Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống 2

Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống 2

CHƯƠNG V
TRƯỜNG HỌC

Loại giáo dục đúng đắn quan tâm đến sự tự do cá thể, một mình nó, có thể sáng tạo sự đồng hợp tác thực sự cùng tổng thể, cùng nhiều người; nhưng sự tự do này không đạt được qua sự theo đuổi của sự thành công và phóng đại riêng của người ta. Tự do hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình, khi cái trí ở trên và vượt khỏi những cản trở mà nó đã tự tạo ra cho chính nó qua khao khát sự an toàn riêng của nó. Chính là chức năng của giáo dục phải giúp đỡ mỗi cá thể khám phá tất cả những cản trở thuộc tâm lý này, và không chỉ áp đặt vào em những khuôn mẫu mới của cách cư xử, những kiểu cách mới của sự suy nghĩ. Những áp đặt như thế sẽ không bao giờ thức dậy sự thông minh, sự hiểu rõ sáng tạo, nhưng chỉ làm tăng thêm sự quy định của cá thể. Chắc chắn, đây là điều gì đang xảy ra khắp thế giới, và đó là lý do tại sao những vấn đề của chúng ta tiếp tục và gia tăng gấp bội. Chỉ khi nào chúng ta bắt đầu hiểu rõ ý nghĩa sâu thẳm của sống của con người thì mới có thể có sự giáo dục đúng đắn; nhưng muốn hiểu rõ, cái trí phải tự giải thoát chính nó một cách thông minh khỏi sự ham muốn phần thưởng mà nuôi dưỡng sự sợ hãi và tuân phục. Nếu chúng ta suy nghĩ con cái như tài sản cá nhân, nếu đối với chúng ta chúng là sự tiếp tục của những cái tôi tầm thường của chúng ta và sự thành tựu của tham vọng của chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ xây dựng một môi trường sống, một cấu trúc xã hội trong đó không có tình yêu, nhưng chỉ có sự theo đuổi của những lợi ích tự cho mình là trung tâm. Một trường học thành công trong ý nghĩa thế gian luôn luôn là một thất bại như một trung tâm giáo dục. Một học viện to lớn và phát đạt trong đó hàng trăm trẻ em được giáo dục chung, có tất cả sự thành công và phô trương theo cùng, có thể sản xuất những thư ký ngân hàng và những người bán hàng giỏi, những người công nghiệp hay viên chức, những người trên bề mặt mà hiệu quả phần kỹ thuật; nhưng có sự hy vọng chỉ trong cá thể hợp nhất, mà chỉ những ngôi trường nhỏ mới có thể giúp đỡ để tạo ra. Đó là lý do tại sao còn quan trọng nhiều lắm khi có những ngôi trường nhỏ với một số lượng giới hạn của những cậu trai và cô gái và loại người giáo dục đúng đắn, hơn là thực hành những phương pháp tốt nhất và mới nhất trong những học viện to lớn.
 Bất hạnh thay, một trong những khó khăn gây hoang mang của chúng ta là chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải vận hành trên một kích cỡ to lớn. Hầu hết chúng ta đều muốn những ngôi trường to lớn cùng những tòa nhà đồ sộ, mặc dù chắc chắn chúng không là loại đúng đắn của những trung tâm giáo dục, bởi vì chúng ta muốn thay đổi hay ảnh hưởng điều gì chúng ta gọi là những tập thể.
 Nhưng ai là những đám đông? Bạn và tôi. Chúng ta đừng bị mất hút trong sự suy nghĩ rằng những đám đông cũng phải được giáo dục đúng đắn. Sự suy nghĩ của tập thể là một hình thức của tẩu thoát khỏi hành động tức khắc. Sự giáo dục đúng đắn sẽ trở thành toàn cầu nếu chúng ta bắt đầu bằng những tức khắc, nếu chúng ta tự nhận biết về chính chúng ta trong sự liên hệ với con cái của chúng ta, với những người bạn và những người hàng xóm của chúng ta. Hành động riêng của chúng ta trong thế giới mà chúng ta sống trong đó, trong thế giới của gia đình và bạn bè của chúng ta, sẽ có ảnh hưởng và kết quả lan rộng.
 Bằng cách nhận biết trọn vẹn về chính chúng ta trong tất cả những liên hệ của chúng ta, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá những hoang mang và những giới hạn đó trong chúng ta mà chúng ta dốt nát về chúng, và trong nhận biết chúng, chúng ta sẽ hiểu rõ và thế là xóa sạch chúng. Nếu không có sự nhận biết này và sự hiểu rõ về chính mình mà nó mang lại, bất kỳ sự đổi mới trong giáo dục hay trong những lãnh vực khác sẽ chỉ dẫn đến sự hận thù và đau khổ thêm nữa.
 Trong xây dựng những học viện to lớn và sử dụng những giáo viên mà phụ thuộc vào một hệ thống thay vì tỉnh táo và quan sát trong sự liên hệ của họ với học sinh cá thể, chúng ta chỉ khuyến khích sự tích lũy của những sự kiện, sự phát triển của khả năng, và thói quen của sự suy nghĩ máy móc, tùy theo một khuôn mẫu; nhưng chắc chắn không thứ nào trong bất kỳ những thứ này giúp đỡ học sinh lớn lên thành một con người hợp nhất. Những hệ thống có lẽ có một sử dụng giới hạn trong bàn tay của những người giáo dục chín chắn và nhạy bén, nhưng chúng không tạo ra sự thông minh. Tuy nhiên, lạ lùng làm sao khi những từ ngữ ‘hệ thống’, ‘học viện,’ đã trở thành quá quan trọng đối với chúng ta. Những biểu tượng đã thay thế vị trí của sự thật, và chúng ta mãn nguyện rằng nó nên như thế; bởi vì sự thật gây phiền toái, trái lại những cái bóng lại trao tặng sự thanh thản.
 Không giá trị cơ bản nào có thể được thành tựu qua sự giáo dục tập thể, nhưng chỉ nhờ vào sự học hành cẩn thận và sự hiểu rõ về những khó khăn, những khuynh hướng và những khả năng của mỗi đứa trẻ; và những người mà nhận biết điều này, và những người nghiêm túc khao khát sự hiểu rõ về chính họ và giúp đỡ những người trẻ, nên cùng nhau tập hợp lại và bắt đầu một ngôi trường mà sẽ có ý nghĩa sinh động trong sống của đứa trẻ bằng cách giúp đỡ em hợp nhất và thông minh. Muốn khởi sự một ngôi trường như thế, họ không cần chờ đợi cho đến khi họ có được những phương tiện cần thiết. Người ta có thể là giáo viên thực sự ở nhà, và những cơ hội sẽ đến một cách nghiêm túc.
 Những người mà thương yêu con cái riêng của họ và con cái thương yêu họ, và vì vậy những người mà nghiêm túc, sẽ lo liệu để cho một ngôi trường đúng đắn được bắt đầu nơi nào đó quanh góc đường, hay trong ngôi nhà riêng của họ. Sau đó tiền bạc sẽ đến – tiền bạc là sự suy nghĩ ít quan trọng nhất. Dĩ nhiên, muốn duy trì một ngôi trường nhỏ của loại đúng đắn phải đối diện sự khó khăn về tài chánh; nó có thể hưng thịnh chỉ qua tự-hiến dâng, không phải dựa vào một tài khoản ngân hàng kếch sù. Luôn luôn tiền bạc gây thoái hóa nếu không có tình yêu và sự hiểu rõ. Nhưng nếu nó thực sự là một trường học đúng đắn, sự giúp đỡ cần thiết sẽ được tìm ra. Khi có tình yêu đứa trẻ, tất cả mọi việc đều có thể xảy ra.
 Chừng nào học viện còn là sự suy nghĩ quan trọng nhất, đứa trẻ không tồn tại. Loại người giáo dục đúng đắn quan tâm đến cá thể, và không phải đến số lượng học sinh mà anh ấy có; và một người giáo dục như thế sẽ khám phá rằng anh ấy có thể có một ngôi trường ý nghĩa và sinh động mà những phụ huynh nào đó sẽ ủng hộ. Nhưng giáo viên phải có ngọn lửa của quan tâm; nếu anh ấy không có nhiệt huyết, anh ấy sẽ có một học viện giống như bất kỳ học viện nào khác.
 Nếu những phụ huynh thực sự thương yêu con cái của họ, họ sẽ tận dụng lập pháp và những phương tiện khác để thành lập những ngôi trường nhỏ cùng những người giáo dục đúng đắn; và họ sẽ không bị nản lòng bởi sự kiện rằng những ngôi trường nhỏ đều tốn kém nhiều và rất khó khăn tìm kiếm những người giáo dục đúng đắn.
 Tuy nhiên, họ nên nhận ra rằng chắc chắn sẽ có sự đối nghịch từ những cá nhân tham lợi lộc, từ những chính phủ và những tôn giáo có tổ chức, bởi vì những trường học như thế hiển nhiên phải cách mạng tại sâu thẳm. Cách mạng thực sự không là loại bạo lực; nó hiện diện qua vun quén sự hợp nhất và thông minh của những con người mà, bằng chính sống của họ, dần dần sẽ sáng tạo những thay đổi cơ bản trong xã hội.
 Nhưng điều quan trọng nhất là tất cả những giáo viên trong một ngôi trường của loại này nên đến cùng nhau một cách tự nguyện, không bị thuyết phục hay được chọn lựa; bởi vì sự tự do tự nguyện từ thế giới vật chất là nền tảng đúng đắn duy nhất cho một trung tâm giáo dục thực sự. Nếu những giáo viên muốn giúp đỡ lẫn nhau và những học sinh để hiểu rõ những giá trị đúng đắn, phải có sự nhận biết liên tục và tỉnh táo trong sự liên hệ hàng ngày của họ.
 Trong sự duy trì tách rời của một ngôi trường nhỏ, người ta có khuynh hướng quên bẵng rằng có một thế giới bên ngoài, cùng sự xung đột, đau khổ và thoái hóa luôn luôn gia tăng của nó. Thế giới đó không tách khỏi chúng ta. Ngược lại, nó là bộ phận của chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo ra nó như hiện nay nó là; và đó là lý do tại sao muốn có một thay đổi cơ bản trong cấu trúc của xã hội, sự giáo dục đúng đắn là bước đầu tiên.
 Chỉ sự giáo dục đúng đắn, và không phải những học thuyết, những người lãnh đạo và những cách mạng kinh tế, mới có thể trao tặng một giải pháp vĩnh cửu cho những vấn đề và những đau khổ của chúng ta; và thấy sự thật của sự kiện này không là một vấn đề của sự thuyết phục thuộc cảm xúc hay trí năng, cũng không phải của sự tranh luận ranh mãnh.
 Nếu hạt nhân của khối giáo viên trong một trường học của loại đúng đắn dư thừa sự hiến dâng và sinh lực, nó sẽ tự tập hợp cho chính nó những người khác có cùng mục đích, và những người không quan tâm chẳng mấy chốc sẽ thấy rằng chính họ đã không còn ở đó nữa. Nếu trung tâm có ý định và tỉnh táo, vùng ngoại biên dửng dưng sẽ giảm dần và rơi rụng; nhưng nếu trung tâm dửng dưng, vậy là toàn nhóm người sẽ bị hoang mang và yếu ớt.
 Trung tâm không thể được tạo thành từ duy nhất người hiệu trưởng. Chắc chắn, nhiệt huyết và quan tâm mà phụ thuộc vào một người phải suy yếu và kiệt quệ. Quan tâm như thế phải giả tạo, hay thay đổi và vô giá trị, bởi vì nó có thể bị biến dạng và biến thành công cụ cho những ý thích và những tưởng tượng của một người khác. Nếu người hiệu trưởng chi phối, vậy thì chắc chắn tinh thần của tự do và đồng hợp tác không thể tồn tại. Một cá tánh mạnh mẽ có lẽ xây dựng được một trường học hạng nhất, nhưng sự sợ hãi và qui phục len lỏi vào, và thế là thông thường xảy ra rằng khối giáo viên trở thành những không-thực thể.
 Một nhóm người như thế không góp phần cho sự tự do và hiểu rõ cá thể. Khối giáo viên không nên bị sự chi phối của người hiệu trưởng, và người hiệu trưởng không nên đảm đương tất cả trách nhiệm; ngược lại, mỗi giáo viên nên cảm thấy sự trách nhiệm cho ngôi trường. Nếu chỉ có một ít người quan tâm, vậy thì sự dửng dưng hay đối nghịch của phần còn lại sẽ gây cản trở hay trì trệ sự nỗ lực chung.
 Người ta có lẽ nghi ngờ liệu một ngôi trường có thể vận hành mà không có một uy quyền trung tâm; nhưng người ta thực sự không biết, bởi vì nó đã chưa bao giờ được thử nghiệm. Chắc chắn, trong một nhóm của những người giáo dục thực sự, vấn đề của uy quyền này sẽ không bao giờ phát sinh. Khi tất cả mọi người đều đang nỗ lực để được tự do và thông minh, sự đồng hợp tác cùng lẫn nhau là điều có thể xảy ra được tại mọi mức độ. Đối với những người đã không trao chính họ một cách sâu thẳm và vĩnh viễn vào nhiệm vụ của sự giáo dục đúng đắn, không có một uy quyền trung tâm có lẽ chỉ là một lý thuyết không thực tế; nhưng nếu người ta hoàn toàn hiến dâng cho sự giáo dục đúng đắn, vậy thì người ta không yêu cầu bị thúc giục, bị hướng dẫn hay bị kiểm soát. Những người thầy thông minh linh động trong sự vận dụng những khả năng của họ; đang nỗ lực để được tự do cá thể, họ tuân theo những nội quy và làm bất kỳ việc gì đều vì lợi ích của toàn ngôi trường. Sự quan tâm nghiêm túc là sự khởi đầu của khả năng, và cả hai được củng cố bởi sự chuyên tâm.
 Nếu người ta không hiểu rõ những hàm ý thuộc tâm lý của sự vâng lời, thuần túy quyết định không tuân phục uy quyền sẽ chỉ dẫn đến sự hỗn loạn. Sự hỗn loạn như thế không do bởi không có uy quyền, nhưng do bởi không có sự quan tâm sâu thẳm lẫn nhau trong sự giáo dục đúng đắn. Nếu có sự quan tâm thực sự, có sự điều chỉnh chín chắn và liên tục về phía mỗi giáo viên đối với những yêu cầu và những nhu cầu của sự vận hành một ngôi trường. Trong bất kỳ sự liên hệ nào, những xung đột và những hiểu lầm đều không tránh khỏi; nhưng chúng trở thành quá độ khi không có tình yêu bắt buộc của sự quan tâm chung.
 Phải có sự đồng hợp tác vô giới hạn giữa tất cả những giáo viên trong một trường học của loại đúng đắn. Tất cả giáo viên nên gặp gỡ thường xuyên, bàn luận về những vấn đề khác nhau của ngôi trường; và khi họ đã đồng ý về một nguồn hành động nào đó, chắc chắn không khó khăn gì cả khi thực hiện điều gì đã được quyết định. Nếu quyết định nào đó được thực hiện bởi đa số nhưng duy nhất một giáo viên không chấp thuận, nó có thể được bàn luận lại tại gặp gỡ kế tiếp của khoa.
 Không giáo viên nào nên sợ hãi hiệu trưởng, cũng không hiệu trưởng nào nên cảm thấy bị đe dọa bởi những giáo viên thâm niên. Sự đồng ý vui vẻ có thể xảy ra chỉ khi nào có một bình đẳng tuyệt đối trong tất cả. Điều cốt lõi là sự cảm thấy của bình đẳng này thịnh hành, bởi vì có sự đồng hợp tác thực sự chỉ khi nào ý thức của cao cấp và đối nghịch của nó không còn tồn tại. Nếu có sự tin cậy lẫn nhau, bất kỳ khó khăn hay hiểu lầm nào sẽ không bị gạt đi, nhưng sẽ được dối diện, và sự tin tưởng được khôi phục.
 Nếu những giáo viên không chắc chắn về sự quan tâm và nghề nghiệp riêng của họ, hiển nhiên sẽ có sự ganh tị và hận thù trong số họ, và họ sẽ làm cạn kiệt bất kỳ năng lượng nào họ có chỉ vì những chi tiết vụn vặt và những tranh luận phá hoại; ngược lại, những cáu kỉnh và những bất đồng hời hợt sẽ mau chóng bị tan biến nếu có một quan tâm hừng hực trong việc sáng tạo loại giáo dục đúng đắn. Vậy thì những chi tiết mà có vẻ nghiêm trọng trở về sự tương quan thông thường của nó, sự xung đột và những hận thù cá nhân đều được hiểu rõ là hão huyền và hủy hoại, và tất cả những nói chuyện và những bàn luận giúp đỡ người ta tìm được điều gì là đúng đắn và không phải người nào là đúng đắn.
 Những khó khăn và những hiểu lầm nên luôn luôn được nói chuyện bởi những người đang làm việc cùng nhau bằng một ý định chung, bởi vì nó giúp đỡ làm rõ ràng bất kỳ sự hoang mang nào mà có lẽ tồn tại trong sự suy nghĩ riêng của người ta. Khi có sự quan tâm có mục đích, cũng có sự thẳng thắn và tình đồng nghiệp giữa những giáo viên, và hận thù không bao giờ có thể nảy sinh giữa họ; nhưng nếu sự quan tâm đó không có, mặc dù trên bề mặt họ có lẽ đồng hợp tác vì lợi ích lẫn nhau của họ, sẽ luôn luôn có xung đột và thù địch.
 Dĩ nhiên, có lẽ có những nhân tố khác đang gây ra xung đột giữa những thành viên của khối giáo viên. Một giáo viên có lẽ làm việc quá sức, một người khác có lẽ có những lo âu gia đình hay cá nhân, và có lẽ vẫn còn những người khác không cảm thấy quan tâm sâu thẳm trong việc gì họ đang thực hiện. Chắc chắn, tất cả những vấn đề này có thể giải quyết được nhờ vào sự tranh luận triệt để và thẳng thắn tại gặp gỡ của những giáo viên, bởi vì sự quan tâm lẫn nhau sinh ra sự đồng hợp tác. Chắc chắn không thứ gì đầy sinh lực có thể được tạo ra nếu một ít người làm mọi việc và những người khác lại ngồi ngả người ra.
 Sự phân phối bình đẳng của công việc sáng tạo sự thong dong đối với tất cả, và chắc chắn mỗi người đều phải có một thời gian nhàn rỗi nào đó. Một giáo viên làm việc quá sức trở thành một vấn đề cho chính anh ấy và những người khác. Nếu người ta bị căng thẳng nhiều quá, người ta có khuynh hướng trở nên thờ thẫn, lười biếng, và đặc biệt như thế nếu người ta đang làm việc gì đó không ưa thích. Sự phục hồi sức khỏe không thể xảy ra được nếu có hoạt động liên tục, thân thể lẫn tinh thần; nhưng vấn đề của sự nhàn rỗi này có thể được sắp xếp một cách thân thiện và có thể chấp nhận được cho tất cả.
 Điều gì tạo thành sự nhàn rỗi khác biệt đối với mỗi cá nhân. Đối với một số người mà quan tâm vô cùng trong công việc của họ, chính công việc đó là sự nhàn rỗi; chính hành động của sự quan tâm, như là học hành, là một hình thức của sự thư giãn. Đối với những người khác, sự nhàn rỗi có lẽ là một rút lui vào nghỉ ngơi riêng biệt một mình.
 Nếu người giáo dục cần có một lượng thời gian cho riêng biệt một mình anh ấy, anh ấy chỉ nên chịu trách nhiệm với số học sinh mà anh ấy có thể dễ dàng đối phó. Một liên hệ sinh động và trực tiếp giữa giáo viên và học sinh hầu như không thể xảy ra được khi giáo viên đó bị gánh nặng bởi nhiều học sinh không thể điều khiển được.
 Vẫn còn một lý do khác tại sao những trường học nên được duy trì ít học sinh. Rất quan trọng khi phải có một số lượng học sinh rất giới hạn trong một lớp học, để cho người giáo dục có thể trao sự chú ý tổng thể cho mỗi học sinh. Khi nhóm học sinh quá đông anh ấy không thể thực hiện việc này, và thế là hình phạt và phần thưởng trở thành một cách tiện lợi của kỷ luật ép buộc.
 Loại giáo dục đúng đắn không thể xảy ra được trong một ngôi trường có nhiều học sinh. Muốn học hành, mỗi đứa trẻ cần đến sự kiên nhẫn, tỉnh táo và thông minh. Muốn quan sát những khuynh hướng của đứa trẻ, những năng khiếu của em, tính nết của em, muốn hiểu rõ những khó khăn của em, tìm hiểu tính di truyền và sự ảnh hưởng của cha mẹ em và không chỉ đánh giá em thuộc về một bảng phân loại nào đó – tất cả điều này đòi hỏi một cái trí linh động và nhạy bén, không bị cản trở bởi bất kỳ hệ thống hay thành kiến nào. Nó cần đến kỹ năng, sự quan tâm mãnh liệt và, trên tất cả, một ý thức của tình yêu; và để sáng tạo những người giáo dục có được những chất lượng này là một trong những vấn đề chính của chúng ta ngày nay.
 Tinh thần của sự tự do cá thể và thông minh nên luôn luôn thâm nhập toàn ngôi trường. Điều này phải được bàn luận kỹ càng và có chủ đích, và sự đề cập ngẫu nhiên tại những khoảnh khắc bất ngờ về những từ ngữ ‘tự do’ và ‘thông minh’ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
 Rất quan trọng rằng những học sinh và những giáo viên phải gặp gỡ đều đặn để bàn luận tất cả những vấn đề liên quan đến sự hạnh phúc của toàn ngôi trường. Một hội đồng học sinh mà những giáo viên đại diện nên được thành lập, mà có thể tranh luận triệt để và thẳng thắn về tất cả những vấn đề của kỷ luật, vệ sinh, thức ăn và vân vân, và cũng có thể giúp đỡ để hướng dẫn bất kỳ những học sinh nào mà không hiểu vì lý do gì đã buông thả, phóng đãng, dửng dưng hay bướng bỉnh.
 Những học sinh nên chọn lựa trong các em những người sẽ có trách nhiệm thực hiện những quyết định và giúp đỡ sự giám sát chung. Rốt cuộc, chính phủ tự trị trong ngôi trường là một chuẩn bị cho chính phủ tự trị trong sống kế tiếp. Nếu, khi đứa trẻ ở trường, em học hành cách ân cần, tế nhị, không cá nhân và có thông minh trong bất kỳ bàn luận liên quan đến những vấn đề hàng ngày của em, khi đứa trẻ lớn lên em có thể gặp gỡ một cách hiệu quả và bình thản trước những thử thách nghiêm trọng và nhiều phức tạp hơn của sống. Trường học nên khuyến khích những em học sinh hiểu rõ những khó khăn và những cá biệt, những tâm trạng và những tính nết của lẫn nhau; bởi vì sau đó, khi các em lớn lên, các em sẽ chín chắn và kiên nhẫn hơn trong sự liên hệ của em với những người khác.
 Cùng tinh thần của tự do và thông minh này cũng phải rõ ràng trong những học hành của đứa trẻ. Nếu em muốn sáng tạo và không chỉ là một cái máy tự động, học sinh không nên được khuyến khích để chấp nhận những công thức và những kết luận. Ngay cả trong việc học hành một khoa học, người ta nên lý luận cùng em, giúp đỡ em hiểu rõ vấn đề trong tổng thể của nó và sử dụng sự nhận xét riêng của em.
 Nhưng còn sự hướng dẫn thì sao? Không nên có sự hướng dẫn à? Muốn trả lời câu hỏi này phải phụ thuộc vào điều gì được hàm ý trong từ ngữ ‘hướng dẫn.’ Nếu trong những quả tim của họ, những giáo viên đã xóa sạch tất cả sợ hãi và ham muốn để chi phối, vậy thì họ có thể giúp đỡ học sinh hướng về sự hiểu rõ và sự tự do sáng tạo; nhưng nếu có một ham muốn có ý thức hay không ý thức để hướng dẫn em ấy về một mục đích đặc biệt, vậy thì chắc chắn họ đang cản trở sự phát triển của em ấy. Sự hướng dẫn về một mục đích đặc biệt, dù được tạo ra bởi chính người ta hay bị áp đặt bởi một người khác, hủy hoại tánh sáng tạo.
 Nếu người giáo dục quan tâm đến sự tự do của cá thể, và không phải đến những định kiến riêng của anh ấy, anh ấy sẽ giúp đỡ đứa trẻ khám phá sự tự do đó bằng cách khuyến khích em hiểu rõ môi trường sống riêng của em, tính nết riêng của em, nền quá khứ gia đình và tôn giáo của em, cùng tất cả những ảnh hưởng và những tác động mà chúng có thể có vào em. Nếu có tình yêu và tự do trong những quả tim của chính những giáo viên, họ sẽ tiếp cận mỗi em học sinh một cách đầy tế nhị về những nhu cầu và những khó khăn của em; và thế là các em sẽ không chỉ là những cái máy tự động, đang vận hành tùy theo những phương pháp và những công thức, nhưng là những con người tự nhiên, luôn luôn tỉnh táo và thương yêu.
 Loại giáo dục đúng đắn cũng nên giúp đỡ học sinh khám phá điều gì em quan tâm nhất. Nếu đứa trẻ không tìm được thiên hướng thực sự của em, dường như suốt sống của em sẽ bị phí phạm; em sẽ cảm thấy thất vọng khi đang làm việc gì đó mà em không muốn làm. Nếu em muốn là một họa sĩ thay vì trở thành một thư ký trong văn phòng nào đó, em sẽ trải qua sống của em để phàn nàn và chết dần chết mòn. Vì vậy, rất quan trọng cho mỗi học sinh phải tìm được việc gì em muốn làm, và sau đó thấy liệu nó là công việc xứng đáng. Một cậu trai có lẽ muốn là một người lính; nhưng trước khi em chọn lựa nghề lính, em nên được giúp đỡ để tìm ra liệu sự ưa thích quân đội có ích lợi cho tổng thể của nhân loại.
 Giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ em học sinh, không chỉ phát triển những khả năng của em, nhưng còn phải hiểu rõ sự quan tâm mãnh liệt nhất của em. Trong một thế giới bị xé nát bởi những chiến tranh, sự hủy diệt và sự đau khổ, người ta không thể sáng tạo một trật tự xã hội mới mẻ và tạo ra một cách sống khác hẳn.
 Trách nhiệm cho việc xây dựng một xã hội khai sáng và hòa bình nhờ vào chính người giáo dục, và rõ ràng, nếu không bị khuấy động thuộc cảm tính về nó, anh ấy có một cơ hội rất to tát để giúp đỡ trong đạt được sự thay đổi thuộc xã hội đó. Loại giáo dục đúng dắn không phụ thuộc vào những luật lệ của bất kỳ chính phủ nào hay những phương pháp của bất kỳ hệ thống đặc biệt nào; nó nhờ vào những bàn tay riêng của chúng ta, những bàn tay của những phụ huynh và những giáo viên.
 Nếu cha mẹ thực sự chăm sóc con cái của họ, họ sẽ sáng tạo một xã hội mới mẻ; nhưng tại cơ bản hầu hết những cha mẹ đều không quan tâm, và thế là họ không có thời gian cho vấn đề khẩn cấp nhất này. Họ có thời gian cho việc kiếm tiền, cho những vui chơi, cho những nghi lễ và sự thờ cúng, nhưng lại không có thời gian suy nghĩ để tìm ra điều gì là loại giáo dục đúng đắn cho con cái của họ. Đây là một sự kiện mà đa số mọi con người đều không muốn đối diện. Đối diện nó có lẽ có nghĩa rằng họ sẽ phải từ bỏ những vui chơi và những giải trí của họ, và chắc chắn họ không sẵn lòng thực hiện việc đó. Thế là họ gửi con cái của họ đến những trường học nơi giáo viên không quan tâm nhiều hơn họ lắm. Tại sao anh ấy phải quan tâm? Nghề dạy học chỉ là một việc làm đối với anh ấy, một cách kiếm tiền.
 Thế giới mà chúng ta đã tạo ra quá hời hợt, quá giả tạo, quá xấu xa nếu người ta nhìn phía sau bức màn; và chúng ta trang trí bức màn, trong chừng mực nào đó hy vọng mọi thứ sẽ đúng đắn. Bất hạnh thay hầu hết mọi người không nghiêm túc lắm về sống ngoại trừ, có lẽ, khi nó cần phải kiếm tiền, giành giật quyền hành, hay theo đuổi sự hứng khởi tình dục. Họ không muốn đối diện những vấn đề phức tạp khác của sống, và đó là lý do tại sao, khi con cái của chúng ta lớn lên, chúng cũng không chín chắn và không hòa hợp như cha mẹ của chúng, liên tục đang đấu tranh với chính chúng và với thế giới.
 Chúng ta quá dễ dàng để hò hét rằng chúng ta thương yêu con cái của chúng ta; nhưng liệu có tình yêu trong những quả tim của chúng ta khi chúng ta chấp nhận những điều kiện xã hội hiện nay, khi chúng ta không muốn sáng tạo một thay đổi cơ bản trong xã hội thoái hóa này? Và chừng nào chúng ta còn phó thác cho những người chuyên môn giáo dục con cái của chúng ta, sự hỗn loạn và đau khổ này sẽ tiếp tục; bởi vì những người chuyên môn, đang quan tâm đến bộ phận và không phải đến tổng thể, chính họ cũng không hòa hợp.
 Thay vì là nghề nghiệp đầy trách nhiệm và vinh dự nhất, hiện nay giáo dục bị coi thường, và hầu hết những người giáo dục đều bị cố định trong một lề thói. Thật ra, họ không quan tâm đến sự hòa hợp và thông minh, nhưng quan tâm đến sự truyền đạt của thông tin; và một con người chỉ phổ biến những thông tin của thế giới hỗn loạn quanh anh ấy không là người giáo dục.
 Một người giáo dục không chỉ là một người truyền đạt thông tin; anh ấy là người hướng dẫn đến sự thông minh, đến sự thật. Sự thật còn quan trọng nhiều hơn người giáo viên. Tìm kiếm sự thật là tôn giáo, và sự thật không thuộc quốc gia, không thuộc giáo điều, nó không được tìm ra trong bất kỳ đền chùa, nhà thờ hay thánh đường nào. Nếu không tìm kiếm sự thật, chẳng mấy chốc xã hội thoái hóa. Muốn sáng tạo một xã hội mới mẻ, mỗi người chúng ta phải là một người giáo viên thực sự, mà có nghĩa rằng chúng ta phải là cả học sinh lẫn giáo viên; chúng ta phải tự giáo dục chính chúng ta.
 Nếu một trật tự xã hội mới mẻ muốn được thiết lập, những người dạy học vì lương bổng chắc chắn không có vị trí như những người giáo viên. Nghĩ rằng giáo dục như một phương tiện kiếm sống là bóc lột trẻ em cho lợi lộc riêng của người ta. Trong một xã hội khai sáng, những giáo viên sẽ không quan tâm đến sự thịnh vượng riêng của họ, và cộng đồng sẽ cung cấp những nhu cầu của họ.
Người giáo viên thực sự không là người đã thành lập một học viện giáo dục ấn tượng, anh ấy cũng không là một công cụ của những người chính trị, anh ấy cũng không bị trói buộc vào một lý tưởng, một niềm tin hay một quốc gia. Người giáo viên thực sự giàu có bên trong, và vì vậy anh ấy không xin xỏ bất kỳ thứ gì cho chính anh ấy; anh ấy không tham vọng và không tìm kiếm quyền hành trong bất kỳ hình thức nào; anh ấy không sử dụng dạy học như một phương tiện của chức vụ hay uy quyền, và vì vậy anh ấy được tự do khỏi sự ép buộc của xã hội và sự kiểm soát của những chính phủ. Những giáo viên như thế có vị trí cơ bản trong một văn minh khai sáng, bởi vì văn hóa thực sự được đặt nền tảng, không phải vào những kỹ sư và những chuyên viên, nhưng vào những người giáo dục.
CHƯƠNG VI
PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Loại giáo dục đúng đắn bắt đầu nơi người giáo dục, mà phải hiểu rõ về chính anh ấy và được tự do khỏi những khuôn mẫu được thiết lập của sự suy nghĩ; bởi vì điều gì anh ấy là, điều đó anh ấy chuyển tải. Nếu anh ấy đã không được giáo dục đúng đắn, anh ấy có thể chuyển tải được điều gì ngoại trừ cùng sự hiểu biết máy móc mà chính anh ấy đã được nuôi dưỡng? Vì vậy, vấn đề không là đứa trẻ, nhưng phụ huynh và giáo viên; vấn đề là giáo dục người giáo dục.
 Nếu chúng ta, những người giáo dục, không hiểu rõ về chính chúng ta, nếu chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với đứa trẻ nhưng chỉ nhét đầy thông tin vào em và giúp đỡ em vượt qua những kỳ thi, làm thế nào chúng ta có thể sáng tạo một loại giáo dục mới mẻ? Học sinh hiện diện ở đó để được hướng dẫn và được giúp đỡ; nhưng nếu chính người hướng dẫn, người giúp đỡ bị hoang mang và nông cạn, yêu quốc gia và chất đầy lý thuyết, vậy thì tự nhiên, học sinh của anh ấy sẽ là cái gì anh ấy là, và sự giáo dục trở thành một cái nguồn của sự hoang mang và đấu tranh thêm nữa.
 Nếu chúng ta thấy sự thật của điều này, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta bắt đầu giáo dục chính chúng ta một cách đúng đắn là điều quan trọng vô cùng. Quan tâm đến sự giáo dục lại của riêng chúng ta còn cần thiết hơn là lo lắng về sự hạnh phúc và sự an toàn tương lai của đứa trẻ.
 Giáo dục người giáo dục – đó là, khiến cho anh ấy hiểu rõ về chính anh ấy – là một trong những cam kết khó khăn nhất, bởi vì hầu hết chúng ta đều bị cố định sẵn trong một hệ thống của sự suy nghĩ hay một khuôn mẫu của hành động; chúng ta đã dâng hiến cho học thuyết nào đó, cho một tôn giáo, hay cho một tiêu chuẩn đặc biệt của cách ứng xử. Đó là lý do tại sao chúng ta dạy dỗ đứa trẻ suy nghĩ cái gì và không phải suy nghĩ như thế nào.
 Hơn nữa, đa phần những phụ huynh và những giáo viên đều bị bận tâm bởi những xung đột và những đau khổ riêng của họ. Dù giàu có hay nghèo khổ, hầu hết những phụ huynh đều bị nuốt trọn trong những lo âu và những thách thức cá nhân của họ. Họ không nghiêm túc quan tâm đến sự thoái hóa đạo đức và xã hội hiện nay, nhưng chỉ ham muốn rằng con cái của họ sẽ được trang bị để xoay xở trong thế giới. Họ lo âu về tương lai của con cái họ, hăm hở cho chúng được giáo dục để bám víu những vị trí an toàn, hay để kết hôn có hạnh phúc.
 Trái ngược với điều gì thông thường được tin tưởng, hầu hết những phụ huynh đều không thương yêu con cái của họ, mặc dù họ nói về thương yêu chúng. Nếu những phụ huynh thực sự thương yêu con cái của họ, sẽ không có sự nhấn mạnh được đặt vào gia đình và quốc gia như đối nghịch với tổng thể, mà gây ra những phân chia chủng tộc và xã hội giữa con người và tạo ra chiến tranh và nghèo khổ. Quả rất lạ lùng rằng, trong khi con người được đào tạo nghiêm ngặt để là những luật sư hay những bác sĩ, họ có lẽ trở thành những cha mẹ mà không trải qua bất kỳ sự đào tạo nào để phù hợp vào nhiệm vụ quan trọng nhất này.
 Luôn luôn, gia đình, cùng những khuynh hướng gây tách rời của nó, khuyến khích qui trình chung của sự cô lập, vì vậy trở thành một nhân tố gây thoái hóa trong xã hội. Chỉ khi nào có tình yêu và sự hiểu rõ thì những bức tường của sự cô lập mới bị phá sập, và vậy là gia đình không còn là một vòng tròn khép kín nữa, nó không là một nhà tù và cũng không là một nơi trú ẩn; vậy là những cha mẹ hiệp thông, không chỉ cùng con cái của họ, nhưng còn cả cùng những người hàng xóm của họ.
 Bị mê mải trong những vấn đề riêng của họ, nhiều phụ huynh đẩy trách nhiệm cho sự hạnh phúc của con cái họ qua giáo viên; và vì vậy rất quan trọng rằng người giáo dục cũng phải giúp đỡ trong sự giáo dục những cha mẹ.
 Anh ấy phải nói chuyện với họ, giải thích rằng sự hỗn loạn của thế giới phản ảnh sự hỗn loạn thuộc cá nhân riêng của họ. Anh ấy phải vạch rõ rằng sự tiến bộ khoa học trong chính nó không thể tạo ra một thay đổi cơ bản trong những giá trị đang tồn tại; rằng sự đào tạo kỹ thuật, mà hiện nay được gọi là giáo dục, đã không trao tặng con người sự tự do hay khiến cho anh ấy hạnh phúc hơn; và rằng quy định học sinh phải chấp nhận môi trường sống hiện nay không dẫn đến sự thông minh. Anh ấy phải giải thích cho họ điều gì anh ấy đang cố gắng làm cho người con của họ, và anh ấy đang khởi sự về nó như thế nào. Anh ấy phải thức dậy sự tin tưởng của những phụ huynh, không phải bằng cách sử dụng uy quyền của một người chuyên môn đang tiếp xúc những người bình thường dốt nát, nhưng bằng cách nói chuyện với họ về tính nết, những khó khăn, những năng khiếu của đứa trẻ và vân vân.
 Nếu giáo viên có một quan tâm thực sự đến đứa trẻ như một cá thể, những phụ huynh sẽ có sự tin tưởng nơi anh ấy, và luân phiên anh ấy cũng học hành từ họ. Sự giáo dục đúng đắn là một công việc hỗ tương đòi hỏi sự kiên nhẫn, ân cần và thương yêu. Những giáo viên khai sáng trong một cộng đồng khai sáng có thể thực hiện vấn đề của làm thế nào giáo dục trẻ em này, và những thử nghiệm dựa vào nó nên được thực hiện trên một kích cỡ nhỏ bởi những giáo viên quan tâm và những phụ huynh chín chắn.
 Có khi nào những cha mẹ tự hỏi chính họ tại sao họ có con cái? Liệu họ có con cái để tiếp tục tên tuổi của họ, tiếp tục tài sản của họ? Liệu họ muốn có con cái chỉ vì sự ích lợi của sự thỏa mãn riêng của họ, để đáp ứng những nhu cầu cảm tính riêng của họ? Nếu như thế, vậy thì những đứa trẻ trở thành một chiếu rọi thuần túy của những ham muốn và những sợ hãi của cha mẹ chúng.
 Liệu cha mẹ có thể khẳng định thương yêu con cái của họ khi, bằng cách giáo dục chúng sai lầm, họ ủng hộ sự ganh tị, thù hận và tham vọng? Liệu do bởi tình yêu mà khích động những thù hận chủng tộc và quốc gia để dẫn đến chiến tranh, hủy diệt và đau khổ hoàn toàn, mà xếp đặt con người chống lại con người nhân danh những tôn giáo và những học thuyết?
 Nhiều cha mẹ khuyến khích đứa trẻ theo những hình thức của xung đột và đau khổ, không những bằng cách thả cho em ấy tuân phục vào loại giáo dục sai lầm, nhưng còn bằng cách họ theo đuổi những sống riêng của họ; và sau đó, khi đứa trẻ lớn lên và chịu đựng đau khổ, họ cầu nguyện cho em và tìm kiếm những bào chữa cho cách cư xử của em. Sự chịu đựng đau khổ của những cha mẹ vì con cái của họ là một hình thức của tự-thương hại chiếm hữu mà tồn tại chỉ khi nào không có tình yêu.
 Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ không yêu tổ quốc, họ sẽ không đồng hóa chính mình cùng bất kỳ quốc gia nào; bởi vì sự tôn sùng Chính thể tạo ra chiến tranh, mà giết chết hay gây tàn phế những người con của họ. Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ tìm được sự liên hệ đúng đắn với tài sản là gì; bởi vì bản năng chiếm hữu đã trao cho tài sản một ý nghĩa quan trọng và giả dối mà đang hủy diệt thế giới. Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào; bởi vì giáo điều và niềm tin phân chia con người thành những nhóm xung đột, đang gây ra thù hận giữa con người và con người. Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ gạt đi sự ganh tị và đấu tranh, và sẽ khởi sự thay đổi một cách cơ bản cấu trúc của xã hội hiện nay.
 Chừng nào chúng ta còn muốn con cái của chúng ta có quyền hành, có những vị trí quan trọng hơn và quan trọng hơn, trở nên thành công và thành công hơn, còn không có tình yêu trong những quả tim của chúng ta; bởi vì sự tôn sùng của thành công khuyến khích sự xung đột và đau khổ. Thương yêu con cái của chúng ta là hiệp thông trọn vẹn cùng chúng; nó là để thấy rằng chúng có loại giáo dục mà sẽ giúp đỡ chúng nhạy cảm, thông minh và tổng thể.
 Điều đầu tiên mà người giáo viên phải tự hỏi chính anh ấy, khi anh ấy quyết định rằng anh ấy muốn dạy học, là chính xác anh ấy có ý gì qua từ ngữ ‘dạy học’? Liệu anh ấy dạy những môn học thông thường trong lề thói? Liệu anh ấy muốn quy định đứa trẻ để trở thành một răng cưa trong bộ máy xã hội, hay giúp đỡ em là một người sáng tạo, tổng thể, một đe dọa đối với những giá trị giả dối? Và nếu người giáo dục muốn giúp đỡ học sinh thâm nhập và hiểu rõ những giá trị và những ảnh hưởng chung quanh em mà chính em là một bộ phận, anh ấy không phải tự nhận biết được chúng, hay sao? Nếu người ta mù lòa, liệu người ta có thể giúp đỡ những người khác băng sang bờ bên kia?
 Chắc chắn, đầu tiên chính giáo viên phải bắt đầu thấy. Anh ấy phải liên tục tỉnh táo, mãnh liệt nhận biết được những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của anh ấy, nhận biết được những phương cách mà trong nó anh ấy bị quy định, nhận biết được những hoạt động của anh ấy và những phản ứng của anh ấy; bởi vì từ sự nhận biết này hiện diện thông minh, và cùng nó là một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ của anh ấy với con người và với những sự việc sự vật.
 Thông minh không liên quan gì đến vượt qua những kỳ thi. Thông minh là sự nhận biết tự phát mà khiến cho một con người mạnh mẽ và tự do. Muốn thức dậy thông minh trong một đứa trẻ, chúng ta phải bắt đầu hiểu rõ cho chính chúng ta thông minh là gì; bởi vì làm thế nào chúng ta yêu cầu đứa trẻ thông minh trong khi chính chúng ta vẫn còn dốt nát trong quá nhiều cách? Vấn đề không chỉ là những khó khăn của học sinh, nhưng còn cả những khó khăn của riêng chúng ta; những sợ hãi chồng chất, những bất hạnh và những tuyệt vọng mà chúng ta không được tự do khỏi chúng. Với mục đích giúp đỡ đứa trẻ được thông minh, chúng ta phải phá vỡ trong chính chúng ta những cản trở đó mà khiến cho chúng ta dốt nát và không chín chắn.
 Làm thế nào chúng ta có thể dạy dỗ trẻ em không tìm kiếm sự an toàn cá nhân nếu chính chúng ta đang theo đuổi nó? Liệu có hy vọng gì cho đứa trẻ nếu chúng ta, mà là cha mẹ và giáo viên, không hoàn toàn nhạy cảm cùng sự sống, nếu chúng ta dựng lên những bức tường phòng vệ quanh chính chúng ta? Muốn khám phá ý nghĩa thực sự của sự đấu tranh cho an toàn này, mà đang gây ra quá nhiều hỗn loạn như thế trong thế giới, chúng ta phải bắt đầu thức dậy thông minh riêng của chúng ta bằng cách nhận biết những quy trình tâm lý của chúng ta; chúng ta phải bắt đầu nghi ngờ tất cả những giá trị mà hiện nay đang bao bọc chúng ta.
 Chúng ta không nên tiếp tục một cách mù quáng để phù hợp vào khuôn mẫu trong đó chúng ta tình cờ đã được nuôi nấng. Làm thế nào luôn luôn có thể có sự hợp nhất trong cá thể và thế là trong xã hội nếu chúng ta không hiểu rõ về chính chúng ta? Nếu người giáo dục không hiểu rõ về chính anh ấy, nếu anh ấy không thấy những phản ứng bị quy định riêng của anh ấy và đang bắt đầu làm tự do chính anh ấy khỏi những giá trị đang tồn tại, làm thế nào anh ấy có thể thức dậy thông minh trong đứa trẻ? Và nếu anh ấy không thể thức dậy thông minh trong đứa trẻ, vậy thì chức năng của anh ấy là gì?
 Chỉ bằng cách hiểu rõ những phương cách của sự suy nghĩ và cảm thấy riêng của chúng ta thì chúng ta mới có thể thực sự giúp đỡ đứa trẻ để là một người tự do; và nếu người giáo dục quan tâm mãnh liệt đến điều này, anh ấy sẽ tỉnh táo cực độ, không chỉ về đứa trẻ, nhưng còn cả về chính anh ấy.
 Chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta quan sát những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của chúng ta. Nếu chúng xấu xa lộ liễu, chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa đầy đủ của chúng, nhưng chỉ cố gắng kiểm soát chúng hay xua đuổi chúng. Chúng ta không nhận biết sâu thẳm về chính chúng ta; những suy nghĩ và những cảm thấy của chúng ta được rập khuôn, tự động. Chúng ta học hành một ít môn học, thâu lượm vài thông tin, và sau đó cố gắng chuyển nó sang những đứa trẻ.
 Nhưng nếu chúng ta quan tâm mãnh liệt, chúng ta sẽ không chỉ cố gắng tìm ra những thử nghiệm nào đang được thực hiện trong giáo dục nơi những vùng đất khác nhau của thế giới, nhưng chúng ta sẽ muốn rất rõ ràng về sự tiếp cận riêng của chúng ta đến toàn nghi vấn này; chúng ta sẽ tự chất vấn tại sao và với mục đích gì chúng ta đang giáo dục những đứa trẻ và chính chúng ta; chúng ta sẽ thâm nhập vào ý nghĩa của sự tồn tại, vào sự liên hệ của cá thể với xã hội. Chắc chắn, những người giáo dục phải nhận biết được những vấn đề này và cố gắng giúp đỡ đứa trẻ khám phá sự thật liên quan đến chúng, mà không chiếu rọi vào em ấy những đặc điểm riêng và những thói quen của sự suy nghĩ của họ.
 Chỉ tuân theo một hệ thống, dù chính trị hay giáo dục, sẽ không bao giờ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội của chúng ta; và hiểu rõ cách tiếp cận đến bất kỳ vấn đề nào của chúng ta còn quan trọng nhiều hơn hiểu rõ chính vấn đề đó.
 Nếu trẻ em muốn được tự do khỏi sự sợ hãi – dù sợ hãi cha mẹ của chúng, môi trường sống của chúng, hay Thượng đế – chính người giáo dục phải không có sợ hãi. Nhưng đó là sự khó khăn: tìm được những giáo viên mà chính họ không là con mồi của loại sợ hãi nào đó. Sợ hãi làm chật hẹp sự suy nghĩ và kiềm hãm sự sáng tạo, và chắc chắn một giáo viên bị sợ hãi không thể chuyển tải ý nghĩa sâu thẳm của sự hiện diện không sợ hãi. Giống như tốt lành, sợ hãi cũng lan truyền. Nếu chính người giáo dục bị sợ hãi một cách kín đáo, anh ấy sẽ chuyển sự sợ hãi đó sang những học sinh của anh ấy, mặc dù sự lây nhiễm có lẽ không được thấy ngay tức khắc.
 Ví dụ, giả sử rằng một giáo viên sợ hãi quan điểm của quần chúng; anh ấy thấy sự vô lý của sợ hãi của anh ấy, và tuy nhiên không thể vượt khỏi nó. Anh ấy sẽ làm gì? Ít nhất anh ấy có thể thừa nhận nó cho chính anh ấy, và có thể giúp đỡ những học sinh của anh ấy hiểu rõ sự sợ hãi bằng cách tạo ra phản ứng tâm lý riêng của anh ấy và nói chuyện cởi mở về điều đó cùng các em. Sự tiếp cận chân thật và thẳng thắn này sẽ khuyến khích những học sinh rất nhiều để khoáng đạt và trực tiếp cùng chính các em và cùng những giáo viên một cách bình đẳng.
 Muốn trao sự tự do cho đứa trẻ, chính người giáo dục phải nhận biết được những hàm ý và ý nghĩa trọn vẹn của sự tự do. Mẫu mực và ép buộc trong bất kỳ hình thức nào không giúp đỡ tạo ra sự tự do, và chỉ trong sự tự do mới có thể sáng tạo tự khám phá và sự thấu triệt.
 Đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những con người và những sự vật quanh em, và loại người giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ em lật tung những ảnh hưởng này và giá trị thực sự của chúng. Những giá trị đúng đắn không được khám phá qua uy quyền của xã hội hay truyền thống; chỉ sự chín chắn cá thể mới có thể phơi bày chúng.
 Nếu người ta hiểu rõ điều này một cách sâu thẳm, từ ngay khởi đầu người ta sẽ khuyến khích học sinh thức dậy sự thấu triệt vào những giá trị cá thể và xã hội hiện nay. Người ta sẽ khuyến khích em tìm ra, không phải bất kỳ bộ giá trị đặc biệt nào, nhưng giá trị thực sự của tất cả sự việc sự vật. Người ta sẽ giúp đỡ em không sợ hãi, mà là được tự do khỏi tất cả mọi chi phối, dù bởi giáo viên, gia đình hay xã hội, để cho như một cá thể, em có thể nở hoa trong tình yêu và tốt lành. Trong giúp đỡ học sinh hướng về sự tự do như thế, người giáo dục cũng đang thay đổi những giá trị riêng của anh ấy; anh ấy cũng đang bắt đầu xóa sạch ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ anh ấy cũng đang nở hoa trong tình yêu và tốt lành. Sự tiến hành của giáo dục lẫn nhau này sáng tạo một liên hệ hoàn toàn khác hẳn giữa giáo viên và học sinh.
 Sự chi phối hay ép buộc thuộc bất kỳ loại nào là một cản trở trực tiếp đến sự tự do và thông minh. Loại người giáo dục đúng đắn không có uy quyền, không quyền hành trong xã hội; anh ấy vượt khỏi những giáo huấn và những luật lệ của xã hội. Nếu chúng ta muốn giúp đỡ em học sinh được tự do khỏi những cản trở của em ấy, mà đã được tạo ra bởi chính em ấy và bởi môi trường sống của em ấy, vậy thì mọi hình thức của sự ép buộc và chi phối phải được hiểu rõ và xóa sạch; và điều này không thể thực hiện được nếu người giáo dục cũng không đang giải thoát anh ấy khỏi tất cả uy quyền thoái hóa.
 Theo sau một người khác, dù vĩ đại ra sao, ngăn cản sự khám phá những phương cách của cái tôi; theo đuổi sự hứa hẹn của Không tưởng được sáng chế sẵn nào đó khiến cho cái trí hoàn toàn không nhận biết được hành động khép kín của sự ham muốn riêng của nó cho thanh thản, cho uy quyền, cho sự giúp đỡ của người nào đó. Vị giáo sĩ, người chính trị, luật sư, người lính, tất cả đều ở đó để ‘giúp đỡ’ chúng ta, nhưng sự giúp đỡ đó hủy diệt sự thông minh và tự do. Sự giúp đỡ mà chúng ta cần đến không nằm ở phía bên ngoài chúng ta. Chúng ta không phải nài nỉ cho sự giúp đỡ; nó đến mà không cần chúng ta tìm kiếm nó khi chúng ta khiêm tốn trong công việc hiến dâng của chúng ta, khi chúng ta mở cửa cho sự hiểu rõ về những thử thách và những biến cố hàng ngày của chúng ta.
 Chúng ta phải ngăn ngừa sự khao khát có ý thức hay không ý thức để nhận được sự ủng hộ và khuyến khích, bởi vì sự khao khát như thế gây ra phản ứng riêng của nó, mà luôn luôn gây thỏa mãn. Rất dễ chịu khi có người nào đó khuyến khích chúng ta, hướng dẫn chúng ta, an ủi chúng ta; nhưng thói quen của dựa vào một người khác như một người hướng dẫn, như một uy quyền, chẳng mấy chốc trở thành một thuốc độc trong hệ thống của chúng ta. Khoảnh khắc chúng ta phụ thuộc vào người nào đó cho sự hướng dẫn, chúng ta quên bẵng ý định khởi đầu của chúng ta, mà là thức dậy sự tự do và thông minh cá thể.
 Tất cả uy quyền là một cản trở, và người giáo dục không nên trở thành một uy quyền cho em học sinh là điều cốt lõi. Sự thiết lập uy quyền là cả một qui trình có ý thức lẫn không ý thức.
 Em học sinh bị hoang mang, đang tìm kiếm, nhưng giáo viên chắc chắn trong sự hiểu biết của anh ấy, vững vàng trong sự trải nghiệm của anh ấy. Sự vững vàng và chắc chắn của người giáo viên trao sự tin tưởng cho học sinh, mà có khuynh hướng hưởng thụ trong uy quyền của giáo viên; nhưng sự tin tưởng như thế không vĩnh viễn và cũng không thực sự. Một cách có ý thức hay không ý thức, một giáo viên khuyến khích sự phụ thuộc không bao giờ có thể giúp đỡ nhiều cho những học sinh. Anh ấy có lẽ chôn vùi các em bằng hiểu biết của anh ấy, lóa mắt các em bằng cá tính của anh ấy, nhưng anh ấy không là loại người giáo dục đúng đắn bởi vì sự hiểu biết và những trải nghiệm của anh ấy là sự nghiện ngập của anh ấy, sự an toàn của anh ấy, ngục tù của anh ấy; và nếu chính anh ấy không tự làm tự do khỏi chúng, anh ấy không thể giúp đỡ những em học sinh để là những người tổng thể.
 Muốn là loại người giáo dục đúng đắn, một giáo viên phải liên tục đang làm tự do chính anh ấy khỏi những quyển sách và những phòng thí nghiệm; luôn luôn anh ấy phải canh chừng để thấy rằng những học sinh không biến anh ấy thành một mẫu mực, một lý tưởng, một uy quyền. Khi giáo viên ham muốn thành tựu chính anh ấy trong những em học sinh của anh ấy, khi sự thành công của các em là sự thành công của anh ấy, vậy thì dạy học là một hình thức của tự tiếp tục, mà gây thoái hóa cho sự hiểu rõ về chính mình và sự tự do. Loại người giáo dục đúng đắn phải nhận biết được tất cả những cản trở này với mục đích giúp đỡ những em học sinh của anh ấy được tự do, không chỉ khỏi uy quyền của anh ấy, nhưng còn khỏi những theo đuổi tự khép kín riêng của các em.
 Bất hạnh thay, khi cần hiểu rõ một vấn đề, hầu hết những giáo viên đều không đối xử với học sinh như một người bình đẳng; từ vị trí cao quý hơn của họ, họ đưa ra những chỉ dẫn cho em học sinh, mà thấp kém hơn họ nhiều. Một liên hệ như thế chỉ củng cố sự sợ hãi trong cả người giáo viên và em học sinh. Điều gì tạo ra sự liên hệ không bình đẳng này? Liệu do bởi người giáo viên sợ hãi bị phát hiện? Liệu anh ấy giữ một khoảng cách cao quý để bảo vệ những tự ái của anh ấy, sự quan trọng của anh ấy? Không cách nào thái độ cách biệt trịch thượng này có thể giúp đỡ để phá vỡ những rào cản mà tách rời những cá thể. Rốt cuộc, người giáo dục và học sinh của anh ấy đang giúp đỡ lẫn nhau để tự giáo dục chính họ.
 Tất cả liên hệ nên là một giáo dục lẫn nhau; và bởi vì sự cách biệt phòng vệ được tạo điều kiện bởi hiểu biết, bởi thành tựu, bởi tham vọng, chỉ nuôi dưỡng ganh tị và đối địch, loại người giáo dục đúng đắn phải vượt khỏi những bức tường này mà anh ấy tự bao quanh chính anh ấy.
 Bởi vì anh ấy chỉ hiến dâng cho sự tự do và sự hòa hợp của cá thể, loại người giáo dục đúng đắn là những người tôn giáo sâu thẳm và thực sự. Anh ấy không phụ thuộc bất kỳ giáo phái nào, bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào; anh ấy được tự do khỏi những niềm tin và những nghi lễ, bởi vì anh ấy biết rằng chúng chỉ là những ảo tưởng, những tưởng tượng, những mê tín được chiếu rọi bởi những ham muốn của những người đã sáng chế ra nó. Anh ấy biết rằng sự thật hay Thượng đế hiện diện chỉ khi nào có sự hiểu rõ về chính mình và vì vậy sự tự do.
 Những người không có những bằng cấp thuộc học vấn thường thường trở thành những giáo viên giỏi nhất bởi vì họ sẵn lòng trải nghiệm; vì không là những người chuyên môn, họ quan tâm đến học hành, hiểu rõ về sống. Đối với một giáo viên thực sự, dạy học không là một phương pháp kỹ thuật, nó là cách sống của anh ấy; giống như một họa sĩ vĩ đại, anh ấy thà bị chết đói còn hơn từ bỏ công việc sáng tạo của anh ấy. Nếu người ta không có sự khao khát hừng hực để dạy học, người ta không nên là một giáo viên. Nó là một điều quan trọng tuyệt đối rằng người ta phải tự khám phá cho chính người ta liệu người ta có tài năng này, và không chỉ trôi giạt vào nghề dạy học bởi vì nó là một phương tiện kiếm sống.
 Chừng nào dạy học chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống, và không là một thiên hướng hiến dâng, chắc chắn còn phải có một khoảng cách vô cùng giữa thế giới và chính chúng ta: sống ở nhà của chúng ta và công việc của chúng ta vẫn còn tách rời và phân biệt rõ ràng. Chừng nào sự giáo dục chỉ là một công việc giống như bất kỳ công việc nào khác, sự xung đột và hận thù giữa những cá thể và những mức độ giai cấp của xã hội là điều không thể tránh khỏi; sẽ có sự ganh đua gia tăng, sự theo đuổi nhẫn tâm của tham vọng cá nhân, và sự thiết lập của những phân chia thuộc chủng tộc và quốc gia, mà tạo ra đối địch và những chiến tranh không dứt.
 Nhưng nếu chúng ta đã tự hiến dâng để là loại người giáo dục đúng đắn, chúng ta không tạo ra những rào cản giữa sống ở nhà của chúng ta và sống ở trường, bởi vì khắp mọi nơi chúng ta đều quan tâm đến sự tự do và thông minh. Chúng ta suy nghĩ bình đẳng cho trẻ em của những người giàu có và những người nghèo khổ, coi mỗi đứa trẻ như một cá thể với tính nết, di truyền, những tham vọng của em, và vân vân. Chúng ta quan tâm, không phải đến một lớp học, không phải đến những người quyền hành hay những người thấp kém, nhưng đến sự tự do và sự hợp nhất của cá thể.
 Sự hiến dâng cho loại giáo dục đúng đắn phải hoàn toàn tự nguyện. Nó không nên là kết quả của bất kỳ loại thuyết phục nào, hay của bất kỳ hy vọng nào để đạt được thuộc cá nhân; và nó phải không có những sợ hãi mà nảy sinh từ sự khao khát cho thành công và thành tựu. Sự đồng hóa của chính người ta cùng sự thành công hay thất bại của một ngôi trường vẫn còn trong lãnh vực thuộc động cơ cá nhân. Nếu dạy học là một thiên hướng của người ta, nếu người ta hướng về loại giáo dục đúng đắn như một nhu cầu cốt lõi cho cá thể, vậy thì trong bất kỳ cách nào người ta sẽ không cho phép chính người ta bị cản trở hay bị thiên vị hoặc bởi những tham vọng riêng của người ta hoặc bởi những tham vọng riêng của người khác; người ta sẽ tìm ra thời gian và cơ hội cho công việc này, và sẽ bắt đầu nó mà không tìm kiếm phần thưởng, tôn vinh hay nổi tiếng. Vậy thì tất cả những việc khác – gia đình, sự an toàn cá nhân, sự thanh thản – trở thành vấn đề phụ.
 Nếu chúng ta nghiêm túc muốn là những giáo viên đúng đắn, chúng ta sẽ hoàn toàn không thỏa mãn, không phải với một hệ thống giáo dục đặc biệt, nhưng với tất cả những hệ thống, bởi vì chúng ta thấy rằng không phương pháp giáo dục nào có thể làm tự do cá thể. Một phương pháp hay một hệ thống có lẽ quy định anh ấy vào một bộ khác biệt của những giá trị, nhưng nó không thể khiến cho anh ấy được tự do.
 Người ta cũng phải rất cảnh giác để không rơi vào hệ thống đặc biệt riêng của người ta, mà cái trí luôn luôn đang hình thành. Có một khuôn mẫu của cư xử, của hành động, là một thủ tục an toàn và tiện lợi, và đó là lý do tại sao cái trí tìm kiếm sự trú ẩn bên trong những công thức của nó. Liên tục tỉnh táo là khó khăn cực kỳ và yêu cầu nỗ lực cao độ, nhưng phát triển và tuân theo một phương pháp không đòi hỏi sự suy nghĩ.
 Sự lặp lại và thói quen khuyến khích cái trí trì trệ; một chấn động được cần đến để thức dậy nó, mà lúc đó chúng ta gọi là một vấn đề. Chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề này tùy theo những giải thích, những nhận xét và những chỉ trích cũ rích của chúng ta, tất cả việc đó khiến cho cái trí mê muội lại. Trong hình thức của sự trì trệ này cái trí liên tục đang bị trói buộc, và loại người giáo dục đúng dắn không chỉ kết thúc nó bên trong chính anh ấy, nhưng còn giúp đỡ những học sinh của anh ấy nhận biết nó.
 Vài người có lẽ hỏi, ‘Làm thế nào người ta trở thành loại người giáo dục đúng đắn?’ Chắc chắn, khi hỏi ‘làm thế nào’ thể hiện, không phải một cái trí tự do, nhưng một cái trí mà hoảng sợ, mà đang tìm kiếm một lợi lộc, một kết quả. Hy vọng và nỗ lực để trở thành cái gì đó chỉ khiến cho cái trí qui phục vào một kết thúc được ham muốn, trong khi một cái trí tự do liên tục đang nhìn ngắm, đang học hành, và thế là đang phá vỡ những cản trở tự chiếu rọi của nó.
 Sự tự do ngay tại khởi đầu, nó không là cái gì đó đạt được tại khúc cuối. Khoảnh khắc người ta hỏi ‘làm thế nào,’ người ta đối diện với vô vàn khó khăn, và người giáo viên mà nhiệt thành hiến dâng sống của anh ấy cho giáo dục sẽ không bao giờ đặt ra câu hỏi đó, bởi vì anh ấy biết rằng không có phương pháp mà dựa vào nó người ta có thể trở thành loại người giáo dục đúng đắn. Nếu người ta quan tâm mãnh liệt, người ta sẽ không yêu cầu một phương pháp mà sẽ bảo đảm cho người ta về kết quả được ham muốn.
 Liệu bất kỳ hệ thống nào có thể khiến cho chúng ta thông minh? Chúng ta có lẽ trải qua sự khó nhọc của một hệ thống, kiếm được những bằng cấp, và vân vân; nhưng sau đó liệu chúng ta sẽ là những người giáo dục, hay chỉ là những thực thể được nhân cách hóa của một hệ thống? Tìm kiếm phần thưởng, mong muốn được gọi là một người giáo dục nổi tiếng, là khao khát sự công nhận và khen ngợi; và trong khi thỉnh thoảng người ta có thể đồng ý để được trân trọng và được khuyến khích, nếu người ta phụ thuộc vào nó để có được sự hứng thú kéo dài của người ta, nó trở thành một loại thuốc mà chẳng mấy chốc người ta sẽ không còn hứng thú nữa. Chờ đợi sự trân trọng và khuyến khích là không chín chắn.
 Nếu bất kỳ cái gì mới mẻ sẽ được sáng tạo, phải có sự tỉnh táo và năng lượng, không phải những tranh luận hay những cãi cọ vặt vãnh. Nếu người ta cảm thấy thất vọng trong công việc của người ta, lúc đó sự nhàm chán và sự mệt mỏi thông thường theo sau. Nếu người ta không hứng thú, chắc chắn người ta không nên tiếp tục dạy học.
 Nhưng tại sao lại thường xuyên không có sự hứng thú trong những giáo viên? Điều gì khiến cho người ta cảm thấy thất vọng? Sự thất vọng không là kết quả của đang bị ép buộc bởi những hoàn cảnh phải làm việc này hay việc kia; nó phát sinh khi chúng ta không biết cho chính chúng ta rằng thực sự chúng ta muốn làm gì. Bởi vì hoang mang, chúng ta bị xô đẩy loanh quanh, và cuối cùng ngừng lại nơi nào đó mà không có sự hứng thú cho tất cả chúng ta.
 Nếu dạy học là thiên hướng thực sự của chúng ta, nhất thời chúng ta có lẽ cảm thấy thất vọng bởi vì chúng ta đã không thấy một phương cách thoát khỏi sự hỗn loạn của giáo dục hiện nay; nhưng khoảnh khắc chúng ta thấy và hiểu rõ những hàm ý của loại giáo dục đúng đắn, chúng ta sẽ lại có tất cả động cơ và nhiệt thành cần thiết. Nó không là vấn đề của ý muốn hay quyết tâm, nhưng của nhận biết và hiểu rõ.
 Nếu dạy học là thiên hướng của người ta, và nếu người ta nhận biết sự quan trọng nghiêm túc của loại giáo dục đúng đắn, người ta không thể khước từ để là loại người giáo dục đúng đắn. Không cần thiết phải tuân theo bất kỳ phương pháp nào. Chính sự kiện của hiểu rõ rằng loại giáo dục đúng đắn là tuyệt đối cần thiết nếu chúng ta muốn nhận được sự tự do và hòa hợp của cá thể, sáng tạo sự thay đổi cơ bản trong chính người ta. Nếu người ta nhận biết rằng có thể có hòa bình và hạnh phúc cho con người chỉ qua sự giáo dục đúng đắn, vậy thì người ta sẽ dâng hiến toàn sống và sự hứng thú của người ta cho nó.
 Người ta dạy học bởi vì người ta mong muốn đứa trẻ được phong phú bên trong, mà sẽ giúp đỡ đứa trẻ cho giá trị đúng đắn đối với những sở hữu. Nếu không có sự phong phú bên trong, những sự vật của thế gian trở thành quan trọng cực kỳ, dẫn đến vô số hình thức của hủy diệt và đau khổ. Người ta dạy học để khuyến khích học sinh tìm được thiên hướng thực sự của em ấy, và tránh xa những nghề nghiệp nuôi dưỡng sự đối nghịch giữa con người và con người. Người ta dạy học để hướng dẫn giới trẻ hướng về sự hiểu rõ về chính mình, mà nếu không có nó không thể có hòa bình, không hạnh phúc vĩnh cửu. Dạy học của người ta không là tự thành tựu, nhưng là tự từ bỏ.
 Nếu không có loại dạy học đúng đắn, ảo tưởng được nghĩ là sự thật, và thế là cá thể mãi mãi xung đột trong chính anh ấy, và thế là có xung đột trong sự liên hệ của anh ấy với những người khác, mà là xã hội. Người ta dạy học bởi vì người ta thấy rằng sự hiểu rõ về chính mình, một mình nó, và không là những giáo điều và những nghi lễ của tôn giáo có tổ chức, có thể sáng tạo một cái trí yên lặng; và sự sáng tạo đó, sự thật, Thượng đế, hiện diện chỉ khi nào ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’ được thay đổi.
CHƯƠNG VII
TÌNH DỤC VÀ HÔN NHÂN
Giống như những vấn đề khác của con người, vấn đề của những đam mê và những thôi thúc thuộc tình dục của chúng ta là một vấn đề phức tạp và khó khăn, và nếu chính người giáo dục đã không thâm nhập nó sâu thẳm và đã thấy nhiều hàm ý của nó, làm thế nào anh ấy có thể giúp đỡ những học sinh mà anh ấy đang giáo dục? Nếu phụ huynh hay giáo viên bị trói buộc trong những rối loạn của tình dục, làm thế nào anh ấy có thể hướng dẫn đứa trẻ? Chúng ta có thể giúp đỡ những học sinh nếu chính chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa của toàn vấn đề này? Phương cách người giáo dục chuyển tải một hiểu rõ về tình dục phụ thuộc vào trạng thái của cái trí riêng của anh ấy; nó phụ thuộc vào liệu anh ấy thanh thản vô tư, hay bị nuốt trọn bởi những ham muốn riêng của anh ấy.
 Lúc này, đối với chúng ta tại sao tình dục là một vấn đề, đầy hoang mang và xung đột? Tại sao nó đã trở thành một nhân tố thống trị trong những sống của chúng ta? Một trong những lý do chính là rằng chúng ta không sáng tạo; và chúng ta không sáng tạo bởi vì toàn văn hóa thuộc luân lý và xã hội của chúng ta, cũng như những phương pháp được giáo dục của chúng ta, đều được đặt nền tảng trên sự phát triển của mảnh trí năng. Giải pháp cho vấn đề của tình dục này nằm trong sự hiểu rõ rằng sáng tạo không xảy ra qua vận hành của mảnh trí năng. Ngược lại, có sáng tạo chỉ khi nào mảnh trí năng bất động.
 Mảnh trí năng, hiểu theo cách thông thường là cái trí, chỉ có thể lặp lại, nhớ lại, nó liên tục đang thêu dệt những từ ngữ mới và đang sắp xếp những từ ngữ cũ; và bởi vì hầu hết chúng ta đều cảm thấy và trải nghiệm chỉ qua bộ não, chúng ta sống một cách loại trừ dựa trên những từ ngữ và những lặp lại máy móc. Chắc chắn điều này không là sáng tạo; và bởi vì chúng ta không sáng tạo, phương tiện duy nhất để sáng tạo còn sót lại cho chúng ta là tình dục. Tình dục là của cái trí, và cái mà của cái trí phải tự đáp ứng cho chính nó hay có sự thất vọng.
 Những suy nghĩ của chúng ta, những sống của chúng ta đều náo động, vô vị, giả dối, rỗng tuếch; thuộc cảm xúc chúng ta thèm khát, thuộc tôn giáo và thuộc trí năng chúng ta lặp lại, đờ đẫn; thuộc xã hội, thuộc chính trị và thuộc kinh tế chúng ta bị tổ chức, bị kiểm soát. Chúng ta không là những người hạnh phúc, chúng ta không tràn trề sức sống, dư thừa hân hoan; ở nhà, trong kinh doanh, tại nhà thờ, nơi trường học, chúng ta không bao giờ trải nghiệm một trạng thái của hiện diện sáng tạo, không có sự giải phóng thăm thẳm trong suy nghĩ và hành động hàng ngày của chúng ta. Bị trói buộc và bị giam cầm từ mọi phía, theo tự nhiên tình dục trở thành lối thoát duy nhất của chúng ta, một trải nghiệm phải được sục sạo lặp đi và lặp lại bởi vì trong khoảnh khắc nó trao tặng trạng thái của hạnh phúc đó mà hiện diện khi không có cái tôi. Không phải tình dục mà tiếp tục một vấn đề, nhưng sự ham muốn để có lại trạng thái của hạnh phúc, để kiếm được và duy trì sự vui thú, dù nó là tình dục hay bất kỳ thứ nào khác.
 Điều gì chúng ta đang thực sự tìm kiếm là sự đam mê mãnh liệt của phủ nhận cái tôi, trạng thái của đồng hóa cùng cái gì đó mà trong nó chúng ta tuyệt đối không còn cái tôi. Bởi vì cái tôi quá nhỏ nhoi, tầm thường, và là một nguồn của đau khổ, có ý thức hay không ý thức, chúng ta muốn quên bẵng cái tôi trong sự hứng khởi thuộc cá thể hay tập thể, trong những suy nghĩ kênh kiệu, hay trong hình thức thô thiển nào đó của cảm xúc.
 Khi chúng ta tìm kiếm để tẩu thoát khỏi cái tôi, phương tiện của tẩu thoát là rất quan trọng, và vậy là chúng cũng trở thành những vấn đề đau khổ cho chúng ta. Nếu chúng ta không thâm nhập và hiểu rõ những cản trở mà ngăn cản đang sống sáng tạo, mà là sự tự do khỏi cái tôi, chúng ta sẽ không hiểu rõ vấn đề của tình dục.
 Một trong những cản trở đối với đang sống sáng tạo là sự sợ hãi, và sự kính trọng là một biểu hiện của sự sợ hãi đó. Những người được kính trọng, những người bị giới hạn vào luân lý, không nhận biết được ý nghĩa sâu thẳm và phong phú của sự sống. Họ bị bao bọc trong những bức tường của sự đứng đắn riêng của họ và không thể thấy vượt khỏi chúng. Luân lý được tô điểm của họ, được đặt nền tảng trên những lý tưởng và những niềm tin tôn giáo, không liên quan gì đến sự thật; và khi họ ẩn náu đằng sau nó họ đang sống trong thế giới của những ảo tưởng riêng của họ. Bất kể luân lý tự áp đặt và gây thỏa mãn riêng của họ, những người được kính trọng cũng bị hoang mang, đau khổ và xung đột.
 Sự sợ hãi, mà là kết quả của sự ham muốn an toàn của chúng ta, khiến cho chúng ta thanh thản, bắt chước và đầu hàng sự chi phối, và thế là nó ngăn cản đang sống sáng tạo. Sống sáng tạo là sống trong sự tự do, mà là không sợ hãi; và có thể có một trạng thái của sáng tạo chỉ khi nào cái trí không bị trói buộc trong sự ham muốn và sự thỏa mãn của ham muốn. Chỉ nhờ vào nhìn ngắm những quả tim và những cái trí riêng của chúng ta bằng sự chú ý nhạy cảm thì chúng ta mới có thể xóa sạch những phương cách giấu giếm của sự ham muốn của chúng ta. Chúng ta càng chín chắn và thương yêu nhiều bao nhiêu, càng có ít ham muốn chi phối cái trí bấy nhiêu. Chỉ khi nào không có tình yêu thì cảm xúc mới trở thành một vấn đề ám ảnh.
 Muốn hiểu rõ vấn đề của cảm xúc này, chúng ta sẽ phải tiếp cận nó, không phải từ bất kỳ một phương hướng nào, nhưng từ mọi phương hướng, giáo dục tôn giáo, xã hội và luân lý. Những cảm xúc đã trở thành quan trọng hầu như ưu tiên nhất đối với chúng ta bởi vì chúng ta đặt sự nhấn mạnh quá nhiều vào những giá trị giác quan.
 Qua những quyển sách, qua những quảng cáo, qua điện ảnh, và trong nhiều cách khác, những khía cạnh khác nhau của cảm xúc liên tục đang được nhấn mạnh. Những trình diễn tôn giáo và chính trị, nhà hát và những hình thức khác của vui chơi, tất cả đều khuyến khích chúng ta tìm kiếm sự kích thích tại những mức độ khác nhau của sự tồn tại của chúng ta; và chúng ta hài lòng trong sự khuyến khích này. Ham muốn nhục dục đang được khai triển trong bất kỳ hình thức nào có thể thực hiện được, và tại cùng thời điểm, lý tưởng của sự trong trắng lại được cổ vũ. Thế là một mâu thuẫn được thiết lập trong chúng ta; và lạ lùng thay, chính sự mâu thuẫn này đang được khích động.
 Chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ sự theo đuổi của cảm xúc, mà là một trong những hoạt động chính của cái trí, thì sự vui thú, hứng khởi và bạo lực mới không còn là một đặc tính thống trị trong những sống của chúng ta. Do bởi chúng ta không thương yêu, nên tình dục, sự theo đuổi của cảm giác, đã trở thành vấn đề ám ảnh. Khi có tình yêu, có trong trắng; nhưng cái người mà cố gắng trong trắng, không trong trắng. Đạo đức hiện diện cùng thông minh, nó hiện diện khi có sự hiểu rõ về cái gì là.
 Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta có sự thôi thúc mạnh mẽ về tình dục, và hầu hết chúng ta đều cố gắng xử lý những ham muốn này bằng cách kiểm soát hay rèn luyện nó, bởi vì chúng ta nghĩ rằng nếu không có loại kiềm chế nào đó chúng ta sẽ bị ám ảnh bởi dục vọng. Những tôn giáo có tổ chức quan tâm nhiều đến luân lý tình dục; nhưng họ cho phép chúng ta phạm tội bạo lực và sát nhân nhân danh chủ nghĩa ái quốc, buông thả trong sự ganh tị và sự độc ác xảo quyệt, và theo đuổi quyền hành và thành công. Tại sao chúng ta phải quan tâm đến loại đặc biệt này của luân lý, và không tấn công sự trục lợi, sự tham lam và chiến tranh? Liệu không phải do bởi những tôn giáo có tổ chức, là bộ phận của môi trường sống mà chúng ta đã tạo ra, có được chính sự tồn tại của chúng nhờ vào những sợ hãi và những hy vọng của chúng ta, vào sự ganh tị và sự phân chia của chúng ta, hay sao? Vì vậy, trong lãnh vực tôn giáo cũng như trong mọi lãnh vực khác, cái trí bị giam cầm trong những chiếu rọi của những ham muốn riêng của nó.
 Chừng nào còn không có sự hiểu rõ sâu thẳm về toàn qui trình của sự ham muốn, những trung tâm giáo dục hôn nhân như hiện nay nó tồn tại, dù ở phương Đông hay phương Tây, không thể trao tặng đáp án cho vấn đề tình dục. Tình yêu không bị tác động bởi việc ký một hợp đồng, nó cũng không bị đặt nền tảng trên một trao đổi của sự thỏa mãn, nó cũng không trên sự an toàn và sự thanh thản lẫn nhau. Tất cả những việc này đều của cái trí, và đó là lý do tại sao tình yêu chiếm một vị trí quá nhỏ nhoi trong những sống hàng ngày của chúng ta. Tình yêu không của cái trí, nó hoàn toàn độc lập khỏi sự suy nghĩ cùng những tính toán ranh mãnh của nó, những đòi hỏi và những phản ứng tự phòng vệ của nó. Khi có tình yêu, tình dục không bao giờ là một vấn đề – do bởi không có tình yêu mới tạo ra vấn đề.
 Những cản trở và những tẩu thoát của cái trí tạo ra vấn đề, và không phải tình dục hay bất kỳ vấn đề cụ thể nào khác; và đó là lý do tại sao rất quan trọng phải hiểu rõ qui trình của cái trí, những quyến rũ và những kinh tởm của nó, những phản ứng của nó đến vẻ đẹp, đến xấu xí. Chúng ta nên quan sát về chính chúng ta, nhận biết được chúng ta lưu tâm những con người như thế nào, chúng ta nhìn ngắm những người đàn ông và đàn bà như thế nào. Chúng ta nên thấy rằng gia đình trở thành một trung tâm của sự tách rời và của những hoạt động chống lại xã hội khi nó được sử dụng như một phương tiện của tự tiếp tục, vì lợi ích của tự quan trọng. Gia đình và tài sản, khi được tập trung vào cái tôi cùng những ham muốn và những đòi hỏi luôn luôn chật hẹp của nó, trở thành công cụ của quyền hành và thống trị, một nguồn của xung đột giữa cá thể và xã hội.
 Sự khó khăn của tất cả những vấn đề của con người này là rằng chính chúng ta, những phụ huynh và những giáo viên, đã trở nên hoàn toàn mệt mỏi và vô vọng, hoàn toàn hoang mang và không có an bình; sống có ảnh hưởng nặng nề vào chúng ta, và chúng ta muốn được thanh thản, chúng ta muốn được thương yêu. Bởi vì nghèo khó và thiếu thốn trong chính chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể hy vọng trao tặng loại giáo dục đúng đắn cho đứa trẻ?
 Đó là lý do tại sao vấn đề mấu chốt không là học sinh, nhưng người giáo dục; những quả tim và những cái trí riêng của chúng ta phải được tẩy sạch nếu chúng ta muốn có thể giáo dục những người khác. Nếu chính người giáo dục bị hoang mang, không chân thật, mất hút trong một hỗn loạn của những ham muốn riêng của anh ấy, làm thế nào anh ấy có thể chuyển tải sự thông minh hay giúp đỡ để tạo ra sự chân thật cho phương cách sống của một người khác? Nhưng chúng ta không là những cái máy để được hiểu rõ và được sửa chữa bởi những người chuyên môn; chúng ta là kết quả của một chuỗi thật dài của những ảnh hưởng và những biến cố, và mỗi người phải cởi bỏ và hiểu rõ cho chính anh ấy sự hỗn loạn của bản chất riêng của anh ấy.
CHƯƠNG VIII
NGHỆ THUẬT, VẺ ĐẸP VÀ SÁNG TẠO
Hầu hết chúng ta đều đang cố gắng liên tục để tẩu thoát khỏi chính chúng ta; và bởi vì nghệ thuật cống hiến một phương tiện dễ dàng và kính trọng của thực hiện như thế; nó đảm đương một vai trò quan trọng trong những sống của nhiều người. Trong sự ham muốn của không suy nghĩ về mình, vài người nhờ vào nghệ thuật, những người khác vay mượn nhậu nhẹt, trong khi những người khác nương nhờ những giáo điều thuộc tôn giáo tưởng tượng và huyền bí.
 Khi, có ý thức hay không ý thức, chúng ta sử dụng cái gì đó để tẩu thoát khỏi chính chúng ta, chúng ta bị nghiện ngập nó. Phụ thuộc vào một người, một bài thơ, hay điều gì bạn muốn, như một phương tiện của giải thoát khỏi những lo âu và những phiền muộn của chúng ta, mặc dù vơi bớt trong chốc lát, chỉ tạo ra xung đột và mâu thuẫn thêm nữa trong những sống của chúng ta.
 Trạng thái của sáng tạo không thể hiện diện khi có xung đột, và vì vậy loại giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ cá thể đối diện những vấn đề của anh ấy và không tôn vinh những phương cách của tẩu thoát; nó nên giúp đỡ anh ấy hiểu rõ và xóa sạch xung đột, bởi vì chỉ như thế trạng thái sáng tạo mới có thể hiện diện.
 Nghệ thuật bị tách khỏi sống không có ý nghĩa nhiều lắm. Khi nghệ thuật tách khỏi đang sống hàng ngày của chúng ta, khi có một khoảng trống giữa sống thuộc bản năng của chúng ta và những nỗ lực của chúng ta trên khung vải vẽ, trong đá cẩm thạch hay trong những từ ngữ, lúc đó nghệ thuật chỉ trở thành một diễn tả của sự ham muốn hời hợt của chúng ta để tẩu thoát khỏi sự thật của cái gì là. Nối liền khoảng trống này gian nan lắm, đặc biệt cho những người có tài năng và thành thạo thuộc kỹ thuật; nhưng chỉ khi nào khoảng trống được nối liền thì sống của chúng ta mới trở thành tổng thể và nghệ thuật là một diễn tả hòa hợp của chính chúng ta.
 Cái trí có khả năng tạo ra sự ảo tưởng; và nếu không hiểu rõ những phương cách của nó, tìm kiếm nguồn cảm hứng là mời mọc tự dối gạt. Cảm hứng hiện diện khi chúng ta khoáng đạt với nó, không phải khi chúng ta đang ve vãn nó. Nỗ lực để nhận được cảm hứng qua bất kỳ hình thức nào của sự kích thích chỉ dẫn đến mọi loại ảo giác.
 Nếu người ta không nhận biết được ý nghĩa của sự tồn tại, khả năng hay tài năng trao sự nhấn mạnh và sự quan trọng cho cái tôi và những khao khát của nó. Nó có khuynh hướng khiến cho cá thể tự cho mình là trung tâm và gây tách rời; anh ấy tự cảm thấy chính anh ấy là một thực thể tách rời, một hiện diện cao cấp, tất cả điều đó nuôi dưỡng nhiều tội lỗi và gây ra đấu tranh và đau khổ không ngớt. Cái tôi là một mớ của nhiều thực thể, mỗi thực thể đối nghịch với những thực thể còn lại. Nó là một trận chiến của những ham muốn gây xung đột, một trung tâm của sự đấu tranh liên tục giữa ‘cái của tôi’ và ‘cái không của tôi’; và chừng nào chúng ta còn trao sự quan trọng cho cái ngã, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’, sẽ luôn luôn đang gia tăng sự xung đột trong chính chúng ta và trong thế giới.
 Một nghệ sĩ thực sự vượt khỏi sự hão huyền của cái tôi và những tham vọng của nó. Có khả năng của sự diễn tả khác thường, và tuy nhiên bị trói buộc trong những phương cách của thế gian, tạo ra một sống của mâu thuẫn và đấu tranh. Khen ngợi hay khâm phục, khi bị nhập tâm, thổi phồng cái tôi và hủy diệt sự tiếp nhận, và sự tôn sùng của thành công trong bất kỳ lãnh vực nào chắc chắn hủy hoại sự thông minh.
 Bất kỳ khuynh hướng hay tài năng nào mà dẫn đến sự cô lập, bất kỳ hình thức nào của tự nhận dạng, dù hứng khởi ra sao, gây biến dạng sự diễn tả của nhạy cảm và tạo ra vô cảm. Nhạy cảm bị tê liệt khi tài năng trở thành cá nhân, khi sự quan trọng được trao cho ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’ – tôi vẽ, tôi viết, tôi sáng chế. Chỉ khi nào chúng ta nhận biết mọi chuyển động của sự suy nghĩ và cảm thấy riêng của chúng ta trong sự liên hệ của chúng ta với con người, với những sự việc sự vật và với thiên nhiên, thì cái trí mới khoáng đạt, linh hoạt, không bị trói buộc trong những đòi hỏi và những theo đuổi tự phòng vệ; và chỉ lúc đó mới có nhạy cảm đến những xấu xí và những đẹp đẽ, mà không bị cản trở bởi cái tôi.
 Nhạy cảm đến vẻ đẹp và đến xấu xí không xảy ra qua sự quyến luyến; nó hiện diện cùng tình yêu, khi không có những xung đột tự tạo tác. Khi chúng ta nghèo khó bên trong, chúng ta buông thả trong mọi hình thức của sự phô trương phía bên ngoài, trong giàu có, quyền hành và những tài sản. Khi những quả tim của chúng ta trống rỗng, chúng ta lượm lặt mọi thứ. Nếu chúng ta có thể kiếm được nó, chúng ta bao bọc chính chúng ta bằng những vật mà chúng ta nghĩ là đẹp đẽ, và bởi vì chúng ta trao cho chúng sự quan trọng tuyệt đối, chúng ta chịu trách nhiệm cho sự đau khổ và hủy diệt nhiều như thế.
 Tinh thần tham lợi không là tình yêu vẻ đẹp; nó phát sinh từ sự ham muốn được an toàn, và được an toàn là vô cảm. Ham muốn được an toàn tạo ra sự sợ hãi; nó khởi động một qui trình của cô lập mà thiết lập những bức tường của kháng cự quanh chúng ta, và những bức tường này ngăn cản tất cả nhạy cảm. Dù một vật có lẽ đẹp đẽ ra sao, chẳng mấy chốc nó sẽ mất đi sự quyến rũ của nó đối với chúng ta; chúng ta quen thuộc nó, và cái mà là một hân hoan trở thành rỗng tuếch và khô khan. Vẻ đẹp vẫn còn ở đó, nhưng chúng ta không còn khoáng đạt với nó nữa, và nó đã bị cuốn hút vào sự tồn tại hàng ngày đơn điệu của chúng ta.
 Bởi vì những quả tim của chúng ta bị chai cứng và chúng ta đã quên bẵng làm thế nào để khoáng đạt, làm thế nào để nhìn ngắm những vì sao, những cái cây, những phản ảnh trên dòng nước, chúng ta khao khát sự khích động của những bức tranh và những nữ trang, của những quyển sách và những vui chơi vô tận. Liên tục, chúng ta đang tìm kiếm những hứng khởi mới, những kích thích mới, chúng ta thèm khát vô vàn những cảm xúc mạnh mẽ. Chính là sự thèm khát này và sự thỏa mãn của nó mới khiến cho cái trí và quả tim chai lỳ và đờ đẫn. Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm cảm xúc, những sự vật mà chúng ta gọi là đẹp đẽ hay xấu xí không là gì cả ngoại trừ một ý nghĩa rất giả tạo. Có sự hân hoan vĩnh viễn chỉ khi nào chúng ta có thể tiếp cận những sự vật sự việc trong sáng lại – mà không thể xảy ra được chừng nào chúng ta còn hứng thú trong những ham muốn của chúng ta. Sự thèm khát có được cảm xúc và thỏa mãn ngăn cản đang trải nghiệm cái mà luôn luôn mới mẻ. Những cảm xúc có thể mua được, nhưng tình yêu của vẻ đẹp không thể.
 Khi chúng ta nhận biết sự trống rỗng của những cái trí và những quả tim riêng của chúng ta mà không tẩu thoát khỏi nó để vào bất kỳ loại kích thích hay cảm xúc nào, khi chúng ta hoàn toàn khoáng đạt, nhạy cảm cao độ, chỉ lúc đó mới có thể có được sự sáng tạo, chỉ đến lúc đó chúng ta sẽ tìm được sự hân hoan sáng tạo. Vun đắp những cái bên ngoài mà không hiểu rõ những cái bên trong chắc chắn phải thiết lập những giá trị đó mà dẫn con người đến sự hủy diệt và đau khổ.
 Học hành một kỹ thuật có lẽ cung cấp cho chúng ta một việc làm, nhưng nó sẽ không khiến cho chúng ta sáng tạo; ngược lại, nếu có sự hân hoan, nếu có ngọn lửa sáng tạo, nó sẽ tự tìm được một phương cách để tự diễn tả chính nó, người ta không cần học hành một phương pháp của diễn tả. Khi người ta thực sự muốn sáng tác một bài thơ, người ta viết nó, và nếu người ta có phương pháp kỹ thuật, thì càng hay ho hơn; nhưng tại sao lại quá nhấn mạnh vào cái gì mà chỉ là một phương tiện của truyền đạt nếu người ta không có gì để diễn tả? Khi có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, chúng ta không cần tìm kiếm một phương pháp để sắp xếp những từ ngữ vào chung.
 Những nghệ sĩ vĩ đại và những văn hào vĩ đại có lẽ là những người sáng tạo, nhưng chúng ta không là, chúng ta chỉ là những khán giả. Chúng ta đọc vô số những quyển sách, lắng nghe âm nhạc tuyệt vời, nhìn ngắm những tác phẩm nghệ thuật, nhưng chúng ta không bao giờ trải nghiệm trực tiếp những siêu phàm; trải nghiệm của chúng ta luôn luôn qua một bài thơ, qua một bức tranh, qua nhân cách của một vị thánh. Muốn ca hát chúng ta phải có một bài hát trong những quả tim của chúng ta, nhưng bởi vì đã mất bài hát, chúng ta theo đuổi người ca sĩ. Nếu không có một người trung gian chúng ta cảm thấy bị lạc lõng; nhưng chúng ta phải bị lạc lõng trước khi chúng ta có thể khám phá bất kỳ điều gì . Khám phá là sự khởi đầu của sáng tạo; và nếu không có sáng tạo, dù chúng ta có lẽ thực hiện bất kỳ việc gì, không thể có hòa bình hay hạnh phúc cho con người. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể sống hạnh phúc, sáng tạo, nếu chúng ta học hành một phương pháp, một kỹ thuật, một kiểu cách; nhưng hạnh phúc sáng tạo hiện diện chỉ khi nào có sự giàu có bên trong, nó không bao giờ có thể đạt được qua bất kỳ hệ thống nào. Tự hoàn thiện, mà là một cách khác của bảo đảm sự an toàn cho ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ không là sáng tạo, nó cũng không là tình yêu vẻ đẹp. Sáng tạo hiện diện khi có sự nhận biết liên tục những phương cách của cái trí, và của những cản trở nó đã tự thiết lập cho chính nó.
 Sự tự do để sáng tạo hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình; nhưng sự hiểu rõ về chính mình không là một tài năng. Người ta có thể sáng tạo mà không có bất kỳ tài năng đặc biệt nào. Sự sáng tạo là một trạng thái của hiện diện mà trong đó những xung đột và những đau khổ của cái tôi không còn nữa, một trạng thái mà trong đó cái trí không bị trói buộc trong những đòi hỏi và những theo đuổi của sự ham muốn.
 Để sáng tạo không chỉ là sáng tác những bài thơ, hay chạm khắc những bức tượng, hay sinh sản những đứa trẻ; nó là ở trong một trạng thái mà trong đó sự thật có thể hiện diện. Sự thật hiện diện khi có một kết thúc hoàn toàn của sự suy nghĩ; và sự suy nghĩ kết thúc chỉ khi nào cái tôi không còn, khi cái trí đã ngừng sáng chế, đó là, khi nó không còn bị trói buộc trong những theo đuổi riêng của nó. Khi cái trí hoàn toàn bất động mà không bị ép buộc hay bị rèn luyện vào sự bất động, khi nó yên lặng bởi vì cái tôi ngừng hoạt động, lúc đó có sự sáng tạo.
 Tình yêu của vẻ đẹp có lẽ tự diễn tả về chính nó trong một bài hát, trong một nụ cười, hay trong sự yên lặng; nhưng hầu hết chúng ta đều không có khuynh hướng để yên lặng. Chúng ta không có thời gian để nhìn ngắm những con chim, những đám mây bay qua, bởi vì chúng ta quá bận rộn với những theo đuổi và những vui thú của chúng ta. Khi không có vẻ đẹp trong những quả tim của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ những đứa trẻ tỉnh táo và nhạy cảm? Chúng ta cố gắng nhạy cảm với vẻ đẹp trong khi lẩn tránh những xấu xí; nhưng lẩn tránh những xấu xí dẫn đến vô cảm. Nếu chúng ta muốn phát triển sự nhạy cảm trong những đứa trẻ, chính chúng ta phải nhạy cảm với vẻ đẹp và với xấu xí, và phải tận dụng mọi cơ hội để thức dậy trong các em sự hân hoan hiện diện trong đang thấy, không chỉ vẻ đẹp mà con người đã sáng chế, nhưng còn cả vẻ đẹp của thiên nhiên.

6/9/2011
J. Krishnamurti
Ông Không dịch
Theo https://thuvienhoasen.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên: Vẫn tin vào tình yêu

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên: Vẫn tin vào tình yêu Nhà văn Hồ Anh Thái nhận định: “Chị không vô tình hoặc cố tình để lại dấu vết thơ trong v...