Hồ Xuân Hương sinh ra vào cuối triều Lê (1592-1788), một thời
kỳ đầy những biến loạn xã hội và tai biến. Gần 900 năm đã trôi qua từ khi Ngô
Quyền đánh đuổi người Tàu để lập lại nền độc lập cho Việt Nam, dẫu sao đi nữa,
trật tự xã hội vẫn theo khuôn mẫu triều đình Trung Hoa và hệ thống quan lại của
nó. Đến cuối thời Lê, trật tự xã hội theo Khổng Tử đã thoái hóa và bở vụn. Ở miền
Bắc, phe cánh đầy uy quyền của chúa Trịnh đã khống chế vua Lê và triều đình thời
đó tại Thăng Long, đồng thời chúa Trịnh tiến hành chiến tranh với nhà Nguyễn, vốn
có triều đình tại phía Nam Huế và được hỗ trợ bởi vũ khí Bồ đào nha và quân
Pháp do các nhà truyền giáo thuộc địa tuyển mộ. Cuối cùng, sau vài thập kỷ hỗn
loạn tàn bạo, vào năm 1771, ba anh em, được biết tới với cái tên Tây Sơn, bắt đầu
cuộc nổi dậy nông dân đánh bại chúa Trịnh, vua Lê và nhà Nguyễn, chiếm lấy
Thăng Long (Hà Nội), Huế và Sài Gòn, và xây dựng nên một triều đại ngắn ngủi của
mình (1788-1802) rồi cũng sớm bị mất vào tay nhà Nguyễn.
Thời kỳ sụp đổ xã hội và điêu tàn chiến tranh này, có lẽ
không đáng ngạc nhiên, lại cũng là điểm cao trong truyền thống lâu dài về thi
ca của Việt Nam. Như Dante nói trong cuốn De vulgari eloquentia, "Các chủ
đề chính của thơ ca là tình yêu, đức hạnh và chiến tranh." Tác phẩm thơ vĩ
đại của thời kì này - Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du - đều tràn ngập với
niềm khao khát cá nhân, với sự thông cảm cho "số mệnh bạc bẽo," và với
việc tìm kiếm cái gì đó vĩnh hằng. Chiến tranh, đói khát và tham nhũng đã không
đánh bại được các nhà thơ như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, mà lại còn làm sâu sắc
hơn công trình của họ.
Điều lập tức gây ngạc nhiên về văn phong của Hồ Xuân Hương là
ở chỗ bà viết về tất cả - hơn nữa, ở chỗ bà đã nhận được sự hoan nghênh liên tục
và ngay lập tức. Sau hết, bà là một người phụ nữ làm thơ theo truyền thống Khổng
Tử, đàn ông. Trong khi phụ nữ bao giờ cũng giữ vị trí cao trong xã hội Việt Nam
- đôi khi thống lĩnh quân đội, thường thì làm cố vấn cho vua chúa, và bao giờ
cũng tham dự vào việc quản lý tài sản - vài người được tôn làm nhà thơ, có lẽ
bởi vì một số người đã được dạy dỗ trong học hành văn chương nghiêm ngặt, điều
thường được dạy cho các thanh niên để chuẩn bị cho các kỳ thi đình với mong ước
kiếm được vị trí trong hệ thống quan lại vẫn cai trị tại Việt Nam từ năm 939
sau công nguyên cho mãi tới thế kỷ hai mươi (Khách thăm Hà Nội vẫn còn có thể
thấy, trong sân của Văn Miếu, những con rùa đá to lớn cõng trên lưng mình tấm
bia khắc tên của những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi đình từ năm 1442 cho
tới 1779. Kỳ thi cuối cùng là trong năm 1919.).
Điều cũng gây ngạc nhiên là những gì bà đã viết ra. Vào cuối
triều Lê, khi địa vị xã hội của phụ nữ đã bị sút giảm hẳn, bà thường đặt câu hỏi
về trật tự của mọi việc, nhất là quyền của đàn ông. Chế độ phong kiến hà khắc ở
cuối thời Lê đã lấy cuốn Kinh Lễ của Khổng Tử làm sách hướng dẫn chính thống
trong đó phụ nữ "khi chưa chồng thì theo cha, khi có chồng theo chồng, và
khi góa chồng thì theo con trai." Đã có "bảy lý do để từ bỏ vợ: 1, nếu
cô ấy không có con, 2, nếu cô ấy ngoại tình, 3, nếu cô ấy không tôn kính bố mẹ
chồng, 4, nếu cô ấy ngồi lê mách lẻo, 5, nếu cô ấy ăn cắp, 6, nếu cô ấy bị cho
là ghen tuông, và 7, nếu cô ấy bị bệnh không thể chữa được.” Làm cho vấn đề còn
tồi tệ hơn nữa, các qui tắc hồi môn và lễ cưới đã trở nên tốn kém và phức tạp đến
mức vào thời Hồ Xuân Hương, ít phụ nữ thuộc tầng lớp bà lấy được chồng, phần lớn
trở thành vợ lẽ (Theo Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, Nhà Thơ Cách Mạng, (Sài gòn: Nhà
Xuất Bản Bốn Phương, 1953), trang 100 và 103.). Trong khi thơ của Hồ Xuân Hương
công kích vào quyền lực của đàn ông, điều có thể dường như là khá thông thường
vào cuối thế kỉ đó với người Mỹ và người phương Tây khác, thì với thời đại của
bà điều đó gây chấn động và gây khiếm nhã cá nhân.
Bên cạnh đó, bà đã chọn viết bằng chữ Nôm - một hệ thống chữ
viết biểu thị cho cách nói của người Việt Nam - thay vì dùng chữ Hán, ngôn ngữ
của tầng lớp quan lại cao cấp. Việc chọn viết bằng chữ Nôm của bà, như Chaucer
đã chọn viết bằng tiếng Anh và Dante chọn viết bằng tiếng Italia, đem lại cho
thơ ca của bà một chiều hướng Việt Nam đặc biệt tràn ngập với cách ngôn và thói
quen nói chuyện của thường dân (Giới học giả gần đây cũng đã tìm ra những bài
thơ cô viết trong chữ Hán. Xem Đào Thái Tôn, Thơ Hồ Xuân Hương (Hà Nội: Nhà Xuất
Bản Giáo Dục, 1996). Quả vậy, nhà thơ hiện đại Xuân Diệu đã gọi bà là "Bà
chúa thơ Nôm."
Nhưng, cuối cùng, sự kiện đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ phần
lớn hơn trong thơ bà - mỗi bài thơ lại là một kỳ công về thơ trữ tình theo kiểu
Đường luật (luật thi) - đều mang hai cách hiểu: mỗi bài thơ đều ẩn giấu trong
nó một bài thơ khác với nghĩa sắc dục. Trong những bài thơ này chúng ta có thể
được giới thiệu quang cảnh về ba mỏm đá, hay cái động đá vôi, hay cảnh dệt cửi
hay đánh đu, hay các vật như cái quạt, quả cây, hay thậm chí con ốc nhồi - nhưng ẩn dấu bên trong gần như tất cả thơ Đường luật tuyệt vời của bà là ý đồ sắc
dục, điều tự lộ ra qua việc chơi chữ và mang hình tượng kép. Không nhà thơ nào
khác dám làm việc này. Sắc dục, tất nhiên, là chủ đề bị cấm kỵ trong truyền thống
văn học này. Như Hữu Ngọc và những người khác đã chỉ ra, đạo Khổng thậm chí xua
đuổi sự khoả thân khỏi nghệ thuật Việt Nam (Hữu Ngọc và Françoise Corrèze, Hồ
Xuân Hương, ou le voile déchiré (Hà Nội: Fleuve Rouge, 1984), p. 31). Với thái
độ gợi tình của mình, Hồ Xuân Hương quay sang cái sống động khôn ngoan thông
thường trong các bài ca dao và tục ngữ, cái thái độ mà từ ngòi bút văn học của
bà có thể được nói một cách chính xác là sự thách thức chứ không phải là bệnh
tâm lý sắc dục, như một số người chỉ trích bà đã buộc tội.
Vậy là, vào lúc cái chết và sự hủy diệt bày ra, khi mà thế lực
cầm quyền mạnh mẽ và không được tôn kính bị trừng trị bởi lưỡi kiếm, thì làm
sao nó thoát khỏi sự bất kính, sự khinh bỉ, và sự sỗ sàng thường lệ của nền thơ
ca của nó? Câu trả lời nằm ở tài xuất chúng của bà như một nhà thơ và trong sự quý trọng văn hóa tột bực mà người Việt Nam bao giờ cũng đặt vào thơ ca, dù là
trong truyền thống thanh cao của giới trí thức hay ca dao truyền miệng của thường
dân. Rất giản dị, bà đã tồn tại bởi vì thông minh nhạy cảm trong thơ ca. Khen
ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ, bà đôi khi viết ra để đáp ứng cho sự ngạc nhiên tự
nhiên. Chính sự tinh xảo riêng của bà trong việc sáng tác hai bài thơ một lúc,
bài nọ ẩn dưới bài kia, đã lôi cuốn độc giả - từ người bình dân, người vốn có
thể nghe trong thơ của bà tiếng vọng của bài ca dao, tục ngữ của mình, và theo
nghĩa làng xóm thông thường, cho tới các viên quan lại triều đình mang nặng Hán
văn, người giễu cợt bà trong thơ ca, người đánh giá sự tinh xảo thơ ca của bà,
và người đưa bà ra làm cái bảo vệ cho mình (Chẳng hạn như Chiêu Hổ, thích chòng
ghẹo cô trong thơ ca, người mà một số học giả (nhưng không phải tất cả) xếp vào
loại quan hạng cao như Phạm Đình Hổ). Việc đùa giỡn bằng lời của bà, cái khôi
hài tinh quái của bà, lối nói tự nhiên của bà, niềm khát khao tâm linh của bà,
cơn đói tình yêu của bà, và sự giận dữ của bà đối với tệ tham nhũng phải đã là
âm hưởng chính.
Thơ ca
|
||||
Trong khi dịch theo nghĩa đen, “đài Khán Xuân” đọc như sau:
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm thuộc vào hệ Môn-Khmer. (Các
dấu quanh nguyên âm chỉ ra “độ cao thấp” của từ, hay thanh. Không có dấu
thanh, người đọc Việt Nam thấy văn bản khó đọc được). Thanh của từ làm cho
thơ thành nhạc điệu phức tạp và cách nói ám chỉ, cũng như tính mở của ngôn ngữ
đối với thói quen thơ ca từ tiếng Trung Quốc, một ngôn ngữ tương tự về cấu
trúc. Với người phương Tây có lẽ đặc tính đáng để ý nhất của tiếng Việt và
thơ ca của nó chỉ là khía cạnh thanh của từ.
Trong tiếng Việt, có sáu thanh tựa âm nhạc hay độ cao thấp.
Mọi âm tiết trong ngôn ngữ này đều mang một trong những thanh đó, mỗi thanh lại
tạo nên ý nghĩa cho âm tiết đó. (Phần lớn các từ trong tiếng Việt đều là đơn
âm.) Chẳng hạn, hình thái/ la/ có thể mang sáu nghĩa phân biệt tùy theo thanh
được dùng:
Trong văn nói hay văn xuôi, các thanh này rơi ngẫu nhiên;
trong thơ ca - dù là trong ca dao hay trong truyền thống văn học cao cấp -thanh được qui định rơi vào chỗ cuối nào đó gần chỗ ngắt dòng. Vần điệu thông
thường chỉ rơi vào những từ có thanh “bằng” (la và là, ở trên). Tất cả các
thanh khác đều được coi là thanh “trắc” và vị trí của chúng cũng được quy định.
Với nhạc điệu cao thấp kế thừa trong mọi bài thơ, toàn bộ sự
linh động của âm thanh - không có trong tiếng Anh - đi vào vận hành. Và vì các
từ tựa âm thanh có thể mang nghĩa rất nhiều điều khác nhau, nên toàn bộ thế
giới mang nghĩa kép trở thành có thể trong mọi bài thơ. Những ý nghĩa thứ hai
này, và việc đảo ngược cụm từ, hay nói lái, thì thường là tục. Chẳng hạn lấy
thí dụ, các bài "Sư hoang dâm" và "Vịnh ni sư." Trong bài
trước, đeo có nghĩa "mang" hay "vác," nhưng việc
tráo thanh của nó, đéo, có nghĩa "giao hợp." Trong cùng bài thơ
này, lộn lèo có nghĩa là "lộn vòng," "bị lẫn lộn," thậm
chí "lắp ráp xoắn xuýt," nhưng lẹo lồn, với thanh khác đi, có nghĩa
"giao hợp." (Thực tế nó còn hình ảnh hơn.) Tương tự, trong "Vịnh
ni sư," xuất thế có nghĩa "từ bỏ thế giới này," một tình cảm
đúng, nhưng xuất thê có nghĩa "bỏ vợ." Trong một số bài thơ như
"Khóc chồng làm thuốc," loại chơi thanh và tráo thanh thường là
chính tâm điểm của bài thơ, làm cho việc dịch thành gần như không thể được.
Trong thực tế, một trong nhiều nguy hiểm cho người dịch Hồ Xuân Hương là hướng
bất kỳ bài thơ nào đi quá xa về một cực của nghĩa - về một mặt, cái nhìn của
bà là hồn nhiên hiếm thấy; mặt khác, ý nghĩa tục tĩu phụ phải chưa bao giờ
thành hiển nhiên.
Phần che đậy của Hồ Xuân Hương cho sự lẩn tránh này nằm ở
khuôn phép hàng nghìn năm của bản thân thể thơ Đường luật, tức là nằm trong
hàng trăm nghìn bài thơ do tầng lớp nho sĩ Việt Nam và Trung Quốc viết ra từ
khi thể thơ này được vay mượn từ truyền thống cổ điển Trung Quốc. (Cả việc
vay mượn và uy thế gắn với thể thơ này đều tương tự như việc vay mượn và sử dụng
về sau của tiếng Anh cho thể thơ xonê (thơ trữ tình 14 câu) của Italia.) Trong
thực tế, thơ Đường luật là tương tự trong nhiệm vụ và thẩm quyền văn hoá với
thể thơ xonê tiếng Anh. Nhưng thơ Đường luật còn cô đọng hơn(Các độc giả muốn
biết thêm về Đường luật nên tra cứu James J.Y. Liu, The Art of Chinese Poetry
(University of Chicago, 1962), vì thơ Việt Nam tuân theo Đường luật.): Mọi
bài thơ đều phải có tám câu, mỗi câu có bẩy âm tiết. Vần điệu thường xuất hiện
ở cuối các câu thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ tám. Bốn câu bên
trong thường chỉ ra cái loại cấu trúc cú pháp song song nào đó. Các từ vần phải
là từ bình, hay thanh "bằng." Các thanh trắc và bằng được qui định
tại những chỗ chúng rơi vào câu thơ ca. Biến thể của thơ Đường luật, thể bán
Đường luật "tứ tuyệt" về bản chất vẫn là Đường luật bị cắt đi một nửa.
Dù các quy tắc làm thơ này dường như làm nản lòng người ta, Hồ Xuân Hương thường
vượt quá chúng, thường ném ra nhiều vần hơn yêu cầu và đôi khi lại tạo ra những
tiểu văn bản với kết cấu kiểu đảo chữ cái nếu các từ được đọc lên và xuống
cũng như đọc từ trái qua phải, như trong thí dụ "Đài Khán Xuân" ở
trên, chỗ mà thanh biến “cát bụi” thành “tình yêu,” bụi trần gian thành lòng
từ bi của Phật tử.
|
Văn bản
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hồ Xuân Hương viết trong chữ Nôm, một hệ thống chữ viết do
giới nho sĩ Việt Nam phát minh ra để biểu thị cho hệ thống âm thanh ngôn ngữ
mình qua cách viết chữ đẹp “phương nam”, nguyên bản. Từ khoảng thế kỷ thứ 10
vào cho tới thế kỷ 20, chữ viết này là kho tàng trữ các tác phẩm văn học,
chính trị, triết học cũng như tôn giáo và các cách thức chữa trị y học. Trong
hai mươi bốn năm các vua Tây Sơn mà Hồ Xuân Hương đã sống qua, chữ Nôm, thay
vì chữ Hán, đã trở thành ngôn ngữ chính thức của triều đình (Quả thực, có một
số bằng chứng rằng cô là chị em họ với vua Nguyễn Huệ và thuộc hàng họ hàng
tương đương; Hoàng Xuân Hãn). Nhưng chữ Nôm, trong khi quả thực là ngôn ngữ của
nhân dân, dẫu sao đi chăng nữa việc làm chủ nó cũng khó gấp đôi chữ Hán, vì
chữ Nôm thường lấy chữ Hán rồi gắn thêm vào chúng phần ngữ âm tiếng Việt, do
vậy làm tăng gấp đôi tổng số kí tự cho bất kỳ cách diễn đạt nào. Ngày nay,
trong số 86 triệu người Việt Nam, có lẽ chỉ còn vài chục người có thể đọc được
gia sản thừa kế 1000 năm này trong chữ Nôm, mặc cho sự kiện là nó gần như bao
giờ cũng hiển hiện trước mắt mọi người - khắc trên những lối cổng, in trong lịch
năm các nhà hàng, và khắc trong mồ mả gia tiên vẫn còn đó trên các cánh đồng
lúa. Dẫu sao đi chăng nữa, chữ Nôm đã chết đi cùng với triều đình hoàng gia
và tầng lớp nho sĩ, nhường đường cho chữ quốc ngữ, "chữ quốc gia,"
do Alexandre de Rhodes đưa vào hồi thế kỷ thứ 17 và dùng bảng chữ Latin, dễ học
hơn nhiều so với chữ Nôm và làm cho quảng đại quần chúng người Việt dễ đọc và
viết.
Không còn văn bản học thuật, xác định về thơ của Hồ Xuân
Hương. Quả vậy, thơ của bà đã không được in ra mãi nhiều thập kỷ sau cái chết
của bà với lần xuất bản khắc gỗ chữ Nôm vào năm 1909, tiếp theo đó vào năm
1914 qua lần biên tập khắc gỗ Quốc âm Thi Tuyển trong chữ Nôm với việc phiên
chuyển quốc ngữ trực tiếp phía dưới. Các học giả vẫn còn bất đồng về chính số
lượng bài thơ mà có thể cho là của bà, một số người giới hạn quãng 25 bài, số
khác lại nói là 148 bài. Nhiều tài liệu gốc sau đây có nhiều biến thể bởi vì
chữ Nôm chưa bao giờ thực sự được chuẩn hóa. Điều còn hơn nữa, là các bài thơ
của Hồ Xuân Hương đã được sao chép bằng tay, lại được thêm những biến thể văn
bản mới. Việc làm phức tạp văn bản còn thêm nữa, vì thời bản viết của bà là
theo cách phát âm miền bắc, bản thân tiếng Việt đã trải qua sự dịch chuyển về
âm thanh và nghĩa. Tôi đã cố gắng tìm ra những phiên bản đáng tin cậy nhất,
thường dựa vào cuốn cuối của Maurice Durand's L'Oeuvre de la poétesse
vietnamienne Hồ Xuân Hương(Paris: Adrien-Maisonneuve, 1968, từ Tuyển tập văn
bản và tư liệu về Đông Dương, Textes Nụm No.2.), một công trình lớn không may
còn lại không đầy đủ vào lúc mất của Durand.
Vào tháng hai 1999 tôi đã tới Hà Nội bàn bạc và thảo luận với
các học giả để tìm ra và xác minh nguyên bản chữ Nôm của những bài thơ sau
đây. Nhờ có sự giúp đỡ của Giáo sư Đào Thái Tôn và Nguyễn Quang Hồng tại Viện
Hán Nôm, và công trình xuất sắc của Ngô Thanh Nhàn, nhà ngôn ngữ học tính
toán tại Courant Institute of Mathematical Sciences của đại học New York
University, đây là lần đầu tiên mà chữ Nôm được in ra với kiểu in hiện đại, một
bước chủ chốt đầu tiên hướng tới việc tìm lại gia sản văn học Việt Nam trong
chữ Nôm.
Cuốn sách này, một tuyển tập khá lớn đầu tiên về thơ của Hồ
Xuân Hương, gần như chắc chắn còn chứa những sai sót không thể tránh khỏi về
nguồn gốc lai lịch cũng như các sai sót thuần túy do tôi phạm phải, như một
người ngoại quốc, mặc dầu là nhà thơ, đang bơi trong dòng nước quá đầu mình
dù được sự khuyến khích của tiếng reo hò của những người Việt Nam đứng trên bờ
xa. 48 bài thơ trong cuốn sách này đại diện cho phần lớn thơ hiện còn của Hồ
Xuân Hương. Một số bài thơ khác không được đưa vào đây bởi vì chúng dường như
lặp lại, hay gần như chắc chắn là những bài thơ của các nhà thơ khác (như Bà
Huyện Thanh Quan, một người phụ nữ có thơ đôi khi cũng được gán cho Hồ Xuân
Hương), hay bởi vì chúng dường như không thể phục hồi được trong tiếng Anh,
cho dù có chú thích hỗ trợ.
Trong mười năm tôi đã gọt rũa những bản dịch này, thường phải
bỏ dở nửa chừng, nhưng bao giờ cũng quay lại. Sự kiên nhẫn của tôi được nâng
đỡ bởi lòng ngưỡng mộ và kính phục, điều tôi hi vọng độc giả sẽ kinh nghiệm
thấy: về sự đơn độc, cuộc sống thông minh của Hồ Xuân Hương, về thơ ca tinh tế
của bà, về tính bướng bỉnh của bà, những lời châm biếm của bà, sự bạo dạn của
bà, cái hài hước bất kính của bà, và tấm lòng từ bi bồ tát của bà. Bà là nhà
thơ tầm thế giới, người có thể làm chúng ta ngày nay xúc động như bà đã làm
xúc động người Việt Nam trong 200 năm.
Thơ Hồ Xuân Hương
|
John Balaban
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét