Anna Karenina 10
Hai vợ chồng Carenin tiếp tục sống chung một nhà, ngày nào
cũng gặp nhau, nhưng vẫn hoàn toàn xa lạ. Alecxei Alecxandrovitr tự đề ra bổn
phận hàng ngày phải thăm nom Anna để đầy tớ không thể đặt điều dị nghị, nhưng
ông tránh không ăn ở nhà. Vronxki không bao giờ tới nhà Carenin, nhưng Anna vẫn
gặp chàng ở ngoài, và chồng nàng cũng biết thế.
Hoàn cảnh thật đau khổ và hẳn không ai trong bọn họ đủ sức chịu đựng lấy một ngày nếu không hy vọng rằng sự tình sẽ đổi khác và đây chỉ là khó khăn tạm thời rồi sẽ mất đi thôi. Alecxei Alecxandrovitr hy vọng mối tình này sẽ chấm dứt như mọi chuyện khác, mọi người sẽ quên đi và danh dự ông lại nguyên vẹn. Anna là người gây ra cơ sự và chịu đau khổ hơn ai hết, thì vẫn cam chịu và tin chắc tất cả chuyện này một ngày kia sẽ được giải quyết đâu vào đấy.
Nàng hoàn toàn không biết giải pháp đó ra sao, nhưng tin chắc giờ đây nó sẽ đến rất nhanh. Vronxki, bất giác chịu ảnh hưởng nàng, cũng đang chờ một cái gì ngoài ý muốn đến lật nhào mọi trở ngại.
Vào giữa mùa đông, Vronxki trải qua một tuần lễ buồn phát ngấy.
Người ta giao cho chàng nhiệm vụ đi theo một hoàng thân nước ngoài mới đến, và giới thiệu cho ông ta xem những danh thắng ở Peterburg.
Vronxki vốn có dáng dấp đường bệ; hơn nữa, chàng có tài tạo cho mình một phong thái trịnh trọng và kính cẩn, lại quen giao dịch với giới thượng lưu; cho nên chàng phải đảm đương cái chức trách đó.
Nhưng chàng thấy công việc đó thật rất khổ. Vị hoàng thân vừa muốn trả lời được tất cả những câu hỏi có thể gặp phải khi về nước, lại vừa muốn hưởng mọi thú vui Nga càng nhiều càng tốt: cho nên Vronxki buộc phải dẫn ông ta đi chơi khắp nơi. Buổi sáng, họ đi thăm các danh thắng; tối đến, tham dự những cuộc vui dân tộc. Vị hoàng thân có một sức khỏe phi thường kể cả đối với một hoàng thân; do tập thể dục và chăm nom thân thể cẩn thận, ông ta dư sức đến nỗi mặc dầu thả cửa chơi bời trong các cuộc vui, ông vẫn tươi tỉnh như quả dưa Hà Lan lớn, xanh tươi và bóng bẩy. Ông đã đi du lịch rất nhiều và thấy một trong những cái lợi chủ yếu của các phương tiện giao thông tối tân là tạo điều kiện cho ta tham gia các thú vui của nhiều nước khác nhau. ở Tây Ban Nha, ông đã biểu diễn những bản nhạc chiều và bắt chim một cô gái Tây Ban Nha chơi măng đô lin. ở Thụy Sĩ, ông giết được một con nai. Sang Anh, ông mặc quần áo đỏ nhảy qua rào và đánh cuộc bắn được hai trăm con trĩ. Sang Thổ Nhĩ Kỳ, ông thâm nhập vào một khuê phòng, sang Ân Độ, ông cưỡi voi và giờ đây, tại Nga, ông muốn nếm mọi thú vui đặc biệt của nước Nga.
Vronxki phải đóng vai na ná như chủ lễ tân bên cạnh ông ta, chàng khó khăn lắm mới đưa nổi vào chương trình mọi thú tiêu khiển mà các ngài tai to mặt lớn muốn thết hoàng thân. Nào đua ngựa, nào bánh tráng dày, nào săn gấu, đua xe tam mã, dàn nhạc Digan, nào những cuộc chè chén có đập phá bát đĩa. Hoàng thân thấm nhuần tinh thần dân tộc Nga dễ dàng lạ lùng, đập vỡ hàng mâm đầy bát đĩa, bế một cô Digan ngồi vào lòng và có vẻ như muốn hỏi thế đã đủ chưa hay là tinh thần dân tộc Nga chỉ bó tròn trong mấy cách biểu hiện này thôi.
Thực ra, những thứ làm ông ta say mê nhất là mấy cô đào Pháp, một vũ nữ trong đội múa ba lê và rượu sâm banh nhãn hiệu trắng.
Vronxki vốn quen tiếp xúc với những vị hoàng thân; nhưng không biết vì bản thân chàng đã thay đổi hồi gần đây hay vì phải sống gần gũi thân mật quá nhiều với vị này mà chàng thấy tuần lễ này thật nặng nề kinh khủng. Lúc nào chàng cũng có cảm giác như phải canh gác một thằng điên nguy hiểm, vừa sợ nó vừa kinh hãi cho lý trí minh mẫn của chính mình trong khi gần nó. Lúc nào Vronxki cũng thấy cần giữ giọng lễ độ trịnh trọng để khỏi bị xúc phạm. Vị hoàng thân đối xử kiêu kỳ cả với những người cố hết sức giới thiệu cho ông hưởng thụ những thú vui Nga, khiến Vronxki phải ngạc nhiên. Những ý kiến ông đánh giá phụ nữ Nga, mà ông muốn nghiên cứu, nhiều lần làm Vronxki đỏ mặt bất bình. Nhưng sở dĩ vị hoàng thân là gánh nặng đối với Vronxki, trước hết vì mỗi khi nhìn ông ta, chàng lại như nhìn thấy chính mình. Và cái hình ảnh nhìn thấy trong tấm gương đó không hề phỉnh nịnh lòng tự ái của chàng chút nào: đó là một con người rất ngu si, dương dương tự đắc, khỏe như vâm và quần là áo lượt, ngoài ra không có gì hơn. Đành rằng đó là một trang công tử, điều ấy Vronxki không thể chối cãi được: trang trọng và bình đẳng với cấp trên, phóng túng và giản dị với đồng cấp, thân ái và khinh khỉnh với cấp dưới. Bản thân Vronxki cũng như vậy và coi đó là một ưu điểm lớn của mình; nhưng đối với vị hoàng thân, chàng là kẻ dưới, và những cử chỉ thân ái và khinh khỉnh của ông khiến chàng lộn ruột.
"Một khúc thịt ngu ngốc! Có thể nào mình lại như hắn được?" - Vronxki nghĩ thầm.
Dù sao, đến ngày thứ bảy, khi ông ta chào từ biệt và cảm ơn trước khi đi Moxcva, chàng cũng thấy may mắn được thoát khỏi cái hoàn cảnh phiền toái và tấm gương sỗ sàng đó. Sau một cuộc săn gấu kéo dài suốt đêm trở về - cái cớ để phô trương lòng dũng cảm Nga - chàng cáo biệt vị hoàng thân ở nhà ga.
Hoàn cảnh thật đau khổ và hẳn không ai trong bọn họ đủ sức chịu đựng lấy một ngày nếu không hy vọng rằng sự tình sẽ đổi khác và đây chỉ là khó khăn tạm thời rồi sẽ mất đi thôi. Alecxei Alecxandrovitr hy vọng mối tình này sẽ chấm dứt như mọi chuyện khác, mọi người sẽ quên đi và danh dự ông lại nguyên vẹn. Anna là người gây ra cơ sự và chịu đau khổ hơn ai hết, thì vẫn cam chịu và tin chắc tất cả chuyện này một ngày kia sẽ được giải quyết đâu vào đấy.
Nàng hoàn toàn không biết giải pháp đó ra sao, nhưng tin chắc giờ đây nó sẽ đến rất nhanh. Vronxki, bất giác chịu ảnh hưởng nàng, cũng đang chờ một cái gì ngoài ý muốn đến lật nhào mọi trở ngại.
Vào giữa mùa đông, Vronxki trải qua một tuần lễ buồn phát ngấy.
Người ta giao cho chàng nhiệm vụ đi theo một hoàng thân nước ngoài mới đến, và giới thiệu cho ông ta xem những danh thắng ở Peterburg.
Vronxki vốn có dáng dấp đường bệ; hơn nữa, chàng có tài tạo cho mình một phong thái trịnh trọng và kính cẩn, lại quen giao dịch với giới thượng lưu; cho nên chàng phải đảm đương cái chức trách đó.
Nhưng chàng thấy công việc đó thật rất khổ. Vị hoàng thân vừa muốn trả lời được tất cả những câu hỏi có thể gặp phải khi về nước, lại vừa muốn hưởng mọi thú vui Nga càng nhiều càng tốt: cho nên Vronxki buộc phải dẫn ông ta đi chơi khắp nơi. Buổi sáng, họ đi thăm các danh thắng; tối đến, tham dự những cuộc vui dân tộc. Vị hoàng thân có một sức khỏe phi thường kể cả đối với một hoàng thân; do tập thể dục và chăm nom thân thể cẩn thận, ông ta dư sức đến nỗi mặc dầu thả cửa chơi bời trong các cuộc vui, ông vẫn tươi tỉnh như quả dưa Hà Lan lớn, xanh tươi và bóng bẩy. Ông đã đi du lịch rất nhiều và thấy một trong những cái lợi chủ yếu của các phương tiện giao thông tối tân là tạo điều kiện cho ta tham gia các thú vui của nhiều nước khác nhau. ở Tây Ban Nha, ông đã biểu diễn những bản nhạc chiều và bắt chim một cô gái Tây Ban Nha chơi măng đô lin. ở Thụy Sĩ, ông giết được một con nai. Sang Anh, ông mặc quần áo đỏ nhảy qua rào và đánh cuộc bắn được hai trăm con trĩ. Sang Thổ Nhĩ Kỳ, ông thâm nhập vào một khuê phòng, sang Ân Độ, ông cưỡi voi và giờ đây, tại Nga, ông muốn nếm mọi thú vui đặc biệt của nước Nga.
Vronxki phải đóng vai na ná như chủ lễ tân bên cạnh ông ta, chàng khó khăn lắm mới đưa nổi vào chương trình mọi thú tiêu khiển mà các ngài tai to mặt lớn muốn thết hoàng thân. Nào đua ngựa, nào bánh tráng dày, nào săn gấu, đua xe tam mã, dàn nhạc Digan, nào những cuộc chè chén có đập phá bát đĩa. Hoàng thân thấm nhuần tinh thần dân tộc Nga dễ dàng lạ lùng, đập vỡ hàng mâm đầy bát đĩa, bế một cô Digan ngồi vào lòng và có vẻ như muốn hỏi thế đã đủ chưa hay là tinh thần dân tộc Nga chỉ bó tròn trong mấy cách biểu hiện này thôi.
Thực ra, những thứ làm ông ta say mê nhất là mấy cô đào Pháp, một vũ nữ trong đội múa ba lê và rượu sâm banh nhãn hiệu trắng.
Vronxki vốn quen tiếp xúc với những vị hoàng thân; nhưng không biết vì bản thân chàng đã thay đổi hồi gần đây hay vì phải sống gần gũi thân mật quá nhiều với vị này mà chàng thấy tuần lễ này thật nặng nề kinh khủng. Lúc nào chàng cũng có cảm giác như phải canh gác một thằng điên nguy hiểm, vừa sợ nó vừa kinh hãi cho lý trí minh mẫn của chính mình trong khi gần nó. Lúc nào Vronxki cũng thấy cần giữ giọng lễ độ trịnh trọng để khỏi bị xúc phạm. Vị hoàng thân đối xử kiêu kỳ cả với những người cố hết sức giới thiệu cho ông hưởng thụ những thú vui Nga, khiến Vronxki phải ngạc nhiên. Những ý kiến ông đánh giá phụ nữ Nga, mà ông muốn nghiên cứu, nhiều lần làm Vronxki đỏ mặt bất bình. Nhưng sở dĩ vị hoàng thân là gánh nặng đối với Vronxki, trước hết vì mỗi khi nhìn ông ta, chàng lại như nhìn thấy chính mình. Và cái hình ảnh nhìn thấy trong tấm gương đó không hề phỉnh nịnh lòng tự ái của chàng chút nào: đó là một con người rất ngu si, dương dương tự đắc, khỏe như vâm và quần là áo lượt, ngoài ra không có gì hơn. Đành rằng đó là một trang công tử, điều ấy Vronxki không thể chối cãi được: trang trọng và bình đẳng với cấp trên, phóng túng và giản dị với đồng cấp, thân ái và khinh khỉnh với cấp dưới. Bản thân Vronxki cũng như vậy và coi đó là một ưu điểm lớn của mình; nhưng đối với vị hoàng thân, chàng là kẻ dưới, và những cử chỉ thân ái và khinh khỉnh của ông khiến chàng lộn ruột.
"Một khúc thịt ngu ngốc! Có thể nào mình lại như hắn được?" - Vronxki nghĩ thầm.
Dù sao, đến ngày thứ bảy, khi ông ta chào từ biệt và cảm ơn trước khi đi Moxcva, chàng cũng thấy may mắn được thoát khỏi cái hoàn cảnh phiền toái và tấm gương sỗ sàng đó. Sau một cuộc săn gấu kéo dài suốt đêm trở về - cái cớ để phô trương lòng dũng cảm Nga - chàng cáo biệt vị hoàng thân ở nhà ga.
Quyển
4
Chương 2
Chương 2
Về tới nhà, Vronxki thấy một bức thư của Anna. Nàng viết:
"Em ốm và buồn khổ lắm. Em không ra ngoài được, nhưng cũng không thể đành
lòng chịu vắng anh lâu hơn nữa. Tối nay, anh lại nhé. Alecxei Alecxandrovitr từ
bảy giờ đi họp đến mười giờ". Chàng suy nghĩ một phút về lời mời kỳ lạ
này, vì Carenin đã yêu cầu nàng không được gặp chàng tại nhà, nhưng chàng vẫn
quyết định đi.
Mùa đông năm ấy, Vronxki được thăng cấp đại tá. Chàng đã rời trung đoàn và sống một mình. Ăn trưa xong, chàng nằm duỗi dài trên đi văng. Hồi ức về những cảnh tượng thô bỉ chàng phải dự mấy ngày gần đây, mờ dần và lẫn lộn vào hình ảnh của Anna và của bác nông dân đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc săn gấu, và Vronxki ngủ thiếp đi. Chàng tỉnh dậy trong bóng tối, run lên vì sợ, và vội thắp một ngọn nến. "Cái gì ấy nhỉ? Thế là thế nào? Mình nhìn thấy cái gì khủng khiếp trong giấc mơ vậy? A, phải rồi! Lão mugích bé nhỏ bẩn thỉu, râu ria xồm xoàm, cúi gập người làm cái gì đó, và bỗng nhiên thốt ra những lời kỳ quái bằng tiếng Pháp... Không, mình không mê thấy gì khác nữa, chàng tự nhủ. Nhưng làm sao lại ghê sợ đến thế nhỉ?". Một lần nữa chàng nhớ lại rõ ràng lão mugich và cái câu lão nói bằng tiếng Pháp không sao hiểu nổi và một cảm giác ớn lạnh chạy khắp sống lưng chàng.
"Khỉ thật!", Vronxki thầm nghĩ và nhìn đồng hồ.
Đã tám giờ rưỡi. Chàng giật chuông gọi đầy tớ, vội vã mặc quần áo và đi ra. Chàng hoàn toàn quên bẵng giấc mơ vừa rồi và chỉ còn lo mình đến chậm. Khi đến gần nhà Carenin, chàng liếc nhìn đồng hồ và đã thấy chín giờ kém mười. Một cỗ xe cao và hẹp thắng cặp ngựa xám đậu trước bậc thềm. Chàng nhận ra cỗ xe của Anna. "Nàng lại nhà mình, như thế tiện hơn, chàng nghĩ bụng. Vào cái nhà này, thật khó chịu. Nhưng mặc kệ, mình không muốn ra người lén lút", chàng tự nhủ, và với vẻ thoải mái vốn có từ nhỏ của một người không phải xấu hổ về việc gì hết, Vronxki bước xuống xe trượt và trèo lên bậc thềm. Cửa mở ra, và người gác cửa, tay cắp chăn phủ chân, gọi xe ngựa. Vronxki thường ngày không chú ý đến những tiểu tiết, cũng bắt chợt thấy cặp mắt kinh ngạc của gã gác cửa liếc nhìn chàng. Suýt nữa chàng va phải Alecxei Alecxandrovitr ở bậc cửa. Ngọn đèn đất chiếu vào giữa bộ mặt ông nhợt nhạt và hốc hác dưới vành mũ đen và chiếc cà vạt trắng thò ra cạnh cổ áo choàng lót lông hải ly, Carenin đưa cặp mắt lờ đờ và bất động nhìn vào mặt Vronxki. Chàng cúi đầu chào và Alecxei Alecxandrovitr mấp máy môi, đưa tay lên mũ đáp lại và đi qua. Vronxki trông thấy ông ta trèo lên xe không quay đầu lại, đưa tay qua cửa xe đỡ lấy tấm chăn phủ chân cùng ống nhòm người nhà đưa cho, và đi thẳng. Vronxki bước vào phòng đợi. Lông mày chàng cau lại, mắt long lanh dữ dội và kiêu kỳ.
"Hoàn cảnh trớ trêu làm sao! Chàng tự nhủ. Giá lão ta tranh đấu, bảo vệ lấy danh dự thì mình còn có thể hành động, biểu lộ tình cảm; nhưng sự nhu nhược hay hèn đớn ấy... Tại lão mà mình hóa ra có vẻ định lừa dối lão trong khi mình hoàn toàn không muốn thế".
Từ bữa cùng Anna tâm sự ở vườn nhà Vrege, ý định Vronxki đã thay đổi. Bất đắc dĩ phải nhượng bộ sự yếu đuối của Anna, người đã hoàn toàn hiến thân cho chàng và chỉ còn trông mong ở chàng để thay đổi số phận, sẵn sàng cam chịu mọi chuyện, đã từ lâu chàng không còn nghĩ đến chuyện có thể chấm dứt mối tình này, như trước kia chàng vẫn tưởng. Những dự định đầy tham vọng một lần nữa lại lùi xuống hàng thứ yếu, và một khi cảm thấy mình đã ra khỏi cái phạm vi mà mọi sự đều xác định rõ ràng, chàng lại đắm mình không chút dè dặt trong niềm mê say càng trói chặt chàng vào Anna hơn nữa.
Trong phòng đợi, chàng nghe thấy tiếng chân nàng từ đằng xa.
Chàng biết nàng đợi mình, nàng đã đứng rình, và giờ đây nàng quay vào phòng khách.
- Không, - nàng kêu lên khi thấy chàng, và nước mắt lập tức trào ra, - không, nếu cứ kéo dài thế này mãi thì em đến bị đẩy vào cái bước ấy sớm hơn, sớm hơn rất nhiều!
- Có gì vậy, em yêu của anh?
- Có gì à? Em chờ đợi, em khổ sở suốt hai tiếng đồng hồ rồi... Thôi em không muốn... em không thể nặng lời với anh. Chắc là anh không thể đến sớm hơn được. Thôi em chả nói nữa.
Nàng đặt hai tay lên vai chàng và nhìn chàng bằng một cái nhìn sâu xa, say đắm đồng thời lại có vẻ dò xét. Nàng ngắm nghía khuôn mặt ấy để bù lại cả quãng thời gian vắng chàng. Cũng như mỗi lần gặp lại, nàng so sánh hình ảnh tưởng tượng (đẹp hơn ở ngoài đến mức không thể so sánh, không thể có thực được) với hình ảnh thật của chàng.
Mùa đông năm ấy, Vronxki được thăng cấp đại tá. Chàng đã rời trung đoàn và sống một mình. Ăn trưa xong, chàng nằm duỗi dài trên đi văng. Hồi ức về những cảnh tượng thô bỉ chàng phải dự mấy ngày gần đây, mờ dần và lẫn lộn vào hình ảnh của Anna và của bác nông dân đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc săn gấu, và Vronxki ngủ thiếp đi. Chàng tỉnh dậy trong bóng tối, run lên vì sợ, và vội thắp một ngọn nến. "Cái gì ấy nhỉ? Thế là thế nào? Mình nhìn thấy cái gì khủng khiếp trong giấc mơ vậy? A, phải rồi! Lão mugích bé nhỏ bẩn thỉu, râu ria xồm xoàm, cúi gập người làm cái gì đó, và bỗng nhiên thốt ra những lời kỳ quái bằng tiếng Pháp... Không, mình không mê thấy gì khác nữa, chàng tự nhủ. Nhưng làm sao lại ghê sợ đến thế nhỉ?". Một lần nữa chàng nhớ lại rõ ràng lão mugich và cái câu lão nói bằng tiếng Pháp không sao hiểu nổi và một cảm giác ớn lạnh chạy khắp sống lưng chàng.
"Khỉ thật!", Vronxki thầm nghĩ và nhìn đồng hồ.
Đã tám giờ rưỡi. Chàng giật chuông gọi đầy tớ, vội vã mặc quần áo và đi ra. Chàng hoàn toàn quên bẵng giấc mơ vừa rồi và chỉ còn lo mình đến chậm. Khi đến gần nhà Carenin, chàng liếc nhìn đồng hồ và đã thấy chín giờ kém mười. Một cỗ xe cao và hẹp thắng cặp ngựa xám đậu trước bậc thềm. Chàng nhận ra cỗ xe của Anna. "Nàng lại nhà mình, như thế tiện hơn, chàng nghĩ bụng. Vào cái nhà này, thật khó chịu. Nhưng mặc kệ, mình không muốn ra người lén lút", chàng tự nhủ, và với vẻ thoải mái vốn có từ nhỏ của một người không phải xấu hổ về việc gì hết, Vronxki bước xuống xe trượt và trèo lên bậc thềm. Cửa mở ra, và người gác cửa, tay cắp chăn phủ chân, gọi xe ngựa. Vronxki thường ngày không chú ý đến những tiểu tiết, cũng bắt chợt thấy cặp mắt kinh ngạc của gã gác cửa liếc nhìn chàng. Suýt nữa chàng va phải Alecxei Alecxandrovitr ở bậc cửa. Ngọn đèn đất chiếu vào giữa bộ mặt ông nhợt nhạt và hốc hác dưới vành mũ đen và chiếc cà vạt trắng thò ra cạnh cổ áo choàng lót lông hải ly, Carenin đưa cặp mắt lờ đờ và bất động nhìn vào mặt Vronxki. Chàng cúi đầu chào và Alecxei Alecxandrovitr mấp máy môi, đưa tay lên mũ đáp lại và đi qua. Vronxki trông thấy ông ta trèo lên xe không quay đầu lại, đưa tay qua cửa xe đỡ lấy tấm chăn phủ chân cùng ống nhòm người nhà đưa cho, và đi thẳng. Vronxki bước vào phòng đợi. Lông mày chàng cau lại, mắt long lanh dữ dội và kiêu kỳ.
"Hoàn cảnh trớ trêu làm sao! Chàng tự nhủ. Giá lão ta tranh đấu, bảo vệ lấy danh dự thì mình còn có thể hành động, biểu lộ tình cảm; nhưng sự nhu nhược hay hèn đớn ấy... Tại lão mà mình hóa ra có vẻ định lừa dối lão trong khi mình hoàn toàn không muốn thế".
Từ bữa cùng Anna tâm sự ở vườn nhà Vrege, ý định Vronxki đã thay đổi. Bất đắc dĩ phải nhượng bộ sự yếu đuối của Anna, người đã hoàn toàn hiến thân cho chàng và chỉ còn trông mong ở chàng để thay đổi số phận, sẵn sàng cam chịu mọi chuyện, đã từ lâu chàng không còn nghĩ đến chuyện có thể chấm dứt mối tình này, như trước kia chàng vẫn tưởng. Những dự định đầy tham vọng một lần nữa lại lùi xuống hàng thứ yếu, và một khi cảm thấy mình đã ra khỏi cái phạm vi mà mọi sự đều xác định rõ ràng, chàng lại đắm mình không chút dè dặt trong niềm mê say càng trói chặt chàng vào Anna hơn nữa.
Trong phòng đợi, chàng nghe thấy tiếng chân nàng từ đằng xa.
Chàng biết nàng đợi mình, nàng đã đứng rình, và giờ đây nàng quay vào phòng khách.
- Không, - nàng kêu lên khi thấy chàng, và nước mắt lập tức trào ra, - không, nếu cứ kéo dài thế này mãi thì em đến bị đẩy vào cái bước ấy sớm hơn, sớm hơn rất nhiều!
- Có gì vậy, em yêu của anh?
- Có gì à? Em chờ đợi, em khổ sở suốt hai tiếng đồng hồ rồi... Thôi em không muốn... em không thể nặng lời với anh. Chắc là anh không thể đến sớm hơn được. Thôi em chả nói nữa.
Nàng đặt hai tay lên vai chàng và nhìn chàng bằng một cái nhìn sâu xa, say đắm đồng thời lại có vẻ dò xét. Nàng ngắm nghía khuôn mặt ấy để bù lại cả quãng thời gian vắng chàng. Cũng như mỗi lần gặp lại, nàng so sánh hình ảnh tưởng tượng (đẹp hơn ở ngoài đến mức không thể so sánh, không thể có thực được) với hình ảnh thật của chàng.
Quyển
4
Chương 3
Chương 3
- Anh gặp ông ta phải không? - nàng hỏi khi hai người đã ngồi
bên bàn, dưới ngọn đèn. - Đó là hình phạt về việc anh đến muộn đấy.
- Được, nhưng sao lại hóa ra như vậy? Ông ấy đang họp kia mà?
- Ông ấy đến đấy rồi, sau quay về và lại đi, cũng chả hiểu đi đâu nữa. Nhưng cái đó không quan trọng. Thôi không nói chuyện ấy nữa.
Mấy bữa nay anh ở đâu đấy? Vẫn đi với vị hoàng thân à?
Nàng biết mọi chi tiết về cuộc sống của chàng. Chàng định nói là suốt đêm mình không ngủ được nên mệt quá thiếp đi, nhưng thấy nét mặt nàng cảm động và sung sướng, chàng đâm xấu hổ. Và chàng nói thác ra là vừa đi hỏi về việc khởi hành của vị hoàng thân.
- Nhưng bây giờ xong rồi chứ? Ông ta đi rồi chứ?
- Ừ, đội ơn Chúa. Em không thể hiểu chuyện này khó chịu với anh đến thế nào.
- Tại sao vậy? Cuộc đời trai trẻ các anh vốn thế mà, - nàng nhíu mày nói, và, cầm lấy cái áo lên trên bàn, nàng rút que đan có móc ra, mắt không nhìn Vronxki.
- Anh từ bỏ cuộc đời ấy từ lâu rồi, - chàng đáp, ngạc nhiên vì sự thay đổi trên nét mặt Anna thử tìm hiểu xem tại sao như vậy. - Và anh thú thật suốt tuần lễ này, anh đã ngắm lối sống đó như người ta soi gương, - chàng nói tiếp, cười lộ hàm răng trắng và đều. - Điều đó làm anh khó chịu.
Nàng cầm chiếc áo len trên tay nhưng không đan mà đăm đăm nhìn chàng bằng cặp mắt long lanh, kỳ lạ và hằn học.
- Sáng nay, Liza đến thăm em... họ vẫn còn dám đến thăm em, bất chấp cả nữ bá tước Lidia Ivanovna, - nàng nói bóng gió. - Chị ấy kể lại cho em cái đêm truy hoan của anh. Thật gớm ghiếc!
- Quả tình anh muốn nói với em...
Nàng ngắt lời:
- Có phải đúng là cô Têrezơ anh quen từ ngày xưa đấy không?
- Anh muốn nói với em...
- Đàn ông các anh, quả bỉ ổi thật! Sao các anh lại không hiểu rằng một người đàn bà không thể quên những cái đó, - nàng nói, mỗi lúc một hăng, và do đó, để lộ lý do tại sao nàng tức giận. - Nhất là khi người đàn bà đó không thể biết gì hết về cuộc đời của anh. Em thì biết được gì, đã có bao giờ em biết chút gì về anh? Chỉ biết vẻn vẹn những điều anh nói với em thôi. Và làm thế nào mà rõ được anh có nói thật hay không?...
- Anna, em đã lăng mạ anh! Em không tin anh sao? Anh đã chẳng nói với em anh không hề giấu giếm em một ý nghĩ nào đấy ư?
- Có, có, - nàng nói, rõ ràng cố dằn lòng gạt bỏ ý nghĩ ghen tuông. - Nhưng nếu anh biết em khổ tâm đến mức nào!... Em tin anh, em tin anh... Vậy anh nói gì nào?
Nhưng chàng không thể nhớ ngay điều muốn nói. Những cơn ghen của Anna gần đây ngày một nhiều hơn khiến chàng hoảng sợ và đâm ra lạnh lùng với nàng, mặc dầu chàng cố che giấu. Tuy nhiên, chàng hiểu điều đó chứng tỏ nàng yêu chàng. Biết bao lần, chàng đã chẳng tự nhủ hạnh phúc đối với chàng chỉ có được trong mối tình này đó sao; giờ đây, nàng yêu chàng, yêu như một người đàn bà dám đặt tình yêu trên mọi của cải ở cõi đời này... mà chàng lại thấy hạnh phúc xa xăm hơn cả khi rời Moxcva đi theo nàng. Lúc đó, chàng cho là mình khổ sở, nhưng hạnh phúc ở phía trước mặt, còn bây giờ chàng lại cảm thấy những giờ phút tốt đẹp nhất lùi lại đằng sau rồi. Nàng không còn hoàn toàn như khi gặp buổi đầu. Cả về tinh thần, lẫn thể xác, nàng đều thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Toàn thân nàng đẫy ra và khi nói tới cô đào hát, một vẻ căm giận làm mặt nàng khác hẳn đi.
Chàng nhìn nàng như một người nhìn bông hoa tàn héo mình đã hái và phải khó khăn lắm mới thấy lại vẻ đẹp đã xui anh ta hái hoa.
Tuy nhiên, chàng cảm thấy khi đó, lúc niềm mê say còn mãnh liệt hơn bây giờ, chàng vẫn có thể dứt bỏ mối tình khỏi trái tim chàng cương quyết muốn như vậy; nhưng đến nay, khi thấy hình như không yêu nàng nữa, chàng lại vỡ lẽ ra rằng quan hệ của hai người không sao đoạn tuyệt được.
- Thế nào, anh định nói gì với em về vị hoàng thân ấy? Em đuổi được con qủy đi rồi, - nàng nói (họ vẫn gọi tính ghen của nàng như vậy). - Phải, anh vừa định nói gì với em về vị hoàng thân? Tại sao chuyện đó lại làm anh khó chịu đến thế?
- Chao! Thật không thể chịu được! - chàng vừa nói vừa cố nối lại mạch suy nghĩ. - Cái ông này, nhìn gần thật bất lợi cho ông ta. Không thể có cách nào mô tả ông ta đúng hơn là đem so sánh với một con vật được vỗ béo đưa đi thi để giật huy chương hạng nhất ở các cuộc triển lãm nông nghiệp, và không gì khác hơn nữa, - chàng nói với vẻ bực dọc khiến Anna phải chú ý.
- Thế nào, - nàng nói, - sao bảo ông ta đã từng thấy đủ điều và là người có học kia mà?
- Phải, nhưng học thức của họ khác xa chúng ta. Có thể nói ông này chỉ học để có quyền khinh miệt học thức, cũng như họ vẫn miệt thị tất cả, trừ những khoái lạc thú vật.
- Nhưng đàn ông các anh thì tất cả đều ham mê những khoái lạc thú vật đó, - nàng nói, và chàng thấy mắt nàng lại tối sầm và tránh không nhìn vào mắt chàng.
- Tại sao em lại bênh ông ta như thế? - chàng mỉm cười nói.
- Em không bênh gì hết, ông ta hoàn toàn không liên quan gì đến em; nhưng em thiết tưởng nếu bản thân anh không thích những trò tiêu khiển đó, thì hẳn anh có thể từ chối chứ. Nhưng anh cũng thích ngắm nàng Têrezơ trong bộ y phục của Evơ 1 kia mà...
- Con quỷ lại trở lại rồi đấy! - Vronxki vừa nói vừa cầm tay Anna đặt trên bàn, hôn.
- Đúng, em không thể tự chủ được nữa! Anh không thể biết em khổ sở như thế nào khi chờ anh! Em không nghĩ là mình ghen. Em không phải đứa ghen tuông: khi có anh ở đây, cùng với em, thì em tin anh; nhưng khi anh đi một mình ở nơi khác, sống cuộc đời em không hiểu nổi đó, thì...
Nàng né khỏi chàng, cuối cùng rút được móc kim đan cắm trong áo, và dùng ngón tay trỏ thoăn thoắt đan thành từng hàng những mũi len trắng lấp lánh dưới ánh đèn, bàn tay mảnh dẻ ngọ nguậy một cách bứt rứt dưới cổ tay áo thêu.
- Thế nào anh, chuyện vừa rồi ra sao? Anh gặp Alecxei Alecxandrovitr ở đâu? - nàng bất thần hỏi, giọng gượng gạo.
- Chúng tôi chạm trán nhau ở bậc cửa.
- Thế rồi ông ta chào anh như thế này phải không?
Mặt nàng dài thưỡn ra, và nàng lim dim mắt, sắc diện thay đổi nhanh chóng và chắp tay lại. Trên khuôn mặt đẹp, Vronxki thốt nhìn thấy sắc diện Alecxei Alecxandrovitr khi chàng chào ông ta. Chàng mỉm cười và nàng cũng vui vẻ cất tiếng cười giòn tan vốn là một trong những nét yêu kiều nhất của nàng.
- Quả thực anh không hiểu nổi ông ta, - Vronxki nói. - Giá sau khi em và ông ta nói thẳng với nhau rồi, ít ra ông ta cũng cắt đứt với em hay thách anh đấu súng... Còn như thế này thì thật anh không hiểu gì cả: làm sao ông ta có thể chịu đựng nổi hoàn cảnh như thế này? Rõ ràng ông ta đau khổ lắm.
- Ông ta ấy à? - nàng khẽ cười. Ông ta hoàn toàn mãn nguyện.
- Tại sao tất cả chúng ta đều phải đau khổ trong khi mọi việc đáng ra có thể ổn thoả?
- Ông ta không đau khổ đâu. Em biết ông ta lắm; em biết rõ tính giả dối đầy rẫy trong người ông ta. Có thể nào sống nổi như lão ta đã sống với em, nếu trong người còn có chút ít tri giác? Ông ta không hiểu gì hết, không cảm thấy gì hết. Lẽ nào một người còn chút ít tri giác lại chịu sống chung một nhà với cô vợ tội lỗi, chuyện trò và gọi cô ta bằng em?
Và nàng lại bắt chước chồng: "Em yêu quý của anh 2, em, Anna!".
- Đó không phải là người, mà chỉ là một con rối thôi. Không ai hiểu lão ta cả, nhưng em thì em biết rõ. ồ! nếu ở địa vị lão ta, em đã giết, đã băm vằm ra từng mảnh cô vợ như em, em sẽ không nói: "Em Anna yêu quý của anh!". Đó không phải là người, mà là cái máy hành chính. Lão không hiểu rằng em là vợ anh, còn lão là một kẻ xa lạ, một người thừa... Thôi không nói nữa, không nói đến lão nữa!...
- Em bất công đấy, em thân yêu! - Vronxki nói, cố làm cho nàng bình tĩnh lại. - Được thôi, ta sẽ không nói về ông ta nữa. Kể cho anh nghe em đã làm những gì đi. Em ốm thế nào? Bệnh gì, bác sĩ bảo em làm sao?
Nàng nhìn chàng với vẻ vui thích hài hước. Rõ ràng nàng lại vừa khám phá thêm ở chồng một nét lố bịch và đợi lúc nói cho Vronxki biết.
Nhưng chàng nói tiếp:
- Anh chắc không phải bệnh, mà do em có mang đấy thôi. Bao giờ đấy?
Mắt Anna đã tắt ngấm ánh giễu cợt; nàng lại mỉm cười, nụ cười lộ rõ một nỗi lo lắng và một nỗi buồn bí ẩn, làm thay đổi hẳn vẻ mặt.
- Sắp rồi đấy. Anh nói hoàn cảnh chúng ta thật đau khổ, phải thoát ra thôi. Giá anh biết em khổ tâm đến thế nào, em sẵn sàng đổi tất cả để được mạnh dạn yêu anh, tự do yêu anh! Em sẽ không phải tự giày vò mình nữa và cũng không giày vò anh vì ghen tuông... Sắp đâu vào đấy cả, nhưng không như ta tưởng đâu.
Và khi nghĩ đến điều sẽ xảy ra, nàng thương cho phận mình đến ứa nước mắt và không nói tiếp được. Nàng đặt bàn tay trắng muốt đeo nhẫn lấp lánh dưới ánh đèn, lên tay áo Vronxki.
- Việc đó sẽ xảy đến khác hẳn ý nghĩ chúng ta. Em không muốn nói với anh chuyện này, nhưng anh đã buộc em phải nói ra. Sắp sửa rồi, sắp sửa đến nơi rồi, mọi chuyện sẽ được giải quyết, chúng ta ai nấy sẽ thanh thản và không đau khổ nữa.
- Anh không hiểu gì cả, - chàng nói. Thực ra chàng hiểu rất rõ.
- Anh hỏi em; bao giờ? Em trả lời anh: sắp sửa rồi. Và em sẽ không sống qua khỏi lúc bấy giờ đâu. Anh đừng ngắt lời em, - nàng vội nói tiếp. - Em biết lắm; chắc chắn như thế. Em sắp chết rồi; như thế là em được giải thoát và em giải thoát cả cho anh và ông ta; em lấy đó làm sung sướng.
Nước mắt nàng chảy ròng ròng, - chàng cúi xuống hôn tay nàng, cố giấu nỗi xúc động của chính mình, một nỗi xúc động vô căn cứ, chàng biết vậy, nhưng không nén được.
- Phải, cứ thế là hơn cả, - nàng nói tiếp và xiết tay chàng thật chặt.
Chúng ta chỉ còn độc cách ấy thôi.
Chàng định thần lại và ngẩng đầu lên.
- Thật vớ vẩn! Em chỉ được cái nói nhảm thôi!
- Không đâu, đúng thế đấy!
- Đúng cái gì mới được chứ?
- Em sắp chết. Em đã nằm mê.
- Nằm mê à? - Vronxki nhắc lại; lập tức chàng nhớ đến lão mugich đã gặp trong mơ.
- Vâng, - nàng nói. - Đã lâu rồi. Em chạy vào buồng ngủ để lấy cái gì đó, anh còn lạ gì chuyện nằm mê, - nàng nói, mắt căng lên sợ hãi. - Có người ở trong góc buồng...
- Chà, thật vớ vẩn! Ai mà tin được.
Nàng không để chàng ngắt lời vì cảm thấy điều mình nói vô cùng quan trọng.
- Hắn ta quay lại và em thấy một gã mugich nhỏ bé, râu xồm xoàm và bộ dạng thật đáng sợ. Em muốn chạy trốn, nhưng hắn đã cúi xuống cái bị và khua khoắng trong đó...
Nàng bắt chước lão mugich đang lục tìm trong bị. Mặt nàng lộ vẻ khiếp sợ. Và nhớ tới giấc mơ của chính mình, Vronxki cũng thấy một nỗi khiếp sợ tương tự tràn ngập tâm hồn.
- Hắn lục lọi cái bị và lầu bầu câu gì bằng tiếng Pháp. Hắn nói rất nhanh, rất nhanh, uốn lưỡi chữ "r": "Phải nện sắt, nghiền nó, nhào nó..." 3. Khiếp đảm, em cố tỉnh dậy. Thé là em tỉnh... nhưng vẫn tỉnh trong mê. Em tự hỏi thế là nghĩa lý gì. Bấy giờ, Kornây bèn bảo em:
"Lúc đẻ con, cô sẽ chết, lúc đẻ con, lúc đẻ con, cô bạn thân mến ạ...".
Thế là em thức giấc hẳn.
- Vớ vẩn quá, vớ vẩn quá đi thôi! - Vronxki nói, nhưng chính chàng cũng cảm thấy giọng mình không có chút gì thuyết phục.
- Thôi, không nói chuyện ấy nữa. Anh lắc chuông đi, để em bảo họ pha trà. Không, khoan đã, chúng ta chẳng còn bao nhiêu thì giờ, em...
Đột nhiên, nàng ngừng bặt. Vẻ mặt nàng thoắt đổi khác. Sự sợ hãi, nỗi bồi hồi nhường chỗ cho vẻ trầm mặc trang nghiêm và xúc động. Chàng không hiểu lý do của sự thay đổi. Nàng vừa cảm thấy một sự sống mới cựa quậy trong bụng.
Chú thích:
1. ý nói: nàng Têrezơ khoả thân.
2. Ma chère (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Il faut le battre, le fer, le broyer, le pétrir (tiếng Pháp trong nguyên bản).
- Được, nhưng sao lại hóa ra như vậy? Ông ấy đang họp kia mà?
- Ông ấy đến đấy rồi, sau quay về và lại đi, cũng chả hiểu đi đâu nữa. Nhưng cái đó không quan trọng. Thôi không nói chuyện ấy nữa.
Mấy bữa nay anh ở đâu đấy? Vẫn đi với vị hoàng thân à?
Nàng biết mọi chi tiết về cuộc sống của chàng. Chàng định nói là suốt đêm mình không ngủ được nên mệt quá thiếp đi, nhưng thấy nét mặt nàng cảm động và sung sướng, chàng đâm xấu hổ. Và chàng nói thác ra là vừa đi hỏi về việc khởi hành của vị hoàng thân.
- Nhưng bây giờ xong rồi chứ? Ông ta đi rồi chứ?
- Ừ, đội ơn Chúa. Em không thể hiểu chuyện này khó chịu với anh đến thế nào.
- Tại sao vậy? Cuộc đời trai trẻ các anh vốn thế mà, - nàng nhíu mày nói, và, cầm lấy cái áo lên trên bàn, nàng rút que đan có móc ra, mắt không nhìn Vronxki.
- Anh từ bỏ cuộc đời ấy từ lâu rồi, - chàng đáp, ngạc nhiên vì sự thay đổi trên nét mặt Anna thử tìm hiểu xem tại sao như vậy. - Và anh thú thật suốt tuần lễ này, anh đã ngắm lối sống đó như người ta soi gương, - chàng nói tiếp, cười lộ hàm răng trắng và đều. - Điều đó làm anh khó chịu.
Nàng cầm chiếc áo len trên tay nhưng không đan mà đăm đăm nhìn chàng bằng cặp mắt long lanh, kỳ lạ và hằn học.
- Sáng nay, Liza đến thăm em... họ vẫn còn dám đến thăm em, bất chấp cả nữ bá tước Lidia Ivanovna, - nàng nói bóng gió. - Chị ấy kể lại cho em cái đêm truy hoan của anh. Thật gớm ghiếc!
- Quả tình anh muốn nói với em...
Nàng ngắt lời:
- Có phải đúng là cô Têrezơ anh quen từ ngày xưa đấy không?
- Anh muốn nói với em...
- Đàn ông các anh, quả bỉ ổi thật! Sao các anh lại không hiểu rằng một người đàn bà không thể quên những cái đó, - nàng nói, mỗi lúc một hăng, và do đó, để lộ lý do tại sao nàng tức giận. - Nhất là khi người đàn bà đó không thể biết gì hết về cuộc đời của anh. Em thì biết được gì, đã có bao giờ em biết chút gì về anh? Chỉ biết vẻn vẹn những điều anh nói với em thôi. Và làm thế nào mà rõ được anh có nói thật hay không?...
- Anna, em đã lăng mạ anh! Em không tin anh sao? Anh đã chẳng nói với em anh không hề giấu giếm em một ý nghĩ nào đấy ư?
- Có, có, - nàng nói, rõ ràng cố dằn lòng gạt bỏ ý nghĩ ghen tuông. - Nhưng nếu anh biết em khổ tâm đến mức nào!... Em tin anh, em tin anh... Vậy anh nói gì nào?
Nhưng chàng không thể nhớ ngay điều muốn nói. Những cơn ghen của Anna gần đây ngày một nhiều hơn khiến chàng hoảng sợ và đâm ra lạnh lùng với nàng, mặc dầu chàng cố che giấu. Tuy nhiên, chàng hiểu điều đó chứng tỏ nàng yêu chàng. Biết bao lần, chàng đã chẳng tự nhủ hạnh phúc đối với chàng chỉ có được trong mối tình này đó sao; giờ đây, nàng yêu chàng, yêu như một người đàn bà dám đặt tình yêu trên mọi của cải ở cõi đời này... mà chàng lại thấy hạnh phúc xa xăm hơn cả khi rời Moxcva đi theo nàng. Lúc đó, chàng cho là mình khổ sở, nhưng hạnh phúc ở phía trước mặt, còn bây giờ chàng lại cảm thấy những giờ phút tốt đẹp nhất lùi lại đằng sau rồi. Nàng không còn hoàn toàn như khi gặp buổi đầu. Cả về tinh thần, lẫn thể xác, nàng đều thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Toàn thân nàng đẫy ra và khi nói tới cô đào hát, một vẻ căm giận làm mặt nàng khác hẳn đi.
Chàng nhìn nàng như một người nhìn bông hoa tàn héo mình đã hái và phải khó khăn lắm mới thấy lại vẻ đẹp đã xui anh ta hái hoa.
Tuy nhiên, chàng cảm thấy khi đó, lúc niềm mê say còn mãnh liệt hơn bây giờ, chàng vẫn có thể dứt bỏ mối tình khỏi trái tim chàng cương quyết muốn như vậy; nhưng đến nay, khi thấy hình như không yêu nàng nữa, chàng lại vỡ lẽ ra rằng quan hệ của hai người không sao đoạn tuyệt được.
- Thế nào, anh định nói gì với em về vị hoàng thân ấy? Em đuổi được con qủy đi rồi, - nàng nói (họ vẫn gọi tính ghen của nàng như vậy). - Phải, anh vừa định nói gì với em về vị hoàng thân? Tại sao chuyện đó lại làm anh khó chịu đến thế?
- Chao! Thật không thể chịu được! - chàng vừa nói vừa cố nối lại mạch suy nghĩ. - Cái ông này, nhìn gần thật bất lợi cho ông ta. Không thể có cách nào mô tả ông ta đúng hơn là đem so sánh với một con vật được vỗ béo đưa đi thi để giật huy chương hạng nhất ở các cuộc triển lãm nông nghiệp, và không gì khác hơn nữa, - chàng nói với vẻ bực dọc khiến Anna phải chú ý.
- Thế nào, - nàng nói, - sao bảo ông ta đã từng thấy đủ điều và là người có học kia mà?
- Phải, nhưng học thức của họ khác xa chúng ta. Có thể nói ông này chỉ học để có quyền khinh miệt học thức, cũng như họ vẫn miệt thị tất cả, trừ những khoái lạc thú vật.
- Nhưng đàn ông các anh thì tất cả đều ham mê những khoái lạc thú vật đó, - nàng nói, và chàng thấy mắt nàng lại tối sầm và tránh không nhìn vào mắt chàng.
- Tại sao em lại bênh ông ta như thế? - chàng mỉm cười nói.
- Em không bênh gì hết, ông ta hoàn toàn không liên quan gì đến em; nhưng em thiết tưởng nếu bản thân anh không thích những trò tiêu khiển đó, thì hẳn anh có thể từ chối chứ. Nhưng anh cũng thích ngắm nàng Têrezơ trong bộ y phục của Evơ 1 kia mà...
- Con quỷ lại trở lại rồi đấy! - Vronxki vừa nói vừa cầm tay Anna đặt trên bàn, hôn.
- Đúng, em không thể tự chủ được nữa! Anh không thể biết em khổ sở như thế nào khi chờ anh! Em không nghĩ là mình ghen. Em không phải đứa ghen tuông: khi có anh ở đây, cùng với em, thì em tin anh; nhưng khi anh đi một mình ở nơi khác, sống cuộc đời em không hiểu nổi đó, thì...
Nàng né khỏi chàng, cuối cùng rút được móc kim đan cắm trong áo, và dùng ngón tay trỏ thoăn thoắt đan thành từng hàng những mũi len trắng lấp lánh dưới ánh đèn, bàn tay mảnh dẻ ngọ nguậy một cách bứt rứt dưới cổ tay áo thêu.
- Thế nào anh, chuyện vừa rồi ra sao? Anh gặp Alecxei Alecxandrovitr ở đâu? - nàng bất thần hỏi, giọng gượng gạo.
- Chúng tôi chạm trán nhau ở bậc cửa.
- Thế rồi ông ta chào anh như thế này phải không?
Mặt nàng dài thưỡn ra, và nàng lim dim mắt, sắc diện thay đổi nhanh chóng và chắp tay lại. Trên khuôn mặt đẹp, Vronxki thốt nhìn thấy sắc diện Alecxei Alecxandrovitr khi chàng chào ông ta. Chàng mỉm cười và nàng cũng vui vẻ cất tiếng cười giòn tan vốn là một trong những nét yêu kiều nhất của nàng.
- Quả thực anh không hiểu nổi ông ta, - Vronxki nói. - Giá sau khi em và ông ta nói thẳng với nhau rồi, ít ra ông ta cũng cắt đứt với em hay thách anh đấu súng... Còn như thế này thì thật anh không hiểu gì cả: làm sao ông ta có thể chịu đựng nổi hoàn cảnh như thế này? Rõ ràng ông ta đau khổ lắm.
- Ông ta ấy à? - nàng khẽ cười. Ông ta hoàn toàn mãn nguyện.
- Tại sao tất cả chúng ta đều phải đau khổ trong khi mọi việc đáng ra có thể ổn thoả?
- Ông ta không đau khổ đâu. Em biết ông ta lắm; em biết rõ tính giả dối đầy rẫy trong người ông ta. Có thể nào sống nổi như lão ta đã sống với em, nếu trong người còn có chút ít tri giác? Ông ta không hiểu gì hết, không cảm thấy gì hết. Lẽ nào một người còn chút ít tri giác lại chịu sống chung một nhà với cô vợ tội lỗi, chuyện trò và gọi cô ta bằng em?
Và nàng lại bắt chước chồng: "Em yêu quý của anh 2, em, Anna!".
- Đó không phải là người, mà chỉ là một con rối thôi. Không ai hiểu lão ta cả, nhưng em thì em biết rõ. ồ! nếu ở địa vị lão ta, em đã giết, đã băm vằm ra từng mảnh cô vợ như em, em sẽ không nói: "Em Anna yêu quý của anh!". Đó không phải là người, mà là cái máy hành chính. Lão không hiểu rằng em là vợ anh, còn lão là một kẻ xa lạ, một người thừa... Thôi không nói nữa, không nói đến lão nữa!...
- Em bất công đấy, em thân yêu! - Vronxki nói, cố làm cho nàng bình tĩnh lại. - Được thôi, ta sẽ không nói về ông ta nữa. Kể cho anh nghe em đã làm những gì đi. Em ốm thế nào? Bệnh gì, bác sĩ bảo em làm sao?
Nàng nhìn chàng với vẻ vui thích hài hước. Rõ ràng nàng lại vừa khám phá thêm ở chồng một nét lố bịch và đợi lúc nói cho Vronxki biết.
Nhưng chàng nói tiếp:
- Anh chắc không phải bệnh, mà do em có mang đấy thôi. Bao giờ đấy?
Mắt Anna đã tắt ngấm ánh giễu cợt; nàng lại mỉm cười, nụ cười lộ rõ một nỗi lo lắng và một nỗi buồn bí ẩn, làm thay đổi hẳn vẻ mặt.
- Sắp rồi đấy. Anh nói hoàn cảnh chúng ta thật đau khổ, phải thoát ra thôi. Giá anh biết em khổ tâm đến thế nào, em sẵn sàng đổi tất cả để được mạnh dạn yêu anh, tự do yêu anh! Em sẽ không phải tự giày vò mình nữa và cũng không giày vò anh vì ghen tuông... Sắp đâu vào đấy cả, nhưng không như ta tưởng đâu.
Và khi nghĩ đến điều sẽ xảy ra, nàng thương cho phận mình đến ứa nước mắt và không nói tiếp được. Nàng đặt bàn tay trắng muốt đeo nhẫn lấp lánh dưới ánh đèn, lên tay áo Vronxki.
- Việc đó sẽ xảy đến khác hẳn ý nghĩ chúng ta. Em không muốn nói với anh chuyện này, nhưng anh đã buộc em phải nói ra. Sắp sửa rồi, sắp sửa đến nơi rồi, mọi chuyện sẽ được giải quyết, chúng ta ai nấy sẽ thanh thản và không đau khổ nữa.
- Anh không hiểu gì cả, - chàng nói. Thực ra chàng hiểu rất rõ.
- Anh hỏi em; bao giờ? Em trả lời anh: sắp sửa rồi. Và em sẽ không sống qua khỏi lúc bấy giờ đâu. Anh đừng ngắt lời em, - nàng vội nói tiếp. - Em biết lắm; chắc chắn như thế. Em sắp chết rồi; như thế là em được giải thoát và em giải thoát cả cho anh và ông ta; em lấy đó làm sung sướng.
Nước mắt nàng chảy ròng ròng, - chàng cúi xuống hôn tay nàng, cố giấu nỗi xúc động của chính mình, một nỗi xúc động vô căn cứ, chàng biết vậy, nhưng không nén được.
- Phải, cứ thế là hơn cả, - nàng nói tiếp và xiết tay chàng thật chặt.
Chúng ta chỉ còn độc cách ấy thôi.
Chàng định thần lại và ngẩng đầu lên.
- Thật vớ vẩn! Em chỉ được cái nói nhảm thôi!
- Không đâu, đúng thế đấy!
- Đúng cái gì mới được chứ?
- Em sắp chết. Em đã nằm mê.
- Nằm mê à? - Vronxki nhắc lại; lập tức chàng nhớ đến lão mugich đã gặp trong mơ.
- Vâng, - nàng nói. - Đã lâu rồi. Em chạy vào buồng ngủ để lấy cái gì đó, anh còn lạ gì chuyện nằm mê, - nàng nói, mắt căng lên sợ hãi. - Có người ở trong góc buồng...
- Chà, thật vớ vẩn! Ai mà tin được.
Nàng không để chàng ngắt lời vì cảm thấy điều mình nói vô cùng quan trọng.
- Hắn ta quay lại và em thấy một gã mugich nhỏ bé, râu xồm xoàm và bộ dạng thật đáng sợ. Em muốn chạy trốn, nhưng hắn đã cúi xuống cái bị và khua khoắng trong đó...
Nàng bắt chước lão mugich đang lục tìm trong bị. Mặt nàng lộ vẻ khiếp sợ. Và nhớ tới giấc mơ của chính mình, Vronxki cũng thấy một nỗi khiếp sợ tương tự tràn ngập tâm hồn.
- Hắn lục lọi cái bị và lầu bầu câu gì bằng tiếng Pháp. Hắn nói rất nhanh, rất nhanh, uốn lưỡi chữ "r": "Phải nện sắt, nghiền nó, nhào nó..." 3. Khiếp đảm, em cố tỉnh dậy. Thé là em tỉnh... nhưng vẫn tỉnh trong mê. Em tự hỏi thế là nghĩa lý gì. Bấy giờ, Kornây bèn bảo em:
"Lúc đẻ con, cô sẽ chết, lúc đẻ con, lúc đẻ con, cô bạn thân mến ạ...".
Thế là em thức giấc hẳn.
- Vớ vẩn quá, vớ vẩn quá đi thôi! - Vronxki nói, nhưng chính chàng cũng cảm thấy giọng mình không có chút gì thuyết phục.
- Thôi, không nói chuyện ấy nữa. Anh lắc chuông đi, để em bảo họ pha trà. Không, khoan đã, chúng ta chẳng còn bao nhiêu thì giờ, em...
Đột nhiên, nàng ngừng bặt. Vẻ mặt nàng thoắt đổi khác. Sự sợ hãi, nỗi bồi hồi nhường chỗ cho vẻ trầm mặc trang nghiêm và xúc động. Chàng không hiểu lý do của sự thay đổi. Nàng vừa cảm thấy một sự sống mới cựa quậy trong bụng.
Chú thích:
1. ý nói: nàng Têrezơ khoả thân.
2. Ma chère (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Il faut le battre, le fer, le broyer, le pétrir (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
4
Chương 4
Chương 4
Sau khi gặp Vronxki ở thềm nhà mình, Alecxei Alecxandrovitr tới
rạp hát, như đã định trước. Ông xem hai hồi đầu và gặp những người cần gặp. Khi
về tới nhà, ông chăm chú nhìn lên mắc áo, và thấy không có chiếc áo khoác nhà
binh nào treo ở đấy, ông mới vào phòng riêng. Trái với thói quen, ông không đi
nằm và cứ đi bách bộ trong phòng đến tận ba giờ sáng. Ông căm giận vợ đã không
chịu giữ thể diện và thực hiện điều kiện duy nhất ông đề ra: không được tiếp
tình nhân ở nhà, nỗi căm giận làm ông mất hết thanh thản. Cô ta đã vi phạm điều
giao ước, vậy ông phải trừng phạt và thực hiện lời doạ nạt: ông sẽ ly hôn và
giành lấy đứa con. Ông biết hết những khó khăn trong việc đó, nhưng ông đã nói
mình sẽ làm như vậy, và bây giờ ông phải thực hiện lời đe doạ ấy. Nữ bá tước
Lidia Ivanovna vạch cho ông thấy đó là lối thoát tốt nhất, và thời gian gần
đây, những thủ tục ly hôn đã đơn giản đi nhiều, nên Alecxei Alecxandrovitr thấy
có thể khắc phục được những khó khăn về thể thức. Rủi thay (thật là họa vô đơn
chí), việc tổ chức các dị tộc và việc dẫn thủy nhập điền của tỉnh Zaraixc đã
gây cho ông rất nhiều điều khó chịu, thành thử ít lâu nay, ông luôn ở trong tâm
trạng hết sức bực bội.
Suốt đêm ông không ngủ, và nỗi giận dữ cứ tăng lên rất nhanh, cho đến sáng thì đến tột đỉnh. Ông vội mặc quần áo như thể đang cầm một cái cốc đầy giận dữ chỉ sợ tràn ra ngoài làm vương vãi luôn cả chút nghị lực cần thiết để nói chuyện dứt khoát với vợ; ông vừa biết vợ đã dậy là lập tức vào ngay buồng nàng.
Anna xưa nay vẫn tự cho là hiểu chồng rất rõ, cũng sửng sốt vì vẻ mặt ông ta khi bước vào buồng. Lông mày nhíu lại, mắt ông cứ chòng chọc nhìn thẳng phía trước, vẻ lầm lầm, tránh cái nhìn của vợ; ông mím chặt đôi môi đầy vẻ khinh bỉ. Từ dáng đi, cử chỉ đến giọng nói đều lộ vẻ kiên quyết, dứt khoát chưa từng thấy. Sau khi bước qua ngưỡng cửa buồng, ông đi thẳng vào chỗ bàn giấy của Anna, không chào hỏi, lấy chìa khóa và mở ngăn kéo.
- Ông muốn gì nào? - nàng kêu lên.
- Tìm thư từ của nhân tình cô, - ông ta nói.
- Thư từ không để ở đây, - nàng nói và đóng ngăn kéo lại; nhưng thấy cử chỉ ấy, ông biết là mình đoán đúng, và thô bạo gạt mạnh tay vợ, ông chộp nhanh lấy cái ví mà ông biết nàng dùng đựng giấy tờ quan trọng nhất. Nàng toan giằng lại ví, nhưng ông đẩy nàng ra.
- Cô ngồi xuống! Tôi có chuyện cần nói với cô, - ông nói, lấy cánh tay kẹp cái ví, kẹp chặt đến nỗi vai ông nhô hẳn lên.
Nàng nhìn chồng im lặng, ngạc nhiên và sợ sệt.
- Tôi đã nói với cô là tôi cấm cô không được tiếp nhân tình ở nhà tôi kia mà.
- Tôi cần gặp anh ấy để...
Nàng ngừng lại, không bịa nổi cớ gì.
- Tôi chẳng thèm đếm xỉa đến lý do của người đàn bà viện ra để gặp tình nhân.
- Tôi chỉ muốn... - nàng nói và đỏ mặt. Thái độ cục cằn kia làm nàng nổi giận và mạnh dạn lên. - Sỉ nhục tôi bây giờ thì dễ biết mấy, chẳng lẽ ông không thấy thế sao? - nàng nói.
- Người ta có thể lăng nhục một người đàn ông lương thiện và một người đàn bà lương thiện, nhưng nói với thằng kẻ cắp rằng nó là thằng kẻ cắp, thì đó chỉ là xác nhận một việc có thực 1 mà thôi.
- Thì ra đây là tính tàn bạo mới trước kia tôi không thấy ở ông.
- Cô cho rằng một người chồng để vợ được tự do và cho phép cô ta dùng tên tuổi mình làm chỗ nương thân lương thiện với điều kiện duy nhất là phải giữ thể diện, là tàn bạo sao? Thế mà gọi là tàn bạo ư?
- Còn xấu xa hơn cả tàn bạo nữa kia, đó là đê tiện, nếu ông muốn biết rõ! - Anna kêu lên trong nỗi căm hờn sôi sục. Nàng đứng dậy và định đi ra.
- Không được! - ông ta thét lên, tiếng the thé, giọng cao hơn thường lệ, và những ngón tay dài của ông bóp chặt lấy cánh tay Anna bắt nàng ngồi xuống, bóp chặt đến nỗi chiếc vòng hằn cả vệt đỏ lên tay nàng. - Đê tiện ư? Nếu cô muốn dùng đến chữ ấy, thì đê tiện chính là bỏ chồng bỏ con đi theo nhân tình mà vẫn tiếp tục ăn bám vào chồng.
Nàng cúi đầu xuống. Không những nàng không nói với ông điều hôm qua đã nói với Vronxki, rằng chính chàng mới là chồng và Carenin chỉ là thừa, thậm chí nàng còn không nghĩ đến điều ấy nữa.
Nàng thấy mỗi lời ông nói đều rất đúng và đành chỉ khẽ nói:
- Ông không thể nào nhận định hoàn cảnh của tôi nghiêm khắc hơn chính tôi đâu; nhưng ông nói ra tất cả điều ấy để làm gì?
- Tại sao tôi nói ra à? Tại sao à? - ông nói tiếp, giọng vẫn giận dữ. - Để cô hiểu rằng, vì cô không tuân theo ý tôi về chuyện giữ thể diện, tôi sẽ có biện pháp chấm dứt tình trạng này.
- Nó sẽ tự chấm dứt, rất sớm thôi, - nàng nói, và nước mắt lại trào ra khi nghĩ đến cái chết sắp tới, cái chết lúc này nàng đang mong ước.
- Nó sẽ chấm dứt sớm hơn các người tưởng đấy, cô và nhân tình của cô ấy! Các người tìm cách thoả mãn những dục vọng xác thịt...
- Alecxei Alecxandrovitr! Không những thế là kém độ lượng mà còn thô bỉ nữa, khi đánh người đã ngã xuống đất.
- Phải, cô bao giờ cũng chỉ nghĩ đến mình cô thôi! Những đau đớn của người từng là chồng cô, không làm cô bận tâm. Đời hắn ta có tan nát, hắn ta có đ...au đớn trăm bề, đối với cô cũng vậy thôi...
Alecxei Alecxandrovitr nói nhanh đến nỗi đâm lắp bắp. Anna thấy buồn cười, nhưng liền đó nàng hổ thẹn nghĩ lúc này không thể có cái gì là tức cười được. Và lần đầu tiên nàng thông cảm, tự đặt vào địa vị chồng và thương hại ông ta. Nhưng nàng biết nói gì, làm gì bây giờ?
Nàng cúi đầu và nín lặng. Ông im lặng một lát, rồi lại nói tiếp, giọng bớt the thé, cố nhấn mạnh vài chữ chẳng có gì đặc biệt quan trọng.
- Tôi đến để nói với cô... - ông ta mào đầu.
Nàng ngước mắt nhìn chồng. "Không phải thế đâu, đó chỉ là bề ngoài thôi, nàng nghĩ thầm và nhớ lại bộ mặt chồng khi nói lắp.
Không, một người có đôi mắt đục lờ và vẻ bình yên thoả mãn thế kia không thể có tình cảm gì hết".
- Tôi không thể thay đổi gì hết, - nàng khẽ nói.
- Tôi đến để nói cho cô biết ngày mai tôi đi Moxcva và sẽ không quay về nhà này nữa. Tôi sẽ bảo thầy kiện, người được tôi phó thác lo liệu việc ly dị, báo cho cô biết quyết định của tôi. Còn con trai tôi, nó sẽ đến ở với em gái tôi, - Alecxei Alecxandrovitr vừa nói vừa cố nhớ những điều mình định nói về vấn đề đứa con.
- Ông dùng Xerioja để hành hạ tôi, - nàng nói và nhìn trộm chồng.
- Ông có yêu gì nó đâu... Để nó lại cho tôi!
- Đúng như vậy, tôi không còn yêu cả con trai tôi nữa. Sự kinh tởm cô gây cho tôi đã vấy sang cả nó. Nhưng dù sao tôi cũng đem nó đi theo. Thôi vĩnh biệt!
Ông ta định đi ra, nhưng lần này chính nàng giữ chồng lại.
- Alecxei Alecxandrovitr, ông để Xerioja lại cho tôi! - nàng lại khẽ nói. Tôi chỉ xin ông có thế thôi. Ông để nó lại cho tôi đến khi... Tôi sắp sửa ở cữ rồi, ông để nó lại cho tôi!
Alecxei Alecxandrovitr đỏ rừ cả mặt, hấp tấp rút tay khỏi tay nàng, rời căn buồng không nói năng gì cả.
Chú thích:
1. Constatation d'un fait (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Suốt đêm ông không ngủ, và nỗi giận dữ cứ tăng lên rất nhanh, cho đến sáng thì đến tột đỉnh. Ông vội mặc quần áo như thể đang cầm một cái cốc đầy giận dữ chỉ sợ tràn ra ngoài làm vương vãi luôn cả chút nghị lực cần thiết để nói chuyện dứt khoát với vợ; ông vừa biết vợ đã dậy là lập tức vào ngay buồng nàng.
Anna xưa nay vẫn tự cho là hiểu chồng rất rõ, cũng sửng sốt vì vẻ mặt ông ta khi bước vào buồng. Lông mày nhíu lại, mắt ông cứ chòng chọc nhìn thẳng phía trước, vẻ lầm lầm, tránh cái nhìn của vợ; ông mím chặt đôi môi đầy vẻ khinh bỉ. Từ dáng đi, cử chỉ đến giọng nói đều lộ vẻ kiên quyết, dứt khoát chưa từng thấy. Sau khi bước qua ngưỡng cửa buồng, ông đi thẳng vào chỗ bàn giấy của Anna, không chào hỏi, lấy chìa khóa và mở ngăn kéo.
- Ông muốn gì nào? - nàng kêu lên.
- Tìm thư từ của nhân tình cô, - ông ta nói.
- Thư từ không để ở đây, - nàng nói và đóng ngăn kéo lại; nhưng thấy cử chỉ ấy, ông biết là mình đoán đúng, và thô bạo gạt mạnh tay vợ, ông chộp nhanh lấy cái ví mà ông biết nàng dùng đựng giấy tờ quan trọng nhất. Nàng toan giằng lại ví, nhưng ông đẩy nàng ra.
- Cô ngồi xuống! Tôi có chuyện cần nói với cô, - ông nói, lấy cánh tay kẹp cái ví, kẹp chặt đến nỗi vai ông nhô hẳn lên.
Nàng nhìn chồng im lặng, ngạc nhiên và sợ sệt.
- Tôi đã nói với cô là tôi cấm cô không được tiếp nhân tình ở nhà tôi kia mà.
- Tôi cần gặp anh ấy để...
Nàng ngừng lại, không bịa nổi cớ gì.
- Tôi chẳng thèm đếm xỉa đến lý do của người đàn bà viện ra để gặp tình nhân.
- Tôi chỉ muốn... - nàng nói và đỏ mặt. Thái độ cục cằn kia làm nàng nổi giận và mạnh dạn lên. - Sỉ nhục tôi bây giờ thì dễ biết mấy, chẳng lẽ ông không thấy thế sao? - nàng nói.
- Người ta có thể lăng nhục một người đàn ông lương thiện và một người đàn bà lương thiện, nhưng nói với thằng kẻ cắp rằng nó là thằng kẻ cắp, thì đó chỉ là xác nhận một việc có thực 1 mà thôi.
- Thì ra đây là tính tàn bạo mới trước kia tôi không thấy ở ông.
- Cô cho rằng một người chồng để vợ được tự do và cho phép cô ta dùng tên tuổi mình làm chỗ nương thân lương thiện với điều kiện duy nhất là phải giữ thể diện, là tàn bạo sao? Thế mà gọi là tàn bạo ư?
- Còn xấu xa hơn cả tàn bạo nữa kia, đó là đê tiện, nếu ông muốn biết rõ! - Anna kêu lên trong nỗi căm hờn sôi sục. Nàng đứng dậy và định đi ra.
- Không được! - ông ta thét lên, tiếng the thé, giọng cao hơn thường lệ, và những ngón tay dài của ông bóp chặt lấy cánh tay Anna bắt nàng ngồi xuống, bóp chặt đến nỗi chiếc vòng hằn cả vệt đỏ lên tay nàng. - Đê tiện ư? Nếu cô muốn dùng đến chữ ấy, thì đê tiện chính là bỏ chồng bỏ con đi theo nhân tình mà vẫn tiếp tục ăn bám vào chồng.
Nàng cúi đầu xuống. Không những nàng không nói với ông điều hôm qua đã nói với Vronxki, rằng chính chàng mới là chồng và Carenin chỉ là thừa, thậm chí nàng còn không nghĩ đến điều ấy nữa.
Nàng thấy mỗi lời ông nói đều rất đúng và đành chỉ khẽ nói:
- Ông không thể nào nhận định hoàn cảnh của tôi nghiêm khắc hơn chính tôi đâu; nhưng ông nói ra tất cả điều ấy để làm gì?
- Tại sao tôi nói ra à? Tại sao à? - ông nói tiếp, giọng vẫn giận dữ. - Để cô hiểu rằng, vì cô không tuân theo ý tôi về chuyện giữ thể diện, tôi sẽ có biện pháp chấm dứt tình trạng này.
- Nó sẽ tự chấm dứt, rất sớm thôi, - nàng nói, và nước mắt lại trào ra khi nghĩ đến cái chết sắp tới, cái chết lúc này nàng đang mong ước.
- Nó sẽ chấm dứt sớm hơn các người tưởng đấy, cô và nhân tình của cô ấy! Các người tìm cách thoả mãn những dục vọng xác thịt...
- Alecxei Alecxandrovitr! Không những thế là kém độ lượng mà còn thô bỉ nữa, khi đánh người đã ngã xuống đất.
- Phải, cô bao giờ cũng chỉ nghĩ đến mình cô thôi! Những đau đớn của người từng là chồng cô, không làm cô bận tâm. Đời hắn ta có tan nát, hắn ta có đ...au đớn trăm bề, đối với cô cũng vậy thôi...
Alecxei Alecxandrovitr nói nhanh đến nỗi đâm lắp bắp. Anna thấy buồn cười, nhưng liền đó nàng hổ thẹn nghĩ lúc này không thể có cái gì là tức cười được. Và lần đầu tiên nàng thông cảm, tự đặt vào địa vị chồng và thương hại ông ta. Nhưng nàng biết nói gì, làm gì bây giờ?
Nàng cúi đầu và nín lặng. Ông im lặng một lát, rồi lại nói tiếp, giọng bớt the thé, cố nhấn mạnh vài chữ chẳng có gì đặc biệt quan trọng.
- Tôi đến để nói với cô... - ông ta mào đầu.
Nàng ngước mắt nhìn chồng. "Không phải thế đâu, đó chỉ là bề ngoài thôi, nàng nghĩ thầm và nhớ lại bộ mặt chồng khi nói lắp.
Không, một người có đôi mắt đục lờ và vẻ bình yên thoả mãn thế kia không thể có tình cảm gì hết".
- Tôi không thể thay đổi gì hết, - nàng khẽ nói.
- Tôi đến để nói cho cô biết ngày mai tôi đi Moxcva và sẽ không quay về nhà này nữa. Tôi sẽ bảo thầy kiện, người được tôi phó thác lo liệu việc ly dị, báo cho cô biết quyết định của tôi. Còn con trai tôi, nó sẽ đến ở với em gái tôi, - Alecxei Alecxandrovitr vừa nói vừa cố nhớ những điều mình định nói về vấn đề đứa con.
- Ông dùng Xerioja để hành hạ tôi, - nàng nói và nhìn trộm chồng.
- Ông có yêu gì nó đâu... Để nó lại cho tôi!
- Đúng như vậy, tôi không còn yêu cả con trai tôi nữa. Sự kinh tởm cô gây cho tôi đã vấy sang cả nó. Nhưng dù sao tôi cũng đem nó đi theo. Thôi vĩnh biệt!
Ông ta định đi ra, nhưng lần này chính nàng giữ chồng lại.
- Alecxei Alecxandrovitr, ông để Xerioja lại cho tôi! - nàng lại khẽ nói. Tôi chỉ xin ông có thế thôi. Ông để nó lại cho tôi đến khi... Tôi sắp sửa ở cữ rồi, ông để nó lại cho tôi!
Alecxei Alecxandrovitr đỏ rừ cả mặt, hấp tấp rút tay khỏi tay nàng, rời căn buồng không nói năng gì cả.
Chú thích:
1. Constatation d'un fait (tiếng Pháp trong nguyên bản).
Quyển
4
Chương 5
Chương 5
Khi Alecxei Alecxandrovitr bước vào phòng đợi của vị luật sư
nổi tiếng ở Peterburg thì đã thấy khá đông. Có ba bà: một trẻ, một già, và một
vợ lái buôn, ba ông: một chủ nhà băng ngón tay đầy nhẫn, một nhà buôn rậm râu
và một viên chức mặc đồng phục cổ đeo thánh giá, vẻ mệt rũ, rõ ràng họ ngồi đợi
lâu rồi. Hai thư ký ngồi viết, ngòi bút chạy sột soạt. Đồ dùng văn phòng đều
thuộc loại thượng hảo hạng, Alecxei Alecxandrovitr vốn rất thích các thứ đó,
không thể không nhận ra điều ấy. Một viên thư ký vẫn ngồi nguyên, quay sang
ông, vẻ quàu quạu, mắt hấp háy:
- Ngài cần gì?
- Nói chuyện với luật sư.
- Ông ấy đang bận, - viên thư ký trả lời cộc lốc, lấy bút chỉ vào đám người ngồi đợi, và tiếp tục viết.
- Ông ấy không thể dành một lát để tiếp tôi sao? - Alecxei Alecxandrovitr nói.
- Ông ấy không có lấy một phút rảnh, lúc nào cũng bận. Xin ngài chịu khó ngồi đợi.
- Ông làm ơn chuyển giúp cái thiếp của tôi cho ông ấy, - Alecxei Alecxandrovitr đành lộ tên thật của mình.
Gã thư ký cầm lá thiếp, xem vẻ không ưng ý và đi về phía cửa.
Về nguyên tắc, Alecxei Alecxandrovitr vẫn thừa nhận cơ sở đúng đắn của việc cải cách tư pháp, nhưng vì những lý do hành chính cao cấp ông được biết, ông không hoàn toàn tán thành một số hình thức thi hành luật pháp và chỉ trích nó trong phạm vi có thể chỉ trích một tổ chức đã được quyền lực tối cao xét duyệt. Cả đời ông cống hiến cho hoạt động hành chính, cho nên, mỗi khi chỉ trích một chi tiết nào đó, ông đồng thời thừa nhận luôn rằng sai lầm là tất yếu, nhưng có thể bổ khuyết được trong từng trường hợp cụ thể. Về tổ chức pháp lý mới, ông phản đối những đặc quyền dành cho luật sư. Cho đến nay, ông chưa hề giao thiệp với họ, cho nên chỉ phê phán trên lý thuyết thôi; nhưng bây giờ, thái độ chỉ trích của ông căn cứ trên cảm giác khó chịu do phòng đợi của viên luật sư này gây ra.
- Ông ấy ra ngay bây giờ, - gã thư ký nói, và quả nhiên, hai phút sau cái bóng dài ngoẵng của một nhà luật học già vừa bàn bạc xong với luật sư, xuất hiện trên bậc cửa, và sau đó là đích thân luật sư.
Ông ta thấp, mập người và hói trán, râu đen ngả màu hung, trán dô, lông mày dài và thưa. Ông diện như anh chàng đi hỏi vợ, từ cà vạt và bộ dây chuyền kép đeo đồng hồ đến đôi giầy ngắn cổ đánh xi bóng loáng. Mặt ông có vẻ thông minh và giàu nghị lực, nhưng lối ăn mặc cầu kỳ thì lại quê kệch.
- Xin mời ngài vào, - luật sư vừa nói vừa quay về phía Alecxei Alecxandrovitr. Ông ta nhường khách đi trước vẻ nghiêm trang, và đóng cửa lại. - Xin mời ngài ngồi, - ông nói, chỉ cho khách cái ghế bành cạnh bàn giấy chất đầy giấy tờ, và ông cũng ngồi xuống, hai bàn tay nhỏ bé, ngắn ngủn, có lông trắng xoa vào nhau và đầu nghiêng sang bên. Nhưng ông ta vừa ngồi yên trong tư thế đó thì một con mối liệng trên bàn giấy. Với một vẻ nhanh nhẹn bất ngờ, khác hẳn bề ngoài của ông ta, vị luật sư xoè tay chộp lấy con mối và ngồi về tư thế cũ.
- Trước khi vào đề tôi cần báo trước để ông biết mục đích cuộc đến thăm này cần giữ kín, - Alecxei Alecxandrovitr nói, ông đã ngạc nhiên theo dõi cử chỉ vừa rồi của luật sư.
Một nụ cười thoáng nở trên đôi môi lún phún hàng ria đỏ kệch của luật sư.
- Nếu không biết giữ kín những bí mật khách hàng phó thác thì tôi đã chẳng là luật sư. Nhưng nếu ngài muốn bảo đảm...
Alecxei Alecxandrovitr liếc nhìn mặt ông ta thấy cặp mắt xám, thông minh đang cười, dường như đã biết tất cả.
- Ông biết tên tôi chứ? - Alecxei Alecxandrovitr tiếp.
- Tôi có được nghe tên và như mọi người Nga, tôi biết (ông ta lại chộp con mối nữa) ngài đã cống hiến cho đất nước biết bao công sức, - luật sư nghiêng đầu nói.
Alecxei Alecxandrovitr thở dài và cố vận dụng hết can đảm. Khi quyết định rồi, ông lại nói bằng cái giọng the thé, không chút ấp úng và nhấn mạnh vào một số chữ:
- Tôi chẳng may bị phụ tình và tôi muốn cắt đứt quan hệ với vợ một cách hợp pháp, nói cách khác là xin ly dị, nhưng làm sao để con tôi phải rời mẹ nó.
Đôi mắt xám của luật sư có nhịn cười nhưng lại ánh lên một nỗi vui thích không kìm được và Alecxei Alecxandrovitr thấy rõ đó không chỉ đơn thuần là niềm vui của kẻ được giao một việc có lợi: đó là vẻ đắc thắng, phấn hứng, một ánh loé lên giống như cái ánh của điềm gở ông từng thấy trong mắt vợ.
- Ngài cần tôi giúp về việc ly dị, phải không ạ?
- Đúng thế, nhưng có lẽ tôi phải lạm dụng sự quan tâm của ông.
Tôi đến để hỏi ý kiến ông trước. Tôi muốn ly dị, nhưng đối với tôi thể thức rất quan trọng. Nếu không phù hợp với đòi hỏi thì tôi sẽ khước từ cách làm hợp pháp.
- Ồ, tất nhiên, - luật sư nói, - bao giờ ngài cũng tự do làm theo ý riêng.
Luật sư nhìn chằm chằm xuống chân Alecxei Alecxandrovitr, vì sợ phô trương vẻ vui thích không kìm nổi của mình sẽ làm phật lòng khách hàng. Ông nhìn con mối đang bay trước mũi, và mặc dầu rất muốn bắt ông vẫn cố nén, vì tôn trọng địa vị của Alecxei Alecxandrovitr.
- Tuy về đại thể, tôi có biết qua nguyên tắc lập pháp trong vấn đề này, - Alecxei Alecxandrovitr nói tiếp, - tôi vẫn muốn biết cách thức áp dụng trong thực tế.
- Vậy ngài muốn, - luật sư không ngước mắt đáp, và không khỏi vui thích dùng lối nói của khách hàng, - ngài muốn tôi trình bày những phương pháp có thể giúp ngài thực hiện được ý đồ phải không ạ?
Và, sau khi Carenin gật đầu đồng ý, ông ta nói tiếp, thỉnh thoảng lại nhìn vào mặt Alecxei Alecxandrovitr đang đỏ ửng lên từng vết.
- Theo luật pháp của ta (ông ta uốn giọng một cách hơi khỉnh thị khi nói: luật pháp của ta) thì việc ly dị, như ngài đã biết, có thể chấp nhận trong những trường hợp sau đây... Bảo họ đợi đấy! - ông bảo gã thư ký vừa thò đầu qua cánh cửa; tuy nhiên, ông vẫn đứng lên ra nói với gã mấy câu và trở về chỗ ngồi. - Trong những trường hợp sau đây:
Cơ thể có tật bẩm sinh, mất tích hơn năm năm, - ông vừa nói, vừa gập ngón tay ngắn ngủn đầy lông, - và cuối cùng, là ngoại tình (ông thốt ra tiếng đó với vẻ đắc ý ra mặt). - Phân loại chi tiết hơn như sau (ông tiếp tục gập những ngón tay to bè, mặc dầu những trường hợp và phân mục nọ rõ ràng không thể xếp cùng loại): cơ thể có tật bẩm sinh của chồng hoặc vợ, chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình. - Vì mấy ngón tay gập cả rồi, ông lại xoè ra và nói tiếp: - về phương diện lý thuyết thì như vậy, nhưng tôi chắc ngài hạ cố hỏi là để muốn biết việc áp dụng trong thực tế. Cho nên, bằng vào những điểm trên, tôi cần thưa rằng mọi trường hợp ly hôn rút lại đều là... nếu tôi không lầm, thì đây không có vấn đề cơ thể có tật bẩm sinh hay mất tích phải không ạ?
Alecxei Alecxandrovitr gật đầu.
- Rút lại là như sau: một trong hai vợ chồng có ngoại tình, trong trường hợp ấy phải xác định một bên đương sự mắc tội do hai bên đều thoả thuận, hay nếu không có sự thoả thuận... thì phải bắt quả tang.
Tôi cần nói, thực tế trường hợp sau họa hoằn lắm mới xảy ra, - luật sư nói, liếc nhìn Alecxei Alecxandrovitr thật nhanh, rồi lặng thinh như một anh lái súng sau khi khoe các ưu điểm của khẩu nọ khẩu kia, đang đợi khách hàng chọn. Nhưng Alecxei Alecxandrovitr cũng nín lặng và luật sư nói tiếp: - Theo tôi, trường hợp thông thường nhất, giản dị nhất và hợp lý nhất là việc ngoại tình có thoả thuận chung. Tôi sẽ không tự cho phép nói như vậy, nếu không phải là đang thưa chuyện với một người tiến bộ, - luật sư nói, nhưng tôi nghĩ, chúng ta hiểu nhau cả.
Alecxei Alecxandrovitr đâm hoang mang đến nỗi không hiểu ngay thế nào là ích lợi của ngoại tình có thoả thuận chung, và lộ rõ nỗi bối rối đó trong khoé mắt; nhưng luật sư đã mách nước cho ông:
- Hai vợ chồng không thể sống chung được nữa; đó là một thực tế.
Nếu cả hai đều bằng lòng ly dị thì các chi tiết và thủ tục không quan trọng. Và đồng thời, đây là cách giản đơn và chắc chắn nhất.
Lần này Alecxei Alecxandrovitr hiểu rõ hoàn toàn. Nhưng lòng mộ đạo không cho ông dùng biện pháp đó.
- Vấn đề đó không thể đặt ra trong trường hợp này, - ông nói. - Tôi chỉ thấy có một giải pháp: chứng minh vụ ngoại tình bằng thư từ hiện tôi đang giữ.
Luật sư bĩu môi khi nghe nói đến thư từ, và "à" một tiếng tỏ vẻ thương hại và khinh bỉ.
- Ngài chớ nên quên, - ông ta nói, - những vấn đề loại này thuộc thẩm quyền của giới giáo sĩ tối cao; các đức cha đều rất khoái một số tiểu tiết, - ông ta nói, mỉm cười đầy thiện cảm với thích thú của các đức cha. Thư từ tất nhiên có thể có ích nhưng bằng chứng cần được thu lượm trực tiếp, nghĩa là phải do người làm chứng đưa ra. Nếu tôi có vinh dự được ngài tin cẩn, thì xin ngài cứ cho tôi được quyền chọn biện pháp cần thiết. Muốn đạt mục đích phải dùng thủ đoạn.
- Nếu sự thể như vậy... - Alecxei Alecxandrovitr nói, mặt tái nhợt; nhưng vừa lúc đó, luật sư đứng dậy và chạy ra cửa trả lời viên thư ký lại vào ngắt chuyện lần nữa.
- Anh nói với bà ấy là ở đây không có chuyện mặc cả! - ông bảo thư ký rồi quay lại với Alecxei Alecxandrovitr.
Vừa đi, ông vừa chộp được chú mối nữa, không để khách nhìn thấy. "Đợt nghỉ hè của mình năm nay tha hồ thú vị!", ông ta chau mày thầm nghĩ.
- Ngài nghĩ sao ạ? - ông ta nói.
- Tôi sẽ viết thư cho ông biết quyết định của tôi, - Alecxei Alecxandrovitr vừa nói vừa đứng dậy và tì người vào bàn. Đứng im một lát, ông nói thêm: - Vậy thì, những lơi ông nói cho phép tôi kết luận việc ly dị có thể thực hiện được. Xin ông làm ơn cho biết những điều kiện của ông.
- Mọi việc đều có thể xong xuôi, nếu ngài để tôi hoàn toàn tự do hành động, - luật sư nói, không trả lời vào câu hỏi. - Chừng nào tôi có thể nhận được tin ngài? - ông vừa hỏi vừa đi lại gần cửa, mắt sáng ngời không kém đôi giày cao cổ đánh xi bóng loáng.
- Trong vòng một tuần nữa. Nhưng xin ông vui lòng cho biết ông có nhận đảm nhiệm việc này không, và với điều kiện thế nào.
- Được ạ.
Luật sư kính cẩn cúi chào, đưa khách hàng ra ngoài và khi còn lại một mình, ông tha hồ mừng. Ông cảm thấy tâm hồn khoái hoạt đến nỗi đã hạ giá cho bà khách mặc cả lúc nãy, trái với nguyên tắc thường lệ, thôi không chộp mối nữa, và quyết định mùa đông tới, thế nào cũng cho bọc nhung đồ đạc, như ở nhà Xigônin vậy.
- Ngài cần gì?
- Nói chuyện với luật sư.
- Ông ấy đang bận, - viên thư ký trả lời cộc lốc, lấy bút chỉ vào đám người ngồi đợi, và tiếp tục viết.
- Ông ấy không thể dành một lát để tiếp tôi sao? - Alecxei Alecxandrovitr nói.
- Ông ấy không có lấy một phút rảnh, lúc nào cũng bận. Xin ngài chịu khó ngồi đợi.
- Ông làm ơn chuyển giúp cái thiếp của tôi cho ông ấy, - Alecxei Alecxandrovitr đành lộ tên thật của mình.
Gã thư ký cầm lá thiếp, xem vẻ không ưng ý và đi về phía cửa.
Về nguyên tắc, Alecxei Alecxandrovitr vẫn thừa nhận cơ sở đúng đắn của việc cải cách tư pháp, nhưng vì những lý do hành chính cao cấp ông được biết, ông không hoàn toàn tán thành một số hình thức thi hành luật pháp và chỉ trích nó trong phạm vi có thể chỉ trích một tổ chức đã được quyền lực tối cao xét duyệt. Cả đời ông cống hiến cho hoạt động hành chính, cho nên, mỗi khi chỉ trích một chi tiết nào đó, ông đồng thời thừa nhận luôn rằng sai lầm là tất yếu, nhưng có thể bổ khuyết được trong từng trường hợp cụ thể. Về tổ chức pháp lý mới, ông phản đối những đặc quyền dành cho luật sư. Cho đến nay, ông chưa hề giao thiệp với họ, cho nên chỉ phê phán trên lý thuyết thôi; nhưng bây giờ, thái độ chỉ trích của ông căn cứ trên cảm giác khó chịu do phòng đợi của viên luật sư này gây ra.
- Ông ấy ra ngay bây giờ, - gã thư ký nói, và quả nhiên, hai phút sau cái bóng dài ngoẵng của một nhà luật học già vừa bàn bạc xong với luật sư, xuất hiện trên bậc cửa, và sau đó là đích thân luật sư.
Ông ta thấp, mập người và hói trán, râu đen ngả màu hung, trán dô, lông mày dài và thưa. Ông diện như anh chàng đi hỏi vợ, từ cà vạt và bộ dây chuyền kép đeo đồng hồ đến đôi giầy ngắn cổ đánh xi bóng loáng. Mặt ông có vẻ thông minh và giàu nghị lực, nhưng lối ăn mặc cầu kỳ thì lại quê kệch.
- Xin mời ngài vào, - luật sư vừa nói vừa quay về phía Alecxei Alecxandrovitr. Ông ta nhường khách đi trước vẻ nghiêm trang, và đóng cửa lại. - Xin mời ngài ngồi, - ông nói, chỉ cho khách cái ghế bành cạnh bàn giấy chất đầy giấy tờ, và ông cũng ngồi xuống, hai bàn tay nhỏ bé, ngắn ngủn, có lông trắng xoa vào nhau và đầu nghiêng sang bên. Nhưng ông ta vừa ngồi yên trong tư thế đó thì một con mối liệng trên bàn giấy. Với một vẻ nhanh nhẹn bất ngờ, khác hẳn bề ngoài của ông ta, vị luật sư xoè tay chộp lấy con mối và ngồi về tư thế cũ.
- Trước khi vào đề tôi cần báo trước để ông biết mục đích cuộc đến thăm này cần giữ kín, - Alecxei Alecxandrovitr nói, ông đã ngạc nhiên theo dõi cử chỉ vừa rồi của luật sư.
Một nụ cười thoáng nở trên đôi môi lún phún hàng ria đỏ kệch của luật sư.
- Nếu không biết giữ kín những bí mật khách hàng phó thác thì tôi đã chẳng là luật sư. Nhưng nếu ngài muốn bảo đảm...
Alecxei Alecxandrovitr liếc nhìn mặt ông ta thấy cặp mắt xám, thông minh đang cười, dường như đã biết tất cả.
- Ông biết tên tôi chứ? - Alecxei Alecxandrovitr tiếp.
- Tôi có được nghe tên và như mọi người Nga, tôi biết (ông ta lại chộp con mối nữa) ngài đã cống hiến cho đất nước biết bao công sức, - luật sư nghiêng đầu nói.
Alecxei Alecxandrovitr thở dài và cố vận dụng hết can đảm. Khi quyết định rồi, ông lại nói bằng cái giọng the thé, không chút ấp úng và nhấn mạnh vào một số chữ:
- Tôi chẳng may bị phụ tình và tôi muốn cắt đứt quan hệ với vợ một cách hợp pháp, nói cách khác là xin ly dị, nhưng làm sao để con tôi phải rời mẹ nó.
Đôi mắt xám của luật sư có nhịn cười nhưng lại ánh lên một nỗi vui thích không kìm được và Alecxei Alecxandrovitr thấy rõ đó không chỉ đơn thuần là niềm vui của kẻ được giao một việc có lợi: đó là vẻ đắc thắng, phấn hứng, một ánh loé lên giống như cái ánh của điềm gở ông từng thấy trong mắt vợ.
- Ngài cần tôi giúp về việc ly dị, phải không ạ?
- Đúng thế, nhưng có lẽ tôi phải lạm dụng sự quan tâm của ông.
Tôi đến để hỏi ý kiến ông trước. Tôi muốn ly dị, nhưng đối với tôi thể thức rất quan trọng. Nếu không phù hợp với đòi hỏi thì tôi sẽ khước từ cách làm hợp pháp.
- Ồ, tất nhiên, - luật sư nói, - bao giờ ngài cũng tự do làm theo ý riêng.
Luật sư nhìn chằm chằm xuống chân Alecxei Alecxandrovitr, vì sợ phô trương vẻ vui thích không kìm nổi của mình sẽ làm phật lòng khách hàng. Ông nhìn con mối đang bay trước mũi, và mặc dầu rất muốn bắt ông vẫn cố nén, vì tôn trọng địa vị của Alecxei Alecxandrovitr.
- Tuy về đại thể, tôi có biết qua nguyên tắc lập pháp trong vấn đề này, - Alecxei Alecxandrovitr nói tiếp, - tôi vẫn muốn biết cách thức áp dụng trong thực tế.
- Vậy ngài muốn, - luật sư không ngước mắt đáp, và không khỏi vui thích dùng lối nói của khách hàng, - ngài muốn tôi trình bày những phương pháp có thể giúp ngài thực hiện được ý đồ phải không ạ?
Và, sau khi Carenin gật đầu đồng ý, ông ta nói tiếp, thỉnh thoảng lại nhìn vào mặt Alecxei Alecxandrovitr đang đỏ ửng lên từng vết.
- Theo luật pháp của ta (ông ta uốn giọng một cách hơi khỉnh thị khi nói: luật pháp của ta) thì việc ly dị, như ngài đã biết, có thể chấp nhận trong những trường hợp sau đây... Bảo họ đợi đấy! - ông bảo gã thư ký vừa thò đầu qua cánh cửa; tuy nhiên, ông vẫn đứng lên ra nói với gã mấy câu và trở về chỗ ngồi. - Trong những trường hợp sau đây:
Cơ thể có tật bẩm sinh, mất tích hơn năm năm, - ông vừa nói, vừa gập ngón tay ngắn ngủn đầy lông, - và cuối cùng, là ngoại tình (ông thốt ra tiếng đó với vẻ đắc ý ra mặt). - Phân loại chi tiết hơn như sau (ông tiếp tục gập những ngón tay to bè, mặc dầu những trường hợp và phân mục nọ rõ ràng không thể xếp cùng loại): cơ thể có tật bẩm sinh của chồng hoặc vợ, chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình. - Vì mấy ngón tay gập cả rồi, ông lại xoè ra và nói tiếp: - về phương diện lý thuyết thì như vậy, nhưng tôi chắc ngài hạ cố hỏi là để muốn biết việc áp dụng trong thực tế. Cho nên, bằng vào những điểm trên, tôi cần thưa rằng mọi trường hợp ly hôn rút lại đều là... nếu tôi không lầm, thì đây không có vấn đề cơ thể có tật bẩm sinh hay mất tích phải không ạ?
Alecxei Alecxandrovitr gật đầu.
- Rút lại là như sau: một trong hai vợ chồng có ngoại tình, trong trường hợp ấy phải xác định một bên đương sự mắc tội do hai bên đều thoả thuận, hay nếu không có sự thoả thuận... thì phải bắt quả tang.
Tôi cần nói, thực tế trường hợp sau họa hoằn lắm mới xảy ra, - luật sư nói, liếc nhìn Alecxei Alecxandrovitr thật nhanh, rồi lặng thinh như một anh lái súng sau khi khoe các ưu điểm của khẩu nọ khẩu kia, đang đợi khách hàng chọn. Nhưng Alecxei Alecxandrovitr cũng nín lặng và luật sư nói tiếp: - Theo tôi, trường hợp thông thường nhất, giản dị nhất và hợp lý nhất là việc ngoại tình có thoả thuận chung. Tôi sẽ không tự cho phép nói như vậy, nếu không phải là đang thưa chuyện với một người tiến bộ, - luật sư nói, nhưng tôi nghĩ, chúng ta hiểu nhau cả.
Alecxei Alecxandrovitr đâm hoang mang đến nỗi không hiểu ngay thế nào là ích lợi của ngoại tình có thoả thuận chung, và lộ rõ nỗi bối rối đó trong khoé mắt; nhưng luật sư đã mách nước cho ông:
- Hai vợ chồng không thể sống chung được nữa; đó là một thực tế.
Nếu cả hai đều bằng lòng ly dị thì các chi tiết và thủ tục không quan trọng. Và đồng thời, đây là cách giản đơn và chắc chắn nhất.
Lần này Alecxei Alecxandrovitr hiểu rõ hoàn toàn. Nhưng lòng mộ đạo không cho ông dùng biện pháp đó.
- Vấn đề đó không thể đặt ra trong trường hợp này, - ông nói. - Tôi chỉ thấy có một giải pháp: chứng minh vụ ngoại tình bằng thư từ hiện tôi đang giữ.
Luật sư bĩu môi khi nghe nói đến thư từ, và "à" một tiếng tỏ vẻ thương hại và khinh bỉ.
- Ngài chớ nên quên, - ông ta nói, - những vấn đề loại này thuộc thẩm quyền của giới giáo sĩ tối cao; các đức cha đều rất khoái một số tiểu tiết, - ông ta nói, mỉm cười đầy thiện cảm với thích thú của các đức cha. Thư từ tất nhiên có thể có ích nhưng bằng chứng cần được thu lượm trực tiếp, nghĩa là phải do người làm chứng đưa ra. Nếu tôi có vinh dự được ngài tin cẩn, thì xin ngài cứ cho tôi được quyền chọn biện pháp cần thiết. Muốn đạt mục đích phải dùng thủ đoạn.
- Nếu sự thể như vậy... - Alecxei Alecxandrovitr nói, mặt tái nhợt; nhưng vừa lúc đó, luật sư đứng dậy và chạy ra cửa trả lời viên thư ký lại vào ngắt chuyện lần nữa.
- Anh nói với bà ấy là ở đây không có chuyện mặc cả! - ông bảo thư ký rồi quay lại với Alecxei Alecxandrovitr.
Vừa đi, ông vừa chộp được chú mối nữa, không để khách nhìn thấy. "Đợt nghỉ hè của mình năm nay tha hồ thú vị!", ông ta chau mày thầm nghĩ.
- Ngài nghĩ sao ạ? - ông ta nói.
- Tôi sẽ viết thư cho ông biết quyết định của tôi, - Alecxei Alecxandrovitr vừa nói vừa đứng dậy và tì người vào bàn. Đứng im một lát, ông nói thêm: - Vậy thì, những lơi ông nói cho phép tôi kết luận việc ly dị có thể thực hiện được. Xin ông làm ơn cho biết những điều kiện của ông.
- Mọi việc đều có thể xong xuôi, nếu ngài để tôi hoàn toàn tự do hành động, - luật sư nói, không trả lời vào câu hỏi. - Chừng nào tôi có thể nhận được tin ngài? - ông vừa hỏi vừa đi lại gần cửa, mắt sáng ngời không kém đôi giày cao cổ đánh xi bóng loáng.
- Trong vòng một tuần nữa. Nhưng xin ông vui lòng cho biết ông có nhận đảm nhiệm việc này không, và với điều kiện thế nào.
- Được ạ.
Luật sư kính cẩn cúi chào, đưa khách hàng ra ngoài và khi còn lại một mình, ông tha hồ mừng. Ông cảm thấy tâm hồn khoái hoạt đến nỗi đã hạ giá cho bà khách mặc cả lúc nãy, trái với nguyên tắc thường lệ, thôi không chộp mối nữa, và quyết định mùa đông tới, thế nào cũng cho bọc nhung đồ đạc, như ở nhà Xigônin vậy.
Quyển
4
Chương 6
Chương 6
Alecxei Alecxandrovitr Carenin thu được thắng lợi rực rỡ trong
kỳ họp tiểu ban hôm 17 tháng 8, nhưng thắng lợi đâm ra bất lợi cho ông.
Tiểu ban mới chịu trách nhiệm điều tra tình hình mọi mặt của các dị tộc, nhờ Alecxei Alecxandrovitr, đã thành lập và được phái đến tại chỗ rất nhanh chóng. Ba tháng sau, tiểu ban đệ trình báo cáo. Tình hình các dị tộc đã được nghiên cứu về các mặt chính trị, hành chính, kinh tế, chủng tộc, vật chất và tôn giáo. Mọi vấn đề đều kèm theo lời giải đáp biên soạn rất tuyệt không hồ nghi vào đâu được, vì đó không phải là sản phẩm của trí tuệ con người vốn bao giờ cũng có thể lầm lẫn, mà là sản phẩm của chủ nghĩa quan liêu. Mọi lời giải đáp đều dựa trên những bằng cứ chính thức, những báo cáo của các thống đốc và giám mục, dựa trên những liên hệ giữa các nhà chức trách quận với các vị thủ chỉ, những liên hệ này lại dựa trên những báo cáo của chính quyền các khu và các linh mục xứ đạo. Cho nên tất cả những câu trả lời đó đều đáng tin cậy. Mọi câu hỏi đại loại như: Tại sao mùa màng lại kém? Tại sao dân cư lại thiết tha với tín ngưỡng của họ? v.v... mà nếu không có sự cứu viện của bộ máy hành chính thì hàng thế kỷ cũng không phân giải được, những câu hỏi đó đều đã được giải đáp phân minh và dứt khoát. Và cách giải quyết đó lại phù hợp với ý đồ của Alecxei Alecxandrovitr.
Nhưng Xtremov, bị chạm nọc trong kỳ họp vừa rồi, khi nhận báo cáo của tiểu ban, liền sử dụng một chiến thuật mà Alecxei Alecxandrovitr không lường trước được. Xtremov lôi kéo mấy nhân viên trong tiểu ban, đột nhiên chuyển sang đứng về phe Alecxei Alecxandrovitr và không những nhiệt liệt ủng hộ việc áp dụng các biện pháp do Carenin dự kiến mà còn đề nghị thêm những biện pháp khác quá khích hơn, cũng theo tinh thần ấy. Những biện pháp đó được thông qua và đồng thời chiến thuật của Xtremov cũng lộ nguyên hình. Những biện pháp quá trớn đó vô lý đến nỗi, cùng một lúc, cả những vị trong chính phủ, lẫn dư luận công chúng, cả các phu nhân thông minh lẫn báo chí đều đổ xô vào công kích, biểu lộ sự bất bình với chính các biện pháp cùng cha đẻ ra chúng là Alecxei Alecxandrovitr. Còn Xtremov, ông ta bèn lẩn mặt, làm bộ như chỉ mù quáng theo đuổi Carenin và ngạc nhiên trước tiên về những việc đã được tiến hành. Uy tín Alecxei Alecxandrovitr dó đó bị một đòn tai hại. Nhưng mặc dầu sức khỏe sút kém, mặc dầu buồn tủi vì chuyện vợ con, Alecxei Alecxandrovitr vẫn chưa cam chịu thất bại. Một sự chia rẽ xảy ra trong tiểu ban. Một bên, do Xtremov cầm đầu, giải thích sai lầm của họ là vì quá tin vào tiểu ban điều tra và nói bản tường trình của tiểu ban đó chỉ là một mớ những điều vô lý. Những người khác về phe với Carenin, thấy nguy cơ của một thái độ cách mạng như vậy đối với công việc Nhà nước, thì ủng hộ việc làm của tiểu ban. Câu chuyện đâm rối tinh đến nỗi cả những giới cao cấp, cả lớp thượng lưu tuy rất quan tâm đến vụ tranh chấp này, cũng không tài nào biết được hoàn cảnh của những dị tật thật ra là cùng khốn hay phồn vinh. Địa vị Alecxei Alecxandrovitr, vốn đã tổn thương vì sự khinh miệt đổ lên đầu ông do nỗi bất hạnh về đường vợ chồng, nay lại càng lung lay tợn. Ông bèn quyết định một điều quan trọng. Ông tuyên bố sẽ xin phép thân hành đến điều tra tại chỗ, làm tiểu ban rất ngạc nhiên. Và khi được phép, Alecxei Alecxandrovitr liền đi về một tỉnh xa.
Việc Alecxei Alecxandrovitr ra đi càng gây dư luận sôi nổi vì trước khi lên đường, ông chính thức từ chối số kinh phí vận chuyển ấn định bằng tiền thuê mười hai ngựa trạm.
- Tôi thấy thái độ đó rất khẳng khái, - nhân chuyện đó Betxi có nói với quận chúa Myagkaia như vậy. - Tại sao lại cấp tiền thuê ngựa trạm trong khi mọi người đều biết bây giờ đâu đâu cũng có đường xe lửa?
Nhưng quận chúa Myagkaia không đồng ý và thậm chí còn khó chịu về cách nhìn đó.
- Chị nói thế nào mà chẳng được, khi có hàng bao nhiêu triệu trong tay! - bà ta nói. - Còn tôi, tôi rất mừng khi nhà tôi đi thanh tra các nơi. Mỗi lần như thế ông ấy vừa khỏe ra vừa được một chuyến du lịch thú vị, còn tôi, tôi được trả tiền xe và công xà ích.
Alecxei Alecxandrovitr đi qua Moxcva, và dừng lại đó ba ngày.
Ngay sau hôm đến Moxcva, ông ghé thăm vị thống đốc. Đến ngã tư phố Gazet lúc nào cũng ùn ùn xe nhà và xe thuê, đột nhiên ông nghe thấy có ai gọi mình, gọi toáng lên bằng một giọng vui vẻ và sang sảng khiến ông không thể không quay lại. ở góc hè, Xtepan Arcaditr đang đứng, mình mặc áo choàng ngắn đúng thời trang và đội mũ vành hẹp lệch sang bên, miệng tươi cười lấp lánh hàm răng trắng muốt giữa đôi môi đỏ chót, vẻ vui tươi, trẻ trung và rạng rỡ. Ông ta lớn tiếng gọi và ra hiệu cho Carenin dừng lại. Một tay ông bám vào cửa chiếc xe ngựa đỗ ở góc, từ trong đó một phụ nữ đội mũ nhung và hai đứa trẻ đang ló đầu ra. Xtepan Arcaditr mỉm cười ra hiệu cho ông em rể lại gần.
Người đàn bà nở một nụ cười hiền hậu và cũng vẫy tay về phía Alecxei Alecxandrovitr. Đó là Doli và các con.
Alecxei Alecxandrovitr không muốn gặp ai ở Moxcva và nhất là càng không muốn gặp anh vợ. Ông ngả mũ chào và định tiếp tục đi, nhưng Xtepan Arcaditr bảo xà ích dừng xe lại và chạy trong tuyết đến tận xe Carenin.
- Chú tệ quá, chả báo trước cho chúng tôi biết. Chú đến đây lâu chưa? Hôm qua, tôi đến khách sạn Duixo thấy tên chú trong sổ tạm trú mà thậm chí cũng không nghĩ ra là chú nữa kia! - Xtepan Arcaditr vừa nói vừa thò đầu vào cửa xe. - Nếu không tôi đã đến chỗ chú rồi. Tôi rất mừng được gặp chú! - ông nói vừa đập chân vào nhau để rũ tuyết. - Chú không báo trước cho chúng tôi, thật tệ! - ông nhắc lại.
- Tôi không có thì giờ, tôi rất bận, - Alecxei Alecxandrovitr trả lời cộc lốc.
- Đến gặp nhà tôi đi, nhà tôi muốn gặp chú lắm đấy.
Alecxei Alecxandrovitr bỏ tấm chăn đang ủ đôi chân run rẩy và xuống xe, rẽ lối qua lớp tuyết đến gặp Daria Alecxandrovna.
- Có chuyện gì thế, Alecxei Alecxandrovitr? Tại sao chú lại lánh mặt chúng tôi như vậy? - Doli mỉm cười nói.
- Tôi bận quá. Rất sung sướng được gặp anh chị, - ông nói bằng một giọng lộ vẻ ngược hẳn lại. - Thế chị có khỏe không?
- Cô Anna thân mến của tôi có khỏe không?
Alecxei Alecxandrovitr lầm bầm vài câu và định cáo từ. Nhưng Xtepan Arcaditr giữ ông lại.
- Mai ta sẽ làm như thế này nhé. Doli, mình hãy mời chú ấy đến ăn cùng Coznưsev và Petxov, để thết chú ấy một bữa trí thức Moxcva!
- Ừ mà phải, chú đến nhé, chúng tôi rất vui sướng được tiếp chú, - Doli nói. - Xin mời chú đến vào lúc năm giờ hoặc sáu giờ, tuỳ chú. Còn cô Anna thân mến của tôi ra sao? Đã lâu lắm rồi...
- Nhà tôi vẫn khỏe, - Alecxei Alecxandrovitr cau mày, lầm bầm nói. - Rất hân hạnh! - Và ông quay lại xe.
- Chú đến chứ? - Doli hỏi với theo.
Alecxei Alecxandrovitr nói một câu vào trong xe để không thấy tiếng xe chạy xa dần.
- Mai tôi sẽ qua chỗ chú! - Xtepan Arcaditr nói to với ông ta.
Alecxei Alecxandrovitr ngồi thụt sâu vào trong xe để không thấy gì và không ai thấy mình.
- Con người mới kỳ cục làm sao! - Xtepan Arcaditr nói với vợ và sau khi xem đồng hồ, khoát tay âu yếm tạm biệt vợ con rồi thoăn thoắt bước đi trên vỉa hè.
- Xtiva! Xtiva! - Doli gọi chồng, mặt đỏ dừ. Ông ta quay đầu lại.
- Này mình, em phải mua áo choàng cho Grisa và Tania. Đưa tiền cho em.
- Được rồi, mình cứ bảo là tôi thanh toán sau! - và ông biến mất sau khi vui vẻ chào một người bạn đi xe ngựa ngang qua.
Tiểu ban mới chịu trách nhiệm điều tra tình hình mọi mặt của các dị tộc, nhờ Alecxei Alecxandrovitr, đã thành lập và được phái đến tại chỗ rất nhanh chóng. Ba tháng sau, tiểu ban đệ trình báo cáo. Tình hình các dị tộc đã được nghiên cứu về các mặt chính trị, hành chính, kinh tế, chủng tộc, vật chất và tôn giáo. Mọi vấn đề đều kèm theo lời giải đáp biên soạn rất tuyệt không hồ nghi vào đâu được, vì đó không phải là sản phẩm của trí tuệ con người vốn bao giờ cũng có thể lầm lẫn, mà là sản phẩm của chủ nghĩa quan liêu. Mọi lời giải đáp đều dựa trên những bằng cứ chính thức, những báo cáo của các thống đốc và giám mục, dựa trên những liên hệ giữa các nhà chức trách quận với các vị thủ chỉ, những liên hệ này lại dựa trên những báo cáo của chính quyền các khu và các linh mục xứ đạo. Cho nên tất cả những câu trả lời đó đều đáng tin cậy. Mọi câu hỏi đại loại như: Tại sao mùa màng lại kém? Tại sao dân cư lại thiết tha với tín ngưỡng của họ? v.v... mà nếu không có sự cứu viện của bộ máy hành chính thì hàng thế kỷ cũng không phân giải được, những câu hỏi đó đều đã được giải đáp phân minh và dứt khoát. Và cách giải quyết đó lại phù hợp với ý đồ của Alecxei Alecxandrovitr.
Nhưng Xtremov, bị chạm nọc trong kỳ họp vừa rồi, khi nhận báo cáo của tiểu ban, liền sử dụng một chiến thuật mà Alecxei Alecxandrovitr không lường trước được. Xtremov lôi kéo mấy nhân viên trong tiểu ban, đột nhiên chuyển sang đứng về phe Alecxei Alecxandrovitr và không những nhiệt liệt ủng hộ việc áp dụng các biện pháp do Carenin dự kiến mà còn đề nghị thêm những biện pháp khác quá khích hơn, cũng theo tinh thần ấy. Những biện pháp đó được thông qua và đồng thời chiến thuật của Xtremov cũng lộ nguyên hình. Những biện pháp quá trớn đó vô lý đến nỗi, cùng một lúc, cả những vị trong chính phủ, lẫn dư luận công chúng, cả các phu nhân thông minh lẫn báo chí đều đổ xô vào công kích, biểu lộ sự bất bình với chính các biện pháp cùng cha đẻ ra chúng là Alecxei Alecxandrovitr. Còn Xtremov, ông ta bèn lẩn mặt, làm bộ như chỉ mù quáng theo đuổi Carenin và ngạc nhiên trước tiên về những việc đã được tiến hành. Uy tín Alecxei Alecxandrovitr dó đó bị một đòn tai hại. Nhưng mặc dầu sức khỏe sút kém, mặc dầu buồn tủi vì chuyện vợ con, Alecxei Alecxandrovitr vẫn chưa cam chịu thất bại. Một sự chia rẽ xảy ra trong tiểu ban. Một bên, do Xtremov cầm đầu, giải thích sai lầm của họ là vì quá tin vào tiểu ban điều tra và nói bản tường trình của tiểu ban đó chỉ là một mớ những điều vô lý. Những người khác về phe với Carenin, thấy nguy cơ của một thái độ cách mạng như vậy đối với công việc Nhà nước, thì ủng hộ việc làm của tiểu ban. Câu chuyện đâm rối tinh đến nỗi cả những giới cao cấp, cả lớp thượng lưu tuy rất quan tâm đến vụ tranh chấp này, cũng không tài nào biết được hoàn cảnh của những dị tật thật ra là cùng khốn hay phồn vinh. Địa vị Alecxei Alecxandrovitr, vốn đã tổn thương vì sự khinh miệt đổ lên đầu ông do nỗi bất hạnh về đường vợ chồng, nay lại càng lung lay tợn. Ông bèn quyết định một điều quan trọng. Ông tuyên bố sẽ xin phép thân hành đến điều tra tại chỗ, làm tiểu ban rất ngạc nhiên. Và khi được phép, Alecxei Alecxandrovitr liền đi về một tỉnh xa.
Việc Alecxei Alecxandrovitr ra đi càng gây dư luận sôi nổi vì trước khi lên đường, ông chính thức từ chối số kinh phí vận chuyển ấn định bằng tiền thuê mười hai ngựa trạm.
- Tôi thấy thái độ đó rất khẳng khái, - nhân chuyện đó Betxi có nói với quận chúa Myagkaia như vậy. - Tại sao lại cấp tiền thuê ngựa trạm trong khi mọi người đều biết bây giờ đâu đâu cũng có đường xe lửa?
Nhưng quận chúa Myagkaia không đồng ý và thậm chí còn khó chịu về cách nhìn đó.
- Chị nói thế nào mà chẳng được, khi có hàng bao nhiêu triệu trong tay! - bà ta nói. - Còn tôi, tôi rất mừng khi nhà tôi đi thanh tra các nơi. Mỗi lần như thế ông ấy vừa khỏe ra vừa được một chuyến du lịch thú vị, còn tôi, tôi được trả tiền xe và công xà ích.
Alecxei Alecxandrovitr đi qua Moxcva, và dừng lại đó ba ngày.
Ngay sau hôm đến Moxcva, ông ghé thăm vị thống đốc. Đến ngã tư phố Gazet lúc nào cũng ùn ùn xe nhà và xe thuê, đột nhiên ông nghe thấy có ai gọi mình, gọi toáng lên bằng một giọng vui vẻ và sang sảng khiến ông không thể không quay lại. ở góc hè, Xtepan Arcaditr đang đứng, mình mặc áo choàng ngắn đúng thời trang và đội mũ vành hẹp lệch sang bên, miệng tươi cười lấp lánh hàm răng trắng muốt giữa đôi môi đỏ chót, vẻ vui tươi, trẻ trung và rạng rỡ. Ông ta lớn tiếng gọi và ra hiệu cho Carenin dừng lại. Một tay ông bám vào cửa chiếc xe ngựa đỗ ở góc, từ trong đó một phụ nữ đội mũ nhung và hai đứa trẻ đang ló đầu ra. Xtepan Arcaditr mỉm cười ra hiệu cho ông em rể lại gần.
Người đàn bà nở một nụ cười hiền hậu và cũng vẫy tay về phía Alecxei Alecxandrovitr. Đó là Doli và các con.
Alecxei Alecxandrovitr không muốn gặp ai ở Moxcva và nhất là càng không muốn gặp anh vợ. Ông ngả mũ chào và định tiếp tục đi, nhưng Xtepan Arcaditr bảo xà ích dừng xe lại và chạy trong tuyết đến tận xe Carenin.
- Chú tệ quá, chả báo trước cho chúng tôi biết. Chú đến đây lâu chưa? Hôm qua, tôi đến khách sạn Duixo thấy tên chú trong sổ tạm trú mà thậm chí cũng không nghĩ ra là chú nữa kia! - Xtepan Arcaditr vừa nói vừa thò đầu vào cửa xe. - Nếu không tôi đã đến chỗ chú rồi. Tôi rất mừng được gặp chú! - ông nói vừa đập chân vào nhau để rũ tuyết. - Chú không báo trước cho chúng tôi, thật tệ! - ông nhắc lại.
- Tôi không có thì giờ, tôi rất bận, - Alecxei Alecxandrovitr trả lời cộc lốc.
- Đến gặp nhà tôi đi, nhà tôi muốn gặp chú lắm đấy.
Alecxei Alecxandrovitr bỏ tấm chăn đang ủ đôi chân run rẩy và xuống xe, rẽ lối qua lớp tuyết đến gặp Daria Alecxandrovna.
- Có chuyện gì thế, Alecxei Alecxandrovitr? Tại sao chú lại lánh mặt chúng tôi như vậy? - Doli mỉm cười nói.
- Tôi bận quá. Rất sung sướng được gặp anh chị, - ông nói bằng một giọng lộ vẻ ngược hẳn lại. - Thế chị có khỏe không?
- Cô Anna thân mến của tôi có khỏe không?
Alecxei Alecxandrovitr lầm bầm vài câu và định cáo từ. Nhưng Xtepan Arcaditr giữ ông lại.
- Mai ta sẽ làm như thế này nhé. Doli, mình hãy mời chú ấy đến ăn cùng Coznưsev và Petxov, để thết chú ấy một bữa trí thức Moxcva!
- Ừ mà phải, chú đến nhé, chúng tôi rất vui sướng được tiếp chú, - Doli nói. - Xin mời chú đến vào lúc năm giờ hoặc sáu giờ, tuỳ chú. Còn cô Anna thân mến của tôi ra sao? Đã lâu lắm rồi...
- Nhà tôi vẫn khỏe, - Alecxei Alecxandrovitr cau mày, lầm bầm nói. - Rất hân hạnh! - Và ông quay lại xe.
- Chú đến chứ? - Doli hỏi với theo.
Alecxei Alecxandrovitr nói một câu vào trong xe để không thấy tiếng xe chạy xa dần.
- Mai tôi sẽ qua chỗ chú! - Xtepan Arcaditr nói to với ông ta.
Alecxei Alecxandrovitr ngồi thụt sâu vào trong xe để không thấy gì và không ai thấy mình.
- Con người mới kỳ cục làm sao! - Xtepan Arcaditr nói với vợ và sau khi xem đồng hồ, khoát tay âu yếm tạm biệt vợ con rồi thoăn thoắt bước đi trên vỉa hè.
- Xtiva! Xtiva! - Doli gọi chồng, mặt đỏ dừ. Ông ta quay đầu lại.
- Này mình, em phải mua áo choàng cho Grisa và Tania. Đưa tiền cho em.
- Được rồi, mình cứ bảo là tôi thanh toán sau! - và ông biến mất sau khi vui vẻ chào một người bạn đi xe ngựa ngang qua.
Quyển
4
Chương 7
Chương 7
Hôm sau là chủ nhật. Xtepan Arcaditr đến nhà hát lớn vào lúc
ôn tập vũ ba lê và trao cho Masa Tsibixôva, một vũ nữ xinh đẹp mới vào nghề dưới
sự bảo trợ của ông, chuỗi hạt san hô hôm trước ông đã hứa tặng. Trong bóng tối
hậu trường, ông hôn khuôn mặt yêu kiều rạng rỡ vui sướng của cô. Ông còn hẹn với
cô lần gặp gỡ sắp tới. Vì không thể xem vở vũ kịch từ đầu, ông hứa sẽ đến vào hồi
cuối và đưa cô đi ăn tối. Từ nhà hát, Xtepan Arcaditr đến chợ, ở đây ông tự chọn
lấy cá và măng tây cho bữa ăn và đến trưa, ông lại khách sạn Duixo thăm ba người
cùng trọ ở đây, tựa hồ họ muốn giúp ông dễ dàng làm nhiệm vụ: Levin vừa ở nước
ngoài về, vị thủ trưởng mới của ông vừa nhậm chức và đang đi thanh tra khu vực
Moxcva và ông em rể Carenin mà ông định đón về nhà ăn chiều.
Xtepan Arcaditr vốn ưa tiệc tùng nhưng ông thích nhất là mời một bữa thân mật mà thật thanh lịch do việc chọn đồ ăn, thức uống cũng như chọn khách. Thực đơn hôm ấy khiến ông rất hài lòng: cá chép tươi nguyên vừa câu dưới nước lên, măng tây và thịt bò rán giản dị nhưng rất tuyệt làm món chủ lực 1 cùng rượu vang kèm theo các món đó: về thức ăn, thức uống thì như vậy. Còn về khách sẽ có Kitti và Levin, một cô em họ và công tử Serbatxki (để cho cuộc gặp gỡ của cặp trên khỏi lộ liễu), và, với tính cách là món chủ lực, có Xergei Coznưsev là nhà triết học của Moxcva còn Alecxei Alecxandrovitr, nhà hoạt động chính trị ở Peterburg. Ông sẽ mời cả anh chàng Petxov độc đáo, đầy nhiệt tình, tự do phóng túng, lém lỉnh, vừa là nhạc sĩ vừa là sử gia và là người tuyệt diệu nhất trong số những chú bé bầu bĩnh năm chục cái xuân xanh, dùng làm món nước chấm hay gia vị cho Coznưsev và Carenin. Ông sẽ khích cho họ tranh luận với nhau.
Tiền bán rừng đã được thanh toán đợt hai và ông chưa tiêu đến khoản đó. ít lâu nay, Doli rất dịu dàng hiền hậu, và nghĩ đến bữa ăn đó, Xtepan Arcaditr thấy khoái trá về mọi mặt. Ông rất vui. Có hai chuyện bực mình, nhưng liền chìm nghỉm trong niềm vui bao la như đại dương đang xáo động tâm hồn Xtepan Arcaditr. Chuyện thứ nhất là thái độ lạnh lùng và nghiêm khắc của Alecxei Alecxandrovitr khi tiếp ông ở ngoài phố hôm qua. Đem khớp thái độ đó với việc ông ta không đến thăm, cũng không báo trước cho vợ chồng mình biết ông ta sẽ ghé qua Moxcva cùng với tiếng đồn về Anna và Vronxki, Xtepan Arcaditr đoán là có chuyện bất hòa đã xảy ra giữa đôi vợ chồng ấy.
Cái khó chịu thứ hai là việc thủ trưởng mới của ông vừa tới: cũng như mọi thủ trưởng mới, ông này nổi tiếng là người ghê gớm, sáng dậy từ sáu giờ, làm việc như trâu và đòi hỏi người dưới quyền cũng phải làm như vậy. Ngoài ra, người ta còn đồn là ông ta thô lỗ và có khuynh hướng hoàn toàn đối lập với khuynh hướng của thủ trưởng cũ cũng như của bản thân Xtepan Arcaditr. Hôm qua, Xtepan Arcaditr đã mặc lễ phục để trình diện chính thức và thủ trưởng mới tỏ ra rất hòa nhã, chuyện trò với Oblonxki như với người quen lâu ngày; cho nên, Xtepan Arcaditr cho rằng giờ đây bắt buộc phải đến thăm lần nữa với tư cách cá nhân. Ông lo lắng không biết ông ta sẽ tiếp mình ra sao. Nhưng theo linh tính, Xtepan Arcaditr cảm thấy mọi việc rồi sẽ ổn hoàn toàn. "Chúng ta, tất thảy chúng sinh, há chẳng là những kẻ có tội hay sao? Lẽ nào ông ta lại giận dữ kiếm chuyện với mình?", ông vừa bước vào khách sạn vừa tự nhủ.
- Chào Vaxili, - ông nói với gã bồi tiệm, trong khi đi dọc hành lang, mũ đội lệch xuống tận tai. - Chú mày để râu má à? - Levin ở buồng số 7 phải không? Chú làm ơn dẫn ta đến. Và chú mày thử hỏi xem bá tước Anitskin (đó là thủ trưởng mới của ông) có tiếp ta được không?
- Thưa ngài, vâng, - Vaxili mỉm cười đáp. - Lâu lắm, ngài không quá bộ đến khách sạn chúng tôi.
- Hôm qua ta có đến, nhưng vào lối cửa kia. Buồng số 7 đây phải không?
Xtepan Arcaditr bước vào, Levin đang đứng giữa phòng cùng một bác mugich vùng Tve, đo một tấm da gấu.
- A! Các anh săn được đấy à? - Xtepan Arcaditr reo lên. - Tấm da đẹp thật? Gấu cái à? Chào Ackhip.
Ông bắt tay bác mugich và ngồi xuống ghế tựa, chẳng cởi áo choàng mà cũng chẳng bỏ mũ.
- Anh bỏ mũ áo ra cho thoải mái! - Levin bảo bạn và nhấc mũ ra cho ông ta.
- Không, mình đang bận, mình chỉ ngồi một tí thôi, - Xtepan Arcaditr trả lời. Ông cởi cúc áo choàng, nhưng một lúc sau cởi áo ra và ở lại suốt một tiếng đồng hồ nói chuyện với Levin về việc đi săn và những vấn đề tâm tình sâu kín nhất. - Kể cho mình nghe cậu đã làm những gì ở nước ngoài nào? Cậu đã ở đâu? - Xtepan Arcaditr hỏi khi bác mugich đã ra ngoài.
- Tôi sang Đức, sang Phổ, sang Anh, nhưng chỉ đến những trung tâm công nghiệp chứ không đến thủ đô và thấy rất nhiều điều mới lạ.
Tôi rất hài lòng đã đến những nơi đó.
- Phải, mình vẫn biết quan niệm của cậu về vấn đề thợ thuyền mà.
- Không hẳn thế: ở nước Nga, không thể có vấn đề thợ thuyền. Vấn đề đặt ra ở nước ta là quan hệ giữa người lao động với ruộng đất; bên nước họ cũng có vấn đề đó, nhưng ở đấy, người ta chỉ có việc bổ sung thêm thôi, còn ở ta...
Xtepan Arcaditr chăm chú lắng nghe Levin.
- Phải, phải, - ông nói. - Rất có thể là cậu có lý. Nhưng mình hài lòng thấy cậu đang vui vẻ: cậu đi săn gấu, cậu làm việc, cậu say sưa với tư tưởng của cậu. Thế mà Serbatxki lại kể cho mình nghe là cậu thất vọng, cậu chỉ nói đến chuyện chết...
- Đúng là tôi vẫn không ngừng nghĩ đến cái chết, - Levin nói. - Mọi người đều phải chết. Tất cả chỉ là hão huyền. Nói thật với anh, tôi rất tha thiết với những quan niệm và công việc của tôi, nhưng nghĩ cho cùng thế giới ta đang sống chỉ là một lớp rêu mốc thếch trên bề mặt một hành tinh nhỏ xíu mà thôi. Vậy mà ta cứ ngỡ là tư tưởng, hành động của ta cũng có tầm lớn lao nào đó! Đấy chỉ là những hạt cát thôi.
- Nhưng người anh em ạ, mọi điều đó đều cũ rích từ đời hồng hoang rồi.
- Phải, cũ rích thật, nhưng khi hiểu thật kỹ điều đó anh sẽ thấy tất cả là vô nghĩa. Khi anh hiểu rằng hôm nay hay ngày mai anh có thể chết và chẳng còn gì tồn tại thì mọi sự đối với anh đều là hư vô!
Tôi rất coi trọng tư tưởng của tôi, thế mà nếu đặt vấn đề áp dụng nó, tôi lại thấy như chính việc đó cũng vô bổ như đo tấm da gấu này. Và cứ người ta tiêu dao cuộc đời mình, người ta đi săn, làm việc để giải phiền chỉ cốt khỏi nghĩ đến cái chết mà thôi.
Xtepan Arcaditr mỉm một nụ cười vừa tinh quái vừa dịu dàng trong khi Levin nói.
- Ừ, mà phải, tất nhiên rồi! Cả cậu nữa, cậu cũng đến cái bước ấy rồi; cậu còn nhớ cậu đã công kích mình hết nước hết cái vì mình đi tìm thú vui hưởng lạc không? Ôi, nhà đạo đức, đừng có quá nghiêm khắc như thế nữa nhé!
- Tuy nhiên, cái tốt trong cuộc sống..., - Levin đâm lúng túng giữa câu nói. - Tôi chẳng biết nữa. Tôi chỉ biết là chẳng bao lâu chúng ta sẽ chết.
- Tại sao lại chẳng bao lâu?
- Thì anh biết đấy, khi nghĩ đến cái chết, người ta thấy cuộc đời kém thú vị đi, nhưng yên tâm hơn.
- Trái lại, càng về cuối, người ta càng vui chơi nhiều hơn. Nhưng đã đến giờ mình phải đi rồi, - Xtepan Arcaditr nói và đứng dậy có dễ đến lượt thứ mười.
- Không, anh ngồi lại một tí nữa nào! - Levin nói và giữ bạn lại. - Hôm nay ta sẽ gặp lại nhau vào giờ nào? Mai tôi đi rồi.
- Ồ, đầu óc tôi để đâu ấy nhỉ? Mình đến để... Tối nay, thế nào cậu cũng đến ăn ở nhà mình nhé. Có cả ông anh cậu và Carenin đấy.
- Ông ta đang ở đây à? - Levin nói và chàng định hỏi thăm tin tức Kitti. Chàng nghe nói hồi đầu mùa đông, nàng đã đến chơi nhà bà chị, vợ nhà ngoại giao, ở Peterburg và chàng không biết nàng đã về hay chưa, nhưng không hỏi. "Dù nàng có ở đấy hay không, đối với mình cũng thế thôi".
- Thế nào cậu sẽ đến chứ?
- Tất nhiên là đến.
- Năm giờ, mặc lễ phục nhé.
Xtepan Arcaditr đứng dậy và đến buồng thủ trưởng mới. Linh tính đã không đánh lừa ông. Cái ông thủ trưởng ghê gớm đến thế lại là người rất đáng yêu. Oblonxki ăn sáng với ông ta và kề cà mãi đến ba giờ mới tới tìm Alecxei Alecxandrovitr.
Chú thích:
1. Pièce de résistance (tiếng Pháp trong nguyên bản
Xtepan Arcaditr vốn ưa tiệc tùng nhưng ông thích nhất là mời một bữa thân mật mà thật thanh lịch do việc chọn đồ ăn, thức uống cũng như chọn khách. Thực đơn hôm ấy khiến ông rất hài lòng: cá chép tươi nguyên vừa câu dưới nước lên, măng tây và thịt bò rán giản dị nhưng rất tuyệt làm món chủ lực 1 cùng rượu vang kèm theo các món đó: về thức ăn, thức uống thì như vậy. Còn về khách sẽ có Kitti và Levin, một cô em họ và công tử Serbatxki (để cho cuộc gặp gỡ của cặp trên khỏi lộ liễu), và, với tính cách là món chủ lực, có Xergei Coznưsev là nhà triết học của Moxcva còn Alecxei Alecxandrovitr, nhà hoạt động chính trị ở Peterburg. Ông sẽ mời cả anh chàng Petxov độc đáo, đầy nhiệt tình, tự do phóng túng, lém lỉnh, vừa là nhạc sĩ vừa là sử gia và là người tuyệt diệu nhất trong số những chú bé bầu bĩnh năm chục cái xuân xanh, dùng làm món nước chấm hay gia vị cho Coznưsev và Carenin. Ông sẽ khích cho họ tranh luận với nhau.
Tiền bán rừng đã được thanh toán đợt hai và ông chưa tiêu đến khoản đó. ít lâu nay, Doli rất dịu dàng hiền hậu, và nghĩ đến bữa ăn đó, Xtepan Arcaditr thấy khoái trá về mọi mặt. Ông rất vui. Có hai chuyện bực mình, nhưng liền chìm nghỉm trong niềm vui bao la như đại dương đang xáo động tâm hồn Xtepan Arcaditr. Chuyện thứ nhất là thái độ lạnh lùng và nghiêm khắc của Alecxei Alecxandrovitr khi tiếp ông ở ngoài phố hôm qua. Đem khớp thái độ đó với việc ông ta không đến thăm, cũng không báo trước cho vợ chồng mình biết ông ta sẽ ghé qua Moxcva cùng với tiếng đồn về Anna và Vronxki, Xtepan Arcaditr đoán là có chuyện bất hòa đã xảy ra giữa đôi vợ chồng ấy.
Cái khó chịu thứ hai là việc thủ trưởng mới của ông vừa tới: cũng như mọi thủ trưởng mới, ông này nổi tiếng là người ghê gớm, sáng dậy từ sáu giờ, làm việc như trâu và đòi hỏi người dưới quyền cũng phải làm như vậy. Ngoài ra, người ta còn đồn là ông ta thô lỗ và có khuynh hướng hoàn toàn đối lập với khuynh hướng của thủ trưởng cũ cũng như của bản thân Xtepan Arcaditr. Hôm qua, Xtepan Arcaditr đã mặc lễ phục để trình diện chính thức và thủ trưởng mới tỏ ra rất hòa nhã, chuyện trò với Oblonxki như với người quen lâu ngày; cho nên, Xtepan Arcaditr cho rằng giờ đây bắt buộc phải đến thăm lần nữa với tư cách cá nhân. Ông lo lắng không biết ông ta sẽ tiếp mình ra sao. Nhưng theo linh tính, Xtepan Arcaditr cảm thấy mọi việc rồi sẽ ổn hoàn toàn. "Chúng ta, tất thảy chúng sinh, há chẳng là những kẻ có tội hay sao? Lẽ nào ông ta lại giận dữ kiếm chuyện với mình?", ông vừa bước vào khách sạn vừa tự nhủ.
- Chào Vaxili, - ông nói với gã bồi tiệm, trong khi đi dọc hành lang, mũ đội lệch xuống tận tai. - Chú mày để râu má à? - Levin ở buồng số 7 phải không? Chú làm ơn dẫn ta đến. Và chú mày thử hỏi xem bá tước Anitskin (đó là thủ trưởng mới của ông) có tiếp ta được không?
- Thưa ngài, vâng, - Vaxili mỉm cười đáp. - Lâu lắm, ngài không quá bộ đến khách sạn chúng tôi.
- Hôm qua ta có đến, nhưng vào lối cửa kia. Buồng số 7 đây phải không?
Xtepan Arcaditr bước vào, Levin đang đứng giữa phòng cùng một bác mugich vùng Tve, đo một tấm da gấu.
- A! Các anh săn được đấy à? - Xtepan Arcaditr reo lên. - Tấm da đẹp thật? Gấu cái à? Chào Ackhip.
Ông bắt tay bác mugich và ngồi xuống ghế tựa, chẳng cởi áo choàng mà cũng chẳng bỏ mũ.
- Anh bỏ mũ áo ra cho thoải mái! - Levin bảo bạn và nhấc mũ ra cho ông ta.
- Không, mình đang bận, mình chỉ ngồi một tí thôi, - Xtepan Arcaditr trả lời. Ông cởi cúc áo choàng, nhưng một lúc sau cởi áo ra và ở lại suốt một tiếng đồng hồ nói chuyện với Levin về việc đi săn và những vấn đề tâm tình sâu kín nhất. - Kể cho mình nghe cậu đã làm những gì ở nước ngoài nào? Cậu đã ở đâu? - Xtepan Arcaditr hỏi khi bác mugich đã ra ngoài.
- Tôi sang Đức, sang Phổ, sang Anh, nhưng chỉ đến những trung tâm công nghiệp chứ không đến thủ đô và thấy rất nhiều điều mới lạ.
Tôi rất hài lòng đã đến những nơi đó.
- Phải, mình vẫn biết quan niệm của cậu về vấn đề thợ thuyền mà.
- Không hẳn thế: ở nước Nga, không thể có vấn đề thợ thuyền. Vấn đề đặt ra ở nước ta là quan hệ giữa người lao động với ruộng đất; bên nước họ cũng có vấn đề đó, nhưng ở đấy, người ta chỉ có việc bổ sung thêm thôi, còn ở ta...
Xtepan Arcaditr chăm chú lắng nghe Levin.
- Phải, phải, - ông nói. - Rất có thể là cậu có lý. Nhưng mình hài lòng thấy cậu đang vui vẻ: cậu đi săn gấu, cậu làm việc, cậu say sưa với tư tưởng của cậu. Thế mà Serbatxki lại kể cho mình nghe là cậu thất vọng, cậu chỉ nói đến chuyện chết...
- Đúng là tôi vẫn không ngừng nghĩ đến cái chết, - Levin nói. - Mọi người đều phải chết. Tất cả chỉ là hão huyền. Nói thật với anh, tôi rất tha thiết với những quan niệm và công việc của tôi, nhưng nghĩ cho cùng thế giới ta đang sống chỉ là một lớp rêu mốc thếch trên bề mặt một hành tinh nhỏ xíu mà thôi. Vậy mà ta cứ ngỡ là tư tưởng, hành động của ta cũng có tầm lớn lao nào đó! Đấy chỉ là những hạt cát thôi.
- Nhưng người anh em ạ, mọi điều đó đều cũ rích từ đời hồng hoang rồi.
- Phải, cũ rích thật, nhưng khi hiểu thật kỹ điều đó anh sẽ thấy tất cả là vô nghĩa. Khi anh hiểu rằng hôm nay hay ngày mai anh có thể chết và chẳng còn gì tồn tại thì mọi sự đối với anh đều là hư vô!
Tôi rất coi trọng tư tưởng của tôi, thế mà nếu đặt vấn đề áp dụng nó, tôi lại thấy như chính việc đó cũng vô bổ như đo tấm da gấu này. Và cứ người ta tiêu dao cuộc đời mình, người ta đi săn, làm việc để giải phiền chỉ cốt khỏi nghĩ đến cái chết mà thôi.
Xtepan Arcaditr mỉm một nụ cười vừa tinh quái vừa dịu dàng trong khi Levin nói.
- Ừ, mà phải, tất nhiên rồi! Cả cậu nữa, cậu cũng đến cái bước ấy rồi; cậu còn nhớ cậu đã công kích mình hết nước hết cái vì mình đi tìm thú vui hưởng lạc không? Ôi, nhà đạo đức, đừng có quá nghiêm khắc như thế nữa nhé!
- Tuy nhiên, cái tốt trong cuộc sống..., - Levin đâm lúng túng giữa câu nói. - Tôi chẳng biết nữa. Tôi chỉ biết là chẳng bao lâu chúng ta sẽ chết.
- Tại sao lại chẳng bao lâu?
- Thì anh biết đấy, khi nghĩ đến cái chết, người ta thấy cuộc đời kém thú vị đi, nhưng yên tâm hơn.
- Trái lại, càng về cuối, người ta càng vui chơi nhiều hơn. Nhưng đã đến giờ mình phải đi rồi, - Xtepan Arcaditr nói và đứng dậy có dễ đến lượt thứ mười.
- Không, anh ngồi lại một tí nữa nào! - Levin nói và giữ bạn lại. - Hôm nay ta sẽ gặp lại nhau vào giờ nào? Mai tôi đi rồi.
- Ồ, đầu óc tôi để đâu ấy nhỉ? Mình đến để... Tối nay, thế nào cậu cũng đến ăn ở nhà mình nhé. Có cả ông anh cậu và Carenin đấy.
- Ông ta đang ở đây à? - Levin nói và chàng định hỏi thăm tin tức Kitti. Chàng nghe nói hồi đầu mùa đông, nàng đã đến chơi nhà bà chị, vợ nhà ngoại giao, ở Peterburg và chàng không biết nàng đã về hay chưa, nhưng không hỏi. "Dù nàng có ở đấy hay không, đối với mình cũng thế thôi".
- Thế nào cậu sẽ đến chứ?
- Tất nhiên là đến.
- Năm giờ, mặc lễ phục nhé.
Xtepan Arcaditr đứng dậy và đến buồng thủ trưởng mới. Linh tính đã không đánh lừa ông. Cái ông thủ trưởng ghê gớm đến thế lại là người rất đáng yêu. Oblonxki ăn sáng với ông ta và kề cà mãi đến ba giờ mới tới tìm Alecxei Alecxandrovitr.
Chú thích:
1. Pièce de résistance (tiếng Pháp trong nguyên bản
Quyển
4
Chương 8
Chương 8
Alecxei Alecxandrovitr, dự lễ chầu xong, ở nhà suốt buổi
sáng.
Ông phải giải quyết hai việc: tiếp đoàn đại biểu dị tộc đến Peterburg và viết thư đã hẹn cho luật sư.
Đoàn đại biểu, tuy được thành lập theo sáng kiến của Alecxei Alecxandrovitr, cũng bộc lộ nhiều điều bất lợi, thậm chí nguy hiểm, nên Alecxei Alecxandrovitr rất hài lòng khi gặp họ ở Moxcva. Những đại biểu trong đoàn không hề có ý niệm nhỏ nào về vai trò họ phải đóng. Họ ngây thơ tưởng chỉ việc trình bày những nhu cầu cùng hoàn cảnh thực tế của mình rồi xin chính phủ giúp đỡ, chứ không chịu hiểu rằng một số đòi hỏi của họ làm phe đối lập thêm mạnh cánh và đe doạ làm hỏng công cuộc của họ. Alecxei Alecxandrovitr bàn cãi khá lâu với họ, thảo cho họ một kế hoạch phải tuân thủ triệt để và sau khi tiễn họ về, ông viết nhiều thư gửi về Peterburg dặn chú ý chăm sóc đoàn đại biểu. Người giúp việc chính của ông trong dịp này phải là nữ bá tước Lidia. Bà là chuyện gia về việc này và không ai biết cách quảng cáo một đoàn đại biểu và chỉ đạo họ tốt như bà. Làm xong việc đó, Alecxei Alecxandrovitr viết thư cho luật sư. Không chút do dự, ông ủy quyền cho ông ta tuỳ tiện hành động. Ông gửi kèm theo ba lá thư của Vronxki gửi cho Anna, tìm thấy trong chiếc ví giật được.
Từ khi Alecxei Alecxandrovitr bỏ nhà với ý định không trở về nữa, từ khi ông đến luật sư và thổ lộ dự định của mình với người ngoài cuộc, và nhất là từ khi phó mặc chuyện tâm tình này cho thủ tục giấy tờ, ông ngày càng quen dần với cái việc đã quyết định làm và giờ đây ông thấy có thể thực hiện điều đó.
Ông vừa gắn triện vào phong bì thì nghe thấy tiếng Xtepan Arcaditr oang oang. Ông ta đang cãi nhau với người hầu phòng của Alecxei Alecxandrovitr và bắt hắn phải vào báo có ông đến thăm.
"Cần quái gì, Alecxei Alecxandrovitr nghĩ thầm, cũng tốt thôi:
Mình sẽ cho biết ngay lập trường của mình đối với em gái anh ta và cắt nghĩa tại sao mình không đến để ăn chiều đằng nhà anh ta được".
- Mời vào đi! - ông nói to và thu dọn giấy tờ xếp vào tập giấy thấm.
- Chú mày có thấy là chú mày nói dối không, ông ấy có nhà mà! - có tiếng Xtepan Arcaditr đáp lại gã đầy tớ không chịu để ông vào, và, vừa đi vừa cởi áo choàng, Oblonxki bước vào phòng. - A, tôi rất mừng đã gặp được chú. Thế nào, tôi mong rằng... - Xtepan Arcaditr mào đầu vui vẻ.
- Tôi không đến được đâu, - Alecxei Alecxandrovitr lạnh lùng nói, vẫn đứng và không buồn mời khách ngồi.
Alecxei Alecxandrovitr vừa mới quyết định một phút trước đây là sẽ giữ thái độ lạnh lùng với anh vợ vì ông đã phát đơn ly dị Anna.
Nhưng ông không tính đến sự hồn hậu bao la như biển cả đang tràn ngập tâm hồn Xtepan Arcaditr.
Oblonxki tròn xoe đôi mắt sáng long lanh:
- Tại sao? Chú nói gì vậy? - ông bối rối nói bằng tiếng Pháp. - Này, đã hứa rồi kia mà, tất cả bọn tôi trông mong ở chú.
- Tôi muốn nói tôi không thể đến vì mối quan hệ họ hàng chúng ta phải chấm dứt rồi.
- Thế nào? Tại sao? - Xtepan Arcaditr mỉm cười hỏi.
- Vì tôi đã phát đơn ly dị em gái ông tức là vợ tôi. Tôi bắt buộc phải...
Nhưng Alecxei Alecxandrovitr chưa kịp dứt lời, thì ngược hẳn với sự chờ đợi của ông, Xtepan Arcaditr đã thốt ra một tiếng than sầu não và buông mình ngồi phịch xuống ghế bành.
- Không, Alecxei Alecxandrovitr ạ, chú nói gì vậy? - Xtepan Arcaditr kêu lên, vẻ đau đớn lộ rõ trên nét mặt.
- Đúng thế đấy.
- Xin lỗi chú, nhưng tôi hoàn toàn không thể nào tin được...
Alecxei Alecxandrovitr ngồi xuống, cảm thấy rằng lời mình nói không gây được tác động mong muốn, rằng ông sắp sửa phải phân trần và bất kể lời phân trần đó thế nào, quan hệ ông với anh vợ rồi sẽ lại đâu hoàn đấy như trước thôi.
- Phải, tôi bị dồn đến cái bước khổ tâm là phải xin ly dị, - ông nói.
- Tôi chỉ xin nói với chú điều này, Alecxei Alecxandrovitr ạ. Tôi coi chú là một người công bằng và lỗi lạc. Tôi coi Anna là một thiếu phụ đáng yêu và xuất sắc - xin lỗi chú nếu tôi chưa thể thay đổi ý kiến về cô ấy - cho nên tôi không thể tin chuyện ấy được. ở đây hẳn có chuyện hiểu lầm, - ông nói.
- Chao, ước gì đó chỉ là chuyện hiểu lầm thôi!
- Cho phép tôi nói, tôi hiểu rồi, - Xtepan Arcaditr ngắt lời. Tất nhiên... tôi xin chú, đừng làm hấp tấp quá.
- Nhưng tôi không hề hấp tấp, - Alecxei Alecxandrovitr lạnh lùng nói, và tôi cũng chẳng phải hỏi ý kiến ai cả. Tôi quyết định rồi.
- Thật kinh khủng! - Xtepan Arcaditr nói và thở dài đánh thượt. - Alecxei Alecxandrovitr, tôi muốn hỏi chú một điều. Tôi xin chú, chú nhận lời đi! Nếu tôi không lầm, công việc chưa bắt đầu thì phải.
Trước khi bắt tay vào việc đó, chú hãy đến gặp nhà tôi, nói chuyện với nhà tôi. Nhà tôi yêu mến Anna như em ruột, nhà tôi mến chú và đó là một phụ nữ kỳ diệu. Vì lòng yêu kính Chúa, xin chú hãy nói chuyện với nhà tôi! Tôi xin chú, hãy tỏ tình thân với tôi như thế.
Alecxei Alecxandrovitr triền miên suy nghĩ; Xtepan Arcaditr nhìn ông thương hại và tôn trọng sự im lặng đó.
- Chú sẽ đến gặp nhà tôi chứ?
- Tôi cũng không biết nữa. Chính vì chuyện đó mà tôi không lại đằng nhà. Tôi nghĩ quan hệ giữa chúng ta chắc phải đổi khác.
- Tại sao vậy? Tôi không hiểu đấy. Cho phép tôi tin rằng bên cạnh quan hệ họ hàng giữa chú với tôi, ít ra cũng còn có một phần nào tình cảm bạn bè mà bao giờ tôi cũng dành cho chú... và một niềm tôn trọng thực sự nữa, - Xtepan Arcaditr vừa nói vừa xiết chặt tay Carenin. Thậm chí, nếu giả thuyết tệ hại của chú có đúng chăng nữa, tôi cũng không bao giờ dám phê phán bên này hay bên kia và tôi không hề thấy vì cớ gì mà quan hệ giữa chúng ta phải đổi khác.
Nhưng bây giờ xin chú hãy đến gặp nhà tôi.
- Chúng ta nhìn nhận vấn đề với quan điểm khác nhau, - Alecxei Alecxandrovitr lạnh lùng nói. - Thôi ta đừng nói đến chuyện đó nữa.
- Nhưng tại sao chú lại không đến ăn với chúng tôi chiều nay? Nhà tôi đang đợi chú. Tôi xin chú, hãy đến đi. Và nhất là hãy nói chuyện với nhà tôi. Đó là một phụ nữ kỳ diệu. Vì lòng kính Chúa, tôi quỳ xin chú đấy!
- Nếu anh tha thiết đến thế thì tôi xin đến, - Alecxei Alecxandrovitr thở dài nói.
Và để chuyển sang chuyện khác, ông nói tới một vấn đề mà cả hai cùng quan tâm: vị thủ trưởng mới của Xtepan Arcaditr hãy còn trẻ mà bỗng nhiên thăng quan tiến chức nhanh đến thế.
Alecxei Alecxandrovitr từ trước đến nay vốn không ưa gì bá tước Anitskin, họ luôn luôn có ý kiến đối lập nhau, giờ đây, đối với kẻ kinh địch may mắn, ông càng không thể nén được nỗi hằn học, rất dễ hiểu trong giới quan lại.
- Thế ra anh gặp ông ta rồi? - Alecxei Alecxandrovitr hỏi, mỉm cười mỉa mai.
- Rồi chứ, hôm qua ông ấy đến văn phòng. Ông ta có vẻ am hiểu công việc và rất năng động.
- Phải nhưng hoạt động theo phương hướng nào? - Alecxei Alecxandrovitr nói. - Rồi ông ta sẽ hành động theo ý riêng hay lắp lại những việc đã làm? Tai họa của nước ta chính là tệ quan liêu giấy tờ mà ông ta là đại diện xứng đáng.
- Thực tình tôi chẳng thấy ông ta có gì đáng chỉ trích. Tôi không biết khuynh hướng của ông ta, tôi chỉ biết đó là một người tốt. - Xtepan Arcaditr trả lời. - Tôi vừa ở buồng ông ra ra và dứt khoát đó là một người ưu tú. Chúng tôi cùng ăn sáng, tôi dạy ông ta pha đồ giải khát, chú biết đấy, món rượu vang pha cam ấy mà. Rất là mát ruột.
Có điều lạ là ông ta không hề biết đến món ấy. Ông ta thấy nó rất ngon. Không, đó là một con người đáng yêu.
Xtepan Arcaditr nhìn đồng hồ.
- Chao! Lạy Chúa tôi! Quá bốn giờ rồi, thế mà tôi còn phải qua nhà Đôngôvusin! Chú đến ăn chiều nhé? Chú không thể tưởng tượng nếu chú không đến, chú sẽ làm vợ chồng tôi cực lòng biết chừng nào!
Alecxei Alecxandrovitr tiễn anh vợ khác hẳn khi tiếp đón.
- Tôi sẽ đến vì đã hứa với anh rồi, - ông đáp, vẻ rầu rầu.
- Tôi tin và hy vọng rằng chú sẽ không phải ân hận đâu, - Xtepan Arcaditr mỉm cười trả lời.
Trong khi vừa mặc áo choàng vừa ra cửa, tay ông lỡ va phải đầu gã hầu phòng; ông bật cười và đi ra.
Ông phải giải quyết hai việc: tiếp đoàn đại biểu dị tộc đến Peterburg và viết thư đã hẹn cho luật sư.
Đoàn đại biểu, tuy được thành lập theo sáng kiến của Alecxei Alecxandrovitr, cũng bộc lộ nhiều điều bất lợi, thậm chí nguy hiểm, nên Alecxei Alecxandrovitr rất hài lòng khi gặp họ ở Moxcva. Những đại biểu trong đoàn không hề có ý niệm nhỏ nào về vai trò họ phải đóng. Họ ngây thơ tưởng chỉ việc trình bày những nhu cầu cùng hoàn cảnh thực tế của mình rồi xin chính phủ giúp đỡ, chứ không chịu hiểu rằng một số đòi hỏi của họ làm phe đối lập thêm mạnh cánh và đe doạ làm hỏng công cuộc của họ. Alecxei Alecxandrovitr bàn cãi khá lâu với họ, thảo cho họ một kế hoạch phải tuân thủ triệt để và sau khi tiễn họ về, ông viết nhiều thư gửi về Peterburg dặn chú ý chăm sóc đoàn đại biểu. Người giúp việc chính của ông trong dịp này phải là nữ bá tước Lidia. Bà là chuyện gia về việc này và không ai biết cách quảng cáo một đoàn đại biểu và chỉ đạo họ tốt như bà. Làm xong việc đó, Alecxei Alecxandrovitr viết thư cho luật sư. Không chút do dự, ông ủy quyền cho ông ta tuỳ tiện hành động. Ông gửi kèm theo ba lá thư của Vronxki gửi cho Anna, tìm thấy trong chiếc ví giật được.
Từ khi Alecxei Alecxandrovitr bỏ nhà với ý định không trở về nữa, từ khi ông đến luật sư và thổ lộ dự định của mình với người ngoài cuộc, và nhất là từ khi phó mặc chuyện tâm tình này cho thủ tục giấy tờ, ông ngày càng quen dần với cái việc đã quyết định làm và giờ đây ông thấy có thể thực hiện điều đó.
Ông vừa gắn triện vào phong bì thì nghe thấy tiếng Xtepan Arcaditr oang oang. Ông ta đang cãi nhau với người hầu phòng của Alecxei Alecxandrovitr và bắt hắn phải vào báo có ông đến thăm.
"Cần quái gì, Alecxei Alecxandrovitr nghĩ thầm, cũng tốt thôi:
Mình sẽ cho biết ngay lập trường của mình đối với em gái anh ta và cắt nghĩa tại sao mình không đến để ăn chiều đằng nhà anh ta được".
- Mời vào đi! - ông nói to và thu dọn giấy tờ xếp vào tập giấy thấm.
- Chú mày có thấy là chú mày nói dối không, ông ấy có nhà mà! - có tiếng Xtepan Arcaditr đáp lại gã đầy tớ không chịu để ông vào, và, vừa đi vừa cởi áo choàng, Oblonxki bước vào phòng. - A, tôi rất mừng đã gặp được chú. Thế nào, tôi mong rằng... - Xtepan Arcaditr mào đầu vui vẻ.
- Tôi không đến được đâu, - Alecxei Alecxandrovitr lạnh lùng nói, vẫn đứng và không buồn mời khách ngồi.
Alecxei Alecxandrovitr vừa mới quyết định một phút trước đây là sẽ giữ thái độ lạnh lùng với anh vợ vì ông đã phát đơn ly dị Anna.
Nhưng ông không tính đến sự hồn hậu bao la như biển cả đang tràn ngập tâm hồn Xtepan Arcaditr.
Oblonxki tròn xoe đôi mắt sáng long lanh:
- Tại sao? Chú nói gì vậy? - ông bối rối nói bằng tiếng Pháp. - Này, đã hứa rồi kia mà, tất cả bọn tôi trông mong ở chú.
- Tôi muốn nói tôi không thể đến vì mối quan hệ họ hàng chúng ta phải chấm dứt rồi.
- Thế nào? Tại sao? - Xtepan Arcaditr mỉm cười hỏi.
- Vì tôi đã phát đơn ly dị em gái ông tức là vợ tôi. Tôi bắt buộc phải...
Nhưng Alecxei Alecxandrovitr chưa kịp dứt lời, thì ngược hẳn với sự chờ đợi của ông, Xtepan Arcaditr đã thốt ra một tiếng than sầu não và buông mình ngồi phịch xuống ghế bành.
- Không, Alecxei Alecxandrovitr ạ, chú nói gì vậy? - Xtepan Arcaditr kêu lên, vẻ đau đớn lộ rõ trên nét mặt.
- Đúng thế đấy.
- Xin lỗi chú, nhưng tôi hoàn toàn không thể nào tin được...
Alecxei Alecxandrovitr ngồi xuống, cảm thấy rằng lời mình nói không gây được tác động mong muốn, rằng ông sắp sửa phải phân trần và bất kể lời phân trần đó thế nào, quan hệ ông với anh vợ rồi sẽ lại đâu hoàn đấy như trước thôi.
- Phải, tôi bị dồn đến cái bước khổ tâm là phải xin ly dị, - ông nói.
- Tôi chỉ xin nói với chú điều này, Alecxei Alecxandrovitr ạ. Tôi coi chú là một người công bằng và lỗi lạc. Tôi coi Anna là một thiếu phụ đáng yêu và xuất sắc - xin lỗi chú nếu tôi chưa thể thay đổi ý kiến về cô ấy - cho nên tôi không thể tin chuyện ấy được. ở đây hẳn có chuyện hiểu lầm, - ông nói.
- Chao, ước gì đó chỉ là chuyện hiểu lầm thôi!
- Cho phép tôi nói, tôi hiểu rồi, - Xtepan Arcaditr ngắt lời. Tất nhiên... tôi xin chú, đừng làm hấp tấp quá.
- Nhưng tôi không hề hấp tấp, - Alecxei Alecxandrovitr lạnh lùng nói, và tôi cũng chẳng phải hỏi ý kiến ai cả. Tôi quyết định rồi.
- Thật kinh khủng! - Xtepan Arcaditr nói và thở dài đánh thượt. - Alecxei Alecxandrovitr, tôi muốn hỏi chú một điều. Tôi xin chú, chú nhận lời đi! Nếu tôi không lầm, công việc chưa bắt đầu thì phải.
Trước khi bắt tay vào việc đó, chú hãy đến gặp nhà tôi, nói chuyện với nhà tôi. Nhà tôi yêu mến Anna như em ruột, nhà tôi mến chú và đó là một phụ nữ kỳ diệu. Vì lòng yêu kính Chúa, xin chú hãy nói chuyện với nhà tôi! Tôi xin chú, hãy tỏ tình thân với tôi như thế.
Alecxei Alecxandrovitr triền miên suy nghĩ; Xtepan Arcaditr nhìn ông thương hại và tôn trọng sự im lặng đó.
- Chú sẽ đến gặp nhà tôi chứ?
- Tôi cũng không biết nữa. Chính vì chuyện đó mà tôi không lại đằng nhà. Tôi nghĩ quan hệ giữa chúng ta chắc phải đổi khác.
- Tại sao vậy? Tôi không hiểu đấy. Cho phép tôi tin rằng bên cạnh quan hệ họ hàng giữa chú với tôi, ít ra cũng còn có một phần nào tình cảm bạn bè mà bao giờ tôi cũng dành cho chú... và một niềm tôn trọng thực sự nữa, - Xtepan Arcaditr vừa nói vừa xiết chặt tay Carenin. Thậm chí, nếu giả thuyết tệ hại của chú có đúng chăng nữa, tôi cũng không bao giờ dám phê phán bên này hay bên kia và tôi không hề thấy vì cớ gì mà quan hệ giữa chúng ta phải đổi khác.
Nhưng bây giờ xin chú hãy đến gặp nhà tôi.
- Chúng ta nhìn nhận vấn đề với quan điểm khác nhau, - Alecxei Alecxandrovitr lạnh lùng nói. - Thôi ta đừng nói đến chuyện đó nữa.
- Nhưng tại sao chú lại không đến ăn với chúng tôi chiều nay? Nhà tôi đang đợi chú. Tôi xin chú, hãy đến đi. Và nhất là hãy nói chuyện với nhà tôi. Đó là một phụ nữ kỳ diệu. Vì lòng kính Chúa, tôi quỳ xin chú đấy!
- Nếu anh tha thiết đến thế thì tôi xin đến, - Alecxei Alecxandrovitr thở dài nói.
Và để chuyển sang chuyện khác, ông nói tới một vấn đề mà cả hai cùng quan tâm: vị thủ trưởng mới của Xtepan Arcaditr hãy còn trẻ mà bỗng nhiên thăng quan tiến chức nhanh đến thế.
Alecxei Alecxandrovitr từ trước đến nay vốn không ưa gì bá tước Anitskin, họ luôn luôn có ý kiến đối lập nhau, giờ đây, đối với kẻ kinh địch may mắn, ông càng không thể nén được nỗi hằn học, rất dễ hiểu trong giới quan lại.
- Thế ra anh gặp ông ta rồi? - Alecxei Alecxandrovitr hỏi, mỉm cười mỉa mai.
- Rồi chứ, hôm qua ông ấy đến văn phòng. Ông ta có vẻ am hiểu công việc và rất năng động.
- Phải nhưng hoạt động theo phương hướng nào? - Alecxei Alecxandrovitr nói. - Rồi ông ta sẽ hành động theo ý riêng hay lắp lại những việc đã làm? Tai họa của nước ta chính là tệ quan liêu giấy tờ mà ông ta là đại diện xứng đáng.
- Thực tình tôi chẳng thấy ông ta có gì đáng chỉ trích. Tôi không biết khuynh hướng của ông ta, tôi chỉ biết đó là một người tốt. - Xtepan Arcaditr trả lời. - Tôi vừa ở buồng ông ra ra và dứt khoát đó là một người ưu tú. Chúng tôi cùng ăn sáng, tôi dạy ông ta pha đồ giải khát, chú biết đấy, món rượu vang pha cam ấy mà. Rất là mát ruột.
Có điều lạ là ông ta không hề biết đến món ấy. Ông ta thấy nó rất ngon. Không, đó là một con người đáng yêu.
Xtepan Arcaditr nhìn đồng hồ.
- Chao! Lạy Chúa tôi! Quá bốn giờ rồi, thế mà tôi còn phải qua nhà Đôngôvusin! Chú đến ăn chiều nhé? Chú không thể tưởng tượng nếu chú không đến, chú sẽ làm vợ chồng tôi cực lòng biết chừng nào!
Alecxei Alecxandrovitr tiễn anh vợ khác hẳn khi tiếp đón.
- Tôi sẽ đến vì đã hứa với anh rồi, - ông đáp, vẻ rầu rầu.
- Tôi tin và hy vọng rằng chú sẽ không phải ân hận đâu, - Xtepan Arcaditr mỉm cười trả lời.
Trong khi vừa mặc áo choàng vừa ra cửa, tay ông lỡ va phải đầu gã hầu phòng; ông bật cười và đi ra.
- Năm giờ, mặc lễ phục nhé! - đến bậc cửa ông ngoái lại nói
to lần nữa.
Quyển
4
Chương 9
Chương 9
Khi chủ về đến nhà, thì gần sáu giờ và đã có vài vị khách ở
đó rồi.
Ông ta bước vào cùng lúc với Xergei Ivanovitr Coznusev và Petxov, hai người này chạm trán nhau ở ngoài thềm. Như Oblonxki thường gọi, đó là hai đại diện quan trọng nhất của giới trí thức 1 Moxcva. Cả hai đều được kính nể, vì cả tính nết, lẫn trí tuệ. Họ tôn trọng nhau, nhưng hoàn toàn đối lập nhau trong hầu hết các lĩnh vực, không phải vì họ theo khuynh hướng đối lập nhau mà chính vì cùng đứng một phe (những đối thủ của họ đoàn kết họ lại) và trong phe đó, mỗi người đại diện cho một màu sắc khác nhau. Và bởi không gì dễ gây mâu thuẫn hơn là ý kiến bất đồng về những vấn đề bán trừu tượng, nên chẳng những họ không bao giờ nhất trí, mà từ lâu mỗi người đều quen thói châm biếm nhẹ nhàng những lầm lẫn không thể sửa chữa của người kia.
Họ vừa bước qua ngưỡng cửa vừa nói chuyện thì Xtepan Arcaditr theo kịp. Trong phòng khách, lão quận công Alecxandr Dimitrievitr, bố vợ Oblonxki, công tử Serbatxki, Turôpxưn, Kitti và Carenin đã đủ mặt.
Xtepan Arcaditr thấy ngay là phòng khách đang cần có mình.
Daria Alecxandrovna mặc áo lễ phục bằng lụa xám, rõ ràng đang lo cho lũ con ăn riêng trong buồng và sốt ruột chưa thấy chồng về, nên không biết làm thế nào cho cuộc họp mặt đỡ rời rạc. Tất cả đều ngay đuỗn như những con gái giáo sĩ đến thăm nhà ai (theo lối nói của lão quận công), tựa hồ đang tự hỏi xem mình đến đây làm gì. Chuyện trò ỉu xìu. Anh chàng Turôpxưn trung thực có vẻ lạc lõng và đôi môi to dày mỉm cười, rõ ràng như muốn bảo Xtepan Arcaditr: "Này, người anh em, cậu mời mình đến với những người đứng đắn quá! Cứ làm một ly rượu rồi đến Lâu đài Hoa 2 lại được việc cho mình hơn!". Lão quận công lặng thinh, đôi mắt nhỏ long lanh liếc nhìn Carenin và Xtepan Arcaditr hiểu ông cụ đã tìm được câu bông phèng nào đó để gán cho nhà chính khách mà người ta dọn ra thết làm "món chủ lực" như một món cá chiên vậy. Kitti vừa nhìn ra cửa, vừa tập trung hết nghị lực để khỏi đỏ mặt nhỡ khi thấy Levin bước vào.
Công tử Serbatxki mà người ta quên không giới thiệu với Carenin, làm ra vẻ không hề vì thế mà ngượng nghịu. Carenin mặc đồ đen, đeo cà vạt trắng, theo lối Peterburg, và nhìn vẻ mặt, Xtepan Arcaditr hiểu ngay ông đến đây chỉ để giữ lời hứa và coi việc phải ngồi giữa đám người này là một sự bó buộc khổ sở. Sự có mặt của ông làm mọi người đâm lạnh lùng.
Xtepan Arcaditr xin lỗi là đã bị một hoàng thân nào đó giữ lại, cái cớ ông vẫn dùng làm bung xung trong những trường hợp tương tự.
Phút chốc, ông đã làm tiêu tan không khí lạnh lùng rồi lái Alecxei Alecxandrovitr và Xtêpan Coznưsev bàn về chuyện Nga hóa nước Ba Lan và lập tức Petxov cũng chen vào. Rồi ông thân ái vỗ vai Turôpxưn, rỉ tai một câu pha trò và xếp anh ta ngồi cạnh vợ và bố vợ.
Ông bảo Kitti là bữa nay cô đẹp lắm và giới thiệu Serbatxki với Carenin. Trong vòng một phút, ông thu xếp cuộc họp mắt khéo léo đến nỗi loáng một cái phòng khách đã vang lên tiếng nói cười nhộn nhịp. Chỉ còn thiếu có Conxtantin Levin. Nhưng như thế mà lại tốt vì khi Xtepan Arcaditr đảo một vòng qua phòng ăn, ông hoảng hốt thấy rượu poóctô và rượu nho Xêret đã mua ở cửa hàng Đơprê chứ không phải cửa hàng Lơvê. Ông lập tức sai xà ích đến cửa hàng Lơvê và quay về phòng khách. Ông gặp Levin ở cửa phòng ăn.
- Tôi không đến chậm đấy chứ?
- Thì có bao giờ cậu đến đúng giờ đâu? - Xtepan Arcaditr khoác tay bạn nói.
- Anh mời nhiều khách lắm à? Có những ai thế? - Levin hỏi, bất giác đỏ mặt và lấy găng tay đập vào mũ lông để phủi tuyết.
- Toàn người nhà cả thôi. Kitti cũng ở đây. Lại đây, mình sẽ giới thiệu cậu với Carenin.
Mặc dầu có khuynh hướng tự do chủ nghĩa, Xtepan Arcaditr vẫn hiểu rằng ai được giới thiệu với Carenin đều lấy làm thích thú, nên ông dành món chọn lọc ấy cho những bạn thân nhất của mình. Nhưng lúc này, Levin chẳng còn bụng dạ nào thưởng thức một vinh dự như vậy. Chàng chưa gặp lại Kitti kể từ cái ngày đáng ghi nhớ nàng thoáng hiện trước mắt chàng trên đường cái. Trong thâm tâm, chàng tin chắc sẽ gặp nàng chiều nay. Nhưng để giữ cho đầu óc được thảnh thơi, chàng cố tự thuyết phục rằng mình không hề biết điều đó. Khi biết có nàng ở đây, chàng bỗng cảm thấy một niềm vui mênh mông pha lẫn một nỗi sợ hãi ghê gớm đến nghẹn thở và không thể trả lời như ý muốn.
"Nàng ra sao, ra sao nhỉ? Như xưa kia hay như khi ngồi trong xe ngựa? Và nếu quả Daria Alecxandrovna đã nói đúng? Tại sao lại không nhỉ?", chàng nghĩ bụng.
- À, phải, xin anh giới thiệu tôi với Carenin, - chàng thốt ra một cách khó nhọc. Chàng bước qua bậc cửa phòng khách với cái nghị lực của sự tuyệt vọng và thấy Kitti.
Nàng không như xưa kia mà cũng chẳng như khi ngồi trong xe ngựa: nàng hoàn toàn khác hẳn.
Nàng hốt hoảng, rụt rè, bối rối và vì thế càng xinh đẹp hơn. Nàng thấy chàng đúng lúc chàng bước vào phòng khách. Nàng chờ đợi chàng. Niềm vui và nỗi bối rối xâm chiếm lòng nàng mãnh liệt đến nỗi, trong một giây nàng đã sợ phát khóc vì không tự chủ nổi khi chàng đến gần bà chủ nhà và ngoài lại một lần nữa nhìn nàng. Levin và Doli - bà này không để lọt mắt cái gì - đều thấy điều đó. Mặt Kitti đỏ dừ, tái nhợt rồi lại đỏ rừ trong khi đợi chàng đến, người lả đi, môi run rẩy. Chàng lại gần, nghiêng đầu chào và lặng lẽ chìa tay cho nàng bắt. Nếu môi nàng không ru nhè nhẹ và ánh mắt ươn ướt không sáng lên, thì nụ cười hẳn sẽ gần như bình thản khi nàng nói:
- Lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau! - và ngón tay nàng lạnh toát bóp chặt lấy tay chàng, vừa kiên quyết vừa tuyệt vọng.
- Cô không gặp tôi, nhưng tôi đã gặp cô rồi, - Levin nói với một nụ cười rạng rỡ. Tôi đã nhìn thấy cô lúc đi từ ga về Ergusovoi.
- Bao giờ? - nàng ngạc nhiên hỏi.
- Lúc cô đi về Ergusovoi, - Levin nói và cảm thấy hạnh phúc tràn ngập tâm hồn chàng nghẹn thở. "Tại sao mình lại dám gán một tình cảm không trong trắng cho con người dễ thương này? Phải, chắc chắn Daria Alecxandrovitr đã nói đúng", chàng nghĩ bụng.
Xtepan Arcaditr nắm lấy cánh tay và dẫn chàng đến chỗ Carenin.
- Cho phép tôi được giới thiệu các ngài với nhau, - ông nói.
- Rất hân hạnh được gặp lại ngài, - Alecxei Alecxandrovitr bắt tay Levin, lạnh lùng nói.
- Các ngài quen nhau rồi ạ? - Xtepan Arcaditr ngạc nhiên hỏi.
- Chúng tôi đã cùng đi một toa xe lửa trong ba tiếng đồng hồ, - Levin mỉm cười nói. - Chúng tôi chia tay, lòng vẫn thắc mắc như sau một cuộc khiêu vũ trá hình... ít ra cũng về phía tôi.
- Nào, xin mời các vị, - Xtepan Arcaditr nói, vừa đi về phòng ăn.
Các ông vào phòng ăn, đến cạnh bàn để đồ nguội đầu bữa, bày sáu thứ rượu mạnh, chừng ấy loại phó mát với thìa bạc nhỏ hoặc không thìa, trứng cá, cá mòi sấy với các thứ đồ hộp và những đĩa đầy bánh mì Pháp cắt thành khoanh nhỏ phết bơ.
Các vị khách kề cà bên món rượu và đồ nguội thơm phức; câu chuyện Nga hóa nước Ba Lan giữa Xergei Ivanovitr Coznusev với Carenin và Petxov uể oải dần trong khi chờ đợi bữa ăn chính.
Xergei Ivanovitr, vốn có cái nghệ thuật vô song làm thay đổi tâm trạng người tiếp chuyện mình bằng cách đột ngột điểm một câu châm biếm tế nhị để kết thúc mọi câu chuyện trừu tượng và nghiêm túc nhất, lần này lại trổ tài ấy ra.
Alecxei Alecxandrovitr cho việc Nga hóa nước Ba Lan chỉ có thể hoàn thành bằng những nguyên lý cao cả mà chính quyền Nga phải du nhập vào nước đó.
Petxov nhấn mạnh vào điểm một quốc gia chỉ có thể đồng hóa một quốc gia khác khi mật độ dân số của mình đông hơn.
Coznưsev thừa nhận cả hai ý kiến nhưng vẫn dè dặt. Khi họ rời phòng khách, Coznưsev mỉm cười nói để kết thúc cuộc tranh luận:
- Muốn Nga hóa những kẻ dị chủng, chỉ có một cách: sinh đẻ càng nhiều càng hay. Hai anh em tôi không đủ khả năng làm nhiệm vụ đó.
Nhưng thưa quý ông, quý ông đã có vợ, và nhất là ông, Xtepan Arcaditr, quý ông đã hành động như những nhà ái quốc chân chính; ông có mấy cháu nhỉ? - ông hỏi, vừa ngoảnh về phía chủ nhân với nụ cười hòa nhã và chìa cho ông ta chiếc cốc nhỏ.
Mọi người cười vui vẻ, nhất là Xtepan Arcaditr.
- Phải, đó quả là phương sách hay nhất! - ông nói, vừa nhai phó mát vừa rót đầy rượu vôtka thơm nức vào chiếc cốc vị khách chìa cho ông. Câu đùa đã chấm dứt cuộc tranh luận.
- Món phó mát này không đến nỗi tồi. Ông xơi một miếng nhé?
Cậu vẫn tập thể dục đều đấy chứ? - ông hỏi Levin và đưa tay trái nắn cánh tay bạn. Levin mỉm cười, co tay cho bắp thịt nổi lên và Xtepan Arcaditr cảm thấy dưới ngón tay mình, qua lần vải mịn áo đuôi tôm, một cục tròn rắn như thép.
- Bắp thịt rất rắn! Đúng là thần Xămxông 3!
- Theo tôi, phải có sức khỏe ghê gớm mới săn gấu được, Alecxei Alecxandrovitr vừa nói vừa phết phó mát lên khoanh bánh mì ruột mịn như mạng nhện. Ông ta rất lơ mơ về chuyện đi săn.
Levin mỉm cười:
- Không phải thế đâu. Trái lại, một đứa bé cũng có thể giết được gấu, - chàng nói và né ra, khẽ chào các bà đang cùng nữ chủ nhân đến gần bàn đồ nguội.
- Nghe nói anh săn được con gấu phải không? - Kitti hỏi, xiên mãi không được một miếng nấm trơn tuột dưới chiếc dĩa và hất mép áo viền ren rủ xuống bàn tay trắng muốt. ở chỗ anh, có gấu thật đấy à? - nàng hỏi thêm, nghiêng nghiêng cái đầu duyên dáng về phía chàng và mỉm cười.
Trong những lời đó, dường như chẳng có gì khác thường, nhưng mỗi âm sắc, mỗi cử động của đôi môi, cặp mắt, đôi bàn tay nàng, đối với chàng đều chứa đựng biết bao ý nghĩa! Chàng đọc thấy trong đó một lời cầu khẩn, sự bày tỏ niềm tin cậy, một cái vuốt ve âu yếm và rụt rè, một niềm hy vọng, một tình yêu không thể nghi ngờ mảy may, khiến chàng sung sướng đến nghẹn thở.
- Không, bọn tôi đi săn trong tỉnh Tve đấy. Khi trở về, tôi gặp anh rể cô, hay nói cho đúng là em rể của anh rể cô, chàng mỉm cười nói. - Thật là một cuộc gặp gỡ tức cười. Rồi chàng vui vẻ kể lại chuyện mình đã đánh chiếc áo lông cừu xộc vào buồng toa xe của Alecxei Alecxandrovitr sau một đêm không chợp mắt như thế nào.
- Trái với câu phương ngôn 4, người soát vé định đẩy tôi ra ngoài vì cách ăn mặc của tôi; nhưng tôi thuyết cho anh ta một hồi; cả ngài nữa, - chàng nói thêm, quay về phía Carenin mà chàng không nhớ đầy đủ họ tên, - mới đầu thấy chiếc áo lông cừu ngài cũng muốn mời tôi ra cửa nhưng sau đó, ngài đã can thiệp giúp và tôi rất lấy làm cảm ơn.
- Thật chẳng có quy định gì rõ ràng về quyền chọn chỗ ngồi của hành khách cả, - Alecxei Alecxandrovitr nói và lấy mùi soa lau đầu ngón tay.
- Lúc đó tôi thấy ngài có vẻ ngài ngại, - Levin nói, mỉm cười hiền hậu, - nên vội gợi một câu chuyện dí dỏm để ngài quên chiếc áo lông cừu đi.
Xergei Ivanovitr đang nói chuyện với bà chủ nhà, vẫn để một bên tai nghe xem chú em nói gì và liếc nhìn chàng. "Hôm nay nó làm sao vậy? Nó có vẻ đắc thắng tợn", ông thầm nghĩ. Ông không biết Levin đang cảm thấy mình như mọc cánh. Levin biết nàng đang lắng nghe và vui thích được nghe mình nói. Đó là điều duy nhất làm bận tâm chàng. Không phải chỉ riêng gian phòng này, mà trên toàn thế giới, lúc này, chỉ có chàng và nàng thôi. Trước con mắt của chính mình, chàng đã trở nên quan trọng ghê gớm; chàng đang chót vót trên đỉnh, trong khi mãi tít dưới kia, đang lăng xăng những Carenin, những Oblonxki trung thực, ưu tú cùng tất cả thế gian.
Rất ý tứ, không hề nhìn họ, Xtepan Arcaditr xếp Levin và Kitti ngồi cạnh nhau, như thể không còn chỗ nào khác nữa.
- Này, cậu ngồi vào kia vậy, - ông bảo Levin.
Bữa ăn cũng thanh lịch như bát đĩa (Xtepan Arcaditr rất chú ý đến chi tiết này). Món xúp Mari Luydơ ngon tuyệt và những miếng thịt băm nhỏ xíu bỏ vào miệng là tan, thật không chê vào đâu được.
Hai gã hầu phòng và Matvây, thắt cà vạt trắng, bưng thức ăn và rượu vang, lẹ làng khéo léo, không tiếng động. Về mặt vật chất, như vậy là bữa ăn đã đạt; về những mặt khác cũng thành công không kém.
Chuyện trò không hề ỉu đi, lúc thu hút tất cả, khi xé lẻ từng nhóm riêng và đến cuối bữa thì trở nên sôi nổi đến nỗi các ông đã đứng dậy khỏi bàn ăn rồi mà vẫn chưa thôi tranh luận; cả Alecxei Alecxandrovitr cũng mất hết vẻ lạnh lùng.
Chú thích:
1. Itelligentsia (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Château des Fleurs (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Nhân vật thần thoại, có sức khỏe kỳ diệu.
4. Chỉ câu phương ngôn: "Chớ xét người qua y phục bên ngoài".
Ông ta bước vào cùng lúc với Xergei Ivanovitr Coznusev và Petxov, hai người này chạm trán nhau ở ngoài thềm. Như Oblonxki thường gọi, đó là hai đại diện quan trọng nhất của giới trí thức 1 Moxcva. Cả hai đều được kính nể, vì cả tính nết, lẫn trí tuệ. Họ tôn trọng nhau, nhưng hoàn toàn đối lập nhau trong hầu hết các lĩnh vực, không phải vì họ theo khuynh hướng đối lập nhau mà chính vì cùng đứng một phe (những đối thủ của họ đoàn kết họ lại) và trong phe đó, mỗi người đại diện cho một màu sắc khác nhau. Và bởi không gì dễ gây mâu thuẫn hơn là ý kiến bất đồng về những vấn đề bán trừu tượng, nên chẳng những họ không bao giờ nhất trí, mà từ lâu mỗi người đều quen thói châm biếm nhẹ nhàng những lầm lẫn không thể sửa chữa của người kia.
Họ vừa bước qua ngưỡng cửa vừa nói chuyện thì Xtepan Arcaditr theo kịp. Trong phòng khách, lão quận công Alecxandr Dimitrievitr, bố vợ Oblonxki, công tử Serbatxki, Turôpxưn, Kitti và Carenin đã đủ mặt.
Xtepan Arcaditr thấy ngay là phòng khách đang cần có mình.
Daria Alecxandrovna mặc áo lễ phục bằng lụa xám, rõ ràng đang lo cho lũ con ăn riêng trong buồng và sốt ruột chưa thấy chồng về, nên không biết làm thế nào cho cuộc họp mặt đỡ rời rạc. Tất cả đều ngay đuỗn như những con gái giáo sĩ đến thăm nhà ai (theo lối nói của lão quận công), tựa hồ đang tự hỏi xem mình đến đây làm gì. Chuyện trò ỉu xìu. Anh chàng Turôpxưn trung thực có vẻ lạc lõng và đôi môi to dày mỉm cười, rõ ràng như muốn bảo Xtepan Arcaditr: "Này, người anh em, cậu mời mình đến với những người đứng đắn quá! Cứ làm một ly rượu rồi đến Lâu đài Hoa 2 lại được việc cho mình hơn!". Lão quận công lặng thinh, đôi mắt nhỏ long lanh liếc nhìn Carenin và Xtepan Arcaditr hiểu ông cụ đã tìm được câu bông phèng nào đó để gán cho nhà chính khách mà người ta dọn ra thết làm "món chủ lực" như một món cá chiên vậy. Kitti vừa nhìn ra cửa, vừa tập trung hết nghị lực để khỏi đỏ mặt nhỡ khi thấy Levin bước vào.
Công tử Serbatxki mà người ta quên không giới thiệu với Carenin, làm ra vẻ không hề vì thế mà ngượng nghịu. Carenin mặc đồ đen, đeo cà vạt trắng, theo lối Peterburg, và nhìn vẻ mặt, Xtepan Arcaditr hiểu ngay ông đến đây chỉ để giữ lời hứa và coi việc phải ngồi giữa đám người này là một sự bó buộc khổ sở. Sự có mặt của ông làm mọi người đâm lạnh lùng.
Xtepan Arcaditr xin lỗi là đã bị một hoàng thân nào đó giữ lại, cái cớ ông vẫn dùng làm bung xung trong những trường hợp tương tự.
Phút chốc, ông đã làm tiêu tan không khí lạnh lùng rồi lái Alecxei Alecxandrovitr và Xtêpan Coznưsev bàn về chuyện Nga hóa nước Ba Lan và lập tức Petxov cũng chen vào. Rồi ông thân ái vỗ vai Turôpxưn, rỉ tai một câu pha trò và xếp anh ta ngồi cạnh vợ và bố vợ.
Ông bảo Kitti là bữa nay cô đẹp lắm và giới thiệu Serbatxki với Carenin. Trong vòng một phút, ông thu xếp cuộc họp mắt khéo léo đến nỗi loáng một cái phòng khách đã vang lên tiếng nói cười nhộn nhịp. Chỉ còn thiếu có Conxtantin Levin. Nhưng như thế mà lại tốt vì khi Xtepan Arcaditr đảo một vòng qua phòng ăn, ông hoảng hốt thấy rượu poóctô và rượu nho Xêret đã mua ở cửa hàng Đơprê chứ không phải cửa hàng Lơvê. Ông lập tức sai xà ích đến cửa hàng Lơvê và quay về phòng khách. Ông gặp Levin ở cửa phòng ăn.
- Tôi không đến chậm đấy chứ?
- Thì có bao giờ cậu đến đúng giờ đâu? - Xtepan Arcaditr khoác tay bạn nói.
- Anh mời nhiều khách lắm à? Có những ai thế? - Levin hỏi, bất giác đỏ mặt và lấy găng tay đập vào mũ lông để phủi tuyết.
- Toàn người nhà cả thôi. Kitti cũng ở đây. Lại đây, mình sẽ giới thiệu cậu với Carenin.
Mặc dầu có khuynh hướng tự do chủ nghĩa, Xtepan Arcaditr vẫn hiểu rằng ai được giới thiệu với Carenin đều lấy làm thích thú, nên ông dành món chọn lọc ấy cho những bạn thân nhất của mình. Nhưng lúc này, Levin chẳng còn bụng dạ nào thưởng thức một vinh dự như vậy. Chàng chưa gặp lại Kitti kể từ cái ngày đáng ghi nhớ nàng thoáng hiện trước mắt chàng trên đường cái. Trong thâm tâm, chàng tin chắc sẽ gặp nàng chiều nay. Nhưng để giữ cho đầu óc được thảnh thơi, chàng cố tự thuyết phục rằng mình không hề biết điều đó. Khi biết có nàng ở đây, chàng bỗng cảm thấy một niềm vui mênh mông pha lẫn một nỗi sợ hãi ghê gớm đến nghẹn thở và không thể trả lời như ý muốn.
"Nàng ra sao, ra sao nhỉ? Như xưa kia hay như khi ngồi trong xe ngựa? Và nếu quả Daria Alecxandrovna đã nói đúng? Tại sao lại không nhỉ?", chàng nghĩ bụng.
- À, phải, xin anh giới thiệu tôi với Carenin, - chàng thốt ra một cách khó nhọc. Chàng bước qua bậc cửa phòng khách với cái nghị lực của sự tuyệt vọng và thấy Kitti.
Nàng không như xưa kia mà cũng chẳng như khi ngồi trong xe ngựa: nàng hoàn toàn khác hẳn.
Nàng hốt hoảng, rụt rè, bối rối và vì thế càng xinh đẹp hơn. Nàng thấy chàng đúng lúc chàng bước vào phòng khách. Nàng chờ đợi chàng. Niềm vui và nỗi bối rối xâm chiếm lòng nàng mãnh liệt đến nỗi, trong một giây nàng đã sợ phát khóc vì không tự chủ nổi khi chàng đến gần bà chủ nhà và ngoài lại một lần nữa nhìn nàng. Levin và Doli - bà này không để lọt mắt cái gì - đều thấy điều đó. Mặt Kitti đỏ dừ, tái nhợt rồi lại đỏ rừ trong khi đợi chàng đến, người lả đi, môi run rẩy. Chàng lại gần, nghiêng đầu chào và lặng lẽ chìa tay cho nàng bắt. Nếu môi nàng không ru nhè nhẹ và ánh mắt ươn ướt không sáng lên, thì nụ cười hẳn sẽ gần như bình thản khi nàng nói:
- Lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau! - và ngón tay nàng lạnh toát bóp chặt lấy tay chàng, vừa kiên quyết vừa tuyệt vọng.
- Cô không gặp tôi, nhưng tôi đã gặp cô rồi, - Levin nói với một nụ cười rạng rỡ. Tôi đã nhìn thấy cô lúc đi từ ga về Ergusovoi.
- Bao giờ? - nàng ngạc nhiên hỏi.
- Lúc cô đi về Ergusovoi, - Levin nói và cảm thấy hạnh phúc tràn ngập tâm hồn chàng nghẹn thở. "Tại sao mình lại dám gán một tình cảm không trong trắng cho con người dễ thương này? Phải, chắc chắn Daria Alecxandrovitr đã nói đúng", chàng nghĩ bụng.
Xtepan Arcaditr nắm lấy cánh tay và dẫn chàng đến chỗ Carenin.
- Cho phép tôi được giới thiệu các ngài với nhau, - ông nói.
- Rất hân hạnh được gặp lại ngài, - Alecxei Alecxandrovitr bắt tay Levin, lạnh lùng nói.
- Các ngài quen nhau rồi ạ? - Xtepan Arcaditr ngạc nhiên hỏi.
- Chúng tôi đã cùng đi một toa xe lửa trong ba tiếng đồng hồ, - Levin mỉm cười nói. - Chúng tôi chia tay, lòng vẫn thắc mắc như sau một cuộc khiêu vũ trá hình... ít ra cũng về phía tôi.
- Nào, xin mời các vị, - Xtepan Arcaditr nói, vừa đi về phòng ăn.
Các ông vào phòng ăn, đến cạnh bàn để đồ nguội đầu bữa, bày sáu thứ rượu mạnh, chừng ấy loại phó mát với thìa bạc nhỏ hoặc không thìa, trứng cá, cá mòi sấy với các thứ đồ hộp và những đĩa đầy bánh mì Pháp cắt thành khoanh nhỏ phết bơ.
Các vị khách kề cà bên món rượu và đồ nguội thơm phức; câu chuyện Nga hóa nước Ba Lan giữa Xergei Ivanovitr Coznusev với Carenin và Petxov uể oải dần trong khi chờ đợi bữa ăn chính.
Xergei Ivanovitr, vốn có cái nghệ thuật vô song làm thay đổi tâm trạng người tiếp chuyện mình bằng cách đột ngột điểm một câu châm biếm tế nhị để kết thúc mọi câu chuyện trừu tượng và nghiêm túc nhất, lần này lại trổ tài ấy ra.
Alecxei Alecxandrovitr cho việc Nga hóa nước Ba Lan chỉ có thể hoàn thành bằng những nguyên lý cao cả mà chính quyền Nga phải du nhập vào nước đó.
Petxov nhấn mạnh vào điểm một quốc gia chỉ có thể đồng hóa một quốc gia khác khi mật độ dân số của mình đông hơn.
Coznưsev thừa nhận cả hai ý kiến nhưng vẫn dè dặt. Khi họ rời phòng khách, Coznưsev mỉm cười nói để kết thúc cuộc tranh luận:
- Muốn Nga hóa những kẻ dị chủng, chỉ có một cách: sinh đẻ càng nhiều càng hay. Hai anh em tôi không đủ khả năng làm nhiệm vụ đó.
Nhưng thưa quý ông, quý ông đã có vợ, và nhất là ông, Xtepan Arcaditr, quý ông đã hành động như những nhà ái quốc chân chính; ông có mấy cháu nhỉ? - ông hỏi, vừa ngoảnh về phía chủ nhân với nụ cười hòa nhã và chìa cho ông ta chiếc cốc nhỏ.
Mọi người cười vui vẻ, nhất là Xtepan Arcaditr.
- Phải, đó quả là phương sách hay nhất! - ông nói, vừa nhai phó mát vừa rót đầy rượu vôtka thơm nức vào chiếc cốc vị khách chìa cho ông. Câu đùa đã chấm dứt cuộc tranh luận.
- Món phó mát này không đến nỗi tồi. Ông xơi một miếng nhé?
Cậu vẫn tập thể dục đều đấy chứ? - ông hỏi Levin và đưa tay trái nắn cánh tay bạn. Levin mỉm cười, co tay cho bắp thịt nổi lên và Xtepan Arcaditr cảm thấy dưới ngón tay mình, qua lần vải mịn áo đuôi tôm, một cục tròn rắn như thép.
- Bắp thịt rất rắn! Đúng là thần Xămxông 3!
- Theo tôi, phải có sức khỏe ghê gớm mới săn gấu được, Alecxei Alecxandrovitr vừa nói vừa phết phó mát lên khoanh bánh mì ruột mịn như mạng nhện. Ông ta rất lơ mơ về chuyện đi săn.
Levin mỉm cười:
- Không phải thế đâu. Trái lại, một đứa bé cũng có thể giết được gấu, - chàng nói và né ra, khẽ chào các bà đang cùng nữ chủ nhân đến gần bàn đồ nguội.
- Nghe nói anh săn được con gấu phải không? - Kitti hỏi, xiên mãi không được một miếng nấm trơn tuột dưới chiếc dĩa và hất mép áo viền ren rủ xuống bàn tay trắng muốt. ở chỗ anh, có gấu thật đấy à? - nàng hỏi thêm, nghiêng nghiêng cái đầu duyên dáng về phía chàng và mỉm cười.
Trong những lời đó, dường như chẳng có gì khác thường, nhưng mỗi âm sắc, mỗi cử động của đôi môi, cặp mắt, đôi bàn tay nàng, đối với chàng đều chứa đựng biết bao ý nghĩa! Chàng đọc thấy trong đó một lời cầu khẩn, sự bày tỏ niềm tin cậy, một cái vuốt ve âu yếm và rụt rè, một niềm hy vọng, một tình yêu không thể nghi ngờ mảy may, khiến chàng sung sướng đến nghẹn thở.
- Không, bọn tôi đi săn trong tỉnh Tve đấy. Khi trở về, tôi gặp anh rể cô, hay nói cho đúng là em rể của anh rể cô, chàng mỉm cười nói. - Thật là một cuộc gặp gỡ tức cười. Rồi chàng vui vẻ kể lại chuyện mình đã đánh chiếc áo lông cừu xộc vào buồng toa xe của Alecxei Alecxandrovitr sau một đêm không chợp mắt như thế nào.
- Trái với câu phương ngôn 4, người soát vé định đẩy tôi ra ngoài vì cách ăn mặc của tôi; nhưng tôi thuyết cho anh ta một hồi; cả ngài nữa, - chàng nói thêm, quay về phía Carenin mà chàng không nhớ đầy đủ họ tên, - mới đầu thấy chiếc áo lông cừu ngài cũng muốn mời tôi ra cửa nhưng sau đó, ngài đã can thiệp giúp và tôi rất lấy làm cảm ơn.
- Thật chẳng có quy định gì rõ ràng về quyền chọn chỗ ngồi của hành khách cả, - Alecxei Alecxandrovitr nói và lấy mùi soa lau đầu ngón tay.
- Lúc đó tôi thấy ngài có vẻ ngài ngại, - Levin nói, mỉm cười hiền hậu, - nên vội gợi một câu chuyện dí dỏm để ngài quên chiếc áo lông cừu đi.
Xergei Ivanovitr đang nói chuyện với bà chủ nhà, vẫn để một bên tai nghe xem chú em nói gì và liếc nhìn chàng. "Hôm nay nó làm sao vậy? Nó có vẻ đắc thắng tợn", ông thầm nghĩ. Ông không biết Levin đang cảm thấy mình như mọc cánh. Levin biết nàng đang lắng nghe và vui thích được nghe mình nói. Đó là điều duy nhất làm bận tâm chàng. Không phải chỉ riêng gian phòng này, mà trên toàn thế giới, lúc này, chỉ có chàng và nàng thôi. Trước con mắt của chính mình, chàng đã trở nên quan trọng ghê gớm; chàng đang chót vót trên đỉnh, trong khi mãi tít dưới kia, đang lăng xăng những Carenin, những Oblonxki trung thực, ưu tú cùng tất cả thế gian.
Rất ý tứ, không hề nhìn họ, Xtepan Arcaditr xếp Levin và Kitti ngồi cạnh nhau, như thể không còn chỗ nào khác nữa.
- Này, cậu ngồi vào kia vậy, - ông bảo Levin.
Bữa ăn cũng thanh lịch như bát đĩa (Xtepan Arcaditr rất chú ý đến chi tiết này). Món xúp Mari Luydơ ngon tuyệt và những miếng thịt băm nhỏ xíu bỏ vào miệng là tan, thật không chê vào đâu được.
Hai gã hầu phòng và Matvây, thắt cà vạt trắng, bưng thức ăn và rượu vang, lẹ làng khéo léo, không tiếng động. Về mặt vật chất, như vậy là bữa ăn đã đạt; về những mặt khác cũng thành công không kém.
Chuyện trò không hề ỉu đi, lúc thu hút tất cả, khi xé lẻ từng nhóm riêng và đến cuối bữa thì trở nên sôi nổi đến nỗi các ông đã đứng dậy khỏi bàn ăn rồi mà vẫn chưa thôi tranh luận; cả Alecxei Alecxandrovitr cũng mất hết vẻ lạnh lùng.
Chú thích:
1. Itelligentsia (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Château des Fleurs (tiếng Pháp trong nguyên bản).
3. Nhân vật thần thoại, có sức khỏe kỳ diệu.
4. Chỉ câu phương ngôn: "Chớ xét người qua y phục bên ngoài".
Quyển
4
Chương 10
Chương 10
Petxov vốn ưa bàn vấn đề gì thì phải bàn đến nơi đến chốn và
ông càng không thoả mãn về kết luận của Xergei Ivanovitr vì thấy quan điểm của
mình có phần đuối lý.
- Khi nói đến mật độ dân số, tôi không bao giờ hiểu vỏn vẹn có thế mà phải kết hợp với cơ sở chứ không phải trên nguyên tắc, - ông quay về phía Alecxei Alecxandrovitr nói, sau khi ăn món xúp rau.
- Tôi thấy tất cả những cái đó chỉ là một thôi; - Alecxei Alecxandrovitr chậm rãi đáp. - Theo ý tôi, một dân tộc chỉ tác động được đến một dân tộc khác, khi có nền văn minh tiên tiến hơn, khi...
- Vấn đề chính là ở chỗ đó, - Petxov ngắt lời, giọng trầm trầm (ông bao giờ cũng nói hấp tấp và lúc đó như dốc hết tâm trí vào lời nói), - thế nào là văn minh tiên tiến hơn? Giữa người Anh, người Pháp, người Đức, người nào ở một trình độ văn minh tiên tiến hơn? Ai sẽ đồng hóa ai? Sông Ranh đã trở thành của nước Pháp, nhưng người Đức không vì thế mà thấp kém đi, - ông ta cất cao giọng. - ở đây, có quy luật khác.
- Tôi nghĩ cán cân bao giờ cũng nghiêng về phía nền văn hóa chân chính, - Alecxei Alecxandrovitr cau mày nói.
- Nhưng thế nào là dấu hiệu của nền văn hóa chân chính? - Petxov nói.
- Tôi thấy hình như điều đó mọi người đều biết cả rồi, - Alecxei Alecxandrovitr nói.
- Liệu mọi người có biết rõ điều đó đến thế không? - Xergei Ivanovitr xen vào với một nụ cười ranh mãnh. - Hiện nay người ta thừa nhận nền văn hóa đó dựa trên giáo dục kinh điển, tuy nhiên, chúng ta vẫn dự nhiều cuộc tranh luận gắt gao về vấn đề này và không thể phủ nhận phe đối lập đã sử dụng những lý lẽ rất vững vàng.
- Ông đứng về phe cổ điển ư, Xergei Ivanovitr? Mời ông xơi rượu Buorgonh nhé! - Xtepan Arcaditr nói.
- Đây, tôi không phát biểu ý kiến cá nhân, - Xergei Ivanovitr cười độ lượng, như đang nói với một đứa trẻ và chìa cốc của mình ra; - tôi chỉ nói mỗi bên đều có lý lẽ sắc bén, - ông nói tiếp với Alecxei Alecxandrovitr. - Tôi vốn là cổ điển do học vấn của tôi, nhưng trong cuộc tranh luận này, tôi không thể có quan điểm dứt khoát. Tôi không hiểu tại sao người ta lại dành ưu tiên cho giáo dục kinh điển hơn là giáo dục kỹ thuật.
- Khoa học tự nhiên cũng giúp cho trí tuệ con người phát triển không kém, - Petxov đáp lại. - Các ông hãy coi thử khoa thiên văn học, thực vật học, động vật học với hệ thống quy luật tổng quát của nó xem.
- Tôi không thể hoàn toàn đồng ý như thế được, - Alecxei Alecxandrovitr trả lời. - Tôi thấy người ta không thể chối cãi rằng ngay việc nghiên cứu những ngôn ngữ cổ xưa cũng có tác dụng lành mạnh đối với sự phát triển trí tuệ. Ngoài ra, ảnh hưởng của các nhà văn cổ điển có giá trị tột độ về mặt tinh thần, trong khi đó, khốn thay, người ta cứ gắn vao việc giáo dục khoa học tự nhiên những học thuyết nguy hại và dối trá, nó là tai họa cho thời đại chúng ta.
Xergei Ivanovitr định đáp lại nhưng Petxov đã ngắt lời bằng cái giọng trầm của mình. Ông hăng hái chứng minh lời quyết đoán như vậy là bất công. Xergei Ivanovitr bình tĩnh chờ lượt mình: rõ ràng ông đã chuẩn bị sẵn câu phản đối.
- Thế nhưng, - Xergei Ivanovitr quay về phía Carenin nói với một nụ cười ranh mãnh, - ngài phải thừa nhận thật khó lòng cân nhắc đầy đủ tất cả cái lợi, cái hại của mỗi cách đào tạo. Vấn đề phân biệt hơn thua hẳn sẽ không thể giải quyết dứt khoát nếu giáo dục kinh điển không có cái lợi là... ta hãy nói trắng ra 1; là chống chủ nghĩa hư vô.
- Đúng thế.
- Nếu không có cái lợi đó, chắc ta sẽ suy nghĩ kỹ hơn, ta sẽ cân nhắc hơn thiệt và để cho cả hai khuynh hướng đua nở. Nhưng bây giờ, ta biết những viên thuốc văn hóa kinh điển ấy có chứa đựng đức tính cứu tinh là chống chủ nghĩa hư vô và ta mạnh dạn kê đơn ấy cho những con bệnh của ta... Thế nhỡ nó không hề có khả năng chữa lành bệnh thì sao? - ông kết luận bằng một câu bông lơn quen thuộc của mình.
Câu nói làm mọi người cười rộ, nhất là Turôpxưn đang ngóng đợi mãi một câu khôi hài làm cho cuộc tranh luận vui nhộn lên.
Xtepan Arcaditr quả không lầm khi mời Petxov. Có ông ta, câu chuyện không lúc nào ỉu đi. Xergei Ivanovitr vừa kết thúc cuộc bàn cãi bằng câu đùa thì Petxov đã lao ngay sang đầu đề khác.
- Thậm chí, cũng không thể cả quyết rằng chính phủ tự đề ra mục đích đó, - ông nói. - Rõ ràng chính phủ đã làm theo những nhận định khái quát và không đếm xỉa đến những ảnh hưởng do những biện pháp đã thi hành có thể gây nên. Chẳng hạn, vấn đề giáo dục phụ nữ đáng lẽ phải coi như chuyện phá hoại, vậy mà chính phủ lại đi mở lớp và trường Đại học cho phụ nữ.
Lập tức câu chuyện lại xoay quanh vấn đề mới này.
Alecxei Alecxandrovitr phát biểu ý kiến là người ta thường lẫn lộn vấn đề giáo dục phụ nữ với vấn đề giải phóng phụ nữ và chỉ có nhận định theo ý nghĩa đó, mới có thể coi nói là nguy hại.
- Trái lại, tôi cho rằng hai vấn đề đó gắn liền với nhau, - Petxov nói, đó là cái vòng luẩn quẩn. Người phụ nữ bị mất hết quyền lợi vì không có học thức đầy đủ và sự thiếu học đó xuất phát từ chỗ không có quyền lợi. Không nên quên rằng sự nô dịch đàn bà thật là toàn diện và lâu đời đến nỗi, nhiều lúc, ta thường ưng nhắm mắt làm ngơ trước cái vực thẳm ngăn cách họ với chúng ta, - ông nói.
- Ông nói đến quyền lợi, - Xergei Ivanovitr đợi Petxov im lặng rồi mới nói: - có phải đó là quyền đảm nhiệm chức trách bồi thẩm, ủy viên hội đồng thành phố, chánh án, nhân viên văn phòng, nghị sĩ chăng?
- Tất nhiên.
- Nhưng nếu cá biệt, có những phụ nữ giữ những trọng trách đó, tôi thấy ông dùng lầm cái tiếng "quyền lợi" rồi đó. Đúng ra thì phải nói là: nghĩa vụ. Tất cả các ngài hẳn sẽ đồng ý là khi đảm nhiệm chức trách nào đó, dù là chức trách bồi thẩm, ủy viên hội đồng hay nhân viên bưu điện, người ta đều có ý thức là mình đang nói người phụ nữ đi tìm nghĩa vụ: cái đó hoàn toàn hợp pháp. Ta chỉ có thể có một thái độ: tỏ thiện cảm với lòng mong muốn cộng tác với công việc của nam giới ấy.
- Hoàn toàn đúng, - Alecxei Alecxandrovitr tán thành. - Tôi nghĩ vấn đề rút lại là tìm hiểu xem họ có khả năng làm tròn những nghĩa vụ đó không.
- Nhất định là họ có thừa khả năng, - Xergei Ivanovitr nói xen vào, - khi việc giáo dục được mở rộng trong phụ nữ. Ta thấy đó...
- Còn câu tục ngữ thì sao? - lão quận công từ nãy vẫn lắng nghe, đôi mắt nhỏ long lanh giễu cợt, lúc này mới nói. - Tôi có thể đọc câu đó trước mặt các con gái tôi: "Đàn bà có mớ tóc dài..." 2.
- Người ta cũng nghĩ về người da đen như vậy trước khi giải phóng họ, - Petxov nói, vẻ không bằng lòng.
- Có điều tôi thấy kỳ lạ là phụ nữ cứ đi chuốc lấy trách nhiệm mới, - Xergei Ivanovitr nói, - trong khi, khốn thay, ta thấy đàn ông lại thường hay trốn tránh.
- Những nghĩa vụ đó gắn liền với quyền lợi: uy quyền, tiền tài, danh vọng: chính đó mới là cái người phụ nữ tìm kiếm, - Petxov nói.
- Khác nào tôi đòi được quyền làm vú nuôi và bất bình khi thấy những phụ nữ khác được thuê làm việc đó còn mình thì bị loại, - lão quận công nói.
Turôpxưn phá lên cười giòn tan và Xergei Ivanovitr thì tiếc mình không phải là tác giả câu nói đùa ấy. Cả Alecxei Alecxandrovitr cũng phải mỉm cười.
- Đúng, nhưng một người đàn ông không thể cho trẻ bú được. - Petxov nói, còn đàn bà...
- Có chứ, người ta kể rằng trên một chuyến tàu thuỷ, có một gã người Anh nuôi con thơ đấy, - lão quận công nói, tự cho phép mình ăn nói phóng túng đôi chút trước mặt các con gái.
- Có bao nhiêu đàn ông người Anh làm vú nuôi thì có bấy nhiêu đàn bà làm quan, - lần này là Xergei Ivanovitr nói.
- Nhưng một cô gái không có gia đình thì có thể làm gì được? - Xtepan Arcaditr xen vào, nghĩ tới nàng Tsibixôva mà ông không chút nào không nhớ tới trong khi ủng hộ ý kiến của Petxov.
- Nếu anh quan sát cẩn thận cuộc đời một cô gái thuộc loại ấy, anh sẽ thấy cô ta đã từng bỏ một gia đình, gia đình cô ta hoặc gia đình chị gái, ở đó đáng lẽ cô ta có thể giữ vai trò đàn bà của mình được, - Daria Alecxandrovna bất thần nói xen vào một cách bực tức.
Hẳn bà đã đoán Xtêpan đang nghĩ đến loại thiếu nữ nào.
- Nhưng chúng tôi bảo vệ một nguyên lý, một lý tưởng kia mà! - Petxov nói tiếp, giọng sang sảng. - Người phụ nữ muốn có quyền được độc lập và có học. Họ bị ràng buộc, xót xa ê chề vì biết mình bất lực.
- Tôi thì tôi lấy làm xót xa ê chề vì không được nhận làm vú nuôi ở dục anh đường, - lão quận công nhắc lại, làm Turôpxưn thích quá, đánh rơi cả đầu mẩu to măng tây xuống đĩa nước mắm.
Chú thích:
1. Disons le mot (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Câu tục ngữ Nga đó là: "Đàn bà có mớ tóc dài nhưng đầu óc ngắn"
- Khi nói đến mật độ dân số, tôi không bao giờ hiểu vỏn vẹn có thế mà phải kết hợp với cơ sở chứ không phải trên nguyên tắc, - ông quay về phía Alecxei Alecxandrovitr nói, sau khi ăn món xúp rau.
- Tôi thấy tất cả những cái đó chỉ là một thôi; - Alecxei Alecxandrovitr chậm rãi đáp. - Theo ý tôi, một dân tộc chỉ tác động được đến một dân tộc khác, khi có nền văn minh tiên tiến hơn, khi...
- Vấn đề chính là ở chỗ đó, - Petxov ngắt lời, giọng trầm trầm (ông bao giờ cũng nói hấp tấp và lúc đó như dốc hết tâm trí vào lời nói), - thế nào là văn minh tiên tiến hơn? Giữa người Anh, người Pháp, người Đức, người nào ở một trình độ văn minh tiên tiến hơn? Ai sẽ đồng hóa ai? Sông Ranh đã trở thành của nước Pháp, nhưng người Đức không vì thế mà thấp kém đi, - ông ta cất cao giọng. - ở đây, có quy luật khác.
- Tôi nghĩ cán cân bao giờ cũng nghiêng về phía nền văn hóa chân chính, - Alecxei Alecxandrovitr cau mày nói.
- Nhưng thế nào là dấu hiệu của nền văn hóa chân chính? - Petxov nói.
- Tôi thấy hình như điều đó mọi người đều biết cả rồi, - Alecxei Alecxandrovitr nói.
- Liệu mọi người có biết rõ điều đó đến thế không? - Xergei Ivanovitr xen vào với một nụ cười ranh mãnh. - Hiện nay người ta thừa nhận nền văn hóa đó dựa trên giáo dục kinh điển, tuy nhiên, chúng ta vẫn dự nhiều cuộc tranh luận gắt gao về vấn đề này và không thể phủ nhận phe đối lập đã sử dụng những lý lẽ rất vững vàng.
- Ông đứng về phe cổ điển ư, Xergei Ivanovitr? Mời ông xơi rượu Buorgonh nhé! - Xtepan Arcaditr nói.
- Đây, tôi không phát biểu ý kiến cá nhân, - Xergei Ivanovitr cười độ lượng, như đang nói với một đứa trẻ và chìa cốc của mình ra; - tôi chỉ nói mỗi bên đều có lý lẽ sắc bén, - ông nói tiếp với Alecxei Alecxandrovitr. - Tôi vốn là cổ điển do học vấn của tôi, nhưng trong cuộc tranh luận này, tôi không thể có quan điểm dứt khoát. Tôi không hiểu tại sao người ta lại dành ưu tiên cho giáo dục kinh điển hơn là giáo dục kỹ thuật.
- Khoa học tự nhiên cũng giúp cho trí tuệ con người phát triển không kém, - Petxov đáp lại. - Các ông hãy coi thử khoa thiên văn học, thực vật học, động vật học với hệ thống quy luật tổng quát của nó xem.
- Tôi không thể hoàn toàn đồng ý như thế được, - Alecxei Alecxandrovitr trả lời. - Tôi thấy người ta không thể chối cãi rằng ngay việc nghiên cứu những ngôn ngữ cổ xưa cũng có tác dụng lành mạnh đối với sự phát triển trí tuệ. Ngoài ra, ảnh hưởng của các nhà văn cổ điển có giá trị tột độ về mặt tinh thần, trong khi đó, khốn thay, người ta cứ gắn vao việc giáo dục khoa học tự nhiên những học thuyết nguy hại và dối trá, nó là tai họa cho thời đại chúng ta.
Xergei Ivanovitr định đáp lại nhưng Petxov đã ngắt lời bằng cái giọng trầm của mình. Ông hăng hái chứng minh lời quyết đoán như vậy là bất công. Xergei Ivanovitr bình tĩnh chờ lượt mình: rõ ràng ông đã chuẩn bị sẵn câu phản đối.
- Thế nhưng, - Xergei Ivanovitr quay về phía Carenin nói với một nụ cười ranh mãnh, - ngài phải thừa nhận thật khó lòng cân nhắc đầy đủ tất cả cái lợi, cái hại của mỗi cách đào tạo. Vấn đề phân biệt hơn thua hẳn sẽ không thể giải quyết dứt khoát nếu giáo dục kinh điển không có cái lợi là... ta hãy nói trắng ra 1; là chống chủ nghĩa hư vô.
- Đúng thế.
- Nếu không có cái lợi đó, chắc ta sẽ suy nghĩ kỹ hơn, ta sẽ cân nhắc hơn thiệt và để cho cả hai khuynh hướng đua nở. Nhưng bây giờ, ta biết những viên thuốc văn hóa kinh điển ấy có chứa đựng đức tính cứu tinh là chống chủ nghĩa hư vô và ta mạnh dạn kê đơn ấy cho những con bệnh của ta... Thế nhỡ nó không hề có khả năng chữa lành bệnh thì sao? - ông kết luận bằng một câu bông lơn quen thuộc của mình.
Câu nói làm mọi người cười rộ, nhất là Turôpxưn đang ngóng đợi mãi một câu khôi hài làm cho cuộc tranh luận vui nhộn lên.
Xtepan Arcaditr quả không lầm khi mời Petxov. Có ông ta, câu chuyện không lúc nào ỉu đi. Xergei Ivanovitr vừa kết thúc cuộc bàn cãi bằng câu đùa thì Petxov đã lao ngay sang đầu đề khác.
- Thậm chí, cũng không thể cả quyết rằng chính phủ tự đề ra mục đích đó, - ông nói. - Rõ ràng chính phủ đã làm theo những nhận định khái quát và không đếm xỉa đến những ảnh hưởng do những biện pháp đã thi hành có thể gây nên. Chẳng hạn, vấn đề giáo dục phụ nữ đáng lẽ phải coi như chuyện phá hoại, vậy mà chính phủ lại đi mở lớp và trường Đại học cho phụ nữ.
Lập tức câu chuyện lại xoay quanh vấn đề mới này.
Alecxei Alecxandrovitr phát biểu ý kiến là người ta thường lẫn lộn vấn đề giáo dục phụ nữ với vấn đề giải phóng phụ nữ và chỉ có nhận định theo ý nghĩa đó, mới có thể coi nói là nguy hại.
- Trái lại, tôi cho rằng hai vấn đề đó gắn liền với nhau, - Petxov nói, đó là cái vòng luẩn quẩn. Người phụ nữ bị mất hết quyền lợi vì không có học thức đầy đủ và sự thiếu học đó xuất phát từ chỗ không có quyền lợi. Không nên quên rằng sự nô dịch đàn bà thật là toàn diện và lâu đời đến nỗi, nhiều lúc, ta thường ưng nhắm mắt làm ngơ trước cái vực thẳm ngăn cách họ với chúng ta, - ông nói.
- Ông nói đến quyền lợi, - Xergei Ivanovitr đợi Petxov im lặng rồi mới nói: - có phải đó là quyền đảm nhiệm chức trách bồi thẩm, ủy viên hội đồng thành phố, chánh án, nhân viên văn phòng, nghị sĩ chăng?
- Tất nhiên.
- Nhưng nếu cá biệt, có những phụ nữ giữ những trọng trách đó, tôi thấy ông dùng lầm cái tiếng "quyền lợi" rồi đó. Đúng ra thì phải nói là: nghĩa vụ. Tất cả các ngài hẳn sẽ đồng ý là khi đảm nhiệm chức trách nào đó, dù là chức trách bồi thẩm, ủy viên hội đồng hay nhân viên bưu điện, người ta đều có ý thức là mình đang nói người phụ nữ đi tìm nghĩa vụ: cái đó hoàn toàn hợp pháp. Ta chỉ có thể có một thái độ: tỏ thiện cảm với lòng mong muốn cộng tác với công việc của nam giới ấy.
- Hoàn toàn đúng, - Alecxei Alecxandrovitr tán thành. - Tôi nghĩ vấn đề rút lại là tìm hiểu xem họ có khả năng làm tròn những nghĩa vụ đó không.
- Nhất định là họ có thừa khả năng, - Xergei Ivanovitr nói xen vào, - khi việc giáo dục được mở rộng trong phụ nữ. Ta thấy đó...
- Còn câu tục ngữ thì sao? - lão quận công từ nãy vẫn lắng nghe, đôi mắt nhỏ long lanh giễu cợt, lúc này mới nói. - Tôi có thể đọc câu đó trước mặt các con gái tôi: "Đàn bà có mớ tóc dài..." 2.
- Người ta cũng nghĩ về người da đen như vậy trước khi giải phóng họ, - Petxov nói, vẻ không bằng lòng.
- Có điều tôi thấy kỳ lạ là phụ nữ cứ đi chuốc lấy trách nhiệm mới, - Xergei Ivanovitr nói, - trong khi, khốn thay, ta thấy đàn ông lại thường hay trốn tránh.
- Những nghĩa vụ đó gắn liền với quyền lợi: uy quyền, tiền tài, danh vọng: chính đó mới là cái người phụ nữ tìm kiếm, - Petxov nói.
- Khác nào tôi đòi được quyền làm vú nuôi và bất bình khi thấy những phụ nữ khác được thuê làm việc đó còn mình thì bị loại, - lão quận công nói.
Turôpxưn phá lên cười giòn tan và Xergei Ivanovitr thì tiếc mình không phải là tác giả câu nói đùa ấy. Cả Alecxei Alecxandrovitr cũng phải mỉm cười.
- Đúng, nhưng một người đàn ông không thể cho trẻ bú được. - Petxov nói, còn đàn bà...
- Có chứ, người ta kể rằng trên một chuyến tàu thuỷ, có một gã người Anh nuôi con thơ đấy, - lão quận công nói, tự cho phép mình ăn nói phóng túng đôi chút trước mặt các con gái.
- Có bao nhiêu đàn ông người Anh làm vú nuôi thì có bấy nhiêu đàn bà làm quan, - lần này là Xergei Ivanovitr nói.
- Nhưng một cô gái không có gia đình thì có thể làm gì được? - Xtepan Arcaditr xen vào, nghĩ tới nàng Tsibixôva mà ông không chút nào không nhớ tới trong khi ủng hộ ý kiến của Petxov.
- Nếu anh quan sát cẩn thận cuộc đời một cô gái thuộc loại ấy, anh sẽ thấy cô ta đã từng bỏ một gia đình, gia đình cô ta hoặc gia đình chị gái, ở đó đáng lẽ cô ta có thể giữ vai trò đàn bà của mình được, - Daria Alecxandrovna bất thần nói xen vào một cách bực tức.
Hẳn bà đã đoán Xtêpan đang nghĩ đến loại thiếu nữ nào.
- Nhưng chúng tôi bảo vệ một nguyên lý, một lý tưởng kia mà! - Petxov nói tiếp, giọng sang sảng. - Người phụ nữ muốn có quyền được độc lập và có học. Họ bị ràng buộc, xót xa ê chề vì biết mình bất lực.
- Tôi thì tôi lấy làm xót xa ê chề vì không được nhận làm vú nuôi ở dục anh đường, - lão quận công nhắc lại, làm Turôpxưn thích quá, đánh rơi cả đầu mẩu to măng tây xuống đĩa nước mắm.
Chú thích:
1. Disons le mot (tiếng Pháp trong nguyên bản).
2. Câu tục ngữ Nga đó là: "Đàn bà có mớ tóc dài nhưng đầu óc ngắn"
Quyển
4
Chương 11
Chương 11
Tất cả đều tham gia vào câu chuyện chung, trừ Kitti và Levin.
Mới đầu, khi mọi người bàn về ảnh hưởng của một dân tộc này đối với dân tộc
khác, Levin bất giác nghĩ đến điều chàng có thể phát biểu về vấn đề này; nhưng
những ý nghĩ đó, trước kia chàng coi rất quan trọng, bây giờ lướt qua tâm trí
chàng như trong giấc mộng và chẳng còn gì thú vị cả. Thậm chí, chàng còn lấy
làm lạ là tại sao họ lại mất công bàn những chuyện vặt vãnh đến thế. Cũng như
những điều họ nói về phụ nữ, về quyền lợi học tập của họ lẽ ra phải lý thú đối
với Kitti mới đúng. Biết bao lần nàng đã nghĩ đến điều đó khi nhớ tới cô bạn
Varenca, tới cảnh nô lệ nặng nề cô ta đang sống, biết bao lần nàng tự hỏi là đời
nàng sẽ ra sao nếu không lấy chồng và biết bao lần nàng đã tranh luận với bà chị
về chuyện đó! Nhưng giờ đây, điều đó chẳng hề làm nàng quan tâm nữa. Levin và
nàng nói một chuyện khác hẳn; vả chăng, đó cũng chẳng phải là trò chuyện nữa mà
là một cảm thông thầm kín cứ mỗi phút lại khiến họ thêm gần nhau và gợi lên một
cảm giác vui sướng pha lẫn sợ hãi trước cái mới lạ họ đang dấn bước vào.
Kitti thoạt tiên hỏi Levin đầu đuôi thế nào mà năm ngoái lại nhìn thấy mình và chàng bèn kể lại lần gặp trên đường cái khi chàng ở ngoài đồng về.
- Lúc ấy mới tinh mơ. Chắc cô vừa thức giấc. Bà cụ ngủ trong góc xe. Buổi sáng hôm đó thật đẹp trời. Tôi đang đi và cứ tự hỏi tại sao chiếc xe lại có bốn ngựa kéo. Một cỗ ngựa tuyệt đẹp đeo lục lạc. Giữa lúc ấy, cô hiện ra trước mắt tôi: cô ngồi như thế này, ở khung cửa xe, hai tay cầm dải băng mũ. Chắc cô đang nghĩ điều gì mông lung lắm, - chàng mỉm cười nói. - Tôi thật muốn biết lúc ấy cô đang nghĩ gì! Điều ấy có quan trọng không?
"Liệu lúc ấy đầu tóc mình có đến nỗi bù rối không nhỉ?", nàng thầm nghĩ, nhưng nhìn nụ cười ngây ngất trên môi Levin khi gợi lại kỷ niệm ấy, nàng cảm thấy, trái lại, lúc bấy giờ, nàng đã gây ấn tượng rất tốt đẹp đối với chàng. Nàng đỏ mặt và vui vẻ cười.
- Quả thật em không còn nhớ chuyện ấy nữa.
- Anh chàng Turôpxưn có cái cười thật hồn hậu! - Levin vừa nói vừa thân ái nhìn đôi mắt ươn ướt và thân hình vị khách trẻ đang cười rung lên.
- Anh quen anh ấy lâu chưa? - Kitti hỏi.
- Ai mà không biết anh ta.
- Thế mà em lại thấy anh coi anh ta là người xấu.
- Không xấu nhưng vô vị.
- Anh lầm rồi! Và xin anh hãy mau mau thay đổi ý kiến đi, - Kitti nói.
- Cả em nữa, trước đây em cũng có ý nghĩ rất xấu về anh ta, nhưng anh ta thật là một thanh niên ưu tú, đáng yêu. Thật là một tấm lòng vàng.
- Làm sao cô biết được?
- Chúng em chơi với nhau rất thân. Em rất hiểu anh ta. Mùa đông năm ngoái, ít lâu sau khi... sau hôm anh đến chơi, - nàng nói, vẻ phạm lỗi đồng thời với một nụ cười tin cẩn, - các cháu con chị Doli bị sốt phát ban và một hôm, anh ta đến thăm. Anh tưởng tượng xem, - nàng thì thầm nói tiếp, - anh ta thương chị ấy quá và đã ở lại giúp chị chăm sóc các cháu. Anh ấy đã ở nhà này ba tuần lễ và trông nom lũ trẻ như là vú bõ của chúng.
- Em đang kể cho anh Conxtantin Dimitrievitr nghe chuyện Turôpxưn săn sóc các cháu hồi chúng bị sốt phát ban, - nàng cúi về phía bà chị nói.
- Phải, anh ấy tốt lắm! - Doli nói, mắt liếc nhìn Turôpxưn (anh chàng cũng cảm thấy người ta đang nói về mình) và thân ái cười với anh ta. Levin nhìn Turôpxưn thêm lần nữa và lấy làm lạ sao đến tận giờ mình vẫn đánh giá thấp cái nét đáng yêu của con người ấy.
- Xin lỗi, tôi sẽ không bao giờ nghĩ xấu về ai nữa! - chàng vui vẻ nói. Chàng đã thành thật nói lên điều mình cảm thấy.
Kitti thoạt tiên hỏi Levin đầu đuôi thế nào mà năm ngoái lại nhìn thấy mình và chàng bèn kể lại lần gặp trên đường cái khi chàng ở ngoài đồng về.
- Lúc ấy mới tinh mơ. Chắc cô vừa thức giấc. Bà cụ ngủ trong góc xe. Buổi sáng hôm đó thật đẹp trời. Tôi đang đi và cứ tự hỏi tại sao chiếc xe lại có bốn ngựa kéo. Một cỗ ngựa tuyệt đẹp đeo lục lạc. Giữa lúc ấy, cô hiện ra trước mắt tôi: cô ngồi như thế này, ở khung cửa xe, hai tay cầm dải băng mũ. Chắc cô đang nghĩ điều gì mông lung lắm, - chàng mỉm cười nói. - Tôi thật muốn biết lúc ấy cô đang nghĩ gì! Điều ấy có quan trọng không?
"Liệu lúc ấy đầu tóc mình có đến nỗi bù rối không nhỉ?", nàng thầm nghĩ, nhưng nhìn nụ cười ngây ngất trên môi Levin khi gợi lại kỷ niệm ấy, nàng cảm thấy, trái lại, lúc bấy giờ, nàng đã gây ấn tượng rất tốt đẹp đối với chàng. Nàng đỏ mặt và vui vẻ cười.
- Quả thật em không còn nhớ chuyện ấy nữa.
- Anh chàng Turôpxưn có cái cười thật hồn hậu! - Levin vừa nói vừa thân ái nhìn đôi mắt ươn ướt và thân hình vị khách trẻ đang cười rung lên.
- Anh quen anh ấy lâu chưa? - Kitti hỏi.
- Ai mà không biết anh ta.
- Thế mà em lại thấy anh coi anh ta là người xấu.
- Không xấu nhưng vô vị.
- Anh lầm rồi! Và xin anh hãy mau mau thay đổi ý kiến đi, - Kitti nói.
- Cả em nữa, trước đây em cũng có ý nghĩ rất xấu về anh ta, nhưng anh ta thật là một thanh niên ưu tú, đáng yêu. Thật là một tấm lòng vàng.
- Làm sao cô biết được?
- Chúng em chơi với nhau rất thân. Em rất hiểu anh ta. Mùa đông năm ngoái, ít lâu sau khi... sau hôm anh đến chơi, - nàng nói, vẻ phạm lỗi đồng thời với một nụ cười tin cẩn, - các cháu con chị Doli bị sốt phát ban và một hôm, anh ta đến thăm. Anh tưởng tượng xem, - nàng thì thầm nói tiếp, - anh ta thương chị ấy quá và đã ở lại giúp chị chăm sóc các cháu. Anh ấy đã ở nhà này ba tuần lễ và trông nom lũ trẻ như là vú bõ của chúng.
- Em đang kể cho anh Conxtantin Dimitrievitr nghe chuyện Turôpxưn săn sóc các cháu hồi chúng bị sốt phát ban, - nàng cúi về phía bà chị nói.
- Phải, anh ấy tốt lắm! - Doli nói, mắt liếc nhìn Turôpxưn (anh chàng cũng cảm thấy người ta đang nói về mình) và thân ái cười với anh ta. Levin nhìn Turôpxưn thêm lần nữa và lấy làm lạ sao đến tận giờ mình vẫn đánh giá thấp cái nét đáng yêu của con người ấy.
- Xin lỗi, tôi sẽ không bao giờ nghĩ xấu về ai nữa! - chàng vui vẻ nói. Chàng đã thành thật nói lên điều mình cảm thấy.
Quyển
4
Chương 12
Chương 12
Cuộc tranh luận về quyền lợi phụ nữ có một vấn đề hóc búa khó
mà bàn trước mặt các bà: sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa vợ chồng. Trong bữa
ăn, một đôi lần Petxov đã mon men tới, nhưng Xergei Ivanovitr và Xtepan
Arcaditr khôn khéo lái câu chuyện sang hướng khác.
Khi mọi người đứng dậy khỏi bàn ăn và các bà quay về phòng khách, Petxov không đi theo mà quay sang trình bày với Alecxei Alecxandrovitr về nguyên nhân sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa vợ chồng. Theo ông, vấn đề này chủ yếu ở chỗ sự bội bạc của người vợ và sự bội bạc của người chồng thường bị trừng phạt không đều nhau trước pháp luật cũng như trước dư luận công chúng.
Xtepan Arcaditr vội bước lại phía Alecxei Alecxandrovitr mời ông ta hút thuốc.
- Không, tôi không hút thuốc, - Alecxei Alecxandrovitr bình tĩnh trả lời và như muốn tỏ ra không sợ nói chuyện ấy, ông quay lại Petxov với một nụ cười lạnh lùng.
- Tôi nghĩ cơ sở của cách nhìn nhận đó ở ngay trong bản chất sự vật, - ông nói và định sang phòng khách; nhưng giữa lúc đó, Turôpxưn đột nhiên lại lên tiếng, nhằm đúng Alecxei Alecxandrovitr mà bắt chuyện.
- Ngài có nghe nói về Priatsnikôp không ạ? - Turôpxưn nói, anh chàng uống sâm banh vào đã thấy rạo rực và từ lâu muốn phá tan sự im lặng đè nặng lòng mình. - Vaxya Priatsnikôp ấy mà, - chàng nói tiếp với vị khách chính, Alecxei Alecxandrovitr, đôi môi đỏ ươn ướt mỉm cười hiền hậu. - Hôm nay, tôi nghe người ta kể ông ta đã đấu súng với Kvitxki tại Tve và đã giết hắn.
Như thường luôn xảy ra một cách trớ trêu, vết đau trong người bao giờ cũng là chỗ hay bị đụng chạm tới nhất, Xtepan Arcaditr cảm thấy chẳng may hôm nay câu chuyện lúc nào cũng đe doạ xúc phạm tới Alecxei Alecxandrovitr. Một lần nữa, ông định kéo em rể đi, nhưng Alecxei Alecxandrovitr tò mò hỏi:
- Tại sao Priatsnikôp lại bắn nhau?
- Vì vợ ông ta. Ông ta xử sự rất anh hùng: ông khiêu chiến với tình địch và đã giết hắn.
- A! - Alecxei Alecxandrovitr nói, giọng hờ hững và rướn lông mày lên, đi sang phòng khách.
- Tôi rất mừng là chú đã đến, - Doli mỉm cười sợ sệt nói và đi về phía ông trong phòng khách nhỏ. - Tôi có chuyện muốn nói với chú.
Ta ngồi xuống đây.
Vẫn với vẻ hững hờ do đôi lông mày hơi nhếch lên tạo ra, Alecxei Alecxandrovitr ngồi xuống cạnh Daria Alecxandrovna và mỉm cười gượng gạo.
- Rất vui lòng, - ông nói, - vì tôi cũng đang muốn xin lỗi chị để ra về. Mai tôi phải đi rồi.
Daria Alecxandrovna tin chắc Anna vô tội và cảm thấy mình tái mặt, môi run lên vì tức giận người đàn ông vô tình và lạnh lùng này đang rắp tâm hại đời cô bạn của bà một cách thản nhiên nhất trên đời.
- Alecxei Alecxandrovitr, - bà nói, nhìn thẳng vào mặt ông ta với một vẻ quả quyết đến tuyệt vọng. - Tôi đã hỏi thăm chú về tin tứ anh, thế mà chú chưa trả lời. Cô ấy có khỏe không?
- Tôi chắc cô ấy khỏe, - Alecxei Alecxandrovitr không nhìn bà ta, trả lời.
- Alecxei Alecxandrovitr, xin lỗi chú, tôi không có quyền... nhưng tôi yêu và trọng Anna như em gái; tôi van chú, tôi xin chú nói cho tôi hay có chuyện gì đã xảy ra giữa cô chú? Chú kết tôi cô ấy về việc gì?
Alecxei Alecxandrovitr cau mày và cúi đầu, mắt gần như nhắm lại.
- Tôi chắc anh ấy đã nói với chị những lý do khiến tôi thấy cần thay đổi quan hệ giữa tôi với Anna Arcadievna, - ông nói, mắt ngoảnh đi không nhìn mặt bà mà bực bội dán vào Serbatxki đang đi qua phòng khách.
- Tôi không tin thế, tôi không tin thế, tôi không tin thế được! - Doli vừa nói vừa chắp đôi bàn tay gầy guộc với một cử chỉ kiên quyết. Bà nhanh nhẹn đứng dậy và kéo ống tay áo Alecxei Alecxandrovitr.
Chúng ta ngồi đây không được tĩnh đâu. Mời chú lại đằng này.
Nỗi xúc động của Doli tác động đến Alecxei Alecxandrovitr. Ông đứng dậy và ngoan ngoãn theo bà sang phòng học của lũ trẻ. Họ ngồi trước một cái bàn phủ vải sơn có những vết dao díp rạch.
- Tôi không tin thế, tôi không tin là thế đâu! - Doli nhắc lại, cố tóm bắt cái nhìn đang lẩn tránh mắt bà.
- Người ta không thể nghi ngờ thực tế, chị Daria Alecxandrovna ạ, - ông nói, nhấn mạnh vào chữ "thực tế".
- Nhưng cô ấy đã làm gì? - Daria Alecxandrovna hỏi tiếp. - Thực ra, cô ấy đã làm gì nào?
- Cô ấy từ bỏ bổn phận và lừa dối chồng. Cô ấy đã làm thế đó, - ông nói.
- Không, không, không thể có chuyện ấy được! Không, lạy Chúa, chú lầm rồi, - Doli vừa nói vừa bóp hai thái dương và nhắm mắt lại.
Alecxei Alecxandrovitr nhếch mép cười lạnh lùng để chứng tỏ với bà và với chính bản thân là lập trường mình rất vững; nhưng sự phản kháng cuồng nhiệt kia, nếu không làm ông lay chuyển, thì cũng khơi lại vết thương lòng. Ông nói tiếp, hăm hở hơn.
- Thật khó mà lầm khi chính miệng vợ đã nói trắng ra cho anh chồng bất hạnh biết. Khi cô ta nói với chồng rằng tám năm ăn ở với nhau cùng đứa con trai chỉ là một sai lầm và cô ta muốn làm lại cuộc đời, - ông nói, giọng rít lên giận dữ.
- Anna và tội lỗi... tôi thấy hai ý niệm đó không thể đi đôi với nhau được, tôi không thể tin thế được.
- Daria Alecxandrovna! - ông nói, lần này nhìn thẳng vào bộ mặt đôn hậu, xúc động của Doli và thấy hết líu lưỡi, - tôi sẵn sàng đổi một giá rất đắt để có thể còn được nghi ngờ. Chừng nào còn hồ nghi, tôi cũng đau khổ, nhưng dù sao vẫn đỡ hơn bây giờ. Chừng nào còn hồ nghi, tôi vẫn vớt vát chút hy vọng: giờ đây, tôi chẳng còn hy vọng gì nữa và tôi nghi ngờ tất cả. Đến nỗi tôi đâm ghét cả con tôi và đôi khi cứ tự hỏi nó có thật là con mình không. Tôi đau khổ lắm.
Ông chẳng cần phải nói điều đó. Daria Alecxei Alecxandrovitr đã hiểu ngay từ lúc ông nhìn thẳng vào mặt bà. Bà thương hại ông và niềm tin là cô bạn mình vô tội đã lung lay.
- Chao, thật kinh khủng, kinh khủng! Có thật là chú đã quyết định ly dị không?
- Tôi đã dùng đến biện pháp cuối cùng đó. Tôi còn biết làm thế nào khác nữa.
- Không biết làm thế nào nữa... - bà nhắc lại, nước mắt vòng quanh. Có chứ, có thể làm khác được! - bà nói.
- Đối với loại bất hạnh này, điều kinh khủng nhất là nó không giống mọi nỗi không may khác, chỉ cần chịu một sự mất mát, một cái chết, hoặc cắn răng nhịn nhục là đủ, mà phải hành động, - ông nói như đọc được ý nghĩ của bà. - Phải thoát khỏi tình thế sỉ nhục mình bị xô vào: không thể sống tay ba được.
- Tôi hiểu, tôi rất hiểu, - Doli nói và cúi đầu. Bà nín lặng, nghĩ đến thân phận mình, đến nỗi cay cực về chuyện vợ chồng mình và đột nhiên bà ngửng đầu lên với một thái độ kiên quyết và chắp tay lại trong dáng điệu van xin. - Nhưng hãy khoan! Chú là con chiên của Chúa. Chú hãy nghĩ đến cô ấy! Cô ấy sẽ ra sao nếu bị chú bỏ!
- Tôi đã nghĩ đến điều đó, chị Daria Alecxandrovna ạ, nghĩ nhiều rồi, - Alecxei Alecxandrovitr nói. Mặt ông hằn những vệt đỏ và cặp mắt rầu rĩ đăm đăm nhìn bà. Lúc này Daria Alecxandrovna hết lòng thương hại ông. Chính tôi đã làm như vậy khi cô ta tự ý báo cho tôi biết nỗi nhục nhã của tôi; tôi đã để mọi sự vẫn y nguyên như trước. Tôi tạo điều kiện cho cô ta có thể chuộc lỗi, tôi tìm cách cứu vớt cô ta. Rút cục thế nào? Ngay đến cả điều kiện đơn giản tôi đề ra là giữ thể diện, cô ta cũng không muốn tuân theo, - ông ta sôi nổi nói. - Người ta có thể cứu một người không muốn chết, nhưng nếu bản chất y đã hoàn toàn thối nát đến nỗi chính cái chết hóa ra thành một cứu chuộc đối với y, thì biết làm thế nào?
- Làm tất cả, nhưng đừng có ly dị! - Daria Alecxandrovna đáp.
- Chị hiểu tất cả là thế nào?
- Chao, thật ghê sợ! Cô ấy sẽ không phải là vợ của ai nữa, đời cô ấy thế là bỏ đi!
- Nhưng tôi biết làm thế nào? - Alecxei Alecxandrovitr nói, rướn lông mày lên và nhún vai. Nhớ tới lỗi lầm mới đây của vợ, ông tức đến nỗi lại trở nên lạnh lùng như lúc bắt đầu câu chuyện. - Tôi rất cảm ơn mối thiện cảm của chị, nhưng đã đến giờ tôi phải về rồi, - ông nói và đứng dậy.
- Không, chú hãy ngồi lại! Chú không nên đẩy cô ấy vào chỗ chết.
Chú ạ, tôi xin kể cho chú biết chuyện tôi. Tôi cũng vậy, tôi đã có chồng và chồng tôi đã lừa dối tôi. Trong lúc giận dữ, trong cơn ghen, tôi đã định bỏ tất cả và chính tôi cũng muốn thế... Nhưng tôi trấn tĩnh lại... Và ai đã cứu thoát tôi? Anna. Bây giờ, tôi vẫn sống. Các con tôi lớn lên, chồng tôi trở về với gia đình, hiểu rõ lỗi lầm, cải hối, tôi vẫn sống... Tôi đã tha thứ, cả chú nữa cũng nên tha thứ!
Alecxei Alecxandrovitr lắng nghe, nhưng lời nói không tác động gì đến ông nữa rồi. Trong tâm hồn ông, lại dấy lên tất cả sự phẫn nộ cảm thấy hôm ông quyết định ly dị vợ. Ông lắc lư và nói tiếp, giọng the thé:
- Tôi không thể và không muốn tha thứ, tôi cho thế là bất công. Tôi đã làm tất cả vì người đàn bà ấy và cô ta đã chà đạp tất cả xuống bùn; đó là bản chất cô ta. Tôi không phải là người độc ác: tôi chưa từng ghét ai bao giờ, nhưng bây giờ tôi căm ghét cô ta với tất cả sức lực tâm hồn.
Tôi không tha thứ được, vì tôi ghét cô ta thậm tệ do tất cả những tai họa cô ta gây ra cho tôi! - ông kết luận, giọng nghẹn ngào tức tối.
- Hãy yêu thương những kẻ thù ghét ta... - Daria Alecxandrovna rụt rè nói khẽ.
Alecxei Alecxandrovitr mỉm cười khinh bỉ. Câu đó ông biết đã từ lâu, nhưng không thể áp dụng vào trường hợp của ông được.
- Hãy yêu thương những kẻ thù ghét ta, phải, nhưng yêu những kẻ mà ta thù ghét thì quả không thể được. Xin chị tha lỗi cho tôi đã làm chị bận tâm. Mỗi người mang nỗi khổ của mình là đủ rồi! - Và, rất tự chủ, Alecxei Alecxandrovitr bình tĩnh cáo từ, ra về.
Khi mọi người đứng dậy khỏi bàn ăn và các bà quay về phòng khách, Petxov không đi theo mà quay sang trình bày với Alecxei Alecxandrovitr về nguyên nhân sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa vợ chồng. Theo ông, vấn đề này chủ yếu ở chỗ sự bội bạc của người vợ và sự bội bạc của người chồng thường bị trừng phạt không đều nhau trước pháp luật cũng như trước dư luận công chúng.
Xtepan Arcaditr vội bước lại phía Alecxei Alecxandrovitr mời ông ta hút thuốc.
- Không, tôi không hút thuốc, - Alecxei Alecxandrovitr bình tĩnh trả lời và như muốn tỏ ra không sợ nói chuyện ấy, ông quay lại Petxov với một nụ cười lạnh lùng.
- Tôi nghĩ cơ sở của cách nhìn nhận đó ở ngay trong bản chất sự vật, - ông nói và định sang phòng khách; nhưng giữa lúc đó, Turôpxưn đột nhiên lại lên tiếng, nhằm đúng Alecxei Alecxandrovitr mà bắt chuyện.
- Ngài có nghe nói về Priatsnikôp không ạ? - Turôpxưn nói, anh chàng uống sâm banh vào đã thấy rạo rực và từ lâu muốn phá tan sự im lặng đè nặng lòng mình. - Vaxya Priatsnikôp ấy mà, - chàng nói tiếp với vị khách chính, Alecxei Alecxandrovitr, đôi môi đỏ ươn ướt mỉm cười hiền hậu. - Hôm nay, tôi nghe người ta kể ông ta đã đấu súng với Kvitxki tại Tve và đã giết hắn.
Như thường luôn xảy ra một cách trớ trêu, vết đau trong người bao giờ cũng là chỗ hay bị đụng chạm tới nhất, Xtepan Arcaditr cảm thấy chẳng may hôm nay câu chuyện lúc nào cũng đe doạ xúc phạm tới Alecxei Alecxandrovitr. Một lần nữa, ông định kéo em rể đi, nhưng Alecxei Alecxandrovitr tò mò hỏi:
- Tại sao Priatsnikôp lại bắn nhau?
- Vì vợ ông ta. Ông ta xử sự rất anh hùng: ông khiêu chiến với tình địch và đã giết hắn.
- A! - Alecxei Alecxandrovitr nói, giọng hờ hững và rướn lông mày lên, đi sang phòng khách.
- Tôi rất mừng là chú đã đến, - Doli mỉm cười sợ sệt nói và đi về phía ông trong phòng khách nhỏ. - Tôi có chuyện muốn nói với chú.
Ta ngồi xuống đây.
Vẫn với vẻ hững hờ do đôi lông mày hơi nhếch lên tạo ra, Alecxei Alecxandrovitr ngồi xuống cạnh Daria Alecxandrovna và mỉm cười gượng gạo.
- Rất vui lòng, - ông nói, - vì tôi cũng đang muốn xin lỗi chị để ra về. Mai tôi phải đi rồi.
Daria Alecxandrovna tin chắc Anna vô tội và cảm thấy mình tái mặt, môi run lên vì tức giận người đàn ông vô tình và lạnh lùng này đang rắp tâm hại đời cô bạn của bà một cách thản nhiên nhất trên đời.
- Alecxei Alecxandrovitr, - bà nói, nhìn thẳng vào mặt ông ta với một vẻ quả quyết đến tuyệt vọng. - Tôi đã hỏi thăm chú về tin tứ anh, thế mà chú chưa trả lời. Cô ấy có khỏe không?
- Tôi chắc cô ấy khỏe, - Alecxei Alecxandrovitr không nhìn bà ta, trả lời.
- Alecxei Alecxandrovitr, xin lỗi chú, tôi không có quyền... nhưng tôi yêu và trọng Anna như em gái; tôi van chú, tôi xin chú nói cho tôi hay có chuyện gì đã xảy ra giữa cô chú? Chú kết tôi cô ấy về việc gì?
Alecxei Alecxandrovitr cau mày và cúi đầu, mắt gần như nhắm lại.
- Tôi chắc anh ấy đã nói với chị những lý do khiến tôi thấy cần thay đổi quan hệ giữa tôi với Anna Arcadievna, - ông nói, mắt ngoảnh đi không nhìn mặt bà mà bực bội dán vào Serbatxki đang đi qua phòng khách.
- Tôi không tin thế, tôi không tin thế, tôi không tin thế được! - Doli vừa nói vừa chắp đôi bàn tay gầy guộc với một cử chỉ kiên quyết. Bà nhanh nhẹn đứng dậy và kéo ống tay áo Alecxei Alecxandrovitr.
Chúng ta ngồi đây không được tĩnh đâu. Mời chú lại đằng này.
Nỗi xúc động của Doli tác động đến Alecxei Alecxandrovitr. Ông đứng dậy và ngoan ngoãn theo bà sang phòng học của lũ trẻ. Họ ngồi trước một cái bàn phủ vải sơn có những vết dao díp rạch.
- Tôi không tin thế, tôi không tin là thế đâu! - Doli nhắc lại, cố tóm bắt cái nhìn đang lẩn tránh mắt bà.
- Người ta không thể nghi ngờ thực tế, chị Daria Alecxandrovna ạ, - ông nói, nhấn mạnh vào chữ "thực tế".
- Nhưng cô ấy đã làm gì? - Daria Alecxandrovna hỏi tiếp. - Thực ra, cô ấy đã làm gì nào?
- Cô ấy từ bỏ bổn phận và lừa dối chồng. Cô ấy đã làm thế đó, - ông nói.
- Không, không, không thể có chuyện ấy được! Không, lạy Chúa, chú lầm rồi, - Doli vừa nói vừa bóp hai thái dương và nhắm mắt lại.
Alecxei Alecxandrovitr nhếch mép cười lạnh lùng để chứng tỏ với bà và với chính bản thân là lập trường mình rất vững; nhưng sự phản kháng cuồng nhiệt kia, nếu không làm ông lay chuyển, thì cũng khơi lại vết thương lòng. Ông nói tiếp, hăm hở hơn.
- Thật khó mà lầm khi chính miệng vợ đã nói trắng ra cho anh chồng bất hạnh biết. Khi cô ta nói với chồng rằng tám năm ăn ở với nhau cùng đứa con trai chỉ là một sai lầm và cô ta muốn làm lại cuộc đời, - ông nói, giọng rít lên giận dữ.
- Anna và tội lỗi... tôi thấy hai ý niệm đó không thể đi đôi với nhau được, tôi không thể tin thế được.
- Daria Alecxandrovna! - ông nói, lần này nhìn thẳng vào bộ mặt đôn hậu, xúc động của Doli và thấy hết líu lưỡi, - tôi sẵn sàng đổi một giá rất đắt để có thể còn được nghi ngờ. Chừng nào còn hồ nghi, tôi cũng đau khổ, nhưng dù sao vẫn đỡ hơn bây giờ. Chừng nào còn hồ nghi, tôi vẫn vớt vát chút hy vọng: giờ đây, tôi chẳng còn hy vọng gì nữa và tôi nghi ngờ tất cả. Đến nỗi tôi đâm ghét cả con tôi và đôi khi cứ tự hỏi nó có thật là con mình không. Tôi đau khổ lắm.
Ông chẳng cần phải nói điều đó. Daria Alecxei Alecxandrovitr đã hiểu ngay từ lúc ông nhìn thẳng vào mặt bà. Bà thương hại ông và niềm tin là cô bạn mình vô tội đã lung lay.
- Chao, thật kinh khủng, kinh khủng! Có thật là chú đã quyết định ly dị không?
- Tôi đã dùng đến biện pháp cuối cùng đó. Tôi còn biết làm thế nào khác nữa.
- Không biết làm thế nào nữa... - bà nhắc lại, nước mắt vòng quanh. Có chứ, có thể làm khác được! - bà nói.
- Đối với loại bất hạnh này, điều kinh khủng nhất là nó không giống mọi nỗi không may khác, chỉ cần chịu một sự mất mát, một cái chết, hoặc cắn răng nhịn nhục là đủ, mà phải hành động, - ông nói như đọc được ý nghĩ của bà. - Phải thoát khỏi tình thế sỉ nhục mình bị xô vào: không thể sống tay ba được.
- Tôi hiểu, tôi rất hiểu, - Doli nói và cúi đầu. Bà nín lặng, nghĩ đến thân phận mình, đến nỗi cay cực về chuyện vợ chồng mình và đột nhiên bà ngửng đầu lên với một thái độ kiên quyết và chắp tay lại trong dáng điệu van xin. - Nhưng hãy khoan! Chú là con chiên của Chúa. Chú hãy nghĩ đến cô ấy! Cô ấy sẽ ra sao nếu bị chú bỏ!
- Tôi đã nghĩ đến điều đó, chị Daria Alecxandrovna ạ, nghĩ nhiều rồi, - Alecxei Alecxandrovitr nói. Mặt ông hằn những vệt đỏ và cặp mắt rầu rĩ đăm đăm nhìn bà. Lúc này Daria Alecxandrovna hết lòng thương hại ông. Chính tôi đã làm như vậy khi cô ta tự ý báo cho tôi biết nỗi nhục nhã của tôi; tôi đã để mọi sự vẫn y nguyên như trước. Tôi tạo điều kiện cho cô ta có thể chuộc lỗi, tôi tìm cách cứu vớt cô ta. Rút cục thế nào? Ngay đến cả điều kiện đơn giản tôi đề ra là giữ thể diện, cô ta cũng không muốn tuân theo, - ông ta sôi nổi nói. - Người ta có thể cứu một người không muốn chết, nhưng nếu bản chất y đã hoàn toàn thối nát đến nỗi chính cái chết hóa ra thành một cứu chuộc đối với y, thì biết làm thế nào?
- Làm tất cả, nhưng đừng có ly dị! - Daria Alecxandrovna đáp.
- Chị hiểu tất cả là thế nào?
- Chao, thật ghê sợ! Cô ấy sẽ không phải là vợ của ai nữa, đời cô ấy thế là bỏ đi!
- Nhưng tôi biết làm thế nào? - Alecxei Alecxandrovitr nói, rướn lông mày lên và nhún vai. Nhớ tới lỗi lầm mới đây của vợ, ông tức đến nỗi lại trở nên lạnh lùng như lúc bắt đầu câu chuyện. - Tôi rất cảm ơn mối thiện cảm của chị, nhưng đã đến giờ tôi phải về rồi, - ông nói và đứng dậy.
- Không, chú hãy ngồi lại! Chú không nên đẩy cô ấy vào chỗ chết.
Chú ạ, tôi xin kể cho chú biết chuyện tôi. Tôi cũng vậy, tôi đã có chồng và chồng tôi đã lừa dối tôi. Trong lúc giận dữ, trong cơn ghen, tôi đã định bỏ tất cả và chính tôi cũng muốn thế... Nhưng tôi trấn tĩnh lại... Và ai đã cứu thoát tôi? Anna. Bây giờ, tôi vẫn sống. Các con tôi lớn lên, chồng tôi trở về với gia đình, hiểu rõ lỗi lầm, cải hối, tôi vẫn sống... Tôi đã tha thứ, cả chú nữa cũng nên tha thứ!
Alecxei Alecxandrovitr lắng nghe, nhưng lời nói không tác động gì đến ông nữa rồi. Trong tâm hồn ông, lại dấy lên tất cả sự phẫn nộ cảm thấy hôm ông quyết định ly dị vợ. Ông lắc lư và nói tiếp, giọng the thé:
- Tôi không thể và không muốn tha thứ, tôi cho thế là bất công. Tôi đã làm tất cả vì người đàn bà ấy và cô ta đã chà đạp tất cả xuống bùn; đó là bản chất cô ta. Tôi không phải là người độc ác: tôi chưa từng ghét ai bao giờ, nhưng bây giờ tôi căm ghét cô ta với tất cả sức lực tâm hồn.
Tôi không tha thứ được, vì tôi ghét cô ta thậm tệ do tất cả những tai họa cô ta gây ra cho tôi! - ông kết luận, giọng nghẹn ngào tức tối.
- Hãy yêu thương những kẻ thù ghét ta... - Daria Alecxandrovna rụt rè nói khẽ.
Alecxei Alecxandrovitr mỉm cười khinh bỉ. Câu đó ông biết đã từ lâu, nhưng không thể áp dụng vào trường hợp của ông được.
- Hãy yêu thương những kẻ thù ghét ta, phải, nhưng yêu những kẻ mà ta thù ghét thì quả không thể được. Xin chị tha lỗi cho tôi đã làm chị bận tâm. Mỗi người mang nỗi khổ của mình là đủ rồi! - Và, rất tự chủ, Alecxei Alecxandrovitr bình tĩnh cáo từ, ra về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét