Tục đa thê... ngày ấy
Đàn ông có muốn đa thê không? - Xin thưa là chẳng ai muốn.
Nói có cơ sở từ chuyện “Trồng trầu thì phải khai mương/ Làm trai hai vợ phải
thương cho đều” (Ca dao). Bởi một vợ được “nằm giường lèo” còn tình thương hễ
chia không đều thì…chỉ “nằm chòng queo” chứ nói chi đến ba vợ là “ra chuồng
heo mà nằm” càng tệ hại hơn.
Cớ sao đàn ông ngày ấy được chấp nhận tục có “năm thê bảy thiếp”?-
Trước tiên là duy trì tộc họ, bởi quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”,
là muốn gìn giữ đất đai, tài sản. Khi ấy sức khỏe con người chưa được y học bảo
hộ. Khi ấy phụ nữ chưa được công nhận quyền bình đẳng. Xét cho cùng, hôn nhân
ngày ấy thường do mai mối, cha mẹ ép duyên con cái dẫu là còn đang đi học(ở độ
tuổi bậc phổ thông). Khi cảm nhận hương vị đàn bà rồi sinh ra khao khát mỗi lúc
đi xa mở rộng giao lưu sa đà nảy ra tình yêu, bởi tính nhớ vợ nên thương em khó
dằn. Thế là em trở thành “chính phi”, tiếp nữa “thứ phi”,… Cũng học từ các vua
quan, tầng lớp quý tộc thượng lưu ngày ấy, nảy ra nhiều hệ lụy mâu thuẫn như
tranh giành ngôi báu,… Còn như một số vị quan liêu, đại gia kể cả tiểu gia bây
giờ cứ rẽ nhánh, đâm cành luật hôn nhân và gia đình, nên khi ra tòa bị lộ căn hộ
“bồ nhí”, còn vào bệnh viện nhiễm S, nhiễm U,…
Trở lại tục ngày ấy, nếu như bà Trần Thị Tần (1740- 1778),
không làm người vợ thứ ba, trong tám người vợ cụ Nguyễn Nghiễm(1708- 1776), đã
sinh ra Nguyễn Du, giờ ta sao có được một Đại thi hào Văn học dân tộc. Ngày ấy,
nếu như bà Hà Thị Loan(1814-1897) không làm vợ thứ hai cụ Đào Đức
Nương(1810-1884) đã sinh ra Đào Tấn, giờ sao ta có được một Danh nhân Văn hóa
Việt Nam,… Nhân tài đức độ từ sự phát huy nội lực ở mỗi cá nhân. Chứ không là sự
kế thừa, cơ hội dung túng cho các đấng mày râu, có thấu ở phận thê thiếp một
nàng Tiểu Thanh đời Minh Trung Quốc bị vợ cả ghen tuông, được Nguyễn Du sẻ
chia: “Son phấn có thần chôn vẫn hận/ Văn chương không mệnh đốt còn vương”(Đọc
Tiểu Thanh kí). Đàn ông có thấu những phụ nữ là nạn nhân hoàn cảnh xã hội bấy
giờ phải làm lẽ mà Hồ Xuân Hương vạch trần nỗi khổ nhục “Cố đấm ăn xôi, xôi lại
hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”(Lấy chồng chung),…
Chân tình mà nói xét về mặt thể chất, đàn ông khỏe mạnh,
phóng khoáng. Nhưng lâm cảnh đa thê cũng lắm mệt mỏi vì các “phi” phơi phới liếc
mắt đưa tình nên dễ tiêu hao năng lượng. Hồi ấy, các bậc chức sách xã huyện
quanh vùng tin tưởng tìm đến lương y đức độ họ Lê quê tôi bắt mạch(nghe nhịp
tim) bốc thuốc điều trị vợ chánh, đến vợ thứ, rồi bồi bổ bản thân. Trong đó có
một vị Hương chức (người chuyên coi sổ sách ở xã Phú Mỹ, Phú Phong) còn gọi
hương bộ. Sau khi vợ chánh qua đời, ông tục huyền, nhưng bà ở với ông không bao
lâu lâm bệnh ra đi, để mình ông nuôi con. Cảm kích tấm lòng thủy chung, thầy
thuốc bắc họ Lê(ông cố ngoại tôi) gã con gái thứ ba cho ông, còn ông ngoại tôi
thứ bốn.
Sau đó, bà ba thường đưa ông ba hương bộ về quê thăm cha mẹ vợ.
Cạnh rào vườn nhà ngoại là gia đình cụ giáo huấn, cử nhân khoa Ất Dậu Hàm Nghi
thứ nhất Trường thi Bình Định, có con gái đã lớn, lại là em bạn của bà ba. Bà
ba rủ rỉ thế nào mà ngày ấy bà sáu sớm mồ côi cha mẹ, chịu về làm lẽ ông ba.
Hai bà lấy một chồng mà thương yêu nhau vô bờ bến. Nhưng dù con vợ chính hay thứ,
cả vợ lẽ, ông ba đều yêu thương tất thảy. Thế mới lạ, con gái Phước Lộc và con
trai đất võ Tây Sơn bấy giờ thuộc sách hiếm.
Còn cháu của hai bà ở cách nhau cạnh rào dưới quê được hai bà
mai mối, giờ cho tôi có được má là cháu ruột của bà ba, có được cha là cháu ruột
của bà sáu. Nghe má kể, cứ đến ngày giỗ, bà ba đưa các cậu dì, còn bà sáu đưa
các chú về thắp nhang ông bà nội ngoại.
Rồi cuối những năm sáu mươi thế kỷ XX, đến lượt các cậu dì
đưa các anh các chị, các chú đưa các em về quê ngoại. Lúc ấy tôi nhớ đã trên 10
tuổi, bắt mắt những quả bánh thuẫn, bánh bò ba tai, và bánh tai yến đủ màu của
dì thừa tôi mang về giỗ, riêng món bánh ít lá gai tại nhà ngoại đã làm.
Và sau lời thăm hỏi là những câu chuyện mùa màng chân chất, hả hê nhất cho tôi trầm trồ con sông từ Hầm Hô men theo núi chảy sau vườn nhà các anh dày đặc những cá là cá. Nên phải vẹt cá mới múc nước tưới cây!... Còn má tôi kể lúc nhỏ lên thăm, ăn giỗ, được ông bà ba tặng cho cái kẹp tóc là mừng lắm, gởi bì bột, bún củ chuối, đậu phộng,… làm quà mang về. Giờ đến lượt chị em chúng tôi, cứ phải lạc giữa những con đường bê tông nhà cửa san sát thay đổi từng ngày. Họ hàng anh em súm xít bên nhau. Ngôi nhà tự đường nằm giữa, phía trên khuôn vườn rộng là con cháu bà ba, phía dưới là con cháu bà sáu đang ở. Vườn cây bát ngát chuối cơm, chuối mốc và các loại hoa quả khác. Và mỗi lần vào gần thắng cảnh Hầm Hô, ngang qua khu mộ tộc họ Nguyễn (ở Phú Mỹ, Tây Sơn), phía sau đó là nơi bà ba và bà sáu, có cả hai hai cậu và hai chú đã yên nghỉ nơi đây. Đã thành chuyện xưa để con cháu biết đến yêu thương mà nhớ về.
Và sau lời thăm hỏi là những câu chuyện mùa màng chân chất, hả hê nhất cho tôi trầm trồ con sông từ Hầm Hô men theo núi chảy sau vườn nhà các anh dày đặc những cá là cá. Nên phải vẹt cá mới múc nước tưới cây!... Còn má tôi kể lúc nhỏ lên thăm, ăn giỗ, được ông bà ba tặng cho cái kẹp tóc là mừng lắm, gởi bì bột, bún củ chuối, đậu phộng,… làm quà mang về. Giờ đến lượt chị em chúng tôi, cứ phải lạc giữa những con đường bê tông nhà cửa san sát thay đổi từng ngày. Họ hàng anh em súm xít bên nhau. Ngôi nhà tự đường nằm giữa, phía trên khuôn vườn rộng là con cháu bà ba, phía dưới là con cháu bà sáu đang ở. Vườn cây bát ngát chuối cơm, chuối mốc và các loại hoa quả khác. Và mỗi lần vào gần thắng cảnh Hầm Hô, ngang qua khu mộ tộc họ Nguyễn (ở Phú Mỹ, Tây Sơn), phía sau đó là nơi bà ba và bà sáu, có cả hai hai cậu và hai chú đã yên nghỉ nơi đây. Đã thành chuyện xưa để con cháu biết đến yêu thương mà nhớ về.
Tục đa thê… ngày ấy có được sự đồng thuận của quần chúng
không. Xin khẳng định một điều là không. Dựa vào giấy giá thú của cha má tôi
ngày ấy có ghi rõ: Họ và tên chồng, tên vợ (vợ chánh hay vợ thứ). Vậy thì vợ
chánh là lần cưới đầu tiên. Còn sau đó nếu như người vợ chánh mất đi như trường
hợp ông ba, tục huyền lần hai thì ghi vợ thứ hai, nếu vợ thứ hai mất nữa thì
ghi vợ thứ ba,… Vậy chăng có tục đa thê do từ áp lực gia đình mà ra, còn cái
thú trăng hoa chỉ là chuyện ngoài lề một số đàn ông nào đó cho tục đa thê nảy mầm.
Ngày nay trong tờ đăng kí kết hôn ghi dưới họ tên chồng/vợ (kết hôn lần thứ mấy)
lại là một sự bình đẳng. Xét cho cùng hiến pháp Nhà nước ta quy định một vợ một
chồng lại là tất yếu và rất khoa học, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi
thành viên trong gia đình đối với cộng đồng, dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét