Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022
Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa 1955-1957XXX
Nguyễn Bính và tuần báo
Hai mươi năm sau cái chết của Nguyễn Bính (20/1/1966), tác phẩm
của nhà thơ này mới thoát khỏi cõi “im lặng đáng sợ” của sự quên lãng chẳng biết
vô tình hay cố ý của những ai ai, trở lại được in ấn, đăng tải, bàn luận. Từ
1986, những sưu tập, tuyển tập thơ Nguyễn Bính liên tục được in ra, liên tục có
mặt trên giá các quầy sách các hiệu sách. Tiếp đó cũng đã thấy xuất hiện nhiều
cuốn sách nói về con người, cuộc đời và đặc sắc sáng tạo của nhà thơ này. Khá
nhiều đoạn đời Nguyễn Bính đã được phác hoạ, dù có khi chỉ thông qua những giai
thoại. Tuy vậy, có một loạt sự việc về hoạt động của Nguyễn Bính những năm
1955-57, tức là khi Nguyễn Bính từ miền Nam tập kết ra Bắc, sống và làm việc ở
Hà Nội, làm báo Trăm hoa, rồi sau chừng như là bị an trí, nghĩa là bị buộc
phải về sống ở Nam Ðịnh, - thì hầu như ít thấy ai nhắc đến. Những bài viết được
gom vào các cuốn sách Nguyễn Bính, thi sĩ của yêu thương; Nguyễn Bính, đời
và thơ; Thơ và giai thoại Nguyễn Bính; Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê, v.v…
không nhắc gì đến sự việc này; những người được xem là từng có xúc tiếp thậm
chí cùng làm việc với Nguyễn Bính thời gian nói trên như Trần Lê Văn, Hoài Việt,…
nếu nhắc đến cũng chỉ bất đắc dĩ xác nhận “Nguyễn Bính làm báo Trăm hoa”,
thế thôi.
Nhân kỷ niệm ngày nhà văn Vũ Trọng Phụng từ trần (13/10/1939), báo trích đăng
tiểu thuyết Số đỏ. Trong mục “Việc làng việc nước” có các bài nhỏ,
trong đó cợt trêu Phan Khôi: trong “Ông bình vôi” ông bảo vật gì có thể hại
mình thì người ta gọi bằng ông, vậy nếu gặp ông Phan, biết gọi là gì? Về sáng
tác, báo đăng thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, truyện “Cái hắt hơi” của Sê-cốp
(Chekhov) do Triêu Dương dịch. Về thời sự xã hội, báo có bài “Chúng tôi đề nghị
bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu”, ký tên Người Hà Nội.
Về sáng tác có truyện ngắn của Ðỗ Văn “Một bài tính sai”; trang thơ có bài Nguyễn
Bính dịch thơ Ðường, bài “Chén cơm” viết trong kháng chiến của Nguyễn Ngọc Tấn,
và nhất là bài thơ của Tạ Hữu Thiện “Xem lá thư tình của Bích” kể chuyện
cô gái Hồng Gai tên Bích: người yêu từ thời kháng chiến của Bích nay báo tin kết
hôn với cô bần nông gặp trong cải cách, anh ta từ bỏ Bích vì nghe nói lý lịch
nhà Bích không trong sạch; Bích đau khổ; tác giả an ủi: cô sẽ gặp người yêu
chân chính và trong cuộc hôn nhân ấy “vấn đề lý lịch” sẽ thành chuyện lố bịch!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Một chuyến hoa xuân
Một chuyến hoa xuân Nhà văn trẻ Trác Diễm vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh năm 1988 ở Quảng Bình, bắt đầ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét