Chuyện rồng rắn lên mây
Và ký ức ùa về trong tôi mỗi khi trời chuyển tiết, nhất là thời
buổi giao mùa. Se se lạnh cuối thu đầu đông man mát những cảm xúc sao quên được
tuổi thơ. Nửa thế kỷ rồi như còn rộn rã ngày hôm qua vừa chơi trò Rồng Rắn.
Trong mười hai con giáp, nếu như cặp Tí - Sửu, Dần - Mẹo,
Thìn - Tị, Ngọ - Mùi, Thân - Dậu, Tuất - Hợi đứng cạnh bên hẳn là dụng ý của người
xưa. Cái giống Tí tuy bé nhỏ chui rúc trong hang tối chuyên gặm nhắm phá hoại
bao nhiêu thì anh Sửu lênh khênh mạnh mẽ nhẫn nại đường cày bấy nhiêu; nếu như
cặp Dần - Mẹo có nét tương đồng về màu lông thì chưa phải là trùng hợp, bởi Dần
chúa tể sơn lâm thì Mẹo nhà hiền hòa nhưng cũng là kẻ thù không đội trời chung
với anh Tí; còn đôi Ngọ - Mùi chuyên ăn chay rau lá, nhưng Ngọ có cái bờm luôn
được cắt tỉa chải chuốt thẳng băng đầy tự kiêu, thì ngược lại Mùi trên núi cao
“be be…” dở trò gọi bạn, gọi mãi thèm thuồng nhớ thương nước dãi lâu ngày chảy
thành suối và cứng ngắt lại là chòm râu dưới cằm bây giờ đấy, Ngọ được ưu tiên
uống nước đường cho khỏe sức rong ruổi đường trường phục vụ mục đích con người;
thương nhất vẫn là cặp Thân - Dậu bương chải trên cành dưới đất, hái lượm thức
ăn thường ngày, xem ra cặp này cần mẫn lắm; cũng không an phận tủi thân như cặp
Tuất - Hợi xếp sau cùng trong bảng xếp hạng khởi đầu của loài người khi tính
năm tính tháng, xét cho cùng khó cản cái mõm Tuất đã sủa lên thì cả làng cùng
nghe, làm vệ sĩ cho giấc ngủ mê tỉnh dậy cảnh báo lũ trộm đến nhà, anh Hợi tuy
hơi xấu tính đói mà được cái thảo cung cấp chất đạm cho người suy dinh dưỡng là
tốt nhất. Còn cặp đôi Thìn - Tị thì sao? Gọi Rồng - Rắn cho quen miệng. Rồng ăn
gì chưa biết, quý nhất là mênh mông tình, phun ngọc thả châu cho ai nhanh tay nắm
giữ, ngày hè tháng hạ siêng năng phun nước tưới tắm cho mát đất mát trời, đâu
phải ngang nhiên ngồi bệ vàng trên áo mão vua chúa, đền đài,… mà được trân trọng
nghi lễ rước về, Thìn sáng giá nhất bao nhiêu thì Tị luôn bị loài người mưu
toan giết hại, không kể rắn hiền chỉ ăn ếch nhái như lũ rắn nước, còn hầu hết
chúng chỉ mổ một phát vào da thịt người phải nhanh chân vào bệnh viện cấp cứu.
Và cũng có thể từ đấy trò chơi Rồng - Rắn xuất hiện. Rồng - Rắn tìm thầy thuốc trêu ghẹo. Lúc bấy giờ chúng tôi cá cược đánh trù trì có cái gì giơ ra những biểu tượng hai ngón tay là cái kéo, nắm tay là cái búa, xòe cả bàn tay là tờ giấy. Cái kéo cắt tờ giấy, nhưng tờ giấy bọc cái búa, cái búa đập gãy cái kéo. Chỉ bao nhiêu đó mà cãi vỡ cả ánh trăng vàng. Cuối cùng chưa phân thắng bại, tôi đành nhận làm thầy thuốc vì lúc bấy giờ cha tôi là thầy bắt mạch bốc thuốc bắc, cái nghề của dòng họ Lê được ông ngoại không chỉ thương gả con gái cho cha tôi còn tận tâm truyền nghề bao đời “lương y như từ mẫu” tiếp nối. Trò chơi bắt đầu khi tôi núp sau cái cột, đứa khỏe mạnh lớn nhất trong nhóm đi đầu, đứa sau đưa hai tay ôm vòng bụng đứa trước, cứ thế tiếp nối thành con rồng con rắn dài ra. Vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây đến đây lúc lắc, có ông thầy thuốc ở nhà không? Tôi giả vờ im lặng, câu hát đến lần thứ hai vừa kết thúc, tôi nhảy ra:
Và cũng có thể từ đấy trò chơi Rồng - Rắn xuất hiện. Rồng - Rắn tìm thầy thuốc trêu ghẹo. Lúc bấy giờ chúng tôi cá cược đánh trù trì có cái gì giơ ra những biểu tượng hai ngón tay là cái kéo, nắm tay là cái búa, xòe cả bàn tay là tờ giấy. Cái kéo cắt tờ giấy, nhưng tờ giấy bọc cái búa, cái búa đập gãy cái kéo. Chỉ bao nhiêu đó mà cãi vỡ cả ánh trăng vàng. Cuối cùng chưa phân thắng bại, tôi đành nhận làm thầy thuốc vì lúc bấy giờ cha tôi là thầy bắt mạch bốc thuốc bắc, cái nghề của dòng họ Lê được ông ngoại không chỉ thương gả con gái cho cha tôi còn tận tâm truyền nghề bao đời “lương y như từ mẫu” tiếp nối. Trò chơi bắt đầu khi tôi núp sau cái cột, đứa khỏe mạnh lớn nhất trong nhóm đi đầu, đứa sau đưa hai tay ôm vòng bụng đứa trước, cứ thế tiếp nối thành con rồng con rắn dài ra. Vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây đến đây lúc lắc, có ông thầy thuốc ở nhà không? Tôi giả vờ im lặng, câu hát đến lần thứ hai vừa kết thúc, tôi nhảy ra:
- “Rồng - Rắn nào đến hỏi ta có việc gì?!”
- “Gặp ông thầy thuốc khám bệnh!”. Tất cả đồng thanh hô.
- Cho ta xin cái đầu!
- Không được!
Đứa dẫn đầu đưa hai tay ra cản.
- Cho xin cái cổ!
- Cái cổ để thở
- Xin cái bụng!
- Cái bụng để chứa thức ăn!
Xin cái đuôi, xin cái đuôi,… vừa nói tôi vừa chạy chụp cho được
cái đuôi, nếu chụp được bạn nào đứng vị trí cái đuôi thì thay phiên tôi làm thầy
thuốc. Nhưng khó lắm, cái đầu mạnh mẽ với hai cánh tay hộ pháp hễ đụng trúng
vào người tôi là tôi thua cuộc, làm được Rồng Rắn ôm bụng nhau thích thú hơn…
Chúng tôi quầng qua quầng lại khó phân thắng bại. Rồng Rắn ôm nhau nối đuôi hễ
bạn nào đạp phải chân bạn khác đau quá buông tay ra, bấy giờ Rồng Rắn đứt làm
đôi cũng bị thua, bị phạt cả nhóm chạy cò cò ba vòng cái sân rộng!... Rồi tiếp
tục chơi trở lại như lúc đầu.
Trò chơi Rồng Rắn còn đi vào trong giấc mơ. Tiếng ú ớ…kình
cãi suốt cả đêm làm mẹ giật mình đánh thức tôi dậy. Nhưng sau đó, tuổi thơ khép
lại, những con Rồng con Rắn giờ chỉ còn là kỉ niệm êm đềm. Con Rồng hiện hữu ngự
trị cố định vừa gần gũi vừa xa vời, còn con Rắn là nỗi ám ảnh trong tôi đến bây
giờ. Đó là lần đầu tiên cùng một lúc giết hai con Rắn rơi trên tay, khi tôi vói
ra nhánh ổi cố hái cho được hai quả chín mọng hương tỏa thơm phức. Một tay nắm
cành, một tay cầm ổi, thả ra thì sợ rơi xuống đất trầy trụa lớp vỏ bên ngoài,
còn thả tay cầm cành ổi thì sợ ngã xuống đất. Tôi chọn cách bảo vệ hai quả ổi
hay lúc hoảng quá không bình tỉnh tôi rơi tự nhiên xuống đất. Vườn rộng, cây cối
khép kín, chỉ có tiếng gió, tiếng chim. Đến lúc mở mắt ra quả ổi còn nằm trong
tay. Trời lúc này đã nhá nhem. Tầm nhìn từ dưới đất lên cây ổi chỉ khoảng hơn một
mét, cặp Rắn xanh lè còn vờn nhau. Có phải chính chúng là nguyên nhân tôi ngã nằm
trên đất, cũng may trời tháng mười đất mềm, tôi lom khom ngồi dậy. Cặp Rắn như
trêu ngươi, chúng rớt ngay trước mặt khi tôi vừa xỏ chân vào đôi guốc (hồi đó
thường tháng chín tháng mười trời mưa, tôi hay mang guốc mộc hình mũi thuyền).
Bằng phản xạ tự nhiên, tôi cầm chiếc guốc đập lia lịa vào hai thân dài, đến cái
đuôi, cứ ngỡ như đang chơi trò Rồng Rắn ngày nào. Có biết đâu, đôi mắt nó chằm
chặp nhìn tôi, trách bảo có làm điều gì tổn thương đến bạn, chúng tôi đang âu yếm
nhau mà…sao bạn hại đến tình yêu chúng tôi!... Tôi giật mình, thì ra…hai con Rắn!
Trời ơi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi!...
Tôi làm gì khi hai con Rắn chỉ là một cặp xác.
Cũng không thể ném qua vườn nhà bên, muốn chôn sâu thì phải có cuốc hay xà- peng để đào. Lại có tính muốn khoe công trạng, tôi bẻ nhánh ổi nhỏ để dưới bụng hai xác rắn dích lên rồi đi thẳng vào nhà. Cha tôi khen giỏi khi giết được Rắn, còn căn dặn mỗi khi ra vườn nhớ cầm thêm cái rựa, con dao, hoặc cây gậy để phòng thân chứ dùng guốc đập chưa an toàn, đôi lúc sẽ bị Rắn mổ lại thì chết!... Còn má chỉ nhận xét loài Rắn độc lắm, cắn là chết người, con gái mà dám giết Rắn! Gan đầy mình!... Tôi được dịp đùa, cha không sợ Rắn nên con cũng vậy! Mẹ bảo: chà, con chưa biết đó, hôm trước ra vườn, mới nghe má nói kìa, con Rắn. Thế là ông giật mình lui ra. Nhưng tôi tiếp lời má, thường ngày con thấy cha vẫn quanh quẩn trò chuyện bên rắn mà có sợ gì đâu. Má ngạc nhiên hỏi Rắn nào. Rắn nào nữa vào đây! Thì má tuổi con Rắn rồi còn gì! Tôi tinh nghịch trả lời, bị má chưởi: đồ rảnh việc quá! Hi…
Cũng không thể ném qua vườn nhà bên, muốn chôn sâu thì phải có cuốc hay xà- peng để đào. Lại có tính muốn khoe công trạng, tôi bẻ nhánh ổi nhỏ để dưới bụng hai xác rắn dích lên rồi đi thẳng vào nhà. Cha tôi khen giỏi khi giết được Rắn, còn căn dặn mỗi khi ra vườn nhớ cầm thêm cái rựa, con dao, hoặc cây gậy để phòng thân chứ dùng guốc đập chưa an toàn, đôi lúc sẽ bị Rắn mổ lại thì chết!... Còn má chỉ nhận xét loài Rắn độc lắm, cắn là chết người, con gái mà dám giết Rắn! Gan đầy mình!... Tôi được dịp đùa, cha không sợ Rắn nên con cũng vậy! Mẹ bảo: chà, con chưa biết đó, hôm trước ra vườn, mới nghe má nói kìa, con Rắn. Thế là ông giật mình lui ra. Nhưng tôi tiếp lời má, thường ngày con thấy cha vẫn quanh quẩn trò chuyện bên rắn mà có sợ gì đâu. Má ngạc nhiên hỏi Rắn nào. Rắn nào nữa vào đây! Thì má tuổi con Rắn rồi còn gì! Tôi tinh nghịch trả lời, bị má chưởi: đồ rảnh việc quá! Hi…
Còn hai tháng nữa là hết năm Rồng, Rồng ngậm nước và dự trữ
nước làm gì đã qua “hăm ba tháng mười” sao chưa phun nước cho người
dân quê tôi hưởng lộc. Họ trăn trở lo lắng không lụt lội như thường năm là cơ hội
cho lũ chuột đồng dễ sinh con đàn cháu đống lắm. Lũ chuột quen thuốc tây thuốc
ta rồi, cứ chạy thẳng hàng ngoài đồng kia kìa, chưa kịp bắt đã chun vào hang
sâu. Đổ nước ngập hang, nó chui thông sang hang khác. Họ bảo là quỷ chuột, bắt
được con nào đập chết tại chỗ không chôn mà ném lên đường cho xe cộ qua lại cán
tan xương nát thịt mới ưng cái bụng. Có người thì chặt chân, chặt đuôi, lột da,
bỏ ruột rồi ướp mắm muối tiêu hành ram giòn làm bữa tiệc rượu tấm tắc khen nai
đồng quê ngon tuyệt… Chuyện năm Rồng ít mưa, không lụt,… dấy lên nhiều lời ra
tiếng vào, còn tôi chẳng có lời nào chỉ im lặng viết ra đây!... Còn năm Rắn năm
của Quy Tị sắp đến biết bao nhiêu dự định nào là sinh con đẻ cháu được tuổi “
nam Nhâm nữ Quý thì sang”, nào là kế hoạch nuôi Rắn chế biến thành cao Rắn,
ngâm Rắn với rượu,… để phục vụ con người, lại có kẻ trưa chiều cầm cây ba chỉa
mò mẫm trong bụi rậm tìm bắt cho được những con Rắn độc bán lấy tiền với giá
cao. Thế thì điều kiện tự nhiên năm Quý Tị giống như năm Nhâm Thìn không
đây!...
Chuyện Rồng Rắn, Rắn Rồng là Rồng Rắn ơi!...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét