Đổi mới để có một mùa xuân
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện
rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới, thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và
dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cả người ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ
mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ.
Trong ý nghĩ thì chúc nhau những
điều tốt đẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những
ngày cuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà
cái mới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?
Trong ước mong và hành động của
con người cái mới bao giờ cũng đồng hóa với cái tốt hơn, đẹp hơn, đúng hơn.
Nếu nhìn kỹ thì trong một ngày
cũng có bốn mùa: tảng sáng cho đến giữa buổi sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ,
chiều là mùa thu và tối rút vào giấc ngủ là mùa đông. Sự đổi thay là phần việc của
thiên nhiên, sự đổi mới chủ yếu là do con người. Nếu không có sự đổi thay biến
chuyển như thế làm sao có tiến bộ? Nếu không có sự đổi mới mỗi ngày ắt cuộc đời
sẽ buồn tẻ và bất hạnh.
Con người muốn sống vui vẻ,
sung sức, hạnh phúc thì phải đổi mới, đổi mới từng ngày. Nhưng đổi mới cái gì? Đổi
mới của thiên nhiên thì chúng ta tạm biết rồi, còn đổi mới của con người là gì?. Đổi mới của con người là làm sạch
thân tâm mình, tịnh hóa những tiêu cực, gây tai hại, làm chướng ngại, để tiếp nhận
và phát triển cái mới. Cắt bỏ (đoạn trừ) những phiền não và những thứ gây ra phiền
não; tịnh hóa những ám ảnh, những buồn đau, những cái hư hỏng, xấu xí, cũ kỹ.
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ
thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và
tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
Đổi mới là tự hoàn thiện theo
chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Đây là sự tiến bộ và phát triển của con
người.
Những chữ “tịnh hóa, loại bỏ,
chuyển hóa, hoàn thiện, tiến bộ, phát triển, tích tập xông ướp” là những thực
hành Phật giáo đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
Như thế, đạo Phật là phương tiện
giúp ta đổi mới mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ. Đổi mới thân, khẩu,
ý của chúng ta theo chiều hướng Chân, Thiện, Mỹ. Chúng ta chỉ cần thực hành bất
cứ một pháp môn nào của đạo Phật trong một giờ đồng hồ, sau một giờ ấy, dù tiến
trình đổi mới này khó nhận ra, chúng ta cũng phải cảm thấy thân tâm mình tươi mới
lại, sạch sẽ ra, trong sáng hơn, thanh nhẹ hơn, an vui sáng suốt hơn. Thế nên, nếu
biết đổi mới mình mỗi ngày bằng niệm Phật, ngồi thiền, bằng sám hối, bằng tụng
kinh trì chú, bằng phát Bồ đề tâm và hồi hướng… là chúng ta đang tạo dựng hạnh
phúc cho mình, đang đi trên con đường đổi mới của tự do và an vui, con đường Phật
đạo.
Nếu thực sự biết làm một
pháp môn nào, chúng ta sẽ tiếp xúc được với Phật pháp, cái mà chúng ta thường
nói là Phật, Pháp, Tăng thường trụ.
Nếu không đổi mới được thân tâm
mình, thời gian đối với chúng ta là mất thay vì được. Và cuối chuyến đi buôn có
phần mệt nhọc trên trần thế này mới biết là mình lỗ lả nặng nề thì đã muộn.
Đạo Phật giúp ta chủ động đổi mới
thường trực. Sự đổi mới đi từ những mảnh nhỏ của cuộc đời mình lần lần đến đổi mới
toàn diện, triệt để. Sự đổi mới được người xưa đồng hóa với mùa xuân, có lẽ vì
người Việt Nam ưa thích mùa xuân hơn ai hết. Những bài thơ buổi đầu của thi ca
Việt Nam ở thời Lý Trần hay nhắc đến mùa xuân. Chỉ riêng vua Trần Nhân Tông thì
trong 30 bài thơ, đã có tới 16 bài có chữ xuân.
Đạo Phật giúp chúng ta đổi mới
toàn diện và triệt để đến độ thấy và sống được một mùa xuân vĩnh cửu, một mùa
xuân bất tử. Lúc ấy chúng ta mới hết nghi cáimùa xuân bất tử này. Mùa xuân bất
tử ấy không chỉ siêu vượt ngoài sự đến đi, nở tàn, còn mất, mà còn nằm ngay
chính nơi sự đến đi, nở tàn, còn mất:
Xuân đến xuân đi nghi xuân tận
Hoa tàn hoa nở chỉ là Xuân.
Thiền sư Chân Không (1046-1100)
Nguyễn Thế Đăng
máy bay eva air
đại lý vé máy bay đi mỹ
korean airline vietnam
cách mua vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch