Vài nét về thi pháp học hiện đại
Trong những năm gần đây, trên các tạp chí văn học nghệ thuật
có đăng tải những bài lý luận phê bình mang tính chất của thi pháp học. Điều đó
thật đáng mừng vì những tác giả, tác phẩm văn chương xưa cũng như nay được bắt
đầu khám phá, nhìn nhận lại ở những góc độ mới, mang tính khoa học và toàn diện
hơn. Vấn đề này phần nào giúp cho người sáng tác trẻ ý thức hơn trong định hướng
sáng tác, sáng tạo nghệ thuật, giúp độc giả có điều kiện thưởng thức tác phẩm một
cách sâu sắc hơn. Và phần nào tác động đến vấn đề dạy và học văn trong các trường
phổ thông, học hứng thú và dạy không nhàm chán. Nhưng trong thực tế hiện nay
người nghiên cứu về thi pháp học ở các địa phương chưa nhiều, tài liệu nghiên cứu
còn hạn chế, nên bộ môn này chưa thể đến với mọi người một cách rộng rãi được.
Trong bài viết ngắn này chúng tôi xin sơ lược một số vấn đề về thi pháp học và
những điểm độc đáo của nó mong giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát nhất cũng như
làm cơ sở để tiếp nhận văn học mang tính khoa học, lý thú hơn - Thi pháp học hiện
đại.
Thi pháp học thực tế không phải là mới mẻ mà nó đã có từ thời
Arixtốt và được phát triển, biến tướng qua nhiều thế kỷ dưới nhiều dạng thức
khác nhau, nhưng vì có cả một thời gian dài hằng bao thế kỷ bị bỏ quên mà có
lúc người ta cảm thấy xa lạ với nó, mãi đến thế kỷ XIX nó mới được giới học giả
quan tâm trở lại và Vôxôlốpxki được xem là người tiên phong mở ra một hướng mới
cho thi pháp. Vào tận những năm 20 của thế kỷ XX thì thi pháp học mới phát triển
lại một cách mạnh mẽ ở Liên Xô với những tên tuổi lẫy lừng như Vichto Sôlốpxki,
V.Êykhonbam và dần tới những năm 60 thì thi pháp học mới thực sự ảnh hưởng sâu
rộng trong giới văn học Phương Tây. Ở Việt Nam, với những công trình nghiên cứu
của PGS. Tiến sĩ Trần Đình Sử như Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Những thế giới
nghệ thuật thơ (1995), Thi pháp Truyện Kiều (2002)... đã làm chấn động giới
nghiên cứu, tạo nên một cơn sốt nghiên cứu thi pháp học cho đến tận ngày nay.
Nếu xưa nay chúng ta quen với cách khám phá các tác phẩm nghệ
thuật theo lối truyền thống như giới thiệu, cảm nhận, đánh giá, phân tích các
yếu tố nghệ thuật riêng lẻ thì ở thi pháp học hiện đại có cái nhìn và cách khám
phá hoàn chỉnh, cụ thể và cách tiếp cận văn chương với quy luật phổ quát hơn dưới
sự tổ chức hình thức mang tính nội dung của sáng tác văn học. Nếu nói rằng văn
học là một hình thái ý thức xã hội, tác phẩm văn học là một hiện tượng ngôn ngữ,
thì thi pháp là một hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học và thi pháp
học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hệ thống nghệ thuật đó. Chính vì vậy đối
tượng của thi pháp học không phải là hình thức mang tính cấu trúc, quan điểm
ngôn ngữ mà là hình thức mang tính nội dung.
Tức là cuộc sống được ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống thông qua hình thức nghệ thuật. Vì vậy khi khám phá tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp ta sẽ thấy rằng hình thức nghệ thuật luôn gắn với tính hệ thống, tính quan niệm và tính chất tinh thần. Hoàn toàn không mang tính riêng lẻ. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm văn học được soi rọi sẽ hiện hữu khả năng phản ánh đời sống của một hình thức nghệ thuật được sự giới hạn và chiều sâu ở từng góc độ thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó nó còn giúp ta thấy được sự vận động và phát triển của tư duy, tính xác định của nội dung tác phẩm. Từ đó nâng cao khả năng cảm thụ cho người đọc với tác phẩm văn học được khám phá.
Tức là cuộc sống được ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống thông qua hình thức nghệ thuật. Vì vậy khi khám phá tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp ta sẽ thấy rằng hình thức nghệ thuật luôn gắn với tính hệ thống, tính quan niệm và tính chất tinh thần. Hoàn toàn không mang tính riêng lẻ. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm văn học được soi rọi sẽ hiện hữu khả năng phản ánh đời sống của một hình thức nghệ thuật được sự giới hạn và chiều sâu ở từng góc độ thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó nó còn giúp ta thấy được sự vận động và phát triển của tư duy, tính xác định của nội dung tác phẩm. Từ đó nâng cao khả năng cảm thụ cho người đọc với tác phẩm văn học được khám phá.
Chúng ta đã biết bản chất của văn học là phản ánh đời sống bằng
hình tượng, chính vì vậy mà hình tượng nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn
học nghệ thuật. Nghệ thuật khẳng định vẻ đẹp tâm hồn con người, do đó nghiên cứu
tác phẩm văn học là nghiên cứu thế giới tinh thần do con người sáng tạo ra và
đó cũng chính là hình thức tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Cho nên khi nghiên
cứu tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp sẽ giúp chúng ta tránh được và hạn chế
được việc chia tách tác phẩm theo cấu trúc văn bản để nghiên cứu mà phải nhìn một
cách vừa cụ thể vừa tổng quát về hình tượng nghệ thuật ở từng mảng của nó, chẳng
hạn như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ
thuật, màu sắc nghệ thuật, hình tượng tác giả trong tác phẩm.... Chẳng hạn khi
tìm hiểu con người trong văn học Việt Nam hiện đại ta sẽ thấy mỗi tác giả có
cách quan niệm riêng về con người trong tác phẩm của mình. Con người trong tác
phẩm của Ngô Tất Tố có hai dạng con người là con người oan trái (nhưng rất đẹp) và con người tạo ra oan trái. Con người trong tác phẩm Nam Cao là con người
bán dần sự sống để duy trì sự sống vì vậy mà con người trong tác phẩm của Nam
Cao luôn có ý thức về tâm trạng. Và nó sẽ khác hoàn toàn với con người vũ trụ,
con người chí khí, con người tỏ lòng... trong văn học trung đại. Như ai cũng biết
Kiều bị bán vào lầu xanh chịu bao tủi nhục ê chề. Nhưng khi Từ Hải xuất hiện cứu
nàng thì cái "lầu xanh" ấy lập tức biến thành "lầu hồng".
Vì màu hồng có cảm giác đem lại sự hạnh phúc ấm áp cho con người và người con
gái kia vẫn là một con người danh giá trong tâm khảm tác giả. Ngược lại màu trắng
sẽ biểu hiện đầy đủ sự tang tóc thê lương, lạnh lẽo và cả sự trong trắng của
linh hồn người trinh nữ
Sáng nay vô số lá vàng rơi
Người gái trinh kia đã chết rồi
Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi
Đem đi một chiếc quan tài trắng
Và những bông hoa trắng lạnh người
Theo bước những người khăn áo trắng
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.
Viếng hồn trinh nữ - Nguyễn Bính
Người gái trinh kia đã chết rồi
Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi
Đem đi một chiếc quan tài trắng
Và những bông hoa trắng lạnh người
Theo bước những người khăn áo trắng
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.
Viếng hồn trinh nữ - Nguyễn Bính
Bên cạnh những vấn đề trên, dưới góc nhìn thi pháp ta còn có
cách nhìn chi tiết hơn ở các khía cạnh như cốt truyện, tình tiết truyện, kết cấu,
thi pháp thể loại, thi pháp ngôn ngữ trong tác phẩm văn học một cách hoàn thiện
hơn. Nếu nói tinh thần thi pháp tập trung ở bốn vấn đề chính là quan niệm
nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật và hình tượng
tác giả trong sáng tạo nghệ thuật thì hai trong bốn vấn đề mang tính cốt
lõi nhất, tập trung phản ánh trong sáng tạo nghệ thuật nhất của mỗi tác phẩm đó
chính là thời gian và không gian nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật là chính là một hình tượng thời gian được
sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật. Nó chính là một phương tiện để phản ánh
đời sống và nó được rong ruổi ngược xuôi, đảo chiều một cách tự do, không hoàn
toàn phụ thuộc vào thời gian vật lý. Nó luôn đóng vai trò là hình thức tồn tại,
hình thức triển khai hành động, cảm thụ trong tác phẩm nghệ thuật. Trong thời
gian nghệ thuật luôn tồn tại hai lớp là thời gian trần thuật và thời gian được
trần thuật. Trong thời gian trần thuật lại bao gồm nhiều thời gian khác nhau
như thời gian nhân vật, thời gian tâm lý, thời gian tập thể, thời gian lịch sử,
thời gian sự kiện... các thời gian này đi cùng với các chiều (quá khứ - Tương
lai - hiện tại )để tạo nên cấu trúc thời gian hoàn chỉnh cho mỗi tác phẩm văn học.
Ta thử đọc đoạn thơ sau của Nguyễn Văn Tài
Không còn trẻ để cùng hoa phượng vĩ
Và cùng em trầm lặng dưới sân trường
Mùa hạ thoáng ngậm ngùi trong ý nghĩ
Dặm đường đời em có vẹn yêu thương?
Trích Đường tim - Nguyễn Văn Tài
Và cùng em trầm lặng dưới sân trường
Mùa hạ thoáng ngậm ngùi trong ý nghĩ
Dặm đường đời em có vẹn yêu thương?
Trích Đường tim - Nguyễn Văn Tài
Bốn câu thơ mang một chuỗi thời gian tâm trạng, đứng ở cái thời
gian "không còn trẻ" để nhìn một dấu ấn kỷ niệm
"hoa phượng vĩ" và lui dần về quá khứ "cùng em trầm lặng
dưới sân trường" rồi lại trở về hiện tại mùa hạ... ngậm ngùi và ý nghĩ trôi
dần vào một tương lai nào đó đầy sự lo lắng pha chút trách hờn "Dặm đường
đời em có vẹn yêu thương". Một đoạn thơ ngắn nhưng có sự tổ chức thời gian
tâm lý để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình, đưa người thưởng thức
trôi theo mạch, nhịp của thời gian phiêu bồng lãng đãng vốn dĩ của dòng đời đầy
bất trắc.
Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật
chính là cái mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống,
đang cảm thấy vị trí và số phận của mình trong đó. Và chính nó bao giờ
cũng đi cùng với cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh.
Không gian nghệ thuật không phải là không gian vật chất mà chủ
yếu là không gian của tinh thần, không gian của tâm tưởng, cảm xúc, ước vọng, hồi
tưởng... và nó cũng có nhiều lớp như không gian vũ trụ, không gian xã hội,
không gian địa lý, không gian con người (không gian cư ngụ và không gian tâm
tưởng). Tất cả những vấn đề của không gian nghệ thuật ta thấy nó thể hiện rất
rõ trong các thể loại văn học. Thần thoại luôn gắn với không gian định tính, cổ
tích gắn với không gian không cản trở, thơ cổ điển gắn với không gian vị trí...
Có điều khác với thời gian, không gian nghệ thuật còn bị chi phối rất nhiều bởi
tính dân tộc, tâm lý dân tộc. Chẳng hạn ta thấy rất cụ thể cái hồn tính đó
trong hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái đa đa
Thương nhà mỏi miệng cái đa đa
Người Việt thường rất ngại đi xa vì nơi chốn nhau cắt rốn
chính là nơi sống ở thác về của mỗi con người, nơi đó có tất cả những gì quý
báu nhất của tâm hồn. Cũng vì lẽ đó mà chuyến vào Nam nhậm chức Cung trung giáo
tập là một việc hết sức khó khăn nhưng không thể từ chối được. Qua Đèo Ngang, một
không gian quạnh quẽ hoang sơ dễ làm cho con người cảm thấy cô độc, chạnh lòng
mà nhớ thương da diết. Tiếng chim cuốc, chim đa đa kêu chiều là tiếng gọi bầy lẻ
bạn của đôi lứa sau một ngày đi kiếm ăn, đó cũng là tiếng lòng kín đáo của người
phụ nữ đi xa nhớ nhà nhớ chồng ở nơi xứ lạ quê người. Cái không gian địa lý
tràn ngập trong không gian tâm tưởng, không gian tâm tưởng chan hòa bất tận vào
không gian vị trí của con người.
Văn học hiện đại có sự liên kết thời gian hết sức phong phú
và đa chiều để phản ánh thực tại xã hội cũng như những ước mơ hoài vọng của con
người cần vươn tới
Nhìn cá ngáp trong vuông đầy nước
Ta giang hồ đâu phải dễ ngươi
Em hữu hạn lụa là son phấn
Bùa nào thiêng buộc được chân người?
Trích Nắng qua lăng kính - Khaly Chàm
Ta giang hồ đâu phải dễ ngươi
Em hữu hạn lụa là son phấn
Bùa nào thiêng buộc được chân người?
Trích Nắng qua lăng kính - Khaly Chàm
Vấn đề thi pháp học là một vấn đề lớn không phải trong vài
bài viết mà nói hết được. Nhưng ngày nay, có thể nói đây là một trong những món
ăn tinh thần thời thượng. Nó rất cần thiết trong việc nghiên cứu cũng như giảng
dạy văn học trong nhà trường. Nó giúp chúng ta khám phá một cách chính xác các
cấu trúc hình thức mang tính nội dung của tác phẩm văn học, phục vụ cho việc
tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực, hoàn toàn không có sự gán ghép
hoặc cảm nhận thiếu cơ sở. Bên cạnh đó nó còn giúp chúng ta hiểu đủ, hiểu đúng
các tác phẩm văn chương trong quá trình phát triển tư duy nghệ thuật, đánh giá
đúng tư duy nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chương và hình tượng tác giả. Nhưng
không sa vào hình thức chủ nghĩa.
ĐÀO THÁI SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét