Thơ cách tân? Tất nhiên câu chuyện này còn có vấn đề lựa chọn mang ý thức dấn
thân tìm đường sáng tạo của cả một tinh thần nghệ thuật: Làm Mới cái Cũ và làm
Cái Mới song như vậy lại chạm điều muôn thuở: Cái Mới - ngoài truyền thống thì
Cái Gốc của nó ở đâu? Nghĩa là điều rốt ráo chung cuộc vẫn là Bản Sắc - Văn
Hoá.
Trong sáng tác văn thơ dòng nghệ thuật sử dụng chữ viết trải
hàng ngàn năm nay đã có nhiều tác phẩm lớn ra đời. Ở văn xuôi có tiểu thuyết
bút ký truyện ngắn... Và ở thơ thì có thơ trữ tình trường ca truyện thơ...Và tất
nhiên khi các tác phẩm được lưu truyền thì tác giả của nó được vinh danh với
nhiều lời cao quý là xuất sắc vĩ đại thiên tài... Có một điều theo thiển ý của
tôi các nhà thơ dù tầm vóc trí tuệ và tác phẩm của họ có lớn đến đâu thì họ chỉ
có thể là Nhà Thơ của ngôn ngữ Dân tộc và tác phẩm đó cũng chỉ mang giá trị lớn
lao xứng đáng với dòng ngôn ngữ - văn học thanh văn của riêng dân tộc họ và hơn
ai hết dường chỉ họ - Nhà Thơ - mới đủ phẩm chất tâm hồn và ngôn ngữ để cất lên
tiếng nói thầm kín nhất của dân tộc mình. Ý nghĩ vừa đáng buồn vừa vô cùng kiêu
hãnh về thơ.
Để phần nào minh xét cho nhận định trên ta có thể lấy tác
phẩm thơ nước ngoài của Putkin qua bản dịch của Thái Bá Tân. Dịch giả này là một
dịch giả có uy tín nhưng nói thực lòng qua con chữ ông đọc tác gia vĩ đại trên
tôi thấy thơ Putkin qua tiếng Việt chỉ ở mức trung bình khá. Có gì đã xẩy ra với
những bài thơ - ngôn ngữ thơ? Lỗi do dịch giả chăng? Hẳn không phải. Chẳng đã
có câu: dịch là diệt thơ hay không thể dịch! Lỗi do hai ngôn ngữ thường quá
khác nhau mà thôi. Vầng mặt trời thơ ca Nga cũng đã phải chịu chìm khuất sau
hàng rào cách biệt ngôn ngữ. Chắc tác phẩm Truyện Kiều khi dịch sang tiếng Nga
tiếng Anh cũng phải chịu sự "xuống hạng" như vậy.
Vậy sẽ gặp một câu hỏi còn các tác giả văn xuôi? Và với việc
chuyển ngữ giữa các ngôn ngữ khác thì sao ví như từ tiếng Nga sang tiếng Anh chẳng
hạn? Thực tế ở thể loại văn xuôi ngôn ngữ sử dụng vốn gần với ngôn ngữ giao tiếp
đời thường hơn thơ nên việc chuyển ngữ gặp thuận lợi hơn. Phải chăng vì Thơ
mang nhiều lớp nghĩa sâu kín u ẩn hàm ngôn cách ngôn ẩn dụ chơi chữ giầu hình
tượng hình ảnh đặc trưng mang đậm dấu vết tâm hồn của con người - dân tộc? Và
việc chuyển ngữ thơ giữa các nền ngôn ngữ văn hoá phong tục có nhiều nét tương
đồng lẽ thường gặp thuận lợi hơn dễ dàng đạt hiệu quả hơn như việc chuyển thơ
chữ Hán sang chữ Việt Hán - Việt. Tuy vậy dù có may mắn gặp sự tương đồng ngôn
ngữ - văn hoá đi chăng nữa thì nội dung - thứ nội dung đặc biệt của thể tính -
thơ cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thơ chỉ đặc biệt phù hợp với tiếng Mẹ đẻ của nó. Nhà thơ là
của Dân tộc chỉ thuộc về Dân tộc. Điều này đúng với thảy khắp mọi nhà thơ kể cả
bậc thi hào cỡ Lý Bạch, Putkin, Tagor, Nguyễn Du...
Và như vậy có lẽ ở đây đang nắm giữ một phần cách lý giải
xu thế chuyển đổi thi pháp với một ham muốn đưa ngôn ngữ thơ gần hơn với ngôn
ngữ cấu trúc câu văn xuôi đồng thời giúp nó dễ dàng hơn trong việc chuyển ngữ.
Với mong muốn này, phải chăng trên thi đàn gần đây ngày càng thấy vắng bóng những
bài thơ làm theo các thể thơ cách viết truyền thống của các nhà thơ cách tân? Tất
nhiên câu chuyện này còn có vấn đề lựa chọn mang ý thức dấn thân tìm đường sáng
tạo của cả một tinh thần nghệ thuật : Làm Mới cái Cũ và làm Cái Mới song như vậy
lại chạm điều muôn thuở: Cái Mới - ngoài truyền thống thì Cái Gốc của nó ở đâu?
Nghĩa là điều rốt ráo chung cuộc vẫn là Bản Sắc - Văn Hoá. Đây lại là câu chuyện
khác ngoài sức ôm của bài viết nhỏ này.
Đỗ Trọng Khơi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét