Quyển
2
Chương 25
Chương 25
Mười bảy sĩ quan tham dự cuộc đua. Họ phải chạy theo vòng đua
hình bầu dục lớn dài bốn dặm qua trước khán đài. Chín chướng ngại được dựng
trên đường: một con ngòi, một hàng rào kín cao hai ácsin 1 ngay trước khán đài,
một hố khô, một hố đầy nước, một cái dốc, một luỹ lếclăng (một chướng ngại loại
khó nhất) làm bằng bờ đất cắm đầy cành lá, che lấp một cái hố đằng sau, thành
thử ngựa hoặc phải nhảy qua hai chướng ngại luôn một lúc hoặc có thể toi mạng;
rồi hai hố khô, một hố đầy nước nữa và chặng cuối cuộc đua ngay trước khán đài.
Cuộc đua không bắt đầu trong vòng đua mà cách xa hơn trăm xa gien và trên quãng
đường đó có chướng ngại đầu tiên: con ngòi đắp đê, mà kỵ sĩ có thể tùy ý nhảy
hay lội qua.
Đã ba lần các kỵ sĩ xếp thành hàng, nhưng mỗi lần lại có một con ngựa chạy trước nên phải làm lại. Đại tá Xextrin, chỉ huy xuất phát, bắt đầu cáu; cuối cùng ông kêu lên lần thứ tư "Xuất phát"! và các kị sĩ lao đi.
Mọi cặp mắt, mọi ống nhòm đều hướng về tốp kị sĩ xanh xanh đỏ đỏ đang phi đến gần khán đài.
- Họ kia rồi! Họ đã chạy qua! - tiếng reo vang lên bốn phía, sau phút im lặng đợi chờ.
Và những khán giả riêng lẻ hoặc họp thành từng tốp chạy nơi này nơi nọ để nhìn rõ hơn. Ngay từ phút đầu toán kị sĩ dày đặc đã tản ra và người ta thấy họ phi đến gần con ngòi thành từng nhóm nhỏ hai ba người hoặc người nọ sau người kia. Đối với khán giả, họ hình như cụm với nhau, nhưng những khoảng cách nhỏ ngăn chia họ rất quan trọng với từng kị sĩ.
Con Lao xao, bị khích động và quá hung hăng, lúc đầu tụt lại sau và bị nhiều con khác bỏ cách; nhưng ngay khi sắp đến con ngòi, Vronxki tuy đã ra sức ghìm nó lại vẫn dễ dàng đuổi kịp ba con khác.
Trước mặt chàng chỉ còn con Võ sĩ, chạy trước hơn hẳn một mình ngựa và trước nữa là con Đian xinh đẹp mang Kudovlev đang hồn xiêu phách lạc.
Trong những phút đầu, Vronxki không làm chủ được cả bản thân mình lẫn ngựa. Đến chướng ngại đầu tiên là con ngòi, chàng vẫn chưa điều khiển nổi những động tác của con Lao xao.
Con Võ sĩ và con Đian song song tiến lên và gần như đồng thời nhảy vọt qua con ngòi sang bờ bên kia: tiếp sau chúng, con Lao xao rời mặt đất băng qua nhẹ như bay; nhưng đúng lúc Vronxki cảm thấy đang ở trên không, chàng bỗng thoáng thấy, gần như ngay dưới chân ngựa mình, Kudovlev đang giẫy giụa cùng con Đian ở bờ bên kia.
(Kudovlev đã buông tay sau khi nhảy qua và ngã lộn qua đầu ngựa).
Mãi sau này Vronxki mới biết rõ những chi tiết đó: lúc bấy giờ, chàng chỉ thấy một điều: là con Lao xao có thể giẫm lên đầu hoặc đùi con Đian ở ngay dưới người chàng. Nhưng Lao xao, như con mèo rơi xuống, gắng ưỡn lưng và chân ngay khi còn ở trên không, tránh được con vật kia và tiếp tục chạy. "Ôi, tuấn mã của ta!", Vronxki thầm nghĩ.
Sau khi vượt qua ngòi, Vronxki đã hoàn toàn làm chủ được ngựa và bắt đầu ghìm nó lại, chàng dự tính nhảy qua hàng rào lớn sau Makhotin và gắng vượt y trên quãng hai trăm xa gien đất bằng tiếp sau đó.
Hàng rào lớn ở ngay trước khán đài nhà vua. Hoàng thượng cùng toàn triều đình và một đám đông đang dán mắt nhìn: nhìn chàng và Makhotin đang chạy trước, khi hai người đến gần con "quỷ" (hàng rào kín được gọi như vậy). Vronxki cảm thấy những cặp mắt từ mọi phía hướng về mình, nhưng chỉ trông thấy đôi tai và cổ ngựa mình, dải đất chạy ngược lại và chiếc mông cùng bộ chân trắng của con Võ sĩ đang gõ nhịp trước mặt và vẫn cách xa như cũ. Con Võ sĩ nhảy vọt qua không vướng mắc, vẫy cái đuôi ngắn và biến khỏi tầm mắt Vronxki.
- Hoan hô! - có tiếng reo lên.
Cùng lúc đó, Vronxki đã ở trước ván hàng rào. Không hề thay đổi tốc độ, con ngựa chồm lên dưới người chàng; những tấm ván biến mất nhưng chàng nghe thấy tiếng vấp đằng sau. Lao xao, hăng máu lên vì thấy con Võ sĩ chạy trước, đã nhảy quá sớm và chạm một trong hai móng sau vào hàng rào. Nhưng nó không hề chạy chậm lại và Vronxki bị một vốc bùn bắn vào giữa mặt, thấy mình vẫn cách con Võ sĩ như cũ. Chàng thoáng thấy trước mặt cái mông, cái đuôi ngắn và bốn vó trắng chuyển động nhanh thoăn thoắt vẫn giữ khoảng cách gần như trước.
Đúng lúc Vronxki tự nhủ là đã đến lúc phải vượt Makhotin, Lao xao đã đoán được ý chủ, không cần thôi thúc, tăng tốc độ rõ rệt và tiến lên gần Makhotin về phía dây biên. Nhưng Makhotin chạy sát vào dây biên. Vronxki vừa kịp nghĩ mình có thể vượt ở phía ngoài thì Lao xao đã đổi chân và chạy chéo lên. Vai nó, sẫm lại vì mồ hôi, ở ngang tầm mông con Võ sĩ. Trong vài giây họ sóng đôi chạy bên nhau. Nhưng, đúng ngay trước chướng ngại sau, Vronxki giật cương để tiến sát dây biên và vun vút vượt lên trước Makhotin ở giữa dốc. Chàng nhìn thấy khuôn mặt y lấm bùn khi vượt qua. Chàng còn thấy hình như y cười nữa. Vronxki đã bỏ cách Makhotin nhưng vẫn cảm thấy y ở sau và nghe thấy ngay sau lưng tiếng vó phi đều đặn và hơi thở dồn dập nhưng không lộ vẻ gì mệt nhọc của con Võ sĩ.
Hai chướng ngại sau: một hố và một hàng rào, đã vượt qua dễ dàng, nhưng Vronxki nghe thấy hơi thở và tiếng vó phi sát lại gần.
Chàng thúc ngựa và vui sướng cảm thấy nó chạy nhanh hơn không chút khó nhọc: tiếng vó ngựa Võ sĩ xa dần.
Vronxki đang dẫn đầu cuộc đua: đó là điều chàng mong muốn và điều Coóc đã khuyên: bây giờ chàng nắm chắc phần thắng. Nỗi xúc động, vui sướng và lòng yêu mến con Lao xao càng tăng lên. Chàng thèm nhìn lại sau, nhưng không dám, cố trấn tĩnh và không thúc ngựa nữa để dành lại cho nó cái dư lực tương đương mà chàng cảm thấy con Võ sĩ vẫn còn. Bây giờ chỉ còn một chướng ngại nữa, cái khó nhất: nếu vượt trước mọi người thì chàng sẽ về nhất. Chàng vun vút phi đến gần luỹ Iêclăng. Con Lao xao nhìn thấy nó cùng một lúc với chàng và cả người lẫn ngựa đều có một phút do dự. Chàng nhận thấy sự do dự đó ở đôi tai ngựa và vung roi lên, nhưng lập tức cảm thấy sự nghi ngờ đó là vô căn cứ: con vật biết rõ phải làm gì. Nó phi nhanh hơn và đúng như dự đoán, nó lấy đà tách khỏi mặt đất và buông mình cho lực quán tính đưa nó vượt sang bên kia hố, rồi vẫn với đà ấy không cần cố gắng, vẫn nhịp vó ấy, con Lao xao tiếp tục chạy.
- Hoan hô Vronxki, - tiếng reo hò vang lên trong một đám người, chàng biết các bạn trong trung đoàn đang đứng gần chướng ngại đó; chàng không thể không nhận ra tiếng Yasvin, nhưng không trông thấy anh ta.
"Ôi, tuấn mã của ta!", chàng thầm nói với Lao xao, đồng thời lắng nghe những điều xảy ra sau lưng. "Nó đã nhảy qua!", chàng nghĩ vậy khi nghe thấy tiếng vó phi của con Võ sĩ. Chỉ còn lại cái hố đầy nước, rộng hai ác sin. Vronxki thậm chí cũng không thèm nhìn cái hố đó nhưng muốn về nhất trội hẳn, chàng bèn giật cương theo một động tác vòng tròn làm đầu ngựa lần lượt ngẩng lên, cúi xuống theo nhịp phi. Chàng cảm thấy con Lao xao đang ngốn sức dự trữ cuối cùng.
Không những cổ và vai nó ướt đầm, mà mồ hôi còn đọng thành giọt trên gáy, đầu và đôi tai nhọn, hơi thở nó ngắn và hổn hển. Nhưng chàng biết sức dự trữ đó thừa đủ cho hai trăm xa gien cuối cùng. Chỉ riêng cái cảm giác thấy mình lướt sát mặt đất hơn và nhịp ngựa phi êm hơn cũng đủ cho chàng biết nó tăng tốc độ. Nó nhảy qua chiếc hố như một trò đùa. Nó bay qua như chim: nhưng cùng lúc ấy, Vronxki sợ hãi cảm thấy mình đã không theo khớp động tác của con ngựa và khi buông mình xuống yên, chàng đã mất thăng bằng một cách không thể tha thứ, không thể giải thích được. Tình thế bỗng đột nhiên thay đổi và chàng chợt hiểu một cái gì khủng khiếp vừa xảy ra. Chàng chưa kịp nhận rõ điều gì đã xảy ra thì bộ chân trắng con Võ sĩ đã vượt qua sát ngay cạnh như tia chớp: Makhotin phi nước đại xa dần.
Vronxki chạm một chân xuống đất và con ngựa cái ngã gục đè lên bàn chân đó. Chàng vừa kịp rút chân ra thì nó đã lăn nghiêng sang bên, vừa nặng nhọc thở phì phì vừa cố ngóc cái cổ mảnh dẻ đầm đìa mồ hôi đứng dậy, nhưng vô hiệu. Nó giãy giụa trên mặt đất, dưới chân chàng, như con chim bị thương. Động tác vụng về của Vronxki đã làm nó gãy xương sống. Nhưng mãi sau này chàng mới hiểu điều đó. Lúc bấy giờ, chàng chỉ thấy có một điều là: Makhotin đã nhanh chóng bỏ xa, còn chàng thì ở lại đó, đứng sững trên nền đất ướt át, còn Lao xao thì nằm sóng soài trước mặt, hơi thở nặng nhọc, cái đầu nghiêng về phía chàng và đôi mắt đẹp nhìn chàng không hiểu việc gì đã xẩy ra.
Vronxki kéo cương. Nó giãy giụa như con cá, làm những miếng da yên kêu cót két, nó đứng lên hai chân trước, nhưng không nhấc nổi thân sau, lại lập tức lảo đảo và lăn kềnh sang bên. Vronxki mặt biến sắc vì tức giận, tái xanh, quai hàm dưới run run, chàng nện gót chân vào bụng nó và lại giật cương. Nhưng nó không cựa quậy nữa, và, mõm vục xuống đất, nó chỉ lẳng lặng nhìn chủ bằng cái nhìn như biết nói.
- Ô-ô-ôi! - Vronxki gầm lên, hai tay ôm đầu. - Ôi-ô-ôi! Tôi đã làm gì thế này? Chàng kêu to. Cuộc đua thế là thất bại! Đó là lỗi tại tôi, một cái lỗi nhục nhã, không thể tha thứ được! Còn con vật khốn khổ, xinh đẹp thế là hết kiếp rồi! Ô-ô-ôi! Tôi đã làm gì thế này?
Mọi người, y sĩ phẫu thuật, người giúp việc ông ta, các sĩ quan trong trung đoàn chàng chạy đến. Chàng tuyệt vọng về nỗi mình vẫn khỏe mạnh lành lặn. Con ngựa bị gãy xương sống: phải giết nó thôi.
Vronxki không thể trả lời những câu hỏi, cũng không thể nói chuyện với ai. Chàng quay đi và bỏ lại chiếc mũ lưỡi trai rơi xuống đất, chàng trốn khỏi trường đua, không biết mình đi đâu. Chàng khổ sở vô cùng.
Lần đầu tiên trong đời, chàng phải chịu đựng một nỗi đau khổ nặng nề, không sao gỡ được nữa, mà lại do chính mình gây nên.
Yasvin đuổi theo để trả lại mũ lưỡi trai và đưa chàng về nhà. Nửa giờ sau, Vronxki mới định thần lại. Nhưng mãi về sau, cuộc đua đó đối với chàng vẫn là kỷ niệm nặng nề nhất trong đời.
Chú thích:
1. Đơn vị đo lường bằng 0,71m. Trong bản Pháp văn của Sylvie Luneau dịch là toise (khoảng gần 2m).
Chúng tôi sửa lại theo nguyên bản.
Đã ba lần các kỵ sĩ xếp thành hàng, nhưng mỗi lần lại có một con ngựa chạy trước nên phải làm lại. Đại tá Xextrin, chỉ huy xuất phát, bắt đầu cáu; cuối cùng ông kêu lên lần thứ tư "Xuất phát"! và các kị sĩ lao đi.
Mọi cặp mắt, mọi ống nhòm đều hướng về tốp kị sĩ xanh xanh đỏ đỏ đang phi đến gần khán đài.
- Họ kia rồi! Họ đã chạy qua! - tiếng reo vang lên bốn phía, sau phút im lặng đợi chờ.
Và những khán giả riêng lẻ hoặc họp thành từng tốp chạy nơi này nơi nọ để nhìn rõ hơn. Ngay từ phút đầu toán kị sĩ dày đặc đã tản ra và người ta thấy họ phi đến gần con ngòi thành từng nhóm nhỏ hai ba người hoặc người nọ sau người kia. Đối với khán giả, họ hình như cụm với nhau, nhưng những khoảng cách nhỏ ngăn chia họ rất quan trọng với từng kị sĩ.
Con Lao xao, bị khích động và quá hung hăng, lúc đầu tụt lại sau và bị nhiều con khác bỏ cách; nhưng ngay khi sắp đến con ngòi, Vronxki tuy đã ra sức ghìm nó lại vẫn dễ dàng đuổi kịp ba con khác.
Trước mặt chàng chỉ còn con Võ sĩ, chạy trước hơn hẳn một mình ngựa và trước nữa là con Đian xinh đẹp mang Kudovlev đang hồn xiêu phách lạc.
Trong những phút đầu, Vronxki không làm chủ được cả bản thân mình lẫn ngựa. Đến chướng ngại đầu tiên là con ngòi, chàng vẫn chưa điều khiển nổi những động tác của con Lao xao.
Con Võ sĩ và con Đian song song tiến lên và gần như đồng thời nhảy vọt qua con ngòi sang bờ bên kia: tiếp sau chúng, con Lao xao rời mặt đất băng qua nhẹ như bay; nhưng đúng lúc Vronxki cảm thấy đang ở trên không, chàng bỗng thoáng thấy, gần như ngay dưới chân ngựa mình, Kudovlev đang giẫy giụa cùng con Đian ở bờ bên kia.
(Kudovlev đã buông tay sau khi nhảy qua và ngã lộn qua đầu ngựa).
Mãi sau này Vronxki mới biết rõ những chi tiết đó: lúc bấy giờ, chàng chỉ thấy một điều: là con Lao xao có thể giẫm lên đầu hoặc đùi con Đian ở ngay dưới người chàng. Nhưng Lao xao, như con mèo rơi xuống, gắng ưỡn lưng và chân ngay khi còn ở trên không, tránh được con vật kia và tiếp tục chạy. "Ôi, tuấn mã của ta!", Vronxki thầm nghĩ.
Sau khi vượt qua ngòi, Vronxki đã hoàn toàn làm chủ được ngựa và bắt đầu ghìm nó lại, chàng dự tính nhảy qua hàng rào lớn sau Makhotin và gắng vượt y trên quãng hai trăm xa gien đất bằng tiếp sau đó.
Hàng rào lớn ở ngay trước khán đài nhà vua. Hoàng thượng cùng toàn triều đình và một đám đông đang dán mắt nhìn: nhìn chàng và Makhotin đang chạy trước, khi hai người đến gần con "quỷ" (hàng rào kín được gọi như vậy). Vronxki cảm thấy những cặp mắt từ mọi phía hướng về mình, nhưng chỉ trông thấy đôi tai và cổ ngựa mình, dải đất chạy ngược lại và chiếc mông cùng bộ chân trắng của con Võ sĩ đang gõ nhịp trước mặt và vẫn cách xa như cũ. Con Võ sĩ nhảy vọt qua không vướng mắc, vẫy cái đuôi ngắn và biến khỏi tầm mắt Vronxki.
- Hoan hô! - có tiếng reo lên.
Cùng lúc đó, Vronxki đã ở trước ván hàng rào. Không hề thay đổi tốc độ, con ngựa chồm lên dưới người chàng; những tấm ván biến mất nhưng chàng nghe thấy tiếng vấp đằng sau. Lao xao, hăng máu lên vì thấy con Võ sĩ chạy trước, đã nhảy quá sớm và chạm một trong hai móng sau vào hàng rào. Nhưng nó không hề chạy chậm lại và Vronxki bị một vốc bùn bắn vào giữa mặt, thấy mình vẫn cách con Võ sĩ như cũ. Chàng thoáng thấy trước mặt cái mông, cái đuôi ngắn và bốn vó trắng chuyển động nhanh thoăn thoắt vẫn giữ khoảng cách gần như trước.
Đúng lúc Vronxki tự nhủ là đã đến lúc phải vượt Makhotin, Lao xao đã đoán được ý chủ, không cần thôi thúc, tăng tốc độ rõ rệt và tiến lên gần Makhotin về phía dây biên. Nhưng Makhotin chạy sát vào dây biên. Vronxki vừa kịp nghĩ mình có thể vượt ở phía ngoài thì Lao xao đã đổi chân và chạy chéo lên. Vai nó, sẫm lại vì mồ hôi, ở ngang tầm mông con Võ sĩ. Trong vài giây họ sóng đôi chạy bên nhau. Nhưng, đúng ngay trước chướng ngại sau, Vronxki giật cương để tiến sát dây biên và vun vút vượt lên trước Makhotin ở giữa dốc. Chàng nhìn thấy khuôn mặt y lấm bùn khi vượt qua. Chàng còn thấy hình như y cười nữa. Vronxki đã bỏ cách Makhotin nhưng vẫn cảm thấy y ở sau và nghe thấy ngay sau lưng tiếng vó phi đều đặn và hơi thở dồn dập nhưng không lộ vẻ gì mệt nhọc của con Võ sĩ.
Hai chướng ngại sau: một hố và một hàng rào, đã vượt qua dễ dàng, nhưng Vronxki nghe thấy hơi thở và tiếng vó phi sát lại gần.
Chàng thúc ngựa và vui sướng cảm thấy nó chạy nhanh hơn không chút khó nhọc: tiếng vó ngựa Võ sĩ xa dần.
Vronxki đang dẫn đầu cuộc đua: đó là điều chàng mong muốn và điều Coóc đã khuyên: bây giờ chàng nắm chắc phần thắng. Nỗi xúc động, vui sướng và lòng yêu mến con Lao xao càng tăng lên. Chàng thèm nhìn lại sau, nhưng không dám, cố trấn tĩnh và không thúc ngựa nữa để dành lại cho nó cái dư lực tương đương mà chàng cảm thấy con Võ sĩ vẫn còn. Bây giờ chỉ còn một chướng ngại nữa, cái khó nhất: nếu vượt trước mọi người thì chàng sẽ về nhất. Chàng vun vút phi đến gần luỹ Iêclăng. Con Lao xao nhìn thấy nó cùng một lúc với chàng và cả người lẫn ngựa đều có một phút do dự. Chàng nhận thấy sự do dự đó ở đôi tai ngựa và vung roi lên, nhưng lập tức cảm thấy sự nghi ngờ đó là vô căn cứ: con vật biết rõ phải làm gì. Nó phi nhanh hơn và đúng như dự đoán, nó lấy đà tách khỏi mặt đất và buông mình cho lực quán tính đưa nó vượt sang bên kia hố, rồi vẫn với đà ấy không cần cố gắng, vẫn nhịp vó ấy, con Lao xao tiếp tục chạy.
- Hoan hô Vronxki, - tiếng reo hò vang lên trong một đám người, chàng biết các bạn trong trung đoàn đang đứng gần chướng ngại đó; chàng không thể không nhận ra tiếng Yasvin, nhưng không trông thấy anh ta.
"Ôi, tuấn mã của ta!", chàng thầm nói với Lao xao, đồng thời lắng nghe những điều xảy ra sau lưng. "Nó đã nhảy qua!", chàng nghĩ vậy khi nghe thấy tiếng vó phi của con Võ sĩ. Chỉ còn lại cái hố đầy nước, rộng hai ác sin. Vronxki thậm chí cũng không thèm nhìn cái hố đó nhưng muốn về nhất trội hẳn, chàng bèn giật cương theo một động tác vòng tròn làm đầu ngựa lần lượt ngẩng lên, cúi xuống theo nhịp phi. Chàng cảm thấy con Lao xao đang ngốn sức dự trữ cuối cùng.
Không những cổ và vai nó ướt đầm, mà mồ hôi còn đọng thành giọt trên gáy, đầu và đôi tai nhọn, hơi thở nó ngắn và hổn hển. Nhưng chàng biết sức dự trữ đó thừa đủ cho hai trăm xa gien cuối cùng. Chỉ riêng cái cảm giác thấy mình lướt sát mặt đất hơn và nhịp ngựa phi êm hơn cũng đủ cho chàng biết nó tăng tốc độ. Nó nhảy qua chiếc hố như một trò đùa. Nó bay qua như chim: nhưng cùng lúc ấy, Vronxki sợ hãi cảm thấy mình đã không theo khớp động tác của con ngựa và khi buông mình xuống yên, chàng đã mất thăng bằng một cách không thể tha thứ, không thể giải thích được. Tình thế bỗng đột nhiên thay đổi và chàng chợt hiểu một cái gì khủng khiếp vừa xảy ra. Chàng chưa kịp nhận rõ điều gì đã xảy ra thì bộ chân trắng con Võ sĩ đã vượt qua sát ngay cạnh như tia chớp: Makhotin phi nước đại xa dần.
Vronxki chạm một chân xuống đất và con ngựa cái ngã gục đè lên bàn chân đó. Chàng vừa kịp rút chân ra thì nó đã lăn nghiêng sang bên, vừa nặng nhọc thở phì phì vừa cố ngóc cái cổ mảnh dẻ đầm đìa mồ hôi đứng dậy, nhưng vô hiệu. Nó giãy giụa trên mặt đất, dưới chân chàng, như con chim bị thương. Động tác vụng về của Vronxki đã làm nó gãy xương sống. Nhưng mãi sau này chàng mới hiểu điều đó. Lúc bấy giờ, chàng chỉ thấy có một điều là: Makhotin đã nhanh chóng bỏ xa, còn chàng thì ở lại đó, đứng sững trên nền đất ướt át, còn Lao xao thì nằm sóng soài trước mặt, hơi thở nặng nhọc, cái đầu nghiêng về phía chàng và đôi mắt đẹp nhìn chàng không hiểu việc gì đã xẩy ra.
Vronxki kéo cương. Nó giãy giụa như con cá, làm những miếng da yên kêu cót két, nó đứng lên hai chân trước, nhưng không nhấc nổi thân sau, lại lập tức lảo đảo và lăn kềnh sang bên. Vronxki mặt biến sắc vì tức giận, tái xanh, quai hàm dưới run run, chàng nện gót chân vào bụng nó và lại giật cương. Nhưng nó không cựa quậy nữa, và, mõm vục xuống đất, nó chỉ lẳng lặng nhìn chủ bằng cái nhìn như biết nói.
- Ô-ô-ôi! - Vronxki gầm lên, hai tay ôm đầu. - Ôi-ô-ôi! Tôi đã làm gì thế này? Chàng kêu to. Cuộc đua thế là thất bại! Đó là lỗi tại tôi, một cái lỗi nhục nhã, không thể tha thứ được! Còn con vật khốn khổ, xinh đẹp thế là hết kiếp rồi! Ô-ô-ôi! Tôi đã làm gì thế này?
Mọi người, y sĩ phẫu thuật, người giúp việc ông ta, các sĩ quan trong trung đoàn chàng chạy đến. Chàng tuyệt vọng về nỗi mình vẫn khỏe mạnh lành lặn. Con ngựa bị gãy xương sống: phải giết nó thôi.
Vronxki không thể trả lời những câu hỏi, cũng không thể nói chuyện với ai. Chàng quay đi và bỏ lại chiếc mũ lưỡi trai rơi xuống đất, chàng trốn khỏi trường đua, không biết mình đi đâu. Chàng khổ sở vô cùng.
Lần đầu tiên trong đời, chàng phải chịu đựng một nỗi đau khổ nặng nề, không sao gỡ được nữa, mà lại do chính mình gây nên.
Yasvin đuổi theo để trả lại mũ lưỡi trai và đưa chàng về nhà. Nửa giờ sau, Vronxki mới định thần lại. Nhưng mãi về sau, cuộc đua đó đối với chàng vẫn là kỷ niệm nặng nề nhất trong đời.
Chú thích:
1. Đơn vị đo lường bằng 0,71m. Trong bản Pháp văn của Sylvie Luneau dịch là toise (khoảng gần 2m).
Chúng tôi sửa lại theo nguyên bản.
Quyển
2
Chương 26
Chương 26
Mối quan hệ bề ngoài giữa Alecxei Alecxandrovitr và vợ vẫn giữ
nguyên như xưa. Điều duy nhất khác trước là ông ta càng làm việc nhiều hơn. Như
những năm trước, ông ra nước ngoài từ đầu xuân, để khôi phục ở suối nước nóng sức
khỏe mỗi năm một thêm lung lay vì công việc phải làm trong mùa đông. Ông trở về
vào tháng bảy và lập tức bắt tay vào công việc, càng hăng hơn. Vợ ông theo thường
lệ về nông thôn, còn ông ở lại Peterburg.
Kể từ lần nói chuyện giữa hai người sau buổi tối ở nhà quận chúa Tverxcaia trở về, ông ta không bao giờ phát biểu những nghi hoặc và ghen tuông với Anna nữa, và cái giọng mỉa mai thường lệ của ông càng vô cùng thuận tiện trong mối quan hệ hiện giờ với vợ. Ông tỏ ra hơi lạnh nhạt hơn với nàng. Ông chỉ không bằng lòng tí chút vì nàng đã né tránh lần nói chuyện đầu tiên đó. Thái độ ông đối với nàng hơi có vẻ bực dọc, nhưng chỉ thế thôi. "Cô đã không muốn chúng ta giãi bày với nhau, ông ta hình như muốn thầm nói với nàng như vậy, thì mặc kệ cô. Bây giờ đến lượt cô phải cầu xin tôi điều đó thì tôi sẽ từ chối. Mặc kệ cô", ông nhủ thầm như người đã cố dập tắt đám cháy mà không được, nên tức bực và nói: "Đã thế thì cháy đi, cứ tha hồ mà cháy đi!" Con người ấy vốn thông minh và tinh tế trong khi thừa hành chức vụ, lại không thấy thái độ mình đối với vợ như vậy là vô cùng dại dột.
Ông không thấy điều đó, vì không có gan tìm hiểu tình cảnh hiện nay của mình, ông đóng chặt và niêm phong kín trong đáy lòng cái ngăn kéo đựng tình cảm đối với gia đình, nghĩa là đối với vợ con. Ông vốn là người cha chịu khó chăm sóc con, thế mà đến cuối đông, ông bắt đầu lạnh nhạt với con và khi nói với nó, ông cũng dùng giọng châm biếm thường dùng với vợ: "Thế sao, chàng trai trẻ!" - ông gọi thế mỗi khi gặp con.
Alecxei Alecxandrovitr nghĩ và nói chưa bao giờ ông bận nhiều việc như năm nay; nhưng ông không tự thú nhận chính ông đã bày đặt ra những công việc ấy, đó là một phương sách để khỏi phải mở cái ngăn kéo chứa đựng tình cảm với vợ và gia đình cùng những ý nghĩ liên quan đến họ: những cảm nghĩ này càng cất kín ở đó lâu bao nhiêu càng trở nên khủng khiếp bấy nhiêu.
Nếu ai mạo muội hỏi ông nghĩ gì về hành vi của vợ thì ông Alecxei Alecxandrovitr hiền lành và trầm tĩnh đó sẽ không trả lời gì cả, mà sẽ nổi xung với người đặt câu hỏi đó. Cho nên ông giữ vẻ mặt trịnh trọng và nghiêm trang mỗi khi người ta hỏi thăm Anna. Alecxei Alecxandrovitr không muốn nghĩ ngợi về hành vi cũng như tình cảm của vợ và quả thực ông đã không nghĩ ngợi gì cả.
Biệt thự của gia đình Carenin ở Petetrov; nữ bá tước Lidia Ivanovna thường cũng nghỉ hè ở đấy và có quan hệ láng giềng tốt với Anna. Năm đó, nữ bá tước Lidia Ivanovna thôi không đến ở Petetrov, tránh không đến thăm Anna Arcadievna lần nào, và một hôm còn nói bóng gió với Alecxei Alecxandrovitr về sự bất tiện trong tình thân mật của Anna với Betxi và Vronxki. Alecxei Alecxandrovitr đã nghiêm khắc ngắt lời bà ta, tuyên bố không ai được quyền nghi ngờ vợ mình, từ đó ông tránh mặt nữ bá tước Lidia Ivanovna. Đã nhất tâm nhắm mắt làm ngơ trước mọi sự, ông không để ý là một số người bắt đầu nhìn vợ mình bằng con mắt nghi kị; ông không muốn hiểu và cũng không hiểu tại sao vợ mình lại nằng nặc đòi đi Txacxkôe Xelo, nơi Betxi ở, từ đó đến doanh trại Vronxki chẳng bao xa. Ông không cho phép mình nghĩ tới việc đó và đã không nghĩ tới thực, nhưng đồng thời trong thâm tâm, tuy không bao giờ tự nói rõ ra, tuy không có mảy may bằng chứng, thậm chí không có chút gì khả nghi, ông vẫn tin chắc mình là người chồng bị lừa dối và vô cùng đau khổ.
Trong tám năm hạnh phúc vợ chồng, thấy những người vợ ngoại tình và những ông chồng bị lừa dối, biết bao lần Alecxei Alecxandrovitr đã tự nhủ: "Làm sao họ có thể lâm vào nông nỗi ấy được. Tại sao họ không thoát được ra khỏi cảnh huống điếm nhục như vậy?". Nhưng bây giờ, khi tai nạn sập xuống đầu, không những ông không nghĩ cách thoát khỏi tình cảnh đó, mà còn muốn hoàn toàn ngơ đi, và sở dĩ muốn làm ngơ, chính vì nó khủng khiếp quá, quái gở quá.
Từ khi ở nước ngoài về, Alecxei Alecxandrovitr đã hai lần về quê.
Một lần, ông có ăn trưa, lần thứ hai, ông ở lại dự buổi tối tiếp tân của vợ, nhưng không ngủ lại đêm như mọi năm.
Ngày đua ngựa hôm ấy là ngày rất bận rộn đối với Alecxei Alecxandrovitr, nhưng buổi sáng, khi vạch chương trình hoạt động trong ngày, ông định ăn trưa thật sớm, rồi về ngay nhà vợ, và từ đó đến thẳng trường đua. ở đây toàn thể triều đình sẽ có mặt và ông cần ra mắt. Ông đến nhà vợ vì đã quyết định mỗi tuần thăm nàng một lần để giữ thể diện. Hơn nữa, theo như quy định, hôm đó ông phải đưa Anna số tiền chi tiêu cần thiết trước ngày rằm hàng tháng.
Vốn quen tự chủ, ông nghĩ tới việc đó mà không để tư tưởng miên man sang những điều có liên quan đến vợ.
Suốt buổi sáng ông rất bận. Hôm qua, nữ bá tước Lidia Ivanovna gửi cho ông cuốn sách của một nhà du lịch nổi danh từng đi khắp Trung Quốc và hiện đang ở Peterburg. Nữ bá tước có kèm theo một bức thư yêu cầu ông tiếp nhà du lịch đó, một người rất đặc sắc và có ích về nhiều phương diện. Alecxei Alecxandrovitr không xem xong cuốn sách trong buổi tối phải để đến sáng sau mới đọc nốt. Rồi đến lượt những người tới khẩn cầu và bắt đầu những báo cáo, tiếp kiến, bổ nhiệm, bãi chức, phân phát khen thưởng, phụ cấp, lương bổng, thư từ, tất cả công việc của những ngày "sự vụ" như Alecxei Alecxandrovitr thường gọi, nó chiếm rất nhiều thì giờ. Sau đó, ông lại còn có việc riêng, tiếp thầy thuốc và người quản gia của mình. Gã này không ở lâu. Hắn chỉ trao cho Alecxei Alecxandrovitr số tiền ông cần và báo cáo vắn tắt tình hình công việc năm đó vốn không lấy gì làm sáng sủa lắm, họ chi tiêu rất nhiều vì đi đây đi đó và đâm hao hụt tiền nong. Nhưng ông bác sĩ, một danh y ở Peterburg vốn là người thân tín của Alecxei Alecxandrovitr, ngồi lâu hơn. Hôm đó, vì không dự kiến trong chương trình nên Carenin ngạc nhiên khi thấy ông ta đến thăm và càng ngạc nhiên hơn khi thấy ông ta hỏi cặn kẽ về tình hình sức khỏe, nghe ngực và nắn gan mình. Alecxei Alecxandrovitr không biết bà bạn thân Lidia Ivanovna, thấy sức khỏe ông kém sút nên đã nói với bác sĩ đến thăm.
- Bác sĩ giúp tôi việc đó, - nữ bá tước Lidia Ivanovna bảo ông ta.
- Thưa bá tước phu nhân, tôi sẽ làm việc đó vì nước Nga, - bác sĩ trả lời.
- Ông thật là người bạn vô song! - nữ bá tước nói.
Bác sĩ rất không hài lòng sau khi khám bệnh. Ông thấy người bệnh bị sưng gan, thiếu dinh dưỡng và việc nghỉ ở suối nước nóng không có tác dụng gì. Ông bắt buộc người bệnh phải hoạt động thể lực thật nhiều và trí lực càng bớt căng thẳng càng tốt, nhất là không được phiền muộn tí gì, nói cách khác, ông bắt làm một việc mà Alecxei Alecxandrovitr không thể làm được, khác nào bảo ông ta đừng thở nữa, và bác sĩ đi ra, để lại cho con bệnh cái cảm giác nặng nề là trong người mình có một bệnh gì đó không phương thuốc nào chữa được.
Ra khỏi nhà Alecxei Alecxandrovitr, bác sĩ gặp trên bậc thềm viên chánh văn phòng của Carenin là Xliuđin mà ông ta rất quen. Họ trước kia là bạn học ở trường Đại học và mặc dù ít gặp nhau, họ vẫn trọng nhau và vẫn là đôi bạn thân, do đó bác sĩ đã nói chuyện về bệnh nhân của mình với ông ta thành thực hơn với bất cứ người nào khác.
- Tôi rất vui lòng thấy anh đã khám cho ông ta, - Xliuđin nói. Ông ta không được khỏe và tôi thấy hình như... anh nghĩ thế nào?
- Thế này... - bác sĩ nói và qua đầu của Xliuđin, ông ra hiệu cha gã xà ích đánh xe lên. ừ, thế này nhé, - ông nói, bàn tay trắng trẻo nắm lấy một ngón của chiếc găng nhẵn bóng và kéo căng ra. - Nếu anh định dứt đứt một sợi dây mà không căng ra, thì rất khó; nhưng nếu anh đã căng đến tột độ thì chỉ cần đặt một ngón lên cũng đủ đứt phăng. Còn ông ta, với tính cần cù, tinh thần trách nhiệm trong công việc, ông ta đã căng đến tột độ rồi mà bên ngoài lại có một áp lực rất mạnh, - bác sĩ kết luận, giương đôi lông mày lên, vẻ quan trọng. - Anh có đến trường đua không? - ông hỏi thêm và đi xuống chiếc xe đã đánh lại gần. - Phải, phải, tất nhiên, cái đó phải mất nhiều thời giờ, - ông ta trả lời một câu gì Xliuđin nói với ông mà ông không nghe rõ.
Sau bác sĩ đã chiếm mất khá nhiều thì giờ, là nhà du lịch trứ danh đến gặp và Alecxei Alecxandrovitr liền sử dụng quyển sách ông vừa đọc cùng những khái niệm sẵn có từ trước, làm nhà du lịch phải ngạc nhiên về kiến thức uyên thâm và tầm mắt rộng rãi của ông.
Đồng thời với nhà du lịch, gia nhân còn báo cho ông biết có vị đại biểu quý tộc của tỉnh đi ngang qua Peterburg đến thăm, một người ông đang cần gặp để nói chuyện. Sau khi vị đại biểu quý tộc đi rồi, ông lại phải giải quyết ngay những việc sự vụ với chánh văn phòng và còn đến thăm một yếu nhân về một việc quan trọng nữa. Alecxei Alecxandrovitr chỉ còn đủ thời giờ trở về ăn trưa với chánh văn phòng và mời ông ta cùng về biệt thự rồi đến trường đua.
Dạo này vô hình chung, Alecxei Alecxandrovitr luôn luôn tìm cách để một người thứ ba tham dự vào các cuộc gặp gỡ giữa ông với vợ.
Kể từ lần nói chuyện giữa hai người sau buổi tối ở nhà quận chúa Tverxcaia trở về, ông ta không bao giờ phát biểu những nghi hoặc và ghen tuông với Anna nữa, và cái giọng mỉa mai thường lệ của ông càng vô cùng thuận tiện trong mối quan hệ hiện giờ với vợ. Ông tỏ ra hơi lạnh nhạt hơn với nàng. Ông chỉ không bằng lòng tí chút vì nàng đã né tránh lần nói chuyện đầu tiên đó. Thái độ ông đối với nàng hơi có vẻ bực dọc, nhưng chỉ thế thôi. "Cô đã không muốn chúng ta giãi bày với nhau, ông ta hình như muốn thầm nói với nàng như vậy, thì mặc kệ cô. Bây giờ đến lượt cô phải cầu xin tôi điều đó thì tôi sẽ từ chối. Mặc kệ cô", ông nhủ thầm như người đã cố dập tắt đám cháy mà không được, nên tức bực và nói: "Đã thế thì cháy đi, cứ tha hồ mà cháy đi!" Con người ấy vốn thông minh và tinh tế trong khi thừa hành chức vụ, lại không thấy thái độ mình đối với vợ như vậy là vô cùng dại dột.
Ông không thấy điều đó, vì không có gan tìm hiểu tình cảnh hiện nay của mình, ông đóng chặt và niêm phong kín trong đáy lòng cái ngăn kéo đựng tình cảm đối với gia đình, nghĩa là đối với vợ con. Ông vốn là người cha chịu khó chăm sóc con, thế mà đến cuối đông, ông bắt đầu lạnh nhạt với con và khi nói với nó, ông cũng dùng giọng châm biếm thường dùng với vợ: "Thế sao, chàng trai trẻ!" - ông gọi thế mỗi khi gặp con.
Alecxei Alecxandrovitr nghĩ và nói chưa bao giờ ông bận nhiều việc như năm nay; nhưng ông không tự thú nhận chính ông đã bày đặt ra những công việc ấy, đó là một phương sách để khỏi phải mở cái ngăn kéo chứa đựng tình cảm với vợ và gia đình cùng những ý nghĩ liên quan đến họ: những cảm nghĩ này càng cất kín ở đó lâu bao nhiêu càng trở nên khủng khiếp bấy nhiêu.
Nếu ai mạo muội hỏi ông nghĩ gì về hành vi của vợ thì ông Alecxei Alecxandrovitr hiền lành và trầm tĩnh đó sẽ không trả lời gì cả, mà sẽ nổi xung với người đặt câu hỏi đó. Cho nên ông giữ vẻ mặt trịnh trọng và nghiêm trang mỗi khi người ta hỏi thăm Anna. Alecxei Alecxandrovitr không muốn nghĩ ngợi về hành vi cũng như tình cảm của vợ và quả thực ông đã không nghĩ ngợi gì cả.
Biệt thự của gia đình Carenin ở Petetrov; nữ bá tước Lidia Ivanovna thường cũng nghỉ hè ở đấy và có quan hệ láng giềng tốt với Anna. Năm đó, nữ bá tước Lidia Ivanovna thôi không đến ở Petetrov, tránh không đến thăm Anna Arcadievna lần nào, và một hôm còn nói bóng gió với Alecxei Alecxandrovitr về sự bất tiện trong tình thân mật của Anna với Betxi và Vronxki. Alecxei Alecxandrovitr đã nghiêm khắc ngắt lời bà ta, tuyên bố không ai được quyền nghi ngờ vợ mình, từ đó ông tránh mặt nữ bá tước Lidia Ivanovna. Đã nhất tâm nhắm mắt làm ngơ trước mọi sự, ông không để ý là một số người bắt đầu nhìn vợ mình bằng con mắt nghi kị; ông không muốn hiểu và cũng không hiểu tại sao vợ mình lại nằng nặc đòi đi Txacxkôe Xelo, nơi Betxi ở, từ đó đến doanh trại Vronxki chẳng bao xa. Ông không cho phép mình nghĩ tới việc đó và đã không nghĩ tới thực, nhưng đồng thời trong thâm tâm, tuy không bao giờ tự nói rõ ra, tuy không có mảy may bằng chứng, thậm chí không có chút gì khả nghi, ông vẫn tin chắc mình là người chồng bị lừa dối và vô cùng đau khổ.
Trong tám năm hạnh phúc vợ chồng, thấy những người vợ ngoại tình và những ông chồng bị lừa dối, biết bao lần Alecxei Alecxandrovitr đã tự nhủ: "Làm sao họ có thể lâm vào nông nỗi ấy được. Tại sao họ không thoát được ra khỏi cảnh huống điếm nhục như vậy?". Nhưng bây giờ, khi tai nạn sập xuống đầu, không những ông không nghĩ cách thoát khỏi tình cảnh đó, mà còn muốn hoàn toàn ngơ đi, và sở dĩ muốn làm ngơ, chính vì nó khủng khiếp quá, quái gở quá.
Từ khi ở nước ngoài về, Alecxei Alecxandrovitr đã hai lần về quê.
Một lần, ông có ăn trưa, lần thứ hai, ông ở lại dự buổi tối tiếp tân của vợ, nhưng không ngủ lại đêm như mọi năm.
Ngày đua ngựa hôm ấy là ngày rất bận rộn đối với Alecxei Alecxandrovitr, nhưng buổi sáng, khi vạch chương trình hoạt động trong ngày, ông định ăn trưa thật sớm, rồi về ngay nhà vợ, và từ đó đến thẳng trường đua. ở đây toàn thể triều đình sẽ có mặt và ông cần ra mắt. Ông đến nhà vợ vì đã quyết định mỗi tuần thăm nàng một lần để giữ thể diện. Hơn nữa, theo như quy định, hôm đó ông phải đưa Anna số tiền chi tiêu cần thiết trước ngày rằm hàng tháng.
Vốn quen tự chủ, ông nghĩ tới việc đó mà không để tư tưởng miên man sang những điều có liên quan đến vợ.
Suốt buổi sáng ông rất bận. Hôm qua, nữ bá tước Lidia Ivanovna gửi cho ông cuốn sách của một nhà du lịch nổi danh từng đi khắp Trung Quốc và hiện đang ở Peterburg. Nữ bá tước có kèm theo một bức thư yêu cầu ông tiếp nhà du lịch đó, một người rất đặc sắc và có ích về nhiều phương diện. Alecxei Alecxandrovitr không xem xong cuốn sách trong buổi tối phải để đến sáng sau mới đọc nốt. Rồi đến lượt những người tới khẩn cầu và bắt đầu những báo cáo, tiếp kiến, bổ nhiệm, bãi chức, phân phát khen thưởng, phụ cấp, lương bổng, thư từ, tất cả công việc của những ngày "sự vụ" như Alecxei Alecxandrovitr thường gọi, nó chiếm rất nhiều thì giờ. Sau đó, ông lại còn có việc riêng, tiếp thầy thuốc và người quản gia của mình. Gã này không ở lâu. Hắn chỉ trao cho Alecxei Alecxandrovitr số tiền ông cần và báo cáo vắn tắt tình hình công việc năm đó vốn không lấy gì làm sáng sủa lắm, họ chi tiêu rất nhiều vì đi đây đi đó và đâm hao hụt tiền nong. Nhưng ông bác sĩ, một danh y ở Peterburg vốn là người thân tín của Alecxei Alecxandrovitr, ngồi lâu hơn. Hôm đó, vì không dự kiến trong chương trình nên Carenin ngạc nhiên khi thấy ông ta đến thăm và càng ngạc nhiên hơn khi thấy ông ta hỏi cặn kẽ về tình hình sức khỏe, nghe ngực và nắn gan mình. Alecxei Alecxandrovitr không biết bà bạn thân Lidia Ivanovna, thấy sức khỏe ông kém sút nên đã nói với bác sĩ đến thăm.
- Bác sĩ giúp tôi việc đó, - nữ bá tước Lidia Ivanovna bảo ông ta.
- Thưa bá tước phu nhân, tôi sẽ làm việc đó vì nước Nga, - bác sĩ trả lời.
- Ông thật là người bạn vô song! - nữ bá tước nói.
Bác sĩ rất không hài lòng sau khi khám bệnh. Ông thấy người bệnh bị sưng gan, thiếu dinh dưỡng và việc nghỉ ở suối nước nóng không có tác dụng gì. Ông bắt buộc người bệnh phải hoạt động thể lực thật nhiều và trí lực càng bớt căng thẳng càng tốt, nhất là không được phiền muộn tí gì, nói cách khác, ông bắt làm một việc mà Alecxei Alecxandrovitr không thể làm được, khác nào bảo ông ta đừng thở nữa, và bác sĩ đi ra, để lại cho con bệnh cái cảm giác nặng nề là trong người mình có một bệnh gì đó không phương thuốc nào chữa được.
Ra khỏi nhà Alecxei Alecxandrovitr, bác sĩ gặp trên bậc thềm viên chánh văn phòng của Carenin là Xliuđin mà ông ta rất quen. Họ trước kia là bạn học ở trường Đại học và mặc dù ít gặp nhau, họ vẫn trọng nhau và vẫn là đôi bạn thân, do đó bác sĩ đã nói chuyện về bệnh nhân của mình với ông ta thành thực hơn với bất cứ người nào khác.
- Tôi rất vui lòng thấy anh đã khám cho ông ta, - Xliuđin nói. Ông ta không được khỏe và tôi thấy hình như... anh nghĩ thế nào?
- Thế này... - bác sĩ nói và qua đầu của Xliuđin, ông ra hiệu cha gã xà ích đánh xe lên. ừ, thế này nhé, - ông nói, bàn tay trắng trẻo nắm lấy một ngón của chiếc găng nhẵn bóng và kéo căng ra. - Nếu anh định dứt đứt một sợi dây mà không căng ra, thì rất khó; nhưng nếu anh đã căng đến tột độ thì chỉ cần đặt một ngón lên cũng đủ đứt phăng. Còn ông ta, với tính cần cù, tinh thần trách nhiệm trong công việc, ông ta đã căng đến tột độ rồi mà bên ngoài lại có một áp lực rất mạnh, - bác sĩ kết luận, giương đôi lông mày lên, vẻ quan trọng. - Anh có đến trường đua không? - ông hỏi thêm và đi xuống chiếc xe đã đánh lại gần. - Phải, phải, tất nhiên, cái đó phải mất nhiều thời giờ, - ông ta trả lời một câu gì Xliuđin nói với ông mà ông không nghe rõ.
Sau bác sĩ đã chiếm mất khá nhiều thì giờ, là nhà du lịch trứ danh đến gặp và Alecxei Alecxandrovitr liền sử dụng quyển sách ông vừa đọc cùng những khái niệm sẵn có từ trước, làm nhà du lịch phải ngạc nhiên về kiến thức uyên thâm và tầm mắt rộng rãi của ông.
Đồng thời với nhà du lịch, gia nhân còn báo cho ông biết có vị đại biểu quý tộc của tỉnh đi ngang qua Peterburg đến thăm, một người ông đang cần gặp để nói chuyện. Sau khi vị đại biểu quý tộc đi rồi, ông lại phải giải quyết ngay những việc sự vụ với chánh văn phòng và còn đến thăm một yếu nhân về một việc quan trọng nữa. Alecxei Alecxandrovitr chỉ còn đủ thời giờ trở về ăn trưa với chánh văn phòng và mời ông ta cùng về biệt thự rồi đến trường đua.
Dạo này vô hình chung, Alecxei Alecxandrovitr luôn luôn tìm cách để một người thứ ba tham dự vào các cuộc gặp gỡ giữa ông với vợ.
Quyển
2
Chương 27
Chương 27
Anna đang ở trên gác; đứng trước gương, nàng đang nhờ Annusca
giúp một tay đính nốt cái nơ cuối cùng vào áo dài, thì nghe thấy tiếng bánh xe
nghiến trên đá sỏi trước thềm.
"Betxi đâu có đến sớm quá thế, nàng nghĩ và nhìn qua cửa sổ, thấy cỗ xe ngựa thò ra chiếc mũ đen và đôi tai quá quen thuộc của chồng.
Ồ! Thật rủi chưa! Mong sao lão ta đừng ngủ lại! Nàng tự nhủ, và quá lo sợ về hậu quả có thể xảy tới của cuộc thăm này, nàng không kịp để một phút suy nghĩ, đi ngay ra đón chồng với bộ mặt hớn hở. Cảm thấy mình buông xuôi theo cái ý thức dối trá và mưu mẹo đã thành thông lệ, nàng lập tức làm theo ý thức đó và bắt đầu nói mà không biết mình sẽ nói gì.
- A! Tốt quá! - nàng nói, chìa tay cho chồng và mỉm cười với Xliuđin vốn đã là người thân trong nhà. - Mình ngủ lại đây đêm nay nhé? (đó là câu đầu tiên do thói mưu mẹo xui nàng nói). - Chúng ta cùng đi bây giờ. Thật đáng tiếc là em lại chót hẹn với Betxi. Chị ấy sắp đến đón em.
Alecxei Alecxandrovitr cau mày khi nghe nhắc đến tên Betxi.
- Ồ! Tôi đâu muốn chia rẽ đôi bạn gắn bó keo sơn, - ông nói với giọng nhạo báng thường lệ. Tôi sẽ đi với Mikhain Vaxiliêvich. Bác sĩ dặn phải vận động thân thể. Tôi sẽ đi bộ một quãng và tưởng tượng như mình đang chạy đua.
- Nhưng đã vội gì đâu, - Anna nói. - Các ông xơi trà nhé! - nàng rung chuông.
- Mang trà ra và bảo với cậu Xergei, ông đã tới. Thế nào, sức khỏe của mình ra sao? Mikhain Vaxiliêvich, ông chưa đến chơi đây lần nào, ông xem cái bao lơn tôi thu dọn đẹp đấy chứ, - nàng nói, lúc với chồng, lúc với khách.
Nàng nói giản dị, tự nhiên, nhưng quá nhiều và quá nhanh.
Nàng cũng cảm thấy thế và nhất là trước cái nhìn tò mò của Mikhain Vaxiliêvich, nàng như thấy ông ta đang quan sát mình.
Mikhain Vaxiliêvich, ngay sau đó, đi ra sân thượng. Nàng ngồi xuống cạnh chồng.
- Trông nét mặt mình không được khỏe lắm, - nàng nói.
- Phải, - ông trả lời, - hôm nay bác sĩ có đến thăm và làm tôi mất một tiếng đồng hồ. Tôi chắc có người bạn thân nào đó đã nhờ ông ta đến thăm: sức khỏe của tôi quý giá đến thế đấy...
- Ông ta bảo gì mình?
Nàng hỏi han chồng về sức khỏe, công việc, khuyên nên nghỉ ngơi và đến ở với mình.
Nàng nói những điều đó một cách vui vẻ, nhanh nhảu, và với một ánh kỳ lạ trong khoé mắt: nhưng Alecxei Alecxandrovitr giờ đây không hề chú ý đến giọng nói đó. Ông chỉ nghe lời nói và chỉ hiểu theo nghĩa trực tiếp. Ông trả lời giản dị mặc dầu vẫn châm biếm. Chuyện trò không có gì đặc biệt, nhưng sau này, Anna không bao giờ nhớ tới cuộc trao đổi ngắn ngủi đó mà không cảm thấy một nỗi hổ thẹn day dứt.
Xerioja theo bà gia sư đi vào. Giá Alecxei Alecxandrovitr chú ý quan sát, hẳn ông sẽ nhận thấy cặp mắt rụt rè ngơ ngác của chú bé hết nhìn bố lại quay sang mẹ. Nhưng ông không muốn thấy gì và quả cũng không thấy gì hết.
- Thế nào, chàng trai trẻ! Nó lớn nhỉ. Đúng thế, nó thành người lớn hẳn hoi rồi đấy. Chào chàng trai trẻ!
Và ông chìa tay cho chú bé Xergei đang khiếp sợ.
Đứa trẻ, xưa nay, đối với bố vẫn nhút nhát, nay lại càng tránh mặt Alecxei Alecxandrovitr từ khi ông gọi nó là "chàng trai trẻ" và từ khi nó hoài công tự hỏi xem Vronxki là bạn hay là thù. Nó quay về phía mẹ, như muốn cầu xin che chở. Nó chỉ thoải mái khi gần mẹ. Alecxei Alecxandrovitr lúc đó đã bắt chuyện với bà gia sư, tay vẫn nắm lấy vai con khiến cho Xerioja khổ sở và ngượng nghịu đến nỗi Anna tưởng như nó sắp phát khóc.
Lúc nãy, nàng đã đỏ mặt khi thấy con vào: bây giờ thấy nó lúng túng, nàng vội đứng dậy, nhấc tay chồng khỏi vai thằng bé, ôm hôn và dắt nó ra sân thượng, rồi quay trở vào ngay.
- Bây giờ đến giờ rồi, - nàng nói, liếc nhìn đồng hồ. - Không hiểu sao Betxi vẫn chưa thấy đến?
- Phải, - Alecxei Alecxandrovitr nói, đứng dậy chắp hai tay lại bẻ khục. - Tôi mang cả tiền đến cho mình nữa, vì chỉ có lồng sao nuôi sống nổi chim. Chắc mình cần tiền chứ?
- Không... à có! - nàng nói, không nhìn ông và mặt đỏ dừ. - Sau cuộc đua, mình trở về đây chứ?
- Có chứ! - Alecxei Alecxandrovitr trả lời. - Quận chúa Tverxcaia, niềm vinh dự của Peterburg kia rồi, - ông nói thêm khi nhìn qua cửa sổ thấy cỗ xe ngựa kiểu Anh có hòm xe nhỏ xíu cất rất cao. - Lịch sự quá! Thanh nhã quá! Thôi, ta đi.
Quận chúa Tverxcaia không xuống xe và chỉ có tên hầu đi ghệt, mặc áo nâu và đội mũ đen, nhảy xuống trước thềm.
- Tôi ra ngay đây. Tạm biệt! - Anna nói. Nàng ôm hôn con, đến gần Alecxei Alecxandrovitr và chìa tay cho chồng. - Mình đến thăm thế này, thật tốt quá.
Alecxei Alecxandrovitr hôn tay nàng.
- Thôi, tạm biệt! Mình sẽ quay về uống trà, thật là tuyệt! - nàng nói và đi ra, mặt mày hớn hở, tươi vui. Nhưng ông vừa khuất mắt, nàng đã thấy tay gờn gợn lên ở chỗ môi chồng chạm nhẹ vào và rùng mình ghê tởm.
"Betxi đâu có đến sớm quá thế, nàng nghĩ và nhìn qua cửa sổ, thấy cỗ xe ngựa thò ra chiếc mũ đen và đôi tai quá quen thuộc của chồng.
Ồ! Thật rủi chưa! Mong sao lão ta đừng ngủ lại! Nàng tự nhủ, và quá lo sợ về hậu quả có thể xảy tới của cuộc thăm này, nàng không kịp để một phút suy nghĩ, đi ngay ra đón chồng với bộ mặt hớn hở. Cảm thấy mình buông xuôi theo cái ý thức dối trá và mưu mẹo đã thành thông lệ, nàng lập tức làm theo ý thức đó và bắt đầu nói mà không biết mình sẽ nói gì.
- A! Tốt quá! - nàng nói, chìa tay cho chồng và mỉm cười với Xliuđin vốn đã là người thân trong nhà. - Mình ngủ lại đây đêm nay nhé? (đó là câu đầu tiên do thói mưu mẹo xui nàng nói). - Chúng ta cùng đi bây giờ. Thật đáng tiếc là em lại chót hẹn với Betxi. Chị ấy sắp đến đón em.
Alecxei Alecxandrovitr cau mày khi nghe nhắc đến tên Betxi.
- Ồ! Tôi đâu muốn chia rẽ đôi bạn gắn bó keo sơn, - ông nói với giọng nhạo báng thường lệ. Tôi sẽ đi với Mikhain Vaxiliêvich. Bác sĩ dặn phải vận động thân thể. Tôi sẽ đi bộ một quãng và tưởng tượng như mình đang chạy đua.
- Nhưng đã vội gì đâu, - Anna nói. - Các ông xơi trà nhé! - nàng rung chuông.
- Mang trà ra và bảo với cậu Xergei, ông đã tới. Thế nào, sức khỏe của mình ra sao? Mikhain Vaxiliêvich, ông chưa đến chơi đây lần nào, ông xem cái bao lơn tôi thu dọn đẹp đấy chứ, - nàng nói, lúc với chồng, lúc với khách.
Nàng nói giản dị, tự nhiên, nhưng quá nhiều và quá nhanh.
Nàng cũng cảm thấy thế và nhất là trước cái nhìn tò mò của Mikhain Vaxiliêvich, nàng như thấy ông ta đang quan sát mình.
Mikhain Vaxiliêvich, ngay sau đó, đi ra sân thượng. Nàng ngồi xuống cạnh chồng.
- Trông nét mặt mình không được khỏe lắm, - nàng nói.
- Phải, - ông trả lời, - hôm nay bác sĩ có đến thăm và làm tôi mất một tiếng đồng hồ. Tôi chắc có người bạn thân nào đó đã nhờ ông ta đến thăm: sức khỏe của tôi quý giá đến thế đấy...
- Ông ta bảo gì mình?
Nàng hỏi han chồng về sức khỏe, công việc, khuyên nên nghỉ ngơi và đến ở với mình.
Nàng nói những điều đó một cách vui vẻ, nhanh nhảu, và với một ánh kỳ lạ trong khoé mắt: nhưng Alecxei Alecxandrovitr giờ đây không hề chú ý đến giọng nói đó. Ông chỉ nghe lời nói và chỉ hiểu theo nghĩa trực tiếp. Ông trả lời giản dị mặc dầu vẫn châm biếm. Chuyện trò không có gì đặc biệt, nhưng sau này, Anna không bao giờ nhớ tới cuộc trao đổi ngắn ngủi đó mà không cảm thấy một nỗi hổ thẹn day dứt.
Xerioja theo bà gia sư đi vào. Giá Alecxei Alecxandrovitr chú ý quan sát, hẳn ông sẽ nhận thấy cặp mắt rụt rè ngơ ngác của chú bé hết nhìn bố lại quay sang mẹ. Nhưng ông không muốn thấy gì và quả cũng không thấy gì hết.
- Thế nào, chàng trai trẻ! Nó lớn nhỉ. Đúng thế, nó thành người lớn hẳn hoi rồi đấy. Chào chàng trai trẻ!
Và ông chìa tay cho chú bé Xergei đang khiếp sợ.
Đứa trẻ, xưa nay, đối với bố vẫn nhút nhát, nay lại càng tránh mặt Alecxei Alecxandrovitr từ khi ông gọi nó là "chàng trai trẻ" và từ khi nó hoài công tự hỏi xem Vronxki là bạn hay là thù. Nó quay về phía mẹ, như muốn cầu xin che chở. Nó chỉ thoải mái khi gần mẹ. Alecxei Alecxandrovitr lúc đó đã bắt chuyện với bà gia sư, tay vẫn nắm lấy vai con khiến cho Xerioja khổ sở và ngượng nghịu đến nỗi Anna tưởng như nó sắp phát khóc.
Lúc nãy, nàng đã đỏ mặt khi thấy con vào: bây giờ thấy nó lúng túng, nàng vội đứng dậy, nhấc tay chồng khỏi vai thằng bé, ôm hôn và dắt nó ra sân thượng, rồi quay trở vào ngay.
- Bây giờ đến giờ rồi, - nàng nói, liếc nhìn đồng hồ. - Không hiểu sao Betxi vẫn chưa thấy đến?
- Phải, - Alecxei Alecxandrovitr nói, đứng dậy chắp hai tay lại bẻ khục. - Tôi mang cả tiền đến cho mình nữa, vì chỉ có lồng sao nuôi sống nổi chim. Chắc mình cần tiền chứ?
- Không... à có! - nàng nói, không nhìn ông và mặt đỏ dừ. - Sau cuộc đua, mình trở về đây chứ?
- Có chứ! - Alecxei Alecxandrovitr trả lời. - Quận chúa Tverxcaia, niềm vinh dự của Peterburg kia rồi, - ông nói thêm khi nhìn qua cửa sổ thấy cỗ xe ngựa kiểu Anh có hòm xe nhỏ xíu cất rất cao. - Lịch sự quá! Thanh nhã quá! Thôi, ta đi.
Quận chúa Tverxcaia không xuống xe và chỉ có tên hầu đi ghệt, mặc áo nâu và đội mũ đen, nhảy xuống trước thềm.
- Tôi ra ngay đây. Tạm biệt! - Anna nói. Nàng ôm hôn con, đến gần Alecxei Alecxandrovitr và chìa tay cho chồng. - Mình đến thăm thế này, thật tốt quá.
Alecxei Alecxandrovitr hôn tay nàng.
- Thôi, tạm biệt! Mình sẽ quay về uống trà, thật là tuyệt! - nàng nói và đi ra, mặt mày hớn hở, tươi vui. Nhưng ông vừa khuất mắt, nàng đã thấy tay gờn gợn lên ở chỗ môi chồng chạm nhẹ vào và rùng mình ghê tởm.
Quyển
2
Chương 28
Chương 28
Alecxei Alecxandrovitr đến trường đua thì Anna đã ngồi cạnh
Betxi trong khán đài có đủ mặt xã hội thượng lưu. Nàng thấy chồng từ xa. Hai
người đàn ông đó: chồng và người yêu là hai trung tâm của đời nàng và không cần
đến giác quan, nàng cũng biết chỗ nào có mặt họ. Nàng cảm thấy từ xa chồng đang
lại gần và bất giác dõi theo ông ta đang tiến lên giữa đám đông. Nàng thấy chồng
đến gần khán đài, khi lên mặt bề trên đáp lại những cái chào vồn vã, lúc thân
ái, lơ đãng bắt tay những người ngang hàng, khi lại thấp thỏm đợi những kẻ quyền
cao chức trọng trong xã hội đoái nhìn đến để ngả cái mũ tròn to đang kẹp hai chỏm
tai ra chào.
Nàng đã biết tất cả cái cung cách ấy và lấy làm ghê tởm. "Tham công danh và mong ước thành đạt, tất cả tâm hồn lão ta chỉ có thế, nàng nghĩ: những quan điểm cao thượng, lòng yêu học vấn, tôn giáo, tất cả những cái đó chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích".
Qua cái nhìn của ông ta về phía khán đài phụ nữ (ông nhìn đúng phía nàng, nhưng không nhận ra vợ giữa cái biển the lụa, ruy băng, lông chim, ô, dù và hoa lá), nàng biết chồng đang tìm mình nhưng nàng giả tảng như không thấy.
- Alecxei Alecxandrovitr! - quận chúa Betxi gọi, ông không thấy bà nhà à? Bà ấy đây!
Ông mỉm cười, nụ cười lạnh nhạt thường ngày.
- Mọi thứ ở đây đều lộng lẫy làm quáng cả mắt, - ông nói và đi về phía khán đài. Ông mỉm cười với Anna như kiểu những người chồng thường mỉm cười khi gặp lại vợ vừa chia tay với mình xong, và chào quận chúa cùng những người quen khác theo cách tuỳ nghi đối xử:
bông đùa với phụ nữ và thăm hỏi xã giao với đàn ông. Dưới chân khán đài, có một vị tướng phụ tá nổi tiếng thông minh và học thức, vốn được Alecxei Alecxandrovitr trọng nể. Carenin bắt chuyện với ông ta.
Lúc đó là giờ nghỉ giữa hai cuộc đua nên không có gì ngăn trở họ nói chuyện. Vị tướng phụ tá chỉ trích môn thể thao này. Alecxei Alecxandrovitr cãi lại để bênh vực, Anna nghe thấy giọng chồng nhỏ nhẹ, đều đặn và không bỏ sót lời nào: tất cả những điều ông nói hình như đều giả dối và làm nàng khổ tai vô cùng.
Khi cuộc đua vượt chướng ngại bắt đầu, nàng cúi về phía trước; trong lúc dán chặt đôi mắt vào Vronxki đang bước lại gần ngựa và nhẩy lên yên, nàng nghe thấy cái giọng chối tai của chồng nói thao thao. Đang bồn chồn lo lắng cho Vronxki, nàng càng khổ tâm hơn vì cái tiếng nói nhỏ nhẹ hầu như không dứt đó mà nàng đã thuộc hết mọi âm sắc.
"Mình là một con đàn bà xấu xa, là đồ bỏ đi, nàng nghĩ, nhưng mình không thích nói dối, không chịu được sự dối trá, còn lão ta thì sống bằng dối trá. Lão biết hết, nhìn thấy hết; lão cảm thấy thế nào mà lại nói năng bình tĩnh như vậy được? Nếu lão giết mình, hoặc giết Vronxki thì có lẽ mình sẽ trọng lão đấy. Nhưng đằng này, lão chỉ cần dối trá và giữ thể diện, Anna thầm nhủ, không tự hỏi cụ thể nàng mong đợi gì ở chồng hay muốn thấy ông ta có thái độ như thế nào.
Nàng cũng không đoán được ra rằng sự hoạt bát của Alecxei Alecxandrovitr, điều đã làm nàng bực tức đến thế, chỉ biểu hiện nỗi hoang mang thầm kín của ông ta mà thôi. Như đứa trẻ vừa bị vấp đang nhảy nhót vùng vẫy để quên đau, Alecxei Alecxandrovitr cần bắt trí tuệ hoạt động để gạt xa những ý nghĩ tất nhiên phải nảy ra khi có mặt vợ và Vronxki, người giờ đây luôn luôn được nhắc đến tên.
- Trong các cuộc đua ngựa của sĩ quan, nguy hiểm là một tất yếu, - ông nói. - Sở dĩ nước Anh có thể nêu lên trong lịch sử quân sự của mình những chiến công đặc biệt oanh liệt của kị binh, chẳng qua cũng nhờ ở sự phát triển lịch sử của sức ngựa cũng như sức người.
Theo ý tôi, thể thao có tầm quan trọng lón và thường thường ta mới chỉ nhìn thấy khía cạnh bề ngoài thôi.
- Không phải bao giờ cũng là bề ngoài đâu, - quận chúa Tverxcaia nói. - Hình như có một sĩ quan đã gẫy mất hai xương sườn.
Alecxei Alecxandrovitr mỉm nụ cười thường lệ chỉ để lộ hàm răng, còn ngoài ra không có ý nghĩa nào khác.
- Thưa quận chúa, ta tạm cho rằng đó không phải là bề ngoài, mà là bề trong vậy, - ông nói. - Vấn đề không phải ở đó, - và ông lại quay về phía vị tướng nãy giờ ông vẫn nói chuyện đứng đắn, - ngài đừng quên những người chạy đua là sĩ quan và họ đã chọn nghề đó: mọi thiên hướng đều có mặt trái. Cái đó trực tiếp thuộc nghĩa vụ của sĩ quan.
Một trò thể thao quái gở như đấu quyền hoặc chọi bò mộng là dấu hiệu của dã man. Nhưng thể thao có chuyên môn hóa là dấu hiệu của tiến bộ.
- Hừ, lần sau, tôi sẽ không đến đây nữa, trò này chán lắm, - quận chúa Betxi nói. - Phải không, Anna?
- Phải, nhưng mà hấp dẫn, - một bà khác nói. - Giá tôi là người La Mã, tôi sẽ đi xem tất cả mọi trò ở trường đấu.
Anna không nói gì và không rời chiếc ống nhòm vẫn luôn dõi về một phía.
Trong lúc đó, một vị tướng người cao lớn, đi ngang qua khán đài.
Alecxei Alecxandrovitr ngừng bặt đứng dậy hấp tấp nhưng trang trọng và cúi rạp xuống chào.
- Ông không dự cuộc đua à? - vị tướng hỏi đùa ông ta.
- Cuộc đua của tôi còn khó hơn, - Alecxei Alecxandrovitr kính cẩn trả lời.
Và mặc dầu câu trả lời chẳng có ý nghĩa gì cả, vị tướng vẫn ra vẻ thưởng thức được câu nói của một người thông thái và hiểu thấu ý vị mặn mà của câu pha trò 1.
- Có hai quan điểm, - Alecxei Alecxandrovitr nói tiếp: - quan điểm của người làm trò và quan điểm của người xem. Tôi cũng công nhận sự ham thích những trò vui thuộc loại này là dấu hiệu chắc chắn nhất về trình độ phát triển kém cỏi của khán giả, song le...
- Quận chúa, ta đánh cuộc nào! - tiếng Xtepan Arcaditr gọi Betxi vang lên ở dưới. - Bà đặt cuộc ai thắng nào?
- Anna và tôi, chúng tôi cuộc là hoàng thân Kudovlev thắng, - Betxi trả lời.
- Còn tôi thì Vronxki. Một đôi găng tay nhé?
- Đồng ý!
- Tuyệt nhỉ?
Alecxei Alecxandrovitr im lặng trong khi mọi người nói chuyện chung quanh, nhưng sau đó nói luôn:
- Tôi thừa nhận trừ phi là những trò chơi tu mi nam tử...
Ông định nói tiếp nhưng giữa lúc đó, có lệnh xuất phát, và mọi câu chuyện ngừng lại. Alecxei Alecxandrovitr cũng nín lặng. Mọi người đều đứng dậy, nhìn về phía ngoài. Alecxei Alecxandrovitr không thích đua ngựa nên không theo dõi các kị sĩ mà lơ đãng đưa mắt mệt mỏi nhìn khán giả. Cái nhìn của ông dừng lại ở Anna.
Khuôn mặt nàng tái xanh và nghiêm nghị. Rõ ràng nàng không thấy gì và cũng không thấy ai ngoài một người duy nhất. Bàn tay co quắp nắm chặt lấy cái quạt, nàng nhịn cả thở. Carenin quay phắt đi để quan sát những bộ mặt khác.
"Cái bà ở đằng kia và những người khác cũng đều có vẻ rất hồi hộp; đó là điều hết sức tự nhiên", Alecxei Alecxandrovitr tự nhủ. Ông cũng muốn không nhìn vợ nhưng cặp mắt lại bất giác hướng về nàng.
Lần thứ hai, ông ngắm khuôn mặt đó, cố tình không chịu đọc ra những cái đã phơi bày lồ lộ trên nét mặt, nhưng trái với ý muốn, ông ghê sợ nhìn thấy ở đó chính cái điều ông muốn ngơ đi.
Cái ngã đầu tiên, cái ngã của Kudovlev sau con ngòi, làm mọi người xúc động, nhưng bằng vào bộ mặt tái xanh và đắc thắng của Anna, Alecxei Alecxandrovitr biết người mà vợ ông đang theo dõi không ngã. Lúc một sĩ quan khác ngã đâm đầu tưởng chết, sau khi Makhotin và Vronxki nhảy qua hàng rào lớn, toàn thể khán giả đều rùng mình kinh hãi thì Alecxei Alecxandrovitr thấy Anna thậm chí không hề chú ý tới tai nạn đó và hầu như cũng không hiểu người ta bàn tán gì chung quanh. Ông càng nhìn nàng dữ, về sau càng riết róng hơn. Anna đang để hết tâm trí vào cảnh đua ngựa mà vẫn cảm thấy cái nhìn lạnh lùng của chồng chằm chằm dán vào mặt mình.
Nàng quay đầu lại nhìn chồng một lát vẻ dò hỏi và khẽ nhíu lông mày rồi trở lại tư thế cũ.
"Chà! Cần quái gì", tựa hồ nàng muốn nói với chồng như vậy và không thèm nhìn ông ta lần nào nữa.
Cuộc đua thật không may: trong số mười bảy kị sĩ, già nửa đã bị ngã và gẫy xương. Về cuối cuộc đua, sự xúc động chung càng thêm mãnh liệt khi thấy Đức vua cũng tỏ vẻ bất mãn.
Nàng đã biết tất cả cái cung cách ấy và lấy làm ghê tởm. "Tham công danh và mong ước thành đạt, tất cả tâm hồn lão ta chỉ có thế, nàng nghĩ: những quan điểm cao thượng, lòng yêu học vấn, tôn giáo, tất cả những cái đó chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích".
Qua cái nhìn của ông ta về phía khán đài phụ nữ (ông nhìn đúng phía nàng, nhưng không nhận ra vợ giữa cái biển the lụa, ruy băng, lông chim, ô, dù và hoa lá), nàng biết chồng đang tìm mình nhưng nàng giả tảng như không thấy.
- Alecxei Alecxandrovitr! - quận chúa Betxi gọi, ông không thấy bà nhà à? Bà ấy đây!
Ông mỉm cười, nụ cười lạnh nhạt thường ngày.
- Mọi thứ ở đây đều lộng lẫy làm quáng cả mắt, - ông nói và đi về phía khán đài. Ông mỉm cười với Anna như kiểu những người chồng thường mỉm cười khi gặp lại vợ vừa chia tay với mình xong, và chào quận chúa cùng những người quen khác theo cách tuỳ nghi đối xử:
bông đùa với phụ nữ và thăm hỏi xã giao với đàn ông. Dưới chân khán đài, có một vị tướng phụ tá nổi tiếng thông minh và học thức, vốn được Alecxei Alecxandrovitr trọng nể. Carenin bắt chuyện với ông ta.
Lúc đó là giờ nghỉ giữa hai cuộc đua nên không có gì ngăn trở họ nói chuyện. Vị tướng phụ tá chỉ trích môn thể thao này. Alecxei Alecxandrovitr cãi lại để bênh vực, Anna nghe thấy giọng chồng nhỏ nhẹ, đều đặn và không bỏ sót lời nào: tất cả những điều ông nói hình như đều giả dối và làm nàng khổ tai vô cùng.
Khi cuộc đua vượt chướng ngại bắt đầu, nàng cúi về phía trước; trong lúc dán chặt đôi mắt vào Vronxki đang bước lại gần ngựa và nhẩy lên yên, nàng nghe thấy cái giọng chối tai của chồng nói thao thao. Đang bồn chồn lo lắng cho Vronxki, nàng càng khổ tâm hơn vì cái tiếng nói nhỏ nhẹ hầu như không dứt đó mà nàng đã thuộc hết mọi âm sắc.
"Mình là một con đàn bà xấu xa, là đồ bỏ đi, nàng nghĩ, nhưng mình không thích nói dối, không chịu được sự dối trá, còn lão ta thì sống bằng dối trá. Lão biết hết, nhìn thấy hết; lão cảm thấy thế nào mà lại nói năng bình tĩnh như vậy được? Nếu lão giết mình, hoặc giết Vronxki thì có lẽ mình sẽ trọng lão đấy. Nhưng đằng này, lão chỉ cần dối trá và giữ thể diện, Anna thầm nhủ, không tự hỏi cụ thể nàng mong đợi gì ở chồng hay muốn thấy ông ta có thái độ như thế nào.
Nàng cũng không đoán được ra rằng sự hoạt bát của Alecxei Alecxandrovitr, điều đã làm nàng bực tức đến thế, chỉ biểu hiện nỗi hoang mang thầm kín của ông ta mà thôi. Như đứa trẻ vừa bị vấp đang nhảy nhót vùng vẫy để quên đau, Alecxei Alecxandrovitr cần bắt trí tuệ hoạt động để gạt xa những ý nghĩ tất nhiên phải nảy ra khi có mặt vợ và Vronxki, người giờ đây luôn luôn được nhắc đến tên.
- Trong các cuộc đua ngựa của sĩ quan, nguy hiểm là một tất yếu, - ông nói. - Sở dĩ nước Anh có thể nêu lên trong lịch sử quân sự của mình những chiến công đặc biệt oanh liệt của kị binh, chẳng qua cũng nhờ ở sự phát triển lịch sử của sức ngựa cũng như sức người.
Theo ý tôi, thể thao có tầm quan trọng lón và thường thường ta mới chỉ nhìn thấy khía cạnh bề ngoài thôi.
- Không phải bao giờ cũng là bề ngoài đâu, - quận chúa Tverxcaia nói. - Hình như có một sĩ quan đã gẫy mất hai xương sườn.
Alecxei Alecxandrovitr mỉm nụ cười thường lệ chỉ để lộ hàm răng, còn ngoài ra không có ý nghĩa nào khác.
- Thưa quận chúa, ta tạm cho rằng đó không phải là bề ngoài, mà là bề trong vậy, - ông nói. - Vấn đề không phải ở đó, - và ông lại quay về phía vị tướng nãy giờ ông vẫn nói chuyện đứng đắn, - ngài đừng quên những người chạy đua là sĩ quan và họ đã chọn nghề đó: mọi thiên hướng đều có mặt trái. Cái đó trực tiếp thuộc nghĩa vụ của sĩ quan.
Một trò thể thao quái gở như đấu quyền hoặc chọi bò mộng là dấu hiệu của dã man. Nhưng thể thao có chuyên môn hóa là dấu hiệu của tiến bộ.
- Hừ, lần sau, tôi sẽ không đến đây nữa, trò này chán lắm, - quận chúa Betxi nói. - Phải không, Anna?
- Phải, nhưng mà hấp dẫn, - một bà khác nói. - Giá tôi là người La Mã, tôi sẽ đi xem tất cả mọi trò ở trường đấu.
Anna không nói gì và không rời chiếc ống nhòm vẫn luôn dõi về một phía.
Trong lúc đó, một vị tướng người cao lớn, đi ngang qua khán đài.
Alecxei Alecxandrovitr ngừng bặt đứng dậy hấp tấp nhưng trang trọng và cúi rạp xuống chào.
- Ông không dự cuộc đua à? - vị tướng hỏi đùa ông ta.
- Cuộc đua của tôi còn khó hơn, - Alecxei Alecxandrovitr kính cẩn trả lời.
Và mặc dầu câu trả lời chẳng có ý nghĩa gì cả, vị tướng vẫn ra vẻ thưởng thức được câu nói của một người thông thái và hiểu thấu ý vị mặn mà của câu pha trò 1.
- Có hai quan điểm, - Alecxei Alecxandrovitr nói tiếp: - quan điểm của người làm trò và quan điểm của người xem. Tôi cũng công nhận sự ham thích những trò vui thuộc loại này là dấu hiệu chắc chắn nhất về trình độ phát triển kém cỏi của khán giả, song le...
- Quận chúa, ta đánh cuộc nào! - tiếng Xtepan Arcaditr gọi Betxi vang lên ở dưới. - Bà đặt cuộc ai thắng nào?
- Anna và tôi, chúng tôi cuộc là hoàng thân Kudovlev thắng, - Betxi trả lời.
- Còn tôi thì Vronxki. Một đôi găng tay nhé?
- Đồng ý!
- Tuyệt nhỉ?
Alecxei Alecxandrovitr im lặng trong khi mọi người nói chuyện chung quanh, nhưng sau đó nói luôn:
- Tôi thừa nhận trừ phi là những trò chơi tu mi nam tử...
Ông định nói tiếp nhưng giữa lúc đó, có lệnh xuất phát, và mọi câu chuyện ngừng lại. Alecxei Alecxandrovitr cũng nín lặng. Mọi người đều đứng dậy, nhìn về phía ngoài. Alecxei Alecxandrovitr không thích đua ngựa nên không theo dõi các kị sĩ mà lơ đãng đưa mắt mệt mỏi nhìn khán giả. Cái nhìn của ông dừng lại ở Anna.
Khuôn mặt nàng tái xanh và nghiêm nghị. Rõ ràng nàng không thấy gì và cũng không thấy ai ngoài một người duy nhất. Bàn tay co quắp nắm chặt lấy cái quạt, nàng nhịn cả thở. Carenin quay phắt đi để quan sát những bộ mặt khác.
"Cái bà ở đằng kia và những người khác cũng đều có vẻ rất hồi hộp; đó là điều hết sức tự nhiên", Alecxei Alecxandrovitr tự nhủ. Ông cũng muốn không nhìn vợ nhưng cặp mắt lại bất giác hướng về nàng.
Lần thứ hai, ông ngắm khuôn mặt đó, cố tình không chịu đọc ra những cái đã phơi bày lồ lộ trên nét mặt, nhưng trái với ý muốn, ông ghê sợ nhìn thấy ở đó chính cái điều ông muốn ngơ đi.
Cái ngã đầu tiên, cái ngã của Kudovlev sau con ngòi, làm mọi người xúc động, nhưng bằng vào bộ mặt tái xanh và đắc thắng của Anna, Alecxei Alecxandrovitr biết người mà vợ ông đang theo dõi không ngã. Lúc một sĩ quan khác ngã đâm đầu tưởng chết, sau khi Makhotin và Vronxki nhảy qua hàng rào lớn, toàn thể khán giả đều rùng mình kinh hãi thì Alecxei Alecxandrovitr thấy Anna thậm chí không hề chú ý tới tai nạn đó và hầu như cũng không hiểu người ta bàn tán gì chung quanh. Ông càng nhìn nàng dữ, về sau càng riết róng hơn. Anna đang để hết tâm trí vào cảnh đua ngựa mà vẫn cảm thấy cái nhìn lạnh lùng của chồng chằm chằm dán vào mặt mình.
Nàng quay đầu lại nhìn chồng một lát vẻ dò hỏi và khẽ nhíu lông mày rồi trở lại tư thế cũ.
"Chà! Cần quái gì", tựa hồ nàng muốn nói với chồng như vậy và không thèm nhìn ông ta lần nào nữa.
Cuộc đua thật không may: trong số mười bảy kị sĩ, già nửa đã bị ngã và gẫy xương. Về cuối cuộc đua, sự xúc động chung càng thêm mãnh liệt khi thấy Đức vua cũng tỏ vẻ bất mãn.
Quyển
2
Chương 29
Chương 29
Mọi người đều la hét biểu lộ bất bình, người ta lặp đi lặp lại
câu nói do một người nào đó thốt ra: "Chỉ còn thiếu trường đấu và sư tử nữa
thôi", và ai nấy đều khiếp sợ; cho nên khi Vronxki ngã và Anna thét lên,
cái đó không làm ai ngạc nhiên. Nhưng ngay sau đó, nàng liền biến sắc, lần này
thật quá lộ liễu. Nàng hoảng hốt. Nàng cuống cuồng như con chim mắc bẫy: khi định
đứng dậy bỏ đi, khi quay lại với Betxi.
- Ta đi thôi, đi đi thôi, - nàng nói với quận chúa.
Nhưng Betxi không nghe thấy. Người cúi gập xuống, bà ta đang nói chuyện với một vị tướng đến chào mình.
Alecxei Alecxandrovitr đến gần vợ và lễ phép đưa cánh tay ra.
- Nếu mình muốn thì ta cùng về, - ông nói bằng tiếng Pháp; nhưng Anna đang lắng nghe vị tướng nói và không nhìn thấy chồng.
- Hình như anh ta bị gẫy chân, - vị tướng nói. Thật không thể tưởng tượng được!
Anna không trả lời chồng, đưa ống nhòm lên mắt và nhìn về phía Vronxki ngã ngựa, nhưng vì xa quá và người xúm lại xem quá đông nên không nom thấy gì. Nàng hạ ống nhòm xuống và định bỏ đi; nhưng giữa lúc đó, một sĩ quan vùn vụt phi ngựa tới, đến tâu với Đức vua. Anna cúi xuống phía trước để lắng nghe.
- Xtiva! Xtiva! - nàng gọi anh trai.
Nhưng anh nàng không nghe thấy. Nàng định rời khỏi khán đài.
- Nếu mình muốn đi thì đây là lần thứ hai tôi xin đưa cánh tay để đón mình, - Alecxei Alecxandrovitr nói và khẽ chạm vào cánh tay nàng.
Nàng né xa chồng, vẻ ghê tởm và không nhìn thẳng vào mặt ông, nàng trả lời:
- Không, không, cứ để mặc tôi, tôi còn ở lại.
Lúc này, nàng thấy một sĩ quan đang từ chỗ Vronxki ngã chạy tắt qua vòng đua đến khán đài. Betxi vẫy khăn tay ra hiệu gọi anh ta:
viên sĩ quan cho biết là kị sĩ không bị thương nhưng con ngựa thì gẫy xương sống.
Được tin này, Anna vội ngồi xuống và che mặt sau chiếc quạt.
Alecxei Alecxandrovitr thấy nàng khóc và không nén được những tiếng nức nở làm ngực phập phồng. Ông liền đứng chắn trước mặt, để che đi cho nàng có thời giờ trấn tĩnh lại.
- Lần thứ ba tôi đưa tay cho mình, - một lát sau ông nói. Anna nhìn chồng và không biết nói gì. Betxi đến gỡ cho nàng.
- Không, Alecxei Alecxandrovitr ạ, chính tôi mời Anna đi và tôi đã hứa đưa chị ấy về, - bà nói xen vào.
- Xin quận chúa thứ lỗi, - ông trả lời, lễ phép mỉm cười, nhưng nhìn bà ta một cách kiên quyết, - tôi thấy Anna khó ở và tôi muốn cùng về với nhà tôi.
Anna quay lại, vẻ sợ hãi, ngoan ngoãn đứng dậy và khoác tay chồng.
- Tôi sẽ cho người đến hỏi thăm tin tức chú ấy và sẽ báo cho chị Betxi. - Betxi nói thầm với nàng.
Rời khán đài, Alecxei Alecxandrovitr vẫn chuyện trò với những người ông gặp như không có chuyện gì xẩy ra và Anna cũng phải trả lời và nói năng bình thường như không có chuyện gì xảy ra, nhưng nàng không còn bụng dạ nào, cứ khoác tay chồng bước đi như trong mộng.
"Chàng có bị thương không? Họ nói có thực không? Liệu chàng có đến không? Hôm nay liệu mình có gặp được chàng không?", nàng nghĩ.
Nàng lặng thinh bước lên xe của Alecxei Alecxandrovitr và ra khỏi đám xe ngựa. Tuy đã nhìn thấy hết, Alecxei Alecxandrovitr vẫn không cho phép mình nghĩ đến tình cảnh hiện tại của vợ. Ông chỉ thấy dấu hiệu bề ngoài thôi. Ông thấy nàng đã có những hành vi chướng mắt và thấy bổn phận mình phải báo cho nàng biết điều đó.
Nhưng điều rất khó cho ông là chỉ được nói có thế, không hơn. Ông mở miệng định nhận xét là nàng đã xử sự vô lối, nhưng lại phải miễn cưỡng nói khác hẳn.
- Sao chúng ta lại có thể thích thú đến thế những trò vui tàn ác ấy nhỉ, - ông nói. - Tôi thấy là...
- Sao kia? Tôi không hiểu, - Anna nói, giọng khinh bỉ.
- Tôi phải nói với mình là... - ông nói.
"Sắp nói thẳng ra đây", nàng nghĩ và bỗng sợ hãi.
- Tôi phải nói với mình là hành vi hôm nay của mình thật không phải cho lắm, - ông nói bằng tiếng Pháp.
- Không phải ở chỗ nào? - nàng lớn tiếng cãi, quay ngoắt đầu lại và nhìn thẳng vào mắt chồng, lần này không phải với thái độ vui vẻ trí trá, mà với một vẻ quả quyết nhằm che giấu nỗi sợ trong lòng.
- Cẩn thận đấy, - ông nói và chỉ chiếc cửa kính đã hạ xuống sau lưng xà ích.
Ông nhỏm dậy và kéo kính lên.
- Mình thấy cái gì là không phải? - nàng nhắc lại.
- Vẻ hốt hoảng mình không giấu được khi có một kị sĩ ngã ngựa.
Ông chờ nàng đáp lại, nhưng nàng chỉ nhìn về phía trước, không nói gì.
- Tôi đã yêu cầu mình ở nơi đông người phải xử sự thế nào cho kẻ xấu miệng không có gì để chỉ trích ta được. Đã có dạo tôi nói về quan hệ nội bộ trong nhà với nhau, nay tôi không nói đến nữa. Bây giờ tôi nói đến những quan hệ bên ngoài. Mình đã xử sự không thích đáng và tôi mong từ nay không xảy ra thế nữa.
Lời chồng nói, nàng không nghe được đến một nửa, nàng thấy sợ ông nhưng lại tự hỏi có đúng Vronxki không bị thương không. Khi họ nói người kị mã vẫn lành lặn nhưng con ngựa thì gẫy xương sống, có phải là nói về chàng không. Khi chồng nói dứt lời, nàng chỉ gượng cười mỉa mai và không trả lời vì không hề nghe thấy gì cả. Alecxei Alecxandrovitr vừa nãy mạnh dạn khơi chuyện, nhưng khi đã hiểu rõ vấn đề mình nói, thì nỗi sợ nàng đang cảm thấy liền lan sang ông.
Ông nhận thấy nụ cười đó và đâm ra hiểu lầm một cách kỳ quặc.
"Cô ta cười mình ghen bóng ghen gió. Phải, cô ấy sẽ nhắc lại điều đã nói với mình lần trước: những mối ngờ vực của mình là vô căn cứ, là lố bịch".
Giờ đây, trước nguy cơ phải thấy mọi sự phanh phui ra, ông không ao ước gì hơn là được thấy nàng trả lời bằng cái giọng chế giễu như trước rằng điều ông ngờ vực là lố bịch và vô căn cứ. Những điều ông biết khủng khiếp đến nỗi lúc này, ông sẵn sàng tin bất cứ cái gì.
Nhưng nhìn vẻ mặt sợ hãi và tối sầm của Anna, ông không còn hy vọng gì nữa dù chỉ là một lời dối trá.
- Có lẽ tôi lầm, - ông nói. - Nếu vậy xin mình thứ lỗi cho tôi.
- Không, mình không lầm đâu, - nàng thong thả nói, tuyệt vọng nhìn vào bộ mặt lạnh lùng của chồng. - Mình không lầm đâu. Tôi đã hốt hoảng và tôi không thể không hốt hoảng. Nghe mình nói, tôi lại nghĩ tới chàng. Tôi yêu chàng, tôi là người yêu của chàng, tôi không chịu nổi mình, mình làm tôi sợ, tôi ghét mình... Mình muốn làm gì tôi thì làm. - Và gieo mình vào góc xe, nàng oà lên nức nở và lấy tay che mặt.
Alecxei Alecxandrovitr không chớp mắt, không nhìn đi nơi khác, nhưng cả bộ mặt đột nhiên đờ ra trang nghiêm như mặt người chết và giữ nguyên vẻ đó suốt đoạn đường còn lại. Khi gần về tới biệt thự, ông mới quay bộ mặt vẫn không đổi sắc thái về phía nàng.
- Được! Nhưng tôi yêu cầu cô bề ngoài phải giữ thể diện cho đến khi nào (giọng ông run lên) tôi có biện pháp bảo toàn danh dự của tôi, những biện pháp mà tôi sẽ báo cho cô biết sau.
Ông xuống trước và đỡ nàng xuống xe. Trước mặt gia nhân, ông bắt tay nàng, rồi lại lên xe quay về Peterburg. Ông vừa đi khỏi thì một người hầu của quận chúa Betxi đã đưa lại cho Anna một bức thư:
"Tôi đã cho người đến hỏi tin tức Alecxei, chú ấy viết giấy cho biết vẫn khỏe mạnh lành lặn, nhưng đang khổ sở vô cùng...!" "Vậy là chàng sẽ đến, nàng nghĩ. Mình nói hết với lão ta như thế là phải!". Nàng xem đồng hồ. Hãy còn ba giờ nữa và nhớ lại từng chi tiết cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa hai người, lòng nàng lại cháy bùng lên.
"Lạy Chúa, trời sáng quá! Thật ghê sợ, nhưng mình thèm được thấy mặt chàng và mình thích cái ánh sáng huyền hoặc này... Chồng mình! à phải!... Cũng may, thế là mình đã dứt khoát với lão ta!".
- Ta đi thôi, đi đi thôi, - nàng nói với quận chúa.
Nhưng Betxi không nghe thấy. Người cúi gập xuống, bà ta đang nói chuyện với một vị tướng đến chào mình.
Alecxei Alecxandrovitr đến gần vợ và lễ phép đưa cánh tay ra.
- Nếu mình muốn thì ta cùng về, - ông nói bằng tiếng Pháp; nhưng Anna đang lắng nghe vị tướng nói và không nhìn thấy chồng.
- Hình như anh ta bị gẫy chân, - vị tướng nói. Thật không thể tưởng tượng được!
Anna không trả lời chồng, đưa ống nhòm lên mắt và nhìn về phía Vronxki ngã ngựa, nhưng vì xa quá và người xúm lại xem quá đông nên không nom thấy gì. Nàng hạ ống nhòm xuống và định bỏ đi; nhưng giữa lúc đó, một sĩ quan vùn vụt phi ngựa tới, đến tâu với Đức vua. Anna cúi xuống phía trước để lắng nghe.
- Xtiva! Xtiva! - nàng gọi anh trai.
Nhưng anh nàng không nghe thấy. Nàng định rời khỏi khán đài.
- Nếu mình muốn đi thì đây là lần thứ hai tôi xin đưa cánh tay để đón mình, - Alecxei Alecxandrovitr nói và khẽ chạm vào cánh tay nàng.
Nàng né xa chồng, vẻ ghê tởm và không nhìn thẳng vào mặt ông, nàng trả lời:
- Không, không, cứ để mặc tôi, tôi còn ở lại.
Lúc này, nàng thấy một sĩ quan đang từ chỗ Vronxki ngã chạy tắt qua vòng đua đến khán đài. Betxi vẫy khăn tay ra hiệu gọi anh ta:
viên sĩ quan cho biết là kị sĩ không bị thương nhưng con ngựa thì gẫy xương sống.
Được tin này, Anna vội ngồi xuống và che mặt sau chiếc quạt.
Alecxei Alecxandrovitr thấy nàng khóc và không nén được những tiếng nức nở làm ngực phập phồng. Ông liền đứng chắn trước mặt, để che đi cho nàng có thời giờ trấn tĩnh lại.
- Lần thứ ba tôi đưa tay cho mình, - một lát sau ông nói. Anna nhìn chồng và không biết nói gì. Betxi đến gỡ cho nàng.
- Không, Alecxei Alecxandrovitr ạ, chính tôi mời Anna đi và tôi đã hứa đưa chị ấy về, - bà nói xen vào.
- Xin quận chúa thứ lỗi, - ông trả lời, lễ phép mỉm cười, nhưng nhìn bà ta một cách kiên quyết, - tôi thấy Anna khó ở và tôi muốn cùng về với nhà tôi.
Anna quay lại, vẻ sợ hãi, ngoan ngoãn đứng dậy và khoác tay chồng.
- Tôi sẽ cho người đến hỏi thăm tin tức chú ấy và sẽ báo cho chị Betxi. - Betxi nói thầm với nàng.
Rời khán đài, Alecxei Alecxandrovitr vẫn chuyện trò với những người ông gặp như không có chuyện gì xẩy ra và Anna cũng phải trả lời và nói năng bình thường như không có chuyện gì xảy ra, nhưng nàng không còn bụng dạ nào, cứ khoác tay chồng bước đi như trong mộng.
"Chàng có bị thương không? Họ nói có thực không? Liệu chàng có đến không? Hôm nay liệu mình có gặp được chàng không?", nàng nghĩ.
Nàng lặng thinh bước lên xe của Alecxei Alecxandrovitr và ra khỏi đám xe ngựa. Tuy đã nhìn thấy hết, Alecxei Alecxandrovitr vẫn không cho phép mình nghĩ đến tình cảnh hiện tại của vợ. Ông chỉ thấy dấu hiệu bề ngoài thôi. Ông thấy nàng đã có những hành vi chướng mắt và thấy bổn phận mình phải báo cho nàng biết điều đó.
Nhưng điều rất khó cho ông là chỉ được nói có thế, không hơn. Ông mở miệng định nhận xét là nàng đã xử sự vô lối, nhưng lại phải miễn cưỡng nói khác hẳn.
- Sao chúng ta lại có thể thích thú đến thế những trò vui tàn ác ấy nhỉ, - ông nói. - Tôi thấy là...
- Sao kia? Tôi không hiểu, - Anna nói, giọng khinh bỉ.
- Tôi phải nói với mình là... - ông nói.
"Sắp nói thẳng ra đây", nàng nghĩ và bỗng sợ hãi.
- Tôi phải nói với mình là hành vi hôm nay của mình thật không phải cho lắm, - ông nói bằng tiếng Pháp.
- Không phải ở chỗ nào? - nàng lớn tiếng cãi, quay ngoắt đầu lại và nhìn thẳng vào mắt chồng, lần này không phải với thái độ vui vẻ trí trá, mà với một vẻ quả quyết nhằm che giấu nỗi sợ trong lòng.
- Cẩn thận đấy, - ông nói và chỉ chiếc cửa kính đã hạ xuống sau lưng xà ích.
Ông nhỏm dậy và kéo kính lên.
- Mình thấy cái gì là không phải? - nàng nhắc lại.
- Vẻ hốt hoảng mình không giấu được khi có một kị sĩ ngã ngựa.
Ông chờ nàng đáp lại, nhưng nàng chỉ nhìn về phía trước, không nói gì.
- Tôi đã yêu cầu mình ở nơi đông người phải xử sự thế nào cho kẻ xấu miệng không có gì để chỉ trích ta được. Đã có dạo tôi nói về quan hệ nội bộ trong nhà với nhau, nay tôi không nói đến nữa. Bây giờ tôi nói đến những quan hệ bên ngoài. Mình đã xử sự không thích đáng và tôi mong từ nay không xảy ra thế nữa.
Lời chồng nói, nàng không nghe được đến một nửa, nàng thấy sợ ông nhưng lại tự hỏi có đúng Vronxki không bị thương không. Khi họ nói người kị mã vẫn lành lặn nhưng con ngựa thì gẫy xương sống, có phải là nói về chàng không. Khi chồng nói dứt lời, nàng chỉ gượng cười mỉa mai và không trả lời vì không hề nghe thấy gì cả. Alecxei Alecxandrovitr vừa nãy mạnh dạn khơi chuyện, nhưng khi đã hiểu rõ vấn đề mình nói, thì nỗi sợ nàng đang cảm thấy liền lan sang ông.
Ông nhận thấy nụ cười đó và đâm ra hiểu lầm một cách kỳ quặc.
"Cô ta cười mình ghen bóng ghen gió. Phải, cô ấy sẽ nhắc lại điều đã nói với mình lần trước: những mối ngờ vực của mình là vô căn cứ, là lố bịch".
Giờ đây, trước nguy cơ phải thấy mọi sự phanh phui ra, ông không ao ước gì hơn là được thấy nàng trả lời bằng cái giọng chế giễu như trước rằng điều ông ngờ vực là lố bịch và vô căn cứ. Những điều ông biết khủng khiếp đến nỗi lúc này, ông sẵn sàng tin bất cứ cái gì.
Nhưng nhìn vẻ mặt sợ hãi và tối sầm của Anna, ông không còn hy vọng gì nữa dù chỉ là một lời dối trá.
- Có lẽ tôi lầm, - ông nói. - Nếu vậy xin mình thứ lỗi cho tôi.
- Không, mình không lầm đâu, - nàng thong thả nói, tuyệt vọng nhìn vào bộ mặt lạnh lùng của chồng. - Mình không lầm đâu. Tôi đã hốt hoảng và tôi không thể không hốt hoảng. Nghe mình nói, tôi lại nghĩ tới chàng. Tôi yêu chàng, tôi là người yêu của chàng, tôi không chịu nổi mình, mình làm tôi sợ, tôi ghét mình... Mình muốn làm gì tôi thì làm. - Và gieo mình vào góc xe, nàng oà lên nức nở và lấy tay che mặt.
Alecxei Alecxandrovitr không chớp mắt, không nhìn đi nơi khác, nhưng cả bộ mặt đột nhiên đờ ra trang nghiêm như mặt người chết và giữ nguyên vẻ đó suốt đoạn đường còn lại. Khi gần về tới biệt thự, ông mới quay bộ mặt vẫn không đổi sắc thái về phía nàng.
- Được! Nhưng tôi yêu cầu cô bề ngoài phải giữ thể diện cho đến khi nào (giọng ông run lên) tôi có biện pháp bảo toàn danh dự của tôi, những biện pháp mà tôi sẽ báo cho cô biết sau.
Ông xuống trước và đỡ nàng xuống xe. Trước mặt gia nhân, ông bắt tay nàng, rồi lại lên xe quay về Peterburg. Ông vừa đi khỏi thì một người hầu của quận chúa Betxi đã đưa lại cho Anna một bức thư:
"Tôi đã cho người đến hỏi tin tức Alecxei, chú ấy viết giấy cho biết vẫn khỏe mạnh lành lặn, nhưng đang khổ sở vô cùng...!" "Vậy là chàng sẽ đến, nàng nghĩ. Mình nói hết với lão ta như thế là phải!". Nàng xem đồng hồ. Hãy còn ba giờ nữa và nhớ lại từng chi tiết cuộc gặp gỡ vừa rồi giữa hai người, lòng nàng lại cháy bùng lên.
"Lạy Chúa, trời sáng quá! Thật ghê sợ, nhưng mình thèm được thấy mặt chàng và mình thích cái ánh sáng huyền hoặc này... Chồng mình! à phải!... Cũng may, thế là mình đã dứt khoát với lão ta!".
Quyển
2
Chương 30
Chương 30
Thành phố nhỏ ở suối nước khoáng ở Đức mà gia đình nhà
Serbatxki đến nghỉ cũng giống mọi nơi đô hội khác: ở đây cũng hình thành một sự
kết tinh của xã hội, quy định cho mỗi người một vị trí nhất định và không thay
đổi. Như giọt nước gặp lạnh tất đông lại thành tinh thể tuyết rõ hình, những
người mà đến đây tắm suối cũng được sắp xếp luôn theo ngôi thứ phù hợp.
Quận công Serbatxki cùng vợ và con gái 1, do căn phòng họ ở, do tên tuổi và giới giao du của họ, lập tức được mời đúng vào vị trí dành cho họ.
Năm ấy, ở suối nước khoáng, còn có một quận chúa 2 người Đức chính cống, một sự kiện góp phần làm cho sự kết tinh xã hội ở đây càng thêm triệt để. Quận công phu nhân Serbatxki nằng nặc muốn giới thiệu con gái mình với bà kia và ngay sau hôm họ vừa đến, lễ ra mắt đã được tiến hành. Kitti mặc chiếc áo mùa hè "hết sức giản dị", nghĩa là rất sang trọng, đặt may tận Pari, đã cúi chào kính cẩn và duyên dáng. Bà quận chúa nói: "Tôi mong hoa hồng sẽ sớm nở lại trên khuôn mặt xinh xắn đáng yêu này" và thế là gia đình Serbatxki cứ theo vết bánh xe đó không sao thoát ra được nữa. Họ làm quen với một gia đình người Anh, với một nữ bá tước 3 người Đức cùng con trai bị thương trong cuộc chiến tranh vừa qua, với một nhà bác học người Thụy Điển, với ông Canuyt 4 và em gái ông ta. Nhưng gia đình Serbatxki năng lui tới nhất một bà người Moxcva, bà Maria Epghêniepna Rtisep cùng con gái (mà Kitti không ưa vì cô này cũng bị ốm vì thất tình như cô) và một đại tá người Moxcva mà từ hồi nhỏ, Kitti đã thấy ông mặc quân phục có ngù vai, và ở đây, với đôi mắt ti hí và cái cổ hở thắt ca vát màu, trông ông hết sức lố bịch và chán phèo vì cái thói cứ bám nhằng nhẵng lấy người ta. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy rồi, Kitti lại càng buồn chán vì quận công đi Kaclơxbat và cô phải ở lại một mình với mẹ. Cô không quan tâm đến những người quen biết, vì thấy không còn tìm được ở họ cái gì mới mẻ. Công việc trí óc chủ yếu của cô là quan sát những người không quen và phỏng đoán về họ. Do bản tính, Kitti bao giờ cũng gán cho người khác, nhất là người không quen, những đức tính tốt đẹp nhất. Bây giờ cũng vậy, khi dựng lên những giả thiết về quan hệ giữa người này với người kia và về tính tình họ, cô hình dung ra những tâm hồn cao thượng, và tìm lí lẽ xác minh điều mình nhận xét.
Trong bọn, có một người khiến cô chú ý nhất là một thiếu nữ cùng đến với một bà người Nga mà mọi người gọi là bà Stan. Bà này thuộc tầng lớp thượng lưu bậc nhất, nhưng ốm yếu đến nỗi không bước đi nổi và họa hoằn gặp ngày đẹp trời lắm, bà ta mới ngồi chiếc xe nhỏ đi ra ngoài. Bà không đi lại với người Nga và phu nhân quả quyết đó chủ yếu là vì bà ta kiêu kỳ chứ không phải vì ốm. Cô gái chăm sóc bà Stan và ngoài ra, Kitti còn thấy cô ta hay lại gần tất cả những người ốm nặng, vốn rất đông ở suối nước này, và chăm sóc họ rất tự nhiên.
Theo Kitti nhận xét, cô gái này không có họ hàng gì với bà Stan, và cũng không phải là hộ lí ăn lương. Bà Stan gọi cô ta là Varenca và mọi người thì gọi là "tiểu thư Varenca". Ngoài cái thú tìm hiểu quan hệ giữa cô gái với bà Stan và với những người khác mà cô không quen, Kitti - chuyện đời vẫn thế - còn có một mối thiện cảm không cắt nghĩa được với tiểu thư Varenca và qua cái nhìn trao đổi với nhau, cô cảm thấy cô gái cũng mến mình.
Tiểu thư Varenca không còn trẻ măng, nhưng có thể nói cô ta thuộc loại người không có tuổi; có thể đoán cô ấy mười chín hay ba mươi tuổi cũng được. Nhìn kỹ nét mặt thì mặc dầu xanh xao ốm yếu, người ta vẫn thấy cô xinh đẹp chứ không xấu. Thân hình cô đáng lẽ rất đẹp nếu không gầy quá và cái đầu không mất cân đối với vóc dáng tầm thước, nhưng chắc cô chẳng hấp dẫn gì với nam giới. Cô giống bông hoa đẹp còn nguyên cánh nhưng tàn rồi và không hương. Hơn nữa, để làm đẹp lòng nam giới, cô còn thiếu cái chất tràn đầy ở Kitti:
sinh lực dào dạt phải nén bớt lại và ý thức về sức quyến rũ của mình.
Cô ta lúc nào cũng như mải mê vào những nhiệm vụ nghiêm túc và do đó, hình như không thể bận tâm vào chuyện gì khác. Chính sự trái ngược này với Kitti đã hấp dẫn cô nhiều nhất. Cô cảm thấy có thể thấy trong cuộc đời cô gái này một mẫu mực mà cô đang chịu bao đau khổ để tìm bằng được: những quan tâm, một nhân cách khác hẳn những quan hệ đàng điếm giữa thanh niên nam nữ bây giờ, nó đã làm cô rất bất bình và có cảm tưởng mình chỉ là món hàng trưng bày nhục nhã để đợi khách mua. Càng nhận xét người bạn không quen biết này, Kitti càng đinh ninh cô gái ấy chính là con người hoàn thiện cô vẫn hình dung và càng mong muốn được làm quen.
Ngày nào hai cô cũng gặp nhau nhiều lần, và mỗi lần, mắt Kitti đều như nói: "Cô là ai? cô là người thế nào? Có thật cô đúng là con người đáng yêu tôi hằng tưởng tượng không? Nhưng lạy Chúa, cô đừng tưởng tôi sẽ chạy đến quỳ dưới chân cô, cái nhìn như nói thêm.
Tôi phục cô, thế thôi, và tôi yêu cô" "Tôi cũng thế, tôi yêu cô, và cô thật đáng yêu, rất đáng yêu. Và tôi còn yêu cô hơn nhiều nếu tôi có thời giờ", cái nhìn của cô gái không quen đáp lại. Và quả thật, Kitti thấy cô ta bao giờ cũng bận: hoặc đưa bọn trẻ một gia đình người Nga từ chỗ tắm về, hoặc đem chăn phủ chân cho một nữ bệnh nhân và đắp chân cho bà ta, hoặc cố làm nguôi một bệnh nhân cáu kỉnh, hoặc giả nữa, đi chọn và mua báng ngọt cho một bện nhân ăn lót dạ.
Ít lâu sau khi gia đình Serbatxki đến đây, cứ vào giờ điều trị buổi sáng, lại xuất hiện hai nhân vật khiến ai nấy đều phải chú ý nhưng không có thiện cảm gì. Một người rất cao lớn lưng hơi gù, hai bàn tay to tướng, mặc áo bành tô cũ quá ngắn và cặp mắt đen trông vừa ngây ngô vừa đáng sợ, và một người đàn bà cũng dễ coi, hơi rỗ hoa, nhưng ăn mặc xoàng xĩnh và quê kệch. Nhận ra họ là người Nga, Kitti liền bắt đầu tưởng tượng ra một câu chuyện diệu kỳ và cảm động về họ.
Nhưng phu nhân, sau khi được nữ y tá cho biết đó là Nicolai Levin và Maria Nicôlaiepna bèn bảo cho Kitti biết gã Levin này là một người hết sức tồi tệ và thế là bao nhiêu mộng đẹp xây quanh cặp uyên ương biến mất. Chẳng phải chỉ vì mẹ nói, mà còn vì đó là anh trai Levin nữa, nên Kitti bỗng thấy họ khả ố. Gã Levin này, với thói quen ngoẹo cổ đột ngột, giờ đây gây cho cô nỗi kinh tởm không sao dẹp nổi.
Cô tưởng như thấy một vẻ căm thù nhạo báng trong cặp mắt to dữ tợn của hắn một mực dõi theo cô hoài và cô tránh gặp hắn.
Chú thích:
1. Fiirst Chtcherbatski sammt G emahlin und Tochter (tiếng Đức trongnguyên bản).
2. Farstin (tiếng Đức trong nguyên bản).
3. Grafin (tiếng Đức trong nguyên bản).
4. Monsieur Canut (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quận công Serbatxki cùng vợ và con gái 1, do căn phòng họ ở, do tên tuổi và giới giao du của họ, lập tức được mời đúng vào vị trí dành cho họ.
Năm ấy, ở suối nước khoáng, còn có một quận chúa 2 người Đức chính cống, một sự kiện góp phần làm cho sự kết tinh xã hội ở đây càng thêm triệt để. Quận công phu nhân Serbatxki nằng nặc muốn giới thiệu con gái mình với bà kia và ngay sau hôm họ vừa đến, lễ ra mắt đã được tiến hành. Kitti mặc chiếc áo mùa hè "hết sức giản dị", nghĩa là rất sang trọng, đặt may tận Pari, đã cúi chào kính cẩn và duyên dáng. Bà quận chúa nói: "Tôi mong hoa hồng sẽ sớm nở lại trên khuôn mặt xinh xắn đáng yêu này" và thế là gia đình Serbatxki cứ theo vết bánh xe đó không sao thoát ra được nữa. Họ làm quen với một gia đình người Anh, với một nữ bá tước 3 người Đức cùng con trai bị thương trong cuộc chiến tranh vừa qua, với một nhà bác học người Thụy Điển, với ông Canuyt 4 và em gái ông ta. Nhưng gia đình Serbatxki năng lui tới nhất một bà người Moxcva, bà Maria Epghêniepna Rtisep cùng con gái (mà Kitti không ưa vì cô này cũng bị ốm vì thất tình như cô) và một đại tá người Moxcva mà từ hồi nhỏ, Kitti đã thấy ông mặc quân phục có ngù vai, và ở đây, với đôi mắt ti hí và cái cổ hở thắt ca vát màu, trông ông hết sức lố bịch và chán phèo vì cái thói cứ bám nhằng nhẵng lấy người ta. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy rồi, Kitti lại càng buồn chán vì quận công đi Kaclơxbat và cô phải ở lại một mình với mẹ. Cô không quan tâm đến những người quen biết, vì thấy không còn tìm được ở họ cái gì mới mẻ. Công việc trí óc chủ yếu của cô là quan sát những người không quen và phỏng đoán về họ. Do bản tính, Kitti bao giờ cũng gán cho người khác, nhất là người không quen, những đức tính tốt đẹp nhất. Bây giờ cũng vậy, khi dựng lên những giả thiết về quan hệ giữa người này với người kia và về tính tình họ, cô hình dung ra những tâm hồn cao thượng, và tìm lí lẽ xác minh điều mình nhận xét.
Trong bọn, có một người khiến cô chú ý nhất là một thiếu nữ cùng đến với một bà người Nga mà mọi người gọi là bà Stan. Bà này thuộc tầng lớp thượng lưu bậc nhất, nhưng ốm yếu đến nỗi không bước đi nổi và họa hoằn gặp ngày đẹp trời lắm, bà ta mới ngồi chiếc xe nhỏ đi ra ngoài. Bà không đi lại với người Nga và phu nhân quả quyết đó chủ yếu là vì bà ta kiêu kỳ chứ không phải vì ốm. Cô gái chăm sóc bà Stan và ngoài ra, Kitti còn thấy cô ta hay lại gần tất cả những người ốm nặng, vốn rất đông ở suối nước này, và chăm sóc họ rất tự nhiên.
Theo Kitti nhận xét, cô gái này không có họ hàng gì với bà Stan, và cũng không phải là hộ lí ăn lương. Bà Stan gọi cô ta là Varenca và mọi người thì gọi là "tiểu thư Varenca". Ngoài cái thú tìm hiểu quan hệ giữa cô gái với bà Stan và với những người khác mà cô không quen, Kitti - chuyện đời vẫn thế - còn có một mối thiện cảm không cắt nghĩa được với tiểu thư Varenca và qua cái nhìn trao đổi với nhau, cô cảm thấy cô gái cũng mến mình.
Tiểu thư Varenca không còn trẻ măng, nhưng có thể nói cô ta thuộc loại người không có tuổi; có thể đoán cô ấy mười chín hay ba mươi tuổi cũng được. Nhìn kỹ nét mặt thì mặc dầu xanh xao ốm yếu, người ta vẫn thấy cô xinh đẹp chứ không xấu. Thân hình cô đáng lẽ rất đẹp nếu không gầy quá và cái đầu không mất cân đối với vóc dáng tầm thước, nhưng chắc cô chẳng hấp dẫn gì với nam giới. Cô giống bông hoa đẹp còn nguyên cánh nhưng tàn rồi và không hương. Hơn nữa, để làm đẹp lòng nam giới, cô còn thiếu cái chất tràn đầy ở Kitti:
sinh lực dào dạt phải nén bớt lại và ý thức về sức quyến rũ của mình.
Cô ta lúc nào cũng như mải mê vào những nhiệm vụ nghiêm túc và do đó, hình như không thể bận tâm vào chuyện gì khác. Chính sự trái ngược này với Kitti đã hấp dẫn cô nhiều nhất. Cô cảm thấy có thể thấy trong cuộc đời cô gái này một mẫu mực mà cô đang chịu bao đau khổ để tìm bằng được: những quan tâm, một nhân cách khác hẳn những quan hệ đàng điếm giữa thanh niên nam nữ bây giờ, nó đã làm cô rất bất bình và có cảm tưởng mình chỉ là món hàng trưng bày nhục nhã để đợi khách mua. Càng nhận xét người bạn không quen biết này, Kitti càng đinh ninh cô gái ấy chính là con người hoàn thiện cô vẫn hình dung và càng mong muốn được làm quen.
Ngày nào hai cô cũng gặp nhau nhiều lần, và mỗi lần, mắt Kitti đều như nói: "Cô là ai? cô là người thế nào? Có thật cô đúng là con người đáng yêu tôi hằng tưởng tượng không? Nhưng lạy Chúa, cô đừng tưởng tôi sẽ chạy đến quỳ dưới chân cô, cái nhìn như nói thêm.
Tôi phục cô, thế thôi, và tôi yêu cô" "Tôi cũng thế, tôi yêu cô, và cô thật đáng yêu, rất đáng yêu. Và tôi còn yêu cô hơn nhiều nếu tôi có thời giờ", cái nhìn của cô gái không quen đáp lại. Và quả thật, Kitti thấy cô ta bao giờ cũng bận: hoặc đưa bọn trẻ một gia đình người Nga từ chỗ tắm về, hoặc đem chăn phủ chân cho một nữ bệnh nhân và đắp chân cho bà ta, hoặc cố làm nguôi một bệnh nhân cáu kỉnh, hoặc giả nữa, đi chọn và mua báng ngọt cho một bện nhân ăn lót dạ.
Ít lâu sau khi gia đình Serbatxki đến đây, cứ vào giờ điều trị buổi sáng, lại xuất hiện hai nhân vật khiến ai nấy đều phải chú ý nhưng không có thiện cảm gì. Một người rất cao lớn lưng hơi gù, hai bàn tay to tướng, mặc áo bành tô cũ quá ngắn và cặp mắt đen trông vừa ngây ngô vừa đáng sợ, và một người đàn bà cũng dễ coi, hơi rỗ hoa, nhưng ăn mặc xoàng xĩnh và quê kệch. Nhận ra họ là người Nga, Kitti liền bắt đầu tưởng tượng ra một câu chuyện diệu kỳ và cảm động về họ.
Nhưng phu nhân, sau khi được nữ y tá cho biết đó là Nicolai Levin và Maria Nicôlaiepna bèn bảo cho Kitti biết gã Levin này là một người hết sức tồi tệ và thế là bao nhiêu mộng đẹp xây quanh cặp uyên ương biến mất. Chẳng phải chỉ vì mẹ nói, mà còn vì đó là anh trai Levin nữa, nên Kitti bỗng thấy họ khả ố. Gã Levin này, với thói quen ngoẹo cổ đột ngột, giờ đây gây cho cô nỗi kinh tởm không sao dẹp nổi.
Cô tưởng như thấy một vẻ căm thù nhạo báng trong cặp mắt to dữ tợn của hắn một mực dõi theo cô hoài và cô tránh gặp hắn.
Chú thích:
1. Fiirst Chtcherbatski sammt G emahlin und Tochter (tiếng Đức trongnguyên bản).
2. Farstin (tiếng Đức trong nguyên bản).
3. Grafin (tiếng Đức trong nguyên bản).
4. Monsieur Canut (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
2
Chương 31
Chương 31
Hôm ấy trời xấu; mưa tầm tã suốt sáng, và bệnh nhân cầm ô đứng
tụ tập trong hành lang.
Kitti đi với mẹ và ông đại tá người Moxcva diện chiếc áo vét tông kiểu Âu may sẵn vừa mới mua ở Frăngfua. Họ đi men theo một bên hành lang, cố tránh gặp Levin đang đi đi lại lại ở phía bên kia.
Varenca mặc áo dài sẫm, đầu đội mũ cụp vành, đang đi bách bộ dọc hành lang cạnh một phụ nữ mù người Pháp, và mỗi lần gặp Kitti, hai cô lại nhìn nhau thân thiện.
- Mẹ ơi, con nói chuyện với cô ấy được không? - Kitti hỏi và nhìn cô bạn chưa quen đó, thấy cô ta đã tới gần suối nước và hai người có thể gặp nhau ở đấy.
- Con đã thích nói chuyện với cô ấy như thế nào thì cũng được, để mẹ hỏi thêm về cô ta và mẹ sẽ đích thân đến gặp cô ta, - bà mẹ đáp. - Con thấy cô ấy có gì đặc biệt? Chắc cô ta là một tuỳ nữ. Nếu con muốn thì mẹ sẽ làm quen với bà Stan. Trước kia, mẹ có quen chị dâu 1 bà ta, - phu nhân nói thêm và ngẩng cao đầu kiêu hãnh.
Kitti biết mẹ tự ái vì xem vẻ bà Stan tránh không muốn làm quen với mình. Cô không năn nỉ nữa.
- Cô ấy đáng yêu thật! - cô nói khi thấy Varenca đưa cho bà người Pháp cốc nước. Mẹ xem, việc gì cô làm cũng rất giản dị và dễ thương.
- Con làm mẹ chết cười vì những cái ham mê 2 của con. Thôi, ta lánh ra thì tốt hơn, - bà nói khi thấy Levin cùng vợ và một bác sĩ người Đức đi tới, anh ta đang to tiếng với bác sĩ, giọng tức tối.
Họ vừa quay lại thì nghe thấy, không phải là giọng trò chuyện nữa, mà là tiếng quát tháo. Levin đứng lại, thét lên và đến lượt ông bác sĩ cũng nổi nóng. Có mấy người xúm quanh họ. Phu nhân và không vội lánh đi, còn ông đại tá liền nhập vào đám đông để xem đã xảy ra chuyện gì.
Mấy phút sau, ông đại tá đuổi kịp hai mẹ con.
- Có chuyện gì thế? - phu nhân hỏi.
- Thật là sỉ nhục và khả ố! - ông đại tá đáp. - Không có gì khó chịu hơn là phải gặp người Nga ở nước ngoài. Cái tay cao lớn kia cãi lộn với bác sĩ, nói bậy nói bạ, trách bác sĩ không chăm sóc cẩn thận, và còn vung gậy lên. Thật là sỉ nhục, không hơn không kém.
- Chao! Thật là bực mình! - phu nhân nói. - Thế rồi câu chuyện ra sao?
- Cũng may lúc bấy giờ... cái cô đội mũ hình nấm ấy xen vào can thiệp. Hình như là phụ nữ Nga thì phải, - ông đại tá nói.
- Tiểu thư Varenca phải không? - Kitti hỏi, vô cùng vui sướng.
- Ừ phải đấy. Cô ta là người đầu tiên đứng ra nắm lấy cánh tay hắn và lôi đi.
- Mẹ thấy chưa, mẹ! - Kitti bảo mẹ. - Thế mà mẹ lấy làm lạ khi thấy con nhiệt tình với cô ấy như vậy.
Hôm sau, khi chăm chú theo dõi cô bạn không quen, Kitti thấy tiểu thư Varenca vẫn đối xử với vợ chồng Levin hệt như với những người khác được cô bảo trợ 3. Cô tìm đến chuyện trò với họ, làm phiên dịch cho người vợ vốn không biết thứ tiếng ngoại quốc nào.
Kitti càng khẩn khoản xin phép mẹ được làm quen với Varenca.
Tuy khó chịu vì phải cầu thân với bà Stan trong lúc bà này vẫn lên mặt, phu nhân vẫn dò hỏi về Varenca, và những chi tiết được cung cấp khiến phu nhân có thể kết luận rằng không có gì hổ thẹn, nếu không phải là rất đáng hãnh diện, trong việc giao du với cô gái, thế là bà bắt đầu làm quen trước. Chọn lúc con gái đang ở ngoài suối và Varenca còn đứng lại trước hiệu bánh, phu nhân đến gặp cô ta.
- Cho phép tôi được giới thiệu, - bà nói với một nụ cười trang trọng. - Con gái tôi mê mẩn vì cô. Có lẽ cô không biết tôi là ai. Tôi...
- Thưa phu nhân, về phần cháu, cháu còn mê tiểu thư hơn nữa kia ạ, - Varenca nhanh nhảu đáp.
- Hôm qua, cô đã làm một nghĩa cử lớn với người đồng hương khốn khổ của chúng ta, - phu nhân nói.
Varenaka đỏ mặt.
- Cháu cũng không nhớ nữa; hình như cháu không làm được gì cả, - cô nói.
- Có đấy chứ, cô đã giúp ông Levin ấy tránh khỏi rầy rà.
- À, có thế ạ! Bà vợ ông ta 4 gọi cháu và cháu đã cố làm ông ta nguôi giận: ông ấy ốm quá và bất mãn với bác sĩ. Cháu quen chăm nom loại bệnh nhân như vậy rồi.
- Tôi nghe nói cô ở Mentôn với dì cô là bà Stan. Tôi quen chị dâu bà ta.
- Không phải dì cháu đâu ạ. Cháu gọi bà là mẹ 5 nhưng cháu không có họ với bà, bà ấy đã nuôi cháu, - Varenca đáp và lại đỏ mặt.
Cô ta nói điều đó rất giản dị, vẻ mặt cởi mở và chân thật một cách duyên dáng đến nỗi phu nhân chợt hiểu tại sao Kitti lại yêu thích cô Varenca này.
- Cái ông Levin ấy định sẽ làm gì? - phu nhân hỏi.
- Ông ấy sắp đi rồi, - Varenca đáp.
Vừa lúc ấy, Kitti ở ngoài suối về. Thấy mẹ đã bắt chuyện với cô bạn không quen, mặt cô rạng rỡ lên.
- Này, Kitti con vẫn tha thiết muốn được biết tiểu thư...
- Varenca, - cô gái nhắc bà; - mọi người đều gọi cháu như vậy.
Kitti, mặt đỏ bừng sung sướng, lặng lẽ siết chặt hồi lâu bàn tay người bạn mới và cô này để yên tay mình không bóp trả lại. Nhưng mặt tiểu thư Varenca sáng lên một nụ cười hiền dịu, vui tươi tuy hơi rầu rầu, để lộ hàm răng to nhưng đẹp.
- Chính tôi cũng muốn có quan hệ thế này từ lâu rồi, - cô ta nói.
- Nhưng chị bận quá...
- Ồ, trái lại, tôi chả có việc gì làm cả, - Varenca nói; nhưng ngay lúc đó, cô phải chia tay các bạn mới của mình, vì có hai cô bé người Nga, con một bệnh nhân, chạy tới.
- Cô Varenca ơi, mẹ gọi! - chúng kêu lên.
Và Varenca đi theo chúng.
Chú thích:
1. Belle sour (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Engouements (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Protégés (tiếng Pháp trong nguyên bản).
4. Sa compagne (tiếng Pháp trong nguyên bản).
5. Maman (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Kitti đi với mẹ và ông đại tá người Moxcva diện chiếc áo vét tông kiểu Âu may sẵn vừa mới mua ở Frăngfua. Họ đi men theo một bên hành lang, cố tránh gặp Levin đang đi đi lại lại ở phía bên kia.
Varenca mặc áo dài sẫm, đầu đội mũ cụp vành, đang đi bách bộ dọc hành lang cạnh một phụ nữ mù người Pháp, và mỗi lần gặp Kitti, hai cô lại nhìn nhau thân thiện.
- Mẹ ơi, con nói chuyện với cô ấy được không? - Kitti hỏi và nhìn cô bạn chưa quen đó, thấy cô ta đã tới gần suối nước và hai người có thể gặp nhau ở đấy.
- Con đã thích nói chuyện với cô ấy như thế nào thì cũng được, để mẹ hỏi thêm về cô ta và mẹ sẽ đích thân đến gặp cô ta, - bà mẹ đáp. - Con thấy cô ấy có gì đặc biệt? Chắc cô ta là một tuỳ nữ. Nếu con muốn thì mẹ sẽ làm quen với bà Stan. Trước kia, mẹ có quen chị dâu 1 bà ta, - phu nhân nói thêm và ngẩng cao đầu kiêu hãnh.
Kitti biết mẹ tự ái vì xem vẻ bà Stan tránh không muốn làm quen với mình. Cô không năn nỉ nữa.
- Cô ấy đáng yêu thật! - cô nói khi thấy Varenca đưa cho bà người Pháp cốc nước. Mẹ xem, việc gì cô làm cũng rất giản dị và dễ thương.
- Con làm mẹ chết cười vì những cái ham mê 2 của con. Thôi, ta lánh ra thì tốt hơn, - bà nói khi thấy Levin cùng vợ và một bác sĩ người Đức đi tới, anh ta đang to tiếng với bác sĩ, giọng tức tối.
Họ vừa quay lại thì nghe thấy, không phải là giọng trò chuyện nữa, mà là tiếng quát tháo. Levin đứng lại, thét lên và đến lượt ông bác sĩ cũng nổi nóng. Có mấy người xúm quanh họ. Phu nhân và không vội lánh đi, còn ông đại tá liền nhập vào đám đông để xem đã xảy ra chuyện gì.
Mấy phút sau, ông đại tá đuổi kịp hai mẹ con.
- Có chuyện gì thế? - phu nhân hỏi.
- Thật là sỉ nhục và khả ố! - ông đại tá đáp. - Không có gì khó chịu hơn là phải gặp người Nga ở nước ngoài. Cái tay cao lớn kia cãi lộn với bác sĩ, nói bậy nói bạ, trách bác sĩ không chăm sóc cẩn thận, và còn vung gậy lên. Thật là sỉ nhục, không hơn không kém.
- Chao! Thật là bực mình! - phu nhân nói. - Thế rồi câu chuyện ra sao?
- Cũng may lúc bấy giờ... cái cô đội mũ hình nấm ấy xen vào can thiệp. Hình như là phụ nữ Nga thì phải, - ông đại tá nói.
- Tiểu thư Varenca phải không? - Kitti hỏi, vô cùng vui sướng.
- Ừ phải đấy. Cô ta là người đầu tiên đứng ra nắm lấy cánh tay hắn và lôi đi.
- Mẹ thấy chưa, mẹ! - Kitti bảo mẹ. - Thế mà mẹ lấy làm lạ khi thấy con nhiệt tình với cô ấy như vậy.
Hôm sau, khi chăm chú theo dõi cô bạn không quen, Kitti thấy tiểu thư Varenca vẫn đối xử với vợ chồng Levin hệt như với những người khác được cô bảo trợ 3. Cô tìm đến chuyện trò với họ, làm phiên dịch cho người vợ vốn không biết thứ tiếng ngoại quốc nào.
Kitti càng khẩn khoản xin phép mẹ được làm quen với Varenca.
Tuy khó chịu vì phải cầu thân với bà Stan trong lúc bà này vẫn lên mặt, phu nhân vẫn dò hỏi về Varenca, và những chi tiết được cung cấp khiến phu nhân có thể kết luận rằng không có gì hổ thẹn, nếu không phải là rất đáng hãnh diện, trong việc giao du với cô gái, thế là bà bắt đầu làm quen trước. Chọn lúc con gái đang ở ngoài suối và Varenca còn đứng lại trước hiệu bánh, phu nhân đến gặp cô ta.
- Cho phép tôi được giới thiệu, - bà nói với một nụ cười trang trọng. - Con gái tôi mê mẩn vì cô. Có lẽ cô không biết tôi là ai. Tôi...
- Thưa phu nhân, về phần cháu, cháu còn mê tiểu thư hơn nữa kia ạ, - Varenca nhanh nhảu đáp.
- Hôm qua, cô đã làm một nghĩa cử lớn với người đồng hương khốn khổ của chúng ta, - phu nhân nói.
Varenaka đỏ mặt.
- Cháu cũng không nhớ nữa; hình như cháu không làm được gì cả, - cô nói.
- Có đấy chứ, cô đã giúp ông Levin ấy tránh khỏi rầy rà.
- À, có thế ạ! Bà vợ ông ta 4 gọi cháu và cháu đã cố làm ông ta nguôi giận: ông ấy ốm quá và bất mãn với bác sĩ. Cháu quen chăm nom loại bệnh nhân như vậy rồi.
- Tôi nghe nói cô ở Mentôn với dì cô là bà Stan. Tôi quen chị dâu bà ta.
- Không phải dì cháu đâu ạ. Cháu gọi bà là mẹ 5 nhưng cháu không có họ với bà, bà ấy đã nuôi cháu, - Varenca đáp và lại đỏ mặt.
Cô ta nói điều đó rất giản dị, vẻ mặt cởi mở và chân thật một cách duyên dáng đến nỗi phu nhân chợt hiểu tại sao Kitti lại yêu thích cô Varenca này.
- Cái ông Levin ấy định sẽ làm gì? - phu nhân hỏi.
- Ông ấy sắp đi rồi, - Varenca đáp.
Vừa lúc ấy, Kitti ở ngoài suối về. Thấy mẹ đã bắt chuyện với cô bạn không quen, mặt cô rạng rỡ lên.
- Này, Kitti con vẫn tha thiết muốn được biết tiểu thư...
- Varenca, - cô gái nhắc bà; - mọi người đều gọi cháu như vậy.
Kitti, mặt đỏ bừng sung sướng, lặng lẽ siết chặt hồi lâu bàn tay người bạn mới và cô này để yên tay mình không bóp trả lại. Nhưng mặt tiểu thư Varenca sáng lên một nụ cười hiền dịu, vui tươi tuy hơi rầu rầu, để lộ hàm răng to nhưng đẹp.
- Chính tôi cũng muốn có quan hệ thế này từ lâu rồi, - cô ta nói.
- Nhưng chị bận quá...
- Ồ, trái lại, tôi chả có việc gì làm cả, - Varenca nói; nhưng ngay lúc đó, cô phải chia tay các bạn mới của mình, vì có hai cô bé người Nga, con một bệnh nhân, chạy tới.
- Cô Varenca ơi, mẹ gọi! - chúng kêu lên.
Và Varenca đi theo chúng.
Chú thích:
1. Belle sour (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Engouements (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Protégés (tiếng Pháp trong nguyên bản).
4. Sa compagne (tiếng Pháp trong nguyên bản).
5. Maman (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
2
Chương 32
Chương 32
Đây là những điều phu nhân được biết về quá khứ của Varenca,
về quan hệ của cô với bà Stan và về bà này.
Về bà Stan, có người nói bà là người vô hạnh nên đã làm khổ chồng, trong khi kẻ khác lại trách chồng bà y như thế, bà ta luôn luôn ở trong trạng thái kích động bệnh hoạn. Sau khi bỏ chồng, bà ta đẻ đứa con đầu lòng, nhưng thằng bé chết ngay và bố mẹ bà Stan, biết bà dễ xúc động, sợ tin đó làm hại đến tính mạng bà, bèn lấy con gái người đầu bếp trong triều đình, đẻ cùng đêm trong cùng một nhà ở Peterburg, thay vào. Đứa bé đó là Varenca. Sau này bà Stan mới biết Varenca không phải con mình nhưng vẫn tiếp tục nuôi. Vả chăng ít lâu sau, Varenca cũng chỉ còn lại một mình trên đời.
Bà Stan sống ở nước ngoài trên mười năm nay, không rời khỏi giường. Có người nói bà ta giả bộ đức hạnh và ngoan đạo cao độ trước mắt thiên hạ; người lại bảo bà ta thật sự là người đức hạnh cao cả, đúng như vẻ bề ngoài, và bà chỉ sống để làm điều thiện cho đồng loại.
Chẳng ai biết bà theo Công giáo, Tin lành hay Chính giáo, nhưng có điều chắc chắn là bà thân cận với những nhân vật cao cấp nhất của tất cả các giáo hội và giáo phái.
Varenca cùng ở với bà: những ai biết bà Stan đều biết và yêu "tiểu thư Varenca".
Sau khi biết mọi chi tiết này, phu nhân thấy việc con gái mình và Varenca gần gũi nhau không có gì đáng trách, hơn nữa, Varenca lại được giáo dục rất tốt: cô nói tiếng Anh và tiếng Pháp rất thạo, và nhất là cô đã chuyển lời bà Stan tới phu nhân tỏ ý rất tiếc vì bệnh tật mà không được may mắn đi lại với bà.
Sau khi làm quen với Varenca, Kitti càng mê mẩn cô bạn và mỗi ngày lại tìm thấy ở bạn những ưu điểm mới.
Phu nhân nghe nói Varenca tốt giọng, bèn mời cô đến hát chơi ở nhà một tối.
- Kitti sẽ đánh dương cầm; nhà có chiếc dương cầm không tốt lắm, nhưng chúng tôi rất vui sướng được đón tiếp cô, - phu nhân nói với nụ cười gượng gạo làm Kitti càng khó chịu, vì lúc đó cô thấy Varenca không muốn hát. Nhưng tối hôm ấy Varenca vẫn tới, đem theo cuốn sách nhạc. Phu nhân mời cả Maria Epghêniepna, con gái bà ta và ông đại tá.
Varenca không e ngại gì khi thấy có người lạ và tiến lại gần dương cầm. Cô không biết tự đệm đàn nhưng xướng âm rất khá. Kitti vốn chơi dương cầm rất cừ, đệm cho cô.
- Cô thật có tài năng xuất sắc, - phu nhân bảo cô, - sau bài đầu tiên mà Varenca hát khá hay.
Bà Maria Epghêniepna và con gái cám ơn và khen cô.
- Tiểu thư nhìn xem: bao nhiêu là thính giả đang tụ tập để nghe tiểu thư hát kìa, - ông đại tá nhìn ra cửa sổ nói.
Quả nhiên có khá đông người tụ tập dưới các cửa sổ.
- Tôi rất sung sướng đã làm vui lòng các vị, - Varenca trả lời giản dị.
Kitti kiêu hãnh nhìn bạn. Cô khâm phục cả nghệ thuật, giọng hát lẫn bộ mặt của bạn, nhưng cô thích nhất vì thái độ: Varenca rõ ràng coi giọng hát mình là bình thường và hoàn toàn dửng dưng trước những lời khen. Cô hình như chỉ muốn hỏi: "Có cần hát nữa hay thôi?".
"Nếu là mình thì mình sẽ rất tự phụ, Kitti nghĩ bụng. Mình sẽ sung sướng biết bao khi thấy cả đám đông kia đứng dưới cửa sổ.
Nhưng điều đó đối với chị ấy cũng thường thôi. Chị ấy hát chỉ vì không muốn từ chối ai và để mẹ mình vui lòng. Có cái gì trong con người chị ấy nhỉ? Cái gì đã đem lại cho chị ấy khả năng coi thường tất cả, giữ được bình tĩnh, độc lập? Minh rất muốn biết và học chị ấy điều đó!", Kitti thầm nghĩ trong khi ngắm khuôn mặt bình thản ấy.
Phu nhân đề nghị Varenca hát nữa và Varenca lại hát bài thứ hai cũng chính xác, rành rọt và hoàn hảo như bài đầu, cô đứng cạnh dương cầm, bàn tay gầy, rám nắng, đung đưa đánh nhịp.
Bài tiếp theo trong cuốn sách là bài hát ý. Kitti chơi đoạn nhạc dạo và quay sang bạn.
- Bỏ bài này đi, - Varenca đỏ mặt nói.
Cặp mắt ngỡ ngàng và dò hỏi của Kitti dừng lại trên khuôn mặt Varenca.
- Hát bài khác vậy, - cô vội nói, giở sang trang và hiểu ngay bài hát kia có dính dáng tới một kỷ niệm nào đấy.
- Thôi được, - ta cứ hát bài này, - Varenca đặt tay lên bản nhạc, mỉm cười nói. Rồi cô hát, cũng bình tĩnh, thản nhiên và hay như các bài khác.
Khi hát xong, mọi người lại cảm ơn cô và đi uống trà. Kitti và Varenca ra vườn nhỏ cạnh nhà.
- Bài hát vừa rồi có dính dáng đến một kỷ niệm của chị phải không? - Kitti nói. Chị đừng kể lại gì cả, chỉ cần trả lời có đúng thế không, - cô vội nói thêm.
- Tại sao lại đừng? Tôi có thể kể cho chị nghe được lắm! - Varenca trả lời giản dị; và không đợi bạn nói, cô tiếp: - Vâng, đây là một kỷ niệm xưa kia đã làm tôi khổ tâm. Tôi yêu một người và đã hát bài đó cho chàng nghe.
Kitti mở to mắt nhìn bạn, không nói gì, vẻ cảm động.
- Tôi yêu chàng và chàng yêu tôi; nhưng mẹ chàng phản đối không cho chúng tôi cưới, và chàng đã đi lấy người khác. Bây giờ chàng ở không xa đây lắm và thỉnh thoảng tôi vẫn gặp. Chắc chị không ngờ tôi cũng có chuyện tình phải không? - cô nói và khuôn mặt xinh xắn ấy bỗng rực lên cái ánh lửa mà theo cảm giác của Kitti chỉ cốt vừa lòng mẹ. - Anh ấy thật nhẫn tâm!
- Ô! Không phải đâu, anh ấy là người rất tốt, và tôi không đau khổ đâu. Trái lại, tôi rất sung sướng. Thế nào, hôm nay ta thôi không hát nữa chứ? - cô nói thêm và đi về phía nhà.
- Chị tốt quá, chị tốt quá! - Kitti thốt lên và giữ bạn lại, ôm hôn bạn. - Ước gì em giống chị, dù chỉ một ít thôi!
- Tại sao chị lại muốn giống người khác? Chị cứ như chị hiện nay là tốt lắm rồi, - Varenca nói, mỉm cười dịu dàng và uể oải.
- Không, em không tốt chút nào hết. Nhưng, chị hãy nói em nghe...
Khoan đã, ta hãy ngồi xuống, Kitti nói và kéo bạn ngồi cạnh trên ghế dài. - Chị hãy nói em hay, phải nghĩ rằng một người đàn ông đã rẻ rúng, đã từ chối mối tình của mình, như thế có nhục không?
- Chàng không rẻ rúng mối tình của tôi đâu! Tôi cho là chàng vẫn yêu tôi, nhưng chàng là người con có hiếu với mẹ.
- Được, nhưng nếu không phải vì vâng lời mẹ mà là tự ý anh ta thì sao?... - Kitti nói, cảm thấy mình đang thổ lộ tâm sự thầm kín và bộ mặt bừng bừng xấu hổ đã tố giác cô.
- Nếu vậy chàng đã hành động sai và tôi không tiếc thương gì nữa, - Varenca đáp, và hiển nhiên cô hiểu đây không phải chuyện mình nữa mà là chuyện Kitti.
- Nhưng còn sự xúc phạm? - Kitti nói. - Làm sao quên là mình đã bị xúc phạm, - cô nói, nhớ lại cái nhìn của chàng trong đêm khiêu vũ cuối cùng, lúc ngừng tiếng nhạc.
- Xúc phạm về mặt nào? Chị cư xử không có gì sai lầm chứ?
- Còn tồi tệ hơn nữa kia... thật là nhục nhã.
Varenca lắc đầu và đặt tay lên tay Kitti 1.
- Nhục ở chỗ nào? - Varenca nói. - Không phải chị đã đi nói với một kẻ vô tình rằng chị yêu hắn đấy chứ?
- Tất nhiên là không! Em không hề nói một lời, nhưng người ấy vẫn hiểu. Không, không: có những cái nhìn, những cử chỉ... Giá em sống đến trăm tuổi cũng không sao quên được.
- Ồ, quả tình, tôi không hiểu đấy, vấn đề là bây giờ chị còn yêu anh ấy nữa hay không? - Varenca nói, gọi đích danh sự việc ra.
- Em căm ghét anh ta, em không thể tự tha thứ cho mình đã...
- Thế rồi sao?
- Nhưng còn sự hổ thẹn, sự xúc phạm?
- Chao! Nếu như phụ nữ ai cũng dễ xúc động như chị! - Varenca nói. - Không có thiếu nữ nào không trải qua nông nỗi ấy. Và mọi chuyện đó cũng không quan trọng đến thế đâu.
- Vậy thì cái gì mới là quan trọng? - Kitti nói, ngạc nhiên tò mò nhìn vào mặt bạn.
- À, nhiều thứ lắm! - Varenca mỉm cười nói.
- Gì kia?
- À, còn nhiếu thứ quan trọng hơn, - Varenca đáp, không biết nói thế nào cho phải. Nhưng vừa lúc ấy, phu nhân gọi to ở cửa sổ.
- Kitti, trời lạnh đấy! Con lấy khăn mà choàng hay về buồng đi.
- Phải đấy, đến giờ rồi! - Varenca nói và đứng dậy. - Tôi còn phải ghé qua bà Béc; bà ấy có nhắn tôi đến.
Kitti nắm tay bạn và đôi mắt như dò hỏi với một vẻ cuồng nhiệt, van vỉ: "Cái gì vậy, vậy thì cái gì là quan trọng nhất và đã khiến chị có thể thanh thản đến thế kia? Chị nắm được điều ấy. Nói cho em biết với!". Nhưng Varenca không hiểu cái nhìn của Kitti muốn hỏi gì. Cô chỉ nhớ còn phải qua nhà bà Béc và về đúng giờ để pha trà cho mẹ lúc nửa đêm. Cô vào nhà, xếp lại cuốn sách nhạc và định đi, sau khi cáo từ từng người.
- Cho phép tôi được tiễn cô, - ông đại tá nói.
- Phải đấy, không thể để cô về một mình được đâu. Khuya rồi! - phu nhân nhấn mạnh thêm. - ít ra tôi cũng phải cho Parasa đưa cô về.
Kitti thấy Varenca gắng lắm mới nén nổi một nụ cười khi nghe thấy người ta định tiễn mình.
- Thôi ạ, xưa nay cháu vẫn đi một mình và chưa bao giờ xảy ra việc gì, - cô cầm mũ nói. Rồi sau khi hôn Kitti lần nữa và vẫn không nói rõ cái gì là quan trọng nhất với dáng đi nhanh nhẹn, tay cắp cuốn sách nhạc, cô đi sâu vào bóng tối nhờ nhờ của đêm hè, đem theo bí quyết đã đem lại cho cô vẻ thanh thản và phẩm cách đáng để mọi người thèm muốn.
Chú thích:
1. Câu này trong bản Pháp văn của Sylvie Luneau, và do đó, bản dịch tiếng Việt in lần thứ nhất để sót.
Về bà Stan, có người nói bà là người vô hạnh nên đã làm khổ chồng, trong khi kẻ khác lại trách chồng bà y như thế, bà ta luôn luôn ở trong trạng thái kích động bệnh hoạn. Sau khi bỏ chồng, bà ta đẻ đứa con đầu lòng, nhưng thằng bé chết ngay và bố mẹ bà Stan, biết bà dễ xúc động, sợ tin đó làm hại đến tính mạng bà, bèn lấy con gái người đầu bếp trong triều đình, đẻ cùng đêm trong cùng một nhà ở Peterburg, thay vào. Đứa bé đó là Varenca. Sau này bà Stan mới biết Varenca không phải con mình nhưng vẫn tiếp tục nuôi. Vả chăng ít lâu sau, Varenca cũng chỉ còn lại một mình trên đời.
Bà Stan sống ở nước ngoài trên mười năm nay, không rời khỏi giường. Có người nói bà ta giả bộ đức hạnh và ngoan đạo cao độ trước mắt thiên hạ; người lại bảo bà ta thật sự là người đức hạnh cao cả, đúng như vẻ bề ngoài, và bà chỉ sống để làm điều thiện cho đồng loại.
Chẳng ai biết bà theo Công giáo, Tin lành hay Chính giáo, nhưng có điều chắc chắn là bà thân cận với những nhân vật cao cấp nhất của tất cả các giáo hội và giáo phái.
Varenca cùng ở với bà: những ai biết bà Stan đều biết và yêu "tiểu thư Varenca".
Sau khi biết mọi chi tiết này, phu nhân thấy việc con gái mình và Varenca gần gũi nhau không có gì đáng trách, hơn nữa, Varenca lại được giáo dục rất tốt: cô nói tiếng Anh và tiếng Pháp rất thạo, và nhất là cô đã chuyển lời bà Stan tới phu nhân tỏ ý rất tiếc vì bệnh tật mà không được may mắn đi lại với bà.
Sau khi làm quen với Varenca, Kitti càng mê mẩn cô bạn và mỗi ngày lại tìm thấy ở bạn những ưu điểm mới.
Phu nhân nghe nói Varenca tốt giọng, bèn mời cô đến hát chơi ở nhà một tối.
- Kitti sẽ đánh dương cầm; nhà có chiếc dương cầm không tốt lắm, nhưng chúng tôi rất vui sướng được đón tiếp cô, - phu nhân nói với nụ cười gượng gạo làm Kitti càng khó chịu, vì lúc đó cô thấy Varenca không muốn hát. Nhưng tối hôm ấy Varenca vẫn tới, đem theo cuốn sách nhạc. Phu nhân mời cả Maria Epghêniepna, con gái bà ta và ông đại tá.
Varenca không e ngại gì khi thấy có người lạ và tiến lại gần dương cầm. Cô không biết tự đệm đàn nhưng xướng âm rất khá. Kitti vốn chơi dương cầm rất cừ, đệm cho cô.
- Cô thật có tài năng xuất sắc, - phu nhân bảo cô, - sau bài đầu tiên mà Varenca hát khá hay.
Bà Maria Epghêniepna và con gái cám ơn và khen cô.
- Tiểu thư nhìn xem: bao nhiêu là thính giả đang tụ tập để nghe tiểu thư hát kìa, - ông đại tá nhìn ra cửa sổ nói.
Quả nhiên có khá đông người tụ tập dưới các cửa sổ.
- Tôi rất sung sướng đã làm vui lòng các vị, - Varenca trả lời giản dị.
Kitti kiêu hãnh nhìn bạn. Cô khâm phục cả nghệ thuật, giọng hát lẫn bộ mặt của bạn, nhưng cô thích nhất vì thái độ: Varenca rõ ràng coi giọng hát mình là bình thường và hoàn toàn dửng dưng trước những lời khen. Cô hình như chỉ muốn hỏi: "Có cần hát nữa hay thôi?".
"Nếu là mình thì mình sẽ rất tự phụ, Kitti nghĩ bụng. Mình sẽ sung sướng biết bao khi thấy cả đám đông kia đứng dưới cửa sổ.
Nhưng điều đó đối với chị ấy cũng thường thôi. Chị ấy hát chỉ vì không muốn từ chối ai và để mẹ mình vui lòng. Có cái gì trong con người chị ấy nhỉ? Cái gì đã đem lại cho chị ấy khả năng coi thường tất cả, giữ được bình tĩnh, độc lập? Minh rất muốn biết và học chị ấy điều đó!", Kitti thầm nghĩ trong khi ngắm khuôn mặt bình thản ấy.
Phu nhân đề nghị Varenca hát nữa và Varenca lại hát bài thứ hai cũng chính xác, rành rọt và hoàn hảo như bài đầu, cô đứng cạnh dương cầm, bàn tay gầy, rám nắng, đung đưa đánh nhịp.
Bài tiếp theo trong cuốn sách là bài hát ý. Kitti chơi đoạn nhạc dạo và quay sang bạn.
- Bỏ bài này đi, - Varenca đỏ mặt nói.
Cặp mắt ngỡ ngàng và dò hỏi của Kitti dừng lại trên khuôn mặt Varenca.
- Hát bài khác vậy, - cô vội nói, giở sang trang và hiểu ngay bài hát kia có dính dáng tới một kỷ niệm nào đấy.
- Thôi được, - ta cứ hát bài này, - Varenca đặt tay lên bản nhạc, mỉm cười nói. Rồi cô hát, cũng bình tĩnh, thản nhiên và hay như các bài khác.
Khi hát xong, mọi người lại cảm ơn cô và đi uống trà. Kitti và Varenca ra vườn nhỏ cạnh nhà.
- Bài hát vừa rồi có dính dáng đến một kỷ niệm của chị phải không? - Kitti nói. Chị đừng kể lại gì cả, chỉ cần trả lời có đúng thế không, - cô vội nói thêm.
- Tại sao lại đừng? Tôi có thể kể cho chị nghe được lắm! - Varenca trả lời giản dị; và không đợi bạn nói, cô tiếp: - Vâng, đây là một kỷ niệm xưa kia đã làm tôi khổ tâm. Tôi yêu một người và đã hát bài đó cho chàng nghe.
Kitti mở to mắt nhìn bạn, không nói gì, vẻ cảm động.
- Tôi yêu chàng và chàng yêu tôi; nhưng mẹ chàng phản đối không cho chúng tôi cưới, và chàng đã đi lấy người khác. Bây giờ chàng ở không xa đây lắm và thỉnh thoảng tôi vẫn gặp. Chắc chị không ngờ tôi cũng có chuyện tình phải không? - cô nói và khuôn mặt xinh xắn ấy bỗng rực lên cái ánh lửa mà theo cảm giác của Kitti chỉ cốt vừa lòng mẹ. - Anh ấy thật nhẫn tâm!
- Ô! Không phải đâu, anh ấy là người rất tốt, và tôi không đau khổ đâu. Trái lại, tôi rất sung sướng. Thế nào, hôm nay ta thôi không hát nữa chứ? - cô nói thêm và đi về phía nhà.
- Chị tốt quá, chị tốt quá! - Kitti thốt lên và giữ bạn lại, ôm hôn bạn. - Ước gì em giống chị, dù chỉ một ít thôi!
- Tại sao chị lại muốn giống người khác? Chị cứ như chị hiện nay là tốt lắm rồi, - Varenca nói, mỉm cười dịu dàng và uể oải.
- Không, em không tốt chút nào hết. Nhưng, chị hãy nói em nghe...
Khoan đã, ta hãy ngồi xuống, Kitti nói và kéo bạn ngồi cạnh trên ghế dài. - Chị hãy nói em hay, phải nghĩ rằng một người đàn ông đã rẻ rúng, đã từ chối mối tình của mình, như thế có nhục không?
- Chàng không rẻ rúng mối tình của tôi đâu! Tôi cho là chàng vẫn yêu tôi, nhưng chàng là người con có hiếu với mẹ.
- Được, nhưng nếu không phải vì vâng lời mẹ mà là tự ý anh ta thì sao?... - Kitti nói, cảm thấy mình đang thổ lộ tâm sự thầm kín và bộ mặt bừng bừng xấu hổ đã tố giác cô.
- Nếu vậy chàng đã hành động sai và tôi không tiếc thương gì nữa, - Varenca đáp, và hiển nhiên cô hiểu đây không phải chuyện mình nữa mà là chuyện Kitti.
- Nhưng còn sự xúc phạm? - Kitti nói. - Làm sao quên là mình đã bị xúc phạm, - cô nói, nhớ lại cái nhìn của chàng trong đêm khiêu vũ cuối cùng, lúc ngừng tiếng nhạc.
- Xúc phạm về mặt nào? Chị cư xử không có gì sai lầm chứ?
- Còn tồi tệ hơn nữa kia... thật là nhục nhã.
Varenca lắc đầu và đặt tay lên tay Kitti 1.
- Nhục ở chỗ nào? - Varenca nói. - Không phải chị đã đi nói với một kẻ vô tình rằng chị yêu hắn đấy chứ?
- Tất nhiên là không! Em không hề nói một lời, nhưng người ấy vẫn hiểu. Không, không: có những cái nhìn, những cử chỉ... Giá em sống đến trăm tuổi cũng không sao quên được.
- Ồ, quả tình, tôi không hiểu đấy, vấn đề là bây giờ chị còn yêu anh ấy nữa hay không? - Varenca nói, gọi đích danh sự việc ra.
- Em căm ghét anh ta, em không thể tự tha thứ cho mình đã...
- Thế rồi sao?
- Nhưng còn sự hổ thẹn, sự xúc phạm?
- Chao! Nếu như phụ nữ ai cũng dễ xúc động như chị! - Varenca nói. - Không có thiếu nữ nào không trải qua nông nỗi ấy. Và mọi chuyện đó cũng không quan trọng đến thế đâu.
- Vậy thì cái gì mới là quan trọng? - Kitti nói, ngạc nhiên tò mò nhìn vào mặt bạn.
- À, nhiều thứ lắm! - Varenca mỉm cười nói.
- Gì kia?
- À, còn nhiếu thứ quan trọng hơn, - Varenca đáp, không biết nói thế nào cho phải. Nhưng vừa lúc ấy, phu nhân gọi to ở cửa sổ.
- Kitti, trời lạnh đấy! Con lấy khăn mà choàng hay về buồng đi.
- Phải đấy, đến giờ rồi! - Varenca nói và đứng dậy. - Tôi còn phải ghé qua bà Béc; bà ấy có nhắn tôi đến.
Kitti nắm tay bạn và đôi mắt như dò hỏi với một vẻ cuồng nhiệt, van vỉ: "Cái gì vậy, vậy thì cái gì là quan trọng nhất và đã khiến chị có thể thanh thản đến thế kia? Chị nắm được điều ấy. Nói cho em biết với!". Nhưng Varenca không hiểu cái nhìn của Kitti muốn hỏi gì. Cô chỉ nhớ còn phải qua nhà bà Béc và về đúng giờ để pha trà cho mẹ lúc nửa đêm. Cô vào nhà, xếp lại cuốn sách nhạc và định đi, sau khi cáo từ từng người.
- Cho phép tôi được tiễn cô, - ông đại tá nói.
- Phải đấy, không thể để cô về một mình được đâu. Khuya rồi! - phu nhân nhấn mạnh thêm. - ít ra tôi cũng phải cho Parasa đưa cô về.
Kitti thấy Varenca gắng lắm mới nén nổi một nụ cười khi nghe thấy người ta định tiễn mình.
- Thôi ạ, xưa nay cháu vẫn đi một mình và chưa bao giờ xảy ra việc gì, - cô cầm mũ nói. Rồi sau khi hôn Kitti lần nữa và vẫn không nói rõ cái gì là quan trọng nhất với dáng đi nhanh nhẹn, tay cắp cuốn sách nhạc, cô đi sâu vào bóng tối nhờ nhờ của đêm hè, đem theo bí quyết đã đem lại cho cô vẻ thanh thản và phẩm cách đáng để mọi người thèm muốn.
Chú thích:
1. Câu này trong bản Pháp văn của Sylvie Luneau, và do đó, bản dịch tiếng Việt in lần thứ nhất để sót.
Chúng tôi đối chiếu nguyên bản thêm vào.
Quyển
2
Chương 33
Chương 33
Kitti làm quen với bà Stan, và quan hệ của cô với bà ta, cũng
như tình bạn với Varenca, không những có ảnh hưởng lớn mà còn làm khuây khoả nỗi
buồn của cô. Nhờ tình bạn ấy, cô khám phá ra một thế giới hoàn toàn mới không
giống chút nào với quá khứ của cô; một thế giới thanh cao, tuyệt diệu, đứng
trên đó ta có thể bình tĩnh ngắm lại quá khứ. Cô khám phá ra là ngoài cuộc sống
bản năng mà trước nay cô vẫn tự buông trôi theo, còn có đời sống tinh thần nữa.
Người ta đi vào cuộc đời đó bằng con đường tôn giáo, nhưng là một thứ tôn giáo
không giống chút nào với thứ tôn giáo Kitti được biết từ hồi thơ ấu, quanh quẩn
chỉ có nghĩa là đi dự các buổi lễ chầu và lễ thức ở Nhà Cứu tế quả phụ, ở đấy
có thể gặp người quen và phải học thuộc lòng những đoạn văn tiếng Xlav cổ với
linh mục nhà thờ; đây là thứ tôn giáo cao thượng huyền bí, gắn liền với những
tư tưởng và tình cảm cao cả: không những có thể tin vì đó là điều bắt buộc, mà
còn có thể yêu thứ tôn giáo này.
Kitti hiểu tất cả điều dó không phải qua ngôn từ. Bà Stan nói với cô như với một đứa trẻ ngoan ngoãn mà bà mến, vì cô gợi bà nhớ lại thời son trẻ; chỉ có một lần, bà ám chỉ đến niềm an ủi mà chỉ có tình yêu và lòng tin mới đem lại cho những đau khổ của kiếp người và nói thêm rằng không có đau khổ nào là không đáng kể đối với Chúa Cơ đốc lòng lành vô cùng, thế rồi bà lái sang chuyện khác ngay. Nhưng trong mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi cái nhìn "thiên thần" của bà, như Kitti thường nói, và nhất là trong câu chuyện cả cuộc đời bà ta do Varenca kể lại, Kitti đã khám phá ra "cái gì là quan trọng", điều mà cho tới nay cô chưa hề biết.
Tuy nhiên, dù tính nết bà Stan có cao thượng đến đâu, câu chuyện cuộc đời bà cảm động đến bao nhiêu lời nói của bà cao cả và dịu ngọt đến mức nào chăng nữa, Kitti vẫn vô tình bắt gặp những nét cá tính làm cô hoang mang. Cô thấy khi hỏi thăm về gia đình cô, bà Stan đã mỉm cười khinh thị, một thái độ trái với lòng nhân Cơ đốc giáo. Có hôm, gặp một linh mục công giáo ở nhà bà, cô còn thấy bà Stan đã thận trọng quay mặt vào trong bóng tối của cái chụp đèn để giấu một nụ cười kỳ lạ. Những nhận xét này dù không đáng kể thật song cũng khiến cô bối rối, và Kitti bắt đầu nghi ngờ bà Stan. Trái lại, chỉ có Varenca một mình trơ trọi, không cha mẹ bạn bè, với nỗi thất vọng u sầu, không tham vọng, không tiếc nuối, là sự hoàn mỹ trọn vẹn mà Kitti cho phép mình chỉ được mơ ước thôi. Nhờ có Varenca, cô hiểu người ta chỉ cần biết quên mình và yêu mến người khác là được thanh thản, sung sướng và tốt đẹp. Điều Kitti mong muốn chính là như thế.
Bây giờ cô đã hiểu rõ cái gì là điều quan trọng nhất, nên Kitti không những say mê khâm phục, mà còn lập tức đem cả tâm hồn hiến dâng cho cuộc đời mới đang mở ra trước mắt. Dựa theo những chuyện Varenca kể cho nghe về hoạt động của bà Stan và những người khác được Varenca nhắc đến tên, Kitti tự vạch ra một chương trình cho cuộc sống tương lai. Theo gương Alin, cháu gái bà Stan mà Varenca đã kể cho cô nghe rất nhiều, dù sống nơi nào, cô cũng sẽ đi tìm những người bất hạnh giúp đỡ họ đến mức tối đa, cô sẽ phân phát kinh Phúc âm, sẽ đọc kinh Phúc âm cho kẻ ốm đau, kẻ tội lỗi và người hấp hối. ý nghĩ được đọc kinh Phúc âm cho một kẻ tội đồ như Alin, đặc biệt cám dỗ Kitti. Nhưng đó là mơ ước thầm kín mà cô không nói cho mẹ hay Varenca biết.
Vả lại, trong khi chờ đợi ngày thực hiện chương trình đó trên quy mô rộng rãi hơn, ngay từ giờ, ở suối nước này với biết bao người bệnh và kẻ khốn cùng, Kitti cũng dễ dàng tìm được dịp áp dụng những nguyên lý mới của mình, theo gương Varenca.
Thoạt tiên, phu nhân chỉ thấy Kitti đang chịu ảnh hưởng đối tượng ham mê của cô, như bà thường nói, nghĩa là ảnh hưởng của bà Stan và Varenca. Bà thấy Kitti không những bắt trước việc làm của Varenca mà còn vô tình bắt chước cả cách đi, cách nói và cách nháy mắt của bạn. Tiếp đó, bà nhận thấy con gái đang trải qua những thay đổi nội tâm nghiêm trọng không lệ thuộc vào sự phù phép nọ.
Tối đến, Kitti đọc quyển kinh Phúc âm bằng tiếng Pháp của bà Stan cho, điều trước đây cô không bao giờ làm; cô tránh gặp người quen trong giới thượng lưu và chỉ đi lại với những bệnh nhân được Varenca chăm sóc, nhất là với gia đình một họa sĩ nghèo và ốm đau tên là Pêtrôp. Rõ ràng cô tự hào được làm nhiệm vụ bà phước trong gia đình ấy. Tất cả những việc đó đều đáng khen, và phu nhân không phản đối vào đâu được, hơn nữa vợ Pêtrôp lại là một thiếu phụ rất đứng đắn, và cả bà quận chúa người Đức cũng chú ý đến việc làm của Kitti, đã khen ngợi và gọi cô là "nàng tiên an ủi". Tất cả những cái đó đều tốt đẹp cả thôi nếu không đi đến chỗ quá đáng. Thế nhưng, phu nhân lại thấy con gái đi quá xa và bà nói điều ấy với con.
- Không bao giờ nên làm điều gì thái quá 1, - bà nói.
Con gái bà không trả lời gì cả; trong thâm tâm, cô chỉ nghĩ rằng về mặt đời sống tôn giáo thì không thể nói có gì là thái quá được. Có gì là thái quá trong việc theo đúng lời răn hãy chìa má phải khi bị tát vào má trái và cho nốt chiếc sơmi khi đã bị lột mất áo khoác? Nhưng sự thái quá đó làm phật ý phu nhân và bà càng phật ý hơn khi thấy Kitti không chịu tâm sự với mình. Thực vậy, Kitti vẫn giấu mẹ những quan niệm mới và tình cảm mới của cô. Cô giấu không phải vì không kính trọng hay không yêu mến mẹ, mà chỉ vì đó là mẹ cô. Cô có thể ngỏ nỗi niềm với bất kỳ ai còn hơn với mẹ.
- Mẹ thấy hình như lâu lắm rồi, Anna Paplôpna không đến chơi nhà ta, - một hôm phu nhân nói với con khi nhắc tới vợ Pêtrôp. Mẹ đã mời chị ta đến. Thế mà chị ta có vẻ không bằng lòng.
- Không, con không thấy thế, mẹ ạ, - Kitti nói, mặt đỏ bừng.
- Con đến thăm họ đã lâu chưa?
- Ngày mai con sẽ đi chơi núi với họ, - Kitti nói.
- Ừ, được, cứ đi đi, - phu nhân đáp, vừa nhìn kỹ nét mặt bối rối vừa cố đoán nguyên nhân nỗi khích động của con.
Cùng hôm ấy, Varenca đến ăn cơm và báo tin Anna Paplôpna ngày mai sẽ không đi chơi nữa. Và phu nhân thấy Kitti lại đỏ mặt.
- Kitti, có gì không hay đã xảy ra giữa con và gia đình Pêtrôp chăng? - phu nhân hỏi khi chỉ còn hai người. - Tại sao chị ta không cho lũ con lại và không đến thăm ta nữa?
Kitti trả lời là giữa hai người không hề xảy ra chuyện gì và cô hoàn toàn không hiểu tại sao Anna Paplôpna lại có vẻ giận mình. Cô nói đúng sự thật hoàn toàn. Cô không biết lý do sự thay đổi thái độ của Anna Paplôpna đối với mình, nhưng cô đoán biết. Điều cô đoán, cô không thể nói với mẹ vì chính cô cũng không dám tự thú với mình.
Đây thuộc loại chuyện tuy mình biết, nhưng không dám nói thành lời với chính mình, vì nếu nhầm thì thật ghê sợ và nhục nhã.
Cô ôn đi ôn lại mãi trong đầu tất cả mối quan hệ giữa cô và gia đình ấy. Cô nhớ lại niềm vui sướng ngây thơ ánh lên trên khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu của Anna Paplôpna khi hai người gặp nhau, những câu chuyện kín đáo của họ về người ốm, những cố gắng nhằm lừa cho người ốm đừng làm những việc bác sĩ dặn phải kiêng và đưa anh ta đi chơi; rồi sự quyến luyến của đứa con út vẫn bi bô gọi "cô Kitti của cháu" và chỉ chịu đi ngủ khi cô bế vào giường. Tất cả những chuyện ấy mới thú vị làm sao! Tiếp đó cô nhớ lại hình dáng gầy giơ xương của Pêtrôp, cái cổ dài ngoãng và cái áo đuôi tôm màu gụ, mái tóc thưa và quăn, cặp mắt xanh dầy vẻ dò hỏi, những hôm đầu đã làm cô hoảng sợ, cùng những cố gắng bệnh hoạn của anh ta muốn rả vẻ nhanh nhẹn và vui tươi khi có mặt cô. Cô nhớ lúc đầu mình phải hết sức dằn lòng để dẹp nỗi ghê sợ khi dứng trước anh ta cũng như trước mọi người lao khác và phải chật vật mới tìm ra đầu đề để nói chuyện.
Cô nhớ lại anh ta rụt rè và âu yếm nhìn mình, và cảm giác thương xót, lúng túng kỳ lạ của mình lúc đó, sau này được thay thế bằng ý thức về đức hạnh của chính mình. Tất cả những chuyện ấy mới dễ chịu làm sao! Nhưng đó là buổi đầu. Còn giờ đây, nghĩa là trong mấy ngày vừa qua, mọi chuyện đột nhiên đâm xấu đi. Anna Paplôpna tiếp Kitti với một vẻ vồn vã giả vờ và luôn theo dõi cả cô lẫn chồng mình.
Lẽ nào nỗi vui mừng cảm động của Pêtrôp khi có mặt Kitti lại là lý do do khiến thái độ của Anna Paplôpna trở nên lạnh nhạt?
"Phải, cô tự nhủ, ở Anna có cái gì gượng gạo, không giống với sự hối hận của chị, khi chị ấy cau có nói với mình hôm kia:
- Nhà tôi đợi cô mãi, cô chưa đến thì anh ấy không chịu uống cà phê, tuy anh ấy yếu đi nhiều.
"Ừ, có lẽ chị ta cũng khó chịu khi mình đưa cho anh ấy cái mền phủ chân. Việc tuy rất bình thường mà anh ấy cũng lúng túng, cảm ơn rối rít, làm mình phát ngượng. Lại còn bức chân dung anh ấy vẽ mình nữa, bức tranh đẹp quá. Nhưng nhất là cái nhìn âu yếm và bối rối của anh ta!... Phải, phải, đúng thế thật! Kitti sợ hãi thầm nhắc đi nhắc lại. Nhưng không, không thể thế được, việc đó không thể được!
Anh ấy đáng thương làm sao!", cô nghĩ thêm.
Nỗi ngờ vực đó phá hoại cái huyền diệu cuộc sống mới của cô.
Chú thích:
1. Il ne faut jamais rien outrer (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Kitti hiểu tất cả điều dó không phải qua ngôn từ. Bà Stan nói với cô như với một đứa trẻ ngoan ngoãn mà bà mến, vì cô gợi bà nhớ lại thời son trẻ; chỉ có một lần, bà ám chỉ đến niềm an ủi mà chỉ có tình yêu và lòng tin mới đem lại cho những đau khổ của kiếp người và nói thêm rằng không có đau khổ nào là không đáng kể đối với Chúa Cơ đốc lòng lành vô cùng, thế rồi bà lái sang chuyện khác ngay. Nhưng trong mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi cái nhìn "thiên thần" của bà, như Kitti thường nói, và nhất là trong câu chuyện cả cuộc đời bà ta do Varenca kể lại, Kitti đã khám phá ra "cái gì là quan trọng", điều mà cho tới nay cô chưa hề biết.
Tuy nhiên, dù tính nết bà Stan có cao thượng đến đâu, câu chuyện cuộc đời bà cảm động đến bao nhiêu lời nói của bà cao cả và dịu ngọt đến mức nào chăng nữa, Kitti vẫn vô tình bắt gặp những nét cá tính làm cô hoang mang. Cô thấy khi hỏi thăm về gia đình cô, bà Stan đã mỉm cười khinh thị, một thái độ trái với lòng nhân Cơ đốc giáo. Có hôm, gặp một linh mục công giáo ở nhà bà, cô còn thấy bà Stan đã thận trọng quay mặt vào trong bóng tối của cái chụp đèn để giấu một nụ cười kỳ lạ. Những nhận xét này dù không đáng kể thật song cũng khiến cô bối rối, và Kitti bắt đầu nghi ngờ bà Stan. Trái lại, chỉ có Varenca một mình trơ trọi, không cha mẹ bạn bè, với nỗi thất vọng u sầu, không tham vọng, không tiếc nuối, là sự hoàn mỹ trọn vẹn mà Kitti cho phép mình chỉ được mơ ước thôi. Nhờ có Varenca, cô hiểu người ta chỉ cần biết quên mình và yêu mến người khác là được thanh thản, sung sướng và tốt đẹp. Điều Kitti mong muốn chính là như thế.
Bây giờ cô đã hiểu rõ cái gì là điều quan trọng nhất, nên Kitti không những say mê khâm phục, mà còn lập tức đem cả tâm hồn hiến dâng cho cuộc đời mới đang mở ra trước mắt. Dựa theo những chuyện Varenca kể cho nghe về hoạt động của bà Stan và những người khác được Varenca nhắc đến tên, Kitti tự vạch ra một chương trình cho cuộc sống tương lai. Theo gương Alin, cháu gái bà Stan mà Varenca đã kể cho cô nghe rất nhiều, dù sống nơi nào, cô cũng sẽ đi tìm những người bất hạnh giúp đỡ họ đến mức tối đa, cô sẽ phân phát kinh Phúc âm, sẽ đọc kinh Phúc âm cho kẻ ốm đau, kẻ tội lỗi và người hấp hối. ý nghĩ được đọc kinh Phúc âm cho một kẻ tội đồ như Alin, đặc biệt cám dỗ Kitti. Nhưng đó là mơ ước thầm kín mà cô không nói cho mẹ hay Varenca biết.
Vả lại, trong khi chờ đợi ngày thực hiện chương trình đó trên quy mô rộng rãi hơn, ngay từ giờ, ở suối nước này với biết bao người bệnh và kẻ khốn cùng, Kitti cũng dễ dàng tìm được dịp áp dụng những nguyên lý mới của mình, theo gương Varenca.
Thoạt tiên, phu nhân chỉ thấy Kitti đang chịu ảnh hưởng đối tượng ham mê của cô, như bà thường nói, nghĩa là ảnh hưởng của bà Stan và Varenca. Bà thấy Kitti không những bắt trước việc làm của Varenca mà còn vô tình bắt chước cả cách đi, cách nói và cách nháy mắt của bạn. Tiếp đó, bà nhận thấy con gái đang trải qua những thay đổi nội tâm nghiêm trọng không lệ thuộc vào sự phù phép nọ.
Tối đến, Kitti đọc quyển kinh Phúc âm bằng tiếng Pháp của bà Stan cho, điều trước đây cô không bao giờ làm; cô tránh gặp người quen trong giới thượng lưu và chỉ đi lại với những bệnh nhân được Varenca chăm sóc, nhất là với gia đình một họa sĩ nghèo và ốm đau tên là Pêtrôp. Rõ ràng cô tự hào được làm nhiệm vụ bà phước trong gia đình ấy. Tất cả những việc đó đều đáng khen, và phu nhân không phản đối vào đâu được, hơn nữa vợ Pêtrôp lại là một thiếu phụ rất đứng đắn, và cả bà quận chúa người Đức cũng chú ý đến việc làm của Kitti, đã khen ngợi và gọi cô là "nàng tiên an ủi". Tất cả những cái đó đều tốt đẹp cả thôi nếu không đi đến chỗ quá đáng. Thế nhưng, phu nhân lại thấy con gái đi quá xa và bà nói điều ấy với con.
- Không bao giờ nên làm điều gì thái quá 1, - bà nói.
Con gái bà không trả lời gì cả; trong thâm tâm, cô chỉ nghĩ rằng về mặt đời sống tôn giáo thì không thể nói có gì là thái quá được. Có gì là thái quá trong việc theo đúng lời răn hãy chìa má phải khi bị tát vào má trái và cho nốt chiếc sơmi khi đã bị lột mất áo khoác? Nhưng sự thái quá đó làm phật ý phu nhân và bà càng phật ý hơn khi thấy Kitti không chịu tâm sự với mình. Thực vậy, Kitti vẫn giấu mẹ những quan niệm mới và tình cảm mới của cô. Cô giấu không phải vì không kính trọng hay không yêu mến mẹ, mà chỉ vì đó là mẹ cô. Cô có thể ngỏ nỗi niềm với bất kỳ ai còn hơn với mẹ.
- Mẹ thấy hình như lâu lắm rồi, Anna Paplôpna không đến chơi nhà ta, - một hôm phu nhân nói với con khi nhắc tới vợ Pêtrôp. Mẹ đã mời chị ta đến. Thế mà chị ta có vẻ không bằng lòng.
- Không, con không thấy thế, mẹ ạ, - Kitti nói, mặt đỏ bừng.
- Con đến thăm họ đã lâu chưa?
- Ngày mai con sẽ đi chơi núi với họ, - Kitti nói.
- Ừ, được, cứ đi đi, - phu nhân đáp, vừa nhìn kỹ nét mặt bối rối vừa cố đoán nguyên nhân nỗi khích động của con.
Cùng hôm ấy, Varenca đến ăn cơm và báo tin Anna Paplôpna ngày mai sẽ không đi chơi nữa. Và phu nhân thấy Kitti lại đỏ mặt.
- Kitti, có gì không hay đã xảy ra giữa con và gia đình Pêtrôp chăng? - phu nhân hỏi khi chỉ còn hai người. - Tại sao chị ta không cho lũ con lại và không đến thăm ta nữa?
Kitti trả lời là giữa hai người không hề xảy ra chuyện gì và cô hoàn toàn không hiểu tại sao Anna Paplôpna lại có vẻ giận mình. Cô nói đúng sự thật hoàn toàn. Cô không biết lý do sự thay đổi thái độ của Anna Paplôpna đối với mình, nhưng cô đoán biết. Điều cô đoán, cô không thể nói với mẹ vì chính cô cũng không dám tự thú với mình.
Đây thuộc loại chuyện tuy mình biết, nhưng không dám nói thành lời với chính mình, vì nếu nhầm thì thật ghê sợ và nhục nhã.
Cô ôn đi ôn lại mãi trong đầu tất cả mối quan hệ giữa cô và gia đình ấy. Cô nhớ lại niềm vui sướng ngây thơ ánh lên trên khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu của Anna Paplôpna khi hai người gặp nhau, những câu chuyện kín đáo của họ về người ốm, những cố gắng nhằm lừa cho người ốm đừng làm những việc bác sĩ dặn phải kiêng và đưa anh ta đi chơi; rồi sự quyến luyến của đứa con út vẫn bi bô gọi "cô Kitti của cháu" và chỉ chịu đi ngủ khi cô bế vào giường. Tất cả những chuyện ấy mới thú vị làm sao! Tiếp đó cô nhớ lại hình dáng gầy giơ xương của Pêtrôp, cái cổ dài ngoãng và cái áo đuôi tôm màu gụ, mái tóc thưa và quăn, cặp mắt xanh dầy vẻ dò hỏi, những hôm đầu đã làm cô hoảng sợ, cùng những cố gắng bệnh hoạn của anh ta muốn rả vẻ nhanh nhẹn và vui tươi khi có mặt cô. Cô nhớ lúc đầu mình phải hết sức dằn lòng để dẹp nỗi ghê sợ khi dứng trước anh ta cũng như trước mọi người lao khác và phải chật vật mới tìm ra đầu đề để nói chuyện.
Cô nhớ lại anh ta rụt rè và âu yếm nhìn mình, và cảm giác thương xót, lúng túng kỳ lạ của mình lúc đó, sau này được thay thế bằng ý thức về đức hạnh của chính mình. Tất cả những chuyện ấy mới dễ chịu làm sao! Nhưng đó là buổi đầu. Còn giờ đây, nghĩa là trong mấy ngày vừa qua, mọi chuyện đột nhiên đâm xấu đi. Anna Paplôpna tiếp Kitti với một vẻ vồn vã giả vờ và luôn theo dõi cả cô lẫn chồng mình.
Lẽ nào nỗi vui mừng cảm động của Pêtrôp khi có mặt Kitti lại là lý do do khiến thái độ của Anna Paplôpna trở nên lạnh nhạt?
"Phải, cô tự nhủ, ở Anna có cái gì gượng gạo, không giống với sự hối hận của chị, khi chị ấy cau có nói với mình hôm kia:
- Nhà tôi đợi cô mãi, cô chưa đến thì anh ấy không chịu uống cà phê, tuy anh ấy yếu đi nhiều.
"Ừ, có lẽ chị ta cũng khó chịu khi mình đưa cho anh ấy cái mền phủ chân. Việc tuy rất bình thường mà anh ấy cũng lúng túng, cảm ơn rối rít, làm mình phát ngượng. Lại còn bức chân dung anh ấy vẽ mình nữa, bức tranh đẹp quá. Nhưng nhất là cái nhìn âu yếm và bối rối của anh ta!... Phải, phải, đúng thế thật! Kitti sợ hãi thầm nhắc đi nhắc lại. Nhưng không, không thể thế được, việc đó không thể được!
Anh ấy đáng thương làm sao!", cô nghĩ thêm.
Nỗi ngờ vực đó phá hoại cái huyền diệu cuộc sống mới của cô.
Chú thích:
1. Il ne faut jamais rien outrer (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
2
Chương 34
Chương 34
Gần cuối đợt điều dưỡng, lão quận công Serbatxki sau khi rời
Kaclơxbat đi Bađen và Kixinghen, thăm những người đồng hương ở đó để "đắm
mình vào không khí Nga" như ông nói, trở về với vợ và con gái.
Những ý nghĩ của lão quận công và phu nhân về đời sống ở nước ngoài hoàn toàn đối lập nhau. Phu nhân thấy cái gì cũng tuyệt cả, và mặc dầu đã có địa vị vững vàng trong xã hội Nga, khi ở nước ngoài bà vẫn cố làm ra vẻ phụ nữ Âu Tây - tuy không phải thế, vì bà là người Nga - và luôn luôn có những bộ tịch khiến chính bản thân mất cả thoải mái. Lão quận công, trái lại, thấy cái gì cũng khả ố; lối sống Âu Tây làm ông khó chịu, ông giữ nguyên tập tục Nga và khi ở nước ngoài, dốc sức làm ra vẻ ít Âu Tây hơn là trong thực tế.
Lão quận công lúc trở về có gầy đi, mí mắt chảy xuống, nhưng rất hào hứng. Tâm trạng vui vẻ này càng tăng khi ông thấy Kitti đang hồi phục. Tình thân giữa Kitti với bà Stan và Varenca cùng những nhận xét phu nhân nói lại về sự thay đổi của con gái, làm lão quận công bối rối và gợi lên ở ông cái cảm giác ghen tức quen thuộc vẫn có đối với tất cả những gì có thể cướp mất con gái ông cũng như nỗi sợ là Kitti sẽ thoát khỏi ảnh hưởng ông để đi vào những lĩnh vực ông không thâm nhập nổi. Nhưng những tin tức không hay này chìm dưới sự đôn hậu và vui tính bao la như biển cả ông vẫn mang trong lòng, nhất là từ ngày ở Caclơxbat về.
Ngay sau hôm về tới nơi, lão quận công mặc áo bành tô dài, mặt húp híp, nhăn nheo, đặc Nga, cằm lút trong cổ cồn hồ cứng, cùng con gái đi ra suối nước trong một tâm trạng rất vui vẻ.
Buổi sáng hôm ấy rất đẹp trời; dãy nhà sạch sẽ và vui tươi với mảnh vườn nhỏ, cảnh những cô hầu người Đức béo tốt vì rượu bia, mặt và tay đỏ ửng, đang vui vẻ làm việc, ánh nắng rực rỡ, mọi thứ đều làm tâm hồn khoan khoái; nhưng càng đến gần suối, hai người càng gặp nhiều người ốm, và trong khung cảnh quen thuộc của đời sống vốn rất có tổ chức của người Đức, sự có mặt những người ốm đó càng gây ấn tượng nặng nề. Sự tương phản này không còn làm Kitti ngạc nhiên. ánh nắng rực rỡ, cây cối xanh tươi, tiếng nhạc, đối với cô đều là khung cảnh tự nhiên của những bộ mặt quen thuộc kia và những thay đổi thăng giảm trong bệnh trạng của họ, cô đều theo dõi.
Nhưng đối với lão quận công, ánh nắng tươi vui buổi sáng tháng sáu này và tiếng dàn nhạc đang chơi một điệu vanxơ thời thượng rất lôi cuốn và nhất là cảnh những cô hầu khỏe mạnh cạnh các thây ma lang thang kia, từ khắp xó xỉnh châu Âu lê tới đây, đối với ông thật chướng mắt và quái đản.
Mặc dầu niềm tự hào và cảm giác hồi xuân xâm chiếm ông khi khoác tay con gái yêu đi chơi, bây giờ ông lại khó chịu và xấu hổ vì dáng đi vững chắc và tay chân khỏe mạnh, nung núc thịt của mình.
Ông có cảm giác gần giống như người không mặc quần áo đứng trước đám đông.
- Con hãy giới thiệu ba với các bạn mới của con đi, - ông nói và áp chặt cánh tay cô vào người mình. - Ba bắt đầu yêu cái thành phố Xôđen gớm ghiếc này của con vì nó đã chữa cho con khỏi bệnh. Nhưng ở đây buồn quá. Ai kia?
Kitti kể cho bố rõ tên những người quen cũng như không quen gặp trên đường đi. ở cổng vườn, họ gặp bà Béc mù cùng người trông nom bà và lão quận công vui sướng thấy vẻ trìu mến của bà cụ người Pháp khi nhận ra tiếng Kitti. Bà cụ liền nói chuyện ngay với ông, với cách vồ vập hơi thái quá, đặc biệt của người Pháp và khen ông có cô con gái đáng yêu, và gọi cô là "kho vàng", là "hạt châu" và "nàng tiên an ủi".
- Nếu thế thì đây là nàng tiên số hai, - lão quận công mỉm cười nói.
- Cháu nó bảo tiểu thư Varenca là nàng tiên số một.
- Ồ! Tiểu thư Varenca quả thực là một nàng tiên, đúng thế! - bà Béc nhấn thêm.
Ở hành lang, họ gặp chính Varenca. Cô thoăn thoắt bước về phía họ, tay cầm một cái túi đỏ trang nhã.
- Đây là ba tôi vừa mới tới! - Kitti nói giản dị và tự nhiên.
Như trong mọi việc cô làm, Varenca phác một cử chỉ nửa như cúi đầu chào, nửa như nhún chân xuống tỏ ý kính cẩn và bắt chuyện luôn với lão quận công bằng giọng nói thoải mái và thanh thoát cô vẫn dùng với mọi người.
- Khỏi phải nói vì tôi biết tiểu thư rồi, và biết rất kỹ nữa, - lão quận công mỉm cười nói và Kitti rất mừng vì qua nụ cười đó, cô biết bạn mình đã được lòng bố. - Tiểu thư đi đâu vội thế?
- Mẹ tôi ở đây, - cô nói với Kitti. - Cả đêm mẹ mất ngủ và bác sĩ khuyên nên ra ngoài. Tôi đem đồ khâu đến cho mẹ.
- Vậy ra nàng tiên số một đây, - lão quận công nói khi Varenca đi rồi.
Kitti thấy bố như muốn chế giễu Varenca một chút nhưng không làm nổi, vì cô gái đã làm ông đẹp lòng.
- Nào, ta đi gặp tất cả các bạn của con đi, - ông tiếp... - kể cả bà Stan, nếu bà chịu nhận ra ba.
- Thế ba cũng quen bà ấy à, hở ba? - Kitti lo sợ hỏi bố, nhận thấy cái tia châm biếm loé lên trong mắt lão quận công khi nhắc đến tên bà Stan.
- Trước ba có quen chồng bà ta, và cả bà ta, ba cũng quen sơ sơ trước lúc bà ta gia nhập phái kiền tín 1.
- Người theo phái kiền tín là thế nào, hở ba? - Kitti hỏi, sợ hãi thấy điều cô vẫn đánh giá cao ở bà Stan cũng mang một cái tên.
- Ba cũng không biết đích xác nó là cái gì nữa. Ba chỉ biết là bà ta cảm ơn Thượng đế về tất cả mọi cái, về tất cả những tai ương xảy đến với mình... thậm chí còn cảm ơn Thượng đế cả về cái chết của ông chồng nữa. Thật là khôi hài, vì họ không hòa thuận gì cả... Ai kia?
Con người đáng thương làm sao! - ông hỏi khi thấy một bệnh nhân ngồi trên ghế dài, mặc áo đuôi tôm màu gụ và quần trắng dúm lại thành nếp kì lạ trên đôi chân gầy đét. Ông này ngả mũ rơm ra, để lộ mớ tóc thưa, quăn và vầng trán cao đỏ ửng lên vì đội mũ.
- Đó là họa sĩ Pêtrôp, - Kitti đỏ mặt đáp. - Và kia là vợ ông ta, - cô nói tiếp và chỉ Anna Paplôpna vừa lúc chị này như chủ ý đứng dậy chạy theo một đứa trong lũ con khi họ lại gần.
- Trông đáng thương quá và anh ta có bộ mặt rất đáng yêu, - quận công nói. - Tại sao con không lại? Anh ấy muốn nói gì với con đấy.
- Vâng, thì ta lại! - Kitti nói, quả quyết quay gót lại. - Hôm nay, ông có khỏe không? - cô hỏi Pêtrôp.
Pêtrôp chống gậy đứng lên và rụt rè nhìn lão quận công.
- Con gái tôi đấy, - lão quận công nói. - Xin phép được làm quen với ông.
Họa sĩ cúi chào và mỉm cười, để lộ hàm răng trắng bóng lên kỳ lạ - Thưa tiểu thư, hôm qua chúng tôi đợi cô, - anh nói với Kitti.
Anh lảo đảo trong khi nói vậy và lặp lại cử chỉ đó để mọi người tưởng anh cố ý làm như vậy.
- Tôi cũng muốn đến, nhưng chị Varenca nói Anna Paplôpna đã cho báo trước là ông bà không đi chơi nữa.
- Sao! - Pêtrôp đỏ mặt nói và liền đó ho luôn. Anh đưa mắt tìm vợ.
- Annet! Annet ơi! - Anh gọi to và gân nổi lên như dây thừng trên cái cổ trắng nhỏ.
Anna Pêtrôp bước lại.
- Tại sao em đi nói với tiểu thư là chúng ta không đi chơi? - anh bực dọc thì thầm hỏi vợ, gần như mất hẳn tiếng.
- Chào tiểu thư, - Anna Paplôpna nói với một nụ cười gượng gạo khác hẳn sự niềm nở trước kia. - Rất sung sướng được biết cụ, - chị ta nói với lão quận công, - chúng cháu mong đợi cụ từ lâu rồi, thưa quận công.
- Tại sao em lại nhắn tiểu thư là chúng ta không đi chơi? - họa sĩ khàn khàn nhắc lại, càng giận dữ, và rõ ràng đâm nổi nóng thật sự vì điều đó lộ ra rành rành trong giọng nói mà anh không thể uốn cho có được âm sắc mong muốn.
- Ồ! Lạy Chúa! Nhưng em lại ngỡ chúng ta định không đi chơi thật, - vợ anh bực tức trả lời.
- Sao lại thế được, khi... - anh lại ho và khoát tay một cách bất lực.
Lão quận công ngả mũ và cùng cô con gái bước đi.
- Ôi, ôi! - ông thở dài đánh thượt. Ôi! Tội nghiệp cho họ quá!
- Đúng thế, ba ạ, - Kitti đáp. - Họ có ba con, không có đầy tớ và gần như chẳng có tý của cải gì! Anh ta lĩnh được ít tiền của Viện Hàn lâm, - cô sôi nổi kể, cố nén nỗi xúc động do thái độ thay đổi lạ lùng của Anna Paplôpna gây ra. - Bà Stan kia kìa, - cô nói, tay chỉ cái xe nhỏ trong có một hình người bọc kín quần áo màu xám và xanh da trời, chung quanh chất đầy gối, ngồi dưới chiếc dù. Đó là bà Stan. Đằng sau bà, một người Đức lực lưỡng, mặt khó đăm đăm, đẩy xe. Đi cạnh là một bá tước người Thụy Điển tóc vàng mà Kitti chỉ biết tên. Nhiều bệnh nhân chậm bước ngang qua cái xe, nhìn bà ta như nhìn một cái gì kỳ lạ lắm.
Lão quận công bước về phía bà, và Kitti liền thấy ngay mắt bố loé lên một ánh châm biếm làm cô bối rối. Ông lại gần bà Stan và bắt chuyện bằng thứ tiếng Pháp hoàn hảo, hết sức thanh lịch và tao nhã mà ngày nay rất ít người nói được như thế.
- Tôi không rõ bà còn nhớ tôi không, nhưng tôi phải đến ra mắt để cảm ơn lòng tốt của bà đối với con gái tôi, - ông nói, ngả mũ chào rồi cứ cầm ở tay.
- Quận công Alecxei Serbatxki, - bà Stan nói, ngước cặp mắt thiên thần nhìn ông, và Kitti thấy cái nhìn thoáng có vẻ không bằng lòng. - Tôi rất sung sướng. Tôi mến con gái ông lắm!
- Bà vẫn không được khỏe lắm?
- Ồ! Giờ thì tôi quen đi rồi, bà Stan nói và giới thiệu vị bá tước người Thụy Điển với quận công.
- Trông bà không thay đổi mấy, - quận công nói. - Kể có tới mươi mười năm rồi tôi không được hân hạnh gặp bà, phải không?
- Vâng. Chúa ban nỗi khổ và cũng ban cho cả sức lực để chịu đựng nỗi khổ đó! Tôi thường hay tự hỏi tại sao một cuộc đời như thế này cứ kéo dài mãi được. Đằng này cơ mà! Bà gắt với Varenca đã không quấn mền phủ chân đúng như ý bà.
- Có lẽ là để làm điều thiện, - quận công nói, cặp mắt tươi cười.
- Chúng ta không được quyền phán xử đâu, - bà Stan nói, bắt gặp vẻ giễu cợt trên nét mặt quận công. - Thế nào, ông sẽ gửi quyển sách ấy cho tôi chứ, bá tước thân mến? Cảm ơn ông lắm, bà nói với người Thụy Điển trẻ tuổi.
- A! A! - quận công thoáng thấy ông đại tá người Moxcva ở quanh đó, liền reo lên và chào bà Stan rồi cùng con gái đi với ông đại tá vừa nhập với họ.
- Lớp quý tộc chúng ta vốn thế đấy, quận công ạ! - ông đại tá nói, giọng mỉa mai, khó chịu về việc bà Stan không chịu kết giao với ông.
- Bà ấy vẫn như xưa, - quận công nói.
- Ngài có quen bà ta hồi chưa mắc bệnh không, thưa quận công?
Tôi muốn nói trước khi bà ta phải nằm liệt giường?
- Không, chúng tôi biết nhau đúng vào lúc bà ta bắt đầu bị liệt giường, - quận công nói.
- Nghe nói từ mười năm nay bà ta không dậy được.
- Bà ta nằm vì chân ngắn quá. Thân hình bà ta rất xấu xí.
- Ba, không thể có chuyện đó được! - Kitti gào lên.
- Những kẻ độc miệng đều cả quyết như vậy, con gái yêu của ba ạ.
Cô Varenca của con hẳn phải nếm đủ mùi khổ nhục, - ông nói thêm...
Ôi! Những cái bà bệnh tật này!
- Ô! Không đâu, ba! - Kitti sôi nổi cãi, - Varenca rất yêu bà ta. Và bà ấy đã làm biết bao điều thiện! Ba có thể hỏi bất kỳ người nào! Mọi người đều biết bà ta và Alin.
- Có thể, - ông nói, siết chặt cánh tay con gái vào người. - Nhưng khi người ta làm điều thiện thì tốt nhất là đừng để cho ai biết cả.
Kitti nín lặng, không phải vì đuối lý, mà vì cô không muốn nói với bố những ý nghĩ thầm kín. Thế nhưng, kì lạ thay, tuy cô đã quyết tâm không để bố lung lạc mình, không để bố xâm phạm vào thành đường của mình, cô vẫn cảm thấy hình ảnh cao cả của bà Stan suốt một tháng nay cô hằng ấp ủ trong lòng, đã tiêu tan không sao cứu vãn nổi, cũng như hình dáng tưởng tượng của một chiếc áo quẳng hú họa biến mất khi người ta chợt hiểu ra nó đã được xếp sắp như thế nào. Chỉ còn lại một người đàn bà chân ngắn tũn, nằm lì trên giường vì thân hình xấu xí và hay mắng mỏ Varenca hiền dịu mỗi khi cô không đắp chân bà ta cho ngay ngắn. Và không một cố gắng nào của trí tưởng tượng còn có thể làm sống lại bà Stan ngày trước.
Chú thích:
1. Một giáo phái trong đạo Tin lành, thịnh hành ở vài nước Đông Âu, chủ trương khổ hạnh, phục tùng ý Chúa chống độc quyền hành giáo của nhà thờ v.v... (piétisme).
Những ý nghĩ của lão quận công và phu nhân về đời sống ở nước ngoài hoàn toàn đối lập nhau. Phu nhân thấy cái gì cũng tuyệt cả, và mặc dầu đã có địa vị vững vàng trong xã hội Nga, khi ở nước ngoài bà vẫn cố làm ra vẻ phụ nữ Âu Tây - tuy không phải thế, vì bà là người Nga - và luôn luôn có những bộ tịch khiến chính bản thân mất cả thoải mái. Lão quận công, trái lại, thấy cái gì cũng khả ố; lối sống Âu Tây làm ông khó chịu, ông giữ nguyên tập tục Nga và khi ở nước ngoài, dốc sức làm ra vẻ ít Âu Tây hơn là trong thực tế.
Lão quận công lúc trở về có gầy đi, mí mắt chảy xuống, nhưng rất hào hứng. Tâm trạng vui vẻ này càng tăng khi ông thấy Kitti đang hồi phục. Tình thân giữa Kitti với bà Stan và Varenca cùng những nhận xét phu nhân nói lại về sự thay đổi của con gái, làm lão quận công bối rối và gợi lên ở ông cái cảm giác ghen tức quen thuộc vẫn có đối với tất cả những gì có thể cướp mất con gái ông cũng như nỗi sợ là Kitti sẽ thoát khỏi ảnh hưởng ông để đi vào những lĩnh vực ông không thâm nhập nổi. Nhưng những tin tức không hay này chìm dưới sự đôn hậu và vui tính bao la như biển cả ông vẫn mang trong lòng, nhất là từ ngày ở Caclơxbat về.
Ngay sau hôm về tới nơi, lão quận công mặc áo bành tô dài, mặt húp híp, nhăn nheo, đặc Nga, cằm lút trong cổ cồn hồ cứng, cùng con gái đi ra suối nước trong một tâm trạng rất vui vẻ.
Buổi sáng hôm ấy rất đẹp trời; dãy nhà sạch sẽ và vui tươi với mảnh vườn nhỏ, cảnh những cô hầu người Đức béo tốt vì rượu bia, mặt và tay đỏ ửng, đang vui vẻ làm việc, ánh nắng rực rỡ, mọi thứ đều làm tâm hồn khoan khoái; nhưng càng đến gần suối, hai người càng gặp nhiều người ốm, và trong khung cảnh quen thuộc của đời sống vốn rất có tổ chức của người Đức, sự có mặt những người ốm đó càng gây ấn tượng nặng nề. Sự tương phản này không còn làm Kitti ngạc nhiên. ánh nắng rực rỡ, cây cối xanh tươi, tiếng nhạc, đối với cô đều là khung cảnh tự nhiên của những bộ mặt quen thuộc kia và những thay đổi thăng giảm trong bệnh trạng của họ, cô đều theo dõi.
Nhưng đối với lão quận công, ánh nắng tươi vui buổi sáng tháng sáu này và tiếng dàn nhạc đang chơi một điệu vanxơ thời thượng rất lôi cuốn và nhất là cảnh những cô hầu khỏe mạnh cạnh các thây ma lang thang kia, từ khắp xó xỉnh châu Âu lê tới đây, đối với ông thật chướng mắt và quái đản.
Mặc dầu niềm tự hào và cảm giác hồi xuân xâm chiếm ông khi khoác tay con gái yêu đi chơi, bây giờ ông lại khó chịu và xấu hổ vì dáng đi vững chắc và tay chân khỏe mạnh, nung núc thịt của mình.
Ông có cảm giác gần giống như người không mặc quần áo đứng trước đám đông.
- Con hãy giới thiệu ba với các bạn mới của con đi, - ông nói và áp chặt cánh tay cô vào người mình. - Ba bắt đầu yêu cái thành phố Xôđen gớm ghiếc này của con vì nó đã chữa cho con khỏi bệnh. Nhưng ở đây buồn quá. Ai kia?
Kitti kể cho bố rõ tên những người quen cũng như không quen gặp trên đường đi. ở cổng vườn, họ gặp bà Béc mù cùng người trông nom bà và lão quận công vui sướng thấy vẻ trìu mến của bà cụ người Pháp khi nhận ra tiếng Kitti. Bà cụ liền nói chuyện ngay với ông, với cách vồ vập hơi thái quá, đặc biệt của người Pháp và khen ông có cô con gái đáng yêu, và gọi cô là "kho vàng", là "hạt châu" và "nàng tiên an ủi".
- Nếu thế thì đây là nàng tiên số hai, - lão quận công mỉm cười nói.
- Cháu nó bảo tiểu thư Varenca là nàng tiên số một.
- Ồ! Tiểu thư Varenca quả thực là một nàng tiên, đúng thế! - bà Béc nhấn thêm.
Ở hành lang, họ gặp chính Varenca. Cô thoăn thoắt bước về phía họ, tay cầm một cái túi đỏ trang nhã.
- Đây là ba tôi vừa mới tới! - Kitti nói giản dị và tự nhiên.
Như trong mọi việc cô làm, Varenca phác một cử chỉ nửa như cúi đầu chào, nửa như nhún chân xuống tỏ ý kính cẩn và bắt chuyện luôn với lão quận công bằng giọng nói thoải mái và thanh thoát cô vẫn dùng với mọi người.
- Khỏi phải nói vì tôi biết tiểu thư rồi, và biết rất kỹ nữa, - lão quận công mỉm cười nói và Kitti rất mừng vì qua nụ cười đó, cô biết bạn mình đã được lòng bố. - Tiểu thư đi đâu vội thế?
- Mẹ tôi ở đây, - cô nói với Kitti. - Cả đêm mẹ mất ngủ và bác sĩ khuyên nên ra ngoài. Tôi đem đồ khâu đến cho mẹ.
- Vậy ra nàng tiên số một đây, - lão quận công nói khi Varenca đi rồi.
Kitti thấy bố như muốn chế giễu Varenca một chút nhưng không làm nổi, vì cô gái đã làm ông đẹp lòng.
- Nào, ta đi gặp tất cả các bạn của con đi, - ông tiếp... - kể cả bà Stan, nếu bà chịu nhận ra ba.
- Thế ba cũng quen bà ấy à, hở ba? - Kitti lo sợ hỏi bố, nhận thấy cái tia châm biếm loé lên trong mắt lão quận công khi nhắc đến tên bà Stan.
- Trước ba có quen chồng bà ta, và cả bà ta, ba cũng quen sơ sơ trước lúc bà ta gia nhập phái kiền tín 1.
- Người theo phái kiền tín là thế nào, hở ba? - Kitti hỏi, sợ hãi thấy điều cô vẫn đánh giá cao ở bà Stan cũng mang một cái tên.
- Ba cũng không biết đích xác nó là cái gì nữa. Ba chỉ biết là bà ta cảm ơn Thượng đế về tất cả mọi cái, về tất cả những tai ương xảy đến với mình... thậm chí còn cảm ơn Thượng đế cả về cái chết của ông chồng nữa. Thật là khôi hài, vì họ không hòa thuận gì cả... Ai kia?
Con người đáng thương làm sao! - ông hỏi khi thấy một bệnh nhân ngồi trên ghế dài, mặc áo đuôi tôm màu gụ và quần trắng dúm lại thành nếp kì lạ trên đôi chân gầy đét. Ông này ngả mũ rơm ra, để lộ mớ tóc thưa, quăn và vầng trán cao đỏ ửng lên vì đội mũ.
- Đó là họa sĩ Pêtrôp, - Kitti đỏ mặt đáp. - Và kia là vợ ông ta, - cô nói tiếp và chỉ Anna Paplôpna vừa lúc chị này như chủ ý đứng dậy chạy theo một đứa trong lũ con khi họ lại gần.
- Trông đáng thương quá và anh ta có bộ mặt rất đáng yêu, - quận công nói. - Tại sao con không lại? Anh ấy muốn nói gì với con đấy.
- Vâng, thì ta lại! - Kitti nói, quả quyết quay gót lại. - Hôm nay, ông có khỏe không? - cô hỏi Pêtrôp.
Pêtrôp chống gậy đứng lên và rụt rè nhìn lão quận công.
- Con gái tôi đấy, - lão quận công nói. - Xin phép được làm quen với ông.
Họa sĩ cúi chào và mỉm cười, để lộ hàm răng trắng bóng lên kỳ lạ - Thưa tiểu thư, hôm qua chúng tôi đợi cô, - anh nói với Kitti.
Anh lảo đảo trong khi nói vậy và lặp lại cử chỉ đó để mọi người tưởng anh cố ý làm như vậy.
- Tôi cũng muốn đến, nhưng chị Varenca nói Anna Paplôpna đã cho báo trước là ông bà không đi chơi nữa.
- Sao! - Pêtrôp đỏ mặt nói và liền đó ho luôn. Anh đưa mắt tìm vợ.
- Annet! Annet ơi! - Anh gọi to và gân nổi lên như dây thừng trên cái cổ trắng nhỏ.
Anna Pêtrôp bước lại.
- Tại sao em đi nói với tiểu thư là chúng ta không đi chơi? - anh bực dọc thì thầm hỏi vợ, gần như mất hẳn tiếng.
- Chào tiểu thư, - Anna Paplôpna nói với một nụ cười gượng gạo khác hẳn sự niềm nở trước kia. - Rất sung sướng được biết cụ, - chị ta nói với lão quận công, - chúng cháu mong đợi cụ từ lâu rồi, thưa quận công.
- Tại sao em lại nhắn tiểu thư là chúng ta không đi chơi? - họa sĩ khàn khàn nhắc lại, càng giận dữ, và rõ ràng đâm nổi nóng thật sự vì điều đó lộ ra rành rành trong giọng nói mà anh không thể uốn cho có được âm sắc mong muốn.
- Ồ! Lạy Chúa! Nhưng em lại ngỡ chúng ta định không đi chơi thật, - vợ anh bực tức trả lời.
- Sao lại thế được, khi... - anh lại ho và khoát tay một cách bất lực.
Lão quận công ngả mũ và cùng cô con gái bước đi.
- Ôi, ôi! - ông thở dài đánh thượt. Ôi! Tội nghiệp cho họ quá!
- Đúng thế, ba ạ, - Kitti đáp. - Họ có ba con, không có đầy tớ và gần như chẳng có tý của cải gì! Anh ta lĩnh được ít tiền của Viện Hàn lâm, - cô sôi nổi kể, cố nén nỗi xúc động do thái độ thay đổi lạ lùng của Anna Paplôpna gây ra. - Bà Stan kia kìa, - cô nói, tay chỉ cái xe nhỏ trong có một hình người bọc kín quần áo màu xám và xanh da trời, chung quanh chất đầy gối, ngồi dưới chiếc dù. Đó là bà Stan. Đằng sau bà, một người Đức lực lưỡng, mặt khó đăm đăm, đẩy xe. Đi cạnh là một bá tước người Thụy Điển tóc vàng mà Kitti chỉ biết tên. Nhiều bệnh nhân chậm bước ngang qua cái xe, nhìn bà ta như nhìn một cái gì kỳ lạ lắm.
Lão quận công bước về phía bà, và Kitti liền thấy ngay mắt bố loé lên một ánh châm biếm làm cô bối rối. Ông lại gần bà Stan và bắt chuyện bằng thứ tiếng Pháp hoàn hảo, hết sức thanh lịch và tao nhã mà ngày nay rất ít người nói được như thế.
- Tôi không rõ bà còn nhớ tôi không, nhưng tôi phải đến ra mắt để cảm ơn lòng tốt của bà đối với con gái tôi, - ông nói, ngả mũ chào rồi cứ cầm ở tay.
- Quận công Alecxei Serbatxki, - bà Stan nói, ngước cặp mắt thiên thần nhìn ông, và Kitti thấy cái nhìn thoáng có vẻ không bằng lòng. - Tôi rất sung sướng. Tôi mến con gái ông lắm!
- Bà vẫn không được khỏe lắm?
- Ồ! Giờ thì tôi quen đi rồi, bà Stan nói và giới thiệu vị bá tước người Thụy Điển với quận công.
- Trông bà không thay đổi mấy, - quận công nói. - Kể có tới mươi mười năm rồi tôi không được hân hạnh gặp bà, phải không?
- Vâng. Chúa ban nỗi khổ và cũng ban cho cả sức lực để chịu đựng nỗi khổ đó! Tôi thường hay tự hỏi tại sao một cuộc đời như thế này cứ kéo dài mãi được. Đằng này cơ mà! Bà gắt với Varenca đã không quấn mền phủ chân đúng như ý bà.
- Có lẽ là để làm điều thiện, - quận công nói, cặp mắt tươi cười.
- Chúng ta không được quyền phán xử đâu, - bà Stan nói, bắt gặp vẻ giễu cợt trên nét mặt quận công. - Thế nào, ông sẽ gửi quyển sách ấy cho tôi chứ, bá tước thân mến? Cảm ơn ông lắm, bà nói với người Thụy Điển trẻ tuổi.
- A! A! - quận công thoáng thấy ông đại tá người Moxcva ở quanh đó, liền reo lên và chào bà Stan rồi cùng con gái đi với ông đại tá vừa nhập với họ.
- Lớp quý tộc chúng ta vốn thế đấy, quận công ạ! - ông đại tá nói, giọng mỉa mai, khó chịu về việc bà Stan không chịu kết giao với ông.
- Bà ấy vẫn như xưa, - quận công nói.
- Ngài có quen bà ta hồi chưa mắc bệnh không, thưa quận công?
Tôi muốn nói trước khi bà ta phải nằm liệt giường?
- Không, chúng tôi biết nhau đúng vào lúc bà ta bắt đầu bị liệt giường, - quận công nói.
- Nghe nói từ mười năm nay bà ta không dậy được.
- Bà ta nằm vì chân ngắn quá. Thân hình bà ta rất xấu xí.
- Ba, không thể có chuyện đó được! - Kitti gào lên.
- Những kẻ độc miệng đều cả quyết như vậy, con gái yêu của ba ạ.
Cô Varenca của con hẳn phải nếm đủ mùi khổ nhục, - ông nói thêm...
Ôi! Những cái bà bệnh tật này!
- Ô! Không đâu, ba! - Kitti sôi nổi cãi, - Varenca rất yêu bà ta. Và bà ấy đã làm biết bao điều thiện! Ba có thể hỏi bất kỳ người nào! Mọi người đều biết bà ta và Alin.
- Có thể, - ông nói, siết chặt cánh tay con gái vào người. - Nhưng khi người ta làm điều thiện thì tốt nhất là đừng để cho ai biết cả.
Kitti nín lặng, không phải vì đuối lý, mà vì cô không muốn nói với bố những ý nghĩ thầm kín. Thế nhưng, kì lạ thay, tuy cô đã quyết tâm không để bố lung lạc mình, không để bố xâm phạm vào thành đường của mình, cô vẫn cảm thấy hình ảnh cao cả của bà Stan suốt một tháng nay cô hằng ấp ủ trong lòng, đã tiêu tan không sao cứu vãn nổi, cũng như hình dáng tưởng tượng của một chiếc áo quẳng hú họa biến mất khi người ta chợt hiểu ra nó đã được xếp sắp như thế nào. Chỉ còn lại một người đàn bà chân ngắn tũn, nằm lì trên giường vì thân hình xấu xí và hay mắng mỏ Varenca hiền dịu mỗi khi cô không đắp chân bà ta cho ngay ngắn. Và không một cố gắng nào của trí tưởng tượng còn có thể làm sống lại bà Stan ngày trước.
Chú thích:
1. Một giáo phái trong đạo Tin lành, thịnh hành ở vài nước Đông Âu, chủ trương khổ hạnh, phục tùng ý Chúa chống độc quyền hành giáo của nhà thờ v.v... (piétisme).
Quyển
2
Chương 35
Chương 35
Lão quận công đã truyền tâm trạng vui vẻ sang mọi người, vợ
con, bạn bè, và cả ông chủ nhà người Đức nữa.
Khi cùng với Kitti ở suối về, ông mời đại tá, bà Maria Epghêniepna và cô Varenca đến uống cà phê, và cho kê bàn dưới bóng cây dẻ ngoài vườn. Chủ nhà và gia nhân linh hoạt hẳn lên, do ảnh hưởng của niềm hân hoan đó. Họ biết tính lão quận công hào phóng, và nửa giờ sau, một thầy thuốc ốm người Hămbua ở gác trên, đã thèm thuồng nhìn qua cửa sổ xuống đám người Nga vui vẻ khỏe mạnh tụ họp dưới gốc dẻ. Dưới bóng lá rung rinh, gần cái bàn phủ khăn trắng và bày la liệt đồ pha cà phê, bánh, bơ, phó mát và thịt nguội, phu nhân chễm chệ ngồi, đầu đội mũ thắt dải màu hoa cà, mời cà phê và bánh ngọt. ở đầu bàn đằng kia, lão quận công chuyện trò vui vẻ và ăn uống ngon lành. Ông bày ở cạnh những thứ mua được: hộp chạm trổ, đồ mĩ phẩm nhỏ, dao rọc giấy các loại sắm ở các thành phố suối nước khoáng đã đi qua; ai nấy đều có quà, kể cả cô hầu Lisen và ông chủ nhà; bằng thứ tiếng Đức ngộ nghĩnh, phát âm sai của mình, lão công tước nói đùa lại với ông này, cả quyết không phải nước suối đã chữa cho Kitti khỏi bệnh, mà là các món ăn rất ngon của ông ta, đặc biệt món xúp nấu mận. Phu nhân chế giễu những thói tục Nga của chồng, nhưng bà hoan hỉ và linh lợi hơn bao giờ hết kể từ ngày đi nghỉ ở suối nước. Ông đại tá, như mọi lần, vẫn mỉm cười trước những lời bông lơn của quận công; nhưng về vấn đề châu Âu mà ông tự cho là đã chăm chú nghiên cứu thì ông đứng về phía phu nhân. Bà Maria Epghêniepna chất phác nghe quận công pha trò câu nào cũng rũ ra cười; còn Varenca thì cứ ngặt người ra cười rúc rích, cái cười dễ lây trước những câu đùa của quận công; chưa bao giờ Kitti thấy cô ta như thế.
Mọi cái đó làm Kitti khuây khoả nhưng không phải vì thế mà bớt ưu tư. Cô không sao giải quyết nổi vấn đề mà bố cô vô tình đặt ra với cách nhìn châm biếm của ông đối với bạn bè và lối sống đã làm cô rất thích thú. Thêm vào đó còn có sự thay đổi trong quan hệ với vợ chồng Pêtrôp, vừa nãy đã biểu lộ rất rõ ràng và rất khó chịu. Ai nấy đều vui trừ có Kitti và điều đó càng dằn vặt cô hơn. Cô có cái cảm giác giống như hồi nhỏ, khi bị phạt nhốt trong buồng nghe thấy tiếng các chị cười vui vẻ bên ngoài.
- Tại sao ông mua nhiều thứ thế? - phu nhân mỉm cười hỏi và đưa cho chồng tách cà phê.
- Tôi ra phố chơi, đến gần một cửa hàng, người ta liền mời: "Thưa tôn ông, đại nhân, điện hạ 1. Khi họ mời đến chữ "điện hạ", thì tôi không cưỡng được nữa và tiêu mười đồng tale 2 như chơi.
- Đó chỉ vì ông buồn chán, có thế thôi, - phu nhân nói.
- Tất nhiên là thế rồi! Tôi buồn đến nỗi không còn biết chui vào đâu nữa, bà ạ.
- Làm sao lại có thể buồn được, thưa quận công? Bây giờ ở nước Đức có bao nhiêu điều thú vị, - bà Maria Epghêniepna nói.
- Nhưng tôi đã biết hết mọi điều thú vị rồi: tôi biết món xúp nấu mận, tôi biết món xúc xích nấu đậu. Tôi biết hết.
- Không đâu, muốn nói sao thì nói, thưa quận công, các tổ chức của họ vẫn hay lắm, - ông đại tá nói.
- Có gì là hay nào? Họ vênh vênh váo váo vì họ đã đánh bại toàn thế giới. Cái đó thì có gì là vui thích đối với tôi? Tôi chẳng đánh bại ai cả, không những tự tôi phải cởi ủng mà còn phải đem ra đặt ở cửa vào. Sáng ra, vừa ngủ dậy là phải đóng bộ vào ngay và đến phòng khách để uống trà hạng bét! Đâu có như ở nước ta! ở nhà cứ việc đủng đỉnh muốn dậy lúc nào thì dậy, muốn cáu thì cứ việc cáu, tha hồ làu bàu, đợi cho tĩnh tâm lại, rồi ngẫm nghĩ, lúc nào cũng nhẩn nha.
- Nhưng thì giờ là vàng bạc, ngài quên điều đó sao, - ông đại tá nói.
- Không phải bao giờ cũng vậy đâu! Đôi khi người ta sẵn sàng đổi một tháng lấy năm mươi kôpêch và có lúc người ta lại không bằng lòng đổi nửa giờ lấy tất cả vàng bạc trên thế giới. Có phải không, Kitti? Nhưng con làm sao vậy, con có vẻ buồn thế?
- Con không sao cả.
- Cô đi đâu thế? ở chơi lát nữa đã nào, - quận công nói với Varenca.
- Cháu phải về ạ, - Varenca đứng dậy và lần nữa lại phì cười. Khi đã nhịn được cười, cô cáo từ và đi tìm mũ.
Kitti đi theo bạn. Cô thấy hình như cả Varenca cũng có vẻ đổi khác. Cô ta không kém phần hoàn hảo, nhưng đã khác với con người Kitti hằng tưởng tượng trước đây.
- Đã lâu tôi không cười nhiều đến thế! - Varenca nói, rồi cầm lấy ví và dù. - Ông cụ nhà chị đáng yêu quá!
Kitti lặng im.
- Bao giờ chúng ta lại gặp nhau? - Varenca hỏi.
- Mẹ tôi muốn qua thăm nhà Pêtrôp. Chị không đến đấy ư? - Kitti hỏi để dò ý Varenca.
- Có chứ, - Varenca đáp. - Họ sắp đi và tôi đã hứa sẽ đến giúp họ thu xếp hành lý.
- Vậy thì tôi cũng sẽ tới.
- Thôi, không cần đâu.
- Tại sao? Tại sao? - Kitti hỏi, mắt trố ra và nắm lấy dù của Varenca. - Không, chị hãy ở lại đã. Tại sao?
- Vì ba chị vừa mới về, họ sẽ lúng túng khi có chị ở đấy.
- Không phải, chị hãy cho tôi biết tại sao chị không muốn tôi đến nhà Pêtrôp luôn? Vì đúng là chị không muốn thế thật! Tại sao?
- Tôi có nói thế đâu, - Varenca bình tĩnh trả lời.
- Có chứ, tôi van chị đấy, hãy trả lời đi!
- Có cần nói hết với chị không? - Varenca hỏi.
- Nói hết! Nói hết! - Kitti nằn nì.
- Không có gì đặc biệt đâu, nhưng Mikhain Alecxeiêvich (đó là tên anh họa sĩ) trước kia thì muốn đi sớm, nhưng bây giờ lại không muốn rời khỏi đây nữa. - Varenca mỉm cười nói.
- Thế thì sao, thì sao? - Kitti hỏi dồn dập và lầm lì nhìn bạn.
- Thế rồi, Anna Paplôpna bảo chồng là tại chị nên anh ta không muốn đi nữa. Tất nhiên, chuyện chả đâu vào đâu cả, nhưng họ đã cãi nhau vì chị. Và chị cũng biết những người bệnh như vậy dễ cáu lắm.
Kitti mặt càng tối sầm, vẫn lặng im, và Varenca nói một mình, cố tìm cách làm cho bạn nguôi đi, bình tĩnh lại, và đoán trước là một cái gì sắp sửa bùng nổ, chưa biết bằng nước mắt hay bằng lời.
- Chị biết đấy, tốt hơn hết chị không nên tới đó... chị hiểu cho...
đừng giận nhé...
- Thật đáng kiếp, đáng kiếp cho tôi! - Kitti vội nói và túm lấy dù của Varenca, không nhìn thẳng vào mặt bạn.
Varenca muốn mỉm cười trước cơn giận trẻ con nhưng sợ bạn mếch lòng.
- Tại sao, sao lại đáng kiếp? Tôi không hiểu đấy, - cô nói.
- Đáng kiếp, vì tất cả cái đó đều là giả nhân giả nghĩa, đều là bịa đặt, nó không xuất phát từ đáy lòng. Một người không dính líu gì đến tôi thì thử hỏi tôi cần gì kia chứ? Thế mà tôi lại thành nguyên nhân gây ra cãi lộn và tôi lại đi dây vào chuyện không liên quan gì đến mình. Vì đó chỉ là giả dối! Giả dối! Giả dối!...
- Nhưng giả dối như thế để làm gì? - Varenca dịu dàng hỏi.
- Chao! Sao mà ngu ngốc và xấu xa đến thế! Tôi không cần gì những thứ đó... Tất cả những cái đó đều giả dối, - cô nói, tay mân mê cái dù hết mở ra lại cụp vào.
- Nhưng rút cục để làm gì chứ?
- Để có vẻ tốt đẹp hơn, để cho người khác, cho bản thân tôi, cho Thượng đế, tưởng lầm là tôi tốt đẹp hơn: để lừa dối mọi người. Không, tôi sẽ không bao giờ bị cái đó cám dỗ nữa. Tôi vẫn chỉ là con người xấu nhưng ít ra, cũng không phải là kẻ dối trá hay xảo quyệt.
- Vậy ai là kẻ xảo quyệt? - Varenca hỏi giọng trách móc. - Chị nói như thể...
Kitti đang quá khích động nên không để bạn nói hết.
- Tôi không nói chị, hoàn toàn không nói chị. Chị... chị là người hoàn hảo. Phải, phải, tôi biết chị hoàn hảo, nhưng tôi lại là người xấu thì sao? Chuyện này ắt không thể xảy ra, nếu tôi không phải là người xấu! Tôi sẽ cứ là tôi, ít ra tôi cũng không phải đóng kịch nữa.
Nào tôi có liên quan gì với Anna Paplôpna đâu? Họ cứ việc sống thế nào tùy họ, và tôi sống thế nào tuỳ tôi. Tôi không thể thay đổi được...
Mà cũng chả phải thế đâu, không phải thế đâu!
- Cái gì không phải thế? - Varenca băn khoăn hỏi bạn.
- Mọi sự đều không phải thế! Tôi không thể sống khác với cách sống bằng tình cảm, còn chị, chị sống theo nguyên tắc. Tôi, tôi yêu mến chị, chị sống theo nguyên tắc. Tôi, tôi yêu mến chị, thế thôi, còn chị thì chắc chỉ muốn cứu vớt tôi, dạy bảo tôi.
- Chị nói vậy không đúng đâu, - Varenca nói.
- Tôi không nói ai khác, tôi chỉ nói tôi thôi.
- Kitti! - phu nhân gọi, - lại đây, mang cho ba xem cây san hô của con đi.
Kitti, vẻ kiêu kỳ, không dàn hòa với bạn, cầm hộp san hô trên bàn và đến chỗ mẹ.
- Con làm sao thế? Sao mặt đỏ lên thế? - cả bố lẫn mẹ đều hỏi cô.
- Con không sao cả, con ra đây một tí rồi quay lại ngay, - cô đáp và chạy đi.
"Chị ấy vẫn còn đấy! cô nghĩ. Lạy Chúa, biết nói gì với chị ấy đây!
Mình đã làm gì thế nhỉ? Mình đã nói gì thế? Tại sao lại xúc phạm chị ấy? Mình sẽ làm gì đây? Sẽ nói gì với chị ấy đây?", Kitti thầm nghĩ và đứng lại ở bậc cửa.
Varenca đang ngồi gần bàn, đầu đội mũ, cô cầm dù xem xét cái lò xo Kitti đã đánh gẫy. Cô ngẩng đầu lên.
- Varenca ơi, chị tha thứ cho tôi, tha thứ cho tôi nhé! - Kitti khẽ nói và lại gần bạn. - Tôi cũng không nhớ mình đã nói gì nữa. Tôi...
- Quả tình tôi không muốn làm chị buồn, - Varenca mỉm cười nói.
Hai bên dàn hoà. Nhưng việc bố Kitti về đã làm thay đổi cái thế giới cô đang sống. Cô không phủ nhận tất cả những điều đã khám phá, nhưng cô hiểu chính cô đã tự đánh lừa mình khi nghĩ là có thể trở nên một người như cô ao ước. Dường như cô vừa tỉnh giấc mơ, cô thấy rõ muốn đứng vững ở tầm cao cô định vươn lên, không giả dối, không huyênh hoang, thật khó khăn biết nhường nào; hơn nữa, cô còn thấy tất cả sức nặng của cái thế giới đầy rẫy khổ đau, bệnh tật, người hấp hối, trong đó cô đang sống: cô thấy những cố gắng để yêu mến tất cả những thứ đó sao mà quá nặng nề và thấy cần mau mau trở lại nơi thoáng đãng, về nước Nga, về Ergusovoi, nơi bà chị Doli cùng con cái vừa đến ở, theo lời trong thư của bà cho biết.
Nhưng lòng cô yêu mến Varenca không hề giảm sút. Phút chia tay, Kitti khẩn khoản mời bạn đến thăm gia đình mình ở Nga.
- Khi nào chị cưới, tôi sẽ đến, - Varenca nói.
- Tôi sẽ không bao giờ lấy chồng cả.
- Nếu vậy thì tôi cũng sẽ không bao giờ đến.
- Nếu thế tôi sẽ lấy chồng dù chỉ là để được gặp chị thôi. Chị liệu đấy, không được quên lời hứa nhá! - Kitti nói.
Lời dự đoán của bác sĩ đã được xác minh. Kitti khỏi bệnh trở về nước Nga. Cô không còn vô tư lự và vui vẻ như xưa, nhưng đã bình tĩnh lại. Những chuyện buồn cũ nay chỉ còn là kỉ niệm mà thôi.
Chú thích:
1. Erlaucht, Excellenz, Durchlauch (tiếng Đức trong nguyên bản).
2. Thaler: tiền Đức trước kia, trị giá 3 đồng "mác" thường.
Khi cùng với Kitti ở suối về, ông mời đại tá, bà Maria Epghêniepna và cô Varenca đến uống cà phê, và cho kê bàn dưới bóng cây dẻ ngoài vườn. Chủ nhà và gia nhân linh hoạt hẳn lên, do ảnh hưởng của niềm hân hoan đó. Họ biết tính lão quận công hào phóng, và nửa giờ sau, một thầy thuốc ốm người Hămbua ở gác trên, đã thèm thuồng nhìn qua cửa sổ xuống đám người Nga vui vẻ khỏe mạnh tụ họp dưới gốc dẻ. Dưới bóng lá rung rinh, gần cái bàn phủ khăn trắng và bày la liệt đồ pha cà phê, bánh, bơ, phó mát và thịt nguội, phu nhân chễm chệ ngồi, đầu đội mũ thắt dải màu hoa cà, mời cà phê và bánh ngọt. ở đầu bàn đằng kia, lão quận công chuyện trò vui vẻ và ăn uống ngon lành. Ông bày ở cạnh những thứ mua được: hộp chạm trổ, đồ mĩ phẩm nhỏ, dao rọc giấy các loại sắm ở các thành phố suối nước khoáng đã đi qua; ai nấy đều có quà, kể cả cô hầu Lisen và ông chủ nhà; bằng thứ tiếng Đức ngộ nghĩnh, phát âm sai của mình, lão công tước nói đùa lại với ông này, cả quyết không phải nước suối đã chữa cho Kitti khỏi bệnh, mà là các món ăn rất ngon của ông ta, đặc biệt món xúp nấu mận. Phu nhân chế giễu những thói tục Nga của chồng, nhưng bà hoan hỉ và linh lợi hơn bao giờ hết kể từ ngày đi nghỉ ở suối nước. Ông đại tá, như mọi lần, vẫn mỉm cười trước những lời bông lơn của quận công; nhưng về vấn đề châu Âu mà ông tự cho là đã chăm chú nghiên cứu thì ông đứng về phía phu nhân. Bà Maria Epghêniepna chất phác nghe quận công pha trò câu nào cũng rũ ra cười; còn Varenca thì cứ ngặt người ra cười rúc rích, cái cười dễ lây trước những câu đùa của quận công; chưa bao giờ Kitti thấy cô ta như thế.
Mọi cái đó làm Kitti khuây khoả nhưng không phải vì thế mà bớt ưu tư. Cô không sao giải quyết nổi vấn đề mà bố cô vô tình đặt ra với cách nhìn châm biếm của ông đối với bạn bè và lối sống đã làm cô rất thích thú. Thêm vào đó còn có sự thay đổi trong quan hệ với vợ chồng Pêtrôp, vừa nãy đã biểu lộ rất rõ ràng và rất khó chịu. Ai nấy đều vui trừ có Kitti và điều đó càng dằn vặt cô hơn. Cô có cái cảm giác giống như hồi nhỏ, khi bị phạt nhốt trong buồng nghe thấy tiếng các chị cười vui vẻ bên ngoài.
- Tại sao ông mua nhiều thứ thế? - phu nhân mỉm cười hỏi và đưa cho chồng tách cà phê.
- Tôi ra phố chơi, đến gần một cửa hàng, người ta liền mời: "Thưa tôn ông, đại nhân, điện hạ 1. Khi họ mời đến chữ "điện hạ", thì tôi không cưỡng được nữa và tiêu mười đồng tale 2 như chơi.
- Đó chỉ vì ông buồn chán, có thế thôi, - phu nhân nói.
- Tất nhiên là thế rồi! Tôi buồn đến nỗi không còn biết chui vào đâu nữa, bà ạ.
- Làm sao lại có thể buồn được, thưa quận công? Bây giờ ở nước Đức có bao nhiêu điều thú vị, - bà Maria Epghêniepna nói.
- Nhưng tôi đã biết hết mọi điều thú vị rồi: tôi biết món xúp nấu mận, tôi biết món xúc xích nấu đậu. Tôi biết hết.
- Không đâu, muốn nói sao thì nói, thưa quận công, các tổ chức của họ vẫn hay lắm, - ông đại tá nói.
- Có gì là hay nào? Họ vênh vênh váo váo vì họ đã đánh bại toàn thế giới. Cái đó thì có gì là vui thích đối với tôi? Tôi chẳng đánh bại ai cả, không những tự tôi phải cởi ủng mà còn phải đem ra đặt ở cửa vào. Sáng ra, vừa ngủ dậy là phải đóng bộ vào ngay và đến phòng khách để uống trà hạng bét! Đâu có như ở nước ta! ở nhà cứ việc đủng đỉnh muốn dậy lúc nào thì dậy, muốn cáu thì cứ việc cáu, tha hồ làu bàu, đợi cho tĩnh tâm lại, rồi ngẫm nghĩ, lúc nào cũng nhẩn nha.
- Nhưng thì giờ là vàng bạc, ngài quên điều đó sao, - ông đại tá nói.
- Không phải bao giờ cũng vậy đâu! Đôi khi người ta sẵn sàng đổi một tháng lấy năm mươi kôpêch và có lúc người ta lại không bằng lòng đổi nửa giờ lấy tất cả vàng bạc trên thế giới. Có phải không, Kitti? Nhưng con làm sao vậy, con có vẻ buồn thế?
- Con không sao cả.
- Cô đi đâu thế? ở chơi lát nữa đã nào, - quận công nói với Varenca.
- Cháu phải về ạ, - Varenca đứng dậy và lần nữa lại phì cười. Khi đã nhịn được cười, cô cáo từ và đi tìm mũ.
Kitti đi theo bạn. Cô thấy hình như cả Varenca cũng có vẻ đổi khác. Cô ta không kém phần hoàn hảo, nhưng đã khác với con người Kitti hằng tưởng tượng trước đây.
- Đã lâu tôi không cười nhiều đến thế! - Varenca nói, rồi cầm lấy ví và dù. - Ông cụ nhà chị đáng yêu quá!
Kitti lặng im.
- Bao giờ chúng ta lại gặp nhau? - Varenca hỏi.
- Mẹ tôi muốn qua thăm nhà Pêtrôp. Chị không đến đấy ư? - Kitti hỏi để dò ý Varenca.
- Có chứ, - Varenca đáp. - Họ sắp đi và tôi đã hứa sẽ đến giúp họ thu xếp hành lý.
- Vậy thì tôi cũng sẽ tới.
- Thôi, không cần đâu.
- Tại sao? Tại sao? - Kitti hỏi, mắt trố ra và nắm lấy dù của Varenca. - Không, chị hãy ở lại đã. Tại sao?
- Vì ba chị vừa mới về, họ sẽ lúng túng khi có chị ở đấy.
- Không phải, chị hãy cho tôi biết tại sao chị không muốn tôi đến nhà Pêtrôp luôn? Vì đúng là chị không muốn thế thật! Tại sao?
- Tôi có nói thế đâu, - Varenca bình tĩnh trả lời.
- Có chứ, tôi van chị đấy, hãy trả lời đi!
- Có cần nói hết với chị không? - Varenca hỏi.
- Nói hết! Nói hết! - Kitti nằn nì.
- Không có gì đặc biệt đâu, nhưng Mikhain Alecxeiêvich (đó là tên anh họa sĩ) trước kia thì muốn đi sớm, nhưng bây giờ lại không muốn rời khỏi đây nữa. - Varenca mỉm cười nói.
- Thế thì sao, thì sao? - Kitti hỏi dồn dập và lầm lì nhìn bạn.
- Thế rồi, Anna Paplôpna bảo chồng là tại chị nên anh ta không muốn đi nữa. Tất nhiên, chuyện chả đâu vào đâu cả, nhưng họ đã cãi nhau vì chị. Và chị cũng biết những người bệnh như vậy dễ cáu lắm.
Kitti mặt càng tối sầm, vẫn lặng im, và Varenca nói một mình, cố tìm cách làm cho bạn nguôi đi, bình tĩnh lại, và đoán trước là một cái gì sắp sửa bùng nổ, chưa biết bằng nước mắt hay bằng lời.
- Chị biết đấy, tốt hơn hết chị không nên tới đó... chị hiểu cho...
đừng giận nhé...
- Thật đáng kiếp, đáng kiếp cho tôi! - Kitti vội nói và túm lấy dù của Varenca, không nhìn thẳng vào mặt bạn.
Varenca muốn mỉm cười trước cơn giận trẻ con nhưng sợ bạn mếch lòng.
- Tại sao, sao lại đáng kiếp? Tôi không hiểu đấy, - cô nói.
- Đáng kiếp, vì tất cả cái đó đều là giả nhân giả nghĩa, đều là bịa đặt, nó không xuất phát từ đáy lòng. Một người không dính líu gì đến tôi thì thử hỏi tôi cần gì kia chứ? Thế mà tôi lại thành nguyên nhân gây ra cãi lộn và tôi lại đi dây vào chuyện không liên quan gì đến mình. Vì đó chỉ là giả dối! Giả dối! Giả dối!...
- Nhưng giả dối như thế để làm gì? - Varenca dịu dàng hỏi.
- Chao! Sao mà ngu ngốc và xấu xa đến thế! Tôi không cần gì những thứ đó... Tất cả những cái đó đều giả dối, - cô nói, tay mân mê cái dù hết mở ra lại cụp vào.
- Nhưng rút cục để làm gì chứ?
- Để có vẻ tốt đẹp hơn, để cho người khác, cho bản thân tôi, cho Thượng đế, tưởng lầm là tôi tốt đẹp hơn: để lừa dối mọi người. Không, tôi sẽ không bao giờ bị cái đó cám dỗ nữa. Tôi vẫn chỉ là con người xấu nhưng ít ra, cũng không phải là kẻ dối trá hay xảo quyệt.
- Vậy ai là kẻ xảo quyệt? - Varenca hỏi giọng trách móc. - Chị nói như thể...
Kitti đang quá khích động nên không để bạn nói hết.
- Tôi không nói chị, hoàn toàn không nói chị. Chị... chị là người hoàn hảo. Phải, phải, tôi biết chị hoàn hảo, nhưng tôi lại là người xấu thì sao? Chuyện này ắt không thể xảy ra, nếu tôi không phải là người xấu! Tôi sẽ cứ là tôi, ít ra tôi cũng không phải đóng kịch nữa.
Nào tôi có liên quan gì với Anna Paplôpna đâu? Họ cứ việc sống thế nào tùy họ, và tôi sống thế nào tuỳ tôi. Tôi không thể thay đổi được...
Mà cũng chả phải thế đâu, không phải thế đâu!
- Cái gì không phải thế? - Varenca băn khoăn hỏi bạn.
- Mọi sự đều không phải thế! Tôi không thể sống khác với cách sống bằng tình cảm, còn chị, chị sống theo nguyên tắc. Tôi, tôi yêu mến chị, chị sống theo nguyên tắc. Tôi, tôi yêu mến chị, thế thôi, còn chị thì chắc chỉ muốn cứu vớt tôi, dạy bảo tôi.
- Chị nói vậy không đúng đâu, - Varenca nói.
- Tôi không nói ai khác, tôi chỉ nói tôi thôi.
- Kitti! - phu nhân gọi, - lại đây, mang cho ba xem cây san hô của con đi.
Kitti, vẻ kiêu kỳ, không dàn hòa với bạn, cầm hộp san hô trên bàn và đến chỗ mẹ.
- Con làm sao thế? Sao mặt đỏ lên thế? - cả bố lẫn mẹ đều hỏi cô.
- Con không sao cả, con ra đây một tí rồi quay lại ngay, - cô đáp và chạy đi.
"Chị ấy vẫn còn đấy! cô nghĩ. Lạy Chúa, biết nói gì với chị ấy đây!
Mình đã làm gì thế nhỉ? Mình đã nói gì thế? Tại sao lại xúc phạm chị ấy? Mình sẽ làm gì đây? Sẽ nói gì với chị ấy đây?", Kitti thầm nghĩ và đứng lại ở bậc cửa.
Varenca đang ngồi gần bàn, đầu đội mũ, cô cầm dù xem xét cái lò xo Kitti đã đánh gẫy. Cô ngẩng đầu lên.
- Varenca ơi, chị tha thứ cho tôi, tha thứ cho tôi nhé! - Kitti khẽ nói và lại gần bạn. - Tôi cũng không nhớ mình đã nói gì nữa. Tôi...
- Quả tình tôi không muốn làm chị buồn, - Varenca mỉm cười nói.
Hai bên dàn hoà. Nhưng việc bố Kitti về đã làm thay đổi cái thế giới cô đang sống. Cô không phủ nhận tất cả những điều đã khám phá, nhưng cô hiểu chính cô đã tự đánh lừa mình khi nghĩ là có thể trở nên một người như cô ao ước. Dường như cô vừa tỉnh giấc mơ, cô thấy rõ muốn đứng vững ở tầm cao cô định vươn lên, không giả dối, không huyênh hoang, thật khó khăn biết nhường nào; hơn nữa, cô còn thấy tất cả sức nặng của cái thế giới đầy rẫy khổ đau, bệnh tật, người hấp hối, trong đó cô đang sống: cô thấy những cố gắng để yêu mến tất cả những thứ đó sao mà quá nặng nề và thấy cần mau mau trở lại nơi thoáng đãng, về nước Nga, về Ergusovoi, nơi bà chị Doli cùng con cái vừa đến ở, theo lời trong thư của bà cho biết.
Nhưng lòng cô yêu mến Varenca không hề giảm sút. Phút chia tay, Kitti khẩn khoản mời bạn đến thăm gia đình mình ở Nga.
- Khi nào chị cưới, tôi sẽ đến, - Varenca nói.
- Tôi sẽ không bao giờ lấy chồng cả.
- Nếu vậy thì tôi cũng sẽ không bao giờ đến.
- Nếu thế tôi sẽ lấy chồng dù chỉ là để được gặp chị thôi. Chị liệu đấy, không được quên lời hứa nhá! - Kitti nói.
Lời dự đoán của bác sĩ đã được xác minh. Kitti khỏi bệnh trở về nước Nga. Cô không còn vô tư lự và vui vẻ như xưa, nhưng đã bình tĩnh lại. Những chuyện buồn cũ nay chỉ còn là kỉ niệm mà thôi.
Chú thích:
1. Erlaucht, Excellenz, Durchlauch (tiếng Đức trong nguyên bản).
2. Thaler: tiền Đức trước kia, trị giá 3 đồng "mác" thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét