Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

Truyện ngắn của hội viên mới Trịnh Tuyên

Truyện ngắn của
hội viên mới Trịnh Tuyên

Nhà văn Trịnh Tuyên sinh ngày 15.10.1954, hiện sống và sáng tác tại Cẩm Tân, Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Ông là cựu sĩ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã nghỉ hưu.
Tác phẩm của Trịnh Tuyên đã xuất bản: Những mảnh vỡ của số phận (tập truyện ngắn, NXB Thanh Hoá 2012), Hang cóc thần (Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn 2014), Giấc mơ lạ (Tập truyện ngắn, NXB Thanh Hoá 2016), Đêm thời xa ấy (Tập truyện ngắn  NXB Thanh Hoá 2018), Dòng sông hoài niệm (Thơ, NXB Thanh Hoá 2020).
Ông được nhận 1 giải B và 2 giải C Giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông và nhiều giải thưởng Tạp chí Xứ Thanh.
Nhà văn Trịnh Tuyên được kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.
CHUYỆN TÌNH CỦA LÃO CHĂN DÊ
Bằng giờ này mọi hôm, lão Trầu đã đuổi đàn dê xuống núi rồi. Thế mà hôm nay, mặt trời lặn đã từ lâu mà đàn dê của lão vẫn còn thấp thoáng chen nhau kêu be be trên sườn núi. Ở phía sườn núi bên kia cũng thế! Đàn dê của mụ Thắm mốc vẫn chưa về chuồng. Chắc lão Trầu và mụ Thắm còn tìm dê lạc hay dê lộn đàn chăng?
Xã Cẩm Xuyên cách xã Cẩm Tú một dãy núi đá. Ranh giới là đường chia nước. Không biết ông trời sắp đặt thế nào mà hai ông Chủ thầu của hai xã giáp ranh dãy núi đá này lại thuê hai con người già nua xấu xí cô độc chăn dê. Lão Trầu năm nay dễ đã ngoài năm mươi tuổi, người xã Cẩm Xuyên. Mụ Thắm mốc chừng bốn chục tuổi, xã Cẩm Tú. Gọi là mụ Thắm mốc vì da mụ mốc meo như người bạch tạng, mới ngoài bốn mươi nhưng mái tóc đã gần bạc trắng. Mụ bước đi bước một, nhấp nhổm như người từ hành tinh xa xôi nào vừa lạc xuống trái đất. Hàng ngày, trên dãy núi đá xa xa chỉ có tiếng dê kêu be be và hai con người này đi đi lại lại thấp thoáng sau đàn dê mỗi buổi sáng sớm hay khi hoàng hôn buông xuống. Hai ông chủ trang trại giao trắng toàn bộ đàn dê có dễ đến dăm sáu trăm con cho họ. Khi nào có khách mua, chủ đàn dê mới dẫn người vào.
Lão Trầu ghét cay ghét đắng con mụ Thắm, đi đứng đã chậm chạp lại còn hay cãi lại lão. Lão nói một, mụ nói mười. Nhưng cũng không sao! Cả một triền núi vắng, có cãi nhau cả ngày cũng chả ma nào can thiệp.
Đầu tiên thì mụ bảo dê cái có thể đẻ vài ba con dê con một lần, vì mỗi ngày mụ thấy một con dê cái bị hai ba con dê cụ “nhảy đực”. Lão bẻ lại: “Nếu cứ mỗi một lần nhảy, dê cái đẻ một con, thì cha mẹ mụ ngày trước sao không đẻ bảy tám đứa giống mụ mà lại chỉ đẻ được một mụn con như mụ. Loài người còn “nhảy đực” dày hơn loài dê! Nếu cứ như quan niệm của mụ, trái đất để đâu hết người?”
Mụ Thắm nghe thấy có lý, mặt đực ra, hết cãi, nhưng vẫn thi thoảng đưa cặp mắt trắng dã lườm lão. Mặc kệ! Lườm thì lườm! Nhưng mụ đã phải chịu thua cái “ný nuận” của lão. Lão thấy mình cũng oai, trình độ học vấn ít nhất cũng khiến cho mụ phải biết kiêng nể!
Hai người ở riêng hai cái lán hai bên sườn núi nhưng không cách xa nhau là mấy. Ban ngày, hai đàn dê nhập lại với nhau cùng ăn trên núi. Chỉ khi về chiều, chúng tự tách ra, đàn nào về chuồng đàn nấy. Sau một năm, tình hình có phần cải thiện hơn. Lão Trầu chịu trách nhiệm quán xuyến chung hai đàn dê trên núi, mụ Thắm xuống ruộng bắt ốc, bắt cua, nhặt củi nấu ăn chung. Trông thế mà mụ nấu ăn cũng khá. Lão Trầu ăn ngon, đủ chất, da dẻ mỗi ngày thêm sáng sủa. Hứng chí, lão bảo mụ:
– Hay là ta dồn thành một nhà cho vui?
Mụ chửi lão, nói là, đừng dở cái giọng đĩ đực ấy ra! Mụ là con nhà “nề nết” chứ không phải như giống dê cái, dê đực nào cũng chịu!
Lão Trầu cười hì hì trước con mắt cảnh giác của mụ.
Cả làng không ai để ý gì đến cặp đôi chăn dê này. Thứ nhất, lão Trầu vừa gầy, vừa xấu, vừa già. Đàn ông trên năm mươi coi như là “hết đát”. Gọi theo thuật ngữ khoa học bây giờ là mãn dục. Còn mụ Thắm xấu xí, mỗi bước đi, chân lại nhót lên một cái cứ như giẫm phải gai nhọn. Ngữ ấy ai lấy, mà có người lấy, làm sao chửa đẻ? Nói tóm lại, không một ai thèm để tâm, coi như họ sinh ra cũng chỉ để làm cái công việc chăn dê, số phận như những con dê. Với lại bây giờ, có mấy khi gặp ai? Trước đây còn có người lên núi kiếm củi. Từ ngày núi có người nhận thầu, coi như là đã có chủ, đám chặt củi vắng bóng. Cả làng trăm phần trăm bếp ga, suốt dọc triền núi đá trở thành “thánh địa” của lão Trầu và mụ Thắm, cùng với đàn dê mấy trăm con tha hồ sinh sản.
Có một lần mụ Thắm phải nhờ vả lão Trầu. Hôm ấy vì bêu nắng cả ngày để lùa mấy chục con dê ăn lạc sang núi khác, mụ bị cảm nặng. Hai ngày mụ nằm trong lán, đắp cái chăn chiên lù xù, run cầm cập, miệng đắng ngắt như ngậm mật, không ăn không uống. Ban đầu thì lão Trầu cứ tưởng mụ giả vờ, bỏ mặc. Đến ngày thứ hai, nóng ruột, lão mới mò sang. Nhìn thấy đống chăn rung rung, mụ Thắm nằm đầu đuôi kín mít. Lão vạch chăn, sờ váo trán mụ thấy nóng bỏng tay! Đích thị cảm hàn rồi! Bệnh này kéo dài, dễ biến chứng, liệt người như chơi. Lão hỏi ăn gì mụ cũng lắc. Tự nhiên lão đâm lo. Giữa triền núi hoang vu, xung quanh tịnh không bóng người, đồng không mông quạnh, nhỡ mụ không may, lấy ai làm bạn với lão để chăn dắt đàn dê? Tuy trông mụ “cũ” người nhưng được cái tốt bụng, có bao giờ tham lam giấu giếm điều gì với lão đâu? Món canh cua nấu me chua của mụ, mấy hàng bún riêu ngoài chợ còn thua xa!
Lão chợt nhận thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc mụ. Vấn đề cấp bách là phải lên núi hái lá thuốc nấu cho mụ uống. Nhưng hái lá thuốc, lão đâu có thạo? Lão ngồi vò đầu bứt tóc suy nghĩ. Lão chợt nhớ trước đây có người nói sữa dê rất bổ, ốm nặng mấy, uống cũng khỏi, chữa được cả bệnh ho lao. Bởi vì con dê suốt ngày leo núi, ăn đủ các loại lá, trong đó có những loại lá là dược liệu quý, nên sữa dê có thể chữa được bách bệnh. Thế thì ổn rồi! Thuốc ngay gần đây chứ đâu! Cần phải cho mụ Thắm uống sữa dê!- Lão nghĩ.
Lão cầm cái bát to sứt miệng, xăm xăm chui vào chuồng dê. Một con dê cụ trông thấy lão chui vào chuồng, tưởng lão xâm phạm vào đàn dê cái của nó, liền chạy lại húc vào mông lão một cái đau điếng. Mặc cho mày húc! Lão phải vắt được sữa đã. Mụ Thắm đang cần uống!
Vắt một bầu vú dê mẹ, đã được miệng bát sữa. Sữa dê vắt ra màu trắng tinh khiết, xộc lên mùi thơm ngậy! Lão quay lại nơi mụ Thắm nằm, mồm gọi, tay lật chăn, vực mụ dậy. Cái con mụ đến lạ, ốm thế mà còn ngúng nguẩy, cứ nằm ệch ra. Lão phải nịnh: Thôi nào, thôi nào, cố mà uống hết bát sữa cho có sức. Hai ngày không ăn lại nghe tiếng lão tha thiết, mụ Thắm ngỏng đầu lên, đôi mắt lồi lờ đờ nhìn, để lão Trầu đỡ bát sữa lên kề miệng. Đang khát nước vì vừa qua trận sốt cao, hết rét lại nóng miệng khô như rang, dòng sữa mát thơm, đánh thức sự thèm uống, mụ Thắm uống một hơi hết sạch bát sữa.
Lạ thật, uống hết bát sữa dê, mụ Thắm hết rên. Lão Trầu nhẹ nhàng đỡ mụ Thắm nằm xuống, kéo chăn đắp kín đầu cho mụ. Đã gần nửa đêm, xung quanh vắng ngắt, gian lều im như tờ. Trong chuồng dê, cũng không còn nghe tiếng bép bép của loài nhai lại, lũ chúng cũng đã ngủ say. Mụ Thắm nằm nghiêng, thiêm thiếp ngủ, mặt quay hẳn về phía lão Trầu, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở nhè nhẹ, vẻ mặt tin cậy. Tự nhiên lão Trầu thấy lòng lắng dịu, một tình cảm mơ hồ xuất hiện trong lão, tựa như làn sương mong manh thường xuất hiện vào sáng sớm trên sườn núi, mỏng tang, lãng đãng bay, nhưng khi gặp đá hoặc lá cây, lập tức đọng thành giọt, trong văn vắt. Lão chợt nghĩ, người ta khi ốm đau, không thể không có người chăm sóc, không có chỗ mà nương tựa, nhất là đối với một người đàn bà thân cô thế cô như mụ Thắm. Tự nhiên lão trong lòng rưng rưng thương cảm, mắt đăm đăm nhìn mụ Thắm nằm, một tình cảm mơ hồ hình thành trong lòng lão.
Đêm hôm đó, lão ngồi bên cạnh mụ Thắm, lắng nghe từng nhịp thở của mụ. Lão thấy trong lòng bồi hồi. Lão hoàn toàn chưa có khái niệm về tình yêu, bởi từ xưa đến nay, đã có người đàn bà nào để mắt đến lão đâu? Thiên hạ ai mà thèm để mắt đến một một kẻ làm thuê nghèo kiết xác, hình hài gầy gò thảm hại như như lão? Lão cảm thấy mơ hồ dâng lên một tình cảm rất lạ, nó tự nhiên ở đâu đó khởi lên vô cớ xâm chiếm mà lão không tài nào giải thích nổi. Lão chợt mỉm cười một mình trong đêm tối. Ừ không có mình đêm nay, mụ ấy xoay sở ra làm sao? Giả dụ nay mai, mình cũng lại bị ốm vật ra như thế, thì xoay sở thế nào đây? Tự nhiên nhận thấy lão trở nên quan trọng. Con người ta không thể sống cô đơn, không thể không có bạn tình. Khi người ta tự thấy mình quan trọng với kẻ khác, đôi khi cũng khởi lên điều gì đó vui vui mà lão cũng không lí giải được. Lão lại cười tủm một mình.
Nửa đêm, lão vén mép chăn chiên, tay run run sờ vào trán mụ Thắm. Cả đời lão chưa từng chạm bàn tay vào một người đàn bà nào. Lão Trầu thấy trán mụ Thắm đã mát. Lão yên tâm tựa vào cột vách, ngay bên cạnh mụ Thắm, thiu thiu.
Đúng lúc lão vừa chợp mắt, mụ Thắm thức giấc. Bàn tay mụ quờ quạng xung quanh như tìm kiếm một vật gì đó, bỗng chạm vào người lão Trầu, nhận ra người bạn già vẫn đang ngồi canh giấc cho mụ. Có điều gì đó rất lạ khởi lên, âm ấm trong bàn tay của mụ, mà mụ cảm nhận, khi vô tình nắm vào bàn tay gầy guộc của lão Trầu. Lạ thật! Giống như có dòng điện nhẹ lan tỏa, đê mê, xâm chiếm khắp cơ thể mụ. Mụ chợt giật thót người và thực sự lo lắng. Mụ vội buông bàn tay ra, không nắm vào lão Trầu nữa.
Sáng hôm sau, mụ Thắm đã ngồi dậy được nhưng trông vẫn còn lề bề lệt bệt lắm. Lão Trầu lại vắt tiếp sữa dê cho mụ uống. Lần này, lão vắt hẳn một chậu để trong lán cho mụ uống cả ngày, còn mình thì lùa cả hai đàn dê lên núi.
Chiều về, mụ Thắm đã dứt cơn sốt, đi lại xăng xái. Trong nhà sực mùi cơm vừa chín tới, hình như thoảng mùi canh thơm mát rau tập tàng nấu với tôm khô dã nát. Mâm cơm ngon lành, mụ Thắm đã xắp xong, đang đợi lão Trầu.
Nhận thấy giá trị chữa bệnh của sữa dê, bắt đầu từ chiều hôm ấy, lão cùng với mụ Thắm vắt sữa uống thay nước, thứ thức uống không bao giờ cạn giữa vùng núi hoang vắng này.
Da dẻ mụ Thắm cứ mỗi ngày trắng hồng dần lên. Lão khen mụ, rồi mụ lại khen lão. Mỗi buổi sáng, trông thấy “dê cụ” quán xuyến đàn dê cái, mụ Thắm mặt đỏ ửng, mắt long lanh ngước nhìn lão Trầu như e thẹn, điều mà từ trước tới nay chưa từng có.
Lão Trầu cũng nhận thấy sức khoẻ tốt dần lên vì leo núi đuổi dê cả ngày không biết mệt. Da lão không còn chỗ đen chỗ trắng lổ loang khoang vện như da rắn ráo nữa mà đỏ đắn, hồng hào hẳn lên. Hình như sữa dê cũng có tác dụng làm đẹp như mỹ phẩm, giống như các thứ thuốc thực phẩm chức năng tăng cường sinh lực cho con người mà cả hai chả bao giờ dám mơ ước.
Mụ Thắm bắt đầu biết làm duyên. Sáng nào mụ cũng cẩn thận chải tóc trước khi cùng lão lên núi. Ở trên núi có một khe suối nhỏ, nước trong văn vắt, chảy róc rách suốt ngày đêm. Mụ Thắm thường xuống một hõm nước sâu, ngâm mình, kỳ cọ thân thể. Đã uống sữa dê, cơ thể lại được tắm táp bằng nguồn nước thiên nhiên trong vắt, trông thân thể mụ càng ngày càng nở nang ra. Mụ hay để ý đến lão Trầu hơn trước. thường ngày, mụ tự ý chui vào lán của lão lục lọi xem có cái áo cái quần nào của lão bẩn không để mang ra suối giặt giúp lão. Lão Trầu hay nhìn mụ từ phía sau, đôi khi hứng chí, còn khen mụ có lấy chồng, chắc “tốt nái”. Mụ quay ngoắt lại lườm lão, hai bím tóc đung đưa, cái lườm của mụ bây giờ, xem ra có vẻ tình tứ lắm. Mụ thấy sống gần lão Trầu cũng chẳng đến nỗi nào! Lão Trầu càng ngày càng trở nên gắn bó thân thiết với cuộc đời mụ. Hôm nào lão Trầu lên núi về muộn, mụ đứng dưới lán của mình đăm đắm nhìn lên. Đôi mắt mụ ánh lên, ươn ướt, long lanh khi trông thấy lão Trầu và đàn dê đang trở về trên đầu núi. Có hôm, vừa nấu cơm, mụ vừa khe khẽ hát. Giọng hát của người đàn bà xấu xí tuổi gần bốn mươi, chịu nhiều thiệt thòi, khổ đau, giờ rung lên hư hư như người sốt rét, nhưng lại khởi dậy từ đáy lòng mụ, bao khát khao cháy bỏng.
Mới qua một năm, hai đàn dê đã tăng số lượng thêm đáng kể. Thường thì dê con tám chín tháng tuổi đã bắt đầu động đực. Chúng sinh đẻ với tốc độ đáng nể. Cả một triền núi rộng, hai đàn dê có đến gần ngàn phủ gần như kín rồi. Càng về cuối năm, hầu như ngày nào cũng có khách mua. Tiền vào túi chủ càng nhiều thì hai kẻ đầy tớ càng thêm vất vả.
Tết năm ấy, hai ông chủ trang trại cho người mang ra tận nơi nào nem chua, giò thủ, giò nạc, bánh kẹo và kèm theo hai chai rượu “nếp mới” để úy lạo cho hai kẻ đầy tớ hết lòng chăn dắt đàn dê sinh con đàn cháu đống, tận tâm, tận lực, trung thành với chủ.
Đêm ba mươi Tết, trong làng đèn điện sáng trưng, ngoài đường loang loáng ánh đèn xe máy. Thiên hạ người người đang vội về đoàn tụ cùng gia đình, chờ đón giờ phút giao thừa thiêng liêng đêm tất niên. Ngoài cánh đồng xa, dưới chân núi vắng, hai kẻ cô đơn đang nhen ngọn lửa hồng. Lửa đốt bằng gỗ cây “song sanh” lão Trầu chặt trên núi đá cháy đượm lắm. Những đốm lửa như reo vui, nổ tí tách. Mụ Thắm cứ cố tình ghé sát vào thổi lửa cho má đỏ hây thêm. Lão Trầu ngắm nhìn mụ, trong lòng thấy xốn xang. Lão nhấp một ly rượu, người nóng phừng phừng. Lão thấy mình thật có phúc. Đang sống cô đơn, tự nhiên lão gặp mụ Thắm, chưa cưới hỏi, nhưng ở chung, ăn chung thế này có khác chi chồng vợ? Mà đã mấy cặp vợ chồng hạnh phúc được như lão? Lão thấy một tình cảm rất lạ đang dâng lên trong trái tim cô đơn. Bao nhiêu năm lão thèm hơi ấm, thèm một bàn tay đàn bà chăm sóc thì hôm nay tất cả hiện hữu nơi sườn non núi vắng này. Lão cũng là một con người như bao nhiêu con người đang sinh sống trên mặt đất. Trái tim lão đang khao khát tình thương yêu! Mấy chục năm hầu hạ hết ông chủ nọ đến ông chủ kia, cuối cùng, cũng chỉ đủ đổ vào miệng. tay vo miệng lốm. Bây giờ về già, tay trắng vẫn hoàn tay trắng…
Lão nghĩ đến phận mình mà tủi thân, nước mắt tự nhiên cứ ứa ra từng giọt, từng giọt, lăn tròn trên gò má màu nâu sậm.
Mắt đăm đắm nhìn lão Trầu, hình như mụ Thắm thấu hiểu được lòng lão. Mụ xích mông lại gần, cầm cái chai rót thêm cho lão chén rượu và nói với lão những lời cho đến chết lão cũng không quên được:
– Khóc làm gì cho phí nước mắt! Người đáng thương, anh không thương, còn định thương ai?
Ôi trời ơi! Mụ Thắm gọi lão bằng anh! Không tin vào đôi tai của mình nữa, lão gượng hỏi lại mụ cho chắc chắn.
– Anh nào?
Mụ kéo lão Trầu lại gần, dụi cái đầu lão xuống lòng mụ, mắt ướt long lanh.
– Còn cái anh nào vào đây nữa! Xưa tới nay, anh có thấy em tơ tưởng đến ai đâu?
Đích thị là mụ đã yêu lão rồi! Sung sướng quá! Lão quàng tay ghì chặt ngang lưng mụ, kéo lại phía mình. Mụ Thắm gỡ nhẹ tay lão ra, thổn thức:
– Đừng anh! Đợi ra năm, chúng mình làm lễ cưới…
Lão nghĩ: “Ừ nhỉ, cũng phải làm lễ cưới cho nó đàng hoàng! Đời người chỉ có một lần, sao phải vội vàng? Bây giờ mụ Thắm là của lão rồi, còn ai vào đây mà tranh cướp!”
Nhưng ý định tổ chức đám cưới chưa thực hiện thì cái bụng mụ Thắm đã lù lù lên rồi! Sau đúng chín tháng mười ngày, kể từ cái đêm hai người đốt lửa cùng ăn Tết với nhau, buổi chiều, đột nhiên mụ Thắm kêu đau bụng dữ dội. Mụ gọi lão lại gần nói thều thào:
– Mình ơi! Em đau lắm… Em chết mất!
Lão hoảng hốt dìu mụ vào một cái hang đá sạch sẽ ấm áp, mọi khi lão thường rải lá cây để ngủ trưa. Bây giờ lại là nơi lão đưa vợ vào “vượt cạn”.
Ở trên núi, trong một cái hang đá có hình mái vòm như thời tiền sử, một sinh linh cất tiếng khóc chào đời trong sự hân hoan xúc động của cả cha và mẹ nó.
Dưới chân núi, trời đã tối sầm. Hai đàn dê không có người chăn dắt, nằm lẫn lộn quây quần bên nhau, thanh thản nhai lại những ngọn cỏ, búp cây đã ngắt được trong ngày, vô tâm không hề biết rằng, chính nhờ dòng sữa ngàn đời truyền cho những con dê mẹ, đã tạo nên hạnh phúc tuyệt vời cho hai con người cô đơn ở cõi trần gian này…
Bây giờ, mỗi buổi sáng, khi thằng bé con đang còn nằm trên tay mẹ ngủ say sưa thì cha nó đã dậy từ lúc nào đuổi cả hai đàn dê lên núi rồi. Mụ Thắm càng ngày càng có vẻ thương chồng, vất vả làm thay công việc của vợ. Mụ ngồi bế con, vẻ tư lự, mắt đăm đăm dõi theo bóng chồng cùng với đàn dê khuất dần trên sườn núi còn mịt mờ hơi sương. Nhiều hôm, mặt trời lặn đã từ lâu, mẹ con chờ nóng cả ruột gan rồi mà vẫn chưa thấy lão Trầu về. Những hôm như thế, thường là lão Trầu đi đặt bẫy trên các hang đá, kiếm con dúi hay con cày lon mang về tẩm bổ cho hai mẹ mẹ con. Lão Trầu vẫn hàng ngày không quên vắt sữa dê cho vợ uống. Vì thế mà làn da mụ thắm sau kỳ sinh nở càng trắng hồng, cơ thể mềm mại. Trông mụ trẻ ra có đến năm sáu tuổi. Lão Trầu thường ngắm vợ từ phía sau. Lão bảo, đúng là “gái một con trông mòn con mắt”. Nghe chồng khen thế, mụ Thắm mũi phổng lên, hai cánh cứ phập phồng. Sáng ra, khi lão Trầu đã đuổi đàn dê lên núi, gian lều bỗng dưng như thiếu vắng, mụ bế con đi đi lại quanh lều, mắt ươn ướt nhìn lên hướng đàn dê trên đỉnh núi, cố nhìn xem có thấy bóng lão không, mụ ru, giọng khàn khàn như người tịt mũi: “À ơi, con ơi con ngủ cho mê/ cha con còn bận chăn dê chưa về…”
TÍN VẬT
Khi người họa sĩ “truyền” xong hai bức chân dung thì chiều đã muộn. Hai tấm di ảnh của cha mẹ tôi đặt trên bàn thờ đã ố vàng và mờ nhạt bởi thời gian, nhưng nhờ tài năng  của người họa sĩ,  thần sắc như  mới. Cha tôi, một cán bộ lão thành cách mạng, thuở đương thời, đôi mắt ông rất sáng. Cha tôi như đang nhìn tôi, vừa như quở trách, vừa như bao bọc, chan chứa tình phụ tử. Còn mẹ tôi, nét mặt và ánh mắt của người mới hiền hậu làm sao…
Mặt trời đã gác núi. Người họa sỹ đưa nét bút cuối cùng hoàn thiện tác phẩm của mình. Anh ta nâng từng tấm ảnh lên, ngắm nghía, vẻ hài lòng. Trong ánh  chiều chiếu hắt từ ngoài hiên vào, mắt tôi như bị thôi miên: Trên cổ tay áo bên trái của người họa sỹ đơm một chiếc cúc to gần bằng đồng xu, màu vàng, có đính hạt xoàn. Dưới tác động của ánh sáng, cả chiếc cúc nhấp nháy như kim cương. Tôi nhìn sang cánh tay áo phải, cổ tay áo cũng có đơm một chiếc cúc, nhưng là loại cúc nhựa, bình thường.
Có một cái gì đó chợt ùa về từ quá khứ xa thẳm. Tôi nén xúc động, bình tĩnh, hỏi:
“Chiếc cúc áo này đẹp quá!  Sao lại chỉ có một bên?”
Người hoạ sĩ ngước mắt nhìn tôi đăm đăm. Lặng đi một giây vẻ như ngẫm ngợi một điều gì đó, rồi  nhỏ nhẹ: “Dạ! Cái cúc áo này là của má em. Khi em bị bắt lính, má trao cho em. Má bảo, chiếc cúc đó cắt ra từ  áo của bà ngoại. Áo ấy, bà ngoại  được cố ngoại truyền lại trước khi qua đời. Áo của cố ngoại được chính tay nhà vua ban tặng. Đôi cúc áo do một nghệ nhân Huế chế tác, chỉ có một, không hai. Tôi hấp tấp:
– Anh đi lính? Lính nào?
– Dạ! Lính quốc gia.
– Anh đã từng là lính ngụy?
Nghe đến từ “lính ngụy”, anh ta giật thót mình, mắt lóe lên những tia sợ hãi, tay run run, vẻ hoảng hốt thật sự. Chỉ tích tắc, tôi và anh ta như bị đẩy về hai chiến tuyến của một thời đối đầu, đầy thù hận. Tôi cố giấu cảm xúc, lấy lại thái độ cho thật cởi mở:
– Chà! Cái cúc áo quý giá đó chứ?
– Dạ! Đồ gia bảo đó anh! Bởi thế em luôn mang theo người để các cụ phù hộ và may mắn tìm gặp được anh trai em. Biết đâu chuyến ra Bắc lần này…” Anh trai em? Tim tôi bỗng nhiên đập rộn lên. Có phải đây chính là đứa em trai của Bắc, người đồng đội năm xưa,  học cùng  lớp với tôi, nhập ngũ cùng ngày, lại về cùng đơn vị chiến đấu, trước lúc hy sinh đã gửi lại cho tôi một vật giống như thế?
– Tôi cũng có một cái cúc áo giống như của anh. Để tôi lấy cho anh xem.
Tôi đi nhanh vào gian buồng, lục lọi trong chiếc rương gỗ, xực mùi ẩm mốc.  Đây rồi! Tôi đã tìm thấy cái gói nhỏ bọc trong tấm vải dù. Vật này, tôi  lấy ra từ túi áo ngực đẫm máu của Bắc.  Khi tôi đặt hai cái cúc áo cạnh nhau,  từng nét họa tiết tinh xảo giữa hai cái trùng hợp với nhau không sai một li. Hình như hai cái cúc áo cũng có hồn, các hạt xoàn ánh lên những tia sáng  lấp lánh mừng rỡ trong ánh nắng chiều đang lụi tàn.
Người khách lạ nét mặt bỗng nhiên tái đi. Sự việc bất ngờ quá, khiến toàn thân anh run rẩy. Anh ta đưa mắt hết nhìn cái cúc áo rồi lại nhìn chằm chằm vào mặt tôi. Sau rồi, như thể  khẳng định, anh ta ngồi xuống, hai tay ôm chặt lấy hai chân tôi, nước mắt chảy đầm đìa trên khuôn mặt khắc khổ càng thêm héo tóp khi ngẩng lên: “Có phải anh Bắc đó không? Anh ơi! Em là thằng Nam đây! Cuối cùng thì em cũng đã tìm được anh rồi! Hu hu. Anh ơi! Bao nhiêu năm qua, em và má mỏi mòn chờ cái ngày ba và anh trở về… Đã hai lần em lận mò ra Bắc đi tìm anh mãi mà  đến bây giờ mới gặp.  Anh ta giơ hai cánh tay  dài ngoẵng, giống như hai rễ cây si, cứ ôm chặt lấy hai chân tôi như chẳng muốn rời. Tôi đứng yên, chết lặng…
Đó là một buổi chiều sắp tàn trên cao điểm H. Tôi vẫn nhớ như in. Đại đội tôi được lệnh phải chốt chặt cao điểm này bằng mọi giá. Dưới chân cao điểm, con đường huyết mạch thông sang Lào ngoằn ngoèo ảo mờ trong sương khói. Nếu để địch chiếm được  điểm cao  này, chúng sẽ dung hoả lực khống chế toàn bộ việc chuyển quân của ta. Chiến dịch sắp mở màn. Lịch sử giao trọng trách cho chúng tôi nhiệm vụ hết sức nặng nề, bằng mọi giá phải giữ cho bằng được cao điểm. Lời chính trị viên Trung đoàn nhắc nhở trước khi vào trận đánh còn vẳng bên tai tôi. Đã mấy ngày qua, địch tấn công hết đợt này đến đợt khác nhưng đều bị  đại đội tôi đánh bật trở xuống. Dưới chân đồi, xác địch nằm ngổn ngang. Trên cao điểm,  quân ta hy sinh cũng khá nhiều. Đại đội chỉ còn lại sáu người: Huỳnh Thế Bắc, Nguyễn văn Tộ, Đinh Trọng Cường, Trọng Miễn, đại đội phó Hoàng Thạc và tôi. Chúng tôi di chuyển liên tục để đánh lừa địch. Nếu để chúng biết chính xác lực lượng của ta, lợi dụng đêm tối, sẽ tổ chức tấn công ồ ạt, chúng tôi sẽ không thể chống đỡ nổi, mất cao điểm là cái chắc. Chúng tôi không có thời gian ngồi với nhau. Tất cả xác định cùng sống chết với cao điểm. Trong giờ phút nguy nan và căng thẳng ấy, tôi thấy lòng mình thật thanh thản. Nhớ ngày nhập ngũ, khi ấy tôi và Bắc đang học kỳ hai, năm cuối cấp ba. Bắc thuộc diện con cán bộ miền Nam tập kết,  được miễn đi lính nhưng Bắc làm đơn tình nguyện. Đêm trước khi lên đường, hai thằng dẫn nhau đi tạm biệt bạn bè, trên đường về, Bắc đã tâm sự với tôi: “Đi Nam lần này, tao có ý định là tìm thằng em trai tao và má. Đã mười mấy năm rồi xa cách…”.  Tôi bảo, mày xa nhà từ ngày còn bé tẹo, giả dụ như có gặp, thì làm sao mà nhận được nó?  “ Nhận được chứ mày! Khi ba con tao ra Bắc, má đã trao cho ba một tín vật, để lỡ sau này, có xảy chiến tranh loạn lạc thì anh em nhận ra nhau.  Ba vừa trao lại cho tao ngày hôm qua”. Thì ra, tín vật mà Bắc nói với tôi là ba trao cho ngày ấy là chiếc cúc áo  giống y như thế này đây…
Tôi và Huỳnh Thế Bắc chịu trách nhiệm vụ chốt chặt hướng Tây Nam, hướng dễ bị hở sườn, địch tấn công ác liệt nhất. Khẩu trung liên trong tay Bắc rung lên bần bật, lạnh lùng rê nòng sát mặt đất, từng đàn ong lửa chiu chíu vun vút bay ra, ép lũ địch không đứa nào nống lên được.  Có lẽ cũng bị áp lực của chỉ huy nên chúng liều chết ào ào xông lên. Tôi phụt một quả B40 vào đám quân nguỵ co cụm  dưới chân đồi. Tiếng chúng rú lên, kêu la như cha chết. Mùi da thịt người bị đốt cháy dưới sức nóng nóng mấy ngàn độ của quả đạn chống tăng, bốc khói đen kịt, tạt theo gió bay lên khét lèn lẹt, đặc cả hai lỗ mũi. Tôi với Bắc di chuyển như con thoi, bình tĩnh, nhịp nhàng linh hoạt. Phía chân cao điểm bỗng dưng im lặng. Chúng giở trò gì thế này? Phải cảnh giác! Tôi đang suy nghĩ và căng mắt quan sát, thì từ một gốc cây rất gần  trận địa, một tên lính nguỵ bí mật bò lên tiếp cận từ lúc nào. Hắn đột ngột nhô cả người lên, xả hết cả một băng đạn AR15 về phía khẩu trung liên của Bắc rồi ngồi thụp xuống. Tôi chỉ kịp ném theo một quả lựu đạn để tiễn nó về trời rồi chạy lại với Bắc.
Bắc đã trúng đạn, gục xuống xuống công sự. Tôi chạy lại, đôi mắt Bắc đã gần hết sinh lực nhưng vẫn cố giương lên, vẻ  tuyệt vọng nhìn tôi. Tôi ôm lấy Bắc, đỡ nằm xuống chiến hào. Nhìn sắc mặt Bắc, biết còn chút tỉnh táo, tôi ghé sát vào tai:“Bắc ơi! Mày có điều gì nhắn lại gì không? Nói nhanh lên, nếu sau này tao còn sống, tao sẽ…”  Bắc muốn nói nhưng sức đã kiệt, không thể phát ra lời, chỉ thấy đôi môi mấp máy và chiếu cái nhìn cuối cùng vào túi áo ngực của mình. Tôi nhận ra ánh nhìn ấy, chợt nhớ đến cái đêm hai thằng đi với nhau trước ngày nhập ngũ.  Hay là tín vật của má mà Bắc nói ba mới trao đang đựng trong túi áo? Tôi gật gật đầu như hiểu ý Bắc rồi vội mở túi áo ngực trái của Bắc, máu thấm đầy tay tôi. Tay tôi chạm  vào một gói nhỏ bọc nilon,  buộc rất cẩn thận. Tôi vội mở ra thì đó là vỏ một hộp “cao Sao Vàng” đang thịnh hành thời ấy, bên ngoài gói bằng chiếc khăn “mu xoa” có thêu đôi chim én đang bay lượn trên cành đào mùa xuân thấp thoáng hoa. Chắc là khăn của bạn gái Bắc tặng trước lúc chia xa. Bên trong hộp cao là chiếc cúc áo màu vàng, có đính mấy hạt xoàn hay hạt gì đó không rõ, nhưng cũng như chiếc cúc của người hoạ sĩ chiều nay, ánh lên những tia sáng xanh lấp lánh, rất huyền diệu. Cùng lúc, người Bắc giật giật, nấc lên tiếng gọi rất khẽ: “Má ơi…”.
Đôi mắt rất đẹp và hiền của Bắc đang nhìn tôi, đã khép lại ánh nhìn cuối cùng. Tôi đặt bàn tay lên mắt Bắc, để yên như thế, cảm nhận được hai mí mắt từ từ khép lại. Tôi lặng đi, trái tim như ngừng đập. Thôi thế là người bạn học thân thiết của tôi từ thủa học trò, đồng đội cùng chia lửa trên chiến hào của tôi  đã vĩnh viễn ra đi…Tôi ôm lấy thân thể Bắc đang lạnh dần, nước mắt trào ra tràn trên mặt. Ôi Bắc ơi! Mày cứ yên lòng ra đi, nếu sau chiến tranh, tao còn sống, tao sẽ tìm gặp được thằng Nam, em trai mày, tao sẽ trao cho nó kỉ vật này và nói với nó rằng anh trai nó đến phút cuối cùng vẫn nhớ đến má và nó. Tôi lặng lẽ liệm Bắc bằng tấm tăng đã rách bởi bao nhiêu vết đạn găm vào,  xác định vị trí, ước tính tọa độ,  rút lưỡi lê AK bên hông, dùng hết sức lực còn lại, vừa đào vừa bới một hố đất đủ vùi xác Bắc dưới những rễ xùm xòa của một gốc cây bằng lăng, thân cây nứt toác và bị găm không biết bao nhiêu mảnh đạn. Tôi cố lật những hòn đá to, xếp thành hình chữ nhật dưới gốc cây. Tôi muốn những hòn đá và rễ cây sẽ bảo vệ thân xác Bắc. Xong, tôi không quên đánh dấu bằng một tảng đá có hình thù đặc biệt, ý đồ để sau này khi kết thúc chiến tranh, có đi tìm hài cốt Bắc, sẽ dễ dàng nhận ra. Trời đã tối đen, bốn bề vắng lặng. Tôi nghe rõ tiếng dế trũi gáy ri rí trong sương lạnh. Nuốt vội miếng lương khô để lấy sức,  tôi lại  vào thay vị trí của Bắc. Khẩu trung liên lạnh ngắt  ướt nhòe trong tay tôi. Tôi nghiến chặt răng, người run lên cùng nỗi cô đơn và thù hận giữa bầu trời tối đen như mực trên điểm cao chất đầy đạn lửa và chết chóc…
 Tôi cúi xuống đỡ người khách đứng dậy.
– Có đúng là Nam đó không em?
Khi tôi nói câu đó, Nam đã hoàn toàn tin tôi là Bắc, người anh trai ruột của mình. Nam càng ôm chặt lấy tôi hơn, vừa mừng vừa tủi trong bóng chiều đang sẫm dần. Tôi chụm củi, nhóm lửa thổi cơm. Nam ra mảnh vườn sau nhà hái vội ít ngọn mùng tơi. Tôi mở chạn đựng thức ăn, chỉ còn đúng bốn con cá nục khô. Tôi nảy ra sáng kiến, mình cá thì hấp luôn vào nồi cơm vừa cạn, còn đầu cá, tôi dùng chày gỗ giã cho nát, thêm thìa mẻ chua lọc, nấu riêu. Bữa cơm nhà nghèo, chỉ có thế mà Nam cứ nức nở khen ngon…
Đêm hôm ấy, hai anh em nằm bên nhau trò chuyện, đến gần sáng mà không ai buồn ngủ. Nam thì vui mừng vì đã tìm được người anh trai của mình. Còn tôi, vì tình thương với người bạn, người đồng đội cùng chiến đấu chung chiến hào và cũng là người duy nhất chứng kiến giây phút ra đi của Bắc, tôi đối xử với Nam như một người anh trai ruột thực sự. Nam kể chuyện nhà: “Sau khi anh và ba đi tập kết, má cũng chịu nhiều đau khổ, điêu đứng, đủ điều. Chồng là cán bộ Việt cộng đi tập kết mà! Khi ấy em cũng đã lớn rồi, có nhiều người tìm đến với má, nhưng má cự tuyệt. Nhưng sau rồi, có lẽ  do hoàn cảnh và cả áp lực của chánh quyền, ép má phải ly khai với ba là Cộng sản tập kết. Khi đó, anh và ba đi xa, đã bảy tám năm trôi qua không một dòng tin tức, mà nhìn về phương Bắc, vẫn mịt mù như bóng chim tăm cá. Sau mãi rồi má phải chấp nhận chung sống với một ông thiếu tá quân đội quốc gia goá vợ. Có lẽ do tâm trạng má lúc nào cũng nghĩ mình người vợ phản bội chồng, xấu xa ghê tởm, mặc dù ông thiếu tá vẫn hết lòng chăm sóc, thực lòng yêu thương má. Vì thế mà hai lần má mang thai, sinh ra hai đứa trẻ oặt ẹo. Hai đứa em cùng mẹ khác cha của anh em mình lần lượt ra đi trên tay má và ông thiếu tá. Người em phải kêu bằng ba dượng sau này cũng mất xác ở chiến trường Quảng Trị. Sau khi ông thiếu tá tử trận, ngôi biệt thự của ông ta tự nhiên thuộc về má và em, ở ngay thành phố Nha Trang, bên bờ vịnh…”
– Thế ba không ở cùng với anh sao? Như chợt nhớ ra điều gì, Nam hỏi tôi. Nghe Nam hỏi thế, tôi buộc phải bịa chuyện. Tôi bảo, khi tôi lên đường nhập ngũ, thì ba được điều ra làm việc ở một cơ quan Trung ương ở Hà Nội.  Ngày rời quân ngũ, ra đi tìm ba thì ba đã mất sau một cơn đau tim đột ngột. Người ta chôn cất ba trong một nghĩa trang ở nội thành. Khi tôi đến tìm phần mộ của người, vì mở rộng thành phố, nghĩa trang cũ di dời đến một vị trí khác rất xa. Mộ của ba hiện bị thất lạc. Còn ngôi nhà tôi đang ở, là của bố mẹ vợ. Chị dâu của chú đã mất cách đây hai năm. “Ba ơi! Nam nấc lên nghẹn ngào. Bao nhiêu năm con mơ ước sẽ có ngày ra Bắc gặp ba, nào ngờ…”
Nhìn thấy gia cảnh của tôi, Nam không khỏi ái ngại. Đêm hôm sau, Nam không ngủ, cứ đi đi lại lại ngoài sân, vẻ đắn đo, suy nghĩ. Tôi cũng giả bộ nằm thế thôi chứ chưa hề chợp mắt. Bao giờ thì tôi nói ra sự thật? Tôi phải nói ra sự thật, dù Nam có đau đớn, nhưng chỉ một lần thôi rồi sẽ dần nguôi ngoai. Nhưng nói vào lúc nào? Tất nhiên không phải lúc này, khi mà Nam đang tràn trề hạnh phúc sau bao nhiêu năm chiến tranh phiêu dạt, anh em mới được đoàn tụ. Gần sáng thì Nam bảo tôi: “Anh Bắc! Anh và ba tha hương gần ba chục năm rồi! Giờ là lúc gia đình ta phải trở về cùng sum họp. Ở ngoài này, anh cũng chỉ có một thân một mình. Anh phải trở về  nơi chôn rau cắt rốn, rồi gặp má. Má bị bệnh hiểm nghèo, giờ đã nặng lắm rồi. Ngày nào má cũng giục em ra Bắc để tìm kiếm anh và ba. Má bảo với em, ngày anh và ba ra Bắc, trong giấy tập kết, ba được nhận về nông trường Đồng Giao, thuộc tỉnh Ninh Bình, con cứ ra vùng ấy tìm, may ra sẽ kiếm được ba và anh trai con. Em đã ra hai lần rồi, nhưng không tìm được. Lần này, trước khi đi, em đã thắp hương cầu khấn ông bà, tổ tiên phù hộ, dẫn đường chỉ lối, vậy mà may mắn sao, lại vào trúng nhà  anh. Chắc trên cao xanh kia có tổ tiên, ông bà nhà mình phù hộ. Má chờ mong có ngày này từ lâu lắm rồi. Và anh biết không? Chiếc áo má đã cắt rời hai cái cúc ở hai tay cho hai anh em ta, giờ là lúc phải khâu lại cho lành lặn chứ? Anh nhớ nhé, lời má dặn, cúc của anh tay phải, cúc em tay trái. Má bao giờ cũng nghiêng về anh và ba…”
Tôi chưa thể và cũng không nỡ nói ra sự thật và cũng không thể xa rời Nam. Làm sao có thể nhẫn tâm nói rằng Bắc đã hi sinh trong khi Nam đang chứa chan niềm vui hạnh phúc như thế. Tôi chợt nghĩ, có lẽ phải phải vào Nam một chuyến, tạm thời trong vai  Bắc, còn cơ hội để an ủi người mẹ già đang trong cơn hấp hối, đau đáu chờ thằng con trai. Tôi sẽ thay Bắc chăm sóc bà cho đến khi nào bà qua đời thì sẽ nói thật với Nam, rồi anh em cùng đi tìm hài cốt Bắc. Như vậy, tôi đã  hoàn thành sứ mệnh của một người bạn thân với Bắc, người đồng đội của tôi. Bắc ơi! Tao sẽ thay mày chăm sóc những ngày cuối đời của má, nơi cao điểm H, nơi diễn ra  trận chiến đấu năm xưa, giờ chắc bạt ngàn lau lách, mày cứ yên lòng nhé! Tôi thầm thì nói với linh hồn Bắc, nước mắt tôi chảy ngược vào tim…
Ngày hôm sau thì tôi theo Nam về Thành phố Nha Trang, nơi có bà má già gia đình em đang sinh sống.  Hai anh em lên tàu Thống Nhất, cùng ngồi sát bên nhau. Cái tên “tàu thống nhất” bây giờ nghe mới ý nghĩa và thiêng liêng làm sao! Tôi nhìn qua khung cửa, làng mạc, núi sông hiện lên một dãi nối liền. Ôi đất nước! Hai mươi mấy năm trời tôi cùng đồng đội đổ bao xương máu, đến bây giờ được thế này đây! Tôi rưng rưng cảm động, nhận ra từng địa danh, nhớ lại những mái nhà, những tấm lòng nhân hậu của những con người đã cưu mang giúp đỡ tôi, bây giờ họ đang ở đâu? Nơi ấy, chắc vẫn còn in dấu chân tôi…
Qua hai ngày một đêm, thành phố đã hiện ra, yên bình và lịch lãm bên bờ vịnh Nha Trang. Tôi gặp được người má ruột của Bắc. Bà đã suy kiệt, gầy yếu lắm rồi, cơ thể teo tóp, như một đứa trẻ, nằm hoi hóp trên giường. Bà đang cưỡng lại số phận, cố gắng chờ đợi đứa con trai ruột thịt của mình trở về. Tự nhiên nghĩ đến hình ảnh Bắc gục ngã nơi chiến hào, ánh mắt tuyệt vọng gửi gắm cho tôi tín vật của má trao, tiếng gọi “má” cuối cùng, cảm xúc chợt  trào lên, tôi không cầm nổi nước mắt, cứ để mặc cho đôi dòng lệ  tuôn ra, đầm đìa trên mặt.  Tôi ôm lấy bà, cảm giác như người mạ ruột của tôi, kêu lên, sao mà như là giọng của Bắc: “Má ơi! Má! Con là thằng Bắc của má, gần ba mươi năm rồi xa má, giờ đã về với má đây nè…” Nghe tiếng tôi, bà cũng ngỡ là thằng con trai cả đã trở về thật. Bà giơ đôi cánh tay gầy guộc xanh xao, yếu ớt, chỉ còn da bọc xương, choàng lấy cổ tôi. Nước mắt tôi và nước mắt của người mẹ miền Nam sau mấy chục năm chiến tranh lưu lạc với nỗi đau chia cắt đã hòa trộn vào nhau trong phút giây sum họp.  Tôi cảm nhận được sự run rẩy vui mừng của má từ bàn tay gầy guộc, truyền cho tôi chút hơi ấm khi  sức lực của một đời người mẹ chịu nhiều mất mát khổ đau đã gần tàn…
Sau rồi tôi gặp vợ con Nam, cả nhà mừng vui khôn xiết. Cuộc sống của gia đình Nam khá sung túc…Một tuần sau, bà má ra đi. Tôi đội khăn tang thay Bắc, túc trực bên linh cửu và tiễn đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng…
Nhiệm vụ của tôi với Bắc, người đồng đội chung chiến hào, đến đây đã hoàn thành. Tôi không còn lý do gì để lưu lại đây nữa. Tôi đang đang định nói rõ cho Nam biết sự thật về Bắc thì Nam đưa tôi đến một ngôi biệt thự ngay bên bờ vịnh Nha Trang. Ngôi biệt thự khá hiện đại và xinh xắn, kiến trúc theo phong cách châu âu, rất lịch lãm. Nam dẫn tôi lên tầng thượng,  phóng tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh vịnh Nha Trang và biển, rồi bảo với tôi: “Anh ơi! Trên thế gian này bây giờ em chỉ còn có anh là ruột thịt thôi. Ngôi nhà này ngày xưa là của má và ba dượng em, bây giờ nó sẽ thuộc về anh. Vì anh là trưởng mà! Anh phải lo việc thờ cúng ba má. Mọi sự xảy ra với gia đình ta, cứ coi như một cơn ác mộng. Anh em mình sẽ sống bên nhau suốt quãng đời còn lại…”
Khi Nam đưa ra lời để nghị ấy, tôi biết, Nam hoàn toàn tin tôi là Bắc, người anh trai ruột của mình, khiến tôi khó xử vô cùng.
Cuối cùng, tôi đã chọn đúng thời điểm thích hợp. Đó là hôm làm cỗ cúng 49 ngày cho má. Khi trong phòng chỉ còn lại hai anh em, tôi đã ôm lấy Nam, để mặc cho dòng lệ chảy và kể lại câu chuyện bi thương. Ban đầu thì Nam không tin, nhưng khi thấy tôi nói rằng, nếu Nam không đi tìm hài cốt của anh mình, thì chính tôi sẽ đi. Rồi sau đó, tôi sẽ xa rời nơi đây vĩnh viễn. Trên cao điểm ngày ấy, cho dù thời gian đã xa, nhưng từng ngọn cỏ gốc cây, vẫn hằn trong trí nhớ của tôi. Nhất định tôi sẽ tìm thấy mộ của Bắc. Nhìn thấy vẻ mặt Nam thay đổi, từng thớ thịt run run chuyển từ tái mét sang nâu sậm rồi ngược lại. Những mạch máu nhỏ li ti đang làm đúng chức năng của nó, chuyển dòng máu tuần hoàn qua nhịp đập con tim. Vì thế mà tôi biết, trái tim Nam đang quằn quại nỗi đau: mất ba, mất má, còn giờ thì mất anh.
– Chú Nam! Ngày mai anh em mình phải đi thôi, không thể chậm trễ thêm được nữa. Bắc đã đợi anh em mình lâu lắm rồi! Nơi gốc cây bằng lăng sù sì chi chít mảnh đạn ngày ấy, tôi như nhìn thấy Bắc đang ngồi gục đầu, đau đáu trong nỗi chờ mong những người thân yêu của mình trong ráng chiều miền Trung trống vắng…
Sau khi tôi và Nam trở lại cao điểm H, nơi xảy ra các trận đánh và đưa hài cốt Bắc về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà, tôi trả lại ngôi biệt thự cho vợ chồng Nam và trở ra Bắc. Có một chuyện buồn cho gia đình Nam nữa là, khi Nam ra Hà Nội tìm mộ ba mình thì mới biết: Ba Nam đã tình nguyện trở lại quê hương chiến đấu, khi ông về gần đến chiến khu Đồng Bò thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, thì bị một tiểu đội địa phương quân phục kích, sát hại.
Bây giờ, ngôi biệt thự của ba dượng Nam làm nơi thờ cúng. Ảnh ba má ruột của Nam, anh trai và ba dượng cùng đặt chung trên một bàn thờ. Có một lần, tôi đi tham quan thành phố Nha Trang cùng với Hội cựu chiến binh của tỉnh, vào nhà, thấy thế, tôi bảo Nam: “Không được! Chú phải làm hai bàn thờ riêng biệt. Ba, má và anh Bắc trên một bàn thờ, còn ba dượng, phải ở một vị trí khác”. Nam ngước cặp mắt buồn bã, đăm đăm nhìn tôi, lặng lẽ gật đầu…Đã hơn hai chục năm nay, tôi chưa một lần vào thăm lại, không biết Nam có làm như lời tôi nói không!?
TRỊNH TUYÊN
Xem thêm:
Truyện ngắn của hội viên mới Trịnh Tuyên
Cập nhật ngày: 25 Tháng Một, 2024 lúc 09:57
Vanvn- Nhà văn Trịnh Tuyên sinh ngày 15.10.1954, hiện sống và sáng tác tại Cẩm Tân, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Ông là cựu sĩ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã nghỉ hưu.
Tác phẩm của Trịnh Tuyên đã xuất bản: Những mảnh vỡ của số phận (tập truyện ngắn, NXB Thanh Hoá 2012), Hang cóc thần (Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn 2014), Giấc mơ lạ (Tập truyện ngắn, NXB Thanh Hoá 2016), Đêm thời xa ấy (Tập truyện ngắn  NXB Thanh Hoá 2018), Dòng sông hoài niệm (Thơ, NXB Thanh Hoá 2020).
Ông được nhận 1 giải B và 2 giải C Giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông và nhiều giải thưởng Tạp chí Xứ Thanh.
Nhà văn Trịnh Tuyên được kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.
CHUYỆN TÌNH CỦA LÃO CHĂN DÊ
Bằng giờ này mọi hôm, lão Trầu đã đuổi đàn dê xuống núi rồi. Thế mà hôm nay, mặt trời lặn đã từ lâu mà đàn dê của lão vẫn còn thấp thoáng chen nhau kêu be be trên sườn núi. Ở phía sườn núi bên kia cũng thế! Đàn dê của mụ Thắm mốc vẫn chưa về chuồng. Chắc lão Trầu và mụ Thắm còn tìm dê lạc hay dê lộn đàn chăng?
Xã Cẩm Xuyên cách xã Cẩm Tú một dãy núi đá. Ranh giới là đường chia nước. Không biết ông trời sắp đặt thế nào mà hai ông Chủ thầu của hai xã giáp ranh dãy núi đá này lại thuê hai con người già nua xấu xí cô độc chăn dê. Lão Trầu năm nay dễ đã ngoài năm mươi tuổi, người xã Cẩm Xuyên. Mụ Thắm mốc chừng bốn chục tuổi, xã Cẩm Tú. Gọi là mụ Thắm mốc vì da mụ mốc meo như người bạch tạng, mới ngoài bốn mươi nhưng mái tóc đã gần bạc trắng. Mụ bước đi bước một, nhấp nhổm như người từ hành tinh xa xôi nào vừa lạc xuống trái đất. Hàng ngày, trên dãy núi đá xa xa chỉ có tiếng dê kêu be be và hai con người này đi đi lại lại thấp thoáng sau đàn dê mỗi buổi sáng sớm hay khi hoàng hôn buông xuống. Hai ông chủ trang trại giao trắng toàn bộ đàn dê có dễ đến dăm sáu trăm con cho họ. Khi nào có khách mua, chủ đàn dê mới dẫn người vào.
Lão Trầu ghét cay ghét đắng con mụ Thắm, đi đứng đã chậm chạp lại còn hay cãi lại lão. Lão nói một, mụ nói mười. Nhưng cũng không sao! Cả một triền núi vắng, có cãi nhau cả ngày cũng chả ma nào can thiệp.
Đầu tiên thì mụ bảo dê cái có thể đẻ vài ba con dê con một lần, vì mỗi ngày mụ thấy một con dê cái bị hai ba con dê cụ “nhảy đực”. Lão bẻ lại: “Nếu cứ mỗi một lần nhảy, dê cái đẻ một con, thì cha mẹ mụ ngày trước sao không đẻ bảy tám đứa giống mụ mà lại chỉ đẻ được một mụn con như mụ. Loài người còn “nhảy đực” dày hơn loài dê! Nếu cứ như quan niệm của mụ, trái đất để đâu hết người?”
Mụ Thắm nghe thấy có lý, mặt đực ra, hết cãi, nhưng vẫn thi thoảng đưa cặp mắt trắng dã lườm lão. Mặc kệ! Lườm thì lườm! Nhưng mụ đã phải chịu thua cái “ný nuận” của lão. Lão thấy mình cũng oai, trình độ học vấn ít nhất cũng khiến cho mụ phải biết kiêng nể!
Hai người ở riêng hai cái lán hai bên sườn núi nhưng không cách xa nhau là mấy. Ban ngày, hai đàn dê nhập lại với nhau cùng ăn trên núi. Chỉ khi về chiều, chúng tự tách ra, đàn nào về chuồng đàn nấy. Sau một năm, tình hình có phần cải thiện hơn. Lão Trầu chịu trách nhiệm quán xuyến chung hai đàn dê trên núi, mụ Thắm xuống ruộng bắt ốc, bắt cua, nhặt củi nấu ăn chung. Trông thế mà mụ nấu ăn cũng khá. Lão Trầu ăn ngon, đủ chất, da dẻ mỗi ngày thêm sáng sủa. Hứng chí, lão bảo mụ:
– Hay là ta dồn thành một nhà cho vui?
Mụ chửi lão, nói là, đừng dở cái giọng đĩ đực ấy ra! Mụ là con nhà “nề nết” chứ không phải như giống dê cái, dê đực nào cũng chịu!
Lão Trầu cười hì hì trước con mắt cảnh giác của mụ.
Cả làng không ai để ý gì đến cặp đôi chăn dê này. Thứ nhất, lão Trầu vừa gầy, vừa xấu, vừa già. Đàn ông trên năm mươi coi như là “hết đát”. Gọi theo thuật ngữ khoa học bây giờ là mãn dục. Còn mụ Thắm xấu xí, mỗi bước đi, chân lại nhót lên một cái cứ như giẫm phải gai nhọn. Ngữ ấy ai lấy, mà có người lấy, làm sao chửa đẻ? Nói tóm lại, không một ai thèm để tâm, coi như họ sinh ra cũng chỉ để làm cái công việc chăn dê, số phận như những con dê. Với lại bây giờ, có mấy khi gặp ai? Trước đây còn có người lên núi kiếm củi. Từ ngày núi có người nhận thầu, coi như là đã có chủ, đám chặt củi vắng bóng. Cả làng trăm phần trăm bếp ga, suốt dọc triền núi đá trở thành “thánh địa” của lão Trầu và mụ Thắm, cùng với đàn dê mấy trăm con tha hồ sinh sản.
Có một lần mụ Thắm phải nhờ vả lão Trầu. Hôm ấy vì bêu nắng cả ngày để lùa mấy chục con dê ăn lạc sang núi khác, mụ bị cảm nặng. Hai ngày mụ nằm trong lán, đắp cái chăn chiên lù xù, run cầm cập, miệng đắng ngắt như ngậm mật, không ăn không uống. Ban đầu thì lão Trầu cứ tưởng mụ giả vờ, bỏ mặc. Đến ngày thứ hai, nóng ruột, lão mới mò sang. Nhìn thấy đống chăn rung rung, mụ Thắm nằm đầu đuôi kín mít. Lão vạch chăn, sờ váo trán mụ thấy nóng bỏng tay! Đích thị cảm hàn rồi! Bệnh này kéo dài, dễ biến chứng, liệt người như chơi. Lão hỏi ăn gì mụ cũng lắc. Tự nhiên lão đâm lo. Giữa triền núi hoang vu, xung quanh tịnh không bóng người, đồng không mông quạnh, nhỡ mụ không may, lấy ai làm bạn với lão để chăn dắt đàn dê? Tuy trông mụ “cũ” người nhưng được cái tốt bụng, có bao giờ tham lam giấu giếm điều gì với lão đâu? Món canh cua nấu me chua của mụ, mấy hàng bún riêu ngoài chợ còn thua xa!
Lão chợt nhận thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc mụ. Vấn đề cấp bách là phải lên núi hái lá thuốc nấu cho mụ uống. Nhưng hái lá thuốc, lão đâu có thạo? Lão ngồi vò đầu bứt tóc suy nghĩ. Lão chợt nhớ trước đây có người nói sữa dê rất bổ, ốm nặng mấy, uống cũng khỏi, chữa được cả bệnh ho lao. Bởi vì con dê suốt ngày leo núi, ăn đủ các loại lá, trong đó có những loại lá là dược liệu quý, nên sữa dê có thể chữa được bách bệnh. Thế thì ổn rồi! Thuốc ngay gần đây chứ đâu! Cần phải cho mụ Thắm uống sữa dê!- Lão nghĩ.
Lão cầm cái bát to sứt miệng, xăm xăm chui vào chuồng dê. Một con dê cụ trông thấy lão chui vào chuồng, tưởng lão xâm phạm vào đàn dê cái của nó, liền chạy lại húc vào mông lão một cái đau điếng. Mặc cho mày húc! Lão phải vắt được sữa đã. Mụ Thắm đang cần uống!
Vắt một bầu vú dê mẹ, đã được miệng bát sữa. Sữa dê vắt ra màu trắng tinh khiết, xộc lên mùi thơm ngậy! Lão quay lại nơi mụ Thắm nằm, mồm gọi, tay lật chăn, vực mụ dậy. Cái con mụ đến lạ, ốm thế mà còn ngúng nguẩy, cứ nằm ệch ra. Lão phải nịnh: Thôi nào, thôi nào, cố mà uống hết bát sữa cho có sức. Hai ngày không ăn lại nghe tiếng lão tha thiết, mụ Thắm ngỏng đầu lên, đôi mắt lồi lờ đờ nhìn, để lão Trầu đỡ bát sữa lên kề miệng. Đang khát nước vì vừa qua trận sốt cao, hết rét lại nóng miệng khô như rang, dòng sữa mát thơm, đánh thức sự thèm uống, mụ Thắm uống một hơi hết sạch bát sữa.
Lạ thật, uống hết bát sữa dê, mụ Thắm hết rên. Lão Trầu nhẹ nhàng đỡ mụ Thắm nằm xuống, kéo chăn đắp kín đầu cho mụ. Đã gần nửa đêm, xung quanh vắng ngắt, gian lều im như tờ. Trong chuồng dê, cũng không còn nghe tiếng bép bép của loài nhai lại, lũ chúng cũng đã ngủ say. Mụ Thắm nằm nghiêng, thiêm thiếp ngủ, mặt quay hẳn về phía lão Trầu, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở nhè nhẹ, vẻ mặt tin cậy. Tự nhiên lão Trầu thấy lòng lắng dịu, một tình cảm mơ hồ xuất hiện trong lão, tựa như làn sương mong manh thường xuất hiện vào sáng sớm trên sườn núi, mỏng tang, lãng đãng bay, nhưng khi gặp đá hoặc lá cây, lập tức đọng thành giọt, trong văn vắt. Lão chợt nghĩ, người ta khi ốm đau, không thể không có người chăm sóc, không có chỗ mà nương tựa, nhất là đối với một người đàn bà thân cô thế cô như mụ Thắm. Tự nhiên lão trong lòng rưng rưng thương cảm, mắt đăm đăm nhìn mụ Thắm nằm, một tình cảm mơ hồ hình thành trong lòng lão.
Đêm hôm đó, lão ngồi bên cạnh mụ Thắm, lắng nghe từng nhịp thở của mụ. Lão thấy trong lòng bồi hồi. Lão hoàn toàn chưa có khái niệm về tình yêu, bởi từ xưa đến nay, đã có người đàn bà nào để mắt đến lão đâu? Thiên hạ ai mà thèm để mắt đến một một kẻ làm thuê nghèo kiết xác, hình hài gầy gò thảm hại như như lão? Lão cảm thấy mơ hồ dâng lên một tình cảm rất lạ, nó tự nhiên ở đâu đó khởi lên vô cớ xâm chiếm mà lão không tài nào giải thích nổi. Lão chợt mỉm cười một mình trong đêm tối. Ừ không có mình đêm nay, mụ ấy xoay sở ra làm sao? Giả dụ nay mai, mình cũng lại bị ốm vật ra như thế, thì xoay sở thế nào đây? Tự nhiên nhận thấy lão trở nên quan trọng. Con người ta không thể sống cô đơn, không thể không có bạn tình. Khi người ta tự thấy mình quan trọng với kẻ khác, đôi khi cũng khởi lên điều gì đó vui vui mà lão cũng không lí giải được. Lão lại cười tủm một mình.
Nửa đêm, lão vén mép chăn chiên, tay run run sờ vào trán mụ Thắm. Cả đời lão chưa từng chạm bàn tay vào một người đàn bà nào. Lão Trầu thấy trán mụ Thắm đã mát. Lão yên tâm tựa vào cột vách, ngay bên cạnh mụ Thắm, thiu thiu.
Đúng lúc lão vừa chợp mắt, mụ Thắm thức giấc. Bàn tay mụ quờ quạng xung quanh như tìm kiếm một vật gì đó, bỗng chạm vào người lão Trầu, nhận ra người bạn già vẫn đang ngồi canh giấc cho mụ. Có điều gì đó rất lạ khởi lên, âm ấm trong bàn tay của mụ, mà mụ cảm nhận, khi vô tình nắm vào bàn tay gầy guộc của lão Trầu. Lạ thật! Giống như có dòng điện nhẹ lan tỏa, đê mê, xâm chiếm khắp cơ thể mụ. Mụ chợt giật thót người và thực sự lo lắng. Mụ vội buông bàn tay ra, không nắm vào lão Trầu nữa.
Sáng hôm sau, mụ Thắm đã ngồi dậy được nhưng trông vẫn còn lề bề lệt bệt lắm. Lão Trầu lại vắt tiếp sữa dê cho mụ uống. Lần này, lão vắt hẳn một chậu để trong lán cho mụ uống cả ngày, còn mình thì lùa cả hai đàn dê lên núi.
Chiều về, mụ Thắm đã dứt cơn sốt, đi lại xăng xái. Trong nhà sực mùi cơm vừa chín tới, hình như thoảng mùi canh thơm mát rau tập tàng nấu với tôm khô dã nát. Mâm cơm ngon lành, mụ Thắm đã xắp xong, đang đợi lão Trầu.
Nhận thấy giá trị chữa bệnh của sữa dê, bắt đầu từ chiều hôm ấy, lão cùng với mụ Thắm vắt sữa uống thay nước, thứ thức uống không bao giờ cạn giữa vùng núi hoang vắng này.
Da dẻ mụ Thắm cứ mỗi ngày trắng hồng dần lên. Lão khen mụ, rồi mụ lại khen lão. Mỗi buổi sáng, trông thấy “dê cụ” quán xuyến đàn dê cái, mụ Thắm mặt đỏ ửng, mắt long lanh ngước nhìn lão Trầu như e thẹn, điều mà từ trước tới nay chưa từng có.
Lão Trầu cũng nhận thấy sức khoẻ tốt dần lên vì leo núi đuổi dê cả ngày không biết mệt. Da lão không còn chỗ đen chỗ trắng lổ loang khoang vện như da rắn ráo nữa mà đỏ đắn, hồng hào hẳn lên. Hình như sữa dê cũng có tác dụng làm đẹp như mỹ phẩm, giống như các thứ thuốc thực phẩm chức năng tăng cường sinh lực cho con người mà cả hai chả bao giờ dám mơ ước.
Mụ Thắm bắt đầu biết làm duyên. Sáng nào mụ cũng cẩn thận chải tóc trước khi cùng lão lên núi. Ở trên núi có một khe suối nhỏ, nước trong văn vắt, chảy róc rách suốt ngày đêm. Mụ Thắm thường xuống một hõm nước sâu, ngâm mình, kỳ cọ thân thể. Đã uống sữa dê, cơ thể lại được tắm táp bằng nguồn nước thiên nhiên trong vắt, trông thân thể mụ càng ngày càng nở nang ra. Mụ hay để ý đến lão Trầu hơn trước. thường ngày, mụ tự ý chui vào lán của lão lục lọi xem có cái áo cái quần nào của lão bẩn không để mang ra suối giặt giúp lão. Lão Trầu hay nhìn mụ từ phía sau, đôi khi hứng chí, còn khen mụ có lấy chồng, chắc “tốt nái”. Mụ quay ngoắt lại lườm lão, hai bím tóc đung đưa, cái lườm của mụ bây giờ, xem ra có vẻ tình tứ lắm. Mụ thấy sống gần lão Trầu cũng chẳng đến nỗi nào! Lão Trầu càng ngày càng trở nên gắn bó thân thiết với cuộc đời mụ. Hôm nào lão Trầu lên núi về muộn, mụ đứng dưới lán của mình đăm đắm nhìn lên. Đôi mắt mụ ánh lên, ươn ướt, long lanh khi trông thấy lão Trầu và đàn dê đang trở về trên đầu núi. Có hôm, vừa nấu cơm, mụ vừa khe khẽ hát. Giọng hát của người đàn bà xấu xí tuổi gần bốn mươi, chịu nhiều thiệt thòi, khổ đau, giờ rung lên hư hư như người sốt rét, nhưng lại khởi dậy từ đáy lòng mụ, bao khát khao cháy bỏng.
Mới qua một năm, hai đàn dê đã tăng số lượng thêm đáng kể. Thường thì dê con tám chín tháng tuổi đã bắt đầu động đực. Chúng sinh đẻ với tốc độ đáng nể. Cả một triền núi rộng, hai đàn dê có đến gần ngàn phủ gần như kín rồi. Càng về cuối năm, hầu như ngày nào cũng có khách mua. Tiền vào túi chủ càng nhiều thì hai kẻ đầy tớ càng thêm vất vả.
Tết năm ấy, hai ông chủ trang trại cho người mang ra tận nơi nào nem chua, giò thủ, giò nạc, bánh kẹo và kèm theo hai chai rượu “nếp mới” để úy lạo cho hai kẻ đầy tớ hết lòng chăn dắt đàn dê sinh con đàn cháu đống, tận tâm, tận lực, trung thành với chủ.
Đêm ba mươi Tết, trong làng đèn điện sáng trưng, ngoài đường loang loáng ánh đèn xe máy. Thiên hạ người người đang vội về đoàn tụ cùng gia đình, chờ đón giờ phút giao thừa thiêng liêng đêm tất niên. Ngoài cánh đồng xa, dưới chân núi vắng, hai kẻ cô đơn đang nhen ngọn lửa hồng. Lửa đốt bằng gỗ cây “song sanh” lão Trầu chặt trên núi đá cháy đượm lắm. Những đốm lửa như reo vui, nổ tí tách. Mụ Thắm cứ cố tình ghé sát vào thổi lửa cho má đỏ hây thêm. Lão Trầu ngắm nhìn mụ, trong lòng thấy xốn xang. Lão nhấp một ly rượu, người nóng phừng phừng. Lão thấy mình thật có phúc. Đang sống cô đơn, tự nhiên lão gặp mụ Thắm, chưa cưới hỏi, nhưng ở chung, ăn chung thế này có khác chi chồng vợ? Mà đã mấy cặp vợ chồng hạnh phúc được như lão? Lão thấy một tình cảm rất lạ đang dâng lên trong trái tim cô đơn. Bao nhiêu năm lão thèm hơi ấm, thèm một bàn tay đàn bà chăm sóc thì hôm nay tất cả hiện hữu nơi sườn non núi vắng này. Lão cũng là một con người như bao nhiêu con người đang sinh sống trên mặt đất. Trái tim lão đang khao khát tình thương yêu! Mấy chục năm hầu hạ hết ông chủ nọ đến ông chủ kia, cuối cùng, cũng chỉ đủ đổ vào miệng. tay vo miệng lốm. Bây giờ về già, tay trắng vẫn hoàn tay trắng…
Lão nghĩ đến phận mình mà tủi thân, nước mắt tự nhiên cứ ứa ra từng giọt, từng giọt, lăn tròn trên gò má màu nâu sậm.
Mắt đăm đắm nhìn lão Trầu, hình như mụ Thắm thấu hiểu được lòng lão. Mụ xích mông lại gần, cầm cái chai rót thêm cho lão chén rượu và nói với lão những lời cho đến chết lão cũng không quên được:
– Khóc làm gì cho phí nước mắt! Người đáng thương, anh không thương, còn định thương ai?
Ôi trời ơi! Mụ Thắm gọi lão bằng anh! Không tin vào đôi tai của mình nữa, lão gượng hỏi lại mụ cho chắc chắn.
– Anh nào?
Mụ kéo lão Trầu lại gần, dụi cái đầu lão xuống lòng mụ, mắt ướt long lanh.
– Còn cái anh nào vào đây nữa! Xưa tới nay, anh có thấy em tơ tưởng đến ai đâu?
Đích thị là mụ đã yêu lão rồi! Sung sướng quá! Lão quàng tay ghì chặt ngang lưng mụ, kéo lại phía mình. Mụ Thắm gỡ nhẹ tay lão ra, thổn thức:
– Đừng anh! Đợi ra năm, chúng mình làm lễ cưới…
Lão nghĩ: “Ừ nhỉ, cũng phải làm lễ cưới cho nó đàng hoàng! Đời người chỉ có một lần, sao phải vội vàng? Bây giờ mụ Thắm là của lão rồi, còn ai vào đây mà tranh cướp!”
Nhưng ý định tổ chức đám cưới chưa thực hiện thì cái bụng mụ Thắm đã lù lù lên rồi! Sau đúng chín tháng mười ngày, kể từ cái đêm hai người đốt lửa cùng ăn Tết với nhau, buổi chiều, đột nhiên mụ Thắm kêu đau bụng dữ dội. Mụ gọi lão lại gần nói thều thào:
– Mình ơi! Em đau lắm… Em chết mất!
Lão hoảng hốt dìu mụ vào một cái hang đá sạch sẽ ấm áp, mọi khi lão thường rải lá cây để ngủ trưa. Bây giờ lại là nơi lão đưa vợ vào “vượt cạn”.
Ở trên núi, trong một cái hang đá có hình mái vòm như thời tiền sử, một sinh linh cất tiếng khóc chào đời trong sự hân hoan xúc động của cả cha và mẹ nó.
Dưới chân núi, trời đã tối sầm. Hai đàn dê không có người chăn dắt, nằm lẫn lộn quây quần bên nhau, thanh thản nhai lại những ngọn cỏ, búp cây đã ngắt được trong ngày, vô tâm không hề biết rằng, chính nhờ dòng sữa ngàn đời truyền cho những con dê mẹ, đã tạo nên hạnh phúc tuyệt vời cho hai con người cô đơn ở cõi trần gian này…
Bây giờ, mỗi buổi sáng, khi thằng bé con đang còn nằm trên tay mẹ ngủ say sưa thì cha nó đã dậy từ lúc nào đuổi cả hai đàn dê lên núi rồi. Mụ Thắm càng ngày càng có vẻ thương chồng, vất vả làm thay công việc của vợ. Mụ ngồi bế con, vẻ tư lự, mắt đăm đăm dõi theo bóng chồng cùng với đàn dê khuất dần trên sườn núi còn mịt mờ hơi sương. Nhiều hôm, mặt trời lặn đã từ lâu, mẹ con chờ nóng cả ruột gan rồi mà vẫn chưa thấy lão Trầu về. Những hôm như thế, thường là lão Trầu đi đặt bẫy trên các hang đá, kiếm con dúi hay con cày lon mang về tẩm bổ cho hai mẹ mẹ con. Lão Trầu vẫn hàng ngày không quên vắt sữa dê cho vợ uống. Vì thế mà làn da mụ thắm sau kỳ sinh nở càng trắng hồng, cơ thể mềm mại. Trông mụ trẻ ra có đến năm sáu tuổi. Lão Trầu thường ngắm vợ từ phía sau. Lão bảo, đúng là “gái một con trông mòn con mắt”. Nghe chồng khen thế, mụ Thắm mũi phổng lên, hai cánh cứ phập phồng. Sáng ra, khi lão Trầu đã đuổi đàn dê lên núi, gian lều bỗng dưng như thiếu vắng, mụ bế con đi đi lại quanh lều, mắt ươn ướt nhìn lên hướng đàn dê trên đỉnh núi, cố nhìn xem có thấy bóng lão không, mụ ru, giọng khàn khàn như người tịt mũi: “À ơi, con ơi con ngủ cho mê/ cha con còn bận chăn dê chưa về…”
TÍN VẬT
Khi người họa sĩ “truyền” xong hai bức chân dung thì chiều đã muộn. Hai tấm di ảnh của cha mẹ tôi đặt trên bàn thờ đã ố vàng và mờ nhạt bởi thời gian, nhưng nhờ tài năng  của người họa sĩ,  thần sắc như  mới. Cha tôi, một cán bộ lão thành cách mạng, thuở đương thời, đôi mắt ông rất sáng. Cha tôi như đang nhìn tôi, vừa như quở trách, vừa như bao bọc, chan chứa tình phụ tử. Còn mẹ tôi, nét mặt và ánh mắt của người mới hiền hậu làm sao…
Mặt trời đã gác núi. Người họa sỹ đưa nét bút cuối cùng hoàn thiện tác phẩm của mình. Anh ta nâng từng tấm ảnh lên, ngắm nghía, vẻ hài lòng. Trong ánh  chiều chiếu hắt từ ngoài hiên vào, mắt tôi như bị thôi miên: Trên cổ tay áo bên trái của người họa sỹ đơm một chiếc cúc to gần bằng đồng xu, màu vàng, có đính hạt xoàn. Dưới tác động của ánh sáng, cả chiếc cúc nhấp nháy như kim cương. Tôi nhìn sang cánh tay áo phải, cổ tay áo cũng có đơm một chiếc cúc, nhưng là loại cúc nhựa, bình thường.
Có một cái gì đó chợt ùa về từ quá khứ xa thẳm. Tôi nén xúc động, bình tĩnh, hỏi:
“Chiếc cúc áo này đẹp quá!  Sao lại chỉ có một bên?”
Người hoạ sĩ ngước mắt nhìn tôi đăm đăm. Lặng đi một giây vẻ như ngẫm ngợi một điều gì đó, rồi  nhỏ nhẹ: “Dạ! Cái cúc áo này là của má em. Khi em bị bắt lính, má trao cho em. Má bảo, chiếc cúc đó cắt ra từ  áo của bà ngoại. Áo ấy, bà ngoại  được cố ngoại truyền lại trước khi qua đời. Áo của cố ngoại được chính tay nhà vua ban tặng. Đôi cúc áo do một nghệ nhân Huế chế tác, chỉ có một, không hai. Tôi hấp tấp:
– Anh đi lính? Lính nào?
– Dạ! Lính quốc gia.
– Anh đã từng là lính ngụy?
Nghe đến từ “lính ngụy”, anh ta giật thót mình, mắt lóe lên những tia sợ hãi, tay run run, vẻ hoảng hốt thật sự. Chỉ tích tắc, tôi và anh ta như bị đẩy về hai chiến tuyến của một thời đối đầu, đầy thù hận. Tôi cố giấu cảm xúc, lấy lại thái độ cho thật cởi mở:
– Chà! Cái cúc áo quý giá đó chứ?
– Dạ! Đồ gia bảo đó anh! Bởi thế em luôn mang theo người để các cụ phù hộ và may mắn tìm gặp được anh trai em. Biết đâu chuyến ra Bắc lần này…” Anh trai em? Tim tôi bỗng nhiên đập rộn lên. Có phải đây chính là đứa em trai của Bắc, người đồng đội năm xưa,  học cùng  lớp với tôi, nhập ngũ cùng ngày, lại về cùng đơn vị chiến đấu, trước lúc hy sinh đã gửi lại cho tôi một vật giống như thế?
– Tôi cũng có một cái cúc áo giống như của anh. Để tôi lấy cho anh xem.
Tôi đi nhanh vào gian buồng, lục lọi trong chiếc rương gỗ, xực mùi ẩm mốc.  Đây rồi! Tôi đã tìm thấy cái gói nhỏ bọc trong tấm vải dù. Vật này, tôi  lấy ra từ túi áo ngực đẫm máu của Bắc.  Khi tôi đặt hai cái cúc áo cạnh nhau,  từng nét họa tiết tinh xảo giữa hai cái trùng hợp với nhau không sai một li. Hình như hai cái cúc áo cũng có hồn, các hạt xoàn ánh lên những tia sáng  lấp lánh mừng rỡ trong ánh nắng chiều đang lụi tàn.
Người khách lạ nét mặt bỗng nhiên tái đi. Sự việc bất ngờ quá, khiến toàn thân anh run rẩy. Anh ta đưa mắt hết nhìn cái cúc áo rồi lại nhìn chằm chằm vào mặt tôi. Sau rồi, như thể  khẳng định, anh ta ngồi xuống, hai tay ôm chặt lấy hai chân tôi, nước mắt chảy đầm đìa trên khuôn mặt khắc khổ càng thêm héo tóp khi ngẩng lên: “Có phải anh Bắc đó không? Anh ơi! Em là thằng Nam đây! Cuối cùng thì em cũng đã tìm được anh rồi! Hu hu. Anh ơi! Bao nhiêu năm qua, em và má mỏi mòn chờ cái ngày ba và anh trở về… Đã hai lần em lận mò ra Bắc đi tìm anh mãi mà  đến bây giờ mới gặp.  Anh ta giơ hai cánh tay  dài ngoẵng, giống như hai rễ cây si, cứ ôm chặt lấy hai chân tôi như chẳng muốn rời. Tôi đứng yên, chết lặng…
Đó là một buổi chiều sắp tàn trên cao điểm H. Tôi vẫn nhớ như in. Đại đội tôi được lệnh phải chốt chặt cao điểm này bằng mọi giá. Dưới chân cao điểm, con đường huyết mạch thông sang Lào ngoằn ngoèo ảo mờ trong sương khói. Nếu để địch chiếm được  điểm cao  này, chúng sẽ dung hoả lực khống chế toàn bộ việc chuyển quân của ta. Chiến dịch sắp mở màn. Lịch sử giao trọng trách cho chúng tôi nhiệm vụ hết sức nặng nề, bằng mọi giá phải giữ cho bằng được cao điểm. Lời chính trị viên Trung đoàn nhắc nhở trước khi vào trận đánh còn vẳng bên tai tôi. Đã mấy ngày qua, địch tấn công hết đợt này đến đợt khác nhưng đều bị  đại đội tôi đánh bật trở xuống. Dưới chân đồi, xác địch nằm ngổn ngang. Trên cao điểm,  quân ta hy sinh cũng khá nhiều. Đại đội chỉ còn lại sáu người: Huỳnh Thế Bắc, Nguyễn văn Tộ, Đinh Trọng Cường, Trọng Miễn, đại đội phó Hoàng Thạc và tôi. Chúng tôi di chuyển liên tục để đánh lừa địch. Nếu để chúng biết chính xác lực lượng của ta, lợi dụng đêm tối, sẽ tổ chức tấn công ồ ạt, chúng tôi sẽ không thể chống đỡ nổi, mất cao điểm là cái chắc. Chúng tôi không có thời gian ngồi với nhau. Tất cả xác định cùng sống chết với cao điểm. Trong giờ phút nguy nan và căng thẳng ấy, tôi thấy lòng mình thật thanh thản. Nhớ ngày nhập ngũ, khi ấy tôi và Bắc đang học kỳ hai, năm cuối cấp ba. Bắc thuộc diện con cán bộ miền Nam tập kết,  được miễn đi lính nhưng Bắc làm đơn tình nguyện. Đêm trước khi lên đường, hai thằng dẫn nhau đi tạm biệt bạn bè, trên đường về, Bắc đã tâm sự với tôi: “Đi Nam lần này, tao có ý định là tìm thằng em trai tao và má. Đã mười mấy năm rồi xa cách…”.  Tôi bảo, mày xa nhà từ ngày còn bé tẹo, giả dụ như có gặp, thì làm sao mà nhận được nó?  “ Nhận được chứ mày! Khi ba con tao ra Bắc, má đã trao cho ba một tín vật, để lỡ sau này, có xảy chiến tranh loạn lạc thì anh em nhận ra nhau.  Ba vừa trao lại cho tao ngày hôm qua”. Thì ra, tín vật mà Bắc nói với tôi là ba trao cho ngày ấy là chiếc cúc áo  giống y như thế này đây…
Tôi và Huỳnh Thế Bắc chịu trách nhiệm vụ chốt chặt hướng Tây Nam, hướng dễ bị hở sườn, địch tấn công ác liệt nhất. Khẩu trung liên trong tay Bắc rung lên bần bật, lạnh lùng rê nòng sát mặt đất, từng đàn ong lửa chiu chíu vun vút bay ra, ép lũ địch không đứa nào nống lên được.  Có lẽ cũng bị áp lực của chỉ huy nên chúng liều chết ào ào xông lên. Tôi phụt một quả B40 vào đám quân nguỵ co cụm  dưới chân đồi. Tiếng chúng rú lên, kêu la như cha chết. Mùi da thịt người bị đốt cháy dưới sức nóng nóng mấy ngàn độ của quả đạn chống tăng, bốc khói đen kịt, tạt theo gió bay lên khét lèn lẹt, đặc cả hai lỗ mũi. Tôi với Bắc di chuyển như con thoi, bình tĩnh, nhịp nhàng linh hoạt. Phía chân cao điểm bỗng dưng im lặng. Chúng giở trò gì thế này? Phải cảnh giác! Tôi đang suy nghĩ và căng mắt quan sát, thì từ một gốc cây rất gần  trận địa, một tên lính nguỵ bí mật bò lên tiếp cận từ lúc nào. Hắn đột ngột nhô cả người lên, xả hết cả một băng đạn AR15 về phía khẩu trung liên của Bắc rồi ngồi thụp xuống. Tôi chỉ kịp ném theo một quả lựu đạn để tiễn nó về trời rồi chạy lại với Bắc.
Bắc đã trúng đạn, gục xuống xuống công sự. Tôi chạy lại, đôi mắt Bắc đã gần hết sinh lực nhưng vẫn cố giương lên, vẻ  tuyệt vọng nhìn tôi. Tôi ôm lấy Bắc, đỡ nằm xuống chiến hào. Nhìn sắc mặt Bắc, biết còn chút tỉnh táo, tôi ghé sát vào tai:“Bắc ơi! Mày có điều gì nhắn lại gì không? Nói nhanh lên, nếu sau này tao còn sống, tao sẽ…”  Bắc muốn nói nhưng sức đã kiệt, không thể phát ra lời, chỉ thấy đôi môi mấp máy và chiếu cái nhìn cuối cùng vào túi áo ngực của mình. Tôi nhận ra ánh nhìn ấy, chợt nhớ đến cái đêm hai thằng đi với nhau trước ngày nhập ngũ.  Hay là tín vật của má mà Bắc nói ba mới trao đang đựng trong túi áo? Tôi gật gật đầu như hiểu ý Bắc rồi vội mở túi áo ngực trái của Bắc, máu thấm đầy tay tôi. Tay tôi chạm  vào một gói nhỏ bọc nilon,  buộc rất cẩn thận. Tôi vội mở ra thì đó là vỏ một hộp “cao Sao Vàng” đang thịnh hành thời ấy, bên ngoài gói bằng chiếc khăn “mu xoa” có thêu đôi chim én đang bay lượn trên cành đào mùa xuân thấp thoáng hoa. Chắc là khăn của bạn gái Bắc tặng trước lúc chia xa. Bên trong hộp cao là chiếc cúc áo màu vàng, có đính mấy hạt xoàn hay hạt gì đó không rõ, nhưng cũng như chiếc cúc của người hoạ sĩ chiều nay, ánh lên những tia sáng xanh lấp lánh, rất huyền diệu. Cùng lúc, người Bắc giật giật, nấc lên tiếng gọi rất khẽ: “Má ơi…”.
Đôi mắt rất đẹp và hiền của Bắc đang nhìn tôi, đã khép lại ánh nhìn cuối cùng. Tôi đặt bàn tay lên mắt Bắc, để yên như thế, cảm nhận được hai mí mắt từ từ khép lại. Tôi lặng đi, trái tim như ngừng đập. Thôi thế là người bạn học thân thiết của tôi từ thủa học trò, đồng đội cùng chia lửa trên chiến hào của tôi  đã vĩnh viễn ra đi…Tôi ôm lấy thân thể Bắc đang lạnh dần, nước mắt trào ra tràn trên mặt. Ôi Bắc ơi! Mày cứ yên lòng ra đi, nếu sau chiến tranh, tao còn sống, tao sẽ tìm gặp được thằng Nam, em trai mày, tao sẽ trao cho nó kỉ vật này và nói với nó rằng anh trai nó đến phút cuối cùng vẫn nhớ đến má và nó. Tôi lặng lẽ liệm Bắc bằng tấm tăng đã rách bởi bao nhiêu vết đạn găm vào,  xác định vị trí, ước tính tọa độ,  rút lưỡi lê AK bên hông, dùng hết sức lực còn lại, vừa đào vừa bới một hố đất đủ vùi xác Bắc dưới những rễ xùm xòa của một gốc cây bằng lăng, thân cây nứt toác và bị găm không biết bao nhiêu mảnh đạn. Tôi cố lật những hòn đá to, xếp thành hình chữ nhật dưới gốc cây. Tôi muốn những hòn đá và rễ cây sẽ bảo vệ thân xác Bắc. Xong, tôi không quên đánh dấu bằng một tảng đá có hình thù đặc biệt, ý đồ để sau này khi kết thúc chiến tranh, có đi tìm hài cốt Bắc, sẽ dễ dàng nhận ra. Trời đã tối đen, bốn bề vắng lặng. Tôi nghe rõ tiếng dế trũi gáy ri rí trong sương lạnh. Nuốt vội miếng lương khô để lấy sức,  tôi lại  vào thay vị trí của Bắc. Khẩu trung liên lạnh ngắt  ướt nhòe trong tay tôi. Tôi nghiến chặt răng, người run lên cùng nỗi cô đơn và thù hận giữa bầu trời tối đen như mực trên điểm cao chất đầy đạn lửa và chết chóc…
 Tôi cúi xuống đỡ người khách đứng dậy.
– Có đúng là Nam đó không em?
Khi tôi nói câu đó, Nam đã hoàn toàn tin tôi là Bắc, người anh trai ruột của mình. Nam càng ôm chặt lấy tôi hơn, vừa mừng vừa tủi trong bóng chiều đang sẫm dần. Tôi chụm củi, nhóm lửa thổi cơm. Nam ra mảnh vườn sau nhà hái vội ít ngọn mùng tơi. Tôi mở chạn đựng thức ăn, chỉ còn đúng bốn con cá nục khô. Tôi nảy ra sáng kiến, mình cá thì hấp luôn vào nồi cơm vừa cạn, còn đầu cá, tôi dùng chày gỗ giã cho nát, thêm thìa mẻ chua lọc, nấu riêu. Bữa cơm nhà nghèo, chỉ có thế mà Nam cứ nức nở khen ngon…
Đêm hôm ấy, hai anh em nằm bên nhau trò chuyện, đến gần sáng mà không ai buồn ngủ. Nam thì vui mừng vì đã tìm được người anh trai của mình. Còn tôi, vì tình thương với người bạn, người đồng đội cùng chiến đấu chung chiến hào và cũng là người duy nhất chứng kiến giây phút ra đi của Bắc, tôi đối xử với Nam như một người anh trai ruột thực sự. Nam kể chuyện nhà: “Sau khi anh và ba đi tập kết, má cũng chịu nhiều đau khổ, điêu đứng, đủ điều. Chồng là cán bộ Việt cộng đi tập kết mà! Khi ấy em cũng đã lớn rồi, có nhiều người tìm đến với má, nhưng má cự tuyệt. Nhưng sau rồi, có lẽ  do hoàn cảnh và cả áp lực của chánh quyền, ép má phải ly khai với ba là Cộng sản tập kết. Khi đó, anh và ba đi xa, đã bảy tám năm trôi qua không một dòng tin tức, mà nhìn về phương Bắc, vẫn mịt mù như bóng chim tăm cá. Sau mãi rồi má phải chấp nhận chung sống với một ông thiếu tá quân đội quốc gia goá vợ. Có lẽ do tâm trạng má lúc nào cũng nghĩ mình người vợ phản bội chồng, xấu xa ghê tởm, mặc dù ông thiếu tá vẫn hết lòng chăm sóc, thực lòng yêu thương má. Vì thế mà hai lần má mang thai, sinh ra hai đứa trẻ oặt ẹo. Hai đứa em cùng mẹ khác cha của anh em mình lần lượt ra đi trên tay má và ông thiếu tá. Người em phải kêu bằng ba dượng sau này cũng mất xác ở chiến trường Quảng Trị. Sau khi ông thiếu tá tử trận, ngôi biệt thự của ông ta tự nhiên thuộc về má và em, ở ngay thành phố Nha Trang, bên bờ vịnh…”
– Thế ba không ở cùng với anh sao? Như chợt nhớ ra điều gì, Nam hỏi tôi. Nghe Nam hỏi thế, tôi buộc phải bịa chuyện. Tôi bảo, khi tôi lên đường nhập ngũ, thì ba được điều ra làm việc ở một cơ quan Trung ương ở Hà Nội.  Ngày rời quân ngũ, ra đi tìm ba thì ba đã mất sau một cơn đau tim đột ngột. Người ta chôn cất ba trong một nghĩa trang ở nội thành. Khi tôi đến tìm phần mộ của người, vì mở rộng thành phố, nghĩa trang cũ di dời đến một vị trí khác rất xa. Mộ của ba hiện bị thất lạc. Còn ngôi nhà tôi đang ở, là của bố mẹ vợ. Chị dâu của chú đã mất cách đây hai năm. “Ba ơi! Nam nấc lên nghẹn ngào. Bao nhiêu năm con mơ ước sẽ có ngày ra Bắc gặp ba, nào ngờ…”
Nhìn thấy gia cảnh của tôi, Nam không khỏi ái ngại. Đêm hôm sau, Nam không ngủ, cứ đi đi lại lại ngoài sân, vẻ đắn đo, suy nghĩ. Tôi cũng giả bộ nằm thế thôi chứ chưa hề chợp mắt. Bao giờ thì tôi nói ra sự thật? Tôi phải nói ra sự thật, dù Nam có đau đớn, nhưng chỉ một lần thôi rồi sẽ dần nguôi ngoai. Nhưng nói vào lúc nào? Tất nhiên không phải lúc này, khi mà Nam đang tràn trề hạnh phúc sau bao nhiêu năm chiến tranh phiêu dạt, anh em mới được đoàn tụ. Gần sáng thì Nam bảo tôi: “Anh Bắc! Anh và ba tha hương gần ba chục năm rồi! Giờ là lúc gia đình ta phải trở về cùng sum họp. Ở ngoài này, anh cũng chỉ có một thân một mình. Anh phải trở về  nơi chôn rau cắt rốn, rồi gặp má. Má bị bệnh hiểm nghèo, giờ đã nặng lắm rồi. Ngày nào má cũng giục em ra Bắc để tìm kiếm anh và ba. Má bảo với em, ngày anh và ba ra Bắc, trong giấy tập kết, ba được nhận về nông trường Đồng Giao, thuộc tỉnh Ninh Bình, con cứ ra vùng ấy tìm, may ra sẽ kiếm được ba và anh trai con. Em đã ra hai lần rồi, nhưng không tìm được. Lần này, trước khi đi, em đã thắp hương cầu khấn ông bà, tổ tiên phù hộ, dẫn đường chỉ lối, vậy mà may mắn sao, lại vào trúng nhà  anh. Chắc trên cao xanh kia có tổ tiên, ông bà nhà mình phù hộ. Má chờ mong có ngày này từ lâu lắm rồi. Và anh biết không? Chiếc áo má đã cắt rời hai cái cúc ở hai tay cho hai anh em ta, giờ là lúc phải khâu lại cho lành lặn chứ? Anh nhớ nhé, lời má dặn, cúc của anh tay phải, cúc em tay trái. Má bao giờ cũng nghiêng về anh và ba…”
Tôi chưa thể và cũng không nỡ nói ra sự thật và cũng không thể xa rời Nam. Làm sao có thể nhẫn tâm nói rằng Bắc đã hi sinh trong khi Nam đang chứa chan niềm vui hạnh phúc như thế. Tôi chợt nghĩ, có lẽ phải phải vào Nam một chuyến, tạm thời trong vai  Bắc, còn cơ hội để an ủi người mẹ già đang trong cơn hấp hối, đau đáu chờ thằng con trai. Tôi sẽ thay Bắc chăm sóc bà cho đến khi nào bà qua đời thì sẽ nói thật với Nam, rồi anh em cùng đi tìm hài cốt Bắc. Như vậy, tôi đã  hoàn thành sứ mệnh của một người bạn thân với Bắc, người đồng đội của tôi. Bắc ơi! Tao sẽ thay mày chăm sóc những ngày cuối đời của má, nơi cao điểm H, nơi diễn ra  trận chiến đấu năm xưa, giờ chắc bạt ngàn lau lách, mày cứ yên lòng nhé! Tôi thầm thì nói với linh hồn Bắc, nước mắt tôi chảy ngược vào tim…
Ngày hôm sau thì tôi theo Nam về Thành phố Nha Trang, nơi có bà má già gia đình em đang sinh sống.  Hai anh em lên tàu Thống Nhất, cùng ngồi sát bên nhau. Cái tên “tàu thống nhất” bây giờ nghe mới ý nghĩa và thiêng liêng làm sao! Tôi nhìn qua khung cửa, làng mạc, núi sông hiện lên một dãi nối liền. Ôi đất nước! Hai mươi mấy năm trời tôi cùng đồng đội đổ bao xương máu, đến bây giờ được thế này đây! Tôi rưng rưng cảm động, nhận ra từng địa danh, nhớ lại những mái nhà, những tấm lòng nhân hậu của những con người đã cưu mang giúp đỡ tôi, bây giờ họ đang ở đâu? Nơi ấy, chắc vẫn còn in dấu chân tôi…
Qua hai ngày một đêm, thành phố đã hiện ra, yên bình và lịch lãm bên bờ vịnh Nha Trang. Tôi gặp được người má ruột của Bắc. Bà đã suy kiệt, gầy yếu lắm rồi, cơ thể teo tóp, như một đứa trẻ, nằm hoi hóp trên giường. Bà đang cưỡng lại số phận, cố gắng chờ đợi đứa con trai ruột thịt của mình trở về. Tự nhiên nghĩ đến hình ảnh Bắc gục ngã nơi chiến hào, ánh mắt tuyệt vọng gửi gắm cho tôi tín vật của má trao, tiếng gọi “má” cuối cùng, cảm xúc chợt  trào lên, tôi không cầm nổi nước mắt, cứ để mặc cho đôi dòng lệ  tuôn ra, đầm đìa trên mặt.  Tôi ôm lấy bà, cảm giác như người mạ ruột của tôi, kêu lên, sao mà như là giọng của Bắc: “Má ơi! Má! Con là thằng Bắc của má, gần ba mươi năm rồi xa má, giờ đã về với má đây nè…” Nghe tiếng tôi, bà cũng ngỡ là thằng con trai cả đã trở về thật. Bà giơ đôi cánh tay gầy guộc xanh xao, yếu ớt, chỉ còn da bọc xương, choàng lấy cổ tôi. Nước mắt tôi và nước mắt của người mẹ miền Nam sau mấy chục năm chiến tranh lưu lạc với nỗi đau chia cắt đã hoà trộn vào nhau trong phút giây sum họp.  Tôi cảm nhận được sự run rẩy vui mừng của má từ bàn tay gầy guộc, truyền cho tôi chút hơi ấm khi  sức lực của một đời người mẹ chịu nhiều mất mát khổ đau đã gần tàn…
Sau rồi tôi gặp vợ con Nam, cả nhà mừng vui khôn xiết. Cuộc sống của gia đình Nam khá sung túc…Một tuần sau, bà má ra đi. Tôi đội khăn tang thay Bắc, túc trực bên linh cửu và tiễn đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng…
Nhiệm vụ của tôi với Bắc, người đồng đội chung chiến hào, đến đây đã hoàn thành. Tôi không còn lý do gì để lưu lại đây nữa. Tôi đang đang định nói rõ cho Nam biết sự thật về Bắc thì Nam đưa tôi đến một ngôi biệt thự ngay bên bờ vịnh Nha Trang. Ngôi biệt thự khá hiện đại và xinh xắn, kiến trúc theo phong cách châu âu, rất lịch lãm. Nam dẫn tôi lên tầng thượng,  phóng tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh vịnh Nha Trang và biển, rồi bảo với tôi: “Anh ơi! Trên thế gian này bây giờ em chỉ còn có anh là ruột thịt thôi. Ngôi nhà này ngày xưa là của má và ba dượng em, bây giờ nó sẽ thuộc về anh. Vì anh là trưởng mà! Anh phải lo việc thờ cúng ba má. Mọi sự xảy ra với gia đình ta, cứ coi như một cơn ác mộng. Anh em mình sẽ sống bên nhau suốt quãng đời còn lại…”
Khi Nam đưa ra lời để nghị ấy, tôi biết, Nam hoàn toàn tin tôi là Bắc, người anh trai ruột của mình, khiến tôi khó xử vô cùng.
Cuối cùng, tôi đã chọn đúng thời điểm thích hợp. Đó là hôm làm cỗ cúng 49 ngày cho má. Khi trong phòng chỉ còn lại hai anh em, tôi đã ôm lấy Nam, để mặc cho dòng lệ chảy và kể lại câu chuyện bi thương. Ban đầu thì Nam không tin, nhưng khi thấy tôi nói rằng, nếu Nam không đi tìm hài cốt của anh mình, thì chính tôi sẽ đi. Rồi sau đó, tôi sẽ xa rời nơi đây vĩnh viễn. Trên cao điểm ngày ấy, cho dù thời gian đã xa, nhưng từng ngọn cỏ gốc cây, vẫn hằn trong trí nhớ của tôi. Nhất định tôi sẽ tìm thấy mộ của Bắc. Nhìn thấy vẻ mặt Nam thay đổi, từng thớ thịt run run chuyển từ tái mét sang nâu sậm rồi ngược lại. Những mạch máu nhỏ li ti đang làm đúng chức năng của nó, chuyển dòng máu tuần hoàn qua nhịp đập con tim. Vì thế mà tôi biết, trái tim Nam đang quằn quại nỗi đau: mất ba, mất má, còn giờ thì mất anh.
– Chú Nam! Ngày mai anh em mình phải đi thôi, không thể chậm trễ thêm được nữa. Bắc đã đợi anh em mình lâu lắm rồi! Nơi gốc cây bằng lăng sù sì chi chít mảnh đạn ngày ấy, tôi như nhìn thấy Bắc đang ngồi gục đầu, đau đáu trong nỗi chờ mong những người thân yêu của mình trong ráng chiều miền Trung trống vắng…
Sau khi tôi và Nam trở lại cao điểm H, nơi xảy ra các trận đánh và đưa hài cốt Bắc về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà, tôi trả lại ngôi biệt thự cho vợ chồng Nam và trở ra Bắc. Có một chuyện buồn cho gia đình Nam nữa là, khi Nam ra Hà Nội tìm mộ ba mình thì mới biết: Ba Nam đã tình nguyện trở lại quê hương chiến đấu, khi ông về gần đến chiến khu Đồng Bò thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, thì bị một tiểu đội địa phương quân phục kích, sát hại.
Bây giờ, ngôi biệt thự của ba dượng Nam làm nơi thờ cúng. Ảnh ba má ruột của Nam, anh trai và ba dượng cùng đặt chung trên một bàn thờ. Có một lần, tôi đi tham quan thành phố Nha Trang cùng với Hội cựu chiến binh của tỉnh, vào nhà, thấy thế, tôi bảo Nam: “Không được! Chú phải làm hai bàn thờ riêng biệt. Ba, má và anh Bắc trên một bàn thờ, còn ba dượng, phải ở một vị trí khác”. Nam ngước cặp mắt buồn bã, đăm đăm nhìn tôi, lặng lẽ gật đầu…Đã hơn hai chục năm nay, tôi chưa một lần vào thăm lại, không biết Nam có làm như lời tôi nói không!?.
25/1/2024
Trịnh Tuyên
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Truyện của hội viên mới Chu Quang Mạnh Thắng

Truyện của hội viên mới Chu Quang Mạnh Thắng Chu Quang Mạnh Thắng sinh năm 1973, quê quán Bắc Giang, hiện sống tại TPHCM. Anh tốt nghiệp Đ...