Quyển
3
Chương 1
Chương 1
Xergei Ivanovitr Coznusev quyết định tạm nghỉ công việc trí
óc; nhưng đáng lẽ ra nước ngoài như thường lệ, thì đến cuối tháng năm ông lại tới
nhà Levin. Theo ý ông, không gì tốt bằng sống ở nông thôn.
Ông đến nhà em trai để hưởng thụ cuộc sống đó. Conxtantin Levin càng lấy đó làm vui thích vì hè năm đó, chàng không còn hy vọng ông anh Nicolai đến nữa. Nhưng, mặc dầu quý trọng Xergei Ivanovitr, Conxtantin Levin vẫn không thoải mái khi có mặt ông ở Pocrovxcoie.
Chàng khó chịu, thậm chí còn khổ tâm, về cái cách ông ta hiểu nông thôn. Đối với Conxtantin Levin, nông thôn chính là sân khấu của cuộc đời chàng, nghĩa là của những vui sướng, đau khổ và công việc; đối với Xergei Ivanovitr thì một mặt nó là chốn nghỉ ngơi, mặt khác lại là liều thuốc giải độc thần hiệu chống sự đồi trụy thị thành, một liều thuốc giải độc ông vui lòng uống vì biết nó hiệu nghiệm. Đối với Conxtantin Levin, nông thôn đẹp chính vì nó tạo địa bàn hoạt động cho những việc làm rõ ràng là hữu ích; đối với Xergei Ivanovitr, nông thôn đẹp chính vì ở đó người ta có thể không làm và không cần phải làm việc gì. Hơn nữa, thái độ Xergei đối xử với nông dân cũng làm Conxtantin hơi bực mình. Xergei Ivanovitr cho là mình yêu mến và hiểu biết đám bình dân; ông luôn luôn trò chuyện với bà con mugich, không có vẻ gì ngượng ngùng hoặc vờ vĩnh cả, và sau mỗi cuộc nói chuyện, lại rút ra những kết luận chung có lợi cho đám bình dân và chứng tỏ ông hiểu biết họ. Conxtantin Levin không ưa thái độ đó. Đối với chàng, bình dân chỉ là trợ thủ chủ yếu trong lao động chung và mặc dầu vừa kính trọng vừa yêu thương người mugich với mối tình mà chàng cả quyết đã hấp thụ cùng với dòng sữa của người vú nuôi nông dân, mặc dầu đôi khi cảm thấy thán phục sức mạnh, tính ôn hoà, thẳng thắn của họ, chàng vẫn thường tức giận vì tính bừa bãi, bẩn thỉu, rượu chè, dối trá của họ mỗi khi công việc chung đòi hỏi phải có những đức tính khác. Nếu ai hỏi Conxtantin Levin rằng chàng có yêu bình dân không thì quả chàng không biết trả lời ra sao.
Đối với họ cũng như với mọi người khác, chàng vừa có thiện cảm, lại vừa có ác cảm. Nhưng vốn là người trung thực, chàng thường thấy nhiều thiện cảm hơn là ác cảm với mọi người; cho nên chàng đối với nông dân cũng như vậy. Nhưng tình cảm chàng đối với bình dân lại có một tính chất riêng biệt. Không những chàng sống với bình dân, không những tất cả quyền lợi của họ và của chàng gắn bó với nhau, mà chàng còn tự cho mình là một bộ phận khăng khít của bình dân, cho nên chàng không thể nhìn thấy khuyết điểm lẫn ưu điểm của nông dân cũng như không thể nhìn thấy ưu, khuyết của chính bản thân mình. Ngoài ra, tuy đã bao lâu sống giữa mugich với quan hệ rất mật thiết, vừa là chủ điền vừa là trọng tài và nhất là cố vấn nữa (người mugich, vốn tin chàng, có khi đi hàng bốn chục dặm đường đến xin chàng chỉ bảo), chàng vẫn không có ý niệm gì rõ ràng về bình dân và nếu ai hỏi chàng có hiểu biết đám bình dân đó không, thì chàng cũng sẽ trả lời rất lúng túng, không khác gì khi họ hỏi chàng có yêu bình dân không. Đối với chàng, nói mình hiểu biết bình dân cũng tựa như nói là hiểu biết mọi người. Chàng luôn quan sát và biết đủ mọi hạng người, trong đó có cả những mugich mà chàng cho là tốt và thú vị; chàng luôn luôn phát hiện ở họ những nét mới làm thay đổi ý niệm trước kia của chàng đối với họ. Đối với Xergei Ivanovitr thì lại hoàn toàn ngược lại. Ông ưa thích và tán dương cuộc sống thôn dã thế nào, tương phản với lối sống mà ông không ưa thích, thì ông cũng ưa thích đám bình dân như vậy, tương phản với lớp người ông không ưa thích, và ông thấy bình dân là hạng người tương phản với mọi người nói chung. Đầu óc khuôn phép của ông đã hình thành những quan điểm rành mạch về cuộc sống nông thôn; sở dĩ ông có những quan điểm đó, phần nào nhờ đã quan sát ngay bản thân cuộc sống nông dân, nhưng chính là nhờ quan sát những việc ngược lại. Ông không bao giờ thay đổi ý kiến về bình dân cũng như thái độ thiện cảm đối với họ.
Trong những cuộc tranh luận xảy ra giữa hai anh em, phần thắng bao giờ cũng về thuộc Xergei Ivanovitr, chính vì ông có quan niệm rành mạch về bình dân, về tính chất, đặc điểm và sở thích của họ, còn Conxtantin Levin thì lại không có ý niệm gì rõ ràng cả; cho nên trong những cuộc bàn cãi đó, chàng thường mâu thuẫn với chính mình.
Xergei Ivanovitr vẫn coi em là một chàng trai ưu tú, có trái tim đặt đúng chỗ 1, trí tuệ tuy sắc sảo nhưng bị những ấn tượng nhất thời chi phối quá nhiều và do đó đầy mâu thuẫn. Với thái độ chiếu cố kẻ cả, đôi khi ông giảng giải ý nghĩa các sự việc cho chàng nghe, nhưng không thấy hứng thú gì trong tranh luận vì ông thường dồn chàng đuối lý quá dễ dàng.
Conxtantin Levin vốn coi anh mình là người thông minh và kiến thức rộng, phẩm chất cao thượng với tất cả ý nghĩa cao quý nhất của chữ đó, và sẵn khả năng hoạt động vì lợi ích công cộng. Nhưng tuổi càng lớn chàng càng hiểu ông anh hơn, trong thâm tâm, chàng càng hay nghĩ khả năng hoạt động vì lợi ích công cộng đó, mà chàng hoàn toàn không thấy có ở mình, có lẽ không phải là một đức tính mà trái lại còn là thiếu sót, không phải là thiếu những ước vọng và sở thích cao thượng, thẳng thắn và lành mạnh, mà nói cho đúng là thiếu sinh lực, thiếu cái người ta gọi là trái tim, thiếu niềm khát vọng nó bắt buộc ta phải chọn lấy một trong những con đường đó mà thôi. Càng hiểu ông anh hơn chàng càng thấy rằng, cũng như bao người khác hoạt động vì lợi ích công cộng, Xergei Ivanovitr yêu mến lợi ích chung không phải do trái tim thúc đẩy; lý trí đơn thuần đã vạch cho họ thấy quan tâm đến việc đó là tốt và đó là động cơ duy nhất. Điều phỏng đoán đó lại càng chắc chắn khi Levin thấy, đối với những vấn đề thuộc lợi ích công cộng và sự bất diệt của linh hồn, ông anh mình cũng chẳng quan tâm gì hơn là đối với một ván cờ hoặc sự cấu tạo tài tình của một kiểu máy mới.
Conxtantin Levin thấy khó chịu khi sống ở nông thôn với ông anh còn vì lí do khác: trên trại ấp của mình, nhất là trong vụ hè, Levin luôn bận bịu và làm không hết việc dù ngày có dài mấy đi nữa, còn Xergei Ivanovitr cứ nghỉ tràn. Tuy nghỉ ngơi, nghĩa là không viết tác phẩm, nhưng vì quá quen hoạt động trí não, ông thích diễn đạt những ý nghĩ nảy ra trong đầu dưới hình thức trang nhã và cô đúc, do đó ông muốn có người nghe mình nói. Cái người nghe thường xuyên đó tất nhiên là ông em. Và tuy quan hệ của họ với nhau thân mật xuề xoà, Kônxtantin vẫn ngại để ông anh phải lủi thủi một mình. Xergei Ivanovitr thích nằm ngoài bãi cỏ dưới ánh mặt trời, vừa phơi nắng vừa uể oải trò chuyện.
- Chắc chú không thể tưởng tượng được cuộc đời nhàn rỗi này đối với anh thích thú biết bao, - ông nói với em trai. - Đầu óc ta rỗng không, chẳng suy nghĩ gì cả.
Nhưng phải ngồi nghe ông ta nói mãi cũng ngấy, nhất là khi Conxtantin Levin biết rằng, trong lúc vắng mặt mình, người làm đang xe phân bón ra cánh đồng chưa cày vỡ và nếu chàng không để mắt tới thì có trời biết là họ sẽ đánh đống ra sao ở ngoài đó, dễ thường họ còn không vặn chặt gióng cây và tháo tung ra để rồi sau đó bảo cày mới chỉ là thứ phát minh vô lí, "thà cứ dùng cày cũ còn hơn", v.v...
- Trời nóng thế này, chú chạy đi chạy lại vừa thôi, - Xergei Ivanovitr bảo chàng.
- Không, em chỉ đến buồng giấy một lát thôi, - Levin nói và chạy tót ra đồng.
Chú thích:
1. Bien placé (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Ông đến nhà em trai để hưởng thụ cuộc sống đó. Conxtantin Levin càng lấy đó làm vui thích vì hè năm đó, chàng không còn hy vọng ông anh Nicolai đến nữa. Nhưng, mặc dầu quý trọng Xergei Ivanovitr, Conxtantin Levin vẫn không thoải mái khi có mặt ông ở Pocrovxcoie.
Chàng khó chịu, thậm chí còn khổ tâm, về cái cách ông ta hiểu nông thôn. Đối với Conxtantin Levin, nông thôn chính là sân khấu của cuộc đời chàng, nghĩa là của những vui sướng, đau khổ và công việc; đối với Xergei Ivanovitr thì một mặt nó là chốn nghỉ ngơi, mặt khác lại là liều thuốc giải độc thần hiệu chống sự đồi trụy thị thành, một liều thuốc giải độc ông vui lòng uống vì biết nó hiệu nghiệm. Đối với Conxtantin Levin, nông thôn đẹp chính vì nó tạo địa bàn hoạt động cho những việc làm rõ ràng là hữu ích; đối với Xergei Ivanovitr, nông thôn đẹp chính vì ở đó người ta có thể không làm và không cần phải làm việc gì. Hơn nữa, thái độ Xergei đối xử với nông dân cũng làm Conxtantin hơi bực mình. Xergei Ivanovitr cho là mình yêu mến và hiểu biết đám bình dân; ông luôn luôn trò chuyện với bà con mugich, không có vẻ gì ngượng ngùng hoặc vờ vĩnh cả, và sau mỗi cuộc nói chuyện, lại rút ra những kết luận chung có lợi cho đám bình dân và chứng tỏ ông hiểu biết họ. Conxtantin Levin không ưa thái độ đó. Đối với chàng, bình dân chỉ là trợ thủ chủ yếu trong lao động chung và mặc dầu vừa kính trọng vừa yêu thương người mugich với mối tình mà chàng cả quyết đã hấp thụ cùng với dòng sữa của người vú nuôi nông dân, mặc dầu đôi khi cảm thấy thán phục sức mạnh, tính ôn hoà, thẳng thắn của họ, chàng vẫn thường tức giận vì tính bừa bãi, bẩn thỉu, rượu chè, dối trá của họ mỗi khi công việc chung đòi hỏi phải có những đức tính khác. Nếu ai hỏi Conxtantin Levin rằng chàng có yêu bình dân không thì quả chàng không biết trả lời ra sao.
Đối với họ cũng như với mọi người khác, chàng vừa có thiện cảm, lại vừa có ác cảm. Nhưng vốn là người trung thực, chàng thường thấy nhiều thiện cảm hơn là ác cảm với mọi người; cho nên chàng đối với nông dân cũng như vậy. Nhưng tình cảm chàng đối với bình dân lại có một tính chất riêng biệt. Không những chàng sống với bình dân, không những tất cả quyền lợi của họ và của chàng gắn bó với nhau, mà chàng còn tự cho mình là một bộ phận khăng khít của bình dân, cho nên chàng không thể nhìn thấy khuyết điểm lẫn ưu điểm của nông dân cũng như không thể nhìn thấy ưu, khuyết của chính bản thân mình. Ngoài ra, tuy đã bao lâu sống giữa mugich với quan hệ rất mật thiết, vừa là chủ điền vừa là trọng tài và nhất là cố vấn nữa (người mugich, vốn tin chàng, có khi đi hàng bốn chục dặm đường đến xin chàng chỉ bảo), chàng vẫn không có ý niệm gì rõ ràng về bình dân và nếu ai hỏi chàng có hiểu biết đám bình dân đó không, thì chàng cũng sẽ trả lời rất lúng túng, không khác gì khi họ hỏi chàng có yêu bình dân không. Đối với chàng, nói mình hiểu biết bình dân cũng tựa như nói là hiểu biết mọi người. Chàng luôn quan sát và biết đủ mọi hạng người, trong đó có cả những mugich mà chàng cho là tốt và thú vị; chàng luôn luôn phát hiện ở họ những nét mới làm thay đổi ý niệm trước kia của chàng đối với họ. Đối với Xergei Ivanovitr thì lại hoàn toàn ngược lại. Ông ưa thích và tán dương cuộc sống thôn dã thế nào, tương phản với lối sống mà ông không ưa thích, thì ông cũng ưa thích đám bình dân như vậy, tương phản với lớp người ông không ưa thích, và ông thấy bình dân là hạng người tương phản với mọi người nói chung. Đầu óc khuôn phép của ông đã hình thành những quan điểm rành mạch về cuộc sống nông thôn; sở dĩ ông có những quan điểm đó, phần nào nhờ đã quan sát ngay bản thân cuộc sống nông dân, nhưng chính là nhờ quan sát những việc ngược lại. Ông không bao giờ thay đổi ý kiến về bình dân cũng như thái độ thiện cảm đối với họ.
Trong những cuộc tranh luận xảy ra giữa hai anh em, phần thắng bao giờ cũng về thuộc Xergei Ivanovitr, chính vì ông có quan niệm rành mạch về bình dân, về tính chất, đặc điểm và sở thích của họ, còn Conxtantin Levin thì lại không có ý niệm gì rõ ràng cả; cho nên trong những cuộc bàn cãi đó, chàng thường mâu thuẫn với chính mình.
Xergei Ivanovitr vẫn coi em là một chàng trai ưu tú, có trái tim đặt đúng chỗ 1, trí tuệ tuy sắc sảo nhưng bị những ấn tượng nhất thời chi phối quá nhiều và do đó đầy mâu thuẫn. Với thái độ chiếu cố kẻ cả, đôi khi ông giảng giải ý nghĩa các sự việc cho chàng nghe, nhưng không thấy hứng thú gì trong tranh luận vì ông thường dồn chàng đuối lý quá dễ dàng.
Conxtantin Levin vốn coi anh mình là người thông minh và kiến thức rộng, phẩm chất cao thượng với tất cả ý nghĩa cao quý nhất của chữ đó, và sẵn khả năng hoạt động vì lợi ích công cộng. Nhưng tuổi càng lớn chàng càng hiểu ông anh hơn, trong thâm tâm, chàng càng hay nghĩ khả năng hoạt động vì lợi ích công cộng đó, mà chàng hoàn toàn không thấy có ở mình, có lẽ không phải là một đức tính mà trái lại còn là thiếu sót, không phải là thiếu những ước vọng và sở thích cao thượng, thẳng thắn và lành mạnh, mà nói cho đúng là thiếu sinh lực, thiếu cái người ta gọi là trái tim, thiếu niềm khát vọng nó bắt buộc ta phải chọn lấy một trong những con đường đó mà thôi. Càng hiểu ông anh hơn chàng càng thấy rằng, cũng như bao người khác hoạt động vì lợi ích công cộng, Xergei Ivanovitr yêu mến lợi ích chung không phải do trái tim thúc đẩy; lý trí đơn thuần đã vạch cho họ thấy quan tâm đến việc đó là tốt và đó là động cơ duy nhất. Điều phỏng đoán đó lại càng chắc chắn khi Levin thấy, đối với những vấn đề thuộc lợi ích công cộng và sự bất diệt của linh hồn, ông anh mình cũng chẳng quan tâm gì hơn là đối với một ván cờ hoặc sự cấu tạo tài tình của một kiểu máy mới.
Conxtantin Levin thấy khó chịu khi sống ở nông thôn với ông anh còn vì lí do khác: trên trại ấp của mình, nhất là trong vụ hè, Levin luôn bận bịu và làm không hết việc dù ngày có dài mấy đi nữa, còn Xergei Ivanovitr cứ nghỉ tràn. Tuy nghỉ ngơi, nghĩa là không viết tác phẩm, nhưng vì quá quen hoạt động trí não, ông thích diễn đạt những ý nghĩ nảy ra trong đầu dưới hình thức trang nhã và cô đúc, do đó ông muốn có người nghe mình nói. Cái người nghe thường xuyên đó tất nhiên là ông em. Và tuy quan hệ của họ với nhau thân mật xuề xoà, Kônxtantin vẫn ngại để ông anh phải lủi thủi một mình. Xergei Ivanovitr thích nằm ngoài bãi cỏ dưới ánh mặt trời, vừa phơi nắng vừa uể oải trò chuyện.
- Chắc chú không thể tưởng tượng được cuộc đời nhàn rỗi này đối với anh thích thú biết bao, - ông nói với em trai. - Đầu óc ta rỗng không, chẳng suy nghĩ gì cả.
Nhưng phải ngồi nghe ông ta nói mãi cũng ngấy, nhất là khi Conxtantin Levin biết rằng, trong lúc vắng mặt mình, người làm đang xe phân bón ra cánh đồng chưa cày vỡ và nếu chàng không để mắt tới thì có trời biết là họ sẽ đánh đống ra sao ở ngoài đó, dễ thường họ còn không vặn chặt gióng cây và tháo tung ra để rồi sau đó bảo cày mới chỉ là thứ phát minh vô lí, "thà cứ dùng cày cũ còn hơn", v.v...
- Trời nóng thế này, chú chạy đi chạy lại vừa thôi, - Xergei Ivanovitr bảo chàng.
- Không, em chỉ đến buồng giấy một lát thôi, - Levin nói và chạy tót ra đồng.
Chú thích:
1. Bien placé (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
3
Chương 2
Chương 2
Đầu tháng sáu, bà vú già hiền lành kiêm quản gia Agafia
Mikhailovna, khi cất hũ nấm vừa muối xong xuống dưới hầm, bị trượt chân ngã và
trẹo cổ tay. Thầy thuốc của hội đồng tự trị địa phương, một sinh viên trẻ, ba
hoa, vừa tốt nghiệp Đại học, được mời đến. Anh ta khám tay, nói là không bị sai
khớp, lấy làm vui sướng được tiếp chuyện nhân vật trứ danh Xergei Ivanovitr
Coznusev, và, để bày tỏ cho ông biết quan điểm sáng suốt của mình về mọi việc,
anh ta kể lại cho ông nghe các thứ chuyện lăng nhăng trong quận, và than phiền
về tình hình tồi tệ của cơ quan hành chính tỉnh. Xergei Ivanovitr chăm chú
nghe, hỏi han anh ta, và, hứng lên vì có thêm thính giả mới này, ông liền nói
thao thao bất tuyệt, điểm thêm những nhận xét xác đáng và sâu sắc, được vị bác
sĩ trẻ kính cẩn tán thưởng, và ông bỗng trở nên phấn khởi, cái vẻ phấn khởi mà
em trai ông biết rất rõ, thường thấy sau mỗi lần ông nói chuyện sinh động và xuất
sắc. Khi bác sĩ đi rồi, ông định ra ngồi câu ở bờ sông. Xergei Ivanovitr thích
câu cá và hình như hãnh diện là mình có thể ưa thích một thứ tiêu khiển ngu ngốc
đến thế.
Conxtantin Levin đang cần ra chỗ ruộng cày và đồng cỏ, bèn mời ông đi bằng xe ngựa.
Lúc đó đã vào cuối hè: thời kỳ việc gặt hái trong năm đã định liệu đâu vào đấy, bắt đầu phải lo giống má cho năm sau và sắp đến vụ cắt cỏ; thời kỳ lúa loã mạch xanh non đã lên đòng và thân cây mỏng manh đang lả lướt trước gió, chờ đợi mầu mỡ bốc lên; thời kì lúa yến mạch xanh sẫm gieo muộn đang hỗn độn vượt lên trên những búi cỏ vàng; thời kì lúa kiều mạch sớm đã mọc che kín đất; thời kì cày những thửa ruộng hưu canh có vệt đường bỏ hoang, trơ trơ dưới lưỡi bừa và rắn đanh lại vì súc vật xéo lên; thời kì hàng đống phân bón được chở ra ruộng, trộn lẫn mùi phân với hương cây cỏ; thời kỳ cánh đồng cỏ được chăm sóc, đang chờ lưỡi hái, trải tấm thảm rậm rì điểm những búi cây chua me sạm đen đã cắt xong.
Đó là thời kỳ rảnh rang ngắn ngủi xen vào giữa công việc đồng áng trước mùa gặt hằng năm vẫn trở lại và hằng năm đòi hỏi tất cả sức lực của nông dân. Mùa màng hứa hẹn tốt đẹp: ban ngày quang đãng và ấm áp, tiếp theo những đêm ngắn đầy sương sa.
Hai anh em phải qua một khu rừng mới tới được đồng cỏ. Xergei Ivanovitr suốt dọc đường ngây ngất ngắm khu rừng cành lá um tùm:
khi ông trỏ cho em trai một cây bồ đề già xế rợp bóng râm, sặc sỡ cuộng lá vàng và sắp nở hoa, lúc lại trỏ những chồi cây non tơ một màu xanh cẩm thạch lộng lẫy. Conxtantin Levin không thích nói mà cũng chẳng thích nghe nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên. Đối với chàng, chữ nghĩa chỉ làm mất vẻ đẹp của cảnh vật. Chàng ừ hữ với anh nhưng bất giác lại nghĩ tới việc khác. Ra khỏi rừng, chàng chỉ một mực chăm chăm chú chú ngắm thửa ruộng hưu canh trên đồi, chỗ phủ kín cỏ vàng úa, nơi vụn ra từng tảng, đây thì rải rác gò đống, kia lại cày bừa rồi. Một dãy xe tải đậu dọc theo đám ruộng hưu canh.
Levin đếm và vui thích thấy số xe đã đến đầy đủ. Khi thấy đồng cỏ, chàng liền nghĩ tới cỏ khô. Việc hái cỏ bao giờ cũng làm rung động một sợi dây tâm tình đặc biệt nhạy cảm trong chàng. Tới ria đồng cỏ, Levin liền dừng ngựa lại.
Sương sớm vẫn phủ khắp bãi cỏ dày và Xergei Ivanovitr, để khỏi ướt chân, nhờ chú em đánh xe đưa ông tới một bụi cây kim tước, gần đó có thể câu được cá măng. Tuy xót ruột vì phải đè nát đồng cỏ, Conxtantin Levin vẫn đánh xe tiến vào. Cỏ cao quấn lấy vó ngựa và bánh xe, vương vãi hạt vào nan hoa và trục xe ẩm ướt.
Ông anh ngồi xuống dưới bụi cây sau khi đã tháo cần câu; Levin dắt ngựa ra chỗ khác, buộc lại và đi vào đồng cỏ im gió, bát ngát một màu xanh xám. ở những chỗ ngập nước, cỏ óng mượt mọc cao xấp xỉ ngang thắt lưng, hạt đã gần chín.
Conxtantin đi tắt qua cánh đồng cỏ, ra đường cái và gặp một ông lão mắt húp híp mang cái rọ chụp tổ ong.
- Thế nào, bắt được rồi chứ, bác Fômich? - Levin hỏi ông già.
- Bắt được rồi! Chà! Tôi chỉ cầu sao giữ được cái gì của mình mà thôi. Đây là lần thứ hai, đàn ong bé bay đi... Vừa may các chàng trai đến kịp thời. Chúng đang cày ruộng của ông: thế là chúng liền tháo ngựa ra và đuổi ngay theo sau...
- Bác Fômich, bác thấy thế nào? Giờ nên hái cỏ chưa hay là hãy chờ đã?
- Biết thưa với ông thế nào đây? Chúng tôi thì chờ đến ngày lễ Thánh Pie kia, nhưng còn ông thì bao giờ ông cũng hái sớm hơn. Nếu Chúa thương thì cỏ sẽ tốt đấy. Gia súc cũng có đủ cái mà ăn.
- Bác có cho là sẽ đẹp trời không?
- Cái đó còn nhờ lượng Chúa. May ra thì có thể đấy.
Levin quay lại chỗ ông anh.
Cá không cắn câu, nhưng Xergei Ivanovitr không chút chán nản và xem chừng còn rất vui là khác. Levin thấy ông đang bốc vì cuộc trò chuyện với bác sĩ, vẫn còn hứng nói. Ngược lại, Levin muốn về nhà ngay để sai người đi gọi thợ hái ngày mai đến và quyết định về vấn đề hái cỏ vẫn canh cánh trong lòng.
- Ta về thôi, - chàng nói.
- Làm gì mà vội thế? Hãy ở lại lát nữa nào. Chú ướt hết rồi!
Chẳng câu được con nào nhưng ở đây, anh rất dễ chịu. Mọi thứ săn bắn, câu cá đều có cái tốt là được tiếp xúc với thiên nhiên. Làn nước long lanh mới đẹp làm sao! - ông nói. Những bờ nước trong đồng cỏ này làm anh nhớ tới một câu đố, - ông nói tiếp. - Chú có biết không?
Cỏ nói với nước: "Chúng tôi đong đưa, chúng tôi đong đưa".
- Em không biết câu đố đó, - Levin trả lời, giọng ưu tư.
Conxtantin Levin đang cần ra chỗ ruộng cày và đồng cỏ, bèn mời ông đi bằng xe ngựa.
Lúc đó đã vào cuối hè: thời kỳ việc gặt hái trong năm đã định liệu đâu vào đấy, bắt đầu phải lo giống má cho năm sau và sắp đến vụ cắt cỏ; thời kỳ lúa loã mạch xanh non đã lên đòng và thân cây mỏng manh đang lả lướt trước gió, chờ đợi mầu mỡ bốc lên; thời kì lúa yến mạch xanh sẫm gieo muộn đang hỗn độn vượt lên trên những búi cỏ vàng; thời kì lúa kiều mạch sớm đã mọc che kín đất; thời kì cày những thửa ruộng hưu canh có vệt đường bỏ hoang, trơ trơ dưới lưỡi bừa và rắn đanh lại vì súc vật xéo lên; thời kì hàng đống phân bón được chở ra ruộng, trộn lẫn mùi phân với hương cây cỏ; thời kỳ cánh đồng cỏ được chăm sóc, đang chờ lưỡi hái, trải tấm thảm rậm rì điểm những búi cây chua me sạm đen đã cắt xong.
Đó là thời kỳ rảnh rang ngắn ngủi xen vào giữa công việc đồng áng trước mùa gặt hằng năm vẫn trở lại và hằng năm đòi hỏi tất cả sức lực của nông dân. Mùa màng hứa hẹn tốt đẹp: ban ngày quang đãng và ấm áp, tiếp theo những đêm ngắn đầy sương sa.
Hai anh em phải qua một khu rừng mới tới được đồng cỏ. Xergei Ivanovitr suốt dọc đường ngây ngất ngắm khu rừng cành lá um tùm:
khi ông trỏ cho em trai một cây bồ đề già xế rợp bóng râm, sặc sỡ cuộng lá vàng và sắp nở hoa, lúc lại trỏ những chồi cây non tơ một màu xanh cẩm thạch lộng lẫy. Conxtantin Levin không thích nói mà cũng chẳng thích nghe nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên. Đối với chàng, chữ nghĩa chỉ làm mất vẻ đẹp của cảnh vật. Chàng ừ hữ với anh nhưng bất giác lại nghĩ tới việc khác. Ra khỏi rừng, chàng chỉ một mực chăm chăm chú chú ngắm thửa ruộng hưu canh trên đồi, chỗ phủ kín cỏ vàng úa, nơi vụn ra từng tảng, đây thì rải rác gò đống, kia lại cày bừa rồi. Một dãy xe tải đậu dọc theo đám ruộng hưu canh.
Levin đếm và vui thích thấy số xe đã đến đầy đủ. Khi thấy đồng cỏ, chàng liền nghĩ tới cỏ khô. Việc hái cỏ bao giờ cũng làm rung động một sợi dây tâm tình đặc biệt nhạy cảm trong chàng. Tới ria đồng cỏ, Levin liền dừng ngựa lại.
Sương sớm vẫn phủ khắp bãi cỏ dày và Xergei Ivanovitr, để khỏi ướt chân, nhờ chú em đánh xe đưa ông tới một bụi cây kim tước, gần đó có thể câu được cá măng. Tuy xót ruột vì phải đè nát đồng cỏ, Conxtantin Levin vẫn đánh xe tiến vào. Cỏ cao quấn lấy vó ngựa và bánh xe, vương vãi hạt vào nan hoa và trục xe ẩm ướt.
Ông anh ngồi xuống dưới bụi cây sau khi đã tháo cần câu; Levin dắt ngựa ra chỗ khác, buộc lại và đi vào đồng cỏ im gió, bát ngát một màu xanh xám. ở những chỗ ngập nước, cỏ óng mượt mọc cao xấp xỉ ngang thắt lưng, hạt đã gần chín.
Conxtantin đi tắt qua cánh đồng cỏ, ra đường cái và gặp một ông lão mắt húp híp mang cái rọ chụp tổ ong.
- Thế nào, bắt được rồi chứ, bác Fômich? - Levin hỏi ông già.
- Bắt được rồi! Chà! Tôi chỉ cầu sao giữ được cái gì của mình mà thôi. Đây là lần thứ hai, đàn ong bé bay đi... Vừa may các chàng trai đến kịp thời. Chúng đang cày ruộng của ông: thế là chúng liền tháo ngựa ra và đuổi ngay theo sau...
- Bác Fômich, bác thấy thế nào? Giờ nên hái cỏ chưa hay là hãy chờ đã?
- Biết thưa với ông thế nào đây? Chúng tôi thì chờ đến ngày lễ Thánh Pie kia, nhưng còn ông thì bao giờ ông cũng hái sớm hơn. Nếu Chúa thương thì cỏ sẽ tốt đấy. Gia súc cũng có đủ cái mà ăn.
- Bác có cho là sẽ đẹp trời không?
- Cái đó còn nhờ lượng Chúa. May ra thì có thể đấy.
Levin quay lại chỗ ông anh.
Cá không cắn câu, nhưng Xergei Ivanovitr không chút chán nản và xem chừng còn rất vui là khác. Levin thấy ông đang bốc vì cuộc trò chuyện với bác sĩ, vẫn còn hứng nói. Ngược lại, Levin muốn về nhà ngay để sai người đi gọi thợ hái ngày mai đến và quyết định về vấn đề hái cỏ vẫn canh cánh trong lòng.
- Ta về thôi, - chàng nói.
- Làm gì mà vội thế? Hãy ở lại lát nữa nào. Chú ướt hết rồi!
Chẳng câu được con nào nhưng ở đây, anh rất dễ chịu. Mọi thứ săn bắn, câu cá đều có cái tốt là được tiếp xúc với thiên nhiên. Làn nước long lanh mới đẹp làm sao! - ông nói. Những bờ nước trong đồng cỏ này làm anh nhớ tới một câu đố, - ông nói tiếp. - Chú có biết không?
Cỏ nói với nước: "Chúng tôi đong đưa, chúng tôi đong đưa".
- Em không biết câu đố đó, - Levin trả lời, giọng ưu tư.
Quyển
3
Chương 3
Chương 3
- Chú ạ, anh đang nghĩ về chú, - Xergei Ivanovitr nói. - Cứ
theo lời bác sĩ nói với anh thì những công việc xảy ra ở quận chú thật không ra
thế nào. Cái anh chàng đó, nó không ngốc tí nào đâu. Anh đã nói điều đó với chú
rồi và anh cần nhắc lại: chú không đi họp và nói chung chú xa lánh hội đồng tự
trị địa phương là sai lầm. Nếu người đứng đắn mà lảng trốn cả vào một xó thì mọi
cái sẽ hỏng bét. Chúng ta bỏ tiền ra nhưng tiền của chúng ta biến thành lương bổng
hết; rồi chẳng có trường học, chẳng có nhà phẫu thuật, nữ hộ sinh, nhà bào chế;
chẳng có gì hết.
- Tôi cũng đã thử rồi, - Levin khẽ trả lời miễn cưỡng. - Tôi không làm nổi! Biết làm thế nào?
- Nhưng tại sao chú không làm nổi? Thú thực anh không hiểu đấy.
Anh không nghĩ là chú thờ ơ hay bất lực: thế thì có lẽ chỉ vì lười biếng chăng?
- Mọi cái đó đều không phải. Tôi đã thử rồi và nhận thấy không thể làm được gì, - Levin nói.
Chàng không để ý mấy đến lời ông anh nói. Nhìn sang thửa ruộng cày bên kia sông, chàng thấy một chấm đen nhưng không nhận ra đó là viên quản lý đang phi ngựa tới hay chỉ là con vật không người cưỡi.
- Tại sao chú không thể làm được gì? Chú đã thử một lần mà lần ấy, theo ý chú, là thất bại, nên chú đành cam chịu à? Chú không biết tự ái ư?
- Tự ái ư? Anh nói gì tôi không hiểu, - Levin nói, cay cú vì những lời ông anh. - Nếu ở trường Đại học, người ta bảo tôi không hiểu gì về tích phân học, trong khi mọi người khác đều hiểu, chắc tôi sẽ tự ái đấy. Nhưng trong trường hợp này, trước tiên phải tin rằng mình có khả năng nào đó đối với loại công việc này và nhất là phải tin rằng mọi công việc đó đều rất quan trọng.
- Thế thì sao? Chẳng đúng là như thế ư? - Xergei Ivanovitr nói, đến lượt ông cay cú vì em trai cho việc ông quan tâm là phù phiếm và nhất là vì rõ ràng hắn chỉ lơ đãng nghe mình.
- Không, cái đó đối với tôi không có gì quan trọng cả, nó không làm tôi quan tâm thì anh bảo sao? - Levin trả lời, lúc này chàng đã đoán ra cái chấm đen là người quản lý và hình như y đang để cho nông dân về nhà. Họ đã quay ngược bừa. "Họ làm xong rồi kia à?", chàng thầm nghĩ.
- Dù sao chú cứ nghe anh đã, - ông anh nói, bộ mặt thông minh tuấn tú của ông sa sầm, - cái gì cũng có giới hạn. Làm người độc đáo, chân thực và ghét dối trá là rất tốt; anh hiểu mọi cái đó lắm; nhưng cái điều chú nói, hoặc là không có ý nghĩa gì, hoặc có thể hiểu theo ý xấu. Thế nào, chú cho là không quan trọng khi đám bình dân, mà chú vẫn nói là chú yêu mến...
"Mình không hề nói thế bao giờ", Levin thầm nghĩ.
-... Chết không ai cứu vớt? Khi những bà đỡ vụng về làm chết trẻ sơ sinh, khi đám bình dân ngụp lặn trong dốt nát và lệ thuộc vào bất cứ tên nha lại nào? Chú có phương tiện để bổ khuyết tình trạng đó nhưng chú không hề can thiệp, vì cho là không quan trọng!
Và Xergei Ivanovitr dồn chàng đến chỗ phải nhận một trong hai điều, hoặc là sự phát triển trí lực không đầy đủ nên chàng không nhìn thấy tất cả những cái có thể làm được, hoặc là chàng không muốn hy sinh cuộc sống yên ổn, lòng tự ái, hoặc cái gì đấy...
Conxtantin Levin cảm thấy chỉ còn có cách khuất phục hoặc thú nhận mình lừng khừng đối với lợi ích công cộng. Mà điều đó khiến chàng vừa khó chịu vừa buồn phiền.
- Cả thế này lẫn thế kia, - chàng nói, giọng dứt khoát. - Tôi thấy người ta không thể...
- Thế nào? Nếu đem tiền ra phân phối tốt hơn, người ta không tổ chức nổi một trạm y tế hay sao?
- Không, tôi không tin là có thể làm được... Trên bốn nghìn vécxtơ đất đai của quận chúng ta, với những vùng đất trũng ẩm thấp, những bão táp, công việc đồng áng, tôi thấy không thể tổ chức được một trạm y tế. Vả lại, tôi cũng không tin vào y học.
- Nhưng, xin lỗi chú, thế là không đúng... Tôi có thể kể chú nghe hàng ngàn thí dụ khác... Còn trường học thì sao?
- Trường học ư, để làm gì kia chứ?
- Chú nói cái gì mà lạ thế! Lại có thể nghi ngờ cả lợi ích của giáo dục hay sao? Nếu nó có ích cho chú thì cũng có ích cho mọi người chứ!
Conxtantin Levin cảm thấy, về phương diện tinh thần, chàng bị dồn vào chỗ bí nên phát khùng và bất giác buột miệng nói ra lý do chính về sự dửng dưng của mình đối với lợi ích công cộng.
- Tất cả những cái đó có lẽ đều đúng; nhưng tại sao tôi lại phải lo lắng đến chuyện xây dựng trạm y tế mà chẳng bao giờ tôi được nhờ vả gì, xây dựng trường mà không bao giờ tôi cho con cái đến học, và ngay cả nông dân cũng không muốn cho con họ đến, và tôi cũng chưa chắc có thật cần thiết phải cho chúng đến trường hay không? - chàng nói.
Xergei Ivanovitr lúc đầu hơi bối rối vì cách nhìn nhận vấn đề bất ngờ như vậy; nhưng sau đó, ông lập tức bố trí một kế hoạch tấn công mới.
Ông nín lặng, giật một cần câu lên, rồi lại quăng xuống và mỉm cười quay về phía em trai:
- Xin lỗi... Trước hết, sự cần thiết của trạm y tế được chứng minh rồi đấy. Chúng ta đã cho mời bác sĩ ở hội đồng tự trị địa phương đến chữa cho Agafia Mikhailovna.
- Phải, nhưng tôi e bàn tay vú ấy vẫn trẹo như cũ.
- Để rồi xem sao đã... Sau nữa, một mugich, một người thợ biết đọc biết viết đối với chú càng quý giá, càng có lợi ích hơn...
- Không, anh cứ hỏi bất cứ ai mà xem, - Conxtantin Levin trả lời, giọng quả quyết: - một người biết đọc biết viết, mà lại là thợ nữa, càng trăm lần tệ hại hơn. Hắn ta sẽ không muốn đi sửa đường nữa; nếu cho đi xây cầu thì hắn ta sẽ ăn cắp vật liệu.
- Tóm lại, - Xergei Ivanovitr cau mày nói, ông vốn không ưa lối nói năng mâu thuẫn và nhất là cứ luôn luôn nhảy từ vấn đề này sang vấn đề khác, với những lý lẽ mới chẳng dính dáng gì với nhau, làm người ta không biết đâu mà trả lời, - tóm lại, vấn đề không phải là ở đó. Thế chú có thừa nhận giáo dục là việc hữu ích đối với bình dân không?
- Có chứ, - Levin vô tình buột miệng trả lời và lập tức nhận thấy là đã không nói đúng như mình nghĩ. Chàng thấy một khi mình đã thừa nhận như vậy, ông anh sẽ chứng minh là chàng đã nói quàng xiên chẳng đâu vào đâu. Chàng không hiểu ông ta sẽ chứng minh bằng cách nào, nhưng biết trước điều đó chắc chắn sẽ được chứng minh hợp lý và chàng chờ đợi.
Lý lẽ thật đơn giản hơn nhiều so với dự đoán của Conxtantin Levin.
- Nếu chú đã thừa nhận đó là việc hữu ích thì với tư cách là một người trung thực, chú không thể từ chối không quan tâm săn sóc và sau đó hợp tác vào một công cuộc như vậy, - Xergei Ivanovitr nói.
- Nhưng tôi vẫn chưa tin chắc công cuộc đó là tốt, - Conxtantin Levin đỏ mặt nói.
- Sao hả? Nhưng chú vừa mới nói là...
- Tóm lại, tôi vẫn chưa biết công cuộc đó có tốt không và có thể làm được không...
- Chú chưa có làm theo hướng đó thì chú chưa có thể biết được.
- Cứ cho là như thế, - Levin nói, mặc dầu tuyệt nhiên không thừa nhận điều đó, - thì cứ cho là như thế đi; nhưng tôi vẫn chưa rõ tại sao tôi phải lo lắng đến việc đó kia chứ.
- Thế là thế nào?
- Này, nếu chót bàn đến đây rồi, anh cứ thử trình bày quan điểm triết học của anh cho tôi xem, - Levin nói.
- Anh không hiểu triết học có dính dáng gì đến chuyện này, Xergei Ivanovitr nói bằng một giọng ngụ ý không thừa nhận chú em có quyền tranh luận về triết học (ít ra đó cũng là cảm tưởng của Levin).
Điều đó làm Levin bực bội.
- Có chứ! - chàng sôi tiết nói. - Tôi cho rằng động cơ mọi hành động của chúng ta chung quy cũng chỉ vì hạnh phúc cá nhân mà thôi. Ngày nay, trong các cơ quan hàng tỉnh, với tư cách là người quý tộc, tôi không thấy cái gì có thể góp phần cải thiện đời sống của tôi. Đường sá thì không tốt hơn mà cũng không làm sao có thể tốt hơn được; vả lại có đi đường xấu thì ngựa cũng vẫn đưa tôi đi yên lành như thường.
Tôi không cần đến bác sĩ mà cũng chẳng cần đến trạm y tế. Tôi lại càng hoàn toàn không cần đến thẩm phán hòa giải; tôi không bao giờ có việc gì phải tiếp xúc với ông ta cả và tôi mong sau này cũng cứ như thế. Trường học thì không những không giúp ích gì cho tôi mà còn có hại nữa, như tôi đã nói với anh rồi. Đối với tôi, các cơ quan hàng tỉnh chỉ là sự bắt buộc phải đóng mười tám kôpêch tiền thuế cho mỗi mẫu đất, phải ra tỉnh và ngủ chung với rệp, phải nghe họ tuôn ra những lời ngu ngốc và đê mạt, còn lợi ích cá nhân của tôi thì không liên can gì vào đấy cả.
- Xin lỗi chú, - Xergei Ivanovitr mỉm cười ngắt lời, - không phải lợi ích cá nhân đã thúc đẩy ta hoạt động để giải phóng nông nô; tuy nhiên, ta đã cộng tác vào việc đó đấy.
- Không! - Levin ngắt lời ông và càng nổi nóng hơn. - Giải phóng nông nô, đó lại là chuyện khác. Chúng ta có quyền lợi cá nhân ở đó.
Tất cả những người chính trực đều muốn rũ cái ách vẫn đè lên người họ. Nhưng làm đại biểu nghị viện để bàn bạc về số lượng phu đổ thùng và kế hoạch cống rãnh của một thành phố tôi không ở; làm bồi thẩm và xử án một lão mugich đã ăn cắp cái chân giò sấy, ngồi liền sáu tiếng đồng hồ để nghe bọn thầy cãi và biện lý tuôn ra hàng tràng những lời ngớ ngẩn, nghe viên chánh án hỏi lão già khốn khổ đó rằng:
"Thưa ông bị cáo, ông có nhận là đã ăn cắp một chiếc chân giò sấy không?", anh cho như thế là thú vị à?
Và Conxtantin Levin, theo đà câu chuyện, làm điệu bộ diễn lại cảnh giữa viên chánh án và lão mugich ngờ nghệch, cho thế là phát triển lập luận của mình.
Xergei Ivanovitr nhún vai.
- Ý chú muốn đi đến kết luận gì?
- Tôi muốn nói bao giờ tôi cũng hết sức bảo vệ đến lợi ích cá nhân của tôi; khi họ đến khám xét nhà ta, hồi tôi còn là sinh viên, và khi cảnh sát đọc thư của chúng tôi, tôi đã sẵn sàng đem hết sức mình ra bảo vệ những quyền học tập và tự do. Tôi thừa nhận chế độ quân dịch vì nó dính dáng đến vận mệnh con cái anh em và cả bản thân tôi nữa; tôi sẵn sàng bàn bạc về tất cả những gì có liên quan đến tôi; còn như bàn bạc về việc sử dụng bốn vạn rúp như thế nào hoặc xử án một lão mugich đần độn thì tôi không thấy ích lợi gì cả và tôi cũng không thấy đủ sức làm.
Conxtantin Levin nói, dòng lý luận trào lên như nước vỡ bờ. Xergei Ivanovitr mỉm cười.
- Thế nếu ngày mai chú có việc kiện tụng, chú có ưng để toà án hình sự cũ xét xử không?
- Tôi sẽ không kiện tụng gì cả. Tôi không có ý định cắt cổ ai và không mảy may cần thiết mọi cái đó. Tóm lại, - chàng tiếp tục nói, chuyển sang những ý kiến thuộc loại khác hẳn, - các cơ quan hàng tỉnh của ta làm tôi nghĩ tới những cây bạch dương non ta cắm xuống đất trong dịp lễ Hạ trần để tượng trưng một khu rừng, trong khi bên châu Âu không cần có chúng ta, rừng vẫn cứ mọc. Tôi không thể nào thành tâm tưới nước cho những cây bạch dương non đó và cũng không thể tin ở chúng được.
Xergei Ivanovitr chỉ nhún vai, tỏ ý ngạc nhiên về cái ý kiến đưa những cây bạch dương non xen vào cuộc tranh cãi, tuy ông hiểu ngay em trai muốn ám chỉ cái gì.
- Xin lỗi chú, nhưng không thể lý luận như thế được, - ông nhận xét.
Nhưng Conxtantin Levin muốn thanh minh về cái khuyết điểm mà chính chàng cũng tự nhận thấy: sự lạnh nhạt đối với lợi ích công cộng. Cho nên chàng tiếp tục nói:
- Tôi nghĩ không có hoạt động nào có thể xác lập được nếu không dựa trên lợi ích riêng. Đó là một chân lý phổ biến, triết học, - chàng nói, và nhắc lại một cách quả quyết chữ "triết học", như tỏ ra mình cũng có quyền bàn triết học như bất cứ ai.
Xergei Ivanovitr lần nữa lại mỉm cười. "Cả nó nữa, nó cũng có một thứ triết học để phục vụ cho khuynh hướng riêng", ông nghĩ thầm.
- Thôi đừng bàn đến triết học nữa, - ông nói. - Nhiệm vụ chủ yếu của triết học qua mọi thế kỷ chính là tìm ra mối liên hệ cần thiết vẫn tồn tại giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Nhưng cái đó không dính dáng gì đến đây cả. Trái lại, anh cần cải chính sự so sánh của chú.
Những cây bạch dương chú vừa nói không phải là được cắm xuống đất, mà có cây được trồng, có cây được gieo; phải nương nhẹ chăm sóc những cây đó. Chỉ có dân tộc nào thấy tầm quan trọng và giá trị của các thiết chế và coi trọng nó, mới có tương lai; đó là những dân tộc duy nhất có thể gọi là có lịch sử.
Thế là Xergei Ivanovitr đã chuyển vấn đề sang lĩnh vực triết học lịch sử mà Conxtantin không sao hiểu nổi, và chứng minh rõ tất cả sai lầm trong quan điểm của chàng.
- Còn như nói chú không thích việc đó, thì xin lỗi chú, đó chỉ là thói lười biếng của người Nga chúng ta, cái thói quen cũ kiểu đại lãnh chúa; anh tin chú sẽ nghĩ lại về sự sai lầm nhất thời này.
Conxtantin nín lặng. Chàng cảm thấy mình bị đánh bại tan tành, nhưng đồng thời cũng cảm thấy ông anh không hiểu đúng ý chàng. Và chàng cũng không hiểu tại sao ông ta lại không hiểu mình: vì chàng không biết diễn đạt rõ ràng điều muốn nói hay vì ông anh không muốn hoặc không biết cách hiểu chàng Chàng không đào sâu ý nghĩ đó, và không trả lời ông anh, chàng lại mải mê theo đuổi những suy tưởng liên quan đến vấn đề khác.
Xergei Ivanovitr cuộn dây chiếc câu cuối cùng lại tháo ngựa ra và cả hai lên đường về.
- Tôi cũng đã thử rồi, - Levin khẽ trả lời miễn cưỡng. - Tôi không làm nổi! Biết làm thế nào?
- Nhưng tại sao chú không làm nổi? Thú thực anh không hiểu đấy.
Anh không nghĩ là chú thờ ơ hay bất lực: thế thì có lẽ chỉ vì lười biếng chăng?
- Mọi cái đó đều không phải. Tôi đã thử rồi và nhận thấy không thể làm được gì, - Levin nói.
Chàng không để ý mấy đến lời ông anh nói. Nhìn sang thửa ruộng cày bên kia sông, chàng thấy một chấm đen nhưng không nhận ra đó là viên quản lý đang phi ngựa tới hay chỉ là con vật không người cưỡi.
- Tại sao chú không thể làm được gì? Chú đã thử một lần mà lần ấy, theo ý chú, là thất bại, nên chú đành cam chịu à? Chú không biết tự ái ư?
- Tự ái ư? Anh nói gì tôi không hiểu, - Levin nói, cay cú vì những lời ông anh. - Nếu ở trường Đại học, người ta bảo tôi không hiểu gì về tích phân học, trong khi mọi người khác đều hiểu, chắc tôi sẽ tự ái đấy. Nhưng trong trường hợp này, trước tiên phải tin rằng mình có khả năng nào đó đối với loại công việc này và nhất là phải tin rằng mọi công việc đó đều rất quan trọng.
- Thế thì sao? Chẳng đúng là như thế ư? - Xergei Ivanovitr nói, đến lượt ông cay cú vì em trai cho việc ông quan tâm là phù phiếm và nhất là vì rõ ràng hắn chỉ lơ đãng nghe mình.
- Không, cái đó đối với tôi không có gì quan trọng cả, nó không làm tôi quan tâm thì anh bảo sao? - Levin trả lời, lúc này chàng đã đoán ra cái chấm đen là người quản lý và hình như y đang để cho nông dân về nhà. Họ đã quay ngược bừa. "Họ làm xong rồi kia à?", chàng thầm nghĩ.
- Dù sao chú cứ nghe anh đã, - ông anh nói, bộ mặt thông minh tuấn tú của ông sa sầm, - cái gì cũng có giới hạn. Làm người độc đáo, chân thực và ghét dối trá là rất tốt; anh hiểu mọi cái đó lắm; nhưng cái điều chú nói, hoặc là không có ý nghĩa gì, hoặc có thể hiểu theo ý xấu. Thế nào, chú cho là không quan trọng khi đám bình dân, mà chú vẫn nói là chú yêu mến...
"Mình không hề nói thế bao giờ", Levin thầm nghĩ.
-... Chết không ai cứu vớt? Khi những bà đỡ vụng về làm chết trẻ sơ sinh, khi đám bình dân ngụp lặn trong dốt nát và lệ thuộc vào bất cứ tên nha lại nào? Chú có phương tiện để bổ khuyết tình trạng đó nhưng chú không hề can thiệp, vì cho là không quan trọng!
Và Xergei Ivanovitr dồn chàng đến chỗ phải nhận một trong hai điều, hoặc là sự phát triển trí lực không đầy đủ nên chàng không nhìn thấy tất cả những cái có thể làm được, hoặc là chàng không muốn hy sinh cuộc sống yên ổn, lòng tự ái, hoặc cái gì đấy...
Conxtantin Levin cảm thấy chỉ còn có cách khuất phục hoặc thú nhận mình lừng khừng đối với lợi ích công cộng. Mà điều đó khiến chàng vừa khó chịu vừa buồn phiền.
- Cả thế này lẫn thế kia, - chàng nói, giọng dứt khoát. - Tôi thấy người ta không thể...
- Thế nào? Nếu đem tiền ra phân phối tốt hơn, người ta không tổ chức nổi một trạm y tế hay sao?
- Không, tôi không tin là có thể làm được... Trên bốn nghìn vécxtơ đất đai của quận chúng ta, với những vùng đất trũng ẩm thấp, những bão táp, công việc đồng áng, tôi thấy không thể tổ chức được một trạm y tế. Vả lại, tôi cũng không tin vào y học.
- Nhưng, xin lỗi chú, thế là không đúng... Tôi có thể kể chú nghe hàng ngàn thí dụ khác... Còn trường học thì sao?
- Trường học ư, để làm gì kia chứ?
- Chú nói cái gì mà lạ thế! Lại có thể nghi ngờ cả lợi ích của giáo dục hay sao? Nếu nó có ích cho chú thì cũng có ích cho mọi người chứ!
Conxtantin Levin cảm thấy, về phương diện tinh thần, chàng bị dồn vào chỗ bí nên phát khùng và bất giác buột miệng nói ra lý do chính về sự dửng dưng của mình đối với lợi ích công cộng.
- Tất cả những cái đó có lẽ đều đúng; nhưng tại sao tôi lại phải lo lắng đến chuyện xây dựng trạm y tế mà chẳng bao giờ tôi được nhờ vả gì, xây dựng trường mà không bao giờ tôi cho con cái đến học, và ngay cả nông dân cũng không muốn cho con họ đến, và tôi cũng chưa chắc có thật cần thiết phải cho chúng đến trường hay không? - chàng nói.
Xergei Ivanovitr lúc đầu hơi bối rối vì cách nhìn nhận vấn đề bất ngờ như vậy; nhưng sau đó, ông lập tức bố trí một kế hoạch tấn công mới.
Ông nín lặng, giật một cần câu lên, rồi lại quăng xuống và mỉm cười quay về phía em trai:
- Xin lỗi... Trước hết, sự cần thiết của trạm y tế được chứng minh rồi đấy. Chúng ta đã cho mời bác sĩ ở hội đồng tự trị địa phương đến chữa cho Agafia Mikhailovna.
- Phải, nhưng tôi e bàn tay vú ấy vẫn trẹo như cũ.
- Để rồi xem sao đã... Sau nữa, một mugich, một người thợ biết đọc biết viết đối với chú càng quý giá, càng có lợi ích hơn...
- Không, anh cứ hỏi bất cứ ai mà xem, - Conxtantin Levin trả lời, giọng quả quyết: - một người biết đọc biết viết, mà lại là thợ nữa, càng trăm lần tệ hại hơn. Hắn ta sẽ không muốn đi sửa đường nữa; nếu cho đi xây cầu thì hắn ta sẽ ăn cắp vật liệu.
- Tóm lại, - Xergei Ivanovitr cau mày nói, ông vốn không ưa lối nói năng mâu thuẫn và nhất là cứ luôn luôn nhảy từ vấn đề này sang vấn đề khác, với những lý lẽ mới chẳng dính dáng gì với nhau, làm người ta không biết đâu mà trả lời, - tóm lại, vấn đề không phải là ở đó. Thế chú có thừa nhận giáo dục là việc hữu ích đối với bình dân không?
- Có chứ, - Levin vô tình buột miệng trả lời và lập tức nhận thấy là đã không nói đúng như mình nghĩ. Chàng thấy một khi mình đã thừa nhận như vậy, ông anh sẽ chứng minh là chàng đã nói quàng xiên chẳng đâu vào đâu. Chàng không hiểu ông ta sẽ chứng minh bằng cách nào, nhưng biết trước điều đó chắc chắn sẽ được chứng minh hợp lý và chàng chờ đợi.
Lý lẽ thật đơn giản hơn nhiều so với dự đoán của Conxtantin Levin.
- Nếu chú đã thừa nhận đó là việc hữu ích thì với tư cách là một người trung thực, chú không thể từ chối không quan tâm săn sóc và sau đó hợp tác vào một công cuộc như vậy, - Xergei Ivanovitr nói.
- Nhưng tôi vẫn chưa tin chắc công cuộc đó là tốt, - Conxtantin Levin đỏ mặt nói.
- Sao hả? Nhưng chú vừa mới nói là...
- Tóm lại, tôi vẫn chưa biết công cuộc đó có tốt không và có thể làm được không...
- Chú chưa có làm theo hướng đó thì chú chưa có thể biết được.
- Cứ cho là như thế, - Levin nói, mặc dầu tuyệt nhiên không thừa nhận điều đó, - thì cứ cho là như thế đi; nhưng tôi vẫn chưa rõ tại sao tôi phải lo lắng đến việc đó kia chứ.
- Thế là thế nào?
- Này, nếu chót bàn đến đây rồi, anh cứ thử trình bày quan điểm triết học của anh cho tôi xem, - Levin nói.
- Anh không hiểu triết học có dính dáng gì đến chuyện này, Xergei Ivanovitr nói bằng một giọng ngụ ý không thừa nhận chú em có quyền tranh luận về triết học (ít ra đó cũng là cảm tưởng của Levin).
Điều đó làm Levin bực bội.
- Có chứ! - chàng sôi tiết nói. - Tôi cho rằng động cơ mọi hành động của chúng ta chung quy cũng chỉ vì hạnh phúc cá nhân mà thôi. Ngày nay, trong các cơ quan hàng tỉnh, với tư cách là người quý tộc, tôi không thấy cái gì có thể góp phần cải thiện đời sống của tôi. Đường sá thì không tốt hơn mà cũng không làm sao có thể tốt hơn được; vả lại có đi đường xấu thì ngựa cũng vẫn đưa tôi đi yên lành như thường.
Tôi không cần đến bác sĩ mà cũng chẳng cần đến trạm y tế. Tôi lại càng hoàn toàn không cần đến thẩm phán hòa giải; tôi không bao giờ có việc gì phải tiếp xúc với ông ta cả và tôi mong sau này cũng cứ như thế. Trường học thì không những không giúp ích gì cho tôi mà còn có hại nữa, như tôi đã nói với anh rồi. Đối với tôi, các cơ quan hàng tỉnh chỉ là sự bắt buộc phải đóng mười tám kôpêch tiền thuế cho mỗi mẫu đất, phải ra tỉnh và ngủ chung với rệp, phải nghe họ tuôn ra những lời ngu ngốc và đê mạt, còn lợi ích cá nhân của tôi thì không liên can gì vào đấy cả.
- Xin lỗi chú, - Xergei Ivanovitr mỉm cười ngắt lời, - không phải lợi ích cá nhân đã thúc đẩy ta hoạt động để giải phóng nông nô; tuy nhiên, ta đã cộng tác vào việc đó đấy.
- Không! - Levin ngắt lời ông và càng nổi nóng hơn. - Giải phóng nông nô, đó lại là chuyện khác. Chúng ta có quyền lợi cá nhân ở đó.
Tất cả những người chính trực đều muốn rũ cái ách vẫn đè lên người họ. Nhưng làm đại biểu nghị viện để bàn bạc về số lượng phu đổ thùng và kế hoạch cống rãnh của một thành phố tôi không ở; làm bồi thẩm và xử án một lão mugich đã ăn cắp cái chân giò sấy, ngồi liền sáu tiếng đồng hồ để nghe bọn thầy cãi và biện lý tuôn ra hàng tràng những lời ngớ ngẩn, nghe viên chánh án hỏi lão già khốn khổ đó rằng:
"Thưa ông bị cáo, ông có nhận là đã ăn cắp một chiếc chân giò sấy không?", anh cho như thế là thú vị à?
Và Conxtantin Levin, theo đà câu chuyện, làm điệu bộ diễn lại cảnh giữa viên chánh án và lão mugich ngờ nghệch, cho thế là phát triển lập luận của mình.
Xergei Ivanovitr nhún vai.
- Ý chú muốn đi đến kết luận gì?
- Tôi muốn nói bao giờ tôi cũng hết sức bảo vệ đến lợi ích cá nhân của tôi; khi họ đến khám xét nhà ta, hồi tôi còn là sinh viên, và khi cảnh sát đọc thư của chúng tôi, tôi đã sẵn sàng đem hết sức mình ra bảo vệ những quyền học tập và tự do. Tôi thừa nhận chế độ quân dịch vì nó dính dáng đến vận mệnh con cái anh em và cả bản thân tôi nữa; tôi sẵn sàng bàn bạc về tất cả những gì có liên quan đến tôi; còn như bàn bạc về việc sử dụng bốn vạn rúp như thế nào hoặc xử án một lão mugich đần độn thì tôi không thấy ích lợi gì cả và tôi cũng không thấy đủ sức làm.
Conxtantin Levin nói, dòng lý luận trào lên như nước vỡ bờ. Xergei Ivanovitr mỉm cười.
- Thế nếu ngày mai chú có việc kiện tụng, chú có ưng để toà án hình sự cũ xét xử không?
- Tôi sẽ không kiện tụng gì cả. Tôi không có ý định cắt cổ ai và không mảy may cần thiết mọi cái đó. Tóm lại, - chàng tiếp tục nói, chuyển sang những ý kiến thuộc loại khác hẳn, - các cơ quan hàng tỉnh của ta làm tôi nghĩ tới những cây bạch dương non ta cắm xuống đất trong dịp lễ Hạ trần để tượng trưng một khu rừng, trong khi bên châu Âu không cần có chúng ta, rừng vẫn cứ mọc. Tôi không thể nào thành tâm tưới nước cho những cây bạch dương non đó và cũng không thể tin ở chúng được.
Xergei Ivanovitr chỉ nhún vai, tỏ ý ngạc nhiên về cái ý kiến đưa những cây bạch dương non xen vào cuộc tranh cãi, tuy ông hiểu ngay em trai muốn ám chỉ cái gì.
- Xin lỗi chú, nhưng không thể lý luận như thế được, - ông nhận xét.
Nhưng Conxtantin Levin muốn thanh minh về cái khuyết điểm mà chính chàng cũng tự nhận thấy: sự lạnh nhạt đối với lợi ích công cộng. Cho nên chàng tiếp tục nói:
- Tôi nghĩ không có hoạt động nào có thể xác lập được nếu không dựa trên lợi ích riêng. Đó là một chân lý phổ biến, triết học, - chàng nói, và nhắc lại một cách quả quyết chữ "triết học", như tỏ ra mình cũng có quyền bàn triết học như bất cứ ai.
Xergei Ivanovitr lần nữa lại mỉm cười. "Cả nó nữa, nó cũng có một thứ triết học để phục vụ cho khuynh hướng riêng", ông nghĩ thầm.
- Thôi đừng bàn đến triết học nữa, - ông nói. - Nhiệm vụ chủ yếu của triết học qua mọi thế kỷ chính là tìm ra mối liên hệ cần thiết vẫn tồn tại giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Nhưng cái đó không dính dáng gì đến đây cả. Trái lại, anh cần cải chính sự so sánh của chú.
Những cây bạch dương chú vừa nói không phải là được cắm xuống đất, mà có cây được trồng, có cây được gieo; phải nương nhẹ chăm sóc những cây đó. Chỉ có dân tộc nào thấy tầm quan trọng và giá trị của các thiết chế và coi trọng nó, mới có tương lai; đó là những dân tộc duy nhất có thể gọi là có lịch sử.
Thế là Xergei Ivanovitr đã chuyển vấn đề sang lĩnh vực triết học lịch sử mà Conxtantin không sao hiểu nổi, và chứng minh rõ tất cả sai lầm trong quan điểm của chàng.
- Còn như nói chú không thích việc đó, thì xin lỗi chú, đó chỉ là thói lười biếng của người Nga chúng ta, cái thói quen cũ kiểu đại lãnh chúa; anh tin chú sẽ nghĩ lại về sự sai lầm nhất thời này.
Conxtantin nín lặng. Chàng cảm thấy mình bị đánh bại tan tành, nhưng đồng thời cũng cảm thấy ông anh không hiểu đúng ý chàng. Và chàng cũng không hiểu tại sao ông ta lại không hiểu mình: vì chàng không biết diễn đạt rõ ràng điều muốn nói hay vì ông anh không muốn hoặc không biết cách hiểu chàng Chàng không đào sâu ý nghĩ đó, và không trả lời ông anh, chàng lại mải mê theo đuổi những suy tưởng liên quan đến vấn đề khác.
Xergei Ivanovitr cuộn dây chiếc câu cuối cùng lại tháo ngựa ra và cả hai lên đường về.
Quyển
3
Chương 4
Chương 4
Nỗi lo lắng riêng làm bận lòng Levin suốt cuộc nói chuyện với
anh là như sau: năm ngoái, một hôm đi trông nom việc cắt cỏ, chàng đã nổi nóng
với quản lý và phải dùng đến một phương pháp quen thuộc để tự làm nguôi giận
là: cầm lấy hái của nông dân và tự tay cắt cỏ.
Công việc đó khiến Levin thích thú đến nỗi về sau chàng lại làm nhiều lần nữa; chàng phát hết cánh đồng cỏ chạy dài trước nhà và ngay từ mùa xuân năm nay, chàng đã dự định cùng nông dân cắt cỏ suốt mấy ngày liền. Từ khi ông anh về ở đây, chàng tự hỏi có nên thực hiện kế hoạch đó hay không. Chàng áy náy phải để anh ở nhà một mình suốt ngày và sợ Xergei Ivanovitr sẽ cười mình. Nhưng lúc đi ngang qua đồng cỏ, chàng sực nhớ lại những cảm giác khi cắt cỏ và hầu như dứt khoát quyết định năm nay lại sẽ tham gia nữa. Sau cuộc tranh cãi đáng bực này, ý định đó trở lại trong đầu óc chàng.
"Mình cần phải hoạt động thể lực, kẻo rồi đâm xấu tính hoàn toàn mất thôi". Chàng nghĩ thầm và quyết định cứ cắt cỏ dù có ngượng với anh và người khác cũng được.
Chiều hôm ấy, Conxtantin Levin đến buồng giấy, sắp đặt công việc và sai người vào làng gọi người đi cắt cỏ ở cánh đồng đẹp nhất và lớn nhất: cánh đồng cỏ Kalinôvưi.
- Đem cái hái của tôi đến cho Tito bảo mài sắc rồi ngày mai mang ra cho tôi: có lẽ tôi sẽ cùng đi cắt cỏ với mọi người, - chàng nói, cố giấu vẻ ngượng ngùng.
- Thưa ông vâng ạ, - viên quản lý mỉm cười nói.
Buổi tối uống trà, Levin nói với anh:
- Chắc là sắp đẹp trời đây. Ngày mai, tôi bắt đầu cắt cỏ.
- Anh rất thích công việc này, - Xergei Ivanovitr nói.
- Tôi cũng thế, thích vô cùng. Thỉnh thoảng tôi cũng cắt cỏ với nông dân và ngày mai tôi định làm việc với họ suốt ngày.
Xergei Ivanovitr ngẩng đầu và ngạc nhiên nhìn em.
- Sao hả? Suốt cả ngày ở ngoài đó với nông dân, như một người trong bọn ấy à?
- Vâng, thú vị lắm, - Levin nói.
- Đó là môn thể dục rất tốt, nhưng e chú không chịu đựng nổi, - Xergei Ivanovitr nói, không chút giễu cợt.
- Tôi đã thử rồi. Lúc đầu cũng vất vả đấy, nhưng rồi sau quen dần.
Tôi hy vọng không đến nỗi tụt lại sau.
- Tốt lắm! Thế nhưng chú cho anh biết ý kiện bọn mugich nhìn sự việc này bằng con mắt như thế nào? Chắc họ buồn cười và cho ông chủ là con người kỳ cục nhỉ.
- Không, tôi không tin thế, công việc này vừa vui lại vừa rất khó nhọc, thành thử chả còn đầu óc nào mà nghĩ ngợi nữa.
- Chú làm thế nào mà ăn trưa với họ được? Chả lẽ lại mang ra đấy cho chú chai vang Sato Lafit và con gà quay thì bất tiện quá!
- Tất nhiên: khi họ nghỉ thì tôi về nhà.
Sáng hôm sau, Conxtantin Levin dậy sớm hơn thường lệ, nhưng phải nán lại để cắt đặt công việc, và khi chàng ra đến đồng cỏ thì mọi người đã phạt xong luống đầu.
Từ trên dốc, chàng đã trông thấy phía dưới chân đồi một khoảng đồng đã cắt cỏ, đầy bóng râm, với những bó cỏ màu xám và những áo khoác của nông dân cởi ra chất thành từng đống đen nho nhỏ ở chỗ họ bắt đầu luống thứ nhất.
Càng lại gần, chàng càng nhìn rõ đám nông dân đang nối đuôi nhau thành hàng dọc đi lên, người mặc áo khoác, kẻ mặc sơ mi, vung hái mỗi người một kiểu. Chàng đếm được bốn mươi hai người.
Họ từ từ tiến trên mặt thung gập ghềnh của cánh đồng cỏ; dạo trước đây là một hồ nước. Levin nhận ra một vài nông dân của mình. ở đó có lão EcMill mặc sơ mi trắng rất dài, đang cúi xuống đung đưa lưỡi hái, có gã thanh niên Vaxca, ngày trước làm xà ích cho Levin, đang vung rộng cánh tay phạt cỏ. ở đó có cả Tito, một nông dân nhỏ bé khẳng kheo, từng dạy Levin cắt cỏ. Anh ta tiến lên, người không cúi, vung rộng lưỡi hái phát dễ như bỡn.
Levin xuống ngựa và sau khi buộc ngựa ở gần đường hẻm, chàng đến chỗ Tito đang đi lấy chiếc hái thứ hai sau bụi rậm và chìa cho chàng.
- Thưa ông, hái mài xong rồi đấy ạ; sắc như dao cạo, cắt cứ đi phăng phăng, - Tito nói, vừa ngả mũ chào và mỉm cười đưa dụng cụ cho chàng.
Levin cầm lấy hái và cắt thử. Cắt xong một luống, đám mugich đầm đìa mồ hôi ngừng tay, và mặt mày hớn hở, hết người nọ đến người kia tươi cười chào ông chủ. Mọi người đều nhìn chàng, nhưng không ai nói gì, mãi đến khi một ông già cao lớn, mặt nhăn nheo và nhẵn nhụi, mặc áo da cừu, quay lại bảo Levin:
- Ông chủ ạ, ông nên cẩn thận, đâm lao thì phải theo lao đấy, - ông lão nói và Levin nghe thấy tiếng cười cố nén lại trong đám thợ cắt cỏ.
- Tôi sẽ cố không tụt lại sau, - chàng nói, đứng vào sau Tito và chờ lúc bắt đầu.
- Cẩn thận đấy nhé, - ông lão nhắc lại.
Tito tiến lên và Levin nối gót theo sau. Cỏ ở gần đường mọc thấp và Levin, bẵng đi một dạo không làm việc này, thấy lúng túng vì những con mắt đăm đăm nhìn mình. Lúc đầu, chàng cắt kém, mặc dầu mạnh tay hái. Chàng nghe thấy lời nhận xét ở sau lưng.
- Lưỡi hái đóng chuôi hỏng rồi, chỗ tay cầm cao quá, trông xem ông ta phải cúi xuống thế kia kìa, - một người nói.
- Phải ấn mạnh gót lưỡi hái xuống nữa, người khác nói.
- Không đến nỗi nào, khá lắm, ông ta sẽ quen thôi, - ông lão xen vào. Ông ta dấn lên rồi kia kìa... Ông đưa lưỡi hái phát rộng quá, thế sẽ chóng mệt. .. Chả trách được người ta là chủ, người ta làm cho người ta mà! Ông bỏ sót nhiều quá! Ngày xưa bọn tôi mà làm ăn như thế này thì cứ gọi là nhừ đòn.
Cỏ đã mềm hơn và Levin lẳng lặng nghe theo lời họ, không đáp lại, cố làm cho thật tốt và bước theo sau Tito. Họ đi được trăm bước, Tito vẫn tiến lên không ngừng và không tỏ chút gì mệt mỏi; nhưng Levin bắt đầu lo không đương nổi nữa vì đã quá mệt.
Chàng cảm thấy mình kiệt sức và định bảo Tito dừng lại. Nhưng vừa vặn lúc đó, Tito ngừng hái; anh ta cúi xuống, vơ một nắm cỏ, lau sạch lưỡi hái và bắt đầu mài. Levin ưỡn thẳng lưng và thở phào, liếc nhìn xung quanh. Một gã mugich theo sau chàng; rõ ràng anh ta cũng mệt, vì chưa bắt kịp Levin mà anh ta đã dừng lại và mài lưỡi hái. Tito mài sắc lưỡi hái của mình và của Levin, rồi họ lại tiếp tục làm.
Đến đợt thứ hai, lại vẫn thế. Tito sau mỗi nhát hái lại tiến lên, không dừng bước và cũng không mệt mỏi. Levin bước theo sau, gắng không để bị bỏ cách nhưng mỗi lúc càng thấy khó khăn hơn đến nỗi chàng cảm thấy không sao có được nữa; thì vừa vặn đúng lúc đó. Tito lại dừng bước và mài lưỡi hái.
Cứ thế, họ cắt xong luống cỏ thứ nhất, đặc biệt khó nhọc đối với Levin; nhưng khi họ đi tới cuối luống và Tito vác lưỡi hái lên vai, quay trở lại xéo lên vết chân cũ còn hằn trên vệt đồng cỏ phát quang và Levin cũng làm như vậy, thì mặc dầu mồ hôi long lanh trên khuôn mặt, đang từ mũi nhỏ xuống và lưng ướt đầm đìa, chàng vẫn cảm thấy rất sung sướng. Điều khiến chàng vui nhất là biết chắc bây giờ mình sẽ đương nổi.
Tuy nhiên, niềm vui thích đó cũng giảm sút do ý nghĩ việc mình làm còn kém. "Mình phải bớt vung cánh tay mà xoay người nhiều hơn", chàng tự nhủ, vừa so sánh vạt cỏ do Tito hái thẳng tắp như kẻ chỉ với vạt cỏ của mình đứt quãng và lởm chởm như răng cưa.
Levin nhận thấy Tito cắt luống cỏ thứ nhất rất nhanh chắc để thử thách ông chủ, mà luống cỏ đó lại đặc biệt dài. Về sau, công việc dễ hơn nhưng Levin vẫn phải dốc toàn lực để khỏi tụt lại sau.
Chàng không nghĩ ngợi, không mong muốn gì, chỉ cốt sao khỏi bị bỏ cách và làm xong việc một cách mỹ mãn nhất. Chàng chỉ nghe thấy tiếng lưỡi hái rít lên và nhìn thấy trước mặt cái bóng đen thẳng đườn của Tito xa dần, một cánh đồng hình bán nguyệt, đám cỏ và hoa từ từ uốn mình ngả xuống cạnh lưỡi hái và xa hơn nữa là cuối bãi, đến đó sẽ được nghỉ ngơi.
Đang giữa lúc làm việc, chàng bỗng thấy một cảm giác mát rượi khoan khoái trên đôi vai nóng bỏng và đầm đìa mồ hôi mà không hiểu đó là cái gì và từ đâu lại. Chàng ngước nhìn lên trời trong khi mọi người mài lưỡi hái. Một đám mây đen nặng nề là là bay tới và trời đổ mưa rào. Vài gã mugich đi lấy áo khoác mặc; những người khác cùng Levin thích thú so đôi vai dưới những tia nước mát.
Những luống cỏ nối tiếp nhau. Luống dài, luống ngắn, cỏ chỗ tốt chỗ xấu. Levin hoàn toàn mất hết ý thức về thời gian và không biết lúc đó là sớm hay muộn. Trong công việc làm, giờ đây đã len vào một sự biến đổi khiến chàng thật sự vui sướng. Giữa lúc mải mê lao động, có hẳn những giây phút dài chàng không nhớ mình đang làm gì; chàng khoan khoái, và trong giây phút đó, luống cỏ chàng cắt cũng đều đặn và hoàn hảo như của Tito. Nhưng hễ nhớ ra mình đang làm gì và bắt đầu cố làm tốt hơn thì lập tức chàng cảm thấy công việc hết sức nặng nề và kết quả lại tồi hơn.
Đến cuối luống, chàng muốn quay trở lại lần nữa, nhưng Tito đã dừng bước, đến gần và thì thầm nói nhỏ với ông lão. Cả hai cùng nhìn mặt trời. "Không biết họ nói gì với nhau mà lại không tiếp tục làm nữa?" Levin tự hỏi, không nghĩ ra là đám mugich đã làm liền bốn tiếng đồng hồ và đã đến lúc ăn sáng.
- Ông chủ ạ, ta đi ăn thôi, - ông già nói.
- Đến giờ rồi à? Được.
Levin đưa hái cho Tito và bước đến gần ngựa, cùng với đám mugich đang đi lấy bánh ăn vượt qua khoảng đồng cỏ rộng lớn phát quang nơi bị ướt mưa. Và mãi lúc đó, chàng mới nhận ra mình đoán sai thời tiết và trận mưa đã làm ướt cỏ.
- Cỏ đến thối mất, - chàng nói.
- Thưa ông chủ, không việc gì đâu ạ. Cắt cỏ gặp mưa, phơi khô gặp nắng, - ông già nói.
Levin tháo ngựa và quay về nhà ăn sáng.
Xergei Ivanovitr vừa thức dậy. Levin uống xong cà phê và quay ngay lại chỗ cắt cỏ trước khi ông anh kịp mặc quần áo và sang buồng ăn.
Công việc đó khiến Levin thích thú đến nỗi về sau chàng lại làm nhiều lần nữa; chàng phát hết cánh đồng cỏ chạy dài trước nhà và ngay từ mùa xuân năm nay, chàng đã dự định cùng nông dân cắt cỏ suốt mấy ngày liền. Từ khi ông anh về ở đây, chàng tự hỏi có nên thực hiện kế hoạch đó hay không. Chàng áy náy phải để anh ở nhà một mình suốt ngày và sợ Xergei Ivanovitr sẽ cười mình. Nhưng lúc đi ngang qua đồng cỏ, chàng sực nhớ lại những cảm giác khi cắt cỏ và hầu như dứt khoát quyết định năm nay lại sẽ tham gia nữa. Sau cuộc tranh cãi đáng bực này, ý định đó trở lại trong đầu óc chàng.
"Mình cần phải hoạt động thể lực, kẻo rồi đâm xấu tính hoàn toàn mất thôi". Chàng nghĩ thầm và quyết định cứ cắt cỏ dù có ngượng với anh và người khác cũng được.
Chiều hôm ấy, Conxtantin Levin đến buồng giấy, sắp đặt công việc và sai người vào làng gọi người đi cắt cỏ ở cánh đồng đẹp nhất và lớn nhất: cánh đồng cỏ Kalinôvưi.
- Đem cái hái của tôi đến cho Tito bảo mài sắc rồi ngày mai mang ra cho tôi: có lẽ tôi sẽ cùng đi cắt cỏ với mọi người, - chàng nói, cố giấu vẻ ngượng ngùng.
- Thưa ông vâng ạ, - viên quản lý mỉm cười nói.
Buổi tối uống trà, Levin nói với anh:
- Chắc là sắp đẹp trời đây. Ngày mai, tôi bắt đầu cắt cỏ.
- Anh rất thích công việc này, - Xergei Ivanovitr nói.
- Tôi cũng thế, thích vô cùng. Thỉnh thoảng tôi cũng cắt cỏ với nông dân và ngày mai tôi định làm việc với họ suốt ngày.
Xergei Ivanovitr ngẩng đầu và ngạc nhiên nhìn em.
- Sao hả? Suốt cả ngày ở ngoài đó với nông dân, như một người trong bọn ấy à?
- Vâng, thú vị lắm, - Levin nói.
- Đó là môn thể dục rất tốt, nhưng e chú không chịu đựng nổi, - Xergei Ivanovitr nói, không chút giễu cợt.
- Tôi đã thử rồi. Lúc đầu cũng vất vả đấy, nhưng rồi sau quen dần.
Tôi hy vọng không đến nỗi tụt lại sau.
- Tốt lắm! Thế nhưng chú cho anh biết ý kiện bọn mugich nhìn sự việc này bằng con mắt như thế nào? Chắc họ buồn cười và cho ông chủ là con người kỳ cục nhỉ.
- Không, tôi không tin thế, công việc này vừa vui lại vừa rất khó nhọc, thành thử chả còn đầu óc nào mà nghĩ ngợi nữa.
- Chú làm thế nào mà ăn trưa với họ được? Chả lẽ lại mang ra đấy cho chú chai vang Sato Lafit và con gà quay thì bất tiện quá!
- Tất nhiên: khi họ nghỉ thì tôi về nhà.
Sáng hôm sau, Conxtantin Levin dậy sớm hơn thường lệ, nhưng phải nán lại để cắt đặt công việc, và khi chàng ra đến đồng cỏ thì mọi người đã phạt xong luống đầu.
Từ trên dốc, chàng đã trông thấy phía dưới chân đồi một khoảng đồng đã cắt cỏ, đầy bóng râm, với những bó cỏ màu xám và những áo khoác của nông dân cởi ra chất thành từng đống đen nho nhỏ ở chỗ họ bắt đầu luống thứ nhất.
Càng lại gần, chàng càng nhìn rõ đám nông dân đang nối đuôi nhau thành hàng dọc đi lên, người mặc áo khoác, kẻ mặc sơ mi, vung hái mỗi người một kiểu. Chàng đếm được bốn mươi hai người.
Họ từ từ tiến trên mặt thung gập ghềnh của cánh đồng cỏ; dạo trước đây là một hồ nước. Levin nhận ra một vài nông dân của mình. ở đó có lão EcMill mặc sơ mi trắng rất dài, đang cúi xuống đung đưa lưỡi hái, có gã thanh niên Vaxca, ngày trước làm xà ích cho Levin, đang vung rộng cánh tay phạt cỏ. ở đó có cả Tito, một nông dân nhỏ bé khẳng kheo, từng dạy Levin cắt cỏ. Anh ta tiến lên, người không cúi, vung rộng lưỡi hái phát dễ như bỡn.
Levin xuống ngựa và sau khi buộc ngựa ở gần đường hẻm, chàng đến chỗ Tito đang đi lấy chiếc hái thứ hai sau bụi rậm và chìa cho chàng.
- Thưa ông, hái mài xong rồi đấy ạ; sắc như dao cạo, cắt cứ đi phăng phăng, - Tito nói, vừa ngả mũ chào và mỉm cười đưa dụng cụ cho chàng.
Levin cầm lấy hái và cắt thử. Cắt xong một luống, đám mugich đầm đìa mồ hôi ngừng tay, và mặt mày hớn hở, hết người nọ đến người kia tươi cười chào ông chủ. Mọi người đều nhìn chàng, nhưng không ai nói gì, mãi đến khi một ông già cao lớn, mặt nhăn nheo và nhẵn nhụi, mặc áo da cừu, quay lại bảo Levin:
- Ông chủ ạ, ông nên cẩn thận, đâm lao thì phải theo lao đấy, - ông lão nói và Levin nghe thấy tiếng cười cố nén lại trong đám thợ cắt cỏ.
- Tôi sẽ cố không tụt lại sau, - chàng nói, đứng vào sau Tito và chờ lúc bắt đầu.
- Cẩn thận đấy nhé, - ông lão nhắc lại.
Tito tiến lên và Levin nối gót theo sau. Cỏ ở gần đường mọc thấp và Levin, bẵng đi một dạo không làm việc này, thấy lúng túng vì những con mắt đăm đăm nhìn mình. Lúc đầu, chàng cắt kém, mặc dầu mạnh tay hái. Chàng nghe thấy lời nhận xét ở sau lưng.
- Lưỡi hái đóng chuôi hỏng rồi, chỗ tay cầm cao quá, trông xem ông ta phải cúi xuống thế kia kìa, - một người nói.
- Phải ấn mạnh gót lưỡi hái xuống nữa, người khác nói.
- Không đến nỗi nào, khá lắm, ông ta sẽ quen thôi, - ông lão xen vào. Ông ta dấn lên rồi kia kìa... Ông đưa lưỡi hái phát rộng quá, thế sẽ chóng mệt. .. Chả trách được người ta là chủ, người ta làm cho người ta mà! Ông bỏ sót nhiều quá! Ngày xưa bọn tôi mà làm ăn như thế này thì cứ gọi là nhừ đòn.
Cỏ đã mềm hơn và Levin lẳng lặng nghe theo lời họ, không đáp lại, cố làm cho thật tốt và bước theo sau Tito. Họ đi được trăm bước, Tito vẫn tiến lên không ngừng và không tỏ chút gì mệt mỏi; nhưng Levin bắt đầu lo không đương nổi nữa vì đã quá mệt.
Chàng cảm thấy mình kiệt sức và định bảo Tito dừng lại. Nhưng vừa vặn lúc đó, Tito ngừng hái; anh ta cúi xuống, vơ một nắm cỏ, lau sạch lưỡi hái và bắt đầu mài. Levin ưỡn thẳng lưng và thở phào, liếc nhìn xung quanh. Một gã mugich theo sau chàng; rõ ràng anh ta cũng mệt, vì chưa bắt kịp Levin mà anh ta đã dừng lại và mài lưỡi hái. Tito mài sắc lưỡi hái của mình và của Levin, rồi họ lại tiếp tục làm.
Đến đợt thứ hai, lại vẫn thế. Tito sau mỗi nhát hái lại tiến lên, không dừng bước và cũng không mệt mỏi. Levin bước theo sau, gắng không để bị bỏ cách nhưng mỗi lúc càng thấy khó khăn hơn đến nỗi chàng cảm thấy không sao có được nữa; thì vừa vặn đúng lúc đó. Tito lại dừng bước và mài lưỡi hái.
Cứ thế, họ cắt xong luống cỏ thứ nhất, đặc biệt khó nhọc đối với Levin; nhưng khi họ đi tới cuối luống và Tito vác lưỡi hái lên vai, quay trở lại xéo lên vết chân cũ còn hằn trên vệt đồng cỏ phát quang và Levin cũng làm như vậy, thì mặc dầu mồ hôi long lanh trên khuôn mặt, đang từ mũi nhỏ xuống và lưng ướt đầm đìa, chàng vẫn cảm thấy rất sung sướng. Điều khiến chàng vui nhất là biết chắc bây giờ mình sẽ đương nổi.
Tuy nhiên, niềm vui thích đó cũng giảm sút do ý nghĩ việc mình làm còn kém. "Mình phải bớt vung cánh tay mà xoay người nhiều hơn", chàng tự nhủ, vừa so sánh vạt cỏ do Tito hái thẳng tắp như kẻ chỉ với vạt cỏ của mình đứt quãng và lởm chởm như răng cưa.
Levin nhận thấy Tito cắt luống cỏ thứ nhất rất nhanh chắc để thử thách ông chủ, mà luống cỏ đó lại đặc biệt dài. Về sau, công việc dễ hơn nhưng Levin vẫn phải dốc toàn lực để khỏi tụt lại sau.
Chàng không nghĩ ngợi, không mong muốn gì, chỉ cốt sao khỏi bị bỏ cách và làm xong việc một cách mỹ mãn nhất. Chàng chỉ nghe thấy tiếng lưỡi hái rít lên và nhìn thấy trước mặt cái bóng đen thẳng đườn của Tito xa dần, một cánh đồng hình bán nguyệt, đám cỏ và hoa từ từ uốn mình ngả xuống cạnh lưỡi hái và xa hơn nữa là cuối bãi, đến đó sẽ được nghỉ ngơi.
Đang giữa lúc làm việc, chàng bỗng thấy một cảm giác mát rượi khoan khoái trên đôi vai nóng bỏng và đầm đìa mồ hôi mà không hiểu đó là cái gì và từ đâu lại. Chàng ngước nhìn lên trời trong khi mọi người mài lưỡi hái. Một đám mây đen nặng nề là là bay tới và trời đổ mưa rào. Vài gã mugich đi lấy áo khoác mặc; những người khác cùng Levin thích thú so đôi vai dưới những tia nước mát.
Những luống cỏ nối tiếp nhau. Luống dài, luống ngắn, cỏ chỗ tốt chỗ xấu. Levin hoàn toàn mất hết ý thức về thời gian và không biết lúc đó là sớm hay muộn. Trong công việc làm, giờ đây đã len vào một sự biến đổi khiến chàng thật sự vui sướng. Giữa lúc mải mê lao động, có hẳn những giây phút dài chàng không nhớ mình đang làm gì; chàng khoan khoái, và trong giây phút đó, luống cỏ chàng cắt cũng đều đặn và hoàn hảo như của Tito. Nhưng hễ nhớ ra mình đang làm gì và bắt đầu cố làm tốt hơn thì lập tức chàng cảm thấy công việc hết sức nặng nề và kết quả lại tồi hơn.
Đến cuối luống, chàng muốn quay trở lại lần nữa, nhưng Tito đã dừng bước, đến gần và thì thầm nói nhỏ với ông lão. Cả hai cùng nhìn mặt trời. "Không biết họ nói gì với nhau mà lại không tiếp tục làm nữa?" Levin tự hỏi, không nghĩ ra là đám mugich đã làm liền bốn tiếng đồng hồ và đã đến lúc ăn sáng.
- Ông chủ ạ, ta đi ăn thôi, - ông già nói.
- Đến giờ rồi à? Được.
Levin đưa hái cho Tito và bước đến gần ngựa, cùng với đám mugich đang đi lấy bánh ăn vượt qua khoảng đồng cỏ rộng lớn phát quang nơi bị ướt mưa. Và mãi lúc đó, chàng mới nhận ra mình đoán sai thời tiết và trận mưa đã làm ướt cỏ.
- Cỏ đến thối mất, - chàng nói.
- Thưa ông chủ, không việc gì đâu ạ. Cắt cỏ gặp mưa, phơi khô gặp nắng, - ông già nói.
Levin tháo ngựa và quay về nhà ăn sáng.
Xergei Ivanovitr vừa thức dậy. Levin uống xong cà phê và quay ngay lại chỗ cắt cỏ trước khi ông anh kịp mặc quần áo và sang buồng ăn.
Quyển
3
Chương 5
Chương 5
Sau bữa sáng, Levin bỏ chỗ cũ, đến đứng giữa ông già hay bông
đùa đã mời chàng đến cạnh, và một gã mugich trẻ tuổi, lấy vợ từ mùa thu năm
ngoái và hè năm nay mới đi cắt cỏ lần đâu.
Ông già, người thẳng đuỗn, đưa đôi bàn chân chữ bát bước từng bước dài đều đặn tiến lên, và, bằng một động tác chính xác, chừng mực, tựa hồ cũng thoải mái như ta vừa đi vừa ve vẩy tay, ông nhẹ nhàng phạt luống cỏ cao đều. Tưởng như lưỡi hái tự nó phạt băng cỏ rậm.
Đằng sau Levin là gã Misca trẻ tuổi. Đầu quấn vòng cỏ tươi tết lại để giữ mái tóc, khuôn mặt tươi tắn và niềm nở của anh ta rúm lại vì cố gắng; nhưng khi có người nhìn, anh ta lại mỉm cười. Rõ ràng cu cậu sẵn sàng thà chết còn hơn phải thú nhận là công việc vất vả.
Levin đi giữa hai người. Vào lúc nóng bức nhất, chàng lại thấy công việc có vẻ bớt khó nhọc. Mồ hôi đổ đầm đìa làm chàng thấy mát dịu và mặt trời hun cháy lưng, mặt và hai cánh tay để trần đến khuỷu làm chàng càng tăng thêm nghị lực và sức mạnh. Những giây phút vô thức không mảy may nghĩ đến công việc đang làm, đến với chàng mỗi lúc một nhiều hơn. Lưỡi hái cứ tự động đưa đi. Đó là những khoảnh khắc hạnh phúc. Chàng lại càng vui sướng hơn, khi đến gần con sông giáp cánh đồng cỏ, ông già vơ một nắm cỏ ướt lau lưỡi hái, nhúng nó xuống dòng nước mát lạnh và múc nước vào ống bơ đưa cho Levin.
- Ông chủ, mời ông nếm thử món rượu kvat của tôi! Ngon tuyệt, phải không? - ông già nháy mắt nói với chàng.
Và quả thực Levin chưa bao giờ uống thứ rượu ngọt nào có thể sánh với thứ nước âm ấm này, lềnh bềnh những cỏ và đượm mùi gỉ ống bơ sắt tây. Ngay sau đó, họ dạo bước thung dung và khoan khoái, tay xách hái, vừa đi vừa lau mồ hôi ròng ròng chảy, thở căng lồng ngực và đưa mắt nhìn suốt dãy dài thợ hái cùng những việc đang diễn ra xung quanh, trong rừng và ngoài đồng.
Levin càng cắt cỏ càng luôn cảm thấy những phút quên lãng trong đó không phải tay chàng điều khiển chiếc hái nữa, mà hình như chính chiếc hái cuốn tất cả con người có ý thức và tấm thân tràn đầy sinh lực của chàng: công việc cứ tự động tiến hành chính xác và đều đặn như có phép tiên, tuy chàng không để ý gì đến nó. Đó là những phút vô cùng hạnh phúc.
Chỉ lúc nào phải ngừng động tác đã trở thành vô thức ấy và phải suy nghĩ, chàng mới thấy vất vả hoặc lúc phải đi vòng một mô đất hay một bụi chua me chưa rẫy. Ông già làm gọn những việc đó rất thoải mái. Mỗi khi gặp một mô đất, ông liền chuyển động tác và khi dùng gót lưỡi hái, lúc dùng mũi, cùng một lúc xén từng nhát nhỏ hai bên mô đất. Vừa làm ông già vừa quan sát tất cả những gì bày ra trước mắt: khi ông bứt một trái cây nhấm nháp hoặc mời Levin ăn, khi dùng hái gạt một cành cây ra, khi ngắm một ổ cun cút mà con chim cái vừa kịp bay lên thoát khỏi lưỡi hái, khi bắt một con rắn độc gặp ngang đường, lấy mũi hái xiên như xiên bằng đinh ba vung lên cao đưa cho Levin xem và quẳng nó ra xa.
Nhưng đối với Levin và gã trai trẻ đi sau, thật khó mà làm được nhiều động tác như vậy. Cuốn theo nhịp hoạt động như cái máy, giữa lúc hăng say làm việc, họ không đủ sức để ngắt đoạn nhịp điệu đó đồng thời quan sát những gì bày ra trước mặt.
Levin không cảm thấy thời giờ trôi qua. Nếu ai hỏi chàng cắt cỏ từ bao lâu rồi, chàng sẽ trả lời là mới được nửa giờ, mà thực ra thì đã gần tới bữa trưa. Khi ở cuối cánh đồng cỏ quay lại, ông già lưu ý Levin tới những em bé trai gái gần như khuất sau đám cỏ cao đang từ nhiều ngả chạy đến đám thợ hái, tay trĩu xuống vì những túi đựng bánh và những vò rượu kvat nút giẻ.
- Đàn ruồi con đến kia rồi, - ông già vừa chỉ lũ trẻ vừa nói, và khum tay che ngang mắt nhìn về phía mặt trời.
Họ cắt thêm hai luống cỏ nữa, rồi ông già dừng lại.
- Thôi, ông chủ ạ, ta phải ăn đi thôi, - ông nói, giọng dứt khoát.
Tới bờ sông, đám thợ hái liền đi đến chỗ để áo choàng, bọn trẻ mang bữa ăn đang chờ cạnh đấy. Mọi người quây quần lại, tốp ra cạnh những cỗ xe ngựa, tốp ngồi ngay dưới bụi kim tước, ở đấy cỏ đã đánh thành đống.
Levin ngồi xuống cạnh họ; chàng không muốn bỏ đi. Không ai cảm thấy gò bó trước mặt chàng nữa. Đám mugich sửa soạn ăn trưa.
Người thì rửa ráy, bọn trai trẻ tắm dưới sông, kẻ thì dọn chỗ ngủ trưa, mở túi bánh, mở nút vò rượu kvat ra. Ông già bẻ vụn bánh trong chiếc bát, dùng cán thìa nghiền nát, lấy nước đựng trong ống bơ rưới lên, cắt thêm vài khoanh bánh, trộn tất cả với nước và quay mặt về phương Đông bắt đầu cầu nguyện.
- Này, ông chủ, mời ông lại đây nếm thử món xúp mì của lão, - ông già nói và quỳ xuống chiếc bát.
Món xúp ngon đến nỗi Levin không muốn về nhà ăn trưa nữa.
Chàng ăn chung với ông già và cùng bàn bạc về công việc gia đình ông ta mà chàng tỏ ra hết sức quan tâm. Còn về phần mình, chàng cũng kể cho ông nghe những dự định với mọi chi tiết có thể làm ông ta chú ý. Chàng thấy gần gũi ông già hơn với anh mình và bất giác mỉm cười về mối thiện cảm của mình đối với ông. Rồi ông già đứng dậy, cầu nguyện và đến nằm dưới bụi cây sau khi vơ cỏ lót đầu; Levin cũng làm như vậy và mặc dầu ruồi bâu nhằng nhẵng cùng bọ rầy bé li ti bò buồn buồn trên mặt, trên mình đầm đìa mồ hôi, chàng vẫn ngủ ngay và mãi khi mặt trời ngả bên kia bụi cây chiếu tới chỗ nằm, chàng mới thức giấc. Ông già đã dậy từ lâu: ông đang ngồi mài lưỡi hái của đám thợ bạn trẻ.
Levin nhìn quanh và không nhận ra đây là đâu nữa: tất cả đều đã biến đổi. Một khoảng đồng cỏ rộng lớn đã phát xong và rực lên một thứ ánh sáng đặc biệt, mới mẻ, với những luống cỏ đã thơm hương dưới nắng xiên khoai của mặt trời xế tà. Cả những đồng cỏ nằm bên bờ sông, cả con sông vừa nãy không trông thấy, giờ đây lấp lánh sáng như thép ở chỗ lượn khúc, cả những người đi ra chỗ làm hoặc đang đứng dậy, cả đàn diều hâu bay lượn trên đồng cỏ trơ trụi, tất thẩy đều hoàn toàn mới mẻ. Sau khi tỉnh hẳn, Levin nhẩm tính số lượng cỏ cắt được và công việc còn có thể làm thêm trong ngày.
Bốn mươi hai người đã làm được một khối lượng công việc to lớn.
Cả cánh đồng cỏ rộng, mà dưới thời nông nô phải ba mươi người làm quần quật suốt hai ngày mới xuể, đã được cắt hái xong. Chỉ còn những đám nhỏ sót lại trong góc. Nhưng Levin muốn làm đến mức tối đa trong hôm đó và chàng bực mình vì mặt trời lặn quá sớm.
Chàng không thấy mệt chút nào: chàng chỉ có một mong muốn: làm mỗi lúc một nhanh hơn và càng nhiều càng tốt.
- Hay ta cắt thêm cả ở đồi Masca nữa, bác thấy thế nào? chàng nói với ông già.
- Cái đó còn tuỳ Chúa: mặt trời không còn cao nữa đâu. Chắc ông sẽ đãi bọn trai tí rượu nữa?
Đến bữa chiều, khi mọi người đã ngồi xuống và cánh nghiện thuốc đã châm điếu hút, ông già liền báo cho biết nếu họ cắt cỏ thêm ở đồi Masca thì sẽ có rượu vôtka uống.
- Tại sao lại không cắt kia chứ? Tito, tiến lên trước đi! Chỉ trong nháy mắt là ta sẽ cắt xong chỗ này thôi! Đến tối rồi sẽ ăn. Dẫn bọn tôi ra làm luôn đi thôi! - những giọng nói vang lên, và ăn xong bánh mì, đám thợ hái liền bắt tay vào việc.
- Nào, các chú, cố lên! Tito nói và rảo bước đi trước gần như chạy.
- Đi, đi thôi! - ông già nói, vội đuổi theo sau và dễ dàng bắt kịp anh ta. - Cẩn thận đấy! Lão sẽ cho anh biết lưỡi hái của lão!
Già và trẻ, mạnh ai người nấy hái. Nhưng dù vội đến đâu, họ cũng không làm hỏng cỏ, và những luống cỏ vẫn ngả xuống mượt và đều như thường. Trong vòng dăm phút họ đã cắt xong đám cỏ còn lại. Số người cuối cùng cắt nốt luống của mình, trong khi những người đằng trước đã khoác áo lên vai và vượt qua đường cái đi về phía đồi Masca.
Sau một phút ngắt ngủi bàn bạc xem nên cắt theo chiều dọc hay chiều ngang, Prôkhor Ecmilin, một thợ hái nổi tiếng, một nông dân rất cao lớn, tóc dài và râu đen nhánh, đi lên trước. Anh ta cắt luống cỏ thứ nhất rồi quay gót trở lại; lúc đó mọi người mới theo vết chân anh ta đi xuống khe, rồi lại trèo lên đồi, đến tận ven rừng. Mặt trời đã khuất sau rặng cây. Sương xuống. ánh nắng chỉ còn chiếu sáng đỉnh đồi, ở dưới khe sương mù dâng lên và ở sườn đồi bên kia, đám thợ hái tiến lên trong bóng tối lạnh và ẩm ướt. Công việc đang dồn dập. Cỏ thơm ngai ngái từ trên cao, ngả xuống sột soạt êm như ru.
Đám thợ hái tiến thành hàng dọc có phần quá sát nhau; ống bơ kêu loảng xoảng, lưỡi hái chạm nhau hoặc kêu rít dưới hòn đá mài và mọi người í ới vui vẻ gọi nhau, thúc giục nhau.
Levin vẫn đi giữa gã trai trẻ và ông già. Ông già đã mặc áo lông cừu, vẫn luôn luôn vui vẻ, bỡn cợt và thoải mái. Trong rừng, giữa đám cỏ xanh tốt, chốc chốc lại thấy những chiếc nấm mòng mọng bị lưỡi hái phạt băng. Nhưng mỗi lần thấy nấm, ông già lại cúi xuống ngắt và nhét vào trong áo sơ mi. "Lại thêm tí quà mọn cho bà lão", ông già nói, gọi là để giải thích.
Cỏ non mềm và ẩm ướt dễ cắt, nhưng lên xuống bờ khe dốc đứng thì thật vất vả. Cái đó cũng không cản trở ông già. Ông vẫn đều tay đưa ngang lưỡi hái, trèo lên dốc từng bước ngắn, vững chãi trên đôi chân đi dép bằng vỏ cây bạch dương. Mặc dầu người run rẩy, quần trễ xuống dưới sơ mi, nhưng trên đường đi, ông vẫn không hề bỏ sót một nhánh cỏ, một chiếc nấm nào và tiếp tục bông đùa với Levin cùng đám mugich. Levin đi sau ông già, luôn luôn tưởng như sắp ngã lăn ra khi phải vừa vung hái vừa tiến lên ngọn đồi dốc đến nỗi trèo không cũng đủ vất vả, nhưng chàng vẫn tiếp tục đi lên và làm những việc phải làm. Chàng cảm thấy có một sức mạnh bên ngoài nâng đỡ mình.
Ông già, người thẳng đuỗn, đưa đôi bàn chân chữ bát bước từng bước dài đều đặn tiến lên, và, bằng một động tác chính xác, chừng mực, tựa hồ cũng thoải mái như ta vừa đi vừa ve vẩy tay, ông nhẹ nhàng phạt luống cỏ cao đều. Tưởng như lưỡi hái tự nó phạt băng cỏ rậm.
Đằng sau Levin là gã Misca trẻ tuổi. Đầu quấn vòng cỏ tươi tết lại để giữ mái tóc, khuôn mặt tươi tắn và niềm nở của anh ta rúm lại vì cố gắng; nhưng khi có người nhìn, anh ta lại mỉm cười. Rõ ràng cu cậu sẵn sàng thà chết còn hơn phải thú nhận là công việc vất vả.
Levin đi giữa hai người. Vào lúc nóng bức nhất, chàng lại thấy công việc có vẻ bớt khó nhọc. Mồ hôi đổ đầm đìa làm chàng thấy mát dịu và mặt trời hun cháy lưng, mặt và hai cánh tay để trần đến khuỷu làm chàng càng tăng thêm nghị lực và sức mạnh. Những giây phút vô thức không mảy may nghĩ đến công việc đang làm, đến với chàng mỗi lúc một nhiều hơn. Lưỡi hái cứ tự động đưa đi. Đó là những khoảnh khắc hạnh phúc. Chàng lại càng vui sướng hơn, khi đến gần con sông giáp cánh đồng cỏ, ông già vơ một nắm cỏ ướt lau lưỡi hái, nhúng nó xuống dòng nước mát lạnh và múc nước vào ống bơ đưa cho Levin.
- Ông chủ, mời ông nếm thử món rượu kvat của tôi! Ngon tuyệt, phải không? - ông già nháy mắt nói với chàng.
Và quả thực Levin chưa bao giờ uống thứ rượu ngọt nào có thể sánh với thứ nước âm ấm này, lềnh bềnh những cỏ và đượm mùi gỉ ống bơ sắt tây. Ngay sau đó, họ dạo bước thung dung và khoan khoái, tay xách hái, vừa đi vừa lau mồ hôi ròng ròng chảy, thở căng lồng ngực và đưa mắt nhìn suốt dãy dài thợ hái cùng những việc đang diễn ra xung quanh, trong rừng và ngoài đồng.
Levin càng cắt cỏ càng luôn cảm thấy những phút quên lãng trong đó không phải tay chàng điều khiển chiếc hái nữa, mà hình như chính chiếc hái cuốn tất cả con người có ý thức và tấm thân tràn đầy sinh lực của chàng: công việc cứ tự động tiến hành chính xác và đều đặn như có phép tiên, tuy chàng không để ý gì đến nó. Đó là những phút vô cùng hạnh phúc.
Chỉ lúc nào phải ngừng động tác đã trở thành vô thức ấy và phải suy nghĩ, chàng mới thấy vất vả hoặc lúc phải đi vòng một mô đất hay một bụi chua me chưa rẫy. Ông già làm gọn những việc đó rất thoải mái. Mỗi khi gặp một mô đất, ông liền chuyển động tác và khi dùng gót lưỡi hái, lúc dùng mũi, cùng một lúc xén từng nhát nhỏ hai bên mô đất. Vừa làm ông già vừa quan sát tất cả những gì bày ra trước mắt: khi ông bứt một trái cây nhấm nháp hoặc mời Levin ăn, khi dùng hái gạt một cành cây ra, khi ngắm một ổ cun cút mà con chim cái vừa kịp bay lên thoát khỏi lưỡi hái, khi bắt một con rắn độc gặp ngang đường, lấy mũi hái xiên như xiên bằng đinh ba vung lên cao đưa cho Levin xem và quẳng nó ra xa.
Nhưng đối với Levin và gã trai trẻ đi sau, thật khó mà làm được nhiều động tác như vậy. Cuốn theo nhịp hoạt động như cái máy, giữa lúc hăng say làm việc, họ không đủ sức để ngắt đoạn nhịp điệu đó đồng thời quan sát những gì bày ra trước mặt.
Levin không cảm thấy thời giờ trôi qua. Nếu ai hỏi chàng cắt cỏ từ bao lâu rồi, chàng sẽ trả lời là mới được nửa giờ, mà thực ra thì đã gần tới bữa trưa. Khi ở cuối cánh đồng cỏ quay lại, ông già lưu ý Levin tới những em bé trai gái gần như khuất sau đám cỏ cao đang từ nhiều ngả chạy đến đám thợ hái, tay trĩu xuống vì những túi đựng bánh và những vò rượu kvat nút giẻ.
- Đàn ruồi con đến kia rồi, - ông già vừa chỉ lũ trẻ vừa nói, và khum tay che ngang mắt nhìn về phía mặt trời.
Họ cắt thêm hai luống cỏ nữa, rồi ông già dừng lại.
- Thôi, ông chủ ạ, ta phải ăn đi thôi, - ông nói, giọng dứt khoát.
Tới bờ sông, đám thợ hái liền đi đến chỗ để áo choàng, bọn trẻ mang bữa ăn đang chờ cạnh đấy. Mọi người quây quần lại, tốp ra cạnh những cỗ xe ngựa, tốp ngồi ngay dưới bụi kim tước, ở đấy cỏ đã đánh thành đống.
Levin ngồi xuống cạnh họ; chàng không muốn bỏ đi. Không ai cảm thấy gò bó trước mặt chàng nữa. Đám mugich sửa soạn ăn trưa.
Người thì rửa ráy, bọn trai trẻ tắm dưới sông, kẻ thì dọn chỗ ngủ trưa, mở túi bánh, mở nút vò rượu kvat ra. Ông già bẻ vụn bánh trong chiếc bát, dùng cán thìa nghiền nát, lấy nước đựng trong ống bơ rưới lên, cắt thêm vài khoanh bánh, trộn tất cả với nước và quay mặt về phương Đông bắt đầu cầu nguyện.
- Này, ông chủ, mời ông lại đây nếm thử món xúp mì của lão, - ông già nói và quỳ xuống chiếc bát.
Món xúp ngon đến nỗi Levin không muốn về nhà ăn trưa nữa.
Chàng ăn chung với ông già và cùng bàn bạc về công việc gia đình ông ta mà chàng tỏ ra hết sức quan tâm. Còn về phần mình, chàng cũng kể cho ông nghe những dự định với mọi chi tiết có thể làm ông ta chú ý. Chàng thấy gần gũi ông già hơn với anh mình và bất giác mỉm cười về mối thiện cảm của mình đối với ông. Rồi ông già đứng dậy, cầu nguyện và đến nằm dưới bụi cây sau khi vơ cỏ lót đầu; Levin cũng làm như vậy và mặc dầu ruồi bâu nhằng nhẵng cùng bọ rầy bé li ti bò buồn buồn trên mặt, trên mình đầm đìa mồ hôi, chàng vẫn ngủ ngay và mãi khi mặt trời ngả bên kia bụi cây chiếu tới chỗ nằm, chàng mới thức giấc. Ông già đã dậy từ lâu: ông đang ngồi mài lưỡi hái của đám thợ bạn trẻ.
Levin nhìn quanh và không nhận ra đây là đâu nữa: tất cả đều đã biến đổi. Một khoảng đồng cỏ rộng lớn đã phát xong và rực lên một thứ ánh sáng đặc biệt, mới mẻ, với những luống cỏ đã thơm hương dưới nắng xiên khoai của mặt trời xế tà. Cả những đồng cỏ nằm bên bờ sông, cả con sông vừa nãy không trông thấy, giờ đây lấp lánh sáng như thép ở chỗ lượn khúc, cả những người đi ra chỗ làm hoặc đang đứng dậy, cả đàn diều hâu bay lượn trên đồng cỏ trơ trụi, tất thẩy đều hoàn toàn mới mẻ. Sau khi tỉnh hẳn, Levin nhẩm tính số lượng cỏ cắt được và công việc còn có thể làm thêm trong ngày.
Bốn mươi hai người đã làm được một khối lượng công việc to lớn.
Cả cánh đồng cỏ rộng, mà dưới thời nông nô phải ba mươi người làm quần quật suốt hai ngày mới xuể, đã được cắt hái xong. Chỉ còn những đám nhỏ sót lại trong góc. Nhưng Levin muốn làm đến mức tối đa trong hôm đó và chàng bực mình vì mặt trời lặn quá sớm.
Chàng không thấy mệt chút nào: chàng chỉ có một mong muốn: làm mỗi lúc một nhanh hơn và càng nhiều càng tốt.
- Hay ta cắt thêm cả ở đồi Masca nữa, bác thấy thế nào? chàng nói với ông già.
- Cái đó còn tuỳ Chúa: mặt trời không còn cao nữa đâu. Chắc ông sẽ đãi bọn trai tí rượu nữa?
Đến bữa chiều, khi mọi người đã ngồi xuống và cánh nghiện thuốc đã châm điếu hút, ông già liền báo cho biết nếu họ cắt cỏ thêm ở đồi Masca thì sẽ có rượu vôtka uống.
- Tại sao lại không cắt kia chứ? Tito, tiến lên trước đi! Chỉ trong nháy mắt là ta sẽ cắt xong chỗ này thôi! Đến tối rồi sẽ ăn. Dẫn bọn tôi ra làm luôn đi thôi! - những giọng nói vang lên, và ăn xong bánh mì, đám thợ hái liền bắt tay vào việc.
- Nào, các chú, cố lên! Tito nói và rảo bước đi trước gần như chạy.
- Đi, đi thôi! - ông già nói, vội đuổi theo sau và dễ dàng bắt kịp anh ta. - Cẩn thận đấy! Lão sẽ cho anh biết lưỡi hái của lão!
Già và trẻ, mạnh ai người nấy hái. Nhưng dù vội đến đâu, họ cũng không làm hỏng cỏ, và những luống cỏ vẫn ngả xuống mượt và đều như thường. Trong vòng dăm phút họ đã cắt xong đám cỏ còn lại. Số người cuối cùng cắt nốt luống của mình, trong khi những người đằng trước đã khoác áo lên vai và vượt qua đường cái đi về phía đồi Masca.
Sau một phút ngắt ngủi bàn bạc xem nên cắt theo chiều dọc hay chiều ngang, Prôkhor Ecmilin, một thợ hái nổi tiếng, một nông dân rất cao lớn, tóc dài và râu đen nhánh, đi lên trước. Anh ta cắt luống cỏ thứ nhất rồi quay gót trở lại; lúc đó mọi người mới theo vết chân anh ta đi xuống khe, rồi lại trèo lên đồi, đến tận ven rừng. Mặt trời đã khuất sau rặng cây. Sương xuống. ánh nắng chỉ còn chiếu sáng đỉnh đồi, ở dưới khe sương mù dâng lên và ở sườn đồi bên kia, đám thợ hái tiến lên trong bóng tối lạnh và ẩm ướt. Công việc đang dồn dập. Cỏ thơm ngai ngái từ trên cao, ngả xuống sột soạt êm như ru.
Đám thợ hái tiến thành hàng dọc có phần quá sát nhau; ống bơ kêu loảng xoảng, lưỡi hái chạm nhau hoặc kêu rít dưới hòn đá mài và mọi người í ới vui vẻ gọi nhau, thúc giục nhau.
Levin vẫn đi giữa gã trai trẻ và ông già. Ông già đã mặc áo lông cừu, vẫn luôn luôn vui vẻ, bỡn cợt và thoải mái. Trong rừng, giữa đám cỏ xanh tốt, chốc chốc lại thấy những chiếc nấm mòng mọng bị lưỡi hái phạt băng. Nhưng mỗi lần thấy nấm, ông già lại cúi xuống ngắt và nhét vào trong áo sơ mi. "Lại thêm tí quà mọn cho bà lão", ông già nói, gọi là để giải thích.
Cỏ non mềm và ẩm ướt dễ cắt, nhưng lên xuống bờ khe dốc đứng thì thật vất vả. Cái đó cũng không cản trở ông già. Ông vẫn đều tay đưa ngang lưỡi hái, trèo lên dốc từng bước ngắn, vững chãi trên đôi chân đi dép bằng vỏ cây bạch dương. Mặc dầu người run rẩy, quần trễ xuống dưới sơ mi, nhưng trên đường đi, ông vẫn không hề bỏ sót một nhánh cỏ, một chiếc nấm nào và tiếp tục bông đùa với Levin cùng đám mugich. Levin đi sau ông già, luôn luôn tưởng như sắp ngã lăn ra khi phải vừa vung hái vừa tiến lên ngọn đồi dốc đến nỗi trèo không cũng đủ vất vả, nhưng chàng vẫn tiếp tục đi lên và làm những việc phải làm. Chàng cảm thấy có một sức mạnh bên ngoài nâng đỡ mình.
Quyển
3
Chương 6
Chương 6
Cắt xong đám cỏ cuối cùng ở đồi Masca, mọi người mặc áo khoác
và vui vẻ trở lại nhà. Levin lên ngựa và trở về sau khu lưu luyến chia tay với
đám mugich. Trên đỉnh đồi, chàng quay nhìn lại phía sau: mọi người đã khuất
trong lớp sương mù đang từ đáy khe dâng lên; chỉ còn nghe tiếng nói vui vẻ và
thô kệch, tiếng cười và tiếng hái chạm nhau loảng xoảng.
Xergei Ivanovitr ăn chiều xong từ lâu, đang uống nước chanh ướp lạnh trong buồng mình và đọc những nhật báo và tạp chí vừa nhận được, thì Levin, tóc rối bù đẫm mồ hôi bết vào trán, lưng và ngực ướt đầm, vui vẻ chạy ùa vào buồng.
- Anh biết không, chúng tôi đã cắt xong cả cánh đồng cỏ! A! Thật tuyệt, thật là kì diệu! Thế còn anh, anh làm được gì rồi? chàng nói.
Chàng hoàn toàn quên bẵng câu chuyện bực mình hôm qua.
- Trời! Trông chú hay không kìa! - Xergei Ivanovitr nói, thoạt tiên nhìn em trai từ đầu đến chân, vẻ không bằng lòng. Còn cái cửa kia nữa, khép ngay lại! - ông hét lên. - Nhất định chú lại để hàng tá ruồi lọt vào rồi.
Xergei Ivanovitr rất sợ ruồi: ông chỉ mở cửa sổ vào ban đêm và thường đóng cửa ra vào rất cẩn thận.
- Không đâu! Mà nếu có con nào lọt vào thì em sẽ bắt ngay. Anh không thể biết là em đang vui đến thế nào đâu! Thế còn anh hôm nay ra sao?
- Tốt lắm. Nhưng chú không cắt cỏ suốt cả ngày đấy chứ? Chắc chú đói meo rồi. Kuzma sửa soạn cho chú sẵn sàng cả rồi đấy.
- Không, em không đói. Em ăn ở ngoài ấy rồi. Nhưng em phải đi tắm rửa đã.
- Đi, đi tắm rửa đi, anh sẽ ra gặp chú ngay, - Xergei Ivanovitr nói và lắc đầu nhìn em. - Đi, đi tắm đi, mà nhanh lên nhé, - ông mỉm cười nói thêm, và, sau khi thu dọn sách báo, ông sửa soạn ra khỏi buồng.
Đột nhiên, ông thấy vui vẻ và không muốn rời em trai nữa. - Lúc mưa, chú ở đâu?
- Mưa đâu mà mưa! Chỉ lác đác vài giọt thôi. Anh chờ nhé, em trở lại ngay. Thế nào, anh vừa lòng về ngày hôm nay chứ? Tốt lắm, - và Levin đi thay quần áo.
Năm phút sau, hai anh em gặp nhau trong phòng ăn, Levin tưởng không đói và chỉ định ngồi vào bàn ăn để khỏi phật lòng Kuzma, nhưng khi bắt đầu ăn, chàng thấy đặc biệt ngon miệng. Xergei Ivanovitr mỉm cười nhìn chàng:
- À phải, có thư gửi cho chú đấy, - ông nói. - Kuzma, anh làm ơn xuống nhà lấy cho tôi. Và nhớ đóng cửa lại nhé.
Thư của Oblonxki. Levin đọc to bức thư Oblonxki viết từ Peterburg: "Mình vừa nhận được thư của Doli hiện đang ở Ergusovoi: mọi sự ở đó đều nát bét. Cậu làm ơn qua đó và khuyên bảo giúp vợ mình, cậu vốn thông hiểu mọi điều. Vợ mình chắc sẽ rất sung sướng được gặp cậu. Tội nghiệp, cô ta chỉ có độc một mình thôi.
Bà nhạc mình và mọi người hiện hãy còn ở nước ngoài".
- À! Được lắm. Chắc chắn em sẽ đi, - Levin nói. - Anh phải cùng đi với em đấy. Bà ta là một phụ nữ rất tốt. Phải không?
- Họ ở cách xa đây không?
- Khoảng chừng ba mươi vecxtơ, có lẽ đến bốn mươi ấy. Nhưng đường tốt lắm. Đó sẽ là cuộc du ngoạn rất thú vị.
- Rất vui lòng. - Xergei Ivanovitr nói, miệng vẫn mỉm cười.
Nhìn thấy em trai là ông đủ vui rồi.
- Chú háu đói ghê thế! - ông nói, nhìn vào bộ mặt và cái cổ rám nắng đỏ ửng của Levin cúi xuống đĩa thức ăn.
- Ngon tuyệt! Anh không thể ngờ được là chế độ sinh hoạt này có hiệu quả đến thế nào chống mọi thứ tầm bậy đâu. Em muốn làm giàu cho y học một danh từ mới: Lao động trị liệu 1.
- Nhưng anh nghĩ hình như chú không cần đến cái đó.
- Không, nhưng cái đó có thể chữa một số chứng bệnh thần kinh.
- Cái đó còn để thí nghiệm xem sao. Chú biết không, anh định đi xem chú cắt cỏ, nhưng trời oi bức quá anh không thể vượt quá khu rừng. Anh nghỉ lại một lát ở đấy rồi đi tắt rừng vào làng và gặp vú nuôi của chú ở đấy, anh có dò hỏi bà ta về dư luận mugich đối với chú.
Theo anh hiểu thì họ không tán thành chú. Bà ta nói: "Đó không phải là công việc của các ông chủ". Anh có cảm tưởng là bình dân có ý niệm rất dứt khoát về hoạt động của các "ông chủ". Và họ không chấp nhận cho những ông chủ vượt quá cái giới hạn họ đã xác định.
- Có thể như thế, nhưng đây là thích thú lớn nhất em từng cảm thấy trong đời. Mà cái đó cũng không hại gì cả, phải không? - Levin nói. - Nếu họ không thích thế thì mặc họ! Vả lại, em nghĩ cái đó cũng không quan trọng. Có phải ý kiến anh cũng như vậy không?
- Tóm lại, anh thấy chú vừa lòng về ngày hôm nay lắm, Xergei Ivanovitr nói.
- Thích vô cùng, bọn em cắt xong cả cánh đồng cỏ. Và em lại kết bạn với một ông lão rất thú vị! Anh không thể tưởng tượng ông ta có duyên đến thế nào!
- Phải. Còn anh, anh cũng hài lòng. Trước tiên, anh đã giải được hai thế cờ, trong đó có một thế rất hay: tiến công bằng những con tốt, rồi anh sẽ bày cho chú xem. Và sau nữa là... anh nghĩ tới câu chuyện giữa chúng ta hôm qua.
- Cái gì? Câu chuyện nào kia? - Levin nói, lim dim mắt, khoái trá ườn người ra nghỉ sau khi ăn uống xong và thực tình không đủ sức nhớ lại đó là chuyện gì.
- Anh thấy chú cũng có lý phần nào. ý kiến chúng ta khác nhau ở chỗ chú lấy lợi ích cá nhân làm động cơ, còn anh lại nghĩ bất cứ người nào có trình độ học thức nhất định đều phải quan tâm đến lợi ích công cộng. Có thể chú cũng có lý khi nói nên chú ý đến những hoạt động liên quan đến lợi ích vật chất cá nhân. Tóm lại, chú là người bản chất quá bồng bột 2, như người Pháp thường nói; chú thích hoạt động say mê, kiên quyết hoặc không làm gì cả.
Levin lắng nghe và không hiểu tí gì về điều ông anh nói; chàng cũng không muốn tìm hiểu nữa. Chàng chỉ lo ông anh lại hỏi một câu nào đó làm lộ ra là mình không nghe gì cả.
- Có phải thế không, anh bạn? - Xergei Ivanovitr vỗ vai chàng hỏi.
- Vâng, tất nhiên như thế. Với lại, em có cãi cố đâu, - Levin trả lời với nụ cười của đứa trẻ nhận mình có lỗi. "Không biết chúng ta có thể tranh cãi với nhau về chuyện gì kia chứ? chàng tự nhủ. Tất nhiên mình có lý, anh ấy cũng có lý, thế là ổn cả. Nhưng mình phải về buồng giấy để cắt đặt công việc đây". Chàng đứng dậy và mỉm cười vươn vai.
Xergei Ivanovitr cũng mỉm cười.
- Nếu chú muốn thì ta cùng đi dạo một vòng, - ông nói; ông không muốn rời người em tràn trề hưng phấn và tươi mát. Hoặc chú cần thì ta sang buồng giấy.
- A! Lạy Chúa! - Levin kêu to làm Xergei Ivanovitr đâm hoảng.
- Sao? Chú làm sao thế hả?
- Không biết bàn tay Agafia Mikhailovna ra sao rồi, - Levin vỗ trán nói. - Em quên bẵng đi mất.
- Khá hơn nhiều rồi.
- Thế thì tốt, nhưng em cũng phải chạy đến thăm bà ta. Em sẽ trở lại ngay trước khi anh đội xong mũ.
Và chàng lao như gió xuống cầu thang, gót giầy gõ vang.
Chú thích:
1. Prime sautièr (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Arbeitskur (tiếng Đức trong nguyên văn).
Xergei Ivanovitr ăn chiều xong từ lâu, đang uống nước chanh ướp lạnh trong buồng mình và đọc những nhật báo và tạp chí vừa nhận được, thì Levin, tóc rối bù đẫm mồ hôi bết vào trán, lưng và ngực ướt đầm, vui vẻ chạy ùa vào buồng.
- Anh biết không, chúng tôi đã cắt xong cả cánh đồng cỏ! A! Thật tuyệt, thật là kì diệu! Thế còn anh, anh làm được gì rồi? chàng nói.
Chàng hoàn toàn quên bẵng câu chuyện bực mình hôm qua.
- Trời! Trông chú hay không kìa! - Xergei Ivanovitr nói, thoạt tiên nhìn em trai từ đầu đến chân, vẻ không bằng lòng. Còn cái cửa kia nữa, khép ngay lại! - ông hét lên. - Nhất định chú lại để hàng tá ruồi lọt vào rồi.
Xergei Ivanovitr rất sợ ruồi: ông chỉ mở cửa sổ vào ban đêm và thường đóng cửa ra vào rất cẩn thận.
- Không đâu! Mà nếu có con nào lọt vào thì em sẽ bắt ngay. Anh không thể biết là em đang vui đến thế nào đâu! Thế còn anh hôm nay ra sao?
- Tốt lắm. Nhưng chú không cắt cỏ suốt cả ngày đấy chứ? Chắc chú đói meo rồi. Kuzma sửa soạn cho chú sẵn sàng cả rồi đấy.
- Không, em không đói. Em ăn ở ngoài ấy rồi. Nhưng em phải đi tắm rửa đã.
- Đi, đi tắm rửa đi, anh sẽ ra gặp chú ngay, - Xergei Ivanovitr nói và lắc đầu nhìn em. - Đi, đi tắm đi, mà nhanh lên nhé, - ông mỉm cười nói thêm, và, sau khi thu dọn sách báo, ông sửa soạn ra khỏi buồng.
Đột nhiên, ông thấy vui vẻ và không muốn rời em trai nữa. - Lúc mưa, chú ở đâu?
- Mưa đâu mà mưa! Chỉ lác đác vài giọt thôi. Anh chờ nhé, em trở lại ngay. Thế nào, anh vừa lòng về ngày hôm nay chứ? Tốt lắm, - và Levin đi thay quần áo.
Năm phút sau, hai anh em gặp nhau trong phòng ăn, Levin tưởng không đói và chỉ định ngồi vào bàn ăn để khỏi phật lòng Kuzma, nhưng khi bắt đầu ăn, chàng thấy đặc biệt ngon miệng. Xergei Ivanovitr mỉm cười nhìn chàng:
- À phải, có thư gửi cho chú đấy, - ông nói. - Kuzma, anh làm ơn xuống nhà lấy cho tôi. Và nhớ đóng cửa lại nhé.
Thư của Oblonxki. Levin đọc to bức thư Oblonxki viết từ Peterburg: "Mình vừa nhận được thư của Doli hiện đang ở Ergusovoi: mọi sự ở đó đều nát bét. Cậu làm ơn qua đó và khuyên bảo giúp vợ mình, cậu vốn thông hiểu mọi điều. Vợ mình chắc sẽ rất sung sướng được gặp cậu. Tội nghiệp, cô ta chỉ có độc một mình thôi.
Bà nhạc mình và mọi người hiện hãy còn ở nước ngoài".
- À! Được lắm. Chắc chắn em sẽ đi, - Levin nói. - Anh phải cùng đi với em đấy. Bà ta là một phụ nữ rất tốt. Phải không?
- Họ ở cách xa đây không?
- Khoảng chừng ba mươi vecxtơ, có lẽ đến bốn mươi ấy. Nhưng đường tốt lắm. Đó sẽ là cuộc du ngoạn rất thú vị.
- Rất vui lòng. - Xergei Ivanovitr nói, miệng vẫn mỉm cười.
Nhìn thấy em trai là ông đủ vui rồi.
- Chú háu đói ghê thế! - ông nói, nhìn vào bộ mặt và cái cổ rám nắng đỏ ửng của Levin cúi xuống đĩa thức ăn.
- Ngon tuyệt! Anh không thể ngờ được là chế độ sinh hoạt này có hiệu quả đến thế nào chống mọi thứ tầm bậy đâu. Em muốn làm giàu cho y học một danh từ mới: Lao động trị liệu 1.
- Nhưng anh nghĩ hình như chú không cần đến cái đó.
- Không, nhưng cái đó có thể chữa một số chứng bệnh thần kinh.
- Cái đó còn để thí nghiệm xem sao. Chú biết không, anh định đi xem chú cắt cỏ, nhưng trời oi bức quá anh không thể vượt quá khu rừng. Anh nghỉ lại một lát ở đấy rồi đi tắt rừng vào làng và gặp vú nuôi của chú ở đấy, anh có dò hỏi bà ta về dư luận mugich đối với chú.
Theo anh hiểu thì họ không tán thành chú. Bà ta nói: "Đó không phải là công việc của các ông chủ". Anh có cảm tưởng là bình dân có ý niệm rất dứt khoát về hoạt động của các "ông chủ". Và họ không chấp nhận cho những ông chủ vượt quá cái giới hạn họ đã xác định.
- Có thể như thế, nhưng đây là thích thú lớn nhất em từng cảm thấy trong đời. Mà cái đó cũng không hại gì cả, phải không? - Levin nói. - Nếu họ không thích thế thì mặc họ! Vả lại, em nghĩ cái đó cũng không quan trọng. Có phải ý kiến anh cũng như vậy không?
- Tóm lại, anh thấy chú vừa lòng về ngày hôm nay lắm, Xergei Ivanovitr nói.
- Thích vô cùng, bọn em cắt xong cả cánh đồng cỏ. Và em lại kết bạn với một ông lão rất thú vị! Anh không thể tưởng tượng ông ta có duyên đến thế nào!
- Phải. Còn anh, anh cũng hài lòng. Trước tiên, anh đã giải được hai thế cờ, trong đó có một thế rất hay: tiến công bằng những con tốt, rồi anh sẽ bày cho chú xem. Và sau nữa là... anh nghĩ tới câu chuyện giữa chúng ta hôm qua.
- Cái gì? Câu chuyện nào kia? - Levin nói, lim dim mắt, khoái trá ườn người ra nghỉ sau khi ăn uống xong và thực tình không đủ sức nhớ lại đó là chuyện gì.
- Anh thấy chú cũng có lý phần nào. ý kiến chúng ta khác nhau ở chỗ chú lấy lợi ích cá nhân làm động cơ, còn anh lại nghĩ bất cứ người nào có trình độ học thức nhất định đều phải quan tâm đến lợi ích công cộng. Có thể chú cũng có lý khi nói nên chú ý đến những hoạt động liên quan đến lợi ích vật chất cá nhân. Tóm lại, chú là người bản chất quá bồng bột 2, như người Pháp thường nói; chú thích hoạt động say mê, kiên quyết hoặc không làm gì cả.
Levin lắng nghe và không hiểu tí gì về điều ông anh nói; chàng cũng không muốn tìm hiểu nữa. Chàng chỉ lo ông anh lại hỏi một câu nào đó làm lộ ra là mình không nghe gì cả.
- Có phải thế không, anh bạn? - Xergei Ivanovitr vỗ vai chàng hỏi.
- Vâng, tất nhiên như thế. Với lại, em có cãi cố đâu, - Levin trả lời với nụ cười của đứa trẻ nhận mình có lỗi. "Không biết chúng ta có thể tranh cãi với nhau về chuyện gì kia chứ? chàng tự nhủ. Tất nhiên mình có lý, anh ấy cũng có lý, thế là ổn cả. Nhưng mình phải về buồng giấy để cắt đặt công việc đây". Chàng đứng dậy và mỉm cười vươn vai.
Xergei Ivanovitr cũng mỉm cười.
- Nếu chú muốn thì ta cùng đi dạo một vòng, - ông nói; ông không muốn rời người em tràn trề hưng phấn và tươi mát. Hoặc chú cần thì ta sang buồng giấy.
- A! Lạy Chúa! - Levin kêu to làm Xergei Ivanovitr đâm hoảng.
- Sao? Chú làm sao thế hả?
- Không biết bàn tay Agafia Mikhailovna ra sao rồi, - Levin vỗ trán nói. - Em quên bẵng đi mất.
- Khá hơn nhiều rồi.
- Thế thì tốt, nhưng em cũng phải chạy đến thăm bà ta. Em sẽ trở lại ngay trước khi anh đội xong mũ.
Và chàng lao như gió xuống cầu thang, gót giầy gõ vang.
Chú thích:
1. Prime sautièr (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Arbeitskur (tiếng Đức trong nguyên văn).
Quyển
3
Chương 7
Chương 7
Xtepan Arcaditr đến Peterburg để hoàn thành cái nhiệm vụ tất
yếu đối với các viên chức và cần thiết để theo đuổi công danh, mặc dầu những ai
không là viên chức thì không sao hiểu nổi: nhắc nhở ngài thượng thư nhớ tới
mình. Ông mang theo gần hết số tiền chi tiêu của gia đình và sống vui thú ở trường
đua ngựa hoặc những biệt thự vùng lân cận. Còn Doli, bà cùng đàn con nhỏ về ở
nông thôn để cố rút bớt chi tiêu xuống mức tối thiểu. Bà đến ở Ergusovoi, vùng
đất đai dành cho bà làm của hồi môn và có khu rừng đã bán đi dạo mùa xuân. Trại
ấp này cách Pocrovxcoie năm mươi vecxtơ.
Toà nhà cũ ở Ergusovoi bị phá từ lâu và đến thời lão quận công mới xây lại và mở rộng thêm một bên chái. Hai mươi lăm năm trước đây, hồi Doli còn nhỏ, toà nhà này rộng rãi và tiện lợi, mặc dầu quay mặt chéo ra lối cổng và hướng về Nam. Nhưng giờ nó đã tồi tàn và đổ nát. Dạo mùa xuân, khi Xtepan Arcaditr về đó để bán rừng, Doli bảo ông ghé thăm nhà và cho sửa chữa những chỗ cần thiết. Như mọi ông chồng lầm lỗi, Xtepan Arcaditr lo lắng đến tiện nghi cho vợ, đã đích thân xem xét mọi chỗ, và căn dặn những điều cần thiết. Theo ý ông, cần bọc lại vải gai tất cả đồ đạc, mắc rèm cửa, dãy cỏ vườn, xây cái cầu nhỏ cạnh ao và trồng hoa; nhưng ông đã quên một số lớn việc lặt vặt cần thiết mà thiếu những cái đó sẽ rất rầy rà cho Daria Alecxandrovna.
Tuy Xtepan Arcaditr đã hết sức cố gắng là người cha và người chồng chu đáo, ông vẫn luôn quên mình đã có vợ con. Ông có những sở thích của trai chưa vợ và chỉ làm theo sở thích đó thôi. Khi trở về Moxcva, ông hãnh diện báo cho vợ biết mọi cái đã sẵn sàng, ngôi nhà sẽ đẹp như đồ trang sức và sôi nổi khuyên vợ nên về đó ở. Việc vợ về nông thôn ở, thuận lợi cho Xtepan Arcaditr về mọi phương diện: con cái khỏe mạnh, chi tiêu bớt tốn kém và ông được tự do hơn. Còn Daria Alecxandrovna, bà thấy việc di chuyển này là cần cho lũ trẻ, đặc biệt cho đứa con gái chậm bình phục sau trận sốt phát ban và sau cùng là thoát khỏi những chuyện nhục nhã tủn mủn, những món nợ vặt vãnh của hàng củi, hàng cá và hàng giày, làm bà khổ tâm. Ngoài ra, bà còn thích về quê vì hy vọng sẽ kéo được cô em Kitti cùng về ở cái dinh cơ thôn dã đó, cô ta hiện đang theo sự chỉ dẫn điều trị tại suối nước khoáng và giữa hè này sẽ ở nước ngoài về. Từ suối nước, Kitti viết thư cho chị nói mình không có gì vui hơn là được nghỉ hè cùng Doli ở Ergusovoi, nơi chứa chất bao kỷ niệm thơ ấu của cả hai người.
Những ngày đầu đến ở Ergusovoi rất vất vả đối với Doli. Bà đã sống ở đấy hồi nhỏ và vẫn giữ cái ấn tượng thôn quê là phương thuốc trị mọi phiền phức của thành thị, và cuộc sống ở đây tuy không hào nhoáng bằng (cái đó Doli dễ dàng cam chịu) nhưng lại tiện lợi hơn và đỡ đắt đỏ. ở thôn quê sẽ có mọi thứ giá rẻ, và lũ trẻ sẽ đầy đủ mọi bề.
Nhưng khi về đến quê với tư cách là chủ gia đình, bà thấy mọi cái đều khác xa những điều bà tưởng tượng.
Vừa bước chân đến nơi thì đêm sau trời đổ mưa rào, nước mưa dột xuống hành lang và buồng trẻ, thế là phải khiêng những giường con sang phòng khách. Không mượn được người nấu ăn cho đầy tớ; trong chín con bò sữa, theo lời chị chăn bò, con thì chửa, con thì vừa đẻ con bê đầu lòng xong, con này già quá, con khác lại teo vú; thế là thiếu bơ và sữa cho trẻ. Trứng cũng không có. Không sao tìm ra lấy một con gà mái; đành quay về nấu canh thịt gà trống già vừa dai vừa tím ngắt.
Không có ai lau sàn: tất cả phụ nữ đều bận ngoài ruộng khoai. Không thể đi chơi bằng xe vì một con ngựa bất kham cứ lồng lên giữa đôi càng. Không có chỗ tắm: súc vật giẫm nát cả bờ sông, hơn nữa chỗ ấy lại lộ liễu quá; muốn dạo chơi cũng không được nốt vì gia súc cứ chui qua hàng rào chạy vào vườn và trong bầy gia súc đó lại có một con bò mộng gớm ghiếc lúc nào cũng rống lên và rất có thể húc người. Không có tủ mà xếp quần áo, có mấy cái thì cửa đều hỏng chốt đóng, hễ người đi qua là lại tự động bật ra. Không có nồi, không có chậu sành, không có thùng nấu quần áo trong buồng giặt, mà cũng chẳng có ván để bọn hầu gái là quần áo nữa!
Đáng lẽ được sống yên ổn và nghỉ ngơi thì trong thời gian đầu, đứng trước tai họa đó, Daria Alecxandrovna đã thất vọng; sau nhiều lần xoay xở, bà thấy thật bế tắc và lúc nào cũng phải nén cho nước mắt khỏi trào ra. Viên quản gia nguyên là gã chạy giấy cũ, Xtepan Arcaditr thích thái độ lễ phép và mẽ ngoài đẹp đẽ của hắn nên đã đưa từ chân gác cổng lên làm quản gia, hắn không hề chia sẻ nỗi khốn khổ của Daria Alecxandrovna mà chỉ cung kính nói: "Không làm cách nào được với bọn người như thế", và không hề tìm cách giúp đỡ bà.
Tình cảnh dường như không có lối thoát. Nhưng trong nhà Oblonxki cũng như trong mọi gia đình khác, có một nhân vật lu mờ nhưng rất quan trọng và rất có ích: Matriona Filimonovna. Bà ta an ủi bà chủ, cả quyết mọi cái rồi sẽ ổn (đó là chữ của bà ta mà Matvei học mót được) và bà ta cứ thủng thẳng không nôn nóng, bắt tay vào việc.
Bà nhanh chóng làm quen với vợ viên quản lý; ngay hôm đầu, bà đã ngồi uống trà với mụ ta cùng lão chồng dưới cây dạ hợp và điểm qua tình hình mọi việc. Chẳng bao lâu, một câu lạc bộ được thành lập dưới gốc cây dạ hợp gồm vợ viên quản lý, ông xã trưởng và ông thư ký; nhờ câu lạc bộ này, mọi khó khăn của cuộc sống dần dần dẹp bớt; trong vòng một tuần lễ, mọi sự quả đã hoàn toàn ổn. Đã chữa xong mái nhà, tìm được người nấu ăn, vốn là mẹ đỡ đầu của xã trưởng, gà mái cũng mua được, đã bắt đầu vắt được sữa bò, hàng rào ngoài vườn được rào lại bằng sào, thợ mộc dựng xong buồng giặt, tủ đã có móc và không còn bất chợt mở tung ra nữa, ván là quần áo phủ một tấm dạ lính được kê một đầu lên tủ áo, một đầu lên tay ghế bành và mùi bàn là sắt nóng toả ra khắp phòng bọn hầu gái.
- Bà thấy không! Thế mà chưa chi bà đã nản! - Matriona Filimonovna chỉ tấm ván nói.
Họ còn dựng được cả phòng tắm bằng liếp rơm. Lili bắt đầu được tắm và điều Daria Alecxandrovna hy vọng: được sống nếu không yên ổn thì ít ra cũng có tiện nghi, phần nào đã được thực hiện. Yên ổn, với sáu đứa con, cái đó không thể có đối với Daria Alecxandrovna. Đứa này lăn ra ốm, đứa kia có thể lây bệnh truyền nhiễm, đứa thiếu cái này, đứa lại lộ triệu chứng hư hỏng v.v... Họa hoằn lắm bà mới có thời kỳ yên ổn ngắn ngủi. Nhưng những băn khoăn lo lắng đó là hạnh phúc duy nhất mà Daria Alecxandrovna có thể đạt được. Nếu không có cái đó, bà sẽ phải đơn độc với ý nghĩ là chồng không yêu mình nữa. Hơn nữa, mối lo lắng về bệnh tật, rồi chính cái chứng bệnh đó, và nỗi buồn phiền vì thấy xuất hiện những nết xấu ở lũ con, mọi cái đó đối với người mẹ dù khổ tâm đến đâu chăng nữa vẫn đem lại vài niềm vui nhỏ bé đền bù lại. Niềm vui đó mỏng manh đến nỗi mất tăm như vàng lẫn trong cát; trong lúc khốn khổ, bà chỉ còn thấy toàn cát; nhưng cũng có lúc vui sướng và lúc đó bà chỉ thấy toàn vàng.
Giờ đây, trong cảnh cô đơn ở thôn quê, bà càng hay cảm thấy niềm vui sướng đó. Nhiều khi nhìn đàn con, bà đã hết sức cố tự bảo rằng mình lầm, mình quá thiên vị, nhưng vẫn không thể không nghĩ thật ít thấy có sáu đứa trẻ kháu khỉnh như thế, mỗi đứa một vẻ. Lúc đó bà thật sung sướng và tự hào.
Toà nhà cũ ở Ergusovoi bị phá từ lâu và đến thời lão quận công mới xây lại và mở rộng thêm một bên chái. Hai mươi lăm năm trước đây, hồi Doli còn nhỏ, toà nhà này rộng rãi và tiện lợi, mặc dầu quay mặt chéo ra lối cổng và hướng về Nam. Nhưng giờ nó đã tồi tàn và đổ nát. Dạo mùa xuân, khi Xtepan Arcaditr về đó để bán rừng, Doli bảo ông ghé thăm nhà và cho sửa chữa những chỗ cần thiết. Như mọi ông chồng lầm lỗi, Xtepan Arcaditr lo lắng đến tiện nghi cho vợ, đã đích thân xem xét mọi chỗ, và căn dặn những điều cần thiết. Theo ý ông, cần bọc lại vải gai tất cả đồ đạc, mắc rèm cửa, dãy cỏ vườn, xây cái cầu nhỏ cạnh ao và trồng hoa; nhưng ông đã quên một số lớn việc lặt vặt cần thiết mà thiếu những cái đó sẽ rất rầy rà cho Daria Alecxandrovna.
Tuy Xtepan Arcaditr đã hết sức cố gắng là người cha và người chồng chu đáo, ông vẫn luôn quên mình đã có vợ con. Ông có những sở thích của trai chưa vợ và chỉ làm theo sở thích đó thôi. Khi trở về Moxcva, ông hãnh diện báo cho vợ biết mọi cái đã sẵn sàng, ngôi nhà sẽ đẹp như đồ trang sức và sôi nổi khuyên vợ nên về đó ở. Việc vợ về nông thôn ở, thuận lợi cho Xtepan Arcaditr về mọi phương diện: con cái khỏe mạnh, chi tiêu bớt tốn kém và ông được tự do hơn. Còn Daria Alecxandrovna, bà thấy việc di chuyển này là cần cho lũ trẻ, đặc biệt cho đứa con gái chậm bình phục sau trận sốt phát ban và sau cùng là thoát khỏi những chuyện nhục nhã tủn mủn, những món nợ vặt vãnh của hàng củi, hàng cá và hàng giày, làm bà khổ tâm. Ngoài ra, bà còn thích về quê vì hy vọng sẽ kéo được cô em Kitti cùng về ở cái dinh cơ thôn dã đó, cô ta hiện đang theo sự chỉ dẫn điều trị tại suối nước khoáng và giữa hè này sẽ ở nước ngoài về. Từ suối nước, Kitti viết thư cho chị nói mình không có gì vui hơn là được nghỉ hè cùng Doli ở Ergusovoi, nơi chứa chất bao kỷ niệm thơ ấu của cả hai người.
Những ngày đầu đến ở Ergusovoi rất vất vả đối với Doli. Bà đã sống ở đấy hồi nhỏ và vẫn giữ cái ấn tượng thôn quê là phương thuốc trị mọi phiền phức của thành thị, và cuộc sống ở đây tuy không hào nhoáng bằng (cái đó Doli dễ dàng cam chịu) nhưng lại tiện lợi hơn và đỡ đắt đỏ. ở thôn quê sẽ có mọi thứ giá rẻ, và lũ trẻ sẽ đầy đủ mọi bề.
Nhưng khi về đến quê với tư cách là chủ gia đình, bà thấy mọi cái đều khác xa những điều bà tưởng tượng.
Vừa bước chân đến nơi thì đêm sau trời đổ mưa rào, nước mưa dột xuống hành lang và buồng trẻ, thế là phải khiêng những giường con sang phòng khách. Không mượn được người nấu ăn cho đầy tớ; trong chín con bò sữa, theo lời chị chăn bò, con thì chửa, con thì vừa đẻ con bê đầu lòng xong, con này già quá, con khác lại teo vú; thế là thiếu bơ và sữa cho trẻ. Trứng cũng không có. Không sao tìm ra lấy một con gà mái; đành quay về nấu canh thịt gà trống già vừa dai vừa tím ngắt.
Không có ai lau sàn: tất cả phụ nữ đều bận ngoài ruộng khoai. Không thể đi chơi bằng xe vì một con ngựa bất kham cứ lồng lên giữa đôi càng. Không có chỗ tắm: súc vật giẫm nát cả bờ sông, hơn nữa chỗ ấy lại lộ liễu quá; muốn dạo chơi cũng không được nốt vì gia súc cứ chui qua hàng rào chạy vào vườn và trong bầy gia súc đó lại có một con bò mộng gớm ghiếc lúc nào cũng rống lên và rất có thể húc người. Không có tủ mà xếp quần áo, có mấy cái thì cửa đều hỏng chốt đóng, hễ người đi qua là lại tự động bật ra. Không có nồi, không có chậu sành, không có thùng nấu quần áo trong buồng giặt, mà cũng chẳng có ván để bọn hầu gái là quần áo nữa!
Đáng lẽ được sống yên ổn và nghỉ ngơi thì trong thời gian đầu, đứng trước tai họa đó, Daria Alecxandrovna đã thất vọng; sau nhiều lần xoay xở, bà thấy thật bế tắc và lúc nào cũng phải nén cho nước mắt khỏi trào ra. Viên quản gia nguyên là gã chạy giấy cũ, Xtepan Arcaditr thích thái độ lễ phép và mẽ ngoài đẹp đẽ của hắn nên đã đưa từ chân gác cổng lên làm quản gia, hắn không hề chia sẻ nỗi khốn khổ của Daria Alecxandrovna mà chỉ cung kính nói: "Không làm cách nào được với bọn người như thế", và không hề tìm cách giúp đỡ bà.
Tình cảnh dường như không có lối thoát. Nhưng trong nhà Oblonxki cũng như trong mọi gia đình khác, có một nhân vật lu mờ nhưng rất quan trọng và rất có ích: Matriona Filimonovna. Bà ta an ủi bà chủ, cả quyết mọi cái rồi sẽ ổn (đó là chữ của bà ta mà Matvei học mót được) và bà ta cứ thủng thẳng không nôn nóng, bắt tay vào việc.
Bà nhanh chóng làm quen với vợ viên quản lý; ngay hôm đầu, bà đã ngồi uống trà với mụ ta cùng lão chồng dưới cây dạ hợp và điểm qua tình hình mọi việc. Chẳng bao lâu, một câu lạc bộ được thành lập dưới gốc cây dạ hợp gồm vợ viên quản lý, ông xã trưởng và ông thư ký; nhờ câu lạc bộ này, mọi khó khăn của cuộc sống dần dần dẹp bớt; trong vòng một tuần lễ, mọi sự quả đã hoàn toàn ổn. Đã chữa xong mái nhà, tìm được người nấu ăn, vốn là mẹ đỡ đầu của xã trưởng, gà mái cũng mua được, đã bắt đầu vắt được sữa bò, hàng rào ngoài vườn được rào lại bằng sào, thợ mộc dựng xong buồng giặt, tủ đã có móc và không còn bất chợt mở tung ra nữa, ván là quần áo phủ một tấm dạ lính được kê một đầu lên tủ áo, một đầu lên tay ghế bành và mùi bàn là sắt nóng toả ra khắp phòng bọn hầu gái.
- Bà thấy không! Thế mà chưa chi bà đã nản! - Matriona Filimonovna chỉ tấm ván nói.
Họ còn dựng được cả phòng tắm bằng liếp rơm. Lili bắt đầu được tắm và điều Daria Alecxandrovna hy vọng: được sống nếu không yên ổn thì ít ra cũng có tiện nghi, phần nào đã được thực hiện. Yên ổn, với sáu đứa con, cái đó không thể có đối với Daria Alecxandrovna. Đứa này lăn ra ốm, đứa kia có thể lây bệnh truyền nhiễm, đứa thiếu cái này, đứa lại lộ triệu chứng hư hỏng v.v... Họa hoằn lắm bà mới có thời kỳ yên ổn ngắn ngủi. Nhưng những băn khoăn lo lắng đó là hạnh phúc duy nhất mà Daria Alecxandrovna có thể đạt được. Nếu không có cái đó, bà sẽ phải đơn độc với ý nghĩ là chồng không yêu mình nữa. Hơn nữa, mối lo lắng về bệnh tật, rồi chính cái chứng bệnh đó, và nỗi buồn phiền vì thấy xuất hiện những nết xấu ở lũ con, mọi cái đó đối với người mẹ dù khổ tâm đến đâu chăng nữa vẫn đem lại vài niềm vui nhỏ bé đền bù lại. Niềm vui đó mỏng manh đến nỗi mất tăm như vàng lẫn trong cát; trong lúc khốn khổ, bà chỉ còn thấy toàn cát; nhưng cũng có lúc vui sướng và lúc đó bà chỉ thấy toàn vàng.
Giờ đây, trong cảnh cô đơn ở thôn quê, bà càng hay cảm thấy niềm vui sướng đó. Nhiều khi nhìn đàn con, bà đã hết sức cố tự bảo rằng mình lầm, mình quá thiên vị, nhưng vẫn không thể không nghĩ thật ít thấy có sáu đứa trẻ kháu khỉnh như thế, mỗi đứa một vẻ. Lúc đó bà thật sung sướng và tự hào.
Quyển
3
Chương 8
Chương 8
Đến cuối tháng năm, khi mọi việc tàm tạm đâu vào đấy rồi, bà
nhận được thư chồng trả lời bức thư bà phàn nàn về chuyện nhà cửa lung tung.
Ông xin lỗi đã không lo liệu hết mọi việc và hứa có dịp sẽ về ngay. Dịp đó
không đến và Doli sống thui thủi một mình đến hết tháng sáu.
Một ngày chủ nhật trong kỳ chay lễ Thánh Pie, Daria Alecxandrovna dắt tất cả các con đi chịu lễ ban thánh thể. Trong những buổi đàm đạo thân mật với em gái, với mẹ, với bạn bè, Daria Alecxandrovna thường vẫn làm họ ngạc nhiên vì thái độ độc lập của bà đối với tôn giáo. Bà vững tin vào thuyết luân hồi và rất ít quan tâm đến giáo lý của Giáo hội. Nhưng trong gia đình, bà vẫn nghiêm chỉnh tuân theo mọi lời răn của Giáo hội (không phải chỉ cốt làm gương, mà thành thực tự đáy lòng). Bà băn khoăn về lũ con đã gần một năm nay chưa được đi chịu lễ ban thánh thể, và với sự tán thành triệt để của Matriona Filimonovna, bà định hoàn thành bổn phận đó trong dịp hè này.
Trước đó mấy ngày, bà đã lo lắng quần áo cho lũ trẻ. Những áo dài đã may xong, sửa sang, giặt sạch. Đường viền được tháo ra, rồi đính thêm nẹp, thùa khuy, dây nơ. Chiếc áo dài của Tania, do cô gia sư người Anh lo, đã làm Daria Alecxandrovna rất bực mình. Vai áo cao quá, nếp áo lại khâu sai chỗ; trông Tania thật thảm hại vì vai áo cứ bó lại. Matriona Filimonovna nảy ra ý kiến là khâu thêm vài miếng lá sen và may thêm cái áo măng tô nhỏ. Những chỗ hỏng được sửa lại, nhưng suýt xảy ra bất hòa với cô gia sư. Tuy nhiên, sáng hôm sau tất cả đã ổn định, và đến chín giờ (họ đã mời cha đạo ở lại sau buổi lễ), lũ trẻ vui mừng hớn hở, quần áo bảnh bao, đứng trước chiếc xe đậu gần thềm chờ mẹ.
Nhờ có Matriona Filimonovna can thiệp, họ đã thay con ngựa bất kham màu đen bằng con ngựa màu nâu của viên quản lý. Daria Alecxandrovna, bận sửa soạn trang phục, bấy giờ mới ra khỏi nhà, mình mặc áo sa trắng.
Daria Alecxandrovna đã chú trọng chải đầu và mặc quần áo thật tươm tất, lòng đầy xúc động. Ngày xưa, bà diện là vì mình, để cho xinh đẹp và dễ ưa; giờ đây mỗi tuổi một già, những khi mặc quần áo đẹp, bà càng thêm khổ tâm vì thấy rõ mình xấu đi. Nhưng ít lâu nay, bà lại thích diện. Bà trang điểm không phải vì bản thân, không phải để làm đẹp, mà để khỏi làm giảm sút ấn tượng của mọi người về mình, với tư cách là mẹ lũ trẻ kháu khỉnh này. Sau khi soi gương lần cuối, bà lấy làm mãn ý về mình. Bà vẫn còn đẹp, mặc dù không được như ngày xưa nữa, nhưng cũng đủ đẹp để đạt được mục đích tự đề ra.
Không có ai trong nhà thờ, ngoài đám mugich, bọn gia nhân và vợ họ. Nhưng Daria Alecxandrovna trông thấy hoặc tưởng như trông thấy vẻ khâm phục khi bà và lũ trẻ đi qua. Lũ trẻ xinh xắn trong bộ quần áo ngày lễ, tỏ ra rất chững chạc. Thực tình, cử chỉ Aliosa cũng đáng chê trách; nó cứ luôn ngoái lại xem cái cà vạt áo vét nó diện như thế nào, nhưng dù sao nó cũng rất ngoan. Tania đi đứng như một cô gái lớn và trông nom các em. Còn cô bé út Lili thật dáng yêu với cái vẻ ngỡ ngàng ngây thơ trước bất cứ cái gì đập vào mắt và thật khó nhịn được cười, lúc nó nói với cha, sau khi chịu lễ ban thánh thể:
"Xin cha thêm tí nữa" 1.
Khi về nhà, lũ trẻ rất ngoan vì cảm thấy một sự việc trọng thể vừa được hoàn thành.
Cho đến bữa sáng, mọi sự đều tốt đẹp, nhưng khi ngồi vào bàn ăn, Grisa lại huýt sáo và tệ nhất là không nghe lời cô gia sư người Anh; cô liền phạt nó không được ăn điểm tâm. Nếu Daria Alecxandrovna cũng có mặt ở đấy, chắc bà sẽ không nghiêm trị trong một ngày như thế; nhưng vì phải giữ uy tín cho cô gia sư, nên bà vẫn duy trì hình phạt đó. Việc đó làm cho niềm vui chung hơi bị giảm sút.
Grisa khóc và nói Nicolai cũng huýt sáo mà không bị phạt, nó khóc không phải vì không được ăn bánh ngọt, cái đó nó không cần, mà vì cô giáo bất công với nó. Thật đáng thương quá; Daria Alecxandrovna định đến xin cô gia sư tha lỗi cho Grisa và đi về phía buồng cô ta.
Nhưng lúc đi qua hành lang, bà chứng kiến một cảnh tượng làm lòng bà vui sướng đến chảy nước mắt và và đã tự ý tha lỗi cho chú bé phạm tội.
Chú bé đang ngồi bên cửa sổ ở một góc hành lang; Tania cầm đĩa đứng cạnh. Nó mượn cớ bón ăn cho búp bê xin phép cô gia sư mang phần bánh ngọt của nó vào phòng trẻ và đưa cho em trai vẫn đang khóc vì bị phạt bất công, chú bé vừa ăn bánh vừa nức nở nói: "Ăn đi, chị cũng ăn đi... cả hai chị em... cả hai chị em mình cùng ăn nào".
Tania rất thương em và biết mình đã làm một việc cao thượng, cũng rưng rưng nước mắt; mặc dầu thế cô bé vẫn nhận lời mời của chú em và chén phần bánh của mình.
Thấy mẹ, chúng hoảng sợ, nhưng trông mặt mẹ, chúng hiểu mình đã làm đúng và cùng cười. Chúng lấy ngón tay lau miệng nhồm nhoàm đầy bánh và bôi cả nước mắt lẫn đường mứt lên bê bết cả mặt.
- Trời ơi! Còn gì là áo dài trắng nữa, Tania! Grisa! - bà mẹ nói, cố giữ cho quần áo chúng khỏi giây bẩn, nhưng bà lại rưng rưng nước mắt, mỉm cười sung sướng và tự hào.
Người ta cất quần áo mới của lũ trẻ, cho con gái mặc áo choàng, con trai mặc áo vét cũ và cho thắng ngựa vào xe (họ lại thắng con ngựa nâu vào xe làm viên quản lý rất bực) để đi hái nấm và tắm.
Gian buồng trẻ vang lên tiếng hò hét vui thích mãi tới lúc đi.
Cả nhà hái được đầy một giỏ nấm; và Lili cũng tìm được một cái.
Trước đây, phải có cô Hal chỉ cho thấy nhưng hôm nay, mình nó tìm ra cái nấm hương to và mọi người vui sướng reo lên; "Lili tìm thấy cái nấm hương!".
Sau đó, quay ra sông. Họ cho ngựa dừng lại dưới rừng bạch dương rồi đi tắm. Gã xà ích Terenti, sau khi buộc vào gốc cây mấy con ngựa đang phe phẩy đuôi xua ruồi hai bên sườn, nằm dài ra bãi cỏ dưới bóng bạch dương và châm tẩu thuốc; tiếng hò hét vui sướng của lũ trẻ từ buồng tắm vọng đến tai gã.
Mặc dầu bù đầu coi sóc lũ trẻ, ngăn không cho chúng nghịch bậy và vất vả lắm mới khỏi lẫn lộn cả một mớ bít tất, quần áo giầy dép mọi cỡ khác nhau, hết tháo nơ, cởi khuy lại thắt vào, Daria Alecxandrovna vẫn cảm thấy một niềm vui không gì sánh kịp khi tắm với tất cả lũ con như thế này, một công việc bà vốn thích xưa nay và cho là cần thiết. Xỏ bít tất cho tất cả những cẳng chân nhỏ bé mũm mĩm đó, ôm những tấm thân mảnh dẻ trần truồng ngâm xuống nước và nghe tiếng la hét vui sướng hoặc sợ hãi, nhìn những bộ mặt hồng hào vừa khiếp sợ vừa thích thú của bầy tiên đồng trong khi chúng té nước lẫn nhau, thật là niềm sung sướng tột cùng đối với bà.
Đang mặc dở quần áo cho lũ trẻ, thì có mấy phụ nữ nông dân ăn vận tươm tất, đi hái cây đại kích và lá chữa bệnh đau khớp, rụt rè đến gần buồng tắm. Matriona Filimonovna gọi một bà lại để nhờ phơi hộ chiếc chăn đơn và sơ mi vừa rơi xuống nước, thế là Daria Alecxandrovna liền bắt chuyện với họ. Thoạt tiên, họ còn lấy tay che miệng cười, không hiểu bà ta định hỏi gì, nhưng rồi chẳng mấy chốc cũng mạnh dạn lên và chiếm được cảm tình của Daria Alecxandrovna, do vẻ thành thực thán phục lũ trẻ mà họ chỉ trỏ cho nhau thấy.
- Hãy nhìn cô bé kia kìa, sao mà kháu thế nhỉ! Trắng như trứng gà bóc ấy! - một bà ngắm Tania, nói. - Nhưng phải cái hơi gầy, - bà ta lắc đầu nói thêm.
- Phải, cháu vừa ốm khỏi.
- Còn chú bé này, bà cũng tắm cả cho em à? - một bà khác chỉ đứa bé còn ẵm ngửa, nói.
- Không, cháu mới được ba tháng, - Daria Alecxandrovna hãnh diện trả lời.
- Thế à?
- Thế còn chị, chị được mấy cháu rồi?
- Tôi sinh được bốn đứa, nhưng chỉ nuôi được hai; một trai một gái.
Tôi vừa cai sữa cho cháu gái ngay trước tuần chay.
- Cháu được mấy tuổi rồi?
- Gần hai năm.
- Sao chị cho bú lâu thế?
- Đó là thói quen ở đây! Ba tuần chay...
Và câu chuyện chuyển sang những vấn đề Daria Alecxandrovna quan tâm nhiều nhất: Bà ta sinh nở có dễ dàng không? Lũ trẻ đã mắc những bệnh gì? Chồng bà ta ở đâu? Ông ta có hay đến thăm không?
Daria Alecxandrovna không sao dứt khỏi câu chuyện, bà đâm ra thích nói chuyện với những người đàn bà này và nhận thấy họ cùng quan tâm đến những vấn đề giống nhau. Điều làm bà cảm động nhất là thấy cả bọn họ đều ngây ngất vì lũ con đông đúc và xinh đẹp của bà. Các bà nông dân khiến Daria Alecxandrovna hoan hỉ, nhưng lại làm cô gia sư người Anh phật ý vì thấy mình trở thành trò cười mà không hiểu nguyên nhân thực sự vì đâu. Một thôn nữ trẻ ngắm nghía cô gia sư mặc quần áo sau rốt; khi cô ta xỏ chiếc váy thứ ba, cô thôn nữ liền buột miệng nói:
- Sao mà lắm thế, sao mà mặc lắm thế, mặc mãi không hết!
Tất cả liền phá lên cười ầm ĩ và bỏ đi.
Chú thích:
1. Please, some more (tiếng Anh trong nguyên bản).
Một ngày chủ nhật trong kỳ chay lễ Thánh Pie, Daria Alecxandrovna dắt tất cả các con đi chịu lễ ban thánh thể. Trong những buổi đàm đạo thân mật với em gái, với mẹ, với bạn bè, Daria Alecxandrovna thường vẫn làm họ ngạc nhiên vì thái độ độc lập của bà đối với tôn giáo. Bà vững tin vào thuyết luân hồi và rất ít quan tâm đến giáo lý của Giáo hội. Nhưng trong gia đình, bà vẫn nghiêm chỉnh tuân theo mọi lời răn của Giáo hội (không phải chỉ cốt làm gương, mà thành thực tự đáy lòng). Bà băn khoăn về lũ con đã gần một năm nay chưa được đi chịu lễ ban thánh thể, và với sự tán thành triệt để của Matriona Filimonovna, bà định hoàn thành bổn phận đó trong dịp hè này.
Trước đó mấy ngày, bà đã lo lắng quần áo cho lũ trẻ. Những áo dài đã may xong, sửa sang, giặt sạch. Đường viền được tháo ra, rồi đính thêm nẹp, thùa khuy, dây nơ. Chiếc áo dài của Tania, do cô gia sư người Anh lo, đã làm Daria Alecxandrovna rất bực mình. Vai áo cao quá, nếp áo lại khâu sai chỗ; trông Tania thật thảm hại vì vai áo cứ bó lại. Matriona Filimonovna nảy ra ý kiến là khâu thêm vài miếng lá sen và may thêm cái áo măng tô nhỏ. Những chỗ hỏng được sửa lại, nhưng suýt xảy ra bất hòa với cô gia sư. Tuy nhiên, sáng hôm sau tất cả đã ổn định, và đến chín giờ (họ đã mời cha đạo ở lại sau buổi lễ), lũ trẻ vui mừng hớn hở, quần áo bảnh bao, đứng trước chiếc xe đậu gần thềm chờ mẹ.
Nhờ có Matriona Filimonovna can thiệp, họ đã thay con ngựa bất kham màu đen bằng con ngựa màu nâu của viên quản lý. Daria Alecxandrovna, bận sửa soạn trang phục, bấy giờ mới ra khỏi nhà, mình mặc áo sa trắng.
Daria Alecxandrovna đã chú trọng chải đầu và mặc quần áo thật tươm tất, lòng đầy xúc động. Ngày xưa, bà diện là vì mình, để cho xinh đẹp và dễ ưa; giờ đây mỗi tuổi một già, những khi mặc quần áo đẹp, bà càng thêm khổ tâm vì thấy rõ mình xấu đi. Nhưng ít lâu nay, bà lại thích diện. Bà trang điểm không phải vì bản thân, không phải để làm đẹp, mà để khỏi làm giảm sút ấn tượng của mọi người về mình, với tư cách là mẹ lũ trẻ kháu khỉnh này. Sau khi soi gương lần cuối, bà lấy làm mãn ý về mình. Bà vẫn còn đẹp, mặc dù không được như ngày xưa nữa, nhưng cũng đủ đẹp để đạt được mục đích tự đề ra.
Không có ai trong nhà thờ, ngoài đám mugich, bọn gia nhân và vợ họ. Nhưng Daria Alecxandrovna trông thấy hoặc tưởng như trông thấy vẻ khâm phục khi bà và lũ trẻ đi qua. Lũ trẻ xinh xắn trong bộ quần áo ngày lễ, tỏ ra rất chững chạc. Thực tình, cử chỉ Aliosa cũng đáng chê trách; nó cứ luôn ngoái lại xem cái cà vạt áo vét nó diện như thế nào, nhưng dù sao nó cũng rất ngoan. Tania đi đứng như một cô gái lớn và trông nom các em. Còn cô bé út Lili thật dáng yêu với cái vẻ ngỡ ngàng ngây thơ trước bất cứ cái gì đập vào mắt và thật khó nhịn được cười, lúc nó nói với cha, sau khi chịu lễ ban thánh thể:
"Xin cha thêm tí nữa" 1.
Khi về nhà, lũ trẻ rất ngoan vì cảm thấy một sự việc trọng thể vừa được hoàn thành.
Cho đến bữa sáng, mọi sự đều tốt đẹp, nhưng khi ngồi vào bàn ăn, Grisa lại huýt sáo và tệ nhất là không nghe lời cô gia sư người Anh; cô liền phạt nó không được ăn điểm tâm. Nếu Daria Alecxandrovna cũng có mặt ở đấy, chắc bà sẽ không nghiêm trị trong một ngày như thế; nhưng vì phải giữ uy tín cho cô gia sư, nên bà vẫn duy trì hình phạt đó. Việc đó làm cho niềm vui chung hơi bị giảm sút.
Grisa khóc và nói Nicolai cũng huýt sáo mà không bị phạt, nó khóc không phải vì không được ăn bánh ngọt, cái đó nó không cần, mà vì cô giáo bất công với nó. Thật đáng thương quá; Daria Alecxandrovna định đến xin cô gia sư tha lỗi cho Grisa và đi về phía buồng cô ta.
Nhưng lúc đi qua hành lang, bà chứng kiến một cảnh tượng làm lòng bà vui sướng đến chảy nước mắt và và đã tự ý tha lỗi cho chú bé phạm tội.
Chú bé đang ngồi bên cửa sổ ở một góc hành lang; Tania cầm đĩa đứng cạnh. Nó mượn cớ bón ăn cho búp bê xin phép cô gia sư mang phần bánh ngọt của nó vào phòng trẻ và đưa cho em trai vẫn đang khóc vì bị phạt bất công, chú bé vừa ăn bánh vừa nức nở nói: "Ăn đi, chị cũng ăn đi... cả hai chị em... cả hai chị em mình cùng ăn nào".
Tania rất thương em và biết mình đã làm một việc cao thượng, cũng rưng rưng nước mắt; mặc dầu thế cô bé vẫn nhận lời mời của chú em và chén phần bánh của mình.
Thấy mẹ, chúng hoảng sợ, nhưng trông mặt mẹ, chúng hiểu mình đã làm đúng và cùng cười. Chúng lấy ngón tay lau miệng nhồm nhoàm đầy bánh và bôi cả nước mắt lẫn đường mứt lên bê bết cả mặt.
- Trời ơi! Còn gì là áo dài trắng nữa, Tania! Grisa! - bà mẹ nói, cố giữ cho quần áo chúng khỏi giây bẩn, nhưng bà lại rưng rưng nước mắt, mỉm cười sung sướng và tự hào.
Người ta cất quần áo mới của lũ trẻ, cho con gái mặc áo choàng, con trai mặc áo vét cũ và cho thắng ngựa vào xe (họ lại thắng con ngựa nâu vào xe làm viên quản lý rất bực) để đi hái nấm và tắm.
Gian buồng trẻ vang lên tiếng hò hét vui thích mãi tới lúc đi.
Cả nhà hái được đầy một giỏ nấm; và Lili cũng tìm được một cái.
Trước đây, phải có cô Hal chỉ cho thấy nhưng hôm nay, mình nó tìm ra cái nấm hương to và mọi người vui sướng reo lên; "Lili tìm thấy cái nấm hương!".
Sau đó, quay ra sông. Họ cho ngựa dừng lại dưới rừng bạch dương rồi đi tắm. Gã xà ích Terenti, sau khi buộc vào gốc cây mấy con ngựa đang phe phẩy đuôi xua ruồi hai bên sườn, nằm dài ra bãi cỏ dưới bóng bạch dương và châm tẩu thuốc; tiếng hò hét vui sướng của lũ trẻ từ buồng tắm vọng đến tai gã.
Mặc dầu bù đầu coi sóc lũ trẻ, ngăn không cho chúng nghịch bậy và vất vả lắm mới khỏi lẫn lộn cả một mớ bít tất, quần áo giầy dép mọi cỡ khác nhau, hết tháo nơ, cởi khuy lại thắt vào, Daria Alecxandrovna vẫn cảm thấy một niềm vui không gì sánh kịp khi tắm với tất cả lũ con như thế này, một công việc bà vốn thích xưa nay và cho là cần thiết. Xỏ bít tất cho tất cả những cẳng chân nhỏ bé mũm mĩm đó, ôm những tấm thân mảnh dẻ trần truồng ngâm xuống nước và nghe tiếng la hét vui sướng hoặc sợ hãi, nhìn những bộ mặt hồng hào vừa khiếp sợ vừa thích thú của bầy tiên đồng trong khi chúng té nước lẫn nhau, thật là niềm sung sướng tột cùng đối với bà.
Đang mặc dở quần áo cho lũ trẻ, thì có mấy phụ nữ nông dân ăn vận tươm tất, đi hái cây đại kích và lá chữa bệnh đau khớp, rụt rè đến gần buồng tắm. Matriona Filimonovna gọi một bà lại để nhờ phơi hộ chiếc chăn đơn và sơ mi vừa rơi xuống nước, thế là Daria Alecxandrovna liền bắt chuyện với họ. Thoạt tiên, họ còn lấy tay che miệng cười, không hiểu bà ta định hỏi gì, nhưng rồi chẳng mấy chốc cũng mạnh dạn lên và chiếm được cảm tình của Daria Alecxandrovna, do vẻ thành thực thán phục lũ trẻ mà họ chỉ trỏ cho nhau thấy.
- Hãy nhìn cô bé kia kìa, sao mà kháu thế nhỉ! Trắng như trứng gà bóc ấy! - một bà ngắm Tania, nói. - Nhưng phải cái hơi gầy, - bà ta lắc đầu nói thêm.
- Phải, cháu vừa ốm khỏi.
- Còn chú bé này, bà cũng tắm cả cho em à? - một bà khác chỉ đứa bé còn ẵm ngửa, nói.
- Không, cháu mới được ba tháng, - Daria Alecxandrovna hãnh diện trả lời.
- Thế à?
- Thế còn chị, chị được mấy cháu rồi?
- Tôi sinh được bốn đứa, nhưng chỉ nuôi được hai; một trai một gái.
Tôi vừa cai sữa cho cháu gái ngay trước tuần chay.
- Cháu được mấy tuổi rồi?
- Gần hai năm.
- Sao chị cho bú lâu thế?
- Đó là thói quen ở đây! Ba tuần chay...
Và câu chuyện chuyển sang những vấn đề Daria Alecxandrovna quan tâm nhiều nhất: Bà ta sinh nở có dễ dàng không? Lũ trẻ đã mắc những bệnh gì? Chồng bà ta ở đâu? Ông ta có hay đến thăm không?
Daria Alecxandrovna không sao dứt khỏi câu chuyện, bà đâm ra thích nói chuyện với những người đàn bà này và nhận thấy họ cùng quan tâm đến những vấn đề giống nhau. Điều làm bà cảm động nhất là thấy cả bọn họ đều ngây ngất vì lũ con đông đúc và xinh đẹp của bà. Các bà nông dân khiến Daria Alecxandrovna hoan hỉ, nhưng lại làm cô gia sư người Anh phật ý vì thấy mình trở thành trò cười mà không hiểu nguyên nhân thực sự vì đâu. Một thôn nữ trẻ ngắm nghía cô gia sư mặc quần áo sau rốt; khi cô ta xỏ chiếc váy thứ ba, cô thôn nữ liền buột miệng nói:
- Sao mà lắm thế, sao mà mặc lắm thế, mặc mãi không hết!
Tất cả liền phá lên cười ầm ĩ và bỏ đi.
Chú thích:
1. Please, some more (tiếng Anh trong nguyên bản).
Quyển
3
Chương 9
Chương 9
Daria Alecxandrovna, đầu chít khăn, ngồi giữa bọn trẻ vừa tắm
xong tóc còn ướt, sắp về tới nhà thì gã xà ích chợt nói:
- Có ai đang tới kia kìa; chắc là ông khách ở Pocrovxcoie.
Daria Alecxandrovna nhìn về phía trước và vui sướng nhận ra cái bóng dáng quen thuộc của Levin, mặc áo choàng và đội mũ màu xám, đang đi lại. Lần nào gặp chàng, bà cũng sung sướng, nhưng giữa lúc này, bà càng vui thích được ra mắt với tất cả hào quang của mình. Không ai hiểu nổi vẻ cao đẹp của bà hơn Levin.
Nhìn thấy bà, Levin tưởng như đang đứng trước cảnh hạnh phúc gia đình tương lai chàng hằng mơ tưởng.
- Chị quả đúng là gà mái mẹ, Daria Alecxandrovna ạ.
- Chao! Tôi rất sung sướng lại được gặp anh! - bà nói và chìa tay cho chàng bắt.
- Thế mà chị không báo tin cho tôi biết chị về đây! Ông anh tôi hiện đang ở nhà tôi. Chính Xtiva viết thư báo tôi biết chị đang ở đây.
- Xtiva à? - Daria Alecxandrovna ngạc nhiên hỏi.
- Phải, anh ấy viết thư bảo chị đã về quê ở và cho rằng chị sẽ bằng lòng để tôi giúp đỡ trong điều kiện có thể, - Levin nói. Vừa dứt lời, chàng bỗng lúng túng và nín bặt, vừa tiếp tục lặng lẽ đi cạnh xe, vừa bứt những chồi bồ đề đưa lên miệng nhấm nháp. Chàng nghĩ Daria Alecxandrovna ắt khổ tâm khi phải nhờ người khác giúp đỡ những việc đáng lẽ là phận sự của chồng. Quả thực Doli không ưa cái thói Xtepan Arcaditr hay đổ trách nhiệm gia đình lên đầu người khác. Và bà đoán ngay Levin cũng hiểu điều đó. Bà thầm cảm ơn thái độ tế nhị và trực giác của chàng.
- Tôi hiểu đó là cách anh ấy nhắn rằng chị đang muốn gặp tôi và tôi rất lấy làm sung sướng. Nhưng tôi chắc chị thể nào cũng bỡ ngỡ ở chốn nông thôn này; nếu cần, tôi xin sẵn sàng giúp chị, - Levin nói.
- Ồ, không, - Doli nói. - Thời gian đầu thì cũng có khó khăn đấy, nhưng bây giờ, nhờ vú già nên mọi việc đâu vào đấy rồi, - bà vừa nói vừa chỉ Matriona Filimonovna, vú hiểu họ đang nhắc đến mình và vui vẻ, thân mật mỉm cười với Levin. Bà lão biết chàng, hiểu đây là đám tốt cho cô chủ và ước ao đám cưới sẽ thành.
- Anh lên đây nào, ngồi chật lại một tí thôi, - bà bảo chàng.
- Không, tôi thích đi bộ. Này, các cháu, có đứa nào muốn chạy đua với ngựa không nào?
Lũ trẻ không quen Levin mấy; chúng không nhớ đã gặp chàng lần nào chưa, nhưng trước mặt chàng, chúng tỏ ra không hề có cái cảm giác kỳ lạ vừa rụt rè vừa ghét sợ thường thấy ở trẻ con đối với những người lớn giả nhân giả nghĩa, khiến cho chúng thường bị nghiêm phạt. Thói đạo đức giả có thể đánh lừa người tinh khôn và sắc sảo nhất, nhưng đứa trẻ kém thông minh nhất lại nhận ra ngay và né tránh, dù nó có được che đậy khéo léo đến đâu chăng nữa. Levin có tính xấu gì không biết, nhưng chàng không hề đạo đức giả, cho nên chúng liền bộc lộ với chàng cùng một mối thiện cảm chúng nhận thấy trên nét mặt mẹ. Nghe chàng rủ, hai đứa lớn lập tức nhảy tót xuống xe và chạy ngay bên cạnh chàng, cũng tự nhiên như chạy với vú nuôi, với cô Hal hoặc mẹ. Lili cũng đòi chạy theo và Doli bế nó đưa cho Levin. Chàng cho nó ngồi lên vai và lao đi.
- Daria Alecxandrovna, chị đừng sợ, - chàng mỉm cười vui vẻ nói với người mẹ. - Tôi không đánh ngã nó đâu.
Và nhìn những động tác của chàng, thận trọng và khéo léo, người mẹ liền yên tâm và vui vẻ mỉm cười đồng tình.
Giữa cảnh thôn dã, bên lũ trẻ và Daria Alecxandrovna đầy thiện cảm đối với mình, Levin trở lại cái tâm trạng hồ hổi và trẻ thơ thường thấy ở chàng mà Daria Alecxandrovna đặc biệt thích. Chàng chạy đua với lũ trẻ, dạy chúng tập thể dục, nói một thứ tiếng Anh cà cộ làm cô Hal phì cười và kể cho Daria Alecxandrovna nghe về công việc của mình.
Sau bữa trưa, Daria Alecxandrovna ngồi một mình với chàng ngoài bao lơn, lân la nhắc đến chuyện Kitti.
- Anh biết không, Kitti sắp về nghỉ hè ở đây với tôi đấy.
- Thật à?- chàng đỏ mặt nói, và để lái sang chuyện khác, lập tức nói thêm: - Vậy tôi sẽ đưa sang cho chị hai con bò sữa nhá? Nếu chị cứ khăng khăng đòi trả tiền thì mỗi tháng cho tôi năm rúp, trừ phi chị biết ngượng vì cách xử sự như vậy.
- Không, cảm ơn. Chúng tôi thu xếp xong cả rồi.
- Thôi được, nhưng tôi phải đi thăm bò của chị và nếu chị bằng lòng, tôi sẽ chỉ dẫn về vấn đề cỏ ăn. Tất cả là trông vào cỏ.
Và để cắt dẫn câu chuyện sang vấn đề khác, Levin giảng cho Daria Alecxandrovna đôi chút về lý thuyết chăn nuôi bò sữa nhằm làm con bò trở thành cái máy đơn giản chuyên biến cỏ thành sữa v.v...
Trong khi nói, chàng vừa tha thiết muốn biết tin Kitti lại vừa sợ.
Chàng sợ mất cái thế thăng bằng tinh thần phải chật vật biết bao mới đạt được.
- Vâng, nhưng phải trông nom tất cả những việc đó, mà biết lấy ai làm cho? - Daria Alecxandrovna trả lời, không lấy gì làm sốt sắng.
Giờ đây nhờ Matriona Filimonovna giúp đỡ, bà đã thu dọn cơ ngơi ngăn nắp rồi, nên không muốn thay đổi gì nữa; vả lại, bà cũng không tin tưởng gì cái vốn khoa học của Levin về phương diện chăn nuôi. Quan niệm coi con bò như cái máy sản xuất sữa, đối với bà, còn đáng nghi ngờ lắm. Bà nghĩ mọi việc đó thật giản dị hơn nhiều; theo lời Matriona Filimonovna giảng giải, chỉ cần cho con Bạch, con Đốm ăn thêm cỏ và chú ý đừng để anh bếp lấy nước rửa bát đem đi cho bò của chị thợ giặt. Nói thế mới rõ. Chứ còn những lời bàn hão về cách nuôi bằng thức ăn có chất bột và cỏ thì khó tin lắm. Và nhất là bà lại đang muốn nói chuyện về Kitti.
- Có ai đang tới kia kìa; chắc là ông khách ở Pocrovxcoie.
Daria Alecxandrovna nhìn về phía trước và vui sướng nhận ra cái bóng dáng quen thuộc của Levin, mặc áo choàng và đội mũ màu xám, đang đi lại. Lần nào gặp chàng, bà cũng sung sướng, nhưng giữa lúc này, bà càng vui thích được ra mắt với tất cả hào quang của mình. Không ai hiểu nổi vẻ cao đẹp của bà hơn Levin.
Nhìn thấy bà, Levin tưởng như đang đứng trước cảnh hạnh phúc gia đình tương lai chàng hằng mơ tưởng.
- Chị quả đúng là gà mái mẹ, Daria Alecxandrovna ạ.
- Chao! Tôi rất sung sướng lại được gặp anh! - bà nói và chìa tay cho chàng bắt.
- Thế mà chị không báo tin cho tôi biết chị về đây! Ông anh tôi hiện đang ở nhà tôi. Chính Xtiva viết thư báo tôi biết chị đang ở đây.
- Xtiva à? - Daria Alecxandrovna ngạc nhiên hỏi.
- Phải, anh ấy viết thư bảo chị đã về quê ở và cho rằng chị sẽ bằng lòng để tôi giúp đỡ trong điều kiện có thể, - Levin nói. Vừa dứt lời, chàng bỗng lúng túng và nín bặt, vừa tiếp tục lặng lẽ đi cạnh xe, vừa bứt những chồi bồ đề đưa lên miệng nhấm nháp. Chàng nghĩ Daria Alecxandrovna ắt khổ tâm khi phải nhờ người khác giúp đỡ những việc đáng lẽ là phận sự của chồng. Quả thực Doli không ưa cái thói Xtepan Arcaditr hay đổ trách nhiệm gia đình lên đầu người khác. Và bà đoán ngay Levin cũng hiểu điều đó. Bà thầm cảm ơn thái độ tế nhị và trực giác của chàng.
- Tôi hiểu đó là cách anh ấy nhắn rằng chị đang muốn gặp tôi và tôi rất lấy làm sung sướng. Nhưng tôi chắc chị thể nào cũng bỡ ngỡ ở chốn nông thôn này; nếu cần, tôi xin sẵn sàng giúp chị, - Levin nói.
- Ồ, không, - Doli nói. - Thời gian đầu thì cũng có khó khăn đấy, nhưng bây giờ, nhờ vú già nên mọi việc đâu vào đấy rồi, - bà vừa nói vừa chỉ Matriona Filimonovna, vú hiểu họ đang nhắc đến mình và vui vẻ, thân mật mỉm cười với Levin. Bà lão biết chàng, hiểu đây là đám tốt cho cô chủ và ước ao đám cưới sẽ thành.
- Anh lên đây nào, ngồi chật lại một tí thôi, - bà bảo chàng.
- Không, tôi thích đi bộ. Này, các cháu, có đứa nào muốn chạy đua với ngựa không nào?
Lũ trẻ không quen Levin mấy; chúng không nhớ đã gặp chàng lần nào chưa, nhưng trước mặt chàng, chúng tỏ ra không hề có cái cảm giác kỳ lạ vừa rụt rè vừa ghét sợ thường thấy ở trẻ con đối với những người lớn giả nhân giả nghĩa, khiến cho chúng thường bị nghiêm phạt. Thói đạo đức giả có thể đánh lừa người tinh khôn và sắc sảo nhất, nhưng đứa trẻ kém thông minh nhất lại nhận ra ngay và né tránh, dù nó có được che đậy khéo léo đến đâu chăng nữa. Levin có tính xấu gì không biết, nhưng chàng không hề đạo đức giả, cho nên chúng liền bộc lộ với chàng cùng một mối thiện cảm chúng nhận thấy trên nét mặt mẹ. Nghe chàng rủ, hai đứa lớn lập tức nhảy tót xuống xe và chạy ngay bên cạnh chàng, cũng tự nhiên như chạy với vú nuôi, với cô Hal hoặc mẹ. Lili cũng đòi chạy theo và Doli bế nó đưa cho Levin. Chàng cho nó ngồi lên vai và lao đi.
- Daria Alecxandrovna, chị đừng sợ, - chàng mỉm cười vui vẻ nói với người mẹ. - Tôi không đánh ngã nó đâu.
Và nhìn những động tác của chàng, thận trọng và khéo léo, người mẹ liền yên tâm và vui vẻ mỉm cười đồng tình.
Giữa cảnh thôn dã, bên lũ trẻ và Daria Alecxandrovna đầy thiện cảm đối với mình, Levin trở lại cái tâm trạng hồ hổi và trẻ thơ thường thấy ở chàng mà Daria Alecxandrovna đặc biệt thích. Chàng chạy đua với lũ trẻ, dạy chúng tập thể dục, nói một thứ tiếng Anh cà cộ làm cô Hal phì cười và kể cho Daria Alecxandrovna nghe về công việc của mình.
Sau bữa trưa, Daria Alecxandrovna ngồi một mình với chàng ngoài bao lơn, lân la nhắc đến chuyện Kitti.
- Anh biết không, Kitti sắp về nghỉ hè ở đây với tôi đấy.
- Thật à?- chàng đỏ mặt nói, và để lái sang chuyện khác, lập tức nói thêm: - Vậy tôi sẽ đưa sang cho chị hai con bò sữa nhá? Nếu chị cứ khăng khăng đòi trả tiền thì mỗi tháng cho tôi năm rúp, trừ phi chị biết ngượng vì cách xử sự như vậy.
- Không, cảm ơn. Chúng tôi thu xếp xong cả rồi.
- Thôi được, nhưng tôi phải đi thăm bò của chị và nếu chị bằng lòng, tôi sẽ chỉ dẫn về vấn đề cỏ ăn. Tất cả là trông vào cỏ.
Và để cắt dẫn câu chuyện sang vấn đề khác, Levin giảng cho Daria Alecxandrovna đôi chút về lý thuyết chăn nuôi bò sữa nhằm làm con bò trở thành cái máy đơn giản chuyên biến cỏ thành sữa v.v...
Trong khi nói, chàng vừa tha thiết muốn biết tin Kitti lại vừa sợ.
Chàng sợ mất cái thế thăng bằng tinh thần phải chật vật biết bao mới đạt được.
- Vâng, nhưng phải trông nom tất cả những việc đó, mà biết lấy ai làm cho? - Daria Alecxandrovna trả lời, không lấy gì làm sốt sắng.
Giờ đây nhờ Matriona Filimonovna giúp đỡ, bà đã thu dọn cơ ngơi ngăn nắp rồi, nên không muốn thay đổi gì nữa; vả lại, bà cũng không tin tưởng gì cái vốn khoa học của Levin về phương diện chăn nuôi. Quan niệm coi con bò như cái máy sản xuất sữa, đối với bà, còn đáng nghi ngờ lắm. Bà nghĩ mọi việc đó thật giản dị hơn nhiều; theo lời Matriona Filimonovna giảng giải, chỉ cần cho con Bạch, con Đốm ăn thêm cỏ và chú ý đừng để anh bếp lấy nước rửa bát đem đi cho bò của chị thợ giặt. Nói thế mới rõ. Chứ còn những lời bàn hão về cách nuôi bằng thức ăn có chất bột và cỏ thì khó tin lắm. Và nhất là bà lại đang muốn nói chuyện về Kitti.
Quyển
3
Chương 10
Chương 10
- Kitti viết thư nói nó không muốn gì hơn là được sống yên
tĩnh và nghỉ ngơi, - Doli lại nói sau một lúc im lặng.
- Cô ấy có khỏe hơn không? - Levin xúc động hỏi.
- Đội ơn Chúa, em nó khỏi hẳn rồi. Tôi không bao giờ tin là em nó mắc bệnh phổi.
- Ồ, thế thì tôi rất mừng! - Levin nói, trong khi ấy Doli như thấy một vẻ đau khổ tồi tội trên nét mặt chàng, và chàng nín lặng nhìn bà.
- Này, Conxtantin Dimitrievitr, tại sao anh giận Kitti? - Daria Alecxandrovna hỏi với một nụ cười hiền hậu điểm chút giễu cợt.
- Tôi ấy à? Tôi... có giận cô ấy đâu, - Levin nói.
- Có, có, anh có giận nó. Tại sao khi đến Moxcva, anh không đến chơi chúng tôi mà cũng không đến thăm ba mẹ chúng tôi?
- Daria Alecxandrovna, - chàng nói và mặt đỏ bừng đến tận chân tóc, - tôi lấy làm lạ thế sao chị tốt bụng thế mà không thông cảm cho.
Tại sao chị không thương tôi một chút khi biết rằng...
- Biết cái gì kia chứ?
- ... Khi chị biết tôi đã cầu hôn và bị cự tuyệt, - Levin nói; và tất cả lòng trìu mến, trước đây một phút chàng còn cảm thấy đối với Kitti, giờ nhường chỗ cho oán giận trong tâm hồn.
- Sao anh lại cho là tôi biết chuyện đó?
- Vì mọi người đều biết.
- Chính anh lầm ở điểm ấy đấy: tôi không biết chuyện đó, nhưng cũng ngờ ngợ.
- Nếu thế bây giờ chị biết rồi đấy.
- Tôi chỉ biết có một cái gì xảy ra đã giày vò nó ghê gớm và nó van tôi đừng bao giờ nhắc đến nữa. Nếu nó không thổ lộ với tôi, tức là cũng chưa hề nói chuyện đó với ai. Thế có chuyện gì giữa hai người vậy? Anh nói cho tôi biết đi.
- Tôi nói với chị rồi đấy.
- Hồi nào?
- Cái lần cuối tôi đến thăm nhà ta.
- Tôi cần nói với anh điều này: tôi thương nó vô cùng, - Daria Alecxandrovna nói. Anh thì chỉ bị tổn thương đến tự ái thôi.
- Có thể như vậy, - Levin nói, nhưng...
Bà ngắt lời chàng:
- Nhưng con bé tội nghiệp thì làm tôi thương hại vô cùng. Bây giờ tôi biết rõ tất cả rồi.
- Daria Alecxandrovna, chị tha lỗi, - chàng nói và đứng dậy. - Tôi phải về đây. Chào chị.
- Không, anh hãy ở lại đã, - bà nói và núi tay áo chàng. - Anh hãy ở lại, ngồi xuống đây đã.
- Tôi xin chị, tôi xin chị, đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, - chàng nói, ngồi xuống đồng thời cảm thấy mối hy vọng tưởng đã chôn chặt nay lại trỗi dậy và sống lại trong lòng.
- Nếu trước đây tôi chưa quý mến anh, - Daria Alecxandrovna nói và rơm rớm nước mắt, - nếu trước đây tôi chưa hiểu anh như bây giờ...
Tình cảm tưởng đã chết nay sống lại mãnh liệt và tràn ngập tâm hồn Levin.
- Phải, bây giờ, tôi hiểu cả rồi, - Daria Alecxandrovna nói tiếp. - Các anh thì không thể hiểu được; đàn ông các anh, các anh đối với tự do, các anh được quyền kén chọn, các anh nhìn thấy rõ các anh yêu ai. Nhưng con gái thì phải chờ đợi, phải giữ gìn ý tứ, một cô gái chỉ nhìn thấy các anh từ xa thì cái gì cũng tin ngay làm thực. Đôi khi, ngay bản thân cô ta cũng không phân biệt nổi tình cảm mình nữa.
- Phải, nếu lòng cô ta không rung động...
- Có chứ, lòng cô ta có rung động đấy, nhưng anh thử ngẫm mà xem: các anh để mắt tới một cô gái, các anh tới nhà cha mẹ cô ta, các anh làm quen, các anh quan sát cô ta, các anh chờ đợi tìm thấy ở cô ta những cái các anh yêu quý và khi các anh chắc chắn đã yêu rồi, các anh liền cầu hôn...
- Không, chuyện xảy ra không hoàn toàn như vậy.
- Điều đó không quan trọng; các anh chỉ cầu hôn khi nào tình yêu đã chín muồi hoặc giữa hai bề kén chọn, một bên đã thắng thế.
Nhưng người ta lại không hỏi ý kiến cô gái. Người ta muốn cô ta tự lựa chọn lấy, mà cô ta thì không làm nổi. Cô ta chỉ có thể trả lời "có" hoặc "không".
"Đó là chuyện kén chọn giữa Vronxki và mình đây", Levin thầm nghĩ và cái tình cảm đã chôn sâu vừa sống lại trong đáy lòng lại chết đi lần thứ hai, tan nát trái tim chàng.
- Daria Alecxandrovna ạ, - chàng nói, - người ta lựa chọn cái áo hoặc món hàng nhưng không thể lựa chọn tình yêu. Việc lựa chọn đã dứt khoát rồi, và thế càng tốt... không thể làm lại được.
- Ôi! Tự ái, bao giờ cũng vẫn tự ái! - Daria Alecxandrovna nói, lộ vẻ khinh bỉ đối với tình cảm ti tiện đó, so với thứ tình cảm khác mà chỉ riêng giới phụ nữ mới hiểu nổi. - Khi anh đến cầu hôn, chính Kitti đang ở trong tình thế không biết trả lời ra sao. Nó phân vân. Nó lưỡng lự giữa anh và Vronxki. Ngày nào nó cũng gặp hắn ta, còn anh thì đã lâu chẳng thấy đến. Nếu nó lớn tuổi hơn... Như tôi chẳng hạn, tôi sẽ không đắn đo một giây nào cả. Tôi xưa nay vẫn ác cảm với hắn ta.
Levin nhớ lại câu trả lời của Kitti. Nàng đã nói: "Không, Không thể được..." - Daria Alecxandrovna, - chàng lạnh lùng nói, - tôi quý trọng lòng tin cậy của chị đối với tôi nhưng tôi nghĩ chị đã lầm. Dù đúng hay sai, lòng tự ái, mà chị rất khinh bỉ, cũng buộc tôi không được, phải, tuyệt đối không được nghĩ tới Ecaterina Alecxandrovna... chị hiểu chứ?
- Tôi muốn nói với anh điều này nữa: đây là tôi đang nói chuyện với anh về em gái tôi, tôi yêu quý nó như đứa con rứt ruột của tôi. Tôi không nói là nó yêu anh, tôi chỉ muốn nói việc nó từ chối vào lúc đó không có ý nghĩa gì cả.
- Tôi không hiểu chị có biết chị làm khổ tôi đến thế nào không? - Levin nói và đột nhiên vùng dậy. - Có khác gì con chị chết mà người ta cứ đến nói với chị: nó có thể trở nên thế này, thế nọ, nó có thể sống mãi và đem nguồn vui cho chị. Nhưng nó đã chết rồi, chết rồi, chết rồi...
- Anh thật kỳ lạ! - Daria Alecxandrovna nói, mỉm cười buồn rầu trước vẻ xúc động của Levin. - Phải, mỗi lúc tôi một hiểu hơn, bà nói thêm, tư lự. - Thế bao giờ Kitti về đây ở, anh sẽ không lại thăm chúng tôi nữa à?
- Phải. Tất nhiên, tôi không lẩn trốn Ecaterina Alecxandrovna, nhưng mỗi lần có thể được, tôi sẽ hết sức tránh cho cô ấy khỏi khó chịu vì có mặt tôi.
- Anh buồn cười thật, - Daria Alecxandrovna nhắc lại, dịu dàng nhìn chàng. - Thôi được, cứ coi như chúng ta chưa nói chuyện gì với nhau. Tania, con đến đây làm gì? - bà nói bằng tiếng Pháp với cô bé đang đi vào.
- Cái xẻng của con đâu hả mẹ?
- Mẹ nói với con bằng tiếng Pháp, con cũng phải trả lời bằng tiếng Pháp.
Cô bé muốn vâng lời mẹ nhưng quên không biết gọi "cái xẻng" bằng tiếng Pháp là gì; bà mẹ nhắc, rồi vẫn dùng tiếng Pháp, bảo cho nó biết chỗ để xẻng. Việc đó làm Levin khó chịu.
Giờ đây, tất cả: căn nhà, lũ trẻ, đối với chàng đều không có vẻ thích thú như trước nữa.
"Tại sao chị ấy lại phải nói tiếng Pháp với lũ trẻ? Chàng thầm nghĩ. Thật giả dối và gượng gạo! Chính bản thân lũ trẻ cũng thấy thế. Người ta dạy chúng biết tiếng Pháp, nhưng lại làm chúng quên mất tính thành thực", chàng tự bảo, không biết rằng Daria Alecxandrovna đã suy đi tính lại vấn đề đó đến hàng hai mươi lần và cuối cùng xét thấy dù có ảnh hưởng xấu đến tính thành thực thì cũng cứ phải dạy tiếng nước ngoài bằng cách đó cho lũ trẻ.
- Anh đi đâu mà vội! Hãy ngồi nán lại lát nữa nào.
Levin ở lại đến bữa trà, nhưng chàng đã hết hứng thú và cảm thấy mất thoải mái.
Sau bữa trà, chàng ra phòng chờ sai thắng ngựa vào xe. Khi trở lại, chàng thấy Daria Alecxandrovna nhớn nhác, mặt tái nhợt và nước mắt giàn giụa. Trong lúc vắng mặt Levin, xảy ra một việc khiến đối với Alecxandrovna phút chốc thấy sụp đổ cả niềm hạnh phúc ngày hôm đó và niềm kiêu hãnh lũ trẻ mang lại cho bà: Grisa và Tania đánh nhau vì tranh giành quả bóng. Daria Anna nghe tiếng chúng kêu hét, bèn chạy vào phòng trẻ và thấy chúng thật gớm ghiếc: Tania đang túm tóc Grisa, còn chú bé mặt mũi hằm hằm giận dữ, thụi lấy thụi để chị. Cảnh tượng này làm tan vỡ một cái gì đó trong lòng Daria Alecxandrovna. Bóng tối như tràn vào đời bà; bà hiểu ra rằng lũ trẻ này, niềm tự hào của bà, không những chỉ là những đứa bình thường nhất mà còn độc ác, mất dạy, tính nết cục cằn và tàn bạo.
Không còn bụng dạ nào để nghĩ và bàn bạc những chuyện khác, bà chỉ còn cách kể lể nỗi khổ tâm cho Levin nghe.
Levin thấy bà đau khổ như vậy, liền cố an ủi: chàng nói cái đó không có gì đáng lo ngại, trẻ con đứa nào chả đánh nhau; nhưng vừa nói Levin vừa nghĩ trong thâm tâm: "Không, mình sẽ không hoài công đi nói tiếng Pháp với con cái, con mình sẽ khác hẳn, chỉ cần đừng nuông chiều, đừng làm méo mó trẻ con cho chúng có vẻ đáng yêu.
Phải, con mình sẽ khác hẳn".
Chàng cáo từ và ra về; bà ta cũng không giữ chàng ở lại nữa.
- Cô ấy có khỏe hơn không? - Levin xúc động hỏi.
- Đội ơn Chúa, em nó khỏi hẳn rồi. Tôi không bao giờ tin là em nó mắc bệnh phổi.
- Ồ, thế thì tôi rất mừng! - Levin nói, trong khi ấy Doli như thấy một vẻ đau khổ tồi tội trên nét mặt chàng, và chàng nín lặng nhìn bà.
- Này, Conxtantin Dimitrievitr, tại sao anh giận Kitti? - Daria Alecxandrovna hỏi với một nụ cười hiền hậu điểm chút giễu cợt.
- Tôi ấy à? Tôi... có giận cô ấy đâu, - Levin nói.
- Có, có, anh có giận nó. Tại sao khi đến Moxcva, anh không đến chơi chúng tôi mà cũng không đến thăm ba mẹ chúng tôi?
- Daria Alecxandrovna, - chàng nói và mặt đỏ bừng đến tận chân tóc, - tôi lấy làm lạ thế sao chị tốt bụng thế mà không thông cảm cho.
Tại sao chị không thương tôi một chút khi biết rằng...
- Biết cái gì kia chứ?
- ... Khi chị biết tôi đã cầu hôn và bị cự tuyệt, - Levin nói; và tất cả lòng trìu mến, trước đây một phút chàng còn cảm thấy đối với Kitti, giờ nhường chỗ cho oán giận trong tâm hồn.
- Sao anh lại cho là tôi biết chuyện đó?
- Vì mọi người đều biết.
- Chính anh lầm ở điểm ấy đấy: tôi không biết chuyện đó, nhưng cũng ngờ ngợ.
- Nếu thế bây giờ chị biết rồi đấy.
- Tôi chỉ biết có một cái gì xảy ra đã giày vò nó ghê gớm và nó van tôi đừng bao giờ nhắc đến nữa. Nếu nó không thổ lộ với tôi, tức là cũng chưa hề nói chuyện đó với ai. Thế có chuyện gì giữa hai người vậy? Anh nói cho tôi biết đi.
- Tôi nói với chị rồi đấy.
- Hồi nào?
- Cái lần cuối tôi đến thăm nhà ta.
- Tôi cần nói với anh điều này: tôi thương nó vô cùng, - Daria Alecxandrovna nói. Anh thì chỉ bị tổn thương đến tự ái thôi.
- Có thể như vậy, - Levin nói, nhưng...
Bà ngắt lời chàng:
- Nhưng con bé tội nghiệp thì làm tôi thương hại vô cùng. Bây giờ tôi biết rõ tất cả rồi.
- Daria Alecxandrovna, chị tha lỗi, - chàng nói và đứng dậy. - Tôi phải về đây. Chào chị.
- Không, anh hãy ở lại đã, - bà nói và núi tay áo chàng. - Anh hãy ở lại, ngồi xuống đây đã.
- Tôi xin chị, tôi xin chị, đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, - chàng nói, ngồi xuống đồng thời cảm thấy mối hy vọng tưởng đã chôn chặt nay lại trỗi dậy và sống lại trong lòng.
- Nếu trước đây tôi chưa quý mến anh, - Daria Alecxandrovna nói và rơm rớm nước mắt, - nếu trước đây tôi chưa hiểu anh như bây giờ...
Tình cảm tưởng đã chết nay sống lại mãnh liệt và tràn ngập tâm hồn Levin.
- Phải, bây giờ, tôi hiểu cả rồi, - Daria Alecxandrovna nói tiếp. - Các anh thì không thể hiểu được; đàn ông các anh, các anh đối với tự do, các anh được quyền kén chọn, các anh nhìn thấy rõ các anh yêu ai. Nhưng con gái thì phải chờ đợi, phải giữ gìn ý tứ, một cô gái chỉ nhìn thấy các anh từ xa thì cái gì cũng tin ngay làm thực. Đôi khi, ngay bản thân cô ta cũng không phân biệt nổi tình cảm mình nữa.
- Phải, nếu lòng cô ta không rung động...
- Có chứ, lòng cô ta có rung động đấy, nhưng anh thử ngẫm mà xem: các anh để mắt tới một cô gái, các anh tới nhà cha mẹ cô ta, các anh làm quen, các anh quan sát cô ta, các anh chờ đợi tìm thấy ở cô ta những cái các anh yêu quý và khi các anh chắc chắn đã yêu rồi, các anh liền cầu hôn...
- Không, chuyện xảy ra không hoàn toàn như vậy.
- Điều đó không quan trọng; các anh chỉ cầu hôn khi nào tình yêu đã chín muồi hoặc giữa hai bề kén chọn, một bên đã thắng thế.
Nhưng người ta lại không hỏi ý kiến cô gái. Người ta muốn cô ta tự lựa chọn lấy, mà cô ta thì không làm nổi. Cô ta chỉ có thể trả lời "có" hoặc "không".
"Đó là chuyện kén chọn giữa Vronxki và mình đây", Levin thầm nghĩ và cái tình cảm đã chôn sâu vừa sống lại trong đáy lòng lại chết đi lần thứ hai, tan nát trái tim chàng.
- Daria Alecxandrovna ạ, - chàng nói, - người ta lựa chọn cái áo hoặc món hàng nhưng không thể lựa chọn tình yêu. Việc lựa chọn đã dứt khoát rồi, và thế càng tốt... không thể làm lại được.
- Ôi! Tự ái, bao giờ cũng vẫn tự ái! - Daria Alecxandrovna nói, lộ vẻ khinh bỉ đối với tình cảm ti tiện đó, so với thứ tình cảm khác mà chỉ riêng giới phụ nữ mới hiểu nổi. - Khi anh đến cầu hôn, chính Kitti đang ở trong tình thế không biết trả lời ra sao. Nó phân vân. Nó lưỡng lự giữa anh và Vronxki. Ngày nào nó cũng gặp hắn ta, còn anh thì đã lâu chẳng thấy đến. Nếu nó lớn tuổi hơn... Như tôi chẳng hạn, tôi sẽ không đắn đo một giây nào cả. Tôi xưa nay vẫn ác cảm với hắn ta.
Levin nhớ lại câu trả lời của Kitti. Nàng đã nói: "Không, Không thể được..." - Daria Alecxandrovna, - chàng lạnh lùng nói, - tôi quý trọng lòng tin cậy của chị đối với tôi nhưng tôi nghĩ chị đã lầm. Dù đúng hay sai, lòng tự ái, mà chị rất khinh bỉ, cũng buộc tôi không được, phải, tuyệt đối không được nghĩ tới Ecaterina Alecxandrovna... chị hiểu chứ?
- Tôi muốn nói với anh điều này nữa: đây là tôi đang nói chuyện với anh về em gái tôi, tôi yêu quý nó như đứa con rứt ruột của tôi. Tôi không nói là nó yêu anh, tôi chỉ muốn nói việc nó từ chối vào lúc đó không có ý nghĩa gì cả.
- Tôi không hiểu chị có biết chị làm khổ tôi đến thế nào không? - Levin nói và đột nhiên vùng dậy. - Có khác gì con chị chết mà người ta cứ đến nói với chị: nó có thể trở nên thế này, thế nọ, nó có thể sống mãi và đem nguồn vui cho chị. Nhưng nó đã chết rồi, chết rồi, chết rồi...
- Anh thật kỳ lạ! - Daria Alecxandrovna nói, mỉm cười buồn rầu trước vẻ xúc động của Levin. - Phải, mỗi lúc tôi một hiểu hơn, bà nói thêm, tư lự. - Thế bao giờ Kitti về đây ở, anh sẽ không lại thăm chúng tôi nữa à?
- Phải. Tất nhiên, tôi không lẩn trốn Ecaterina Alecxandrovna, nhưng mỗi lần có thể được, tôi sẽ hết sức tránh cho cô ấy khỏi khó chịu vì có mặt tôi.
- Anh buồn cười thật, - Daria Alecxandrovna nhắc lại, dịu dàng nhìn chàng. - Thôi được, cứ coi như chúng ta chưa nói chuyện gì với nhau. Tania, con đến đây làm gì? - bà nói bằng tiếng Pháp với cô bé đang đi vào.
- Cái xẻng của con đâu hả mẹ?
- Mẹ nói với con bằng tiếng Pháp, con cũng phải trả lời bằng tiếng Pháp.
Cô bé muốn vâng lời mẹ nhưng quên không biết gọi "cái xẻng" bằng tiếng Pháp là gì; bà mẹ nhắc, rồi vẫn dùng tiếng Pháp, bảo cho nó biết chỗ để xẻng. Việc đó làm Levin khó chịu.
Giờ đây, tất cả: căn nhà, lũ trẻ, đối với chàng đều không có vẻ thích thú như trước nữa.
"Tại sao chị ấy lại phải nói tiếng Pháp với lũ trẻ? Chàng thầm nghĩ. Thật giả dối và gượng gạo! Chính bản thân lũ trẻ cũng thấy thế. Người ta dạy chúng biết tiếng Pháp, nhưng lại làm chúng quên mất tính thành thực", chàng tự bảo, không biết rằng Daria Alecxandrovna đã suy đi tính lại vấn đề đó đến hàng hai mươi lần và cuối cùng xét thấy dù có ảnh hưởng xấu đến tính thành thực thì cũng cứ phải dạy tiếng nước ngoài bằng cách đó cho lũ trẻ.
- Anh đi đâu mà vội! Hãy ngồi nán lại lát nữa nào.
Levin ở lại đến bữa trà, nhưng chàng đã hết hứng thú và cảm thấy mất thoải mái.
Sau bữa trà, chàng ra phòng chờ sai thắng ngựa vào xe. Khi trở lại, chàng thấy Daria Alecxandrovna nhớn nhác, mặt tái nhợt và nước mắt giàn giụa. Trong lúc vắng mặt Levin, xảy ra một việc khiến đối với Alecxandrovna phút chốc thấy sụp đổ cả niềm hạnh phúc ngày hôm đó và niềm kiêu hãnh lũ trẻ mang lại cho bà: Grisa và Tania đánh nhau vì tranh giành quả bóng. Daria Anna nghe tiếng chúng kêu hét, bèn chạy vào phòng trẻ và thấy chúng thật gớm ghiếc: Tania đang túm tóc Grisa, còn chú bé mặt mũi hằm hằm giận dữ, thụi lấy thụi để chị. Cảnh tượng này làm tan vỡ một cái gì đó trong lòng Daria Alecxandrovna. Bóng tối như tràn vào đời bà; bà hiểu ra rằng lũ trẻ này, niềm tự hào của bà, không những chỉ là những đứa bình thường nhất mà còn độc ác, mất dạy, tính nết cục cằn và tàn bạo.
Không còn bụng dạ nào để nghĩ và bàn bạc những chuyện khác, bà chỉ còn cách kể lể nỗi khổ tâm cho Levin nghe.
Levin thấy bà đau khổ như vậy, liền cố an ủi: chàng nói cái đó không có gì đáng lo ngại, trẻ con đứa nào chả đánh nhau; nhưng vừa nói Levin vừa nghĩ trong thâm tâm: "Không, mình sẽ không hoài công đi nói tiếng Pháp với con cái, con mình sẽ khác hẳn, chỉ cần đừng nuông chiều, đừng làm méo mó trẻ con cho chúng có vẻ đáng yêu.
Phải, con mình sẽ khác hẳn".
Chàng cáo từ và ra về; bà ta cũng không giữ chàng ở lại nữa.
Quyển
3
Chương 11
Chương 11
Khoảng trung tuần tháng bảy, viên xã trưởng làng bà chị Levin
ở cách Pocrovxcoie chừng hai mươi vecxtơ, đến báo cho chàng biết về tình hình sản
xuất và vụ cắt cỏ. Nguồn lợi tức chủ yếu của khoảng đất này là ở những đồng cỏ
ngập lụt trong mùa xuân. Những năm trước, nông dân thuê mỗi mẫu đồng cỏ là hai
mươi rúp. Khi bắt tay vào trông nom trại ấp, Levin đi kiểm tra những cánh đồng
cỏ đó, và thấy đáng giá đắt hơn nên đã nâng giá là hai mươi lăm rúp một mẫu.
Đám mugich từ chối giá mới và đúng như Levin e ngại, họ còn dèm pha những người mua khác. Cho nên Levin đích thân đến thẳng đó và cho cắt cỏ, một phần thuê công nhật, một phần cắt rễ. Nông dân dùng đủ mọi cách chống lại sự cách tân này; tuy nhiên, công việc vẫn làm xong và ngay năm đầu, thu hoạch ở cánh đồng cỏ đã tăng gấp đôi. Hai năm sau, Levin vẫn gặp sức phản kháng đó và cỏ lại cắt về trong những điều kiện như trước. Năm nay, đám mugich nhận cắt cả cánh đồng cỏ lấy rẻ một phần ba và hôm nay, xã trưởng đến báo cỏ đã cắt xong: vì sợ trời mưa nên y đã mời thư ký kế toán đến chứng kiến việc chia cỏ: họ dành riêng mười một đống cỏ cho phần chủ. Những câu trả lời lúng túng của xã trưởng khi chàng hỏi đến số lượng cỏ cắt được trên cánh đồng lớn, việc chia cỏ vội vã khi chưa được phép, tất cả thái độ đó làm Levin biết chắc có điều ám muội gì đây và chàng quyết định sẽ tự mình làm sáng tỏ việc này.
Chàng về đến làng vào giờ ăn trưa, để ngựa ở nhà chồng bà vú nuôi của anh chàng và ra nơi đặt tổ ong gặp ông lão để hỏi vài chi tiết về vụ cắt cỏ. Pacmênich, người đẹp lão, mồm miệng bẻo lẻo, vui vẻ chào Levin, chỉ cho xem tất cả cơ ngơi của mình, kể lể dài dòng về chuyện ong cùng bầy đàn năm nay; nhưng khi Levin hỏi đến vụ cắt cỏ thì lão trả lời thoái thác, và miễn cưỡng. Điều đó càng làm Levin xác định mối nghi hoặc của mình là đúng. Chàng ra đồng và xem xét các đống cỏ.
Mỗi đống không thể đủ năm mươi xe; muốn làm đám mugich bẽ mặt, Levin sai đánh ra ngay tại chỗ một chiếc xe, cho chất cỏ lên và chở về kho. Đống cỏ chỉ đủ chất ba mươi hai xe. Mặc cho xã trưởng biện bạch là cỏ đã đánh đống tất phải xẹp xuống, và vạch trời chỉ đất thề mọi sự đều được tiến hành một cách lương thiện, Levin vẫn giữ nguyên ý kiến: chàng nói cỏ đã được chia trước khi có lệnh và do đó, chàng không thừa nhận mỗi đống cỏ đủ năm mươi xe. Sau một hồi lâu bàn cãi, mọi người quyết định là đám mugich sẽ nhận mười một đống cỏ đó về phần mình và chia lại phần mới cho chủ. Việc thương lượng và chia cỏ đó kéo dài đến tận giờ ăn chiều. Khi số cỏ còn lại được chia xong, Levin giao những việc tồn tại cho thư ký trông nom, đến ngồi trên một đống cỏ bé có đánh dấu bằng một cành kim tước và thích thú ngắm cánh đồng cỏ đông nghịt người. Trước mặt chàng, ở khuỷu sông sau cánh đồng lầy, một dãy phụ nữ những quần áo sặc sỡ đi lên, tiếng nói lanh lảnh vang dội cả không trung và đám cỏ khô được họ cào xới trải ra sau lưng thành từng lượn sóng uốn khúc một màu xanh nhạt. Theo sau đám phụ nữ, những nông dân cầm chàng nạng đánh cỏ khô thành từng đống nhỏ tròn trặn. Bên trái, trên cánh đồng cỏ cắt xong, xe ngựa lọc cọc chạy; những đống cỏ lần lượt vợi đi từng bó lớn rồi biến mất và thay vào chỗ cũ là hàng dãy xe nặng trĩu cỏ khô thơm nức đầy tràn ra sát mông ngựa.
- Thời tiết thế này, cỏ sẽ tốt lắm đây, - một ông già đến ngồi cạnh Levin nói. - Thật là chè chứ không phải cỏ khô nữa. Thu hoạch dễ như đổ thóc cho vịt ăn! - ông nói thêm, và chỉ những đống cỏ khô chất đầy xe. - Từ lúc ăn trưa đến giờ đã chở về được già một nửa rồi.
Chuyến cuối cùng đấy phải không? - ông già kêu to, hỏi một thanh niên đứng giật đôi dây cương bằng gai, đằng trước một chiếc xe đi qua mặt họ.
- Thưa bố, vâng! - gã trai ghìm ngựa và trả lời: anh ta mỉm cười ngoái lại nhìn một thôn nữ nét mặt hớn hở và nước da hồng hào ngồi trong xe, cũng đang tủm tỉm cười; anh ta ra roi quất ngựa tiếp tục đi.
- Con trai cụ đấy à? - Levin hỏi.
- Thằng con út tôi đấy, - ông già nói, mỉm cười trìu mến.
- Bảnh trai nhỉ!
- Chả đến nỗi nào.
- Lấy vợ chưa?
- Rồi, tới ngày lễ Thánh Filip 1 thì được hai năm.
- Có con chưa?
- À, con cũng có rồi! Suốt một năm, nó làm ra bộ không biết gì cả... chả là chúng tôi làm nó thẹn mà... - ông già trả lời. - Cỏ tuyệt quá! Khô nhỏ như chè ấy! - ông già nhắc lại, muốn lái sang chuyện khác.
Levin để ý nhìn hai vợ chồng Vanya Pacmenov kỹ hơn. Họ đang chất cỏ lên xe cách đấy không xa. Ivan Pacmenov đứng trên xe, đón lấy rồi san đều và giẫm xuống những bó cỏ to tướng do cô vợ trẻ xinh đẹp đưa lên, đầu tiên dùng tay ôm, rồi sau xiên bằng đầu chàng nạng.
Thiếu phụ làm việc thoải mái và vui vẻ. Chàng nạng lúc đầu không xiên được vào đống cỏ khô nén chặt. Chị gỡ tơi nó ra, xọc chàng nạng vào rồi bằng một cử chỉ mềm mại và nhanh nhẹn, dùng sức nặng cả người ấn xuống; sau đó, lập tức, chị cúi khom xuống, dướn lên và ưỡn bộ ngực rắn chắc mặc sơ mi trắng thắt dây lưng đỏ, dùng hai tay khéo léo nắm chặt lấy chàng nạng và hất bó rơm khô vào trong xe. Ivan rõ ràng muốn tránh cho vợ không hao phí phút lao động thừa nào nên dang rộng hai tay đón lấy bó rơm vợ đưa cho và san đều ra trong xe.
Cào sạch mớ cỏ cuối cùng, thiếu phụ gạt những nhánh cỏ lọt trong cổ ra và buộc lại chiếc khăn vuông đỏ tụt xuống vầng trán trắng muốt, rồi chui xuống gầm xe để buộc chặt đống cỏ khô. Ivan bảo vợ cách buộc thừng và phá lên cười khi cô ta nói một câu gì đó. Vẻ mặt họ biểu lộ một tình yêu mãnh liệt, trẻ trung, vừa mới chớm.
Chú thích:
1. Theo lịch Nga cũ là ngày 14 tháng 11.
Đám mugich từ chối giá mới và đúng như Levin e ngại, họ còn dèm pha những người mua khác. Cho nên Levin đích thân đến thẳng đó và cho cắt cỏ, một phần thuê công nhật, một phần cắt rễ. Nông dân dùng đủ mọi cách chống lại sự cách tân này; tuy nhiên, công việc vẫn làm xong và ngay năm đầu, thu hoạch ở cánh đồng cỏ đã tăng gấp đôi. Hai năm sau, Levin vẫn gặp sức phản kháng đó và cỏ lại cắt về trong những điều kiện như trước. Năm nay, đám mugich nhận cắt cả cánh đồng cỏ lấy rẻ một phần ba và hôm nay, xã trưởng đến báo cỏ đã cắt xong: vì sợ trời mưa nên y đã mời thư ký kế toán đến chứng kiến việc chia cỏ: họ dành riêng mười một đống cỏ cho phần chủ. Những câu trả lời lúng túng của xã trưởng khi chàng hỏi đến số lượng cỏ cắt được trên cánh đồng lớn, việc chia cỏ vội vã khi chưa được phép, tất cả thái độ đó làm Levin biết chắc có điều ám muội gì đây và chàng quyết định sẽ tự mình làm sáng tỏ việc này.
Chàng về đến làng vào giờ ăn trưa, để ngựa ở nhà chồng bà vú nuôi của anh chàng và ra nơi đặt tổ ong gặp ông lão để hỏi vài chi tiết về vụ cắt cỏ. Pacmênich, người đẹp lão, mồm miệng bẻo lẻo, vui vẻ chào Levin, chỉ cho xem tất cả cơ ngơi của mình, kể lể dài dòng về chuyện ong cùng bầy đàn năm nay; nhưng khi Levin hỏi đến vụ cắt cỏ thì lão trả lời thoái thác, và miễn cưỡng. Điều đó càng làm Levin xác định mối nghi hoặc của mình là đúng. Chàng ra đồng và xem xét các đống cỏ.
Mỗi đống không thể đủ năm mươi xe; muốn làm đám mugich bẽ mặt, Levin sai đánh ra ngay tại chỗ một chiếc xe, cho chất cỏ lên và chở về kho. Đống cỏ chỉ đủ chất ba mươi hai xe. Mặc cho xã trưởng biện bạch là cỏ đã đánh đống tất phải xẹp xuống, và vạch trời chỉ đất thề mọi sự đều được tiến hành một cách lương thiện, Levin vẫn giữ nguyên ý kiến: chàng nói cỏ đã được chia trước khi có lệnh và do đó, chàng không thừa nhận mỗi đống cỏ đủ năm mươi xe. Sau một hồi lâu bàn cãi, mọi người quyết định là đám mugich sẽ nhận mười một đống cỏ đó về phần mình và chia lại phần mới cho chủ. Việc thương lượng và chia cỏ đó kéo dài đến tận giờ ăn chiều. Khi số cỏ còn lại được chia xong, Levin giao những việc tồn tại cho thư ký trông nom, đến ngồi trên một đống cỏ bé có đánh dấu bằng một cành kim tước và thích thú ngắm cánh đồng cỏ đông nghịt người. Trước mặt chàng, ở khuỷu sông sau cánh đồng lầy, một dãy phụ nữ những quần áo sặc sỡ đi lên, tiếng nói lanh lảnh vang dội cả không trung và đám cỏ khô được họ cào xới trải ra sau lưng thành từng lượn sóng uốn khúc một màu xanh nhạt. Theo sau đám phụ nữ, những nông dân cầm chàng nạng đánh cỏ khô thành từng đống nhỏ tròn trặn. Bên trái, trên cánh đồng cỏ cắt xong, xe ngựa lọc cọc chạy; những đống cỏ lần lượt vợi đi từng bó lớn rồi biến mất và thay vào chỗ cũ là hàng dãy xe nặng trĩu cỏ khô thơm nức đầy tràn ra sát mông ngựa.
- Thời tiết thế này, cỏ sẽ tốt lắm đây, - một ông già đến ngồi cạnh Levin nói. - Thật là chè chứ không phải cỏ khô nữa. Thu hoạch dễ như đổ thóc cho vịt ăn! - ông nói thêm, và chỉ những đống cỏ khô chất đầy xe. - Từ lúc ăn trưa đến giờ đã chở về được già một nửa rồi.
Chuyến cuối cùng đấy phải không? - ông già kêu to, hỏi một thanh niên đứng giật đôi dây cương bằng gai, đằng trước một chiếc xe đi qua mặt họ.
- Thưa bố, vâng! - gã trai ghìm ngựa và trả lời: anh ta mỉm cười ngoái lại nhìn một thôn nữ nét mặt hớn hở và nước da hồng hào ngồi trong xe, cũng đang tủm tỉm cười; anh ta ra roi quất ngựa tiếp tục đi.
- Con trai cụ đấy à? - Levin hỏi.
- Thằng con út tôi đấy, - ông già nói, mỉm cười trìu mến.
- Bảnh trai nhỉ!
- Chả đến nỗi nào.
- Lấy vợ chưa?
- Rồi, tới ngày lễ Thánh Filip 1 thì được hai năm.
- Có con chưa?
- À, con cũng có rồi! Suốt một năm, nó làm ra bộ không biết gì cả... chả là chúng tôi làm nó thẹn mà... - ông già trả lời. - Cỏ tuyệt quá! Khô nhỏ như chè ấy! - ông già nhắc lại, muốn lái sang chuyện khác.
Levin để ý nhìn hai vợ chồng Vanya Pacmenov kỹ hơn. Họ đang chất cỏ lên xe cách đấy không xa. Ivan Pacmenov đứng trên xe, đón lấy rồi san đều và giẫm xuống những bó cỏ to tướng do cô vợ trẻ xinh đẹp đưa lên, đầu tiên dùng tay ôm, rồi sau xiên bằng đầu chàng nạng.
Thiếu phụ làm việc thoải mái và vui vẻ. Chàng nạng lúc đầu không xiên được vào đống cỏ khô nén chặt. Chị gỡ tơi nó ra, xọc chàng nạng vào rồi bằng một cử chỉ mềm mại và nhanh nhẹn, dùng sức nặng cả người ấn xuống; sau đó, lập tức, chị cúi khom xuống, dướn lên và ưỡn bộ ngực rắn chắc mặc sơ mi trắng thắt dây lưng đỏ, dùng hai tay khéo léo nắm chặt lấy chàng nạng và hất bó rơm khô vào trong xe. Ivan rõ ràng muốn tránh cho vợ không hao phí phút lao động thừa nào nên dang rộng hai tay đón lấy bó rơm vợ đưa cho và san đều ra trong xe.
Cào sạch mớ cỏ cuối cùng, thiếu phụ gạt những nhánh cỏ lọt trong cổ ra và buộc lại chiếc khăn vuông đỏ tụt xuống vầng trán trắng muốt, rồi chui xuống gầm xe để buộc chặt đống cỏ khô. Ivan bảo vợ cách buộc thừng và phá lên cười khi cô ta nói một câu gì đó. Vẻ mặt họ biểu lộ một tình yêu mãnh liệt, trẻ trung, vừa mới chớm.
Chú thích:
1. Theo lịch Nga cũ là ngày 14 tháng 11.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét