MỞ ĐẦU
1 - Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc và lời ca là hai thành phần cơ bản làm nên giá trị của ca khúc. Tuy mỗi thành tố đều có những giá trị độc lập, nhưng khi đã liên kết để tạo nên một ca khúc được thể hiện bằng giọng hát của con người, thì mối quan hệ của giai điệu âm nhạc với lời ca là mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau.
Ca từ, bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề… cho đến cái lớn nhất: kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch và dừng lại ở thể thơ để phổ nhạc. Với nội dung nghiên cứu của luận văn, khái niệm ca từ được giới hạn trong khuôn khổ là phần ngôn ngữ văn học tức lời ca, tên gọi tác phẩm đến các loại thơ được phổ nhạc (bao gồm cả những bài thơ được giữ nguyên vẹn khi phổ nhạc hoặc cả những bài trích đoạn trích câu, trích khổ hoặc dựa ý thơ để phù hợp với các yêu cầu của âm nhạc) …
Lời ca trước hết phải được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ với các quy luật, quy tắc về ngữ pháp,… nhưng rõ ràng, ngôn ngữ của ca từ không phải là ngôn ngữ nói mà là ngôn ngữ để hát theo âm nhạc với các qui luật riêng của nó. Mối quan hệ giữa lời ca với âm nhạc trong loại nhạc hát nói chung, trong ca khúc nói riêng với những quy luật đặc trưng, và dù các quy luật của âm nhạc được coi là yếu tố chủ đạo, chủ yếu…, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và chắp cánh cho nhau. Do tính xác định của ngôn ngữ mà phần nào hạn chế, “đóng khung” cho sức tưởng tượng và khả năng gợi mở của phần âm nhạc, nhưng cũng chính nó sẽ đem lại cho âm nhạc những giá trị nghệ thuật lớn lao bởi khả năng khái quát hóa, hình tượng hoá cao mà văn học và thơ ca mang lại.
Để thấy rõ hơn giá trị và vai trò, sức mạnh của ca từ trong ca khúc Việt Nam, xin sơ lược những đánh giá của GS Phan Ngọc về vấn đề này như sau:
Một là, một nền ca từ theo sát các diễn biến lịch sử, phù hợp với mọi hoạt động cách mạng, chiến đấu…
Hai là, Việt Nam có một hệ thống ca từ cho mọi kiểu người, binh sĩ, các cô thanh niên xung phong, các bà mẹ, các đồng bào thiểu số, thậm chí cho từng tỉnh, từng làng, từng con sông, từng trận đánh, từng công việc như vót chông, cấy lúa, tải gạo…
Ba là, nền ca từ này mang đủ màu sắc của tiếng ca dân tộc ở mọi nơi, mọi tộc người. Đúng là Đảng ta đã huy động được linh hồn dân tộc vào phong trào dân tộc hoá âm nhạc…, công lao của âm nhạc Việt Nam với cách mạng thực là to lớn…
Bốn là, xét về mặt lời ca, ca từ Việt Nam thực tế đã đạt được thành công tối đa để thể hiện đúng tâm hồn bản sắc văn hoá dân tộc… Ca từ Việt Nam còn gắn bó với văn hoá dân tộc và đấu tranh cách mạng hơn một số hình thức nghệ thuật khác.
2 - Lịch sử đề tài:
Trong lĩnh vực phát âm tiếng Việt và ca từ trước đây đã cĩ một số tác giả đã cĩ những cơng trình nghiên cứu ở từng cấp độ khác nhau như nhà nghiên cứu Văn Cẩn, Giáo sư Phan Ngọc, PGS – NGND Dương Viết Á, và đặc biệt gần đây cĩ luận án tiến sỹ của giảng viên Trần Ngọc Lan – phĩ chủ nhiệm khoa thanh nhạc - Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã đề cập vấn đề này. Trong luận án đĩ, tác giả Trần Ngọc Lan đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng Việt trong nghệ thuật hát dân tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý luận về sự phối hợp của hai phạm trù ngơn ngữ và nghệ thuật ca hát. Đề tài của chúng tơi cũng nghiên cứu một số đặc điểm của tiếng Việt nhưng khơng đi sâu nghiên cứu lý luận về ngơn ngữ, mà từ những cơ sở đĩ đề ra những giải pháp trong thực tế đào tạo thanh nhạc nĩi chung, và đặc biệt, những giải pháp thể hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc tại trường sư phạm. Với mục tiêu đĩ chưa cĩ đề tài, luận án nào đề cập.
3 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong phương pháp giảng dạy cũng như học tập môn thanh nhạc, nhằm thể hiện có hiệu quả ca khúc Việt Nam tiêu biểu được đưa vào giáo trình giảng dạy thanh nhạc và các tác phẩm có giá trị khác.
- Nêu bật các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát
- Làm rõ một số phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thể hiện tốt các tác phẩm ca khúc Việt Nam trong đào tạo thanh nhạc nói chung và trong trường sư phạm nói riêng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả việc phát âm tiếng Việt trong dạy thanh nhạc và các môn học âm nhạc tại trường sư phạm.
4 - Đối tượng nghiên cứu:
Tiếng Việt, các đặc trưng của tiếng Việt, phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. Một số vấn đề giảng dạy thanh nhạc của giảng viên và việc học tập thanh nhạc của học viên trong truyền đạt và tiếp nhận kỹ năng, kỹ xảo để thể hiện tốt tác phẩm ca khúc Việt Nam và việc dạy - học âm nhạc tại trường sư phạm.
5 - Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện trên quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: quan sát, tổng hợp, phân tích tư liệu, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm và đối chiếu so sánh và ứng dụng.
6- Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu về phương pháp phát âm tiếng Việt trong giảng dạy, biểu diễn các ca khúc Việt Nam, các giải pháp để thể hiện tốt ca khúc Việt Nam tại các trường sư phạm.
7- Những đóng góp mới của luận án:
+ Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát.
+ Phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát âm theo các phương ngữ, thổ ngữ.
+ Đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, hệ thống âm chuẩn và phương pháp phát âm theo hệ thống âm chuẩn trong nghệ thuật ca hát.
+ Đề ra một số giải pháp trong việc đào tạo thanh nhạc tại các trường sư phạm.
+ Nêu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập thời kỳ mới; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của nghệ thuật hát tiếng Việt và quá trình đào tạo ngành âm nhạc tại trường sư phạm.
8- Cấu trúc của luận án:
Luận án được trình bày trong ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát.
Chương II: Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới và vấn đề dạy hát ở trường sư phạm.
Chương III: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc phát âm tiếng Việt và đào tạo giáo viên âm nhạc tại các trường sư phạm.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT
TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT
1.1. Cơ sở lý luận về việc đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm tình hình
So với nhiều loại hình nghệ thuật khác nói chung và nghệ thuật ca hát dân tộc nói riêng như Tuồng, Chèo, Cải lương… nghệ thuật ca hát mới của ta còn rất non trẻ. Gần 55 năm, mặc dù tuổi đời còn quá non trẻ so với truyền thống xây dựng và phát triển của kỹ thuật thanh nhạc cổ điển thế giới, song kể từ khi xây dựng nền ca hát Việt Nam theo các tiêu chí hàn lâm, chuyên nghiệp, việc nhận thức sự thống nhất về tiêu chí thẩm mỹ giữa hát đẹp - Bel canto, với tròn vành - rõ chữ không chỉ coi là nhận thức lý luận đối với mỹ học Macxit mà thực tế còn trở thành nhu cầu nội tại của mỹ quan dân tộc đối với nghệ thuật ca hát nói chung, nền thanh nhạc Việt Nam chuyên nghiệp nói riêng.
1.1.2. Những đặc điểm của ca khúc Việt Nam
Với nền nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp non trẻ Việt Nam, vai trò, vị trí và tác dụng của thể loại ca khúc luôn chiếm ưu thế nổi trội và giữ một tỷ trọng lớn trong đời sống âm nhạc toàn xã hội, ca khúc được phổ biến rộng rãi trong công chúng âm nhạc và đời sống toàn dân, cho dù là ca khúc dân ca hay ca khúc chuyên nghiệp, đều có được ưu thế và sức mạnh bởi những yếu tố: Tính phổ cập, tính thời sự, tính hiệu triệu, kêu gọi và khả năng tập hợp, tính biểu cảm cao...
1.1.3. Đặc điểm về cấu tạo cơ thể, tầm vóc
Do các điều kiện về địa lý, khí hậu cũng như các đặc điểm về chủng tộc nòi giống, đặc biệt do những hoàn cảnh xã hội của một đất nước phải trải qua các cuộc chiến tranh xâm lược triền miên, dai dẳng, nên về tầm vóc, kích thước của người Việt Nam thường thấp bé hơn khá nhiều so với các quốc gia Châu Âu, ngay cả với một số quốc gia phát triển ở Châu Á và Đông Nam Á.
1.1.4. Tiêu chí thẩm mỹ của nghệ thuật ca hát dân tộc
Nhu cầu về cảm thụ thẩm mỹ và nhận thức cái đẹp là bản chất của sự tồn tại của loài người.Tiêu chí thẩm mỹ bao quát chung đối với nghệ thuật ca hát dân tộc Việt Nam được cha ông ta quy định ra sao? Yêu cầu thế nào? Không có gì khác hơn ngoài thuật ngữ ngắn gọn: Tròn vành - Rõ chữ!
1.2. Những đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt:
Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại là một cơ chế gồm các hệ thống con: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu; trọng âm và ngữ điệu. Năm hệ thống đầu là nét cố hữu của âm tiết, cấu tạo nên âm tiết, còn hai hệ thống sau là thuộc về ngữ lưu.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT MỚI VÀ VẤN ĐỀ DẠY HÁT Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM
2.1. Tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát
Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều khác biệt giữa các vùng, miền. Do đó cần phải có một chuẩn mực chung cho việc phát âm, có tiêu chí cụ thể để việc phát âm được thống nhất trong biểu diễn cũng như giảng dạy thanh nhạc trên toàn quốc.
Ở một số nước trên thế giới, hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ thường là hệ thống ngữ âm của thủ đô: tiếng Anh ở London, tiếng Nga ở Moskva, tiếng Pháp ở Paris, tiếng Trung Quốc ở Bắc Kinh, tiếng Nhật ở Tokyo...
Nguyễn Lân, năm 1956 đề nghị một hệ thống như sau: 6 thanh điệu ở Bắc bộ, phụ âm cuối theo phương ngữ Bắc, các phụ âm đầu quặt lưỡi/ t, S, Z/ theo phương ngữ Trung và phân biệt d và gi.
Năm 1957, Hồng Giao lại đưa ra ý kiến là hệ thống âm chuẩn nên theo hoàn toàn thổ ngữ Hà nội. (Nhưng về mặt chính tả thì vẫn phân biệt tr/ ch, s/ z và r/ d,gi).
Hoàng Phê, năm 1961 đề nghị chỉ lấy âm Hà nội làm cơ sở, bổ sung thêm các âm /t, S, Z/ có phân biệt d và gi và đủ 6 thanh điệu.
Năm 1972, các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Trứ cũng cùng một quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng “hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiện đại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng cho phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay”.
Năm 1974, Vương Hữu Lễ cũng tán thành cách giải quyết như vậy khi cho rằng thổ ngữ Hà Nội lấy làm căn bản, nhưng cần phải bổ sung bằng những ưu điểm của các thổ ngữ khác thì mới mong được toàn quốc chấp nhận là một “giọng nói tiêu chuẩn của tiếng Việt”. Năm 1982, các tác giả Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Tu cũng đề nghị một ý kiến tương tự: “chuẩn mực ngữ âm của tiếng Việt văn học ngày nay, nên lấy hệ thống ngữ âm của phương ngôn Bắc mà tiêu biểu là tiếng Hà nội làm căn cứ, đồng thời công nhận cách phát âm cong lưỡi, một số tổ hợp phụ âm và một số vần cái như đã biểu hiện trên chính tả”.
Nhìn chung, trừ ý kiến của Hồng Giao, đa số ý kiến khác về hệ thống âm chuẩn gần như thống nhất với nhau ở những điểm cơ bản sau đây:
- Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh như trong thổ ngữ Hà nội;
- Hệ thống phụ âm đầu có các âm quặt lưỡi /t, S, Z/ và không phân biệt d /gi (tức là chỉ lấy một âm vị đơn vị /z/);
- Hệ thống vần giống như trên chữ viết.
=> Theo quan niệm của chúng tôi, tiêu chí phát âm tiếng Việt trong thanh nhạc là phát âm theo giọng Hà Nội chuẩn.
2.2. Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới
2.2.1. Khẩu hình của các nguyên âm
Nguyên âm tiếng Việt có rất nhiều dạng khẩu hình rộng hẹp khác nhau, lại có nhiều nguyên âm đòi hỏi khẩu hình tròn nhiều, tròn ít hoặc tròn to, tròn nhỏ... Chẳng hạn:
Nguyên âm A - khẩu hình mở rộng hơi tròn răng cửa trên hơi lộ ra, mặt lưỡi bằng, đầu dưới tiếp giáp nhẹ với răng hàm dưới - tính chất âm không sắc nhọn như I, E cũng không tối như O,U
Nguyên âm E - khẩu hình không rộng, răng trên hơi lộ phần lưng lươi hơi nhô lên tính chất sáng sủa.
Nguyên âm I - khẩu hình hẹp, răng trên hơi lộ càng ít hơn E, lưng lưỡi càng tiếp cận lên phía vòm miệng trên.Tính chất sáng nhưng sắc nhọn.
Nguyên âm O - khẩu hình tròn, nhưng không rộng bằng A, phần giữa của môi trên nhô ra phía trước một chút tính chất âm u.
Nguyên âm U - là khẩu hình Ô thu nhỏ lại, môi thu gonï và nhô ra ngoài như khẩu hình huýt sáo, tính chất: âm U hơn O.
2.2.2. Phương pháp xử lý nhả chữ
Chữ tiếng việt là hình thức đơn âm và đa thanh, mỗi chữ chỉ phát ra một âm, nhưng cũng trên một chữ lại cũng có nhiều dấu giọng khác nhau và có nhiều nghĩa khác nhau. Một chữ thông thường chia ra: đầu chữ, thân chữ, đuôi chữ.
Ví dụ: chữ VANG có cấu tạo V+A+NG mà ra, nhưng khi phát âm thì chia ra:
VA-A-ANG
Khi phát âm thân chữ A, gắn liền với đầu chữ VA và đuôi chữ ANG không đứt rời một chỗ nào. Hát chữ “VANG” ở một trường độ dài ta xử lý như sau:
VA-A-ANG (hát liền tiếng “légato”)
Dù trên độ dài bao nhiêu, chữ VANG cũng ngân liền một âm rền.
Trong thực tế có nhiều loại chữ ở dạng khác nhau:
• Đầu, thân, đuôi, chữ là một: Ô
• Đầu thân chữ là một + đuôi chữ: ao (a + o) ơn (ơ + n)
• Đầu + thân và đuôi là một: ta (t + a)
Đối với những người ca hát, khẩu hình nhã chữ đóng hay mở là vấn đề để nghiên cứu để đạt mục đích nhã chữ cho khoa học và hợp lý nhất, như vậy mới hát được rõ lời.
* Những chữ đuôi mở:
Những chữ kết hợp bằng nguyên âm, khẩu hình dễ mơ,û dễ ngân. Nếu đuôi chữ là đơn nguyên âm thì chỉ có một động tác khẩu hình phát ra là ổn định, không phải uốn hoặc thu đuôi.
Thí dụ: ô, ta, bà, mơ. v.v...
+ Nếu đuôi chữ là nguyên âm kép thì ngoài động tác khẩu hình ra còn phải uốn vần và thu đuôi.
Thí du: i hoa, ao, tôi + Nếu đuôi chữ là tổ hợp nguyên âm thì ngoài động tác khẩu hình ra và nhã chữ cho quá trình trước sau khá rõ rồi mới thu đuôi.
Thí dụ: hoài, bưởi, liễu
* Những chữ kết hợp bằng phụ âm kép NG và NH của vần bằng:
+ Vần bằng mở:
- ang, ăng, âng, ưng: Khẩu hình mở rộng nhưng ngân lên mũi.
- anh, ênh, inh: Khẩu hình mở hẹp, lưng lưỡi ập lên vòm hàm ếch và cũng ngân bằng mũi.
+ Vần bằng đóng:
- ong, ông, ung: phát xong ngậm miệng và ngân lên mũi.
Những chữ đuôi vần bằng kết bằng phụ âm kép NG, NH dù đóng hay mở đều có một đặc điểàm là ngân lên mũi sau khi phát âm.
* Những chữ kết hợp bằng các phụ âm c, ch, p, t của vần trắc:
+ Vần trắc mở:
- ác, ắc, ấc, ức: khẩu hình mở rộng nhưng ập tiếng bằng cuống lưỡi.
- ách, ếch, ích: khẩu hình mở hẹp nhưng ập tiếng bằng lưng lưỡi lên vòm hàm ếch.
- át, ắt, ất, ít: khẩu hình mở hẹp và ập tiếng bằng đầu lưỡi lên chân răng cửa trên.
+ Vần trắc đóng:
- óc, ốc, úc: ập tiếng bằng động tác bụm mồm.
- áp, ắp, ấp, óp, ếp, ơp, úp, íp: ập tiếng bằng động tác khép cằm dưới nhẹ nhàng.
Những chữ có đuôi vần trắc dù đóng hay mở trên đây đều có chung một đặc điểm là sau khi phát âm không có tiếng ngân.
2.2.3. Những khó khăn và hạn chế của việc phát âm tiếng Việt trong ca hát
Trong nghệ thuật ca hát mới, tiêu chí đầu tiên là âm thanh phát ra phải đạt tiêu chuẩn tròn, vang , sáng và có tính biểu cảm cao. Tuy nhiên, cấu âm tiếng Việt gây rất nhiều khó khăn cho nghệ thuật ca hát, đặc biệt là việc áp dụng phương pháp hát của trường phái Bel canto, trường phái ca hát tiên tiến trên thế giới.
Phát âm tiếng Việt trong ca hát có những khó khăn nhất định. Chẳng hạn những từ khi nói không có tiếng ngân nhưng khi hát bắt buộc phải ngân dài theo trường độ âm nhạc với cao độ chuẩn xác; Đặc biệt trong tiếng Việt có 6 thanh nên khi hát phải đảm bảo vừa đúng cao độ vừa phải rõ thanh, rõ chữ là điều không phải dể dàng.
Chính vì thế, NSND Trần Hiếu đã đưa ra mấy nhận xét đối với nghệ thuật ca hát như sau:
• Do đặc điểm của mình, hệ thống nguyên âm tiếng Việt không thể phát triển độ mở, độ vang và độ sáng đến toàn diện trong ca hát được.
• Hệ thống nguyên âm tiếng Việt: Là bảng màu rất phong phú và tinh tế. Người ca hát phải biết bảng màu này để tạo nên cho tiếng hát Việt Nam một vóc dáng riêng biệt.
• Hệ thống nguyên âm tiếng Việt phải được vận động một cách uyển chuyển, mềm mại và tinh tế trong ca hát. Đây chính là một đặc điểm riêng của ca hát Việt Nam.
2.2.4. Phương pháp rèn luyện về phát âm, nhả chữ
2.2.4.1. Rèn luyện về hơi thở
Yêu cầu xử lý ngôn ngữ trong các trường phái ca hát chuyên nghiệp của thế giới có nhiều quan điểm khác nhau, từ đó đi đến những phương pháp mang tính đặc thù. Tuy nhiên hầu hết các trường phái đều tập trung vào một vấn đề khởi đầu và cả quá trình ca hát đó là vấn đề hơi thở. Trong lĩnh vực ca hát chuyên nghiệp Việt Nam có nhiều ý kiến cho rằng hát không rõ lời là thể hiện khiếm khuyết về kỹ thuật mà khiếm khuyết hàng đầu ở đây là hơi thở. Chúng tôi cũng đồng quan điểm về vấn đề này! Bởi vậy trong rèn luyện về phát âm, chúng tôi đặc vấn đề đầu tiên là hơi thở. Hơi thở là yếu tố kỹ thuật cơ bản, có vị trí then chốt trong hoạt động đào tạo nghệ sĩ thanh nhạc cũng như trong suốt cuộc đời lao động của người ca sĩ bất kể thuộc trường phái ca hát nào. Hơi thở tốt sẽ cho ra đời những âm thanh tròn, gọn, vang, sáng. Vì hơi thở là điểm xuất phát của quá trình phát âm nói riêng và quá trình ca hát nói chung. Đối với hơi thở thanh nhạc đó là một công việc phải luyện tập thường xuyên không nên xem thường và nôn nóng. Sự luyện tập từng ngày với sự kiên trì, bền bỉ và một phương pháp đúng, khoa học và cứ như vậy hơi thở sẽ theo chúng ta suốt chặng đường ca hát”.
Các bài luyện tập hơi thở
2.2.4.2. Rèn luyện phát âm, nhả chữ
Mặc dù tiếng Việt, do đặc điểm của loại ngôn ngữ đa thanh, với 6 thanh dấu nên trong ca hát đã tạo nên vẻ uyển chuyển, rực rỡ màu sắc, véo von, như chim hót của tiếng hát Việt Nam.
Tròn vành - rõ chữ không chỉ là tiêu chí thẩm mỹ chung của mọi nền ca hát trên thế giới, với đôi tai người Việt, nó lại càng đặc biệt quan trọng và được đề cao là yếu tố then chốt trong kỹ thuật ca hát Việt Nam. Điều đó, xuất phát từ những đặc điểm mang tính đặc thù của ngôn ngữ Việt Nam.
Các bài luyện tập môi, miệng, lưỡi và nhả chữ.
2.2.5. Cách xử lý âm điệu của lời ca
Trong nghệ thuật ca hát Việt Nam, có nhiều nội dung, thể loại khác nhau,... tùy từng tác phẩm cụ thể, từng thể loại nội dung cụ thể mà ta có thể có nhiều cách xử lý lời ca cho phù hợp với nội dung, thể loại đó.
2.2.5.1. Xử lý âm điệu lời ca các tác phẩm dân ca, mang âm hưởng dân ca
Với cộng đồng 54 dân tộc khác nhau chung sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, kho tàng dân ca và ca khúc dân ca của chúng ta vô cùng phong phú và có giá trị to lớn góp phần làm nên giá trị văn học, tinh thần cũng như bản sắc tâm hồn Việt Nam.
Đối với các tác phẩm này, lời ca phải mang âm hưởng của phương ngữ, thổ ngữ vùng đó. Chẳng hạn: dân ca đồng bằng Bắc bộ, quan họ Bắc Ninh phải hát theo giọng của phương ngữ Bắc; các tác phẩm dân ca hoặc mang âm hưởng dân ca của Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tỉnh, Huế, Quảng Nam, Phú Yên,... ta phải phát âm theo các thổ ngữ tương ứng.
2.2.5.2. Xử lý âm điệu lời ca các tác phẩm không mang âm hưởng dân ca
Đây là thể loại chiếm tỷ lượng lớn trong nghệ thuật ca hát Việt Nam, được chia làm nhiều thể loại.
Tất cả các thể loại ca khúc nêu trên, khi xử lý lời ca ta phải phát âm theo giọng chuẩn - như đề cập ở trên - đó là giọng Hà Nội chuẩn.
2.3. Vấn đề dạy và học hát tại các trường sư phạm
Hát - Thanh nhạc - là môn học quan trọng bậc nhất trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc ở các trường sư phạm, tầm quan trọng của nó được thể hiện ở qui chế tuyển sinh ngành âm nhạc, môn thanh nhạc nhân hệ số 2, môn học “Hát” bao gồm các học phần “Hát 1”, “Hát 2”, “Hát dân ca” và được rãi đều trong cả quá trình đào tạo.
Việc dạy thanh nhạc ở trường sư phạm có điểm khác biệt so với Nhạc viện hay các trung tâm đào tạo âm nhạc khác xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau. Ở trường sư phạm, số lượng sinh viên lớn nên việc tổ chức đào tạo phải theo lớp đông, thời gian đào tạo cho một khóa học tương đối ngắn (3 năm) đối với một môn năng khiếu như thanh nhạc là vấn đề đáng lưu tâm, đối tượng sinh viên được tuyển vào hầu hết là số không về kiến thức âm nhạc, còn năng khiếu cũng rất hạn chế… Do đó, đào tạo thanh nhạc ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt. Vì vậy, việc rèn luyện phát âm và hát ca khúc Việt Nam trong trường Sư phạm là tối cần thiết. Trước yêu cầu đó đòi hỏi giảng viên phải có những phương pháp để thực hiện tốt mục tiêu của môn học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số phương pháp để thực hiện tốt mục tiêu này.
2.3.1. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát liền tiếng
2.3.1.1. Khái niệm
Đây là phương pháp cơ bản nhất trong kỹ thuật thanh nhạc của các trường phái ca hát trên thế giới. Đối với các tác phẩm, ca khúc Việt Nam từ những bài dân ca đến những ca khúc nghệ thuật mới, đều mang tính giai điệu rất phong phú và đa dạng, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật hát liền giọng đế áp dụng và biểu hiện tốt các tác phẩm Việt Nam, làm tăng thêm sự uyển chuyển, êm ái và duyên dáng của các tác phẩm.
2.3.1.2. Phương pháp hát liền tiếng
• Hơi thở sâu, nhẹ nhàng, đưa âm thanh ra một cách chắc chắn, đều đặn và liên tục.
• Chú ý lắng nghe và điều tiết âm thanh sao cho tròn, vang, sáng, không thay đổi màu sắc.
• Ngân dài âm thanh bằng nguyên âm rồi kết thúc bằng các âm cuối.
• Kết thúc câu hát, hơi thở vẫn phải được tiếp tục khống chế cho đến lúc lấy tiếp hơi thở mới để hát câu tiếp theo.
2.3.1.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát liền tiếng.
2.3.2. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát ngắt tiếng (âm nảy)
2.3.2.1. Khái niệm
Trong kỹ thuật ca hát, âm nảy được sử dụng đẻ diễn tả tình cảm rộn ràng, vui tươi, mô phỏng tiếng cười, sự náo nhiệt, sôi động.
Hát âm nảy còn dược gọi là stacato. Âm thanh gọn, sáng trong, vang nảy, thánh thót.
Hát âm nảy là một yêu cầu trong kỹ thuật thanh nhạc dành cho các loại giọng, song đặc biệt lưu tâm hơn cũng là giọng nữ cao, khi luyện tập hát âm nảy ở các loại giọng với cách bật âm thanh (Attacca) sẽ có tác dụng tốt cho thanh đới. Và làm cho bộ phận truyền âm khởi động dần dần được linh hoạt hơn tạo tháo quen để bật đúng âm thanh khi hát liền giọng. Đây còn là biện pháp sửa chữa những sai lệch về âm sắc như hát sâu, hát cổ…
2.3.2.2. Phương pháp hát âm nảy
• Khi hát âm nảy, hàm dưới buông lỏng, môi hơi nhếch lên, để lộ hàm răng trên như cười. càng hát lên cao miệng càng mở rộng.
• Hơi thở hít vào không nhiều, sau khi lấy hơi phải nén liên tục. Khi hát đẩy hơi ra gọn, chắc, nén hơi chặt sau từng âm.
• Âm thanh phát ra phải rất gọn, sắc, linh hoạt, nhẹ nhàng, rõ ràng từng âm một.
• Không hét to, tống hơi ra ồ ạt.
2.3.2.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát âm nảy.
2.3.3. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát lướt nhanh
2.3.3.1. Khái niệm
Hát nhanh là cách hát những giai điệu có nhiều nốt với trường độ ngắn, hoặc những bài hát có nhịp độ, tốc độ nhanh.
Hát nhanh để thể hiện những tình cảm vui, phấn khởi, sôi động, phấn khích, náo động... Hát nhanh cũng có khi để thể hiện tình cảm bi thương, kìm nén hoặc dí dỏm, hài hước.
Hát nhanh có khi được dùng để thể hiện ở một tác phẩm, một đoạn của bài hát có cấu trúc hai, ba đoạn đơn, một chương trong tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc phức tạp hơn, để diễn tả sự thay đổi về tình cảm, tư tưởng, nội dung.
Hát lướt nhanh rất quan trọng trong nghệ thuật ca hát, phương pháp này cần rèn luyện cho tất cả các loại giọng, đặc biệt rất cần thiết cho giọng nữ cao màu sắc (Soprano coloratura) để biểu hiện những yêu cầu kỹ thuật linh hoạt, trong sáng, tươi vui của những bài hát thích hợp với loại giọng này.
2.3.3.2. Phương pháp hát nhanh
• Lấy hơi nhanh, nhẹ nhàng. Ngắt hơi phải chính xác. • Không lấy nhiều hơi, chỉ lấy một lượng hơi vừa đủ cho câu hát.
• Có thể ngắt hơi sau từng âm có lặng, hít hơi cả bằng mũi và một phần qua miệng.
• Âm thanh linh hoạt, sáng gọn, nhẹ nhàng.
• Hát nhấn mạnh hơn vào các phách có trọng âm. Các nốt còn lại trong chuỗi âm thanh ở các phách nhẹ hát lướt, nhỏ hơn.
• Hát nhanh cần chú ý bảo đảm đúng nhịp độ, tránh kéo nhịp chậm lại làm sai lệch tính chất âm nhạc của bài hát.
2.3.3.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát lướt nhanh.
2.3.4. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát to, hát nhỏ
2.3.4.1. Khái niệm
Hát to, hát nhỏ gắn liền với các kỹ thuật hát nêu trên, thể hiện sự tương phản về cường độ của âm thanh, làm tăng sự biểu cảm của giọng hát và toàn bộ tác phẩm.
Đây là phương pháp khó. Nền tảng cơ bản của phương pháp này đó là hơi thở, hơi thở phải sâu, độ nén hơi và đầy hơi phải đều đặn, liên tục. Những học sinh chưa nắm vững kỹ thuật thanh nhạc thường bị gãy ở giữa, âm thanh mờ dần và yếu, nghe không rõ ràng.
2.3.4.2. Phương pháp hát to, hát nhỏ
• Khi hát từ nhỏ đến to: lấy hơi sâu, đầy đặn, nén và đẩy hơi mạnh dần đều đặn, liên tục.
• Khi hát từ to đến nhỏ: Hơi thở phải thật sâu và chắc chắn. Ém hơi cho âm thanh nhỏ dần nhưng phải đều đặn và liên tục
• Chú ý giữ đều hơi để âm thanh không bị gảy, rạn âm, giật cục.
2.3.4.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát to, hát nhỏ.
2.3.5. Lựa chọn và luyện tập bài hát
Đối với công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp, bên cạnh việc trang bị cho học sinh một hành trang kỹ thuật đầy đủ và chắc chắn đây cũng là công việc phải được tiến hành thường xuyên trong suốt cả cuộc đời người nghệ sĩ thì việc luyện tập nhằm ứng dụng vốn kỹ thuật, vốn kiến thức nghệ thuật vào thực tế các bài hát là nhu cầu thiết thực và vô cùng cần thiết không thể bỏ qua.
2.3.5.1. Lựa chọn bài hát
Nếu công việc phân loại, xác định gịong hát là việc làm đầu tiên của người giảng viên thanh nhạc thì công việc tiếp theo là phải giúp đỡ học sinh lựa chọn bài hát cho phù hợp với chất giọng của người đó cũng như phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của một giai đoạn cụ thể.
2.3.5.2. Tập bài hát
Tập bài hát là công việc quan trọng nhất khi giọng hát đã phát triển tốt. Công việc này phải được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ và sáng tạo.
Vấn đề đặt ra cho giai đoạn tập bài hát chính là tiếp tục giúp học sinh tìm hiểu thêm, về nội dung tác phẩm, về hình thức tác phẩm… các yếu tố và yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với từng câu, từng chữ ở từng nốt nhạc cụ thể… tiếp đến là các kiến thức tổng hợp khác của âm nhạc: giọng điệu, gam, điệu thức, các vấn đề kỹ thuật sáng tác âm nhạc của tác giả như: chuyển điệu, ly điệu, các thủ pháp phát triển âm nhạc… và cuối cùng, là vấn đề sắc thái tình cảm, là những yêu cầu về thể hiện nội tâm mà tác giả bài hát muốn gửi gắm qua giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu, qua ca từ - lời ca, những hư từ, những luyến láy, những từ láy, từ đệm… trong bài hát…
2.3.6. Rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo
Thuộc bài, thuộc bài một cách trôi chảy, hiểu bài một cách chi li, cặn kẽ… thế đã là khó, song vẫn chưa đủ đối với người nghệ sĩ ca hát dù hiện tại các em vẫn là học sinh.
Với tư cách là người sáng tạo lần thứ hai đối với một tác phẩm âm nhạc - bài hát, cần hướng dẫn các em một thói quen tư duy phân tích để rèn luyện và nâng cao khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ thanh nhạc. Tiếng hát và tiếng đàn vốn đã không có hai người giống y hệt nhau. Đó chính là con đường dành cho năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Một tác phẩm âm nhạc, một bài hát không chỉ có một cách thức trình tấu, biểu diễn duy nhất. Dấu ấn sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ có khi đi liền với sự toả sáng, với khả năng chinh phục, với sự trường tồn của một tác phẩm âm nhạc, và luôn được các thế hệ công chúng nhắc nhở tới với một lòng ngưỡng mộ thành kính sâu xa.
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ CHO VIỆC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
3.1. Đặc điểm tình hình Việc dạy thanh nhạc ở trường sư phạm có điểm khác biệt so với Nhạc viện hay các trung tâm đào tạo âm nhạc khác xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau. Ở trường sư phạm, số lượng sinh viên lớn nên việc tổ chức đào tạo phải theo lớp đông, thời gian đào tạo cho một khóa học tương đối ngắn (3 năm), chương trình đào tạo cho một khóa học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo là 60 tiết đối với một môn năng khiếu như thanh nhạc là vấn đề đáng lưu tâm. Đối tượng sinh viên được tuyển vào hầu hết là số không về kiến thức âm nhạc, còn năng khiếu cũng rất hạn chế… Do đó, đào tạo thanh nhạc ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ, công nghệ trong dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt.
Các môn học khác trong chuyên ngành sư phạm âm nhạc vẫn không ngoại lệ. Số lượng sinh viên trong lớp học rất đông, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng và số lượng giảng viên còn hạn chế, không có giảng viên đệm đàn cho sinh viên hát v.v... Đặc biệt, theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, một tín chỉ phải được đào tạo trong một học kỳ, thời gian học trên lớp chỉ chiếm 1/3 hoặc ¼ thời lượng đào tạo, còn lại là việc tự học của sinh viên là chính, gây nhiều khó khăn bất lợi cho hầu hết các ngành học, mà ngành âm nhạc chủ yếu là đào tạo kỹ năng nên càng khó khăn gấp bội. Trước tình hình đó, giải pháp tốt nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học, ở một mức độ nào đó, công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta khắc phục được phần nào những khó khăn nêu trên.
Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông mới (CNTTTTM - New information and communication technology. NICT), nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội vào các thập niên vừa qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới.
Về công nghệ dạy và học nói chung, tác dụng của các giác quan trong việc tiếp nhận và lưu giữ tri thức. Công nghệ nói chung là một hợp phần của môi trường, người dạy, người học, có tác dụng hỗ trợ các tương tác trong quá trình dạy và học. Công nghệ giúp tối đa hóa thời gian mà việc học tập thật sự diễn ra, tối thiểu hóa các lao động cấp thấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác.
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học thanh nhạc tại trường sư phạm
Đào tạo thanh nhạc ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt. Sau đây xin giới thiệu một số ứng dụng mà chúng tôi đã thực hiện tại trường sư phạm, những ứng dụng này đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học và cho hiệu quả tốt trong quá trình đào tạo.
3.2.1. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra các câu luyện thanh, bài luyện thanh
Luyện thanh là công việc thường xuyên, liên tục không chỉ quan trọng đối với những người chuyên nghiệp về thanh nhạc mà còn rất quan trọng đối với sinh viên sư phạm âm nhạc bởi những lý do sau đây:
• Luyện thanh cũng cố hơi thở, tạo cột hơi chắc chắn, ổn định vị trí âm thanh;
• Luyện thanh củng cố và mở rộng âm vực của giọng, làm cho giọng hát vang, sáng, truyền cảm và đẹp hơn.
• Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm.
3.2.2. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra các bài hát mẫu và phần đệm cho các bài hát Việc tạo ra các bài hát mẫu cũng như phần đệm là rất cần thiết và rất quan trọng, sản phẩm này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm có phương tiện để tự học và có điều kiện biểu diễn mà không cần đến người đánh đàn, đây là sự tiện ích rất lớn trong điều kiện khả năng đệm đàn của sinh viên còn nhiều hạn chế.
Sản phẩm giúp cho sinh viên có điều kiện luyện tập nhiều hơn, thường xuyên hơn vì chỉ cần chiếc máy tính, hoặc máy CD cầm tay là có thể luyện tập ở mọi nơi.
3.2.3. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra các bản nhạc karaoke cho các bài hát
Việc tạo ra các bản karaoke rất thiết thực cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm bởi những tiện ích cho việc luyện tập, tự học. Trong điều kiện học tập ở trường sư phạm, khả năng đọc nhạc, ghi nhạc, sử dụng nhạc cụ,... còn hạn chế, việc vỡ bài mới cũng đã gặp khó khăn chứ chưa nói đến luyện tập nâng cao biểu cảm cho tác phẩm, thời gian tiếp cận với giảng viên ít, các bản karaoke giúp cho sinh viên tiếp cận tốt với bài mới, việc vỡ bài sẽ thuận lợi, dành thời gian và điều kiện tốt cho sinh viên luyện tập, nâng cao xử lý các yếu tố âm nhạc và nội dung tác phẩm.
3.2.4. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra giáo án điện tử cho việc dạy thanh nhạc tại trường sư phạm
Soạn giảng thông qua giáo án điện tử đã và đang được khuyến khích nhằm thực hiện tốt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học trên giáo án điện tử có rất nhiều tiện ích, cung cấp những sản phẩm trực quan, sinh động đến với người học, tạo điều kiện tốt nhất cho việc lĩnh hội kiến thức, tri thức và các hoạt động thực hành được dễ dàng.
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học các môn học âm nhạc tại trường sư phạm
Với chiếc máy tính và các thiết bị hỗ trợ kết hợp sử dụng các phần mềm Encore, mirosoft Power point, Sound Forge v.v… Người giảng viên âm nhạc có thể thực hiện bài giảng của mình với hình ảnh tỉnh, động, âm thanh của tác phẩm, minh họa cho các môn: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Đọc và ghi nhạc, Nhạc cụ, Hòa âm, Lịch sử âm nhạc v.v… rất có hiệu quả, và như thế quyền lợi của người học mới được đảm bảo. Việc sử dụng các thiết bị như vậy không có nghĩa là vai trò, vị trí của người giảng viên “bị xem nhẹ” mà ngược lại phải là người có năng lực trình độ vững vàng.
3.3.1. Ứng dụng phần mềm Encore trong giảng dạy môn “Đọc và ghi nhạc”
“Đọc và ghi nhạc” là môn học cơ bản nhất trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc ở trường Cao Đẳng Sư phạm, nó làm nền tảng để học tập và nghiên cứu các môn học khác trong âm nhạc. Người học không những phải học các kỹ thuật để phát âm cho đúng cao độ, trường độ, sắc thái, mà còn phải học cách cảm thụ âm nhạc thông qua các bài học thông qua các trình tự có chủ đích. Những giải pháp công nghệ thông tin có thể giúp người học rút ngắn được quá trình đó.
3.3.2. Ứng dụng công nghệ multimedia trong giảng dạy học phần “Hình thức và thể loại âm nhạc”
Nghe và cảm nhận cấu trúc hình thức âm nhạc là một việc làm quan trọng, phản ánh mọt quá trình nhận thức của người học là: “Nghe - nhìn - cảm nhận - phân tích - thực hành và sáng tạo âm nhạc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiến trình đó diễn ra thuận tiện hơn cho người học từ việc “nghe thấy”, “nhìn thấy”, luyện tập… được thuận lợi, hiệu quả trong một thời gian được rút ngắn.
3.3.3. Ứng dụng công nghệ multimedia trong giảng dạy học phần “Phương pháp dạy học âm nhạc”
Những năm gần đây, âm nhạc đã trở thành một môn học chính thức ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông có những đặc trưng khác hẳn cách dạy và học ở trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hoặc các câu lạc bộ, nhà văn hóa…
Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông phải phục vụ mục tiêu giáo dục chung của cấp học, bậc học. Âm nhạc trong nhà trường phổ thông không dành riêng dạy cho những em có năng khiếu mà phải dạy cho tất cả học sinh, để cung cấp cho các em có một số kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc, góp phần cùng với các môn học khác tạo thành một trình độ học vấn phổ thông cho nên nội dung chương trình dạy học âm nhạc ở trường phổ thông được xây dựng theo một định hướng riêng, theo đó là phương pháp và cách thức dạy học tương ứng. Sinh viên âm nhạc ở các trường Cao đẳng Sư phạm là những giáo viên âm nhạc tương lai, không chỉ học các lĩnh vực chuyên môn về âm nhạc mà còn phải tìm hiểu, học tập về nghiệp vụ sư phạm - sư phạm âm nhạc của trường phổ thông.
Công nghệ thông tin giúp giáo viên tạo ra giáo án điện tử, trình chiếu được nội dung, hình ảnh, video clip, âm thanh, hiệu ứng… tạo cơ hội tốt cho giáo viên và học sinh học tập, rèn luyện, tạo niềm hứng khởi, say mê kể cả việc tự học, tự rèn luyện.
KẾT LUẬN
Âm nhạc nói chung, ca hát nói riêng, xuất hiện từ rất sớm trong đời sống nhân loại và gắn bó trực tiếp, gần gũi nhất với con người.
Nhân dân Việt Nam rất yêu thích ca hát và có truyền thống ca hát khá lâu đời. Tiếng hát và nghệ thuật ca hát Việt Nam, các nhạc cụ dân tộc cổ truyền đã gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vậy thì, tiêu chí thẩm mỹ bao quát chung đối với nghệ thuật ca hát dân tộc được cha ông ta quy định ra sao? Yêu cầu thế nào? Không có gì khác hơn ngoài thuật ngữ ngắn gọn: Tròn vành - Rõ chữ!
Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều khác biệt giữa các vùng, miền. Do đó cần phải có một chuẩn mực chung cho việc phát âm, có tiêu chí cụ thể để việc phát âm được thống nhất trong biểu diễn cũng như giảng dạy thanh nhạc trên toàn quốc. Hệ thống âm chuẩn thống nhất với nhau đó là: phát âm theo tiếng Hà Nội chuẩn.
Việc rèn luyện phát âm và hát ca khúc Việt Nam trong trường Sư phạm là rất cần thiết và rất quan trọng. Vì trong chương trình đào tạo hầu như chỉ sử dụng ca khúc Việt nam, nếu có bài hát nước ngoài cũng chỉ hát lời Việt là chính. Đào tạo thanh nhạc và các môn học khác trong chuyên ngành sư phạm âm nhạc ở trường sư phạm có nhiều khác biệt so với các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác, xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau. Ở trường sư phạm số lượng sinh viên trong lớp học rất đông, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng và số lượng giảng viên còn hạn chế, không có giảng viên đệm đàn cho sinh viên hát v.v... Do đó, ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ, công nghệ trong dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt.
Qua gần 10 năm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học âm nhạc tại trường đại học Đồng Nai, chúng tôi thấy có rất nhiều thuận lợi trong công tác đào tạo như: Tạo niềm say mê, phấn khích cho người học; sinh viên và cả giảng viên chủ động tích cực học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kết quả đào tạo tiến bộ một cách rõ rệt. Qua phân tích kết quả đào tạo giáo viên âm nhạc giai đoạn 2001-2010 tại trường Đại Học Đồng Nai ta có thể khẳng định rằng: công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thanh nhạc nói riêng và ngành đào tạo âm nhạc ở trường sư phạm nói chung.
Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của các nhà sư phạm giàu tài năng và tâm huyết, của các bậc tiền bối nay đã là những chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành thanh nhạc hiện đại nước ta; trên cơ sở những công trình nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ đi trước, luận án xin đóng góp công sức của mình về việc nhấn mạnh đến các đặc trưng của tiếng Việt, việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, phân tích và nêu ra cách phát âm các bài dân ca các vùng miền cho phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa các vùng đó, và đặc biệt đưa ra những giải pháp để thể hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc nói riêng và ngành đào tạo sư phạm âm nhạc nói chung tại trường sư phạm. Vì mục tiêu đào tạo người nghệ sĩ thanh nhạc, các nhà sư phạm âm nhạc Việt Nam hiện đại ngày càng vững vàng hơn trong cuộc hành trình đi tới chân- thiện - mỹ, đưa tiếng hát Việt Nam ngày càng vươn tới tầm cao của trí tuệ và cái đẹp.
1 - Lý do chọn đề tài:
Âm nhạc và lời ca là hai thành phần cơ bản làm nên giá trị của ca khúc. Tuy mỗi thành tố đều có những giá trị độc lập, nhưng khi đã liên kết để tạo nên một ca khúc được thể hiện bằng giọng hát của con người, thì mối quan hệ của giai điệu âm nhạc với lời ca là mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau.
Ca từ, bao gồm toàn bộ phần ngôn ngữ văn học trong âm nhạc bắt đầu từ cái nhỏ nhất: tên gọi tác phẩm, tiêu đề… cho đến cái lớn nhất: kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch và dừng lại ở thể thơ để phổ nhạc. Với nội dung nghiên cứu của luận văn, khái niệm ca từ được giới hạn trong khuôn khổ là phần ngôn ngữ văn học tức lời ca, tên gọi tác phẩm đến các loại thơ được phổ nhạc (bao gồm cả những bài thơ được giữ nguyên vẹn khi phổ nhạc hoặc cả những bài trích đoạn trích câu, trích khổ hoặc dựa ý thơ để phù hợp với các yêu cầu của âm nhạc) …
Lời ca trước hết phải được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ với các quy luật, quy tắc về ngữ pháp,… nhưng rõ ràng, ngôn ngữ của ca từ không phải là ngôn ngữ nói mà là ngôn ngữ để hát theo âm nhạc với các qui luật riêng của nó. Mối quan hệ giữa lời ca với âm nhạc trong loại nhạc hát nói chung, trong ca khúc nói riêng với những quy luật đặc trưng, và dù các quy luật của âm nhạc được coi là yếu tố chủ đạo, chủ yếu…, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và chắp cánh cho nhau. Do tính xác định của ngôn ngữ mà phần nào hạn chế, “đóng khung” cho sức tưởng tượng và khả năng gợi mở của phần âm nhạc, nhưng cũng chính nó sẽ đem lại cho âm nhạc những giá trị nghệ thuật lớn lao bởi khả năng khái quát hóa, hình tượng hoá cao mà văn học và thơ ca mang lại.
Để thấy rõ hơn giá trị và vai trò, sức mạnh của ca từ trong ca khúc Việt Nam, xin sơ lược những đánh giá của GS Phan Ngọc về vấn đề này như sau:
Một là, một nền ca từ theo sát các diễn biến lịch sử, phù hợp với mọi hoạt động cách mạng, chiến đấu…
Hai là, Việt Nam có một hệ thống ca từ cho mọi kiểu người, binh sĩ, các cô thanh niên xung phong, các bà mẹ, các đồng bào thiểu số, thậm chí cho từng tỉnh, từng làng, từng con sông, từng trận đánh, từng công việc như vót chông, cấy lúa, tải gạo…
Ba là, nền ca từ này mang đủ màu sắc của tiếng ca dân tộc ở mọi nơi, mọi tộc người. Đúng là Đảng ta đã huy động được linh hồn dân tộc vào phong trào dân tộc hoá âm nhạc…, công lao của âm nhạc Việt Nam với cách mạng thực là to lớn…
Bốn là, xét về mặt lời ca, ca từ Việt Nam thực tế đã đạt được thành công tối đa để thể hiện đúng tâm hồn bản sắc văn hoá dân tộc… Ca từ Việt Nam còn gắn bó với văn hoá dân tộc và đấu tranh cách mạng hơn một số hình thức nghệ thuật khác.
2 - Lịch sử đề tài:
Trong lĩnh vực phát âm tiếng Việt và ca từ trước đây đã cĩ một số tác giả đã cĩ những cơng trình nghiên cứu ở từng cấp độ khác nhau như nhà nghiên cứu Văn Cẩn, Giáo sư Phan Ngọc, PGS – NGND Dương Viết Á, và đặc biệt gần đây cĩ luận án tiến sỹ của giảng viên Trần Ngọc Lan – phĩ chủ nhiệm khoa thanh nhạc - Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã đề cập vấn đề này. Trong luận án đĩ, tác giả Trần Ngọc Lan đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng Việt trong nghệ thuật hát dân tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý luận về sự phối hợp của hai phạm trù ngơn ngữ và nghệ thuật ca hát. Đề tài của chúng tơi cũng nghiên cứu một số đặc điểm của tiếng Việt nhưng khơng đi sâu nghiên cứu lý luận về ngơn ngữ, mà từ những cơ sở đĩ đề ra những giải pháp trong thực tế đào tạo thanh nhạc nĩi chung, và đặc biệt, những giải pháp thể hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc tại trường sư phạm. Với mục tiêu đĩ chưa cĩ đề tài, luận án nào đề cập.
3 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu trong phương pháp giảng dạy cũng như học tập môn thanh nhạc, nhằm thể hiện có hiệu quả ca khúc Việt Nam tiêu biểu được đưa vào giáo trình giảng dạy thanh nhạc và các tác phẩm có giá trị khác.
- Nêu bật các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát
- Làm rõ một số phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thể hiện tốt các tác phẩm ca khúc Việt Nam trong đào tạo thanh nhạc nói chung và trong trường sư phạm nói riêng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả việc phát âm tiếng Việt trong dạy thanh nhạc và các môn học âm nhạc tại trường sư phạm.
4 - Đối tượng nghiên cứu:
Tiếng Việt, các đặc trưng của tiếng Việt, phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. Một số vấn đề giảng dạy thanh nhạc của giảng viên và việc học tập thanh nhạc của học viên trong truyền đạt và tiếp nhận kỹ năng, kỹ xảo để thể hiện tốt tác phẩm ca khúc Việt Nam và việc dạy - học âm nhạc tại trường sư phạm.
5 - Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện trên quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: quan sát, tổng hợp, phân tích tư liệu, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm và đối chiếu so sánh và ứng dụng.
6- Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu về phương pháp phát âm tiếng Việt trong giảng dạy, biểu diễn các ca khúc Việt Nam, các giải pháp để thể hiện tốt ca khúc Việt Nam tại các trường sư phạm.
7- Những đóng góp mới của luận án:
+ Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát.
+ Phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát âm theo các phương ngữ, thổ ngữ.
+ Đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, hệ thống âm chuẩn và phương pháp phát âm theo hệ thống âm chuẩn trong nghệ thuật ca hát.
+ Đề ra một số giải pháp trong việc đào tạo thanh nhạc tại các trường sư phạm.
+ Nêu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập thời kỳ mới; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả của nghệ thuật hát tiếng Việt và quá trình đào tạo ngành âm nhạc tại trường sư phạm.
8- Cấu trúc của luận án:
Luận án được trình bày trong ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát.
Chương II: Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới và vấn đề dạy hát ở trường sư phạm.
Chương III: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc phát âm tiếng Việt và đào tạo giáo viên âm nhạc tại các trường sư phạm.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT
TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT
1.1. Cơ sở lý luận về việc đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm tình hình
So với nhiều loại hình nghệ thuật khác nói chung và nghệ thuật ca hát dân tộc nói riêng như Tuồng, Chèo, Cải lương… nghệ thuật ca hát mới của ta còn rất non trẻ. Gần 55 năm, mặc dù tuổi đời còn quá non trẻ so với truyền thống xây dựng và phát triển của kỹ thuật thanh nhạc cổ điển thế giới, song kể từ khi xây dựng nền ca hát Việt Nam theo các tiêu chí hàn lâm, chuyên nghiệp, việc nhận thức sự thống nhất về tiêu chí thẩm mỹ giữa hát đẹp - Bel canto, với tròn vành - rõ chữ không chỉ coi là nhận thức lý luận đối với mỹ học Macxit mà thực tế còn trở thành nhu cầu nội tại của mỹ quan dân tộc đối với nghệ thuật ca hát nói chung, nền thanh nhạc Việt Nam chuyên nghiệp nói riêng.
1.1.2. Những đặc điểm của ca khúc Việt Nam
Với nền nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp non trẻ Việt Nam, vai trò, vị trí và tác dụng của thể loại ca khúc luôn chiếm ưu thế nổi trội và giữ một tỷ trọng lớn trong đời sống âm nhạc toàn xã hội, ca khúc được phổ biến rộng rãi trong công chúng âm nhạc và đời sống toàn dân, cho dù là ca khúc dân ca hay ca khúc chuyên nghiệp, đều có được ưu thế và sức mạnh bởi những yếu tố: Tính phổ cập, tính thời sự, tính hiệu triệu, kêu gọi và khả năng tập hợp, tính biểu cảm cao...
1.1.3. Đặc điểm về cấu tạo cơ thể, tầm vóc
Do các điều kiện về địa lý, khí hậu cũng như các đặc điểm về chủng tộc nòi giống, đặc biệt do những hoàn cảnh xã hội của một đất nước phải trải qua các cuộc chiến tranh xâm lược triền miên, dai dẳng, nên về tầm vóc, kích thước của người Việt Nam thường thấp bé hơn khá nhiều so với các quốc gia Châu Âu, ngay cả với một số quốc gia phát triển ở Châu Á và Đông Nam Á.
1.1.4. Tiêu chí thẩm mỹ của nghệ thuật ca hát dân tộc
Nhu cầu về cảm thụ thẩm mỹ và nhận thức cái đẹp là bản chất của sự tồn tại của loài người.Tiêu chí thẩm mỹ bao quát chung đối với nghệ thuật ca hát dân tộc Việt Nam được cha ông ta quy định ra sao? Yêu cầu thế nào? Không có gì khác hơn ngoài thuật ngữ ngắn gọn: Tròn vành - Rõ chữ!
1.2. Những đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt:
Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại là một cơ chế gồm các hệ thống con: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu; trọng âm và ngữ điệu. Năm hệ thống đầu là nét cố hữu của âm tiết, cấu tạo nên âm tiết, còn hai hệ thống sau là thuộc về ngữ lưu.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT CA HÁT MỚI VÀ VẤN ĐỀ DẠY HÁT Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM
2.1. Tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát
Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều khác biệt giữa các vùng, miền. Do đó cần phải có một chuẩn mực chung cho việc phát âm, có tiêu chí cụ thể để việc phát âm được thống nhất trong biểu diễn cũng như giảng dạy thanh nhạc trên toàn quốc.
Ở một số nước trên thế giới, hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ thường là hệ thống ngữ âm của thủ đô: tiếng Anh ở London, tiếng Nga ở Moskva, tiếng Pháp ở Paris, tiếng Trung Quốc ở Bắc Kinh, tiếng Nhật ở Tokyo...
Nguyễn Lân, năm 1956 đề nghị một hệ thống như sau: 6 thanh điệu ở Bắc bộ, phụ âm cuối theo phương ngữ Bắc, các phụ âm đầu quặt lưỡi/ t, S, Z/ theo phương ngữ Trung và phân biệt d và gi.
Năm 1957, Hồng Giao lại đưa ra ý kiến là hệ thống âm chuẩn nên theo hoàn toàn thổ ngữ Hà nội. (Nhưng về mặt chính tả thì vẫn phân biệt tr/ ch, s/ z và r/ d,gi).
Hoàng Phê, năm 1961 đề nghị chỉ lấy âm Hà nội làm cơ sở, bổ sung thêm các âm /t, S, Z/ có phân biệt d và gi và đủ 6 thanh điệu.
Năm 1972, các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung và Nguyễn Trứ cũng cùng một quan niệm với Hoàng Phê khi cho rằng “hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn của tiếng Việt hiện đại là hệ thống ngữ âm đã được cố định trên chữ viết với một sự điều chỉnh thích đáng cho phù hợp với thực tế phát triển của tiếng Việt ngày nay”.
Năm 1974, Vương Hữu Lễ cũng tán thành cách giải quyết như vậy khi cho rằng thổ ngữ Hà Nội lấy làm căn bản, nhưng cần phải bổ sung bằng những ưu điểm của các thổ ngữ khác thì mới mong được toàn quốc chấp nhận là một “giọng nói tiêu chuẩn của tiếng Việt”. Năm 1982, các tác giả Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Tu cũng đề nghị một ý kiến tương tự: “chuẩn mực ngữ âm của tiếng Việt văn học ngày nay, nên lấy hệ thống ngữ âm của phương ngôn Bắc mà tiêu biểu là tiếng Hà nội làm căn cứ, đồng thời công nhận cách phát âm cong lưỡi, một số tổ hợp phụ âm và một số vần cái như đã biểu hiện trên chính tả”.
Nhìn chung, trừ ý kiến của Hồng Giao, đa số ý kiến khác về hệ thống âm chuẩn gần như thống nhất với nhau ở những điểm cơ bản sau đây:
- Hệ thống thanh điệu gồm 6 thanh như trong thổ ngữ Hà nội;
- Hệ thống phụ âm đầu có các âm quặt lưỡi /t, S, Z/ và không phân biệt d /gi (tức là chỉ lấy một âm vị đơn vị /z/);
- Hệ thống vần giống như trên chữ viết.
=> Theo quan niệm của chúng tôi, tiêu chí phát âm tiếng Việt trong thanh nhạc là phát âm theo giọng Hà Nội chuẩn.
2.2. Phương pháp phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát mới
2.2.1. Khẩu hình của các nguyên âm
Nguyên âm tiếng Việt có rất nhiều dạng khẩu hình rộng hẹp khác nhau, lại có nhiều nguyên âm đòi hỏi khẩu hình tròn nhiều, tròn ít hoặc tròn to, tròn nhỏ... Chẳng hạn:
Nguyên âm A - khẩu hình mở rộng hơi tròn răng cửa trên hơi lộ ra, mặt lưỡi bằng, đầu dưới tiếp giáp nhẹ với răng hàm dưới - tính chất âm không sắc nhọn như I, E cũng không tối như O,U
Nguyên âm E - khẩu hình không rộng, răng trên hơi lộ phần lưng lươi hơi nhô lên tính chất sáng sủa.
Nguyên âm I - khẩu hình hẹp, răng trên hơi lộ càng ít hơn E, lưng lưỡi càng tiếp cận lên phía vòm miệng trên.Tính chất sáng nhưng sắc nhọn.
Nguyên âm O - khẩu hình tròn, nhưng không rộng bằng A, phần giữa của môi trên nhô ra phía trước một chút tính chất âm u.
Nguyên âm U - là khẩu hình Ô thu nhỏ lại, môi thu gonï và nhô ra ngoài như khẩu hình huýt sáo, tính chất: âm U hơn O.
2.2.2. Phương pháp xử lý nhả chữ
Chữ tiếng việt là hình thức đơn âm và đa thanh, mỗi chữ chỉ phát ra một âm, nhưng cũng trên một chữ lại cũng có nhiều dấu giọng khác nhau và có nhiều nghĩa khác nhau. Một chữ thông thường chia ra: đầu chữ, thân chữ, đuôi chữ.
Ví dụ: chữ VANG có cấu tạo V+A+NG mà ra, nhưng khi phát âm thì chia ra:
VA-A-ANG
Khi phát âm thân chữ A, gắn liền với đầu chữ VA và đuôi chữ ANG không đứt rời một chỗ nào. Hát chữ “VANG” ở một trường độ dài ta xử lý như sau:
VA-A-ANG (hát liền tiếng “légato”)
Dù trên độ dài bao nhiêu, chữ VANG cũng ngân liền một âm rền.
Trong thực tế có nhiều loại chữ ở dạng khác nhau:
• Đầu, thân, đuôi, chữ là một: Ô
• Đầu thân chữ là một + đuôi chữ: ao (a + o) ơn (ơ + n)
• Đầu + thân và đuôi là một: ta (t + a)
Đối với những người ca hát, khẩu hình nhã chữ đóng hay mở là vấn đề để nghiên cứu để đạt mục đích nhã chữ cho khoa học và hợp lý nhất, như vậy mới hát được rõ lời.
* Những chữ đuôi mở:
Những chữ kết hợp bằng nguyên âm, khẩu hình dễ mơ,û dễ ngân. Nếu đuôi chữ là đơn nguyên âm thì chỉ có một động tác khẩu hình phát ra là ổn định, không phải uốn hoặc thu đuôi.
Thí dụ: ô, ta, bà, mơ. v.v...
+ Nếu đuôi chữ là nguyên âm kép thì ngoài động tác khẩu hình ra còn phải uốn vần và thu đuôi.
Thí du: i hoa, ao, tôi + Nếu đuôi chữ là tổ hợp nguyên âm thì ngoài động tác khẩu hình ra và nhã chữ cho quá trình trước sau khá rõ rồi mới thu đuôi.
Thí dụ: hoài, bưởi, liễu
* Những chữ kết hợp bằng phụ âm kép NG và NH của vần bằng:
+ Vần bằng mở:
- ang, ăng, âng, ưng: Khẩu hình mở rộng nhưng ngân lên mũi.
- anh, ênh, inh: Khẩu hình mở hẹp, lưng lưỡi ập lên vòm hàm ếch và cũng ngân bằng mũi.
+ Vần bằng đóng:
- ong, ông, ung: phát xong ngậm miệng và ngân lên mũi.
Những chữ đuôi vần bằng kết bằng phụ âm kép NG, NH dù đóng hay mở đều có một đặc điểàm là ngân lên mũi sau khi phát âm.
* Những chữ kết hợp bằng các phụ âm c, ch, p, t của vần trắc:
+ Vần trắc mở:
- ác, ắc, ấc, ức: khẩu hình mở rộng nhưng ập tiếng bằng cuống lưỡi.
- ách, ếch, ích: khẩu hình mở hẹp nhưng ập tiếng bằng lưng lưỡi lên vòm hàm ếch.
- át, ắt, ất, ít: khẩu hình mở hẹp và ập tiếng bằng đầu lưỡi lên chân răng cửa trên.
+ Vần trắc đóng:
- óc, ốc, úc: ập tiếng bằng động tác bụm mồm.
- áp, ắp, ấp, óp, ếp, ơp, úp, íp: ập tiếng bằng động tác khép cằm dưới nhẹ nhàng.
Những chữ có đuôi vần trắc dù đóng hay mở trên đây đều có chung một đặc điểm là sau khi phát âm không có tiếng ngân.
2.2.3. Những khó khăn và hạn chế của việc phát âm tiếng Việt trong ca hát
Trong nghệ thuật ca hát mới, tiêu chí đầu tiên là âm thanh phát ra phải đạt tiêu chuẩn tròn, vang , sáng và có tính biểu cảm cao. Tuy nhiên, cấu âm tiếng Việt gây rất nhiều khó khăn cho nghệ thuật ca hát, đặc biệt là việc áp dụng phương pháp hát của trường phái Bel canto, trường phái ca hát tiên tiến trên thế giới.
Phát âm tiếng Việt trong ca hát có những khó khăn nhất định. Chẳng hạn những từ khi nói không có tiếng ngân nhưng khi hát bắt buộc phải ngân dài theo trường độ âm nhạc với cao độ chuẩn xác; Đặc biệt trong tiếng Việt có 6 thanh nên khi hát phải đảm bảo vừa đúng cao độ vừa phải rõ thanh, rõ chữ là điều không phải dể dàng.
Chính vì thế, NSND Trần Hiếu đã đưa ra mấy nhận xét đối với nghệ thuật ca hát như sau:
• Do đặc điểm của mình, hệ thống nguyên âm tiếng Việt không thể phát triển độ mở, độ vang và độ sáng đến toàn diện trong ca hát được.
• Hệ thống nguyên âm tiếng Việt: Là bảng màu rất phong phú và tinh tế. Người ca hát phải biết bảng màu này để tạo nên cho tiếng hát Việt Nam một vóc dáng riêng biệt.
• Hệ thống nguyên âm tiếng Việt phải được vận động một cách uyển chuyển, mềm mại và tinh tế trong ca hát. Đây chính là một đặc điểm riêng của ca hát Việt Nam.
2.2.4. Phương pháp rèn luyện về phát âm, nhả chữ
2.2.4.1. Rèn luyện về hơi thở
Yêu cầu xử lý ngôn ngữ trong các trường phái ca hát chuyên nghiệp của thế giới có nhiều quan điểm khác nhau, từ đó đi đến những phương pháp mang tính đặc thù. Tuy nhiên hầu hết các trường phái đều tập trung vào một vấn đề khởi đầu và cả quá trình ca hát đó là vấn đề hơi thở. Trong lĩnh vực ca hát chuyên nghiệp Việt Nam có nhiều ý kiến cho rằng hát không rõ lời là thể hiện khiếm khuyết về kỹ thuật mà khiếm khuyết hàng đầu ở đây là hơi thở. Chúng tôi cũng đồng quan điểm về vấn đề này! Bởi vậy trong rèn luyện về phát âm, chúng tôi đặc vấn đề đầu tiên là hơi thở. Hơi thở là yếu tố kỹ thuật cơ bản, có vị trí then chốt trong hoạt động đào tạo nghệ sĩ thanh nhạc cũng như trong suốt cuộc đời lao động của người ca sĩ bất kể thuộc trường phái ca hát nào. Hơi thở tốt sẽ cho ra đời những âm thanh tròn, gọn, vang, sáng. Vì hơi thở là điểm xuất phát của quá trình phát âm nói riêng và quá trình ca hát nói chung. Đối với hơi thở thanh nhạc đó là một công việc phải luyện tập thường xuyên không nên xem thường và nôn nóng. Sự luyện tập từng ngày với sự kiên trì, bền bỉ và một phương pháp đúng, khoa học và cứ như vậy hơi thở sẽ theo chúng ta suốt chặng đường ca hát”.
Các bài luyện tập hơi thở
2.2.4.2. Rèn luyện phát âm, nhả chữ
Mặc dù tiếng Việt, do đặc điểm của loại ngôn ngữ đa thanh, với 6 thanh dấu nên trong ca hát đã tạo nên vẻ uyển chuyển, rực rỡ màu sắc, véo von, như chim hót của tiếng hát Việt Nam.
Tròn vành - rõ chữ không chỉ là tiêu chí thẩm mỹ chung của mọi nền ca hát trên thế giới, với đôi tai người Việt, nó lại càng đặc biệt quan trọng và được đề cao là yếu tố then chốt trong kỹ thuật ca hát Việt Nam. Điều đó, xuất phát từ những đặc điểm mang tính đặc thù của ngôn ngữ Việt Nam.
Các bài luyện tập môi, miệng, lưỡi và nhả chữ.
2.2.5. Cách xử lý âm điệu của lời ca
Trong nghệ thuật ca hát Việt Nam, có nhiều nội dung, thể loại khác nhau,... tùy từng tác phẩm cụ thể, từng thể loại nội dung cụ thể mà ta có thể có nhiều cách xử lý lời ca cho phù hợp với nội dung, thể loại đó.
2.2.5.1. Xử lý âm điệu lời ca các tác phẩm dân ca, mang âm hưởng dân ca
Với cộng đồng 54 dân tộc khác nhau chung sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, kho tàng dân ca và ca khúc dân ca của chúng ta vô cùng phong phú và có giá trị to lớn góp phần làm nên giá trị văn học, tinh thần cũng như bản sắc tâm hồn Việt Nam.
Đối với các tác phẩm này, lời ca phải mang âm hưởng của phương ngữ, thổ ngữ vùng đó. Chẳng hạn: dân ca đồng bằng Bắc bộ, quan họ Bắc Ninh phải hát theo giọng của phương ngữ Bắc; các tác phẩm dân ca hoặc mang âm hưởng dân ca của Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tỉnh, Huế, Quảng Nam, Phú Yên,... ta phải phát âm theo các thổ ngữ tương ứng.
2.2.5.2. Xử lý âm điệu lời ca các tác phẩm không mang âm hưởng dân ca
Đây là thể loại chiếm tỷ lượng lớn trong nghệ thuật ca hát Việt Nam, được chia làm nhiều thể loại.
Tất cả các thể loại ca khúc nêu trên, khi xử lý lời ca ta phải phát âm theo giọng chuẩn - như đề cập ở trên - đó là giọng Hà Nội chuẩn.
2.3. Vấn đề dạy và học hát tại các trường sư phạm
Hát - Thanh nhạc - là môn học quan trọng bậc nhất trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc ở các trường sư phạm, tầm quan trọng của nó được thể hiện ở qui chế tuyển sinh ngành âm nhạc, môn thanh nhạc nhân hệ số 2, môn học “Hát” bao gồm các học phần “Hát 1”, “Hát 2”, “Hát dân ca” và được rãi đều trong cả quá trình đào tạo.
Việc dạy thanh nhạc ở trường sư phạm có điểm khác biệt so với Nhạc viện hay các trung tâm đào tạo âm nhạc khác xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau. Ở trường sư phạm, số lượng sinh viên lớn nên việc tổ chức đào tạo phải theo lớp đông, thời gian đào tạo cho một khóa học tương đối ngắn (3 năm) đối với một môn năng khiếu như thanh nhạc là vấn đề đáng lưu tâm, đối tượng sinh viên được tuyển vào hầu hết là số không về kiến thức âm nhạc, còn năng khiếu cũng rất hạn chế… Do đó, đào tạo thanh nhạc ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt. Vì vậy, việc rèn luyện phát âm và hát ca khúc Việt Nam trong trường Sư phạm là tối cần thiết. Trước yêu cầu đó đòi hỏi giảng viên phải có những phương pháp để thực hiện tốt mục tiêu của môn học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số phương pháp để thực hiện tốt mục tiêu này.
2.3.1. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát liền tiếng
2.3.1.1. Khái niệm
Đây là phương pháp cơ bản nhất trong kỹ thuật thanh nhạc của các trường phái ca hát trên thế giới. Đối với các tác phẩm, ca khúc Việt Nam từ những bài dân ca đến những ca khúc nghệ thuật mới, đều mang tính giai điệu rất phong phú và đa dạng, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật hát liền giọng đế áp dụng và biểu hiện tốt các tác phẩm Việt Nam, làm tăng thêm sự uyển chuyển, êm ái và duyên dáng của các tác phẩm.
2.3.1.2. Phương pháp hát liền tiếng
• Hơi thở sâu, nhẹ nhàng, đưa âm thanh ra một cách chắc chắn, đều đặn và liên tục.
• Chú ý lắng nghe và điều tiết âm thanh sao cho tròn, vang, sáng, không thay đổi màu sắc.
• Ngân dài âm thanh bằng nguyên âm rồi kết thúc bằng các âm cuối.
• Kết thúc câu hát, hơi thở vẫn phải được tiếp tục khống chế cho đến lúc lấy tiếp hơi thở mới để hát câu tiếp theo.
2.3.1.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát liền tiếng.
2.3.2. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát ngắt tiếng (âm nảy)
2.3.2.1. Khái niệm
Trong kỹ thuật ca hát, âm nảy được sử dụng đẻ diễn tả tình cảm rộn ràng, vui tươi, mô phỏng tiếng cười, sự náo nhiệt, sôi động.
Hát âm nảy còn dược gọi là stacato. Âm thanh gọn, sáng trong, vang nảy, thánh thót.
Hát âm nảy là một yêu cầu trong kỹ thuật thanh nhạc dành cho các loại giọng, song đặc biệt lưu tâm hơn cũng là giọng nữ cao, khi luyện tập hát âm nảy ở các loại giọng với cách bật âm thanh (Attacca) sẽ có tác dụng tốt cho thanh đới. Và làm cho bộ phận truyền âm khởi động dần dần được linh hoạt hơn tạo tháo quen để bật đúng âm thanh khi hát liền giọng. Đây còn là biện pháp sửa chữa những sai lệch về âm sắc như hát sâu, hát cổ…
2.3.2.2. Phương pháp hát âm nảy
• Khi hát âm nảy, hàm dưới buông lỏng, môi hơi nhếch lên, để lộ hàm răng trên như cười. càng hát lên cao miệng càng mở rộng.
• Hơi thở hít vào không nhiều, sau khi lấy hơi phải nén liên tục. Khi hát đẩy hơi ra gọn, chắc, nén hơi chặt sau từng âm.
• Âm thanh phát ra phải rất gọn, sắc, linh hoạt, nhẹ nhàng, rõ ràng từng âm một.
• Không hét to, tống hơi ra ồ ạt.
2.3.2.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát âm nảy.
2.3.3. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát lướt nhanh
2.3.3.1. Khái niệm
Hát nhanh là cách hát những giai điệu có nhiều nốt với trường độ ngắn, hoặc những bài hát có nhịp độ, tốc độ nhanh.
Hát nhanh để thể hiện những tình cảm vui, phấn khởi, sôi động, phấn khích, náo động... Hát nhanh cũng có khi để thể hiện tình cảm bi thương, kìm nén hoặc dí dỏm, hài hước.
Hát nhanh có khi được dùng để thể hiện ở một tác phẩm, một đoạn của bài hát có cấu trúc hai, ba đoạn đơn, một chương trong tác phẩm thanh nhạc có cấu trúc phức tạp hơn, để diễn tả sự thay đổi về tình cảm, tư tưởng, nội dung.
Hát lướt nhanh rất quan trọng trong nghệ thuật ca hát, phương pháp này cần rèn luyện cho tất cả các loại giọng, đặc biệt rất cần thiết cho giọng nữ cao màu sắc (Soprano coloratura) để biểu hiện những yêu cầu kỹ thuật linh hoạt, trong sáng, tươi vui của những bài hát thích hợp với loại giọng này.
2.3.3.2. Phương pháp hát nhanh
• Lấy hơi nhanh, nhẹ nhàng. Ngắt hơi phải chính xác. • Không lấy nhiều hơi, chỉ lấy một lượng hơi vừa đủ cho câu hát.
• Có thể ngắt hơi sau từng âm có lặng, hít hơi cả bằng mũi và một phần qua miệng.
• Âm thanh linh hoạt, sáng gọn, nhẹ nhàng.
• Hát nhấn mạnh hơn vào các phách có trọng âm. Các nốt còn lại trong chuỗi âm thanh ở các phách nhẹ hát lướt, nhỏ hơn.
• Hát nhanh cần chú ý bảo đảm đúng nhịp độ, tránh kéo nhịp chậm lại làm sai lệch tính chất âm nhạc của bài hát.
2.3.3.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát lướt nhanh.
2.3.4. Phương pháp luyện tập kỹ thuật hát to, hát nhỏ
2.3.4.1. Khái niệm
Hát to, hát nhỏ gắn liền với các kỹ thuật hát nêu trên, thể hiện sự tương phản về cường độ của âm thanh, làm tăng sự biểu cảm của giọng hát và toàn bộ tác phẩm.
Đây là phương pháp khó. Nền tảng cơ bản của phương pháp này đó là hơi thở, hơi thở phải sâu, độ nén hơi và đầy hơi phải đều đặn, liên tục. Những học sinh chưa nắm vững kỹ thuật thanh nhạc thường bị gãy ở giữa, âm thanh mờ dần và yếu, nghe không rõ ràng.
2.3.4.2. Phương pháp hát to, hát nhỏ
• Khi hát từ nhỏ đến to: lấy hơi sâu, đầy đặn, nén và đẩy hơi mạnh dần đều đặn, liên tục.
• Khi hát từ to đến nhỏ: Hơi thở phải thật sâu và chắc chắn. Ém hơi cho âm thanh nhỏ dần nhưng phải đều đặn và liên tục
• Chú ý giữ đều hơi để âm thanh không bị gảy, rạn âm, giật cục.
2.3.4.3. Các bài tập luyện thanh cho kỹ thuật hát to, hát nhỏ.
2.3.5. Lựa chọn và luyện tập bài hát
Đối với công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp, bên cạnh việc trang bị cho học sinh một hành trang kỹ thuật đầy đủ và chắc chắn đây cũng là công việc phải được tiến hành thường xuyên trong suốt cả cuộc đời người nghệ sĩ thì việc luyện tập nhằm ứng dụng vốn kỹ thuật, vốn kiến thức nghệ thuật vào thực tế các bài hát là nhu cầu thiết thực và vô cùng cần thiết không thể bỏ qua.
2.3.5.1. Lựa chọn bài hát
Nếu công việc phân loại, xác định gịong hát là việc làm đầu tiên của người giảng viên thanh nhạc thì công việc tiếp theo là phải giúp đỡ học sinh lựa chọn bài hát cho phù hợp với chất giọng của người đó cũng như phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của một giai đoạn cụ thể.
2.3.5.2. Tập bài hát
Tập bài hát là công việc quan trọng nhất khi giọng hát đã phát triển tốt. Công việc này phải được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ và sáng tạo.
Vấn đề đặt ra cho giai đoạn tập bài hát chính là tiếp tục giúp học sinh tìm hiểu thêm, về nội dung tác phẩm, về hình thức tác phẩm… các yếu tố và yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với từng câu, từng chữ ở từng nốt nhạc cụ thể… tiếp đến là các kiến thức tổng hợp khác của âm nhạc: giọng điệu, gam, điệu thức, các vấn đề kỹ thuật sáng tác âm nhạc của tác giả như: chuyển điệu, ly điệu, các thủ pháp phát triển âm nhạc… và cuối cùng, là vấn đề sắc thái tình cảm, là những yêu cầu về thể hiện nội tâm mà tác giả bài hát muốn gửi gắm qua giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu, qua ca từ - lời ca, những hư từ, những luyến láy, những từ láy, từ đệm… trong bài hát…
2.3.6. Rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo
Thuộc bài, thuộc bài một cách trôi chảy, hiểu bài một cách chi li, cặn kẽ… thế đã là khó, song vẫn chưa đủ đối với người nghệ sĩ ca hát dù hiện tại các em vẫn là học sinh.
Với tư cách là người sáng tạo lần thứ hai đối với một tác phẩm âm nhạc - bài hát, cần hướng dẫn các em một thói quen tư duy phân tích để rèn luyện và nâng cao khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ thanh nhạc. Tiếng hát và tiếng đàn vốn đã không có hai người giống y hệt nhau. Đó chính là con đường dành cho năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Một tác phẩm âm nhạc, một bài hát không chỉ có một cách thức trình tấu, biểu diễn duy nhất. Dấu ấn sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ có khi đi liền với sự toả sáng, với khả năng chinh phục, với sự trường tồn của một tác phẩm âm nhạc, và luôn được các thế hệ công chúng nhắc nhở tới với một lòng ngưỡng mộ thành kính sâu xa.
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ CHO VIỆC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TẠI CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
3.1. Đặc điểm tình hình Việc dạy thanh nhạc ở trường sư phạm có điểm khác biệt so với Nhạc viện hay các trung tâm đào tạo âm nhạc khác xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau. Ở trường sư phạm, số lượng sinh viên lớn nên việc tổ chức đào tạo phải theo lớp đông, thời gian đào tạo cho một khóa học tương đối ngắn (3 năm), chương trình đào tạo cho một khóa học theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo là 60 tiết đối với một môn năng khiếu như thanh nhạc là vấn đề đáng lưu tâm. Đối tượng sinh viên được tuyển vào hầu hết là số không về kiến thức âm nhạc, còn năng khiếu cũng rất hạn chế… Do đó, đào tạo thanh nhạc ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ, công nghệ trong dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt.
Các môn học khác trong chuyên ngành sư phạm âm nhạc vẫn không ngoại lệ. Số lượng sinh viên trong lớp học rất đông, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng và số lượng giảng viên còn hạn chế, không có giảng viên đệm đàn cho sinh viên hát v.v... Đặc biệt, theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, một tín chỉ phải được đào tạo trong một học kỳ, thời gian học trên lớp chỉ chiếm 1/3 hoặc ¼ thời lượng đào tạo, còn lại là việc tự học của sinh viên là chính, gây nhiều khó khăn bất lợi cho hầu hết các ngành học, mà ngành âm nhạc chủ yếu là đào tạo kỹ năng nên càng khó khăn gấp bội. Trước tình hình đó, giải pháp tốt nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học, ở một mức độ nào đó, công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta khắc phục được phần nào những khó khăn nêu trên.
Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông mới (CNTTTTM - New information and communication technology. NICT), nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị xã hội vào các thập niên vừa qua, xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới.
Về công nghệ dạy và học nói chung, tác dụng của các giác quan trong việc tiếp nhận và lưu giữ tri thức. Công nghệ nói chung là một hợp phần của môi trường, người dạy, người học, có tác dụng hỗ trợ các tương tác trong quá trình dạy và học. Công nghệ giúp tối đa hóa thời gian mà việc học tập thật sự diễn ra, tối thiểu hóa các lao động cấp thấp, tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác.
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học thanh nhạc tại trường sư phạm
Đào tạo thanh nhạc ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt. Sau đây xin giới thiệu một số ứng dụng mà chúng tôi đã thực hiện tại trường sư phạm, những ứng dụng này đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học và cho hiệu quả tốt trong quá trình đào tạo.
3.2.1. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra các câu luyện thanh, bài luyện thanh
Luyện thanh là công việc thường xuyên, liên tục không chỉ quan trọng đối với những người chuyên nghiệp về thanh nhạc mà còn rất quan trọng đối với sinh viên sư phạm âm nhạc bởi những lý do sau đây:
• Luyện thanh cũng cố hơi thở, tạo cột hơi chắc chắn, ổn định vị trí âm thanh;
• Luyện thanh củng cố và mở rộng âm vực của giọng, làm cho giọng hát vang, sáng, truyền cảm và đẹp hơn.
• Phát triển tai nghe âm nhạc và nhạc cảm.
3.2.2. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra các bài hát mẫu và phần đệm cho các bài hát Việc tạo ra các bài hát mẫu cũng như phần đệm là rất cần thiết và rất quan trọng, sản phẩm này tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm có phương tiện để tự học và có điều kiện biểu diễn mà không cần đến người đánh đàn, đây là sự tiện ích rất lớn trong điều kiện khả năng đệm đàn của sinh viên còn nhiều hạn chế.
Sản phẩm giúp cho sinh viên có điều kiện luyện tập nhiều hơn, thường xuyên hơn vì chỉ cần chiếc máy tính, hoặc máy CD cầm tay là có thể luyện tập ở mọi nơi.
3.2.3. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra các bản nhạc karaoke cho các bài hát
Việc tạo ra các bản karaoke rất thiết thực cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm bởi những tiện ích cho việc luyện tập, tự học. Trong điều kiện học tập ở trường sư phạm, khả năng đọc nhạc, ghi nhạc, sử dụng nhạc cụ,... còn hạn chế, việc vỡ bài mới cũng đã gặp khó khăn chứ chưa nói đến luyện tập nâng cao biểu cảm cho tác phẩm, thời gian tiếp cận với giảng viên ít, các bản karaoke giúp cho sinh viên tiếp cận tốt với bài mới, việc vỡ bài sẽ thuận lợi, dành thời gian và điều kiện tốt cho sinh viên luyện tập, nâng cao xử lý các yếu tố âm nhạc và nội dung tác phẩm.
3.2.4. Ứng dụng công nghệ multimedia trong việc tạo ra giáo án điện tử cho việc dạy thanh nhạc tại trường sư phạm
Soạn giảng thông qua giáo án điện tử đã và đang được khuyến khích nhằm thực hiện tốt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học trên giáo án điện tử có rất nhiều tiện ích, cung cấp những sản phẩm trực quan, sinh động đến với người học, tạo điều kiện tốt nhất cho việc lĩnh hội kiến thức, tri thức và các hoạt động thực hành được dễ dàng.
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học các môn học âm nhạc tại trường sư phạm
Với chiếc máy tính và các thiết bị hỗ trợ kết hợp sử dụng các phần mềm Encore, mirosoft Power point, Sound Forge v.v… Người giảng viên âm nhạc có thể thực hiện bài giảng của mình với hình ảnh tỉnh, động, âm thanh của tác phẩm, minh họa cho các môn: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Đọc và ghi nhạc, Nhạc cụ, Hòa âm, Lịch sử âm nhạc v.v… rất có hiệu quả, và như thế quyền lợi của người học mới được đảm bảo. Việc sử dụng các thiết bị như vậy không có nghĩa là vai trò, vị trí của người giảng viên “bị xem nhẹ” mà ngược lại phải là người có năng lực trình độ vững vàng.
3.3.1. Ứng dụng phần mềm Encore trong giảng dạy môn “Đọc và ghi nhạc”
“Đọc và ghi nhạc” là môn học cơ bản nhất trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc ở trường Cao Đẳng Sư phạm, nó làm nền tảng để học tập và nghiên cứu các môn học khác trong âm nhạc. Người học không những phải học các kỹ thuật để phát âm cho đúng cao độ, trường độ, sắc thái, mà còn phải học cách cảm thụ âm nhạc thông qua các bài học thông qua các trình tự có chủ đích. Những giải pháp công nghệ thông tin có thể giúp người học rút ngắn được quá trình đó.
3.3.2. Ứng dụng công nghệ multimedia trong giảng dạy học phần “Hình thức và thể loại âm nhạc”
Nghe và cảm nhận cấu trúc hình thức âm nhạc là một việc làm quan trọng, phản ánh mọt quá trình nhận thức của người học là: “Nghe - nhìn - cảm nhận - phân tích - thực hành và sáng tạo âm nhạc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiến trình đó diễn ra thuận tiện hơn cho người học từ việc “nghe thấy”, “nhìn thấy”, luyện tập… được thuận lợi, hiệu quả trong một thời gian được rút ngắn.
3.3.3. Ứng dụng công nghệ multimedia trong giảng dạy học phần “Phương pháp dạy học âm nhạc”
Những năm gần đây, âm nhạc đã trở thành một môn học chính thức ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông có những đặc trưng khác hẳn cách dạy và học ở trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hoặc các câu lạc bộ, nhà văn hóa…
Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông phải phục vụ mục tiêu giáo dục chung của cấp học, bậc học. Âm nhạc trong nhà trường phổ thông không dành riêng dạy cho những em có năng khiếu mà phải dạy cho tất cả học sinh, để cung cấp cho các em có một số kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc, góp phần cùng với các môn học khác tạo thành một trình độ học vấn phổ thông cho nên nội dung chương trình dạy học âm nhạc ở trường phổ thông được xây dựng theo một định hướng riêng, theo đó là phương pháp và cách thức dạy học tương ứng. Sinh viên âm nhạc ở các trường Cao đẳng Sư phạm là những giáo viên âm nhạc tương lai, không chỉ học các lĩnh vực chuyên môn về âm nhạc mà còn phải tìm hiểu, học tập về nghiệp vụ sư phạm - sư phạm âm nhạc của trường phổ thông.
Công nghệ thông tin giúp giáo viên tạo ra giáo án điện tử, trình chiếu được nội dung, hình ảnh, video clip, âm thanh, hiệu ứng… tạo cơ hội tốt cho giáo viên và học sinh học tập, rèn luyện, tạo niềm hứng khởi, say mê kể cả việc tự học, tự rèn luyện.
KẾT LUẬN
Âm nhạc nói chung, ca hát nói riêng, xuất hiện từ rất sớm trong đời sống nhân loại và gắn bó trực tiếp, gần gũi nhất với con người.
Nhân dân Việt Nam rất yêu thích ca hát và có truyền thống ca hát khá lâu đời. Tiếng hát và nghệ thuật ca hát Việt Nam, các nhạc cụ dân tộc cổ truyền đã gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vậy thì, tiêu chí thẩm mỹ bao quát chung đối với nghệ thuật ca hát dân tộc được cha ông ta quy định ra sao? Yêu cầu thế nào? Không có gì khác hơn ngoài thuật ngữ ngắn gọn: Tròn vành - Rõ chữ!
Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều khác biệt giữa các vùng, miền. Do đó cần phải có một chuẩn mực chung cho việc phát âm, có tiêu chí cụ thể để việc phát âm được thống nhất trong biểu diễn cũng như giảng dạy thanh nhạc trên toàn quốc. Hệ thống âm chuẩn thống nhất với nhau đó là: phát âm theo tiếng Hà Nội chuẩn.
Việc rèn luyện phát âm và hát ca khúc Việt Nam trong trường Sư phạm là rất cần thiết và rất quan trọng. Vì trong chương trình đào tạo hầu như chỉ sử dụng ca khúc Việt nam, nếu có bài hát nước ngoài cũng chỉ hát lời Việt là chính. Đào tạo thanh nhạc và các môn học khác trong chuyên ngành sư phạm âm nhạc ở trường sư phạm có nhiều khác biệt so với các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác, xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác nhau. Ở trường sư phạm số lượng sinh viên trong lớp học rất đông, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng và số lượng giảng viên còn hạn chế, không có giảng viên đệm đàn cho sinh viên hát v.v... Do đó, ở trường sư phạm phải nhắm đến việc sử dụng công cụ, công nghệ trong dạy học cùng với việc áp dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học,… làm thế nào để trong một thời gian ngắn mà việc đào tạo vẫn có hiệu quả tốt.
Qua gần 10 năm thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học âm nhạc tại trường đại học Đồng Nai, chúng tôi thấy có rất nhiều thuận lợi trong công tác đào tạo như: Tạo niềm say mê, phấn khích cho người học; sinh viên và cả giảng viên chủ động tích cực học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kết quả đào tạo tiến bộ một cách rõ rệt. Qua phân tích kết quả đào tạo giáo viên âm nhạc giai đoạn 2001-2010 tại trường Đại Học Đồng Nai ta có thể khẳng định rằng: công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thanh nhạc nói riêng và ngành đào tạo âm nhạc ở trường sư phạm nói chung.
Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của các nhà sư phạm giàu tài năng và tâm huyết, của các bậc tiền bối nay đã là những chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành thanh nhạc hiện đại nước ta; trên cơ sở những công trình nghiên cứu khoa học của nhiều thế hệ đi trước, luận án xin đóng góp công sức của mình về việc nhấn mạnh đến các đặc trưng của tiếng Việt, việc phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, phân tích và nêu ra cách phát âm các bài dân ca các vùng miền cho phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa các vùng đó, và đặc biệt đưa ra những giải pháp để thể hiện tốt các tác phẩm Việt Nam trong chương trình đào tạo thanh nhạc nói riêng và ngành đào tạo sư phạm âm nhạc nói chung tại trường sư phạm. Vì mục tiêu đào tạo người nghệ sĩ thanh nhạc, các nhà sư phạm âm nhạc Việt Nam hiện đại ngày càng vững vàng hơn trong cuộc hành trình đi tới chân- thiện - mỹ, đưa tiếng hát Việt Nam ngày càng vươn tới tầm cao của trí tuệ và cái đẹp.
Võ Văn Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét