Khúc hát của ngàn thông
Phố núi Đà Lạt có bao điều quyến rũ. Này là những cung đường
quanh co, uốn lượn như dải lụa quanh các triền đồi. Những ngôi biệt thự cổ rêu
phong thấp thoáng dưới rừng như lâu đài cổ tích. Những mùa hoa bất tận muôn hồng,
ngàn tía. Những hồ nước xanh trong soi bóng bao phận người và thăng thầm của lịch
sử. Những sớm mai sương mù giăng khắp lối… Có nhiều thứ ở đây để ta nhớ, ta yêu
nhưng với tôi và có lẽ với nhiều người khác, có một loài cây đã ăn sâu vào tiềm
thức, gắn bó mật thiết với cuộc sống để mỗi khi xa lại thao thiết nhớ về. Đó là
cây thông...
Thông Đà Lạt có tự bao giờ? Ai biết? Người Đà Lạt sinh ra đã
thấy thông trước hiên nhà. Từ mầm cây nhỏ bé như ngọn nến xanh đến những cây
thông cao lớn, sừng sững, xòe tán trên cao như chiếc ô khổng lồ che bóng mát
cho những con đường, dãy phố. Xa xa phía ngoại ô, thông kết thành rừng điệp
trùng, bát ngát. Trên đèo Prenn, đèo Mimosa, thông đứng thành hàng, san sát,
nghiêm trang chào đón người qua lại như hàng tiêu binh nghênh đón thượng khách.
Thông đứng lặng lẽ bên hồ như kẻ cô đơn ngóng đợi người yêu. Thông còn là loài
cây biết ca hát. Mỗi khi có cơn gió tràn qua, vòm lá trên cao lại tấu lên bản
giao hưởng thầm thì, mênh mang, dìu dặt. Đi dưới rừng thông, hít mùi thơm của
nhựa và nghe lá hát trên cao khiến hồn người an yên, tĩnh tại, mọi nỗi muộn phiền
như tan biến. Thông Đà Lạt đã đi vào thơ, vào nhạc. “Đà Lạt lắm thông già phải
không em?… Ta vẫn nghe Đà Lạt yên vui lắm, đó quê hương của nàng thơ”, “Đường
quanh co quyện gốc thông già. Chiều đan tay nghe nắng chan hòa”, “Cơn gió về
lang thang cho ngàn thông reo”, “Hàng thông rung rinh lá, hồ nghiêng soi trăng
sáng, một nửa vầng trăng cuối trời dịu êm”…
Nhiều nơi cũng có thông nhưng có lẽ chẳng ở đâu, thông lại mang một vẻ đẹp độc đáo, có “hồn” và gắn bó thân thiết với cuộc sống con người như ở Đà Lạt. Không chỉ là “phấn son” tô điểm cho phố phường, thông còn là nguồn nguyên liệu hữu ích. Thông cho gỗ làm nhà, chế tác đồ gia dụng, cho củi đốt, cho nhựa thơm… Bên gốc thông là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tuổi thơ ta cùng lũ bạn chơi trốn tìm, cúp bắt, là chốn hẹn hò của lứa đôi, điểm tựa cho cái cầm tay và nụ hôn đầu đời run rẩy. Khi qua hết cuộc đời, thân xác ta lại gửi trong những nấm mồ dưới tán rừng thông lặng lẽ.
Nhiều nơi cũng có thông nhưng có lẽ chẳng ở đâu, thông lại mang một vẻ đẹp độc đáo, có “hồn” và gắn bó thân thiết với cuộc sống con người như ở Đà Lạt. Không chỉ là “phấn son” tô điểm cho phố phường, thông còn là nguồn nguyên liệu hữu ích. Thông cho gỗ làm nhà, chế tác đồ gia dụng, cho củi đốt, cho nhựa thơm… Bên gốc thông là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tuổi thơ ta cùng lũ bạn chơi trốn tìm, cúp bắt, là chốn hẹn hò của lứa đôi, điểm tựa cho cái cầm tay và nụ hôn đầu đời run rẩy. Khi qua hết cuộc đời, thân xác ta lại gửi trong những nấm mồ dưới tán rừng thông lặng lẽ.
Yêu thông, người Đà Lạt càng xót xa khi thấy nhiều rừng thông
đang lụi tàn, lùi xa thành phố. Những cây thông già gục ngã vì không thể chiến
thắng nổi thời gian và lòng tham của con người. Nhiều nơi từng là rừng thông,
vườn thông giờ chỉ còn là những bãi gốc mục hoặc bị thay thế bởi những khu vườn,
công trình xây dựng, nhà ở. Có cây chết khô giữa phố, trơ cành khẳng khiu như
bàn tay giơ lên cầu cứu. Đã có những tiếng thở dài luyến tiếc của du khách và cả
nỗi bức xúc của người dân về sự mai một của thông Đà Lạt.
Đà Lạt là thành phố của ngàn thông. Đó không chỉ là một danh xưng mà còn là tài nguyên quý giá. Nếu chẳng còn thông, Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt. Mong rằng, thời gian tới, các cấp chính quyền và người dân sẽ có những hành động thiết thực hơn nhằm bảo tồn và phát triển loài cây biểu tượng của Đà Lạt. Cho tiếng hát ngàn thông vang mãi trên phố núi mộng mơ.
Đà Lạt là thành phố của ngàn thông. Đó không chỉ là một danh xưng mà còn là tài nguyên quý giá. Nếu chẳng còn thông, Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt. Mong rằng, thời gian tới, các cấp chính quyền và người dân sẽ có những hành động thiết thực hơn nhằm bảo tồn và phát triển loài cây biểu tượng của Đà Lạt. Cho tiếng hát ngàn thông vang mãi trên phố núi mộng mơ.
Vũ Đình Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét