Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022
Đối thoại với nhà văn Bảo Ninh
Từ lâu, người ta đã chờ đợi những tác phẩm viết về chiến
tranh Việt Nam bằng ngòi bút trung thực, vượt khỏi định kiến, guồng máy, lập
trường, từ những nhà văn miền Bắc. Tại sao là miền Bắc? Bởi vì, những người viết
của miền Nam ít ra, đã thả dàn biểu lộ hầu hết những gì mà họ đã tham dự hay
nhân chứng, mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một ai, bất cứ một thế lực nào.
Chính vì sự mong mỏi ấy, những tác phẩm của Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo,
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, vân vân... đã được đón nhận từ trong nước, đến ngoại
quốc, và cả người Mỹ lưu tâm về Việt Nam và đã được xem là hiện tượng. Trong số
những tác phẩm này, tôi được đọc hai truyện dài: Ly thân của Trần Mạnh
Hảo, và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tôi xin được góp ý về Nỗi
buồn chiến tranh (NBCT) vì truyện này đã nhắc thường trực về những người
lính thám báo VNCH, mà tôi là một thành viên. Hơn nữa NBCT hiện nay là một đề
tài thảo luận sôi nổi trên internet, qua những Newsgroups và Usernet. Ngoài ra,
truyện đã được dịch sang tiếng Anh (Bao Ninh, The Sorrow of War.
Vietnamese original Hanoi, 1991; English translation London: Martin Secker
& Warburg, 1993; New York: Pantheon), phổ biến trong các đại học Mỹ, tác động
nhiều trong tâm trí của những người tuổi trẻ hải ngoại, không đủ khả năng đọc
Việt ngữ. Nguyên bản bằng tiếng Việt đã được in ở Mỹ do Nam Việt xuất bản, Phạm
Việt Cường viết tựa, với kết luận như sau:"Nỗi buồn chiến tranh là một
thành tựu văn học vô cùng lớn lao, là một tác phẩm sâu sắc nhất về chiến tranh
Việt Nam từ trước đến giờ, và chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài trong kho tàng văn học
Việt Nam".
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Một chuyến hoa xuân
Một chuyến hoa xuân Nhà văn trẻ Trác Diễm vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh năm 1988 ở Quảng Bình, bắt đầ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét