Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Đọc thơ Ưng Bình Thúc Dạ Thị

Đọc thơ Ưng Bình Thúc Dạ Thị 
Lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ cận hiện đại đã sản sinh ra nhiều nhà thơ Hán lớn của thế kỉ. Những cống hiến của họ về ngôn ngữ và thể loại đã đặt nền tảng cho sự hiện đại hoá thơ ca sau này. Trong số những nhà thơ ấy có THỂ KỂ ĐẾN TẢN ĐÀ- NGUYỄN KHẮC HIẾU, TÚ XƯƠNG VÀ ƯNG Bình Thúc Dạ Thị.
SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC CỦA ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ RẤT ĐỒ SỘ, BAO GỒM 1000 BÀI THƠ
chữ Nôm, 227 bài thơ chữ Hán, 2 vở tuồng cổ và nhiều lời ca, hò Huế nổi tiếng. Sinh ra trong buổi giao thời, cũng là lúc mà sự giao lưu văn hoá Việt- PHÁP GẮN BÓ ĐẾN MỨC CAO NHẤT, NÊN SỰ NGHIỆP THI CA CỦA ƯNG Bình Thúc Dạ Thị là sự nghiệp của một vị quan triều Nguyễn, ưu thời mẫn thế, luôn luôn hướng về nhân dân và gần gũi với nhân dân. Có thể nhìn thấy sâu nặng và trước hết ở thơ ông, đó là nỗi đau mất nước. Ông hay buồn bã vì mình có chức phận mà không làm được việc gì khả dĩ giúp dân:
"Cái nợ tang bồng thân phải gánh
Tấm gương ngay thảo, dạ thường soi".
VÀ CŨNG CHÍNH ƯNG Bình Thúc Dạ Thị là tác giả của một bài thơ đã thành lời hát nổi tiếng:
"Chiều chiều trước bến văn lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Ðưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non".

Và cũng chính nhà thơ cho biết chữ "ai" nổi tiếng trong bài thơ là nhà vua Duy Tân những ngày mưu sự lớn, giả dạng thường dân chờ gặp Trần Cao Vân mật bàn quốc sự ở bến Phu Văn Lâu.
Qua năm tháng, giá trị nội dung và nghệ THUẬT CỦA THƠ ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ CÀNG TOẢ SÁNG, với một chiều sâu mới, trong một cảm nhận mới. Tư duy thơ ca của ông là sự kế tục của tư duy triết học phương Ðông. Luôn luôn nhận thức rõ cái hữu hạn của đời người, để hướng thiện và nhân ái. Nên dù quyền cao chức TRỌNG, ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ VẪN LÀ MỘT VỊ QUAN thanh bạch:
"Cảnh tiên chùa Phật thường lui tới
Nẻo lợi, đường danh ít lại qua
Biết đủ dầu không chi cũng đủ
Nên lui đã có dịp thì lui".
Lên cảnh tiên, vào chùa Phật, hưởng chữ nhân của bậc nho gia, thoát vòng tục LỤY NHƯNG CHƯA BAO GIỜ ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ LẠI yên lòng thụ hưởng chữ nhân. Canh cánh trong lòng ông vẫn là sự cảm thông dành cho "con đỏ".
"Hỏi ta ta biết nhơn tình đó
Biết lại càng thêm nỗi xót thương"
Trốn nẻo lợi, trốn đường danh về với thiên nhiên cây cỏ, hiểu lẽ đời, hiểu TÌNH NGƯỜI...THƠ ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ CÓ GÌ ĐÓ gần gũi với thơ Nguyễn Trãi "Bui có một tấm lòng trung liễn hiếu. Ðêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung". Nhưng nếu thơ của Nguyễn Trãi là thơ của THỜI THỊNH, THÌ THƠ CỦA ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ LÀ thơ của thời suy. Sinh thời tự hào ông viết:
"Vỹ Dạ thôn có Lão Vương Tôn là Thúc Giạ
ƯNG CA, ƯNG HÁT, ƯNG GIÃ GẠO HÒ KHOAN
Ham vui điệu cổ thi đàn
Nghe câu tuyệt xướng muôn vàng cũng mua"
Có cảm GIÁC NHƯ ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ CHỈ LÀ MỘT THI SĨ "ham chơi", một tài tử trà dự tửu hậu, đam mê cầm kì thi hoạ, lánh xa thế tục. Thực ra cách hành xử của ông không nằm ngoài tâm trạng của một cô quan; hiểu, chấp nhận, bất lực và đau xót trước thời thế. Có lẽ cũng giống như những nhà thơ mới sau này, ông đã trốn mà không thoát. Và sự trở về với trà, rượu, với hoa và thiên nhiên suy cho cùng là sự lực chọn một lối hành xử khá phổ biến của bậc túc nho tài hoa:
"Rượu có mùi hương nên uống mãi
Thi là thuốc bổ cứ ngâm chơi
Thuở ra sân khấu không làm rộn
Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi".
Một mực CHÂN CHỈ VỚI QUAN NIỆM SỐNG THANH TAO THOÁT TỤC, THƠ ƯNG Bình Thúc Dạ Thị rất gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Phương ngữ Huế trong thơ ông cũng là một nét độc đáo, đọc lên nghe sâu nặng và âm vang khó tả. Những câu thơ như:
"Cụm hoa nở ngoài cười
Yến tạ hữu Tấn sau nỏ biết".

Hoặc"Te rẹt dám khoe cần võng đỏ
Dãi dầu nên chuộng bát cơm lương"
luôn gợi lên một điều gì đó như là cuộc sống bình dị.       
ĐÃ 36 NĂM QUA, HUẾ VẮNG BÓNG ƯNG BÌNH THÚC DẠ THỊ. SỰ RA ĐI CỦA ÔNG CŨNG ÍT NHIỀU lặng lẽ như bản sắc và cốt cách của loài hoa sen- qua năm tháng và thời gian cứ thơm mãi như lời thơ bất tử về một bến xưa" Chiều chiều trước bến Văn Lâu...".
 Hoàn Bình Thi
Theo http://vuhuu.edu.vn/


1 nhận xét:

  Bướm nào thì cũng bần thần trước hoa Mưa nào mà chẳng là mưa/ Nhưng phải mưa bụi mới vừa lòng xuân/ Hoa nào cũng lắm vân vân/ Bướm nào t...