Ngọt ngào như tiếng mẹ ru
Nào phải tình cờ, thật là “hữu duyên” khi tôi đến dự ngày ra
mắt Hội thơ Lục bát Việt Nam thuộc khu vực miền Trung - Tây nguyên và giới thiệu
tập thơ Lục bát Việt Nam tập 1 tại Đà Nẵng. Đâu còn bỡ ngỡ với lời chào thăm hỏi
đầu tiên chính là Vạn Lộc, tác giả các tập thơ: Chút riêng tư(1997), Vòng tay mẹ (2000),
Nắng chiều (2002), Hạt bụi (2004) và trên tay tôi đang cầm tập “Gió thổi từ Đông
Yên” (Nhà xuất bản Văn học-2011) của chị nữa.
Cũng như các nhà thơ nữ Việt Nam, sự chân tình của chị được
xuất phát từ trái tim vốn nhạy cảm và tinh tế trong đời sống, sinh hoạt thường
ngày. Với 69 bài thơ trong tập “Gió thổi từ Đông Yên” là 69 những cảm
xúc yêu thương tự đáy lòng cất thành lời thơ ngọt ngào như tiếng mẹ ru nồng ấm
giữa đêm đông giá rét. Và tôi hiểu vì sao chị chọn tên bài thơ Gió thổi từ Đông
Yên làm tựa đề cho tập thơ thứ năm của mình. Làm thế nào quên được làng quê
Đông Yên ở Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam là nơi chị cất tiếng khóc chào đời,
có dòng Thu Bồn bốn mùa ăm ắp nước đổ ra Cửa Hàn, Cửa Đại, có tháp Mỹ Sơn sừng
sững giữa trời, và có biết bao kỉ niệm không nguôi cho người đi xa “Qua
bao miền phiêu bạt/ Hồn vẫn hoài cố hương” (Gió thổi từ Đông Yên) .
Rồi đến khi “Bỏ áo nữ sinh mang áo chợ/ Tháng ngày mòn mỏi tuổi xuân
tươi” cũng vì chịu thương chịu khó tảo tần của người phụ nữ: “Những
muốn cho chồng con hạnh phúc/ Gian lao cực khổ kể chi mình!” (Chợ Cồn), không tránh
khỏi ngậm ngùi cho thân phận người phụ nữ Việt Nam xưa nay “Lặn lội thân
cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông” (Trần Tế Xương). Nhưng chị vẫn
dành những giây phút nhớ về Phố Hội Trăng Xưa:
“Theo bước đường trăng về Cẩm Thanh
Trăng đùa với sóng biển long lanh
Đêm nào trăng biển vui hai đứa
Chừ chỉ mình em bước độc hành”
Trăng đùa với sóng biển long lanh
Đêm nào trăng biển vui hai đứa
Chừ chỉ mình em bước độc hành”
Bởi “Còn đâu bến hẹn sớm trưa/ Còn đâu lắt lẻo đò đưa hẹn
chờ…” (Nhớ quê). Nỗi nhớ dâng trào, chị trở về Đông Yên mong được Thăm Vườn
Mẹ:
“Con về thăm khu vườn mẹ
Nắng tàn le lói ngọn tre già
Giàn trầu úa, hàng cau chừ đã cỗi
Hoàng hôn đâu dáng mẹ vào ra”
Nắng tàn le lói ngọn tre già
Giàn trầu úa, hàng cau chừ đã cỗi
Hoàng hôn đâu dáng mẹ vào ra”
Không khỏi xúc động bùi ngùi trong tứ thơ mà chị Vạn Lộc chọn
không gian nghệ thuật: khu vườn, ngọn tre già, giàn trầu úa, hàng cau cằn cỗi
và nhất là thời điểm nắng tàn le lói, bóng“hoàng hôn đâu dáng mẹ vào ra”.
Đau đáu những mất mác lớn lao rồi những trăn trở tiếp nối: “Ngày xưa mong
cha đi vắng/ Cho mình trốn học đi chơi/ Bây giờ nhìn lên di ảnh/ Gọi cha về,
cha chẳng “ơi”!” (Nhớ cha). Đến lúc chị được làm mẹ, như bao người mẹ
khác, dạt dào những niềm vui khi con trưởng thành trên bước đường công danh sự
nghiệp, nhưng có biết đâu ở quê nhà người mẹ mỏi mòn ngong ngóng: “Tàu đã
ngưng, hành khách bước ra ga/ Mẹ cứ ngỡ con trở về thăm mẹ/ Tàu lại đi, sân ga
chiều vắng vẻ/ Mẹ lặng buồn như lúc tiễn con đi” (Mong). Vạn Lộc làm thơ không
chỉ gởi gắm sẻ chia buồn vui trong gia đình, ý thức trách nhiệm, thủy chung mà
còn có cái nhìn nhân sinh khách quan:
“Nàng ơi, hóa đá làm chi?
Thân dù hóa đá người đi chẳng còn
Sao nàng không nghĩ thương con
Trẻ thơ hóa đá mỏi mòn vì đâu.” (Hồn vọng phu)
Thân dù hóa đá người đi chẳng còn
Sao nàng không nghĩ thương con
Trẻ thơ hóa đá mỏi mòn vì đâu.” (Hồn vọng phu)
“Trẻ thơ hóa đá mỏi mòn vì đâu.” Ngỡ như là thắc mắc,
nhưng vẫn là câu tâm tình như lời nhắc nhở cảm thông, cũng là cách nhìn mới mà
trước đây văn học chỉ tập trung ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ quê mình. Làm sao
nói hết tấm lòng của nhà thơ Vạn Lộc rất mực sẻ chia thân phận về những “Mảnh đời của riêng em”, “Nào ai thương ai tiếc”: “Ôi nụ hoa, nụ hoa/ Không
cành râm nương phận/ Loài cây nào thụ phấn/ Đã sinh ra sinh ra… giữa dòng người
sang cả/ Một em bé không nhà”(Đường vào sân ga).
Hay một “Tiếng rao” của người bán hàng rong cũng làm chạnh lòng ngõ vắng đêm đông. Với “Những điều trông thấy” đã in đậm vào tấm lòng nhà thơ nhân hậu, dù trên mọi bước đường ta đi đâu chỉ là sắc hương ngập lối, có lúc bằng phắng, có lúc gập ghềnh. Náo nức hướng về phía trước xa kia rồi chiều tà bất chợt lủi thủi một mình vẫn khát khao tình mẫu tử: “Ông lão xuôi tay nằm dài trên chõng/ Giây phút cuối cùng sắp sửa tàn hơi/ Trong thoán chốc chợt thấy mình bé bỏng/ Ông thều thào cất tiếng gọi mẹ ơi” (Gọi mẹ). Làm cho tôi nhớ đến nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Người đọc tìm đến nhà thơ là để hỏi đến một cách sống. Không phải chỉ hỏi lí tưởng như với một nhà triết học, mà hỏi cả cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét như với một người yêu. Không lấy làm lạ là người ta rất tò mò với đời sống riêng của các nhà thi sĩ. Không lấy làm lạ là trong thơ, yếu tố đầu tiên người ta đòi hỏi là sự chân thành…” Và ta đã học ở Nhà thơ “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm/ Rượu hồng đào chưa ngẫm đã say” ấy cái đa tình đa mang về một cách sống, về sự chân thành để làm nên tài sản vô giá những tấm lòng nhân hậu vị tha của một con người.
Hay một “Tiếng rao” của người bán hàng rong cũng làm chạnh lòng ngõ vắng đêm đông. Với “Những điều trông thấy” đã in đậm vào tấm lòng nhà thơ nhân hậu, dù trên mọi bước đường ta đi đâu chỉ là sắc hương ngập lối, có lúc bằng phắng, có lúc gập ghềnh. Náo nức hướng về phía trước xa kia rồi chiều tà bất chợt lủi thủi một mình vẫn khát khao tình mẫu tử: “Ông lão xuôi tay nằm dài trên chõng/ Giây phút cuối cùng sắp sửa tàn hơi/ Trong thoán chốc chợt thấy mình bé bỏng/ Ông thều thào cất tiếng gọi mẹ ơi” (Gọi mẹ). Làm cho tôi nhớ đến nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Người đọc tìm đến nhà thơ là để hỏi đến một cách sống. Không phải chỉ hỏi lí tưởng như với một nhà triết học, mà hỏi cả cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét như với một người yêu. Không lấy làm lạ là người ta rất tò mò với đời sống riêng của các nhà thi sĩ. Không lấy làm lạ là trong thơ, yếu tố đầu tiên người ta đòi hỏi là sự chân thành…” Và ta đã học ở Nhà thơ “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm/ Rượu hồng đào chưa ngẫm đã say” ấy cái đa tình đa mang về một cách sống, về sự chân thành để làm nên tài sản vô giá những tấm lòng nhân hậu vị tha của một con người.
Trái tim thi sĩ sao lớn thế, tình mênh mông như sông như suối
đêm ngày đổ ra biển cả chẳng nề hà công sức chút nào. Hay trời sinh ra Vạn Lộc
ngẫm “Những điều trông thấy” ấy để mở rộng bàn tay sẻ chia dìu dắt
nhau vượt qua dâu bể cuộc đời. Ta còn thấy trong thơ chị một phần nữa không thể
thiếu, dù ở lứa tuổi nào thì tình yêu “em”- “anh” mãi bất tận. Chị bộc
bạch những nỗi niềm: “Nông sâu tình biển, tàu đâu biết/ Em héo hon anh vẫn
hững hờ!” rồi thầm trách:
Sóng biển bạc đầu bởi nhớ thương
Em chừ thương nhớ tóc pha sương
Anh có vô tình như tàu ấy
Đi bốn phương mà quên một phương (Em và biển)
Em chừ thương nhớ tóc pha sương
Anh có vô tình như tàu ấy
Đi bốn phương mà quên một phương (Em và biển)
“Bốn phương” của bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Còn “Bốn
mùa” (tr.20) trong năm tách bạch xoay vần, vẻ đẹp của đóa hồng kia nào có
vô tư: “Nụ hồng tươi vươn khoe trong nắng/ Ngờ đâu xuân sắp sửa đi
qua”. Bởi nhân vật trữ tình “em” trong Gió thổi từ Đông Yên luôn là bến đợi,
bến chờ, giữa không gian vắng vẻ tự ví mình: Em với chiếc cầu ấy/ Quay quắc
vì nhớ thương” (Thư gởi đi xa) chợt thi sĩ chạnh lòng: “Mây xa về,
mây giăng buồn nẻo phố/ Biển thưa người khi chiều về lộng gió/ Anh đi rồi! Ai
sưởi ấm ngày đông…” (Bốn mùa). Dấu chấm lửng kết đoạn kết thúc bài một nỗi
buồn trống vắng đơn côi quá! Dẫu tính bình quân đời người chỉ được ba trăm sáu
mươi lăm ngàn ngày, cộng thêm sáu trăm giờ nữa. Chị luyến tiếc: “Hôm qua
lá níu tay cành/ Sáng nay lá đã vội đành lìa cây/Đời vui được bấy nhiêu ngày/
Biếc xanh mới đó mà nay úa vàng/ Tan rồi hợp, hợp rồi tan/ Sắc không, không sắc
mang mang nỗi đời” (Lá) Chị hài hước nhưng thật đau lòng khi tình yêu đôi lứa là“Trận
bóng” (Tr.34) mà “em” vốn yếu đuối khờ dại sao giữ được khung thành? “Em” đã
thua cuộc ngay từ vòng sơ kết, còn anh thì “Động tác giả, anh lừa banh đá
chéo/ Có lúc chơi tay có lúc chơi đầu” Đọc đến đây tôi tôi ngỡ trong tâm hồn
nữ sĩ Vạn Lộc vẫn có chút lãng mạn Hồ Xuân Hương, chút thật Thị Màu. Và kết
thúc trận bóng: “Cúp tình yêu anh hân hoan đón nhận/ Em bỏ đi khỏi sân
bóng bơ phờ/ Nước mắt mồ hôi lăn tròn trên má/ Khán giả trận cầu là tiếng khóc
trẻ thơ”. Đề tài tình yêu với chị cũng như những nhà thơ khác phong phú và
hấp dẫn vô cùng, nhưng gói gọn trong Gió thổi từ Đông Yên có rất nhiều những tứ
thơ bốn câu ý hàm xúc như là sự thể nghiệm từ trong đời sống thường ngày:
“Anh nghiêm khắc như thể thơ Đường Luật
Em nói chi cũng lạc điệu sai vần
Niêm không đúng và trắc bằng lẫn lộn
Nên tình mình hai vế đối không cân” (Em và thơ Đường luật)
Em nói chi cũng lạc điệu sai vần
Niêm không đúng và trắc bằng lẫn lộn
Nên tình mình hai vế đối không cân” (Em và thơ Đường luật)
“Em nói chi cũng lạc điệu sai vần”. Đó cũng là một thực
tế trong một số gia đình không sao tránh khỏi cái tính “nam quyền” hay “phu
xướng phụ tùy” của những đấng “mày râu”áp đặt, lại thương cho những
phụ nữ nhẫn nại chịu đựng gánh nặng thiệt thòi nào dám đấu tranh. Mà muốn đấu
tranh cũng khó khăn lắm! Thời gian của chị Vạn Lộc là tiếng tích tắc của “Chiếc đồng hồ” (tr.16) treo tường cần mẫn siêng năng, là “Tấm lịch” (tr.69)
nhắc nhở gìn giữ và nâng niu trước sau như một: “Em sinh ra thật bình thường/ Tấm
thân mỏng mang chỉ đường thời gian/ Quý yêu từ thuở xuân sang/ Đông về còn cái
thân tàn ai thương”.
Hay chuyện: “con vàng và con vện/ Đùa giỡn ở sân sau/ chủ nhà cho chiếc bánh/ chúng gầm gừ cắn nhau” (Vàng và vện) cũng chỉ vì tranh phần “cơm áo gạo tiền” mà mất tình anh em bè bạn đã có tự bao giờ. Còn tình thơ của chị là “Nhớ Bùi Giáng” (tr.11): “Kiếp sau trở lại với đời/ Liệu người còn có rong chơi phiêu bồng”, nhớ Nguyễn Du: “Tâm tư vọng lại mấy lời/ Cảm thông qua những cuộc đời khổ đau” (Ngày xuân đọc Tiểu Thanh ký nhớ Nguyễn Du). Song hành với thời gian là khoảng không gian của “Nắng chiều” (tr.21): Nắng chiều mau héo úa/ tình chiều lại thiết tha/ Ngày mai nắng có đẹp/ Ta chỉ còn hôm qua”, của: “Giữa hoàng hôn” (tr.26); “Ta tìm ta giữa hoàng hôn/ con tim mòn mỏi vẫn còn thơ ngây/ Tóc râm chân yếu tay gầy/ Nhìn đâu mắt cung giăng đầy khói sương”, của “Trăng và bóng” (tr.40): “Dưới dòng sông xanh biếc/ Một bóng trăng đơn côi/ Từ trên cao nhìn xuống/ Trăng tưởng mình đủ đôi”…
Hay chuyện: “con vàng và con vện/ Đùa giỡn ở sân sau/ chủ nhà cho chiếc bánh/ chúng gầm gừ cắn nhau” (Vàng và vện) cũng chỉ vì tranh phần “cơm áo gạo tiền” mà mất tình anh em bè bạn đã có tự bao giờ. Còn tình thơ của chị là “Nhớ Bùi Giáng” (tr.11): “Kiếp sau trở lại với đời/ Liệu người còn có rong chơi phiêu bồng”, nhớ Nguyễn Du: “Tâm tư vọng lại mấy lời/ Cảm thông qua những cuộc đời khổ đau” (Ngày xuân đọc Tiểu Thanh ký nhớ Nguyễn Du). Song hành với thời gian là khoảng không gian của “Nắng chiều” (tr.21): Nắng chiều mau héo úa/ tình chiều lại thiết tha/ Ngày mai nắng có đẹp/ Ta chỉ còn hôm qua”, của: “Giữa hoàng hôn” (tr.26); “Ta tìm ta giữa hoàng hôn/ con tim mòn mỏi vẫn còn thơ ngây/ Tóc râm chân yếu tay gầy/ Nhìn đâu mắt cung giăng đầy khói sương”, của “Trăng và bóng” (tr.40): “Dưới dòng sông xanh biếc/ Một bóng trăng đơn côi/ Từ trên cao nhìn xuống/ Trăng tưởng mình đủ đôi”…
Thơ Vạn Lộc không gò bó từ ngữ, thể loại, cảm xúc trào dâng
theo câu chữ thành thơ, cô đúc trong những bài tứ tuyệt có sức khái quát cao,
ngay cả đầu đề chỉ cần một âm tiết như bài “Lá”, “Khờ”, “Nếu” “Mong”,
“Sông”,…; hai âm tiết “Chân lý”, “Tự do”,… là đủ nói hết cái tình sâu nặng chị
gởi gắm. Nhà thơ kiệm con chữ như kiệm thời gian cho mình, cho người đọc, để
còn làm thêm những việc hữu ích cho đất nước, xã hội nữa kia. Đọc Gió thổi
từ Đông Yên ta thấy ấm lòng hơn được cùng chị sẻ chia, nhắc nhở, gìn giữ
và trân trọng cái đẹp dù ở trong hoàn cảnh nào thì thơ ca là tiếng nói chân
tình của thi sĩ với cái nhìn sáng tạo, nên mỗi sự việc từ đâu đó ngoài đời đã
làm nên cái tứ trong mỗi bài thơ. Đó chính là giá trị nhân văn mà chị Vạn Lộc
đã làm nên tác phẩm cho mình. Đọc thơ còn là một nhu cầu cần thiết không thể
thiếu vì nó chính là văn hóa tinh thần cần được bồi dưỡng tâm hồn trí tuệ như
cái ăn, cái mặc thường ngày của mọi người. Gió thổi từ Đông Yên hòa
chung dòng chảy cùng các nhà thơ nữ trăm miền, góp phần làm nên diện mạo văn học
Việt Nam phong phú đa dạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét