Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Tết đến xuân sang, nhà nhà cùng nhau sắm đồ đón Tết, ai cũng
mong chờ một năm mới sum vầy, hạnh phúc và thịnh vượng. Một trong những thứ
không thể thiếu đối với mỗi gia đình trên bàn thờ tổ tiên đó là mâm ngũ quả mà
từ xưa tới nay đã đi vào tiềm thức mỗi người về uống nước nhớ nguồn, về lòng
tôn kính thế hệ đi trước.
Mâm ngũ quả là món quà thành kính của con cháu
dâng lên tổ
tiên, đồng thời cũng gửi gắm những
mong ước về năm mới an khang, thịnh vượng (ảnh:
24h).
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Thông thường, tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán
hay quan niệm của mỗi vùng riêng biệt mà người dân chọn các loại quả mang ý
nghĩa khác nhau cho mâm ngũ quả ngày Tết. Theo văn hóa Đông phương, mâm ngũ quả
phải có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, ở Việt Nam cũng vậy.
Mâm ngũ quả đủ đầy ngày Tết (ảnh: VOV).
Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng
trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy
(màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, “ngũ” còn tượng trưng những
ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn);
Quý (Giàu có), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình an).
Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây
Tùy theo từng vùng miền với những đặc trưng về khí hậu, sản vật
và các quan niệm riêng mà người ta chọn các loài trái cây phù hợp để bày mâm
ngũ quả. Có thể kể đến một vài những hoa trái tiêu biểu:
Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng
lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho gia đình.
Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.
Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt
Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
Táo: Phú quý, giàu sang.
Thanh long: Rồng, mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Quả trứng gà: Lộc trời cho.
Sung: Sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
Xoài (phát âm giống ‘xài’): cầu mong cho việc tiêu xài đủ
đầy.
Ba vùng Đất Việt 3 kiểu mâm ngũ quả
Ảnh: Báo dân sinh
Cách trình bày truyền thống là: Chuối nằm dưới cùng, có nhiệm
vụ đỡ tất cả các loại quả bên dưới. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ màu
vàng. Các loại quả bày xung quanh và những chỗ trống còn lại cài xen kẽ quýt
vàng hoặc quất, táo xanh hay quả ớt chín đỏ.
Mâm ngũ quả giờ đây không phải chỉ có ngũ quả nữa mà giờ đã
thành bát quả, cửu quả hay thập quả do trái cây càng ngày càng đa dạng. Nhưng
theo truyền thống, cái tên “mâm ngũ quả” vẫn được giữ nguyên.
Mâm ngũ quả Miền Trung:
Miền Trung có thời tiết khắc nghiệt, thường chịu ảnh hưởng của
thiên tai do đó người dân không đặt nặng việc phải có một mâm ngũ quả cầu kỳ. Họ
bày biện những loại quả thường có, miễn là thành tâm đối với tổ tiên.
Miền Trung không câu nệ thái quá
hoa quả Tết, miễn là thành
tâm. (Ảnh: Afamily)
Các loại hoa quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu,
mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Mâm ngũ quả miền Nam không có nải chuối xanh như miền Bắc,
vì tên của nó có âm giống “chúi” thể hiện sự khốn khó. Cũng như “quýt làm cam
chịu” hay “lê lết, dễ đổ bể” nên người Nam cũng không sử dụng quả cam, lê
táo trong mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả bày biện theo mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”,
mong một năm mới sung túc, đủ đầy, tương ứng 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa,
đu đủ, xoài.
Mâm ngũ quả miền Nam thường có soài, sung, đu đủ…
mang ý
nghĩa cầu mong sung túc, đủ đầy (ảnh: Cánh cò).
Văn hóa Đông phương luôn kính thờ ông bà tiên tổ, mâm ngũ quả
mỗi dịp Tết đến là một phần cho sự hiếu đạo ấy. Ngoài ra con người Việt Nam
luôn tín ngưỡng Thần Phật, luôn luôn coi trọng Đất Trời, nên đều hết lòng tôn
kính dâng lên các Ngài những trái cây ngọt ngào, thơm ngon. Đây là một nét văn
hóa mang cả tính thẩm mỹ của con người được gìn giữ và lưu truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét