Nghệ thuật múa xòe
Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất
xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/
Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe
trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái
có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn
của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân
qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống,
như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới
thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”.
1. Múa xòe, “đặc sản” văn hóa của người Thái Tây Bắc
Với đồng bào Thái vùng Tây Bắc, vòng xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân gian để đón mừng. Những dịp lễ, Tết hay trong ngày vui của dòng họ, gia đình, của bản làng, nhất là khi nhà đón khách quý…, đều không thể thiếu những điệu xòe.
Vào đây anh, múa xòe cùng em…
Những ngày đầu Xuân năm mới, tại bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi, trung tâm cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), ngay từ xa, tiếng cồng chiêng rộn rã từ phía nhà văn hóa thôn đã vọng lại, bản trên, bản dưới đầy ắp tiếng cười đùa, tiếng chào hỏi, lời chúc mừng năm mới. Chúc nhau năm mới có sức khỏe, nhiều niềm vui, có gạo thóc đầy bồ, gà lợn đầy chuồng… Sân nhà văn hóa, nơi diễn ra các trò chơi truyền thống lúc nào cũng đông đúc. Các thanh niên vừa tung còn, vừa hát giao duyên, các em nhỏ xúng xính trong những bộ quần áo mới sặc sỡ cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống…
Đón khách tại ngôi nhà sàn của mình, chị Hồng Chung, chủ Homestay tại bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) cho biết, người Thái có rất nhiều trò chơi trong những ngày đầu Xuân năm mới, đồng bào người Thái sau khi gặp gỡ, chúc Tết nhau, thường cùng nhau múa xòe mừng năm mới, bởi theo quan niệm của đồng bào, hát múa đầu năm sẽ mang nhiều niềm vui, nhiều may mắn đến cho năm mới…
Khi câu chuyện giữa chủ và khách ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, đống lửa
đã được đốt sáng bừng cả khoảng sân, bà con trong bản từng người nắm tay nhau
thành vòng tròn cùng nhau múa xòe. Vòng chuyển động dần theo vòng quay, trong
tiếng nhạc rộn rã, lời hát tha thiết: “Đêm Mường Lò, trăng đang lên dần, xòe đi
anh, tay cầm tay múa xòe cùng em. Đêm Mường Lò, chiêng trống nhịp nhàng, rừng
núi âm vang, tay cầm tay múa xòe cùng em...”.
Với đồng bào Thái vùng Tây Bắc, vòng xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân gian để đón mừng. Những dịp lễ, Tết hay trong ngày vui của dòng họ, gia đình, của bản làng, nhất là khi nhà đón khách quý…, đều không thể thiếu những điệu xòe.
Vào đây anh, múa xòe cùng em…
Những ngày đầu Xuân năm mới, tại bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi, trung tâm cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), ngay từ xa, tiếng cồng chiêng rộn rã từ phía nhà văn hóa thôn đã vọng lại, bản trên, bản dưới đầy ắp tiếng cười đùa, tiếng chào hỏi, lời chúc mừng năm mới. Chúc nhau năm mới có sức khỏe, nhiều niềm vui, có gạo thóc đầy bồ, gà lợn đầy chuồng… Sân nhà văn hóa, nơi diễn ra các trò chơi truyền thống lúc nào cũng đông đúc. Các thanh niên vừa tung còn, vừa hát giao duyên, các em nhỏ xúng xính trong những bộ quần áo mới sặc sỡ cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống…
Đón khách tại ngôi nhà sàn của mình, chị Hồng Chung, chủ Homestay tại bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) cho biết, người Thái có rất nhiều trò chơi trong những ngày đầu Xuân năm mới, đồng bào người Thái sau khi gặp gỡ, chúc Tết nhau, thường cùng nhau múa xòe mừng năm mới, bởi theo quan niệm của đồng bào, hát múa đầu năm sẽ mang nhiều niềm vui, nhiều may mắn đến cho năm mới…
Đồng bào dân tộc Thái vùng Mường
Lò nô nức chảy hội rằm Tháng Giêng.
Ảnh Việt Dũng - TTXVN
Ảnh Việt Dũng - TTXVN
Điệu xòe càng múa càng say, vòng người chuyển động mạnh hơn, nắm chặt tay nhau
theo điệu đơn, điệu kép, khi giãn ra xa, khi chụm lại gần đống lửa. Số người
tham gia múa xòe cũng ngày càng đông, bởi hầu như không ai có thể cưỡng lại lời
hát mời tha thiết, chân tình của các cô gái: “Đừng sợ say, đây tay ngà, chén đã
đầy, chén em dâng đầy. Dập dìu chân chàng, ới noọng... Dập dìu chân em, inh lả
ơi... Ta tan dần, trong vòng quay. Kìa hội vui, xòe đi anh, đừng để em cô đơn một
mình. Đêm Mường Lò, trăng dâng đầy, đôi tay ngà đón chờ người ơi. Vào đây anh,
xòe đi anh...”.
Lời ca ngày càng da diết, tiếng hát ngày càng du dương, lời mời gọi của các cô gái làm cho khách lạ bỗng thành quen. Nhiều du khách phương xa dù chưa múa xòe bao giờ cũng vui vẻ nắm tay nhau hòa mình vào điệu dân vũ. Vòng tròn người nhịp nhàng tiến, nhịp nhàng lui, nhịp nhàng vỗ tay như sóng biển dâng trào… Cuộc vui cứ thế kéo dài đến khuya, mọi người mới bịn rịn chia tay, ai về nhà nấy.
Sản phẩm kết tinh từ lao động sản xuất
Nghệ nhân Lò Văn Biến, người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Thái cho biết, đồng bào Thái Tây Bắc không chỉ múa xòe trong những dịp lễ Tết, mà trong những lễ hội của các bản làng như Xên bản, Xên mường (lễ cúng bản, cúng mường), trong bất cứ tiệc lớn, tiệc nhỏ hay trong những ngày vui của dòng họ, gia đình, như: lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, trong đám cưới hỏi hoặc đơn giản là khi nhà đón khách quý… đồng bào người Thái đều tổ chức ăn mừng và múa xòe, bởi họ quan niệm, nếu không xòe, tiệc đó không vui và không thành công. Chính vì vậy, xòe đã trở thành một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của đồng bào Thái vùng Tây Bắc.
Nói về nguồn gốc của múa xòe, nghệ nhân Lò Văn Biến lý giải, do sống giữa thiên
nhiên hùng vĩ, cùng với sự cần cù, tinh thần sáng tạo trong công cuộc chinh phục
thiên nhiên, nên mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, người Thái lại nắm
tay nhau quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành phát triển
từ đó.
Nhiều điệu nhảy trong múa xòe mô phỏng những bước đi của cha ông, khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước, tung khăn, mời rượu…, tất cả đều diễn tả sinh động thực tế cuộc sống, thể hiện những ước mơ, khát vọng của người Thái Tây Bắc. Bởi vậy, mỗi dịp lễ, Tết hay trong ngày vui của dòng họ, gia đình, của bản làng, nhất là khi nhà đón khách quý…, vòng xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân gian để đón mừng.
Lời ca ngày càng da diết, tiếng hát ngày càng du dương, lời mời gọi của các cô gái làm cho khách lạ bỗng thành quen. Nhiều du khách phương xa dù chưa múa xòe bao giờ cũng vui vẻ nắm tay nhau hòa mình vào điệu dân vũ. Vòng tròn người nhịp nhàng tiến, nhịp nhàng lui, nhịp nhàng vỗ tay như sóng biển dâng trào… Cuộc vui cứ thế kéo dài đến khuya, mọi người mới bịn rịn chia tay, ai về nhà nấy.
Sản phẩm kết tinh từ lao động sản xuất
Nghệ nhân Lò Văn Biến, người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa Thái cho biết, đồng bào Thái Tây Bắc không chỉ múa xòe trong những dịp lễ Tết, mà trong những lễ hội của các bản làng như Xên bản, Xên mường (lễ cúng bản, cúng mường), trong bất cứ tiệc lớn, tiệc nhỏ hay trong những ngày vui của dòng họ, gia đình, như: lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới, trong đám cưới hỏi hoặc đơn giản là khi nhà đón khách quý… đồng bào người Thái đều tổ chức ăn mừng và múa xòe, bởi họ quan niệm, nếu không xòe, tiệc đó không vui và không thành công. Chính vì vậy, xòe đã trở thành một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của đồng bào Thái vùng Tây Bắc.
Nhiều điệu nhảy trong múa xòe mô phỏng những bước đi của cha ông, khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước, tung khăn, mời rượu…, tất cả đều diễn tả sinh động thực tế cuộc sống, thể hiện những ước mơ, khát vọng của người Thái Tây Bắc. Bởi vậy, mỗi dịp lễ, Tết hay trong ngày vui của dòng họ, gia đình, của bản làng, nhất là khi nhà đón khách quý…, vòng xòe thường được tổ chức như một nghi lễ dân gian để đón mừng.
Màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái với sự
tham gia của 5.000 nghệ nhân và diễn viên
quần chúng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Địa điểm tổ chức múa xòe có thể là ở sân nhà, trên sân khấu, dưới gốc cây hoặc trên sân bãi. Những người tham gia múa xòe tay trong tay, vai kề vai, người nọ bước theo chân người kia. Ít người thì một vòng nhỏ hẹp, nhiều người thì vòng lớn, nhiều hơn nữa thì vòng tròn kép: vòng lớn ngoài, vòng nhỏ trong… Các vòng xòe quay ngược chiều nhau trông rất đẹp mắt. Động tác, đội hình xòe rất giản dị, các bước đi của vòng xoè rất gần gũi với nhiều động tác hoạt động của con người trong lao động và sinh hoạt hàng ngày…
Trong quá trình điền dã tìm hiểu về nguồn gốc của xòe Thái, các nhà nghiên cứu đã gặp gỡ và hỏi nhiều người, nhưng hầu hết đồng bào người Thái hiện nay cũng không biết các điệu xòe có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng từ đời ông bà, tổ tiên đã có xòe và xòe cứ thế trao truyền một cách tự nhiên qua các thế hệ.
Theo nghệ nhân Lường Thị Đại, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tỉnh Điện Biên, múa xòe của người Thái là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ, được tồn tại lưu giữ trong nhân dân. Xòe nảy sinh trong quá trình lao động, trong sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội… Xòe đối với đồng bào Thái được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày, xòe nuôi dưỡng tinh thần, kéo con người xích lại gần nhau hơn…
Có thể nói, trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Thái ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, múa xòe là một “đặc sản” văn hóa, là sân chơi cho người dân giải trí sau những ngày lao động vất vả, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc Thái Tây Bắc.
Trong quá trình điền dã tìm hiểu về nguồn gốc của xòe Thái, các nhà nghiên cứu đã gặp gỡ và hỏi nhiều người, nhưng hầu hết đồng bào người Thái hiện nay cũng không biết các điệu xòe có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng từ đời ông bà, tổ tiên đã có xòe và xòe cứ thế trao truyền một cách tự nhiên qua các thế hệ.
Theo nghệ nhân Lường Thị Đại, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tỉnh Điện Biên, múa xòe của người Thái là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ, được tồn tại lưu giữ trong nhân dân. Xòe nảy sinh trong quá trình lao động, trong sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội… Xòe đối với đồng bào Thái được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày, xòe nuôi dưỡng tinh thần, kéo con người xích lại gần nhau hơn…
Có thể nói, trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Thái ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, múa xòe là một “đặc sản” văn hóa, là sân chơi cho người dân giải trí sau những ngày lao động vất vả, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc Thái Tây Bắc.
Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”
2. Sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Thái Tây Bắc
Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của các cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, sinh hoạt văn nghệ của người dân. Thực hành xòe đã trở thành sợi dây kết nối cộng đồng, thể hiện bản sắc tộc người Thái và là cơ sở để sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới.
Đặc sắc các điệu xòe Thái
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, xòe Thái được các cộng đồng người Thái gọi theo nhiều cách khác nhau: xe, xé, xóe, xòe, múa xòe, múa Then, mố... Chủ nhân của nghệ thuật xòe là cộng đồng người Thái trắng và Thái đen ở Tây Bắc Việt Nam, cư trú tập trung tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và khu vực miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Từ năm 1945 trở về trước, người Thái trắng gọi các hình thức múa hát của mình là xe (tiếng Thái nghĩa là múa), người Thái đen gọi là mố. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít người gọi theo cách phát âm cổ này, mà thường gọi là xòe Thái theo cách gọi thường dùng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các điệu xòe được hình thành từ múa tín ngưỡng trong nghi lễ, cách điệu những động tác trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất… của đồng bào Thái Tây Bắc. Nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Lò Văn Biến cho biết, theo thống kê, đến nay, người Thái có trên 36 điệu xòe, nhưng tựu chung bắt nguồn từ 6 điệu xòe có trước (còn gọi là xòe cổ). Những điệu xòe này không chỉ đơn thuần để biểu diễn, còn mang quan niệm về cách sống, cách nghĩ, nếp sinh hoạt của cộng đồng người Thái bao đời nay. Đó là điệu xòe vòng (xé voóng) - biểu hiện sự đoàn kết gắn bó cộng đồng khi các thành viên nắm tay nhau múa trên một vòng tròn quanh đống lửa. Điệu khắm khăn mới lảu (nâng khăn mới rượu) thể hiện tình cảm quý mến khách mỗi khi có khách đến nhà chơi. Điệu phá xí (xòe bổ bốn) thể hiện tình đoàn kết, keo sơn, mỗi người dù đi xa bốn phương trời, vẫn tìm đến nhau, giúp đỡ nhau. Điệu xòe đổn hôn (tiến lùi) ẩn chứa quan niệm sâu xa, đó là sự tiến lùi theo quy luật cuộc sống, làm chủ được bản thân để có được thành quả như mong muốn. Điệu xòe nhuôm khăn (tung khăn) ca ngợi thành quả lao động sáng tạo của người dân. Điệu xòe ỏm lọp tốp mư (vòng tròn vỗ tay) thể hiện khát vong chung tay xây dựng bản mường ngày càng giàu mạnh, chung tay chinh phục thiên nhiên và chống lại kẻ thù…
Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của các cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, sinh hoạt văn nghệ của người dân. Thực hành xòe đã trở thành sợi dây kết nối cộng đồng, thể hiện bản sắc tộc người Thái và là cơ sở để sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới.
Đặc sắc các điệu xòe Thái
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, xòe Thái được các cộng đồng người Thái gọi theo nhiều cách khác nhau: xe, xé, xóe, xòe, múa xòe, múa Then, mố... Chủ nhân của nghệ thuật xòe là cộng đồng người Thái trắng và Thái đen ở Tây Bắc Việt Nam, cư trú tập trung tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình và khu vực miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Từ năm 1945 trở về trước, người Thái trắng gọi các hình thức múa hát của mình là xe (tiếng Thái nghĩa là múa), người Thái đen gọi là mố. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít người gọi theo cách phát âm cổ này, mà thường gọi là xòe Thái theo cách gọi thường dùng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các điệu xòe được hình thành từ múa tín ngưỡng trong nghi lễ, cách điệu những động tác trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất… của đồng bào Thái Tây Bắc. Nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Lò Văn Biến cho biết, theo thống kê, đến nay, người Thái có trên 36 điệu xòe, nhưng tựu chung bắt nguồn từ 6 điệu xòe có trước (còn gọi là xòe cổ). Những điệu xòe này không chỉ đơn thuần để biểu diễn, còn mang quan niệm về cách sống, cách nghĩ, nếp sinh hoạt của cộng đồng người Thái bao đời nay. Đó là điệu xòe vòng (xé voóng) - biểu hiện sự đoàn kết gắn bó cộng đồng khi các thành viên nắm tay nhau múa trên một vòng tròn quanh đống lửa. Điệu khắm khăn mới lảu (nâng khăn mới rượu) thể hiện tình cảm quý mến khách mỗi khi có khách đến nhà chơi. Điệu phá xí (xòe bổ bốn) thể hiện tình đoàn kết, keo sơn, mỗi người dù đi xa bốn phương trời, vẫn tìm đến nhau, giúp đỡ nhau. Điệu xòe đổn hôn (tiến lùi) ẩn chứa quan niệm sâu xa, đó là sự tiến lùi theo quy luật cuộc sống, làm chủ được bản thân để có được thành quả như mong muốn. Điệu xòe nhuôm khăn (tung khăn) ca ngợi thành quả lao động sáng tạo của người dân. Điệu xòe ỏm lọp tốp mư (vòng tròn vỗ tay) thể hiện khát vong chung tay xây dựng bản mường ngày càng giàu mạnh, chung tay chinh phục thiên nhiên và chống lại kẻ thù…
Theo các nghệ nhân, xòe Thái có 6 điệu cổ:
“Khắm khăn mơi lẩu”; “Phá xí”; “Nhôm khăn”; Đổn hôn”;
Khắm khen”; Ỏm lọm tốp mư”. Đây là các điệu xòe
khởi nguồn của các điệu xòe khác, bởi nó thể hiện
đầy đủ nghệ thuật dân vũ của người Thái. Trong đó
điệu xòe cơ bản nhất là “Khắm khăn mơi lẩu”
biểu đạt văn hóa ứng xử, giao tiếp của người Thái.
Ảnh: dangcongsan.vn
Một số nhà nghiên cứu phân loại múa xòe theo ba hình thức chính là xòe tín ngưỡng, xòe giải trí và xòe biểu diễn. Cũng có người chia xòe thành xòe nghi lễ, xòe vòng và xòe biểu diễn. Trong đó, xòe nghi lễ thường diễn ra trong các lễ hội bản, mường (xên bản, xên mường…) gắn với những nghi thức cúng lễ do các thầy cúng (thày Tào, thày Mo, thày Phựt, thầy Then) thực hiện, thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với trời, đất, các vị thần linh - những người đã tạo ra bản, mường, phù hộ cho dân bản được ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, không có bệnh dịch, mọi sự may mắn, an lành...
Xòe giải trí diễn ra trong các sinh hoạt vui chơi, thư giãn của cộng đồng, là một hình thức sinh hoạt văn nghệ, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Phổ biến nhất là các điệu xòe vòng với sự tham gia của số lượng người không giới hạn. Những cuộc xòe như vậy thường được tổ chức trong phần kết thúc các cuộc vui, sự kiện, lễ hội hay các hình thức sinh hoạt thường nhật như ngày lễ, sinh nhật, tân gia, cưới xin...
Xòe biểu diễn về cơ bản cũng là để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của người dân, nhưng có tính “chuyên môn hóa”, tính trình diễn sân khấu nhiều hơn xòe giải trí. Xòe biểu diễn do một nhóm nhỏ biểu diễn, kết hợp với các đạo cụ và tên điệu múa xòe cũng được gọi theo tên đạo cụ đó như: xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe chai...
Sợi dây kết nối cộng đồng
Theo nghệ nhân Lò Văn Biến, trong kho tàng dân ca dân vũ của dân tộc Thái, xòe chiếm một lượng lớn và có một vị trí rất quan trọng. Người Thái múa xòe vừa thể hiện đời sống sinh hoạt, gắn bó cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên, với tâm linh theo quan niệm âm dương ngũ hành xuất phát từ văn minh lúa nước, vừa thể hiện giá trị nhân văn, giá trị văn hóa sâu sắc. Xòe là biểu tượng văn hóa Thái góp phần gắn kết con người với con người, con người với trời đất một cách sinh động, đầy tính lãng mạn nhưng cũng đậm tính xã hội.
Nói về giá trị của nghệ thuật xòe Thái, nghệ nhân Lò Văn Biến cho rằng, trong quá trình sinh cơ lập nghiệp, các tộc người Thái luôn phải chống lại kẻ thù 2 chân và 4 chân. Xòe phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông đoàn kết chống kẻ thù, tạo nên sức mạnh trị thủy, khai phá đất đai, mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở. Qua những điệu xòe, người ta thấy được cuộc sống của xã hội người Thái từ thủa sơ khai cũng như sự nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng người Thái, có giá trị giáo dục đạo đức cho mỗi con người, góp phần khẳng định bản chất kiên cường bất khuất, dũng cảm khiêm tốn, sáng tạo, cần cù, hướng các thế hệ người Thái tới lý tưởng cao thượng, tới lối sống lành mạnh, tình cảm cao đẹp…
Xòe giải trí diễn ra trong các sinh hoạt vui chơi, thư giãn của cộng đồng, là một hình thức sinh hoạt văn nghệ, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Phổ biến nhất là các điệu xòe vòng với sự tham gia của số lượng người không giới hạn. Những cuộc xòe như vậy thường được tổ chức trong phần kết thúc các cuộc vui, sự kiện, lễ hội hay các hình thức sinh hoạt thường nhật như ngày lễ, sinh nhật, tân gia, cưới xin...
Xòe biểu diễn về cơ bản cũng là để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của người dân, nhưng có tính “chuyên môn hóa”, tính trình diễn sân khấu nhiều hơn xòe giải trí. Xòe biểu diễn do một nhóm nhỏ biểu diễn, kết hợp với các đạo cụ và tên điệu múa xòe cũng được gọi theo tên đạo cụ đó như: xòe khăn, xòe nón, xòe quạt, xòe sạp, xòe nhạc, xòe gậy, xòe chai...
Sợi dây kết nối cộng đồng
Theo nghệ nhân Lò Văn Biến, trong kho tàng dân ca dân vũ của dân tộc Thái, xòe chiếm một lượng lớn và có một vị trí rất quan trọng. Người Thái múa xòe vừa thể hiện đời sống sinh hoạt, gắn bó cộng đồng, gắn bó với thiên nhiên, với tâm linh theo quan niệm âm dương ngũ hành xuất phát từ văn minh lúa nước, vừa thể hiện giá trị nhân văn, giá trị văn hóa sâu sắc. Xòe là biểu tượng văn hóa Thái góp phần gắn kết con người với con người, con người với trời đất một cách sinh động, đầy tính lãng mạn nhưng cũng đậm tính xã hội.
Nói về giá trị của nghệ thuật xòe Thái, nghệ nhân Lò Văn Biến cho rằng, trong quá trình sinh cơ lập nghiệp, các tộc người Thái luôn phải chống lại kẻ thù 2 chân và 4 chân. Xòe phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông đoàn kết chống kẻ thù, tạo nên sức mạnh trị thủy, khai phá đất đai, mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở. Qua những điệu xòe, người ta thấy được cuộc sống của xã hội người Thái từ thủa sơ khai cũng như sự nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng người Thái, có giá trị giáo dục đạo đức cho mỗi con người, góp phần khẳng định bản chất kiên cường bất khuất, dũng cảm khiêm tốn, sáng tạo, cần cù, hướng các thế hệ người Thái tới lý tưởng cao thượng, tới lối sống lành mạnh, tình cảm cao đẹp…
Điệu “Khắm khen” biểu hiện sự gắn kết cộng đồng,
khi có niềm vui thì cùng nhau nhảy múa và khi gặp
khó khăn hoạn nạn cũng vẫn nắm chặt tay nhau
cùng chung sức vượt qua. Ảnh: Ảnh: dangcongsan.vn
Ngoài các điệu xòe trong nghi lễ tín ngưỡng, các điệu xòe giải trí hay biểu diễn đều có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Sau những ngày lao động vất vả, múa xòe giúp con người thư giãn, vui vẻ, phục hồi sức khỏe, có thêm năng lượng để tiếp tục lao động, làm việc hiệu quả hơn. Các điệu xe Thái góp phần làm giàu cho nghệ thuật múa dân gian của cộng đồng dân tộc Thái, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho cộng đồng người Thái, từ trang phục dân tộc đến các điệu múa, âm nhạc, lời hát, nhạc cụ và không gian văn hóa đi kèm... Không những thế, nghệ thuật xòe Thái còn là nơi khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa, những đôi trai gái có thể tìm hiểu, gửi gắm tâm tình, trải lòng qua ánh mắt nụ cười, cùng nắm tay nhau để xòe, sau đó là kết tinh hạnh phúc.
“Những điệu xòe giống như một xã hội thu nhỏ của người Thái, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng phương thức tư duy ngôn ngữ múa dân gian Thái. Qua những điệu xòe, con người trở nên gần gũi, chan hòa với nhau hơn, đoàn kết, gắn bó hơn. Bên cạnh đó, nghệ thuật xòe Thái giúp chúng ta cảm nhận được nhịp sống và hơi thở của con người Tây Bắc và thực sự trở thành nét đẹp văn hóa tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” - Nghệ nhân Lò Văn Biến chia sẻ.
“Những điệu xòe giống như một xã hội thu nhỏ của người Thái, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng phương thức tư duy ngôn ngữ múa dân gian Thái. Qua những điệu xòe, con người trở nên gần gũi, chan hòa với nhau hơn, đoàn kết, gắn bó hơn. Bên cạnh đó, nghệ thuật xòe Thái giúp chúng ta cảm nhận được nhịp sống và hơi thở của con người Tây Bắc và thực sự trở thành nét đẹp văn hóa tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” - Nghệ nhân Lò Văn Biến chia sẻ.
Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”
3. Bảo vệ, phát huy nghệ thuật xòe Thái trong xã hội đương đại
Nghệ thuật xòe Thái đã trở thành một biểu tượng văn hóa của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc. Xòe đi vào trong tác phẩm văn chương, thi ca, trong hội họa, phim ảnh..., trở thành niềm tự hào về truyền thống văn hóa của người dân địa phương. Tuy nhiên, như nhiều di sản khác, xòe Thái cũng đang đứng trước những thách thức của thời đại. Chính vì vậy, việc bảo vệ, phát huy nghệ thuật xòe Thái trong xã hội đương đại là một vấn đề cần quan tâm.
Nhiều thách thức trong bảo vệ di sản
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau, sinh hoạt xòe Thái có những khi trở nên rất phổ biến hoặc ngược lại, bị gián đoạn, ngưng trệ. Trong những năm gần đây, cùng với chính sách đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước, sinh hoạt xòe Thái đã được quan tâm phục hồi, nhanh chóng thể hiện sức sống mới. Tuy nhiên, bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân và thể hiện sức sống mãnh liệt của di sản, sinh hoạt xòe Thái cũng đang vận động, biến đổi không ngừng trong bối cảnh đương đại với những biểu hiện mới, ý nghĩa mới và cả những vấn đề mới.
Đó là, môi trường diễn xướng xòe Thái đang thay đổi do quá trình giao lưu văn hóa, ít nhiều phá vỡ tính nguyên bản của điệu xòe truyền thống. Nhận thức của một số người Thái về vai trò, tầm quan trọng của việc phải bảo vệ di sản, trao truyền di sản để giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng còn hạn chế khiến di sản có nguy cơ mai một. Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý về di sản văn hóa phi vật thể; khó khăn, eo hẹp về kinh tế nên nhiều địa phương chưa đủ điều kiện để xây dựng phong trào dân ca, tổ chức các hình thức sinh hoạt xòe, đặc biệt là ở các xã thuộc diện nghèo, vùng sâu, vùng xa...
Đó là, môi trường diễn xướng xòe Thái đang thay đổi do quá trình giao lưu văn hóa, ít nhiều phá vỡ tính nguyên bản của điệu xòe truyền thống. Nhận thức của một số người Thái về vai trò, tầm quan trọng của việc phải bảo vệ di sản, trao truyền di sản để giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng còn hạn chế khiến di sản có nguy cơ mai một. Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý về di sản văn hóa phi vật thể; khó khăn, eo hẹp về kinh tế nên nhiều địa phương chưa đủ điều kiện để xây dựng phong trào dân ca, tổ chức các hình thức sinh hoạt xòe, đặc biệt là ở các xã thuộc diện nghèo, vùng sâu, vùng xa...
Nghệ thuật "Xòe khăn", một trong 6 điệu xòe cổ được
cộng đồng dân tộc Thái huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
trình diễn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Những năm gần đây, cùng với cùng với chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm hơn, sinh hoạt xòe Thái dần dần được phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan, bối cảnh xã hội đương đại với sự giao thoa văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc trở nên thường xuyên, mạnh mẽ, sinh hoạt xòe Thái cũng có sự vận động, biến đổi cả trong chức năng, vai trò, hình thức trình diễn, trong tiết tấu âm nhạc, động tác múa, môi trường diễn xướng... Sự biến đổi này mang đến một nguy cơ đáng lo ngại khác, đó là ở một số địa phương, di sản bỗng nhiên được phát triển rầm rộ, biến đổi quá nhanh. Một số địa phương có xu hướng “hoành tráng hóa”, “sân khấu hóa”, lai tạp hóa di sản, khiến cho di sản xòe Thái đối diện với nguy cơ biến dạng, bị bóp méo bản chất.
Đơn cử, năm 2009, “Vòng xòe đại đoàn kết” của tỉnh Lai Châu mới có số lượng 1.332 người, đến năm 2013 màn “Đại xòe cổ” trong Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Xòe Thái - Mường Lò, Nghĩa Lộ” của tỉnh Yên Bái đã có sự góp mặt của 2.013 diễn viên, nghệ nhân và xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam. Mới đây, dư luận xã hội và các nhà nghiên cứu đã phải lên tiếng nghiêm khắc cảnh báo để ngăn chặn việc tỉnh Yên Bái đăng ký hồ sơ kỷ lục Guinness thế giới cho “Màn đại xòe lớn nhất thế giới” có sự tham gia của 5.000 người.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan, bối cảnh xã hội đương đại với sự giao thoa văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc trở nên thường xuyên, mạnh mẽ, sinh hoạt xòe Thái cũng có sự vận động, biến đổi cả trong chức năng, vai trò, hình thức trình diễn, trong tiết tấu âm nhạc, động tác múa, môi trường diễn xướng... Sự biến đổi này mang đến một nguy cơ đáng lo ngại khác, đó là ở một số địa phương, di sản bỗng nhiên được phát triển rầm rộ, biến đổi quá nhanh. Một số địa phương có xu hướng “hoành tráng hóa”, “sân khấu hóa”, lai tạp hóa di sản, khiến cho di sản xòe Thái đối diện với nguy cơ biến dạng, bị bóp méo bản chất.
Đơn cử, năm 2009, “Vòng xòe đại đoàn kết” của tỉnh Lai Châu mới có số lượng 1.332 người, đến năm 2013 màn “Đại xòe cổ” trong Lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Xòe Thái - Mường Lò, Nghĩa Lộ” của tỉnh Yên Bái đã có sự góp mặt của 2.013 diễn viên, nghệ nhân và xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam. Mới đây, dư luận xã hội và các nhà nghiên cứu đã phải lên tiếng nghiêm khắc cảnh báo để ngăn chặn việc tỉnh Yên Bái đăng ký hồ sơ kỷ lục Guinness thế giới cho “Màn đại xòe lớn nhất thế giới” có sự tham gia của 5.000 người.
Nghệ thuật xòe của người Thái là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, là bản sắc văn hóa đặc trưng, là phương tiện để giao lưu, kết nối cộng đồng và các dân tộc cùng sinh sống. Việc bảo vệ, phát huy nghệ thuật xòe Thái giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái trong xã hội đương đại là việc làm được các địa phương có xòe Thái quan tâm.
Những năm qua, các địa phương có xòe Thái phát triển, như: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… thường xuyên quan tâm đến việc phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa xòe Thái tại địa phương thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh việc thành lập các đội văn nghệ thôn bản nhằm bảo vệ, phát huy nghệ thuật múa xòe. Theo thống kê, hiện mỗi tỉnh đã có hàng trăm đội văn nghệ thôn bản, với hàng nghìn đội viên, các đội văn nghệ thôn bản thường xuyên tham gia trình diễn múa xòe tại các lễ hội trong bản, đi giao lưu với các đội khác ở những địa phương, tỉnh thành khác nhau.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các đội văn nghệ thôn bản, mời các nghệ nhân về truyền dạy cho các đội văn nghệ, các thế hệ trẻ ở các bản, làng người Thái nhằm trao truyền nghệ thuật múa xòe cho các thế hệ kế cận, để múa xòe duy trì thường xuyên. Một số địa phương còn xây dựng thử nghiệm các chương trình phối hợp, lồng ghép, triển khai đưa nghệ thuật trình diễn dân gian, trong đó có xòe Thái vào các chương trình học ngoại khóa của nhà trường…, nhằm bảo vệ và để di sản “sống” trong cộng đồng.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các đội văn nghệ thôn bản, mời các nghệ nhân về truyền dạy cho các đội văn nghệ, các thế hệ trẻ ở các bản, làng người Thái nhằm trao truyền nghệ thuật múa xòe cho các thế hệ kế cận, để múa xòe duy trì thường xuyên. Một số địa phương còn xây dựng thử nghiệm các chương trình phối hợp, lồng ghép, triển khai đưa nghệ thuật trình diễn dân gian, trong đó có xòe Thái vào các chương trình học ngoại khóa của nhà trường…, nhằm bảo vệ và để di sản “sống” trong cộng đồng.
Vòng xòe đoàn kết. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, di sản nghệ thuật xòe Thái có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa ở vùng Tây Bắc, có thể trở thành một loại hình du lịch di sản văn hoá hấp dẫn. Thời gian qua, nhiều địa phương đã xây dựng múa xòe thành sản phẩm du lịch mũi nhọn. Cụ thể, trong các chương trình nghệ thuật lớn của các tỉnh vùng Tây Bắc, như trong chương trình Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Sơn La, Tuần văn hóa du lịch Mường Lò (Yên Bái), Lễ hội hoa Ban (Điện Biên), Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Lai Châu… đều tổ chức múa xòe.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, mô hình du lịch cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật xòe Thái, bởi, trong mọi trường hợp cộng đồng luôn được xem là chủ nhân của các giá trị di sản văn hóa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc phát triển du lịch cộng đồng như một phương pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật xòe Thái trong bối cảnh hiện nay. Bởi, nhu cầu trải nghiệm văn hóa nói chung và trải nghiệm nghệ thuật biểu diễn của khách du lịch nói riêng đang ngày càng cao, phát triển du lịch cộng đồng giúp nâng cao được đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào. Khi thấy mình được hưởng lợi từ di sản, đồng bào sẽ tiếp tục có ý thức hơn trong việc bảo vệ di sản văn hóa, điều này tạo điều kiện cho sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái lâu nay do sự phát triển của xã hội đã dần bị mai một.
Hiện, hồ sơ nghệ thuật xòe Thái đã được trình UNESCO xem xét ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hy vọng, nghệ thuật xòe Thái sớm được vinh danh, trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với vùng Tây Bắc.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, mô hình du lịch cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật xòe Thái, bởi, trong mọi trường hợp cộng đồng luôn được xem là chủ nhân của các giá trị di sản văn hóa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc phát triển du lịch cộng đồng như một phương pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật xòe Thái trong bối cảnh hiện nay. Bởi, nhu cầu trải nghiệm văn hóa nói chung và trải nghiệm nghệ thuật biểu diễn của khách du lịch nói riêng đang ngày càng cao, phát triển du lịch cộng đồng giúp nâng cao được đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào. Khi thấy mình được hưởng lợi từ di sản, đồng bào sẽ tiếp tục có ý thức hơn trong việc bảo vệ di sản văn hóa, điều này tạo điều kiện cho sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái lâu nay do sự phát triển của xã hội đã dần bị mai một.
Hiện, hồ sơ nghệ thuật xòe Thái đã được trình UNESCO xem xét ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hy vọng, nghệ thuật xòe Thái sớm được vinh danh, trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với vùng Tây Bắc.
Phương Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét