"Bềnh bồng cho tới mai sau"
Bài thơ tình rất lạ của Hoàng Phủ Ngọc
Tường
Có con thuyền
trong sương trắng
Bềnh bồng như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn như tìm
Có vầng mặt trời rựng sáng
Bồi hồi như một trái tim
Bềnh bồng như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn như tìm
Có vầng mặt trời rựng sáng
Bồi hồi như một trái tim
Em chèo thuyền
về phía hừng đông
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng
Anh mãi nghe từ đáy
màu sương mỏng
Bài hát tình yêu dậy một phương hồng
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng
Anh mãi nghe từ đáy
màu sương mỏng
Bài hát tình yêu dậy một phương hồng
Từ thuở nào vũ
trụ đã sinh ra
Mà sao mặt trời mối ngày vẫn trẻ
Mà sao anh đã từ vạn kỷ
Bên sông này anh đứng hát
mặt trời lên
Mà sao mặt trời mối ngày vẫn trẻ
Mà sao anh đã từ vạn kỷ
Bên sông này anh đứng hát
mặt trời lên
Vẫn đi hoài
trong cõi vô biên
Mặt trăng là mảnh gương
riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tình cầu
Mặt trăng là mảnh gương
riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tình cầu
Những hành tinh
ngẫm rồi thấy lạ
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau.
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số ít nhà văn viết
bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường
hấp dẫn người đọc ở tính nhân văn sâu sắc, những chiều kích khác nhau của trí
tuệ uyên bác và chất Huế huyễn hoặc, quyến rũ. Ðó là những trang viết tài hoa,
tài tử, tài tình. Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là áng thơ văn
xuôi cuốn hút người đọc. Có độc giả ở Hà Nội đã công phu cắt từng câu trong bút
ký nổi tiếng "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của anh xếp lại thành một
bài thơ rất lý thú. Ngoài bút ký, anh có nhiều bài thơ hay được rất nhiều độc
giả thuộc như "Ðịa chỉ buồn", "Dù năm dù tháng", "Dòng
sông đời mẹ", "Ðêm qua", "Bềnh bồng cho tới mai
sau"... "Bềnh bồng cho tới mai sau" là bài thơ tình hay và rất lạ trong
mạch "thơ buồn như viết ra từ máu" (chữ dùng của Nguyễn Trọng Tạo)
của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vài chục năm nay!.
Mùa hạ năm ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường về thăm Lệ Thuỷ quê vợ. Ðêm anh ngủ lại với
mảnh đất đã cho mình tình yêu cuộc đời. Rạng sáng, tiếng hát từ những con đò
trên dòng sông Kiên Giang làm anh choàng giấc. Anh chạy ra Mũi Viết nơi ngã ba
sông, và bàng hoàng trước cảnh tượng thơ mộng đẹp như tranh thuỷ mặc của Tàu:
Có con thuyền trong sương
trắng...
Có em chèo thuyền áo trắng....
Có vầng mặt trời rựng sáng...
Có em chèo thuyền áo trắng....
Có vầng mặt trời rựng sáng...
Ðó là những hình ảnh thực, rất thực diễn ra trong mỗi buổi sáng mùa hạ ở trên
sông Kiến Giang mà bất cứ ai cũng có thể kể lại được. Bắt gặp những cảnh tượng
bình minh như trong cổ tích đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị hớp hồn vía. Những hình
ảnh đẹp đó đi vào tâm hồn thơ của anh trở nên vô cùng xao động và ấn tượng hơn
nhờ những cặp liên tưởng bất ngờ và thú vị:
Có con thuyền trong sương
trắng
Bềnh bồng như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn tìm
Có vầng mặt trời rựng sáng
Bồi hồi như một trái tim.
Bềnh bồng như một cánh chim
Có em chèo thuyền áo trắng
Xôn xao như trốn tìm
Có vầng mặt trời rựng sáng
Bồi hồi như một trái tim.
"Mặt trời" bồi hồi như "một trái tim" là một hình tượng lạ,
một sự so sánh bất ngờ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao!.
Nhờ thủ thuật so sánh, liên tưởng điêu luyện những cảnh thực và thơ đã thành
ảo, thành mộng, cái tả đã biến thành cái cảm, cái say dẫn người đọc đến một
trạng thái tình cảm mới: tình yêu!. Cô gái
chèo thuyền trên sông phút chốc biến thành nàng tiên nữ giữa chốn bồng lai tiên
cảnh với những nét đẹp vàng son lấp lánh và cực kỳ sang trọng "phấn mặt
trời trên má", "bụi mặt trời vương gót chân", "dấu chân
thành hoa hài trên sóng"...
Em chèo thuyền về phía hừng đông
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng
Hứng chút phấn mặt trời trên má
Bụi mặt trời vương đầy gót chân
In những dấu hoa hài trên sóng
Trước hình tượng Nàng Thơ lộng lẫy sinh ra từ trái tim mặt trời ấy, nhà thơ của
chúng ta không thể không thổ lộ rằng mình đã yêu, rằng từ đáy LÒNG MÌNH
"BÀI HÁT TÌNH YÊU DẬY MỘT PHƯƠNG HỒNG"! ẤY LÀ LOGIC TÌNH CẢM, LOGIC CỦA THƠ!
Hết khổ thơ thứ 2, coi như "tiếng sét tình yêu" đã thể hiện quyền lực
của mình: Tình yêu đã được bày tỏ một cách nồng nàn. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường
không dừng lại ở đó. Những hình ảnh thơ được tả rất cận cảnh từ gần đến xa rồi
từ xa nói gần. Từ những hình tượng bắt gặp ngẫu hứng, bằng cấp độ liên tưởng
cao hơn, anh đã phát hiện ra tính âm dương của vũ trụ và đã đẩy bài đến một tứ
lớn hơn, đột ngột hơn: Tình yêu của con người rất vĩnh cửu bởi tình yêu mang
bản chất của vũ trụ
Từ thuở nào vũ trụ đã sinh ra
Mà sao mặt trời mỗi ngày vẫn trẻ
Mà sao anh như từ vạn kỷ
Bên dòng sông này đứng hát mặt trời lên..
Mà sao mặt trời mỗi ngày vẫn trẻ
Mà sao anh như từ vạn kỷ
Bên dòng sông này đứng hát mặt trời lên..
Quan hệ "có đôi" ấy được biểu cảm trong từng chi tiết:
Vẫn đi hoài trong cõi vô biên
Mặt trăng là mảnh gương riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tinh cầu...
Mặt trăng là mảnh gương riêng soi trái đất
Trái đất trôi như một cánh bèo dâu
Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở
Mê man nhớ những tinh cầu...
Thì ra mặt trời, mặt trăng, trái đất và những tinh cầu trong cõi vô biên vũ trụ
từ vạn kỷ nay vẫn hướng vào nhau, vì nhau, ôm ấp nhau, nhớ nhau... như con
người, như anh và em, như âm và dương. Vâng, vũ trụ là một tình trường vĩnh
cửu. Tình yêu của "anh và em" cũng bền vững như tình yêu giữa các
hành tinh. Bài thơ kết lại bằng khổ thơ rất hay, với những câu thơ sống động
rất đời mà nặng triết lý nhân sinh, những câu thơ có thể tách ra để biến thành
ngạn ngữ tình yêu:
Những hành tinh ngẫm rồi thấy
lạ
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau
Bềnh bồng mà vẫn theo nhau
Anh với em, ừ thì cũng lạ
Bềnh bồng cho tới mai sau
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường "... thấm đẫm
triết học về cái chết... thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột... Ðấy là thơ của
cõi âm"... Ðó là một nhận xét đúng và tinh tế. Nhưng trong nguồn thơ như từ đất vọng lên của Tường lại có một bài
thơ khác lạ, bài thơ như từ trời vang xuống,
đầy chứa chan, khoái cảm và trí tuệ. Ðó chính là bài thơ Bềnh bồng cho tới mai sau, bài thơ
về trái tim tình yêu, trái tim mặt trời vĩnh cửu, một bài thơ tình hay và mới.
Trả lờiXóaeva flight
may bay eva di my
mua ve may bay hang korean air
đại lý vé máy bay đi mỹ
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich