Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022
Ôi mắt em là ánh nước hồ thuXXX
Những nhận định của Phạm Xuân Nguyên về tập truyện ngắn Bóng
đè khiến tôi nhớ tới thầy giáo dạy văn lớp mười. Thầy giảng rất say sưa,
tay bao giờ cũng chém vào không khí: “Tắt đèn là một tác phẩm bất hủ của nền
văn học Việt Nam đầu thế kỉ, đi tiên phong trong dòng văn học tố cáo chế độ
phong kiến thực dân thối nát đồi trụy. Nghệ thuật của nó là xây dựng nên một hệ
thống ẩn dụ sâu sắc. Trong đó, chị Dậu anh Dậu đại diện cho tầng lớp nhân dân
lao động bị bóc lột; vợ chồng Nghị Quế là hiện thân của tầng lớp địa chủ thống
trị; hành động bán con bán chó của chị Dậu là tượng trưng cho tình cảnh khốn
cùng của người nông dân dưới chế độ người bóc lột người; mọi đồ đạc trong gia
đình Nghị Quế cũng mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc - chiếc đồng hồ quả lắc bính
boong có con chim cúc cu nhảy ra nhảy vào là tượng trưng cho sự phù hoa giả dối
phương Tây, câu đối sơn son thếp vàng là tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa bành
trướng nước lớn, nồi giò lụa kho gừng thái chỉ bà Nghị Quế đưa ra trước mặt con
Tí mà không cho nó miếng nào là tượng trưng cho thói ăn trên ngồi trốc, từ đó
suy ra người nông dân nuôi ra con gà con lợn mà không có quyền biết miếng thịt,
miếng cá là miếng gì...”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Một chuyến hoa xuân
Một chuyến hoa xuân Nhà văn trẻ Trác Diễm vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh năm 1988 ở Quảng Bình, bắt đầ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét