Trăng ơi… mày đi nhớ chóng về
Có người
cho rằng: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một người ca thơ. Ca từ của ông đều là thơ
cả. Có một câu trong bài: “Diễm xưa”, một bài hát nổi tiếng mà rất
nhiều người yêu nhạc Trịnh như tôi đều có thể hát được và rất thích mặc dù
không hiểu gì cả. Đó là câu:
“Mưa
vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ.
Dài
tay em mấy thuở mắt xanh xao…”
Trịnh Công Sơn hỏi mông
lung: “Dài tay em mấy?”. Dài bao nhiêu chỉ có cô Diễm biết thôi, Trịnh
Công Sơn còn chưa biết thì hỏi làm sao mình có thể biết được?
Người nhạc sĩ trong giây
phút thăng hoa thích chi viết nấy, viết một cách chân thực, dù nghe đọc không
hiểu nhưng người ta cũng vẫn cảm nhận được cái hay của ca từ lấp lánh trong
giai điệu rất riêng của Trịnh.
Sự sáng tạo ca từ trong nhạc Trịnh
mở ra cho ngôn ngữ một sắc màu rất mới, hấp dẫn lạ lùng! Nhất là khi Trịnh viết
về trăng
Trăng của Trịnh là cả một câu
chuyện dài hay lắm!
Tôi vẫn thường hát nghêu
ngao: “Trăng ơi trăng rất tệ! Mày đi nhớ chóng về…” (Biết đâu nguồn cội).
Ai đời hết người trách móc lại đi
trách móc ông trăng, trách rồi nhưng vẫn thương mà không giận, còn khoèo níu lại
dặn dò trăng, mày đi nhớ mau chóng trở về, không thôi tau nhớ lắm!
Trong ca khúc này, tôi hình dung ra một
chàng nhạc sĩ lãng tử, ví mình như là trăng, một đêm hè nóng bức nơi cố đô Huế,
ông tìm một chút mát mẻ thanh tịnh trên một chuyến đò, có trăng rằm in bóng xuống
dòng Hương, không giống với phút giây thăng hoa của Hàn Mặc Tử: “Thuyền ai
đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”, trăng của Hàn thì còn
sớm quá chưa lên, còn trăng của Trịnh khi thì đi nằm ngủ, khi thì còn trẻ, em mới
đi qua vài chuyến đò trăng từ trẻ chuyển qua già nhanh chóng; người nhạc sĩ tài
hoa muôn đời thiếu nợ, nợ những cuộc tình, nợ nỗi sầu đời… giống như trăng mỗi
tháng phải ở trọ, in bóng xuống dòng sông quán trọ ghi sổ nợ chưa có trả tiền,
nhưng dòng sông đâu có nhớ ra, sông thương trăng mà! Chỉ trách trăng rất tệ,
nhưng vẫn sợ trăng buồn mà đi luôn, nên dặn dò trăng quay lại:
“Em đi qua chuyến đò, thấy con trăng
đang nằm ngủ/ Con sông là quán trọ và trăng, tên lãng du/ Em đi qua chuyến đò ối
a con trăng còn trẻ/ Con sông đâu có ngờ/ Ngày kia trăng sẽ già/ Em đi qua chuyến
đò ối a trăng nay đã già/ Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra/ Em đi
qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể/ Trăng ơi trăng rất tệ/ Mày đi nhớ
chóng về!...”.
Nhạc sĩ ví kiếp du ca của mình như trăng:
“Tôi xin làm quán đợi buồn chân em ghé chơi…tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót
hài...”.
Xin được làm quán đợi, tháng năm mưa nắng
cuộc đời quán đợi cũng tiêu điều xơ xác. Xin được làm đá cuội, nước chảy đá mòn
biết có còn không? Có lẽ xin được làm trăng là thích nhất; trăng yên bình, mỗi
tháng trăng ở trọ ít hôm trên dòng sông, trăng dù không còn trẻ nhưng trăng vẫn
tròn giữa tháng, trăng đem chiếu hết ánh sáng cho đời, cho không tính toán so
đo thiệt hơn lời lỗ, không giữ lại cho mình chút của riêng tư, trăng để cho người
nhìn ngắm vấn vương, lưu luyến mắng yêu, nhưng lại thương đến tột cùng: “Trăng
ơi trăng rất tệ!/ Mày đi nhớ chóng về!”.
Trăng của Trịnh thật thà như “rứa”, hỏi
làm “răng’ mà không thương cho được!
Trăng tháng bảy
Tháng Bảy nước nhảy qua bờ. Những trận mưa dai
dẳng tưởng che lấp hết mùa trăng Hội Vu Lan báo hiếu; nhưng sau cơn mưa trời
quang mây tạnh, Trời Phật xót thương những người con hiếu thảo đang chờ mong một
mùa trăng sáng đẹp để quay trở về dưới mái nhà xưa.
Đêm nay, bầu trời vẫn còn
những đám mây bàng bạc, nhưng trăng vẫn sáng không bị mây che khuất. Em rất vui
được nắm tay mẹ và chị đi bộ đến chùa, quãng đường chỉ nửa cây số thôi, nhưng hồi
còn bé, em mỏi chân, chị phải cõng em khi lên con Dốc Ma này. Mới ngày kia chị
đang ở một nơi rất xa đến cả nghìn cây số, bây giờ chị đã có mặt ở nhà, căn nhà
cha mẹ sinh thành nuôi dạy chị em mình suốt cả thời thơ ấu. Bao nhiêu kỷ niệm
ngày xưa sống lại trong chị trong em. Đi lên tới đỉnh dốc, chị nắm tay em ngồi
xuống bên thảm cỏ xanh ngày nào, chị vừa ngắm trăng vừa hỏi lại câu hỏi lững lờ
giống như ngày xưa chị đã hỏi bằng bốn câu thơ của nhà thơ Quang Dũng (chị
là dân Tú tài ban C mà!): “Mai chị về em gởi gì không?/ Mai chị về nhớ má
em hồng/ Đường đi không gió lòng sao lạnh/ Bụi vướng ngang đầu mong nhớ
mong”. Bốn câu thơ làm cho lòng em tê lạnh, bâng khuâng xót thương chị hiền
da diết. Ngày mai chị tôi “đi” lấy chồng. Ông “Tây tiến”! Ông “Đôi
mắt người Sơn Tây” ơi! Ông không nói “đi” mà nói “về”. Em thích
chữ “về” của ông lắm! Ông cũng giống như em ngày ấy rất ngây thơ, sợ
chị đi lấy chồng người ta sẽ bắt mất chị. Em đâu có biết chị về nhà chồng rồi
thỉnh thoảng chị về thăm mẹ và em chứ đâu có đi hoài không về. Ngày ấy em còn
bé lắm, đứng bên đường khóc thút thít đôi mắt đỏ hoe, đôi má ướt lem luốc nhìn
đoàn rước dâu đem chị đi mà trong lòng căm giận cái ông chú rể dễ ghét ấy.
Chị từ trong đoàn rước dâu bước ra ôm em vào lòng, hai chị em đều khóc, “đường đi không gió lòng sao lạnh”, cả một mùa Hè bỗng dưng trời trở rét… Kỷ niệm ấy làm sao em có thể quên được, cũng tại con phố nhỏ này, biết bao nhiêu đêm rằm chị đưa em đi trên con dốc này đến chùa. Chị kể có lần chị chơi nhảy dây, em khó lắm không cho người lạ bồng, thế là chị bế em nhảy luôn; chị càng nhảy em càng khóc to, chị tức quá phát vô mông em một phát bàn tay in dấu năm ngón đỏ ong, chị biết mình giận mất khôn, chị lấy dầu tràm thoa cho em: “Chị thương! Cho chị xin lỗi, bữa ni trở đi chị không đánh em nữa mô; mai mốt chị không có lấy chồng, chị ở nhà bồng em thôi!”. Thế rồi một năm thôi nôi, em biết đi biết nói chị không phải bế bồng em nữa, em dần dần lớn lên quấn quýt bên tình thương của chị. Chị kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích, câu chuyện Lục Tích trong “Nhị thập tứ hiếu” mới sáu tuổi đến nhà họ Viên ăn tiệc xong giấu quả quýt mang về cho mẹ là câu chuyện em thích nhất. Thời đó chưa có lớp mẫu giáo, chị dạy chữ cái cho em bằng sách vỡ lòng “Bé học vần” của tác giả Cao Văn Thái, em thích lắm nên ngày nào cũng đọc cho đến bây giờ em vẫn còn thuộc:
Bà quý bé cho quả na/ Nhà em nhỏ có giàn nho/ Ong đốt ông sưng cả má/ Đi đổ đá ở đê xa/ Dì dắt dê dê do dự/ Bê bú bò bú hả hê/ Khỉ đố mèo leo cây khế/ Cu tí sợ sờ se sẽ/ Chị chờ em để che ô/…Chị sinh hoạt trong ngành Thiếu, còn em ngành Oanh, đi đâu chị cũng đưa em theo, chùa Sắc Tứ, Tỉnh Hội, chùa Sư nữ Long An Nhan Biều,… quý thầy và quý sư cô rất quý và thương chị. Chị không bỏ sót một buổi thuyết pháp nào của quý giảng sư từ phía Nam ra; đặc biệt là buổi giảng của sư Giác Nhiên và sư Giác Huệ, em còn bé chưa hiểu gì nhiều, còn chị xem ra rất thích nghe pháp, những bài pháp thoại đã thấm nhuần vào tim óc của chị làm cho chị trở nên dịu hiền. Một hôm chị thưa với mẹ ngỏ ý xin được xuất gia, mẹ hơi bất ngờ nhưng cũng rất đắn đo để trả lời với chị: “Ba con mất sớm, nhà chỉ có ba mẹ con neo đơn hẩm hút, mẹ phải ngày hai bữa chợ, bây giờ nếu con đi để em một mình nhỏ dại thật là tội nghiệp!”. Chị nghe mẹ nói gần như khóc chị cũng khóc theo nước mắt tuôn trào, chị đâu nỡ bỏ mẹ và em mà đi theo con đường cát ái ly gia, một con đường chị rất muốn đi theo cho đến hết cuộc đời. Nhưng mẹ đâu có giữ chị lại được lâu, một người đàn ông xuất hiện và… chị theo nắng gió Sài Gòn, mang hồn quê đến lấy chồng xứ xa lắc xa lơ. Phận gái mười hai bến nước biết đường mô mà chọn, đêm đêm chị khóc nhớ nhà, mẹ thương chị cầu nguyện chư Phật gia hộ cho chị chân cứng đá mềm. Mỗi tuần chị gởi một lá thư. Đôi ba năm chị mới vê thăm mẹ một lần vào dịp Tết hay Lễ Vu Lan.
Chị từ trong đoàn rước dâu bước ra ôm em vào lòng, hai chị em đều khóc, “đường đi không gió lòng sao lạnh”, cả một mùa Hè bỗng dưng trời trở rét… Kỷ niệm ấy làm sao em có thể quên được, cũng tại con phố nhỏ này, biết bao nhiêu đêm rằm chị đưa em đi trên con dốc này đến chùa. Chị kể có lần chị chơi nhảy dây, em khó lắm không cho người lạ bồng, thế là chị bế em nhảy luôn; chị càng nhảy em càng khóc to, chị tức quá phát vô mông em một phát bàn tay in dấu năm ngón đỏ ong, chị biết mình giận mất khôn, chị lấy dầu tràm thoa cho em: “Chị thương! Cho chị xin lỗi, bữa ni trở đi chị không đánh em nữa mô; mai mốt chị không có lấy chồng, chị ở nhà bồng em thôi!”. Thế rồi một năm thôi nôi, em biết đi biết nói chị không phải bế bồng em nữa, em dần dần lớn lên quấn quýt bên tình thương của chị. Chị kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích, câu chuyện Lục Tích trong “Nhị thập tứ hiếu” mới sáu tuổi đến nhà họ Viên ăn tiệc xong giấu quả quýt mang về cho mẹ là câu chuyện em thích nhất. Thời đó chưa có lớp mẫu giáo, chị dạy chữ cái cho em bằng sách vỡ lòng “Bé học vần” của tác giả Cao Văn Thái, em thích lắm nên ngày nào cũng đọc cho đến bây giờ em vẫn còn thuộc:
Bà quý bé cho quả na/ Nhà em nhỏ có giàn nho/ Ong đốt ông sưng cả má/ Đi đổ đá ở đê xa/ Dì dắt dê dê do dự/ Bê bú bò bú hả hê/ Khỉ đố mèo leo cây khế/ Cu tí sợ sờ se sẽ/ Chị chờ em để che ô/…Chị sinh hoạt trong ngành Thiếu, còn em ngành Oanh, đi đâu chị cũng đưa em theo, chùa Sắc Tứ, Tỉnh Hội, chùa Sư nữ Long An Nhan Biều,… quý thầy và quý sư cô rất quý và thương chị. Chị không bỏ sót một buổi thuyết pháp nào của quý giảng sư từ phía Nam ra; đặc biệt là buổi giảng của sư Giác Nhiên và sư Giác Huệ, em còn bé chưa hiểu gì nhiều, còn chị xem ra rất thích nghe pháp, những bài pháp thoại đã thấm nhuần vào tim óc của chị làm cho chị trở nên dịu hiền. Một hôm chị thưa với mẹ ngỏ ý xin được xuất gia, mẹ hơi bất ngờ nhưng cũng rất đắn đo để trả lời với chị: “Ba con mất sớm, nhà chỉ có ba mẹ con neo đơn hẩm hút, mẹ phải ngày hai bữa chợ, bây giờ nếu con đi để em một mình nhỏ dại thật là tội nghiệp!”. Chị nghe mẹ nói gần như khóc chị cũng khóc theo nước mắt tuôn trào, chị đâu nỡ bỏ mẹ và em mà đi theo con đường cát ái ly gia, một con đường chị rất muốn đi theo cho đến hết cuộc đời. Nhưng mẹ đâu có giữ chị lại được lâu, một người đàn ông xuất hiện và… chị theo nắng gió Sài Gòn, mang hồn quê đến lấy chồng xứ xa lắc xa lơ. Phận gái mười hai bến nước biết đường mô mà chọn, đêm đêm chị khóc nhớ nhà, mẹ thương chị cầu nguyện chư Phật gia hộ cho chị chân cứng đá mềm. Mỗi tuần chị gởi một lá thư. Đôi ba năm chị mới vê thăm mẹ một lần vào dịp Tết hay Lễ Vu Lan.
Trong những năm tháng chị đi xa, em buồn
quá, hút thuốc lá rất nhiều, thỉnh thoảng có hội hè hùa theo đám bạn bè tập
tành chén chú chén anh, uống mãi trở thành nghiện, em đã phạm vào năm giới cấm,
điều tệ hại là em rất xấu hổ nhưng lỡ ghiền mất rồi, có cách gì để cai thuốc lá
và rượu? Không biết nhờ ai. Nhờ thầy nhờ bạn đạo thì không dám. Chỉ có chị mới
có thể giúp em được thôi, em đã sáng mắt ra bởi những dòng thư rất quý của chị
Hiền từ xa gởi về: “Em yên tâm, chị không rầy la chi em đâu, đã là người
thì ai rồi cũng có lúc lầm lỡ, chị tin ở em là một Phật tử luôn luôn biết sám hối
và hướng thiện, ít nhiều em cũng biết một chút giáo lý của Phật. Đọc Kinh Lăng
Nghiêm em có nhớ một thời Đức Phật còn tại thế, ngài A Nan đang đi khất thực, bị
nàng Ma Đăng Già cám dỗ, Đức Phật đã biết trước việc này bèn sai ngài Văn Thù
đem thanh gươm trí tuệ đến cứu hộ giúp, ngài A Nan mới tỉnh giác thoát ra khỏi
cái bẫy ngũ dục phàm trần. Người Phật tử đã có sẵn đức hạnh bi trí dũng, em hãy
bình tỉnh đem trí tuệ ra suy xét những hậu quả rất xấu của thuốc lá và bia rượu.
Từ đó em sẽ biết sợ thuốc lá rượu bia, không còn xem chúng là bạn giải sầu nữa
mà chính chúng là thủ phạm giết lần mòn cơ thể rút ngắn tuổi thọ của con người.
Chị tin em sẽ cai được vì em của chị rất thông minh sáng suốt đủ dũng cảm để
tránh xa chúng ngay bây giờ hôm nay. Chị chúc em thành công”. Thư của chị
đầy sức thuyết phục giúp em có đủ quyết tâm để có thể xa rời được những ma lực
cám dỗ ấy. Em mừng lắm! Từ ấy đến giờ em thật hạnh phúc vì không bị ràng buộc bởi
những con ma men từng ngày tước đoạt đi cái tự do và nhân cách của con người.
Thời gian qua nhanh như bóng câu cửa sổ,
năm ngoái cũng nhằm mùa Vu Lan chị về thăm nhân dịp mừng thọ mẹ tuổi tám mươi.
Chị cũng đã xấp xỉ sáu mươi rồi, con cái chị đã lớn có công ăn việc làm ổn định,
nên chị có thể về bất cứ lúc nào. Chị muốn dự lễ Bông hồng cài áo tại ngôi chùa
thân yêu nơi quê nhà, ai tha phương mà không ước hẹn ngày về, về chẳng để làm
gì cả, chỉ ngồi bên mẹ thôi cũng đủ cho ta hạnh phúc nhất thế gian này. Đêm hôm
đó mẹ bất ngờ bị tai biến, may có chị về chăm sóc cho mẹ cả tháng trời, mẹ bình
phục xuất viện chị mới vào.
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa
dự lễ Vu Lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động
khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào. Cầm micro đến gần bên mẹ
và chị bắt đầu hát “Bông hồng cai áo” trong cái cảm giác hạnh phúc
xen lẫn nước mắt, giọng ca của một người ở cái tuổi U 60 dù không hay lắm nhưng
cũng khiến cho nhiều người ứa lệ.
Mấy năm nay, mẹ tuổi cao sức yếu,
không dám cho mẹ đi bộ nửa cây số đến chùa. Được dự buổi lễ này mẹ vui lắm,
xong lễ rồi mẹ vẫn chưa muốn về, vẫn còn sớm một đêm trăng rất đẹp, hai chị em
đưa mẹ vào một quán nước trên con đường Hoàng Diệu bên bờ sông Hiếu, ngọn gió Nồm
từ con sông thổi lên mát lạnh, chị thấy khỏe khoắn hơn bao giờ hết. Chị mê say
ngắm vầng trăng in hình trong bóng nước, xa xa bên kia bờ những con thuyền đã đổ
bến, nhà thơ Hàn Mặc Tử với khung cảnh như thế này ở thôn Vĩ Dạ đã tự hỏi: “Thuyền
ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”. Và… thôn Vĩ nổi tiếng
từ đó. Còn đây những con thuyền bên dòng sông Hiếu thân thương, chỉ muốn chở
trăng về không muốn chở trăng đi. Chỉ cần nổi tiếng với chị với em và tất ca những
ai yêu mến chính nơi này. Hãy ngước mắt nhìn lên bầu trời trong xanh như mắt em
long lanh, hãy uống dòng nước trong mạch nguồn Hiếu giang mát ngọt tình yêu
thương. Đêm nay đi bên mẹ có vầng trăng soi sáng, chị hạnh phúc quá đi! Em cũng
thế! Từng ngôi nhà góc phố con đường, từng câu chào nụ cười thân quen, xin chia
sẻ hạnh phúc này với mọi người nơi đường xưa lối cũ nẻo về.
Có lẽ đêm nay phải thức với
trăng thêm một chút, bắc chiếc chõng tre ra trước sân nhà, chị một bên em một
bên ngồi cạnh mẹ, nghe mẹ kể về mẹ thời con gái: “Mười lăm tuổi đi làm dâu
khác xã/ Năm năm ngủ chung với mẹ chồng/ Trầu têm nước rót/ Quần xắn ống cao ống
thấp/ Heo gà vườn ruộng bữa cây bữa cày/ Giặt áo cầu ao ngậm ngùi rơi nước mắt/
Thương mẹ già cha yếu chưa báo đáp một ngày/ Thương lũ em thơ còn đòi chị ẵm/
Thương đám bạn bè tóc khét nắng đồng trưa/ Thương con bê đôi mắt buồn rười rượi/
Thương lũy tre già rủ rỉ gió chiều đưa/ Thương củi nè nhen ấm nồng bếp sớm/
Thương bụi chuối đầu hồi quấn quýt đàn con/ Thương những đêm hè nhìn trăng vỡ
giữa ao sương/ Hả hê cười khuấy nước/ Thương những ngày giáp tết, săm se áo mới
xúm xít chợ làng xa/ Ngày đi em nép góc nhà/ Mẹ sụt sùi cầm tay không nói/ Bạn
bè chen nhau vẫy gọi/ Tre pheo chìa nhánh ngăn đường/ Dừng tay hái rau, ngày
đang trở tối/ Chiều chiều ra đứng cổng sau/ Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều”
(Thơ - Kim Cúc).
Chị cũng vậy, có khác chi mẹ mấy
đâu. Bao nhiêu năm ngỡ khô dòng nước mắt, buổi bạc đầu về khóc giữa quê
hương. Mang theo một nửa hồn quê/ Hương ơi sống gởi thác về với hương. Đó
là ước nguyện của chị, của mẹ nhưng đâu có được. Sinh ra con gái ngoại
tông/ Quê cha thì bỏ quê chồng thì theo. Chị còn có chồng con gia thất. Những
đứa con thân yêu đang cần chị trở về. Giống như chị đang cần về ngồi bên mẹ, chị
ôm mẹ thật chặt không để cho mẹ biến mất trên cõi đời này. Chị noi gương Đức Mục
Kiền Liên, nguyện làm con thảo, nhớ nghĩa thân sinh, ngày đêm nguyện cầu Bồ tát
Đại Hiếu Mục Kiền Liên gia hộ cho mẹ thân tâm yên ổn. Ước gì mẹ sống mãi bên
con cháu suốt đời.
Mẹ đã đi ngủ, gà nhà ai đã gáy đầu
canh, đêm về khuya trăng Vu Lan càng sáng tỏ, chỉ còn lại hai chị em, chị muốn
thức để tâm sự cùng em thêm một chút nữa thôi, mai chị sẽ tạm biệt nơi dấu yêu
này rồi, đường xa ngàn dặm một lần về một lần khó chị dành hết thời gian cho mẹ
và em. Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ tính tháng tính ngày/ Chín chữ
cù lao. Công cha tựa non cao. Nghĩa mẹ như biển rộng. Thức trắng một đêm mới
biết đêm dài vô tận. Ôi! Chị thương mẹ biết dường nào! Chị ơi! Em đã nhìn thấy
bông hồng cài trên ngực áo chị áo em rất đẹp, và chị hãy nhìn lên bầu trời, ở
đó… Trăng tháng Bảy, trăng cài bông hồng thắm. Mẹ Vu Lan, mẹ tắm suối dịu
hiền.
Tiếng gọi đò
Khi còn rất trẻ, tôi và một người bạn, cũng là giáo viên, thường cùng nhau rong
chơi đây đó vào lúc chừng 7, 8 giờ tối, sau khi ăn tối xong. Chúng tôi thường
đi qua đò ngang Triệu Độ, hoặc đò ngang Chợ Hôm Ái Tử sang Đâu Kênh. Những khi
đến bến vào giờ mà đò ngang đã nghỉ lâu rồi, hai chúng tôi phải vác hai chiếc
xe đạp trên vai lội ra giữa dòng và thay nhau đưa hai tay lên miệng chụm lại
làm loa gọi to hết cỡ: “Bớ đò!” Nhiều hôm trời ngược gió, chúng tôi gọi
khản cả cổ, không biết bao nhiêu tiếng bớ đò… cuối cùng ông lái đò cũng nghe được
và chống chèo sang đón chúng tôi. Biết ông thích rượu, thỉnh thoảng chúng tôi lại
tặng ông thêm một chai rượu gạo nguyên chất. Nhiều lần như thế, chúng tôi trở
thành khách quen, có những khi đêm hôm khuya khoắt mà nghe được tiếng gọi đò,
ông cũng chịu khó sang đón chúng tôi. Thử tưởng tượng, vào một đêm ba mươi tối
thui, giữa bến vắng đìu hiu, hai thằng tôi vốn sợ ma, tiếng gọi đò cộng hưởng
âm thanh dội trở lại nghe sợ lắm! Lúc đó, hai câu thơ của thi sĩ Quách Tấn ám ảnh
trong đầu: “Đời tan loãng như mây chìm bóng mộng/ Tiếng gọi đò lạnh toát giữa
hư không”. Chúng tôi sợ và lạnh toát da gà, cứ mong sao cho đò mau đến mà qua bờ
bên kia. “Ông lái đò giờ đây già yếu lắm!”, nhưng dù có giờ Tý canh
ba, ông vẫn không phàn nàn, ông hiểu và cảm thương lữ khách chờ đò! Không ai muốn
đi cái giờ ma đưa lối, quỷ dẫn đường; nhưng vì công việc quan trọng họ phải đi,
vậy nên ông lái đò chưa bao giờ để khách lỡ chuyến.
Qua đò
ngang đêm hôm cực khổ như vậy mà hai chúng tôi siêng đi lắm. Đi thăm nhà học trò
thì ít nhưng đến viếng ngôi chùa làng thì nhiều, không kể chi đêm rằm hay mồng
một. Đôi khi ông lái đò cũng thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi ở gần chùa Sắc
Tứ mà sang bên này đi chùa thường xuyên như vậy? Tất nhiên là cũng có lý do.
Ông lái
đò của tôi làm tôi nhớ tới ông lái đò của nhà thơ Rabindranath Tagore. Trong một
buổi chiều nọ, đò thì chở nặng đầy khách, nhưng vẫn còn một vị khách trên bờ vẫy
gọi, ông lái đò cảm thương ghé bến: “Hãy vào ghé tạm nơi đây, em lẻ loi
mang vài bó lúa. Thuyền tôi chật nặng lắm rồi, sao nỡ để em đi không với gọi.
Người non trẻ, thân em thướt tha gầy guộc, mắt tươi duyên hé nở nụ cười, và chiếc
áo em mang sậm màu mây trời nặng nước. Khách sẽ về từng bến. Khách sẽ về từng
nhà.
Ngồi tạm mũi thuyền tôi giây lát rồi cứ việc lên bờ, không ai níu giữ em đâu. Em về đâu? Nơi nao? Cất những bông lúa óng vàng, tôi cũng chẳng cần gạn hỏi. Khi hết chuyến dừng chèo kéo buồm neo thuyền ngưng nghỉ, tôi mới ngồi một mình tự hỏi lúc chiều buông: Em về đâu? Nơi nao? Cất những bông lúa óng vàng?” (Lover’s Gift - R. Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch). Ông lái đò của Tagore thật dễ thương, hẳn đã góp phần mang lại cho ông giải Nobel văn chương vào năm 1913.
Ngồi tạm mũi thuyền tôi giây lát rồi cứ việc lên bờ, không ai níu giữ em đâu. Em về đâu? Nơi nao? Cất những bông lúa óng vàng, tôi cũng chẳng cần gạn hỏi. Khi hết chuyến dừng chèo kéo buồm neo thuyền ngưng nghỉ, tôi mới ngồi một mình tự hỏi lúc chiều buông: Em về đâu? Nơi nao? Cất những bông lúa óng vàng?” (Lover’s Gift - R. Tagore, Đỗ Khánh Hoan dịch). Ông lái đò của Tagore thật dễ thương, hẳn đã góp phần mang lại cho ông giải Nobel văn chương vào năm 1913.
Cũng
còn một tiếng gọi đò khác có mặt trong giải Nobel văn chương năm 1946. Tiếng gọi
đò ấy xuất hiện trong tác phẩm Siddhartha của Hermann Hesse, một nhà
văn và cũng là thi sĩ, người Đức. Đây là cuốn tiểu thuyết ông viết về cuộc đời
của vị sa-môn Siddhartha, phỏng theo cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Trọn tác
phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp
sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn
tha thiết đi tìm sự giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ
nhạt.
Bản dịch của Phùng Khánh, tức cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải,
khi đem in năm 1965, nhà xuất bản Lá Bối đã xin đổi tựa sách là: Câu chuyện
dòng sông. Nghe cũng phù hợp với nội dung sách, nên vị cố Ni trưởng đã đồng ý.
Có lẽ ai đã đọc Câu chuyện dòng sông rồi thì cũng sẽ đồng ý với cái tựa
rất hay này, mặc dù cái tựa gốc Siddhartha là tên của nhân vật chính,
vị sa-môn trong câu chuyện.
Có một
dòng sông rất thơ mộng trong câu chuyện giống như dòng sông Ni-liên-thuyền nổi
tiếng ở xứ Phật Ấn Độ, Đức Phật đã ngồi tham thiền nhập định suốt 49 ngày dưới
cội cây bồ-đề bên dòng sông Ni-liên-thuyền này và Ngài đã trở thành một Bậc
Giác Ngộ. Dòng sông trong truyện của H. Hesse chỉ là dòng sông hư cấu trong một
câu chuyện hư cấu có chủ ý. Nhân vật chính, vị sa môn Siddhartha, tu khổ hạnh lâu
năm trong rừng sâu không thể giải thoát, sa-môn xuống núi gọi một chiếc đò
ngang qua sông để về xứ phồn hoa đô hội may ra tìm được con đường hạnh phúc vượt
thoát phiền não khổ đau, nhưng sau những cuộc truy hoan kiếm tìm hạnh phúc đi tận
hết hang cùng ngõ hẽm của đô thành cũng chưa tri kiến Niết-bàn. Vị sa môn tuyệt
vọng quay lại ngồi trên bến đò năm xưa kỷ niệm lúc xuống núi trở về. Lúc đó,
ông lái đò năm xưa đã quá vãng, người con trai đã thay cha chèo đò ngang trên
khúc sông này. Và đây là phút giây kỳ diệu thiêng liêng nhất, tiếng gọi đò đã
làm cho sa môn Siddhartha bừng tỉnh.
Tiếng
gọi đò - con đò hay con thuyền Bát-nhã của Như Lai sẽ đưa ta cập bờ bến giác.
Nhưng ta phải tự thắp đuốc lên mà đi theo đúng hướng ngón tay chỉ của Ngài, chắc
chắn ta sẽ đến bến bờ an vui hạnh phúc. Tiếng gọi đò làm cho ông lái đò và
khách đi đò là ta tỉnh thức. Tỉnh thức để lấy tấm lòng son mà đối xử tử tế với
nhau.
Tôi có
một cuộc điện thoại đặc biệt. Tôi nói đặc biệt với tôi vì người tôi nói chuyện
đang đứng ở bên bến đò Đâu Kênh, chuẩn bị lên đò ngang qua bến Chợ Hôm. Cô ấy
là cô giáo dạy tôi thuở ấu thơ.
“Cô
đang chuẩn bị qua bến đò Chợ Hôm đây, làm sao em có thể đưa cô ra nhà em?”.
“Dạ! Sẽ
có một đứa cháu tên là Hoàng đến đón cô”.
Hơn bốn
mươi năm cô ra định cư ở nước ngoài, bây giờ về thăm quê cô lại được đi đò
ngang thật là thú vị, bến đò quê ngoại nơi cô sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn,
cô đứng trên đò có đủ mọi cảm xúc vui buồn, cô bỗng khóc sướt mướt như mưa, nước
mắt cô rơi hoà xuống dòng sông quê vị mặn nghĩa tình.
Cả tỉnh
này người ta làm cầu nhiều rồi, may sao còn lại cái bến đò Chợ Hôm - Đâu Kênh,
để còn nghe tiếng gọi đò đêm ba mươi, đêm mùa thu lá rụng gió heo may và mưa rả
rích buồn thúi ruột thúi gan, vẫn còn có khách đứng gọi mãi, gọi hoài… bớ đò!
Chợ
Hôm nằm sát bến đò, ban đêm vắng vẻ, vậy mà đến sáng, chợ lại nhộn nhịp một
phiên chợ quê mang tên “chiều hôm”, nhưng lại nhóm họp bán mua tấp nập vào buổi
sáng sớm! Trong đình chợ có gánh bún của chị Hoa nổi tiếng ngon, rẻ, một tô chỉ
có bảy ngàn, giá chỉ có nửa so với ngoài phố. Đặc biệt, một tháng có bốn ngày:
ba mươi, mồng một, mười bốn, rằm là chị nấu bún chay. Chị Hoa nói, toàn là
khách bà con nông dân làm ruộng, nếu bán đắt lấy tiền đâu họ ăn.
Sáng
mai rằm, tôi sẽ mời cô giáo đi ăn bún chay đặc biệt ngon của chị Hoa ở chợ Hôm.
Cô đã dành cho lũ học trò chúng tôi hết một ngày vui trọn vẹn, tối nay tôi sẽ
đưa cô về quê ngoại cô ở Đâu Kênh, nhưng không phải qua đò ngang, mà bằng Taxi
đi vô Ái Tử qua cầu An Mô vòng qua. Ngồi trên taxi tôi lắng nghe tiếng chuông
trống bát-nhã của chùa Sắc Tứ và xa xa về phía bến Đâu Kênh như có tiếng ai gọi “Bớ
đò!”.
Phút huy hoàng
Chắc bạn đã biết “Góc
khuất” ở đâu rồi?
“Góc khuất” hay
là “góc tối” là tên hai bài hát Việt viết về đề tài xã hội của những
nhạc sỹ thuộc thế hệ 8X rất trẻ, đang được công chúng yêu nhạc quan tâm và mến
mộ, vì đó là những cảm thông sâu sắc đối với những mảnh đời không mấy may mắn
trong những góc khuất, góc tối của cuộc đời.
Thằng
bạn tôi là nhà doanh nghiệp, thỉnh thoảng hắn rủ tôi đi uống cà phê, hôm nay bỗng
nhiên đưa tôi đến một cái quán nhỏ nằm trong góc khuất ở một con hẽm, tôi biểu
hắn quay về, nhưng hắn thuyết phục, tôi nghe cũng có lý nên đành ngồi lại xem sao:
“Tui
biết ông là nhà báo ăn chay mà tới chốn này không hạp lắm! Tui cũng vậy, đâu có
mê chi chốn này, nhưng vì công việc làm ăn, đối tác có nhu cầu hóa ra mình cũng
phải dấn thân. Nhưng ông đừng lo, mình chỉ uống chút đỉnh chứ đâu có làm gì… mà
này, được chuyện trò với mấy em, biết đâu ông lại viết được một điều gì đó.”
Tôi chỉ
uống nước lọc pha chút bia cho cái ly thoang thoảng màu ố vàng dễ coi hơn là
màu nước trong suốt và ngồi nghe thằng bạn tôi huyên thuyên với một cô gái trẻ
có vẻ như đã quá thân quen với hắn lâu rồi. Hắn pha trò bằng những câu nói hòa
đồng bâng quơ và ngây ngô mang tính hoạt kê làm cho cả ba chúng tôi bật cười
vui vẻ! Trong căn phòng nhỏ không ai quấy rầy, tôi thấy thế giới nơi em thuộc về,
tạm thời giây lát mất đi dấu vết của sự khổ đau hận sầu trên khuôn mặt khá xinh
đẹp trẻ trung của em.
Em quên mất mình là ai? Đang ở đâu? Tội nghiệp, em đọc câu
thơ của Xuân Diệu trong ngấn lệ: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn
hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Một cô gái nơi góc khuất dạn dày sương gió
vẫn còn giọt nước mắt để ứa ra.
Em
đang tiếc nhớ đến một giây phút huy hoàng đã qua?
Phút
huy hoàng đó là gì nhỉ?
Nhà
thơ Xuân Diệu đã tặng cho đời hai câu thơ hay, nhưng có vẻ như tiên sinh đã ban
tặng con dao hai lưỡi cho những người trẻ tuổi đang yêu, nếu họ không biết tỉnh
táo giữ mình thì rất dễ bị lạc vào góc khuất.
“Mau
với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi/ Con chim hồng,
trái tim nhỏ của tôi/ Mau với chứ, thời gian không đứng đợi” (Giục giã - Xuân Diệu).
Yêu mà
cũng phải giục giã vội vàng như vậy sao? Mà cũng có lý vì trong cái thời buổi
chiến tranh, những người trẻ phải ra trận, đâu có nhiều thời gian bên nhau, cho
nên cái gì cũng phải mau kể cả chuyện yêu đương, khiến cho những người yêu nhau
không biết làm sao định nghĩa cho đúng hai chữ tình yêu thiêng liêng vốn dĩ là
một danh từ trừu tượng rất khó cắt nghĩa:
“Làm
sao cắt nghĩa được tình yêu/ Có nghĩa gì đâu một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng
nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu” (Vì sao? - Xuân Diệu).
Buổi
chiều nắng nhạt tuy êm ái nhưng rồi sẽ mất hút vào đêm đen; mây nhè nhẹ, gió
hiu hiu rồi cũng sẽ chìm theo vùng bóng tối; nếu tình yêu như vậy thì quá ngắn
ngủi so với tình yêu muôn thuở của Xuân Quỳnh:
“Em
trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Cũng ngừng đập
lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát - Xuân
Quỳnh).
Sự ví
von về tình yêu đôi khi chỉ mang tính tượng trưng, chưa thể chính xác, nhưng
tôi tâm đắc với một sự ví von rất đáng yêu của nhà thơ nữ:
“Xin
hãy yêu em/ Bằng tình yêu, biển nghìn đời sóng vỗ/ Sóng vỗ bờ ca hát/ chẳng hề
rời xa nhau/ Anh hãy là con sóng vỗ/ Em hãy là bờ cát nhỏ/ Sóng vỗ bờ cát
em/ Vỗ mãi, không xa rời” (D.Y).
Cái
phút huy hoàng trong tình yêu phải chăng là “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/
Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên”(Thế Lữ)?
Cô gái đang ngồi bên
chúng tôi đây, trước kia là một cô thôn nữ xinh đẹp, đã có biết bao chàng trai
trong làng đến tán tỉnh, cô đều khước từ, Cô đã bị cái ma lực nơi phồn hoa đô hội
phố xá thị thành hút hồn:
“Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương
đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Nguyễn Bính).
Cô gái đã bị cái vỏ bọc hào
nhoáng của đô thành hoa lệ mời gọi, thôi thúc cô đi kiếm tìm cái giây phút huy
hoàng ấy, tưởng sẽ dài lâu nhưng than ôi, nó mong manh như tơ trời sau một đêm
tàn sương tan biến theo ánh dương hồng ban mai chỉ còn vết dấu tình sầu đưa cô
về nơi góc khuất, góc tối tận cùng ngõ hẻm xa xăm mịt mù sương khói, ngồi gậm
nhấm nỗi buồn đau le lói suốt trăm năm, họa hoằn lắm mới gặp được vài người
khách đồng cảm để cô nàng có thể có vẻ mặt tươi vui mà trút hết bầu tâm sự đang
nén chặt trong lòng giá băng khô héo.
Cô gái tiếc nuối mối tình quê thuở
còn đôi tám, chàng trai mà cô đã phụ tình đã kiếm tìm được nàng thôn nữ khác,
tuy không xinh đẹp hơn cô nhưng họ cũng đã có những phút huy hoàng thăng hoa của
tình yêu trong cái lũy tre làng chật hẹp nhưng êm ái dài lâu, không giống
như phút huy hoàng mong manh ấy của cô, sau đó là triền miên buồn le lói nơi
góc khuất u tối này, cô làm sao có thể mang nỗi phụ phàng quay về nơi chốn quê
hương điền dã.
Té ra cái phút huy hoàng nơi miền
thôn dã còn hay hơn nhiều so với chốn đô thành. Đôi vợ chồng ngồi bên hiên mái ấm
làng quê yên bình ngắm trăng rằm mùa hạ, ao sen nở ngát mùi hương tinh khiết
thanh cao mát dịu tình ta thắm thiết nồng say hương lúa đang thì con gái:
“Trời hôm nay thanh thanh, gió đưa
cành mơn man tà áo/ Làn mây xanh vây quanh ánh vầng hồng chiếu xuống niềm tin/
Đàn chim non tung tăng như đón chào ngày vui thế gian/ Chúc ai vừa tìm được bến
mơ.
Nhiều đêm ngắm trăng lên, bên bạn
hiền/ Đêm về nghe con khóc vui triền miên/ Lời ru trong đêm vắng/ Với tình
thương chứa chan/ Còn mong ước gì, ngày ta mãi bên nhau.
Ngày em lo nương khoai, dưới mưa
dầm anh lo cày cấy/ Dù cho bao gian lao, nhưng tình nghèo góp sức mà vui/ Cầu
mong cho mai sau/ Gió đưa thuyền mình về đến nơi/ Phút bạc đầu đẹp lòng lứa
đôi” (Ngày hạnh phúc - Phạm Đình Chương)
Tình yêu nơi thôn dã đẹp lòng lứa
đôi đến phút bạc đầu, không mong manh như chuyện tình nàng Mỵ Châu và chàng Trọng
Thủy nơi chốn hoàng cung. Để cảm thương nàng Mỵ Châu sau cái phút huy hoàng ấy
không phải là cái buồn le lói suốt trăm năm nơi góc khuất, mà là cái chết do
chính phụ vương ban tặng, nhà thơ Kim Cúc đã hóa thân mình vào vai cô công chúa
tội nghiệp Mỵ Châu để trút nỗi lòng của một người phụ nữ, một người vợ hiền, biết
tâm địa của chồng chẳng yêu thương chi mình, nhưng vì truyền thống của người phụ
nữ Việt, một ngày nên nghĩa thiếp chàng, trăm năm một phút huy hoàng khó quên:
“Không biết mùa thu hay mùa đông/
Không nhớ mùa xuân hay mùa hạ/ Khi cả chiều lẫn đêm đều buốt giá/ Em như con
thiêu thân nhỏ/ Hân hoan đáp xuống ánh đèn/ Nỗi nhớ đốt đôi cánh mỏng/ Rụi tàn
thiêu cháy niềm tin.
Nơi cuối nẻo xa kia/ Muộn rồi
chàng chẳng kịp về/ Chiếc lông ngỗng hẹn hò tội nghiệp/ Chở cô đơn lỏng lẻo
tình em.
Nơi cuối nẻo xa kia/ Ngựa chàng
xua quân cứ đuổi/ Lông ngỗng bay trắng xóa đường đêm/ Bước đường cùng cha em mất
nước.
Nơi cuối nẻo xa kia/ Ngựa chàng
oai phong lẫm liệt/ Quân chàng cờ chiến thắng rợp trời/ Vấy máu dân em đỏ rực.
Nơi cuối nẻo xa kia/ Lông ngỗng đầy
đường ai nhặt/ Cát bụi lấm lem lời hẹn hò/ Để tim em muôn đời thổn thức”
Đáp xuống ánh đèn mà “hân
hoan”, kỳ lạ thật! Vì em là con thiêu thân nhỏ, lỡ mê muội cái ánh sáng
hào nhoáng đô thành, cho nên khi trở về với cát bụi tim em vẫn muôn đời thổn thức
vì anh.
Đó là cái phút huy hoàng của tình
yêu đôi lứa.
Còn về sự nghiệp, ai cũng muốn tìm
kiếm cho mình cái phút huy hoàng. Anh hùng lịch sử Trần Bình Trọng đã chọn cho
mình cái giây phút thiêng liêng đó:
“Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương
đất Bắc”.
Sau cái câu nói đĩnh đạc ấy là sự
tỏa sáng phút huy hoàng đến mai sau nhắc mãi cái tên Trần Bình Trọng. Trong lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước có biết bao nhiêu người con đất Việt đã làm
nên phút huy hoàng như thế cho Tổ quốc.
Phút huy hoàng còn là niềm khát khao
cháy bỏng của các sĩ tử, họ nỗ lực chinh phục đỉnh cao trí tuệ bảng vàng ghi
tên tuổi, đem tài đức cống hiến cho đất nước. Sau cái phút huy hoàng đó không
phải là cái buồn le lói mà là niềm vui bất tận trăm năm, tưởng thưởng cho những
con người biết sống, biết tư duy để tồn tại có ý nghĩa trên cõi đời này.
Tôi kính cẩn nghiêng mình đốt nén tâm
nhang, mong hương hồn tiên sinh Xuân Diệu rộng lượng thứ lỗi cho tôi trót đem
hai câu thơ cùa ngài nhận định lung tung trên hè phố trăng tàn trà ôi rượu
nhạt, vì tôi có kính yêu ngài mới học thuộc lòng câu thơ rất hay này của ngài
hơn 40 năm và may mắn cho tôi được hưởng lợi từ ba chữ “Phút huy hoàng”, dù
cho cái huy hoàng của tôi có được rất nhỏ bé đơn sơ, nhưng sau cái huy hoàng đó
tôi mãn nguyện vì có một mái ấm đủ che mưa che nắng, mái ấm hạnh phúc nơi chốn
làng quê thanh bình an vui, không u buồn mong manh như cái phút hoàng huy của
những cô gái trẻ má phấn môi son, quần là áo lượt, đang le lói hận sầu đến trăm
năm trong những xó xỉnh góc khuất, góc tối thâm u mù mịt của cuộc đời mà nào có
ai thấu hiểu???!!!
Ngày kia trăng sẽ già
Dù trăng tròn hay khuyết, tôi nói
với vầng trăng: “Hãy ở đó cho tôi!”. Trăng chẳng hẹp hòi, đem cho tất
cả, không cần chọn lựa, chẳng giữ lại chút gì. Tôi hạnh phúc quá đi! Được mặc sức
ngắm nhìn vầng trăng mầu nhiệm. Trăng cống hiến trọn vẹn, trăng không nói chỉ
cười, giữa bao la sao trời, lòng tôi dần rộng mở, tràn ngập sự biết ơn, biết ơn
vầng trăng, đã ở đó cho tôi và… hạnh phúc có mặt.
Cuộc sống hiện tại với nhịp sống
hối hả từng ngày, những lúc nghỉ ngơi, ai cũng tìm cho mình một cách thư giãn để
nạp lại năng lượng, xả stress. Thật là tuyệt vời vào một đêm rằm, mở cửa sổ
đón “nguyệt lai môn hạ nhàn”, hạnh phúc biết bao nhiêu khi được ngồi yên
không ai quấy rầy, không nghe điện thoại, không áp lực công việc, trút hết âu
lo, được ngồi yên hóng gió mát, hít thở sâu chậm nhẹ nhàng, lặng lẽ ngắm nhìn
trăng vàng chiếu ánh sáng hiền dịu.
Hóng gió mát, ngắm trăng thanh, tâm
nhàn trí nhẹ, không sợ mất tiền chỉ sợ nợ nần nhà thơ Hàn Mặc Tử, trăng là của
ông vì ông đã từng rao bán: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho!”. Nhưng
không sao, mình có thể quỵt nợ ông ấy. Thi sĩ nói vậy là để cho mọi người biết
trân quý, biết cám ơn vầng trăng mầu nhiệm và biết mở cửa sổ đón “nguyệt
lai” mỗi mùa trăng về, nếu vô tình bỏ quên thì thật là tiếc!
Thùng thình, tiếng trống múa lân của trẻ
con đầu xóm, tết Trung Thu lại về, một cái tết thật ý nghĩa đối với đàn em bé,
trăng trở thành người bạn đáng yêu được các em ngợi ca bằng rất nhiều bài hát.
Có một bài đồng dao đã đi theo tôi suốt cả thời niên thiếu, bây giờ lại được
nghe các em hát: “Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ
cho mo/ Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút/ Ông trăng xuống chơi
ông Bụt thì ông Bụt cho chùa/ Ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho
lính/ Ông trăng xuống chơi đền Thánh thì cụ Chánh cho mõ/ Ông trăng xuống chơi
nồi chõ thì nồi chõ cho vung/ Ông trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho
nhựa/ Ông trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tàu/ Ông trăng xuống chơi
cần câu thì cần câu cho lưỡi/ Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho
hoa/ Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái/ Ông trăng xuống bên cô
gái thì cô gái cho chồng/ Ông trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ…
Ông trăng trả vợ đàn ông, trả chồng
cô gái, trả trái cây cà/ Trả hoa cho bưởi, trả lưỡi cần câu, trả tầu con ngựa/
Trả nhựa cây sung, trả vung nồi chõ, trả mõ ông Chánh/ Trả lính nhà vua, trả
chùa cho Bụt, trả bút học trò/ Trả mo cây cau, trả mo cây cau, trả mo cây cau…”.
Trăng hồn nhiên, ngây ngô, quấn
quýt lấy đàn em bé, em đi tới đâu trăng đi tới đó. Trăng được cho rất nhiều,
nhưng trăng không nhận gì, trăng trả lại tất cả. Trăng siêng năng chăm chỉ, chiếu
hết ánh sáng dịu mát cho đời, không kêu ca tính toán. Mặc cho trời mưa nắng, mặc
cho đời bể dâu, muôn vật đổi sao dời, trăng vẫn tròn trẻ mãi. “Em đi qua
chuyến đò, ối a con trăng còn trẻ/ Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ
già.” (Biết đâu nguồn cội - Trịnh Công Sơn). Vâng! Ngày kia trăng sẽ già,
nhưng ngày kia còn xa lắm. Đêm nay, trăng rằm tháng tám khoác ngoài một chiếc
áo choàng mây trắng lộng lẫy bay bay, vô cùng diễm lệ! Trong lòng tôi xao xuyến
một nỗi vui. “Từ khi trăng là nguyệt/ Vườn xưa lá xanh tươi/ Đàn chim non
lần hạt/ Cho câu kinh bước tới/ Từ khi trăng là nguyệt/ Tôi nghe đời vỗ về tôi/
Từ khi em là nguyệt/ Câu kinh đã bước vào đời” (Nguyệt ca - Trịnh Công Sơn). Xin
cám ơn đàn em bé với tiếng trống múa lân quen thuộc diệu kỳ, đưa tôi về miền ký
ức xa xôi… Xin cám ơn vầng trăng đã ở đó cho tôi và… hạnh phúc có mặt.
Vĩnh biệt một vì sao nhân ái
Hôm nay
(1/7), ông Nicholas Winton - người hùng thầm lặng của nước Anh đã giải cứu được
669 trẻ em, chủ yếu là người Do Thái khỏi thảm khốc của chiến tranh - đã qua đời.
Ông hưởng thọ 106 tuổi.
Ngày hôm nay, con rể của ông
Nicolas Winton (sinh ngày 19/5/1909 tại London trong một gia đình Do Thái), ông
Stephen Watson chính thức thông báo ông Nicholas đã từ trần bình yên trong giấc
ngủ tại bệnh viện Wexham, Slough, Anh Quốc.
Ông Nicholas Winton, 2014
Photo: Petr David/ Asociated
Press
Ngoài ra, câu lạc bộ Rotary Club
of Maidenhead, nơi ông Nicholas là một thành viên cũng đã bày tỏ niềm tiếc
thương và nỗi đau buồn trước sự ra đi của người anh hùng thầm lặng: “Thật buồn
khi phải thông báo ngài Nicky Winton đã ra đi vào buổi sáng ngày hôm nay. Con
gái của ngài Nicky, cô Barbara cùng 2 người cháu đã ở bên khi ông ra đi... ”.
Trước sự ra đi của ông Nicholas, Thủ tướng
Anh David Cameron cho biết: “Thế giới đã mất đi một vĩ nhân. Chúng ta sẽ không
bao giờ quên lòng nhân ái của ngài Nicholas Winton khi cứu sống biết bao trẻ em
khỏi nạn diệt chủng”.
Cuộc đời ông Nicholas Winton là
hình ảnh của một trái tim rộng mở, của một tấm lòng nhân ái, đã gây trong ta một
niềm cảm xúc vô bờ.
Ông chỉ là một người bình thường
như trăm ngàn người khác, như tất cả chúng ta lớn lên, học hành xong, tìm kiếm
một việc làm và hưởng thụ chính đáng những gì mà đời sống đem lại cho mình.
Nhưng trái tim ông đã xoay hướng cuộc đời ông vào cuộc đời của bao nhiêu người
khác!
Vào tháng 9/1938, thỏa hiệp Munich
giữa Đức Quốc xã và các nước Âu châu được ký kết, chấp thuận cho Đức sáp nhập
Sudetenland, miền núi phía Bắc của Tiệp Khắc (tức Czechoslovakia - ngày
nay là Cộng hòa Séc), vào Đức. Mặc dù Thủ tướng Anh lúc đó là Chamberlain tuyên
bố rằng thỏa hiệp Munich sẽ “đem lại hòa bình cho thời đại chúng ta”, nhưng thực
tế thì chiến tranh thế giới đã lấp ló ở chân trời; thỏa hiệp chỉ có làm chậm lại
chiến tranh mà thôi.
Mùa Giáng sinh năm 1938, Nicholas
Winton lúc đó vừa mới 29 tuổi, làm việc trong lãnh vực thị trường chứng
khoán London, đang chuẩn bị đi trượt tuyết ở Thụy Sĩ, thì nhận được điện thoại
của người bạn đồng hành, ông Martin Blake, một giáo chức, hoạt động trong Ủy
ban tị nạn Tiệp Khắc, ông này nói là ông vừa được giao một nhiệm vụ đặc biệt ở
Tiệp Khắc, cần sự giúp đỡ của Winton, và yêu cầu Winton đến Prague (Praha - thủ
đô Tiệp) càng sớm càng tốt, và nhắc thêm là đừng mang theo đồ trượt tuyết.
Thế là ông đến Tiệp Khắc. Khi đó chiến
tranh châu Âu đang có cơ bùng nổ. Các tổ chức nhân đạo đang nỗ lực đề xướng các
đề án cứu nguy người Do Thái, người tị nạn chính trị và các nhóm người khác có
thể nguy hiểm trước sự đe dọa của Hitler. Nhưng trong thực tế, chưa có một hành
động cụ thể thiết thực nào cả, nhất là đối với trẻ con. Trước nguy cơ đó, ông
quyết tâm hành động.
Các em bé đã được cứu thoát - Ảnh: Internet.
Hình không đề ngày tháng của Nicholas Winton
với một em bémà ông đã cứu thoát - Ảnh: Internet.
Ông từ bỏ nghề nghiệp mình, dùng căn
phòng của ông trong khách sạn làm văn phòng, ông tiếp xúc và thâu nhận đơn của
cha mẹ có con em yêu cầu ông đưa chúng ra khỏi Tiệp Khắc vì họ không thể nào
đưa toàn gia đinh thoát khỏi Tiệp Khắc được.
Khi đã có hàng ngàn đơn trong tay, ông
viết thư cho các chính phủ châu Âu và cả Hoa Kỳ để yêu cầu trợ giúp. Tất cả đều
không trả lời, chỉ có Anh quốc và Thụy Điển đồng ý trợ giúp với điều kiện ông
tìm được các gia đinh chịu bảo trợ, nuôi dưỡng các em cho đến tuổi 17 và phải
có sẵn một ngân khoản là 50 bảng Anh, làm phí tổn hồi hương cho mỗi trẻ, khi
chiến tranh chấm dứt. Sau này ông nói nếu lúc đó Hoa Kỳ chịu giúp thì ông có thể
cứu được ít nhất cũng đến 2000 trẻ.
Với sự trợ giúp của các cộng tác
viên, ông đã gây đủ tiền và đã tìm đủ các gia đình bảo trợ cũng như thu thập
hay giả tạo các chứng từ di trú cần thiết.
Nhóm trẻ Do Thái đầu tiên rời Prague
bằng máy bay vào ngày 14/3/1939, một ngày trước khi Đức Quốc xã tràn vào
Bohemia và Moravia của xứ Tiệp Khắc. Thêm 7 chuyến sau đó nữa. Chuyến chót khởi
hành vào 2/8/1939 chở trẻ em bằng xe lửa qua các nước châu Âu, rồi chuyển bằng
tàu thủy qua Anh.
Nicholas Winton cho biết ông chỉ
thấy các em tại sân ga xe lửa Liverpool (London) trong chốc lát ngắn ngủi, trước
khi các gia đình bảo trợ đón chúng về nhà họ. Nhưng “trong tim tôi, trong lòng
tôi, một niềm vui khôn tả reo lên, như tiếng cổ vũ trong một trận đá bóng,
nhưng bên ngoài tôi vẫn giữ trầm tĩnh và im lặng”. Ông nói như vậy với báo chí
một năm sau đó và thêm: “Tôi hiểu rằng mỗi một em đến an toàn tại sân ga hôm đó
thì có cả hàng trăm em bị kẹt lạị tại Tiệp Khắc. Và tôi hiểu rõ rằng vì việc tổ
chức cứu thoát các em hoàn toàn dựa vào khả năng của chính mình tôi thôi, nên
tôi không thể nào có khả năng đem thêm một số các em khác hiện trong tình cảnh
vô cùng nguy hiểm”.
Nicholas Winton với một số người mà ông đã cứ thoát
khỏi tay
Đức Quốc xã trong chiến dịch có tên là
Czech Kindertransport - Ảnh: Internet.
Chuyến xe lửa chở các em cuối cùng
dự trù khởi hành vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, chở khoảng 250 em, nhưng vì
Đức Quốc xã đã chiếm Ba Lan 2 ngày sớm hơn; chiến tranh đã tuyên bố, biên giới
bị đóng, nên đã không khởi hành được. Không một em nào trong chuyến này, sau đó
còn sống sót.
Theo Viện Bảo tàng của Lò Thiêu Do Thái
(Holocaust Museum), Winton tên thật là Nicholas Wertheimer, sinh ngày 19/5/1909
ở West Hampstead, Anh Quốc. Cha mẹ ông là người Anh gốc Do Thái, nhưng đã cải đạo
theo Anh giáo để dễ dàng hòa nhập vào xã hội Anh và đổi họ là Winton. Theo ông
thì gia đình ông không có một niềm tin tôn giáo nào cả.
Khi được hỏi là ông đã nỗ lực giúp người
Do Thái -Tiệp, có phải là vì ông có nguồn gốc Do Thái trong người phải
không? Ông trả lời: “Điều đó để cho các nhà tâm lý học trả lời. Với tôi,
tôi không làm việc đó với ý thức mình có dòng máu Do Thái trong huyết quản… Khi
tôi đặt kế hoạch cứu giúp trẻ con Tiệp Khắc, không phải là tôi cứu giúp trẻ con
Do Thái, tôi làm vậy chỉ vì chúng là những đứa trẻ mà thôi”.
Trong thời chiến, ông làm tài xế cho hội
Hồng Thập Tự (Hội Chữ Thập Đỏ) ở Pháp và Anh. Sau đó ông gia nhập không lực
hoàng gia. Sau chiến tranh, ông tích cực hoạt động trong lãnh vực nhân đạo kể cả
việc trợ giúp người tị nạn, trông coi việc phát mại những tài sản mà Đức Quốc
xã đã lấy cắp và phân phối lại cho những nạn nhân các Lò Thiêu Do Thái sống sót
và đồng thời giám đốc việc cho vay để khôi phục các nước châu Âu.
Đồng thời, ông hoạt động gây quỹ cho các
hội người già và người tàn tật ở Anh. Ông về hưu vào năm 1967.
Ông giữ kín các hoạt động nhân đạo của
ông có đến 50 năm; chỉ đến năm 1988, khi tình cờ vợ ông khám phá ra các tài liệu
ghi rõ tên tuổi của những trẻ con, trai và gái, mà ông đã cứu thoát khỏi tay Đức
Quốc xã. Ông bảo vợ ông hủy đi, nhưng bà đã không làm vậy và đã gởi tài liệu
đên cho Holocaust Museum và thế là thế giới biết đến con người có tấm lòng nhân
ái đó.
Hoạt động của ông được vinh danh dưới
nhiều hình thức:
Một trường tiểu học tại Tiệp Khắc mang
tên Winton.
Tên ông được hai phi hành gia Tiệp Khắc
Jana Ticha và Milos Tichy đặt cho hành tinh 19384.
Một bức tượng ông được đặt tại một nhà
ga ở Tiệp.
Ba đài kỷ niệm được xây dựng tại
Liverpool st, London, nơi các chuyến tàu chở các em từ Tiệp đến Anh
Năm 2002, ông được Nữ hoàng Anh phong tước
Hiệp Sĩ (Knighthood) để thừa nhận các hoạt động cứu trợ trẻ em Tiệp Khắc của
ông.
19/5/2014, lúc ông 105 tuổi, ông được
ban tặng Huân chương danh dự cao quí nhất của Cộng hòa Tiệp Khắc.
Tháng 9/2010 một bức tượng ông được dựng
tại nhà ga Maidenhead, London.
Năm 2011, câu chuyện của ông đã được dựng
lại thành phim có tiêu đề Nicky’s Family.
Ngày 28/10/2014, ông được Tổng thống Tiệp
Khắc trao tặng Huân chương “Sư Tử Trắng” (White Lion Order).
Học sinh Cộng hòa Séc và sau này thêm cả
các “trẻ em” của Winton đã đề cử nhiều lần tên ông cho giải Nobel hòa bình,
hàng trăm ngàn chữ ký để ủng hộ ông, nhưng 3 lần ông đều không được! Chắc chưa
phải là lần cuối cùng...
Ông cũng không được trao huân chương cao
nhất của nhà nước Izrael dành cho những người nước ngoài đã cứu vớt dân Do Thái
trong hoạn nạn, chỉ bởi gốc gác ông cũng là người Do Thái.
Ông luôn vẫn bảo: “Nếu có việc gì bất khả
thi, thì tức là vẫn có một cách nào đó để làm cho bằng được!”.
Ông đã mất trong một giấc
ngủ nhẹ nhàng, ngày
01/7/2015.
Ông từ giã chúng ta ở tuổi 106.
Chúng ta vô cùng thương tiếc nói lời
vĩnh biệt một vì sao nhân ái, một người hùng thầm lặng của nước Anh đã ra
đi, nhưng tấm lòng tốt vĩ đại của ông sáng mãi trong lòng hậu thế.
Lê Đàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét