Nhạc sĩ Vũ Thành viết về
Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng dưới hoa, thơ
Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam,
mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết
các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác. Ngoài ra, Mộng dưới hoa còn đặc
biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc “mẫu” trong
các sách giáo khoa về sáng tác.
Câu nhạc đầu gồm 16 trường canh (mesures), chia làm hai bán cú. Bán cú thứ nhất
được kết bằng một bán kết (cadence à la dominante) ở trường canh thứ tám (“…
nhìn em không nói năng”…), nghĩa là gồm tám trường canh, được coi như một [dấu]
chấm phẩỵ Bán cú thứ hai gồm tám trường canh được chấm dứt bằng một toàn kết
(cadence parfaite), coi như một dấu chấm câu.
Câu đầu như vậy là khai đề, câu giữa gồm tám trường canh với [lối] chuyển cung
rất khéo léo làm thành những dị kết (cadences rompues) là một phá đề. Và câu kết
lấy lại ý nhạc của khai đề để đi đến chung cục (cadence finale) coi như một chấm
hết. Đó đúng là hình thức đúng đắn nhất của một sáng tác nhạc và luôn luôn được
đem ra làm mẫu mực trong các sách giáo khoa về sáng tác composition musicale
Ngoài ra, Mộng dưới hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt
Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà
còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp
phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường
thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó,
thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ.
Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ,
ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương.
Trích Hoàng Cương lưu bút,
“Chỉ trong vòng mấy năm tuổi thanh niên đa cảm của Đinh Hùng đã phải trải qua nhiều tháng năm buồn vì những mất mát còn nhiều uẩn khúc của người thân trong gia đình. Đến khi mối tình ông mê đắm nhất cũng ra đi vội vàng ở tuổi đôi mươi vì trọng bệnh thì bao nhiêu ước nguyện sâu kín nhất trong tim ông tưởng chừng ăn năn vì không kịp giải bày đã tuôn trào thành thơ… bất tận, ảo mộng, cuồng dại, mê say như ông từng mê say Beaudelaire, Edgar Allan Poe, Rimbaud làm nên thơ Đinh Hùng như người đời biết đến rồi tiếc thương khi ông vừa 47 vào năm 1967.
Khi sáng tác Phạm Đình Chương đặt tên Mộng Dưới Hoa cho nhạc phẩm. Lời một của bài hát được lấy ra từ hai bài thơ “Tự Tình Dưới Hoa” và “Suôi Dòng Mộng Ảo” trong Thi Tập “Đường Vào Tình Sử” của Đinh Hùng. Còn lời hai cũng mượt mà, mộng mơ, lãng mạn, nghe ra còn hay hơn lời một thì đã không mượn từ bất cứ Thi Tập nào của Đinh Hùng. Vậy ai là tác giả của lời hai này? Chính lòng cảm phục tài năng Phạm Đình Chương đã giúp mình nói với tình yêu bằng những giai điệu quá hay mà Đinh Hùng sau khi nghe đã cảm tác nên lời hai cho tình khúc này. Chẳng khác nào kẻ lãng du thất tình mất lối, đi trước về sau.
Hạnh ngộ ấy giữa Thi và Nhạc đã dành cho Mộng Dưới Hoa một vị trí vừa thân tình vừa trân trọng trong lòng giới thưởng thức. Cho đến hôm nay chắc không ai biết mà không muốn hát nó khi có dịp.”
“Chỉ trong vòng mấy năm tuổi thanh niên đa cảm của Đinh Hùng đã phải trải qua nhiều tháng năm buồn vì những mất mát còn nhiều uẩn khúc của người thân trong gia đình. Đến khi mối tình ông mê đắm nhất cũng ra đi vội vàng ở tuổi đôi mươi vì trọng bệnh thì bao nhiêu ước nguyện sâu kín nhất trong tim ông tưởng chừng ăn năn vì không kịp giải bày đã tuôn trào thành thơ… bất tận, ảo mộng, cuồng dại, mê say như ông từng mê say Beaudelaire, Edgar Allan Poe, Rimbaud làm nên thơ Đinh Hùng như người đời biết đến rồi tiếc thương khi ông vừa 47 vào năm 1967.
Khi sáng tác Phạm Đình Chương đặt tên Mộng Dưới Hoa cho nhạc phẩm. Lời một của bài hát được lấy ra từ hai bài thơ “Tự Tình Dưới Hoa” và “Suôi Dòng Mộng Ảo” trong Thi Tập “Đường Vào Tình Sử” của Đinh Hùng. Còn lời hai cũng mượt mà, mộng mơ, lãng mạn, nghe ra còn hay hơn lời một thì đã không mượn từ bất cứ Thi Tập nào của Đinh Hùng. Vậy ai là tác giả của lời hai này? Chính lòng cảm phục tài năng Phạm Đình Chương đã giúp mình nói với tình yêu bằng những giai điệu quá hay mà Đinh Hùng sau khi nghe đã cảm tác nên lời hai cho tình khúc này. Chẳng khác nào kẻ lãng du thất tình mất lối, đi trước về sau.
Hạnh ngộ ấy giữa Thi và Nhạc đã dành cho Mộng Dưới Hoa một vị trí vừa thân tình vừa trân trọng trong lòng giới thưởng thức. Cho đến hôm nay chắc không ai biết mà không muốn hát nó khi có dịp.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét