Chim tu hú loài chim "lưu manh"
Chim tu hú được mệnh danh là loài chim tàn độc, vô trách nhiệm
và lưu manh bậc nhất hiện nay. Khi mới nghe tới tên của chim tu hú. Chúng ta
thường liên tưởng tới loài chim hiền lành, xinh xắn. Tuy nhiên thực tế thì hoàn
toàn ngược lại. Bạn đang thắc mắc tại sao đây là loài chim “tàn độc nhất” thì
hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Đặc điểm của chim tu hú
Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Tên tiếng
Anh là Asian Koe. Chúng thuộc dòng loài chim cu cu.
Đây là một loài chim cu lớn, đuôi dài 45cm. Chim tu hú trống
có lông đen hoàn toàn với ánh xanh thẫm. Chim tu hú mái có lông đốm đen nhạt,
trắng, mặt lưng có màu nâu đen nhạt ánh xanh lục và lốm đốm trắng. Đầu của chim
mái hơi nhạt và hung hơn chim đực. Các điểm trắng dài ra thành vệt dọc ở lông
đuôi và lông cánh. Vệt trắng chuyển thành vằn ngang không đều, mặc bụng trắng
và có vằn đen.
Chim tu hú non có lông đen toàn thân. Sau thời kỳ thay lông đầu
tiên bộ lông của nó sẽ chuyển sang màu giống của chim mái. Còn chim tu hú trống
non thì có bộ lông đỏ. Sau khi thay lông sẽ chuyển sang bộ lông trưởng thành với
mỏ xanh xám, góc mỏ đen, mắt đỏ, chân xám chì.
Chim tu hú thường hót trong mùa sinh sản (tháng ba và tháng
tám ở Nam Á). Với loạt giọng khác nhau. Tiếng hót của chim mái là kik - kik -
kik,… tiếng hót của chim trống là koo-ooo,… Và nhiều giọng hót khác nhau trong
quần thể loài chim này. Chim tu hú kêu báo hiệu mùa hè và mùa vải ở nước ta đã
tới.
Nơi sinh sống của chim tu hú
Chim tu hú sống ở những khu rừng thưa nhiều ánh sáng. Chủ yếu
phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Mã Lai và phía đông Nam Trung Quốc.
Ở nước ta, chim tu hú phân bổ chủ yếu ở các khu vực đồng bằng và trung du. Mùa
Đông ở miền Bắc rất ít khi gặp được loài này. Vì chúng thường bay về phương Nam
tránh rét.
Chim tu hú ăn tạp. Chúng ăn tất cả các loại sâu bướm, côn
trùng, trứng và động vật có xương sống nhỏ và ăn cả trái cây. Tu hú mẹ còn
không có khả năng nuôi con. Vì chúng chuyên ăn sâu, ăn cả con sâu có độc tố, nọc
độc. Cơ thể chim tu hú đã trưởng thành có khả năng miễn nhiễm với nọc độc.
Nhưng chim tu hú con thì chưa có hệ thống miễn nhiễm đó. Do vậy nếu ăn phải loại
sâu có độc tố chúng sẽ có thể chết. Do đó để duy trì nòi giống và tránh tạo
nguy hiểm cho tu hú con. Chim tu hú mẹ cần phải nhờ tới các loài chim khác để
nuôi con nó. Người ta gọi đó là “chiến thuật gửi trứng tu hú”
Chiến thuật gửi trứng tu hú
Trong thế giới tự nhiên, bất cứ một loại nào đều được sinh
ra, nuôi dưỡng cũng như dạy dỗ bởi bố mẹ mình. Nhưng đời sống của loài chim tu
hú lại nằm ngoài quy luật đó. Như đã nói trên đặc điểm của chim tu hú. Thay vì
làm tổ, đẻ trứng, ấp và chăm con như các loại chim khác. Vào mùa sinh sản chim
tú hú thường tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở đó.
Sau khoảng một tới hai ngày chim chủ đẻ trứng đầu tiên của
mình vào tổ. Thì chim tu hú sẽ tìm cách đẻ trứng của mình vào đó. Quả trứng của
chim tu hú đẻ ra có kích thước gần bằng với kích thước trứng của chim chích.
Hoa văn cũng rất giống nên cặp đôi chim chích không nhận ra. Và vô tư ấp nở như
lẽ tự nhiên.
Chim tu hú mái còn biết và tính toán được thời gian mà trứng
của chúng sẽ nở. Chim tu hú non sẽ nở trước hoắc ít nhất là bằng với chim chích
con. Thường thì trứng của chim tu hú thường nở trước khoảng 3 ngày so với trứng
của chim chủ nhà. Chim tu hú mẹ trước bỏ đi nó còn tẩm bổ cho mình bằng một quả
trứng chim chích non mới được một hai ngày tuổi.
“Ác” từ trong trứng nước
Tuy nhiên, mọi việc chưa dừng lại ở đó. Điều khiến các nhà
khoa học và con người ngạc nhiên là: Ngày từ khi chim tu hú con mới nở, đỏ hỏn,
mắt còn chưa kịp mở. Chúng đã tiếp tục thể hiện bản chất độc ác của giống nòi
nhà mình. Tu hú non mang trong mình gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh
quái. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh của cơ bắp, đôi cánh và phần lưng của mình để
đẩy chim chích non tội nghiệp mới nở hoặc những quả trứng còn lại chưa kịp nở
văng ra khỏi tổ. Chúng thực hiện việc này với âm mưu là độc chiếm nguồn thức ăn
nuôi bầy con non của cặp chim chích bố mẹ.
Tuy nhiên, khi chim bố mẹ bay về tổ, chim tu hú con lại giả
thành một đứa con ngoan ngoãn. Đang đói bụng mong ngóng bố mẹ trở về.
Vợ chồng chim chích thì bị lừa gạt nhưng vẫn tin tưởng rằng
đó là đứa con bấy lâu của mình. Hàng ngày vẫn chăm chỉ phục vụ, tìm kiếm thức
ăn. Cho cái mồm rộng ngoác luôn kêu đói của đứa “con nuôi” độc ác.
Kể từ đó, chim tu hú non lớn lên nhanh chóng. Và suốt ngày
đòi hỏi thức ăn từ đôi chim bố mẹ nuôi bé nhỏ tội nghiệp. Khi đã đủ lông đủ
cánh. Tu hú con sẽ bay đi không một lời cảm ơn kẻ đã nuôi dưỡng chúng thành thục.
Loại chim này lớn lên nếu là con mái lại tiếp tục đi gửi trứng vào các ổ chim
chích khác. Đúng như bản năng của loại chim có một không hai trong thế giới tự
nhiên.
Hiện tượng gửi trứng của chim tu hú vào ổ chim khác là một hiện
tượng khá kỳ quái, gian ác và nham hiểm. Việc này chẳng ai dạy cho chúng. Nó tự
biết cách sử dụng máng khéo để đánh lạc hướng chim chích. Dụ chim mẹ ra khỏi tổ
để đẻ trứng của mình. Thông thường chim đực sẽ có nhiệm vụ làm việc này.
Như vậy, có thể thấy rằng chim tú hú là một loài chim có thói
quen sinh hoạt khác biệt so với các loại chim khác. Đây là một mảnh ghép đặc biệt
trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên.
5/9/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét