Trần
Ðăng Khoa in bài thơ đầu tiên năm 1966, khi Khoa lên tám tuổi. Nhưng bắt đầu
làm thì chắc còn sớm hơn. Ðó là hiện tượng hy hữu trong lịch sử văn học nước
ta, là sự gặp gỡ của những yếu tố chủ quan và khách quan có một không hai, đủ
sức tạo ra một hiện tượng tuyệt đẹp của thời đại cách mạng. Tuy nhiên ở đây tôi
chưa muốn nói nhiều về hiện tượng này, mà chỉ thử xem xét đến một trong những
sáng tác thời niên thiếu của "thần đồng thơ" này, hy vọng qua đó có
thể khám phá ra một vài nét gì đó trong bản sắc thơ Trần Ðăng Khoa chăng. Vào
lứa tuổi còn ham chơi giun dế, nhưng bên cạnh những bài thơ hồn nhiên rất trẻ
con, nhà thi sĩ tí hon đã tỏ ra già trước tuổi rất nhiều khi không ít lần đem
vào thơ những chuyện chẳng trẻ con một tí nào. Nhưng bài như thế không có tội
tình gì và cũng rất Trần Ðăng Khoa thôi, nhưng khi thời cuộc đã đi qua, cũng
như nhiều tác phẩm cùng thời khác, sau này đọc lại ta có cảm giác sức sống của
chúng hao mòn đi khá nhiều, đôi lúc còn gây dị ứng. Có lẽ vì thế mà tôi đã chọn
bài "Mẹ ốm" để viết những dòng này, vì ở bài thơ này, Khoa đã đạt đến
cả tính chân thực cuộc sống cũng như tính chân thực nghệ thuật rất cao.
Bài thơ mang tính
chân thực trước hết vì nó là thứ tình cảm thiêng liêng của muôn đời, một thứ
bản năng gốc, tức là lòng yêu thương vô bờ của đứa con với người mẹ, huống chi
đây lại là một đứa con còn bé bỏng. Người ta có thể khôn ngoan ở đâu, mánh lới
với ai, nhưng khi đến trước người mẹ ruột, ta luôn trở lại là một đứa trẻ thơ
ngây, hồn nhiên như thuở còn tấm bé:
Nói "mẹ thích
vui chơi" là cách nói của trẻ con, nhìn từ góc độ trẻ con, tức là tiếp thu
hình ảnh người mẹ qua lăng kính trẻ con, cũng như câu tiếp đó "hôm nay mẹ
chẳng nói cười được đâu" - ta nghe như cậu bé đang phân bua với ai đó, mặc
dù cậu chỉ tự nói một mình: đặc thù của trẻ con là luôn tưởng mình là người
lớn, và vì vậy chúng lại càng trẻ con hơn. Và trẻ con thì thích tò mò, ưa quan
sát:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Câu thơ trên ngỡ như
tự nhiên như không, nhưng đó là một lối nói mà không có kỹ năng nghề nghiệp
không dễ dùng được. Còn câu dưới, với chi tiết "Truyện Kiều" thì để
lộ một bài thơ rõ rệt, vì chi tiết rất thực trong đời thực này lại mang đầy sức
mạnh nghệ thuật, bởi nó nói lên bao điều về người mẹ, đến mức nếu ta muốn giảng
giải cho ra nhẽ thì phải tốn không ít giấy mực! Từng bước một, ta thấy xuất
hiện một bản lĩnh thơ thực sự, nghĩa là khả năng nghe ra được những tiếng nói
sâu thẳm vốn là bản chất của hiện tượng mà người thường không dễ gì nghe ra và
hơn thế nữa - khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh vi ấy bằng thứ ngôn ngữ
giản dị, chính xác và giàu hình ảnh có thể gây hiệu quả tình cảm mạnh mẽ:
Hai câu thơ tài tình
bởi đã gọi đúng tên sự việc, một sự việc bao gồm cả một đời người, nếu không
muốn nói bao gồm mọi đời người, trong có vẻn vẹn mười bốn âm tiết. Một đứa con,
dẫu còn măng sữa, mà đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời
bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc
chúng ta cũng không giấu nổi cảm động. Cả hai dòng thơ cô đúc, không có từ nào
không hàm chứa một lượng thông tin cần thiết, đặc biệt với từ "lặn"
không thể chính xác và biểu cảm hơn. Nhà thơ mười hai tuổi này thật đã gồm vào
trong thơ cả tài và tình khi tiếp tục làm ta kinh ngạc vì những chi tiết nhận
xét không phải chỉ bật lên từ con mắt mà là từ trong sâu thẳm trái tim:
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Còn nhớ có lần Trần
Ðăng Khoa đã từng nói rằng Khoa không phải là nhà thơ viết cho thiếu nhi. Quả
thực điều này cũng dễ nhầm lẫn. Ðã đành một đứa trẻ đặt bút thì mọi điều cận ta
viết ra đều là của một đứa trẻ. Nhưng một đứa trẻ thi sĩ thì là của chung tất
cả mọi người, cậu bé hay cô bé ấy có thể đem cả thế giới vào trong thơ theo
cách của mình, mà vị tất cách ấy đã kém sâu sắc, kém thấu thị hơn ở những người
lớn. Với một câu thơ như câu thơ trên, những thi sĩ lớn tuổi cũng phải ngả mũ
chào, bởi dẫu có được cái tinh tế và nhạy cảm thi sĩ như Khoa thì ít ra những
người lớn cũng hoặc làm cho câu thơ già đi hoặc làm cho nó mang cái vẻ trẻ con
giả vờ rất khó chịu. Với trường hợp những câu thơ kỳ diệu như thế này, cùng lúc
Trần Ðăng Khoa phải vận động theo hai quá trình ngược nhau: phải trưởng thành
lên để nhìn nhận sự việc bằng sự từng trải của một người lớn, lại phải quay trở
về với bản chất trẻ con của mình! Sự phân thân, hay chính là nhập thân không
biết nữa đã làm cho cậu bé như có hai cuộc đời trong một con người. Khổ thơ
tuyệt vời tiếp đó càng khẳng định khả năng phân thân này của tài năng thiên bẩm
Trần Ðăng Khoa:
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi cao diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi cao diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Xưa nay có nhiều câu
thơ hay nhưng rất ít đạt đến song toàn: hoặc cái tài lấn cái tình, hoặc ngược
lại. Bốn câu thơ trên của Khoa, cùng với cả những câu trên kia nữa, cùng lúc
làm cho ta vừa trân trọng cái tình, lại vừa khâm phục cái tài, thật là tài tình
trọn vẹn. Nhà nghệ sĩ tí hon thuở ấy đã làm được cùng lúc những việc ngỡ như
trái ngược nhau: vừa trẻ con, vừa người lớn, vừa tỉnh táo, vừa đắm say, một
chân đặt giữa đời một chân đứng vững trên mảnh đất của nghệ thuật. Một sự kết
hợp tài tính đến như vậy, không chỉ trong thế kỷ này, mà trong cả lịch sử cũng
thật hiếm hoi.
Anh Ngọc
Nguồn Hạnh phúc gia đình
Trả lờiXóađại lý vé eva air
vé máy bay từ mỹ đi việt nam
korean air vietnam office
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch