc thảm
Hai vai tôi kéo lặc lè đồ đạc nặng
Cũng như nàng, có thể nặng hơn
Có khác chăng, nàng chẳng một đoái thương
Xe đồ tôi ai qua đường cũng đẩy
Những mái tóc bạc phơ hay đỏ cháy
Những nét cười duyên dáng cũng xăn tay
Ai cũng nhận xe đồ tôi chở nặng hôm nay
Là chính xe đồ mình chở nặng Xung quanh tôi không một ngày buồn vắng
Không một đêm cay đắng tủi hờn
Không một ai có thể giầu hơn
Không ruột thịt mà đầy nhà ruột thịt
Không họ hàng mà xum vầy thân thiết
Không mẹ cha mà đầy đủ mẹ cha
Tôi vượt lên mình thực chẳng êm ru
Nhưng đứng lại thì chưa ngày tôi nghỉ
Tôi cứ đi chuyên cần bền bỉ
Trông xa về phía trời hồng
Thuý Kiều ơi, như người sang sông
Tôi đưa đò cập bến
Năm chị em côi nghỉ dăm ngày trên bến
Sắp đến đoạn đường ra biển dài lâu
Cuộc đời mình chưa lặng gió được đâu
Đất nước chiến tranh nhân dân còn cơ cực
Khi cái chết vãi từ trên phản lực
Bom chùm, bom lửa, bom bi...
Đời còn nhiều gian khó phải qua
Để đến được mùa hoa sai, quả trĩu
Cơ thể của nhân dân cơ hàn đang phải chịu
Số phận mình là số phận của nhân dân
Soi gương đời nhìn thấy hết gian truân
Thấy hết gian truân để mà cười, mà sống...
Đường ra biển có thể dài năm tháng
Mất mát nhiều hơn, gian khổ cũng nhiều hơn
Nhưng một điều chắc chắn phi thường
Chúng tôi sẽ lên bờ vào một ngày nắng đẹp...
Bạn có nghe tiếng gõ cửa cuộc đời mạnh gấp
Vọng từ xa đang nối đến gần?
Là thi nhân xin chớ vội gieo vần
Dù hai chữ viết hoa Định Mệnh
Là nhạc sỹ tài hoa chớ vội ghi lên phím
Tiếng nhân định âm vang...
Thuý Kiều ơi, tôi nghe rõ tiếng đàn
Nàng đang gẩy khúc nào mà bổng trầm réo rắt
Tiếng gõ cửa cuộc đời ngày thêm dồn, thêm gấp
Lắng nghe, lắng nghe... chính tiếng đập tay người
Chúng ta mở cửa cuộc đời
Và cầm lái con thuyền nhân định
Giữa biển lớn thuyền chúng ta lướt đến
Sáng toàn thân ánh sáng của con người!
Lý Phương Liên
Kiều trở nên gần gũi với công chúng, có sức hút mãnh liệt, trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của các nhà thơ và những người dân bình thường trong xã hội. Mỗi vần thơ của họ đều là những dòng tâm sự tận đáy lòng, những khát khao thể hiện tình yêu đến cháy bỏng. Trong thế giới thi ca, các nhà thơ đã không ngần ngại nói ra những cảm xúc của mình mà không hề dấu diếm. Những cảm xúc đó có thể được nói ra một cách trực tiếp thắng thắn, cũng có thể khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng tùy theo vấn đề và tính cách mỗi cá nhân. Các sáng tác hướng tới Thúy Kiều nhiều khi có chung một cảm xúc nhưng mỗi người lại có những cách thể hiện riêng của mình.
Xưa nay nhắc đến Truyện Kiều, người ta thường nhắc đến Thúy Kiều - biểu tượng của một trang hồng nhan bạc mệnh muôn thuở. Có lẽ vì thế mà mọi người không mấy mặn mà với em gái Thúy Kiều - Thúy Vân. Nhiều nhà thơ đã nghiệt ngã với cô cả trong những vần thơ. Thúy Vân
Tình chị, thôi em đã hiểu rồi
“Giả vờ” mà thử hỏi nhau chơi
Tơ duyên nếu chấp người hôm nọ
Không lạy thì em cũng chịu lời
Mây thua nước tóc, tuyết nhường da
Cười nói đoan trang thế mới là
Tài sắc mặn mà đành kém chị
Nhân duyên, phúc lộc chị nhường ta
Nguyễn Hữu Khanh
Vịnh Thúy Vân
Cái số dì Vân tốt lạ lùng
Sẵn nong, sẵn né, sẵn con bồng
Thoa vàng nguyền ước nhờ duyên chị
Thềm ngọc vinh hoa hưởng phúc chồng.
Giữ vật của chung đâu lại có
Xót người mệnh bạc nhớ chăng không?
Chàng Kim ngảnh lại lan hay cúc
Chẳng mặn mà chi cũng bóng hồng
Dương Mạnh Huy
Tuy nhiên, nhiều nhà thơ đã đồng cảm với Vân, coi cô là một hồng nhan, mặn mà đoan trang chẳng kém gì chị mà lại thiệt thòi chuyện tình duyên. Chính vì thế có rất nhiều bài thơ gây xúc động vì nỗi niềm của nàng Vân
Tâm sự nàng Thúy Vân
Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim
Ơ kìa! Sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thế thắt một vòng oan khiên
Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất, đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu
Là em nói vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo nước mắt đáy sông Tiền Đường
Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa con tim
Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm, nỗi khát khao
Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu!
Trương Nam Hương
2. Giọt lệ nàng Vân
Một lời chị cậy trao duyên
Chẳng yêu - em phải trọn nguyền chàng Kim
Gối chăn xô lệch bao đêm
Nỗi đau hạnh phúc im lìm, Kiều ơi!
Chị dù luân lạc xa xôi
Vẫn làm đau đáu mắt người tình xưa
Còn em là vợ - như thừa
Lấy người yêu chị sớm trưa bẽ bàng!
Bao lần chị trổi tiếng đàn
Cung Thương rỏ máu lỡ làng bi thương
Em không lụy kiếp đoạn trường Mười lăm năm vẫn phấn hương nhạt màu
Em không là mối tình đầu
Không là tình cuối - sao sầu triền miên
Chị từng xót mộ Đạm Tiên
Có đau vì đứa em hiền thế thân?
Đa đoan Kiều vướng nợ trần
Vân em - cũng bóng mây Tần thế thôi!
Sóng Tiền Đường cuốn chị trôi
Ba trăm năm biết ai người khóc em
Đặng Quốc Khánh
3. Tâm sự Thúy Vân
Thương cha mẹ, nghĩ ngậm ngùi
Vâng lời chị cậy để rồi đớn đau..
Mười lăm năm mối tình đầu
Đồng sàng dị mộng đêm thâu lệ tràn
Héo tàn theo dấu thời gian
Nào ai đồng cảm sẻ san nỗi niềm
Chị dù nhiều nỗi truân chuyên
Bao người yêu chị tiếp thêm máu hồng
Còn em tuy được tấm chồng
Vấn vương tình chị, mặn nồng sao đây
Bao nhiêu năm - mấy ngàn ngày
Chỉ mong được chút ngát say hương tình
Kiếp người duyên nợ ba sinh
Cô đơn giỡn với bóng mình lẻ loi
Em như một áng mây trôi
Phương trời xa mãi để rồi khát khao
Chữ tình duyên phận thế nào
"Kiều ơi" em phải làm sao bây giờ?
Nguyệt Linh
4. Nỗi buồn Thúy Vân
Nhắc Kiều lại nghĩ đến Vân
Vương gia ái nữ nghĩa nhân đủ đường.
Ngẫm đi ngẫm lại mới thương,
Vì đâu Vân mãi vấn vương cuộc tình?
“Kể từ sau tiết thanh minh,
Thì em mang tiếng vô tình, vô tâm.
Thời gian cuộn chảy âm thầm,
Vì ai trả nghĩa lặng câm tiếng lòng?
Phai phôi những giấc mơ hồng,
Chồng em yêu chị có là chồng em?
Vậy mà nhìn kỹ thử xem,
Thế gian mai mỉa rằng em may nhờ.
Thấu chăng bao nỗi mong chờ?
Ngày đêm khao khát bến bờ con tim.
Biết chăng ngọc nát trâm chìm?
Hoa tàn nhụy rữa chàng Kim lạnh lùng.
Hé môi cũng chút thẹn thùng,
Dám so với chị mười phần truân chuyên.
Chị vì chữ hiếu lỡ duyên,
Chị trăm sóng gió, em riêng một phần.
Đạm Tiên chị khóc mấy lần,
Chỉ xin chị khóc một lần cho em.
Mười lăm năm chẳng ấm êm,
Chiều nay em đứng bên thềm hi sinh...”
Nhân tình nhất trọng, nhất khinh,
Thiên hương gãy cánh tiết trinh cũng nhường.
Kể chi thêm nỗi chán chường,
Cho Vân chỗ đứng Đoạn Trường Tân Thanh!
Đặng Quốc Huy
Thúy Vân
Bán mình chị cứu cả nhà
Ơn này phúc đẳng hà sa muôn đời
Nhưng mà đau lắm chị ơi
Cả em và chị nửa đời dở dang
Ơi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Đàn ông chỉ có một chàng thôi
Hoàng Dân
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, tự hào đứng cùng những tác phẩm bất hủ của thế giới. Tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến. Tác phẩm còn trở thành món ăn tinh thần gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. Truyện Kiều và Nguyễn Du là niềm tự hào của dân tộc, sẽ mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân xưa và nay.
Trước hết là những vần thơ về Nguyễn Du. Tất cả những bài thơ viết về đề tài này đều thể hiện những tình cảm sâu nặng của người đời sau đối với Nguyễn Du: tình yêu, tình thương, đồng cảm và hơn hết đó là lòng thành kính của mỗi người đối với đại thi hào dân tộc
KÍNH GỬI CỤ NGUYỄN DU
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa, bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như ?
Mai sau dù có bao giờ
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay .
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống dục ba hồi gọi quân...
Tố Hữu
Như vậy nỗi lo âu của Nguyễn Du ngày xưa đã được đền đáp. Không chờ phải 300 năm mà ở thế kỉ XX đã có người “khóc” Tố Như. Trong bài thơ không chỉ Tố Hữu đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu nỗi niềm của tác giả Truyện Kiều mà hơn hết là tấm lòng thành kính, biết ơn bởi người đã để lại cho hậu thế những vần thơ “Hai trăm năm lại càng say lòng người”
THĂM NHÀ THỜ CỤ NGUYỄN DU
Mù sương chầm chậm sông Lam
Heo heo vàng lá nhuốm hàng tre quê
Cánh cò rời rã chân đê,
Khí thu mờ mịt vọng về hồn xưa
Bút nghiên khóc những vần thơ
“Một thiên bạc mệnh” đến giờ còn đau
Cuộc đời bãi bể nương dâu
Đìu hiu mặt nước, phau phau sóng cồn
“Đoạn trường” càng ngẫm càng thương
Run run thắp một nén hương dâng người
Trăm năm mua một tiếng cười
Ngàn năm sau vẫn khóc người đời xưa
Nghẹn ngào thành kính câu thơ
Nỗi đau xưa đến bây giờ... còn đau!
Phạm Xuân Trường
Còn đây là bài thơ của tác giả Vương Trọng. Cũng tiết thanh minh, cũng lễ tảo mộ, cũng giọt nước mắt cảm thương của hậu thế khóc tiền nhân nhưng người nằm dưới mộ không phải là Đạm Tiên và người khóc cũng không phải là Thúy Kiều mà là “Thanh minh trong những câu Kiều. Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân.
BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU
Tưởng là phận bạc Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây
Ngẩng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình
Một vùng cồn bãi trống chênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề
Hút tầm chẳng cánh hoa lê
Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
Xạc xào lá cỏ héo hon
Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
Lặng yên bên nấm mộ rồi
Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm.
Không cành để gọi tiếng chim
Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
Không vầng cỏ ấm tay người
Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu
Thanh minh trong những câu Kiều
Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân.
Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
Phong trần còn để phong trần riêng ai
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...
Vương Trọng
VIẾNG MỘ NGUYỄN DU
Thắp hương cúi xuống lạy người
Nắng nung mặt đất nghe trời quặn đau
Gợi lên một ngọn dầu hao
Mắt rung bóng ngựa, nao nao vó chiều
Đường chôn dấu bước Thúy Kiều
Hiu hiu hương nắng, tím đèo mây trôi
Ra về dặm nhớ xa xôi
Cỏ non ở lại, riêng tôi dặm buồn.
Hải Bằng
NGOẢNH MẶT GIANG ĐÌNH Rặng bần áp bến đò ngang
Để sông Lam chẳng lẫn sang sông Tần
Đỉnh Hồng gấp cánh phù vân
Chín mươi chín ngọn in ngần trời quê
Bên sông buổi ấy người về
Mon men tùng cúc thu kề ngoài song
Giang Đình (1) kề mảnh trăng trong
Tiếng chày ánh lửa động lòng cố hương
Vớt lên khói sóng Tiền Đường
Trăm năm này cõi vô thường người ta
Bụi hồng bạc xóa lau xa
Tiếng Kiều đồng vọng cỏ hoa cúi đầu
Sông in núi chẳng thay màu
Ngả dài điệu sóng thuyền câu bập bềnh
Giang Đình ngày rộng thênh thênh
Cánh buồm xa thoắt qua ghềnh triều lên
Cỏ thơm Vạt áo Tiên Điền
Thi nhân chừng mới như biền biệt đây
Chiều tà buộc nắng lưng cây
Biết đâu mây trắng còn ngây lối về. . .
Phạm Trọng Thanh
Trong bài thơ Nhớ Tố Như của tác giả Phạm Việt Thư, một sự cảm thông chân thành đến sâu sắc của tác giả đối với những trăn trở, đau đớn của Nguyễn Du trước nhân tình thế thái, trước hiện thực xã hội đen tối, tàn bạo, bất công đương thời. Một xã hội đảo điên, mọi giá trị của cuộc sống bị đảo lộn: xấu thành tốt, ác thành thiện, đẹp lại thành vô duyên; cái xã hội khiến “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
NHỚ TỐ NHƯ
Mấy trăm năm đã qua rồi
Gò đất nấm mộ của Người còn đây
Ngay bên vạt ruộng đang cày
Gốc cây buộc ngựa thì nay chẳng còn
Nhưng không mất được lối mòn
Đẹp như sợi chỉ để con tìm về
Cái thời rất khó khen chê
Vua thì hại gái vừa mê đàn bà
Cái thời có một bông hoa
Như sinh ra chỉ để mà vô duyên
Cái thời có một người em
Đưa mình thế chị ở trên đời này
Cái thời ngẫm lạ lùng thay
Những người chân thật lại hay tội tình
Những người biết phải làm thinh
Còn đâu như ở nước mình nữa không
Nhà thơ đứt ruột, đứt lòng
Phải đi mượn chuyện bên sông nước người
Chuyện xa xưa, chuyện cũ rồi
Để mà nói những buồn vui nước mình...
Càng khi đất nước thanh bình
Thơ Người càng được chúng sinh nhắc nhiều
Nước non có một Truyện Kiều
Bao nhiêu lần đọc, bấy nhiêu lần buồn
Đã đành thuở ấy nước non
Nhân tình thế thái chẳng còn ra chi
Dân nghèo và nước đang suy
Cô Kiều cực nhục có gì lạ đâu...
Thế mà trong cuộc bể dâu
Người xem vương miện trên đầu như không
Truyện Kiều con đọc đã xong
Gần ba thế kỷ, đọc trong một chiều
Người ơi, Người viết Truyện Kiều
Về xem đất nước quá nhiều đổi thay...
Phạm Việt Thư ĐỌC LẠI NGUYỄN DU
Quá khuya - chợt thấy mình già
Nhìn ra cửa sổ, mưa sa kín trời
Một đời gọi mãi, người ơi!
Một đời khát vọng, một đời bồng bênh
Mê say là chuyện đã đành
Biết đâu tỉnh lại, nhân tình trắng phau!
Áo cơm se sắt mái đầu
Thương nhau mà giận, ngó nhau mà buồn!
Rạc rài chút phận văn chương
Cao sang nhòe lẫn tầm thường, ngẩn ngơ. . .
Bằng Việt
Truyện Kiều - tác phẩm thơ viết bằng máu và nước mắt của Nguyễn Du cũng từng làm thổn thức biết bao trái tim người đọc. Mỗi người tìm cho mình một cảm xúc khác nhau khi đến với Truyện Kiều
BÀI THƠ ĐẦU TRUYỆN KIỀU
Trời sá ghen đâu khách má hồng
Đoạn trường nợ lắm phải đền xong,
Hiếu tình chất nặng đôi vai gánh,
Thân thế xoay quanh một giấc mòng,
Giọt nước sông Tiền oan dễ trắng
Ngắm trăng hiên Thúy vẻ còn trong.
Một thiên chép để làm gương lại
Trời sá ghen đâu khách má hồng.
Chẳng lọ than thân, lọ trách trời
Má đào ai có khác chi ai.
Tiền đường ví hẳn nay đành kiếp,
Kim Trọng vì đâu trước nặng lời?
Khi biến, khi thường nào phải một
Chữ tài, chữ mệnh dễ hòa hai.
Mười lăm năm ấy gương nghìn thuở,
Ả Lý, nàng Oanh được mấy người?
Chu Mạnh Trinh
VỊNH KIỀU
Tiếng trống biên đình bốn phía ran
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan
Bơ vơ nấm đất ven sông đó
Hồn có nghe chăng một tiếng đàn.
Tản Đà
MỐI TÌNH ĐẦU
Gọi đời là ”Cõi người ta”
Sao nghe thấm thía xót xa nỗi mình?
Tố Như ơi, lụy và tình
Nghìn xưa như bóng với hình y nguyên
Tình Kiều nếu bén duyên Kim
Thủy chung vẫn tiếng con chim gọi lòng
Một đời trải mấy long đong
Tha hương vẫn giọt máu hồng cố hương!
Dù cho người khách viễn phương
Gươm vàng nửa gánh , biên cương một trời
Uy danh lệch đất nghiêng trời
Vẫn vầng trăng ngọc, vẫn lời thề xưa. . .
Tiền Đường rửa hết oan thơ
Mười lăm năm ấy bây giờ là đây
Tờ hoa đó, tóc mây này
Vẫn nguyên hương sắc như ngày yêu nhau!
Hồ Dzếnh Đặc biệt cảm hứng của rất nhiều nhà thơ xuất phát từ số phận cho đến tình duyên, từ những nỗi đau đến nỗi cô đơn ngự trị trong nhân vật Thúy Kiều. Họ thay nàng nói những lời sâu kín nhất. Họ hiểu Kiều như chính con người mình, thương cho một kiếp hồng nhan nhưng bạc phận. Mỗi nhà thơ có cách viết riêng nhưng tất cả đều bày tỏ sự đồng cảm, xót thương và chia sẻ với những khổ đau mà Kiều từng trải. Đoạn trường mười lăm năm phiêu dạt của nàng Kiều là những tủi nhục, cô đơn và đau khổ. Kẻ gây ra tội ác đó cho nàng Kiều không ai khác đó là một xã hội phong kiến suy tàn, mục nát, thối tha, bọn buôn thịt bán người vô nhân tính. Cảm nhận được điều đó, mỗi nhà thơ đều dành những tình cảm chân thành nhất cho Thúy Kiều. Họ bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với nàng thông qua những vần thơ chân thành mà sâu sắc.
TÂM SỰ THÚY KIỀU
Ơn trời… em chửa lần yêu
Chị đây mới dám giao điều dở dang
Nghĩa tình em chị nồng nàn
Cậy em ,trăm sự ngó ngàng chàng Kim.
Mưa... thời gió chẳng chịu im
Cành rung ngọn bắc, lá chìm rặng đông
Lệ chan phận gái má hồng
Mười thương… Cũng bỏ tấm chồng, vì cha.
Lộn lăn đâu cũng là nhà
Cơm không nuốt nổi, uống trà cầm hơi
Nhạc lòng gõ phím trăng rơi
Hạt châu thảng thốt, chàng ơi… Chốn nào…
Đoạn trường một thoáng chiêm bao
Tiền Đường kiếp nhục rửa nào… Ai cho
Ôm bến sông, chẳng cần đò
Cậy em chăm hộ, chàng cho thật tình.
Thế gian khối cảnh chung trinh
Chị em vít một bóng hình đấy thôi
Em coi như chị chết rồi
Cho lòng thanh thản… tình tôi duyên người.
Minh Tuấn
TRÒ CHUYỆN VỚI THÚY KIỀU
Hai trăm năm và chảy dài vô hạn
Thuý Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài
Trái đất chúng mình cho đến hôm nay
Vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối
Còn đồng tiền đổi trắng thay đen
Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen
Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến
Còn những đất đai triền miên chinh chiến
Thúy Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài...
Cho cả những nơi đã sống thật cuộc đời
Bóng dáng nàng cẫn còn trong tiếng hát
Tuổi nhỏ lớn lên rồi biết
Võng bà đưa, nôi mẹ đẩy... câu ru
Thuý Kiều ơi, quá khứ thật vô tư
Nó tương phản bình minh và đêm tối
Nó đơn giản hơn mọi lời giả dối
Thuý Kiều ơi, nàng sống tháng năm dài
Thiên tài của chúng ta đã ôm gọn cuộc đời
Số phận của nhân dân và đất nước
Ai chẳng đã một lần nghe dịu ngọt
Bốn khúc đàn Kiều gẩy từng trang
Bốn tiếng đàn chuyển động không gian
Bốn tiếng đàn lắng thấm vào tâm tưởng
Ôi con người có dễ gì tưởng tượng
Con người khốn khổ thế này chăng?
Thuý Kiều ơi, trong cả tiếng đàn thầm
Tôi nghe nàng như Kỳ, Nha hội ngộ
Bốn tiếng đàn khi mờ, khi tỏ
Khi yêu đương duyên lứa hẹn hò
Khi lầu xanh âm chát, cung chua
Khi tái hợp cung buồn, âm gẫy Năm ngón tay ròng ròng máu chảy
Ruột gan vò xé ruột gan
Người đau đau cả tiếng đàn
Người đau trong sách nỗi đau dặm dài
Thúy Kiều ơi, Thúy Kiều ơi
Bao giờ người mới thoát đời lênh đênh?
Thời gian đọng lại buồn tênh
Mỗi trang Kiều một mông mênh cõi người...
Thắp hương lạy hỏi thiên tài
Cuộc đời Kiều phải số trời đó chăng?
Nguyễn Du người đã yên nằm
Mà lời định mệnh vẫn thầm nhắc ai...
Mẹ em bảo
"Có một đấng thiêng đứng trên đầu trái đất
Đôi mắt nhìn khắp cả xa sau..."
Mẹ em tin như thế từ lâu
Và cầu mong số phận đừng phụ bạc
Niềm tin ấy chẳng bao giờ đổi khác
Chết chồng lủi thủi nuôi con
Mẹ không thể làm gì cho đời mẹ vui hơn
Số phận buộc mẹ vào cơ cực
Những lúc mẹ thầm thào với con về hạnh phúc
Cũng là khi lòng mẹ nguyện cầu
Ai đưa mẹ tới mai sau
Thiên đường của một hành tinh khác
Con kinh hoàng nhận nỗi đau mẹ chết
Cuộc đời này có số phận thật chăng?
Cuộc đời này có số phận thật chăng?
từ mộ huyệt cõi âm vọng đáp
Hãy sống đi rồi biết
Vời vợi cao xanh chỉ thấy mây cười
Mỗi người chúng ta đều có riêng một cửa vào đời
Mẹ biết chọn cửa nào để sinh con sung sướng
Ôi thiên cơ sau cửa đóng
Có đấng nào mách bảo mẹ đâu
Đời con còn đó mai sau
Sống là điều mẹ nguyện cầu cho con
Này cửa thiếp vàng sơn son
Này cửa xanh rờn mây biếc
Này cửa nâu đồng ánh bạc...
Cửa nào cũng khoá chốt, cài then
Hỡi oan hồn định mệnh Đạm Tiên
Hỡi réo rắt tiếng đàn Kiều trầm bổng
Xin đừng doạ người yêu cuộc sống
Em bước lên gõ cửa cuộc đời
Đời của tôi ơi
Em mở vòng tay đón
Hỡi trời cao đất rộng
Đời bao nhiêu sắc mầu, bao cung bậc âm thanh
Sắc mầu nào chẳng vẽ nên tranh
Cung bực nào chẳng thành thơ, thành nhạc
Đại dương nào ẩn trong màu nước biếc
Chẳng sóng ngầm, mắt bão với phong ba
Không có con đường nào toàn bóng mát và hoa
Không có vùng trời nào toàn chim hót
Không có cây khế vàng trong cổ tích
Kho báu cũng không, dù có mật khẩu vừng... Em đón nhận đời em sau một thoáng hãi hùng
Chôn mẹ, nuôi đàn em thơ dại
An phận ư? Mơ hồ sợ hãi
Sống vẫn là lời mẹ dặn thiêng liêng...
Thúy Kiều ơi, nàng nặng nợ Đạm Tiên
Trói mình trong định mệnh
Bẩy nổi ba chìm, lầu xanh am lạnh
Sắc tài năm tháng tàn phai
Tiền Đường tháo cởi nợ đời
Nợ đời không dứt được
Phật không cho nàng chết
Nàng phải tái hồi Kim Trọng ở trong thơ
Trói mình giấc chết như hoa
Trong đêm giấc chất dần dà như say
Sông Hồng đó, nọ Hồ Tây
Chết trong nước cuốn có ngày nổi lên
Kiểu gì chết cũng thấp hèn
Kiểu gì chết cũng làm hoen ố đời
Trên chết chóc muốn dập vùi
Trên đau thương mới là người, người ơi...
Tôi sẽ sống lâu, tôi sẽ sống dài
Tôi tuổi hai mươi, không nơi nào có được
Tôi sinh ra giữa cơn lốc xoáy tròn đất nước
Một ngàn chín trăm năm mươi
Cả dân tộc đổ xuống đầu giặc Pháp
Cơn phẫn nộ muốn làm người
Gian nan chỉ thấy môi cười
Bao máu đỏ nhuộm nên cờ chiến thắng
Hai mươi năm không ai ngồi đếm ngày đếm tháng
Những ngày sáu chín, bẩy mươi
Chẳng có nơi đâu hơn tuyệt diệu con người
Vai gánh nặng cuộc chiến tranh huỷ diệt
Mỗi người dân đều nhận phần mất mát
Chia đều nhau bom đạn với cơm ăn
Khó chẳng riêng ai nên khó chẳng một mình
Chung số phận với nhân dân mà chiến đấu
Thuý Kiều ơi, thời tôi sống biết bao người đổ máu
Lúc tuổi hai mươi như nàng
Ai tuổi hai mươi chẳng kháo khát một môi hôn
Ai tuổi hai mươi không hẹn hò, ghen nhớ
Ai tuổi hai mươi chẳng ước ao làm chồng làm vợ
Vậy mà sống mãi tuổi hai mươi...
Em tuổi hai mươi như tất cả mọi người
Chọn số phận ở thời mình đang sống...
Muốn hỏi Kiều, hồn Đạm Tiên có hiện về báo mộng
Thời những trang Kiều bị tan nát đạn bom
Để một mai ai biết Kiều buồn
Đàn nàng gẩy không còn ai nghe nữa
Định mệnh đây, chúng tôi bay qua lửa
Cứu sống Kiều từng trang
Thúy Kiều ơi, sao chưa hết bàng hoàng
Đàn tan hợp vẫn âm chìm, âm lạnh
Sao cứ mãi oán than thiên định
Sở Khanh, ưng khuyển bầy đàn
Thời nào chẳng có ngay gian
Nhân định cần chi lời khóc thảm
Hai vai tôi kéo lặc lè đồ đạc nặng
Cũng như nàng, có thể nặng hơn
Có khác chăng, nàng chẳng một đoái thương
Xe đồ tôi ai qua đường cũng đẩy
Những mái tóc bạc phơ hay đỏ cháy
Những nét cười duyên dáng cũng xăn tay
Ai cũng nhận xe đồ tôi chở nặng hôm nay
Là chính xe đồ mình chở nặng Xung quanh tôi không một ngày buồn vắng
Không một đêm cay đắng tủi hờn
Không một ai có thể giầu hơn
Không ruột thịt mà đầy nhà ruột thịt
Không họ hàng mà xum vầy thân thiết
Không mẹ cha mà đầy đủ mẹ cha
Tôi vượt lên mình thực chẳng êm ru
Nhưng đứng lại thì chưa ngày tôi nghỉ
Tôi cứ đi chuyên cần bền bỉ
Trông xa về phía trời hồng
Thuý Kiều ơi, như người sang sông
Tôi đưa đò cập bến
Năm chị em côi nghỉ dăm ngày trên bến
Sắp đến đoạn đường ra biển dài lâu
Cuộc đời mình chưa lặng gió được đâu
Đất nước chiến tranh nhân dân còn cơ cực
Khi cái chết vãi từ trên phản lực
Bom chùm, bom lửa, bom bi...
Đời còn nhiều gian khó phải qua
Để đến được mùa hoa sai, quả trĩu
Cơ thể của nhân dân cơ hàn đang phải chịu
Số phận mình là số phận của nhân dân
Soi gương đời nhìn thấy hết gian truân
Thấy hết gian truân để mà cười, mà sống...
Đường ra biển có thể dài năm tháng
Mất mát nhiều hơn, gian khổ cũng nhiều hơn
Nhưng một điều chắc chắn phi thường
Chúng tôi sẽ lên bờ vào một ngày nắng đẹp...
Bạn có nghe tiếng gõ cửa cuộc đời mạnh gấp
Vọng từ xa đang nối đến gần?
Là thi nhân xin chớ vội gieo vần
Dù hai chữ viết hoa Định Mệnh
Là nhạc sỹ tài hoa chớ vội ghi lên phím
Tiếng nhân định âm vang...
Thuý Kiều ơi, tôi nghe rõ tiếng đàn
Nàng đang gẩy khúc nào mà bổng trầm réo rắt
Tiếng gõ cửa cuộc đời ngày thêm dồn, thêm gấp
Lắng nghe, lắng nghe... chính tiếng đập tay người
Chúng ta mở cửa cuộc đời
Và cầm lái con thuyền nhân định
Giữa biển lớn thuyền chúng ta lướt đến
Sáng toàn thân ánh sáng của con người!
Lý Phương Liên
Kiều trở nên gần gũi với công chúng, có sức hút mãnh liệt, trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của các nhà thơ và những người dân bình thường trong xã hội. Mỗi vần thơ của họ đều là những dòng tâm sự tận đáy lòng, những khát khao thể hiện tình yêu đến cháy bỏng. Trong thế giới thi ca, các nhà thơ đã không ngần ngại nói ra những cảm xúc của mình mà không hề dấu diếm. Những cảm xúc đó có thể được nói ra một cách trực tiếp thắng thắn, cũng có thể khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng tùy theo vấn đề và tính cách mỗi cá nhân. Các sáng tác hướng tới Thúy Kiều nhiều khi có chung một cảm xúc nhưng mỗi người lại có những cách thể hiện riêng của mình.
Xưa nay nhắc đến Truyện Kiều, người ta thường nhắc đến Thúy Kiều - biểu tượng của một trang hồng nhan bạc mệnh muôn thuở. Có lẽ vì thế mà mọi người không mấy mặn mà với em gái Thúy Kiều - Thúy Vân. Nhiều nhà thơ đã nghiệt ngã với cô cả trong những vần thơ. Thúy Vân
Tình chị, thôi em đã hiểu rồi
“Giả vờ” mà thử hỏi nhau chơi
Tơ duyên nếu chấp người hôm nọ
Không lạy thì em cũng chịu lời
Mây thua nước tóc, tuyết nhường da
Cười nói đoan trang thế mới là
Tài sắc mặn mà đành kém chị
Nhân duyên, phúc lộc chị nhường ta
Nguyễn Hữu Khanh
Vịnh Thúy Vân
Cái số dì Vân tốt lạ lùng
Sẵn nong, sẵn né, sẵn con bồng
Thoa vàng nguyền ước nhờ duyên chị
Thềm ngọc vinh hoa hưởng phúc chồng.
Giữ vật của chung đâu lại có
Xót người mệnh bạc nhớ chăng không?
Chàng Kim ngảnh lại lan hay cúc
Chẳng mặn mà chi cũng bóng hồng
Dương Mạnh Huy
Tuy nhiên, nhiều nhà thơ đã đồng cảm với Vân, coi cô là một hồng nhan, mặn mà đoan trang chẳng kém gì chị mà lại thiệt thòi chuyện tình duyên. Chính vì thế có rất nhiều bài thơ gây xúc động vì nỗi niềm của nàng Vân
Tâm sự nàng Thúy Vân
Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim
Ơ kìa! Sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thế thắt một vòng oan khiên
Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất, đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu
Là em nói vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo nước mắt đáy sông Tiền Đường
Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa con tim
Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm, nỗi khát khao
Kiều ơi, em đợi kiếp nào để yêu!
Trương Nam Hương
2. Giọt lệ nàng Vân
Một lời chị cậy trao duyên
Chẳng yêu - em phải trọn nguyền chàng Kim
Gối chăn xô lệch bao đêm
Nỗi đau hạnh phúc im lìm, Kiều ơi!
Chị dù luân lạc xa xôi
Vẫn làm đau đáu mắt người tình xưa
Còn em là vợ - như thừa
Lấy người yêu chị sớm trưa bẽ bàng!
Bao lần chị trổi tiếng đàn
Cung Thương rỏ máu lỡ làng bi thương
Em không lụy kiếp đoạn trường Mười lăm năm vẫn phấn hương nhạt màu
Em không là mối tình đầu
Không là tình cuối - sao sầu triền miên
Chị từng xót mộ Đạm Tiên
Có đau vì đứa em hiền thế thân?
Đa đoan Kiều vướng nợ trần
Vân em - cũng bóng mây Tần thế thôi!
Sóng Tiền Đường cuốn chị trôi
Ba trăm năm biết ai người khóc em
Đặng Quốc Khánh
3. Tâm sự Thúy Vân
Thương cha mẹ, nghĩ ngậm ngùi
Vâng lời chị cậy để rồi đớn đau..
Mười lăm năm mối tình đầu
Đồng sàng dị mộng đêm thâu lệ tràn
Héo tàn theo dấu thời gian
Nào ai đồng cảm sẻ san nỗi niềm
Chị dù nhiều nỗi truân chuyên
Bao người yêu chị tiếp thêm máu hồng
Còn em tuy được tấm chồng
Vấn vương tình chị, mặn nồng sao đây
Bao nhiêu năm - mấy ngàn ngày
Chỉ mong được chút ngát say hương tình
Kiếp người duyên nợ ba sinh
Cô đơn giỡn với bóng mình lẻ loi
Em như một áng mây trôi
Phương trời xa mãi để rồi khát khao
Chữ tình duyên phận thế nào
"Kiều ơi" em phải làm sao bây giờ?
Nguyệt Linh
4. Nỗi buồn Thúy Vân
Nhắc Kiều lại nghĩ đến Vân
Vương gia ái nữ nghĩa nhân đủ đường.
Ngẫm đi ngẫm lại mới thương,
Vì đâu Vân mãi vấn vương cuộc tình?
“Kể từ sau tiết thanh minh,
Thì em mang tiếng vô tình, vô tâm.
Thời gian cuộn chảy âm thầm,
Vì ai trả nghĩa lặng câm tiếng lòng?
Phai phôi những giấc mơ hồng,
Chồng em yêu chị có là chồng em?
Vậy mà nhìn kỹ thử xem,
Thế gian mai mỉa rằng em may nhờ.
Thấu chăng bao nỗi mong chờ?
Ngày đêm khao khát bến bờ con tim.
Biết chăng ngọc nát trâm chìm?
Hoa tàn nhụy rữa chàng Kim lạnh lùng.
Hé môi cũng chút thẹn thùng,
Dám so với chị mười phần truân chuyên.
Chị vì chữ hiếu lỡ duyên,
Chị trăm sóng gió, em riêng một phần.
Đạm Tiên chị khóc mấy lần,
Chỉ xin chị khóc một lần cho em.
Mười lăm năm chẳng ấm êm,
Chiều nay em đứng bên thềm hi sinh...”
Nhân tình nhất trọng, nhất khinh,
Thiên hương gãy cánh tiết trinh cũng nhường.
Kể chi thêm nỗi chán chường,
Cho Vân chỗ đứng Đoạn Trường Tân Thanh!
Đặng Quốc Huy
Thúy Vân
Bán mình chị cứu cả nhà
Ơn này phúc đẳng hà sa muôn đời
Nhưng mà đau lắm chị ơi
Cả em và chị nửa đời dở dang
Ơi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Đàn ông chỉ có một chàng thôi
Hoàng Dân
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, tự hào đứng cùng những tác phẩm bất hủ của thế giới. Tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến. Tác phẩm còn trở thành món ăn tinh thần gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. Truyện Kiều và Nguyễn Du là niềm tự hào của dân tộc, sẽ mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân xưa và nay.
Nguyễn Thị Thu Hiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét