Phạm Duy tạ ơn đời trong một ca khúc:
Mang ơn đời chăn vỗ
Dâng cho người yêu góa
Dâng cây đàn bơ vơ
Mang ơn đời nâng đỡ
Dâng nấm mồ thô sơ...
Phạm Duy sống quá nửa cuộc đời trong lòng dân. Biết bao nhiêu chuyện ân tình. Nhưng đó là lòng Mẹ đối với con. Mẹ có bao giờ đòi? Dù vậy những người con có hiếu đều làm một cái gì để đền đáp lại đời. Phạm Duy đã tạ ơn Đời bằng Ngàn lời ca. Phạm Duy tạ ơn Đời bao nhiêu, Đời tạ ơn Phạm Duy bấy nhiêu. Thử nghĩ, nếu cuộc đời này không có Phạm Duy thì sẽ bớt vui hoặc buồn thêm bao nhiêu?
Không có Phạm Duy sẽ không có nhạc kháng chiến với Gươm Tráng Sĩ, Chinh Phụ Ca, không có Xuất Quân, không có Nhạc Tuổi Xanh không có Chiến Sĩ Vô Danh, không có cánh đồng xanh in bóng người thương binh, không có tiếng hát Sông Lô không có Nương Chiều, không có miền thùy dương bóng dừa ngàn thông, không có thuyền về bến Mê...
Không có Phạm Duy, đời mất mát biết bao nhiêu? Thử nghĩ vắng đi Phạm Duy trong kháng chiến thì nhạc kháng chiến sẽ nghèo đi đến mức nào. Ai là người không hát hoặc không nghe hát Phạm Duy? Phạm Duy có mặt ở hậu phương, Phạm Duy ra tiền tuyến, vào cả vùng địch chiếm... Phạm Duy bỏ Hà Nội ra chiến khu, hát cho Đài Phát Thanh kháng chiến đầu tiên ở Chùa Trầm, Phạm Duy vừa đàn hát vừa viết bài ca, ngâm thơ, diễn kịch... Phạm Duy đi Khu 3, Khu 4, lên Việt Bắc... Phạm Duy ra vào Nam Bộ hai lần, Phạm Duy đi như một chiến sĩ dùng đàn làm súng. Đêm khuya, một mình dở lại cuốn Ngàn lời Ca, đọc lại những bài ca kháng chiến Cách Mạng, thấy bóng chàng nhạc sĩ xông xáo khắp các vùng khói lửa và tôi thấy lại tôi trong cuộc kháng chiến vinh quang của dân tộc. Thiệt vui và cũng thiệt buồn! Phạm Duy đã ca ngợi cuộc kháng chiến đó bằng trái tim của một nghệ sĩ trẻ nhiệt thành, một đứa con yêu quí của nhân dân, của đất nước. Phạm Duy yêu và được yêu nửa thế kỷ qua. Bởi vì nếu không có Phạm Duy, nửa thế kỷ qua đã phải gầy còm trong trang sức và trong tâm hồn. Nếu không có Phạm Duy, thì đã không có tóc sương mẹ già yêu dấu. không có Tình Ca bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, không có vườn rau xanh ngát một mầu của Bà Mẹ Quê, không có gạo Nam gạo Bắc và đòn miền Trung của Vợ Chồng Quê v.v... Không có Phạm Duy sẽ không có Tâm Ca, không có Bé Ca, Hoan Ca, Bình Ca, Vỉa Hè Ca, Tục Ca, không có Tìm Nhau, không có Ngày Đó Chúng Mình, không có khung trời Đại Học, không có Mưa Rơi, không có Giọt Mưa Trên Lá, không có Đường Chiều Lá Rụng...
Không có Phạm Duy, không gian sẽ không vang, tóc em sẽ không bay, môi em sẽ không đỏ, ly chanh đường sẽ kém vị ngọt. Và đời không có ''nhạc kịch nhân gian''. Thiếu Phạm Duy, lòng ta sẽ vắng đi ít nhiều tiếng hát trái tim, mất đi tiếng hát nhỏ, sẽ không có giọng ai khuyến khích những người đang xa nhau nhích lại gần nhau.
Có Phạm Duy ta nhớ mãi một người mang tên Quốc, ta sẽ không quên Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, ta sẽ nhớ mãi rằng ta phải về ôm lấy Quê Hương trong Tự Do. Có Phạm Duy tuổi trẻ tuổi già chúng ta lang thang hải ngoại hay u buồn quốc nội có muời khúc Rong Ca để ngâm nga, nghĩ ngợi về cuộc đời, về nắng sáng nắng trưa. Không có Phạm Duy ta mất nhiều quá. Có Phạm Duy ta được nhiều quá. Với Phạm Duy ta có tất cả Âm Thanh và Trời Đất, niềm vui và nỗi buồn, thất vọng và hy vọng, hoang mang và tin tưởng. Có Phạm Duy ta có Ngàn Lời Ca, mấy vạn chữ nghĩa, những dấu hỏi, những chấm than và những chấm xuống dòng, những dòng nhạc nối liền những dòng chữ triền miên trôi chảy như trường giang để ra đại dương. Nhờ Phạm Duy thế giới hiểu biết ta hơn, nhờ Phạm Duy cây trúc xinh xinh và chiếc áo qua cầu gió bay đi ra làm quen với năm châu...
Đời đã nung đúc nên một Phạm Duy và Phạm Duy đã trả ơn Đời hằng ngày hằng năm hằng tháng bằng tiếng hát của mình. Đời cũng không quên tạ ơn Phạm Duy đã làm cho Đời đẹp hơn và đáng yêu hơn. Con giun nhìn lên trời, con dế ở gốc rạ, lá xanh, lá vàng, con chim con cá, cây tre cây trúc, mặt trăng mặt trời, bà mẹ Gio Linh, bà Mẹ Phù Sa, những anh hùng tuẫn tiết... tạ ơn Phạm Duy.
Những cây cột đèn, những ma quỷ, thần thánh, híppy, Sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long, sông Lô và nghìn con sông vô danh tạ ơn Phạm Duy. Những tên mù câm điếc, những người tình già tình trẻ, những ca sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, nhà xuất bản, những cô hàng sách bán băng nhạc cùng các cô bán nước rau má ở Sàigòn nhớ Phạm Duy...
Những đồng hương ở tận Tân Đảo hay Úc Châu, Bắc Âu băng giá không quên Phạm Duy, mỗi lần Phạm Duy đem tiếng hát lưu vong tới cho họ. Đồng bào quốc nội, dù bị cấm nghe nhạc Phạm Duy hai mươi năm ròng, vẫn nghe nhạc Phạm Duy qua những đợt sóng ngầm và lúc nào cũng coi Phạm Duy như một biểu tượng của Tự Do và lòng Yêu Nước.
Phạm Duy tạ ơn đời hay đời tạ ơn Phạm Duy?.
Mang ơn đời chăn vỗ
Dâng cho người yêu góa
Dâng cây đàn bơ vơ
Mang ơn đời nâng đỡ
Dâng nấm mồ thô sơ...
Phạm Duy sống quá nửa cuộc đời trong lòng dân. Biết bao nhiêu chuyện ân tình. Nhưng đó là lòng Mẹ đối với con. Mẹ có bao giờ đòi? Dù vậy những người con có hiếu đều làm một cái gì để đền đáp lại đời. Phạm Duy đã tạ ơn Đời bằng Ngàn lời ca. Phạm Duy tạ ơn Đời bao nhiêu, Đời tạ ơn Phạm Duy bấy nhiêu. Thử nghĩ, nếu cuộc đời này không có Phạm Duy thì sẽ bớt vui hoặc buồn thêm bao nhiêu?
Không có Phạm Duy sẽ không có nhạc kháng chiến với Gươm Tráng Sĩ, Chinh Phụ Ca, không có Xuất Quân, không có Nhạc Tuổi Xanh không có Chiến Sĩ Vô Danh, không có cánh đồng xanh in bóng người thương binh, không có tiếng hát Sông Lô không có Nương Chiều, không có miền thùy dương bóng dừa ngàn thông, không có thuyền về bến Mê...
Không có Phạm Duy, đời mất mát biết bao nhiêu? Thử nghĩ vắng đi Phạm Duy trong kháng chiến thì nhạc kháng chiến sẽ nghèo đi đến mức nào. Ai là người không hát hoặc không nghe hát Phạm Duy? Phạm Duy có mặt ở hậu phương, Phạm Duy ra tiền tuyến, vào cả vùng địch chiếm... Phạm Duy bỏ Hà Nội ra chiến khu, hát cho Đài Phát Thanh kháng chiến đầu tiên ở Chùa Trầm, Phạm Duy vừa đàn hát vừa viết bài ca, ngâm thơ, diễn kịch... Phạm Duy đi Khu 3, Khu 4, lên Việt Bắc... Phạm Duy ra vào Nam Bộ hai lần, Phạm Duy đi như một chiến sĩ dùng đàn làm súng. Đêm khuya, một mình dở lại cuốn Ngàn lời Ca, đọc lại những bài ca kháng chiến Cách Mạng, thấy bóng chàng nhạc sĩ xông xáo khắp các vùng khói lửa và tôi thấy lại tôi trong cuộc kháng chiến vinh quang của dân tộc. Thiệt vui và cũng thiệt buồn! Phạm Duy đã ca ngợi cuộc kháng chiến đó bằng trái tim của một nghệ sĩ trẻ nhiệt thành, một đứa con yêu quí của nhân dân, của đất nước. Phạm Duy yêu và được yêu nửa thế kỷ qua. Bởi vì nếu không có Phạm Duy, nửa thế kỷ qua đã phải gầy còm trong trang sức và trong tâm hồn. Nếu không có Phạm Duy, thì đã không có tóc sương mẹ già yêu dấu. không có Tình Ca bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, không có vườn rau xanh ngát một mầu của Bà Mẹ Quê, không có gạo Nam gạo Bắc và đòn miền Trung của Vợ Chồng Quê v.v... Không có Phạm Duy sẽ không có Tâm Ca, không có Bé Ca, Hoan Ca, Bình Ca, Vỉa Hè Ca, Tục Ca, không có Tìm Nhau, không có Ngày Đó Chúng Mình, không có khung trời Đại Học, không có Mưa Rơi, không có Giọt Mưa Trên Lá, không có Đường Chiều Lá Rụng...
Không có Phạm Duy, không gian sẽ không vang, tóc em sẽ không bay, môi em sẽ không đỏ, ly chanh đường sẽ kém vị ngọt. Và đời không có ''nhạc kịch nhân gian''. Thiếu Phạm Duy, lòng ta sẽ vắng đi ít nhiều tiếng hát trái tim, mất đi tiếng hát nhỏ, sẽ không có giọng ai khuyến khích những người đang xa nhau nhích lại gần nhau.
Có Phạm Duy ta nhớ mãi một người mang tên Quốc, ta sẽ không quên Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, ta sẽ nhớ mãi rằng ta phải về ôm lấy Quê Hương trong Tự Do. Có Phạm Duy tuổi trẻ tuổi già chúng ta lang thang hải ngoại hay u buồn quốc nội có muời khúc Rong Ca để ngâm nga, nghĩ ngợi về cuộc đời, về nắng sáng nắng trưa. Không có Phạm Duy ta mất nhiều quá. Có Phạm Duy ta được nhiều quá. Với Phạm Duy ta có tất cả Âm Thanh và Trời Đất, niềm vui và nỗi buồn, thất vọng và hy vọng, hoang mang và tin tưởng. Có Phạm Duy ta có Ngàn Lời Ca, mấy vạn chữ nghĩa, những dấu hỏi, những chấm than và những chấm xuống dòng, những dòng nhạc nối liền những dòng chữ triền miên trôi chảy như trường giang để ra đại dương. Nhờ Phạm Duy thế giới hiểu biết ta hơn, nhờ Phạm Duy cây trúc xinh xinh và chiếc áo qua cầu gió bay đi ra làm quen với năm châu...
Đời đã nung đúc nên một Phạm Duy và Phạm Duy đã trả ơn Đời hằng ngày hằng năm hằng tháng bằng tiếng hát của mình. Đời cũng không quên tạ ơn Phạm Duy đã làm cho Đời đẹp hơn và đáng yêu hơn. Con giun nhìn lên trời, con dế ở gốc rạ, lá xanh, lá vàng, con chim con cá, cây tre cây trúc, mặt trăng mặt trời, bà mẹ Gio Linh, bà Mẹ Phù Sa, những anh hùng tuẫn tiết... tạ ơn Phạm Duy.
Những cây cột đèn, những ma quỷ, thần thánh, híppy, Sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long, sông Lô và nghìn con sông vô danh tạ ơn Phạm Duy. Những tên mù câm điếc, những người tình già tình trẻ, những ca sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, nhà xuất bản, những cô hàng sách bán băng nhạc cùng các cô bán nước rau má ở Sàigòn nhớ Phạm Duy...
Phạm Duy tạ ơn đời hay đời tạ ơn Phạm Duy?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét