Đã mấy tháng nay, hầu như sáng nào lão cũng lặng lẽ đứng trong nhà ngó qua lớp kính khung cửa đục mờ. Lão dán mắt vào cây thiết mộc lan trồng trong chậu cảnh đặt trước sân. Lão rình xem cặp chim sâu loay hoay quanh cái tổ với đàn con của chúng. Lão rình rất kiên nhẫn, đứng hàng giờ không nhúc nhích. Nhưng đã hai hôm rồi không thấy vợ chồng nhà chim quay về. Chúng đã bay đi tìm đàn con vừa ra ràng? Hay chúng “ngộ” ra điều gì chăng? Cái tổ chim màu nâu sẫm đính vào hai chiếc lá thiết mộc lan bắt chéo lại với nhau giờ trống hoác tựa như ngôi nhà hoang khẽ đung đưa trước cặp mắt đờ đẫn của lão mỗi khi gió thổi.
Chừng ba tháng trước, dạo cuối xuân đầu hè, không nhớ rõ ngày nào, lão chợt nhận ra trong vương quốc rất mực thanh tĩnh của lão có một chuyện gì đó rất khác, rất lạ. Sáng ấy, như mọi sáng, ngủ dậy, lão xỏ giầy, mở cửa bước ra sân hít thở khí trời. Lão không tập thể dục. Già rồi, tập làm gì! Lão thấy những người sống dai thường đói khổ và chẳng tập thể dục bao giờ. Bà lão hàng xóm nhà lão đấy! Đã mấy chục năm nay bà ấy miệt mài gồng gánh bán buôn nhặt nhạnh bòn mót từng đồng từng hào để nuôi một thằng con dở hơi và đàn cháu nhỏ dại. Tám mươi có lẻ rồi kia kìa! Chẳng thấy ốm đau gì. Mà chẳng thấy bà ấy thể thao thể dục bao giờ! Sống nhiều, sống lắm, chẳng qua là trời hành… Cho nên lão nhất quyết không tập thể dục đúng bài bản như mấy ông bà hưu trí đang một hai ầm ĩ ngoài kia. Lão đứng giữa sân, hít thở, vặn lưng, vặn cổ, vung vẩy tay chân cho giãn xương cốt để rồi lại ngồi lì trước bàn dán mắt vào màn hình vi tính suốt ngày.
Lạ thật! Sao hôm nay lại có tiếng chim kêu tích… tích… rộn ràng ngay trên đầu lão thế nhỉ? Đúng rồi, hai con chim sâu, con nào áng chừng cũng chỉ bằng đầu ngón chân cái đang nhảy nhót trước mặt lão. Chúng bay vút lên, rồi lại sà xuống, thoắt ẩn thoắt hiện giữa đám cành lá rậm rì của giàn hoa giấy đầy gai góc ngay trên đầu lão. Tiếng chim hót vui lạ. Lão thấy phấn chấn quá! Múa may tay chân một lúc, lão vào nhà ăn sáng, pha ấm trà ngon, độc ẩm.
Sáng hôm sau, mở cửa bước ra sân, lão lại nghe thấy tiếng chim lảnh lót. Vẫn là đôi chim hôm qua. Nhưng lão nhận ra tiếng hót của chúng có gì đó không bình thường. Sao những con chim bé xíu lại phát ra thứ âm thanh mạnh mẽ, dữ dội đến thế kia chứ! Đúng rồi, thứ tiếng ấy không phải là tiếng hót. Âm thanh của nó mới đanh chói, gắt gỏng làm sao!
Có vẻ như đôi chim muốn xua đuổi lão hay sao ấy. Tiếng kêu của chúng tựa như mắng mỏ, giống như quát tháo trợ uy. Một chú còn sà hẳn xuống cây thiết mộc lan, xòe cánh ra, nghiêng nghiêng cái mỏ chúi về phía lão mà gào. Nhìn vào chỗ nó đứng, lão thấy hai lá lan bắt chéo lại với nhau, ở chỗ bắt chéo ấy là một đám dây rợ đan bện rất khéo. Mắt lão sáng lên: Ôi, tổ chim kìa! Thì ra cặp uyên ương nhà kia đang lót ổ. Hiểu rồi… Chắc chúng nghĩ lão là người nước “lạ” đến cướp đất phá nhà của chúng. Ngữ này chẳng phải chim vua chim chúa gì đâu! Loại sống chết giữ tổ như thế chỉ có thể là phường “hắc đầu”! Ghê gớm quá. Thích thật! Lòng lão như nở hoa. Lão vào nhà mặc quần áo phóng xe sang Tô Hiệu ăn phở Lý Quốc Sư.
Cũng từ hôm ấy, lão bỏ hẳn thói quen ra sân hít thở vào buổi sáng. Chiều sẽ tản bộ bù vào, chắc không vì thế mà tổn thọ đâu! Lão cố ý tránh để không làm phiền vợ chồng chim có nhã ý tìm đến góc sân nhà lão ở trọ. Bất chợt lão nhận ra sự quạnh vắng đang trùm lên ngôi nhà của lão. Con đường dẫn vào nhà lão là một ngõ cụt, không xe cộ, không người lại qua, rất tĩnh lặng. Cả “xóm” chỉ có mấy nóc nhà. Nó là một thế giới khác giữa lòng phố xá ồn ào, bụi bặm. Nhà lão là một “tu viện” giữa thế giới tĩnh lặng ấy. Cửa trong cửa ngoài suốt ngày đóng im ỉm. Từ sáng tới năm giờ chiều lão ngồi lì trên tầng hai giam mình trong căn phòng hẹp bộn bề sách vở. Bà lão thân sinh ra con lão ngồi ở tầng dưới, lướt web chán lại vui với đám nồi niêu, ngày chỉ vài lần, khi có việc mới bước ra ngoài sân. Giàn hoa giấy rậm rì gai góc bịt kín mảnh sân nhỏ lúc nào cũng rụng đầy lá khô. Chắc vợ chồng nhà chim ngỡ đó là vườn hoang nên mới tìm về ở trọ. Thôi thì từ nay lão sẽ đánh bạn với chúng. Có bạn, dẫu bạn là chim cũng đỡ hiu quạnh rồi.
Chừng ba tháng trước, dạo cuối xuân đầu hè, không nhớ rõ ngày nào, lão chợt nhận ra trong vương quốc rất mực thanh tĩnh của lão có một chuyện gì đó rất khác, rất lạ. Sáng ấy, như mọi sáng, ngủ dậy, lão xỏ giầy, mở cửa bước ra sân hít thở khí trời. Lão không tập thể dục. Già rồi, tập làm gì! Lão thấy những người sống dai thường đói khổ và chẳng tập thể dục bao giờ. Bà lão hàng xóm nhà lão đấy! Đã mấy chục năm nay bà ấy miệt mài gồng gánh bán buôn nhặt nhạnh bòn mót từng đồng từng hào để nuôi một thằng con dở hơi và đàn cháu nhỏ dại. Tám mươi có lẻ rồi kia kìa! Chẳng thấy ốm đau gì. Mà chẳng thấy bà ấy thể thao thể dục bao giờ! Sống nhiều, sống lắm, chẳng qua là trời hành… Cho nên lão nhất quyết không tập thể dục đúng bài bản như mấy ông bà hưu trí đang một hai ầm ĩ ngoài kia. Lão đứng giữa sân, hít thở, vặn lưng, vặn cổ, vung vẩy tay chân cho giãn xương cốt để rồi lại ngồi lì trước bàn dán mắt vào màn hình vi tính suốt ngày.
Lạ thật! Sao hôm nay lại có tiếng chim kêu tích… tích… rộn ràng ngay trên đầu lão thế nhỉ? Đúng rồi, hai con chim sâu, con nào áng chừng cũng chỉ bằng đầu ngón chân cái đang nhảy nhót trước mặt lão. Chúng bay vút lên, rồi lại sà xuống, thoắt ẩn thoắt hiện giữa đám cành lá rậm rì của giàn hoa giấy đầy gai góc ngay trên đầu lão. Tiếng chim hót vui lạ. Lão thấy phấn chấn quá! Múa may tay chân một lúc, lão vào nhà ăn sáng, pha ấm trà ngon, độc ẩm.
Sáng hôm sau, mở cửa bước ra sân, lão lại nghe thấy tiếng chim lảnh lót. Vẫn là đôi chim hôm qua. Nhưng lão nhận ra tiếng hót của chúng có gì đó không bình thường. Sao những con chim bé xíu lại phát ra thứ âm thanh mạnh mẽ, dữ dội đến thế kia chứ! Đúng rồi, thứ tiếng ấy không phải là tiếng hót. Âm thanh của nó mới đanh chói, gắt gỏng làm sao!
Có vẻ như đôi chim muốn xua đuổi lão hay sao ấy. Tiếng kêu của chúng tựa như mắng mỏ, giống như quát tháo trợ uy. Một chú còn sà hẳn xuống cây thiết mộc lan, xòe cánh ra, nghiêng nghiêng cái mỏ chúi về phía lão mà gào. Nhìn vào chỗ nó đứng, lão thấy hai lá lan bắt chéo lại với nhau, ở chỗ bắt chéo ấy là một đám dây rợ đan bện rất khéo. Mắt lão sáng lên: Ôi, tổ chim kìa! Thì ra cặp uyên ương nhà kia đang lót ổ. Hiểu rồi… Chắc chúng nghĩ lão là người nước “lạ” đến cướp đất phá nhà của chúng. Ngữ này chẳng phải chim vua chim chúa gì đâu! Loại sống chết giữ tổ như thế chỉ có thể là phường “hắc đầu”! Ghê gớm quá. Thích thật! Lòng lão như nở hoa. Lão vào nhà mặc quần áo phóng xe sang Tô Hiệu ăn phở Lý Quốc Sư.
Cũng từ hôm ấy, lão bỏ hẳn thói quen ra sân hít thở vào buổi sáng. Chiều sẽ tản bộ bù vào, chắc không vì thế mà tổn thọ đâu! Lão cố ý tránh để không làm phiền vợ chồng chim có nhã ý tìm đến góc sân nhà lão ở trọ. Bất chợt lão nhận ra sự quạnh vắng đang trùm lên ngôi nhà của lão. Con đường dẫn vào nhà lão là một ngõ cụt, không xe cộ, không người lại qua, rất tĩnh lặng. Cả “xóm” chỉ có mấy nóc nhà. Nó là một thế giới khác giữa lòng phố xá ồn ào, bụi bặm. Nhà lão là một “tu viện” giữa thế giới tĩnh lặng ấy. Cửa trong cửa ngoài suốt ngày đóng im ỉm. Từ sáng tới năm giờ chiều lão ngồi lì trên tầng hai giam mình trong căn phòng hẹp bộn bề sách vở. Bà lão thân sinh ra con lão ngồi ở tầng dưới, lướt web chán lại vui với đám nồi niêu, ngày chỉ vài lần, khi có việc mới bước ra ngoài sân. Giàn hoa giấy rậm rì gai góc bịt kín mảnh sân nhỏ lúc nào cũng rụng đầy lá khô. Chắc vợ chồng nhà chim ngỡ đó là vườn hoang nên mới tìm về ở trọ. Thôi thì từ nay lão sẽ đánh bạn với chúng. Có bạn, dẫu bạn là chim cũng đỡ hiu quạnh rồi.
Minh họa: Ngô Xuân Khôi
Chừng non tháng sau chiếc tổ của đôi chim hoàn tất. Biết chắc chúng đã đi kiếm ăn, lão tò mò vạch lá xem trộm ngôi nhà của chúng. Nó to bằng chiếc ấm pha trà của lão, nom tựa như cái kén, nắm tay vào thấy chắc lói, vững chãi vô cùng. Miệng tổ chim khum khum, mấy chiếc lá lan hình lưỡi mác buông dài phủ kín ở phía trên, nắng gió, ngay cả mưa to cũng không hạt nào lọt vào được.
Rồi lão có việc phải vắng nhà mất mấy ngày. Cụ cố thân sinh ra vợ lão nhớ con gái cố, lão không thể không hộ tống bà lão thân sinh ra con lão về quê thăm cố để cố thỏa lòng. Hôm ra Hà Nội, mãi năm giờ chiều mới rời bến xe tỉnh lẻ, chín giờ tới nhà, điện đường sáng choang, nhưng mảnh sân nhà lão tối mò, đặt chân vào thấy xào xạc lá rụng. Mặc cho bà lão thân sinh ra con lão lích kích tay xách nách mang lỉnh kỉnh kéo mấy cái túi, vừa mở cửa vào nhà, lão vội tìm đèn pin, lật đật chạy ra chỗ cây thiết mộc lan, vạch lá soi tổ chim. Mắt lão sáng lên khi nhìn thấy quả trứng bằng đầu ngón tay út. Nhõn một quả! Vỏ trứng lấm tấm những chấm trăng trắng đen đen thành một màu lổ đổ. Chẳng thấy bóng dáng vợ chồng nhà chim ở đâu. Lão ngắm quả trứng nằm dưới đáy tổ mãi không chán. Phải đến lúc bà lão gắt lên, lão mới vào nhà tắm rửa, ăn uống qua loa, rồi đi nằm.
Cuộc sống lại quay về nếp cũ. Sáng sáng, lão lại đứng trong nhà nhìn qua cửa kính quan sát sinh hoạt của vợ chồng nhà chim. Tò mò mà quan sát, quan sát cho vui, chứ lão không có ý định nghiên cứu tập tính của chúng. Cho nên lão chẳng ghi chép gì. Lão thấy đã mấy ngày nay, một chú chim lúc nào cũng nằm lì trong tổ. Thế là nó đã bắt đầu ấp rồi. Trong tổ có bốn trứng. Chừng hơn hai chục ngày, trứng nở. Chỉ nở được ba con. Lạ thật, không thấy vỏ trứng, cũng không thấy quả trứng ung, chỉ có ba con chim non đỏ hỏn mắt nhắm tít nằm trong tổ, mỏ lúc nào cũng ngoác ra đợi mồi.
Từ ngày có tổ chim trong sân, hình như lão đã hóa thành trẻ nhỏ. Lão rất khoái chọc giận vợ chồng nhà chim hệt mấy đứa trẻ ngỗ nghịch trêu chọc người già. Mỗi ngày chọc giận chúng vài lần thành niềm vui của lão. Vì lão thì buồn, mà vợ chồng nhà chim từ hôm có mấy đứa con bỗng trở nên dữ dằn quá thể. Lúc nào lão cũng thấy một con đi kiếm mồi - chẳng biết vợ hay chồng - còn một con chực sẵn ở nhà canh tổ. Nó quẩn quanh đâu đó, hễ có người ra sân, đến gần tổ của nó, lập tức nó xuất hiện và lên tiếng. Nó báo động ầm ĩ. Chẳng cần đợi lâu, vài phút sau, con kia cũng bay về. Chúng hợp lực với nhau cùng chiến đấu. Đứa sà xuống che chở cho bầy con, đứa bay lên, liệng quanh ngôi nhà, ríu rít gọi bạn cầu cứu. Chỉ một lúc, không biết từ đâu, cả bầy chim sâu rầm rập kéo đến, vỗ cánh loạn xạ. Giàn hoa giấy nhà lão ồn ào như chợ vỡ, vui quá là vui…
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn. Mấy con chim non giờ đã mọc đủ lông mao lông vũ, nằm chật cả cái tổ. Có lần, con này bị hai con kia ép bật ra ngoài, rơi xuống đất, may mà lão trông thấy, nhặt lên đặt vào tổ. Rồi bầy chim bắt đầu tập bay. Chúng ra ràng vào một sáng chủ nhật. Giữa hè, trời nắng gắt, vừa bảnh mắt, đã oi bức vô cùng. Ngồi trong nhà, lão thấy ba con chim non không biết bằng cách nào đã nhảy được lên giàn hoa giấy, cánh chấp chới như muốn bay đi nhưng ngập ngừng, vẻ như sợ hãi. Vợ chồng nhà chim chao liệng phía trên, lúc vút lên cao, lúc sà xuống thấp, tựa như thúc giục, động viên, truyền can đảm cho đàn con. Chừng gần tiếng sau, bầy chim mới vụt bay đi. Suốt ngày hôm ấy, mảnh sân nhà lão im ắng, tĩnh lặng vô cùng.
Sáng hôm sau, lúc đang hít vào thở ra, vặn chân vặn cổ giữa sân, lão nghe thấy những tiếng kêu tích… tích… tích… rất quen thuộc ngay trên đầu. Đúng là vợ chồng nhà chim sâu lại quay về. Lão vội vào nhà, bắc ghế ngồi quan sát qua lần cửa kính. Từ giàn hoa giấy, đôi chim sà xuống cây thiết mộc lan ngó nghiêng, tìm kiếm. Một con đậu hẳn lên cái miệng tổ trống không, chúi đầu mổ mổ cái gì đó bên trong tổ. Rồi cả hai lại bay lên giàn hoa giấy. Tích… tích… tích… Âm thanh khắc khoải chẳng biết là tiếng kêu, tiếng gọi, hay tiếng khóc ấy vọng mãi vào khoảng không tĩnh lặng trước mảnh sân nhà lão.
Bầy chim non đã bay đi là biệt tích... Nhưng vợ chồng nhà chim thì xem chừng còn quyến luyến, ngẩn ngơ lắm. Suốt một tuần, sáng nào lão cũng thấy chúng quay về sà xuống cây thiết mộc lan, nghiêng nghiêng ngó ngó. Trước khi bay đi, thể nào chúng cũng đậu rất lâu trên giàn hoa giấy cất lên những tiếng kêu tích… tích… tích… khắc khoải như thế, thiết tha như thế.
Đã hai hôm nay, lão không thấy vợ chồng nhà chim quay lại nữa. Cái tổ chim giờ đã hóa thành tổ hoang. Nhưng âm vang của tiếng chim gọi con tích, tích thì hình như vẫn còn đọng lại trên những cánh hoa giấy tươi hồng, mỏng tang run run trong gió trước cặp mắt đờ đẫn của lão.
Rồi lão có việc phải vắng nhà mất mấy ngày. Cụ cố thân sinh ra vợ lão nhớ con gái cố, lão không thể không hộ tống bà lão thân sinh ra con lão về quê thăm cố để cố thỏa lòng. Hôm ra Hà Nội, mãi năm giờ chiều mới rời bến xe tỉnh lẻ, chín giờ tới nhà, điện đường sáng choang, nhưng mảnh sân nhà lão tối mò, đặt chân vào thấy xào xạc lá rụng. Mặc cho bà lão thân sinh ra con lão lích kích tay xách nách mang lỉnh kỉnh kéo mấy cái túi, vừa mở cửa vào nhà, lão vội tìm đèn pin, lật đật chạy ra chỗ cây thiết mộc lan, vạch lá soi tổ chim. Mắt lão sáng lên khi nhìn thấy quả trứng bằng đầu ngón tay út. Nhõn một quả! Vỏ trứng lấm tấm những chấm trăng trắng đen đen thành một màu lổ đổ. Chẳng thấy bóng dáng vợ chồng nhà chim ở đâu. Lão ngắm quả trứng nằm dưới đáy tổ mãi không chán. Phải đến lúc bà lão gắt lên, lão mới vào nhà tắm rửa, ăn uống qua loa, rồi đi nằm.
Cuộc sống lại quay về nếp cũ. Sáng sáng, lão lại đứng trong nhà nhìn qua cửa kính quan sát sinh hoạt của vợ chồng nhà chim. Tò mò mà quan sát, quan sát cho vui, chứ lão không có ý định nghiên cứu tập tính của chúng. Cho nên lão chẳng ghi chép gì. Lão thấy đã mấy ngày nay, một chú chim lúc nào cũng nằm lì trong tổ. Thế là nó đã bắt đầu ấp rồi. Trong tổ có bốn trứng. Chừng hơn hai chục ngày, trứng nở. Chỉ nở được ba con. Lạ thật, không thấy vỏ trứng, cũng không thấy quả trứng ung, chỉ có ba con chim non đỏ hỏn mắt nhắm tít nằm trong tổ, mỏ lúc nào cũng ngoác ra đợi mồi.
Từ ngày có tổ chim trong sân, hình như lão đã hóa thành trẻ nhỏ. Lão rất khoái chọc giận vợ chồng nhà chim hệt mấy đứa trẻ ngỗ nghịch trêu chọc người già. Mỗi ngày chọc giận chúng vài lần thành niềm vui của lão. Vì lão thì buồn, mà vợ chồng nhà chim từ hôm có mấy đứa con bỗng trở nên dữ dằn quá thể. Lúc nào lão cũng thấy một con đi kiếm mồi - chẳng biết vợ hay chồng - còn một con chực sẵn ở nhà canh tổ. Nó quẩn quanh đâu đó, hễ có người ra sân, đến gần tổ của nó, lập tức nó xuất hiện và lên tiếng. Nó báo động ầm ĩ. Chẳng cần đợi lâu, vài phút sau, con kia cũng bay về. Chúng hợp lực với nhau cùng chiến đấu. Đứa sà xuống che chở cho bầy con, đứa bay lên, liệng quanh ngôi nhà, ríu rít gọi bạn cầu cứu. Chỉ một lúc, không biết từ đâu, cả bầy chim sâu rầm rập kéo đến, vỗ cánh loạn xạ. Giàn hoa giấy nhà lão ồn ào như chợ vỡ, vui quá là vui…
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn. Mấy con chim non giờ đã mọc đủ lông mao lông vũ, nằm chật cả cái tổ. Có lần, con này bị hai con kia ép bật ra ngoài, rơi xuống đất, may mà lão trông thấy, nhặt lên đặt vào tổ. Rồi bầy chim bắt đầu tập bay. Chúng ra ràng vào một sáng chủ nhật. Giữa hè, trời nắng gắt, vừa bảnh mắt, đã oi bức vô cùng. Ngồi trong nhà, lão thấy ba con chim non không biết bằng cách nào đã nhảy được lên giàn hoa giấy, cánh chấp chới như muốn bay đi nhưng ngập ngừng, vẻ như sợ hãi. Vợ chồng nhà chim chao liệng phía trên, lúc vút lên cao, lúc sà xuống thấp, tựa như thúc giục, động viên, truyền can đảm cho đàn con. Chừng gần tiếng sau, bầy chim mới vụt bay đi. Suốt ngày hôm ấy, mảnh sân nhà lão im ắng, tĩnh lặng vô cùng.
Sáng hôm sau, lúc đang hít vào thở ra, vặn chân vặn cổ giữa sân, lão nghe thấy những tiếng kêu tích… tích… tích… rất quen thuộc ngay trên đầu. Đúng là vợ chồng nhà chim sâu lại quay về. Lão vội vào nhà, bắc ghế ngồi quan sát qua lần cửa kính. Từ giàn hoa giấy, đôi chim sà xuống cây thiết mộc lan ngó nghiêng, tìm kiếm. Một con đậu hẳn lên cái miệng tổ trống không, chúi đầu mổ mổ cái gì đó bên trong tổ. Rồi cả hai lại bay lên giàn hoa giấy. Tích… tích… tích… Âm thanh khắc khoải chẳng biết là tiếng kêu, tiếng gọi, hay tiếng khóc ấy vọng mãi vào khoảng không tĩnh lặng trước mảnh sân nhà lão.
Bầy chim non đã bay đi là biệt tích... Nhưng vợ chồng nhà chim thì xem chừng còn quyến luyến, ngẩn ngơ lắm. Suốt một tuần, sáng nào lão cũng thấy chúng quay về sà xuống cây thiết mộc lan, nghiêng nghiêng ngó ngó. Trước khi bay đi, thể nào chúng cũng đậu rất lâu trên giàn hoa giấy cất lên những tiếng kêu tích… tích… tích… khắc khoải như thế, thiết tha như thế.
Đã hai hôm nay, lão không thấy vợ chồng nhà chim quay lại nữa. Cái tổ chim giờ đã hóa thành tổ hoang. Nhưng âm vang của tiếng chim gọi con tích, tích thì hình như vẫn còn đọng lại trên những cánh hoa giấy tươi hồng, mỏng tang run run trong gió trước cặp mắt đờ đẫn của lão.
Đồng Bát 2018, ngày trở rét
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét