Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

Người đàn bà trong ngôi biệt thự

Người đàn bà trong ngôi biệt thự

Về đêm, thỉnh thoảng Huân lang thang trên những con đường của Huế, nhìn những ngôi biệt thự, ẩn kín sau những vòm cây, mà bóng tối làm nổi bật những ô ánh sáng chui qua cửa sổ của những ngọn đèn như gợi nhớ cho Huân những kỷ niệm, lịch sử của một thời oanh liệt.
Mỗi ngôi biệt thự là một thế giới riêng tư, bí mật, ở đó chỉ có chủ nhân, những người trong gia đình cùng sống, cùng chia sẻ, cùng cảm nhận.
Huân thích những ngôi nhà vườn, những ngôi biệt thự ẩn kín sau vòm cây xa xa đó. Những ngôi biệt thự có chiều sâu, không gian thăm thẳm và tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.
Mỗi lần về Huế, lúc có giỗ, chạp, Huân đi thăm bà con, bạn bè, ấy cũng là lúc chàng sống lại với kỉ niệm một thời.
Con đường Chi lăng nằm bên tả ngạn sông Hương, chạy dài từ cầu Gia Hội cho đến cuối đường là bến đò chợ Dinh. Tại phần đất ấy, trên mép bờ sông Hương có ngôi biệt thự, đối diện nhà Huân.
Ngôi biệt thự đó là một phần tuổi thơ của Huân. Những ngày Huân không đi học. Huân trải qua thời gian ở đó: những lúc câu cá dưới bến, những lúc leo cây hái ổi cùng những trò chơi trốn bắt mà các lùm cây, bụi cỏ là những điểm tựa an toàn cho Huân chui rúc.
Chủ nhân ngôi biệt thự là chú Hượt, con trai thứ hai của ông Bộ, cũng ở sát bên phần đất kế tiếp. Chú Hượt vắng nhà thường xuyên, ít khi Huân thấy mặt, sau này Huân biết được chú là Trưởng ty cảnh sát tỉnh Khánh Hòa.
Gọi là ngôi biệt thự thì cũng không đúng lắm. Ngôi nhà liên hoàn, chiều sâu (tính luôn khu vườn) cả 100 mét, nhà trước là mặt tiền, nhìn ra đường Chi lăng, là một căn nhà phố, gồm căn nhà chính, vách ciment lợp ngói, liền với nhà dưới, bên hông là một quán bán hàng, nối liền, chạy dài ra sau gồm nhà bếp, nhà ăn, sâu hun hút.
Nhà sau được liên hoàn với nhà trước. Đây là một nhà rường, bằng gỗ lim, gỗ trắc, lợp ngói để làm căn thờ. Mái nhà hình chữ A, sà xuống thấp, đứng trên bậc thềm, có thể đưa tay đụng ngói. Huân thích nhất bộ bàn ghế, tủ thờ toàn bằng gỗ trắc, khảm xà cừ, những con cong, con phượng và hai bức hoàng phi gợi nhớ tiền nhân.
Huân tò mò nhìn vào bàn thờ, trên đó Huân thấy chân dung bán thân một người phụ nữ trẻ đẹp, tóc bối ra đằng sau, cổ cao, đôi mắt to đen, sáng quắc, khuôn mặt toát ra vẻ đài các diễm lệ nhưng man mác buồn. Có lần Huân tò mò hỏi cha về ảnh người phụ nữ này thì được biết đó là người vợ trước của chú Hượt, đã chết sớm vì bệnh hiểm nghèo.
Một lần, qua chơi với đứa bạn trong xóm, Huân được ông Bộ dặn là không được vào nhà thờ vì trong đó hồn ma người phụ nữ trên bàn thờ bước xuống bắt giữ, sẽ bệnh mà chết. Huân nghĩ đó là ông Bộ dọa để bọn Huân sợ.
Tuy vậy, Huân vẫn thích nghỉ chân dưới mái hiên để được chiêm ngưỡng chân dung người phụ nữ đẹp vắn số.
Tại sao nàng chết? Nàng chết quá sớm! Huân ngậm ngùi nhìn chân dung nàng và ước mong sao nàng có thể từ trong ảnh bước xuống, nhìn Huân, nở một nụ cười.
“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng.
Xếp tàn y lại để dành hơi”
Từ nhà thờ nhìn ra là sân vườn, rộng bao la, bát bát ngát, đi hết vườn là đến bến, có những tấng cấp bước xuống là giòng sông Hương hiền hòa. Nhìn ra xa xa là những chiếc thuyền ghe đang lướt nhẹ trên sông. Trên bến mát rượi. Những tàng lá của cây sung, bụi tre tỏa bóng, che hết ánh nắng mặt trời cho ta cảm giác mát mẽ, dịu dàng.
Chính bến nước này, là nơi chị Huân vẫn thỉnh thoảng qua giặt rửa. Những chiều mùa hè, trời nóng oi bức, Huân và người anh kế vẫn thường băng qua đường, đi ngả rẽ, bên hông nhà, xuống bến để tắm tại đây.
Thích nhất là những lần Huân thả cần câu để câu cá, thường là cá bóng hay cá ngạnh. Có lúc bọn Huân đưa tay mò xuống các kẽ đá, thính thoảng bàn tay chạm được một vật gì lạ, Huân túm lấy. Có khi là một con rạm, có khi là một con tôm càng lớn. Những lần như thế cả bọn sung sướng nhảy cởn.
Ngoài việc bắt rạm, câu cá, khi chán, bọn Huân đi lách vào các bụi cây hái quả, những cây cà chua đầy trái, chín đỏ ối, có những lúc còn leo lên cây đào, ăn chán, hái một ít, tụt xuống, làm trò chơi buôn bán, …
Chuyện kể về gia đình chú Hượt cũng ly kì. Hai anh em Huân vẫn thường qua nhà chú để chơi đùa. Gia đình chú không săn sóc cây cối nhưng ông Bộ, người cha trực tiếp trồng và thuê người đến chăm bón. Hai anh em được ông Bộ xem như người nhà nên chuyện anh em Huân qua chơi là bình thường.
Huân chỉ biết một số rất ít về người vợ đã yên nghỉ của chú Hượt, ngày đó chàng còn nhỏ, ít quan tâm đến chuyện người lớn. Riêng người vợ sau của chú, duyên dáng, bặt thiệp. Bà thuộc phụ nữ ít học, chồng đi làm xa, ở nhà nuôi con và có vẻ cam phận, thỉnh thoảng nàng cũng thường hay qua nhà Huân chuyện trò cùng với bà chị dâu của Huân (chồng đi tập kết), một đôi khi vừa nói chuyện vừa đùa dỡn với bà nội Huân.
Lâu lâu, vài ba tháng, chú Hượt lại về, bên nhà đầy ắp tiếng cười. Chú đưa vợ, con đi chơi, dạo phố, mua sắm. Huân còn nhớ mãi cảm giác những trái thanh long ăn lần đầu tiên, vị ngọt ngọt lạt lạt kèm theo sự mát dịu êm êm vào cơ thể làm Huân nhớ mãi.
Có thể nói trong hai người con của ông Bộ, Chú Hượt là người có tính cách khác hẳn ông anh. Chú nói năng nhẹ nhàng, lịch sự, hỏi thăm từ người này đến người khác. Nụ cười luôn nở trên môi. Lối cư xử, tiếp cận của chú với mọi người làm ta có thể đoán được chú là người có vị trí quan trọng trong xã hội.
Có điều, Huân vẫn không hiểu là tại sao người phụ nữ, tên Lan, vợ chú Hượt lại chấp nhận số phận nghiệt ngã, ở nhà một mình, vò võ nuôi 2 đứa con trai?
Có thể nàng cũng ghen, nhưng cuộc sống ẩn kín của những gia đình danh gia vọng tộc, có vị trí trong xã hội làm cho nàng âm thầm chịu đựng?
Cả một ngôi biệt thự rộng lớn như vậy, chỉ có nàng và 2 đứa con trai còn nhỏ. Đó là một thế giới im lìm, tĩnh lặng. Ba người sinh hoạt trong ngôi biệt thự như ba chiếc bóng.
Chính vì thế, mỗi khi bọn Huân trải qua những thời khắc vui đùa trong vườn, trong nhà chái của ngôi biệt thự thì nàng vui hẳn lên. Đôi mắt nàng sáng ngời, nụ cười, tiếng nói dí dõm. Huân rủ 2 đứa con trai của nàng (Sơn anh và Sơn em) ra vườn chơi đánh căn hoặc chơi ô, có khi chơi trốn bắt.
Một lần, khi trở về, Huân đi xuyên nhà dưới, qua phòng ăn, Huân thấy nàng lui cui làm bếp. Huân hình dung, bửa ăn lại chỉ có 3 mẹ con. Người chồng, người cha luôn vắng mặt. Huân thoáng thấy trong khuôn mặt nàng nỗi phiền muộn muôn thuở.
- Răng chú ít về nhà rứa cô?
Nàng trả lời chua chát:
- Chú bỏ cô rồi!
- Không mô cô, chú sẽ về với cô.
Người phụ nữ ngước mắt nhìn Huân, trong đôi mắt của nàng, Huân đọc thấy niềm hy vọng mong manh. Lúc bấy giờ, Huân chỉ 13 tuổi, nhưng Huân vẫn cảm nhận được vẻ đẹp trong đôi mắt đen sâu thẳm ấy. Nàng mặc chiếc áo chemise trắng, mịn, mỏng, không có nịt vú, để thoải mái. Mắt Huân thoáng một giây lướt nhìn nàng. Ngực nàng căng, Huân thấy lờ mờ đôi vú nàng, nhô cao, phập phòng. Huân ý thức được mình còn nhỏ, chỉ bằng con nàng. Không hiểu sao, Huân vẫn thích nhìn vào chỗ ấy, những vùng bí hiểm của người phụ nữ. Huân đã lục, đọc những quyển sách nói về “bí mật giới tính”, “Nam, nữ trước ngưởng cửa hôn nhân”. Thỉnh thoảng Huân đã sờ vào chỗ kín của mình, đã thấy thích. Bây giờ với người phụ nữ, Huân có 1 cảm giác kỳ lạ.
Nàng bẹo má Huân:
- Ở lại ăn cơm với hai đứa nghe!
- Con phải về, chú con la.
Người phụ nữ đưa mắt nhìn Huân cười buồn. Huân tự nhiên cảm thấy chút lưỡng lự: Hay mình ở lại? nhưng không được, có một cái gì đó bảo rằng không nên.
Ngôi nhà vắng vẻ buồn bã ấy về đêm lại có tiếng đổ leng keng. Một hôm, Huân được ông anh dẫn qua nhà, nói là đổ xăm hường. Bấy giờ Huân mới hiểu. Đêm ấy 2 anh em thua mấy chục đồng, trong buổi chơi, Huân nhận ra có tất cả 5 người: Bà Tư (vợ bác Oanh), chị em dâu với Lan (vợ chú Hượt), ông đại úy Biên, hàng xóm ở trước nhà Huân, 2 vợ chồng người kế bên nhà chú Hượt.
Đã khuya, mọi người ra về. Lan ngáp dài, nàng ưởn ngực, hàng cúc áo kêu bựt. Đại úy Biên, ném tia nhìn khao khát về phía Lan. Ông dừng lại. Lúc bấy giờ không còn ai. Hai đứa con đã ngủ từ lâu.
Đại úy Biên nhìn người phụ nữ mĩm cười:
- Khát nước quá, có chi uống không?
Nàng nheo mắt:
- Chờ chút.
Lan quay lưng, mở cửa tủ lạnh, tay nàng cầm chai nước, xoay người lại, nàng lọt vào vòng tay đại úy Biên. Ông thì thào:
- Cho anh yêu em đi!
Lan bất ngờ chưa kịp phản ứng thì bàn tay ông đã kéo ghì khuôn mặt nàng sát vào mặt ông, môi ông ghì sát môi nàng. Nàng thả chai nước trên mặt bàn. Môi nàng đáp trả, lưởi hai người quyện lấy nhau. Có một ngọn lửa đốt cháy cơ thể nàng. Đại úy Biên vật nàng, hai người đổ xuống nền gạch như hai cơ thể bị liệt chân.
Đại úy Biên bây giờ hoàn toàn khỏa thân, bàn tay ông như có bùa phép, đi đến đâu, nàng co rúm người lại, không còn chống đở nổi. Thành lủy cuối cùng nàng bỏ trống, không cần bảo vệ. Hai người chìm trong dòng thác lũ, chỉ nghe tiếng rên xiết của dục tình, như loài thú làm tình trong mùa động cởn.
Thế rồi, một hôm, Huân phát hiện thấy người phụ nữ ấy có thai. Lúc đầu, Huân nghĩ đó là chuyện bình thường. Nàng có chồng, có con. Có gì đâu để ngạc nhiên. Nhưng rồi người ta bàn tán, xì xầm nhiều về cái thai trong bụng của nàng.
Bấy giờ, Huân nhớ lại. Lâu lắm rồi, xem chừng đã trót năm, chú Hượt đâu có về Huế. Ông ở mãi trong Nha Trang. Và có lẽ người ta bàn tán xì xào là vì từ gia đình người anh chồng, bà chị dâu lắm mồm!
Cuộc sống buồn bã, cô đơn của nàng. Tuổi thanh xuân của nàng trôi qua trong sự tĩnh lặng của ngôi biệt thự, phải chăng là một định mệnh oan khiên?
Có ai hiểu được nỗi cô độc của Lan mà hằng đêm nàng đã đấu tranh một cách mãnh liệt những đòi hỏi của bản năng, của dục tình. Nàng còn quá trẻ và nàng chỉ là một con người bình thường. Lan cần một sự cân bằng về đời sống tâm sinh lý.
Tất cả mọi chuyện đều trôi qua, được giải quyết một cách thầm lặng trong ngôi biệt thự.
Lan lại sinh, con trai, nàng tiếp tục nuôi con. Tiếp tục cuộc sống thầm lặng.
Một hôm, Huân qua nhà, mang theo sách vở, ngồi sau nhà thờ, một mình học bài. Nàng từ nhà trước bước ra, đến ngồi đối diện với Huân. Huân hỏi:
- Chú có về thăm em bé mới sinh không cô?
Lan nhìn Huân cười buồn:
- Không về nữa mô! À mà có thể về, về để ly dị cô!
Huân thoáng chút ngạc nhiên:
- Ly dị? Răng rứa cô?
- Em cũng đã nghe rồi chứ bộ?
- Em cũng biết sơ sơ thôi nhưng mô có nghĩ quan trọng như rứa.
- Răng mà không được. Cô đã ngủ với người ta, có con, để tiếng xấu, ai mà chịu cho thấu!
Nàng trả lời với vẻ buồn cam chịu.
Huân nhìn người phụ nữ, trên khuôn mặt trái soan, cặp mắt to, miệng rộng, bờ môi mỏng, tô chút son hồng, Huân đọc thấy một sự thách thức pha lẫn chút dâm đãng. Huân nhớ lại nội dung cuốn sách mà Huân đọc lén, Huân nghĩ rằng người phụ nữ này sống vò võ một mình đêm thâu, không có chồng thì vấn đề dục tình là một khao khát mãnh liệt. Nàng bị sa ngã, chỉ là một phút yếu lòng. Chuyện bình thường.
Huân an ủi nàng:
- Không có chi mô. Lỗi một phần thuộc về chú nữa!
Nàng nhìn Huân kinh ngạc:
- Răng em nói như người sành sõi rứa?
Huân mĩm cười:
- Em đọc sách!
Lan chưng hững.
Chú Hượt về, hình như để giải quyết chuyện gia đình.
Một năm sau, Huân thấy ngôi biệt thự đã được bàn giao cho người cháu ruột gái, con bác Oanh, ông anh của chú Hượt.
Và nàng, nàng đã ra đi một cách lặng lẽ không ai hay biết, không một lời từ giã với hàng xóm, láng giềng.
Huân đoán vụ việc đã được đưa ra tòa án xử. Nàng giữ quyền nuôi 3 đứa con, với một số tiền trị giá bằng một phần của ngôi biệt thự.
15 năm sau, năm 1980, thời kỳ bao cấp bi đát, Huân gặp nàng tại Đà Nẵng, trong một ngôi nhà ọp ẹp. Nàng đã già hẳn, da nhăn, má tóp, nhưng đôi mắt của nàng vẫn còn long lanh, ẩn chứa một niềm đam mê tuyệt vọng. Nàng sống trong nghèo khổ. Các con nàng, đứa đầu đạp xích lô.
Nàng hỏi thăm Huân, cuộc sống gia đình. Huân chua chát kể lại cuộc sống bế tắc của mình.
- Còn cô?
- Cuộc sống của tôi bây giờ chỉ còn chờ chết thôi Huân à, các con tôi thất nghiệp, làm đủ thứ nghề, không giải quyết được chi hết. Âu cũng là số phận!
Huân hỏi thăm về chú Hượt, về gia đình của chú ở Nha Trang. Nàng căm thù:
- Đừng bao giờ nhắc đến ông ấy! Cô căm thù ông ta, vả lại bây giờ ông ta cũng bệnh tật liên miên, sau khi đi học tập về. Bà vợ ông ta cũng bệnh. Không còn chi nữa mô!
Năm 1996, khi trở về Huế, Huân được ông anh kể lại, chú Hượt về thăm. Ông có qua nhà, uống cà phê. Ông bị huyết áp nặng. Tuổi của ông đã ngót 80. Ít năm sau, Huân nghe tin ông qua đời, rôi vợ ông ở Nha Trang cũng chết vì ung thư.
Riêng cuộc sống của nàng, sau này, gia đình ra sao, quái lạ mặc dù ở Đà Nẵng, Huân vẫn không một tin tức về nàng. Huân tìm đến ngôi nhà trước đây nàng đã ở. Hỏi thăm, chẳng ai hay biết. Nàng đã bán nhà, ra đi. Ở đâu? Huân mù tịt.
Huân nghĩ rằng nàng đã chết.
Mà có ai không chết?
Kể cả Huân.
Nguyễn Lương Tuấn
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm thức mùa trong ca khúc Văn Cao

Cảm thức mùa trong ca khúc Văn Cao Nhìn lại nền âm nhạc ca khúc Việt Nam thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến ba tên tuổi được coi là nổi b...