Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022
Đối thoại với kỳ nhôngXXXX
Tôi rất ngạc nhiên và có cảm tưởng như bị hất vào mặt một chậu
nước bẩn khi đọc đoạn: “Thực ra, tôi biết là anh cũng giống khá nhiều các
"nhân hào trí thức" khi nói cứ phải trông trước trông sau. Cái hoàn cảnh
ấy tuy khó, nhưng bản thân nó cũng không biện minh được cho sự ti tiện trí trá
đâu anh ạ” trong bài trả
lời tôi của Cố Nhân mới đây. Kể tôi tìm mọi cách viết để mong cầu lợi
một cách hèn hạ nhỏ nhen như thế nào đó thì sự xúc phạm trên là có lý, đằng này
tôi hoàn toàn không mưu cầu bất cứ một điều gì, hoàn toàn không phải ăn tiền để
phát ngôn cho bất kỳ một cơ quan, đảng phái, băng nhóm nào, mà đơn giản là một
người viết, tôi chỉ thể hiện quan điểm của mình trước một hiện tượng văn học
như đã bao lần mà thôi. Dù ý của tôi có sai đi chăng nữa thì một người đối thoại
đàng hoàng cũng không bao giờ nói bừa như vậy. Nhưng ngay trên diễn đàn talawas
gần đây, nhất là qua mấy bài của Thuận, Vương Văn
Quang, Vũ Ngọc
Tiến, Hà Văn
Thùy, xem chừng ý của tôi trùng với ý nhiều người. Vậy có phải do đuối lý,
Cố Nhân đã nói liều theo kiểu “chó cùng rứt giậu” không? Như vậy, vô cớ phỉ
báng người khác “ti tiện trí trá” thì chỉ có chính bản thân mình “ti tiện trí
trá” mà thôi!
Thực ra ngay từ bài trước Cố
Nhân cũng đã xúc phạm tôi rồi, khi cho tôi là một kẻ “thấy người sang bắt quàng
làm họ” đối với Chế Lan Viên. Tôi đã muốn cho qua chuyện riêng để tập trung vào
chuyện văn chương chung. Nhưng giờ thì tôi buộc phải xin phép độc giả cho tôi
đuợc thanh minh vì đây thuộc về danh dự. Sự thực, với Chế Lan Viên, tôi có rất
nhiều tình cảm sâu đậm, đơn giản chì vì ông cũng rất quý tôi. Chính do tình cảm
ấy mà tôi, cách đây đã 20 năm, đang làm ở một viện nghiên cứu về dược của Bộ Y
tế, đã có ý thức dấn thân vào văn chương. Bắt đầu từ sự phát hiện của nhà thơ
Anh Thơ: “Từ trước tới nay cô thấy cháu là người thông minh nhất. Chỉ có ông Chế
Lan Viên mới làm thầy của mày được thôi. Cháu đưa thơ cho ông ấy đọc, ông ấy mà
thấy được là chắc chắn thành công. Nhưng ông ấy cũng khó lắm đấy!”; rồi đến tận
một kỳ thi thơ của Hội Nhà văn TPHCM, tôi không được vào ngay từ vòng sơ khảo,
biết ông chấm chung khảo nên tôi mới có dịp nhờ bà Vũ Thị Thường đưa thơ cho
ông coi, không ngờ ông đã cho tôi giải ngay tại nhà: “Tôi có thể cho ông giải
nhất cũng được, nhưng ông chưa có lực khéo người ta giết ông đấy. Thôi, tôi cho
ông đứng đầu giải ba”. (Kỳ này Phạm Sĩ Sáu đang ở Căm-pu-chia nóng hổi nên giải
nhất, Trần Mạnh Hảo giải nhì). Rồi ông đã quý tôi từ đó. Ông đã đến báo Văn
nghệ TPHCM giới thiệu tôi; ông bảo tôi đến nói với anh Chim Trắng là ông
nhờ anh cùng ông đứng ra giới thiệu tôi vào Hội Nhà văn TPHCM; ông còn giới thiệu
tôi đi làm ở một tờ báo nữa... Tôi với ông cũng có nhiều kỷ niệm, nhớ nhất là lần
tôi chở ông đến nhà bà Mộng Tuyết chép thơ Hàn Mặc Tử để ông in tuyển tập cho
Hàn Mặc Tử, và lần lóc cóc chở ông bằng xe đạp từ phía tít mù Bà Quẹo đến tận
trường Y ở quận 5 để xem điểm thi đại học cho Vàng Anh. Rồi tôi đã được chứng
kiến toàn bộ hành trình từ lúc ông bị ung thư, lúc mổ, lúc hồi phục, rồi dần dần
đi vào cái chết của ông; chứng kiến cảnh liệm và thiêu xác ông, đến nơi để hũ
tro xương ông ở chùa Vĩnh Nghiêm... Như vậy, là một người viết trẻ, quan hệ với
một người nổi tiếng, tuổi hơn bố mình, tôi không có ấn tượng gì thì có lẽ chỉ
là một con vật! Bao thứ lăng nhăng vặt vãnh, ngay như giờ phải phân tích những
điều tối sơ giản về đạo lý với Cố Nhân đây mà còn viết được, thì việc tôi đã
đôi lần viết về thơ Chế Lan Viên lồng với những kỷ niệm riêng của mình cũng là
lẽ thường tình, sao Cố Nhân lại xỏ xiên giễu cợt tôi? Vậy có phải Cố Nhân là loại
người luôn dị ứng với lòng tốt, sự chung thủy, nghĩa thầy trò, đề cao sự “ăn
cháo đá bát”, lừa thầy, phản bạn phải không?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Một chuyến hoa xuân
Một chuyến hoa xuân Nhà văn trẻ Trác Diễm vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh năm 1988 ở Quảng Bình, bắt đầ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét