Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Sự đời 2

Sự đời 2

Nghĩ lai rai - Mười bảy

1. Vật lý là khoa học có mục đích nghiên cứu và tìm hiểu vật chất. Khoa học vật lý đã từng tuyên bố: khi thì vật chất là những hạt li ti, khi thì vật chất là những làn sóng, khi thì vật chất là những sợi cực nhỏ không có cách gì thấy được nhưng khi khảy lên thì sinh ra vật chất và muôn loài! Tango! Boléro! Chachacha! Sinh ra mèo, chuột, cù lần.
Bây giờ ở đầu thế kỷ 21 này, khi được hỏi «vật chất là gì?» thì ngay cả những nhà vật lý lỗi lạc nhứt thế giới, đã từng đoạt giả Nobel Nôbiếc tùm lum cũng chỉ lắc đầu mà câm như hến, đánh chết cũng không khai. Bó giò!
Bần tăng trộm nghĩ có lẽ vì con người tưởng (bở) rằng mình có thể hiểu được vật chất, hiểu được vũ trụ, hiểu được linh hồn (hiểu được đàn bà?)... cho nên rốt cuộc không hiểu được gì hết chăng? Nhiều lúc không hiểu được, không giải thích được, nhưng cảm nhận được, tưởng cũng đã là quý lắm rồi!
2. Bận nọ, một người bạn đã phát biểu: “Tôi quan niệm hạnh phúc như cái đồng hồ. Càng ít rắc rối càng dễ sửa”. Nghe cũng lọt lỗ tai lắm chớ phải không bà con?
3. Trên TV, học lóm được như sau qua chương trình «Sức khỏe là vàng». Trong lúc cùng nhau gần gũi (hiểu theo nghĩa Liêu trai chí dị), nếu người nam chăm sóc tận tình nhũ hoa của người nữ thì người nữ sẽ tránh được ung thư vú. Vì sao? Vì khi được kích thích thì nhũ hoa người nữ tiết ra một kháng tố chống lại ung thư. Không có gì bí mật hết ráo.
Và thêm một khám phá khác nữa: Thằng nhớn càng hành lạc đều đều thì càng tránh được ung thư cho thằng bé (cũng như chạy jogging đều đều thì ngừa được nạn đứng tim bất tử vậy đó). Bởi thế, càng về già, thằng bé của thằng nhớn càng dễ bị ung thư. Có gì đáng ngạc nhiên chăng?
Một khi đã biết như vậy rồi thì mấy cha nội đực rựa mới tính sao đây? “Nói xong, bèn cùng nhau gần gũi!” Các truyện trong sách Liêu trai chí dị thường đều kết thúc bằng câu ấy. Có lẽ nhờ thế mà không thấy sách Liêu trai nói gì về ung thư cả. Vỡ lẽ: sách Liêu trai đã được “kê toa” bởi Lão thần y Hoa Đà của mấy ông Trời con từ hồi nẵm, từ hồi Tây Mỹ còn ăn lông ở lỗ và bù trất về y khoa.
4. Khổng Tử viết, Mạnh Tử chùi. Ông Lã Phụng Tiên viết: “Cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng tốt nhứt”. Bần tăng chùi: “Cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng mạnh nhứt”. Mạnh thì quả thiệt là nó mạnh. Nhưng còn tốt thì chưa chắc gì nó đã tốt hơn ai. Còn phải hỏi lại!
5. Một bữa nọ, tuy không có ăn gì hết mà Kiều bỗng phát đau bụng dữ dội. Tới phòng mạch cho bác sĩ khám bệnh, Kiều than thở: “Thưa bác sĩ, thiếp sợ là thiếp bị đau ruột dư hiểm nghèo”. Khám một hồi không thấy gì lạ, bác sĩ hỏi: “Cô em có biết cái ruột dư của mình nó nằm phía bên nào hay không?” Kiều lưỡng lự: “Dạ nó nằm... nó nằm... phía bên trái”. Bác sĩ gặng hỏi: “Cô em có chắc không?” Ngẫm nghĩ một hồi, Kiều đáp nhỏ trong một tiếng thở dài: “Dạ thiếp muốn nói là từ bên ngoài đi vào... thì cái ruột dư của thiếp... nó nằm phía bên trái”.
6. Bần tăng đang có một mối lo lớn khiến cho bần tăng bỏ ăn chay (chỉ còn ăn mặn): Một ngày đẹp trời nào đó, các bà nữ quyền sẽ thừa thắng xông lên, phất cờ khởi nghĩa để tranh đấu cho đàn ông được quyền có bầu, nhân danh cái nam nữ bình quyền, công bằng xã hội và cách mạng tình dục. Khi đó mới quả thiệt là: “Công cha như núi có con/ Nghĩa mẹ như nước hai hòn chảy ra”.
Khi đó chỉ có dân gays là hoan hô hết hai tay hai cẳng! Theo chuyện cổ tích xưa trong sách “Đàn ông bửu giám” thì hồi kết cuộc thường là như sau: “Hai chàng gays yêu nhau thắm thiết, làm đám cưới linh đình, sống bên nhau hạnh phúc lâu bền, nhưng mà... không có con”. Giờ đây, nhờ các bà nữ quyền chanh đấu nên kết cuộc có hậu hơn: “Hai người sống bên nhau hạnh phúc lâu bền và có rất... nhiều con mí nhau”.
7. Hòn vọng phu: “Thôi đứng đợi làm chi/ Thời gian có hứa mấy khi/ Sẽ đem đến trả đúng kỳ/ Những người mang mền biệt ly”. Đi cái gulắc ở Sibérie phải ôm mền theo là cái chắc. Bi giờ Xô Viết sập tiệm rồi thì ôm mền mà trở về cho vợ con nó mừng!
8. Đời sống vốn nó không giản dị, cũng không rắc rối. Biết sống giản dị thì nó sẽ giản dị. Bằng không, nó sẽ rắc rối chết luôn!
9. Tử vì đạo: “Ta thà bỏ vợ chớ không bỏ đạo!” Bần tăng xin bổ túc: “Ta thà bỏ vợ lớn chớ không thèm bỏ vợ nhỏ".
10. Kinh không nằm trong Kinh Thánh, kinh không nằm trong Kinh Phật, kinh không nằm trong Kinh Coran. Kinh không nằm trong một bộ kinh nào hết, mà kinh nằm trong Trời Đất. Trời Đất không nói kinh mà kinh vẫn thường trực có đó, hoài hoài, vô ngôn.
Cuối cuộc đời thuyết pháp của mình, Phật đã dứt điểm: “Ta không nói một chữ”. “Zất nà chí ný dậy thay".
Nghĩ lai rai - Mười tám
1. “Đời sống vốn nó là một vấn đề miên viễn. Còn sống là còn vấn đề. Hết vấn đề cũng là hết sống”. Nói xong, bèn kiếm thuốc nhức đầu mà uống rồi đi trùm mền!
2. Trong sòng bạc, khi đã có một thằng bắt đầu đánh lận rồi thì mấy đứa kia cũng bắt buộc phải đánh lận, nếu không muốn đứng dậy ở truồng mà ra về. Ngó lại sòng đời của con người, đứa nào cũng leo lẻo là mình chơi lương thiện, nhưng khi nhìn kỹ, có đứa nào thiệt sự là không đánh lận chăng? Thường khi còn đánh lận trắng trợn nữa là đằng khác. Ngay cả đứa đứng lên tố cáo đánh lận cũng đánh lận nốt! Bó giò!
3. Trong sòng bạc của con người, đứa nào ngoài miệng cũng bô bô phải loại bỏ hết những thằng đánh lận. Nhưng than ôi! Nếu loại bỏ hết những thằng đánh lận rồi thì thử điểm lại coi còn thằng nào thực sự xứng đáng được ngồi lại ở sòng bạc để mà tiếp tục chơi nữa hay không? Hay là phải dẹp tiệm? Đóng cửa casino. Trả Las Vegas lại cho sa mạc Nevada và cho mấy con bọ kẹp tha hồ nắm lấy càng của nhau mà let’s twist again!
4. Kinh phát khởi từ mê lầm chứ không từ trí tuệ. Kinh nhằm dẫn dắt con người tới giác ngộ. Nhưng không có mê lầm thì làm sao kinh được viết ra, và để dẫn dắt ai mới được chớ? “Phiền não tức bồ đề” là vậy chăng? Bà con thử nghĩ, nếu không có ai làm bậy hết thì Nhà nước đặt luật ra để làm gì?
5. Truyện cổ tích “Bạch Tuyết và bảy chú lùn”: Trong truyện không thấy nói rõ nàng Bạch Tuyết có phải là trinh nữ hay không. Bởi vậy mới sanh ra tranh cãi, người nói có, kẻ bảo không. Bèn lôi bằng chứng y học ra để mà phân định. Sau khi khám xong người em ngây thơ chong chắng, bác sĩ tuyên bố: “Bạch Tuyết hãy còn là trinh nữ. Duy có một điểm bất thường: màng trinh của nàng có bảy cái lỗ nhỏ”.
6. Lụy vì tình:
“Dao phay cứa cổ
Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết
Buông nàng không buông!”
7. Lại nói về Tình yêu. Khi yêu, người nam yêu người nữ vì chính nàng là nàng: yêu gương mặt nàng, yêu duyên dáng nàng, yêu thân thể nàng. Khi yêu, người nữ yêu người nam vì những cái phụ thuộc của chàng: yêu tài sản chàng, yêu địa vị chàng, yêu tương lai chàng. Một cuộc đầu tư có kế hoạch thực sự, còn cái phần chính là “con người-thân xác” của chàng lại chỉ là một vấn đề rất phụ thuộc. Nếu khiếm khuyết, nàng có thể gỡ gạc bằng cách khác. Gẫm ra: “Ai thực sự yêu ai hơn ai?”
8. Khi tìm nhau trong cuộc đời, người nam tìm đến người nữ trước hết là để tìm tình dục, tìm thoả mãn thân xác. Người nữ tìm đến người nam trước hết là để tìm một nơi nương tựa, một nơi có thể tin cậy được. Như vậy là kể như huề cờ? Gẫm ra, thằng đực rựa coi le lói vậy, coi macho vậy mà rất dễ bị xỏ mũi và dắt đi riu ríu bởi cái ham muốn của mình vốn bị người nữ giựt dây. Ai biểu tham dâm mần chi. Rán chịu cho quen đi cha nội!
Lady first! Anhđượcxítten? Compờrenđô?
Tuy nhiên cái kiểu tác hợp này xem chừng cũng đã cổ lỗ sĩ, đã quá date. Bây giờ nam-nữ tìm đến nhau vì lý do gì bần tăng cũng không rõ. Có thể là cho đỡ buồn, cho qua thời buổi. Vậy thôi. Một ngòi bút nữ đã dứt điểm rất tỉnh táo: “Khi rảnh rỗi, tôi ngủ với hắn. Không hạnh phúc, không đau khổ. Tôi ngủ với hắn để cảm thấy mình có ngủ với đàn ông, vô tội vạ, vô tình cảm. Tôi ngủ với hắn để chứng minh mình là đàn bà. Có thế thôi... Hắn chỉ là một sinh vật giống đực.” (Hợp lưu số 81/ 2005, trang 132). Cái việc làm tình ở thời buổi hậu hiện đại này thiệt là dễ ợt, không còn ai đặt thành vấn đề hay théc méc làm chi nữa. Bầu bì không còn là một tai nạn (lao động) đối với người nữ nữa. Người ta làm tình như một trò giải trí, như một môn thể thao, giống như chạy jogging vậy thôi. Điều này đáng buồn hay nên vui?
9. Trong vấn đề ghen tuông và ngoại tình, người nam không chấp nhận người yêu của mình trao thân cho một người đàn ông khác. Còn người nữ thì không chấp nhận cho người yêu của mình hướng lòng về một người đàn bà khác. Nói tóm: người nữ sợ bị tình phụ, người nam sợ bị cắm sừng.
Chẳng qua cũng chỉ là cái vấn đề thể diện mà thôi. Sợ bị mất mặt bầu cua. Người nữ sợ mình không hấp dẫn bằng tình địch. Còn thằng nam thì sợ thằng bé mình lép vế.
10. Đại dương có thể chứa được hết nước của một cái chậu, nhưng cái chậu không thể chứa được hết nước của một đại dương. Vũ trụ và đầu óc của con người cũng y chang như vậy thôi.
“Bậy nè! Bảo đảm cái đỉnh cao trí tuệ của con người chứa được hết Càn khôn! Và còn dư chỗ nữa là đằng khác” [???] “Thì qua nói cho nó le lói chơi vậy mà, em Hai! Thông cảm cho qua nhờ!”
Nghĩ lai rai - Mười chín
1. “Ngu si hưởng thái bình”. Hoàn toàn đồng ý! Bởi lẽ sáng suốt quá thì khó lòng mà hưởng thái bình được với chính mình. Đó là chưa kể mấy thằng xung quanh nó sẵn sàng đục cho mình phù mỏ vì cái tật cứ bắt tụi nó xét lại vấn đề.
2. Giả thử như bần tăng có quyền cao chức trọng. Và giả thử rủi thời có đứa nào đưa hối lộ 10 ngàn đô trả cash thì bần tăng sẽ đuổi ra và kêu lính bắt. Nếu may mắn có một đứa khác đề nghị đưa hối lộ 10 triệu đô chuyển thẳng vào trương mục của bần tăng ở Thụy sĩ thì bần tăng sẽ tạm giam đó để mà suy nghĩ lại. Và nhứt là để rút vào thư phòng mà tham khảo ý kiến... bà xã và nhận chỉ thị từ thượng cấp: “Dạy rằng con lạy mẹ đây/ Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia”.
3. Khi nghe thằng nào hứa hẹn Thiên đàng thì cả thằng nhớn lẫn thằng bé của bần tăng đều toát mồ hôi lạnh. Thường thường muốn đi vào cõi ấy thì trước hết người ta phải nín thở để tránh gây tiếng động. Khi vào được rồi thì nín thở luôn để được ở lại Thiên đàng vĩnh viễn.
Hơn nữa, Thiên đàng là cõi tột cùng nghiêm chỉnh nên... cấm cười. Buồn chết luôn! Buồn thúi ruột! Buồn tàn canh gió lạnh. Buồn mút mùa ... lệ thủy. Mặc cho bất cứ thằng nào nó có cù đến mỏi cả tay cũng... chả chịu cười! Nhất định quạu đeo và nghiêm chỉnh dài dài, dài dài... Bất tận.
4. Chuyện nước Pháp. Tại một làng nhỏ nọ, đêm động phòng hoa chúc, nửa đêm cô dâu mới cắt chỉ cất tiếng kêu cứu ba mình om sòm: “Papa! Papa! Papa!...” rồi sau đó, tiếng kêu cứu được phổ nhạc theo điệu Marseillaise, quốc thiều của nước Đại Pháp: “pàpàpàpa... pàpapapá... papà... pápápapà... pá... papàpa... ” khiến cho ông già lên ruột có nùi, không biết đường nào mà lần!
5. Thử xét xem cái gì làm vận hành guồng máy nam-nữ trên cái trái đất tròn vo này. Đại để: Người nữ thì thích làm đẹp, thích ăn sung mặc suớng, thích được chìu chuộng, thích được cung phụng. Thằng nam thì thích ôm ấp, thích rờ rẫm, thích hưởng thụ cái thân thể nàng, và do đó tìm cách cung phụng để mà chiêu dụ người nữ. Khi được cung phụng, người nữ có phương tiện để làm đẹp thêm để mà thu hút thằng nam tham dâm. Bởi trót ham mê cái sắc dục, thằng nam lại càng cố gắng cày cục để cung phụng cho nàng. Và cứ thế, lòng vòng...
Bên cạnh phần tiện lợi, cái ham thích của người nữ và cái tham dâm của người nam, nhiều điều bất tiện cũng đồng thời được tạo ra. Thế nhưng, nếu nói hết ra thì sẽ rất dài dòng. Tuy nhiên, nếu không có cái ham thích đó, nếu không có cái đam mê sắc dục đó thì guồng máy nam-nữ sẽ kẹt cứng và ngưng vận hành. Và tiếp đến là nam-nữ sẽ mất hết cái lý do và mất hết cái lẽ sống để mà tiếp tục làm chuyện... lẩm cẩm. Lẩm cẩm ba cái trò cũ rích. Và đẻ thêm ra hàng tá con nít để mà tiếp tục làm chuyện lẩm cẩm, ngõ hầu tiếp tục duy trì truyền thống dân tộc, quốc hồn quốc tuý của con người. “Thì làm chơi cho dui dậy mà! Em Hai!"
6. Ca dao cập nhựt: “Một mai thiếp có xa chàng/ Xú chiêng thiếp trả, hột xoàn thiếp bưng”
7. Dưới mắt các em bé hậu phương thì đàn ông khó lòng mà có được một cách hành xử đúng đắn. Hồ hởi nhiều thì bị mắng là đồ tham dâm. Hồ hởi ít thì bị chê là đồ lấp đít. Hồ hởi vừa thì bị chê là cù lần và sẽ bị cắm sừng đá đít. Bởi các lẽ ấy: “Ta thà sống vì hồ hởi nhiều chớ không thèm chết vì hồ hởi ít.”
8. Ông Ễnh-Tai là cha đẻ của thuyết Tương đối. Thuyết này giải thích được mọi hiện tượng ở cấp lớn trong vũ trụ. Bận nọ, khi được hỏi: “Vũ trụ là gì?”, ông Ễnh-Tai bèn cầm phấn viết lên bảng đen một phương trình dài ngoằng với nhiều ký hiệu toán học bí hiểm. Được yêu cầu giải thích, ông Ễnh-Tai lắc đầu: “Tôi không thể nói gì khác hơn được”.
Mới biết ngôn ngữ của con người rất là giới hạn. Ngoài cõi thông thường có thể diễn tả được bằng ngôn ngữ, còn có những cõi vô ngôn. Xin nói rõ cái cõi vô ngôn này nó không ăn nhập gì tới cái nín khe của Em Nhỏ làm nũng: “Sao em không nói một lời gì/ Dù chỉ một lời không đáng chi/ Cũng đủ cõi lòng anh ấm lại...” Nhưng khổ thay, khi Em Nhỏ chịu cất giọng oanh vàng rồi thì là nghe không hết! Nghe mệt nghỉ!
9. Cái nhức răng của ta bao giờ cũng đau hơn là cái mụt ung thư của kẻ khác.
10. Bận nọ, khi được hỏi kiếp sau ngài muốn đầu thai làm con gì, Đức Đạt lai Lạt ma đáp: “Muốn làm con cào cào”. Hỏi tiếp “Tại sao?” Đáp: “Tại vì con cào cào không có tôn giáo”. Xin nhắc lại là trong thời điểm của cuộc phỏng vấn này, chiến tranh tôn giáo dai dẳng và âm ỉ giữa loài người đang có chầu bùng nổ lớn khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo, giữa một bên là khối Mỹ, Do Thái, Tây phương và bên kia là khối Á Rập, Pakistan, Indonesia...
Vả lại cái chuyện Hồi giáo và Công giáo cắt cổ mổ bụng nhau cũng chỉ là cái bổn cũ soạn lại từ hơn ngàn năm nay, kể từ lúc các tôn giáo lớn được hình thành. Chỉ có vũ khí là khác nhau (thời bi giờ lại có thêm vũ khí nguyên tử), chớ lòng người thì trước sau vẫn như một: vẫn tham lam, vẫn hiếu chiến và vẫn xuẩn ngốc!
Lật lại lịch sử trái đất, chưa hề thấy có cuộc chiến tranh tôn giáo nào giữa loài cào cào, loài dơi, loài chuột, thằn lằn, rắn mối, cù lần, panda, hay bất cứ một con giáp nào hết. Duy chỉ có giống người là không giống một con giáp nào hết nên mới có chiến tranh tôn giáo triền miên. “Đầu thai làm con cào cào sướng hơn!” Hoan hô Đức Đạt lai Lạt ma!
Nghĩ lai rai - Hai mươi
1. Tôn giáo phát xuất từ một nhu cầu tâm lý của con người: nhu cầu an ninh. Đưa ra mọi chứng minh siêu hình, mọi lập luận thiêng liêng, hay bất cứ chứng cớ siêu việt nào khác để ngợi ca tôn giáo vi vút, nghĩ cho cùng, khi tìm đến tôn giáo, con người chung cuộc cũng chỉ là để đi tìm an ninh cho chính bản thân mình: An ninh trong đời sống, an ninh khi hấp hối, an ninh sau khi chết. Một loại “đóng bảo hiểm toàn diện”. Lúc nào cũng ôm cứng cái bặp dừa... cho chắc ăn. Bảo đảm an toàn trên xa lộ!
2. Thượng đế là một liều thuốc an thần vô cùng hiệu quả. Thử đặt hết niềm tin và luôn cả thân xác mình vào vòng tay Thượng đế đi, ắt sẽ biết liền! Bảo đảm sẽ không bao giờ vác mặt tới phòng mạch bác sĩ tâm lý nữa.
3. Thượng đế đôi khi được sử dụng như cái thùng rác cho tâm lý và trí tuệ con người: cái gì không giải thích được thì liệng vào đó, coi như là một cách giải thích thiêng liêng, hiển nhiên và ổn thỏa. Cho được yên tâm để mà ngáy ngủ tiếp tục. Khò... khò... khò...
4. Cách hiểu nào cũng chỉ là một cách hiểu. Giải thích nào cũng chỉ là một giải thích. Từ xưa đến nay, có thiếu gì cách hiểu, thiếu gì cách giải thích, nhưng đâu có cách nào nhứt định là đúng nhứt, đúng hoài. Có đúng đi chăng nữa thì cũng chỉ là đúng tạm thời, đúng ở thời điểm đó, vậy thôi. Cho tới khi tìm ra được một cách giải thích khác, một cách hiểu khác xét ra hợp lý hơn để thay thế. Rồi sau đó lại có một cách khác hơn để mà hiểu, để mà giải thích, vân vân... Cứ thế mà nàm!
5. Ai cũng có cái lý của mình, nhưng không phải vì vậy mà mình có lý - cái lý siêu việt, cái lý tuyệt đối để nhân danh nó mà ép buộc mọi người phải tùng phục, bằng võ lực, nếu cần. Rồi từ đó sanh ra giặc giã triền miên. “Tôi nghĩ như vậy” không có nghĩa là tôi đúng. Và anh nghĩ giống tôi cũng không có nghĩa là chúng ta đều đúng. Có khi cả hai chúng ta đều trật tuốt luốt... như nhau.
6. Trong công viên, trên băng gỗ có hai người, một già một trẻ, tai đeo ống nghe nhạc, còn hai tay kia thì cứ đưa lên trời mà giựt giựt. Ông già tưởng anh trẻ nghe nhạc Beatles bèn quay sang hỏi: “You, Beatles?” Anh trẻ: “No! me Rolling Stones” Ngó sang thấy ông già cũng giựt giựt dữ quá, anh trẻ bèn tò mò: “And you, Michael Jackson?” Ông già hai tay vẫn giựt còn đầu thì lắc nguầy nguậy: “No! me Parkinson!”
7. Đàn bà là cả một thế giới bí mật. Càng nhỏ càng bí mật. Lớn lên, các nàng cũng vẫn bí mật như thường, nhưng mà là bí mật theo một kiểu khác. Khiến cho bọn đực rựa lại càng muốn tìm hiểu các nàng sâu xa hơn. Càng lúc càng sâu và càng lúc càng xa hơn... “Là giết đời nhau đấy biết không?”
8. “To be or not to be, that’s the question”. Thiên hạ phục lăn câu phán trứ danh này của Shakespeare. Trộm nghĩ, khi nêu ra câu hỏi đó thì ta đã “to be” mất rồi. Bây giờ có tự thắt cổ hay mổ bụng để chọn lựa “not to be” thì cũng là làm chuyện vớt vát mà thôi, và nó cũng chẳng thực sự giải quyết được vấn đề nêu ra. Nó chỉ xoá bỏ hoặc lẩn trốn mà thôi.
Còn nếu như đã là “not to be” ngay từ đầu thì đâu còn gì để mà nêu vấn đề lẩm cẩm nữa. “That’s not the question”?
9. Một tối nọ, trong tiệm khiêu vũ, bần tăng đã hơi xỉn xỉn. Chợt có một em ca ve sexy ngoe nguẩy cái “bàn ngồi” đi ngang. Bần tăng phát bị dị ứng, bèn đưa tay vỗ đít em một phát. Em quay mặt lại chỉnh liền: “Bộ của chùa hay sao mà vỗ khơi khơi vậy cha nội?” Bần tăng sượng trân. Chiêm nghiệm: “Ăn bánh thì phải trả tiền”, đó là cái luật muôn thuở của nền kinh tế thị trường. Đừng có tưởng bở bây giờ toàn cầu hoá rồi thì cái gì cũng thuộc về mình hết.
Cũng may mà bần tăng chỉ vỗ nhầm em ca ve. Chứ nếu vỗ nhầm một bà nữ quyền thì số mạng của bần tăng ắt hẳn sẽ rất là... phiêu lưu văn nghệ!
10. Ở đời muôn sự của chung/ Thương nhau thì dắt vô mùng mà thôi.
Nghĩ lai rai - Hai mốt
1. Trí tuệ con người đã từng ỉa ra những đống cứt vĩ đại và dán cho nó một nhãn hiệu le lói là “chủ nghĩa”. Vậy mà thiên hạ cứ tưởng bở bèn khúm núm giở nón chào, quỳ xuống sì sụp lễ bái và nghếch mũi khen thơm. Những “đống cứt trí tuệ” này đã gây ra biết bao cuộc chém giết tàn bạo và qui mô trong lịch sử loài người nhưng không hề thấy trong lịch sử muôn loài khác.
Khi tôn giáo trở thành cuồng tín thì tôn giáo cũng biến thành một thứ chủ nghĩa chính trị và trở nên vô cùng phàm tục, vô cùng bạo động. Bởi lẽ đó: con người có “Đỉnh cao trí tuệ” hay là “Đỉnh cứt cao trí tuệ”? Cha nội có nói lộn, cho cha nội nói lại.
2. Chính con thú đã từng giúp đỡ và đóng góp tận tình trong suốt quá trình tiến hoá của đời sống trên địa cầu hầu cho con nguời được trở thành con người như hiện nay. Có rõ điều đó chăng, hỡi cái phường ăn cháo đá bát?
3. Khi nói tới các nạn nhân vô tội trong các cuộc chiến tranh do con người gây ra, người ta thường kể: đàn bà, con nít, người già, kẻ vô can. Nhưng gẫm ra thì dù sao những nạn nhân vô tội vừa kể cũng có dính líu ít nhiều tới loài người, cái loài đã gây ra chiến tranh giữa con người với con người.
Bởi thế, khi nghĩ kỹ lại thì nạn nhân vô tội đích thực của các cuộc chiến tranh giữa loài người chính là muôn thú: ngựa, voi, chó, cá nược, chim chóc, gà vịt, côn trùng... kể sao cho hết. Muôn thú không mắc mớ gì tới các cuộc tranh giành và chém giết tàn bạo của loài người hết ráo. Vậy mà chúng vẫn chết nhăn răng! Khi trái bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại ném xuống Hiroshima, người ta chỉ nhắc tới 100 000 người chết trong thành phố này. Không thấy ai đá động gì tới những cái xác vô can khác đã bị thiêu rụi cùng lúc trong lửa nguyên tử của loài người như: heo, chó, gà vịt, trâu bò, chim chóc, côn trùng... Gẫm ra, nhân loại có hằng hà sa số xác chết thực sự vô tội trên cánh tay tội ác của mình.
Thử tưởng tượng người Hoả tinh tự nhiên từ đâu đùng đùng kéo xuống địa cầu để mà đánh nhau bằng đủ mọi loại vũ khí nguyên tử và hạch nhân tối tân nhứt, gây ra một tỉ người thuộc giống Homo chết thẳng cẳng trên trái đất. Cái giống Homo chắc chắn sẽ phản đối ầm ĩ và sẽ kiện giống người Hoả tinh tới Trời. Bảo đảm! Chừng nào thì muôn thú sẽ lôi giống người Homo ra trước toà án của Trời đất đây?
4. Con người đã từng tìm cách chế tạo một loại bom hạch nhân neutrons mà khi ném xuống chỉ giết rặt là con người (và các sinh vật khác). Còn những thứ lặt vặt khác như nhà cửa, xe cộ, tủ lạnh, máy giặt, TV, máy cắt cỏ, bàn ghế, máy hút bụi... thì vẫn còn nguyên vẹn, không hề hấn gì. Chỉ có một cách giải thích duy nhứt: Tại vì những thứ lặt vặt này nó quý hơn là cái mạng sống của con người - như cái mạng sống của Marilyn (có hai trái tuyết lê núng nính) và cái mạng sống của bần tăng (có cái đầu trọc lóc dừa khô). Bọn nó cứ giết tỉnh queo! Giết sạch bách!
“Mẹ rượt! Ông thì đánh cho mày bỏ mẹ!” (Lại hung hăng con bọ xít).
5. Bận nọ, cạnh bìa rừng, một con ngựa rằn còn trẻ cãi nhau rất hăng với một con ngựa nhà. Nhưng vốn ở trong rừng quê mùa ít chữ ít lời nên mau đuối lý, con ngựa rằn tức quá bèn chửi đổng: “Cái đồ lấp đít!” Con ngựa nhà bèn xăn tay áo lên và sừng sộ đáp lễ: “Tao mà lấp đít à? Mầy có ngon lành hãy cởi ngay cái bộ đồ pyjama của mầy ra thì biết liền!”
6. Nhiều người trách bần tăng sao chỉ điểm mặt toàn là những cái xấu của con người. Thiệt là “oan ơi ông Địa”! Nói cho ngay, thỉnh thoảng bần tăng cũng có bốc thơm cái tốt của con người đó chớ.
Một bữa đẹp trời nọ, bần tăng cảm thấy sảng khoái yêu đời, bèn ngứa cổ cất tiếng lên ngợi ca inh ỏi các đức hạnh của con người. Mà một khi đụng tới cái mục “đức hạnh” thì kể sao cho hết!
Chim chóc đột nhiên giựt mình nín bặt. Khi đó bần tăng mới chợt nghe rõ mồn một tiếng ca của mình: Sao mà nghe nó cứ “eo éo” như là giọng hát thiên thần của đám con nít hợp xướng những bài Thánh ca trong nhà thờ ngày chúa nhật! Chỉ có Chúa Trời mới thưởng thức nổi.
7. Có một ngòi bút nữ viết rất bạo về tình dục đã chọc quê bần tăng:
“Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư/ Sư về sư ốm tương tư/ Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu”
“A di đà Phật! Đó chẳng qua là tại vì cái nghiệp của bần tăng nó còn quá nặng nề đó thôi.”
8. Bầu cử là gì? Là chọn một thằng nói láo mới để thay cái thằng nói láo cũ. Nôm na: Bầu cử là thay một cái dĩa hát cũ đã rè. Nhưng biết đâu “dầu hèn cũng thể, dầu bể cũng còn kêu cành cạch”. Chắc gì cái dĩa mới đã hay hơn cái dĩa cũ? Không chừng cũng xêmxêm, “lủy dà na cọt, dà na bạc. La nuy lủy phe uệch uệch”.
9. Khi có tiền, người ta muốn có quyền để bảo vệ tiền của mình. Khi có quyền, người ta muốn có tiền để bảo vệ quyền của mình. Từ đó sinh ra cấu kết và chuyên chế. Chung qui cũng đều nhằm tới cùng một mục đích: “Có tiền lẫn có quyền trong tay cùng lúc”... là tiện hơn cả.
10. Càng hướng thượng, càng bay bổng, càng hướng tới thiêng liêng, người ta càng nghĩ: “Đau đớn là một vinh hạnh, khoái lạc là một điều tục tĩu”. Bởi vậy, đôi khi bần tăng ngước mặt ngó lên trời... mà thở dài. “Đôi khi anh muốn tin trên đời chỉ có đôi vú em là đáng kể!”
Nghĩ lai rai - Hăm hai
1. Trong những hoạt động kinh tế sinh lời đứng đầu thế giới, buôn bán vũ khí đứng hàng thứ ba. Rồi hỏi tại sao thế giới cứ có giặc hoài hoài. Hơn thế nữa, những thằng bán vũ khí nhiếu nhứt thế giới lại là những thằng hô hào hòa bình lớn tiếng nhứt thế giới! Ai đã bán vũ khí cho mấy ông Tây đen đánh nhau tan tành xí quách ở Phi châu? Ngay cả dao phay dùng để chém nhau chết hàng triệu người giữa các bộ lạc cũng made in Germany và made in Italy hết ráo.
2. Trong cuộc chiến tranh tương tàn khốc liệt ở Việt Nam kéo dài đằng đẵng 30 năm vừa qua trong thế kỷ 20 (1945-1975), người Á nàm dành ta bắn giết nhau hăng say nhứt thế giới. Năm-bờ one! Nhưng trong suốt 30 năm đó, toàn thể dân ta từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, không một ai chế tạo được một viên đạn nào hết, đừng nói chi tới súng ống. Nhưng điều đó cũng không ngăn được dân tộc ta hiu hiu hãnh diện tột cùng về cái tinh thần chiến đấu hăng say tột cùng của mình. Lại “năm-bờ one”! Hai bên đều hò hét: “Thề đánh cho tới chết người Việt Nam cuối cùng! Tiến lên! Hy sinh! Tiến lên!”
Mẹ rượt! Và mẹ rượt! Có lui hay không thì bảo! (Lại hung hăng con bọ xít). Năm-bờ ten! Mà cứ tưởng bở!
3. Khi nghe thằng nào kêu gọi hy sinh: Hy sinh vì tổ quốc, hy sinh vì đạo lý, hy sinh vì chính nghĩa, hy sinh vì lãnh tụ, hy sinh vì Đảng ta, hy sinh vì cái mẹ rượt gì đó... thì cái phản ứng đầu tiên của bần tăng là: “Mày có ngon lành thì hy sinh trước làm gương cho tao coi đi!” Toàn là một lũ xúi con nít “ăn cứt gà sáp”. Vậy mà vẫn có người nghe theo. Hơn nữa, số người nghe theo này lại đếm không xuể. Càng đếm càng mắc ỉa!
4. Nửa hồn thương đau: “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa (...) Nhắm mắt rờ trúng một cái gì cứng ngắc/ Mà nó còn lúc la lúc lắc...” Làm cái gì mà lúc lắc dữ quá vậy cha nội? Chịu chơi thì đừng có run chớ!
5. Định nghĩa nào cũng chỉ là một định nghĩa. Ý niệm nào cũng chỉ là một ý niệm. Giải thích nào cũng chỉ là một giải thích. Diễn giải nào cũng chỉ là một diễn giải. Tất cả đều hàm hồ, khiếm khuyết, phiến diện và võ đoán như nhau.
6. Bạn của bần tăng vốn là một nhạc sĩ khét tiếng ở miền nam thời chiến. Bạn ta có viết rất nhiều bài “Ru em”, ru từ sáng tới chiều, từ chiều tới chạng vạng, từ chạng vạng cho tới đêm hôm khuya khoắt. Một bận nọ, vì động lòng từ tâm muốn cảnh giác bạn mình, bần tăng bèn khều vai bạn ta nói nhỏ: “Toa có ru em thì liệu mà ru vừa vừa thôi nhé. Ru quá mức sợ em nó lăn ra ngủ thiệt và ngáy pho pho thì là hỏng bét! Không thể làm ăn được gì hết ráo!”
7. Hình như trong một phút bi quan (bị con nhỏ bồ nó đá đít?), một thi sĩ ta đã thốt lên: “Hoa nở để mà tàn. Trăng tròn để rồi khuyết. Bèo hợp để rồi tan”. Hai chữ “để mà” (hoặc “để rồi”) ám chỉ một mục tiêu nhắm tới. Chẳng hạn khi nói: “Người ta sống để mà chết!” thì chắc chắn là cha nội này tối ngày chỉ lo đào lỗ huyệt và xây mộ bia cho mình, không chịu làm ăn hay leo trèo chi cả. Và lại còn le lói phán rằng: “Cuộc đời phi lý. Cái chết là sự thất bại của kiếp người! Chưa hết, con người là một đam mê vô ích!” Nhưng nếu cắc cớ hỏi: “Có ích là như thế nào?”, chắc chắn cha nội sẽ ú ớ.
Tuy nhiên, nếu bình tâm mà nghĩ kỹ lại, thiệt ra con người lúc nào còn sống thì còn “quậy”. Khi nào hết xí quách, quậy hết nổi nữa thì tiêu tùng, lăn ra chết. Chớ đâu phải con người chỉ có sống để mà (chờ) chết. Nói cái gì mà lãng xẹt vậy cha nội? Bộ gấp chết lắm hả?
8. Thơ hiện thực xã hội: “Em đến thăm anh một chiều mưa/ Một chiều vừa gió lại vừa mưa/ Hai đứa không đi đâu được hết/ Ta bèn hợp tác... mở tiệm cưa!”
9. Khi bàn về định mạng, có người nói có, có người nói không. Bần tăng trộm nghĩ cuộc đời mỗi người đại khái gồm hai phần: Một phần do mình chọn lựa và quyết định, một phần không do mình chọn lựa và quyết định. Cái phần “không do mình” bần tăng tạm gọi đó là định mạng. Trong cuộc đời của mỗi người, cái tỉ lệ của hai phần “do mình” và “không do mình” tùy thuộc vào sự may rủi và cá tánh của mỗi người.
Ai đồng ý, bần tăng sẽ tình nguyện dắt đi bia ôm! Để thử số mạng. Biết đâu? Thử xem con tạo xoay vần đến đâu? Cùng lắm thì cũng là đi... đến đó mà thôi. “Lo gì việc ấy mà lo/ Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?”
10. Nhiều khi xảy ra cuộc tranh cãi là vì bởi ngay từ đầu, hai bên đã (âm thầm) có những định nghĩa khác nhau về các từ ngữ và ý niệm sử dụng trong cuộc tranh cãi, nhưng lại cứ tưởng (bở) là đã đồng ý và đã hiểu nhau rồi. Nôm na: Ông nói gà bà nói vịt. Lắm lúc, chỉ cần bình tĩnh ngồi xuống để cùng nhau tìm cách định nghĩa rõ rệt ngay từ đầu các từ ngữ và ý niệm sử dụng thì cuộc tranh cãi (có thể) đã không xảy ra. Nếu có, thì cũng chỉ là tranh cãi nhau về các định nghĩa.
Thời di cư 54, ở Sài Gòn đã từng xảy ra nhiều vụ Bắc cờ rau muống và Nam cờ giá sống đục nhau phù mỏ u đầu cũng chỉ vì có mỗi cái tiếng “địt” hiểu khác nhau mà hai cha nội lại không biết! Cái kiểu: “Địt mẹ! Địch thì nói là địch, chớ sao mày lại bảo là... địt?” Hay là trả bài Chinh phụ ngâm cho ông thầy Bắc cờ nghe: “Tiếng địt thổi nghe chừng đồng vọng...” Hoặc trong thời Pháp thuộc: “Oảnh tê lẻo Me zồng lô frấp bê mỏa tỏm bê đăng lô!” Có ai hiểu đúng được là: “Hai chục đứa học trò Nhà nước quánh tui té xuống nước”?
Nghĩ lai rai - Hai lăm
1. Nói về niềm tin. Trong tương lai dài hạn, bần tăng tin tưởng ở sự lựa chọn của thiên nhiên hơn là sự lựa chọn của con người. Cái lựa chọn của thiên nhiên là cái lựa chọn sau khi đã trải qua nhiều thử nghiệm kéo dài hàng triệu, hàng tỉ năm. Một sự lựa chọn có cơ hội tồn tại trường kỳ, và là cái lựa chọn cho tất cả muôn loài. Cái lựa chọn của con người là cái lựa chọn hấp tấp và vụ lợi của một loài ích kỷ, không nhìn xa hơn cái chóp mũi của mình.
Sự lựa chọn ích kỷ đó, trong ngắn hạn, chẳng những tác hại trên nhiều loài khác, mà trong dài hạn còn trở nên tai hại cho chính loài người - cái tuồng "gậy ông đập lưng ông"! Lịch sử trái đất và lịch sử loài người đã chứng minh điều đó nhiều bận. Một vài thí dụ ngay hiện thời: vấn đề ô nhiễm, đốt nóng khí quyển, phá hoại môi sinh, chiến tranh, tham lam, bóc lột... đang tác hại trên thiên nhiên và trên ngay chính loài người. Vậy mà vẫn chưa tởn! Vẫn cứ hiu hiu tự gắn mề-đai giả lên ngực mình là "Chúa tể muôn loài". Mẹ rượt! Hoạ chăng là Chúa tể ăn bám muôn loài.
2. Thử bàn về "chung tình”. Nam-nữ, ai chung tình hơn ai? Dĩ nhiên, trên trái đất già nua này, tất cả những người vợ đều là vợ hiền và đều là vợ chung tình. Tất cả đều là thiếu phụ Nam Xương, tất cả đều “tiết hạnh khả phong”. Đó là trên nguyên tắc. Bận nọ, tại một tỉnh nhỏ bên Đức xảy ra một án mạng vô cùng bí hiểm. Để truy tầm hung thủ, hầu hết dân trong tỉnh đều phải trắc nghiệm ADN. Một phát hiện bất ngờ: 30 phần trăm xây lố cố trong tỉnh không phải là đứa con-sinh lý của người cha chính thức trên giấy tờ đăng ký.
Thế còn bên Á châu da vàng mũi tẹt của ta thì sao? Bên Thái Lan một dạo nọ, các cha (nội) chính thức không biết mắc chứng gì mà tự nhiên đâm ra tò mò, bèn rủ nhau dắt con mình đi thử ADN chơi cho biết. Tá hoả bùng binh: kết quả trắc nghiệm đưa tới rụp rụp nhiều vụ ly dị, tan nát gia đình, phá hoại gia cang. Chính phủ Thái Lan bèn hoảng hồn ra thông cáo: "Cấm thử ADN, ngoại trừ trường hợp tối cần thiết." Cũng tiện: buổi tối các labo đều đóng cửa. Thôi, bỏ đi Tám!
Vậy mà cũng làm cho các bà hiền phụ chung tình Thái Lan một phen lên ruột có nùi. Hú hồn! Mấy cha nội Thái mắc dịch thiệt là tò mò không phải chỗ. Trên giấy tờ chính thức ghi tên mình là ba thằng lỏi là đã "chơi cha" rồi mà vẫn còn chưa chịu. Đáng kiếp! Ai biểu? Nào nào! Bọn đực rựa chúng ta hãy đồng thanh… ho tô (hô to) lên: "Hoan hô! Hoan hô các hiền phụ chung tình!"
3. Hết chuyện Thái Lan, quay sang chuyện bên Tàu. Khi thử ADN, thấy đứa nhỏ không phải là đứa con sinh lý của người cha chính thức, chuyện đó cũng hơi bất ngờ nhưng không có gì loạ trên bình diện khoa học. Nhưng khi thử ADN, thấy đứa nhỏ do chính mình sinh ra lại không phải là con mình, thì đó mới thiệt là chuyện lọa. Ấy vậy mà nó xảy ra lu bù ở bên xứ của mấy ông Trời con đó. Tại sao? Cứ đoán thử xem!
Ai cũng biết là khi Mao xếnh xáng tịch rồi thì chẳng bao lâu nước Tàu "đổi mới" tư duy Mác Lê (liệng cho chó ăn!) để mà chạy theo "kinh tế-thị trường". Và cái nước An nam-Chủ (cắt) nghĩa-Xã hội (tề) của ta cũng quay một góc 180 độ mà chạy theo người anh em xã hội vĩ đại. Đặng Tiểu Bình khi lên ngôi đã ra lịnh cho tất cả các đồng chí thần dân: "Hãy làm giàu!" Và chẳng mấy chốc nhiều ông Trời con đã trở thành triệu phú, nhứt là các cán bộ tai to mặt lớn trong Đảng ta. Khi có quá nhiều tiền để rủng rỉnh thì các mệnh phụ triệu phú có thừa phương tiện để mà sửa mặt sửa mũi, tô son điểm phấn sao cho nó giống hệt như cái photocopie màu của nàng Tây Thi. Và đặc biệt là vừa bơm vừa độn vú lên cho nó hấp dẫn, và tới thẩm mỹ viện để cho người ta đấm bóp cái mổng đít và cái vòng eo của mình sao cho nó nhỏ bớt để giữ chồng (vốn là giống lợn lòi có tật hay đem tiền cho các cô gái trẻ). Bởi lẽ đó mà các tân mệnh phụ rất sợ đẻ. Vì đẻ rồi thì thân thể mình nó sẽ bề xề ra, chồng sẽ chê (thứ đồ tham dâm mắc dịch!)
Bèn mướn các cô gái trẻ có đầy đủ sức khỏe mang bầu giùm mình và đẻ giùm mình. Lúc đầu thì mướn mấy cô gái quê nhà nghèo. Nhưng về sau thì mướn các cô sinh viên (thiếu địa để đóng tiền trường đại học), với hy vọng là khi thằng lỏi sinh ra đời nó sẽ đeo sẵn đôi kính cận Gucci, nó sẽ thông minh sẵn như ông Ễnh Tai và sẽ khóc… tiếng Ăng-lê như Bush con cho nó theo kịp cái đà toàn-cầu-hóa. Bên Mẽo, ở tiểu bang Nevada (có sòng bạc vĩ đại Las Vegas) các cô sinh viên Mẽo phây phây được phép cho thuê cái trái mít nhựa của mình để có đủ giấy xanh "In God We Trust" (the others pay cash!) đóng tiền đại học hầu có thể hiên ngang mà tiếp tục dồi mài kinh sử. Thì ở Bắc Kinh bây giờ các cô sinh viên Tàu chỉ cho thuê có cái bụng (không phải để xức dầu cù là), xét ra cũng còn lương thiện và sạch sẽ nhiều hơn chán! Một bên được vô đại học để học đại. Một bên được con để bồng và đồng thời thằng chồng tham dâm được "sướng cu… mù mắt", nhất cử lưỡng tiện, còn kêu ca gì nữa?
Theo tin tức (mình) cuối cùng của đài VOA và đài BBC thì mấy em gays bên Mẽo, bên Anh, bên Pháp đang dự định cho mướn cái bụng của mình với giá hạ để làm dumping thị trường "thuê đẻ" ở Wall street, London, Paris, Hongkong và Thượng Hải. Dumping này nhằm âm mưu ép đồng yuan của mấy ông Trời con phải phá giá hầu cứu vãn đồng đô la và đồng ơ rô! Một nghĩa cử rất đáng hoan hô: "Chống Chệt cứu nước"!
4. Nãy giờ nói chuyện bao đồng, chuyện bên Đức, bên Thái Lan, bên Tàu, bên Mẽo. Nhưng còn phe Á nàm dành ta thì sao? Cũng có chuyện loạ đó chớ! Vẫn chuyện ADN.
Một cặp vợ chồng da vàng mũi xẹp mắt đen tóc đen chính cống An nam ta năm 1975 di tản chiến thuật sang Cali tị nạn. Mải mê cày cục để làm lại cuộc đời mà quên đẻ con. May thay, ngót nghét mười năm sau thì bỗng đùng một cái! Bà vợ có bầu. Nhưng rủi thay, khi sinh ra thì đứa nhỏ lại… tóc vàng khè (tuy nó vẫn khóc tiếng An nam đúng theo truyền thống Rồng Tiên). Anh chồng gay gắt buộc tội vợ đã cắm sừng mình. Bà vợ lăn ra khóc và thề "hết miễu qua chùa" là nàng chung thuỷ với chồng một chăm phần chăm. Không tin thì đem đứa nhỏ ra mà thử ADN.
Test ADN xác nhận anh chồng đích thị là người cha-sinh lý của đứa nhỏ. Hết đường chối cãi. Tuy nhiên, để tìm hiểu vì sao mà có cái tai nạn (lao động) "tóc vàng", bác sĩ hỏi anh chồng: "Chắc ông bận bịu làm ăn dữ lắm hả?" Đáp: "Thưa bác sĩ tui làm 7 ngày trên 7 và 12 giờ trên 24 mỗi ngày". "Vậy ông có gần gũi bà... thường lắm không?" Ngẫm nghĩ một hồi: "Dạ, khoảng một năm thì... một lần." Mặt bác sĩ chợt sáng rỡ lên: "À! Thôi đúng rồi! Tôi nghi cái gì là có cái đó: Tại thằng nhỏ nó dính cái chất rỉ sét của bà cho nên tóc của nó mới vàng khè như vậy!"
5. Vẫn chuyện Á nàm dành, nhưng lần này xảy ra ngay tại quê hương ta. Ai cũng biết khoa sinh học mấy lúc gần đây đã thực hiện được những bước tiến nhảy vọt vĩ đại - như Mao xếnh xáng đã từng mơ ước cho nền kinh tế Cắc chú thời Cách mạng. Con người phân đoạn được ADN, dùng clonage để làm bản sao sinh vật, cải giống (xin chớ nói lái) để chế tạo OGM. Đó là chưa kể áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để làm cho bà già 67 tuổi có bầu và đẻ con an toàn "mẹ vuông, con cũng vuông". Với loài người như vậy, còn áp dụng cho loài thú thì sao?
Bên cái xứ "An nam - Xã hội - Thị trường" ta, sau cái màn Đổi mới (lấy cũ) thì trong hoạt động kinh tế cũng có cái mới (may thay!). Chẳng hạn người dân trong nước biết xin nhập cảng bò giống, loại sản xuất nhiều thịt nhiều sữa về để mà gầy giống để bán "bò con giống" với giá cắt cổ, hốt bạc ào ào. Cũng tốt thôi! Bởi lẽ đó, ngó thấy mọi người xung quanh nuôi bò giống ì xèo và hốt bạc cắc ì xèo, một cô gái quê ở miệt Năm Căn cũng muốn bắt chước. Cô cắc ca cắc củm để dành tiền và xin thêm tiền ba má mua một con bò cái loại tốt nhứt để gầy giống lấy bò con mà bán kiếm lời. Cô dắt con bò cái của mình đi nhiều chỗ tìm giống tốt để cho nó thụ tinh. Nhưng rủi thay! Trời chẳng chìu lòng người! Sau nhiều lần gần gũi mà con bò cái của cô vẫn cứ nhứt định thắt đáy lưng ong. Cô buồn bã thất vọng hết cỡ nói.
Nhưng may mắn thay, Trời già có mắt! Bữa nọ đọc báo thấy đề cập tới một phương pháp “thụ tinh nhân tạo” có thể giúp cho bò cái có bầu mà không cần gần gũi bò đực. Mừng quá, cô viết thơ nhờ Sở thú y ở Năm Căn giúp giùm. Sở bèn gởi xuống một bác sĩ thú y trẻ tuổi đẹp trai. Sau khi khám con bò cái của cô em cẩn thận, bác sĩ bảo: “Cô đem ra đây giùm một thau nước nóng để cho tôi thực hiện thụ tinh nhân tạo”. Cô gái quê hớn hở ì ạch bưng một thau nước ấm lớn ra chuồng bò, cẩn thận đặt xuống đất. Xong, cô lấy trong túi ra một cây đinh dài đóng lên cột chuồng. Bác sĩ thú y lấy làm lạ: “Cô đóng cây đinh trên cột chuồng để làm chi vậy?” Cô gái quê đỏ mặt bẽn lẽn: “Dạ… dạ… dạ… để cho bác sĩ máng cái quần xà lỏn của bác sĩ!”
Ngoài truyện: Tin tức (mình) cuối cùng cho biết, sau lần thục hiện “thụ tinh nhân tạo” của ông bác sĩ thú y trẻ tuổi đẹp trai, con bò cái của cô gái quê vẫn nhứt định không chịu có bầu. Nhưng cô gái quê chủ của nó thì…
Mới biết: Sinh học là một khoa học rất đáng tin cậy. Nhứt là đối với các bà và các cô. “A di đà phật!” Bần tăng chỉ làm công việc phúc trình kỹ thuật một cách vô tư mà thôi chớ không có hậu ý gì khác. Xin Nữ chúa thương tình! Tha cho bần tăng để còn được cái đầu trọc để mà đội mão tì lư!
6. Thơ Bà huyện Thanh Quan: "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."
Thơ bần tăng: "Nhớ nước hai hòn khua lốc cốc/ Thương nhà mỏi miệng cái xinh-gum!"
7. Tình dục thường khi bị lên án là vì bởi hành dục tạo ra khoái cảm. Thử tưởng tượng nếu hành dục chỉ cho ta toàn là đau đớn như bị đóng đinh (hoặc đi vào sẽ bị con "chem chép" nó cắn) thì chắc chắn sự hành dục sẽ được ngợi ca và tôn thờ như một hành vi tử vì đạo: "Hành dục là một hành vi can đảm lớn lao và hy sinh cao cả, vì người hành dục đã dám đứng ra lãnh chịu đớn đau ngõ hầu cho nhân loại được trường tồn"!
Gẫm lại, cái đám nhân loại khốn khổ này há chẳng khoái vinh danh sự đau khổ lắm ru? Một vài thí dụ: Sụp lạy dưới chưn Người bị đóng đinh máu me ròng ròng. Lấy roi sắt mà quất lên lưng mình cho đổ máu khi người Hồi giáo diễn hành. Đi trên than lửa để chứng tỏ lòng tin của mình trong Ấn Độ giáo. Giết con mình để chứng minh sự trung thành của mình với Thượng đế trong Do Thái giáo. Vân vân... Riêng mình, bần tăng chỉ khoái ngồi thiền trong động đĩ hơn là ngồi thiền trong động vắng. Mau thành chánh quỷ… là cái chắc!
8. Không có hành động nào nguy hiểm và độc ác cho bằng hành động nhân danh. Nó là một thứ dù che cho thủ phạm ẩn núp sau đó để tuyệt đối yên tâm mà làm ác. Đôi khi nó còn nâng thủ phạm lên hàng anh hùng cứu rỗi. Nhân danh thiên đàng người ta dựng lên địa ngục, nhân danh cái sống người ta gieo rắc cái chết, nhân danh bảo vệ nhân loại người ta tàn sát hàng chục triệu sinh mạng, nhân danh thịnh vượng người ta bóc lột kẻ khác, nhân danh tiến bộ người ta đẩy nhân loại tới hoang tàn, nhân danh ấm no của mình người ta bỏ đói muôn triệu người khác, nhân danh tự do người ta cầm tù, nhân danh công lý người ta bẻ cong công lý... Nói sao cho hết!
Thêm điều này nữa: Hành động nhân danh là hành động đặc thù của con người. Chỉ trong thế giới loài người mới có loại hành động này.
9. Khổng tử viết: “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện”, con người mới sanh ra có sẵn tánh thiện. Chắc không? Hay là con người mới sanh ra có sẵn tánh ác? Cũng chưa chắc.
Khi mới lọt lòng, con người mang sẵn trong mình mầm thiện lẫn mầm ác. Rồi sau đó tuỳ theo tâm tánh và hoàn cảnh sống của mình mà phát huy cái thiện hay phát huy cái ác. Con người thiện đôi khi cũng làm ác. Con người ác đôi khi cũng làm thiện. Nhưng than ôi! Cho tới ngày hôm nay, sau khi tổng kết thì đối với trái đất và đối với muôn loài, con người làm ác nhiều hơn là làm thiện. Rất nhiều khi nó vô cùng độc ác. Ngoài sức tưởng tượng!
Bởi vậy, khi Khổng tử viết: “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” thì trong nhân gian, thằng dốt đặc nó chùi: “Nhơn chi sơ tay rờ... vợ. Tánh bổn thiện cái miệng đòi ăn”. Có lẽ như vậy mà trúng hơn. Và hiện thực - xã hội hơn, trên giường lẫn ngoài ngõ.
10. Trong muôn loài, không có loài nào có cách hành xử tự sát như loài người. Một vài ví dụ nhỏ: huỷ hoại môi trường trong đó mình sống (giống như thể ngồi trong nhà khoá hết cửa lại rồi phóng hoả), hy sinh tất cả để chạy theo cái lợi trước mắt, biến tài nguyên trái đất thành giấy bạc để cất vô nhà băng, lấy cái lỗ rún của mình làm chuẩn để mà hành động, tận dụng mọi loại vũ khí để tàn sát lẫn nhau: tay chưn, răng móng, gậy gộc, đất đá, nước lửa, giáo mác, súng đạn, hoá chất, vi khuẩn, nguyên tử, hạch nhân, vân vân... kể sao cho hết.
Con người có chết và bị tuyệt chủng thì quả thiệt là đáng kiếp! Chỉ tội là tội cho trái đất và muôn loài khác không ăn cái giải gì mà vẫn bị vạ lây. Vẫn phải chết nhăn răng như loài người! Mẹ rượt!
Nghĩ lai rai - Hai sáu
1. Các bà nữ quyền thường rập khuôn lớn tiếng tố cáo: “Bọn đàn ông (tham dâm) chỉ coi đàn bà chúng tôi đơn thuần là đàn bà - đồ vật !”. Đó là cái tuồng ruột của các bà. Các bà tố cáo như vậy mà nghe được chăng? Thử đương cử một vài ví dụ: khi đứa nhỏ đòi bú mẹ, đứa nhỏ có coi mẹ mình chỉ đơn thuần là một bình sữa? (thì làm sao mà nó mân mê cái vú bên kia và cười với mẹ nó cho được?) Khi người mẹ mặc quần áo đẹp cho con theo ý mình, người mẹ có coi con mình chỉ đơn thuần là một hình nộm? (thì làm sao mà hun hít nó cho được?) Khi người đàn ông tặng nữ trang lộng lẫy cho người đàn bà, chàng có coi nàng chỉ đơn thuần là một con búp bê Barbie? (thì làm sao mà tính chuyện gì khác cho được?) Khi nàng dắt chàng đi shopping, nàng có coi chàng chỉ đơn thuần là một cái Master card? (...ờ! Gì chớ cái này thì có thể lắm, nhứt là khi chàng vừa già vừa xấu trai vừa thiếu sức khỏe để phục vụ.)
Như vậy, chụp cái mũ “đàn bà - đồ vật” lên đầu bọn đàn ông, liệu ổn chăng? Liệu các bà nữ quyền có thể làm tình với cái “trái mít” được chăng? (trái gì khác thì họa may). Vậy sao lại xúi chúng tôi làm tình với cái “trái mít” vô cảm (như các bà tự ví mình)? Liệu các bà nữ quyền có thể làm tình với cái bàn cái ghế được chăng? Nếu được thì đó là chuyện riêng của các bà. Riêng bọn đàn ông chúng tôi thì nhứt quyết là quăng khăn lên đài chịu thua: chúng tôi sợ gẫy! Cái gì gẫy thì các bà đoán thử coi?
Hơn nữa cái chuyện đàn bà làm tình với đồ vật, với dâm cụ/ sex toys bây giờ rất phổ thông và bình thường. Đủ loại, đủ cỡ. Dài ngắn, lớn nhỏ. Có gai, không gai. Gật đầu, lắc đầu. Run bần bật, giãy tê tê. Xoay vòng, lui tới. Một đầu, hai đầu. Xịt dầu, phun nước. Kêu ột ột, gáy te te, vân vân... Thỉnh thoảng các bà lại còn họp với nhau để giới thiệu hàng mới, cho thử liền tại chỗ, bình phẩm, trao đổi kinh nghiệm, mua bán, mua nhiều cho discount... Ôi thôi! Nói sao cho hết! Bây giờ, nếu tình cờ “bạn dân” xét bóp các bà thì cam đoan sẽ có 50% mang theo một cái sex toys trong bóp phòng khi hữu sự. Chính nhiều bà nữ quyền đã thú thiệt như vậy và lớn tiếng hiu hiu phán đó là quyền của các bà. Không thể nào buộc tội các bà là “mang vũ khí bất hợp pháp”. Chưa chắc bọn đàn ông chúng tôi coi các bà là đàn bà - đồ vật. Nhưng các bà đã coi bọn đàn ông chúng tôi còn thua đồ vật, còn thua xa những cái sex toys từ khuya... là cái chắc! Rồi trách sao giống gays không sinh sản mà dân số cứ gia tăng đều đều.
2. Một bà vợ hãy còn trẻ, ham vui và rất yêu chồng. Nhưng rủi thay ông chồng lại bị yếu điện. Bà vợ bèn lén chồng mình tới phòng mạch của một lương y trứ danh để xin ông bổ cho một thần dược nhằm tăng cường điện lực cho chàng. Lương y trao cho bà một gói bột trắng và dặn dò cẩn thận: “Bà phân gói thuốc này ra làm bốn phần bằng nhau. Mỗi lần lâm trận chỉ xài một phần tư. Bà nhớ kỹ nghe! Chỉ một phần tư thôi nghe!”
Mừng khấp khởi trong bụng, bà về nhà nấu cho anh chồng yêu dấu một tô mì đặc biệt, khói thơm bốc lên nghi ngút rất là hấp dẫn. Khi chồng mình sắp cầm đũa lên ăn thì nàng bảo chàng quay ra sau lưng mở kệ bên trên lấy chai xì dầu. Thừa lúc chàng quay lưng bận bịu, nàng trút trọn hết gói thần dược vô tô mì. Khi quay lại, ông chồng chợt hét lớn lên một tiếng thất kinh: trong tô, các sợi mì đều đồng loạt đứng sững hết dậy… chào cờ! "Này thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!..."
3. Trong thời kỳ thực dân chiếm đất, các ông Tây trắng xem cái trò săn bắn thú như là một loại thể thao hào hứng, nhứt là ở Phi châu: Tây trắng bắn thả giàn, Tây đen vác hành lý và lượm xác, làm chuyện "cầm cặc chó đái" (CCCĐ).
Sau khi tàn sát muông thú tại các thuộc địa tới mức gần tuyệt chủng, các tên cựu thực dân lại bày ra cái trò bảo vệ, thành lập những cái parcs để giam lỏng thú: du khách da trắng tới "tham quan", Tây trắng khai thác thu lời đếm tiền, Tây đen tiếp tục vác súng canh gác, tiếp tục "xê xê xê đê". Vừa khai thác, các ông Tây trắng vừa gắn cho nhau những cái mề đai "bảo vệ" bự tổ chảng, có Tây đen mặc đồng phục đứng nghiêm thổi kèn tấn phong, tiếp tục "xê xê xê đê". Đôi khi bảo vệ muông thú cũng giống như là bảo vệ cái tủ lạnh của mình để tiếp tục có cái mà ăn. Hoặc bảo vệ cái TV, để tiếp tục có cái mà coi.
Parc là một diện tích hạn hẹp có ranh giới rõ rệt. Thành thử xảy ra trường hợp: bị giam lỏng không thể thoát ra ngoài, khi voi sinh sôi nảy nở nhiều quá sinh ra xô xát thường trực, không có cách gì sống chung hoà bình với nhau nổi, con người lại xách súng bắn chết bớt voi… để bảo vệ voi! Mẹ rượt! Loài voi nó không hề kiến nghị để đòi hỏi hay xin xỏ mầy, cái thằng người, tàn sát hay bảo vệ gì nó hết ráo. Toàn là cái trò thu lời trên xác chết của kẻ khác. Toàn là cái trò "tự biên tự diễn" có đổ máu, có hốt tiền và có mề-đai của loài có "đỉnh cứt cao trí tuệ"!
4. Khi viết như trên, có rất nhiều người nghĩ rằng bần tăng chỉ thương loài thú, không biết thương loài người. Thiệt ra thì bần tăng rất biết thương người. Có khác chăng là ở chỗ bần tăng biết chọn người để thương, bần tăng chỉ thương những người đáng thương và thương được - nhứt là với người khác phái. Còn đối với những thằng vừa độc ác vừa đểu giả, lại còn hiu hiu mà biểu thương thì ông đánh cho bỏ mẹ. Nhưng than ôi! Thường khi chưa kịp đấm đá gì hết ráo thì đã bị guồng máy lịch sử, kinh tế, chiến tranh, quyền lực, tiền bạc… của loài người nó cán cho dẹp lép. Chưa kịp mở miệng để niệm "A di đà Phật" thì đã bị đục cho phù mỏ và đáp chuyến tàu suốt mà về chầu Phật tổ một cái rụp: "Cho mầy thấy Tổ!", như dân Nam kỳ giá sống ta thường chửi đổng.
5. Có những lúc người ta làm chuyện gì cũng không khá: phơi đồ thì bị mắc mưa, bước ra đường thì bị xe cán, đi ghe thì bị chìm ghe, đi xuồng thì bị chìm xuồng, cất nhà thì bị cháy nhà, mở tiệm thì bị sập tiệm, vân vân... - chỉ có từ chết tới bị thương. Những lúc đó, ba của bần tăng thường ngửa cổ lên trời khóc ba tiếng cười ba tiếng mà than rằng:
“Trèo lên cây khế cháng ba/ Chín con lõ cặc, ông cha là mười/ Bà già dậm cẳng kêu trời/ Lõ sao lõ trất chín mười cha con!/ Còn thằng chú ở trên non/ Lõ sao lõ trất chẳng còn chút da!”
6. Con người tạo ra Thượng đế, phong cho đủ hết mọi chức tước quyền năng rồi chống lại: tuyên chiến với Thượng đế, vì thấy ông ta sao quyền hành quá sức! Xét ra cũng chẳng khác gì Don Quichotte giao chiến với cái quạt gió xay bột, hay Lucky Luke đấu súng với cái bóng của mình trên vách. Hào hứng đến phát khóc được.
Chẳng những thế, sau khi giao đấu xong lại còn hiên ngang tuyên bố: "Thượng đế đã chết!" (có lẽ vì bị trúng ám khí chăng?) như lời phán của đấng triết gia Đức râu quặp. Điều này không chắc. Nhưng "Nietzsche đã chết" thì đó là cái chắc. Và hơn nữa, chết trong nhà thương điên. Vậy mà cho tới bây giờ vẫn còn nhiều đấng da vàng mũi tẹt triết Tây đầy bụng (cứt) vẫn tiếp tục sì sụp lễ bái câu phán xanh zờn của Nietzsche. Khiến cho bần tăng phải xổ tiếng Đức om sòm vì mắc ỉa quá cỡ thợ mộc. Toàn là hoang tưởng và hoang tưởng! Vậy mà vẫn cứ hiu hiu cái bản mặt. Khiến cho thiên hạ mắc ỉa đều trời là phải!
7. Cuối thế kỷ 19, các nước da trắng Âu Mỹ xúm vô bề hội đồng để xẻ thịt cái đại quốc của các Ông Trời con, và luôn tiện, xơi luôn cái Cảng Thơm "Hón Cỏn" của mấy ông Ba Tàu. Trước các tiệm ăn dành cho người da trắng trên xứ Chệt đều có treo bảng: "Cấm chó và chệt vào". Ngon lành chưa?
Đầu thế kỷ 21, các tiệm buôn hột xoàn và nữ trang hách nhứt thế giới trên khắp các lục địa Âu Mỹ, các dinh Tổng thống và Quốc trưởng của những nước giàu mạnh nhứt thế giới (đa số là da trắng) đều đồng loạt mở toang hết cửa, rồi trải thảm đỏ mới toanh để mà rước các Ông Trời con vào shopping và bàn chuyện bi zi nết. Mặt khác còn rần rộ huấn luyện cấp tốc cho nhân viên của mình và giới trẻ tập nói tiếng Cắc chú cho thiệt đúng giọng Chệt, chỉ sợ các ông Trời con bị xúc pham tự ái, mất mặt, xách đít ra về thì bỏ mẹ cả đám! Cũng giống như Nhà nước Xã hội Việt Nam ta, sau khi "chống Mỹ cứu nước" chết cả triệu dân, bèn mở lớp dạy nói tiếng Mẽo cho người trong xứ rụp rụp. Đồng thời cử chóp bu Nhà nước ta sang tận Nữu Ước và Hoa Thịnh Đốn để sì sụp xin đại quốc Mẽo khoan hồng mà xí xoá hết chuyện cũ. Và cũng không quên mượn "tí tiền" đô Mẽo (thơm phức!) về để mà đầu tư làm ăn theo kiểu tư bản, luôn tiện bỏ túi riêng chút đỉnh để phòng cho hậu vận sau này.
Mới biết lòng dạ con người vẫn trước sau như một: khi nào hách dịch được thì tha hồ mà hách xì xằng. Khi hết phương hách dịch được thì bèn xuống ngựa mà… lòn cúi tận trôn. Nói theo thứ ngôn ngữ thời thượng bây giờ thì cái đó gọi là "politically correct" - không có ngượng mồm ngượng miếc gì hết ráo! Tục ngữ ta đã có răn dạy từ khuya: "Cái lưỡi không xương nó trăm đường lắt léo. Còn cái miệng không vành thì nó méo tứ tung". Đâu có gì mà phải ngạc nhiên. Cái politically correct của con người nó méo tứ tung như thế đấy. Thì cũng y chang như cái sự đời của mấy em, đâu có chịu thua một chút nào.
“Phành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa!”
Mới biết, cái sự đời nó đã tự ý giác ngộ kách mạng và áp dụng triệt để chính sách politically correct từ khuya! Đâu cần gì phải đợi tới ngày tổng thống Mỹ bày đặt ra kiểu nói đó.
8. Tình yêu, tình dục, bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn? Trong truyện Đêm Cỏ Tuyết, khi kể lại cuộc tình áp rún đổ mồ hôi hột của mình với Tuyết, người tình quán nước, bần tăng đã hồ hởi hạ bút: “Riêng tôi, tôi không quan niệm tình yêu mà không có tình dục. Nếu ép tôi bỏ bớt một thứ, có lẽ tôi sẽ giữ lại tình dục”. Vào thời điểm phát ngôn (bừa bãi) ngon lành như vậy, bần tăng mới có 18 tuổi, vừa đậu xong tú tài hai. Cái tuổi mới lớn bị ám ảnh tình dục nặng nề và thường trực, bị dâm nó hành sát sạt ngày đêm. Coi chừng “sai lầm tuổi trẻ”!
Sau này, khi đã già cái đầu trọc (có sạn) gẫm lại bần tăng mới nhận ra rằng đã rất nhiều bận, sau khi ngã ngựa, chợt thấy tay chưn của mình sao mà nó thừa thãi lố bịch đến như thế! Mới biết: muốn duy trì một liên hệ tình cảm, cần phải có một cái gì khác hơn và bền bỉ hơn là tình dục - mặc dù tình dục là một sinh hoạt thường trực và chi phối hết mọi hoạt động của con người. Đàn bà mà không có cái sự đời thì liệu thế giới con người có còn tồn tại được hay không? Và ngay cả cái gọi là đạo đức của con người? Xin hỏi các nhà đạo đức thiệt lẫn đạo đức giả. Bởi vậy, chống giặc Nguyên, chống giặc Minh, chống giặc Thanh, chống Mỹ cứu nước tuy khó mà còn làm được, chớ chống lại cái sự đời thì sức mấy mà chống nổi? Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè... chấu bị sự đời nó cán dẹp lép!
“Nói xong, bèn cùng nhau gần gũi”, truyện Liêu trai thường kết thúc có hậu như vậy. Một happy end cho cuộc tình mà không có tình dục thì không xong. Cái vòng lẩn quẩn. “Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”.
9. Tại thành phố Nice miền Côte d’Azur bên Pháp, các ống cống dẫn nước phế thải trong thành phố đều đổ ra một địa điểm ven biển Địa Trung Hải. Nước biển tại địa điểm này bị ô nhiễm tới mức trong một chu vi rộng lớn, mọi hải sản: cá lớn cá nhỏ, tôm cua, sò ốc, rong rêu đều chết tiệt, hoặc phải di tản chiến thuật đến một vùng không bị ô nhiễm khác.
Tuy nhiên, khi khảo sát kỹ, người ta vớt được một loại sao đen nhỏ sống quanh quẩn bên các miệng cống. Khi đem bỏ các con sao đen này vào nước biển sạch, được khoảng 5 phút thì tất cả đều chết tiệt. Mới biết, trong địa ngục dầu sôi lửa bỏng vẫn có đời sống: các mã diện ngưu đầu mà trong kinh Phật thường nói tới. Thử nhìn kỹ cái địa ngục mà con người dựng lên ngay trong trần thế này mà coi, thiếu gì cái lũ đầu trâu mặt ngựa. Muốn trường tồn, cái lũ này phải tìm hết mọi cách để duy trì cái môi sinh - địa ngục ô nhiễm của mình. Bỏ vào nước sạch, bọn nó sẽ chết thẳng cẳng! Nhưng than ôi! Trong thời điểm hiện tại, xem chừng cái lũ đầu trâu mặt ngựa đang thắng thế đó. Và lại còn đang thừa thắng xông lên. Thiện tai! Thiện tai!
10. "Im lặng là vàng"! Người ta thường có thói quen nói như vậy. Nhưng nói như vậy, và làm như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Thái độ im lặng lắm khi là một thái độ đồng loã với bạo lực, với cái ác, với những điều sai quấy.
Khi Hitler khởi sự để lộ bộ mặt bạo chúa của mình bằng cuộc xâm lăng Ba Lan và Áo quốc, chính phủ Pháp và chính phủ Anh chẳng những không dám lên tiếng phản đối mà lại còn ký kết với Hitler những văn kiện thoả hiệp, những mong sẽ được Hitler tha cho và tránh được chiến tranh cho đất nước mình. Nhưng sự im lặng và thoả hiệp hèn nhát đã khuyến khích bạo chúa tiến hành cuộc binh đao đưa tới cuộc chém giết vĩ đại nhất của nhân loại: Đệ nhị Thế chiến. Nước Pháp bị quân đội Hitler chiếm trọn trong vòng một tuần lễ. Nước Anh bị Đức phong tỏa, Luân Đôn bị hoả tiễn và phi cơ Đức oanh tạc tan tành xí quách. Cuộc chiến kết thúc bằng hai trái bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, gây thương vong cho hơn một triệu người!
Trong thời điểm hiện tại, trong đời sống hàng ngày, có thiếu gì những thái độ im lặng đồng loã tương tự. Từ chuyện lớn cho tới chuyện nhỏ. Một ví dụ thông thường, nhan nhản trước mắt: đứa nhỏ làm chuyện sai quấy, hung hăng, nằm vạ. Nếu cha mẹ đứa nhỏ im lặng, không dám lên tiếng rầy la hay nói năng gì hết thì chớ nên ngạc nhiên nếu sau này đứa nhỏ trở thành một “bạo chúa” trong gia đình, kiểu bỏ túi. Rồi sau này trở thành một bạo chúa thứ thiệt khi nắm được quyền hành trong tay, biết đâu?
Mới biết, im lặng đôi khi là một hành động “mài búa cho đao phủ”. Mài cho thiệt bén để nó chém đầu mình cho ngọt.
Nghĩ lai rai - Hai bảy
1. Trở lại vấn đề bảo vệ thiên nhiên. Một triết gia nhân bản Tây đã tuyên bố: "Con người bảo vệ cá voi, chớ cá voi không bảo vệ con người", và các nhà nhân bản (có bộ mặt người?) đồng chí khác hùa theo vỗ tay rầm trời. Vỗ tay vì cho rằng con người quả thiệt là vô cùng cao cả! Lại cái "đỉnh cứt cao trí tuệ".
Mẹ rượt! Cá voi nó đâu có yêu cầu mầy bảo vệ nó. Tàn sát xong rồi bảo vệ, trước sau cũng vẫn là mầy! Giống như phóng hỏa đốt nhà, đoạn lấy vòi xịt nước chữa cháy. Xong xuôi tự gắn mề-đai “Cứu cháy” và thổi kèn tấn phong. Sao mà nhảm nhí tới mức đó? “Triết gia nhân bản” mà thế đấy ư? Một đứa hăngđicáp nặng chưa chắc đã “tư duy” tồi tệ tới mức đó.
Nên nhớ rằng khi tôn trọng (“bảo vệ”!) thiên nhiên, con người đương nhiên tự bảo vệ lấy mình và bảo vệ con cháu mình. Con người là một sinh vật như muôn loài khác, tất cả đều là con đẻ của trái đất. Con người hưởng thụ không kể hết những tiện ích của thiên nhiên. Bởi lẽ đó, con người cũng phải chịu đựng những bất tiện của thiên nhiên như muôn loài khác. Ô kê? Thiên nhiên không có bổn phận gì phải phục vụ toàn diện và duy nhứt cho con người hết ráo. Anhđượcxítten? Compờrenđô? Hiểu chưa?
2. Có lẽ nhờ cái "đỉnh cứt cao trí tuệ" nó bơm hơi nên bỗng dưng con người tự cho mình có nhiệm vụ "bảo vệ" trái đất, "bảo vệ" thiên nhiên. Mấy thế kỷ trước, Descartes đã tuyên bố: "Con người vừa là chủ nhân ông vừa là sở hữu chủ thiên nhiên". Hách chưa? Sau khi ngó thấy công cuộc kỹ nghệ hoá đã đưa tới sự huỷ hoại thiên nhiên tan tành, nhà triết gia nhân bản nói trên hoảng quá bèn đề nghị sửa câu phán đó lại như sau: "Con người vừa là chủ nhân ông vừa là người bảo vệ thiên nhiên". "Người bảo vệ"! Như thể mình là Đấng cứu thế. Tự tấn phong mình lên ngôi Thượng đế một cái rụp! Còn hách hơn nữa!
Mầy có ý thức mầy vốn là con đẻ của Thiên nhiên không đã? "Bảo vệ" thiên nhiên? Giống như đứa trẻ sơ sinh đòi bảo vệ ba má nó, bảo vệ gia đình nó, bảo vệ toàn thể nhân loại, liệu nghe có lọt cái lỗ tai không hả? Mầy là phường ăn nhờ ở đậu, phường ăn bám thiên nhiên mà lại còn đòi làm chủ nhân ông và đòi bảo vệ thiên nhiên. Mầy là cái đếch gì mà hách đến thế? Là cái thằng triết gia có cứt trong đầu? Là tên nhân bản có bộ mặt người?
Thiên nhiên đâu có yêu cầu mầy bảo vệ. Chỉ một điều duy nhứt: Mầy phải "tôn trọng" thiên nhiên. Hiểu chưa? Mầy mà không tôn trọng thiên nhiên thì mầy sẽ lãnh đủ. Thiên nhiên không bao giờ trả thù. Trong bất cứ khoảnh khắc nào, thiên nhiên bao giờ cũng vận hành để giữ thế quân bình cho chính mình. Mầy mà “quậy” ngu ngốc và gây xáo trộn tùm lum thì khi tìm lại thế quân bình, thiên nhiên sẽ đá đít mầy ra khỏi thiên nhiên, ra khỏi Trái đất: “Out !” Đi chỗ khác chơi! Dẹp tiệm! Mầy hãy liệu hồn!
Thiên nhiên bao giờ cũng vận hành tự nó và theo luật riêng của nó. Không có lũ người ăn bám và phá hoại, thiên nhiên sẽ còn vận hành tốt đẹp và khỏe khoắn hơn nhiều. Nhưng khi nghĩ kỹ lại, thiên nhiên, trái đất, và ngay cả vũ trụ cũng chỉ là những tên gọi và những ý niệm do con người đặt ra. Đặt ra cho dễ lý luận và nói chuyện mí nhau. Có thể thiệt ra thì mọi sự vốn nó không chia cắt như vậy. Ai biết? Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là vạn vật tương tuỳ. Vì lẽ đó con người không thể tự tung tự tác mà không lãnh đủ hậu quả và tai ương về sau.
3. Đề luận lớp tiểu học: “Trò hãy tả ông nội của trò”. Sực nhớ nhà mình có nuôi một con chó, trò ta bèn hạ bút vi vút: “Nhà em có nuôi một ông nội. Ông nội em thì rất già. Ông nội em có tóc bạc dài chấm vai, râu trắng dài chấm rún, và hai cẳng dài... chấm đất”.
May quá! Sợ nó dài hơn nữa thì e sẽ bất tiện trăm bề! Sẽ "mệt thấy bà nội!"… là cái chắc.
4. Chắc độc giả còn nhớ, trong "Sự đời - Bài 2" bần tăng có nói phớt qua về một thân hữu ở phương xa thỉnh thoảng ghé thăm bần tăng. Lần này bạn ta lại tạt vào mái chùa tranh, rồi bạn ta một tách trà, bần tăng một chén rượu, cùng nhau đối ẩm mạn đàm.
Vốn bị ám ảnh tình dục kinh niên nên bần tăng lại lạm bàn: “Trong trời đất, muôn loài đều giao hợp nhau một cách tự nhiên và bình thường từ mấy trăm triệu (hay tỉ?) năm nay. Xuất hiện đâu chừng mới năm triệu năm, chỉ có con người, khi giao cấu là bày đặt ra đủ trò: chơi đứng, chơi ngồi, chơi lộn mèo, đực chơi đực, cái chơi cái, lấy dây trói, lấy roi quất, khổ dâm, bạo dâm, dâm tưởng, hoại dâm... kể sao cho hết!” Bạn ta bèn vội vàng khoát tay chận ngang bần tăng lại, đoạn ném lên cái đầu trọc của bần tăng một cái nhìn rất là có lửa (và có luôn củi) (ui da! ui da!) và vô cùng thông minh mà rằng:
“Hiền hữu vẫn hãy còn rất là cù lần và lý luận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, biết một mà không biết hai. Giao hợp đâu phải chỉ để sanh đẻ. Tình dục ở thời hậu hiện đại này có thêm những đối tượng mới, những đê mê mới. Tantra, Kama sutra là những phương pháp mà người Ấn Độ xưa kia đã bày đặt ra để nâng cao dục cảm ngõ hầu đạt tới sự ngất ngây của thiên khải (illumination). Hiện nay chúng được thay thế bằng những trợ dâm (sex toys) có hiệu quả tức thì, hầu hết đều do Hoa Kỳ sáng chế, nghĩa là bày đặt ra”.
Sau khi nghe bạn ta thuyết trình vi vút về cái khoái lạc “Thiên khải (đờn)” bí hiểm, bần tăng mới bật ngửa, thiếu chút nữa té xuống đất. Tưởng rằng mình chỉ cù lần chút đỉnh cho vui vậy thôi, ai dè mình lại cù lần... quá cỡ thợ mộc. Chưa hoàn hồn thì bạn ta đã đập tay xuống bàn một cái chát (ui da!), hai mắt sáng rực lên có khói bốc ra nghi ngút, đoạn chỉ một ngón tay có ánh lửa le lói vào mặt bần tăng mà quát lớn: “Con người luôn luôn cần có sự thay đổi để khỏi chết dí vì buồn chán! Bởi thế mà nó phải bày đặt và bày đặt và bày đặt và bày đặt...” E rằng bạn ta đã để nhầm cái dĩa hát cà lăm nên bần tăng lật đật đứng dậy chạy đi cúp điện. Quả nhiên cái dĩa hát “bày đặt” ngưng hát liền tức khắc.
Cái hiệu quả “tức thì” của sex toys mà bạn ta hồ hởi quảng cáo khi nãy khiến cho bần tăng sực nhớ tới cái Em đòi “đ... liền tức khắc” như đòi thể là bị lửa đốt đít. Lạ thiệt! Có lẽ ngó thấy cái bản mặt cù lần bất quyết, bán tín bán nghi của bần tăng, bạn ta bèn vội vã (liền tức khắc) mở ngay (liền tức thì) cái bóp đầm của mình lôi ra một vật màu hồng tròn dài như cái dùi cui, có dán nhãn “made in USA” còn mới toanh. (À! chắc là cái sex toy). Bạn ta dựng đứng (liền tức thì) cái dùi cui trên mặt ghế, đoạn phủi đít ngồi lên đó (liền tức khắc). Không đầy 5 giây sau, mặt bạn ta vụt biến sắc, nước dãi chảy ròng ròng hai bên mép, miệng rên ư ử, hai mắt trợn dọc lờ đờ, tay chưn bắt đầu run nhẹ rồi chuyển (liền tức khắc) sang giãy tê tê. Thiên khải (đờn) đã giáng lâm! “Hiệu quả tức thì!”, lời quảng cáo của bạn ta quả thiệt không sai. Đa tạ cái tài bày đặt của đế quốc Mẽo của Bush con!
Nhưng sự “ngất ngây của Thiên khải (đờn)” mà bạn ta đã ngợi ca khi trước đâu phải chỉ dừng lại ở đó. Vì sau Thiên khải (đờn) thì phép Nhiệm mầu phải tiếp theo liền tức khắc. Một tháng sau khi trắc nghiệm cái sex toy, bạn ta bỗng bị chóng mặt nôn mửa lu bù. Bèn đi thử thỏ. Kết quả:... (Độc giả đoán thử xem?)
5. Kiều: "Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh"
Lẩy Kiều: "Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là lể ốc, hội là đạp nhau"
6. Bàn về cái lý.
Thứ nhứt: “Cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng… mạnh!"
Thứ hai: "Không phải vì một người nào đó có lý mà mọi người sẽ tán đồng với anh ta. Nhiều khi anh ta còn bị đục cho phù mỏ chính vì bởi anh ta có lý, nhưng mà là cái lý… của kẻ yếu".
7. Chuyện khó tin nhưng có thiệt.
Ai ai cũng biết là dân Âu Mẽo khoái nuôi chó và cưng chìu chó hết mức. Nhiều khi cưng chó còn hơn là cưng con ruột của mình. Còn cái chuyện gởi ba má vô nhà dưỡng lão để có chỗ nuôi chó thì cũng là chuyện rất thường ở Âu Mẽo. Như ăn cơm bữa. Bởi vậy phe ta vẫn có nhiều người hằng ao ước: “Thà làm chó ở xứ Mẽo còn hơn là làm dân ở xứ Mít”. Nhưng kẹt một nỗi, trời ít khi chìu lòng người. Bởi vậy cho nên...
Mà một khi đuợc cưng chìu quá mức thì con nít sẽ trở nên hư. Con chó cũng vậy thôi. Một cặp vợ chồng son trẻ nọ có một con chó đực hư rất là hư. Nó cứ leo lên ghế nệm phòng khách mà tè, cứ mở tivi coi cả ngày, cứ leo lên giường hoa chúc mà đánh giấc dạ lan, cứ rủ bạn chó tới nhảy disco ầm ĩ thâu đêm suốt sáng. Sau cùng, chịu hết nổi, vợ chồng bèn bồng con chó cưng tới khám bác sĩ tâm lý... chó - cái nghề mới này hiện nay rất thạnh hành.
Sau khi mời cậu chó lên divan nằm ngửa chổng bốn cẳng lên trời và đặt câu hỏi vớ vẩn về đời tư để phang-tâm-học cậu chó, bác sĩ giải thích với hai vợ chồng trẻ cách hành xử (behaviour) của loài chó để biết nó là cái chó gì: “Ngoài thiên nhiên, trong một đàn chó sói chỉ có mỗi một con sói đực-già-chúa tể là được quyền leo lên lưng nàng chó hoàng hậu duy nhứt mà biểu diễn. Và đực già phải thị uy bằng cách đó, để cho bọn chó (má) biết rõ ai là sếp sòng nắm quyền chỉ huy cái bọn chó (chết) trong cái đàn chó (đẻ) này”. Sau khi phang tích tận tường tâm lý chó, bác sĩ bèn đề nghị với hai vợ chồng trẻ giải pháp sau: “Mỗi đêm, hai vợ chồng và cậu chó rút vô phòng the khoá trái cửa lại hai vòng, đoạn trút bỏ hết quần áo, kể cả cậu chó cũng phải “cuổng trời”. Xong nàng bò bốn chưn trên sàn nhà như con chó cái, rồi chàng chống hai chưn trước trên lưng nàng như con chó đực, xong cứ thế mà biểu diễn cho cậu chó chống hai con mắt chó (chết) lên mà coi. Có như vậy, cậu chó mới thấm ý và hiểu được ai mới đích thực là chúa chổm trong cái bầy người ngợm này. Một khi đã hiểu rồi thì sau đó khi anh chồng ra lịnh là cậu chó sẽ nghe theo sếp răm rắp, giống như cái tâm tính của loài chó sói tổ tiên ở trong thiên nhiên vậy”.
Chuyện không nói rõ là cuộc biểu diễn kéo dài bao nhiêu đêm, khi đực già ngã ngựa rồi thì cậu chó có thừa thắng xông lên hay không, sau đó chàng ra lịnh tắt TV cậu chó có nghe theo, hay là chàng phải ôm gói lẳng lặng ra đi trong niềm cay đắng. Sau khi bác sĩ nhận tiền phang tâm học và khép cửa phòng mạch lại thì chương trình “Tâm lý chó” trên TV cũng chấm dứt. Và cũng như độc giả, bần tăng tức muốn ói máu! “Hổng hiểu chó gì hết!”
8. “Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền”
Cổ nhân ta đã từng khuyên bảo nhân gian như vậy từ khuya. Nhân gian cứ tưởng bở nên có nhiều người nghe theo, ăn ngay ở thẳng rất mực. Nhưng bà con ta cũng thường thấy cái cảnh “người ngay mắc nạn” và trách trời già trên cao sao mà quá cay nghiệt và bất công. Lẽ ra thì người ngay phải được tưởng thưởng, và kẻ bất lương phải bị trừng phạt. Nhưng thử bình tĩnh xét lại mà coi. Nếu mọi chuyện xảy ra đúng theo cái lẽ đó thì ai đi làm chuyện bất lương làm gì cho nó vất vả? Mà nếu như mọi người đua nhau làm điều thiện hết ráo, rồi đua nhau trở thành thiên thần và tiên thánh hết ráo thì bỏ cái trái đất này lại cho ai? Nghĩ tới nghĩ lui. Nghĩ xuôi nghĩ ngược. Nghĩ cho cùng, gẫm ra mới biết:
“Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật... nghèo lâu thấy bà!”

9. Con người nổi loạn, leo lên ghế cao tuyên chiến với Thượng đế, hét thật lớn và vô cùng le lói: “Bớ Thượng đế! Ta đâu có đòi hỏi sinh ra làm người. Ta đâu có yêu cầu sinh ra làm người Á nàm dành. Trước khi sinh ra ta, Thượng đế đâu có hỏi ý kiến ta!” Thượng đế vạch mây thò tay xuống cú đầu thằng người nổi loạn (ui da!) một cái xính vính: “Mẹ tổ mầy! Trước khi tạo ra thằng người mầy có hình hài đình huỳnh, tao đâu có biết mầy là cái thớ gì và mầy ở đâu mà hỏi?” Cái trò nổi loạn này từ xưa tới nay vẫn là cái gút thắt “hiu hiu” của triết Tây. Và mấy ông triết ta cũng hùa theo mà nổi loạn... cào cào!
10. Bàn chuyện văn chương: "Bạn viết như thế nào?"
Đáp: “Trong nền văn học Việt Nam hiện nay, trong nước cũng như ngoài nước, cách viết hay nhứt vẫn là viết từ trái sang phải, và viết từ trên xuống dưới”. Ô kê?.
27/9/2007
Kiệt Tấn
Theo http://www.talawas.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Chợt nghĩ về hoa Nói đến “Chiếm được trái tim một phụ nữ/ như sở hữu một bông hoa” là đã bao hàm sự sở hữu mong manh của tình yêu. Còn c...