Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Đôi mắt yêu thương 1

Đôi mắt yêu thương 1

TẬP 1
Buổi sáng, Đà Lạt thật đẹp. Những tia nắng ấm áp xuyên qua từng kẽ lá, chiếu rọi xuống mọi cảnh vật. Những thảm cỏ xanh rì, vẫn còn đọng đầy hơi sương.
Phong Lan đang chạy bon bon trên đường đến trường, bỗng có tiếng nói quen thuộc cất lên ở phía sau:
- Lan! Chờ Điệp với...
Phong Lan dừng xe hẳn lại, quay quắt lại phía sau. Một chiếc xe hiệu Air Blade màu đỏ chói bóng loáng trờ tới, giọng nhỏ Thu Cúc oang oang:
- Mấy bữa nay sao mi nghỉ học hoài vậy?
Chơm chớp đôi mắt to tròn với viền mi đẹp, Phong Lan cất giọng buồn buồn:
- Nhà mình có việc. Mà mấy bữa nay học có gì quan trọng lắm không?
Thu Cúc thoáng thấy nét buồn bã lộ rõ trên gương mặt của nhỏ Phong Lan.
Cô lo lắng thật sự:
- Bài vở thì cũng bình thường, nhưng mà...
Thấy Thu Cúc đang nói lại bỏ dở giữa chừng, Phong Lan nhìn nhỏ, thúc giục:
- Lại nhưng nhị gì nữa đây?
- Đâu có gì. Ý tui muốn nói, bộ cha của mi bệnh phải không? Hay là mẹ mi lại giở chứng nữa!
- Đúng là cha của mình bị bệnh. Nhưng sao nhỏ lại nói mẹ mình như vậy!
Thu Cúc chép miệng:
- Tội nghiệp cho bác trai quá! Cả một đời bác ấy thật vất vả, nhưng đến già vẫn chưa được an nhàn tấm thân. Còn bác gái thì...
- Mi muốn nói gì?
Thu cúc cất giọng thoang thoáng buồn:
- Mình phải công nhận bác gái khó tính thật. Nghe nhỏ Thảo Ly nói, khi không bác ấy lại đốt hết tập, sách và buộc mi phải nghỉ học, đúng không? Tại sao bác ấy lại làm vậy chứ?
Phong Lan buồn bã, cô khẽ giọng:
- Chắc là mẹ mình không muốn mình học nữa. Mẹ bảo ở nhà lo đi làm kiếm tiền phụ gia đình. Vả lại, mi cũng biết hoàn cảnh gia đình của mình rồi.
- Biết rồi! Nhưng không lẽ đang học dang dở lại nghỉ sao? Hơn nữa, mi lại là sinh viên xuất sắc nhất của trường chứ bộ.
Thu Cúc đang nói thao thao bất tuyệt, bỗng nhỏ Thảo Ly từ phía sau sấn tới, giọng cô nàng đỏng đảnh:
- Trời! Trời! Sao giờ này mà hai cô nương còn đứng đây?
Quay lưng lại nhìn Thảo Ly, Thu Cúc không khỏi ngạc nhiên. Cô thảng thốt xuýt xoa:
- Chu cha ơi! Bữa nay đi xe xịn nữa. Attila đời mới chính hãng nha. Chiều nay mình có lẩu bò ăn rồi, Lan ơi.
Thảo Ly ngớ ngẩn, cô nhìn Thu Cúc, chu môi:
- Là sao? Tui hổng hiểu?
Thu Cúc hất hàm, cô quắc mắt lừ lừ Thảo Ly:
- Thì rửa xe mới chứ gì, ở đó giỏi làm bộ làm tịch nữa.
Phong Lan tròn xoe mắt chen vô:
- Thôi, cho tôi xin đi hai bà cụ non, sắp trễ giờ học rồi đứng đó mà tranh luận hoài.
Nói rồi, Phong Lan nhảy phóc lên chiếc xe đạp mini xanh đã xuống màu cũ kỹ thắng tiến đến trường.
Thu Cúc và Thảo Ly cũng đề máy chạy kè theo, giọng nhỏ Thu Cúc la oai oái:
- Làm gì mà quýnh quáng lên vậy? Chờ tụi tui với chứ!
Phong Lan cười hiền:
- Mình đi xe đạp chân, nên phải tranh thủ. Ai như mấy bà bon bon chễm chệ trên mấy chiếc xe hiệu chứ?
Thu Cúc nói đùa lỡ lời, sợ chạm phải nỗi buồn và lòng tự trọng của bạn. Vừa chạy, cô vừa cười tươi và chuyển sang đề tài khác:
- Lan nè!
- Chuyện gì?
- Nhà mình còn dư mấy cuốn sách, mai mốt mình cho mi mượn nha... Cha mẹ mình mạnh ai nấy mua nên giờ mình mỗi thứ có tới hai cuốn lận. Mi đừng ngại, chỗ bạn bè với nhau, cứ lấy mà học.
Biết nhỏ Thu Cúc âm thầm giúp đỡ, lần nào cũng vậy hễ gặp chuyện gì khó khăn nếu không nhỏ Thu Cúc thì là nhỏ Thảo Ly giúp đỡ hết lòng. Bởi hoàn cảnh của hai nhỏ rất tốt, gia đình lại khá giả. Trong nhóm "Tam cô", Phong Lan là đứa bất hạnh nhất, nhưng bù lại nhỏ lại là người học rất giỏi. Lại có gương mặt rất khả ái, cộng thêm đôi mắt nai tròn xoe ngơ ngác, ai nhìn vào thì cảm mến liền. Phong Lan gượng cười giấu đi nỗi niềm xúc động đang trào dâng:
- Lúc nào các bạn cũng tốt với mình cả, thường xuyên giúp đỡ, mình cảm thấy áy náy lắm.
- Mi làm gì mà quan trọng quá vậy? Bạn bè giúp đỡ nhau là chuyện bình thường thôi, chứ có gì đâu mà ngại.
Thảo Ly cũng chen vô, cô nhỏ giọng:
- Tụi mình may mắn hơn Lan, cho nên giúp được gì cho bạn thì tụi mình sẽ giúp hết mình. Lan đừng bận tâm gì cả.
Thu Cúc trầm giọng:
- Nhiều lúc Phong Lan cũng muốn nghỉ học sớm để phụ gia đình phải không?
Phong Lan ngập ngừng:
- Mình... mình...
- Theo mình nghĩ, nhỏ học giỏi lại có khiếu văn chương. Nên nhỏ phải cố gắng vượt qua khó khăn, vươn tới một tương lai xán lạn. Đến lúc đó báo hiếu cho gia đình cũng không muộn, đặc biệt là báo đáp công ơn của bác trai ấy.
Nghe lời khuyên của cô bạn chí thân, Phong Lan cảm thấy vui trong dạ. Một nguồn hy vọng lại nhen trong cô:
- Mình thật sự không biết nói lời gì để cảm ơn các bạn.
Keng! Keng! Keng...
Tiếng kẻng vang lên, ba cô nàng nhanh chân gởi xe và sánh bước vào lớp.
Phong Lan nhìn các bạn rạng ngời bởi nụ cười trên môi, lòng cô cảm thấy se sắt lại và buồn không thể tả.
Buổi trưa, Phong Lan cố gắng chạy thật nhanh về, vì cô còn phải lo cơm nước cho hai đứa em ăn để kịp giờ đi học buổi chiều. Nhưng vừa bước chân vào khoảng sân nhỏ thì bà Bảy Xuyến với gương mặt giận dữ, giương mắt nhìn cô quát mắng:
- Con kia! Mày đi đâu tới giờ mới chịu về hả?
Phong Lan nhìn bà run sợ, cô cất giọng ngập ngừng:
- Dạ thưa mẹ con...
- Con sao? Bộ mày sợ tao lắm sao mà ấp úng vậy?
- Dạ, con...
Bà Bảy Xuyến nhìn Phong Lan chằm chằm, giọng bà lạnh lùng:
- Tao đã nói với mày bao nhiêu lần rồi hả? Học với hành... Đã bảo ở nhà lo đi làm kiếm tiền phụ với gia đình, vậy mà... Đồ lì lợm!
Phong Lan khép nép cúi đầu im lặng, bởi đây không phải là lần đầu cô nghe những lời này...
Chợt bà Bảy Xuyến sấn tới giật phăng chiếc cắp đã sờn cũ Phong Lan đang ôm, bà đổ ra và ném bừa xuống hàng hiên. Bà ta trợn mắt:
- Bữa nay mày không cần học hành gì nữa cả. Hãy quảy cái gánh khô còn ế đầy vung của thằng cha mày đi bán. Không thôi, chiều nay tao cho đói cả lũ.
Rưng rưng ngấn lệ, Phong Lan nói khẽ mà không dám ngẩng mặt lên:
- Thưa mẹ, cha con...
Chỉ tay về phía ông Trí Khải đang nằm ở trên giường tre, giọng bà Bảy Xuyến gắt:
- Hừ! Cha mày đó! Ông ấy bệnh rồi... Thật là cả lũ ăn hại không hà.
Phong Lan tròn mắt:
- Sao, cha con lại trở bệnh nữa à?
Bất chấp sự giận dữ và ánh mắt nảy lửa của mẹ, Phong Lan chạy thật nhanh vào trong. Cô nghe rõ từng tiếng rên rỉ của cha:
- Thôi... bà ơi! Đừng vậy mà!
Phong Lan quýnh quánh, giọng cô lắp bắp:
- Cha... cha... sao vậy? Cha có sao không?...
Khẽ vuốt tóc con gái, ông Trí Khải gượng cười giọng ông yếu ớt:
- Phong Lan! Con mới đi học về đó sao? Cha không có gì đâu mà con sợ....
Chắc bị cảm sơ sơ thôi mà...
Phong Lan đưa tay sờ trán cha, giọng cô hốt hoảng:
- Trời ơi! Sao cha lại nóng dữ vậy? Cha đã uống thuốc gì chưa?
Bà Bảy Xuyến hai tay chống nạnh, mắt nhìn trừng trừng ông Trí Khải và Phong Lan, giọng bà rát đanh:
- Mày có nghe tao nói gì không hả? Có chịu đi bán nhanh lên chưa? Ở đó mà khóc, khéo giả vờ quá hén. Bệnh hoạn gì chứ, chỉ giỏi làm biếng đặng ở nhà nghỉ ngơi thôi mà.
Phong Lan giương đôi mắt ướt đẫm nước mắt nhìn bà Bảy Xuyến. Cô nhỏ giọng:
- Mẹ! Cha con bị sốt thật mà, sao mẹ lại nói thế?
Ông Trí Khải uất nghẹn cay đắng, bởi ông rất rõ bản tính của bà Bảy Xuyến.
Lúc nào bà cũng thích nói những lời cay cú với ông. Khẽ xoa đầu Phong Lan, ông dịu giọng:
- Phong Lan! Cha biết là con rất thương cha, lo lắng cho cha. Nhưng con không được nói như vậy, không khéo làm mẹ con buồn lòng.
Bà Bảy Xuyến giận dữ, bà xắn tay áo lên sấn tới tát túi bụi vào mặt của Phong Lan:
Bốp! Bốp!
- Con khốn! Bữa nay lại dám trả treo với tao nữa à. Đồ mất dạy!
Ông Trí Khải khổ sở, giọng ông nghèn nghẹn:
- Bà ơi... Tôi xin bà, đừng vậy mà!
Bà Bảy Xuyến hất hàm buột miệng:
- Nhìn thấy hai cái bộ mặt mấy người, bữa nay khỏi chơi cũng biết thua rồi.
Đồ hắc ám không hà!
Bà Bảy Xuyến tuôn một hơi. Chợt qua sang Phong Lan, bà lớn giọng:
- Con kia! Mày có chịu vào trong nấu cơm cho thằng Hải Trung và con Gia Uyên ăn, đặng đi học chưa, ở đó mà ngồi khóc như đưa đám vậy hả?
Ông Trí Khải nhìn con gái ân cần:
- Đi đi con, đừng khóc nữa mà.
Lau nhanh những giọt nước mắt tuôn tràn trên má, Phong Lan đứng lên nhìn ông Khải, đáp khẽ:
- Dạ.
Nói rồi, Phong Lan lầm lũi khuất nhanh vào trong bếp. Bà Bảy Xuyến quay nhanh sang ông Trí Khải, nhếch môi cười:
- Ông còn tiền, đưa tôi ít chục ngàn được không?
- Chi vậy?
- Xài chứ chi, sao ông lại hỏi thừa thế?
- Hôm qua tôi mới đưa cho bà một trăm ngàn rồi còn gì.
Bà Bảy Xuyến liếc xéo ông Trí Khải, giọng bà cộc lốc:
- Thua sạch rồi!
- Lại bài với bạc! Tôi nói với bà rồi, hãy bỏ đứt cờ bạc đi, không ai làm giàu bằng nghề này cả.
Bà Bảy Xuyến trợn mắt nhìn ông, giọng bà chua ngoa:
- Ông đưa tôi có mấy đồng bạc lẻ, ở đó càm ràm hoài. Bây giờ có chịu đưa hay không?
- Hồi sáng này, bán được có mấy chục ngàn hà, tôi đã hết tiền rồi.
- Mấy chục cũng được. Mau đưa đây!
- Bà còn để tôi mua thuốc uống nữa chứ.
Bà Bảy Xuyến nhanh tay giật phăng số tiền ông Trí Khải đang cầm trong tay, rồi cười ha hả đi ra ngoài:
Ông Trí Khải nhìn theo với một nỗi buồn tê tái.
Buổi chiều, gió thổi nhè nhẹ, mang theo hơi nước lành lạnh. Mây đen ùn ùn kéo đến, trời bắt đầu lắc rắc hạt mưa.
- Nhật Tùng! Chúng ta về thôi... Trời sắp đổ mưa lớn đấy.
Nhật Tùng khẽ cười, nhìn các bạn thúc giục:
- Thanh Bình và các bạn về trước đi.
- Trời cũng sắp tối rồi? Mưa lại bắt đầu nặng hạt, anh Nhật Tùng chưa chịu về sao?
Nghe giọng nữ cất lên từ phía sau lưng. Nhật Tùng quay lại, anh tròn mắt ngạc nhiên:
- Ủa! Thúy Hằng!
- Ừ...
- Sao Thúy Hằng không cùng các bạn về mà còn ở lại đây làm gì?
Thúy Hằng nheo mắt nhìn Nhật Tùng đắm đuối:
- Chờ anh về chung cho vui chứ chi.
Nhật Tùng né tránh tia nhìn của Thúy Hằng, anh ngập ngừng:
- Thúy Hằng về trước đi. Tùng ở lại, còn...
- Bộ còn chuyện gì quan trọng sao?
- Không.
Thúy Hằng cười mỉm, giọng cô nàng bỡn cợt:
- Nhật Tùng ở lại chờ người yêu, phải không? Hay anh Tùng hãy tưởng tượng Hằng là người yêu của mình đi, được không?
- Thúy Hằng, sao em lại nói vậy. Em đang đùa với anh đó sao?
Thúy Hằng cười nụ:
- Thật mà!
Nhật Tùng khẽ nhún vai:
- Thúy Hằng không nên nói lớn, kẻo người ta nghe được hiểu lầm thì sao?
Thúy Hằng cười xòa, giọng cô oang oang:
- Đàn ông, con trai gì mà nhát khiếp vậy? Em còn hổng sợ, không lẽ anh Tùng lại sợ sao?
Chợt Nhật Tùng nhìn Thúy Hằng nghiêm giọng:
- Thôi, Thúy Hằng đừng nên đùa nữa... Thúy Hằng mau cùng các bạn về đi, kẻo mưa đến lạnh lắm đấy.
Thúy Hằng õng ẹo:
- Em nói thật mà anh cho là đùa à? Bây giờ còn lên giọng đuổi em nữa, phải không?
Nhật Tùng nhỏ giọng:
- Anh không có ý đó.
- Vậy chứ sao?
Nhật Tùng cười hiền, giọng anh dứt khoát:
- Chúng ta vẫn là bạn cùng lớp mà, phải không?
- Ừ. Thì sao?
- Đâu có gì. Anh chỉ muốn chúng ta mãi mãi giữ vững tình bạn tốt đẹp này.
Thúy Hằng hất hàm, cô nhìn Nhật Tùng chăm chăm:
- Ở mức tình bạn thôi sao?
Nhật Tùng thẳng thắn, giọng chàng dứt khoát:
- Đúng vậy!
Thúy Hằng bất chấp Nhật Tùng nghĩ mình như thế nào, cô bá cổ Nhật Tùng và đặt lên má anh một nụ hôn thắm thiết yêu thương. Bởi cô không thể cưỡng lại con tim mình đang cháy bỏng yêu thương. Giọng cô lí nhí:
- Em xin lỗi, em không thể kiềm chế được con tim. Bởi vì từ lâu em đã yêu...
anh.
Nhật Tùng bối rối, anh gượng cười:
- Sao em lại thế chứ? Chúng ta vẫn là bạn tốt kia mà.
Thúy Hằng gượng cười, giọng cô pha chút giận hờn:
- Em cũng biết lỗi là do em tình nguyện yêu đơn phương. Nhưng anh không thể thay đổi cách nhìn với em sao, Nhật Tùng?
Nhật Tùng thoáng ngập ngừng:
- Nhưng... anh...
- Anh thì sao chứ? Anh hãy nói cho em nghe, được không?
Nhật Tùng từ tốn, giọng anh thật nhẹ:
- Anh không muốn em ngộ nhận, từ trước đến giờ, lúc nào anh cũng xem em là một người bạn tốt. Hơn thế nữa thì vẫn chỉ là một cô em gái bé nhỏ của anh mà thôi.
- Anh nói láo!
- Sao em lại nói anh như vậy?
- Không phải sao? Anh nói anh xem em như một đứa em, tại sao anh lại quá tốt như vậy?
Nhật Tùng ngớ người, anh dịu giọng:
- Thì ra là em hiểu lầm.
Thúy Hằng tức khí:
- Em không hiểu lầm, tại anh thay lòng thì có. Thực ra, anh đã có tình yêu với cô gái nào rồi, phải không Nhật Tùng?
- Anh xin em đừng suy nghĩ lung tung, em hãy về đi. Trời sắp đổ mưa lớn rồi kìa.
Thúy Hằng giận dỗi, giọng cô nàng chua chát:
- Anh cứ mặc em đi, không cần anh phải bận tâm. Em có là gì đâu mà anh phải lo lắng chứ.
Nhật Tùng trầm giọng:
- Đừng bướng bỉnh nữa cô bé, hãy nghe lời của anh. Chúng ta vẫn là bạn thân nha Thúy Hằng?
Thúy Hằng đứng phắt dậy phùng má:
- Ai thèm làm bạn với anh chứ? Nếu vậy... thì làm anh em kết nghĩa với anh, được không sư huynh?
Nhật Tùng mừng rỡ. Cuối cùng thì cô bé cũng đã thông suốt, không còn giận anh nữa.
Anh nhanh nhảu đáp lời:
- OK, sư muội!
- Thấy ghét anh lắm đấy. Em về trước nha.
Nói rồi, Thúy Hằng ngoe nguẩy đến chiếc SH một trăm năm mươi phân khối màu trắng tinh, đề máy vọt thẳng. Cô cũng không quên ném một tia nhìn bí hiểm về phía Nhật Tùng.
- Bye nha, sư huynh.
- Bye.
Nhật Tùng nhìn theo bóng dáng của Thúy Hằng dần khuất sau rặng thông.
Anh chợt mỉm cười thầm....
Nhật Tùng chầm chậm rảo bước, miệng anh ngân nga bài hát "Mắt nai cha cha cha" sáng tác Nguyễn Sĩ Luân.
"Một nụ hồng, một nụ hồng tặng cho mắt nai.
Em thơ ngây bước đi trên con đường về.
Một nụ hồng, một nụ hồng tặng cho mắt nai.
Trông xinh xinh em thướt tha màu áo trắng tinh.
Mới có hôm nào em còn thơ ngây.
Bước trên con đường quen thuộc tới trường.
Thế nhưng bây giờ em đã khôn lớn và đáng yêu đáng yêu đáng yêu...".
- Á! Cứu tôi với... Ăn cướp! Ăn cướp...
Nhật Tùng nghe rõ từng lời kêu cứu của một cô gái. Anh dẫn xe đề máy chạy thẳng lại nơi phát ra tiếng la của cô gái. Nhật Tùng thấy hai tên đang giằng co túi tiền với cô gái, anh lính quýnh không kịp suy tính thế nào.
Chợt anh la lớn:
- Công an... công an tới...
Nhật Tùng nghe rất rõ một trong hai tên cướp trước khi bỏ đi, còn buông lời văng tục đối với cô gái:
- Mẹ nó! Con quỷ cái này nó lì thật, đánh nó vậy mà nó cũng không bỏ túi tiền ra. Đi thôi, công an tới kìa!
Một tên còn lại cũng không vừa, miệng la hét lên:
- Mẹ nó! Thật là xui xẻo, tưởng ngon cơm, ai dè...
Hai tên cướp tiếc rẻ nói với giọng tức giận rồi chuồn thẳng, không dám ngoái đầu lại nhìn.
Nhật Tùng dựng vội chống xe tiến lại gần cô gái. Thì ra cô ta đã xỉu rồi... Đỡ vội cô gái lên, anh khẽ gọi:
- Cô ơi! Cô...
Cô gái mà Nhật Tùng đang gọi dậy chẳng ai khác là Phong Lan. Cô gái có đôi mắt tròn xoe ngơ ngác với viền mi tuyệt đẹp.
- Trời ơi! Sao cô lạnh quá vầy nè? Cô ơi! Cô...
Nghe tiếng ai đó lay lay cánh tay mình gọi giật, Phong Lan hoàn hồn tỉnh lại, chơm chớp hai hàng mi cong vút và rồi mở to mắt. Bỗng cô la thất thanh:
- Buông tôi ra! Ăn cướp... Ăn cướp... Anh làm gì vậy. Tiền của tôi đâu? Tiền của tôi đâu?
Nói vừa dứt câu, Nhật Tùng chưa kịp phản ứng gì thì anh lãnh trọn một cái tát nảy lửa:
Bốp...
- Buông tôi ra!
Nhật Tùng xoa xoa gò má còn đỏ ửng, anh nhìn xoáy vào gương mặt còn vương đầy vẻ sợ hãi của Phong Lan. Giọng anh giận dữ:
- Cô... Tại sao cô lại đánh tôi?
Không trả lời Nhật Tùng, Phong Lan hỏi lại anh, giọng nói gấp gáp:
- Tiền của tôi đâu? Tiền của tôi đâu rồi hả?
Nhật Tùng nhìn Phong Lan chằm chằm, anh cười khẽ:
- Chẳng phải cô đang cầm nó trong tay đó sao?
Phong Lan nhìn lại trên tay mình, đúng là túi tiền vẫn còn trên tay cô. Phong Lan ngớ người, giọng cô ấp a ấp úng:
- Tôi... tôi...
Nhật Tùng hất hàm:
- Tôi sao? Hết chuyện nói rồi phải không?
- Anh là ai?
- Nhật Tùng.
- Tại sao anh lại có mặt ở đây? Và anh có liên quan gì với bọn cướp kia chứ?
Nhật Tùng tức khí:
- Trời ơi! Cô có bị bệnh không vậy? Hay là bọn chúng làm cô hoảng quá nên cô ăn nói lung tung vậy hả?
- Ăn nói lung tung gì chứ?
- Thì chuyện cô cho tôi là đồng bọn với cướp đó.
Phong Lan nhìn Nhật Tùng, khẽ nhếch môi cười:
- Chứ anh biểu tôi nghĩ sao? Trong khi tôi tỉnh lại thấy anh đang ôm tôi vào lòng hả?
Nhật Tùng há hốc. Anh nổi cáu thật sự, nên lớn giọng:
- Cô thật quá đáng? Tôi có lòng tốt cứu cô, vậy mà bây giờ cô lại cho tôi là kẻ tòng phạm. Thử hỏi có tức không chứ?
Phong Lan lắp bắp:
- Anh cứu... tôi?
- Chứ ai?
- Thật sao! Có thật là anh đã cứu tôi không?
- Nhìn mặt tôi bộ giả dối lắm sao mà cô lại hỏi vậy?
Phong Lan bặm môi, cô phì cười:
- Đúng rồi! Trông anh không giống hai tên lúc nãy.
Nhật Tùng cười nhẹ:
- Bây giờ mới nhận ra sự ngờ nghệch của mình sao? Mà cô trông tôi xấu trai lắm hả?
Phong Lan không nhịn được cười khi nghe những lời lẽ mà Nhật Tùng vừa nói. Cô cười giòn:
- Không phải, anh hiểu sai ý tôi rồi.
- Chứ sao?
Phong Lan giãi bày:
- Trông anh lịch sự chỉnh tề như vậy, sao cướp được chứ, phải không anh Nhật Tùng?
- Vậy chứ lúc nãy ai cho tôi là đồng bọn cướp, thiệt là làm ơn mắc oán.
- Tôi xin lỗi đã hiểu lầm anh. Thật ra, tại tôi sợ quá... Bọn chúng thật man rợ. Chiều nay đã bán ế mà còn gặp bọn ác ôn này, thật xui tận mạng.
Nhật Tùng cười tươi, giọng anh thật nhẹ và ấm:
- Nhà cô ở đâu? Sao cô về trễ vậy?
Phong Lan khẽ nhìn Nhật Tùng, cô cất giọng buồn bã:
- Nhà tôi cách đây cũng không xa, mải lo bán để có tiền thuốc thang cho cha nên trời sập tối không hay.
- Trời sắp đổ mưa to đấy, cô cũng tranh thủ xếp hàng lại đi, kẻo bị mắc mưa thì ướt hết.
- Cám ơn anh, tôi cũng đang định về thì gặp bọn chúng đó. Nhưng trong mơ màng tôi nghe ai đó bảo có công an tới, thì ra là anh hả?
- Chứ ai! Vậy mà còn bị hiểu lầm nữa. Nhưng cô tên gì vậy?
Phong Lan bẽn lẽn:
- Anh hỏi chi vậy?
- Để biết xưng hô chứ chi.
Phong Lan cười thầm. Trông anh ta cũng điển trai, lịch sự quá chứ...
- Sao cô không trả lời tôi, đăm chiêu suy nghĩ chuyện gì vậy?
Phong Lan chậm rãi, cô e thẹn vân vê tà áo bà ba cũ sờn với nhiều chỗ chắp vá, giọng cô lí nhí:
- Tên tôi là Phong Lan.
- Phong Lan?
- Anh làm gì mà ngạc nhiên như vậy?
Nhật Tùng cười khì:
- Phong Lan một loài hoa đẹp. Tên đẹp mà người cũng rất đẹp. Nhưng...
Thấy Nhật Tùng đang nói tự dưng anh bỏ dở, cô hối thúc:
- Nhưng sao? Có chuyện gì không?
- Nhưng trông cô rất quen đấy.
- Vậy sao?
- Thiệt mà.
- Anh ở đâu mà thấy tôi quen? Xạo đi nha!
Nhật Tùng vỗ vỗ vào trán mình mấy cái. Chợt anh cười phá lên như nhớ ra điều gì:
- Có phải cô là Phong Lan học ở trường Đại học Kế toán không?
Phong Lan ngạc nhiên:
- Sao anh lại biết chứ?
- Cô không nhận ra tôi sao?
- Anh là ai? Tôi không nhớ là quen anh ở đâu nữa.
Nhật Tùng cười tươi:
- Không cần suy nghĩ nữa, có lẽ là cô đã quên. Bởi vì chúng ta đã gặp nhau ở tiệc sinh nhật của Thu Cúc, hình như học cùng trường với Lan phải không?
- Bây giờ anh nhắc thì tôi mới nhớ ra. Hôm đó, anh còn đi với Thanh Bình nữa mà.
- Đúng rồi, chính xác.
- Tôi nhớ bữa đó tôi và anh có tiếp xúc với nhau đâu, sao anh lại nhớ tôi hay vậy?
Nhật Tùng lại cười nhẹ:
- Cô có một điểm rất khó quên.
- Điểm gì?
- Đôi mắt. Một đôi mắt tròn xoe mà ai đã nhìn rồi không thể nào quên.
Phong Lan tròn mắt:
- Thật vậy sao? Anh có nói quá không đó.
- Không đâu. Tôi nói thật mà. Cô có đôi mắt làm đắm say lòng người.
- Anh đừng trêu tôi như vậy chứ.
Như chợt nhớ ra điều gì, Nhật Tùng trầm giọng:
- Thật tôi vô ý quá.
- Chuyện gì?
- Mải lo nói chuyện mà quên hỏi thăm, bác trai bệnh có nghiêm trọng không Lan?
- Cha tôi bị sốt cao. Cảm ơn lời thăm hỏi của anh nha. Thôi, tôi về đây, để ở nhà cha tôi trông.
- Lan về cẩn thận nha.
Phong Lan khẽ cười, cô nhỏ giọng:
- Chiều nay thật là cảm ơn anh nhiều lắm.
Nhật Tùng nhìn Phong Lan cười hiền:
- Về việc bọn cướp lúc nãy hả Lan?
Phong Lan gật nhẹ đầu:
- Đúng rồi! Nếu không có anh giải cứu tôi không biết phải làm sao?
- Tôi đã nghe lời cảm ơn này rất nhiều lần rồi. Chuyện thường tình thôi, Lan đừng quá bận tâm. Ai cũng có thể làm vậy mà.
- Nhưng dẫu sao cũng cám ơn anh rất nhiều. Chào anh nhé!
- Bye! Nhưng Lan có thể cho phép tôi được đưa Lan một đoạn chứ?
Phong Lan khép nép từ chối anh:
- Nhà tôi cũng gần đây thôi, đi một thoáng là tới rồi. Vả lại, mẹ tôi khó tính lắm, bà sẽ không vui nếu trông thấy tôi như thế đâu. Tôi không muốn họ hiểu lầm.
Nhật Tùng hụt hẫng:
- Nếu thế thì thôi vậy. Lan về cẩn thận nha, mai mốt không nên về trễ quá.
- OK!
Phong Lan đã đi xa nhưng Nhật Tùng vẫn dõi mắt nhìn theo và trong lòng bỗng thấy xao xuyến lạ.
Sáng nay, ông mặt trời đã nhô lên cao, những tia nắng chiếu thẳng vào phòng của Nhật Tùng và Thanh Bình qua khe cửa sổ. Nhưng hai anh chàng vẫn còn ngủ khò. Chợt Thanh Bình thức giấc, anh la toáng lên:
- Trời ơi! Trễ giờ học rồi!
- Nhật Tùng ơi! Mày đâu rồi?
- Cái thằng Thanh Bình này, làm gì mà nó oang oang cái miệng không biết!
- Trời ơi! Đã trễ giờ học rồi, sao còn trùm mền kín mít vậy, đại ca?
Nhật Tùng buông gọn:
- Bệnh!
- Bệnh gì vậy? Tương tư hả?
- Tương tư cái đầu mày!
- Chứ bệnh gì?
- Cảm!
- Để tao xuống phòng y tế xin cho mày vài viên Decolgen nha?
Nhật Tùng đáp cộc lốc:
- Khỏi!
Thanh Bình ngạc nhiên:
- Sao lại khỏi chứ? Bệnh thì phải uống thuốc chứ. Chiều tối hôm qua, mày bị mắc mưa phải không?
- Ừ...
- Tao thấy mày hồi tối giờ rất là lạ đó.
Nhật Tùng trố mắt nhìn Thanh Bình:
- Là lạ là sao mậy?
Thanh Bình dò xét:
- Mày đang có chuyện gì đó giấu tao, phải không?
Nhật Tùng hất hàm:
- Có chuyện gì đâu chứ?
- Chắc không có không hả?
- Chắc!
- Vậy chứ hồi nửa đêm ai mớ ca hát rùm beng vậy chứ?
- Hát gì hả? Mày dóc!
- Để tao hát lại cho mày nghe nha.
- Ừ, mày hát nghe thử coi.
- Thôi, mới sáng sớm, hơi hám đâu mà hát. Nhưng tao nói cho mày nghe một điều có thể mày sẽ nhớ lại giấc mơ của mày hồi hôm.
- Điều gì nói nhanh đi.
- Mày làm gì mà gấp dữ vậy? Hình như mày nói chuyện với một người con gái có tên là Lan phải không?
Nhật Tùng tốc mền, đấm mạnh vào vai Thanh Bình:
- Thằng khốn! Tào lao, ba xạo không hà!
Thanh Bình nghiêng người né cú đấm của Nhật Tùng, anh cười hí hửng:
- Mày làm gì dữ vậy? Bộ tao nói trúng tim đen hay sao mà phản ứng mạnh thế?
- Thằng nhóc! Giỏi đoán mò!
- Đoán mò vậy chứ trúng phóc rồi, phải không?
- Trúng cái con khỉ!
- Nhưng tao nghe rất rõ ràng là mày kêu con nhỏ Lan nào đó mà.
Nhật Tùng tròn mắt:
- Mày nói thiệt hả?
- Hổng lẽ nói dóc mày. Chiều hôm qua, thực ra là có chuyện gì phải không?
- Đâu có gì.
- Lại giấu tao nữa hả? Có chịu nói không, hay để vừa khóc vừa nói đây?
- Hôm qua, tao đã cứu một cô gái thoát khỏi bọn cướp.
Thanh Bình sửng sốt, giọng anh lắp bắp:
- Mày làm anh hùng cứu mỹ nhân hả? Nhưng người mày cứu là ai vậy? Có quen hay không?
- Mày hỏi gì hỏi luôn đi, tao sẽ trả lời luôn thể. Làm như tao là cái máy thu sóng vậy hỏi tới tấp làm sao trả lời đây hả thằng tiểu yêu?
Thanh Bình nhíu mày, anh nhìn thẳng Nhật Tùng, khẽ cười:
- Hôm nay mày sao vậy? Trở nên khó tính từ lúc nào tao không hay.
- Vậy chứ mày hỏi kiểu đó, ai trả lời cho mày được.
- Thì cứ từ từ kể cho tao nghe coi.
Nhật Tùng hất hàm, cái thằng Thanh Bình nhiều chuyện này, không kể cho nó nghe cũng không yên với nó. Nghĩ thế, Nhật Tùng trầm giọng:
- Sao mày nhiều chuyện thế?
Thanh Bình cười khì:
- Đó không phải là nhiều chuyện mà là...
- Là gì vậy thằng khỉ?
Thanh Bình nói nhanh:
- Tại tao thích khám phá những điều bí ẩn đó thôi.
- Khám phá? Làm như mày là trinh thám không bằng.
Thanh Bình hỉnh hỉnh lỗ mũi, hai tay chống nạnh nhìn Nhật Tùng:
- Cho là vậy đi, nhưng mày nói nhanh đi, ở đó dài dòng đôi co hoài. Mệt quá đi!
- Từ từ chứ.
- Kể đi, tao đang hồi hộp để lắng tai nghe đây.
- Mày còn nhớ nhỏ Phong Lan không?
Thanh Bình trầm ngâm suy nghĩ:
- Phong Lan? Mà Phong Lan nào vậy?
- Thì nhỏ trong nhóm "Tam cô" đó. Nhớ chưa?
Thanh Bình gãi gãi đầu, như chợt nhớ ra điều gì, anh đáp nhanh:
- Phải Phong Lan trong nhóm của Thu Cúc và Thảo Ly không vậy?
Nhật Tùng vỗ vào vai Thanh Bình, anh cười khẽ:
- Đúng rồi! Trí nhớ mày cũng còn tốt lắm không như tao tưởng...
- Mày tưởng tao thiếu i ốt hả?
- Đúng vậy!
- Xúc phạm nha! Mày dám nói tao đần độn hả thằng quỷ sống?
Nhật Tùng cười khúc khích, anh dịu giọng:
- Mày làm gì mà nổi nóng dữ vậy? Tao giỡn chơi thôi mà.
- Kể tiếp đi, ở đó mà giỡn hoài. Nhưng mày đừng nói cô gái mà mày đã cứu là Phong Lan nha!
Nhật Tùng gật gù:
- Chính xác là như vậy.
Thanh Bình lo lắng, giọng anh đầy vẻ ngạc nhiên:
- Tại sao Phong Lan lại có mặt ở đó để bị cướp chứ? Có phải mày đã hẹn cô ấy tới không?
Nhật Tùng trợn mắt, anh lừ lừ Thanh Bình:
- Thằng quỷ! Tao đã nói chuyện với cô ta lần nào đâu mà hẹn với hò chứ.
- Thế thì tại sao?
Nhật Tùng cất giọng buồn buồn:
- Hoàn cảnh của cô ta thật đáng thương. Ngoài giờ học, cô còn phải đi bán khô để kiếm tiền thang thuốc cho cha cô ấy.
Thanh Bình trầm giọng:
- Chắc là cha của Phong Lan bị bệnh nên cô ấy mới thay cha đi bán, chứ tao nhớ không lầm thì cha của Phong Lan mới là người thường xuyên bán khô đó.
- Mày nói rất chính xác.
- Nhưng Phong Lan có bị thất thoát gì không? Nhưng sao tao lại rất thắc mắc một điều.
- Điều gì?
- Tao muốn nói, tại sao bọn cướp lại dễ dàng bỏ qua cho cô ấy chứ?
- Phải công nhận là cô ấy cừ thật... một mình cô ta mà giằng co túi tiền với với hai tên cướp.
- Rồi sao?
- Phong Lan cố giữ túi tiền, mặc cho hai tên cướp hầm hét đánh đấm. Ngay lập tức tao mới la lớn lên...
- Mày la gì? Bộ mày không sợ bọn chúng sao?
- Thì tao la toáng lên là công an tới. Kỳ thật, rất có hiệu quả.
- Là sao?
- Thì hai tên cướp lẳng lặng rút êm chứ sao!
- Mày cũng gan thiệt, rủi lúc đó bọn chúng không sợ công an mà quay lại tấn công mày luôn tao không biết rồi sẽ ra sao đây?
Nhật Tùng cười nhẹ:
- Thật tình lúc đầu trông bọn chúng, tao cũng thấy ớn lắm! Nhưng trước tình thế cấp bách nên không nghĩ gì tới sợ cả.
Thanh Bình cười khà khà giọng anh bỡn cợt:
- Nói tóm lại là mày đã chiếm được cảm tình của Phong Lan, đúng không?
- Tao... tao...
- Có gì mà ngại ngùng không dám nói, anh hùng cứu mỹ nhân mà.
- Thôi, dẹp mày đi, ở đó cà rỡn hoài. Lo đi kiếm gì bỏ bụng đi, tao đói lắm rồi.
Thanh Bình buông gọn:
- Mày đói chứ bộ tao đói đâu mắc gì tao phải bận tâm chứ.
Nhật Tùng nhìn Thanh Bình Bằng nửa con mắt:
- Sao mày lại ác với tao thế chứ? Lương tâm mày bị quỷ tha ma bắt rồi hả Bình?
Thanh Bình chép miệng, anh cười nhẹ:
- Nói chơi với mày vậy thôi, chứ tao đã chuẩn bị hai tô mì nóng hổi rồi kìa.
Nhật Tùng mừng quýnh:
- Thiệt hả? Hảo bằng hữu! Hảo bằng hữu!
- Trông mày kìa, nghe tới có ăn thì con mắt sáng rỡ hà.
- Vậy chứ sao! Tao có tâm hồn ăn uống mà, bộ mày mới biết hả?
Thanh Bình nhún vai:
- Khỏi cần quảng cáo, tại hạ rất am hiểu bổn tánh của đại ca mà.
- Vậy sao?
Bỗng chuông điện thoại di động của Nhật Tùng reo vang. Màn hình hiển thị số máy của Thúy Hằng, anh khẽ nhấc máy lên nghe:
- Alô!
- Anh Tùng hả?
- Ừ, có chuyện gì không Hằng?
Tiếng của Thúy Hằng vui vẻ oang oang:
- Chiều nay anh Tùng có rảnh không?
Nhật Tùng thoáng ngạc nhiên, anh cất giọng cộc lốc:
- Chi vậy?
- Chiều nay cậu Tư em ở Thành phố Hồ Chí Minh ra công tác ngoài này, cậu ấy có ghé thăm em. Vậy khoảng bảy giờ anh ghé chở em đi nhà hàng Yến Mai nha! Cậu em rất mong được gặp anh đấy!
Nhật Tùng nghe Thúy Hằng xổ một hơi, anh chùng giọng:
- Em thông cảm cho anh nha Thúy Hằng, chiều nay anh bận rồi.
- Bận việc gì vậy, sư huynh của em?
- Anh bận dẫn chương trình và đàn cho các thiếu nhi hát mừng Trung Thu rồi.
Thúy Hằng hối tiếc, cô chặc lưỡi:
- Tiếc quá!
- Em hẹn với cậu Tư, dịp khác anh sẽ gặp cậu ấy nha Thúy Hằng.
- Được rồi, nếu sư huynh bận thì hẹn dịp khác vậy.
- Em đi chơi vui vẻ nha.
- Thôi, em cúp máy đây.
- Nàng phone cho mày hay gì vậy Nhật Tùng?
- Mày nói nàng nào chứ?
- Thì Thúy Hằng! Tao thấy cô bé đó si mày dữ lắm đấy.
- Thôi, đừng có nhảm nhí quá đi, thằng khỉ!
Thanh Bình trầm giọng:
- Thiệt đẹp trai, phong độ như mày cũng khổ...
- Thôi đi, đừng ở đó tào lao tầm phào nữa. Tối nay có đi với tao không?
Thanh Bình ngớ ngẩn:
- Đi đâu vậy?
- Thì buổi biểu diễn văn nghệ mừng Trung Thu đó, đi chơi cho vui.
- Không được đâu! Tối nay tao còn phải đi dạy kèm nữa...
- Vậy tao đi một mình vậy.
- Ừ, đi vui vẻ nhé.
- OK!
Nhật Tùng ngả người xuống giường. Chợt nhớ tới buổi biểu diễn văn nghệ tối nay, anh bỗng thấy vui trong dạ....
- Chị Hai! Chị Hai!
Quay lại nhìn Hải Trung, Phong Lan trách yêu em trai:
- Chuyện gì? Sao lại gọi chị gấp vậy chứ?
- Em xin lỗi chị Hai.
Xoa đầu Hải Trung, giọng Phong Lan thật ấm:
- Sao hôm nay em về sớm vậy? Bộ không có việc làm sao em?
- Dạ, bữa nay ít việc nên em về sớm. Em thấy hình như là chị không được khỏe, phải không?
Phong Lan chậm rãi:
- Chị bị cảm xoàng thôi, hổng có sao đâu, em đừng quá lo.
Hải Trung nhìn chị Hai ân cần:
- Ở đó mà chị cứ giấu bệnh hoài. Chị thật sự bị nóng sốt, bữa nay còn nghỉ học nữa, bộ giấu em được sao?
- Cám ơn em.
- Em không dám nhận đâu, lúc nãy em có mua về cho chị mấy viên thuốc cảm, chị uống để mau khỏi bệnh.
Phong Lan nhìn Hải Trung xúc động:
- Chị cảm ơn em nhiều lắm, nhưng chị thấy trong người đỡ nhiều rồi.
Hải Trung chợt đề nghị:
- Để tối nay em đến nhà của dì Năm Sen làm thế chị nha?
- Em lo vô bếp ăn cơm rồi học bài. Chuyện của chị để chị làm được mà.
- Chị lúc nào cũng vậy cả, phải để em phụ giúp chị phần nào chứ. Vả lại, chị đang bị bệnh mà.
- Không sao, chị thấy khỏe nhiều rồi.
Nhìn trước ngó sau không thấy cha mẹ, Hải Trung hỏi khẽ:
- Cha mẹ bộ có việc đi đâu rồi hả chị Hai?
Phong Lan, cười nhẹ:
- Ba thì mới đi ra đầu xóm chích thuốc rồi. Còn mẹ thì vẫn vậy, chắc là đang ở bên nhà của bà Vân tướng đen, tướng đỏ rồi.
- Em không hiểu sao mẹ lại vô tâm như vậy chứ?
Phong Lan khẽ ký nhẹ lên đầu Hải Trung:
- Không được hỗn với mẹ! Cho dù mẹ có làm gì đi nữa thì mẹ vẫn mãi mãi là mẹ của chúng ta. Em hiểu ý chị chứ Trung?
Hải Trung cúi đầu:
- Dạ, em biết rồi chị Hai.
- Hãy nghe lời chị, vô ăn cơm rồi học bài, nghe chưa.
- Dạ, xin tuân lệnh sư tỷ.
- Bộ anh Ba chưa ăn cơm sao? Cơm canh nguội lạnh hết rồi còn gì.
Tiếng của Gia Uyên cất lên từ phía bếp. Hải Trung bước đến gần cô bé dịu giọng:
- Cha mẹ ăn cơm chưa Uyên?
Gia Uyên đáp nhanh:
- Dạ rồi!
- Vậy em dọn cơm đi, ba chị em mình ăn chung cho vui... Lâu lắm rồi em không được dùng cơm chung với chị và Gia Uyên.
- Lúc nãy chị đã ăn trước rồi. Hai em cứ ăn đi.
- Chị Hai!
- Chuyện gì vậy cô bé?
- Tối nay chị có rảnh không?
- Chi vậy? Có chuyện gì không Uyên?
Gia Uyên ngập ngừng:
- Dạ.... em...
Phong Lan hối thúc em gái:
- Chuyện gì em cứ nói ra đi, cứ ấp a ấp úng, chị đâu hiểu được chuyện gì chứ?
Gia Uyên nhỏ giọng:
- Em biết là chị còn bận đi làm thêm ở nhà của bà Năm Sen. Nhưng em định rủ chị đi với em.
Phong Lan trố mắt ngạc nhiên:
- Đi đâu?
- Thì dự buổi biểu diễn văn nghệ mừng Trung Thu của trường em đó.
- Vậy hả? Chị không nhớ tối nay là Trung thu.
- Em có đăng ký tiết mục nào không Uyên?
- Dạ có.
- Chuẩn bị đàng hoàng chưa, cô bé?
- Dạ rồi, tập dợt cả tuần nay lận đấy.
- Tập dợt ở đâu sao chị không nghe em hát hò gì hết trơn vậy?
Gia Uyên phì cười, giọng cô bé nhanh nhảu:
- Tập dợt ở trường thì làm sao chị nghe chứ. Có một anh kia vô tập dợt cho tụi em và dàn dựng chương trình rất hoành tráng.
- Vậy sao!
- Mình phải tranh thủ đi sớm một chút để dợt lại cho chắc ăn.
- Chị sẽ ủng hộ em, tự tin lên chứ. Vậy tối nay Trung làm giúp chị một đêm nhé!
- OK! Chị Hai cứ an tâm mà đi với Gia Uyên đi.
Gia Uyên nắm lấy tay chị Hai, hối thúc:
- Mình đi thôi chị Hai. Vô trường, em còn tập dợt lại nữa.
Từ trong phòng bước ra, Phong Lan lên tiếng hỏi Gia Uyên:
- Chị ăn mặc thế này tạm ổn chứ Uyên?
Gia Uyên xuýt xoa:
- Chị đẹp lắm!
Hải Trung cũng chen vô:
- Rất đơn giản, chỉ áo sơ mi trắng và quần tây xanh. Nhưng chị mặc trông rất lịch sự và ra dáng lắm.
Phong Lan liếc Hải Trung, cô cười khẽ:
- Em đó, cứ ghẹo chị hoài. Thôi, chị với Gia Uyên lên đường được rồi chứ, sư đệ?
- OK! Chúc mã đáo thành công nha. Nhưng nhớ về sớm sớm, kẻo mẹ hay là bị rầy đó nha.
- OK!
Gia Uyên rất vui vì có sự hiện diện của Phong Lan cùng đi. Chính chị Hai là người an ủi và ủng hộ rất lớn, cô sẽ biểu diễn thật tốt trong buổi văn nghệ tối nay, để đạt được thành tích cao nhất. Không phải phụ lòng tin yêu của chị Hai và anh Hải Trung.
Trời nhá nhem tối, Phong Lan ngồi trên băng đá ngắm nhìn các em nhỏ vui chơi Trung Thu rất nhộn nhịp. Bỗng một anh chàng rất lịch sự trong bộ sơ mi trắng quần Jeans, chạy xe Suzuki màu bạc bóng loáng đậu xe gần chỗ cô ngồi.
Trong đầu Phong Lan thầm nghĩ, chắc anh ta là người mà Gia Uyên đã nói với cô. Nhưng khi anh ta quay lưng lại để bước vào phòng tập dợt thì Phong Lan mới ngớ người:
- Thì ra là anh ta sao? Trông anh ta rất bảnh bao và hào hoa quá chứ! Trông anh có cái gì đó rất cuốn hút...
Miên man suy nghĩ mà Phong Lan không hề hay biết Nhật Tùng đang đứng cạnh bên cô, giọng anh thật ấm:
- Ủa! Phong Lan! Là cô đó sao? Tôi thật sự bất ngờ khi gặp cô ở đây.
Phong Lan giật mình ngẩng mặt lên, bắt gặp ngay một nụ cười rất tươi trên môi Nhật Tùng. Cô ấp a ấp úng:
- Tôi... tôi...
Hít một hơi thật sâu, Phong Lan trầm tĩnh:
- Bộ sự hiện diện của tôi ở đây là lạ lắm sao.
Nhật Tùng khẽ cười tươi, anh nhỏ giọng:
- Không. Xin cô đừng hiểu lầm, ý tôi không phải vậy.
- Chứ ý anh thế nào? Anh muốn nói ở đây chỉ dành cho các em nhỏ. Còn tôi không được tham gia chứ gì?
Nhật Tùng nhăn nhó:
- Không phải thế! Ngược lại là đằng khác. Sự có mặt của cô sẽ làm cho đêm nay vui hơn, hào hứng hơn nữa đó.
- Tôi không ép anh nói dối đâu nha.
- Thiệt mà! Cô đến đây lâu chưa?
- Cũng mới đến khoảng mười lăm phút.
- Cô đi với ai vậy?
- Ờ, đi với em gái.
- Em gái của cô học trường này?
- Đúng!
- Vậy em gái cô tên gì? Tối nay có tham gia tiết mục văn nghệ không?
Phong Lan cười nhẹ:
- Nãy giờ anh hỏi giống như đang phỏng vấn tôi vậy đó.
Nhật Tùng cười khì:
- Xin lỗi!
- Em tôi là Gia Uyên, tối nay nó cũng có hát nữa đấy. Bộ mấy ngày nay chính anh đã tập dợt cho nó sao?
- Đúng rồi! Gia Uyên có chất giọng hay lắm, chỉ cần chỉ sơ qua là OK liền.
- Anh thấy tối nay nó có thể đoạt giải không?
- Chắc chắn một trăm phần trăm sẽ đoạt được giải cao.
- Sao anh dám khẳng định như vậy?
Nhật Tùng cười hiền:
- Bộ cô quên là tôi đã tập dợt cho Gia Uyên sao?
- Được rồi! Cám ơn anh, đừng huênh hoang nữa...
- Không! Sự thật là vậy mà. Để lát nữa cô sẽ chứng kiến tài nghệ của Gia Uyên, thì cô sẽ tin lời của tôi là sự thật.
- OK. Anh cứ lo việc của mình đi, bọn chúng nãy giờ chờ anh dữ lắm đấy.
- Cô ngồi chơi nhé, lát nữa gặp lại sau.
- OK....
Đêm văn nghệ mừng Trung thu cũng đã đến hồi kết thúc. Trên sân khấu, giọng Nhật Tùng, người dẫn chương trình kiêm luôn đàn ghi- ta dõng dạc đọc kết quả chung cuộc:
- Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các bạn học sinh, giải nhất đơn ca năm nay thuộc về em:
Nguyễn Thị Gia Uyên. Xin một tràng pháo tay và mời em Gia Uyên ra nhận giải thưởng.
Phong Lan không thể tả nỗi sung sướng vì niềm hãnh diện khi Gia Uyên đạt được thành tích cao như thế. Cả khoảng sân rất đông người họ đều vỗ tay, tán thưởng khi Gia Uyên nhận giải.
Buổi diễn văn nghệ mừng Trung Thu rồi cũng khép lại, mọi người ra về, ai cũng vui vẻ tươi cười.
- Cô thấy tôi nhận xét có đúng không hả Phong Lan?
Giật mình bởi tiếng nói cất lên từ phía sau, Phong Lan quay nhẹ:
- Cảm ơn anh. Cũng nhờ có anh chỉ dẫn nên nó mới đạt được như thế thôi.
Nhật Tùng cười tươi:
- Không! Do Gia Uyên có giọng ca tốt, chứ tôi đâu giúp được gì nhiều đâu mà cô cám ơn chứ.
Gia Uyên chạy đến bên Phong Lan, cô cười khẽ khi nhìn Nhật Tùng:
- Thì ra chị Hai và anh Tùng đã quen biết rồi hả?
- Ừ. Chúng ta về thôi. Trời khuya lắm rồi.
Nhật Tùng chợt đề nghị:
- Có thể nào để Tùng hộ tống hai cô nương về nhà không?
Phong Lan từ chối thẳng thừng:
- Cám ơn anh Tùng có lòng, hai chị em tôi có thể về được mà.
- Nhưng trời cũng quá khuya rồi, thật sự tôi không an tâm để hai cô về một mình.
Gia Uyên thích thú xen vào:
- Hay quá! Vậy anh Tùng đưa giùm hai chị em em về nha?
- Rất sẵn lòng.
- Gia Uyên!
- Gì chị Hai?
- Chị em mình về thôi, em đừng làm phiền người ta chứ.
- Phiền hà gì chứ, để tôi đưa về tôi mới an tâm.
- Đồng ý đi mà chị Hai, có anh Tùng đưa về mình cũng an tâm hơn.
Từ chối mãi cũng kỳ, Phong Lan khẽ gật đầu:
- Vậy nhanh lên!
- OK.
- Hoan hô chị Hai.
Trời càng về khuya, sương mù vây phủ, cảm giác lành lạnh phong tỏa khắp cơ thể. Đã đến con hẻm để vào nhà, Phong Lan chợt dừng xe lại quay sang nhìn Nhật Tùng, bắt gặp ngay ánh mắt của anh chàng đang nhìn cô say đắm.
Cô nhẹ giọng:
- Anh Tùng đưa đến đây được rồi. Nhà chúng tôi cũng cạnh đây thôi. Anh an tâm về đi nhé. Thành thật cám ơn anh nhiều.
Nhật Tùng nhìn Phong Lan đăm đăm, cô bé rất lịch sự giản dị nhưng toát lên một vẻ đẹp hoàn hảo và duyên dáng, anh nhỏ giọng:
- Vậy anh về nha! Chúc hai cô nương ngủ ngon, và mơ nhiều mộng đẹp nhé.
- Anh cũng vậy.
Gia Uyên vẫy tay chào Nhật Tùng:
- Anh Tùng về cẩn thận, bye anh nha.
- OK.
Nhật Tùng nói rồi đề máy vọt thẳng, Phong Lan bỗng nghe xôn xao lạ trong lòng. Nhật Tùng rất đáng yêu, anh nhẹ nhàng tình tứ và rất phong độ, cử chỉ tao nhã lịch sự, một mẫu người của rất nhiều cô gái ước mong. Phong Lan cũng không ngoại lệ.
Nhìn lại bản thân, Phong Lan bỗng cười thầm, mình nghèo nàn khốn khổ thế này, ở đó mơ mộng viển vông. Điều đó rất xa vời đối với cô...
Sáng chủ nhật, cả nhóm "Tam cô" lại tập hợp tại quán chè bảy màu. Thu Cúc cất giọng ngân nga:
- "Em xinh tươi như bông như hoa Cho ai kia ngất ngây tâm hồn Một ngày nhớ một ngày mong Đêm lại về thao thức bâng khuâng Con tim ai khát khao đợi chờ Trong cõi lòng ôm mối tương tư Cô bé ơi cô bé ơi Cô bé cô bé ơi...".
Thảo Ly khẽ giọng:
- "Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ.
Thà chịu khổ để mà được yêu".
Phong Lan cười sặc sụa, giọng cô thảng thốt:
- Trời ơi! Hôm nay hai đứa bây bị bệnh gì vậy hả? Nãy giờ hết đứa này hát hò đến đứa kia ngâm thơ.
Thu Cúc cười khẽ:
- Ê! Bộ mi cho hai đứa tui là hai bà già điên đó hả?
- Chứ gì nữa.
Thu Cúc và Thảo Ly chồm tới người thì nhéo ngang hông, người thì đấm thình thịch vào vai của Phong Lan làm cô nàng đau điếng la oai oái:
- Trời đất ơi! Hai bà giết người sao? Bớ... bớ người ta... có hai kẻ muốn giết tôi...
- Cho mi bỏ tật xem ta như bà điên nhé.
- Thôi, cho tớ xin đầu hàng vô điều kiện.
- Vậy mới được chứ.
- Mà nè!
- Gì vậy Thu Cúc.
- Mấy bữa hôm nay tôi thấy bà khác khác sao ấy. Má đỏ hồng hồng và trên môi lúc nào cũng nở nụ cười tươi như hoa nở vậy?
Thảo Ly chen vô:
- Nó đang yêu đó, bộ mi không biết sao?
Thu Cúc ngớ người:
- Đang yêu? Mà yêu ai?
- Thì hỏi nhỏ Lan sẽ rõ thôi chứ gì.
Thu Cúc lừ lừ mắt nhìn Phong Lan:
- Có chịu khai báo thành thật hay để bổn cô nương đây xuất chiêu hả?
Phong Lan dẩu môi:
- Khai báo? Mà khai báo chuyện gì chứ?
- Thì chuyện yêu đương của mi chứ gì nữa.
- Trời! Ta có yêu ai bao giờ đâu.
- Còn chối cãi nữa hả? Ta đã nghe thám tử hồi báo rồi. Hãy thành thật khai mau!
Phong Lan ngớ người:
- Thám tử? Mà ai mới được chứ?
Thu Cúc trợn mắt, giọng cô dõng dạc:
- Mi không cần phải biết là ai. Sự thật như thế nào, mi có chịu nói ra không?
Phong Lan cười nhẹ:
- Làm gì giống điều tra tội phạm quá vậy bà?
Thảo Ly nhíu mày, cô hăm dọa:
- Ta thì không cần phải tra vấn như nhỏ Thu Cúc đâu. Ta sẽ...
Phong Lan hỏi dồn khi thấy Thảo Ly móc điện thoại di động ra bấm lia bấm lịa:
- Mi định giở trò gì nữa đây? Định gọi "một một ba" tới bắt ta về cái tội không khai báo thành khẩn chứ gì?
Thảo Ly cười khoái chí, cô vỗ đùi một cái bốp:
- Không! Đâu cần phải gọi "một một ba" làm gì cho mệt. Năm phút nữa mi sẽ hết đường chối cãi.
- Nghĩa là sao?
- Thì Thu Cúc nó cho số của anh chàng kia, ta gọi lại ăn chè cho vui.
- Là ai vậy hả?
Thảo Ly cười nửa miệng:
- Rồi mi sẽ biết ngay thôi, một sự bất ngờ lý thú lắm đấy...
Phong Lan tức khí, cô nổi quạu đấm vào vai Thảo Ly thùm thụp:
- Mi làm gì bí mật dữ vậy?
Thảo Ly lè lưỡi:
- Bộ mi định giết người diệt khẩu sao?
- Thôi, hai bên cho tôi xin đi, ở đó tranh cãi hoài. Mà Thảo Ly nè.
- Chuyện gì?
- Hồi nãy mi định điện thoại cho ai vậy?
Thảo Ly ngập ngừng:
- Ờ... thì ảnh của mi đó.
Thu Cúc trợn mắt:
- Mi nói ai chứ?
- Thì Thanh Bình.
Cả ba cô nàng đang cười nói rôm rả, bỗng có hai anh chàng ăn mặc rất bảnh bao, chạy chiếc Suzuki màu bạc thắng kịt trước mặt các cô.
Thảo Ly cười toe khi nhìn thấy Thanh Bình và Nhật Tùng, giọng cô sang sảng:
- Anh Bình! Anh Tùng! Tụi em ở đây này!
Dựng vội chống xe, Thanh Bình cùng Nhật Tùng sánh bước đến bàn của nhỏ Thảo Ly.
Thảo Ly kề vào tai Phong Lan, nói khẽ:
- Hết đường chối cãi rồi nhé. Mi đừng nói với tớ là mi không quen biết anh ta nha.
Phong Lan liếc xéo Thảo Ly, cô lí nhí:
- Đồ... nhiều chuyện quá đi...
- Chào ba người đẹp!
Ngồi đi anh Bình, anh Tùng. Quay sang Thu Cúc, Thanh Bình trêu:
- Làm gì buồn quá vậy, cô bé?
Thu Cúc cười nhếch môi:
- Ai mượn anh quan tâm chứ? Bữa nay còn dám gọi người ta là cô bé nữa...
làm như lớn lắm vậy!
Phong Lan ngượng ngùng, mặt cô đỏ ửng. Cô nhẹ giọng:
- Anh Tùng ngồi đi, sao đứng hoài vậy?
Thảo Ly giả vờ ngạc nhiên:
- Ủa! Bộ hai người quen biết nhau hả?
Nhật Tùng gật đầu khẽ cười:
- Ờ... ờ...
- Vậy mà tôi định giới thiệu cho mọi người biết nhau. Làm tôi xộ một cái quá mạng.
Thu Cúc chen vô:
- Hai anh uống gì? Chè nhé?
Thanh Bình cười tươi:
- Đàn ông con trai ai mà ăn chè chứ. Cho anh và Nhật Tùng hai ly dừa đá nha.
Quay sang chị chủ quán, Thu Cúc gọi khẽ:
- Cho em hai ly dừa đá, chị ơi!
- Được rồi! Có ngay!
Cả nhóm năm người nói cười vui vẻ với nhau một lúc, chợt Thảo Ly lên tiếng cáo từ:
- Ly phải về trước đây, anh Bình, anh Tùng và hai nhỏ về sau nha.
Thu Cúc bặm môi liếc nhìn Thảo Ly:
- Làm gì gấp dữ vậy? Bộ có việc gì sao?
Thảo Ly gật đầu:
- Mình đã hẹn với mẹ chở bà đi chùa, không thể về trễ được. Chào nhé!
Nói rồi, Thảo Ly đi thẳng lại bãi xe, dẫn vội chiếc Attila ra đề máy. Cô cũng không quên vẫy tay chào các bạn.
Thu Cúc và Thanh Bình cũng lịch sự rút êm. Trước khi đi, Thu Cúc cũng không quên thốt lên một câu:
- Mình có việc rồi về trước nha? Chúc đôi uyên ương một buổi sáng chủ nhật thật tươi vui, nồng ấm nha!
- Cái con quỷ này? Tại sao lại bỏ về hết vậy?
- Trả không khí yên tĩnh cho hai người. Bye!
Chỉ còn lại hai người, Phong Lan bẽn lẽn e thẹn ửng hồng đôi má. Nhật Tùng quay sang trông thấy, anh khẽ giọng tình tứ:
- Đang suy nghĩ gì vậy cô bé? Nói chuyện gì đi chứ!
Phong Lan cười khẽ, trong lồng ngực cô như có tiếng trống đập liên hồi. Cô lắp bắp:
- Ơ... Lan...
Nhật Tùng đốt cho mình một điếu ba số năm, nhả ra từng làn khói trắng bay vào khoảng không. Anh gợi chuyện:
- Bác trai khỏe hẳn chưa Lan?
- Dạ, cũng đỡ nhiều rồi. Cám ơn anh có lòng hỏi thăm.
- Anh trông Lan có cái gì đó muốn nói với anh phải không?
Phong Lan không ngờ Nhật Tùng lại nhìn thấu tim gan mình, anh ta tài thật.
Nhưng cô bối rối quá không biết phải mở lời sao đây?
- Có chuyện gì, Lan cứ nói cho Tùng nghe đi.
Nhật Tùng đã cất giọng rất ấm, ánh mắt thì quyến rũ đã làm trái tim cô đập loạn xạ. Phong Lan hít một hơi thật sâu lấy lại bình tĩnh cô nhẹ giọng:
- Lan... muốn nói tiếng xin lỗi... và lời cảm ơn anh về chuyện hôm bữa...
Nhưng...
- Sao Lan lại nhắc đến chuyện ấy hoài vậy? Xin lỗi gì chứ?
- Thì chuyện hiểu lầm anh đó.
Nhật Tùng chặc lưỡi:
- Trời ơi! Nếu anh ở trong trường hợp đó cũng sẽ xử sự vậy thôi, có gì đâu Lan phải ái ngại.
- Nhưng Lan muốn nói tiếng cảm ơn anh đã cứu mạng.
- Ơn với nghĩa... Anh đã nói rất nhiều lần rồi, chuyện thường tình thôi mà.
Anh xin Lan đừng quá bận tâm, nhưng...
- Nhưng sao vậy anh Tùng?
Nhật Tùng khẽ nhìn vào đôi mắt đẹp của Phong Lan, anh cất giọng thật êm:
- Nhưng anh chỉ muốn làm bạn với Lan thôi.
- Em... em...
- Đồng ý Lan nhé!
Khẽ cúi đầu suy nghĩ, Phong Lan chợt ngẩng lên, giọng cô buồn buồn:
- Anh Nhật Tùng! Em xin anh thông cảm... Lan... Lan không xứng đáng để làm bạn với anh đâu.
Miệng thì nói lên lời từ chối nhưng giọng Phong Lan lại nghèn nghẹn và từ trong đôi mắt đẹp chợt ứa lệ ở khóe mi. Càng ngắm kỹ mới cảm nhận nó đẹp và quyến rũ làm sao?
Nhật Tùng cảm nhận được điều đó, anh nhích người ngồi gần sát Phong Lan hơn, rồi đưa tay khẽ vuốt mái tóc dài đen óng của cô. Giọng anh nhẹ nhàng:
- Phong Lan! Tại sao em lại nghĩ như thế? Em có biết rằng anh đã mến thương cô gái mà buổi chiều hôm đó, người con gái có đôi mắt tròn xoe ngơ ngác đã làm trái tim anh rung động...
Phong Lan ngẩng mặt nhìn lên, thoáng bối rối khi bắt gặp ánh mắt như có ma lực hớp hồn cô. Cô lí nhí:
- Anh Nhật Tùng... đừng...
Nhật Tùng cười tươi, gọng anh nhẹ như khói thuốc thơm anh cầm trên tay:
- Nhưng em không thể nào ngăn cấm con tim anh yêu em chứ?
- Em... em...
- Em sao?
- Anh Nhật Tùng, kỳ quá hà!
- Đó, đó... như vậy có phải đẹp hơn không. Anh rất thích mỗi khi nhìn thấy em cười, em rất đẹp, như tiên giáng trần vậy đó.
Phong Lan cười nhẹ:
- Anh Tùng xạo quá đi! Anh ghẹo em... em về đấy!
Nhật Tùng chân tình:
- Anh nói thật lòng mình mà, đâu có ba xạo đâu. Em đừng giận anh nha, em đẹp thật đấy!
Phong Lan dợm đứng lên. Nhật Tùng nắm lấy hai tay cô ghì xuống, anh cất giọng nài nỉ:
- Anh xin lỗi cô bé, anh sẽ không làm cô bé giận nữa. Hãy ở lại nói chuyện với anh chút xíu nữa đi...
Phong Lan nhoẻn miệng cười:
- Buông tay em ra đi, người ta nhìn kìa.
- Kệ người ta chứ.
- Trời đất! Sao anh ngang quá vậy?
Khẽ ký nhẹ lên đầu Phong Lan, anh trầm giọng:
- Dám mắng anh hả? Ý anh hổng phải vậy...
- Vậy là sao?
Nhật Tùng lý sự:
- Anh muốn nói, người ta nhìn thì kệ người ta, miễn sao anh yêu em là đủ rồi!
Phong Lan mặt mày đỏ bừng, giọng cô ngập ngừng:
- Anh... Tùng... nói kỳ quá hà!
- Anh yêu em thì anh nói anh yêu em, có gì đâu mà kỳ chứ?
Phong Lan e thẹn:
- Thôi, em phải về đây...
- Bộ giận anh sao?.
- Không có!
- Vậy sao về gấp vậy?
- Em còn phải đi hốt thuốc cho cha em nữa. Về trễ sẽ bị mẹ rầy.
- Vậy anh đưa em về nha.
- Có làm phiền anh không?
- Phiền gì chứ! Được đưa người đẹp về là niềm vinh hạnh của anh thì có...
- Anh thiệt là... Cũng tại nhỏ Thu Cúc đó, hồi sáng ghé rước em, bây giờ lại bỏ về trước.
- Thì anh tình nguyện làm tài xế đưa em về nè. Lên xe đi em!
Ngồi phía sau Nhật Tùng, Phong Lan bỗng nghe lòng lâng lâng, một cảm giác rất lạ....
- Alô!
- Anh Tùng tối nay có rảnh không?
Nhật Tùng tỏ vẻ bực bội:
- Chi vậy?
Giọng của Thúy Hằng õng ẹo:
- Bộ anh quên ngày nay là ngày gì sao?
- Ngày gì chứ?
- Thật sự anh không nhớ hay anh cố tình không muốn nhớ chứ?
Nhật Tùng cố nhíu mày suy nghĩ, chợt anh cười khì:
- À, anh nhớ ra rồi! Thật tình anh xin lỗi Thúy Hằng nha... Sinh nhật lần thứ hai mươi mốt của sư muội kết nghĩa mà anh lại quên. Thật đãng trí quá đi!
Thúy Hằng giận dỗi, giọng cô nói như trách móc:
- Hổng biết? Một năm có ngày sinh nhật của tiểu muội mà sư huynh cũng quên nữa sao?
Nhật Tùng cười nhẹ:
- Anh xin lỗi. Vậy Thúy Hằng dự định như thế nào?
- Em sẽ phạt sư huynh đấy!
- Phạt ư?
- Đúng vậy? Ai biểu anh dám quên ngày sinh nhật của em...
- Nhưng phạt gì mới được?
Thúy Hằng dài giọng:
- À... Tối nay sư huynh phải chở em đi chơi một vòng thành phố Đà Lạt.
Nhật Tùng cười khúc khích:
- Tưởng phạt chuyện gì chứ chở em đi một vòng thành phố thì anh rất sẵn lòng.
- Chuyện đó chỉ là màn mở đầu thôi.
- Vậy còn chuyện gì nữa chứ?
Thúy Hằng cười tươi:
- Sau khi chở em đi chơi một vòng thành phố, em muốn sư huynh chở em đến nhà hàng Hoàng Anh để mừng sinh nhật cho em.
- Vậy tiểu muội định chừng nào khởi hành đây?
- Sáu giờ nhé?
- OK. Anh sẽ chấp nhận mọi sự trừng phạt của tiểu muội.
- Anh nói thì phải giữ lời đó nha.
- Được rồi!
- Nhớ đúng hẹn đó nha.
- OK.
- Tối nay em sẽ tạo cho sư huynh một bất ngờ.
- Thôi được rồi... anh cúp máy đây... cô bé nhiều chuyện quá đi...
Buổi chiều, khi những tia nắng dần dần mất hẳn. Thúy Hằng trang điểm thật ấn tượng... đôi má hồng hồng, đôi môi đỏ mọng đôi mắt thì kẻ viền mi rất đậm...
Cô lại khoác lên người một bộ sườn xám màu xanh biển, được thiết kế theo kiểu các cô gái Trung Hoa. Mục đích chính của Thúy Hằng là tạo sự chú ý của Nhật Tùng...
Thúy Hằng nhẹ bước lên cầu thang gỗ để lên phòng của Nhật Tùng và Thanh Bình trọ học. Tần ngần một lúc, cô khẽ gọi:
- Anh Nhật Tùng ơi, có ở nhà không vậy?
- Giờ này mà ai gọi Tùng vậy cà?
Thanh Bình lảm nhảm một mình rồi bước đến mở cửa phòng. Anh bất ngờ kêu lên:
- Ủa, Thúy Hằng! Là cô sao?
Thúy Hằng chu môi:
- Chứ anh Bình tưởng là ai?
- Ờ... đâu có... anh chỉ cảm thấy hơi bất ngờ thôi mà.
- Anh Nhật Tùng không có ở nhà sao anh Bình?
- Nhật Tùng nó đi dạy đàn chưa về. Mà Thúy Hằng có hẹn với nó không?
- Dạ có.
- Vậy mời vào? Chắc nó cũng sắp về rồi đó.
Thúy Hằng dò xét, cô khẽ giọng:
- Bộ thường ngày anh Tùng đều đi dạy kèm sao, anh Bình?
- Đúng vậy! Đó là niềm đam mê của nó mà.
- Vậy hả?
- Bộ Thúy Hằng không biết sao?
- Ơ... không.
- Mời Thúy Hằng dùng nước mát nha.
- Em cám ơn anh Bình.
- Căn phòng này chỉ có hai người ở thôi sao?
- Đúng rồi. Có gì không Thúy Hằng?
- Em thấy nó không tiện nghi lắm và thiếu thiếu cái gì đó... Sao anh Tùng và anh không thuê phòng sang trọng mà ở chứ?
Thanh Bình thở dài:
- Đời sinh viên mà, đâu cần thiết phải thế đâu. Vả lại, có một nơi để trọ học là quý rồi, cần gì phải đầy đủ tiện nghi chứ...
- Cha mẹ của anh Nhật Tùng rất giàu có, tại sao ảnh phải sống cảnh thiếu thốn như vầy chứ?
- Ai mà biết đâu à!
- Sao anh không bàn với anh ấy xem sao?
- Về việc gì?
- Thì dời chỗ ở.
- Tôi thấy ở đây rất tốt không cần thiết phải dời đi đâu cả.
- Vậy sao? Ở đây mà anh cho là tốt à?
- Đối với tôi thôi. Còn đối với ai khác chắc... không được tốt lắm.
- Thúy Hằng! Em đến đây khi nào?
- Nhật Tùng! Sao anh về trễ quá vậy? Em đến đây chờ anh lâu lắm rồi đó.
- Vậy hả! Chờ anh chút xíu nha? Cũng tại con ngựa sắt của anh hôm nay nó trở chứng.
Thúy Hằng lo lắng cất tiếng hỏi khi nhìn thấy áo Nhật Tùng ướt đẫm mồ hôi:
- Lại gặp chuyện gì sao? Trông anh mệt mỏi quá vậy?
Nhật Tùng thở ra:
- Xe bị bể lốp, dẫn bộ mệt muốn đứt hơi... Thiệt là xui xẻo ghê.
Chợt Thanh Bình bước tới chen vào:
- Thúy Hằng ở chơi nha. Thanh Bình đi ra ngoài có chút việc.
- Giờ này mà mày còn đi đâu vậy Thanh Bình?
Thúy Hằng chưa kịp trả lời Thanh Bình thì Nhật Tùng đã lên tiếng hỏi.
Thanh Bình nhìn Nhật Tùng, cười nhẹ:
- Dạ, em còn một "sô" dạy kèm tư gia, phải tranh thủ đi dạy cho xong. Thưa sếp, rõ chứ?
Thúy Hằng phì cười bởi cách nói chuyện của Thanh Bình, cô cất giọng nhẹ nhàng:
- Anh Bình đi trước, tụi này cũng sẽ đi ngay thôi.
Thanh Bình vừa bước ra khỏi phòng, Thúy Hằng quay sang Nhật Tùng hối thúc:
- Anh Tùng! Nhanh lên đi anh, tối rồi...
- Sắp xong rồi. Em hối anh quá, không kịp mặc đồ mà đi ra đường chắc lạy người ta luôn...
- Ơ... sao anh lại nói vậy... hả?
- Thì... thì anh nói chơi vậy mà. Nhưng...
- Lại chuyện gì nữa đây?
- Xe của anh bị bể lốp chưa vá lại, lát nữa làm sao đi đây?
Thúy Hằng cười tươi:
- Tưởng chuyện gì, chuyện đó dễ ợt...
- Là sao?
- Xe em đó chi. Tối nay em chỉ muốn sư huynh và em đi chung một chiếc xe cho nó vui. Vậy là ông trời đã giúp em toại nguyện...
- Anh...
- Anh sao hả?
- Anh cảm thấy ngái lắm.
- Xời! Anh làm như chúng ta xa lạ lắm không bằng.
- Vậy thì mình đi!
Thúy Hằng sau khi nghe Nhật Tùng nói thế, cô tỏ ra rất vui và hớn hở ra mặt. Khẽ nắm lấy tay của Nhật Tùng, Thúy Hằng lại hối thúc:
- Nhanh lên đi anh Tùng, trời tối quá rồi.
Nhật Tùng không kịp nói thêm điều gì thì Thúy Hằng nắm lấy tay anh rời khỏi phòng trọ. Cả hai song bước bên nhau xuống bãi xe.
Thúy Hằng làm ra vẻ trịnh trọng trao chiếc chìa khóa chiếc SH một trăm năm mươi phân khối của mình cho Nhật Tùng. Sau đó cố tình ngồi thật sát vào phía sau lưng của anh, trông họ như một đôi tình nhân thật sự.
- Lâu lắm rồi em mới được vui như thế này...
Phớt lờ trước câu nói của Thúy Hằng, Nhật Tùng chợt hỏi:
- Năm nay em định tổ chức sinh nhật ở đâu?
Thúy Hằng nhéo ngang hông anh, giọng cô hờn dỗi:
- Anh Tùng sao vậy? Người ta đã nói với anh rồi, bây giờ anh còn hỏi nữa.
- Vậy sao! Nãy giờ đi cũng nhiều nơi trong thành phố rồi, bây giờ mình đi đâu đây?
Thúy Hằng đấm thùm thụp vào lưng Nhật Tùng, cô gắt giọng:
- Anh còn hỏi nữa hả?
Nhật Tùng nhăn nhó:
- À, anh nhớ rồi... Nhà hàng Hoàng Anh phải không cô nương?
- OK. Thấy ghét anh quá đi, có bao nhiêu đó cũng quên hoài...
- Anh xin lỗi.
- Em rất thích chúng ta thường xuyên đi chơi như thế này.
- Tại sao?
- Bởi vì được đi chơi bên anh, em cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ.
- Em lại nói bậy gì nữa vậy?
- Nói gì đâu, em chỉ ước ao vậy thôi mà. Nhưng em biết chắc một điều...
- Điều gì hử?
- Anh sẽ không rảnh để làm việc này, đúng không?
- Sao cô bé lại nghĩ vậy?
- Bởi vì anh đã có người yêu rồi, phải không?
Không trả lời Thúy Hằng mà Nhật Tùng lảng sang chuyện khác:
- Sao tối nay em nói chuyện vu vơ quá đi. Em còn nói nữa là anh quay về ngay đấy?
Thúy Hằng bỗng dịu giọng tình tứ:
- Thôi mà, em chỉ giỡn chơi một chút cho vui, chứ em có ý nghĩ gì đâu chứ?
- Không được như thế nữa nhé!
- OK. Đại ca! Đến rồi... kìa!
- Nhà hàng đẹp quá!
Nhật Tùng vừa trầm trồ, anh vừa sánh bước cùng Thúy Hằng để vào trong.
Thúy Hằng rất khéo léo chọn sẵn một căn phòng được bài trí rất sang trọng.
Khẽ lách người vào trong, Nhật Tùng thật sự choáng ngợp. Anh thoáng ngạc nhiên khi chỉ thấy có hai người:
- Tại sao lại chỉ có anh và em vậy? Không có bạn của em sao?
Thúy Hằng cười nhẹ:
- Làm gì mà anh ngạc nhiên dữ vậy? Năm nay em muốn tạo bất ngờ cho anh vậy mà.
- Nghĩa là ngoài anh và em ra không có ai nữa cả sao?
- OK.
- Vậy là năm nay em đã không mời các bạn đến để khiêu vũ và hát hò nữa sao?
- Đúng vậy. Em chán cảnh ấy rồi.
- Sao vậy?
- Rất đơn giản, bởi vì em không thích sự ồn ào. Em chỉ muốn sinh nhật năm nay rất đơn điệu nhưng không kém phần lãng mạn.
- Vậy sao! Em trở nên lãng tử từ lúc nào, anh không biết.
Nhật Tùng cũng không lạ gì cách nói chuyện của Thúy Hằng. Nhưng anh không thể nào hiểu nổi cô bé đang giở trò gì nữa đây? Sau khi đã yên vị nơi chiếc bàn thủy tinh xinh xắn, bên trên được một anh tiếp viên mang các món ăn đặc sản do Thúy Hằng đã chọn trước đặt đầy cả bàn. Thúy Hằng rảo mắt một lượt rồi ném tia nhìn về phía tiếp viên, giọng cô nũng nịu:
- Vẫn còn thiếu đó, anh ơi.
Giọng anh tiếp viên ân cần:
- Thưa cô! Cô cần gì thêm nữa ạ?
Nhật Tùng chen vào:
- Thúy Hằng! Em gọi gì thêm cứ tự nhiên nha, bữa nay anh khao cho.
Thúy Hằng cười duyên nhìn Nhật Tùng đáp lời:
- Vậy em không khách sáo đâu đó nha.
Quay sang anh tiếp viên, Thúy Hằng nhẹ giọng:
- Cho thêm một chai whisky và mười lon Heineken ướp lạnh, nhanh lên đi anh.
Anh chàng tiếp viên khẽ gật đầu nhanh nhảu:
- Dạ, có ngay thôi thưa cô.
Nói rồi, anh nhanh chân bước ra khỏi phòng. Chờ anh tiếp viên khuất sau cánh cửa, Nhật Tùng quay sang Thúy Hằng, tròn mắt:
- Trời! Em gọi rượu và bia chi vậy Thúy Hằng?
- Anh hỏi lạ quá! Để mời anh uống chứ chi?
- Anh...
- Bữa tiệc nào mà không có rượu bia chứ? Vả lại, tối nay là sinh nhật em, sư huynh không mời em một ly rượu sao hả?
Nhật Tùng thoáng ngập ngừng:
- Anh... anh thấy hôm nay em sao sao ấy...
- Cũng bình thường thôi có gì lạ đâu?
- Hình như là em đã thay đổi nhiều quá.
- Đâu bằng sư huynh chứ.
- Anh thay đổi... mà chuyện gì mới được?
- Thì... chuyện anh có người yêu mà quên mất đứa em kết nghĩa này chứ gì.
- Sao em lại nói vậy, anh đã có người yêu bao giờ nè?
- Anh không cần gấu em, chỉ nhìn vào ánh mắt hờ hững của anh đối với em là cũng đủ biết rồi.
- Em làm chuyên gia tâm lý từ khi nào vậy hả?
Không trả lời Nhật Tùng. Thúy Hằng vội rót whisky ra ly, cô cười tươi khi nhìn thẳng Nhật Tùng:
- Nào, em xin mời ông anh kết nghĩa cạn ly với em nhé.
- Thúy Hằng!
Thúy Hằng uống một hơi cạn hết rượu trong ly. Quay sang Nhật Tùng, cô giục:
- Em đã uống rồi, anh cũng phải cạn một trăm phần trăm luôn đó nha.
- Em không được uống nhiều rượu đâu nhé.
- Sao vậy?
- Hãy bảo vệ sức khỏe mình chứ.
- Không được! Tối nay em rất vui, chúng ta không say không về nha anh Tùng.
- Em uống ít thôi, không được uống nhiều quá.
Thúy Hằng vẫn vô tư rót rượu, khui bia và uống liên tục. Nhật Tùng thấy thế can ngăn:
- Từ từ thôi, em say rồi đó Thúy Hằng.
Thúy Hằng như đã ngã say, cô chợt đứng lên đi đến cạnh Nhật Tùng, giọng cô lè nhè:
- Ai bảo em say chứ? Em đâu có say đâu.
Nhật Tùng nhìn cô bé, trợn mắt:
- Vậy mà nói là không say, em đi lảo đảo rồi kìa. Ngồi xuống đi!
- Em chưa có say đâu! Tiếp đi anh Tùng!
- Dzô!
- Sinh nhật em năm nay sao lại thiếu bánh kem vậy, Thúy Hằng?
Như chợt nhớ ra điều gì, Thúy Hằng cười tình tứ với Nhật Tùng:
- Anh không nhắc chắc là em quên mất.
- Chuyện gì hử?
- Thì bánh kem sinh nhật đó.
- Là sao?
- Em đã chuẩn bị một ổ bánh kem rồi.
- Đâu, sao anh không thấy?
- Ở nhà trọ của em. Lát nữa, chúng ta về đó thổi nến và dùng bánh kem luôn, nha anh Tùng?
Nhật Tùng dịu giọng:
- Nếu vậy thì chúng ta đừng uống nữa. Em phải chừa sức để thổi hai mươi mốt ngọn nến nữa đấy, Thúy Hằng.
Gương mặt Thúy Hằng đỏ lựng, cô lặp bặp:
- Em... đã nói rồi... Không ai có thể hiểu em ngoài anh đâu.
- Vậy sao! Bây giờ phải nghe lời anh, chúng ta về nhé.
- Em... OK.
- Em ngồi im, để anh lau mặt bằng khăn lạnh, em sẽ tỉnh táo hơn.
Được sự quan tâm nhiệt tình của Nhật Tùng, Thúy Hằng cảm thấy trong lòng rất sung sướng và một cảm giác lâng lâng khó tả... Cô ngẩng mặt lên nhìn Nhật Tùng say đắm:
- Nhật Tùng... Sao em...
- Anh đã bảo rồi mà không nghe anh. Đừng uống nữa...
- Em... em...
- Thôi chúng ta kết thúc buổi tiệc tại đây. Anh sẽ đưa em về nhà nha Thúy Hằng?
Thúy Hằng đứng lên lảo đảo rồi ngồi xuống, giọng cô lí nhí:
- Vâng! Em rất muốn về nhà ngay thôi... Chúng ta về đi, anh Tùng.
Bước vội ra cửa gọi tiếp viên tính tiền xong, Nhật Tùng dìu Thúy Hằng ra chiếc SH một trăm năm mươi phân khối mà anh bảo vệ nhà hàng nhiệt tình dẫn sẵn ra lối đi.
- Cảm ơn anh nhiều!
- Không có chi! Nhớ bảo chị vịn cho chắc nghe, tôi thấy chị ấy cũng khá mệt rồi...
- Được rồi? Cảm ơn anh!
Sau khi yên vị ở phía sau Nhật Tùng, Thúy Hằng ngả người vào lưng anh và quàng tay ôm cứng vòng eo của chàng. Nhật Tùng nổ máy, chiếc SH lao đi vùn vụt một thoáng đã đến nhà trọ của Thúy Hằng.
Sau khi đã đưa được Thúy Hằng vào phòng của cô ấy, Nhật Tùng rút một điếu ba số năm đưa lên môi bật lửa và hít một hơi thật sâu, anh dợm đứng lên định ra về, bỗng Thúy Hằng ngồi bật đậy, cô nũng nịu:
- Anh Nhật Tùng? Bộ anh đi về sao? Trong giờ phút này anh có thể bỏ mặc em mà về được sao Nhật Tùng?
- Khuya rồi! Anh còn phải về nghỉ ngơi ngày mai còn đi học nữa chứ.
- Nhưng em không muốn anh về, hãy ở lại đây với em được không anh?
- Em đã mệt và say lắm rồi, hãy nằm yên nghỉ ngơi đi.
Thúy Hằng chẳng nghe gì cả. Cô nhổm người ghì Nhật Tùng đang đứng cạnh giường ngồi xuống bên nàng. Cô quàng tay bá cổ Nhật Tùng và hôn đắm đuối lên môi chàng. Nhật Tùng bất ngờ trước sự xốc nổi táo bạo của đứa em kết nghĩa. Anh đứng phắt dậy và nghiêm giọng:
- Thúy Hằng!
Thúy Hằng bẽn lẽn ấp úng:
- Em... em...
- Anh thật không hiểu nổi em hôm nay đó. Bình tĩnh lại đi em!
- Thật tình là em yêu anh mà anh Tùng. Sao anh lại đối xử với em như vậy chứ?
Nói xong, Thúy Hằng ôm mặt, dựa lưng vào tường khóc thút thít.
Nhật Tùng cảm nhận được tình cảm mà cô bé Thúy Hằng dành cho anh là xuất phát thật lòng. Nhưng anh không thể dối lòng mình để đáp trả tình yêu ấy...
bởi rất dễ hiểu anh không hề yêu Thúy Hằng.
- Tại sao em phải làm thế? Anh và em không thể...
- Tại sao chúng ta lại không thể chứ? Anh nói đi... có phải anh đã có người yêu rồi phải không? Cô gái nào lại được diễm phúc đó vậy?
Nhật Tùng thoáng bối rối, anh ngập ngừng:
- Anh thật sự rất hiểu em, Thúy Hằng à. Nhưng tình yêu thật không đơn giản như em nghĩ đâu...
- Chứ anh nghĩ sao chứ?
- Tình yêu là sự hòa hợp nhịp đập và sự rung động của con tim. Thật sự, anh không thể dối lòng mình...
Thúy Hằng la thét lên:
- Anh đừng nói nữa, em không muốn nghe nữa đâu. Cũng tại em, tại em cả mà.
- Hãy bình tĩnh lại đi Thúy Hằng!
Thúy Hằng khóc nức nở, cô cất giọng trong nỗi tức tưởi:
- Không! Em không cần ai an ủi em và cũng không cần ai thương hại em cả.
Cứ để mặc em đi, anh hãy về đi!
Thúy Hằng tuôn một hơi rồi ngả người xuống chiếc giường nệm êm ái của mình, gục mặt vào tường rũ rượi.
Nhật Tùng biết có giải thích và an ủi sao cũng chẳng cải thiện được gì, nên anh lẳng lặng rời khỏi phòng của Thúy Hằng. Trên đường về, tâm trạng Nhật Tùng rối bời với bao nhiêu suy nghĩ trong đầu... Hằng ơi! Thực ra, anh chỉ xem em là một đứa em không hơn không kém. Em có hiểu cho nỗi lòng của anh không?
Buổi sáng, trời se lạnh. Tiếng của ông Trí Khải ho sặc sụa ở nhà trong.
Phong Lan chạy đến cạnh bên cha khẽ vuốt ngực ông, cô nhẹ giọng:
- Cha ơi! Cha có sao không? Sao cha lại ho dữ vầy nè?
Ông Trí Khải cố nén cơn họ nhìn con gái, ông cười nhẹ:
- Không sao đâu con gái. Trời lạnh nên cha ho cô mấy tiếng thôi mà. Con cứ an tâm đi đừng buồn.
- Để lát nữa đi học về con đi hốt thuốc cho cha luôn. Lúc này con thấy cha ho nhiều đó.
- Thôi khỏi con à. Thiệt là khổ thân con quá. Mà Lan nè.
- Gì vậy cha?
- Mấy bữa nay cha bị bệnh không đi bán, tiền ở đâu con lo thuốc thang cho cha và cả nhà vậy hả?
- Cha đừng quá bận tâm cho con. Hồi hôm này con mới vừa lãnh lương.
Ông Khải trố mắt:
- Lãnh lương? Mà con đi làm việc gì vậy?
- Dạ, con đi làm chuyện vặt đằng nhà của bà Năm Sen.
Ông Khải tỏ vẻ lo lắng:
- Có cực lắm không con?
- Dạ, cũng không cực lắm đâu cha. Con xin lỗi là chưa xin phép cha đã tự đi làm. Cha tha lỗi cho con nha.
Bà Bảy Xuyến đứng ngay cửa phòng nên bà đã nghe tất cả cuộc đối thoại giữa ông Khải và Phong Lan. Nghe đến đây, bà không thể đứng yên nên đi một hơi lại, lên giọng:
- Phong Lan! Mày mới lãnh lương phải không?
Quay lại và ngẩng đầu lên, Phong Lan bắt gặp ánh mắt giận dữ của mẹ đang nhìn cô, giọng cô đầy vẻ lo sợ:
- Mẹ.... con...
- Có đúng vậy không?
- Dạ....
Đôi mắt của bà Bảy Xuyến trợn ngược trợn xuôi:
- Tiền đâu, đưa đây cho tao!
Phong Lan nhìn bà, nài nỉ:
- Mẹ! Con đi làm mới có mấy ngày nên con ứng được có nửa tháng lương thôi. Con định lát nữa đi học về ghé nhà thuốc hốt cho cha vài thang thuốc.
- Tao biểu đưa là phải đưa mau, không được lý sự.
- Mẹ.... con...
- Mày có chịu đưa hay không?
Ông Trí Khải xen vào:
- Bà ơi! Tôi xin bà hãy bình tâm suy nghĩ. Con nó cũng vất vả quá rồi, bà còn nặng nhẹ đủ điều...
Bà Bảy Xuyến nổi xung quay phắt lại trừng trừng nhìn ông Khải, giọng bà cay đắng:
- Còn ông nữa? Chỉ tổ làm biếng nằm ở nhà để báo đời.
- Mẹ! Cha con đang bệnh. Sao mẹ lại nói vậy chứ?
Bốp! Bốp!
- Mày dám dạy đời tao hả? Nuôi nấng cho mày từ tấm bé cho đến lớn khôn, mày đã trả hiếu cho tao được những gì chứ?
- Con...
- Con, con gì... Tiền đâu đưa cho tao mau! Không có hốt thuốc gì cả, ổng khéo giả vờ trước mặt mày đó thôi.
Nói rồi bà cúi người xuống giật phăng số tiền mà Phong Lan đang cầm trong tay, giọng bà còn chì chiết:
- Sáng mở mắt ra thấy bộ mặt của hai cha con mày như đưa đám, tao biết chắc chắn bữa nay không hên rồi.
- Bà ơi! Sao bà lại làm như vậy chứ? Trả tiền lại cho con Lan đi mà. Tôi van bà đấy.
- Thôi, khỏi cần năn nỉ mất công, tiền đã vô túi tôi rồi không bao giờ có chuyện trả lại.
- Trời ơi! Sao bà lại đối xử với tôi như thế chứ? Tại sao tôi lại lâm vào hoàn cảnh thế này nè trời...
Phong Lan hốt hoảng, cô gọi cha thảng thốt:
- Cha! Cha sao vậy? Sao tay chân cha lạnh ngắt vầy nè? Cha ơi! Cha đừng làm con sợ.
- Cha con mày giỏi đóng kịch quá hén. Ở nhà mà lo cho ổng đi, tao có việc gấp phải đi đây.
Nói rồi, bà Bảy Xuyến ngoe nguẩy đi một hơi ra khỏi nhà. Bà đâu ngờ có người nhìn theo bóng đáng của bà mà lệ dầm chan chứa.
Nhẹ lau những giọt nước mắt còn vương đọng trên má Phong Lan, ông Trí Khải nhẹ giọng:
- Nín đi con? Đừng khóc nữa! Thật cha không tài nào hiểu nổi, mẹ con lại thay đổi đến như vậy?
- Cha cũng đừng quá đau buồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cha đó.
- Sao con không lo chuẩn bị đi học đi.
Phong Lan khẽ cúi đầu:
- Dạ, nhưng cha hãy hứa với con là đừng nên suy nghĩ nhiều quá, hãy bình tâm nghỉ ngơi. Lát nữa, để con tìm cách nào đó để hốt cho cha vài thang thuốc.
- Cha đã nói rồi, không cần thiết đâu. Con cứ an tâm mà đi học đi, kẻo trễ.
- Nhưng bệnh của cha không uống thuốc làm sao mà hết bệnh được chứ. Cha hãy an tâm để cho con lo.
Ông Khải nhìn Phong Lan trìu mến:
- Nhưng cha nhắc cho con nhớ một điều này...
- Chuyện gì vậy cha?
Ông Khải trầm giọng:
- Làm gì làm nhưng cảm thấy vui vẻ đàng hoàng là được, con không được phép làm những việc gì trái với lương tâm đạo đức mình đó nghe chưa?
- Dạ, cha yên tâm, con gái của cha không làm những chuyện bậy bạ đâu mà cha lo.
- Phải cố gắng lo học cho thật tốt để sau này nhờ tấm thân nghe con, Phong Lan?
- Dạ, con nhớ rồi!
- Thôi, mau vào trong chuẩn bị đi học. Trễ giờ rồi kìa.
- Dạ, tuân lệnh cha.

Nói rồi, Phong Lan nhanh chân đi thẳng vào trong. Ông Trí Khải nhìn theo bóng dáng của con gái, ông cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Một nỗi buồn khó tả!
- Thu Cúc! Mày nghĩ sao?
- Chuyện gì?
- Thì con nhỏ Phong Lan đó.
- Nó làm sao vậy?
- Không biết nữa! Hồi nãy, nó bị mời lên ban giám hiệu.
Thảo Ly lè lưỡi:
- Chắc tại nghỉ học hoài nên mới bị mời đó thôi. Không sao đâu, mi đừng quá lo.
- Ừ, nhưng tao tội nghiệp cho nhỏ Phong Lan quá!
- Bộ mày biết được chuyện gì hả?
- Không!
- Hoàn cảnh của nhỏ rất khó khăn, thiếu trước hụt sau, lại thêm bác trai bị bệnh mà vẫn không có tiền để thuốc thang chữa trị nên bệnh ngày một nặng thêm.
- Tội nghiệp cho bác trai quá vậy?
- Ừ, thì cô chủ nhiệm và tất cả các bạn, ai cũng thương và tận tình giúp đỡ.
Nhưng biết làm sao hơn!
- Làm gì mà hai bà ngồi thừ người ra vậy, đang bàn tính với ý đồ gì phải không? Nói mau!
Thu Cúc nhìn Phong Lan, cô tròn mắt:
- Ủa, ủa! Bộ ban giám hiệu không tụng một hồi kinh sám hối cho mi sao, trông mi hớn hở dữ vậy?
- Mi nhìn mặt nhỏ Lan kìa! Y như là vừa nhặt được vàng vậy đó!
Phong Lan nhìn hai bạn cười thật tươi:
- Hai bà đoán trật cả rồi. Hổng phải chuyện đó đâu!
- Vậy là chuyện gì? - Thu Cúc hỏi nhanh.
Phong Lan lại cười, cô ôm chầm lấy Thu Cúc và Thảo Ly:
- Hai bạn ơi! Mình...
- Chuyện gì nói mau. Làm tớ hồi hộp quá đi.
- Mình báo cho các bạn tin mừng.
- Là tin gì vậy, có thể nói cho tớ nghe với có được không?
Chớm chớm làn mi đẹp với đôi mắt tròn xoe, Phong Lan reo lên:
- Tập truyện ngắn "Tuổi học trò" của mình đã đoạt được giải nhì.
Thu Cúc nhảy cẫng lên:
- Hay quá! Hay quá!
Nhỏ Thảo Ly cũng vui mừng ra mặt, nhỏ ôm chầm lấy Phong Lan cười giòn:
- Nhóm mình có được một "nhà văn" như nhỏ Lan thật rỡ mặt rỡ mày.
- Bộ ban giám hiệu mời bà lên là để báo tin này đó sao?
- Phải!
- Vậy mi có lãnh giải chưa?
Phong Lan chậm rãi:
- Thầy hiệu phó và cô Liên là thành viên trong hội đồng giám khảo vừa nhận được tin nên báo cho mình mừng. Chuyện lãnh thưởng thì phải chờ.
Thu Cúc cười giòn giã:
- Tui có một đề nghị này, hai bà thấy sao?
Thảo Ly chống nạnh nhìn Thu Cúc:
- Đề nghị gì vậy?
- Sao im ru vậy, nói ra nghe thử coi, Thu Cúc?
- Hai bà làm gì hối dữ vậy?
- Thì nói đi?
- Trưa nay nhóm chúng mình tổ chức ăn mừng cho nhỏ Lan, được không?
Phong Lan buồn buồn:
- Nhưng mình chưa lãnh thưởng lấy tiền đâu mà khao các bạn đây?
- Mi đừng có ngại, tớ sẽ lo cho, coi như tạm ứng trước. Chừng nào mi lãnh thưởng tính sau.
- Nhưng...
Thấy vẻ bối rối của Phong Lan, Thảo Ly tò mò:
- Có chuyện gì sao Lan?
Phong Lan nhỏ giọng:
- Mình xin lỗi, có lẽ mình sẽ không đi đâu!
Thu Cúc ngạc nhiên, cô tròn mắt nhìn nhỏ Lan:
- Sao vậy? Có chuyện gì ta trông mi buồn bã quá vậy?
Phong Lan đáp lời giọng buồn bã:

- Mình dự định lát nữa về sẽ đi hốt thuốc cho cha.
- Bộ cha Lan chưa hết bệnh sao?
- Chưa! Hồi sáng này cha mình ho nhiều lắm. Nhưng... mình buồn quá.
- Lan buồn vì bệnh tình bác trai sao?
- Chỉ một phần, nhưng mẹ mình... không hiểu sao lại vô tâm với cha như vậy?
- Là sao? Có thể nói cho tụi mình nghe coi có giúp được gì không.
Phong Lan tâm sự giọng cô nghèn nghẹn:
- Nhìn thấy cha bệnh, mình cảm thấy rất xót xa. Nên ngoài giờ học mình chạy làm thêm ngoài giờ chỉ mong phụ giúp cho cha phần nào cực khổ. Không ngờ mẹ lại...
- Mẹ bạn thế nào?
- Mẹ lúc nào cũng rất thích tướng đỏ, tướng xanh. Hồi sáng mình vừa nói với cha mình vừa lãnh lương có tiền để mua thuốc cho cha. Không ngờ mẹ đã nghe thấy và lấy đi số tiền đó để đi đỏ đen. Bây giờ mình không biết phải làm thế nào đây?
Thảo Ly nghe nhỏ Lan nói xong tỏ ra tức khí:
- Trời ơi! Tại sao bác gái lại đối với cha bạn và bạn như vậy chứ?
Nhỏ Thu Cúc rơm rớm nước mắt:
- Mình đang còn tiền nè, chưa cần sử dụng lắm. Mi hãy thấy mà mua thuốc cho bác trai. Nghe tâm sự của mi mà mình muốn khóc luôn rồi nè.
Phong Lan e ngại từ chối:
- Không! Mình không dám làm phiền các bạn mãi được. Mình rất cảm ơn ơn các bạn có lòng.
- Mi không nhận là ta giận đó. Đâu phải ta cho mi đâu mà mi ngại chứ. Ta cho mi mượn chừng có tiền sẽ trả lại ta sau cũng được.
- Nhỏ Cúc nó cũng hết lời rồi, Lan nhận đi cho nó vui. Bạn bè giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn mới đáng quý chứ!
Cố gắng dằn lòng nhưng hai hàng lệ nhỏ chảy dài xuống má, Phong Lan gượng cười nhẹ:
- Lan cám ơn các bạn rất nhiều, tình cảm mà các bạn dành cho Lan thật cao thượng. Ơn nghĩa này mình trả biết bao giờ mới hết đây...
- Ơn nghĩa gì chứ? Nhỏ đừng bận tâm, được giúp đỡ bạn là mình cảm thấy rất vui.
- Đúng rồi! Mi đừng buồn, phải cố gắng vượt qua khó khăn nhé.
Phong Lan lau nhanh những giọt nước mắt, còn vương trên má. Cô cười thật tươi:
- Thôi được rồi, đừng nói chuyện của mình nữa, hãy nói chuyện khác đi.
Thu Cúc chu môi:
- Mi đó? Dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa thì mi phải cố gắng giữ gìn sức khỏe và hoàn thành tốt chương trình học nha Phong Lan.
Thảo Ly cũng chen vô:
- Mình và Thu Cúc sẽ ủng hộ mi hết mình.
Phong Lan cảm động trước tấm chân tình mà các bạn dành cho cô. Phong Lan cười nhẹ và vỗ vào hai bạn:
- Trời ơi! Mình thật sự hạnh phúc và có phước ba đời mới được làm bạn với hai người.
- Làm gì mà lên giọng quan trọng quá vậy!
- Thôi, đừng nói nhiều nữa, làm gì thì làm, chúng ta cũng phải đi ăn mừng cho Phong Lan cái đã.
- Mình đi đâu đây?
- Quán mì xào giòn Mỹ Hằng nha?
Phong Lan thoáng ngập ngừng:
- Mình... mình...
- Mi đừng có ngại, cũng tiện đường thôi. Sẽ không làm mất nhiều thời gian đâu.
- Vậy mình cùng đi nha Phong Lan?
Khẽ gật đầu, Phong Lan nghĩ sẽ khó lòng từ chối với sự nhiệt tình của hai bạn, cô nhẹ giọng:
- OK.
Buổi tối, sau khi làm xong tất cả công việc ở nhà dì Năm Sen, Phong Lan tranh thủ rửa tay chuẩn bị ra về thì bất ngờ có ai đó từ phía sau nhảy bổ ra ôm chầm lấy nàng. Hắn nhỏ giọng:
- Phong Lan!
Quá sợ hãi, Phong Lan định la toáng lên thì hắn ta dùng bàn tay thô bạo của mình ngăn cô lại:
- Không được la! Anh đây nè, chứ ai đâu mà em sợ.
Phong Lan chợt nghĩ nhanh, với sức của cô không thể nào thoát khỏi gọng kềm của hắn được. Thôi thì... Nghĩ thế, nàng nhỏ giọng:
- Nhưng anh là ai chứ?
Giọng hắn cất lên tình tứ khiến Phong Lan rợn người:
- Em bình tĩnh. Anh là Lâm Minh nè.
- Lâm Minh.
- Đúng! Anh là Minh nè.
Phong Lan vùng vẫy, cô van nài:
- Cậu Minh! Hãy buông... tôi ra... cậu làm gì vậy chứ?
- Ngoan đi nào cô bé! Anh đã thầm thương trộm nhớ em từ lâu nhưng không có dịp để tỏ bày.
Phong Lan lại dịu giọng để tìm kế thoát thân:
- Cậu chủ! Tôi van cậu, tôi xin cậu hãy tha cho tôi...
Giọng hắn vẫn chắc nịch:

- Không được! Anh yêu em, anh rất muốn em về làm vợ của anh. Anh không thể sống thiếu em.
- Gia đình cậu giàu có, thiếu chi các cô gái xứng đáng chứ? Phận nghèo hèn như tôi có đáng gì đâu, cậu Minh?
- Em nói đúng? Nhưng anh chỉ yêu mỗi mình em thôi. Về sống bên anh, em sẽ được sung sướng, muốn gì được nấy, giàu sang phú quý.
Miệng thì nói, tay hắn cứ sờ soạng khắp người Phong Lan, như thể hắn muốn ăn tươi nuốt sống nàng. Phong Lan dùng hết sức có thể vùng vẫy:
- Buông ra... mau! Trời ơi...
- Ngoan đi cưng! Rồi anh sẽ cưới em làm vợ. Anh cho em thật nhiều tiền nè.
Phong Lan đáp lời dứt khoát:
- Không! Cậu đừng dùng lời lẽ đó để khuyến dụ tôi.
- Anh thương em thật tình mà, Phong Lan.
Nói rồi Lâm Minh cúi xuống hôn ngấu nghiến nàng...
Phong Lan trân mình, cô dùng hết sức lực thúc mạnh cùi chỏ vào ngực hắn.
Nhưng Lâm Minh càng say máu, hắn ghì chặt Phong Lan hơn. Bỗng có tiếng gọi của bà Năm Sen cất lên:
- Minh à! Minh! Con đâu rồi?
Nghe tiếng chân của mẹ ngày một gần tiến về phía mình, Lâm Minh hốt hoảng nới lỏng vòng tay. Chỉ chờ có thế, Phong Lan vùng ra khỏi hắn và run như cầy sấy.
Hắn trừng trừng mắt nhìn Phong Lan, gằn giọng:
- Khôn hồn thì im mồm! Em mà bép xép là không yên với anh đâu... Trước sau gì thì em cũng thuộc về anh thôi... liệu đấy!
Lâm Minh dợm bước đi thì bà Năm Sen cũng trờ tới, trông thấy anh, bà trách yêu:
- Lâm Minh! Thì ra là con ở đây. Nãy giờ mẹ gọi mãi sao con không lên tiếng vậy hả?
- Mẹ tìm con có việc gì không?
Quay sang Phong Lan, bà chợt ngạc nhiên khi thấy cô bé cũng đang có mặt ở đây. Nhìn bộ dạng sợ sệt và áo thì cài nút chưa chỉnh tề, bà Năm Sen cũng hiểu được phần nào. Bà giả lả cười nhẹ:
- Ủa, Phong Lan! Cháu chưa về sao?
Phong Lan định cất giọng kể rõ những hành vi của Lâm Minh đối với nàng cho dì Năm nghe, nhưng nhớ lại những lời lẽ hăm dọa của hắn nên thôi. Cô cố gượng cười với dì Năm:
- Dạ, cháu đang chuẩn bị về đây.
- Vậy tranh thủ về đi cháu.
Phong Lan khẽ cúi đầu:
- Dạ, chào dì cháu về.
Nói rồi, cô vù đi như bay ra về, trong lòng cô thầm cảm tạ trời đất, nhất là bà Năm Sen:
- Nếu không có sự xuất hiện của bà thì cô không tài nào thoát khỏi nanh vuốt của con quỷ đói. Thật ghê sợ....
Trên đường về, cô có cảm giác những lời lẽ của Lâm Minh lúc nãy cứ văng vẳng bên tai. Trời ạ! Lâm Minh bảo yêu mình sao? Không có chuyện đó được...
Anh ta luôn được mẹ chiều chuộng, ăn chơi lêu lổng, lại sống sa đọa nghiện ngập... Vậy mà dám thổ lộ lời yêu thương với mình, thật vọng tưởng... Nhưng vì hoàn cảnh, cô phải đi làm để kiếm tiền. Ngày tháng sau này không biết rồi chuyện gì sẽ xảy ra?...
Phong Lan vừa đi khỏi, Lâm Minh đứng nhìn theo hối tiếc. Anh dợm bước đi, bỗng bà Năm Sen gọi giật:
- Minh! Con đứng lại đó!
- Chuyện gì vậy mẹ?
- Mẹ muốn nói chuyện với con.
- Chuyện gì? Con cảm thấy mệt, con muốn đi nghỉ đây.
Bà Sen dài giọng:
- Mệt lắm há con? Vậy chứ lúc nãy con làm chuyện đó không mệt sao con?
Lâm Minh tròn mắt:
- Mẹ! Sao mẹ lại hỏi con như vậy chứ? Con có làm chuyện gì đâu?
- Mẹ là mẹ của con mà, không có chuyện gì có thể qua mắt mẹ được. Thật ra con định giở trò với Phong Lan phải không?
- Bằng chứng đâu mà mẹ bảo con làm chuyện đó chứ?
- Hổng lẽ con Lan nó khuyến dụ mày sao? Thôi đi ông con, tính của con, mẹ quá rành rồi, đừng có chối cãi nữa.
- Mẹ.... mẹ....
- Tối ngày chỉ biết ăn chơi lêu lổng, không lo tu tỉnh làm ăn gì cả.
- Mẹ! Nhà mình dư ăn, dư để, con có xài cả đời cũng không hết, làm chi cho mệt hả mẹ?
- Ở đó mà ỷ lại mẹ. Mẹ không thể sống suốt đời để lo cho con đâu. Với lại, con hãy bỏ ngay chuyện sử dụng các chất bột trắng chết người ấy đi. Mẹ không muốn thấy con trai của mẹ mỗi ngày một gầy đi, con có hiểu không?
- Con chỉ chơi chút đỉnh mà mẹ.... Mẹ cứ vậy hoài, hễ gặp con là mẹ cứ nói mấy chuyện này, con nghe muốn nằm lòng rồi đây này.
Bà Sen trợn mắt:
- Con nghe mà con có để trong tâm để sửa đổi không, hay chỉ là gió thổi mây bay?
- Lúc nào con không nghe lời mẹ chứ?
Bà Sen nhìn Lâm Minh, hất hàm:.
- Nghe lời mẹ? Con có nói lộn không? Tối ngày chỉ tổ làm cho mẹ phải đau lòng.
- Mẹ cũng phải cho con thời gian chứ.
Bà Sen cười nhẹ:
- Nếu con biết nghe lời mẹ, thì mẹ đâu phải lo toan mọi bề.
- Con biết rồi, mẹ đi nghỉ đi.
- Con cũng đi nghỉ sớm đi.
- Dạ, mẹ ngủ ngon nha.
Nói rồi, Lâm Minh lầm lũi bước đi, bà Sen nhìn con trai, thở dài ngao ngán.
Mấy hôm nay, Nhật Tùng cảm thấy thấp thỏm lo âu vô cùng. Không biết có chuyện gì xảy ra với nàng không? Hay nàng cố tình tránh mặt chàng?
- Nhật Tùng!
- Ủa! Thanh Bình!
- Làm gì mà ngồi thừ người ra vậy đại ca... Đang nhớ người yêu phải không?
Nhật Tùng cười nhẹ:

- Mày chỉ giỏi tài đoán mò, nhớ đâu mà nhớ chứ. Tương tư nàng thì có.
- Vậy sao?
- Chiều nay bộ không đi dạy kèm sao Thanh Bình?
- Có chứ! Nhưng bữa nay được nghỉ.
- Sao sướng vậy ta?
- Bởi vì nhà của nhỏ học trò có việc đột xuất.
Rút một điếu thuốc Craven gắn lên môi Nhật Tùng bật lửa hút. Chợt quay sang Thanh Bình, anh cất tiếng hỏi:
- Lúc này, mày với nhỏ Thu Cúc tới đâu rồi? Tiến triển tốt đẹp chứ?
- Chỉ mới có dấu hiệu bắt đầu thôi, nhưng tao thấy nàng lanh chanh sao á.
- Tình yêu là vậy chứ sao.
- Làm như mày là chuyên gia tâm lý không bằng.
- Chứ Sao!
- Còn chuyện mày với Phong Lan sao rồi? Mấy bữa nay mày có gặp cô nàng không?
- Bộ mày không phát hiện bộ mặt tương tư của tao sao mà hỏi.
- Nghĩa là sao? Nói tao nghe coi?
Nhật Tùng nhỏ giọng:
- Mấy hôm rồi, tao không gặp nàng, không biết cô ta có xảy ra chuyện gì không? Tao thấy lo lo.
Thanh Bình cười mỉm:
- Yêu chi cho khổ vậy chứ! Nhưng có một điều tao phải cho mày biết để khỏi phải suy nghĩ lung tung.
Nhật Tùng sốt sắng hỏi dồn:
- Chuyện gì vậy? Mày nói tao nghe mau đi!
- Cha của Phong Lan trở bệnh, cô nàng phải ở nhà lo lắng cho ông ấy không thể đi học được, nên làm sao mày có thể gặp nàng được chứ.
- Thật tội nghiệp cho Phong Lan, cô bé thật bất hạnh.
- Mày có định thăm bác ấy không?
- Tao định nay mai gì tao với mày tới thăm bác ấy, được không?
- OK.
- Còn Thúy Hằng, cô ấy sao rồi?
- Sao là sao hả?
- Thì mày đã làm gì mà cô bé trở nên ít nói, nóng tính và nhăn nhó suốt ngày. Coi bộ cô bé đang giận mày đó, Nhật Tùng.
Nhật Tùng tròn mắt:
- Ba xạo! Tao có làm gì đâu chứ, chỉ giỏi đoán mò.
- Mày khỏi cần phải giấu giếm làm gì. Bữa đó mày và nàng đi tới khuya mới bò về. Thực ra, mày không làm gì cô bé buồn sao?
Nhật Tùng đáp lời dứt khoát:
- Không! Làm gì có chuyện đó. Tao chỉ nói cho cô bé rõ giữa tao và cô bé không phải là tình yêu mà là tình anh em thôi.
- Cô ta phản ứng thế nào?
- Cô bé nhất định là bảo yêu tao... Nhưng tao chỉ xem cô bé là một đứa em không hơn không kém.
- Chuyện của mày nhức đầu thật luôn đấy, một anh mà hai nàng thiệt là khổ vô biên.
- Một anh hai nàng là sao, hả thằng quỷ sống.
Thanh Bình ngập ngừng:
- Thì... Phong Lan và Thúy Hằng đó. Bây giờ mày đã có sự lựa chọn đàng hoàng chưa?
- Mày nói lạ! Lúc nào trái tim tao không dâng trọn cho Phong Lan kia chứ.
Còn Thúy Hằng, chỉ là cô bé ngộ nhận và yêu thầm tao thôi mà.
- Nhưng mày không thấy tội nghiệp cho Thúy Hằng sao?
- Chuyện gì?
- Thì cô bé yêu mày nhưng đã bị mày cự tuyệt nên trở nên mất vía mất hồn, học hành gì nổi chứ. Đợt này cô bé phải thi lại mấy môn lận đó.
- Cô ta học hành sa sút vậy sao?
- Chứ gì nữa, cũng tại mày gây ra cả thôi.
- Thanh Bình nè.
- Chuyện gì nữa đây?
- Mày hãy hứa với tao, có gặp cô bé hãy động viên và bảo cô bé phải chú trọng thật nhiều vào việc học, đừng nên suy nghĩ lung tung mà có hại đến sức khỏe, mà ảnh hưởng đến việc học.
- Trời ơi! Ông anh có người yêu rồi, coi bộ lo lắng cho đứa em kết nghĩa dữ ta. Đừng bắt chước người ta mà bắt cá hai tay nha anh bạn.
- Trước hay sau gì thì mình vẫn xem Thúy Hằng là một cô em gái ngoan ngoãn, chứ có bắt cá hai ba tay gì đâu chứ?
Đang mải mê nói chuyện với Thanh Bình bỗng điện thoại của Nhật Tùng reo vang, anh cất giọng nhẹ nhàng khi nhìn vào màn hình hiển thị là số máy của mẹ chàng:
- Alô. Mẹ phải không?
- Mẹ đây!
- Có việc gì không mẹ?
Giọng bà Diễm Chi gấp gáp:
- Tùng à! Cha con trên đường đi công tác đã bị tai nạn giao thông.
Nhật Tùng kêu lên sửng sốt:
- Tai nạn ư? Thế cha con có sao không mẹ?
- Mẹ cũng không biết cha con bị nặng thế nào nhưng ông ấy được người tài xế gây tai nạn chở vô bệnh viện. Mẹ cũng đang sốt ruột đây.
- Mẹ đang ở đâu vậy?
- Mẹ đang ở phòng cấp cứu của bệnh viện. Con lo thu xếp về gấp phụ với mẹ. Mẹ rối quá, Tùng ơi...
Nhật Tùng đáp lời bà Diễm Chi, giọng anh nghèn nghẹn:
- Mẹ hãy bình tĩnh, con sẽ về ngay.
Nhìn vẻ biến sắc của Nhật Tùng sau cú điện thoại vừa rồi, Thanh Bình không khỏi lo lắng:
- Có chuyện gì vậy Nhật Tùng? Sao trông mày lo sợ dữ vậy?
Nhật Tùng lắp bắp:
- Cha... cha...
- Bình tĩnh lại, từ từ nói tao nghe coi. Cha mày làm sao?
Nhật Tùng nói nhanh:
- Cha mình bị tai nạn.
Thanh Bình há hốc:
- Trời! Tai nạn? Bây giờ mày tính sao?
- Tao phải vô bệnh viện với mẹ tao gấp.
- Bác trai bị có nặng lắm không?
- Cũng chưa biết nữa, các y bác sĩ đang cấp cứu.
- Vậy mày đi liền đi. Nhưng phải thật bình tĩnh nghe chưa.
- Về việc nghỉ phép, mày lo giùm tao nghe.
- Được rồi, mày cứ an tâm về lo cho bác trai đi. Dù kết quả thế nào cũng nhớ phone cho tao nghe Tùng.
Nhật Tùng hấp tấp chạy nhanh xuống cầu thang, đến bên bãi xe dẫn chiếc Suzuki màu bạc rồi đề máy vọt thẳng.
Thanh Bình nói với theo:
- Cẩn thận đó, chạy từ từ thôi Nhật Tùng?
Nhật Tùng đi khỏi, Thanh Bình quay trở vào phòng với một nỗi buồn man mác...
Phong Lan đang chuẩn bị nấu bữa cơm chiều, chợt cô nghe tiếng của Hải Trung gọi thất thanh ngoài cổng:
- Chị Hai! Chị Hai!
Nhanh chân chạy ra trước sân, nhìn bộ dạng của Hải Trung sợ hãi ấp a ấp úng, Phong Lan không khỏi lo sợ:
- Ơ Trung!
Hải Trung nắm lấy tay Phong Lan, cất giọng hấp tấp:
- Chị.... Hai đang làm gì vậy?
- Chị đang nấu cơm chiều. Có chuyện gì vậy Trung?
- Chị hãy đi theo em gấp.
- Mà chuyện gì, hãy nói chị nghe.
- Gia Uyên nó bị bệnh, nhà trường đã đưa nó vào bệnh viện rồi. Chị mau theo em.
- Nhưng em có nghe nói là Gia Uyên nó bị gì không hả?
- Dạ, em cũng không biết nữa. Vừa nhận được tin là em chạy nhanh về nhà gặp chị đó.
- Để chị vào nhà nói với cha một tiếng chứ.
- Nhanh lên đi chị Hai.
- Nhưng phải để chị lấy một ít đồ cái đã. Chờ chị một chút.
- Em không biết nó bị bệnh gì, có nguy hiểm hay không? Em lo quá, chị Hai ơi.
- Bình tĩnh đi em, chắc Gia Uyên nó không sao đâu.
- Mình đi nhanh đi chị.
Phong Lan lấy vội một số dụng cụ cần thiết và không quên bỏ túi số tiền mà cô đã dành dụm bấy lâu. Xong đâu vào đấy, Phong Lan chạy ra đến bên Hải Trung, cô giục:
- Nhanh lên! Lấy xe chở chị đi coi.

Hải Trung làm như cái máy. Đỡ nhanh chiếc xe đang ngã lăn ra đất do lúc nãy vội quá anh không dựng nghiêm chỉnh, Hải Trung thúc giục:
- Lên xe nhanh đi chị Hai.
- Rồi! Em cứ chạy đi!
Ngồi phía sau Hải Trung, Phong Lan như một người mất hồn, suy nghĩ lung tung và thấp thỏm lo âu:
- Cầu Trời Phật độ cho Gia Uyên em gái của con sẽ được tai qua nạn khỏi.
Hải Trung thắng kịt, anh nói nhanh:
- Chị Hai! Chạy nhanh vào phòng cấp cứu trước đi, em đi gởi xe.
Phong Lan bước vội xuống xe, cô phóng như bay đến trước phòng cấp cứu.
Nhìn vào bên trong, Phong Lan thấy Gia Uyên ôm bụng rên la dữ dội. Phong Lan vội kéo cửa bước vào và đi đến bên Gia Uyên, giọng nàng thật ấm:
- Gia Uyên! Chị Hai nè em. Em đau bụng lắm sao?
- Em... đau... lắm chị Hai ơi...
- Bác sĩ ơi... Em tôi...
Phong Lan dùng khăn lau nhẹ lên má của Gia Uyên. Cô không thể cầm nước mắt cứ thi nhau chảy dài xuống má, cô cất giọng hỏi khi thấy một vị bác sĩ đứng tuổi đến gần:
- Bác sĩ ơi! Em tôi sao rồi bác sĩ?
Bị bác sĩ mặc chiếc áo blouse trắng bước lại gần cô, gấp giọng:
- Cô là người nhà của bệnh nhân nữ này à?
- Dạ, chính là cháu. Em cháu bị bệnh gì vậy bác sĩ?
Sau khi cho tiến hành siêu âm, kết quả cho thấy em của cháu có dấu hiệu bị ruột thừa cần phải phẫu thuật gấp, cháu à.
Phong Lan choáng váng. Cô có nghe lầm không? Vị bác sĩ vừa nói gì vậy?
Không tin vào những gì mà vị bác sĩ vừa nói, Phong Lan đến gần ông, nhỏ giọng:
- Thưa bác sĩ, em cháu phải mổ... gấp sao?
Vị bác sĩ gật đầu, ông nói nhanh:
- Đúng rồi! Phải tiến hành mổ gấp thôi. Cháu hãy vào văn phòng làm thủ tục và mua một số thuốc theo toa này nhanh lên, không thể chậm trễ được.
Phong Lan run lẩy bẩy, nước mắt cô chảy ràn rụa trên má. Khẽ cúi đầu, cô thấp giọng ngập ngừng:
- Dạ, cháu... không có nhiều tiền, gia đình cháu quá nghèo, cháu dành dụm chỉ có bấy nhiêu đây thôi. Xin bác sĩ thương tình giúp cháu với...
- Chị Hai! Chị Hai!
Quay sang Hải Trung, Phong Lan nhỏ giọng:
- Gì vậy Trung?
- Chị Hai! Chị đừng khóc nữa, để em chạy lo tiền cho. Chị cứ nghe lời bác sĩ làm thủ tục mổ cho Gia Uyên nhanh đi. Lát nữa, em sẽ đem tiền vô ngay.
- Bác sĩ! Bác sĩ ơi! Cháu xin bác sĩ hãy tiến hành phẫu thuật giúp em cháu.
Lát nữa, em cháu sẽ mang tiền vào ngay.
Vị bác sĩ thấy hoàn cảnh của chị em Phong Lan cũng động lòng, ông gật đầu rồi bảo:
- Thôi được? Tôi tin mấy cháu là người thành thật. Tôi sẽ bảo lãnh cho và tiến hành phẫu thuật ngay. Bây giờ cháu hãy theo tôi làm thủ tục nhé.
Phong Lan cảm ơn rối rít:
- Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.
Phong Lan nhanh chân đi theo vị bác sĩ làm thủ tục. Còn Hải Trung thì chạy vù ra ngoài lấy xe rồi chạy đi vội vã.
Mười phút trôi qua nhưng cửa phòng mổ vẫn đóng im ỉm. Phong Lan cảm thấy trong lòng trĩu nặng và lo lắng vô cùng. Nhưng một lúc sau, cánh cửa cũng bật mở ra, Phong Lan nhanh chân lao tới gặp vị bác sĩ lúc nãy, cô lắp bắp:
- Bác... sĩ ơi! Em... cháu...
Xoa đầu Phong Lan, ông cười đôn hậu:
- Không có gì đâu, cháu đừng sợ, chỉ là ca mổ ruột thừa thông thường thôi mà.
Phong Lan mừng rỡ, cô rươm rướm nước mắt, giọng thật nhẹ:
- Cháu mừng quá. Bác sĩ ơi! Cháu không biết nói lời lẽ như thế nào để cám ơn bác sĩ nữa... Thật sự, chị em cháu cám ơn bác sĩ rất nhiều!
Vị bác sĩ cười tươi:
- Cháu đừng quá bận tâm, đây là nhiệm vụ của chúng tôi mà.
- Bác sĩ nói vậy chứ cũng nhờ có bác sĩ tận tâm giúp đỡ em cháu mới thoát khỏi cơn nguy hiểm này.
- Được rồi! Nhưng cháu nhớ một điều...
- Dạ, có chuyện gì vậy thưa bác sĩ?
- Em của cháu sức khỏe kém lắm, lại ốm yếu. Cháu nhớ khi xuất viện phải chú ý tẩm bổ cho lại sức.
- Dạ, cám ơn bác sĩ.
- À! Lát nữa, đến phòng của tôi để lấy toa thuốc, sau này nhớ mua cho em của cháu uống thêm nha.
- Bác sĩ chu đáo quá! Cám ơn bác sĩ.
Vị bác sĩ cười nhẹ:
- Ơn với nghĩa gì mà cháu cứ nhắc đi nhắc lại hoài vậy. Thấy hoàn cảnh của chị em tụi cháu đáng thương nên tôi mới giúp đỡ thôi.
Phong Lan cúi đầu lễ phép:
- Dạ, một lần nữa chị em cháu cảm ơn bác sĩ nhiều.
Vị bác sĩ cười cười rồi quay lưng lại đi thẳng. Phong Lan nắm hai nắm tay vào nhau để trước ngược thầm cảm ơn phật Trời đã cứu mạng của Gia Uyên được bình an và tự mỉm cười.
Hải Trung hớt hải chạy đến bệnh viện. Khi nhìn thấy Phong Lan đứng trước phòng giải phẫu với vẻ đăm chiêu, anh tiến lại gần hỏi nhanh:
- Chị Hai!
- Ơ. Trung em!
- Ca mổ thế nào rồi, sao nhìn chị đăm chiêu dữ vậy hả?
Phong Lan cười khẽ:
- Tốt đẹp em à?
- Vậy chị nên vui mới phải sao chị lại buồn quá vậy?
- Tất nhiên là chị vui biết dường nào. Nhưng chị lo quá, em ơi.
Thoáng thấy vẻ mặt nhăn nhó trên gương mặt của người chị đáng thương, Hải Trung tò mò:
- Chị lại lo chuyện gì?
Phong Lan nhìn em trai trách yêu:
- Đúng là con nít, không có suy nghĩ sâu xa gì cả.
- Chị nói em như vậy là sao?
Phong Lan cất giọng buồn bã:

- Điều mà chị lo đây, ngày tháng sau này không biết lấy tiền đâu để lo cho Gia Uyên và mẹ đây? Với lại, hiện tại tiền viện phí lại là vấn đề rất khó khăn với mình rồi...
Hải Trung cười buồn:
- Tiền viện phí thì chị Hai hãy an tâm.
Phong Lan ngạc nhiên lo lắng hỏi dồn:
- Em nói vậy, bộ em mượn tiền được rồi hả Trung?
- Dạ, em mượn tiền được rồi nè, chị Hai.
Phong Lan trố mắt:
- Em tài thật!Nhưng mà e mượn ở đâu vậy Trung? Có phải chỗ em làm không?
- Dạ không!
- Vây ở đâu chứ?
- Em đã đi hỏi rất nhiều nơi nhưng không ai dám cho mượn, chắc là họ sợ mình không trả nổi. Nhưng ở đời, ông Trời cũng không tuyệt tình với chị em mình.
- Em đã mượn tiền ở đâu nói mau đi, ở đó dài dòng hoài vậy?
- Thì của dì Năm đó.
Phong Lan lắp bắp:
- Em nói dì Năm, chắc không... dì Năm... Sen chỗ chị làm chứ?
Hải Trung khẽ gật đầu:
- Đúng rồi! Chính là dì Năm Sen đã cho em mượn tiền này đó.
- Em đã đến nhà dì ấy để mượn sao?
Hải Trung trả lời dứt khoát:
- Không! Em đâu dám!
- Vậy làm sao em gặp được dì ấy mà mượn?
- Chỉ tình cờ thôi. Em đến tìm bạn của cha để mượn nhưng không được. Vô tình em gặp dì Năm đi thu tiền hụi, dì hỏi thăm rồi khi biết mình cần tiền gấp để phẫu thuật cho Gia Uyên. Dì đã sốt sắng lấy tiền cho mượn liền hà, dì ấy thật là tốt hết biết.
Nhìn Hải Trung nói chuyện quá vô tư, Phong Lan cảm thấy chột dạ. Bởi trên đời này và nhất là con người của dì Năm, ai mà tốt thế chứ? Nhưng dù sao cô cũng thầm cảm ơn dì giúp đỡ đúng lúc.
- Làm gì mà trông chị có vẻ đăm chiêu và lo lắng quá vậy chị Hai?
Phong Lan phớt lờ:
- Đâu có!
- Vậy chị cầm tiền nè, đóng viện phí phẫu thuật đi.
- Ờ, em ở lại đây, không được đi đâu nghen. Để khi các y bác sĩ họ cần gì thì có mình ngay.
- Dạ! Mà bệnh viện này cũng tốt với các bệnh nhân nghèo như mình quá hén chị Hai.
Phong Lan buông gọn:
- Ừ.
Nói rồi, Phong Lan nhẹ bước đi. Sau khi thanh toán các khoản lệ phí và cô cũng không quên mua thêm cho Gia Uyên số thuốc bổ. Xong, Phong Lan đi đến bên Hải Trung, thúc giục:
- Trời khuya quá rồi, em hãy tranh thủ về cho cha mẹ hay tin đi Trung.
Hải Trung gãi đầu, anh nhăn nhó nhìn chị:
- Nhưng em chưa gặp được Gia Uyên, không biết bây giờ sức khỏe nó sao rồi, em không an tâm đi về...
- Bác sĩ nói Uyên nó cũng ổn rồi, không lâu sẽ được ra ở phòng hồi sức thôi.
Chị ở lại với nó đêm nay được mà em.
- Vậy em về nha chị Hai. Chắc ở nhà cha mình đang lo lắm đấy.
- Về nhà, cha mẹ có hỏi thì em bảo chắc là sáng mai em Uyên sẽ được chuyển ra phòng hồi sức thôi, nha Trung.
- Dạ! Em về nha chị Hai.
- Ừ, chạy xe cẩn thận nghe Trung.
- Chị an tâm!
Nói rồi, Hải Trung lầm lũi bước đi. Phong Lan nhìn theo bóng dáng em trai dần khuất sau dãy hành lang bệnh viện mà trong lòng cô buồn không thể tả.
Nhất là khi nhớ tới số tiền mà Hải Trung đã mượn của dì Sen, vì tiền của dì là tiền vay lãi rất đắt. Không biết rồi đây cô phải làm gì để trả nợ cho dì ấy đây?
Tại sao gia đình cô lại lâm vào hoàn cảnh như thế này chứ?
Từ ngày Gia Uyên mổ ruột thừa xong trở về sức khỏe còn rất yếu nên Phong Lan đành phải gác việc học sang một bên. Ở nhà vừa lo cho cha cứ trở bệnh không khỏi, lại lo cho Gia Uyên bồi bổ sau khi phẫu thuật, cô rất tất bật.
Hơn nữa, còn phải thay cha đi bán khô để có đồng ra đồng vô và còn phải dành dụm để trả nợ cho bà Năm.
Đến cạnh bên cha, Phong Lan nhỏ giọng:
- Cha thấy sức khỏe hôm nay thế nào, có khá hơn không?
Ông Trí Khải nhìn con gái, khẽ giọng:
- Cha khỏe nhiều rồi, con đừng quá lo. Mấy hôm nay cực thân cho con quá, vừa phải lo cho cha và con Uyên, vừa phải đi bán kiếm tiền lo cho gia đình.
- Chuyện này có nặng nhọc gì đâu mà cha bận tâm chứ!
- Bộ hôm nay con không đi học sao, giờ này chưa chuẩn bị gì hết vậy Lan?
- Con được nghỉ mấy ngày lận mà cha.
- Con đừng giấu cha nghe... Làm gì thì làm nhưng phải cố gắng học nha con.
À, thằng Trung đâu rồi Lan?
- Dạ, em Trung đi phụ vác đồ cho người ta rồi cha à.
Ông Khải chặc lưỡi:
- Trời ơi? Làm việc nặng, nó làm được không con?
- Em nó thấy con vất vả nên nó một mực quyết định đi làm để phụ giúp gia đình, nhưng không dám nói với cha sợ cha rầy.
- Cha thì mỏi mệt nằm nhà hoài để các con cực thân, cha... thật không đành lòng, nhưng lực bất tòng tâm.
- Con thấy cha hôm nay có khởi sắc đó. Vài bữa nữa thiệt hết bệnh, cha sẽ đi bán trở lại, cha đừng buồn nữa nghe.
- Phong Lan!
Tiếng của bà Bảy Xuyến gọi giật làm Phong Lan giật mình quay lại:
- Dạ, mẹ gọi con.
- Mày làm gì ở đây mà tao gọi khan cả cổ mày mới chịu lên tiếng vậy hả?
- Dạ.... con...
Bà Xuyến trợn mắt quát mắng:
- Con sao? Thì ra là mày ở đây chụm đầu nhỏ to với thằng cha mày, định nói xấu tao phải không?
Phong Lan lo sợ, khép nép:
- Dạ, đâu có chuyện đó mẹ....
- Không có? Vậy sao không lo vô nấu cơm nước gì hết vậy?
- Dạ, con mới nấu cháo cho Gia Uyên rồi. Con định lát nữa mới nấu cơm.
Liếc mắt nhìn Phong Lan, bà Xuyến gắt giọng:
- Tiền bán khô hôm qua đâu, đưa tao chút đỉnh coi.
Phong Lan lí nhí:
- Dạ, hôm qua trời mưa bán ế hàng, được bao nhiêu con lấy mua thuốc cho Gia Uyên cò lại có mấy chục ngàn đồng lẻ để dành lát nữa con đi bán có để thối cho người ta mẹ à.

- Đưa cho tao năm chục ngàn đi. Lát nữa mày đi bán kiếm cái khác.
- Nhưng...
- Nhưng sao? Có chịu đưa hay không?
- Bà ơi! Bà không thấy nhà mình lúc này đang khó khăn khánh kiệt hay sao mà vặn vẹo con Lan hoài vậy? Tội cho nó mà bà.
Quay quắt sang ông Khải, bà Xuyến trừng trừng nhìn ông:
- Nhà này chỉ toàn là ăn hại không hà. Hết bệnh rồi đau, riết rồi chắc bán luôn cái nhà này mới có tiền mà lo thuốc men quá đi. Thật là bực mình!
- Mấy bữa nay lo cho con Uyên nó mổ ruột thừa nên bây giờ thiếu nợ tùm lum. Hôm qua bà Sen tới đây đòi nợ, không có tiền trả, bả chỉ trỏ chửi bới thậm tệ. Tôi rầu muốn tê tái thịt da, vậy mà bà...
- Tôi sao hả? Ý ông muốn nới tôi vô tích sự chứ gì? Ông không thấy tôi cũng lo đi kiếm tiền chứ bộ đi chơi sao?
Ông Khải cười nhẹ:
- Bà kiếm tiền theo kiểu bài bạc có ngày chắc cha con tôi ra đường ở quá đi.
Bà Xuyến nổi cáu quát lớn:
- Ông im không! Hở miệng ra là trù ẻo người ta không hà. Tôi có cách kiếm tiền của tôi, ông không được quyền nói.
Chợt bà Xuyến quay sang Phong Lan, gắt:
- Đưa tiền cho tao mau!
Phong Lan sợ hãi cầm xấp tiền lẻ trên tay run run. Bà Xuyến giật lấy đúng năm chục ngàn, còn bao nhiêu quăng trả lại cho cô. Bà cười ha hả:
- Trong nhà bây giờ chỉ trông cậy vào mày đó. Dẹp cái chuyện học hành qua một bên đi, ở nhà lo đi bán kiếm tiền có biết không?
- Dạ.... con...
- Tao nói thì mày phải nghe theo, không được cãi. Bằng không, đừng trách tao nhẫn tâm đó.
Nói rồi, bà Xuyến ngoe nguẩy bước ra khỏi nhà. Ông Khải và Phong Lan nhìn theo lệ trào tuôn chảy. Vừa lúc này bà Sen xuất hiện, bà ta cất giọng oang oang:
- Nhà gì mà ở tuốt trong kẹt này, lội bộ từ đầu hẻm vào đây mệt muốn xỉu luôn hà!
Ông Khải bật ngồi dậy lên tiếng:
- Chị Năm mới tới, vào nhà uống chút nước mát cho khỏe chị.
- Khỏi cần! Nước nôi gì chứ! Sao rồi, có tiền trả cho tôi chưa hả?
- Dạ.... chị Năm... mong chị thông cảm.
Bà Sen hất hàm:
- Thông cảm? Câu này sao tôi nghe riết chán quá đi, hổng có câu nào mới mẻ hơn sao? Đã hứa với tôi thì phải giữ lời chứ.
- Nhưng con mong dì Năm thông cảm... Xin dì nán lại cho cháu ít ngày.
- Trời ơi! Đâu có được, tiền của tao là tiền cho vay. Đâu có hẹn lần hẹn lựa hoài vậy chứ. Vả lại, hiện giờ tao đang mở cửa hàng kinh doanh ăn uống nên rất cần vốn đầu tư.
- Con xin dì Năm thương tình thư thả cho con ít hôm.
Bà Sen cười nhẹ:
- Đẹp mày đẹp mặt như mày, muốn kiếm tiền trả tao thì rất dễ đàng chứ có khó khăn gì chứ.
- Dì nói vậy nghĩa là sao?
- Quán tao đang cần tuyển tiếp viên xinh đẹp như mày vậy đó. Tiền lương rất cao. Vả lại, còn kiếm được tiền boa của khách ăn uống nữa, mày chỉ cần làm ít ngày thôi cũng dư sức trả nợ cho tao nữa.
- Nhưng con còn đi học mà.
- Đi học thì cứ đi học, nhưng tối đi làm thì có ảnh hưởng gì đâu hả?
- Con tôi, nó không thể làm những việc đó đâu, chị Năm à.
- Có việc chi mà anh ngại chứ. Chỉ có việc bưng thức ăn, lấy bia và rót bia cho khách, thế là xong. Có gì nặng nhọc đâu mà sợ. Nghe lời dì Năm đến phụ với dì một tay, dì sẽ tặng cho con mấy triệu thiếu dì, coi như không nợ nần gì nữa. Con hãy suy nghĩ cho thật kỹ, gia đình con bây giờ chỉ trông cậy hết vào con thôi. Dì Năm mong rằng con sẽ sáng suốt để quyết định việc này. Thôi, dì Năm về nha.
Tuôn một hơi dài rồi bà Sen khẽ cười và bước ra khỏi nhà. Ông Khải và Phong Lan nhìn nhau thở dài.
- Nhật Tùng! Nhật Tùng!
Quay quắt lại phía sau, Nhật Tùng phát hiện thì ra Thanh Bình đang gọi mình. Khi Thanh Bình tiến lại gần, anh nhỏ giọng:
- Gì vậy Thanh Bình?
- Ngồi xuống ghế đá này đi, tao có chút chuyện muốn hỏi mày.
- Chuyện gì mà quan trọng quá vậy ông tướng?
Thanh Bình rút một điếu ba số năm đưa cho Nhật Tùng, anh khẽ cười:
- Có gì quan trọng đâu, hỏi thăm mày chuyện của bác trai ấy mà.
- Thanh Bình hỏi cha mình sao?
- Đúng rồi! Sức khỏe của bác trai hiện giờ ra sao rồi?
Nhật Tùng trầm ngâm:
- Cũng tạm ổn rồi.
- Nghĩa là sao? Tao không hiểu.
- Tai nạn giao thông thật mang lại cho cha mình chấn thương không nhỏ.
Thanh Bình chép miệng:
- Sao hôm bữa tao điện cho mày, mày nói bác trai bị gãy xương đùi mà phải không?
Nhật Tùng gật đầu:
- Ừ, đúng là cha mình bị gãy xương đùi. Nhưng vài ngày sau mới phát hiện là bị hở xương bả vai nữa.
- Vậy sao! Tội nghiệp bác trai quá! Hiện bác trai đang được bó bột hả?
- Vậy chứ sao! Mày hỏi lạ vậy? Mà Bình nè!
- Gì hả?
- Lâu rồi tao không có đi học, ở đây có gì xảy ra không Bình?
Thanh Bình hơi nghiêng đầu cười nhẹ:
- Mày muốn hỏi chuyện gì, cứ nói đại ra đi, ở đó bày đặt văn hoa lý luận.
Nhật Tùng bị Thanh Bình chọc ngang hông, anh đâm ngượng ấp úng:
- Sao... mày nói vậy?
- Chỉ cần mày mở hơi là tao biết ý mày muốn hỏi chuyện gì rồi.
- Hay vậy ta!

- Chứ sao! Bộ mày quên biệt tài của tao rồi hả? Chỉ cần con ruồi bay ngang qua là tao biết được ruồi đực hay ruồi cái rồi.
- Nhà tiên tri đây mà tao lại quên chứ!
- Hổng dám nhận danh hiệu đó đâu.
- Thôi, hổng giỡn nữa, mày hãy nói cho tao nghe đi.
- Chuyện gì?
- Thì thì... mày vẫn thường xuyên gặp nhóm "Tam cô nương" chứ?
- Tưởng mày hỏi chuyện gì, ai dè...
- Ai dè gì hả?
- Muốn biết chuyện của Phong Lan chứ gì?
- Ờ... thì...
- Lúc này tao ít khi gặp mấy nàng lắm, chỉ thỉnh thoảng thôi.
- Sao lạ vậy?
- Nói thật với mày, từ khi vắng mày, mấy nàng cũng ít tụ họp lắm.
- Vậy sao?
- Nhưng... hoàn cảnh của Phong Lan thật tội nghiệp.
Nhật Tùng tròn mắt:
- Mày nói sao? Tại sao tội nghiệp Phong Lan? Mày nói đi, sao im ru vậy chứ?
Thanh Bình cười khúc khích:
- Đúng là yêu nhau có khác nha. Chưa chi mà muốn nổi điên lên cả rồi.
- Thôi, đừng cà rỡn nữa mà.
- Được! Không đùa nữa.
- Vậy có chịu nói hay không?
- Từ cái ngày mày trở về nhà lo cho cha bị tai nàn thì ở đây Phong Lan gặp rất nhiều chuyện xui xẻo.
- Nhưng là chuyện gì mới được chứ?
- Mày biết không, hết bác trai bệnh rồi lại đến Gia Uyên bị mổ ruột thừa.
Mới đây nè, em trai của Phong Lan, Hải Trung đó, bị té gãy chân phải bó bột...
- Trời! Sao gia đình cô ấy toàn gặp chuyện không may không vậy.
- Tao thật sự khâm phục cô ta vô cùng. Vừa lo tất bật trong gia đình vừa phải đi bán khô nữa, vậy mà cô ấy học giỏi ghê.
- Vậy sao?
- Ừm, thì mới đây Phong Lan vừa đoạt được giải thưởng truyện ngắn hay tiểu thuyết gì đấy.
- Lát nữa, chúng ta đến thăm gia đình của Phong Lan nha Bình?
Thanh Bình cười khi giọng anh giễu cợt:
- Đến thăm nàng hay thăm gia đình nàng hả? Nói thật đi, ở đó viện cớ này cớ nọ....
- Thằng quỷ, cứ vậy hoài!
Bỗng chuông điện thoại của Nhật Tùng chợt reo, thì ra là cô nàng Thúy Hằng gọi cho chàng.
- Alô!
- Anh Tùng! Là Hằng đây.
- Thúy Hằng! Em gọi cho anh có gì không?
- Anh lên đây hồi nào mà không phone cho em một tiếng vậy?
- Anh cũng mới ra tới nè.
Thúy Hằng chợt đề nghị:
- Chiều nay anh có rảnh không? Đi dùng bữa với cậu cháu em nha?
- Ơ... Chiều nay anh bận rồi. Hẹn lại bữa khác được không?
- Bận thì thôi, bữa khác cũng được. Vậy ngày mai được không? Cậu em rất muốn gặp mặt anh đó.
- OK. Ngày mai gặp.
- Hứa phải uy tín đó nha.
- Anh đã thất hứa với em bao giờ đâu Thúy Hằng.
- Ừ... thì em lo xa vậy mà. Bye anh nha!
Nhật Tùng tắt máy điện thoại và mỉm cười, vì anh nghĩ cô bé Thúy Hằng không còn giận anh, cô đã suy nghĩ thông suốt rồi. Như thế có phải tốt hơn không!
- Mẹ!
- Chuyện gì vậy con?
- Con có chuyện này muốn bàn với mẹ đó.
Bà Sen nhìn con trai, ân cần:
- Chuyện gì nói cho mẹ nghe coi.
Lâm Minh cười khẽ:
- Con nghe nói bộ mẹ định cho Phong Lan làm tiếp viên quán Sao Đêm của mẹ mới mở đó phải không?
Bà Sen gật gù:
- Ừ, mẹ định như thế, bởi vì gia cảnh của cô ta khốn khổ, cha cô ta thì bị bệnh triền miên, mấy đứa em, đứa thì mổ ruột thừa, đứa thì gãy chân. Nhưng Phong Lan may mắn có được nhan sắc trời ban nên mẹ muốn lôi kéo nó về quán mình may ra đông khách ấy mà... Bộ có chuyện gì sao con?
Lâm Minh nói nhanh:
- Không được!
Bà Sen sửng sốt:
- Mà sao không được?
- Con... con đã thương cô ấy. Mẹ không thể để cô ta làm tiếp viên được. Con muốn cưới cô ta làm vợ.
Bà Sen há hốc, bà cười nửa miệng:
- Con nói gì? Con muốn cưới Phong Lan?
- Dạ, bộ không được sao mẹ lại sửng sốt thế?
Bà Sen cười nhẹ:

- Không hề gì, nhưng biết Phong Lan nó có chấp thuận lấy con không?
- Vì sao chứ?
- Nhìn con nghiện ngập gầy còm thế này, mẹ sợ.... nó từ chối.
Lâm Minh giãy nảy:
- Con hổng biết! Mẹ phải cưới Phong Lan cho con. Với tài ba của mẹ chẳng lẽ không có cách nào khiến cô ta chấp thuận hay sao? Mẹ....
- Muốn vợ tới nơi rồi phải không? Được rồi để từ từ mẹ tính cho.
- Coi như mẹ đã chấp thuận lời đề nghị của con rồi đó nha. Con đi đây.
- Lại đi đâu nữa vậy ông con?
- Con đi chơi chút xíu mà mẹ.
Nói rồi, Lâm Minh nhảy phóc lên chiếc Nouvo LX một trăm ba lăm phân khối phóng vút đi. Vừa lúc đó Phong Lan đi tới. Bởi bao đêm trằn trọc suy nghĩ, để cứu nguy cho gia đình trong lúc khó khăn và dường như bế tắc, cô mới quyết định tìm gặp bà Sen.
Tần ngần một hồi lâu, Phong Lan mới nhấn chuông. Người ra mở cổng cho cô chắc ai khác là bà Sen. Trông thấy Phong Lan, bà Sen mừng rỡ ra mặt khi mở rộng cánh cổng:
- Ồ, Phong Lan! Cháu tìm dì à? Vào nhà đi cháu!
Phong Lan nhoẻn miệng cười với bà, cô nhẹ giọng khi cùng bà bước vào phòng khách.
- Dạ, cháu đến đây để...
- Được rồi! Ngồi đi cháu! Có phải cháu đã quyết định đến quán Sao Đêm làm giúp với dì không?
Phong Lan lí nhí:
- Dạ!
- Dì thật sự mừng lắm? Cháu biết suy nghĩ như thế thì tốt quá!
Đang nói, bà Sen bỗng cầm cái bóp đầm lên rút ra xấp tiền dày cộm đưa cho Phong Lan, bà cất giọng rất êm:
- Đây, cháu cầm tạm số tiền này về lo thuốc men cho cha cháu và hai đứa em. Với lại, sắm một số đồ đẹp để mặc đi làm, coi như đây là chút quà mọn dì tặng cho cháu.
- Dạ.... cháu không dám nhận tiền của dì nữa đâu. Cháu đang còn nợ của dì rất nhiều, cháu không dám...
Bà Sen ngọt ngào:
- Cháu đã chịu nghe lời dì thì chuyện tiền cháu nợ của dì coi như dì tặng cháu dấy! Nhưng cháu phải nhận số tiền này để trang trải và lo cho gia đình.
Cháu đừng ngại ngùng gì cả, có là bao đâu chứ.
- Nhưng cháu...
- Đừng ngại cầm đi. Vậy chừng nào cháu có thể đi làm?
- Dạ, cháu sắp xếp sẽ đi làm ngay.
- Càng sớm càng tốt nghe cháu.
- Dạ, vậy cháu xin phép dì, cháu về.
- Ừ, nhớ tranh thủ nghe cháu.
- Dạ!
Phong Lan vừa mừng nhưng lại rất lo. Mừng vì có tiền để lo thuốc cho cha và hai em, lo vì không hiểu tại sao bà Sen lại tốt với mình đến vậy? Không biết có gì mờ ám trong chuyện này hay không? Tự dưng ai lại bỏ tiền ra cho không mình chứ, nhất là đối với một con người hám lợi như bà Sen. Càng nghĩ, nàng càng cảm thấy lo lắng vô cùng.
Hôm nay là ngày đi làm đầu tiên, Phong Lan ăn mặc tươm tất. Trông cũng gọn gàng, kín đáo nhưng vẫn thể hiện được nét đẹp của tuổi xuân xanh đầy gợi cảm.
Mấy cô tiếp viên của quán Sao Đêm, ai nấy cũng đều là người từng trải. Họ tụm năm tụm ba ngồi giũa móng tay và phì phà thuốc lá, kháo nhau về Phong Lan với giọng điệu gánh tỵ:
- Ê, tụi bây? Tao không hiểu nổi má Năm, tại sao lại thiên vị với con nhỏ Phong Lan quá nhỉ?
- Đã là gái bán bia ôm, tao thấy nó làm giá với người ta mà phát ghét. Lúc nào cũng tỏ ra nai tơ, làm như nó không hiểu được vào đây là để làm gì hay sao ấy?
- Nói đến con Phong Lan, tao còn thấy bực mình. Tụi bây nghĩ coi, khách người ta mới có nắm tay, bẹo má nó một cái, thì nó khóc sướt mướt, bỏ chạy như ma đuổi vậy đó. Làm như trong trắng lắm không bằng, nếu biết vậy thì đừng làm nghề này...
- Mấy bà nói vậy chứ biết đâu vì hoàn cảnh quá khó khăn nên người ta mới dấn thân vào nghề này thì sao?
- Mày tâm lý dữ há! Biết đâu nó ỷ nó là ma mới có chút nhan sắc nên nó chảnh cha chảnh chọe thì sao?
- Thôi, đừng nhiều chuyện quá đi, má Năm ra kìa!
Vừa lúc đó, bà Sen yểu điệu bước ra với bộ váy ngắn lồ lộ ta đôi chân tròn trục trắng nõn, tiến lại gần mấy cô tiếp viên, cất giọng bà chủ:
- Thôi, mấy đứa tụi bây cứ ở đó nhiều chuyện hoài vậy? Tản ra đi chứ?
Khách sắp đông rồi đấy!
Nhật Tùng thật sự không hiểu Thúy Hằng đang giở trò khỉ gì, đã hẹn với anh mà đã lặn đâu mất tăm. Làm anh phải miễn cưỡng đi theo cậu Tư của nàng.
Vừa bước xuống khỏi xe, Nhật Tùng quay sang cậu Tư, hỏi khẽ:
- Mình vào quán này sao cậu Tư? Con không hiểu, thực ra Thúy Hằng đã đi đâu chứ?
- Cô ấy đã hẹn với con kia mà!
- Đúng là nó đã hẹn với con, nhưng thật ra là tâm ý của cậu muốn gặp con.
Với lại, chuyện đàn ông đi ăn nhậu thì dẫn nó theo làm gì phải không cháu?
Nhật Tùng cố gượng cười:
- Dạ. Nhưng sao cậu Tư lại chọn quán Sao Đêm mà không đi những nơi sang trọng khác?
- Hừ! Coi vậy chứ vào bên trong, cháu sẽ thấy bất ngờ liền.
- Vậy sao! Bộ cậu Tư đã đến đây rồi sao?
- Hì hì... Cậu Tư đến đây một lần rồi. Tuy là quán nhỏ nhưng em út đứa nào cũng tươi mát. Lần trước, cậu tới đây có một đứa cũng xinh xắn lắm, để một lát nữa cậu kêu bà chủ ưu tiên cho cháu nha!
- Cháu không dám!
- Xì! Đàn ông con trai phải mạnh dạn lên chứ! Làm gì nhát như thỏ đế vậy hả? Thôi mình vào đi cháu!
Thấy hai vị khách sộp mặc lịch sự vừa bước vào, bà Sen bước ra đón tiếp niềm nở:
- Chào quý khách. Xin mời vào!
Nhật Tùng miễn cưỡng bước theo ông Thành Phát vào bên trong. Khi cả hai đã yên vị ở một góc bàn sang trọng. Ông Thành Phát đã gọi bia và thức ăn đầy cả bàn... Uống được một lúc, cả hai đã ngà say, ông Phát quay sang nhìn bà Sen, gọi lớn:
- Bà chủ!
Bà Sen bước đến gần vồn vã:
- Thưa, ông anh cần chi ạ?
Ông Phát ra hiệu cho bà kề tai vào, ông nói nhỏ điều gì đó. Nhưng Nhật Tùng thấy bà ta gật đầu lia lịa với vẻ hớn hở lắm.
- Ông anh chờ chút xíu nha. Có ngay thôi!

- Cậu Tư! Đừng kêu gì thêm nữa... cháu mệt rồi.
Ông Phát cười nhẹ:
- Đâu được! Cháu cớ ngồi yên đó, rồi cháu sẽ thấy vui vẻ và bất ngờ trước một cô bé có đôi mắt tròn xoe ngơ ngác đấy!
- Nhưng cháu không thích thế!
Vừa nói dứt câu thì Nhật Tùng thấy bà chủ quán quay trở lại và đi bên bà là một cô gái. Khi đã đến cạnh bên anh và ông Phát, bà cất giọng mềm dẻo:
- Đây! Hàng "độc" của quán Sao Đêm xin dành ra mắt cậu theo yêu cầu của ông anh kia.
Thì ra ông Phát gọi cô gái này là dành cho anh. Nhật Tùng cũng rất muốn xem dung mạo của cô ta ra sao mà ông Phát lại xuýt xoa như vậy. Nghĩ thế, Nhật Tùng quay phắt lại nhìn. Như một chiếc lò xo, anh đứng bật dậy nắm lấy tay của người mình yêu:
- Phong Lan! Tại sao em lại có mặt nơi đây?
Phong Lan đứng chết trân và ngượng cứng cả người, giọng cô lắp bắp:
- Ơ... em... em...
Phong Lan chưa kịp nói gì thì Lâm Minh đã có mặt anh lao đến đẩy mạnh Nhật Tùng ra và gằn giọng:
- Thằng khốn? Phong Lan là của tao không được giở trò. Nếu không, tao sẽ không khách sáo đâu đấy.
Bà Sen quýnh quáng kêu trời:
- Trời ơi! Con làm cái gì vậy hả Minh? Con để mẹ làm ăn chứ bộ muốn mẹ dẹp quán nghỉ sao con?
Lâm Minh đã say khướt, anh lừ lừ nhìn bà Sen và cất giọng lè hè:
- Con đã nói với mẹ rồi, tại sao mẹ lại làm thế? Con yêu Phong Lan. Phong Lan sẽ thuộc về con, mẹ nghe rõ chưa?
Nói rồi, Lâm Minh nâng gương mặt của Phong Lan lên và hôn ngấu nghiến vào đôi gò má còn ướt đẫm những giọt lệ sầu tê tái...
- Đừng khóc nữa em, hãy đi với anh, anh sẽ cho em tất cả những gì em muốn...
- Không! Không thể được!
Phong Lan chợt hét lên và vùng khỏi vòng tay của Lâm Minh chạy rất nhanh ra khỏi quán, trước rất nhiều người hiếu kỳ ngơ ngác nhìn theo.
Nhật Tùng nãy giờ đứng lặng như trời trồng. Khi Phong Lan đi khỏi, anh rơi phịch xuống ghế hai tay ôm lấy đầu đau khổ.
- Trời ơi! Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy chứ? Thật ra, em đang làm gì vậy Phong Lan? Em có biết rằng anh rất đau khổ không? Thực ra, em có nỗi khổ gì mà em phải làm như vậy?
Nhật Tùng đau đớn rời khỏi quán Sao Đêm với một nỗi buồn không thể tả.
Giọng của bà Bảy Xuyến chì chiết ông Trí Khải, Phong Lan nghe rõ từng câu từng chữ:
- Ông thật là ăn hại, bộ ông tính nằm ỳ ở nhà hoài sao? Ông muốn cả nhà này chết đói chắc? Trả lời tôi đi, sao ông lại im ru vậy chứ?
Ông Trí Khải thở dài mệt mỏi:
- Bà... sao bà lại nói vậy? Tôi đang bị bệnh mà... Chẳng lẽ gia đình đang khó khăn thế này, tôi lại nằm ở nhà được sao? Thực ra, bà chẳng hiểu gì tôi cả.
Bà Xuyến hất hàm:
- Chỉ giỏi làm bộ làm tịch không hà.
- Mẹ! Sao mẹ lại đối xử với cha như thế? Cha đang bệnh mà mẹ, con xin mẹ đừng nặng lời với cha như vậy mà.
Bà Xuyến sấn tới tát vào má Phong Lan thật mạnh:
Bốp! Bốp!
- Mày dám dạy đời tao à? Đồ mất dạy, dám ăn nói với tao vậy sao?
Ông Khải can ngăn yếu ớt:
- Bà... bà ơi, tôi xin bà. Bà đừng cứ tối ngày gây sóng gió trong nhà này nữa...
Bà Xuyến trừng trừng nhìn ông:
- Ông giỏi lắm! Chính ông... chính ông đã bắc cầu cho con Lan nên nó mới dám hỗn xược với tôi. Ông vừa lòng chưa?
- Bà... bà...
Bà Xuyến tuôn một hơi dài, chợt quay sang Phong Lan, bà gắt giọng:
- Phong Lan! Đi theo tao vào trong biểu coi!
Phong Lan đứng dậy cúi đầu đáp khẽ:
- Dạ.
Vừa khuất sau phòng khách, bà Xuyến nhìn Phong Lan, cất giọng ôn tồn:
- Mày hãy nhìn thẳng vào mặt tao mà trả lời cho thành thật, không được gian dối đấy nhé?
Phong Lan ngớ người:
- Có chuyện gì vậy mẹ?
- Cứ để tao hỏi mày trước đã.
- Nhưng thật ra là chuyện gì?
Bà Xuyến nhìn Phong Lan từ đầu đến chân rồi nhẹ giọng:
- Mày phải trả lời cho tao biết, ở đâu mà mày có nhiều tiền mà lo thuốc men cho thằng cha mày và hai đứa em mày vậy?
Phong Lan lí nhí:
- Dạ.... con đi dạy kèm và làm thêm.
Bà Xuyến trố mắt:
- Dạy kèm? Mày nói thật hay cố tình giấu tao chứ?
- Dạ, thật mà mẹ.
Bà Xuyến nhìn Phong Lan cười mỉa:
- Mày tưởng qua mặt thằng cha bệnh hoạn và hai đứa em khờ khạo của mày rồi muốn qua mặt tao luôn hả? Không dễ đâu con...
- Vậy mẹ muốn gì ở con?
Bà Xuyến cười nhẹ:
- Tao muốn nói cho cả xóm này và thằng cha mày biết, mày là gái bán bia ôm.
- Mẹ! Cơn xin mẹ, mẹ đừng la lớn, kẻo cha nghe được thì nguy mất.
Bà Xuyến hất hàm:
- Nếu mày muốn thằng cha mày và lối xóm không ai biết việc làm xấu xa của mày, thì mày khôn hồn đưa tiền cho tao, mau lên!
Phong Lan khổ sở nhìn bà Xuyến:
- Mẹ! Mẹ ép con thế sao?
- Nói ép sao khó nghe quá vậy? Đưa tiền cho mẹ xài mà con.
- Nhưng con đâu còn tiền.
- Mày có chịu đưa hay không? Tao la lên đấy!
Phong Lan lục lọi trong túi, vơ vét hết đưa cho bà, cô nhẹ giọng:
- Con chỉ còn có bấy nhiêu đây thôi, mẹ cầm đỡ xài đi. Thật sự con đã hết tiền rồi.

- Đưa đây! Để coi cũng được một trăm hai chục ngàn. Mày thiệt đã hết tiền rồi sao?
- Dạ, hết thật rồi mẹ à.
Cầm một trăm hai chục ngàn bỏ vào túi bà Xuyến cười khẽ:
- Thôi được! Mày ở nhà mà lo cho ổng tao đi ra ngoài một chút nhé.
- Dạ!
Vừa đi, bà vừa lảm nhảm:
- Từ nay trong nhà có ông thần tài rồi, khỏi phải lo không có tiền xài. Ha ha...
Phong Lan có vắt óc ra cũng chẳng sao hiểu nổi, tại sao mẹ nàng lại đối xử lạnh nhạt với mình như vậy? Tại sao chứ?
Tiếng của Gia Uyên la thất thanh ở nhà trong:
- Cha! Cha ơi... Anh Ba ơi! Cha sao vầy nè... Anh Ba ơi?
Từ nhà sau Hải Trung bước nhanh đến bên cha, anh gấp giọng:
- Đâu, để anh coi! Trời ơi, cha... Cha mình xỉu rồi Uyên ơi... Tỉnh lại đi, cha ơi.
Phong Lan về đến đầu ngõ nghe Hải Trung và Gia Uyên la thất thanh, hớt hải chạy vào gọi lớn:
- Trung! Cha làm sao vậy hả?
Hải Trung nhăn nhó nhìn chị:
- Chị Hai ơi! Cha mình... sao kỳ quá vầy nè...
- Hải Trung! Chân em chưa khỏe hẳn, cưng cứ ở nhà. Gia Uyên, hãy lấy cho cha một số vật dụng cần thiết đi, chị chạy ra kêu xe chở cha đi cấp cứu, nhanh lên!
- Dạ.... dạ....
Phong Lan nhờ một người hàng xóm mới đưa được ông Trí Khải ra đầu hẻm, gọi xe chạy thẳng vào bệnh viện.
Tại khoa cấp cứu, các y bác sĩ rất nhiệt tình và làm việc rất tận tâm. Nhưng rất lâu sau, ông Trí Khải đần dần có phần tươi tỉnh trở lại, ông vẫn nằm im, toàn thân bất động.
Gia Uyên đến cạnh Phong Lan, khóc nức nở:
- Chị Hai! Chị Hai ơi! Tại sao cha vẫn không tỉnh lại vậy? Em sợ quá! Cha ơi... cha...
Phong Lan ôm chầm lấy Gia Uyên, cô dỗ dành:
- Đừng khóc nữa em, Gia Uyên. Đây là phòng cấp cứu, em không được ầm ĩ như thế.
- Nhưng em...
- Giờ phút này chúng ta phải thật bình tĩnh để lo cho cha chứ, em đừng khóc nữa nha.
- Dạ.... dạ....
Chợt cánh cửa phòng cấp cứu hé mở. Vị bác sĩ mặc chiếc áo blouse trắng bước ra, Phong Lan nhanh chân chạy đến hỏi dồn:
- Bác sĩ! Bác sĩ ơi... Cha con có sao không?
Không trả lời Phong Lan vị bác sĩ hỏi lại:
- Cô là thân nhân của ông Nguyễn Trí Khải à?
Phong Lan nhanh nhảu đáp lời:
- Dạ, cháu là con của ông ấy. Cha cháu có làm sao không bác sĩ?
- Cô phải thật bình tĩnh lại đi, nghe tôi nói cái đã...
- Cha cháu... cha cháu tỉnh lại chưa bác sĩ?
- Tôi đã bảo cô phải bình tỉnh kia mà, Ông Khải cha của cô vừa thoát khỏi cơn nguy hiểm. Nhưng phải tiến hành phẫu thuật gấp.
Phong Lan tròn mắt, giọng cô lắp bắp:
- Dạ, phải... mổ gấp sao bác sĩ?
- Đúng vậy! Phải mổ gấp thôi, cô à. Sau khi hội chuẩn chúng tôi phát hiện cha của cô bị hẹp van tim. Hiện ông ấy vẫn còn hôn mê chúng ta không thể nào kéo dài mãi được. Cô hiểu chứ?
Phong Lan bị choáng thật sự khi nghe kết luận của bác sĩ về bệnh tình của cha cô. Hít một hơi thật sâu để cố giữ bình tĩnh, cô nhỏ giọng:
- Dạ.... cháu hiểu rồi, thưa bác sĩ.
- Vậy cô hãy tranh thủ làm thủ tục và chuẩn bị các thứ theo toa này, để chúng tôi có thể tiến hành cuộc phẫu thuật ngay.
Phong Lan cúi đầu lí nhí:
- Dạ, cháu sẽ làm ngay thôi ạ.
Nói rồi, Phong Lan quay sang Gia Uyên, trầm giọng:
- Gia Uyên! em hãy ở đây với cha nghe.
Gia Uyên nhìn vẻ mặt hớt hải của chị Hai, cô run run giọng:
- Chị.... Hai! Cha... ơi.
- Em bình tĩnh lại ở đây trông cha nha.
- Bộ chị định đi đâu sao?
- Chị đi đây có chút chuyện.
Nói rồi, Phong Lan nhanh chân chạy một hơi ra khỏi bệnh viện. Nhắm hướng quán Sao Đêm mà chạy giữa trời trưa nắng gắt, như một người mất hồn.
Mấy cô tiếp viên ở quán khi thấy Phong Lan chạy ập vào, bọn chúng cười mỉa:
- Tụi bây ơi! Hoa hậu mắt nai của quán Sao Đêm xuất hiện kìa?
- Xời! Tưởng đâu nó biến luôn rồi chứ, ai dè... còn quay trở lại.
- Chắc nó suy nghĩ kỹ rồi, nên mới có quyết định đi làm lại đó.
Phong Lan nhìn bọn họ, rưng rưng ngấn lệ, cô dịu giọng:
- Trời ơi! Tôi xin các chị mà! Tôi rất cần gặp dì Năm gấp.
- Cần gặp má Năm hả? Chi vậy?
- Tôi có việc rất cần...
- Bả đang nghỉ trưa trên lầu, lên đó mà tìm.
Phong Lan chỉ chờ có thế, cô vù nhanh lên lầu. Dù rất gấp nhưng Phong Lan gõ cửa phòng thật nhẹ.
- Đứa nào đó? Gọi tao có chuyện gì? Để người ta nghỉ trưa với chứ.
Phong Lan nhẹ giọng:
- Dạ.... cháu! Phong Lan đây, dì Năm ơi.
Nghe đến tên Phong Lan, mắt bà Sen sáng lên:
- Phong Lan hả? Vào đi cháu!
Bà Sen ngồi bật dậy, Phong Lan đẩy nhẹ cửa phòng bước vào. Nhanh bước đến bên bà, cô gấp giọng:
- Dì Năm ơi! Dì làm phước giúp giùm cháu.
Bà Sen tròn mắt nhìn Phong Lan:
- Gì vậy cháu?
- Cha cháu...
Anh Khải làm sao?
- Dạ.... đang ở bệnh viện.
- Sao, cha cháu trở bệnh à?
- Dạ, kỳ này cha cháu bệnh rất nặng, dì Năm ơi.
- Mà bệnh gì vậy?
- Dạ, bệnh tim cần mổ gấp. Nhưng cháu...
- Bộ cần mổ gấp sao? Được rồi! Nhanh lên!
Vừa nói dứt lời bà Sen mở nhanh tủ đựng tiền, rút ra xấp tiền dày cộm đặt vào tay của Phong Lan.
- Dì cháu mình phải nhanh chân đến bệnh viện, kẻo không kịp đâu Lan à.
Khi cả hai vừa đến bệnh viện thì ca mổ chuẩn bị tiến hành. Phong Lan mừng rỡ chạy lăng xăng lo mọi thủ tục cho cha và cô thở phào vì cha cô cũng còn có cơ hội để kịp cứu trong đường tơ kẽ tóc.
Bà Sen tỏ ra lo lắng, chứ thật sự trong bụng bà thì mừng rơn, vì bà đã vạch ra một kế hoạch hoàn mỹ, tự động Phong Lan lại chui đầu vào. Thật ra, bà cũng đâu dại gì bỏ ra cả chục triệu mà giúp không công, không vụ lợi... Không biết âm mưu của bà toan tính thế nào, nhưng trông bà nở một nụ cười bí hiểm...
Buổi trưa, tại nhà hàng của ông Mẫn Đạt, Nhật Tùng lo lắng nhìn cha, nhỏ giọng:
- Cha! Cha gọi con về gấp thực ra có chuyện gì vậy?
- Ngồi xuống đi! Cha có một số việc quan trọng muốn bàn với con.
- Việc gì vậy cha?
Ông Mẫn Đạt trầm ngâm không nói. Nhật Tùng quay sang bà Diễm Chi, anh nhẹ giọng:
- Mẹ! Mẹ nói con biết đi thật sự là chuyện gì? Cha mẹ làm con không sao hiểu nổi.
Bà Diễm Chi nhìn con trai, ân cần:
- Chuyện học hành của con vẫn tốt chứ Tùng?
- Dạ cũng bình thường mẹ à.
Nhìn vẻ đăm chiêu của cha và ánh mắt lo lắng của mẹ, Nhật Tùng có thể dự đoán được, cha mẹ anh thật sự đã có chuyện gì đó nhưng vẫn không biết mở lời thế nào. Không lẽ... không lẽ... lại là chuyện của mình và cô ta sao? Chợt bà Diễm Chi cất giọng buồn buồn:
- Nhật Tùng! Cha của con vừa bị biến cố trong việc làm ăn. Gia đình của ông Thành Phát và nhất là cha mẹ của Thúy Hằng đã giúp cho cha con rất nhiều...
Nhật Tùng tỏ ra ngạc nhiên:
- Vậy sao mẹ?
Ông Mẫn Đạt chen vô nói tiếp:
- Nhưng họ đặt điều kiện với mình... và cha đã đồng ý với họ....
- Điều kiện gì vậy thưa cha?
Ông Mẫn Đạt trầm ngâm:
- Hiện tại gia đình mình đang nợ số tiền rất lớn. Ông Thành Phát, cậu Tư của Thúy Hằng hứa sẽ cho mình ký dài hạn số nợ mình đã vay vừa qua. Với lại, họ cũng có ý cho con đi tu nghiệp nước ngoài.
- Nhưng họ tốt với mình như vậy, thực ra họ có ý gì chứ?
Ông Đạt chậm rãi, châm mồi một điếu thuốc Craven "A" đưa lên môi, cất giọng ôn tồn:

- Ông Phát hứa sẽ giúp gia đình mình vượt qua khó khăn này với một điều kiện rất đơn giản...
- Điều kiện gì, mà cha cho là đơn giản vậy?
- Thì con và Thúy Hằng...
- Con và Thúy Hằng sao hả cha?
- Họ muốn hai đứa phải tiến hành đính hôn, vì muốn hai gia đình kết thân với nhau.
Nhật Tùng lắp bắp:
- Có có chuyện đó thật sao cha?
- Nhật Tùng? Con làm gì mà ngạc nhiên sửng sốt dữ vậy? Với lại, con với Thúy Hằng đã là một đôi rất thân nhau kia mà.
Nhật Tùng nhìn cha, cất giọng ngập ngừng:
- Nhưng cha mẹ ơi, con... đã...
Bà Chi ngồi im nhìn hai cha con Nhật Tùng nói chuyện, giờ mới tròn mắt chen vô:
- Sao? Con đã sao nào?
- Dạ.... con...
- Con sao nói mau!
- Dạ con đã có người yêu rồi.
Ông Đạt sa sầm nét mặt, cất giọng giận dữ:
- Tại sao con không hiểu nỗi lòng của cha mẹ chứ? Chuyện kinh doanh của cha bây giờ không còn như trước nữa. Nợ nần chồng chất, tất cả tài sản cha đã thế chấp hết cho ngân hàng và người ta rồi. Không lâu nữa sẽ thuộc về người ta còn ngân hàng nếu không trả đúng hạn thì... Ôi? Sao cha lại khổ thế này...
Nhật Tùng van nài:
- Cha ơi! Không lâu nữa con tốt nghiệp ra trường, con sẽ phụ giúp với ba mà.
Ông Đạt gãi đầu và ôm mặt khổ sở, chợt ông nhỏ giọng:
- Cha biết con thương cha, muốn chia sẻ với cha nhưng con ơi! Với cái đà kinh doanh cứ thua lỗ hoài, nợ nần thì lãi suất cứ tăng cao thế này... Không lâu nữa gia đình ta sẽ kiệt quệ trắng tay, thậm chí cha sẽ đi tù con à.
- Thật sự bậc làm cha, làm mẹ không bao giờ muốn xen vào chuyện tình cảm riêng tư của con và cũng chẳng nghĩ sẽ chia rẽ tình cảm của con. Nhưng tình cảnh này, con muốn mẹ và cha con phải làm sao đây?
Ông Đạt ôm đầu nhăn nhó, bà Diễm Chi thì âu sầu thiểu não. Nhật Tùng rối quá, không biết tính thế nào cho ổn đây? Chợt anh cất giọng nhẹ nhàng:
- Cha, mẹ! Con xin cha và mẹ đừng buồn nữa, con không muốn nhìn cha mẹ phải khổ sở như thế này đâu... Hãy để con suy nghĩ lại nha cha mẹ.
- Con biết nghĩ thế thì cha mẹ mừng lắm! Nhưng không được nghĩ quá lâu nghe con...
Nhật Tùng đứng lên đi thẳng vào phòng, anh ngả người xuống giường. Đầu óc anh quay cuồng như một người đang say, anh không thể nghĩ ra cách nào có thể lưỡng toàn kỳ mỹ đây? Tại sao anh lại rơi vào hoàn cảnh khó xử như thế này chứ?
Buổi chiều, Gia Uyên đi học về. Vừa bước vào nhà, cô bé đã la toáng lên khi thấy bà Bảy Xuyến, mẹ cô đang đứng bên cạnh mấy túi quà to đùng:
- Thưa cha, thưa mẹ con đi học mới về! Khách nào tới thăm mà quà nhiều quá vậy mẹ?
Quay lại nhìn con gái cưng, bà Xuyến cười tươi:
- Con nghĩ xem của ai ngoài bà Sen chứ.
Gia Uyên trố mắt ngạc nhiên:
- Dì Năm? Sao tự dưng lại tốt với gia đình mình quá vậy? Chắc là bả có ý đồ gì phải không mẹ?
Ký nhẹ lên đầu Gia Uyên một cái, bà Xuyến trách yêu:
- Số của chị con thật tốt phước nên mới được bà Sen để ý và cưới nó cho con trai bà. Ở đó mà nghĩ xấu người ta.
Phong Lan từ ngoài bước vào cất lời phản đối khi nghe những lời bà Xuyến vừa nói:
- Mẹ! Mẹ nói sao? Dì... Năm cưới con cho... Lâm Minh à?
- Phải!
- Con không đồng ý đâu!
- Tại sao chứ? Bà ta đã cho gia đình ta rất nhiều tiền và không tính gì đến việc nợ nần còn đang thiếu bà ấy.
- Nhưng... con...
- Con sao? Mày hãy suy nghĩ kỹ đi, nếu không chấp nhận vậy tiền đâu để trả cho bả đây? Với lại, đây là lúc để mày trả hiếu cho tao với thằng cha mày đó, ngốc ạ!
- Mẹ! Con xin mẹ đừng ép duyên con. Chữ hiếu lúc nào con cũng ghi lòng tạc dạ. Sau này học xong, con sẽ lo cho cha mẹ được sung sướng đàng hoàng.
- Tao và thằng cha già mày không còn hơi sức để đợi đến ngày đó đâu. Khôn hồn thì phải nghe lời tao, còn bằng không thì đừng trách tao đấy.
- Mẹ! Mẹ ơi! Con xin mẹ hãy thương con vì con đã lỡ trót yêu rồi. Con không thể làm thế được.

17/3/2016
Hoàng Trân Châu
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Văn Cao, một tiếng thơ "Vang vang cả lòng cả đáy"

Văn Cao, một tiếng thơ "Vang vang cả lòng cả đáy" “Tôi là ai? Bản ngã tôi ở đâu? Tôi sống trên đời này để làm gì và tôi có thể l...