Anna Karenina 9
Tiểu ban mồng 2 tháng 6 thường họp vào thứ hai. Alecxei
Alecxandrovitr bước vào phòng họp, như thường lệ chào những uỷ viên và chủ tịch,
rồi ngồi vào chỗ, đặt tay lên tập hồ sơ chuẩn bị sẵn sàng trước mặt. Trong hồ
sơ có ghi những tình hình ông cần biết và tóm tắt bài tham luận ông định phát
biểu. Vả lại, ông cũng không cần đến tài liệu tham khảo. Ông nhớ tất cả và xét
thấy không cần nhẩm lại trong đầu những điều sẽ nói. Ông biết là đến lúc đó,
khi đã thấy trước mắt bộ mặt kẻ địch đang cố gắng vô ích làm ra vẻ thờ ơ, thì
bài diễn văn sẽ tự động tuôn ra còn hùng hồn hơn tất cả những điều chuẩn bị sẵn.
Ông thấy nội dung bài tham luận của mình thâm thuý đến nỗi mỗi chữ đều có hiệu
lực. Tuy nhiên, khi nghe bản báo cáo thường kỳ, ông có vẻ rất hồn nhiên và rất
hiền lành. Nhìn đôi bàn tay trắng nổi gân xanh xoè những ngón dài nhẹ nhàng vuốt
mép tờ giấy trắng đặt trước mặt và cái đầu mệt mỏi nghiêng nghiêng sang bên, hẳn
không ai ngờ đôi môi ông sắp sửa thốt ra những lời phát biểu có thể dấy lên một
cơn dông tố kinh khủng, buộc những uỷ viên của tiểu ban phải gào thét, tranh cướp
lời nhau và vị chủ tịch phải yêu cầu mọi người giữ trật tự.
Nghe xong báo cáo, Alecxei Alecxandrovitr dịu dàng và nhỏ nhẻ tuyên bố ông muốn phát biểu với hội nghị một vài nhận xét về việc tổ chức các dị tộc. Mọi sự chú ý đều dồn về phía ông. Alecxei Alecxandrovitr khẽ hắng giọng và không ngước mắt nhìn địch thủ, mà lại làm như mỗi lần đọc diễn văn, tức là chăm chú nhìn vào khuôn mặt đầu tiên nào đó ở trước mặt (cụ thể là bộ mặt ông già bé nhỏ, vẻ hiền lành, không có vai vế gì trong tiểu ban), ông bắt đầu trình bày các quan điểm. Khi đề cập tới các luật lệ cơ bản về tổ chức, địch thủ của ông liền chồm lên và bắt đầu phản đối. Bản thân Xtremov cũng là uỷ viên của tiểu ban, bị chạm nọc, muốn thanh minh. Cuộc họp thật náo động. Nhưng Alecxei Alecxandrovitr đã chiến thắng và đề án của ông được chấp thuận. Họ quyết định thành lập ba tiểu ban mới và ngày hôm sau, trong vài giới ở Pêtecbua, chỉ nghe bàn đến phiên họp đó. Thắng lợi của Alecxei Alecxandrovitr còn lớn hơn cả ý ông mong muốn.
Sáng hôm sau, thứ ba, khi tỉnh dậy, Alecxei Alecxandrovitr vui thích nhớ tới thắng lợi hôm trước và mặc dầu muốn tỏ ra thờ ơ, ông vẫn không thể không mỉm cười khi nghe viên chánh văn phòng phỉnh nịnh thuật lại những lời đồn đại vang tới tai hắn về những việc đã xảy ra ở tiểu ban.
Trong khi làm việc với chánh văn phòng, Alecxei Alecxandrovitr hoàn toàn quên bẵng hôm đó là thứ ba, ngày quy định cho Anna Arcadievna trở về, cho nên ông ngạc nhiên một cách khó chịu khi thấy một tên đầy tớ đến bảo nàng đã về.
Anna về tới Peterburg từ sáng sớm; nàng đã đánh điện nhắc cho xe ra đón, như vậy chồng không thể không biết nàng đã về. Nhưng khi nàng tới nơi, ông lại không ra đón. Gia nhân thưa là ông chưa ra khỏi nhà và đang bàn việc với chánh văn phòng. Nàng sai người báo cho chồng biết mình đã về, sang phòng giấy riêng và mải miết thu dọn đồ đạc, chờ ông đến gặp. Một giờ qua đi mà vẫn chưa thấy mặt ông. Nàng sang phòng ăn, mượn cớ sai bảo người làm và chủ tâm nói to, đánh tiếng cho chồng chú ý tới; nhưng ông ta vẫn không đến, mặc dầu nàng nghe thấy ông tiễn chánh văn phòng ra tận cửa buồng.
Nàng biết sau đó ông sẽ đến ngay Bộ và nàng muốn gặp ông trước để xác định quan hệ giữa hai người từ nay về sau.
Nàng đi qua phòng khách lớn và tới buồng chồng, bước chân quả quyết. Khi nàng bước vào buồng giấy, ông đã mặc triều phục, ngồi tì khuỷu tay xuống bàn con bên cạnh, rõ ràng sắp sửa đi và nhìn thẳng đằng trước, mặt buồn rầu. Nàng thấy ông trước khi ông thấy nàng và nàng đoán ông đang nghĩ tới mình.
Thấy nàng đi vào, ông toan đứng lên rồi lại lưỡng lự, đỏ mặt lên, một điều chưa bao giờ xảy ra, và cuối cùng hấp tấp đứng dậy, ra đón vợ, không nhìn vào mắt mà nhìn cao hơn, vào trán và tóc nàng. Ông bước lại, bắt tay và mời nàng ngồi.
- Tôi rất bằng lòng mình đã trở về, - ông nói và ngồi xuống cạnh, rõ ràng định nói thêm cái gì đó; - ông không nói tiếp được nữa. Nhiều lần, ông định nói rồi lại nín bặt. Mặc dầu đã chuẩn bị sẵn sàng trút hết khinh bỉ và đổ lỗi lên đầu ông, nàng vẫn không biết nên nói năng ra sao. Nàng thương hại ông ta. Im lặng kéo dài khá lâu.
- Xerioja khỏe chứ? - ông hỏi và không đợi trả lời ông nói thêm: - hôm nay tôi không ăn ở nhà; tôi phải đi ngay bây giờ.
- Tôi đã định đi Moxcva, - nàng nói.
- Không, mình trở về như thế là rất phải, - ông nói và lại nín lặng.
Thấy ông không đủ nghị lực nói ra, nàng bèn chủ động khơi chuyện.
- Alecxei Alecxandrovitr, - nàng nói, chăm chú nhìn ông và không hề cụp mắt xuống trước cái nhìn trân trân vào tóc nàng, - tôi là kẻ phạm tội, một người đàn bà xấu xa, nhưng trước sau tôi vẫn như thế, vẫn y nguyên là con người như hôm nọ tôi đã thú nhận và tôi đến nói cho ông biết tôi không thay đổi được.
- Tôi không hỏi cô việc đó, - ông nói, đột nhiên nhìn vào mắt nàng, vẻ hằn thù và kiên quyết, - thật đúng như tôi đã dự đoán. - Rõ ràng cơn giận đã khiến ông ta lấy lại được tự chủ hoàn toàn. - Tôi đã nói và viết thư cho cô, và tôi xin nhắc lại điều đó, - ông nói, giọng nhỏ nhẹ và sắc, - tôi không cần biết đó. Tôi muốn ngơ nó đi. Không phải người đàn bà nào cũng có nhã ý như cô sốt sắng báo cho chồng biết một cái tin thú vị đến thế (ông nhấn mạnh vào chữ "thú vị"). Tôi sẽ ngơ việc đó đi chừng nào mọi người còn chưa biết chuyện, chừng nào tên tuổi tôi còn chưa bị bôi nhọ. Cho nên, tôi báo trước cho cô biết là những quan hệ của chúng ta vẫn phải giữ nguyên như từ trước đến nay và chỉ trong trường hợp cô tự làm ô danh thì tôi mới dùng đến những biện pháp để bảo toàn danh dự của tôi.
- Nhưng quan hệ của chúng ta không thể giữ nguyên như xưa được, - Anna rụt rè nói và sợ hãi nhìn ông ta.
Khi thấy lại cử chỉ bình tĩnh đó, cái giọng the thé như trẻ con và nhạo báng đó, lòng thương hại liền tiêu tan trước nỗi ghê tởm nàng cảm thấy đối với ông. Nàng chỉ còn sợ hãi, nhưng muốn ra sao thì ra, nàng vẫn cần xác định rành rọt quan hệ của họ.
- Tôi không thể là vợ ông khi tôi... - nàng bắt đầu nói.
Ông cười lạnh lùng và hiểm độc.
- Rõ ràng lối sống cô lựa chọn đã phản ánh vào cách nhìn của cô.
Nhưng vì tôi quá kính trọng dĩ vãng của cô và quá coi khinh cái hiện tại, nên lời tôi nói không thể hiểu theo cái nghĩa cô gán cho nó.
Anna thở dài và cúi đầu.
- Vả lại, tôi thực không hiểu, - ông hăng lên nói tiếp, - tại sao một người đàn bà độc lập như cô, không ngần ngại báo cho chồng biết rõ mình bội bạc và không hề thấy đó là tội lỗi, lại áy náy về chuyện làm tròn bổn phận với chồng.
- Alecxei Alecxandrovitr! Ông muốn gì tôi kia chứ?
- Tôi muốn không bao giờ gặp gã đàn ông đó ở đây. Tôi muốn cô xử sự thế nào để cả ngoài xã hội lẫn bọn đầy tớ đều không thể dị nghị về cô... Tôi yêu cầu cô không được gặp hắn nữa. Tôi tưởng thế cũng không phải là đòi hỏi quá đáng. Để bù lại, cô có thể hưởng quyền lợi của một người vợ lương thiện mà không phải làm nghĩa vụ của mình. Điều tôi cần nói với cô tóm lại chỉ có thế thôi. Bây giờ đến lúc tôi phải đi rồi. Tôi không ăn ở nhà.
Ông đứng dậy và ra cửa. Anna cũng đứng dậy theo. Ông nghiêng mình không nói gì và nhường nàng ra trước.
Nghe xong báo cáo, Alecxei Alecxandrovitr dịu dàng và nhỏ nhẻ tuyên bố ông muốn phát biểu với hội nghị một vài nhận xét về việc tổ chức các dị tộc. Mọi sự chú ý đều dồn về phía ông. Alecxei Alecxandrovitr khẽ hắng giọng và không ngước mắt nhìn địch thủ, mà lại làm như mỗi lần đọc diễn văn, tức là chăm chú nhìn vào khuôn mặt đầu tiên nào đó ở trước mặt (cụ thể là bộ mặt ông già bé nhỏ, vẻ hiền lành, không có vai vế gì trong tiểu ban), ông bắt đầu trình bày các quan điểm. Khi đề cập tới các luật lệ cơ bản về tổ chức, địch thủ của ông liền chồm lên và bắt đầu phản đối. Bản thân Xtremov cũng là uỷ viên của tiểu ban, bị chạm nọc, muốn thanh minh. Cuộc họp thật náo động. Nhưng Alecxei Alecxandrovitr đã chiến thắng và đề án của ông được chấp thuận. Họ quyết định thành lập ba tiểu ban mới và ngày hôm sau, trong vài giới ở Pêtecbua, chỉ nghe bàn đến phiên họp đó. Thắng lợi của Alecxei Alecxandrovitr còn lớn hơn cả ý ông mong muốn.
Sáng hôm sau, thứ ba, khi tỉnh dậy, Alecxei Alecxandrovitr vui thích nhớ tới thắng lợi hôm trước và mặc dầu muốn tỏ ra thờ ơ, ông vẫn không thể không mỉm cười khi nghe viên chánh văn phòng phỉnh nịnh thuật lại những lời đồn đại vang tới tai hắn về những việc đã xảy ra ở tiểu ban.
Trong khi làm việc với chánh văn phòng, Alecxei Alecxandrovitr hoàn toàn quên bẵng hôm đó là thứ ba, ngày quy định cho Anna Arcadievna trở về, cho nên ông ngạc nhiên một cách khó chịu khi thấy một tên đầy tớ đến bảo nàng đã về.
Anna về tới Peterburg từ sáng sớm; nàng đã đánh điện nhắc cho xe ra đón, như vậy chồng không thể không biết nàng đã về. Nhưng khi nàng tới nơi, ông lại không ra đón. Gia nhân thưa là ông chưa ra khỏi nhà và đang bàn việc với chánh văn phòng. Nàng sai người báo cho chồng biết mình đã về, sang phòng giấy riêng và mải miết thu dọn đồ đạc, chờ ông đến gặp. Một giờ qua đi mà vẫn chưa thấy mặt ông. Nàng sang phòng ăn, mượn cớ sai bảo người làm và chủ tâm nói to, đánh tiếng cho chồng chú ý tới; nhưng ông ta vẫn không đến, mặc dầu nàng nghe thấy ông tiễn chánh văn phòng ra tận cửa buồng.
Nàng biết sau đó ông sẽ đến ngay Bộ và nàng muốn gặp ông trước để xác định quan hệ giữa hai người từ nay về sau.
Nàng đi qua phòng khách lớn và tới buồng chồng, bước chân quả quyết. Khi nàng bước vào buồng giấy, ông đã mặc triều phục, ngồi tì khuỷu tay xuống bàn con bên cạnh, rõ ràng sắp sửa đi và nhìn thẳng đằng trước, mặt buồn rầu. Nàng thấy ông trước khi ông thấy nàng và nàng đoán ông đang nghĩ tới mình.
Thấy nàng đi vào, ông toan đứng lên rồi lại lưỡng lự, đỏ mặt lên, một điều chưa bao giờ xảy ra, và cuối cùng hấp tấp đứng dậy, ra đón vợ, không nhìn vào mắt mà nhìn cao hơn, vào trán và tóc nàng. Ông bước lại, bắt tay và mời nàng ngồi.
- Tôi rất bằng lòng mình đã trở về, - ông nói và ngồi xuống cạnh, rõ ràng định nói thêm cái gì đó; - ông không nói tiếp được nữa. Nhiều lần, ông định nói rồi lại nín bặt. Mặc dầu đã chuẩn bị sẵn sàng trút hết khinh bỉ và đổ lỗi lên đầu ông, nàng vẫn không biết nên nói năng ra sao. Nàng thương hại ông ta. Im lặng kéo dài khá lâu.
- Xerioja khỏe chứ? - ông hỏi và không đợi trả lời ông nói thêm: - hôm nay tôi không ăn ở nhà; tôi phải đi ngay bây giờ.
- Tôi đã định đi Moxcva, - nàng nói.
- Không, mình trở về như thế là rất phải, - ông nói và lại nín lặng.
Thấy ông không đủ nghị lực nói ra, nàng bèn chủ động khơi chuyện.
- Alecxei Alecxandrovitr, - nàng nói, chăm chú nhìn ông và không hề cụp mắt xuống trước cái nhìn trân trân vào tóc nàng, - tôi là kẻ phạm tội, một người đàn bà xấu xa, nhưng trước sau tôi vẫn như thế, vẫn y nguyên là con người như hôm nọ tôi đã thú nhận và tôi đến nói cho ông biết tôi không thay đổi được.
- Tôi không hỏi cô việc đó, - ông nói, đột nhiên nhìn vào mắt nàng, vẻ hằn thù và kiên quyết, - thật đúng như tôi đã dự đoán. - Rõ ràng cơn giận đã khiến ông ta lấy lại được tự chủ hoàn toàn. - Tôi đã nói và viết thư cho cô, và tôi xin nhắc lại điều đó, - ông nói, giọng nhỏ nhẹ và sắc, - tôi không cần biết đó. Tôi muốn ngơ nó đi. Không phải người đàn bà nào cũng có nhã ý như cô sốt sắng báo cho chồng biết một cái tin thú vị đến thế (ông nhấn mạnh vào chữ "thú vị"). Tôi sẽ ngơ việc đó đi chừng nào mọi người còn chưa biết chuyện, chừng nào tên tuổi tôi còn chưa bị bôi nhọ. Cho nên, tôi báo trước cho cô biết là những quan hệ của chúng ta vẫn phải giữ nguyên như từ trước đến nay và chỉ trong trường hợp cô tự làm ô danh thì tôi mới dùng đến những biện pháp để bảo toàn danh dự của tôi.
- Nhưng quan hệ của chúng ta không thể giữ nguyên như xưa được, - Anna rụt rè nói và sợ hãi nhìn ông ta.
Khi thấy lại cử chỉ bình tĩnh đó, cái giọng the thé như trẻ con và nhạo báng đó, lòng thương hại liền tiêu tan trước nỗi ghê tởm nàng cảm thấy đối với ông. Nàng chỉ còn sợ hãi, nhưng muốn ra sao thì ra, nàng vẫn cần xác định rành rọt quan hệ của họ.
- Tôi không thể là vợ ông khi tôi... - nàng bắt đầu nói.
Ông cười lạnh lùng và hiểm độc.
- Rõ ràng lối sống cô lựa chọn đã phản ánh vào cách nhìn của cô.
Nhưng vì tôi quá kính trọng dĩ vãng của cô và quá coi khinh cái hiện tại, nên lời tôi nói không thể hiểu theo cái nghĩa cô gán cho nó.
Anna thở dài và cúi đầu.
- Vả lại, tôi thực không hiểu, - ông hăng lên nói tiếp, - tại sao một người đàn bà độc lập như cô, không ngần ngại báo cho chồng biết rõ mình bội bạc và không hề thấy đó là tội lỗi, lại áy náy về chuyện làm tròn bổn phận với chồng.
- Alecxei Alecxandrovitr! Ông muốn gì tôi kia chứ?
- Tôi muốn không bao giờ gặp gã đàn ông đó ở đây. Tôi muốn cô xử sự thế nào để cả ngoài xã hội lẫn bọn đầy tớ đều không thể dị nghị về cô... Tôi yêu cầu cô không được gặp hắn nữa. Tôi tưởng thế cũng không phải là đòi hỏi quá đáng. Để bù lại, cô có thể hưởng quyền lợi của một người vợ lương thiện mà không phải làm nghĩa vụ của mình. Điều tôi cần nói với cô tóm lại chỉ có thế thôi. Bây giờ đến lúc tôi phải đi rồi. Tôi không ăn ở nhà.
Ông đứng dậy và ra cửa. Anna cũng đứng dậy theo. Ông nghiêng mình không nói gì và nhường nàng ra trước.
Quyển
3
Chương 24
Chương 24
Cái đêm nằm ngủ trên đồng cỏ khô là đêm quyết định đối với
Levin. Chàng chán ghét cái trang trại mình đang quản lý và chẳng thiết gì nó nữa.
Mặc dầu mùa màng tốt đẹp, chưa bao giờ chàng gặp rủi ro và khó khăn với nông
dân nhiều như năm nay (ít ra đó cũng là cảm tưởng của chàng) và nguyên nhân của
những thất bại và sự đối địch đó giờ đây đã sáng tỏ. Nỗi thích thú tìm thấy
ngay trong lao động, sự gần gũi do lao động tạo nên giữa chàng và nông dân, sự
ghen tị và lòng thèm muốn sống cuộc đời của họ, trong đêm đó không những đã biểu
hiện bằng giấc mơ mà còn bằng một kế hoạch hành động có nghiên cứu tỉ mỉ, mọi
cái đó khiến chàng thay đổi quan điểm đến nỗi không còn hứng thú như xưa trong
việc canh tác, và không thể làm ngơ trước những tranh chấp làm nền cho cuộc sống
của chàng. Một đàn bò sữa giống, như con Pava, một khoảng đất đai được chăm bón
và cày bừa, chín cánh đồng ruộng như nhau có hàng rào bao bọc, chín mươi mẫu ruộng
bón phân màu mỡ, những máy gieo kiểu mẫu v.v... mọi cái đó sẽ rất tốt đẹp nếu
chàng làm việc một mình hoặc cùng với những người bạn đồng tình. Nhưng bây giờ
chàng thấy rõ (cuốn sách nghiên cứu về kinh tế nông thôn, trong đó chàng chứng
minh nhân tố chủ yếu của sản xuất là người thợ, đã góp phần soi sáng cho chàng
rất nhiều) sự kinh doanh chỉ là cuộc đấu tranh tàn khốc, gay gắt giữa chàng và
công nhân: một phía (phía chàng) là sự nỗ lực không ngừng để giành những kiểu mẫu
hoàn hảo; còn phía bên kia là trật tự tự nhiên của sự vật. Và trong cuộc đấu
tranh đó, chàng thấy dù phía chàng có ráng hết sức nhưng phía kia vẫn cứ hoàn
toàn thờ ơ, thì chẳng đi đến kết quả nào khác ngoài việc lãng phí nông cụ, súc
vật và đất đai hảo hạng. Và nhất là, không những chàng hoài công phí sức mà bây
giờ, khi những ảo tưởng về tầm quan trọng của việc mình làm đã tiêu tan, chàng
không thể không thấy mục đích theo đuổi thật chẳng bõ công. Thực ra, chàng
tranh đấu để làm gì?
Chàng quyết liệt bảo vệ tài sản của mình (mà cũng không làm cách nào khác được, vì nếu lơ là thì chàng sẽ không đủ tiền trả công thợ), còn nông dân thì chỉ mong tiếp tục làm việc nhẩn nha và thoải mái như thói quen sẵn có. Quyền lợi chàng yêu cầu mỗi người làm công phải làm việc nhiều nhất, không để mất thời giờ, đòi hỏi họ cố đứng làm gãy máy gieo, bừa, máy đập, đòi hỏi họ phải suy nghĩ trong công việc mình làm; nhưng phía người làm công thì chỉ thích làm việc thoải mái nhất, đôi lúc dừng lại nghỉ ngơi, và nhất là không phải suy nghĩ hoặc lo lắng gì cả. Mùa hè năm đó, mỗi bước Levin đều vấp phải trở ngại đó. Chàng sai họ gặt những cánh đồng cỏ tam điệp xấu bị cỏ dại tràn lấn, không gieo giống được, để làm thức ăn cho gia súc, họ lại vin vào lệnh của quản lý đi cắt cỏ tam điệp làm giống tốt nhất rồi lựa lời an ủi chàng bằng cách bảo đảm là gia súc ăn cỏ khô đó rất tuyệt; nhưng chàng biết nguyên do chỉ vì cánh đồng đó dễ cắt hơn. Chàng vừa mua cái máy đảo cỏ, thì lập tức bị đánh gãy, vì gã mugich chán ngấy không muốn ngồi trên ghế trong khi cánh quạt máy cứ quay trên đầu hắn. Và họ nói: "Ông đừng lo, bọn đàn bà sẽ đảo cỏ khô ngay thôi". Cày đâm mất tác dụng vì công nhân không buồn ấn cho lưỡi cày ngập sâu nên lực bị hao, làm mệt ngựa và hỏng đất; thế mà họ còn bảo Levin đừng lo! Ngựa giẫm nát cả ruộng lúa, vì không ai chịu canh đêm; nông dân bày ra cách gác luân phiên, mặc dầu có lệnh cấm làm như vậy và Vanka, sau khi làm việc cả ngày mệt nhoài lăn ra ngủ mất. Hắn chỉ cáo lỗi bằng một câu gọn lỏn: "Ông muốn làm gì tôi thì làm!". Ba con bê cái tốt nhất lăn ra chết vì bị thả vào đồng cỏ tam điệp mới dâm lại, mà không cho nước uống; chẳng ai chịu tin là cỏ tam điệp làm chúng chết trương, trái lại để an ủi Levin, họ kể là một người láng giềng, trong có ba hôm, chết mất trăm mười hai con. Tất cả những cái đó không do ác ý mà ra. Trái lại, Levin biết họ yêu chàng, họ thấy chàng giản dị (đó là lời khen quý báu nhất); nhưng chỉ vì nông dân muốn làm việc vui vẻ, vô tư lự và cũng vì quyền lợi của chủ chẳng những hoàn toàn xa lạ, không thể hiểu được, mà còn không tránh khỏi đối lập với quyền lợi riêng của họ. Từ lâu, Levin đã cảm thấy mọi người không bằng lòng cách quản lý sản xuất của mình.
Chàng cảm thấy thuyền đắm dần mà không tìm ra nước rỉ vào chỗ nào, có lẽ vì chàng cứ cố tự dối mình (nếu mất hết ảo tưởng thì chàng sẽ không còn gì). Giờ đây, chàng không thể tự huyễn hoặc mình nữa.
Công việc canh tác do chàng quản lý không những hết thích thú, mà còn làm chàng chán ghét và không còn chút nhiệt tình làm việc nào nữa.
Thêm vào đó, còn có Kitti Tsecbatxkaia ở cách đó ba mươi vecxtơ, chàng rất muốn đến thăm nhưng chưa dám quyết định. Bữa đến thăm Daria Alecxandrovna, bà ta có mời chàng bận sau lại đến chơi:
đến để cầu hôn em gái bà lần nữa, ngụ ý muốn bảo giờ đây chắc nàng sẽ nhận lời. Khi gặp lại Kitti, chính Levin cũng hiểu mình vẫn không nguôi yêu nàng; nhưng chàng không thể đến nhà Oblonxki khi biết có nàng ở đó. Việc chàng cầu hôn bị Kitti cự tuyệt đã dựng lên giữa họ một hàng rào không thể vượt qua. "Mình chả mặt mũi nào mà hỏi nàng làm vợ vì cái lý do duy nhất là nàng đã không lấy được người nàng ưng ý, chàng tự nhủ. ý nghĩ đó làm chàng cảm thấy lạnh lùng và oán hận Kitti. Mình sẽ không đủ sức nói mà không hờn oán, nhìn nàng mà không giận dỗi và như thế nàng sẽ càng ghét hơn. Vả lại, bây giờ, sau khi nghe Daria Alecxandrovna nói như vậy, đến chơi họ, mình biết xử sự ra sao đây? Mình giả tảng như không nghe thấy lời bà ta đã nói với mình chăng? Và mình sẽ mang tấm lòng đầy đức độ khoan dung đến để tha thứ cho nàng! Trước mặt nàng, mình sẽ đóng vai con người cao thượng bỏ qua mọi chuyện và cố ban cho nàng tình yêu! Tại sao Daria Alecxandrovna lại nói thế với mình? Giá ngẫu nhiên gặp nàng, mọi cái khác tự khắc sẽ đến, nhưng bây giờ thì không thể được, không thể được!".
Daria Alecxandrovna viết thư cho chàng để hỏi mượn hộ Kitti chiếc yên ngựa phụ nữ. "Tôi nghe nói anh có yên ngựa, bà viết. Tôi mong anh sẽ thân hành mang đến".
Thật quá đáng, làm chàng chịu không nổi. Tại sao một phụ nữ thông minh và tế nhị lại có thể làm nhục em gái mình như vậy?
Chàng viết rồi lại xé đến mười bức thư, và cuối cùng gửi yên đi, không trả lời. Không thể viết là mình sẽ đến chơi vì điều đó không làm được; viện cớ bận việc hoặc phải đi xa để từ chối lại càng dở. Chàng đành gửi yên đi không có thư kèm, và với cảm giác mình đã làm điều luống cuống, ngay hôm sau, chàng liền giao cho quản lý trông nom cái trại ấp đã trở nên đáng ghét và đến một quận xa, tới nhà ông bạn Xerioja vừa mới viết thư mời chàng đến săn dẽ giun. Những đầm lầy nhiều muông thú ở quận Xurôp từ lâu vẫn hấp dẫn Levin, nhưng mãi đến nay, chàng cứ bị công việc giữ rịt không đi được. Bây giờ, trái lại, chàng vui lòng xa lánh cái chốn lân cận với gia đình Serbatxki và nhất là xa lánh trại ấp của chàng. Việc săn bắn bao giờ cũng là phương thuốc tốt nhất để giải sầu cho chàng.
Chàng quyết liệt bảo vệ tài sản của mình (mà cũng không làm cách nào khác được, vì nếu lơ là thì chàng sẽ không đủ tiền trả công thợ), còn nông dân thì chỉ mong tiếp tục làm việc nhẩn nha và thoải mái như thói quen sẵn có. Quyền lợi chàng yêu cầu mỗi người làm công phải làm việc nhiều nhất, không để mất thời giờ, đòi hỏi họ cố đứng làm gãy máy gieo, bừa, máy đập, đòi hỏi họ phải suy nghĩ trong công việc mình làm; nhưng phía người làm công thì chỉ thích làm việc thoải mái nhất, đôi lúc dừng lại nghỉ ngơi, và nhất là không phải suy nghĩ hoặc lo lắng gì cả. Mùa hè năm đó, mỗi bước Levin đều vấp phải trở ngại đó. Chàng sai họ gặt những cánh đồng cỏ tam điệp xấu bị cỏ dại tràn lấn, không gieo giống được, để làm thức ăn cho gia súc, họ lại vin vào lệnh của quản lý đi cắt cỏ tam điệp làm giống tốt nhất rồi lựa lời an ủi chàng bằng cách bảo đảm là gia súc ăn cỏ khô đó rất tuyệt; nhưng chàng biết nguyên do chỉ vì cánh đồng đó dễ cắt hơn. Chàng vừa mua cái máy đảo cỏ, thì lập tức bị đánh gãy, vì gã mugich chán ngấy không muốn ngồi trên ghế trong khi cánh quạt máy cứ quay trên đầu hắn. Và họ nói: "Ông đừng lo, bọn đàn bà sẽ đảo cỏ khô ngay thôi". Cày đâm mất tác dụng vì công nhân không buồn ấn cho lưỡi cày ngập sâu nên lực bị hao, làm mệt ngựa và hỏng đất; thế mà họ còn bảo Levin đừng lo! Ngựa giẫm nát cả ruộng lúa, vì không ai chịu canh đêm; nông dân bày ra cách gác luân phiên, mặc dầu có lệnh cấm làm như vậy và Vanka, sau khi làm việc cả ngày mệt nhoài lăn ra ngủ mất. Hắn chỉ cáo lỗi bằng một câu gọn lỏn: "Ông muốn làm gì tôi thì làm!". Ba con bê cái tốt nhất lăn ra chết vì bị thả vào đồng cỏ tam điệp mới dâm lại, mà không cho nước uống; chẳng ai chịu tin là cỏ tam điệp làm chúng chết trương, trái lại để an ủi Levin, họ kể là một người láng giềng, trong có ba hôm, chết mất trăm mười hai con. Tất cả những cái đó không do ác ý mà ra. Trái lại, Levin biết họ yêu chàng, họ thấy chàng giản dị (đó là lời khen quý báu nhất); nhưng chỉ vì nông dân muốn làm việc vui vẻ, vô tư lự và cũng vì quyền lợi của chủ chẳng những hoàn toàn xa lạ, không thể hiểu được, mà còn không tránh khỏi đối lập với quyền lợi riêng của họ. Từ lâu, Levin đã cảm thấy mọi người không bằng lòng cách quản lý sản xuất của mình.
Chàng cảm thấy thuyền đắm dần mà không tìm ra nước rỉ vào chỗ nào, có lẽ vì chàng cứ cố tự dối mình (nếu mất hết ảo tưởng thì chàng sẽ không còn gì). Giờ đây, chàng không thể tự huyễn hoặc mình nữa.
Công việc canh tác do chàng quản lý không những hết thích thú, mà còn làm chàng chán ghét và không còn chút nhiệt tình làm việc nào nữa.
Thêm vào đó, còn có Kitti Tsecbatxkaia ở cách đó ba mươi vecxtơ, chàng rất muốn đến thăm nhưng chưa dám quyết định. Bữa đến thăm Daria Alecxandrovna, bà ta có mời chàng bận sau lại đến chơi:
đến để cầu hôn em gái bà lần nữa, ngụ ý muốn bảo giờ đây chắc nàng sẽ nhận lời. Khi gặp lại Kitti, chính Levin cũng hiểu mình vẫn không nguôi yêu nàng; nhưng chàng không thể đến nhà Oblonxki khi biết có nàng ở đó. Việc chàng cầu hôn bị Kitti cự tuyệt đã dựng lên giữa họ một hàng rào không thể vượt qua. "Mình chả mặt mũi nào mà hỏi nàng làm vợ vì cái lý do duy nhất là nàng đã không lấy được người nàng ưng ý, chàng tự nhủ. ý nghĩ đó làm chàng cảm thấy lạnh lùng và oán hận Kitti. Mình sẽ không đủ sức nói mà không hờn oán, nhìn nàng mà không giận dỗi và như thế nàng sẽ càng ghét hơn. Vả lại, bây giờ, sau khi nghe Daria Alecxandrovna nói như vậy, đến chơi họ, mình biết xử sự ra sao đây? Mình giả tảng như không nghe thấy lời bà ta đã nói với mình chăng? Và mình sẽ mang tấm lòng đầy đức độ khoan dung đến để tha thứ cho nàng! Trước mặt nàng, mình sẽ đóng vai con người cao thượng bỏ qua mọi chuyện và cố ban cho nàng tình yêu! Tại sao Daria Alecxandrovna lại nói thế với mình? Giá ngẫu nhiên gặp nàng, mọi cái khác tự khắc sẽ đến, nhưng bây giờ thì không thể được, không thể được!".
Daria Alecxandrovna viết thư cho chàng để hỏi mượn hộ Kitti chiếc yên ngựa phụ nữ. "Tôi nghe nói anh có yên ngựa, bà viết. Tôi mong anh sẽ thân hành mang đến".
Thật quá đáng, làm chàng chịu không nổi. Tại sao một phụ nữ thông minh và tế nhị lại có thể làm nhục em gái mình như vậy?
Chàng viết rồi lại xé đến mười bức thư, và cuối cùng gửi yên đi, không trả lời. Không thể viết là mình sẽ đến chơi vì điều đó không làm được; viện cớ bận việc hoặc phải đi xa để từ chối lại càng dở. Chàng đành gửi yên đi không có thư kèm, và với cảm giác mình đã làm điều luống cuống, ngay hôm sau, chàng liền giao cho quản lý trông nom cái trại ấp đã trở nên đáng ghét và đến một quận xa, tới nhà ông bạn Xerioja vừa mới viết thư mời chàng đến săn dẽ giun. Những đầm lầy nhiều muông thú ở quận Xurôp từ lâu vẫn hấp dẫn Levin, nhưng mãi đến nay, chàng cứ bị công việc giữ rịt không đi được. Bây giờ, trái lại, chàng vui lòng xa lánh cái chốn lân cận với gia đình Serbatxki và nhất là xa lánh trại ấp của chàng. Việc săn bắn bao giờ cũng là phương thuốc tốt nhất để giải sầu cho chàng.
Quyển
3
Chương 25
Chương 25
Trong quận Xurôp, không có đường xe lửa cũng chẳng có đường
xe thư, nên Levin phải đi bằng xe tải do ngựa của mình kéo lấy. Tới nửa đường,
chàng dừng lại nghỉ ở nhà một phú nông. Đó là một ông già hói trán, còn khỏe,
có chòm râu dài đỏ hung đốm bạc ở gần má, lão mở cổng và đứng nép vào bên cánh
cổng để chiếc xe ba ngựa chạy vào.
Lão già trỏ cho xà ích đỗ dưới mái hiên cạnh đống cày bị cháy, trong một cái sân mới, rộng rãi, sạch sẽ và mời Levin vào nhà. Một thiếu phụ ăn vận tươm tất, chân trần đi giày cao su, đang lau sàn ở lối ra vào. Chị hoảng sợ khi thấy con chó theo Levin chạy vào nhà và kêu thét lên, nhưng ngay sau đó lại cười vì trót hốt hoảng, khi biết con chó không động đến mình. Chị ta giơ cánh tay để trần tới khuỷu trỏ cho Levin cửa phòng chính và lại cúi xuống sàn, giấu khuôn mặt xinh đẹp, tiếp tục làm.
- Có phải đun trà không ạ? - chị ta hỏi.
- Vâng, xin chị giúp cho.
Căn phòng rộng rãi, có một hoả lò kiểu Hà Lan và một bức vách ngăn đôi. Dưới những bức tranh thánh là một chiếc bàn có hình vẽ trang trí, một ghế dài con và hai ghế tựa. Cạnh lối ra vào có một tủ con đựng bát đĩa. Cửa sổ đóng kín không để lọt một con ruồi và mọi cái đều sạch bóng, đến nỗi Levin cứ sợ con Laxca lấm láp vì chạy trên đường và vầy dưới ao, khéo làm bẩn sàn nhà mất: chàng trỏ cho nó nằm vào một chỗ trong góc nhà, gần cửa ra vào. Sau khi nhìn quanh gian phòng một lượt, Levin ra sân sau. Người thiếu phụ duyên dáng đi giày cao su, đung đưa đòn gánh quảy đôi thùng không trên vai, đi qua cạnh chàng và ra giếng múc nước.
- Nhanh lên! - lão già vui vẻ kêu to bảo thiếu phụ và đến chỗ Levin. - Thưa ngài, thế ra ngài đến nhà Nicolai Ivanovitr Xvyajxki ạ? Ông ta cũng thường tới nhà tôi, - lão già bắt chuyện, khuỷu tay tì lên lan can bao quanh thềm.
Ông già đang kể về quan hệ của mình với Xvyajxki thì chiếc cổng lại rít lên và những người làm bước vào sân, mang cày và bừa từ ngoài đồng về. Ngựa của họ khỏe mạnh và no béo. Đám thợ rõ ràng là người trong gia đình: hai gã trai trẻ mặc áo cộc vải hoa, đội mũ lưỡi trai; hai người kia: một trẻ một già, mặc áo cộc vải thô, là người làm mướn.
Lão già bước xuống thềm, đi về phía đàn ngựa và tháo gióng.
- Họ cày gì đấy? - Levin hỏi.
- Cày ruộng khoai tây, nhà tôi cũng có khoảnh đất nhỏ. Fêđôr, anh buộc con ngựa thiến ra gần máng nước, ta đóng con khác vào xe.
- Này, cha ơi, con đã bảo đi lấy lưỡi cày, không biết họ mang lại chưa? - một gã cao lớn lực lưỡng, có lẽ là con trai cả, hỏi.
- Lưỡi cày trong xe trượt ấy, - lão già trả lời, tay cuộn dây cương vừa tháo và vứt xuống đất. - Thu dọn cái này cho xong trước bữa ăn đấy.
Thiếu phụ gánh đôi thùng đầy nước kĩu kịt trên vai trở lại nhà.
Nhiều phụ nữ khác xuất hiện: có người trẻ và đẹp, có người già hoặc đứng tuổi và xấu, kẻ có con, kẻ chưa.
ấm đun trà réo sôi; người làm và người nhà cùng đi ăn, sau khi đánh ngựa vào chuồng. Levin lấy thức ăn trong xe và mời lão già cùng uống trà.
- ấy tôi vừa mới uống xong, - lão già nói, rất vui thích nhận lời mời. - Thôi, cũng xin ngồi để tiếp ngài vậy.
Trong khi uống trà, Levin được biết toàn bộ tình hình sản xuất của ông già. Mười năm trước, lão lĩnh canh của một phu nhân trong vùng một trăm hai mươi mẫu đất; năm ngoái, lão mua cả đám đất đó và còn thuê thêm ba trăm mẫu của một điền chủ láng giềng. Một phần ruộng đất, đám xấu nhất, được cho thuê lại và ông già cày cấy đám còn lại, khoảng bốn mươi mẫu, với gia đình và hai người làm thuê. Ông già than phiền về thu hoạch kém. Nhưng Levin hiểu lão than phiền hoàn toàn chỉ là lấy lệ, và trái lại, việc canh tác của lão rất thịnh vượng. Nếu làm ăn không ra gì, lão đã chẳng mua đất với giá trăm năm mươi rúp một mẫu, cưới vợ cho ba con trai và một đứa cháu, xây lại nhà hai lần bị cháy và mỗi lần xây lại đều to hơn trước.
Mặc dầu ông già than vãn, người ta vẫn thấy rõ lão có lý do để hãnh diện về đời sống sung túc, về lũ con trai, về đứa cháu, về các nàng dâu, về đàn ngựa, về đàn bò sữa và nhất là về sự thịnh vượng của cơ ngơi lão. Trong khi trò chuyện, Levin được biết lão cũng không chống đối những sự cách tân. Ông lão trồng rất nhiều khoai tây, và như Levin đã thấy khi đến đây, khoai tây của lão đã ra củ trong khi khoai tây của Levin mới bắt đầu ra hoa. Lão cày ruộng bằng máy cày mượn của địa chủ. Lão đã gieo tiểu mạch. Lão đã làm cỏ cho loã mạch và dùng cỏ đó nuôi ngựa: cái chi tiết nhỏ đó làm Levin sững sờ. Đã bao lần chàng muốn thu hoạch món cỏ nuôi súc vật rất tốt đó mà không thành! Việc ấy ông lão mugich đã thực hiện được và rất lấy làm hãnh diện.
- Bọn đàn bà chẳng phải làm gì cả! Họ mang cỏ xếp xuống vệ đường và đã có xe đến chở đi.
- Còn chúng tôi thì gặp nhiều chuyện thật rắc rối với thợ, - Levin nói và đưa ly trà mời ông già.
- Cám ơn ngài, - ông già nói. Lão cầm ly trà, nhưng từ chối không lấy đường, và giơ miếng đường nhấm nháp còn lại. - Nhưng ngài trông vào thợ thì làm sao mà hy vọng công việc chu toàn được? Làm thế thì chỉ tổ tan hoang thôi. Ngài cứ xem Xvyajxki đó. Chúng tôi biết ruộng đất của ông ta, thật tốt như bánh thánh, ấy thế nhưng thu hoạch cũng chẳng ghê gớm gì. Tất cả chỉ do thiếu trông nom mà ra!
- Nhưng cụ chả thuê thợ là gì đấy?
- Ồ! Chúng tôi cùng cánh mugich với nhau cả. Chúng tôi tự trông nom lấy nhau. Đứa nào làm không tốt thì tống cổ đi; lũ con trai tôi cũng đủ sức làm lấy.
- Cha ơi, Finôghen hỏi xin nhựa đấy, - thiếu phụ đi giày cao su bước vào và nói.
- Mà phải, như thế đấy, ngài ạ! - lão già đứng dậy và nói. Ông ta làm dấu thánh giá nhiều lần, cảm ơn Levin và đi ra.
Khi Levin bước vào căn buồng chung để gọi xà ích, chàng thấy mọi người trong gia đình đang ngồi ở bàn ăn. Đám phụ nữ vẫn đứng tiếp thức ăn cho họ. Một thanh niên đẹp trai, miệng đầy cháo đặc, đang kể một câu chuyện gì dí dỏm và mọi người cười vang: người vui nhất là thiếu phụ đi giày cao su đang múc đầy bát xúp rau.
Bộ mặt duyên dáng của thiếu phụ đi giày cao su hẳn đã góp phần lớn tạo nên cái ấn tượng êm ấm thuận hòa mà gia đình nông dân này để lại trong Levin, những ấn tượng đó mạnh đến nỗi chàng không sao quên được. Cho tới khi đến nhà Xvyajxki, chàng vẫn không ngừng nghĩ tới gia đình đó, như thể nó buộc chàng phải đặc biệt chú ý tới vậy.
Lão già trỏ cho xà ích đỗ dưới mái hiên cạnh đống cày bị cháy, trong một cái sân mới, rộng rãi, sạch sẽ và mời Levin vào nhà. Một thiếu phụ ăn vận tươm tất, chân trần đi giày cao su, đang lau sàn ở lối ra vào. Chị hoảng sợ khi thấy con chó theo Levin chạy vào nhà và kêu thét lên, nhưng ngay sau đó lại cười vì trót hốt hoảng, khi biết con chó không động đến mình. Chị ta giơ cánh tay để trần tới khuỷu trỏ cho Levin cửa phòng chính và lại cúi xuống sàn, giấu khuôn mặt xinh đẹp, tiếp tục làm.
- Có phải đun trà không ạ? - chị ta hỏi.
- Vâng, xin chị giúp cho.
Căn phòng rộng rãi, có một hoả lò kiểu Hà Lan và một bức vách ngăn đôi. Dưới những bức tranh thánh là một chiếc bàn có hình vẽ trang trí, một ghế dài con và hai ghế tựa. Cạnh lối ra vào có một tủ con đựng bát đĩa. Cửa sổ đóng kín không để lọt một con ruồi và mọi cái đều sạch bóng, đến nỗi Levin cứ sợ con Laxca lấm láp vì chạy trên đường và vầy dưới ao, khéo làm bẩn sàn nhà mất: chàng trỏ cho nó nằm vào một chỗ trong góc nhà, gần cửa ra vào. Sau khi nhìn quanh gian phòng một lượt, Levin ra sân sau. Người thiếu phụ duyên dáng đi giày cao su, đung đưa đòn gánh quảy đôi thùng không trên vai, đi qua cạnh chàng và ra giếng múc nước.
- Nhanh lên! - lão già vui vẻ kêu to bảo thiếu phụ và đến chỗ Levin. - Thưa ngài, thế ra ngài đến nhà Nicolai Ivanovitr Xvyajxki ạ? Ông ta cũng thường tới nhà tôi, - lão già bắt chuyện, khuỷu tay tì lên lan can bao quanh thềm.
Ông già đang kể về quan hệ của mình với Xvyajxki thì chiếc cổng lại rít lên và những người làm bước vào sân, mang cày và bừa từ ngoài đồng về. Ngựa của họ khỏe mạnh và no béo. Đám thợ rõ ràng là người trong gia đình: hai gã trai trẻ mặc áo cộc vải hoa, đội mũ lưỡi trai; hai người kia: một trẻ một già, mặc áo cộc vải thô, là người làm mướn.
Lão già bước xuống thềm, đi về phía đàn ngựa và tháo gióng.
- Họ cày gì đấy? - Levin hỏi.
- Cày ruộng khoai tây, nhà tôi cũng có khoảnh đất nhỏ. Fêđôr, anh buộc con ngựa thiến ra gần máng nước, ta đóng con khác vào xe.
- Này, cha ơi, con đã bảo đi lấy lưỡi cày, không biết họ mang lại chưa? - một gã cao lớn lực lưỡng, có lẽ là con trai cả, hỏi.
- Lưỡi cày trong xe trượt ấy, - lão già trả lời, tay cuộn dây cương vừa tháo và vứt xuống đất. - Thu dọn cái này cho xong trước bữa ăn đấy.
Thiếu phụ gánh đôi thùng đầy nước kĩu kịt trên vai trở lại nhà.
Nhiều phụ nữ khác xuất hiện: có người trẻ và đẹp, có người già hoặc đứng tuổi và xấu, kẻ có con, kẻ chưa.
ấm đun trà réo sôi; người làm và người nhà cùng đi ăn, sau khi đánh ngựa vào chuồng. Levin lấy thức ăn trong xe và mời lão già cùng uống trà.
- ấy tôi vừa mới uống xong, - lão già nói, rất vui thích nhận lời mời. - Thôi, cũng xin ngồi để tiếp ngài vậy.
Trong khi uống trà, Levin được biết toàn bộ tình hình sản xuất của ông già. Mười năm trước, lão lĩnh canh của một phu nhân trong vùng một trăm hai mươi mẫu đất; năm ngoái, lão mua cả đám đất đó và còn thuê thêm ba trăm mẫu của một điền chủ láng giềng. Một phần ruộng đất, đám xấu nhất, được cho thuê lại và ông già cày cấy đám còn lại, khoảng bốn mươi mẫu, với gia đình và hai người làm thuê. Ông già than phiền về thu hoạch kém. Nhưng Levin hiểu lão than phiền hoàn toàn chỉ là lấy lệ, và trái lại, việc canh tác của lão rất thịnh vượng. Nếu làm ăn không ra gì, lão đã chẳng mua đất với giá trăm năm mươi rúp một mẫu, cưới vợ cho ba con trai và một đứa cháu, xây lại nhà hai lần bị cháy và mỗi lần xây lại đều to hơn trước.
Mặc dầu ông già than vãn, người ta vẫn thấy rõ lão có lý do để hãnh diện về đời sống sung túc, về lũ con trai, về đứa cháu, về các nàng dâu, về đàn ngựa, về đàn bò sữa và nhất là về sự thịnh vượng của cơ ngơi lão. Trong khi trò chuyện, Levin được biết lão cũng không chống đối những sự cách tân. Ông lão trồng rất nhiều khoai tây, và như Levin đã thấy khi đến đây, khoai tây của lão đã ra củ trong khi khoai tây của Levin mới bắt đầu ra hoa. Lão cày ruộng bằng máy cày mượn của địa chủ. Lão đã gieo tiểu mạch. Lão đã làm cỏ cho loã mạch và dùng cỏ đó nuôi ngựa: cái chi tiết nhỏ đó làm Levin sững sờ. Đã bao lần chàng muốn thu hoạch món cỏ nuôi súc vật rất tốt đó mà không thành! Việc ấy ông lão mugich đã thực hiện được và rất lấy làm hãnh diện.
- Bọn đàn bà chẳng phải làm gì cả! Họ mang cỏ xếp xuống vệ đường và đã có xe đến chở đi.
- Còn chúng tôi thì gặp nhiều chuyện thật rắc rối với thợ, - Levin nói và đưa ly trà mời ông già.
- Cám ơn ngài, - ông già nói. Lão cầm ly trà, nhưng từ chối không lấy đường, và giơ miếng đường nhấm nháp còn lại. - Nhưng ngài trông vào thợ thì làm sao mà hy vọng công việc chu toàn được? Làm thế thì chỉ tổ tan hoang thôi. Ngài cứ xem Xvyajxki đó. Chúng tôi biết ruộng đất của ông ta, thật tốt như bánh thánh, ấy thế nhưng thu hoạch cũng chẳng ghê gớm gì. Tất cả chỉ do thiếu trông nom mà ra!
- Nhưng cụ chả thuê thợ là gì đấy?
- Ồ! Chúng tôi cùng cánh mugich với nhau cả. Chúng tôi tự trông nom lấy nhau. Đứa nào làm không tốt thì tống cổ đi; lũ con trai tôi cũng đủ sức làm lấy.
- Cha ơi, Finôghen hỏi xin nhựa đấy, - thiếu phụ đi giày cao su bước vào và nói.
- Mà phải, như thế đấy, ngài ạ! - lão già đứng dậy và nói. Ông ta làm dấu thánh giá nhiều lần, cảm ơn Levin và đi ra.
Khi Levin bước vào căn buồng chung để gọi xà ích, chàng thấy mọi người trong gia đình đang ngồi ở bàn ăn. Đám phụ nữ vẫn đứng tiếp thức ăn cho họ. Một thanh niên đẹp trai, miệng đầy cháo đặc, đang kể một câu chuyện gì dí dỏm và mọi người cười vang: người vui nhất là thiếu phụ đi giày cao su đang múc đầy bát xúp rau.
Bộ mặt duyên dáng của thiếu phụ đi giày cao su hẳn đã góp phần lớn tạo nên cái ấn tượng êm ấm thuận hòa mà gia đình nông dân này để lại trong Levin, những ấn tượng đó mạnh đến nỗi chàng không sao quên được. Cho tới khi đến nhà Xvyajxki, chàng vẫn không ngừng nghĩ tới gia đình đó, như thể nó buộc chàng phải đặc biệt chú ý tới vậy.
Quyển
3
Chương 26
Chương 26
Xvyajxki là đại biểu quý tộc của quận. Ông ta hơn Levin năm
tuổi và lấy vợ từ lâu. Cùng ở một nhà còn cô em vợ, một thiếu nữ rất dễ thương.
Levin biết hai vợ chồng Xvyajxki rất muốn gả cô ta cho chàng. Chàng biết chắc
điều đó cũng như mọi chàng trai trẻ đến tuổi lấy vợ đều biết vậy, tuy chưa ai
dám nói với chàng, nhưng chàng cũng lại biết, mặc dầu chàng muốn lấy vợ và mọi
sự đều chứng tỏ cô gái xinh đẹp đó có thể là người vợ hoàn hảo, chàng vẫn không
thể lấy cô ta (dù chàng không yêu Kitti Tsecbatxkaia chăng nữa) cũng như không
thể bay lên trời, và điều đó phần nào làm giảm niềm vui thích chàng hy vọng tìm
thấy khi đến thăm Xvyajxki.
Khi nhận được thư bạn mời đến đi săn, Levin nghĩ ngay tới điều đó, nhưng chàng tự nhủ rằng việc Xvyajxki để mắt tới chỉ là giả thiết vô căn cứ và thế là chàng cứ đi. Ngoài ra, trong thâm tâm, chàng cũng muốn tự thử thách qua việc tiếp xúc với cô gái. Cuộc sống gia đình Xvyajxki rất dễ chịu và cả bản thân Xvyajxki cũng là một kiểu mẫu quan cai trị hàng tỉnh lý thú nhất mà Levin từng quen biết.
Xvyajxki thuộc loại người luôn luôn làm Levin ngạc nhiên: tư tưởng ông ta, hoàn toàn lôgich mặc dầu không có gì độc đáo, hướng theo một phía trong khi cuộc sống ông ta, được xác định theo những quy tắc rất rõ ràng, lại đi theo hướng khác, hoàn toàn độc lập và gần như luôn luôn đối lập với tư tưởng ấy. Xvyajxki là người rất tự do chủ nghĩa. Ông khinh miệt quý tộc và cho rằng đa số giới quý tộc đều chống việc giải phóng nông nô mà không dám thú nhận. Theo ý ông, nước Nga là một xứ lạc hậu, vào loại như Thổ Nhĩ Kỳ, còn chính phủ Nga thì đồi bại đến nỗi ông không thèm hạ mình mà thẳng thắn chỉ trích nữa. Mặt khác, ông lại là đại biểu quý tộc gương mẫu và không bao giờ đi xa mà không đội mũ lưỡi trai có huy hiệu và viền đỏ. Ông quả quyết chỉ có thể sống dễ chịu ở nước ngoài và quả thực mỗi lần có dịp là ông đều ra nước ngoài ở. Nhưng ở nước Nga, ông lại điều khiển một công việc kinh doanh rất phức tạp, rất hoàn thiện và rất quan tâm theo dõi mọi tiến bộ và biết mọi cái xảy ra ở nước Nga. Đối với ông, nông dân Nga đại diện cho một thứ quá độ giữa người và vượn, nhưng trong dịp bầu cử, ông vui lòng bắt tay đám mugich hơn cả và thích thú lắng nghe họ nhất. Ông không tin thần thánh mà cũng chẳng tin ma quỷ, nhưng rất lo lắng nâng cao đời sống của giáo sĩ và giảm bớt số lượng nhà thờ, đồng thời lại cố vận động giữ lại cái nhà thờ làng ông.
Ông là người chủ trương để phụ nữ hoàn toàn tự do và đặc biệt bảo vệ quyền tham gia lao động của họ; ai cũng phải khâm phục sự hòa thuận giữa hai vợ chồng ông (họ không có con), tuy nhiên ông đã tổ chức cuộc sống của vợ sao cho bà ta không phải làm gì và không thể làm gì được, ngoài việc bàn cãi với chồng về cách sống sao cho vui vẻ nhất.
Nếu Levin không có đặc tính là tìm hiểu mọi người ở khía cạnh tốt, thì tính chất Xvyajxki ắt không làm chàng bối rối chút nào; chàng sẽ tự nhủ: "Đó là một thằng ngốc hoặc một thằng đểu", và mọi cái sẽ rõ ràng. Nhưng chàng không thể nói đó là một thằng ngốc vì rõ ràng Xvyajxki không những rất thông minh mà còn rất học thức và tuy học thức như vậy vẫn rất giản dị. Không có vấn đề gì mà ông không biết, nhưng chỉ khi nào bắt buộc, ông mới trình bày kiến thức. Levin càng không thể nói đó là một thằng đểu, vì không nghi ngờ gì, Xvyajxki quả là người có năng lực, tử tế và hiền lành, đang vui vẻ hoàn thành đến nơi đến chốn một công việc được mọi người xung quanh đánh giá rất cao, và chắc chắn ông ta chưa bao giờ và cũng không bao giờ cố ý phạm bất cứ hành vi xấu xa nào.
Cố tìm hiểu mà không được, Levin đành coi bạn mình và cuộc đời ông ta như một bí ẩn sống.
Vì chơi thân với nhau nên Levin đã từng mạnh dạn hỏi Xvyajxki, thử tìm hiểu chính cơ sở nhân sinh quan của ông ta: nhưng việc đó chỉ phí công vô ích. Mỗi lần mưu toan đi sâu vào quá phạm vi "phòng tiếp tân" rộng mở đón mọi người của tâm tưởng Xvyajxki, Levin đều nhận thấy Xvyajxki hơi túng túng; mắt ông thoáng lo sợ, như e Levin hiểu rõ và ông liền đánh trống lảng bằng một câu ứng đối thân ái và vui vẻ.
Sau khi tan vỡ mọi ảo tưởng, Levin đặc biệt sung sướng được đến chơi nhà Xvyajxki ít lâu. Ngoài niềm vui thích chàng cảm thấy trước cảnh uyên ương hạnh phúc, mãn nguyện về mình và mọi người, trước cảnh ngôi nhà 1 đầy đủ tiện nghi, giờ đây, rất bất mãn về cuộc đời mình, chàng còn muốn đi sâu vào cái bí quyết đã giúp Xvyajxki giữ được cuộc sống phân minh, dứt khoát và vui tươi đến thế. Ngoài ra, Levin biết những địa chủ lân cận cũng thường đến nhà Xvyajxki và chàng thích tranh luận, nhất là lúc này, về mọi vấn đề: thu hoạch mùa màng, thuê mướn thợ, v.v... những vấn đề mà chàng biết rằng theo mỹ tục, chỉ nên coi là chuyện rất tầm thường, nhưng giờ đây, chàng lại thấy là duy nhất quan trọng. "Có thể việc đó không quan trọng dưới thời nông nô hoặc không quan trọng bên nước Anh. Trong cả hai trường hợp đó, tình hình đều đã ổn định đâu vào đấy; nhưng ở nước ta, khi mọi sự còn đang hỗn độn và mới bắt đầu vào nền nếp, việc ổn định tình hình lại là vấn đề quan trọng duy nhất của nước Nga", Levin thầm nghĩ.
Việc săn bắn làm Levin thất vọng. Đầm lầy khô cạn và chim dẽ giun thì hiếm. Đi suốt cả ngày, chàng chỉ xách về được ba con chim, nhưng rất háo miệng muốn ăn, tâm trạng vui vẻ và tinh thần phấn khởi như thường thấy sau khi vận động thân thể. Giữa lúc đi săn, khi tưởng mình không suy nghĩ gì, đột nhiên chàng lại nhớ tới ông già cùng gia đình ông và hồi tưởng đó không những làm bận tâm mà còn nêu lên một vấn đề liên quan tới chàng.
Buổi tối, trong khi uống trà, trước mặt hai điền chủ đến bàn về vấn đề quyền giám hộ, câu chuyện lý thú mà Levin chờ đợi bắt đầu.
Levin ngồi ở bàn trà cạnh bà chủ nhà và đang tiếp chuyện bà ta cùng cô em ngồi trước mặt chàng. Bà chủ người nhỏ bé, tóc vàng, mặt tròn trĩnh, má lúm đồng tiền, luôn luôn hớn hở tươi cười. Levin định thông qua bà ta tìm lời giải đáp điều bí ẩn ở ông chồng, nhưng đầu óc chàng không hoàn toàn thoải mái: chàng cảm thấy rất gò bó.
Nỗi bối rối đó chính là cô em vợ trẻ tuổi ngồi ngay trước mặt, mặc một chiếc áo kỳ dị (vì chàng mà cô ta mặc áo đó, chàng nghĩ) hở ngực thành hình thang; cái áo hở ngực thành hình tứ giác này, mặc dầu bộ ngực lộ ra rất trắng hoặc chính vì nó rất trắng, làm Levin mất cả tự do suy nghĩ. Chàng tưởng tượng - có lẽ chàng lầm - chính vì chàng mà áo được cắt hở ngực, chàng không cho phép mình được quyền ngó mắt vào và cố không nhìn; nhưng chàng vẫn cảm thấy tại mình đến chơi nên mới có cái áo hở ngực đó. Chàng thấy như mình đã lừa dối ai, chàng cần giải thích vài lời gì đó nhưng không thể được; chàng luôn luôn đỏ mặt cảm thấy bồn chồn, khổ sở. Nỗi ngượng ngùng lan cả sang cô em vợ xinh đẹp của chủ nhân. Bà chủ hình như không nhận thấy gì và còn cố ý lôi kéo cô em góp chuyện.
- Anh bảo nhà tôi không đoái hoài đến tất cả những gì là Nga à, - bà tiếp tục nói. - Trái lại, nhà tôi khi ở nước ngoài tuy có vui vẻ, nhưng không bao giờ lại vui bằng ở đây. ở đây, nhà tôi cảm thấy đúng môi trường của mình. Nhà tôi có nhiều việc phải làm và có khả năng quan tâm đến tất cả mọi việc. à, anh chưa đi thăm trường học của chúng tôi nhỉ?
- Có, tôi có thăm rồi... Cái nhà con phủ đầy dây leo ấy phải không?
- Vâng, đó là công trình của Naxtya, - bà ta nói và chỉ cô em.
- Chính cô dạy học ở đấy à? - Levin hỏi, cố tránh không nhìn vào cổ áo hở ngực, nhưng lại cảm thấy nếu còn nhìn về phía đó thì không thể lọt mắt được.
- Vâng, nhưng chúng tôi có một cô giáo rất giỏi. Chúng tôi dạy cả thể dục nữa.
- Thôi, xin cảm ơn, tôi không uống trà nữa đâu, - Levin nói và tuy cảm thấy bất lịch sự, nhưng không đủ sức kéo dài cuộc nói chuyện nữa, bèn đỏ mặt đứng dậy. - Tôi nghe thấy họ đang bàn một chuyện rất lý thú, - chàng nói thêm và đến gần đầu bàn bên kia, chỗ ông chủ nhà đang ngồi cùng hai điền chủ. Xvyajxki ngồi nghiêng người, một tay mân mê ly trà, một tay nắm râu, vắt ngược lên tận mũi, rồi lại buông xuống, như muốn hít mùi râu. Đôi mắt nhỏ đen lánh của ông nhìn chằm chằm một ông khách có ria mép hoa râm, đang nói rất hăng và rõ ràng ông khoái trá nghe chuyện ông này. Người điền chủ đang phàn nàn về nông dân. Levin thấy rõ Xvyajxki đã sắp sẵn câu trả lời, có thể bác bỏ ngay tất cả lý lẽ của vị khách, nhưng địa vị chủ nhân buộc ông ta nín lặng và không phải là không thích thú lắng nghe những lời than vãn tức cười của vị điền chủ.
Nhà địa chủ quý tộc già để ria mép hoa râm đó rõ ràng là một phần tử ngoan cố ủng hộ chế độ nông nô, say sưa với nghề nông.
Levin đoán biết điều đó qua cách ăn mặc tồi tàn của ông ta (một áo đuôi tôm cũ có lẽ họa hoằn mới mặc), qua cặp lông mày nhíu lại, qua đôi mắt thông minh, qua lời nói kiểu cách, qua giọng hách dịch rõ ràng lâu ngày trở thành thói quen và qua cử chỉ khoát đạt, kiên quyết của đôi bàn tay rám nắng đeo chiếc nhẫn cưới cũ ở ngón thứ tư.
Chú thích:
1. Home (tiếng Anh trong nguyên bản).
Khi nhận được thư bạn mời đến đi săn, Levin nghĩ ngay tới điều đó, nhưng chàng tự nhủ rằng việc Xvyajxki để mắt tới chỉ là giả thiết vô căn cứ và thế là chàng cứ đi. Ngoài ra, trong thâm tâm, chàng cũng muốn tự thử thách qua việc tiếp xúc với cô gái. Cuộc sống gia đình Xvyajxki rất dễ chịu và cả bản thân Xvyajxki cũng là một kiểu mẫu quan cai trị hàng tỉnh lý thú nhất mà Levin từng quen biết.
Xvyajxki thuộc loại người luôn luôn làm Levin ngạc nhiên: tư tưởng ông ta, hoàn toàn lôgich mặc dầu không có gì độc đáo, hướng theo một phía trong khi cuộc sống ông ta, được xác định theo những quy tắc rất rõ ràng, lại đi theo hướng khác, hoàn toàn độc lập và gần như luôn luôn đối lập với tư tưởng ấy. Xvyajxki là người rất tự do chủ nghĩa. Ông khinh miệt quý tộc và cho rằng đa số giới quý tộc đều chống việc giải phóng nông nô mà không dám thú nhận. Theo ý ông, nước Nga là một xứ lạc hậu, vào loại như Thổ Nhĩ Kỳ, còn chính phủ Nga thì đồi bại đến nỗi ông không thèm hạ mình mà thẳng thắn chỉ trích nữa. Mặt khác, ông lại là đại biểu quý tộc gương mẫu và không bao giờ đi xa mà không đội mũ lưỡi trai có huy hiệu và viền đỏ. Ông quả quyết chỉ có thể sống dễ chịu ở nước ngoài và quả thực mỗi lần có dịp là ông đều ra nước ngoài ở. Nhưng ở nước Nga, ông lại điều khiển một công việc kinh doanh rất phức tạp, rất hoàn thiện và rất quan tâm theo dõi mọi tiến bộ và biết mọi cái xảy ra ở nước Nga. Đối với ông, nông dân Nga đại diện cho một thứ quá độ giữa người và vượn, nhưng trong dịp bầu cử, ông vui lòng bắt tay đám mugich hơn cả và thích thú lắng nghe họ nhất. Ông không tin thần thánh mà cũng chẳng tin ma quỷ, nhưng rất lo lắng nâng cao đời sống của giáo sĩ và giảm bớt số lượng nhà thờ, đồng thời lại cố vận động giữ lại cái nhà thờ làng ông.
Ông là người chủ trương để phụ nữ hoàn toàn tự do và đặc biệt bảo vệ quyền tham gia lao động của họ; ai cũng phải khâm phục sự hòa thuận giữa hai vợ chồng ông (họ không có con), tuy nhiên ông đã tổ chức cuộc sống của vợ sao cho bà ta không phải làm gì và không thể làm gì được, ngoài việc bàn cãi với chồng về cách sống sao cho vui vẻ nhất.
Nếu Levin không có đặc tính là tìm hiểu mọi người ở khía cạnh tốt, thì tính chất Xvyajxki ắt không làm chàng bối rối chút nào; chàng sẽ tự nhủ: "Đó là một thằng ngốc hoặc một thằng đểu", và mọi cái sẽ rõ ràng. Nhưng chàng không thể nói đó là một thằng ngốc vì rõ ràng Xvyajxki không những rất thông minh mà còn rất học thức và tuy học thức như vậy vẫn rất giản dị. Không có vấn đề gì mà ông không biết, nhưng chỉ khi nào bắt buộc, ông mới trình bày kiến thức. Levin càng không thể nói đó là một thằng đểu, vì không nghi ngờ gì, Xvyajxki quả là người có năng lực, tử tế và hiền lành, đang vui vẻ hoàn thành đến nơi đến chốn một công việc được mọi người xung quanh đánh giá rất cao, và chắc chắn ông ta chưa bao giờ và cũng không bao giờ cố ý phạm bất cứ hành vi xấu xa nào.
Cố tìm hiểu mà không được, Levin đành coi bạn mình và cuộc đời ông ta như một bí ẩn sống.
Vì chơi thân với nhau nên Levin đã từng mạnh dạn hỏi Xvyajxki, thử tìm hiểu chính cơ sở nhân sinh quan của ông ta: nhưng việc đó chỉ phí công vô ích. Mỗi lần mưu toan đi sâu vào quá phạm vi "phòng tiếp tân" rộng mở đón mọi người của tâm tưởng Xvyajxki, Levin đều nhận thấy Xvyajxki hơi túng túng; mắt ông thoáng lo sợ, như e Levin hiểu rõ và ông liền đánh trống lảng bằng một câu ứng đối thân ái và vui vẻ.
Sau khi tan vỡ mọi ảo tưởng, Levin đặc biệt sung sướng được đến chơi nhà Xvyajxki ít lâu. Ngoài niềm vui thích chàng cảm thấy trước cảnh uyên ương hạnh phúc, mãn nguyện về mình và mọi người, trước cảnh ngôi nhà 1 đầy đủ tiện nghi, giờ đây, rất bất mãn về cuộc đời mình, chàng còn muốn đi sâu vào cái bí quyết đã giúp Xvyajxki giữ được cuộc sống phân minh, dứt khoát và vui tươi đến thế. Ngoài ra, Levin biết những địa chủ lân cận cũng thường đến nhà Xvyajxki và chàng thích tranh luận, nhất là lúc này, về mọi vấn đề: thu hoạch mùa màng, thuê mướn thợ, v.v... những vấn đề mà chàng biết rằng theo mỹ tục, chỉ nên coi là chuyện rất tầm thường, nhưng giờ đây, chàng lại thấy là duy nhất quan trọng. "Có thể việc đó không quan trọng dưới thời nông nô hoặc không quan trọng bên nước Anh. Trong cả hai trường hợp đó, tình hình đều đã ổn định đâu vào đấy; nhưng ở nước ta, khi mọi sự còn đang hỗn độn và mới bắt đầu vào nền nếp, việc ổn định tình hình lại là vấn đề quan trọng duy nhất của nước Nga", Levin thầm nghĩ.
Việc săn bắn làm Levin thất vọng. Đầm lầy khô cạn và chim dẽ giun thì hiếm. Đi suốt cả ngày, chàng chỉ xách về được ba con chim, nhưng rất háo miệng muốn ăn, tâm trạng vui vẻ và tinh thần phấn khởi như thường thấy sau khi vận động thân thể. Giữa lúc đi săn, khi tưởng mình không suy nghĩ gì, đột nhiên chàng lại nhớ tới ông già cùng gia đình ông và hồi tưởng đó không những làm bận tâm mà còn nêu lên một vấn đề liên quan tới chàng.
Buổi tối, trong khi uống trà, trước mặt hai điền chủ đến bàn về vấn đề quyền giám hộ, câu chuyện lý thú mà Levin chờ đợi bắt đầu.
Levin ngồi ở bàn trà cạnh bà chủ nhà và đang tiếp chuyện bà ta cùng cô em ngồi trước mặt chàng. Bà chủ người nhỏ bé, tóc vàng, mặt tròn trĩnh, má lúm đồng tiền, luôn luôn hớn hở tươi cười. Levin định thông qua bà ta tìm lời giải đáp điều bí ẩn ở ông chồng, nhưng đầu óc chàng không hoàn toàn thoải mái: chàng cảm thấy rất gò bó.
Nỗi bối rối đó chính là cô em vợ trẻ tuổi ngồi ngay trước mặt, mặc một chiếc áo kỳ dị (vì chàng mà cô ta mặc áo đó, chàng nghĩ) hở ngực thành hình thang; cái áo hở ngực thành hình tứ giác này, mặc dầu bộ ngực lộ ra rất trắng hoặc chính vì nó rất trắng, làm Levin mất cả tự do suy nghĩ. Chàng tưởng tượng - có lẽ chàng lầm - chính vì chàng mà áo được cắt hở ngực, chàng không cho phép mình được quyền ngó mắt vào và cố không nhìn; nhưng chàng vẫn cảm thấy tại mình đến chơi nên mới có cái áo hở ngực đó. Chàng thấy như mình đã lừa dối ai, chàng cần giải thích vài lời gì đó nhưng không thể được; chàng luôn luôn đỏ mặt cảm thấy bồn chồn, khổ sở. Nỗi ngượng ngùng lan cả sang cô em vợ xinh đẹp của chủ nhân. Bà chủ hình như không nhận thấy gì và còn cố ý lôi kéo cô em góp chuyện.
- Anh bảo nhà tôi không đoái hoài đến tất cả những gì là Nga à, - bà tiếp tục nói. - Trái lại, nhà tôi khi ở nước ngoài tuy có vui vẻ, nhưng không bao giờ lại vui bằng ở đây. ở đây, nhà tôi cảm thấy đúng môi trường của mình. Nhà tôi có nhiều việc phải làm và có khả năng quan tâm đến tất cả mọi việc. à, anh chưa đi thăm trường học của chúng tôi nhỉ?
- Có, tôi có thăm rồi... Cái nhà con phủ đầy dây leo ấy phải không?
- Vâng, đó là công trình của Naxtya, - bà ta nói và chỉ cô em.
- Chính cô dạy học ở đấy à? - Levin hỏi, cố tránh không nhìn vào cổ áo hở ngực, nhưng lại cảm thấy nếu còn nhìn về phía đó thì không thể lọt mắt được.
- Vâng, nhưng chúng tôi có một cô giáo rất giỏi. Chúng tôi dạy cả thể dục nữa.
- Thôi, xin cảm ơn, tôi không uống trà nữa đâu, - Levin nói và tuy cảm thấy bất lịch sự, nhưng không đủ sức kéo dài cuộc nói chuyện nữa, bèn đỏ mặt đứng dậy. - Tôi nghe thấy họ đang bàn một chuyện rất lý thú, - chàng nói thêm và đến gần đầu bàn bên kia, chỗ ông chủ nhà đang ngồi cùng hai điền chủ. Xvyajxki ngồi nghiêng người, một tay mân mê ly trà, một tay nắm râu, vắt ngược lên tận mũi, rồi lại buông xuống, như muốn hít mùi râu. Đôi mắt nhỏ đen lánh của ông nhìn chằm chằm một ông khách có ria mép hoa râm, đang nói rất hăng và rõ ràng ông khoái trá nghe chuyện ông này. Người điền chủ đang phàn nàn về nông dân. Levin thấy rõ Xvyajxki đã sắp sẵn câu trả lời, có thể bác bỏ ngay tất cả lý lẽ của vị khách, nhưng địa vị chủ nhân buộc ông ta nín lặng và không phải là không thích thú lắng nghe những lời than vãn tức cười của vị điền chủ.
Nhà địa chủ quý tộc già để ria mép hoa râm đó rõ ràng là một phần tử ngoan cố ủng hộ chế độ nông nô, say sưa với nghề nông.
Levin đoán biết điều đó qua cách ăn mặc tồi tàn của ông ta (một áo đuôi tôm cũ có lẽ họa hoằn mới mặc), qua cặp lông mày nhíu lại, qua đôi mắt thông minh, qua lời nói kiểu cách, qua giọng hách dịch rõ ràng lâu ngày trở thành thói quen và qua cử chỉ khoát đạt, kiên quyết của đôi bàn tay rám nắng đeo chiếc nhẫn cưới cũ ở ngón thứ tư.
Chú thích:
1. Home (tiếng Anh trong nguyên bản).
Quyển
3
Chương 27
Chương 27
- Nếu không luyến tiếc vì bỏ dở công việc mới bắt đầu làm...
bao nhiêu tâm huyết đã bỏ ra... thì tôi đã vứt quách mọi cái ở đây, tôi sẽ bán
hết và giống như Nicolai Ivanovitr, tôi sẽ bỏ đi... nghe nhạc kịch "Nàng
Hêlen xinh đẹp", - vị quý tộc già nói, bộ mặt thông minh mỉm cười rạng rỡ.
- Phải, nhưng ông đã không vứt bỏ gì cả, - Nicolai Ivanovitr Xvyajxki nói, như thế nghĩa là ông vẫn còn quan tâm.
- Tôi quan tâm vì tôi đang sống ở nhà tôi, vì người ta bao giờ cũng hy vọng cải tạo được con người. Nhưng toàn là cảnh rượu chè be bét, linh tinh không tưởng tượng được! Cứ bán dần bán mòn mãi, bọn nông dân chẳng còn lấy một con ngựa hoặc một con bò nào. Họ đang chết đói lăn ra đấy; nhưng nếu ông tuyển vào làm, họ sẽ không ngần ngại gì mà không phá rối lung tung và còn đi thưa kiện lên thẩm phán hòa giải là đằng khác.
- Nhưng chính ông, ông cũng có thể đến khiếu tố với thẩm phán hòa giải được chứ, - Xvyajxki nói.
- Tôi ấy à? Không đời nào! Làm thế chỉ dẫn đến chuyện phiếm lăng nhăng! Ông hãy xem ở xưởng đấy, công nhân lấy tiền lương ứng trước rồi chuồn thẳng. Thẩm phán hòa giải đã làm gì? Hắn ta tha bổng cho họ. Chỉ có toà án hàng tổng và xã trưởng là trị được nạn đó. ở đấy, người ta lấy roi phết cho một trận như trong cái thời tốt đẹp xưa kia.
Nếu không thế thì đến phải chạy trốn đến tận cùng thế giới mất!
Lão địa chủ nói điều đó rõ rằng cốt trêu chọc Xvyajxki nhưng ông ta chẳng những không hề tức giận mà còn lấy làm thú vị.
- Tuy nhiên, cả tôi, lẫn Levin, lẫn ông đây, - ông ta nói và trỏ vị khách kia, - chúng ta không ai phải dùng đến phương pháp như vậy cả.
- Phải, nhưng ông hãy hỏi Mikhain Pet'rovitr xem ông ta làm ăn ra sao. Đó có phải là phương thức canh tác hợp lý không? - lão địa chủ nói, hãnh diện đã dùng được chữ "hợp lý".
- Đội ơn Chúa, đối với tôi thì rất giản đơn thôi, - Mikhain Pet'rovitr nói. - Tất cả vấn đề là làm sao mùa thu này kiếm ra tiền đóng thuế.
Đám mugich đến nói: "Ông chủ ơi, cứu giúp chúng tôi với!". Họ toàn là láng giềng nên tôi cũng thương hại. Tôi ứng trước một phần ba tiền. Nhưng phải bảo họ là: "Các người ơi, các người nên nhớ là nay ta giúp các người, khi nào cần thiết, đến lượt các người cũng phải giúp ta một tay, để gieo yến mạch, hái cỏ khô và gặt lúa đấy nhé. Còn công nợ thì ta sẽ tính toán riêng với nhau cho ổn thoả". Đành rằng trong bọn họ cũng có người không có lương tâm thật đấy.
Levin từ lâu cũng biết những phương pháp gia trưởng đó rồi, chàng đưa mắt trao đổi với Xvyajxki và ngắt lời Mikhain Pet'rovitr, quay lại nói với lão địa chủ để ria mép hoa râm.
- Theo ý ông thì bây giờ phải điều khiển việc canh tác như thế nào?
- Chàng hỏi.
- Như Mikhain Pet'rovitr ấy: hoặc cấy rẽ chia đôi hoặc phát canh thu tô cho nông dân, việc đó có thể làm được nhưng chính những phương pháp đó lại đưa đất nước đến chỗ lụn bại. ở những nơi mà dưới thời kỳ nông nô, nhờ quản lý tốt, ruộng đất vốn một lãi chín, thì bây giờ chỉ vốn một lãi ba. Việc giải phóng nông nô đã làm hại nước Nga!
Xvyajxki nheo mắt cười nhìn Levin và còn phác cả một cử chỉ giễu cợt nữa; nhưng Levin thấy lời đó không có gì buồn cười cả, và thông cảm hơn Xvyajxki. Thậm chí chàng còn thấy những lập luận tiếp theo của vị đó, chứng minh việc giải phóng nông nô đã phá sản nước Nga, là rất đúng, mới mẻ và không thể bác bỏ. Vị điền chủ rõ ràng đã trình bày ý kiến của riêng mình, đó là điều rất hiếm. Ông ta đi đến ý nghĩ đó, không phải vì muốn bới việc cho cái đầu óc nhàn rỗi của mình phải bận rộn, mà nó nảy sinh ngay trong hoàn cảnh sống ẩn dật của ông ở nông thôn và sau khi đã được nghiền ngẫm kỹ.
- Hẳn ông cũng nhận thấy tiến bộ bao giờ cũng phải dùng uy lực mới thực hiện được, - ông nói, muốn tỏ ra mình không phải người thất học. - Hãy xem những cuộc cải cách của Piot'r, của Ecaterina, của Alecxandr. Hãy xem lịch sử châu Âu đó. Đối với cải cách nông nghiệp thì lại càng đúng hơn. Ngay đến khoai tây cũng phải dùng uy lực mới đem vào trồng ở nước ta được. Trước đây, không phải bao giờ ta cũng cày bằng cày. Người ta cũng phải cưỡng bách mọi người dùng nó, có lẽ từ thời phong điền thái ấp, nhưng chắc chắn là phải dùng uy lực.
Dưới thời nông nô, ta đã cải tiến phương pháp canh tác: bao giờ cũng phải dùng quyền lực để bắt buộc áp dụng những máy hong phơi, máy sàng sẩy, sự vận chuyển phân bón và mọi máy nông cụ khác; lúc đầu, bọn mugich còn phản đối rồi sau mới chấp nhận những phương pháp của chúng ta. Giờ đây, khi chế độ nông nô đã bị bãi bỏ và quyền lực của chúng ta bị tước đoạt, nền nông nghiệp mà đôi chỗ đã đạt tới mức phát triển rất cao, lại rơi trở lại hình thức thô lỗ nguyên thủy. ít nhất đó cũng là quan điểm của riêng tôi.
- Tại sao lại như thế được? Nếu việc canh tác của ông đã hợp lý hoá, ông có thể dựa vào việc thuê mướn nhân công chứ,- Xvyajxki nói.
- Tôi không còn uy quyền gì nữa. Tôi xin hỏi, ai sẽ giúp tôi được nào?
"Vấn đề là ở đó: người thợ làm mướn là nhân tố chủ yếu của nền kinh tế nông thôn", Levin thầm nghĩ.
- Thợ sẽ giúp ông.
- Bọn thợ không ưng làm việc đến nơi đến chốn và nhất là càng không muốn dùng máy móc. Thợ của chúng ta chỉ biết có mỗi một việc: nốc rượu say như lợn. Và khi đã say thì giao cho cái gì là phá hỏng cái đó. Hắn sẽ làm ốm ngựa vì cho nó uống nước không phải lúc, phá hại cả bộ đồ thắng đái mới, đổi vành đai sắt bánh xe lấy rượu uống, nhét chốt vào máy đập lúa để làm hư đi. Hắn chán ghét tất cả những gì không phải của hắn. Vì thế trình độ nền nông nghiệp chúng ta chỉ sút kém đi thôi. Ruộng đất thì bỏ hoang, để cỏ dại mọc lan hoặc đem phân phát cho mugich, và ở chỗ trước kia sản xuất được hàng triệu đấu thì nay chỉ sản xuất chừng vạn đấu thôi, tài sản công cộng giảm sút. Nếu họ cũng thực hiện cải cách như vậy nhưng thận trọng hơn. ..
Và ông trình bày một kế hoạch giải phóng nông nô có thể tránh được nguy hại đó.
Levin không quan tâm đến việc đó, nhưng khi ông ta dứt lời, chàng liền trở lại luận điểm đầu tiên của mình và quay sang nói với Xvyajxki, cố moi cho ra ý kiến sâu kín của ông:
- Rõ ràng trình độ nền nông nghiệp của ta sút kém và căn cứ vào quan hệ hiện nay giữa chúng ta với nông dân thì không thể áp dụng những phương pháp hợp lý vào sản xuất được.
- Tôi thấy không phải như vậy, - Xvyajxki cãi lại, lần này có vẻ nghiêm túc. Tôi chỉ thấy mỗi một điều là chúng ta không đủ năng lực điều khiển sản xuất và dưới thời nông nô, ta còn lạc hậu hơn nữa. Ta không có máy móc, không có gia súc, không có cả một sự quản lý xứng đáng với cái tên đó. Ngay đến tính toán, chúng ta cũng không biết nốt. Hãy hỏi một điền chủ mà xem, ông ta không hiểu lỗ lãi do đâu mà ra.
- Phương pháp kế toán kép như của người ý chứ gì! - nhà địa chủ quý tộc, vẻ giễu cợt. - Ông cứ tha hồ tính toán, nhưng nếu họ làm hỏng hết, ông sẽ không tìm đâu ra lãi cả.
- Không thể nào làm hỏng hết được! Họ có thể phút chốc làm xộc xệch một máy đập lúa kiểu Nga cà rỉ, nhưng không thể trong nháy mắt làm hỏng một máy đập lúa chạy hơi nước được. Họ có thể làm mệt một con nghẽo cầm đuôi kéo đi không được. Nhưng hãy dùng ngựa giống Pháp hoặc ngựa thồ nữa, chúng sẽ dai sức hơn. Mọi cái khác cũng vậy. Chúng ta phải nâng cao trình độ nông nghiệp lên.
- Nhưng phải có phương tiện thì mới làm được chứ. Nicolai Ivanovitr ạ; ông thì muốn nói sao chả được; còn tôi, tôi phải lo tiền học cho thằng con cả ở Đại học, những đứa bé hơn ở Trung học, tôi không lấy đâu ra tiền mua ngựa giống Pháp.
- Đã có ngân hàng cho vay.
- Để rồi người ta đem tài sản của tôi ra bán đấu giá ấy à! Thôi, xin cảm ơn!
- Tôi không tin việc nâng cao trình độ nông nghiệp lên nữa là cần thiết và có thể làm được, - Levin nói. - Tôi đã làm việc đó, tôi cũng có phương tiện để làm nhưng rồi không đi đến đâu cả. Tôi không biết ngân hàng phục vụ cho ai. Còn về phần tôi, bao nhiêu tiền bỏ vào sản xuất đều mất tong: gia súc: mất sạch; máy móc: mất sạch.
- Đúng thế, - lão địa chủ để ria mép hoa râm tán thành và cười đắc ý.
- Mà không phải chỉ có mình tôi, - Levin nói tiếp; - tôi có thể dẫn chứng tất cả những ai đã thử hợp lý hóa phương thức canh tác: trừ vài trường hợp đặc biệt, tất cả đều phải bỏ tiền túi ra bù. Chính anh, liệu anh có thể nói cái cơ nghiệp của anh đã sinh lợi không? - Levin nói và thấy ngay trong mắt Xvyajxki cái vẻ hoảng hốt thoáng qua chàng vẫn bắt gặp khi muốn đi sâu vào quá "phòng tiếp tân" của tâm tưởng Xvyajxki.
Vả lại Levin không phải hoàn toàn có thiện ý khi đặt câu hỏi đó.
Trong lúc uống trà, bà chủ nhà vừa nói cho chàng biết là mùa hè năm đó, họ có mời ở Moxcva về một chuyên viên kế toán người Đức, với tiền công năm trăm rúp, hắn đã tính xong các khoản thu chi trong sản nghiệp của họ và thấy lỗ vốn ba nghìn rúp có lẻ. Bà ta không nhớ đích xác là bao nhiêu, nhưng viên kế toán đã tính cho bà đến từng đồng xu bẻ làm tư.
Lão địa chủ mỉm cười khi nghe ám chỉ đến mức thu hoạch của sản nghiệp Xvyajxki. Rõ ràng ông ta thừa biết vị đại biểu quý tộc láng giềng của mình có thể thu được ở ruộng đất bao nhiêu lợi tức.
- Có lẽ cũng không lấy gì làm khá lắm, - Xvyajxki trả lời, nhưng đó cùng lắm chỉ chứng tỏ tôi là một nhà nông tầm thường hoặc tôi bỏ vốn ra là để gia tăng địa tô.
- À! Địa tô, - Levin hốt hoảng kêu lên. - Có thể là ở châu Âu, nơi mà lao động làm cho ruộng đất tốt hơn lên, thì còn có chuyện địa tô đấy, nhưng còn ở nước ta, càng trồng trọt ruộng đất càng xấu đi. Trong điều kiện như vậy, không thể có địa tô được.
- Sao lại không có địa tô? Dù sao cũng đã thành luật pháp.
- Vậy thì chúng ta là ngoại lệ: đối với chúng ta, địa tô không giải thích được gì cả, nó chỉ làm rắc rối thêm vấn đề. Không, anh bảo làm sao mà cái lý thuyết về địa tô lại có thể...
- Các ông có dùng sữa chua không ạ? Masa, mình cho mang sữa chua hoặc phúc bồn tử ra đây nhé, - Xvyajxki bảo vợ. - Lạ thật, sao năm nay mùa phúc bồn tử lại kéo dài đến thế.
Và Xvyajxki đứng lên, vẻ rất hoan hỉ, và lảng đi, coi như câu chuyện đã kết thúc, trong khi Levin cho là vừa mới bắt đầu mà thôi.
Mất người tiếp chuyện, Levin tiếp tục nói với lão địa chủ, cố trình bày cho ông ta thấy mọi khó khăn là ở chỗ không tìm hiểu đức tính và tập quán của người làm mướn; nhưng cũng như tất cả những người quen độc lập suy nghĩ, lão địa chủ quý tộc rất khó tiếp nhận ý kiến người khác và lại rất say sưa với ý kiến của mình. Ông ta khăng khăng cho rằng nông dân Nga là con lợn chỉ thích được đối xử như lợn, chỉ có thể lôi kéo họ ra khỏi tình trạng đó bằng uy lực, giờ đây đã mất, hoặc bằng roi vọt, nhưng người ta trở nên tự do chủ nghĩa đến nỗi đã thay thế cái roi vọt nghìn đời đó bằng những trò luật sư và nghị định, thừa nhận cho đám hạ lưu hôi thối đó cái quyền được nhồi nhét món xúp ngon lành và còn dành cho chúng bao nhiêu thước khối không khí nữa.
- Tại sao ông lại cho là không thể có quan hệ như vậy đối với người thợ đã khiến lao động sinh lợi, - Levin nói, cố kéo câu chuyện trở lại vấn đề cũ.
- Không bao giờ đạt tới lao động sinh lợi ở nước Nga cả, vì thiếu uy quyền, - vị điền chủ trả lời.
- Thử hỏi ta thể tìm ra điều kiện lao động mới ở đâu? - Xvyajxki nói, sau khi đã ăn sữa chua và hút thuốc, trở lại tham gia tranh luận.
Tất cả những quan hệ khả hữu với thợ đều đã được xác định và nghiên cứu, - ông nói. - Còn cái tàn tích man rợ này: công xã nguyên thủy với sự liên đới bảo lĩnh, cũng tự nó tan rã thôi. Chế độ nông nô bị bãi bỏ, chỉ còn lại lao động tự do và những hình thức của nó đã được xác định:
Đó là lao công, người làm công nhật, tá điền; các ông không thoát khỏi phạm vi đó.
- Nhưng châu Âu không bằng lòng với những hình thức đó.
- Phải, châu Âu đang tìm những hình thức mới. Và rất có thể họ sẽ tìm thấy.
- Đó chính là điều tôi muốn nói, - Levin trả lời. - Tại sao về phía ta, ta lại không tự tìm kiếm?
- Bởi vì thế có khác nào ta tìm kiếm phương pháp xây dựng đường sắt. Những phương pháp đó có sẵn rồi.
- Nhưng nếu nó không thích hợp với nước ta, nó vô lý thì sao? - Levin nói.
Chàng lại phát hiện thấy ánh kinh hãi trong khoé mắt Xvyajxki.
- A phải, ra thế đấy: chúng ta thắng lợi dễ như bỡn, chúng ta đã tìm thấy điều châu Âu đang mày mò chứ gì! Tôi thừa biết mọi luận điệu đó, nhưng xin lỗi, anh có biết tất cả những gì châu Âu đã làm về vấn đề công nhân không?
- Rất ít.
- Vấn đề đó ngày nay đang làm những đầu óc lỗi lạc nhất quan tâm tới. Có khuynh hướng của Sunxơ Đêlitsơ... 1. Rồi cơ man nào là sách báo trong đó những xu hướng tự do nhất là do Laxan 2 khơi mào... Có nghiệp đoàn Muludơ 3... Đó là việc hiển nhiên, hẳn anh đã nghe nói về những cái đó.
- Rất mơ hồ thôi.
- Không, anh nói thế, nhưng chắc chắn anh cũng hiểu mọi điều đó như tôi. Tất nhiên, tôi không phải là giáo sư xã hội học, nhưng cái đó làm tôi chú ý và nếu anh thiết tha với vấn đề đó thì anh cần chú tâm nghiên cứu.
- Nhưng họ đã đạt đến cái gì?
- Xin lỗi...
Các địa chủ quý tộc đứng dậy và Xvyajxki tiễn khách ra về, một lần nữa lại chặn đứng cuộc thám hiểm của Levin định đột nhập vào tâm tưởng ông.
- Phải, nhưng ông đã không vứt bỏ gì cả, - Nicolai Ivanovitr Xvyajxki nói, như thế nghĩa là ông vẫn còn quan tâm.
- Tôi quan tâm vì tôi đang sống ở nhà tôi, vì người ta bao giờ cũng hy vọng cải tạo được con người. Nhưng toàn là cảnh rượu chè be bét, linh tinh không tưởng tượng được! Cứ bán dần bán mòn mãi, bọn nông dân chẳng còn lấy một con ngựa hoặc một con bò nào. Họ đang chết đói lăn ra đấy; nhưng nếu ông tuyển vào làm, họ sẽ không ngần ngại gì mà không phá rối lung tung và còn đi thưa kiện lên thẩm phán hòa giải là đằng khác.
- Nhưng chính ông, ông cũng có thể đến khiếu tố với thẩm phán hòa giải được chứ, - Xvyajxki nói.
- Tôi ấy à? Không đời nào! Làm thế chỉ dẫn đến chuyện phiếm lăng nhăng! Ông hãy xem ở xưởng đấy, công nhân lấy tiền lương ứng trước rồi chuồn thẳng. Thẩm phán hòa giải đã làm gì? Hắn ta tha bổng cho họ. Chỉ có toà án hàng tổng và xã trưởng là trị được nạn đó. ở đấy, người ta lấy roi phết cho một trận như trong cái thời tốt đẹp xưa kia.
Nếu không thế thì đến phải chạy trốn đến tận cùng thế giới mất!
Lão địa chủ nói điều đó rõ rằng cốt trêu chọc Xvyajxki nhưng ông ta chẳng những không hề tức giận mà còn lấy làm thú vị.
- Tuy nhiên, cả tôi, lẫn Levin, lẫn ông đây, - ông ta nói và trỏ vị khách kia, - chúng ta không ai phải dùng đến phương pháp như vậy cả.
- Phải, nhưng ông hãy hỏi Mikhain Pet'rovitr xem ông ta làm ăn ra sao. Đó có phải là phương thức canh tác hợp lý không? - lão địa chủ nói, hãnh diện đã dùng được chữ "hợp lý".
- Đội ơn Chúa, đối với tôi thì rất giản đơn thôi, - Mikhain Pet'rovitr nói. - Tất cả vấn đề là làm sao mùa thu này kiếm ra tiền đóng thuế.
Đám mugich đến nói: "Ông chủ ơi, cứu giúp chúng tôi với!". Họ toàn là láng giềng nên tôi cũng thương hại. Tôi ứng trước một phần ba tiền. Nhưng phải bảo họ là: "Các người ơi, các người nên nhớ là nay ta giúp các người, khi nào cần thiết, đến lượt các người cũng phải giúp ta một tay, để gieo yến mạch, hái cỏ khô và gặt lúa đấy nhé. Còn công nợ thì ta sẽ tính toán riêng với nhau cho ổn thoả". Đành rằng trong bọn họ cũng có người không có lương tâm thật đấy.
Levin từ lâu cũng biết những phương pháp gia trưởng đó rồi, chàng đưa mắt trao đổi với Xvyajxki và ngắt lời Mikhain Pet'rovitr, quay lại nói với lão địa chủ để ria mép hoa râm.
- Theo ý ông thì bây giờ phải điều khiển việc canh tác như thế nào?
- Chàng hỏi.
- Như Mikhain Pet'rovitr ấy: hoặc cấy rẽ chia đôi hoặc phát canh thu tô cho nông dân, việc đó có thể làm được nhưng chính những phương pháp đó lại đưa đất nước đến chỗ lụn bại. ở những nơi mà dưới thời kỳ nông nô, nhờ quản lý tốt, ruộng đất vốn một lãi chín, thì bây giờ chỉ vốn một lãi ba. Việc giải phóng nông nô đã làm hại nước Nga!
Xvyajxki nheo mắt cười nhìn Levin và còn phác cả một cử chỉ giễu cợt nữa; nhưng Levin thấy lời đó không có gì buồn cười cả, và thông cảm hơn Xvyajxki. Thậm chí chàng còn thấy những lập luận tiếp theo của vị đó, chứng minh việc giải phóng nông nô đã phá sản nước Nga, là rất đúng, mới mẻ và không thể bác bỏ. Vị điền chủ rõ ràng đã trình bày ý kiến của riêng mình, đó là điều rất hiếm. Ông ta đi đến ý nghĩ đó, không phải vì muốn bới việc cho cái đầu óc nhàn rỗi của mình phải bận rộn, mà nó nảy sinh ngay trong hoàn cảnh sống ẩn dật của ông ở nông thôn và sau khi đã được nghiền ngẫm kỹ.
- Hẳn ông cũng nhận thấy tiến bộ bao giờ cũng phải dùng uy lực mới thực hiện được, - ông nói, muốn tỏ ra mình không phải người thất học. - Hãy xem những cuộc cải cách của Piot'r, của Ecaterina, của Alecxandr. Hãy xem lịch sử châu Âu đó. Đối với cải cách nông nghiệp thì lại càng đúng hơn. Ngay đến khoai tây cũng phải dùng uy lực mới đem vào trồng ở nước ta được. Trước đây, không phải bao giờ ta cũng cày bằng cày. Người ta cũng phải cưỡng bách mọi người dùng nó, có lẽ từ thời phong điền thái ấp, nhưng chắc chắn là phải dùng uy lực.
Dưới thời nông nô, ta đã cải tiến phương pháp canh tác: bao giờ cũng phải dùng quyền lực để bắt buộc áp dụng những máy hong phơi, máy sàng sẩy, sự vận chuyển phân bón và mọi máy nông cụ khác; lúc đầu, bọn mugich còn phản đối rồi sau mới chấp nhận những phương pháp của chúng ta. Giờ đây, khi chế độ nông nô đã bị bãi bỏ và quyền lực của chúng ta bị tước đoạt, nền nông nghiệp mà đôi chỗ đã đạt tới mức phát triển rất cao, lại rơi trở lại hình thức thô lỗ nguyên thủy. ít nhất đó cũng là quan điểm của riêng tôi.
- Tại sao lại như thế được? Nếu việc canh tác của ông đã hợp lý hoá, ông có thể dựa vào việc thuê mướn nhân công chứ,- Xvyajxki nói.
- Tôi không còn uy quyền gì nữa. Tôi xin hỏi, ai sẽ giúp tôi được nào?
"Vấn đề là ở đó: người thợ làm mướn là nhân tố chủ yếu của nền kinh tế nông thôn", Levin thầm nghĩ.
- Thợ sẽ giúp ông.
- Bọn thợ không ưng làm việc đến nơi đến chốn và nhất là càng không muốn dùng máy móc. Thợ của chúng ta chỉ biết có mỗi một việc: nốc rượu say như lợn. Và khi đã say thì giao cho cái gì là phá hỏng cái đó. Hắn sẽ làm ốm ngựa vì cho nó uống nước không phải lúc, phá hại cả bộ đồ thắng đái mới, đổi vành đai sắt bánh xe lấy rượu uống, nhét chốt vào máy đập lúa để làm hư đi. Hắn chán ghét tất cả những gì không phải của hắn. Vì thế trình độ nền nông nghiệp chúng ta chỉ sút kém đi thôi. Ruộng đất thì bỏ hoang, để cỏ dại mọc lan hoặc đem phân phát cho mugich, và ở chỗ trước kia sản xuất được hàng triệu đấu thì nay chỉ sản xuất chừng vạn đấu thôi, tài sản công cộng giảm sút. Nếu họ cũng thực hiện cải cách như vậy nhưng thận trọng hơn. ..
Và ông trình bày một kế hoạch giải phóng nông nô có thể tránh được nguy hại đó.
Levin không quan tâm đến việc đó, nhưng khi ông ta dứt lời, chàng liền trở lại luận điểm đầu tiên của mình và quay sang nói với Xvyajxki, cố moi cho ra ý kiến sâu kín của ông:
- Rõ ràng trình độ nền nông nghiệp của ta sút kém và căn cứ vào quan hệ hiện nay giữa chúng ta với nông dân thì không thể áp dụng những phương pháp hợp lý vào sản xuất được.
- Tôi thấy không phải như vậy, - Xvyajxki cãi lại, lần này có vẻ nghiêm túc. Tôi chỉ thấy mỗi một điều là chúng ta không đủ năng lực điều khiển sản xuất và dưới thời nông nô, ta còn lạc hậu hơn nữa. Ta không có máy móc, không có gia súc, không có cả một sự quản lý xứng đáng với cái tên đó. Ngay đến tính toán, chúng ta cũng không biết nốt. Hãy hỏi một điền chủ mà xem, ông ta không hiểu lỗ lãi do đâu mà ra.
- Phương pháp kế toán kép như của người ý chứ gì! - nhà địa chủ quý tộc, vẻ giễu cợt. - Ông cứ tha hồ tính toán, nhưng nếu họ làm hỏng hết, ông sẽ không tìm đâu ra lãi cả.
- Không thể nào làm hỏng hết được! Họ có thể phút chốc làm xộc xệch một máy đập lúa kiểu Nga cà rỉ, nhưng không thể trong nháy mắt làm hỏng một máy đập lúa chạy hơi nước được. Họ có thể làm mệt một con nghẽo cầm đuôi kéo đi không được. Nhưng hãy dùng ngựa giống Pháp hoặc ngựa thồ nữa, chúng sẽ dai sức hơn. Mọi cái khác cũng vậy. Chúng ta phải nâng cao trình độ nông nghiệp lên.
- Nhưng phải có phương tiện thì mới làm được chứ. Nicolai Ivanovitr ạ; ông thì muốn nói sao chả được; còn tôi, tôi phải lo tiền học cho thằng con cả ở Đại học, những đứa bé hơn ở Trung học, tôi không lấy đâu ra tiền mua ngựa giống Pháp.
- Đã có ngân hàng cho vay.
- Để rồi người ta đem tài sản của tôi ra bán đấu giá ấy à! Thôi, xin cảm ơn!
- Tôi không tin việc nâng cao trình độ nông nghiệp lên nữa là cần thiết và có thể làm được, - Levin nói. - Tôi đã làm việc đó, tôi cũng có phương tiện để làm nhưng rồi không đi đến đâu cả. Tôi không biết ngân hàng phục vụ cho ai. Còn về phần tôi, bao nhiêu tiền bỏ vào sản xuất đều mất tong: gia súc: mất sạch; máy móc: mất sạch.
- Đúng thế, - lão địa chủ để ria mép hoa râm tán thành và cười đắc ý.
- Mà không phải chỉ có mình tôi, - Levin nói tiếp; - tôi có thể dẫn chứng tất cả những ai đã thử hợp lý hóa phương thức canh tác: trừ vài trường hợp đặc biệt, tất cả đều phải bỏ tiền túi ra bù. Chính anh, liệu anh có thể nói cái cơ nghiệp của anh đã sinh lợi không? - Levin nói và thấy ngay trong mắt Xvyajxki cái vẻ hoảng hốt thoáng qua chàng vẫn bắt gặp khi muốn đi sâu vào quá "phòng tiếp tân" của tâm tưởng Xvyajxki.
Vả lại Levin không phải hoàn toàn có thiện ý khi đặt câu hỏi đó.
Trong lúc uống trà, bà chủ nhà vừa nói cho chàng biết là mùa hè năm đó, họ có mời ở Moxcva về một chuyên viên kế toán người Đức, với tiền công năm trăm rúp, hắn đã tính xong các khoản thu chi trong sản nghiệp của họ và thấy lỗ vốn ba nghìn rúp có lẻ. Bà ta không nhớ đích xác là bao nhiêu, nhưng viên kế toán đã tính cho bà đến từng đồng xu bẻ làm tư.
Lão địa chủ mỉm cười khi nghe ám chỉ đến mức thu hoạch của sản nghiệp Xvyajxki. Rõ ràng ông ta thừa biết vị đại biểu quý tộc láng giềng của mình có thể thu được ở ruộng đất bao nhiêu lợi tức.
- Có lẽ cũng không lấy gì làm khá lắm, - Xvyajxki trả lời, nhưng đó cùng lắm chỉ chứng tỏ tôi là một nhà nông tầm thường hoặc tôi bỏ vốn ra là để gia tăng địa tô.
- À! Địa tô, - Levin hốt hoảng kêu lên. - Có thể là ở châu Âu, nơi mà lao động làm cho ruộng đất tốt hơn lên, thì còn có chuyện địa tô đấy, nhưng còn ở nước ta, càng trồng trọt ruộng đất càng xấu đi. Trong điều kiện như vậy, không thể có địa tô được.
- Sao lại không có địa tô? Dù sao cũng đã thành luật pháp.
- Vậy thì chúng ta là ngoại lệ: đối với chúng ta, địa tô không giải thích được gì cả, nó chỉ làm rắc rối thêm vấn đề. Không, anh bảo làm sao mà cái lý thuyết về địa tô lại có thể...
- Các ông có dùng sữa chua không ạ? Masa, mình cho mang sữa chua hoặc phúc bồn tử ra đây nhé, - Xvyajxki bảo vợ. - Lạ thật, sao năm nay mùa phúc bồn tử lại kéo dài đến thế.
Và Xvyajxki đứng lên, vẻ rất hoan hỉ, và lảng đi, coi như câu chuyện đã kết thúc, trong khi Levin cho là vừa mới bắt đầu mà thôi.
Mất người tiếp chuyện, Levin tiếp tục nói với lão địa chủ, cố trình bày cho ông ta thấy mọi khó khăn là ở chỗ không tìm hiểu đức tính và tập quán của người làm mướn; nhưng cũng như tất cả những người quen độc lập suy nghĩ, lão địa chủ quý tộc rất khó tiếp nhận ý kiến người khác và lại rất say sưa với ý kiến của mình. Ông ta khăng khăng cho rằng nông dân Nga là con lợn chỉ thích được đối xử như lợn, chỉ có thể lôi kéo họ ra khỏi tình trạng đó bằng uy lực, giờ đây đã mất, hoặc bằng roi vọt, nhưng người ta trở nên tự do chủ nghĩa đến nỗi đã thay thế cái roi vọt nghìn đời đó bằng những trò luật sư và nghị định, thừa nhận cho đám hạ lưu hôi thối đó cái quyền được nhồi nhét món xúp ngon lành và còn dành cho chúng bao nhiêu thước khối không khí nữa.
- Tại sao ông lại cho là không thể có quan hệ như vậy đối với người thợ đã khiến lao động sinh lợi, - Levin nói, cố kéo câu chuyện trở lại vấn đề cũ.
- Không bao giờ đạt tới lao động sinh lợi ở nước Nga cả, vì thiếu uy quyền, - vị điền chủ trả lời.
- Thử hỏi ta thể tìm ra điều kiện lao động mới ở đâu? - Xvyajxki nói, sau khi đã ăn sữa chua và hút thuốc, trở lại tham gia tranh luận.
Tất cả những quan hệ khả hữu với thợ đều đã được xác định và nghiên cứu, - ông nói. - Còn cái tàn tích man rợ này: công xã nguyên thủy với sự liên đới bảo lĩnh, cũng tự nó tan rã thôi. Chế độ nông nô bị bãi bỏ, chỉ còn lại lao động tự do và những hình thức của nó đã được xác định:
Đó là lao công, người làm công nhật, tá điền; các ông không thoát khỏi phạm vi đó.
- Nhưng châu Âu không bằng lòng với những hình thức đó.
- Phải, châu Âu đang tìm những hình thức mới. Và rất có thể họ sẽ tìm thấy.
- Đó chính là điều tôi muốn nói, - Levin trả lời. - Tại sao về phía ta, ta lại không tự tìm kiếm?
- Bởi vì thế có khác nào ta tìm kiếm phương pháp xây dựng đường sắt. Những phương pháp đó có sẵn rồi.
- Nhưng nếu nó không thích hợp với nước ta, nó vô lý thì sao? - Levin nói.
Chàng lại phát hiện thấy ánh kinh hãi trong khoé mắt Xvyajxki.
- A phải, ra thế đấy: chúng ta thắng lợi dễ như bỡn, chúng ta đã tìm thấy điều châu Âu đang mày mò chứ gì! Tôi thừa biết mọi luận điệu đó, nhưng xin lỗi, anh có biết tất cả những gì châu Âu đã làm về vấn đề công nhân không?
- Rất ít.
- Vấn đề đó ngày nay đang làm những đầu óc lỗi lạc nhất quan tâm tới. Có khuynh hướng của Sunxơ Đêlitsơ... 1. Rồi cơ man nào là sách báo trong đó những xu hướng tự do nhất là do Laxan 2 khơi mào... Có nghiệp đoàn Muludơ 3... Đó là việc hiển nhiên, hẳn anh đã nghe nói về những cái đó.
- Rất mơ hồ thôi.
- Không, anh nói thế, nhưng chắc chắn anh cũng hiểu mọi điều đó như tôi. Tất nhiên, tôi không phải là giáo sư xã hội học, nhưng cái đó làm tôi chú ý và nếu anh thiết tha với vấn đề đó thì anh cần chú tâm nghiên cứu.
- Nhưng họ đã đạt đến cái gì?
- Xin lỗi...
Các địa chủ quý tộc đứng dậy và Xvyajxki tiễn khách ra về, một lần nữa lại chặn đứng cuộc thám hiểm của Levin định đột nhập vào tâm tưởng ông.
Quyển
3
Chương 28
Chương 28
Tối đó, Levin hết sức buồn chán phải ngồi tiếp chuyện các bà;
hơn bao giờ hết, chàng khắc khoải với ý nghĩ là sự bất mãn chàng cảm thấy hiện
nay không phải chỉ hoàn toàn do hoàn cảnh của chàng, mà còn do điều kiện chung
của cuộc sống ở nước Nga. Sự xác lập một chế độ lao động có thể khiến cho thợ
thuyền làm việc cũng vui vẻ như lão mugich hồi sáng, không phải chỉ là một ước
mơ mà là một vấn đề phải giải quyết. Chàng thấy có thể giải quyết nổi, và phải
dốc toàn tâm toàn ý vào việc đó.
Levin cáo từ các bà và hứa ở lại ngày mai để cùng chủ nhân cưỡi ngựa đi xem chỗ sụt lở kỳ lạ xảy ra ở khu rừng nhà. Trước khi đi ngủ, Levin bước vào buồng giấy ông chủ để lấy vài quyển sách bàn về vấn đề thợ thuyền mà Xvyajxki đã giới thiệu. Buồng giấy của Xvyajxki rất rộng, xung quanh có tủ sách, với hai cái bàn: một bàn giấy đồ sộ kê giữa phòng và một bàn tròn có những số nhật báo và tạp chí mới nhất, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, bày thành hình ngôi sao quanh chiếc đèn. Trên bàn đặt một giá sách có ngăn kéo mạ chữ vàng.
Xvyajxki cầm mấy cuốn sách và ngồi xuống ghế xích đu.
- Anh xem gì thế?- ông ta hỏi Levin đang đứng gần bàn tròn, đọc lướt các tạp chí. - à, phải! ở đấy có bài báo lý thú lắm, Xvyajxki nói khi nhìn thấy tờ tạp chí trong tay Levin. - Hình như người chịu trách nhiệm chính về việc phân chia nước Ba Lan lại tuyệt nhiên không phải là Frêđêrich đệ nhị, - ông vui vẻ nói tiếp. Hình như là...
Và, với cách nói rành rọt thường lệ, ông kể lại tóm tắt những phát hiện mới mẻ và rất lý thú đó. Mặc dầu Levin chỉ quan tâm nhiều nhất đến vấn đề nông nghiệp, khi nghe chủ nhà nói, chàng cũng phải tự hỏi: "Bụng dạ anh này nghĩ gì nhỉ? Và tại sao anh ta lại chú ý đến việc phân chia nước Ba Lan? ". Khi Xvyajxki dứt lời, Levin bất giác hỏi: "Thế rồi sao?". Nhưng chỉ có thế thôi. Và Xvyajxki thấy không cần thiết giải thích tại sao lại lý thú.
- Còn tôi, điều tôi thấy lý thú lại chính là lão già bẳn tính nọ, - Levin nói và thở dài. - Ông ta là người thông minh; có rất nhiều cái đúng trong những điều ông ta nói.
- À, thôi đi! Ông ta cũng như tất cả bọn họ chỉ là kẻ đối địch ngoan cố chống lại việc giải phóng nông nô! - Xvyajxki nói.
- Tuy nhiên anh lại đứng đầu bọn họ...
- Phải, nhưng tôi lãnh đạo họ đi về hướng khác, - Xvyajxki cười nói.
- Có một điều làm tôi ngạc nhiên, - Levin nói. - Ông ta có lý khi nói những ước mơ sản xuất hợp lý hóa của ta không thể thực hiện được.
Người ta chỉ có thể thành công bằng cách cho vay nặng lãi, như lão già bé nhỏ tẩm ngẩm tầm ngầm đó, hoặc bằng những phương pháp giản đơn nhất... Ai phải chịu trách nhiệm về việc đó?
- Tất nhiên là chúng ta thôi. Vả lại, không phải là ta chẳng đi đến đâu cả. Vaxintsikôp đã đạt được kết quả tốt.
- Ông ta có xưởng máy...
- Tóm lại, tôi cũng không hiểu cái gì đã làm anh phải kinh ngạc.
Dân chúng còn đang ở một trình độ phát triển rất thấp về vật chất và tinh thần, thành thử tất nhiên họ phải chống lại mọi cải cách. Bên châu Âu, nền nông nghiệp hợp lý hóa phồn thịnh vì dân chúng có học thức; cho nên trước tiên chúng ta phải giáo dục dân chúng, có thế thôi.
- Nhưng giáo dục bằng cách nào?
- Muốn giáo dục dân chúng, có ba cái cần thiết: trường học, trường học và trường học nữa.
- Chính anh vừa nói là về mặt vật chất, dân chúng còn quá lạc hậu: trường học liệu có ích gì kia chứ?
- Anh ạ, anh làm tôi nhớ tới một giai thoại: chuyện người ta khuyên bệnh nhân. "Anh phải uống thuốc nhuận tràng. - Tôi uống rồi, càng đau tợn. - Thế thì dùng đỉa vậy. - Tôi cũng dùng rồi: lại càng đau hơn nữa. - Thôi được anh chỉ còn có cách cầu Chúa. - Tôi cũng cầu thử rồi: lại càng tệ hại hơn cả". Đối với anh cũng thế. Tôi nói chuyện với anh về kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội, giáo dục, anh trả lời: "Đáng ghét".
- Nhưng trường học dùng để làm gì kia chứ?
- Để tạo ra những nhu cầu mới.
- Tôi không bao giờ hiểu nổi điều đó cả, - Levin sôi nổi nói. Trường học làm sao giúp đỡ dân chúng nâng cao hoàn cảnh vật chất của họ lên được? Anh nói trường học, giáo dục sẽ làm nảy nở những nhu cầu mới trong dân chúng. Thế lại càng tệ hại hơn, vì họ sẽ không đủ sức thỏa mãn những nhu cầu đó. Nhờ biết tính cộng, tính trừ và biết giáo lý mà họ có thể nâng cao hoàn cảnh vật chất lên hay sao? Tôi không bao giờ hiểu nổi chuyện đó. Tối hôm kia, tôi có gặp một bà ẵm con thơ và tôi hỏi bà ta đi đâu. Bà ta trả lời: "Tôi ở nhà bà lang về, cháu nó cứ kêu khóc hoài, tôi bế đến để bà ta chữa cho nó. - Thế bà lang chữa như thế nào? - tôi hỏi. - Bà ấy đặt cháu lên cái giàn trong chuồng gà và đọc mấy câu gì ấy".
- Đấy, chính anh đã mang câu giải đáp cho tôi rồi đó! Muốn bà ta đừng đặt đứa bé lên giàn chuồng gà nữa thì phải... - Xvyajxki vui vẻ nói.
- Ồ không, Levin tức giận cãi lại. Các môn thuốc của anh cũng không hay gì hơn môn thuốc của bà lang. Dân chúng nghèo khổ và dốt nát: chúng ta nhìn thấy điều đó cũng rõ ràng như bà nông dân nhìn thấy đứa con khóc. Nhưng làm sao trường học có thể chữa khỏi đau khổ đó, chữa khỏi nghèo nàn và dốt nát? Điều đó cũng khó hiểu như việc dùng chuồng gà chạy chữa cho cơn hờn của đứa trẻ. Tôi cho rằng trước hết phải chạy chữa sự lầm than đi đã.
- Về điểm này, anh đã nhất trí với Xpenxơ là người anh rất ghét; ông ta cũng nói văn minh có thể là kết quả của đời sống sung túc và đầy đủ tiện nghi, của việc tắm rửa thường xuyên, như ông ta nói, chứ không phải là do khả năng đọc và viết...
- Thế à! Tôi lấy làm hân hạnh, hoặc buồn phiền thì đúng hơn, thấy mình đồng ý với Xpenxơ; nhưng tôi biết điều đó đã từ lâu rồi.
Trường học không giúp ích được tí gì hết; điều cần thiết là một cơ cấu kinh tế có thể làm tăng sự giàu có của dân chúng, làm cho dân chúng có thể nhàn nhã hơn; lúc đó ta sẽ xây trường học.
- Thế nhưng trường học là điều bắt buộc phải có ở khắp châu Âu.
- Cả anh nữa, anh cũng đồng ý với Xpenxơ về điểm này à? - Levin hỏi.
Nhưng cái ánh khiếp hãi lại thoáng hiện trong mắt Xvyajxki và ông mỉm cười nói:
- Câu chuyện về người đàn bà nông dân đó thật tuyệt! Chính anh nghe thấy chuyện đó à?
Levin hiểu sẽ không tìm ra mối dây nối liền cuộc sống và tư tưởng con người này. Rõ ràng ông ta không cần luận lý phải dẫn đến kết quả này hoặc kết quả khác; ông ta chỉ cần bản thân sự phát triển của luận lý mà thôi. Và ông khó chịu là sự phát triển đó lại dồn ông vào ngõ cụt. Ông không thích thế và do đó lảng tránh bắt sang chuyện khác vui vẻ hơn.
Tất cả cảm giác ngày hôm đó, bắt đầu từ cái ấn tượng ở nhà ông lão mugich nó như tạo thành một cơ sở cho mọi cảm giác và tư tưởng của chàng lúc này, khiến lòng Levin xao động mãnh liệt. Ông bạn Xvyajxki đáng yêu này, dành tư tưởng mình để dùng cho xã hội, còn giữ lại những nguyên tắc khác hẳn cho riêng mình và đồng thời lại cùng hàng loạt người khác hướng dẫn dư luận công chúng bằng những tư tưởng xa lạ đối với ông; lão điền chủ bẳn tính kia lý luận thì xác đáng, vì đó là kết quả của những kinh nghiệm chua chát, nhưng việc ông ta chống đối cả một giai cấp của nước Nga, giai cấp tốt đẹp nhất, lại không xác đáng; sự bất mãn của bản thân chàng với hoạt động của mình và hy vọng tìm ra môn thuốc cho mọi cái đó, tất cả hòa tan vào một cảm giác bồi hồi và chờ đợi giải pháp tương lai.
Còn lại một mình trong căn phòng dành cho chàng, nằm dài trên đệm lò xo mà mỗi cử động lại làm cho tay chân bật tung lên, Levin mãi không sao nhắm mắt được. Chàng không thích thú cuộc trò chuyện nào vơi Xvyajxki cả, mặc dầu không thiếu những câu thông minh; nhưng lý lẽ của vị địa chủ quý tộc lại đáng suy nghĩ! Levin hồi tưởng lại mọi lời của ông ta và chỉnh đốn lại trong trí tưởng tượng những câu chàng đã trả lời.
"Phải, đáng lẽ mình phải nói như sau: ông cho việc sản xuất không tiến hành được tốt vì đám mugich thù ghét mọi cải tiến và phải dùng đến uy quyền để buộc họ chấp nhận; nếu việc sản xuất sinh lợi đều thất bại ở khắp nơi, thì hẳn ông nói có lý đấy; nhưng nó lại có kết quả tốt ở nơi nào người thợ làm việc phù hợp với tập quán của họ, như tại nhà ông già tôi vừa ghé lại dọc đường. Sự bất mãn của ta chứng tỏ chính ta mới là thủ phạm, chứ không phải là thợ. Từ bao nhiêu năm nay, chúng ta vẫn làm theo ý mình, theo lối châu Âu, mà không hề đếm xỉa đến tính chất của những con người làm việc cho chúng ta. Ta hãy thử xét lao động lực không phải là một lực lượng lý tưởng, mà là người nông dân nga với bản năng của họ và ta hãy cải tiến cơ sở kinh doanh theo nguyên tắc đó. Đáng lẽ mình phải nói là: ông hãy tưởng tượng việc sản xuất của ông phát triển như của ông già nọ; ông sẽ tìm cách làm cho thợ quan tâm đến năng suất lao động và làm cho họ tiếp thu một số cải cách; do đó, không làm kiệt màu mỡ ruộng đất, ông cũng sẽ thu hoạch được gấp đôi gấp ba so với trước kia. Ông hãy chia đôi số thu hoạch, dành một nửa cho nông dân: cả hai bên đều có lợi.
Muốn được như vậy, phải hạ thấp mức kinh doanh và làm cho thợ hào hứng muốn thành công. Cách thực hiện ra sao, đó chỉ là vấn đề chi tiết: nhưng chắc chắn có thể làm được".
Ý nghĩ đó làm cho Levin rất xúc động. Chàng không ngủ suốt nửa đêm, suy nghĩ về cách thực hiện kế hoạch. Trước đó chàng chưa tính chuyện ra về ngay ngày mai, nhưng bây giờ chàng quyết định sẽ lên đường từ sáng sớm. Hơn nữa cô em vợ bạn với cái áo hở ngực đã gợi cho chàng một cảm giác gần như hổ thẹn và hối hận, tựa hồ chàng đã phạm một hành động xấu xa. Và nhất là chàng phải về ngay không trì hoãn để trình bày dự định mới cho đám mugich biết trước vụ gieo hạt mùa thu và đặt toàn bộ hệ thống sản xuất của chàng trên những cơ sở mới.
Chú thích:
1. Herman Schulze Delitzsche (1808 - 1883), chính khách Đức.
2. Ferdinand Lassalle (1825 - 1864), một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội Đức.
3. Mulhouse, một tỉnh ở Pháp.
Levin cáo từ các bà và hứa ở lại ngày mai để cùng chủ nhân cưỡi ngựa đi xem chỗ sụt lở kỳ lạ xảy ra ở khu rừng nhà. Trước khi đi ngủ, Levin bước vào buồng giấy ông chủ để lấy vài quyển sách bàn về vấn đề thợ thuyền mà Xvyajxki đã giới thiệu. Buồng giấy của Xvyajxki rất rộng, xung quanh có tủ sách, với hai cái bàn: một bàn giấy đồ sộ kê giữa phòng và một bàn tròn có những số nhật báo và tạp chí mới nhất, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, bày thành hình ngôi sao quanh chiếc đèn. Trên bàn đặt một giá sách có ngăn kéo mạ chữ vàng.
Xvyajxki cầm mấy cuốn sách và ngồi xuống ghế xích đu.
- Anh xem gì thế?- ông ta hỏi Levin đang đứng gần bàn tròn, đọc lướt các tạp chí. - à, phải! ở đấy có bài báo lý thú lắm, Xvyajxki nói khi nhìn thấy tờ tạp chí trong tay Levin. - Hình như người chịu trách nhiệm chính về việc phân chia nước Ba Lan lại tuyệt nhiên không phải là Frêđêrich đệ nhị, - ông vui vẻ nói tiếp. Hình như là...
Và, với cách nói rành rọt thường lệ, ông kể lại tóm tắt những phát hiện mới mẻ và rất lý thú đó. Mặc dầu Levin chỉ quan tâm nhiều nhất đến vấn đề nông nghiệp, khi nghe chủ nhà nói, chàng cũng phải tự hỏi: "Bụng dạ anh này nghĩ gì nhỉ? Và tại sao anh ta lại chú ý đến việc phân chia nước Ba Lan? ". Khi Xvyajxki dứt lời, Levin bất giác hỏi: "Thế rồi sao?". Nhưng chỉ có thế thôi. Và Xvyajxki thấy không cần thiết giải thích tại sao lại lý thú.
- Còn tôi, điều tôi thấy lý thú lại chính là lão già bẳn tính nọ, - Levin nói và thở dài. - Ông ta là người thông minh; có rất nhiều cái đúng trong những điều ông ta nói.
- À, thôi đi! Ông ta cũng như tất cả bọn họ chỉ là kẻ đối địch ngoan cố chống lại việc giải phóng nông nô! - Xvyajxki nói.
- Tuy nhiên anh lại đứng đầu bọn họ...
- Phải, nhưng tôi lãnh đạo họ đi về hướng khác, - Xvyajxki cười nói.
- Có một điều làm tôi ngạc nhiên, - Levin nói. - Ông ta có lý khi nói những ước mơ sản xuất hợp lý hóa của ta không thể thực hiện được.
Người ta chỉ có thể thành công bằng cách cho vay nặng lãi, như lão già bé nhỏ tẩm ngẩm tầm ngầm đó, hoặc bằng những phương pháp giản đơn nhất... Ai phải chịu trách nhiệm về việc đó?
- Tất nhiên là chúng ta thôi. Vả lại, không phải là ta chẳng đi đến đâu cả. Vaxintsikôp đã đạt được kết quả tốt.
- Ông ta có xưởng máy...
- Tóm lại, tôi cũng không hiểu cái gì đã làm anh phải kinh ngạc.
Dân chúng còn đang ở một trình độ phát triển rất thấp về vật chất và tinh thần, thành thử tất nhiên họ phải chống lại mọi cải cách. Bên châu Âu, nền nông nghiệp hợp lý hóa phồn thịnh vì dân chúng có học thức; cho nên trước tiên chúng ta phải giáo dục dân chúng, có thế thôi.
- Nhưng giáo dục bằng cách nào?
- Muốn giáo dục dân chúng, có ba cái cần thiết: trường học, trường học và trường học nữa.
- Chính anh vừa nói là về mặt vật chất, dân chúng còn quá lạc hậu: trường học liệu có ích gì kia chứ?
- Anh ạ, anh làm tôi nhớ tới một giai thoại: chuyện người ta khuyên bệnh nhân. "Anh phải uống thuốc nhuận tràng. - Tôi uống rồi, càng đau tợn. - Thế thì dùng đỉa vậy. - Tôi cũng dùng rồi: lại càng đau hơn nữa. - Thôi được anh chỉ còn có cách cầu Chúa. - Tôi cũng cầu thử rồi: lại càng tệ hại hơn cả". Đối với anh cũng thế. Tôi nói chuyện với anh về kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội, giáo dục, anh trả lời: "Đáng ghét".
- Nhưng trường học dùng để làm gì kia chứ?
- Để tạo ra những nhu cầu mới.
- Tôi không bao giờ hiểu nổi điều đó cả, - Levin sôi nổi nói. Trường học làm sao giúp đỡ dân chúng nâng cao hoàn cảnh vật chất của họ lên được? Anh nói trường học, giáo dục sẽ làm nảy nở những nhu cầu mới trong dân chúng. Thế lại càng tệ hại hơn, vì họ sẽ không đủ sức thỏa mãn những nhu cầu đó. Nhờ biết tính cộng, tính trừ và biết giáo lý mà họ có thể nâng cao hoàn cảnh vật chất lên hay sao? Tôi không bao giờ hiểu nổi chuyện đó. Tối hôm kia, tôi có gặp một bà ẵm con thơ và tôi hỏi bà ta đi đâu. Bà ta trả lời: "Tôi ở nhà bà lang về, cháu nó cứ kêu khóc hoài, tôi bế đến để bà ta chữa cho nó. - Thế bà lang chữa như thế nào? - tôi hỏi. - Bà ấy đặt cháu lên cái giàn trong chuồng gà và đọc mấy câu gì ấy".
- Đấy, chính anh đã mang câu giải đáp cho tôi rồi đó! Muốn bà ta đừng đặt đứa bé lên giàn chuồng gà nữa thì phải... - Xvyajxki vui vẻ nói.
- Ồ không, Levin tức giận cãi lại. Các môn thuốc của anh cũng không hay gì hơn môn thuốc của bà lang. Dân chúng nghèo khổ và dốt nát: chúng ta nhìn thấy điều đó cũng rõ ràng như bà nông dân nhìn thấy đứa con khóc. Nhưng làm sao trường học có thể chữa khỏi đau khổ đó, chữa khỏi nghèo nàn và dốt nát? Điều đó cũng khó hiểu như việc dùng chuồng gà chạy chữa cho cơn hờn của đứa trẻ. Tôi cho rằng trước hết phải chạy chữa sự lầm than đi đã.
- Về điểm này, anh đã nhất trí với Xpenxơ là người anh rất ghét; ông ta cũng nói văn minh có thể là kết quả của đời sống sung túc và đầy đủ tiện nghi, của việc tắm rửa thường xuyên, như ông ta nói, chứ không phải là do khả năng đọc và viết...
- Thế à! Tôi lấy làm hân hạnh, hoặc buồn phiền thì đúng hơn, thấy mình đồng ý với Xpenxơ; nhưng tôi biết điều đó đã từ lâu rồi.
Trường học không giúp ích được tí gì hết; điều cần thiết là một cơ cấu kinh tế có thể làm tăng sự giàu có của dân chúng, làm cho dân chúng có thể nhàn nhã hơn; lúc đó ta sẽ xây trường học.
- Thế nhưng trường học là điều bắt buộc phải có ở khắp châu Âu.
- Cả anh nữa, anh cũng đồng ý với Xpenxơ về điểm này à? - Levin hỏi.
Nhưng cái ánh khiếp hãi lại thoáng hiện trong mắt Xvyajxki và ông mỉm cười nói:
- Câu chuyện về người đàn bà nông dân đó thật tuyệt! Chính anh nghe thấy chuyện đó à?
Levin hiểu sẽ không tìm ra mối dây nối liền cuộc sống và tư tưởng con người này. Rõ ràng ông ta không cần luận lý phải dẫn đến kết quả này hoặc kết quả khác; ông ta chỉ cần bản thân sự phát triển của luận lý mà thôi. Và ông khó chịu là sự phát triển đó lại dồn ông vào ngõ cụt. Ông không thích thế và do đó lảng tránh bắt sang chuyện khác vui vẻ hơn.
Tất cả cảm giác ngày hôm đó, bắt đầu từ cái ấn tượng ở nhà ông lão mugich nó như tạo thành một cơ sở cho mọi cảm giác và tư tưởng của chàng lúc này, khiến lòng Levin xao động mãnh liệt. Ông bạn Xvyajxki đáng yêu này, dành tư tưởng mình để dùng cho xã hội, còn giữ lại những nguyên tắc khác hẳn cho riêng mình và đồng thời lại cùng hàng loạt người khác hướng dẫn dư luận công chúng bằng những tư tưởng xa lạ đối với ông; lão điền chủ bẳn tính kia lý luận thì xác đáng, vì đó là kết quả của những kinh nghiệm chua chát, nhưng việc ông ta chống đối cả một giai cấp của nước Nga, giai cấp tốt đẹp nhất, lại không xác đáng; sự bất mãn của bản thân chàng với hoạt động của mình và hy vọng tìm ra môn thuốc cho mọi cái đó, tất cả hòa tan vào một cảm giác bồi hồi và chờ đợi giải pháp tương lai.
Còn lại một mình trong căn phòng dành cho chàng, nằm dài trên đệm lò xo mà mỗi cử động lại làm cho tay chân bật tung lên, Levin mãi không sao nhắm mắt được. Chàng không thích thú cuộc trò chuyện nào vơi Xvyajxki cả, mặc dầu không thiếu những câu thông minh; nhưng lý lẽ của vị địa chủ quý tộc lại đáng suy nghĩ! Levin hồi tưởng lại mọi lời của ông ta và chỉnh đốn lại trong trí tưởng tượng những câu chàng đã trả lời.
"Phải, đáng lẽ mình phải nói như sau: ông cho việc sản xuất không tiến hành được tốt vì đám mugich thù ghét mọi cải tiến và phải dùng đến uy quyền để buộc họ chấp nhận; nếu việc sản xuất sinh lợi đều thất bại ở khắp nơi, thì hẳn ông nói có lý đấy; nhưng nó lại có kết quả tốt ở nơi nào người thợ làm việc phù hợp với tập quán của họ, như tại nhà ông già tôi vừa ghé lại dọc đường. Sự bất mãn của ta chứng tỏ chính ta mới là thủ phạm, chứ không phải là thợ. Từ bao nhiêu năm nay, chúng ta vẫn làm theo ý mình, theo lối châu Âu, mà không hề đếm xỉa đến tính chất của những con người làm việc cho chúng ta. Ta hãy thử xét lao động lực không phải là một lực lượng lý tưởng, mà là người nông dân nga với bản năng của họ và ta hãy cải tiến cơ sở kinh doanh theo nguyên tắc đó. Đáng lẽ mình phải nói là: ông hãy tưởng tượng việc sản xuất của ông phát triển như của ông già nọ; ông sẽ tìm cách làm cho thợ quan tâm đến năng suất lao động và làm cho họ tiếp thu một số cải cách; do đó, không làm kiệt màu mỡ ruộng đất, ông cũng sẽ thu hoạch được gấp đôi gấp ba so với trước kia. Ông hãy chia đôi số thu hoạch, dành một nửa cho nông dân: cả hai bên đều có lợi.
Muốn được như vậy, phải hạ thấp mức kinh doanh và làm cho thợ hào hứng muốn thành công. Cách thực hiện ra sao, đó chỉ là vấn đề chi tiết: nhưng chắc chắn có thể làm được".
Ý nghĩ đó làm cho Levin rất xúc động. Chàng không ngủ suốt nửa đêm, suy nghĩ về cách thực hiện kế hoạch. Trước đó chàng chưa tính chuyện ra về ngay ngày mai, nhưng bây giờ chàng quyết định sẽ lên đường từ sáng sớm. Hơn nữa cô em vợ bạn với cái áo hở ngực đã gợi cho chàng một cảm giác gần như hổ thẹn và hối hận, tựa hồ chàng đã phạm một hành động xấu xa. Và nhất là chàng phải về ngay không trì hoãn để trình bày dự định mới cho đám mugich biết trước vụ gieo hạt mùa thu và đặt toàn bộ hệ thống sản xuất của chàng trên những cơ sở mới.
Chú thích:
1. Herman Schulze Delitzsche (1808 - 1883), chính khách Đức.
2. Ferdinand Lassalle (1825 - 1864), một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội Đức.
3. Mulhouse, một tỉnh ở Pháp.
Quyển
3
Chương 29
Chương 29
Việc thực hiện kế hoạch của Levin xem ra có nhiều khó khăn;
song chàng dốc hết sức ra làm, nên tuy chưa đạt kết quả mong muốn nhưng đã có
thể vững tâm là công việc thật bõ công. Một trong những khó khăn chủ yếu là
công việc sản xuất đang tiến hành, chàng không thể đình tất cả để khởi sự lại từ
đầu: đành phải vừa để cho bộ máy tiếp tục chạy vừa thay đổi dần vậy thôi.
Tối hôm về tới nhà, lúc chàng cho viên quản lý biết kế hoạch của mình, y vui thích ra mặt khi nghe đến đoạn chàng chứng minh tất cả những việc đã làm từ trước đến nay đều vô lý và không sinh lợi gì cả.
Viên quản lý nói y vẫn thường nhận xét như vậy, nhưng không ai thèm nghe. Nhưng đến khi Levin đề nghị cùng nông dân hợp tác tham gia mọi mặt sản xuất, y liền tỏ vẻ rất bí và nói ngay đến sự cần thiết nội ngày mai phải đem những đống lúa loã mạch cuối cùng về nhà và bắt đầu cày lượt thứ hai. Levin hiểu chàng đã không chọn đúng lúc để bàn chuyện.
Khi nói cho nông dân biết dự định mới của mình, Levin lại vấp phải một trở ngại khác: họ quá bận bịu công việc hàng ngày nên không có thời giờ cân nhắc lợi hại của công cuộc này.
Một nông dân chất phác, gã chăn cừu Ivan, có vẻ hoàn toàn thông cảm Levin khi chàng đề nghị gã cùng gia đình tham gia hưởng phần lãi của việc chăn nuôi gà vịt và có cảm tình với dự định đó. Nhưng khi Levin kể ra một loạt lợi ích mai sau của việc này, Ivan đâm hốt ra mặt và tỏ ý tiếc không thể nghe chuyện chàng đến đầu đến đũa: gã lập tức nghĩ ra một công việc cần làm gấp; bỏ thêm cỏ khô vào chuồng, đi lấy nước hoặc dọn phân.
Một trở ngại nữa là tính hoài nghi không khắc phục nổi của nông dân: họ không thể tin ông chủ lại có dự định nào khác ngoài việc cố bóp nặn họ đến cùng. Họ đinh ninh rằng mục đích thực sự của chủ (dù muốn kể lể trời đất gì chăng nữa) vẫn bí mật với họ. Bản thân họ, khi bày tỏ ý kiến, cũng không bao giờ lộ rõ mục đích thực sự ra. Ngoài ra (Levin thấy lão điền chủ bẳn tính nói đúng thật), điều kiện trước tiên nông dân đặt ra là không bị bó buộc phải tuân theo những phương pháp canh tác mới và sử dụng máy móc mới. Họ thừa nhận cái cày cày tốt hơn, máy nhổ cỏ làm việc rất tốt, nhưng họ lại tìm ra hàng nghìn lý do để không bao giờ dùng đến cả cày lẫn máy nhổ cỏ, và tuy Levin tin rằng cần hạ thấp trình độ nông nghiệp xuống, chàng vẫn luyến tiếc phải từ bỏ những cải cách mà lợi ích thật quá rõ ràng.
Mặc dầu gặp mọi khó khăn đó, chàng vẫn đạt mục đích và đến mùa thu thì công cuộc cải cách đã bắt đầu. Hay ít nhất đó cũng là cảm tưởng của chàng.
Mới đầu, Levin định trao toàn bộ cơ sở sản xuất nguyên vẹn như thế vào tay nông dân, thợ và quản lý, nhưng sau đó, chàng thấy ngay là không thể được và quyết định phân chia sản nghiệp ra. Sân chăn nuôi, vườn cây, vườn rau, đồng cỏ và ruộng đất (cả ruộng đất cũng được phân chia) hợp lại thành những khoảnh riêng. Gã chăn cừu Ivan có vẻ hiểu ý định Levin hơn mọi người, đã thành lập một hợp tác xã gồm phần lớn là người trong gia đình gã và bắt đầu chăm lo đến sân chăn nuôi. Một cánh đồng ở xa, bỏ hóa từ tám năm nay, được chia cho sáu gia đình nông dân, với sự giúp đỡ của bác thợ mộc Rêzunôp, và gã mugich Suraiep đảm nhiệm các vườn rau. Phần sản nghiệp còn lại vẫn khai thác theo lối cũ nhưng ba khoảnh trên là xuất phát điểm của một tổ chức mới mẻ: nó thu hút tất cả sự chú ý của Levin.
Thực tình mà nói, sân chăn nuôi cũng không được chăm nom tốt hơn gì trước kia, và Ivan khăng khăng không chịu cho bò cái ở ấm và làm bơ bằng kem, viện cớ bò cái ở chuồng lạnh ăn đỡ tốn cỏ và làm bơ bằng sữa chua lợi hơn: gã vẫn đòi trả tiền lương như thời cũ và hình như hoàn toàn không đếm xỉa tới chuyện món tiền đó không phải là lương mà ứng trước phần lợi tức của gã.
Tổ hợp tác của Fedor chỉ cày ruộng một lần (đáng lẽ phải hai lần như đã thỏa thuận) vin cớ thời gian gấp rút quá. Mặc dầu đã nhận bắt đầu làm việc trên nguyên tắc mới, nông dân ở nhóm này vẫn đinh ninh là họ làm ruộng rẽ đôi: đã nhiều lần, với Rêzunôp đứng đầu, họ đề nghị trả tiền thuê ruộng cho Levin: "Như thế ông yên tâm hơn mà chúng tôi cũng khỏi mang ơn", họ nói với chàng. Vin vào nhiều cớ, họ trì hoãn xây dựng chuồng bò lẫn kho thóc và dây dưa mãi tới mùa đông.
Suraiep muốn chia nhỏ các vườn rau ra cho nông dân thuê lại. Bác ta như cố tình hiểu lầm những điều kiện chủ đã giao đất đai cho bác.
Mỗi khi Levin bàn bạc với mugich và trình bày tất cả những lợi ích của kế hoạch, chàng đều cảm thấy họ chỉ lơ đãng nghe, lòng nhủ lòng quyết không mắc bẫy chàng. Cảm tưởng đó rõ nhất khi chàng nói chuyện với người thông minh nhất trong bọn là Rêzunôp, và nhìn thấy trong đôi mắt bác ta một ánh giễu cợt cùng cái vẻ tin chắc nếu có ai bị mắc lừa, thì người đó sẽ không phải là bác ta, là Rêzunôp đâu.
Bất kể mọi cái đó, Levin vẫn nghĩ sự cải cách đã bắt đầu, và bằng cách tính toán sít sao cùng lòng kiên trì, rồi ra chàng cũng sẽ chứng minh cho nông dân thấy lợi ích của tổ chức này: sau đó, việc sản xuất tự khắc sẽ tiến hành trôi chảy.
Công việc đó, cộng với việc quản lý phần sản nghiệp còn lại và việc tìm tòi nghiên cứu để viết quyển sách, làm Levin bận suốt mùa hạ và họa hoằn chàng mới có dịp đi săn. Cuối tháng tám, một người đến trả cỗ yên ngựa, cho chàng biết gia đình Oblonxki đã về Moxcva. Chàng thấy, do không trả lời thư của Daria Alecxandrovna (chàng không khỏi đỏ mặt hổ thẹn khi nhớ tới sự thất lễ đó), chàng đã cắt tuyệt đường lui tới và không bao giờ còn trở lại nhà họ được nữa. Chàng cũng xử sự hệt như thế với gia đình Xvyajxki bằng cách ra về không một lời từ biệt. Chàng không bao giờ có thể đến nhà họ nữa. Giờ đây, chàng không chút bận tâm về điều đó. Sự cải cách sản xuất thu hút tất cả tâm trí chàng. Chàng đọc sách do Xvyajxki đưa cho, tìm thêm những quyển khác, rồi đọc những tác phẩm kinh tế - chính trị và xã hội học về vấn đề đang quan tâm; đúng như dự đoán, chàng không tìm ra điều gì liên quan tới công cuộc chàng đang tiến hành. Trong những tác phẩm kinh tế chính trị học, chẳng hạn như Mill mà chàng hăm hở đọc ngấu nghiến trước tiên, với hy vọng tìm được lời giải đáp cho những vấn đề mình quan tâm, chàng đã thấy một bài thuyết trình về quy luật rút ra từ hoàn cảnh kinh tế nông thôn ở châu Âu; nhưng chàng tuyệt nhiên không hiểu tại sao những quy luật đó, không thể áp dụng ở Nga, mà lại gọi là có tính chất phổ biến. Đối với những sách xã hội học cũng vậy: hoặc là những điều không tưởng đẹp đẽ không thể thực hiện được hoặc là những sửa đổi áp dụng cho hoàn cảnh châu Âu vốn không có gì giống nước Nga. Khoa kinh tế chính trị học khẳng định rằng những quy luật đã và đang chi phối sự phồn thịnh của châu Âu, là những quy luật phổ biến và tuyệt đối. Khoa xã hội học lại dạy rằng một cuộc tiến triển tuân theo quy luật đó chỉ dẫn tới phá sản. Và cả hai chẳng những không đưa ra lời giải đáp nào, mà còn không hề đả động tí gì đến cách thức mà chàng, Levin, tất cả những mugich và địa chủ Nga phải vận dụng để khai thác nhân công và màu đất, góp phần nâng cao đời sống chung.
Giờ đây, khi đã bắt tay làm nhiệm vụ ấy, chàng thận trọng đọc tất cả những gì có liên quan và dự định mùa thu sau sẽ ra nước ngoài để nghiên cứu thêm vấn đề tại chỗ và để khỏi mắc lại cái điều thường xảy đến với chàng trong những vấn đề khác. Mỗi khi chàng bắt đầu hiểu được tư tưởng người tiếp chuyện và trình bày tư tưởng của mình thì đột nhiên họ lại nói: "Thế còn Kôfman? Jôn? Đuyboa? Misơli? Ông chưa đọc họ à. Vậy ông hãy đọc đi: họ đã nghiên cứu kỹ vấn đề này rồi".
Giờ đây, chàng thấy rõ Kôfman và Misơli không dạy được chàng gì cả. Chàng đã biết mình mong muốn cái gì. Chàng thấy nước Nga có những ruộng đất tuyệt diệu cùng những người thợ ưu tú và trong một số trường hợp, như ở nhà ông già mugich chàng đã ghé lại dọc đường, ruộng đất và người làm mướn đã sinh lợi rất nhiều, trong khi sử dụng tư bản như ở châu Âu, thì thường thường lại sinh lợi ít. Đơn giản là vì, chỉ có theo cách thức của họ, người thợ mới muốn làm việc và thực sự làm việc tốt. Sự đối lập đó với những phương pháp mới không phải là ngẫu nhiên mà là thường xuyên và nó có gốc rễ ở ngay trong đầu óc dân chúng. Chàng nghĩ nhân dân Nga có thiên hướng sử dụng và trồng trọt những vùng đất đai mênh mông đến nay còn hoang vắng, họ vẫn luôn bám vào tập quán cần thiết đó tới khi nào tất cả đất đai đều đã sử dụng, và tập quán đó không hề xấu như người ta thường nghĩ. Chàng muốn chứng minh điều đó bằng lý thuyết trong quyển sách chàng viết và bằng thực tế trong việc sản xuất của mình.
Tối hôm về tới nhà, lúc chàng cho viên quản lý biết kế hoạch của mình, y vui thích ra mặt khi nghe đến đoạn chàng chứng minh tất cả những việc đã làm từ trước đến nay đều vô lý và không sinh lợi gì cả.
Viên quản lý nói y vẫn thường nhận xét như vậy, nhưng không ai thèm nghe. Nhưng đến khi Levin đề nghị cùng nông dân hợp tác tham gia mọi mặt sản xuất, y liền tỏ vẻ rất bí và nói ngay đến sự cần thiết nội ngày mai phải đem những đống lúa loã mạch cuối cùng về nhà và bắt đầu cày lượt thứ hai. Levin hiểu chàng đã không chọn đúng lúc để bàn chuyện.
Khi nói cho nông dân biết dự định mới của mình, Levin lại vấp phải một trở ngại khác: họ quá bận bịu công việc hàng ngày nên không có thời giờ cân nhắc lợi hại của công cuộc này.
Một nông dân chất phác, gã chăn cừu Ivan, có vẻ hoàn toàn thông cảm Levin khi chàng đề nghị gã cùng gia đình tham gia hưởng phần lãi của việc chăn nuôi gà vịt và có cảm tình với dự định đó. Nhưng khi Levin kể ra một loạt lợi ích mai sau của việc này, Ivan đâm hốt ra mặt và tỏ ý tiếc không thể nghe chuyện chàng đến đầu đến đũa: gã lập tức nghĩ ra một công việc cần làm gấp; bỏ thêm cỏ khô vào chuồng, đi lấy nước hoặc dọn phân.
Một trở ngại nữa là tính hoài nghi không khắc phục nổi của nông dân: họ không thể tin ông chủ lại có dự định nào khác ngoài việc cố bóp nặn họ đến cùng. Họ đinh ninh rằng mục đích thực sự của chủ (dù muốn kể lể trời đất gì chăng nữa) vẫn bí mật với họ. Bản thân họ, khi bày tỏ ý kiến, cũng không bao giờ lộ rõ mục đích thực sự ra. Ngoài ra (Levin thấy lão điền chủ bẳn tính nói đúng thật), điều kiện trước tiên nông dân đặt ra là không bị bó buộc phải tuân theo những phương pháp canh tác mới và sử dụng máy móc mới. Họ thừa nhận cái cày cày tốt hơn, máy nhổ cỏ làm việc rất tốt, nhưng họ lại tìm ra hàng nghìn lý do để không bao giờ dùng đến cả cày lẫn máy nhổ cỏ, và tuy Levin tin rằng cần hạ thấp trình độ nông nghiệp xuống, chàng vẫn luyến tiếc phải từ bỏ những cải cách mà lợi ích thật quá rõ ràng.
Mặc dầu gặp mọi khó khăn đó, chàng vẫn đạt mục đích và đến mùa thu thì công cuộc cải cách đã bắt đầu. Hay ít nhất đó cũng là cảm tưởng của chàng.
Mới đầu, Levin định trao toàn bộ cơ sở sản xuất nguyên vẹn như thế vào tay nông dân, thợ và quản lý, nhưng sau đó, chàng thấy ngay là không thể được và quyết định phân chia sản nghiệp ra. Sân chăn nuôi, vườn cây, vườn rau, đồng cỏ và ruộng đất (cả ruộng đất cũng được phân chia) hợp lại thành những khoảnh riêng. Gã chăn cừu Ivan có vẻ hiểu ý định Levin hơn mọi người, đã thành lập một hợp tác xã gồm phần lớn là người trong gia đình gã và bắt đầu chăm lo đến sân chăn nuôi. Một cánh đồng ở xa, bỏ hóa từ tám năm nay, được chia cho sáu gia đình nông dân, với sự giúp đỡ của bác thợ mộc Rêzunôp, và gã mugich Suraiep đảm nhiệm các vườn rau. Phần sản nghiệp còn lại vẫn khai thác theo lối cũ nhưng ba khoảnh trên là xuất phát điểm của một tổ chức mới mẻ: nó thu hút tất cả sự chú ý của Levin.
Thực tình mà nói, sân chăn nuôi cũng không được chăm nom tốt hơn gì trước kia, và Ivan khăng khăng không chịu cho bò cái ở ấm và làm bơ bằng kem, viện cớ bò cái ở chuồng lạnh ăn đỡ tốn cỏ và làm bơ bằng sữa chua lợi hơn: gã vẫn đòi trả tiền lương như thời cũ và hình như hoàn toàn không đếm xỉa tới chuyện món tiền đó không phải là lương mà ứng trước phần lợi tức của gã.
Tổ hợp tác của Fedor chỉ cày ruộng một lần (đáng lẽ phải hai lần như đã thỏa thuận) vin cớ thời gian gấp rút quá. Mặc dầu đã nhận bắt đầu làm việc trên nguyên tắc mới, nông dân ở nhóm này vẫn đinh ninh là họ làm ruộng rẽ đôi: đã nhiều lần, với Rêzunôp đứng đầu, họ đề nghị trả tiền thuê ruộng cho Levin: "Như thế ông yên tâm hơn mà chúng tôi cũng khỏi mang ơn", họ nói với chàng. Vin vào nhiều cớ, họ trì hoãn xây dựng chuồng bò lẫn kho thóc và dây dưa mãi tới mùa đông.
Suraiep muốn chia nhỏ các vườn rau ra cho nông dân thuê lại. Bác ta như cố tình hiểu lầm những điều kiện chủ đã giao đất đai cho bác.
Mỗi khi Levin bàn bạc với mugich và trình bày tất cả những lợi ích của kế hoạch, chàng đều cảm thấy họ chỉ lơ đãng nghe, lòng nhủ lòng quyết không mắc bẫy chàng. Cảm tưởng đó rõ nhất khi chàng nói chuyện với người thông minh nhất trong bọn là Rêzunôp, và nhìn thấy trong đôi mắt bác ta một ánh giễu cợt cùng cái vẻ tin chắc nếu có ai bị mắc lừa, thì người đó sẽ không phải là bác ta, là Rêzunôp đâu.
Bất kể mọi cái đó, Levin vẫn nghĩ sự cải cách đã bắt đầu, và bằng cách tính toán sít sao cùng lòng kiên trì, rồi ra chàng cũng sẽ chứng minh cho nông dân thấy lợi ích của tổ chức này: sau đó, việc sản xuất tự khắc sẽ tiến hành trôi chảy.
Công việc đó, cộng với việc quản lý phần sản nghiệp còn lại và việc tìm tòi nghiên cứu để viết quyển sách, làm Levin bận suốt mùa hạ và họa hoằn chàng mới có dịp đi săn. Cuối tháng tám, một người đến trả cỗ yên ngựa, cho chàng biết gia đình Oblonxki đã về Moxcva. Chàng thấy, do không trả lời thư của Daria Alecxandrovna (chàng không khỏi đỏ mặt hổ thẹn khi nhớ tới sự thất lễ đó), chàng đã cắt tuyệt đường lui tới và không bao giờ còn trở lại nhà họ được nữa. Chàng cũng xử sự hệt như thế với gia đình Xvyajxki bằng cách ra về không một lời từ biệt. Chàng không bao giờ có thể đến nhà họ nữa. Giờ đây, chàng không chút bận tâm về điều đó. Sự cải cách sản xuất thu hút tất cả tâm trí chàng. Chàng đọc sách do Xvyajxki đưa cho, tìm thêm những quyển khác, rồi đọc những tác phẩm kinh tế - chính trị và xã hội học về vấn đề đang quan tâm; đúng như dự đoán, chàng không tìm ra điều gì liên quan tới công cuộc chàng đang tiến hành. Trong những tác phẩm kinh tế chính trị học, chẳng hạn như Mill mà chàng hăm hở đọc ngấu nghiến trước tiên, với hy vọng tìm được lời giải đáp cho những vấn đề mình quan tâm, chàng đã thấy một bài thuyết trình về quy luật rút ra từ hoàn cảnh kinh tế nông thôn ở châu Âu; nhưng chàng tuyệt nhiên không hiểu tại sao những quy luật đó, không thể áp dụng ở Nga, mà lại gọi là có tính chất phổ biến. Đối với những sách xã hội học cũng vậy: hoặc là những điều không tưởng đẹp đẽ không thể thực hiện được hoặc là những sửa đổi áp dụng cho hoàn cảnh châu Âu vốn không có gì giống nước Nga. Khoa kinh tế chính trị học khẳng định rằng những quy luật đã và đang chi phối sự phồn thịnh của châu Âu, là những quy luật phổ biến và tuyệt đối. Khoa xã hội học lại dạy rằng một cuộc tiến triển tuân theo quy luật đó chỉ dẫn tới phá sản. Và cả hai chẳng những không đưa ra lời giải đáp nào, mà còn không hề đả động tí gì đến cách thức mà chàng, Levin, tất cả những mugich và địa chủ Nga phải vận dụng để khai thác nhân công và màu đất, góp phần nâng cao đời sống chung.
Giờ đây, khi đã bắt tay làm nhiệm vụ ấy, chàng thận trọng đọc tất cả những gì có liên quan và dự định mùa thu sau sẽ ra nước ngoài để nghiên cứu thêm vấn đề tại chỗ và để khỏi mắc lại cái điều thường xảy đến với chàng trong những vấn đề khác. Mỗi khi chàng bắt đầu hiểu được tư tưởng người tiếp chuyện và trình bày tư tưởng của mình thì đột nhiên họ lại nói: "Thế còn Kôfman? Jôn? Đuyboa? Misơli? Ông chưa đọc họ à. Vậy ông hãy đọc đi: họ đã nghiên cứu kỹ vấn đề này rồi".
Giờ đây, chàng thấy rõ Kôfman và Misơli không dạy được chàng gì cả. Chàng đã biết mình mong muốn cái gì. Chàng thấy nước Nga có những ruộng đất tuyệt diệu cùng những người thợ ưu tú và trong một số trường hợp, như ở nhà ông già mugich chàng đã ghé lại dọc đường, ruộng đất và người làm mướn đã sinh lợi rất nhiều, trong khi sử dụng tư bản như ở châu Âu, thì thường thường lại sinh lợi ít. Đơn giản là vì, chỉ có theo cách thức của họ, người thợ mới muốn làm việc và thực sự làm việc tốt. Sự đối lập đó với những phương pháp mới không phải là ngẫu nhiên mà là thường xuyên và nó có gốc rễ ở ngay trong đầu óc dân chúng. Chàng nghĩ nhân dân Nga có thiên hướng sử dụng và trồng trọt những vùng đất đai mênh mông đến nay còn hoang vắng, họ vẫn luôn bám vào tập quán cần thiết đó tới khi nào tất cả đất đai đều đã sử dụng, và tập quán đó không hề xấu như người ta thường nghĩ. Chàng muốn chứng minh điều đó bằng lý thuyết trong quyển sách chàng viết và bằng thực tế trong việc sản xuất của mình.
Quyển
3
Chương 30
Chương 30
Vào cuối tháng chín, gỗ được chở tới để xây dựng chuồng bò
trên khoảnh đất đã trao cho hợp tác xã, bơ đem bán và lợi tức được chia theo
như quy ước. Việc làm thực tế đã đạt kết quả tốt, ít nhất cũng là theo ý nghĩ
Levin. Nhưng muốn cho hoạt động của mình được giải thích bằng lý luận và muốn
hoàn thành tác phẩm, mà theo Levin mơ ước không những nó phải dẫn tới cách mạng
trong kinh tế chính trị học mà còn tiêu diệt môn khoa học đó và đặt nền móng
cho một khoa học mới về quan hệ giữa ruộng đất và nông dân, chàng còn phải ra
ngoại quốc và nghiên cứu tại chỗ tất cả những gì đã làm theo phương hướng đó và
tìm những lý lẽ chứng minh rằng tất cả những điều đã thực hiện ở nơi ấy đều vô
ích. Levin chỉ chờ bán xong lúa kiều mạch là đi. Nhưng trời bắt đầu mưa: không
kịp thu hoạch cả lúa mì lẫn khoai tây còn lại ngoài ruộng: điều đó làm ngừng trệ
mọi việc kể cả việc gieo lúa kiều mạch. Đường sá không đi lại được, hai cối xay
lúa bị nước lũ cuốn trôi và thời tiết ngày càng xấu.
Sáng ngày 30 tháng chín, mặt trời ló ra và Levin lại hy vọng, bắt đầu chuẩn bị lên đường. Chàng sai đổ lúa mì vào bao, phái quản gia đến nhà lái buôn nhận tiền và thân hành đi thăm trại ấp để dặn dò lần cuối những điều cần thiết trước khi đi.
Xong việc, Levin phấn khởi trở lại nhà, người ướt sũng và mặc dầu mặc áo da vẫn bị nước mưa rỉ vào cổ và ủng. Về chiều, mưa rào càng to hơn: những tia nước mưa quật vun vút xuống con ngựa của Levin đến nỗi nó phải đi né nghiêng, tai và cổ run bần bật. Nhưng Levin lại rất thoải mái dưới chiếc mũ trùm đầu và vui vẻ đưa mắt khi nhìn dòng nước đục ngầu chảy trong rãnh bánh xe, khi nhìn những giọt mưa lơ lửng trên cành cây trơ trụi, lúc nhìn một bông tuyết trăng trắng chưa tan còn sót lại trên ván cầu, hoặc nhìn đống lá dâu da còn tươi phủ một lớp dày quanh thân cây trơ trụi. Mặc dầu cảnh vật buồn bã xung quanh, chàng vẫn thấy mình ở trong tâm trạng đặc biệt hào hứng. Những chuyện chàng trao đổi với đám mugich ở một làng xa xôi, chứng tỏ họ bắt đầu làm quen với phương pháp lao động mới. Ông gác già mà chàng vào nhà để hơ khô quần áo, rõ ràng tán thành kế hoạch của Levin và tự động xin gia nhập tập đoàn để mua gia súc.
"Chỉ cần kiên trì theo đuổi mục đích và mình sẽ thắng, Levin nghĩ.
Ít nhất, mình cũng làm việc cho một cái gì. Đó không phải vì sự an lạc của riêng mình mà vì hạnh phúc chung. Tất cả nền nông nghiệp và nhất là hoàn cảnh sống của dân chúng phải được thay đổi về căn bản. Thay vào cảnh lầm than, khắp nơi sẽ giàu có và sung túc. Thay vào chống đối, là sự hòa hợp và thống nhất quyền lợi. Tóm lại, một cuộc cách mạng không đổ máu, nhưng là một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất, phát sinh từ cái xó bé nhỏ của quận ta để lan khắp tỉnh, khắp nước Nga, toàn thế giới. Bởi vì một tư tưởng đúng đắn không thể không đơm hoa kết quả. Phải, đó là một mục đích xứng đáng, bõ công theo đuổi. Và dù mình vẫn chỉ là gã Conxtantin Levin từng thắt cà vạt đen để đi khiêu vũ, đã bị Kitti Tsecbatxkaia cự tuyệt, luôn tự xét mình là thảm hại và vô vị, điều đó cũng chẳng sao.
Mình tin chắc Franklin, khi tự xét về mọi phương diện, hẳn cũng cảm thấy khổ sở và tự ngờ vực như mình thôi. Điều đó không có ý nghĩa gì. Chắc hẳn ông ta cũng có một bà vú Agafia Mikhailovna để tâm sự những ý nghĩ thầm kín của mình".
Miên man với những ý nghĩ đó, Levin mãi tối mịt mới về tới nhà.
Viên quản lý trở về mang theo một phần số tiền bán lúa. Việc giao ước với ông lão gác cũng làm xong và dọc đường, viên quản lý được biết là khắp mọi nơi lúa vẫn còn đầy đồng, cho nên một trăm sáu mươi đống lúa chưa kịp thu hoạch về, thật không thấm vào đâu so với số mất mát của người khác.
Sau bữa ăn tối, Levin theo thường lệ cầm sách ngồi vào ghế bành, vừa đọc, vừa tiếp tục suy nghĩ về cuộc hành trình sắp tới. Giờ đây, chàng thấy rõ tất cả tầm quan trọng của việc mình làm và từng đoạn văn dài hình thành trong đầu, diễn đạt nội dung cơ bản của tư tưởng chàng. "Phải ghi lại, chàng tự nhủ. Nó sẽ thành bài tựa ngắn mà trước đây mình vẫn cho là vô ích". Chàng đứng dậy để tới bàn giấy.
Con chó Laxca nằm dưới chân, cũng rướn mình nhổm dậy và nhìn chàng như muốn hỏi xem phải đi đâu. Nhưng chàng không kịp ghi những điều đó, vì các toán trưởng đã tới và Levin ra cửa tiếp họ.
Sau khi phân phối công việc cho ngày mai và tiếp tất cả những mugich có việc cần gặp chàng, Levin trở về phòng giấy và ngồi xuống làm việc. Laxca nằm dưới gầm bàn; Agafia Mikhailovna cầm bít tất, lại ngồi vào chỗ quen thuộc của bà.
Viết được một lát, chàng bỗng lại nhớ Kitti da diết, nhớ đến việc nàng cự tuyệt, nhớ cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai người. Chàng liền đứng dậy và bắt đầu đi đi lại lại trong phòng.
- Việc gì cậu cứ phải lo buồn thế, - Agafia Mikhailovna nói. - Tại sao cậu cứ ở nhà mãi làm gì? Nếu cậu định đi nghỉ ở suối nước nóng thì phải đi đi thôi.
- Thì ngày kia tôi đi mà, Agafia Mikhailovna ạ. Tôi còn có việc phải làm cho xong.
- Việc gì kia chứ? Cậu đã lo cho nông dân khá đủ rồi! Cậu có biết họ nói gì không? "Ông chủ của bà sắp được Nga hoàng ban khen đấy".
Mà tại sao cậu cứ phải lo lắng cho họ nhiều thế?
- Không phải tôi lo cho họ đâu, tôi làm cho tôi thôi.
Agafia Mikhailovna biết rõ kế hoạch Levin đến từng chi tiết.
Chàng hay trình bày cho bà biết những ý định của mình và thường thường họ không đồng ý với nhau. Nhưng lần này, bà ta hiểu hoàn toàn khác hẳn lời chàng nói.
- Tất nhiên, trước tiên phải nghĩ tới linh hồn mình đã, - bà thở dài nói. - Hãy cứ xem Pacten Đênixych đấy: anh ta không biết đọc biết viết, thế nhưng anh ta chết thật êm đẹp. Anh ta chịu lễ ban thánh thể và được rửa tội lúc lâm chung.
- Tôi có muốn nói thế đâu, - chàng nói. - Tôi muốn nói là tôi làm như vậy chỉ vì quyền lợi của riêng tôi thôi. Tôi sẽ có lợi nếu mugich làm việc tốt hơn.
- Chà, tha hồ cho cậu làm thế nào thì làm, những đứa lười bao giờ cũng chỉ tìm cách sao cho nhẹ thân nhất thôi. Ai có lương tâm thì làm việc; ai không có thì chẳng làm gì cả.
- Thế nhưng chính u cũng nói Ivan chăm nom gia súc khá hơn đấy thôi.
- Tôi chỉ nói có một điều thôi, - Agafia Mikhailovna trả lời với tinh thần triệt để giữ vững ý kiến của mình: - là cậu phải lấy vợ đi, có thế thôi.
Lời nói đụng tới điều chàng vừa suy nghĩ, làm Levin buồn rầu và phật ý. Chàng cau mày và không trả lời ngồi xuống trước bàn giấy, thầm nhắc đi nhắc lại những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc mình làm. Thỉnh thoảng, chàng lắng nghe trong im lặng tiếng kim khâu tí tách của Agafia Mikhailovna, và chợt nhớ tới điều chàng muốn gạt khỏi ký ức, chàng lại cau mày.
Đến chín giờ, có tiếng nhạc ngựa và tiếng xe ì ọp lăn bánh trên nền đất lầy lội.
- Có khách đến đấy, cậu không còn phải buồn nữa nhé, - Agafia Mikhailovna nói, đứng dậy và ra cửa. Nhưng Levin đã ra trước bà ta.
Chàng không làm việc được nên vui lòng tiếp khách, bất kể ai.
Sáng ngày 30 tháng chín, mặt trời ló ra và Levin lại hy vọng, bắt đầu chuẩn bị lên đường. Chàng sai đổ lúa mì vào bao, phái quản gia đến nhà lái buôn nhận tiền và thân hành đi thăm trại ấp để dặn dò lần cuối những điều cần thiết trước khi đi.
Xong việc, Levin phấn khởi trở lại nhà, người ướt sũng và mặc dầu mặc áo da vẫn bị nước mưa rỉ vào cổ và ủng. Về chiều, mưa rào càng to hơn: những tia nước mưa quật vun vút xuống con ngựa của Levin đến nỗi nó phải đi né nghiêng, tai và cổ run bần bật. Nhưng Levin lại rất thoải mái dưới chiếc mũ trùm đầu và vui vẻ đưa mắt khi nhìn dòng nước đục ngầu chảy trong rãnh bánh xe, khi nhìn những giọt mưa lơ lửng trên cành cây trơ trụi, lúc nhìn một bông tuyết trăng trắng chưa tan còn sót lại trên ván cầu, hoặc nhìn đống lá dâu da còn tươi phủ một lớp dày quanh thân cây trơ trụi. Mặc dầu cảnh vật buồn bã xung quanh, chàng vẫn thấy mình ở trong tâm trạng đặc biệt hào hứng. Những chuyện chàng trao đổi với đám mugich ở một làng xa xôi, chứng tỏ họ bắt đầu làm quen với phương pháp lao động mới. Ông gác già mà chàng vào nhà để hơ khô quần áo, rõ ràng tán thành kế hoạch của Levin và tự động xin gia nhập tập đoàn để mua gia súc.
"Chỉ cần kiên trì theo đuổi mục đích và mình sẽ thắng, Levin nghĩ.
Ít nhất, mình cũng làm việc cho một cái gì. Đó không phải vì sự an lạc của riêng mình mà vì hạnh phúc chung. Tất cả nền nông nghiệp và nhất là hoàn cảnh sống của dân chúng phải được thay đổi về căn bản. Thay vào cảnh lầm than, khắp nơi sẽ giàu có và sung túc. Thay vào chống đối, là sự hòa hợp và thống nhất quyền lợi. Tóm lại, một cuộc cách mạng không đổ máu, nhưng là một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất, phát sinh từ cái xó bé nhỏ của quận ta để lan khắp tỉnh, khắp nước Nga, toàn thế giới. Bởi vì một tư tưởng đúng đắn không thể không đơm hoa kết quả. Phải, đó là một mục đích xứng đáng, bõ công theo đuổi. Và dù mình vẫn chỉ là gã Conxtantin Levin từng thắt cà vạt đen để đi khiêu vũ, đã bị Kitti Tsecbatxkaia cự tuyệt, luôn tự xét mình là thảm hại và vô vị, điều đó cũng chẳng sao.
Mình tin chắc Franklin, khi tự xét về mọi phương diện, hẳn cũng cảm thấy khổ sở và tự ngờ vực như mình thôi. Điều đó không có ý nghĩa gì. Chắc hẳn ông ta cũng có một bà vú Agafia Mikhailovna để tâm sự những ý nghĩ thầm kín của mình".
Miên man với những ý nghĩ đó, Levin mãi tối mịt mới về tới nhà.
Viên quản lý trở về mang theo một phần số tiền bán lúa. Việc giao ước với ông lão gác cũng làm xong và dọc đường, viên quản lý được biết là khắp mọi nơi lúa vẫn còn đầy đồng, cho nên một trăm sáu mươi đống lúa chưa kịp thu hoạch về, thật không thấm vào đâu so với số mất mát của người khác.
Sau bữa ăn tối, Levin theo thường lệ cầm sách ngồi vào ghế bành, vừa đọc, vừa tiếp tục suy nghĩ về cuộc hành trình sắp tới. Giờ đây, chàng thấy rõ tất cả tầm quan trọng của việc mình làm và từng đoạn văn dài hình thành trong đầu, diễn đạt nội dung cơ bản của tư tưởng chàng. "Phải ghi lại, chàng tự nhủ. Nó sẽ thành bài tựa ngắn mà trước đây mình vẫn cho là vô ích". Chàng đứng dậy để tới bàn giấy.
Con chó Laxca nằm dưới chân, cũng rướn mình nhổm dậy và nhìn chàng như muốn hỏi xem phải đi đâu. Nhưng chàng không kịp ghi những điều đó, vì các toán trưởng đã tới và Levin ra cửa tiếp họ.
Sau khi phân phối công việc cho ngày mai và tiếp tất cả những mugich có việc cần gặp chàng, Levin trở về phòng giấy và ngồi xuống làm việc. Laxca nằm dưới gầm bàn; Agafia Mikhailovna cầm bít tất, lại ngồi vào chỗ quen thuộc của bà.
Viết được một lát, chàng bỗng lại nhớ Kitti da diết, nhớ đến việc nàng cự tuyệt, nhớ cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai người. Chàng liền đứng dậy và bắt đầu đi đi lại lại trong phòng.
- Việc gì cậu cứ phải lo buồn thế, - Agafia Mikhailovna nói. - Tại sao cậu cứ ở nhà mãi làm gì? Nếu cậu định đi nghỉ ở suối nước nóng thì phải đi đi thôi.
- Thì ngày kia tôi đi mà, Agafia Mikhailovna ạ. Tôi còn có việc phải làm cho xong.
- Việc gì kia chứ? Cậu đã lo cho nông dân khá đủ rồi! Cậu có biết họ nói gì không? "Ông chủ của bà sắp được Nga hoàng ban khen đấy".
Mà tại sao cậu cứ phải lo lắng cho họ nhiều thế?
- Không phải tôi lo cho họ đâu, tôi làm cho tôi thôi.
Agafia Mikhailovna biết rõ kế hoạch Levin đến từng chi tiết.
Chàng hay trình bày cho bà biết những ý định của mình và thường thường họ không đồng ý với nhau. Nhưng lần này, bà ta hiểu hoàn toàn khác hẳn lời chàng nói.
- Tất nhiên, trước tiên phải nghĩ tới linh hồn mình đã, - bà thở dài nói. - Hãy cứ xem Pacten Đênixych đấy: anh ta không biết đọc biết viết, thế nhưng anh ta chết thật êm đẹp. Anh ta chịu lễ ban thánh thể và được rửa tội lúc lâm chung.
- Tôi có muốn nói thế đâu, - chàng nói. - Tôi muốn nói là tôi làm như vậy chỉ vì quyền lợi của riêng tôi thôi. Tôi sẽ có lợi nếu mugich làm việc tốt hơn.
- Chà, tha hồ cho cậu làm thế nào thì làm, những đứa lười bao giờ cũng chỉ tìm cách sao cho nhẹ thân nhất thôi. Ai có lương tâm thì làm việc; ai không có thì chẳng làm gì cả.
- Thế nhưng chính u cũng nói Ivan chăm nom gia súc khá hơn đấy thôi.
- Tôi chỉ nói có một điều thôi, - Agafia Mikhailovna trả lời với tinh thần triệt để giữ vững ý kiến của mình: - là cậu phải lấy vợ đi, có thế thôi.
Lời nói đụng tới điều chàng vừa suy nghĩ, làm Levin buồn rầu và phật ý. Chàng cau mày và không trả lời ngồi xuống trước bàn giấy, thầm nhắc đi nhắc lại những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc mình làm. Thỉnh thoảng, chàng lắng nghe trong im lặng tiếng kim khâu tí tách của Agafia Mikhailovna, và chợt nhớ tới điều chàng muốn gạt khỏi ký ức, chàng lại cau mày.
Đến chín giờ, có tiếng nhạc ngựa và tiếng xe ì ọp lăn bánh trên nền đất lầy lội.
- Có khách đến đấy, cậu không còn phải buồn nữa nhé, - Agafia Mikhailovna nói, đứng dậy và ra cửa. Nhưng Levin đã ra trước bà ta.
Chàng không làm việc được nên vui lòng tiếp khách, bất kể ai.
Quyển
3
Chương 31
Chương 31
Levin xuống tới lưng chừng cầu thang thì nghe thấy tiếng ho
quen thuộc trong phòng chờ, nhưng không rõ lắm, vì bị lẫn vào tiếng chân chàng,
và chàng hy vọng mình lầm; lát sau chàng trông thấy cái bóng dáng xương xẩu dài
lêu đêu rất quen thuộc với chàng. Xem ra không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên,
chàng vẫn tiếp tục hy vọng rằng mình lầm, rằng cái gã sếu vườn cao kều đang vừa
ho vừa cởi áo khoác kia, không phải là ông anh Nicolai.
Levin yêu anh nhưng bao giờ cũng thấy khổ sở khi phải chung đụng với anh. Và giữa lúc này, tâm trạng đang bối rối vì tác động của những kỷ niệm cũ trở lại trong đầu và vì câu nói của Agafia Mikhailovna, chàng càng đặc biệt khổ tâm phải đối diện với anh.
Đáng lẽ là một ông khách vui vẻ, khỏe mạnh, không hề biết nỗi bối rối của chàng và có thể làm chàng khuây khoả, thì đằng này, Levin lại phải chịu đựng sự có mặt của ông anh vốn hiểu chàng đến chân tơ kẽ tóc và có thể khiến chàng bộc lộ những tư tưởng thầm kín nhất. Mà chàng lại không muốn thế.
Bất bình vì thứ tình cảm đê tiện như vậy, Levin vội chạy xuống phòng chờ; khi nhìn gần ông anh, nỗi thất vọng của chàng lập tức biến mất, nhường chỗ cho lòng thương xót. Trước kia vẻ gầy còm và bề ngoài ốm yếu của Nicolai đã đáng sợ là thế, nhưng nay ông còn hom hem hơn và hầu như kiệt sức. Chỉ còn da bọc xương.
Ông ta đứng ở cửa ra vào và lắc lắc cái cổ run rẩy để cởi khăn quàng ra. Ông mỉm một nụ cười kỳ lạ và thiểu não. Nhìn thấy nụ cười nhẫn nhục và phục tùng đó, Levin thấy cổ họng se lại.
- Thế là tôi về đến đây rồi, - Nicolai nói, giọng câm đặc, mắt không rời khuôn mặt em một giây. - Đã từ lâu tôi muốn về đây nhưng lần nào cũng không đi được. Bây giờ, tôi hồi phục rồi, - ông nói và đưa bàn tay dài xương xẩu lên vuốt râu.
- Vâng, vâng! - Levin trả lời. Và chàng càng thêm khiếp hãi khi đặt môi hôn đôi má gầy rộc và khi nhìn sát vào đôi mắt to long lanh một ánh kỳ lạ.
Vài tuần lễ trước, Levin có viết thư cho anh là sau khi bán một phần nhỏ số động sản chưa phân chia của họ, ông sẽ nhận được khoảng hai nghìn rúp. Nicolai nói mình sẽ về lĩnh tiền và nhất là lưu lại quê hương một thời gian ngắn, đặt chân lên đất mẹ đẻ, như các anh hùng trong thần thoại, thu hết sức lực trước khi hành động. Mặc dầu vai gù, vẻ gầy gò dễ sợ với vóc người cao lớn, cử chỉ ông vẫn đột ngột và nhanh nhẹn như thường. Levin dẫn anh vào phòng làm việc.
Ông anh thay quần áo rất cẩn thận, một điều khác thường ở ông, chải mớ tóc thưa và cứng rồi mỉm cười đi lên gác.
Ông ta đang trong một tâm trạng vui vẻ và niềm nở, như Levin từng biết hồi ông còn nhỏ. Ông nhắc cả đến Xergei Ivanovitr, không chút hằn học. Thấy Agafia Mikhailovna, ông còn pha trò và hỏi thăm bà tin tức những người ở cũ. Nghe tin Pacten Đênixych chết, ông rất buồn. Nỗi sợ hãi hiện trên vẻ mặt, nhưng ông trấn tĩnh ngay được.
- Bác ta cũng già rồi, - ông nói và bàn sang chuyện khác. - Phải, tôi định ở lại một hai tháng tại nhà chú, rồi sẽ quay về Moxcva. Chú biết không, Myagkôp dành cho tôi một chỗ, tôi sẽ vào làm tại công sở. Bây giờ tôi sẽ sống khác hắn. Nhân thể nói cho chú biết là tôi bỏ mụ ấy rồi.
- Maria Nicolaiepna ấy à? Thế nào? Tại sao vậy?
- Ồ! Nó là một con đê tiện! Nó gây cho tôi không biết bao nhiêu chuyện bực mình! - nhưng ông không nói chuyện bực mình đó là chuyện gì. Ông không thể nói ông đuổi Maria Nicolaiepna đi chỉ vì bà ta pha trà nhạt quá và nhất là vì bà ta săn sóc ông như một người ốm. - Tóm lại, tôi muốn thay đổi hoàn toàn lối sống. Tất nhiên, tôi đã làm những chuyện bậy bạ, như tất cả mọi người, nhưng của cải là cái tầm thường nhất, tôi chẳng tiếc gì nó. Điều quan trọng, đó là sức khỏe, và đội ơn Chúa, thế là tôi bình phục rồi.
Levin lắng nghe anh và cố tìm chuyện để nói nhưng không nghĩ ra. Nicolai chắc cũng có cảm giác như vậy; ông bèn hỏi thăm công việc của em; Levin vui lòng kể chuyện mình vì chàng có thể nói mà không phải màu mè. Chàng kể cho anh nghe những kế hoạch và dự định cải cách của mình.
Ông nghe chàng nói, nhưng rõ ràng việc đó không làm ông quan tâm.
Hai con người này thân thuộc, gần gũi đến nỗi có thể hiểu nhau qua mỗi cử chỉ, mỗi cách uốn giọng hơn là qua mọi lời lẽ dài dòng.
Lúc này, cả hai đều có chung ý nghĩ: bệnh tật và cái chết sắp tới của Nicolai, nó trùm lên mọi ý nghĩ khác. Cả hai đều không dám nhắc tới chuyện đó, cho nên mọi lời họ nói ra đều giả dối, vì không diễn đạt điều họ bận tâm. Chưa bao giờ Levin hài lòng vì thấy đêm đã khuya và đến giờ đi ngủ, bằng lúc nãy. Kể cả những lần tiếp khách xa lạ hoặc đi thăm long trọng, cũng chưa bao giờ chàng gượng gạo và vờ vĩnh như lúc này. Biết thế và áy náy vì thái độ đó, chàng càng đờ đẫn thêm. Chàng muốn khóc ông anh sắp chết nhưng lại phải nghe ông ta nói về cuộc đời định sống và tiếp chuyện ông.
Vì nhà ẩm và chỉ có một buồng có lò sưởi, Levin liền để anh nghỉ ở sau tấm bình phong ngăn đôi phòng ngủ của chàng.
Ông anh đã nằm vào giường. Không biết có ngủ hay không, nhưng ông trở mình, ho hắng như người ốm và lúc nào không khạc đờm ra được, ông lại càu nhàu một mình. Đôi lúc, ông thở dài thườn thượt và kêu: "Ôi! Trời ơi!". Lúc khác, khi nghẹt thở, ông lại tức bực kêu lên:
"Ma bắt nó đi!". Levin lắng nghe, hồi lâu không ngủ được. Chàng nghĩ ngợi rất lan man nhưng rút lại chỉ quy vào một mối: cái chết.
Cái chết, sự kết liễu không tránh khỏi của mọi sinh vật, lần đầu tiên hiện ra trước mắt chàng với một sức mạnh không cưỡng nổi. Và cái chết đó ở kia, trong người ông anh thân yêu đang rên rỉ trong giấc ngủ và quen miệng kêu gọi lung tung, lúc kêu trời, lúc gọi ma, chàng thấy cái chết đó như gần hơn nhiều so với trước. Nó cũng ở ngay trong người chàng, chàng cảm thấy thế. Nếu không phải hôm nay thì ngày mai, nếu không phải ngày mai thì sẽ là ba mươi năm nữa; trước sau cũng thế thôi! Và cái chết tất yếu đó là thế nào, không những chàng không biết, không những chàng không bao giờ nghĩ tới, mà chàng không thể và không dám nghĩ tới.
"Mình làm việc, mình muốn làm cái gì đó và mình quên rằng tất cả đều kết thúc bằng cái chết".
Chàng ngồi trên giường, trong bóng tối, co quắp người lại, đôi tay bó gối, cố nén hơi thở gấp vì căng thẳng và suy nghĩ. Nhưng càng tập trung tư tưởng, chàng càng thấy sự thể đúng là như thế, không nghi ngờ gì nữa, và chàng đã quên không chú ý tới chi tiết nhỏ mọn đó. Cái chết sẽ đến, mọi cái đều kết liễu, chẳng vạ chi mất công làm bất cứ việc gì và không ai thay đổi được gì hết. Thật khủng khiếp, nhưng đúng như vậy.
"Nhưng mình vẫn đang sống kia mà. Phải làm gì, làm gì bây giờ?", chàng thất vọng nghĩ thầm. Chàng thắp nến, thận trọng đứng dậy, đến ngồi trước gương và ngắm nghía khuôn mặt cùng mái tóc mình.
Đây này ở hai bên thái dương, đã có vài sợi tóc bạc. Chàng há miệng.
Những răng bên trong bắt đầu hỏng. Chàng xắn áo để lộ đôi cánh tay cuồn cuộn bắp thịt. Chàng rất khỏe. Nhưng Nicolai đang thở với phần phổi còn lại, trước kai cũng có một tấm thân cường tráng đấy thôi. Và bỗng nhiên, chàng nhớ lại hồi còn nhỏ, hai đứa thường bị ốp về giường ngủ cùng một lúc và chỉ chờ Fedor Bôgđanich ra khỏi phòng là ném gối vào đầu nhau cười khanh khách, ngay cả nỗi sợ Fedor Bôgđanich cũng không thể dẹp được niềm vui sống tràn trề và rờ rỡ đó... "Thế mà bây giò anh ấy chỉ còn cái lồng ngực rỗng và lép kia... còn mình, không hiểu rồi đây mình sẽ ra sao..." - Khoạc! Khoạc! Ma bắt nó đi! Chú làm gì mà lục đục thế, sao không ngủ đi? - anh trai chàng kêu lên.
- Em cũng không biết nữa. Có lẽ là chứng mất ngủ.
- Tôi thì ngủ ngon lắm, tôi không đổ mồ hôi trộm nữa. Chú thử lại sờ vào áo sơ mi của tôi xem có ướt không?
Levin sờ vào sơ mi của anh, đi ra sau bình phong, tắt nến, nhưng còn thức hồi lâu. Chàng chưa giải quyết xong vấn đề cuộc sống của mình, thì một vấn đề mới mẻ, nan giải khác đã hiện ra trước mắt: cái chết.
- Phải, anh ấy sắp chết, anh ấy sẽ chết vào mùa xuân này. Mình phải làm cách nào để giúp anh ấy đây? Mình biết nói gì với anh ấy?
Mình thì biết gì về chuyện đó nhỉ? Thậm chí, mình còn quên bẵng là trên đời có cái đó nữa".
Levin yêu anh nhưng bao giờ cũng thấy khổ sở khi phải chung đụng với anh. Và giữa lúc này, tâm trạng đang bối rối vì tác động của những kỷ niệm cũ trở lại trong đầu và vì câu nói của Agafia Mikhailovna, chàng càng đặc biệt khổ tâm phải đối diện với anh.
Đáng lẽ là một ông khách vui vẻ, khỏe mạnh, không hề biết nỗi bối rối của chàng và có thể làm chàng khuây khoả, thì đằng này, Levin lại phải chịu đựng sự có mặt của ông anh vốn hiểu chàng đến chân tơ kẽ tóc và có thể khiến chàng bộc lộ những tư tưởng thầm kín nhất. Mà chàng lại không muốn thế.
Bất bình vì thứ tình cảm đê tiện như vậy, Levin vội chạy xuống phòng chờ; khi nhìn gần ông anh, nỗi thất vọng của chàng lập tức biến mất, nhường chỗ cho lòng thương xót. Trước kia vẻ gầy còm và bề ngoài ốm yếu của Nicolai đã đáng sợ là thế, nhưng nay ông còn hom hem hơn và hầu như kiệt sức. Chỉ còn da bọc xương.
Ông ta đứng ở cửa ra vào và lắc lắc cái cổ run rẩy để cởi khăn quàng ra. Ông mỉm một nụ cười kỳ lạ và thiểu não. Nhìn thấy nụ cười nhẫn nhục và phục tùng đó, Levin thấy cổ họng se lại.
- Thế là tôi về đến đây rồi, - Nicolai nói, giọng câm đặc, mắt không rời khuôn mặt em một giây. - Đã từ lâu tôi muốn về đây nhưng lần nào cũng không đi được. Bây giờ, tôi hồi phục rồi, - ông nói và đưa bàn tay dài xương xẩu lên vuốt râu.
- Vâng, vâng! - Levin trả lời. Và chàng càng thêm khiếp hãi khi đặt môi hôn đôi má gầy rộc và khi nhìn sát vào đôi mắt to long lanh một ánh kỳ lạ.
Vài tuần lễ trước, Levin có viết thư cho anh là sau khi bán một phần nhỏ số động sản chưa phân chia của họ, ông sẽ nhận được khoảng hai nghìn rúp. Nicolai nói mình sẽ về lĩnh tiền và nhất là lưu lại quê hương một thời gian ngắn, đặt chân lên đất mẹ đẻ, như các anh hùng trong thần thoại, thu hết sức lực trước khi hành động. Mặc dầu vai gù, vẻ gầy gò dễ sợ với vóc người cao lớn, cử chỉ ông vẫn đột ngột và nhanh nhẹn như thường. Levin dẫn anh vào phòng làm việc.
Ông anh thay quần áo rất cẩn thận, một điều khác thường ở ông, chải mớ tóc thưa và cứng rồi mỉm cười đi lên gác.
Ông ta đang trong một tâm trạng vui vẻ và niềm nở, như Levin từng biết hồi ông còn nhỏ. Ông nhắc cả đến Xergei Ivanovitr, không chút hằn học. Thấy Agafia Mikhailovna, ông còn pha trò và hỏi thăm bà tin tức những người ở cũ. Nghe tin Pacten Đênixych chết, ông rất buồn. Nỗi sợ hãi hiện trên vẻ mặt, nhưng ông trấn tĩnh ngay được.
- Bác ta cũng già rồi, - ông nói và bàn sang chuyện khác. - Phải, tôi định ở lại một hai tháng tại nhà chú, rồi sẽ quay về Moxcva. Chú biết không, Myagkôp dành cho tôi một chỗ, tôi sẽ vào làm tại công sở. Bây giờ tôi sẽ sống khác hắn. Nhân thể nói cho chú biết là tôi bỏ mụ ấy rồi.
- Maria Nicolaiepna ấy à? Thế nào? Tại sao vậy?
- Ồ! Nó là một con đê tiện! Nó gây cho tôi không biết bao nhiêu chuyện bực mình! - nhưng ông không nói chuyện bực mình đó là chuyện gì. Ông không thể nói ông đuổi Maria Nicolaiepna đi chỉ vì bà ta pha trà nhạt quá và nhất là vì bà ta săn sóc ông như một người ốm. - Tóm lại, tôi muốn thay đổi hoàn toàn lối sống. Tất nhiên, tôi đã làm những chuyện bậy bạ, như tất cả mọi người, nhưng của cải là cái tầm thường nhất, tôi chẳng tiếc gì nó. Điều quan trọng, đó là sức khỏe, và đội ơn Chúa, thế là tôi bình phục rồi.
Levin lắng nghe anh và cố tìm chuyện để nói nhưng không nghĩ ra. Nicolai chắc cũng có cảm giác như vậy; ông bèn hỏi thăm công việc của em; Levin vui lòng kể chuyện mình vì chàng có thể nói mà không phải màu mè. Chàng kể cho anh nghe những kế hoạch và dự định cải cách của mình.
Ông nghe chàng nói, nhưng rõ ràng việc đó không làm ông quan tâm.
Hai con người này thân thuộc, gần gũi đến nỗi có thể hiểu nhau qua mỗi cử chỉ, mỗi cách uốn giọng hơn là qua mọi lời lẽ dài dòng.
Lúc này, cả hai đều có chung ý nghĩ: bệnh tật và cái chết sắp tới của Nicolai, nó trùm lên mọi ý nghĩ khác. Cả hai đều không dám nhắc tới chuyện đó, cho nên mọi lời họ nói ra đều giả dối, vì không diễn đạt điều họ bận tâm. Chưa bao giờ Levin hài lòng vì thấy đêm đã khuya và đến giờ đi ngủ, bằng lúc nãy. Kể cả những lần tiếp khách xa lạ hoặc đi thăm long trọng, cũng chưa bao giờ chàng gượng gạo và vờ vĩnh như lúc này. Biết thế và áy náy vì thái độ đó, chàng càng đờ đẫn thêm. Chàng muốn khóc ông anh sắp chết nhưng lại phải nghe ông ta nói về cuộc đời định sống và tiếp chuyện ông.
Vì nhà ẩm và chỉ có một buồng có lò sưởi, Levin liền để anh nghỉ ở sau tấm bình phong ngăn đôi phòng ngủ của chàng.
Ông anh đã nằm vào giường. Không biết có ngủ hay không, nhưng ông trở mình, ho hắng như người ốm và lúc nào không khạc đờm ra được, ông lại càu nhàu một mình. Đôi lúc, ông thở dài thườn thượt và kêu: "Ôi! Trời ơi!". Lúc khác, khi nghẹt thở, ông lại tức bực kêu lên:
"Ma bắt nó đi!". Levin lắng nghe, hồi lâu không ngủ được. Chàng nghĩ ngợi rất lan man nhưng rút lại chỉ quy vào một mối: cái chết.
Cái chết, sự kết liễu không tránh khỏi của mọi sinh vật, lần đầu tiên hiện ra trước mắt chàng với một sức mạnh không cưỡng nổi. Và cái chết đó ở kia, trong người ông anh thân yêu đang rên rỉ trong giấc ngủ và quen miệng kêu gọi lung tung, lúc kêu trời, lúc gọi ma, chàng thấy cái chết đó như gần hơn nhiều so với trước. Nó cũng ở ngay trong người chàng, chàng cảm thấy thế. Nếu không phải hôm nay thì ngày mai, nếu không phải ngày mai thì sẽ là ba mươi năm nữa; trước sau cũng thế thôi! Và cái chết tất yếu đó là thế nào, không những chàng không biết, không những chàng không bao giờ nghĩ tới, mà chàng không thể và không dám nghĩ tới.
"Mình làm việc, mình muốn làm cái gì đó và mình quên rằng tất cả đều kết thúc bằng cái chết".
Chàng ngồi trên giường, trong bóng tối, co quắp người lại, đôi tay bó gối, cố nén hơi thở gấp vì căng thẳng và suy nghĩ. Nhưng càng tập trung tư tưởng, chàng càng thấy sự thể đúng là như thế, không nghi ngờ gì nữa, và chàng đã quên không chú ý tới chi tiết nhỏ mọn đó. Cái chết sẽ đến, mọi cái đều kết liễu, chẳng vạ chi mất công làm bất cứ việc gì và không ai thay đổi được gì hết. Thật khủng khiếp, nhưng đúng như vậy.
"Nhưng mình vẫn đang sống kia mà. Phải làm gì, làm gì bây giờ?", chàng thất vọng nghĩ thầm. Chàng thắp nến, thận trọng đứng dậy, đến ngồi trước gương và ngắm nghía khuôn mặt cùng mái tóc mình.
Đây này ở hai bên thái dương, đã có vài sợi tóc bạc. Chàng há miệng.
Những răng bên trong bắt đầu hỏng. Chàng xắn áo để lộ đôi cánh tay cuồn cuộn bắp thịt. Chàng rất khỏe. Nhưng Nicolai đang thở với phần phổi còn lại, trước kai cũng có một tấm thân cường tráng đấy thôi. Và bỗng nhiên, chàng nhớ lại hồi còn nhỏ, hai đứa thường bị ốp về giường ngủ cùng một lúc và chỉ chờ Fedor Bôgđanich ra khỏi phòng là ném gối vào đầu nhau cười khanh khách, ngay cả nỗi sợ Fedor Bôgđanich cũng không thể dẹp được niềm vui sống tràn trề và rờ rỡ đó... "Thế mà bây giò anh ấy chỉ còn cái lồng ngực rỗng và lép kia... còn mình, không hiểu rồi đây mình sẽ ra sao..." - Khoạc! Khoạc! Ma bắt nó đi! Chú làm gì mà lục đục thế, sao không ngủ đi? - anh trai chàng kêu lên.
- Em cũng không biết nữa. Có lẽ là chứng mất ngủ.
- Tôi thì ngủ ngon lắm, tôi không đổ mồ hôi trộm nữa. Chú thử lại sờ vào áo sơ mi của tôi xem có ướt không?
Levin sờ vào sơ mi của anh, đi ra sau bình phong, tắt nến, nhưng còn thức hồi lâu. Chàng chưa giải quyết xong vấn đề cuộc sống của mình, thì một vấn đề mới mẻ, nan giải khác đã hiện ra trước mắt: cái chết.
- Phải, anh ấy sắp chết, anh ấy sẽ chết vào mùa xuân này. Mình phải làm cách nào để giúp anh ấy đây? Mình biết nói gì với anh ấy?
Mình thì biết gì về chuyện đó nhỉ? Thậm chí, mình còn quên bẵng là trên đời có cái đó nữa".
Quyển
3
Chương 32
Chương 32
Từ lâu, Levin vẫn nhận thấy là khi ta ngượng ngùng trước vẻ
tôn kính, khúm núm quá đáng của một số người nào đó, thì chỉ sau một thời gian
rất nhanh, ta sẽ phải chịu đựng những yêu sách và tính nết bất thường của họ.
Chàng cảm thấy đối với anh rồi cũng sẽ như vậy.
Và quả thực, tính hòa nhã của ông anh Nicolai không được lâu. Ngay sáng hôm sau, ông đã cáu gắt và kiếm chuyện với em, cố tình động chạm đến chỗ dễ tổn thương nhất của chàng. Levin tự cảm thấy mình có lỗi nhưng không biết làm thế nào. Chàng thấy nếu cả hai đừng đóng kịch, mà cứ cởi mở nói thực với nhau mọi ý nghĩ và cảm giác thì mới có thể nhìn thẳng mặt nhau được. Levin sẽ nói: "Anh sắp chết, anh sắp chết rồi!". Và Nicolai sẽ trả lời: "Anh biết anh sắp chết, nhưng anh sợ, anh sợ lắm!" và họ sẽ không cần nói thêm gì nhiều nữa, nếu quả tình họ đã cở mở nói hết với nhau. Nhưng không thể nào sống như thế được, nên chàng cố làm cái việc đã thí nghiệm suốt đời không thành công, cái việc mà theo chàng quan sát, biết bao người khác đã biết thực hiện rất khôn khéo và không có nó thì họ không sống được: chàng cố nói những điều khác với ý mình nhưng liền cảm thấy giả dối, cảm thấy ông anh nhận ra ngay và đâm bực mình.
Tối hôm thứ ba, Nicolai đã khiến em trai phải trình bày lại kế hoạch của chàng, và không những ông chỉ trích mà còn làm như lẫn lộn nó với chủ nghĩa cộng sản.
- Chú chỉ làm cái việc lấy ý kiến người khác đem bóp méo đi rồi đem áp dụng vào chỗ không thể áp dụng được.
- Nhưng tôi đã nói với anh là hai cái đó không có gì giống nhau. Họ lên án chế độ tư hữu, tư bản, di sản, nhưng tôi, tôi lại thừa nhận đó là "kích thích tố chủ yếu" (Levin ghét dùng những chữ như vậy, nhưng từ khi vùi đầu vào viết lách, vô hình chung càng ngày chàng càng hay dùng những từ xa lạ), tôi chỉ muốn điều chỉnh lao động.
- Đúng như thế: chú đi lấy ý kiến người khác, tước bỏ đi tất cả những gì tạo nên sức mạnh của nó và định trình bày như là một cái gì mới mẻ, - Nicolai nói và giật giật cà vạt, vẻ giận dữ.
- Những ý kiến của tôi không có gì giống như vậy.
- Những học thuyết đó, - Nicolai Levin nói với một ánh hung dữ trong khoé mắt và một nụ cười giễu cợt trên môi, - những học thuyết đó ít nhất cũng còn có một thứ tạm gọi là giá trị hình học, nó sáng sủa, dứt khoát. Có thể đó là không tưởng. Nhưng cứ cho rằng người ta có thể san bằng 1 tất cả quá khứ: không còn tư hữu, không còn gia đình, việc đó còn có thể dẫn tới cải cách lao động. Còn chú, chú chẳng có gì cả...
- Tại sao anh lại lẫn lộn như thế? Tôi chưa bao giờ là cộng sản cả...
- Còn tôi, tôi đã từng là cộng sản và tôi thấy cho dù chủ nghĩa cộng sản có non trẻ đi nữa, nó vẫn lô gic. Nó có tương lai, giống như đạo Gia tô vào những thế kỷ đầu tiên.
- Tôi chỉ muốn người ta phải xem xét lao động lực theo quan điểm khoa học tự nhiên, nói cách khác tức là nghiên cứu nó, khám phá ra bản chất của nó và...
- Nhưng việc đó hoàn toàn vô ích. Tự bản thân cái lao động lực đó, theo trình độ phát triển của nó, thường vẫn tìm ra một phương thức hoạt động nào đó. Trước đây, đâu đâu cũng là nô lệ, rồi đến tá điền 2 ngay chúng ta, chúng ta cũng có tá điền, thợ tự do, chú còn muốn gì nữa?
Levin đột nhiên phát cáu khi nghe những lời đó, vì trong thâm tâm, chàng e có khi thế mà đúng: có lẽ quả thực chàng đang đi tìm cách dung hòa chủ nghĩa cộng sản với một số hình thức lao động nhất định và điều đó quả khó lòng thực hiện nổi.
- Tôi đang tìm một phương pháp khiến lao động sinh lợi nhiều hơn cho tôi và cho nông dân. Tôi muốn cải cách... - chàng sôi nổi trả lời.
- Chú chẳng muốn cải cách gì hết: chú chỉ muốn tỏ ra độc đáo như suốt đời chú vẫn vậy, tỏ ra ít nhất chú chẳng bóc lột thợ một cách có suy nghĩ.
- Thôi được, tuỳ ý anh; không bàn nữa! - Levin trả lời, cảm thấy bắp thịt má trái giật giật.
- Chú chưa bao giờ có và hiện nay cũng không hề có lập trường, chú chỉ cần thoả mãn tự ái thôi.
- Thôi, được lắm, vậy anh hãy để tôi yên thân.
- Thì nhất định là tôi sẽ để cho chú yên. Cũng đến lúc rồi đấy, cút đi cho rảnh! Tôi rất hối hận là đã về đây.
Levin sau đó hết sức cố làm anh nguôi giận nhưng Nicolai không thèm nghe phải trái gì hết. Ông tuyên bố thà chia tay nhau đi còn hơn và Conxtantin thấy rõ anh mình đã đến lúc không chịu đựng nổi cuộc sống nữa rồi.
Nicolai sắp sửa lên đường thì Conxtantin vào gặp, và giọng gượng gạo, cầu xin ông tha lỗi, nếu chàng lỡ có điều gì luống cuống.
- À! Cao cả thay! - Nicolai nói và mỉm cười... - Nếu chú muốn có lý thì tôi có thể làm vui lòng chú. ừ thì chú đúng, nhưng dù sao tôi vẫn cứ đi!
Tuy nhiên, trước lúc lên đường, Nicolai vẫn ôm hôn em rồi đột nhiên nhìn chàng nghiêm nghị lạ lùng và nói; - Coxtia, chú đừng giận tôi nhé! - và giọng ông run lên. Đó là lời thành thật duy nhất được nói ra. Levin hiểu điều đó ngụ ý: "Chú cũng thấy và cũng biết là tôi ốm đấy! Có thể chúng ta sẽ không gặp lại nhau nữa". Levin hiểu và rưng rưng nước mắt. Chàng ôm hôn anh lần nữa nhưng không thể và không biết nói gì hơn.
Ngày thứ ba sau hôm ông anh lên đường, đến lượt Levin cũng ra nước ngoài. Chàng gặp Serbatxki, anh họ của Kitti ở trên tàu và ông này ngạc nhiên thấy chàng rất buồn.
- Anh sao thế? - Serbatxki hỏi.
- Chẳng sao cả, có điều là cuộc đời chẳng có gì vui.
- Thôi đi! Anh nên đi Pari với tôi còn hơn đến rúc vào cái xó Muludơ ấy. Anh sẽ thấy ở đó vui như thế nào.
- Không, đối với tôi, đâu cũng thế hết. Tôi chỉ còn có chết thôi.
- Nói bậy chưa kìa! - Serbatxki cười nói. ấy thế mà tôi mới bắt đầu chuẩn bị sống thôi đấy!
- Chính tôi cách đây không lâu cũng nghĩ như thế, nhưng bây giờ tôi biết mình sắp chết đến nơi rồi.
Điều Levin nói, thực tâm chàng đã nghĩ thế từ lâu nay. ở đâu, chàng cũng chỉ nhìn thấy cái chết hoặc con đường dẫn tới cái chết. Vì thế chàng càng quan tâm đến sự nghiệp của mình hơn. Phải sống cho thật đầy đủ trước khi cái chết ập đến. Với chàng, bóng tối bao phủ hết thảy rồi; nhưng chàng cảm thấy sợi dây dẫn đường duy nhất giữa cảnh tối tăm chính là sự nghiệp và chàng dốc toàn tâm toàn lực ra bám lấy nó.
Chú thích:
1. Tabula rasa (tiếng La tinh trong nguyên bản).
2. Métayers (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Và quả thực, tính hòa nhã của ông anh Nicolai không được lâu. Ngay sáng hôm sau, ông đã cáu gắt và kiếm chuyện với em, cố tình động chạm đến chỗ dễ tổn thương nhất của chàng. Levin tự cảm thấy mình có lỗi nhưng không biết làm thế nào. Chàng thấy nếu cả hai đừng đóng kịch, mà cứ cởi mở nói thực với nhau mọi ý nghĩ và cảm giác thì mới có thể nhìn thẳng mặt nhau được. Levin sẽ nói: "Anh sắp chết, anh sắp chết rồi!". Và Nicolai sẽ trả lời: "Anh biết anh sắp chết, nhưng anh sợ, anh sợ lắm!" và họ sẽ không cần nói thêm gì nhiều nữa, nếu quả tình họ đã cở mở nói hết với nhau. Nhưng không thể nào sống như thế được, nên chàng cố làm cái việc đã thí nghiệm suốt đời không thành công, cái việc mà theo chàng quan sát, biết bao người khác đã biết thực hiện rất khôn khéo và không có nó thì họ không sống được: chàng cố nói những điều khác với ý mình nhưng liền cảm thấy giả dối, cảm thấy ông anh nhận ra ngay và đâm bực mình.
Tối hôm thứ ba, Nicolai đã khiến em trai phải trình bày lại kế hoạch của chàng, và không những ông chỉ trích mà còn làm như lẫn lộn nó với chủ nghĩa cộng sản.
- Chú chỉ làm cái việc lấy ý kiến người khác đem bóp méo đi rồi đem áp dụng vào chỗ không thể áp dụng được.
- Nhưng tôi đã nói với anh là hai cái đó không có gì giống nhau. Họ lên án chế độ tư hữu, tư bản, di sản, nhưng tôi, tôi lại thừa nhận đó là "kích thích tố chủ yếu" (Levin ghét dùng những chữ như vậy, nhưng từ khi vùi đầu vào viết lách, vô hình chung càng ngày chàng càng hay dùng những từ xa lạ), tôi chỉ muốn điều chỉnh lao động.
- Đúng như thế: chú đi lấy ý kiến người khác, tước bỏ đi tất cả những gì tạo nên sức mạnh của nó và định trình bày như là một cái gì mới mẻ, - Nicolai nói và giật giật cà vạt, vẻ giận dữ.
- Những ý kiến của tôi không có gì giống như vậy.
- Những học thuyết đó, - Nicolai Levin nói với một ánh hung dữ trong khoé mắt và một nụ cười giễu cợt trên môi, - những học thuyết đó ít nhất cũng còn có một thứ tạm gọi là giá trị hình học, nó sáng sủa, dứt khoát. Có thể đó là không tưởng. Nhưng cứ cho rằng người ta có thể san bằng 1 tất cả quá khứ: không còn tư hữu, không còn gia đình, việc đó còn có thể dẫn tới cải cách lao động. Còn chú, chú chẳng có gì cả...
- Tại sao anh lại lẫn lộn như thế? Tôi chưa bao giờ là cộng sản cả...
- Còn tôi, tôi đã từng là cộng sản và tôi thấy cho dù chủ nghĩa cộng sản có non trẻ đi nữa, nó vẫn lô gic. Nó có tương lai, giống như đạo Gia tô vào những thế kỷ đầu tiên.
- Tôi chỉ muốn người ta phải xem xét lao động lực theo quan điểm khoa học tự nhiên, nói cách khác tức là nghiên cứu nó, khám phá ra bản chất của nó và...
- Nhưng việc đó hoàn toàn vô ích. Tự bản thân cái lao động lực đó, theo trình độ phát triển của nó, thường vẫn tìm ra một phương thức hoạt động nào đó. Trước đây, đâu đâu cũng là nô lệ, rồi đến tá điền 2 ngay chúng ta, chúng ta cũng có tá điền, thợ tự do, chú còn muốn gì nữa?
Levin đột nhiên phát cáu khi nghe những lời đó, vì trong thâm tâm, chàng e có khi thế mà đúng: có lẽ quả thực chàng đang đi tìm cách dung hòa chủ nghĩa cộng sản với một số hình thức lao động nhất định và điều đó quả khó lòng thực hiện nổi.
- Tôi đang tìm một phương pháp khiến lao động sinh lợi nhiều hơn cho tôi và cho nông dân. Tôi muốn cải cách... - chàng sôi nổi trả lời.
- Chú chẳng muốn cải cách gì hết: chú chỉ muốn tỏ ra độc đáo như suốt đời chú vẫn vậy, tỏ ra ít nhất chú chẳng bóc lột thợ một cách có suy nghĩ.
- Thôi được, tuỳ ý anh; không bàn nữa! - Levin trả lời, cảm thấy bắp thịt má trái giật giật.
- Chú chưa bao giờ có và hiện nay cũng không hề có lập trường, chú chỉ cần thoả mãn tự ái thôi.
- Thôi, được lắm, vậy anh hãy để tôi yên thân.
- Thì nhất định là tôi sẽ để cho chú yên. Cũng đến lúc rồi đấy, cút đi cho rảnh! Tôi rất hối hận là đã về đây.
Levin sau đó hết sức cố làm anh nguôi giận nhưng Nicolai không thèm nghe phải trái gì hết. Ông tuyên bố thà chia tay nhau đi còn hơn và Conxtantin thấy rõ anh mình đã đến lúc không chịu đựng nổi cuộc sống nữa rồi.
Nicolai sắp sửa lên đường thì Conxtantin vào gặp, và giọng gượng gạo, cầu xin ông tha lỗi, nếu chàng lỡ có điều gì luống cuống.
- À! Cao cả thay! - Nicolai nói và mỉm cười... - Nếu chú muốn có lý thì tôi có thể làm vui lòng chú. ừ thì chú đúng, nhưng dù sao tôi vẫn cứ đi!
Tuy nhiên, trước lúc lên đường, Nicolai vẫn ôm hôn em rồi đột nhiên nhìn chàng nghiêm nghị lạ lùng và nói; - Coxtia, chú đừng giận tôi nhé! - và giọng ông run lên. Đó là lời thành thật duy nhất được nói ra. Levin hiểu điều đó ngụ ý: "Chú cũng thấy và cũng biết là tôi ốm đấy! Có thể chúng ta sẽ không gặp lại nhau nữa". Levin hiểu và rưng rưng nước mắt. Chàng ôm hôn anh lần nữa nhưng không thể và không biết nói gì hơn.
Ngày thứ ba sau hôm ông anh lên đường, đến lượt Levin cũng ra nước ngoài. Chàng gặp Serbatxki, anh họ của Kitti ở trên tàu và ông này ngạc nhiên thấy chàng rất buồn.
- Anh sao thế? - Serbatxki hỏi.
- Chẳng sao cả, có điều là cuộc đời chẳng có gì vui.
- Thôi đi! Anh nên đi Pari với tôi còn hơn đến rúc vào cái xó Muludơ ấy. Anh sẽ thấy ở đó vui như thế nào.
- Không, đối với tôi, đâu cũng thế hết. Tôi chỉ còn có chết thôi.
- Nói bậy chưa kìa! - Serbatxki cười nói. ấy thế mà tôi mới bắt đầu chuẩn bị sống thôi đấy!
- Chính tôi cách đây không lâu cũng nghĩ như thế, nhưng bây giờ tôi biết mình sắp chết đến nơi rồi.
Điều Levin nói, thực tâm chàng đã nghĩ thế từ lâu nay. ở đâu, chàng cũng chỉ nhìn thấy cái chết hoặc con đường dẫn tới cái chết. Vì thế chàng càng quan tâm đến sự nghiệp của mình hơn. Phải sống cho thật đầy đủ trước khi cái chết ập đến. Với chàng, bóng tối bao phủ hết thảy rồi; nhưng chàng cảm thấy sợi dây dẫn đường duy nhất giữa cảnh tối tăm chính là sự nghiệp và chàng dốc toàn tâm toàn lực ra bám lấy nó.
Chú thích:
1. Tabula rasa (tiếng La tinh trong nguyên bản).
2. Métayers (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Lev Tolstoy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét