Tôi yêu mùa đông. Tình yêu từ thuở tâm hồn còn trứng
nước với những suy nghĩ ngây thơ: Mùa đông được mặc chiếc áo ấm đẹp. Nhưng rồi,
càng lớn, càng đi ra ngòai vòng tay của mẹ, của thị trấn nhỏ, tôi càng gặp nhiều
người yêu mùa đông. Những người ở thành phố hối hả này yêu mùa đông. Vì sao vậy?
Rồi, tôi cũng lớn dần, đủ trưởng thành để tìm được câu trả lời. Câu trả lời có
từ rất nhiều điểm chung của những người tôi gặp, của thế giới xung quanh tôi,
và của cả nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương với Đêm đông.
Trong cuộc đua chen hối hả của thành phố này, đa phần thời gian người ta vội vã cuốn theo nhịp của công việc, phải như thế để tồn tại, phải như thế để khẳng định mình, phải như thế để cống hiến được tuổi trẻ của mình cho đời, nhưng cũng phải như thế để cảm nhận những giây phút sâu lắng của tâm hồn mình. Người ta hay trở về với chính mình vào những đêm mùa đông.
Trong cuộc đua chen hối hả của thành phố này, đa phần thời gian người ta vội vã cuốn theo nhịp của công việc, phải như thế để tồn tại, phải như thế để khẳng định mình, phải như thế để cống hiến được tuổi trẻ của mình cho đời, nhưng cũng phải như thế để cảm nhận những giây phút sâu lắng của tâm hồn mình. Người ta hay trở về với chính mình vào những đêm mùa đông.
Mùa đông, thời gian dường như trôi chậm hơn. Bởi
cái lạnh đánh thức da thịt khiến người ta không thể hoàn toàn chìm đắm vào công
việc mà buộc phải cảm nhận và hướng mình ra thế giới bên ngoài nhiều hơn. Để biết
rằng thời gian đang trôi, chiều chưa đi nhưng đêm cũng đang xuống dần. Đâu đó
tiếng chuông chùa vẳng lại. Cái tiếng chuông chùa giữa phố thị như là thanh âm
của sự tĩnh lặng, nhưng cũng là thanh âm của sự nhắc nhớ, của thời gian ngày
xưa và một không gian nào đó xa lắm nơi người ta thực sự thuộc về. Có cánh chim
nào cũng đang rã rời mỏi mệt tìm về chốn nghỉ. Có làn mây xám nào cũng đang chầm
chậm trôi ngang lưng trời. Đều là những sự vận động, nhưng là những vận động
trong mệt mỏi, đó là cái vận động của cuối ngày, vận động để đi dần về phía
tĩnh lặng.
Thi nhân cũng dần đi vào chính lòng mình. Cái tĩnh
lặng mỏi mệt của không gian khiến thời gian trong tâm hồn thi nhân, dường như
cũng dừng lại và tê tái. Cái tê tái đến đây đã là cái lạnh của lòng, của chiều
sâu. Và cái tê tái đó càng tái tê hơn khi lữ khách trở về với thế giới mặt đất
gần hơn xung quanh mình: cây trút lá, mưa giăng mắc, sương thướt tha, và tất cả
cứ tiêu điều, đìu hiu quá. Tiếng ca Lê Dung vốn trong, cao và lạnh. Nhập với lời
ca này, sao cái tái tê lạnh buốt cứ ngấm dần, ngấm dần và ngấm rất sâu vào hồn
người nghe…
Và lúc này, lữ khách bắt đầu dành cho tâm hồn mình
một sự lắng nghe để biết mình khát khao điều gì trong cái chiều-đêm mùa đông ấy:
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Không nói trực tiếp tiếng lòng mình, nhưng lữ khách nghe trong đêm đông tiếng lòng chinh phu buồn xa quê, tiếng lòng chinh phụ dựa song ngóng chồng, tiếng thi nhân buồn tương tư, tiếng ca nhi soi gương và ôm nỗi sầu riêng chỉ một mình mình hiểu. Chinh phu-chinh phụ, thi nhân-ca nhi, chinh phu khát chinh phụ, ca nhi khát thi nhân, những cặp đôi tình nhân vốn luôn khát khao gần gặn, nhưng cũng luôn gặp cảnh cách xa. Nỗi day dứt vì cách xa chẳng phải đêm đông mới có, nhưng lại cứ cồn lên vào mỗi đêm mùa đông lạnh lẽo. Mùa đông, người ta cần nhau, cần chia sẻ, cần sự gần gũi bằng xương thịt để cảm nhận cái ấm nồng về tâm hồn. Nhưng mùa đông lạnh chỉ nhắc rằng nỗi khát khao đó là không thể. Khát khao càng mạnh thì nỗi sầu lạnh chỉ càng lớn dần thôi.
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Không nói trực tiếp tiếng lòng mình, nhưng lữ khách nghe trong đêm đông tiếng lòng chinh phu buồn xa quê, tiếng lòng chinh phụ dựa song ngóng chồng, tiếng thi nhân buồn tương tư, tiếng ca nhi soi gương và ôm nỗi sầu riêng chỉ một mình mình hiểu. Chinh phu-chinh phụ, thi nhân-ca nhi, chinh phu khát chinh phụ, ca nhi khát thi nhân, những cặp đôi tình nhân vốn luôn khát khao gần gặn, nhưng cũng luôn gặp cảnh cách xa. Nỗi day dứt vì cách xa chẳng phải đêm đông mới có, nhưng lại cứ cồn lên vào mỗi đêm mùa đông lạnh lẽo. Mùa đông, người ta cần nhau, cần chia sẻ, cần sự gần gũi bằng xương thịt để cảm nhận cái ấm nồng về tâm hồn. Nhưng mùa đông lạnh chỉ nhắc rằng nỗi khát khao đó là không thể. Khát khao càng mạnh thì nỗi sầu lạnh chỉ càng lớn dần thôi.
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Thế nên, tất cả như nhòa đi trong lòng lữ khách. Và lúc này, lữ khách chỉ còn cảm nhận thấy trong không gian tiếng bước chân của gió, con gió vĩnh cửu. Đến đây, tiếng hát Lê Dung cùng với tiếng nhạc dồn lên vừa khát vọng, vừa xa xót. Và cuối cùng thì con gió ấy cũng say hơn, nghiêng hơn, sầu hơn và tiếng than thở của gió cũng triền miên như nỗi sầu triền miên của kiếp người.
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Thế nên, tất cả như nhòa đi trong lòng lữ khách. Và lúc này, lữ khách chỉ còn cảm nhận thấy trong không gian tiếng bước chân của gió, con gió vĩnh cửu. Đến đây, tiếng hát Lê Dung cùng với tiếng nhạc dồn lên vừa khát vọng, vừa xa xót. Và cuối cùng thì con gió ấy cũng say hơn, nghiêng hơn, sầu hơn và tiếng than thở của gió cũng triền miên như nỗi sầu triền miên của kiếp người.
Đi qua những triền miên của kiếp người, rồi lòng lữ
khách cũng trở về với cảnh ngộ của chính mình với nỗi cô đơn khắc khoải:
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?
Lúc này, đêm đông, đó là nỗi nhớ nhung, đêm đông, đó là giấc mơ gia đình, giấc mơ một tình yêu, giấc mơ về hơi ấm tình người. Nhưng đêm đông, đó lại cũng là hiện thực, hiện thực với đường về còn xa lắm, với bước chân phong trần còn lê trên đường đời dù mỏi mệt, là hiện thực với cái tê lạnh của tâm hồn một kẻ cô lữ không nhà. Bài hát kết thúc bằng một câu hỏi. Câu hỏi chầm chậm cất lên: “Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?”. Vậy là, trong đêm đông bây giờ, không có một ngôi nhà, không có một người tri kỷ, chỉ có một lữ khách, một lạnh lẽo và một nỗi cô đơn.
Nhưng vẫn còn may mắn lắm, vì đó là một câu hỏi! Câu hỏi dù không cần câu trả lời, nhưng đó vẫn cứ là một câu hỏi, một sự tìm kiếm, và một nỗi khát khao. Không phải là một sự chấm hết. Chấm hết thì cô đơn quá! Cuộc đời này, giữa phồn hoa phố thị này, dù người ta có cảm thấy cô đơn thế nào, thì hãy đừng ngưng kiếm tìm một hơi ấm tình người…Để Đêm đông bớt lạnh.
Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?
Lúc này, đêm đông, đó là nỗi nhớ nhung, đêm đông, đó là giấc mơ gia đình, giấc mơ một tình yêu, giấc mơ về hơi ấm tình người. Nhưng đêm đông, đó lại cũng là hiện thực, hiện thực với đường về còn xa lắm, với bước chân phong trần còn lê trên đường đời dù mỏi mệt, là hiện thực với cái tê lạnh của tâm hồn một kẻ cô lữ không nhà. Bài hát kết thúc bằng một câu hỏi. Câu hỏi chầm chậm cất lên: “Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?”. Vậy là, trong đêm đông bây giờ, không có một ngôi nhà, không có một người tri kỷ, chỉ có một lữ khách, một lạnh lẽo và một nỗi cô đơn.
Nhưng vẫn còn may mắn lắm, vì đó là một câu hỏi! Câu hỏi dù không cần câu trả lời, nhưng đó vẫn cứ là một câu hỏi, một sự tìm kiếm, và một nỗi khát khao. Không phải là một sự chấm hết. Chấm hết thì cô đơn quá! Cuộc đời này, giữa phồn hoa phố thị này, dù người ta có cảm thấy cô đơn thế nào, thì hãy đừng ngưng kiếm tìm một hơi ấm tình người…Để Đêm đông bớt lạnh.
Đêm đông
Nguyễn Văn Thương
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?
Về nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Ông là một trong những nhạc sĩ thế hệ đầu tiên về
tân nhạc ở nước ta.
Nguyễn Văn Thương sinh trưởng trong một gia đình
yêu nghệ thuật, lên 9 tuổi đã học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách
Pháp. Năm 1936, sau khi hoàn tất cấp trung học tại Quốc học Huế, ông sáng tác
bài Trên sông Hương - được coi là bản tân nhạc đầu tiên của đất Thần
Kinh và VN. Năm 1939, khi học ở Hà Nội ông viết Đêm đông nổi tiếng.
Năm 1942, khi làm việc ở Trung tâm Bưu điện Sài Gòn, ông viết Bướm hoa.
Nguyễn Văn Thương là một trong những tác giả nổi tiếng thời tiền chiến. Trong
kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Văn Thương đã viết Bình Trị Thiên khói lửa gây
được ấn tượng mạnh mẽ. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc và là một trong những
nhạc sĩ đầu tiên soạn nhạc cho các điệu múa chuyên nghiệp như thơ múa Chim
gâu, kịch múa Tấm cám, Múa ô, Chàm rông… Sau Bài ca trên núi viết cho phim
Vợ chồng A Phủ, Nguyễn Văn Thương còn có những ca khúc, hợp xướng khác.
Ông còn nổi tiếng với những tác phẩm khí nhạc như:
Lý hoài nam (độc tấu sáo trúc cộng tác với Ngọc Phan), Buôn làng vào hội, Quê
hương (cộng tác với Hoàng Dương). Sau khi tu nghiệp ở CHDC Đức, Nguyễn Văn
Thương dường như bừng khởi trong khí nhạc. Ông đưa ra từ những tiểu phẩm nhỏ đến
các tác phẩm lớn như: Ngày hội non sông (độc tấu sáo trúc và bộ gõ), Rhasodie số
2 cho đàn T’rưng và dàn nhạc giao hưởng, Trở về đất mẹ, cho violoncelle và
piano… đặc biệt là thơ giao hưởng Đồng khởi đã từng trình diễn lần đầu tại
Leipzig (CHDC Đức) năm 1971.
Từ sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục sáng tác cho đến
nay như Adagio Bên dòng sông Thương cho violoncelle và piano, ca khúc Thu Hà Nội -
mùa thu tuyệt vời… Bên cạnh sáng tác, Nguyễn Văn Thương còn đóng góp lớn trong
sự nghiệp đào tạo âm nhạc nước nhà.
Ông từng là Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, đưa hệ Trung
cấp âm nhạc cổ truyền lên hệ Đại học. Cũng tại nôi đào tạo âm nhạc, ông còn viết
các tập sách giáo khoa âm nhạc như Tuyển tập piano (trung cấp), Tuyển tập 16
bài dân ca và dân vũ Việt Nam (soạn cho piano) do nhà xuất bản Peters (Đức) ấn
hành năm 1972. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm sân khấu như Mệnh Lệnh, Cải
Tô và sách dịch Beethoven (NXB Thanh Niên). Đã có tuyển tập 10 bài hát với phần
đệm piano, Tuyển tập ca khúc Nguyễn Văn Thương và Album Audio tác giả. Ông đã mất ngày 6/12/2002.
Đêm đông
Nguyễn Văn Thương - Lệ Quyên
Nguyễn Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét