Giữa đất trời bao la
Khi đứng giữa khoảnh khắc trời đất giao hòa, những cảm xúc
tuôn trào nào ai giống ai. Và nếu có chỉ trong chừng mực của những khái niệm sướng
vui- buồn khổ, giàu sang - nghèo hèn,… theo độ tuổi và đôi lúc mang tính chủ
quan nhận thức của từng cá nhân. Bạn hãy cùng tôi đọc bài thơ “Giao thừa
11” của Trần Viết Dũng:
Trời giao thừa mây trôi
Đất giao thừa hoa cỏ
Tôi giao thừa buồn tôi
Đất giao thừa hoa cỏ
Tôi giao thừa buồn tôi
Một tứ thơ kiểu thơ Haiku của Nhật (ghi lại tinh tế hiện thực
sự vật, sự việc và có khả năng truyền cảm nhận sâu sắc cho người đọc), còn trước
đây Trần Viết Dũng chỉ chuyên chuyển tải cảm xúc bằng thể thơ lục bát hay thể
thơ tự do. Điều gì đã nẩy sự sáng tạo trong thi pháp của anh, hay muốn bộc bạch
nỗi lòng giữa lúc người người, nhà nhà gát lại những phiền muộn lo toan bao
tháng ngày vất vả nắng mưa, để ngay trong giờ phút thiêng liêng nhất bản hợp đồng
chuyển giao mùa không văn bản đã định sẵn thường niên. Cứ đến thời khắc này,
trên bàn thờ gia tiên của mỗi nhà trầm hương ngún đỏ tỏa hương ấm áp từ trong
nhà ra sân trước sân sau, giếng nước, cổng ngỏ lối đi,… Và thể như anh tiết kiệm
thời gian, câu chữ đến độ không thể nào nén nữa được, phải bật ra:
Trời giao thừa mây trôi
Đất giao thừa hoa cỏ
Đất giao thừa hoa cỏ
Rất khái quát! Vâng, đất trời giao thừa là khoảnh khắc mười
hai giờ đêm ngày ba mươi tháng chạp năm âm lịch cũ sang một giờ sáng tháng
giêng năm âm lịch mới bắt đầu. Trên cao xanh kia ta thấy gì? Mây trôi.Trời giao
thừa mây trôi, chỉ một hình ảnh màu mây trắng trôi qua. Trôi chứ không là
bay, ta có thể hình dung mây cứ thư thả không vội vàng giữa không gian vô định
mà bất biến. Khoảng mỏng nhẹ tênh như trêu ngươi trong đôi mắt người. Ta nào điều
khiển được. Thích lắm thì bay lên đưa tay ra nắm lấy, giữ chặt lại, khi xòe năm
ngón ra có thấy gì trong tầm tay. Luyến tiếc nào nguôi sự vật hữu hình chập chờn
mở đầu câu thơ toàn thanh bằng Trời giao thừa mây trôi, trong đó tác giả
chỉ sử dụng hai thanh huyền và ba thanh ngang( không dấu).
Đến câu thứ hai ta có thể tự tin mà cúi nhìn tận hưởng niềm
vui Đất giao thừa hoa cỏ. Nghe rạo rực nguồn sống nẩy mầm đơm hoa
khoe sắc tỏa hương, cho quả chín thơm lừng đón chào nắng ấm xuân sang, sau giấc
ngủ đông miệt mài chờ đợi. Một sự khẳng định tuyệt đối được đóng khung bằng
thanh trắc trong hai từ “đất” và “cỏ” ở đầu và cuối câu: Đất giao thừa hoa
cỏnáo nức rất tự nhiên.
Thời gian và không gian của đất trời là vĩnh hằng. Đến hẹn lại
lên theo sự tuần hoàn cố định, không bàn tay hộ pháp nào xê dịch được. Nếu có
chút biến đổi thời tiết và khí hậu cứ tăng dần lên cũng từ bàn tay con người mà
ra, đến lúc đó phải tự gánh lấy hậu quả của mình. Con người cũng theo trời đất
tiếp tục sinh tồn, nếu một cá nhân có mất đi giữa cõi đời này thì yên tâm như Lỗ
Tấn đã nói chết cũng là sự tiến hóa. Muốn bảo vệ con người, bảo vệ sự sinh tồn
bền vững giữa thế gian, trước hết phải bảo vệ trời đất. Thế sao trong lúc
này thi sĩ hé mở Tôi giao thừa buồn tôi vậy! Nghe cứ chạnh lòng cùng
anh những khắc khoải lo âu, cho tôi san sẻ chút “buồn tôi” đó dài rộng ra sao.
Cái buồn hiện hữu một cảm giác thực tại có thể là do sức khỏe, tuổi tác thì nhận
thức nhất thời ấy chợt hiện về có đủ cho “buồn tôi” để nhà thơ muốn tâm sự
trong đêm giao thừa này không? Tôi đã tìm ra những từ ghép với buồn: Nào là buồn
bã, buồn bực; nào là buồn hiu, buồn tẻ; nào là buồn teo, buồn tênh; nào là buồn
phiền, buồn thảm; nào là buồn tủi, buồn cười,…cùng sóng đôi trong từng cặp từ
phức. Đặc điểm tính chất có khác nhau của mỗi từ. Bao phân vân cứ đầy thêm
trong tôi về “buồn tôi” của anh, hay của tôi, của chúng ta cùng tâm trạng như
nhau. Mà cuộc đời là của chung, cứ thoải mái yêu đời đi chứ. Riêng nhà thơ đâu
thích bật mí. Cho dù “ Buồn vui chén nghĩa chén tình” (thơ NTP) bên nhau lung
linh trọn vẹn.
Hay tính đa tình đa mang chất chồng khát khao ôm ấp bởi con gió đông còn sót lại tinh nghịch vỗ về nhung nhớ đêm khuya. Và anh đâu là kẻ sĩ thời Tú Xương ngẫm cái cảnh “Nuôi đủ năm con với một chồng” (thơ TTX). Anh vẫn là nhà thơ biết chưng cất nồng độ men say nên được đông đảo quần chúng yêu quý anh vô cùng, yêu thơ anh, đọc thuộc thơ anh thật diễn cảm bên ly cà phê sáng chiều…
Hay tính đa tình đa mang chất chồng khát khao ôm ấp bởi con gió đông còn sót lại tinh nghịch vỗ về nhung nhớ đêm khuya. Và anh đâu là kẻ sĩ thời Tú Xương ngẫm cái cảnh “Nuôi đủ năm con với một chồng” (thơ TTX). Anh vẫn là nhà thơ biết chưng cất nồng độ men say nên được đông đảo quần chúng yêu quý anh vô cùng, yêu thơ anh, đọc thuộc thơ anh thật diễn cảm bên ly cà phê sáng chiều…
“Giao thừa 11” của Trần Viết Dũng là bài thơ vỏn vẹn mười
lăm từ, trong đó từ “giao thừa” được lặp lại trong câu đầu, câu giữa và câu cuối.
Và nếu như ở câu một, câu hai lúc trời đất giao thừa trong trạng thái hoạt động
của sự vật: Trời giao thừa mây trôi/ Đất giao thừa hoa cỏ cứ an nhiên
theo lẽ tuần hoàn lại là trái ngược với cảm xúc Tôi giao thừa buồn
tôi ngưng tụ tận đáy lòng. Đó là xúc cảm lặng lẽ nhận thức tâm hồn. Cách
khép chặt từ “Tôi” mở ra ở đầu câu và kết thúc cuối câu, tạo nên cảm giác khó
chịu trong tính khắc khe bảo thủ của thi sĩ. Giữa náo nức đất trời vạn vật sinh
sôi nẩy nở, anh lại mang tâm trạng cô đơn nỗi buồn tôi. Câu thơ dùng một loạt từ
cũng thanh bằng Tôi giao thừa buồn tôi cứ làm cho người đọc hụt hẫng
ngơ ngác đến lạ lùng. Phải chi lúc này khoảng cách là giậu mồng tơi cho tôi rẽ
lối sang nhà nghe lời giải thích cặn kẽ thì hay biết mấy! Trong vòng tròn gắn kết
giữa trời- đất và người thì con người là trung tâm của vũ trụ. Bài thơ “Giao
thừa 11”của anh là muốn luận bàn quan niệm về thiên địa nhân cũng từ đó mà ra.
Thượng đế sinh ra trời đất, con người. Trời được quyền quyết định thời gian của
mỗi đời người trong phạm vi hữu hạn cho phép. Còn sự vận động không ngừng của
trời vô hạn. Đất lặng lẽ tiếp tục sinh sôi bừng nở, lại hiền từ bao dung độ lượng
với con người. Ta đón nhận bình minh vào sớm mai tươi hồng rực rỡ, nhưng
biết chấp nhận hoàng hôn vào lúc chiều tà buông tím màu mây! Và chúng ta thừa
nhận trước vẻ đẹp của tự nhiên, nên nhà thơ đang bàn giao nỗi buồn để nhận những
niềm vui mới mà. Đó phải chăng là đáp số của “Tôi giao thừa buồn tôi” rồi hay sao! Phép đối ngẫu câu một, câu hai với câu ba trong bài
thơ được anh sử dụng rất cân xứng, logic. Bài thơ còn là liều thuốc bổ từ vựng
cho tôi rồi còn gì bằng!...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét