Quyển
7
Chương 21
Chương 21
Sau một bữa cơm ngon tuyệt và rất nhiều rượu cô nhắc ở nhà
Barnianxki, Stepan Ackađich đến nhà nữ bá tước Lidia Ivanovna hơi muộn.
- Còn có ai ở nhà nữ bá tước nữa vậy? Ông khách người Pháp à? - ông hỏi tên gác cổng khi nhận thấy bên cạnh áo choàng của Alecxei Alecxandrovich, có một chiếc măng tô kì dị, kiểu cắt quê kệch, có móc cài.
- Alecxei Alecxandrovich Karenin và bá tước Betzubov, - tên gác cổng nghiêm trang trả lời.
"Quận chúa Miagcaia đã đoán đúng, Stepan Ackađich thầm nghĩ khi lên cầu thang. Lạ thật! Dù sao cũng cần duy trì quan hệ tốt với bà này. Bà ta có thế lực lớn. Nếu bà ta rỉ tai với Pomorxki một tiếng, chắc chắn mình sẽ được việc".
Bên ngoài, trời còn sáng bạch, nhưng trong phòng khách nhỏ của nữ bá tước Lidia Ivanovna, rèm đã buông và đã lên đèn.
Ngồi bên một chiếc bàn tròn, cạnh cây đèn, nữ bá tước và Alecxei Alecxandrovich rì rầm nói chuyện. Một người đàn ông nhỏ bé, ốm yếu, dáng dấp như phụ nữ, chân vòng kiềng, da tái mét, bộ mặt tuấn tú với cặp mắt đẹp long lanh và tóc dài rủ xuống cổ áo đuôi tôm, đứng ở đầu đằng kia phòng ngắm những chân dung treo trên tường. Sau khi chào nữ chủ nhân và Alecxei Alecxandrovich, Stepan Ackađich bất giác lại đưa mắt về phía người lạ mặt.
- Ông Lăngđô à! - nữ bá tước gọi với một vẻ dịu dàng và thận trọng khiến Oblonxki ngạc nhiên. Và bà giới thiệu hai người với nhau. Lăngđô quay phắt lại, tới chỗ họ và mỉm cười đặt bàn tay ướt nham nháp và cứng đờ của mình vào bàn tay đang chìa ra của Stepan Ackađich. Rồi ngay sau đó, ông ta lại lảng đi và quay lại ngắm tranh. Nữ bá tước và Alecxei Alecxandrovich nhìn nhau, vẻ thông đồng.
- Tôi rất sung sướng được gặp ông, nhất là vào ngày hôm nay, - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa chỉ cho Stepan Ackađich một chỗ ngồi cạnh Karenin. - Tôi đã giới thiệu ông ta với cái tên Lăngđô, - bà thấp giọng nói tiếp, sau khi đưa mắt nhìn ông khách người Pháp rồi lại nhìn Alecxei Alecxandrovich, - nhưng đó là bá tước Betzubov, như ông hẳn đã biết. Ông ta không thích cái tước ấy.
- Vâng, tôi đã biết, - Stepan Ackađich đáp. - Hình như ông ta đã chữa cho nữ bá tước Betzubova khỏi hẳn bệnh thì phải.
- Bà ta vừa đến thăm tôi hôm nay, trông bà ấy thương quá! - nữ bá tước quay sang Alecxei Alecxandrovich nói. - Cuộc chia li này thật khủng khiếp với bà ta. Thật choáng người!
- Thế là ông ấy đi đấy, quyết định rồi à? - Alecxei Alecxandrovich hỏi.
- Vâng, ông ấy đi Pari. Hôm qua, ông ấy vừa nghe thấy một linh ngôn - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa nhìn Stepan Ackađich.
- À phải, một linh ngôn! - Oblonxki lặp lại, cảm thấy phải hết sức thận trọng trong cái môi trường này, nó đang diễn ra hoặc sẽ phải diễn ra những hiện tượng mà ông chưa nắm được manh mối ra sao.
Một phút im lặng, sau đó nữ bá tước Lyđya Ivanovna vừa nói với Oblonxki, vừa mỉm cười tinh quái, như sắp đề cập tới mục tiêu chủ yếu của câu chuyện.
- Tôi quen ông từ lâu và rất sung sướng được gần gũi, hiểu ông kỹ hơn. Bạn của bạn ta là bạn ta. Nhưng muốn là bạn thân thì phải đi sâu vào tâm trạng người mình yêu mến và tôi e ông không làm như vậy đối với Alecxei Alecxandrovich. Chắc ông hiểu tôi muốn nói gì, - bà nói tiếp và ngước cặp mắt đẹp, tư lự lên.
- Tôi hiểu một phần, thưa nữ bá tước, là hoàn cảnh của Alecxei Alecxandrovich… - Oblonxki nói, không hiểu đích xác họ đang nói vấn đề gì và do đó, muốn dừng lại ở những điều chung chung.
- Tôi không nói đến sự thay đổi bề ngoài, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói, giọng nghiêm nghị, đưa mắt tình tứ nhìn theo Alecxei Alecxandrovich đang đứng dậy và lại gần Lăngđô. - Chính trái tim ông ấy đã thay đổi, ông ấy đã được ban cho một trái tim mới và tôi e ông không nắm được đầy đủ mức độ chuyển biến đang diễn ra ở ông ấy.
- Nghĩa là tôi có thể hình dung nó với những nét khái quát. Xưa nay, chúng tôi vẫn là bạn thân và bây giờ… - Stepan Ackađich nói và đáp lại cái nhìn của nữ bá tước bằng một cái nhìn âu yếm. Ông tự hỏi trong hai bộ trưởng, bà quen thân ai hơn và nên nhờ bà can thiệp với ông nào.
- Sự thay đổi diễn ra trong nội tâm không làm giảm lòng yêu thương của ông ấy đối với đồng loại; ngược lại, nó chỉ tăng thêm lòng yêu thương trong ông ấy. Nhưng tôi sợ ông không hiểu ý tôi. Ông dùng trà nhé? - bà vừa nói thêm vừa đưa mắt chỉ một người hầu đang bưng khay đến.
- Thưa nữ bá tước, tôi không hiểu thật đầy đủ. Tất nhiên, nỗi bất hạnh của chú ấy…
- Nỗi bất hạnh ấy đã trở thành hạnh phúc lớn nhất, vì trái tim ông ấy đã đổi mới và tràn ngập ý Chúa, - bà vừa nói, vừa đắm đuối nhìn Stepan Ackađich.
"Có lẽ mình nhờ bà ta nói qua với cả hai vị một tiếng", Stepan Ackađich nghĩ thầm.
- Hẳn là thế, thưa nữ bá tước, - ông nói, - nhưng tôi thấy những chuyển biến đó sâu kín đến nỗi không ai muốn nhắc tới, kể cả người bạn gần gũi nhất.
- Trái lại! Chúng ta cần nhắc đến và giúp đỡ lẫn nhau.
- Vâng, hẳn thế, nhưng còn nhiều ý kiến bất đồng quá, vả lại… Oblonxki nói và mỉm cười ngọt xớt.
- Một khi đó là chân lý thần thánh thì không thể có bất đồng ý kiến được.
- Tất nhiên, nhưng… - Và Stepan Ackađich im bặt, hết sức lúng túng. Ông đã hiểu ra đó là vấn đề tôn giáo.
- Tôi thấy hình như ông ta sắp ngủ thiếp đi bây giờ đấy, - Alecxei Alecxandrovich lại gần Lidia Ivanovna và thì thầm, vẻ quan trọng.
Stepan Ackađich quay lại. Lăngđô đang ngồi bên cửa sổ, tì khuỷu lên tay ghế bành, đầu cúi gằm. Biết mọi người đang nhìn mình, ông ta ngẩng đầu lên và mỉm cười hồn nhiên như trẻ con.
- Đừng để ý đến ông ta, - Lidia Ivanovna nói và bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, bà đẩy một cái ghế cho Alecxei Alecxandrovich ngồi. - Tôi nhận thấy… - bà định nói tiếp thì thấy gã hầu phòng cầm một lá thư bước vào. Lidia Ivanovna đọc lướt qua thư và xin lỗi mọi người, viết rất nhanh mấy dòng, trao thư trả lời cho người hầu rồi quay về bàn. Tôi nhận thấy - bà nói tiếp - người Moskva, đặc biệt nam giới, là những kẻ thờ ơ nhất đối với vấn đề tôn giáo.
- Ô không, thưa nữ bá tước, tôi thấy người Moskva vốn nổi tiếng là rất kiên định về mặt này, - Stepan Ackađich phản đối.
- Và nếu tôi hiểu đúng thì, khốn thay, anh lại ở trong số những kẻ thờ ơ thì phải, Alecxei Alecxandrovich quay về phía ông, nói với nụ cười mệt mỏi.
- Làm sao lại có thể thờ ơ được nhỉ? - Lidia Ivanovna nói.
- Về phương diện này, nếu tôi chưa phải là thờ ơ thì thực ra cũng sắp sửa thế, - Stepan Ackađich cười xòa nói. - Tôi không tin đã đến lúc mình phải nghĩ đến vấn đề ấy.
Alecxei Alecxandrovich và Lidia Ivanovna đưa mắt nhìn nhau.
- Chúng ta không bao giờ có thể biết là đã đến lúc hay chưa,- Alecxei Alecxandrovich nghiêm nghị khẳng định. - Chúng ta không nên tự hỏi đã sẵn sàng hay chưa: ân huệ của Chúa không thuận theo những trọng vọng của con người; đôi khi, nó bỏ nhãng những kẻ khao khát nó và đến với những kẻ không hề chuẩn bị đón nó, như với Xôn vậy.
- Không, tôi thấy hình như chưa đến lúc, - Lidia Ivanovna nói, suốt thời gian đó, bà vẫn theo dõi cử chỉ ông khách người Pháp. Lăngđô đứng dậy và đến chỗ họ.
- Các vị cho phép tôi được nghe chuyện chứ? - ông ta hỏi.
- Ồ vâng, lúc nãy tôi không muốn làm rầy ông, - Lidia Ivanovna nói và trìu mến nhìn ông ta, - mời ông ngồi xuống cạnh chúng tôi.
- Chỉ cần đừng nhắm mắt để khỏi bị mất ánh sáng thôi, - Alecxei Alecxandrovich nói tiếp.
- Chao, nếu ông biết thế nào là cái diễm phúc được luôn luôn cảm thấy Chúa có mặt trong tâm hồn mình, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói với một nụ cười ngây ngất.
- Nhưng đôi khi một người có thể tự xét không đủ tư cách vươn lên tầm cao cả ấy, - Stepan Ackađich nói. Ông cảm thấy mình làm trái với lương tâm khi thừa nhận tầm cao cả của tôn giáo, nhưng đồng thời không dám quả quyết tự xưng là nhà tư tưởng tự do trước mặt con người chỉ cần nói một tiếng với Pomorxki là giành được cho ông cái địa vị ông đang khao khát.
- Hẳn ông muốn nói tội lỗi khiến anh ta không làm thế được? - Lidia Ivanovna nói.
- Nghĩ vậy là sai. Đối với tín đồ, làm gì còn có tội lỗi vì tội đã được chuộc rồi. Xin lỗi, - bà nói khi thấy gã hầu phòng trở vào với một bức thư khác. Bà đọc thư và trả lời miệng: "Anh bảo mai tôi sẽ đến nhà nữ quận công nhé".
- Không, tội lỗi không có đối với tín đồ, - bà nói tiếp.
- Vâng, nhưng lòng tin không hành động là lòng tin chết, - Stepan Ackađich nói, nhớ lại câu đó trong quyển giáo lí vấn đáp và tính độc lập của ông lúc này chỉ còn cầm cự bằng một nụ cười suông.
- Ấy đấy, cái đoạn trứ danh trong sứ đồ thư ca của thánh tông đồ Jăc, - Alecxei Alecxandrovich quay về phía Lidia Ivanovna nói, vẻ hơi bất bình. Rõ ràng đó là vấn đề mà họ đã bàn bạc với nhau nhiều lần. - Việc diễn giải sai đoạn đó đã gây ra bao tai hại! Không gì làm xa rời lòng tín ngưỡng bằng cách diễn giải như vậy. "Tôi không hành động gì cả, vậy tôi không thể tín ngưỡng". Tuy nhiên, có chỗ nào nói thế đâu. ý văn bản hoàn toàn khác kia.
- Làm việc vì Chúa, cứu vớt linh hồn bằng chay tịnh, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói với vẻ ghê tởm và khinh bỉ, - đó là quan niệm man rợ của những giáo sĩ nước ta… Vậy mà có chỗ nào quy định như thế đâu. Làm thế thì đơn giản và dễ dàng hơn nhiều, - bà vừa nói tiếp, vừa nhìn Oblonxki vẫn với nụ cười động viên thường dùng trong triều đình để khích lệ các thị nữ trẻ lúng túng vì lễ tiết nghi thức.
- Chúa Kirixitô đã đau khổ vì ta để cứu vớt ta. Và lòng tín ngưỡng cứu vớt ta, - Alecxei Alecxandrovich nhấn mạnh kèm theo một cái nhìn đồng tình vỡi nữ bá tước.
- Ông hiểu tiếng Anh chứ - Lidia Ivanovna hỏi và khi được trả lời là có, bà liền đứng dậy và đi về phía giá sách. - Tôi muốn đọc cho ông nghe cuốn "An lạc và hạnh phúc" hay "Dưới Cánh", - bà vừa nói, vừa nhìn Karenin, vẻ dò hỏi. Tìm thấy sách rồi, bà quay lại ngồi xuống và mở sách ra. - Rất ngắn thôi. Trong đó, người ta miêu tả phương pháp đạt đến lòng tin và niềm hạnh phúc thoát tục nó xâm chiếm tâm hồn ta lúc đó. Một người đã tin đạo thì không thể khổ sở, vì không cô đơn nữa. Nhưng rồi ông sẽ thấy đây, - bà sắp sửa đọc thì tên hầu phòng lại vào lần nữa. - Phu nhân Borozdina à? Nói với bà ta hai giờ mai tôi sẽ đến bà ấy, - bà bảo gã, sau khi lấy ngón tay đánh dấu đoạn đó, rồi đưa cặp mắt đẹp và tư lự đăm đăm nhìn về phía trước khẽ thở dài. - Đây, lòng tin chân chính tác động như thế nào. Ông biết Maria Xanina chứ? Ông biết nỗi bất hạnh của bà ta chứ? Bà ấy đã mất đứa con trai độc nhất. Bà ấy đã tuyệt vọng. Thế mà, bà ta đã tìm thấy niềm an ủi này và bây giờ bà ta cảm ơn Chúa về cái chết của con trai bà. Đấy là hạnh phúc do lòng tin mang lại.
- Ô vâng, rất là… - Stepan Ackađich nói, mừng rỡ vì việc đọc sách sắp cho phép ông định thần lại đôi chút. "Không, dứt khoát hôm nay đừng có nhờ bà ta gì là hơn cả, ông nghĩ thầm. Điều chủ yếu là làm sao chuồn khỏi đây trước khi hoàn toàn mất phương hướng".
- Điều này sắp khiến ông chán đây, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói với Lăngđô, vì ông không biết tiếng Anh; nhưng không lâu đâu.
- Ồ, tôi sẽ hiểu mà, - Lăngđô vẫn tươi cười nói. Và ông nhắm mắt lại.
Alecxei Alecxandrovich và Liđia nhìn nhau một cách đầy ý nghĩa và cuộc đọc sách bắt đầu.
- Còn có ai ở nhà nữ bá tước nữa vậy? Ông khách người Pháp à? - ông hỏi tên gác cổng khi nhận thấy bên cạnh áo choàng của Alecxei Alecxandrovich, có một chiếc măng tô kì dị, kiểu cắt quê kệch, có móc cài.
- Alecxei Alecxandrovich Karenin và bá tước Betzubov, - tên gác cổng nghiêm trang trả lời.
"Quận chúa Miagcaia đã đoán đúng, Stepan Ackađich thầm nghĩ khi lên cầu thang. Lạ thật! Dù sao cũng cần duy trì quan hệ tốt với bà này. Bà ta có thế lực lớn. Nếu bà ta rỉ tai với Pomorxki một tiếng, chắc chắn mình sẽ được việc".
Bên ngoài, trời còn sáng bạch, nhưng trong phòng khách nhỏ của nữ bá tước Lidia Ivanovna, rèm đã buông và đã lên đèn.
Ngồi bên một chiếc bàn tròn, cạnh cây đèn, nữ bá tước và Alecxei Alecxandrovich rì rầm nói chuyện. Một người đàn ông nhỏ bé, ốm yếu, dáng dấp như phụ nữ, chân vòng kiềng, da tái mét, bộ mặt tuấn tú với cặp mắt đẹp long lanh và tóc dài rủ xuống cổ áo đuôi tôm, đứng ở đầu đằng kia phòng ngắm những chân dung treo trên tường. Sau khi chào nữ chủ nhân và Alecxei Alecxandrovich, Stepan Ackađich bất giác lại đưa mắt về phía người lạ mặt.
- Ông Lăngđô à! - nữ bá tước gọi với một vẻ dịu dàng và thận trọng khiến Oblonxki ngạc nhiên. Và bà giới thiệu hai người với nhau. Lăngđô quay phắt lại, tới chỗ họ và mỉm cười đặt bàn tay ướt nham nháp và cứng đờ của mình vào bàn tay đang chìa ra của Stepan Ackađich. Rồi ngay sau đó, ông ta lại lảng đi và quay lại ngắm tranh. Nữ bá tước và Alecxei Alecxandrovich nhìn nhau, vẻ thông đồng.
- Tôi rất sung sướng được gặp ông, nhất là vào ngày hôm nay, - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa chỉ cho Stepan Ackađich một chỗ ngồi cạnh Karenin. - Tôi đã giới thiệu ông ta với cái tên Lăngđô, - bà thấp giọng nói tiếp, sau khi đưa mắt nhìn ông khách người Pháp rồi lại nhìn Alecxei Alecxandrovich, - nhưng đó là bá tước Betzubov, như ông hẳn đã biết. Ông ta không thích cái tước ấy.
- Vâng, tôi đã biết, - Stepan Ackađich đáp. - Hình như ông ta đã chữa cho nữ bá tước Betzubova khỏi hẳn bệnh thì phải.
- Bà ta vừa đến thăm tôi hôm nay, trông bà ấy thương quá! - nữ bá tước quay sang Alecxei Alecxandrovich nói. - Cuộc chia li này thật khủng khiếp với bà ta. Thật choáng người!
- Thế là ông ấy đi đấy, quyết định rồi à? - Alecxei Alecxandrovich hỏi.
- Vâng, ông ấy đi Pari. Hôm qua, ông ấy vừa nghe thấy một linh ngôn - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa nhìn Stepan Ackađich.
- À phải, một linh ngôn! - Oblonxki lặp lại, cảm thấy phải hết sức thận trọng trong cái môi trường này, nó đang diễn ra hoặc sẽ phải diễn ra những hiện tượng mà ông chưa nắm được manh mối ra sao.
Một phút im lặng, sau đó nữ bá tước Lyđya Ivanovna vừa nói với Oblonxki, vừa mỉm cười tinh quái, như sắp đề cập tới mục tiêu chủ yếu của câu chuyện.
- Tôi quen ông từ lâu và rất sung sướng được gần gũi, hiểu ông kỹ hơn. Bạn của bạn ta là bạn ta. Nhưng muốn là bạn thân thì phải đi sâu vào tâm trạng người mình yêu mến và tôi e ông không làm như vậy đối với Alecxei Alecxandrovich. Chắc ông hiểu tôi muốn nói gì, - bà nói tiếp và ngước cặp mắt đẹp, tư lự lên.
- Tôi hiểu một phần, thưa nữ bá tước, là hoàn cảnh của Alecxei Alecxandrovich… - Oblonxki nói, không hiểu đích xác họ đang nói vấn đề gì và do đó, muốn dừng lại ở những điều chung chung.
- Tôi không nói đến sự thay đổi bề ngoài, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói, giọng nghiêm nghị, đưa mắt tình tứ nhìn theo Alecxei Alecxandrovich đang đứng dậy và lại gần Lăngđô. - Chính trái tim ông ấy đã thay đổi, ông ấy đã được ban cho một trái tim mới và tôi e ông không nắm được đầy đủ mức độ chuyển biến đang diễn ra ở ông ấy.
- Nghĩa là tôi có thể hình dung nó với những nét khái quát. Xưa nay, chúng tôi vẫn là bạn thân và bây giờ… - Stepan Ackađich nói và đáp lại cái nhìn của nữ bá tước bằng một cái nhìn âu yếm. Ông tự hỏi trong hai bộ trưởng, bà quen thân ai hơn và nên nhờ bà can thiệp với ông nào.
- Sự thay đổi diễn ra trong nội tâm không làm giảm lòng yêu thương của ông ấy đối với đồng loại; ngược lại, nó chỉ tăng thêm lòng yêu thương trong ông ấy. Nhưng tôi sợ ông không hiểu ý tôi. Ông dùng trà nhé? - bà vừa nói thêm vừa đưa mắt chỉ một người hầu đang bưng khay đến.
- Thưa nữ bá tước, tôi không hiểu thật đầy đủ. Tất nhiên, nỗi bất hạnh của chú ấy…
- Nỗi bất hạnh ấy đã trở thành hạnh phúc lớn nhất, vì trái tim ông ấy đã đổi mới và tràn ngập ý Chúa, - bà vừa nói, vừa đắm đuối nhìn Stepan Ackađich.
"Có lẽ mình nhờ bà ta nói qua với cả hai vị một tiếng", Stepan Ackađich nghĩ thầm.
- Hẳn là thế, thưa nữ bá tước, - ông nói, - nhưng tôi thấy những chuyển biến đó sâu kín đến nỗi không ai muốn nhắc tới, kể cả người bạn gần gũi nhất.
- Trái lại! Chúng ta cần nhắc đến và giúp đỡ lẫn nhau.
- Vâng, hẳn thế, nhưng còn nhiều ý kiến bất đồng quá, vả lại… Oblonxki nói và mỉm cười ngọt xớt.
- Một khi đó là chân lý thần thánh thì không thể có bất đồng ý kiến được.
- Tất nhiên, nhưng… - Và Stepan Ackađich im bặt, hết sức lúng túng. Ông đã hiểu ra đó là vấn đề tôn giáo.
- Tôi thấy hình như ông ta sắp ngủ thiếp đi bây giờ đấy, - Alecxei Alecxandrovich lại gần Lidia Ivanovna và thì thầm, vẻ quan trọng.
Stepan Ackađich quay lại. Lăngđô đang ngồi bên cửa sổ, tì khuỷu lên tay ghế bành, đầu cúi gằm. Biết mọi người đang nhìn mình, ông ta ngẩng đầu lên và mỉm cười hồn nhiên như trẻ con.
- Đừng để ý đến ông ta, - Lidia Ivanovna nói và bằng một cử chỉ nhanh nhẹn, bà đẩy một cái ghế cho Alecxei Alecxandrovich ngồi. - Tôi nhận thấy… - bà định nói tiếp thì thấy gã hầu phòng cầm một lá thư bước vào. Lidia Ivanovna đọc lướt qua thư và xin lỗi mọi người, viết rất nhanh mấy dòng, trao thư trả lời cho người hầu rồi quay về bàn. Tôi nhận thấy - bà nói tiếp - người Moskva, đặc biệt nam giới, là những kẻ thờ ơ nhất đối với vấn đề tôn giáo.
- Ô không, thưa nữ bá tước, tôi thấy người Moskva vốn nổi tiếng là rất kiên định về mặt này, - Stepan Ackađich phản đối.
- Và nếu tôi hiểu đúng thì, khốn thay, anh lại ở trong số những kẻ thờ ơ thì phải, Alecxei Alecxandrovich quay về phía ông, nói với nụ cười mệt mỏi.
- Làm sao lại có thể thờ ơ được nhỉ? - Lidia Ivanovna nói.
- Về phương diện này, nếu tôi chưa phải là thờ ơ thì thực ra cũng sắp sửa thế, - Stepan Ackađich cười xòa nói. - Tôi không tin đã đến lúc mình phải nghĩ đến vấn đề ấy.
Alecxei Alecxandrovich và Lidia Ivanovna đưa mắt nhìn nhau.
- Chúng ta không bao giờ có thể biết là đã đến lúc hay chưa,- Alecxei Alecxandrovich nghiêm nghị khẳng định. - Chúng ta không nên tự hỏi đã sẵn sàng hay chưa: ân huệ của Chúa không thuận theo những trọng vọng của con người; đôi khi, nó bỏ nhãng những kẻ khao khát nó và đến với những kẻ không hề chuẩn bị đón nó, như với Xôn vậy.
- Không, tôi thấy hình như chưa đến lúc, - Lidia Ivanovna nói, suốt thời gian đó, bà vẫn theo dõi cử chỉ ông khách người Pháp. Lăngđô đứng dậy và đến chỗ họ.
- Các vị cho phép tôi được nghe chuyện chứ? - ông ta hỏi.
- Ồ vâng, lúc nãy tôi không muốn làm rầy ông, - Lidia Ivanovna nói và trìu mến nhìn ông ta, - mời ông ngồi xuống cạnh chúng tôi.
- Chỉ cần đừng nhắm mắt để khỏi bị mất ánh sáng thôi, - Alecxei Alecxandrovich nói tiếp.
- Chao, nếu ông biết thế nào là cái diễm phúc được luôn luôn cảm thấy Chúa có mặt trong tâm hồn mình, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói với một nụ cười ngây ngất.
- Nhưng đôi khi một người có thể tự xét không đủ tư cách vươn lên tầm cao cả ấy, - Stepan Ackađich nói. Ông cảm thấy mình làm trái với lương tâm khi thừa nhận tầm cao cả của tôn giáo, nhưng đồng thời không dám quả quyết tự xưng là nhà tư tưởng tự do trước mặt con người chỉ cần nói một tiếng với Pomorxki là giành được cho ông cái địa vị ông đang khao khát.
- Hẳn ông muốn nói tội lỗi khiến anh ta không làm thế được? - Lidia Ivanovna nói.
- Nghĩ vậy là sai. Đối với tín đồ, làm gì còn có tội lỗi vì tội đã được chuộc rồi. Xin lỗi, - bà nói khi thấy gã hầu phòng trở vào với một bức thư khác. Bà đọc thư và trả lời miệng: "Anh bảo mai tôi sẽ đến nhà nữ quận công nhé".
- Không, tội lỗi không có đối với tín đồ, - bà nói tiếp.
- Vâng, nhưng lòng tin không hành động là lòng tin chết, - Stepan Ackađich nói, nhớ lại câu đó trong quyển giáo lí vấn đáp và tính độc lập của ông lúc này chỉ còn cầm cự bằng một nụ cười suông.
- Ấy đấy, cái đoạn trứ danh trong sứ đồ thư ca của thánh tông đồ Jăc, - Alecxei Alecxandrovich quay về phía Lidia Ivanovna nói, vẻ hơi bất bình. Rõ ràng đó là vấn đề mà họ đã bàn bạc với nhau nhiều lần. - Việc diễn giải sai đoạn đó đã gây ra bao tai hại! Không gì làm xa rời lòng tín ngưỡng bằng cách diễn giải như vậy. "Tôi không hành động gì cả, vậy tôi không thể tín ngưỡng". Tuy nhiên, có chỗ nào nói thế đâu. ý văn bản hoàn toàn khác kia.
- Làm việc vì Chúa, cứu vớt linh hồn bằng chay tịnh, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói với vẻ ghê tởm và khinh bỉ, - đó là quan niệm man rợ của những giáo sĩ nước ta… Vậy mà có chỗ nào quy định như thế đâu. Làm thế thì đơn giản và dễ dàng hơn nhiều, - bà vừa nói tiếp, vừa nhìn Oblonxki vẫn với nụ cười động viên thường dùng trong triều đình để khích lệ các thị nữ trẻ lúng túng vì lễ tiết nghi thức.
- Chúa Kirixitô đã đau khổ vì ta để cứu vớt ta. Và lòng tín ngưỡng cứu vớt ta, - Alecxei Alecxandrovich nhấn mạnh kèm theo một cái nhìn đồng tình vỡi nữ bá tước.
- Ông hiểu tiếng Anh chứ - Lidia Ivanovna hỏi và khi được trả lời là có, bà liền đứng dậy và đi về phía giá sách. - Tôi muốn đọc cho ông nghe cuốn "An lạc và hạnh phúc" hay "Dưới Cánh", - bà vừa nói, vừa nhìn Karenin, vẻ dò hỏi. Tìm thấy sách rồi, bà quay lại ngồi xuống và mở sách ra. - Rất ngắn thôi. Trong đó, người ta miêu tả phương pháp đạt đến lòng tin và niềm hạnh phúc thoát tục nó xâm chiếm tâm hồn ta lúc đó. Một người đã tin đạo thì không thể khổ sở, vì không cô đơn nữa. Nhưng rồi ông sẽ thấy đây, - bà sắp sửa đọc thì tên hầu phòng lại vào lần nữa. - Phu nhân Borozdina à? Nói với bà ta hai giờ mai tôi sẽ đến bà ấy, - bà bảo gã, sau khi lấy ngón tay đánh dấu đoạn đó, rồi đưa cặp mắt đẹp và tư lự đăm đăm nhìn về phía trước khẽ thở dài. - Đây, lòng tin chân chính tác động như thế nào. Ông biết Maria Xanina chứ? Ông biết nỗi bất hạnh của bà ta chứ? Bà ấy đã mất đứa con trai độc nhất. Bà ấy đã tuyệt vọng. Thế mà, bà ta đã tìm thấy niềm an ủi này và bây giờ bà ta cảm ơn Chúa về cái chết của con trai bà. Đấy là hạnh phúc do lòng tin mang lại.
- Ô vâng, rất là… - Stepan Ackađich nói, mừng rỡ vì việc đọc sách sắp cho phép ông định thần lại đôi chút. "Không, dứt khoát hôm nay đừng có nhờ bà ta gì là hơn cả, ông nghĩ thầm. Điều chủ yếu là làm sao chuồn khỏi đây trước khi hoàn toàn mất phương hướng".
- Điều này sắp khiến ông chán đây, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói với Lăngđô, vì ông không biết tiếng Anh; nhưng không lâu đâu.
- Ồ, tôi sẽ hiểu mà, - Lăngđô vẫn tươi cười nói. Và ông nhắm mắt lại.
Alecxei Alecxandrovich và Liđia nhìn nhau một cách đầy ý nghĩa và cuộc đọc sách bắt đầu.
Quyển
7
Chương 22
Chương 22
Stepan Ackađich hết sức hoang mang vì những chuyện nghe thấy.
Phần lớn thời gian, cuộc sống phức tạp ở Petersburg làm ông hứng thú sau khi
thoát khỏi cảnh tù hãm ở Moskva, nhưng ông chỉ hiểu và coi trọng sự phức tạp ấy
trong những giới quen thuộc; trong cái môi trường xa lạ này, ông cảm thấy lạc
hướng, chưng hửng. Trong khi nghe nữ bá tước Lidia Ivanovna đọc và cảm thấy đôi
mắt khờ khạo hay giả dối (chính ông cũng không biết là thế nào nữa) của Lăngđô
dán vào mình, Stepan Ackađich thấy nặng đầu.
Những ý nghĩ linh tinh lộn nhào trong tâm trí ông. "Maria Xanina vui sướng vì con chết… Lúc này mà được hút thuốc thì khoái biết mấy… Muốn siêu thoát, chỉ cần tín ngưỡng mà bọn giáo sĩ chẳng biết phải làm thế nào; còn nữ bá tước Lidia Ivanovna thì bà ta biết… Tại sao mình nặng đầu thế này? Vì rượu cô nhắc hay vì cái quái đản của toàn bộ chuyện này? Mình hi vọng là cho đến giờ mình chưa phạm điều gì luống cuống. Nhưng chưa phải lúc nhờ bà ta giúp đỡ. Y như họ bắt mình cầu kinh ấy. Miễn là họ đừng yêu cầu mình làm thế. Thế thì lố bịch quá. Bà ta đang đọc cái chuyện dấm dớ gì đây, mà lên bổng xuống trầm véo von thế. Lăngđô tên là Betzubov, tại sao vậy?". Đột nhiên, Stepan Ackađich cảm thấy hàm dưới mình kéo xuống không cưỡng lại được. Ông ngáp. Ông vuốt râu má để che miệng và cựa mình. Nhưng lát sau, ông cảm thấy mình ngủ rồi và sắp sửa ngáy. Ông tỉnh lại đúng lúc nữ bá tước Lidia Ivanovna nói: "Ông ấy ngủ rồi". Ông tròn xoe mắt, kinh hãi như kẻ phạm tội bị bắt quả tang. Ông bình tâm lại khi nhận thấy câu: "Ông ấy ngủ rồi" không phải chỉ vào ông mà vào Lăngđô. Người Pháp ấy đã ngủ như Stepan Ackađich. Nhưng giấc ngủ của Stepan Ackađich, theo ông nghĩ, hẳn sẽ làm họ phật ý (vả lại ông cũng chẳng buồn nghĩ đến điều đó, vì thấy mọi sự đều quá kì lạ), còn giấc ngủ của Lăngđô lại khiến họ vui sướng cực kì, nhất là nữ bá tước Lidia Ivanovna.
- Ông bạn của tôi (1), - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa thận trọng sửa lại nếp áo lụa để khỏi kêu sột soạt và trong lúc phấn khởi, bà không gọi Karenin là Alecxei Alecxandrovich nữa mà bằng ông bạn của tôi. - Đưa tay cho ông ấy. Ông thấy không? Suỵt! - bà bảo gã người hầu lại xuất hiện. - Tôi không tiếp ai hết.
Ông khách người Pháp đang ngủ hoặc giả vờ ngủ; đầu dựa trên lưng ghế bành, ông khẽ động đậy bàn tay ướt nham nháp đặt trên đầu gối như muốn bắt một vật gì.
Alecxei Alecxandrovich đứng dậy, mặc dầu rất thận trọng vẫn vướng phải bàn tròn, và đặt tay vào bàn tay người Pháp. Đến lượt Stepan Ackađich cũng đứng dậy và mở to mắt để chắc chắn là mình không ngủ, ông nhìn hết người này sang người khác. Ông tỉnh hẳn rồi. Stepan Ackađich cảm thấy bên trong đầu mình mỗi lúc một nhức hơn.
- Người đến đây sau cùng, người đang thỉnh cầu, cái người ấy… phải ra khỏi đây. - người ấy phải ra khỏi đây, - người Pháp không mở mắt nói.
- Xin ông thứ lỗi, nhưng ông thấy đấy… Đến mười giờ, ông hẵng quay lại, mà tốt hơn là đến mai .
- Anh ta phải ra đi - người Pháp sốt ruột nhắc lại.
- Tức là tôi phải không? - và sau khi được trả lời là phải, Stepan Ackađich quên tiệt điều định nhờ Lidia Ivanovna, quên cả chuyện cô em, rón rén bước ra, chỉ còn mongước duy nhất là thoát khỏi chốn này càng sớm càng hay. Ông lao xuống cầu thang như chạy trốn một ngôi nhà đầy những người mắc bệnh dịch, và ba hoa, và bông lơn mãi với gã xà ích để hoàn hồn.
Tại Nhà hát Pháp mà ông đến còn kịp xem hồi chót, rồi tại tiệm rượu Tacta, bên một chai sâm banh, cuối cùng Stepan Ackađich đã được thở hít không khí quen thuộc. Nhưng suốt buổi tối, ông vẫn thấy không thoải mái.
Trở về nhà Petr Oblonxki, nơi tạm trú, Stepan Ackađich thấy một lá thư của Betxy. Bà ta tỏ ý rất muốn tiếp tục câu chuyện bỏ dở và mời ông hôm sau đến chơi. Mày cau lại, ông chưa kịp đọc xong thì đã nghe thấy dưới nhà có tiếng người bước ậm ạch như đang mang vác nặng.
Stepan Ackađich bước ra để nhìn xem. Đó là Petr Oblonxki, quả đã trẻ hẳn lại. Ông say đến nỗi không lên nổi thang gác; nhưng thoáng thấy cháu, ông bèn bảo đỡ ông đứng thẳng dậy và bíu vào Stepan Ackađich đi về phòng ngủ; tại đây, sau khi kể với cháu tối nay mình đã vui chơi thế nào, ông lăn quay ra ngủ.
Stepan Ackađich cảm thấy buồn nản, một điều ít khi xảy đến với ông. Hồi lâu, ông không tài nảo ngủ được. Tất cả những điều ông nhớ lại trong ngày hôm nay đều có vẻ nhơ bẩn, nhất là buổi tối ở nhà nữ bá tước Lidia Ivanovna.
Hôm sau, ông nhận được thư của Alecxei Alecxandrovich dứt khoát từ chối không ly dị. Ông hiểu quyết định đó dựa trên những điều người Pháp đã nói hôm qua trong giấc ngủ thật hay vờ của y.
Những ý nghĩ linh tinh lộn nhào trong tâm trí ông. "Maria Xanina vui sướng vì con chết… Lúc này mà được hút thuốc thì khoái biết mấy… Muốn siêu thoát, chỉ cần tín ngưỡng mà bọn giáo sĩ chẳng biết phải làm thế nào; còn nữ bá tước Lidia Ivanovna thì bà ta biết… Tại sao mình nặng đầu thế này? Vì rượu cô nhắc hay vì cái quái đản của toàn bộ chuyện này? Mình hi vọng là cho đến giờ mình chưa phạm điều gì luống cuống. Nhưng chưa phải lúc nhờ bà ta giúp đỡ. Y như họ bắt mình cầu kinh ấy. Miễn là họ đừng yêu cầu mình làm thế. Thế thì lố bịch quá. Bà ta đang đọc cái chuyện dấm dớ gì đây, mà lên bổng xuống trầm véo von thế. Lăngđô tên là Betzubov, tại sao vậy?". Đột nhiên, Stepan Ackađich cảm thấy hàm dưới mình kéo xuống không cưỡng lại được. Ông ngáp. Ông vuốt râu má để che miệng và cựa mình. Nhưng lát sau, ông cảm thấy mình ngủ rồi và sắp sửa ngáy. Ông tỉnh lại đúng lúc nữ bá tước Lidia Ivanovna nói: "Ông ấy ngủ rồi". Ông tròn xoe mắt, kinh hãi như kẻ phạm tội bị bắt quả tang. Ông bình tâm lại khi nhận thấy câu: "Ông ấy ngủ rồi" không phải chỉ vào ông mà vào Lăngđô. Người Pháp ấy đã ngủ như Stepan Ackađich. Nhưng giấc ngủ của Stepan Ackađich, theo ông nghĩ, hẳn sẽ làm họ phật ý (vả lại ông cũng chẳng buồn nghĩ đến điều đó, vì thấy mọi sự đều quá kì lạ), còn giấc ngủ của Lăngđô lại khiến họ vui sướng cực kì, nhất là nữ bá tước Lidia Ivanovna.
- Ông bạn của tôi (1), - nữ bá tước Lidia Ivanovna vừa nói vừa thận trọng sửa lại nếp áo lụa để khỏi kêu sột soạt và trong lúc phấn khởi, bà không gọi Karenin là Alecxei Alecxandrovich nữa mà bằng ông bạn của tôi. - Đưa tay cho ông ấy. Ông thấy không? Suỵt! - bà bảo gã người hầu lại xuất hiện. - Tôi không tiếp ai hết.
Ông khách người Pháp đang ngủ hoặc giả vờ ngủ; đầu dựa trên lưng ghế bành, ông khẽ động đậy bàn tay ướt nham nháp đặt trên đầu gối như muốn bắt một vật gì.
Alecxei Alecxandrovich đứng dậy, mặc dầu rất thận trọng vẫn vướng phải bàn tròn, và đặt tay vào bàn tay người Pháp. Đến lượt Stepan Ackađich cũng đứng dậy và mở to mắt để chắc chắn là mình không ngủ, ông nhìn hết người này sang người khác. Ông tỉnh hẳn rồi. Stepan Ackađich cảm thấy bên trong đầu mình mỗi lúc một nhức hơn.
- Người đến đây sau cùng, người đang thỉnh cầu, cái người ấy… phải ra khỏi đây. - người ấy phải ra khỏi đây, - người Pháp không mở mắt nói.
- Xin ông thứ lỗi, nhưng ông thấy đấy… Đến mười giờ, ông hẵng quay lại, mà tốt hơn là đến mai .
- Anh ta phải ra đi - người Pháp sốt ruột nhắc lại.
- Tức là tôi phải không? - và sau khi được trả lời là phải, Stepan Ackađich quên tiệt điều định nhờ Lidia Ivanovna, quên cả chuyện cô em, rón rén bước ra, chỉ còn mongước duy nhất là thoát khỏi chốn này càng sớm càng hay. Ông lao xuống cầu thang như chạy trốn một ngôi nhà đầy những người mắc bệnh dịch, và ba hoa, và bông lơn mãi với gã xà ích để hoàn hồn.
Tại Nhà hát Pháp mà ông đến còn kịp xem hồi chót, rồi tại tiệm rượu Tacta, bên một chai sâm banh, cuối cùng Stepan Ackađich đã được thở hít không khí quen thuộc. Nhưng suốt buổi tối, ông vẫn thấy không thoải mái.
Trở về nhà Petr Oblonxki, nơi tạm trú, Stepan Ackađich thấy một lá thư của Betxy. Bà ta tỏ ý rất muốn tiếp tục câu chuyện bỏ dở và mời ông hôm sau đến chơi. Mày cau lại, ông chưa kịp đọc xong thì đã nghe thấy dưới nhà có tiếng người bước ậm ạch như đang mang vác nặng.
Stepan Ackađich bước ra để nhìn xem. Đó là Petr Oblonxki, quả đã trẻ hẳn lại. Ông say đến nỗi không lên nổi thang gác; nhưng thoáng thấy cháu, ông bèn bảo đỡ ông đứng thẳng dậy và bíu vào Stepan Ackađich đi về phòng ngủ; tại đây, sau khi kể với cháu tối nay mình đã vui chơi thế nào, ông lăn quay ra ngủ.
Stepan Ackađich cảm thấy buồn nản, một điều ít khi xảy đến với ông. Hồi lâu, ông không tài nảo ngủ được. Tất cả những điều ông nhớ lại trong ngày hôm nay đều có vẻ nhơ bẩn, nhất là buổi tối ở nhà nữ bá tước Lidia Ivanovna.
Hôm sau, ông nhận được thư của Alecxei Alecxandrovich dứt khoát từ chối không ly dị. Ông hiểu quyết định đó dựa trên những điều người Pháp đã nói hôm qua trong giấc ngủ thật hay vờ của y.
Quyển
7
Chương 23
Chương 23
Muốn tiến hành việc gì trong gia đình, cần phải có hoặc sự bất
hoà hoàn toàn hoặc sự ý hiệp tâm đồng thắm thiết giữa hai vợ chồng. Nhưng nếu
không phải thế này cũng chẳng phải thế kia và quan hệ vợ chồng vẫn mập mờ, thì
không thể nuôi dự định nào hết.
Nhiều gia đình cứ phải ở lại hàng năm tại một nơi đã trở nên ghê tởm đối với cả hai vợ chồng chỉ vì quan hệ của họ không hoàn toàn mẫu thuẫn mà cũng chẳng thuận hoà.
Cuộc sống trong nóng bức và bụi bặm ở Moskva quả là không chịu nổi đối với cả Vronxki lẫn Anna. Nắng thiêu đốt như vào hè, mặc dầu còn đang xuân và cây cối ở các phố lớn từ lâu đã xum xuê lá và lá đã phủ đầy bụi; nhưng đáng lẽ đi Vozđvijenxcoie như đã quyết định, họ vẫn ở lại cái thành phố đã trở nên tởm lợm đối với cả hai, vì sự bất hòa đã len vào giữa họ.
Nỗi bực dọc khiến họ đối lập với nhau, nhìn bề ngoài chẳng có duyên cớ gì và tất cả những lần thử phân giải không những chẳng xua tan mà còn khiến nó thêm trầm trọng. Đó là một nỗi bực dọc nội tâm, ở phía nàng thì xuất phát từ chỗ Vronxki trở nên lạnh nhạt, ở phía chàng thì do hối tiếc vì Anna mà lâm vào một tình cảnh khổ tâm mà đáng lẽ cần làm nhẹ bớt thì nàng lại chỉ làm nặng nề thêm. Cả hai đều không bộc lộ nguyên nhân hờn giận của mình, nhưng mỗi người đều thấy người kia bất công và hễ gặp dịp là cố gắng chứng minh như vậy.
Theo ý Anna thì Vronxki, với những thói quen, ý nghĩ, khát vọng, xu hướng vật chất và tinh thần, vốn sinh ra chỉ để yêu đương và tình yêu đó phải tập trung hoàn toàn vào một mình nàng thôi. Tình yêu đó không còn mãnh liệt như trước: Vậy là nó đã chuyển một phần nào sang một hoặc nhiều phụ nữ khác… và vì thế, nàng đâm ghen với sự giảm sút trong tình yêu của chàng. Vì mối ghen mơ hồ nên Anna kiếm cho nó một đối tượng. Cứ thấy bất cứ lời bóng gió xa xôi nào là nàng lại chuyển lòng ghen từ đối tượng này sang đối tượng khác. Khi nàng ghen với những ả tầm thường mà với tư cách trai chưa vợ, chàng có thể tiếp xúc rất dễ dàng; khi nàng ghen với những bà quyền quý chàng có thể gặp trên bước đường hoạn lộ; khi nàng lại ghen với một cô gái tưởng tượng mà chàng định cưới sau khi cắt đứt với nàng. Và chính hình thức ghen cuối cùng này giày vò nàng hơn hết, vì trong một phút tâm sự, chàng đã dại dột phàn nàn là mẹ chàng chẳng hiểu gì chàng, chả thế mà lại đi dỗ chàng lấy tiểu thư Xorokina.
Bị nỗi ghen giày vò, Anna giận chàng và lúc nào cũng kiếm cớ để tức giận. Nàng trút lên đầu chàng tất cả trách nhiệm về hoàn cảnh đau đớn của nàng. Sự chờ đợi đau lòng ở Moskva, lẻ loi tứ cố vô thân, sự lần khân và do dự của Alecxei Alecxandrovich, cảnh cô đơn, nàng đổ tại chàng tất cả. Nếu yêu nàng, chàng phải hiểu tình cảnh nàng thật đau xót nhường nào và phải giúp nàng thoát ra chứ! Sở dĩ nàng phải ở Moskva mà không ở nông thôn, đó cũng là lỗi tại chàng. Chàng không thể ở hẳn nông thôn như nàng mong muốn. Chàng không thể thiếu cảnh tụ tập đàn đúm cho nên đã đặt nàng vào hoàn cảnh khủng khiếp này mà không chịu hiểu ra. Cuối cùng, nếu nàng phải xa con mãi mãi, cũng lỗi tại chàng nốt.
Ngay cả những phút đằm thắm hiếm hoi trở lại với họ cũng không làm lòng nàng dịu bớt; trong âu yếm, bây giờ nàng khám phá ra một vẻ thản nhiên, tự tin, trước kia chưa từng thấy ở chàng khiến nàng khó chịu.
Chiều xuống, Anna vò võ một mình đợi chàng từ một cuộc chiêu đãi thanh niên về. Anna đi bách bộ trong buồng giấy Vronxki (đó là gian phòng ít nghe thấy tiếng ồn ào ngoài phố nhất) và ôn lại mọi chi tiết cuộc cãi lộn hôm trước. Đi ngược từ những lời nói nặng với nhau trở lại ngọn nguồn, nàng nhớ ra đoạn đầu câu chuyện. Hồi lâu, nàng không thể ngờ cuộc cãi nhau lại xuất phát từ một chuyện vô hại và vô thưởng vô phạt đến thế. Tuy nhiên, đúng là như thế. Chàng mỉa mai những trường nữ trung học, coi đó là vô bổ, nàng lên tiếng bênh vực. Vốn xem thường công việc giáo dục phụ nữ, chàng bèn bảo Hanna, con bé người Anh được Anna đỡ đầu, chẳng cần học vật lý làm gì.
Điều đó làm Anna bực mình. Nàng thấy trong đó có hàm ý coi khinh công việc của mình. Nàng nghĩ ra một câu trả miếng và nói luôn.
- Thật tình em không mong gì anh thông cảm, nhưng ít ra cũng hi vọng anh tế nhị hơn, - nàng nói.
Chàng chạnh lòng đỏ mặt lên và thốt ra một câu khó nghe. Nàng không nhớ mình đã đáp lại thế nào, nhưng sau đó chàng bảo, rõ ràng với dụng ý xúc phạm nàng:
- Thật đấy, việc cô mê con bé ấy làm tôi khó chịu. Tôi thấy đó chỉ là giả tạo.
Việc chàng phũ phàng phá vỡ cái thế giới nàng đã tốn bao công phu xây dựng nên quanh mình để chịu đựng cuộc sống, sự bất công khi mắng nàng là giả dối, khiến nàng nổi giận.
- Tôi rất tiếc anh chỉ hiểu được những vấn đề thô tục và vật chất thôi, - nàng nói và rời khỏi phòng.
Buổi tối, khi chàng đến buồng nàng, họ không nhắc đến chuyện đó, nhưng cả hai đều cảm thấy xung đột vẫn chưa qua, tuy đã dịu đi.
Suốt ngày hôm nay, chàng đi vắng, và nàng cảm thấy cô đơn, buồn khổ về cảnh bất hoà đến nỗi nàng ao ước quên hết, tha thứ hết và làm lành với chàng. Nàng muốn nhận lỗi hết và tìm cớ bào chữa cho Vronxki.
"Đó là lỗi tại mình. Mình dễ cáu, ghen tuông vô lý… Chúng mình sẽ dàn hoà rồi về nông thôn; ở đó mình sẽ thanh thản hơn", nàng tự nhủ.
"Giả tạo?” Nàng nhắc lại, đột nhiên nhớ tới câu nói ấy và nhất là cái dụng ý xỉ vả thoáng lộ ra trong đó.
"Mình biết anh ta định nói gì rồi. Anh ta muốn nói: yêu con người khác trong khi chính con gái mình lại không yêu, đó là điều không hợp lẽ tự nhiên. Nhưng liệu anh ta hiểu gì về tình thương yêu đối với trẻ thơ, về lòng mình yêu thương Xerioja mà mình đã phải hi sinh vì anh ta? Anh ta nói thế là để lăng nhục mình! Phải, anh ta đã yêu người khác rồi, chắc chắn thế".
Và, nhận thấy đáng lẽ cần bình tâm thì một lần nữa nàng lại giam mình vào cái vòng luẩn quẩn đã trải qua bao lần và trở về trạng thái bực dọc ban đầu, nàng đâm sợ chính mình. Phải chăng là vô kế khả thi? Liệu có thể nhận lỗi về mình được không? Nàng tự hỏi và lại tiếp tục tất cả từ đầu. Chàng thẳng thắn, trung thực, chàng yêu mình. Mình yêu chàng. Nay mai, việc ly hôn có thể được tuyên bố. Vậy mình còn cần gì hơn nữa? Hãy bình tĩnh, hãy tin tưởng. Mình sẽ nhận hết lỗi về mình. Khi chàng về, mình sẽ bảo là mình có lỗi (tuy không đúng như thế) và ta sẽ đi khỏi đây".
Và muốn tránh suy nghĩ để khỏi phải bất bình lần nữa; nàng giật chuông sai mang hòm xiểng tới.
Vronxki về đến nhà vào khoảng mười giờ.
Nhiều gia đình cứ phải ở lại hàng năm tại một nơi đã trở nên ghê tởm đối với cả hai vợ chồng chỉ vì quan hệ của họ không hoàn toàn mẫu thuẫn mà cũng chẳng thuận hoà.
Cuộc sống trong nóng bức và bụi bặm ở Moskva quả là không chịu nổi đối với cả Vronxki lẫn Anna. Nắng thiêu đốt như vào hè, mặc dầu còn đang xuân và cây cối ở các phố lớn từ lâu đã xum xuê lá và lá đã phủ đầy bụi; nhưng đáng lẽ đi Vozđvijenxcoie như đã quyết định, họ vẫn ở lại cái thành phố đã trở nên tởm lợm đối với cả hai, vì sự bất hòa đã len vào giữa họ.
Nỗi bực dọc khiến họ đối lập với nhau, nhìn bề ngoài chẳng có duyên cớ gì và tất cả những lần thử phân giải không những chẳng xua tan mà còn khiến nó thêm trầm trọng. Đó là một nỗi bực dọc nội tâm, ở phía nàng thì xuất phát từ chỗ Vronxki trở nên lạnh nhạt, ở phía chàng thì do hối tiếc vì Anna mà lâm vào một tình cảnh khổ tâm mà đáng lẽ cần làm nhẹ bớt thì nàng lại chỉ làm nặng nề thêm. Cả hai đều không bộc lộ nguyên nhân hờn giận của mình, nhưng mỗi người đều thấy người kia bất công và hễ gặp dịp là cố gắng chứng minh như vậy.
Theo ý Anna thì Vronxki, với những thói quen, ý nghĩ, khát vọng, xu hướng vật chất và tinh thần, vốn sinh ra chỉ để yêu đương và tình yêu đó phải tập trung hoàn toàn vào một mình nàng thôi. Tình yêu đó không còn mãnh liệt như trước: Vậy là nó đã chuyển một phần nào sang một hoặc nhiều phụ nữ khác… và vì thế, nàng đâm ghen với sự giảm sút trong tình yêu của chàng. Vì mối ghen mơ hồ nên Anna kiếm cho nó một đối tượng. Cứ thấy bất cứ lời bóng gió xa xôi nào là nàng lại chuyển lòng ghen từ đối tượng này sang đối tượng khác. Khi nàng ghen với những ả tầm thường mà với tư cách trai chưa vợ, chàng có thể tiếp xúc rất dễ dàng; khi nàng ghen với những bà quyền quý chàng có thể gặp trên bước đường hoạn lộ; khi nàng lại ghen với một cô gái tưởng tượng mà chàng định cưới sau khi cắt đứt với nàng. Và chính hình thức ghen cuối cùng này giày vò nàng hơn hết, vì trong một phút tâm sự, chàng đã dại dột phàn nàn là mẹ chàng chẳng hiểu gì chàng, chả thế mà lại đi dỗ chàng lấy tiểu thư Xorokina.
Bị nỗi ghen giày vò, Anna giận chàng và lúc nào cũng kiếm cớ để tức giận. Nàng trút lên đầu chàng tất cả trách nhiệm về hoàn cảnh đau đớn của nàng. Sự chờ đợi đau lòng ở Moskva, lẻ loi tứ cố vô thân, sự lần khân và do dự của Alecxei Alecxandrovich, cảnh cô đơn, nàng đổ tại chàng tất cả. Nếu yêu nàng, chàng phải hiểu tình cảnh nàng thật đau xót nhường nào và phải giúp nàng thoát ra chứ! Sở dĩ nàng phải ở Moskva mà không ở nông thôn, đó cũng là lỗi tại chàng. Chàng không thể ở hẳn nông thôn như nàng mong muốn. Chàng không thể thiếu cảnh tụ tập đàn đúm cho nên đã đặt nàng vào hoàn cảnh khủng khiếp này mà không chịu hiểu ra. Cuối cùng, nếu nàng phải xa con mãi mãi, cũng lỗi tại chàng nốt.
Ngay cả những phút đằm thắm hiếm hoi trở lại với họ cũng không làm lòng nàng dịu bớt; trong âu yếm, bây giờ nàng khám phá ra một vẻ thản nhiên, tự tin, trước kia chưa từng thấy ở chàng khiến nàng khó chịu.
Chiều xuống, Anna vò võ một mình đợi chàng từ một cuộc chiêu đãi thanh niên về. Anna đi bách bộ trong buồng giấy Vronxki (đó là gian phòng ít nghe thấy tiếng ồn ào ngoài phố nhất) và ôn lại mọi chi tiết cuộc cãi lộn hôm trước. Đi ngược từ những lời nói nặng với nhau trở lại ngọn nguồn, nàng nhớ ra đoạn đầu câu chuyện. Hồi lâu, nàng không thể ngờ cuộc cãi nhau lại xuất phát từ một chuyện vô hại và vô thưởng vô phạt đến thế. Tuy nhiên, đúng là như thế. Chàng mỉa mai những trường nữ trung học, coi đó là vô bổ, nàng lên tiếng bênh vực. Vốn xem thường công việc giáo dục phụ nữ, chàng bèn bảo Hanna, con bé người Anh được Anna đỡ đầu, chẳng cần học vật lý làm gì.
Điều đó làm Anna bực mình. Nàng thấy trong đó có hàm ý coi khinh công việc của mình. Nàng nghĩ ra một câu trả miếng và nói luôn.
- Thật tình em không mong gì anh thông cảm, nhưng ít ra cũng hi vọng anh tế nhị hơn, - nàng nói.
Chàng chạnh lòng đỏ mặt lên và thốt ra một câu khó nghe. Nàng không nhớ mình đã đáp lại thế nào, nhưng sau đó chàng bảo, rõ ràng với dụng ý xúc phạm nàng:
- Thật đấy, việc cô mê con bé ấy làm tôi khó chịu. Tôi thấy đó chỉ là giả tạo.
Việc chàng phũ phàng phá vỡ cái thế giới nàng đã tốn bao công phu xây dựng nên quanh mình để chịu đựng cuộc sống, sự bất công khi mắng nàng là giả dối, khiến nàng nổi giận.
- Tôi rất tiếc anh chỉ hiểu được những vấn đề thô tục và vật chất thôi, - nàng nói và rời khỏi phòng.
Buổi tối, khi chàng đến buồng nàng, họ không nhắc đến chuyện đó, nhưng cả hai đều cảm thấy xung đột vẫn chưa qua, tuy đã dịu đi.
Suốt ngày hôm nay, chàng đi vắng, và nàng cảm thấy cô đơn, buồn khổ về cảnh bất hoà đến nỗi nàng ao ước quên hết, tha thứ hết và làm lành với chàng. Nàng muốn nhận lỗi hết và tìm cớ bào chữa cho Vronxki.
"Đó là lỗi tại mình. Mình dễ cáu, ghen tuông vô lý… Chúng mình sẽ dàn hoà rồi về nông thôn; ở đó mình sẽ thanh thản hơn", nàng tự nhủ.
"Giả tạo?” Nàng nhắc lại, đột nhiên nhớ tới câu nói ấy và nhất là cái dụng ý xỉ vả thoáng lộ ra trong đó.
"Mình biết anh ta định nói gì rồi. Anh ta muốn nói: yêu con người khác trong khi chính con gái mình lại không yêu, đó là điều không hợp lẽ tự nhiên. Nhưng liệu anh ta hiểu gì về tình thương yêu đối với trẻ thơ, về lòng mình yêu thương Xerioja mà mình đã phải hi sinh vì anh ta? Anh ta nói thế là để lăng nhục mình! Phải, anh ta đã yêu người khác rồi, chắc chắn thế".
Và, nhận thấy đáng lẽ cần bình tâm thì một lần nữa nàng lại giam mình vào cái vòng luẩn quẩn đã trải qua bao lần và trở về trạng thái bực dọc ban đầu, nàng đâm sợ chính mình. Phải chăng là vô kế khả thi? Liệu có thể nhận lỗi về mình được không? Nàng tự hỏi và lại tiếp tục tất cả từ đầu. Chàng thẳng thắn, trung thực, chàng yêu mình. Mình yêu chàng. Nay mai, việc ly hôn có thể được tuyên bố. Vậy mình còn cần gì hơn nữa? Hãy bình tĩnh, hãy tin tưởng. Mình sẽ nhận hết lỗi về mình. Khi chàng về, mình sẽ bảo là mình có lỗi (tuy không đúng như thế) và ta sẽ đi khỏi đây".
Và muốn tránh suy nghĩ để khỏi phải bất bình lần nữa; nàng giật chuông sai mang hòm xiểng tới.
Vronxki về đến nhà vào khoảng mười giờ.
Quyển
7
Chương 24
Chương 24
- Thế nào, vui không anh? - nàng hỏi và ra đón chàng, vẻ vừa
trìu mến vừa hối lỗi.
- Cũng như mọi khi, - chàng trả lời và thoạt nhìn đã biết nàng đang vui vẻ. Bây giờ, chàng đã quen với những tâm trạng đột biến đó và lúc này, chàng rất hài lòng vì chính mình cũng đang hết sức phấn chấn.
- Cái gì thế này? ờ tốt đấy! - chàng chỉ đống hòm trong phòng chờ, nói.
- Vâng, ta phải đi thôi. Em vừa mới lên xe đi chơi một vòng, thấy dễ chịu đến nỗi chợt nảy ra ý muốn trở về nông thôn. Không có gì giữ anh lại cả, phải không?
- Anh cũng chỉ mong có thế. Để anh đi thay quần áo rồi anh quay vào, ta sẽ nói chuyện. Em bảo pha trà đi.
Và chàng vào phòng riêng.
Nàng thấy bực mình vì câu "ờ tốt đấy". Y như nói với một đứa con nít thôi không vòi vĩnh nữa. Và cái giọng tự tin của chàng trước thái độ nhún nhịn của Anna càng đáng phẫn nộ hơn; trong một thoáng, nàng nổi lên ý muốn đấu tranh, nhưng dẹp đi được và niềm nở tiếp Vronxki.
Bằng lời lẽ chuẩn bị sẵn, nàng kể chuyện hôm đó cho chàng nghe và nêu ra dự định về nông thôn.
- Anh biết không, ý nghĩ đó nảy ra gần như là một cảm hứng vậy, - nàng nói. Làm sao cứ phải ở đây để đợi li dị? Ta vẫn có thể ở nông thôn như thường. Em không chờ được nữa. Em không hi vọng, cũng không muốn nghe nói tới chuyện li dị nữa. Em đã quyết định là tất cả cái đó từ nay sẽ không ảnh hưởng gì đến đời em. Anh đồng ý như thế không?
- Ồ, có chứ! - chàng nói, lo lắng nhìn khuôn mặt xúc động của nàng.
- Các anh đã làm gì? Có những ai đến? - nàng hỏi sau một lúc im lặng.
Vronxki kể tên các quan khách.
- Tiệc sang lắm, sau đó bơi thuyền và mọi chuyện đều khá thú vị, nhưng ở Moskva, cái gì cũng dính chút lố bịch. Tự dưng một bà, giáo sư dạy bơi của hoàng hậu Thuỵ Điển, nhảy ra thi thố tài năng.
- Thế nào? Bà ta bơi trước mặt anh à? - Anna cau mày hỏi.
- Ừ, trong một bộ đồ bơi màu đỏ! Thế nhưng bà ta già và xấu kinh. Thế nào, bao giờ ta lên đường?
- Thật lố lăng làm sao! Vậy cách bơi bà ta có gì đặc biệt? - Anna nói, không trả lời vào câu hỏi.
- Chẳng có quái gì. Anh đã nói với em cái trò đó hoàn toàn kệch cỡm mà. Em định bao giờ đi?
Anna lắc đầu như muốn xua đuổi một ý nghĩ khó chịu.
- Bao giờ ấy à? Càng sớm càng tốt. Ngày mai thì chưa chuẩn bị xong. Phải tới ngày kia.
- Được… à không, khoan đã. Ngày kia là chủ nhật, anh còn phải lại đằng mẹ, - Vronxki nói. Chàng đâm lúng túng vì vừa nhắc đến tên mẹ, chàng liền cảm thấy nàng nhìn mình ngờ vực và da diết. Vẻ bối rối ấy càng làm Anna sinh nghi. Mặt đỏ dừ, nàng rời khỏi chàng. Giờ đây, nàng không nghĩ tới bà giáo dạy bơi của hoàng hậu Thuỵ Điển nữa mà nghĩ tới tiểu thư Xorokina đang ở thăm bá tước phu nhân Vronxkaia trong một dinh cơ gần Moskva.
- Mai anh tới đó cũng được chứ sao, - nàng nói.
- Không. Ngày mai thì mẹ chưa sẵn tiền và giấy uỷ quyền đưa cho anh, - chàng đáp.
- Được, nếu thế ta không đi đâu hết.
- Tại sao vậy?
- Nếu muộn hơn em sẽ không đi. Hoặc đi thứ hai, hoặc không bao giờ!
- Nhưng tại sao lại như vậy? - Vronxki kinh ngạc nói. - Thật là vô nghĩa lý!
- Vô nghĩa lý đối với anh vì anh không quan tâm gì đến em. Anh không muốn hiểu cuộc đời em là gì. Ở đây có một người duy nhất làm em vui thú, đó là Hanna, nhưng anh cho đó là thói giả dối. Hôm qua anh bảo là em không yêu con gái mà chỉ vờ vĩnh yêu cái con bé người Anh; em muốn biết ở đây em phải sống thế nào mới gọi là tự nhiên được. Trong khoảng khắc, nàng trấn tĩnh lại và đâm sợ là đã đi ngược lại ý định lúc đầu. Nhưng dù biết thế là tự hại mình, nàng vẫn không nhịn được, không thể dằn lòng không vạch cho chàng biết lỗi, nàng không thể cam tâm khuất phục chàng nữa.
- Anh không hề nói thế bao giờ anh chỉ nói anh không hiểu nổi tình thương yêu đột ngột ấy thôi.
- Tại sao anh lại nói dối, anh vốn tự khoe là ngay thẳng lắm kia mà?
- Anh không hề khoe khoang và cũng không nói dối bao giờ, chàng nói, giọng bặt đi, cố nén cơn nóng giận đang bốc lên. Rất đáng tiếc là em không tôn trọng…
- Người ta bịa ra sự tôn trọng để che giấu tình yêu… Nếu anh không yêu em nữa, thì cứ nói thẳng ra thế còn thật thà hơn.
- Không, thế này thì không thể chịu được nữa! - Vronxki kêu lên và đứng dậy. Chàng tới trước mặt nàng và nói dằn từng tiếng:
- Tại sao em lại cứ thử thách lòng kiên nhẫn của anh? Sự kiên nhẫn cũng có hạn thôi.
Chàng thốt ra với cái vẻ như định nói thêm điều gì nữa nhưng đã kìm lại.
- Anh nói vậy nghĩa là thế nào? - nàng thét lên và sợ hãi nhìn vẻ căm thù lộ rõ trên khắp mặt chàng, đặc biệt trong cặp mắt dữ tợn và đe doạ.
- Tôi muốn nói… - chàng mở đầu, nhưng ngừng lại. - Tôi cần hỏi cô muốn gì tôi.
- Tôi muốn gì à? Tôi muốn anh đừng bỏ tôi như anh đã rắp tâm thế, - nàng nói, vạch nốt cái ý Vronxki không nói ra. - Nhưng giờ tôi cũng không muốn như vậy nữa đâu, chuyện ấy là phụ rồi. Tôi muốn được yêu và tôi không còn được yêu nữa. Thế là hết cả rồi.
Nàng đi ra cửa.
- Không! Khoan đã! - Vronxki vừa nói vừa giữ lấy tay nàng, trán vẫn hằn lên một lớp nhăn nghiêm khắc. - Thế là thế nào? Anh nói ta phải hoãn cuộc hành trình lại ba ngày, thế mà em trả lời là anh nói dối, anh không thật thà.
- Phải, và em xin nhắc lại: một người đã buông lời trách em vì nỗi đã hi sinh tất cả (nàng ám chỉ một chuyện cãi lộn trước) - người ấy còn tệ dưới mức không thực thà: đó là người không có tâm hồn.
- Anh chỉ kiên nhẫn được đến thế là cùng! - chàng kêu lên và buông ngay tay Anna ra.
"Chàng căm ghét mình, hiển nhiên là thế", nàng nghĩ thầm và chẳng nói chẳng rằng, cũng không quay đầu lại, nàng loạng choạng bước ra khỏi phòng, "Chàng đã yêu người khác, điều đó lại càng hiển nhiên hơn, nàng tự nhủ khi bước vào phòng mình. Mình muốn được yêu, nhưng không được yêu nữa. Thế là hết cả rồi, nàng nhắc lại. Phải chấm dứt thôi".
"Nhưng bằng cách nào?", nàng tự hỏi và ngồi xuống chiếc ghế bành đặt trước gương.
Nàng tự hỏi mình đi đâu bây giờ: đến nhà bà cô đã nuôi nàng, đến nhà Đôly, hay đi quách ra nước ngoài? Lúc này chàng đang làm gì, một mình trong phòng làm việc? Cuộc cãi lộn này đã là quyết định chưa hay vẫn còn dàn hoà được? Bạn bè cũ ở Petersburg sẽ nói gì về nàng? Alecxei Alecxandrovich sẽ đón tin này như thế nào? Cắt đứt thì sẽ ra sao? Nhiều ý nghĩ khác ùa đến, nhưng nàng không chỉ triền miên trong đó. Tận đáy lòng, còn ẩn náu một ý nghĩ mơ hồ là điều duy nhất khiến nàng quan tâm, mặc dầu vẫn chưa ý thức được thật rõ ràng đó là gì. Một lần chót, nghĩ tới Alecxei Alecxandrovich, nàng nhớ lại thời gian lâm bệnh sau khi đẻ cùng cái cảm giác thường xuyên ám ảnh nàng dạo ấy. "Tại sao mình không chết đi?" Dạo ấy nàng vẫn nói và cảm thấy như vậy. Và thốt nhiên nàng hiểu ra cái gì đang nằm ở đáy lòng mình. Phải, chỉ cần thế là đủ giải quyết mọi chuyện. "Chết!"…
"Nỗi tủi hổ và ô nhục của Alecxei Alecxandrovich, của Xergei, nỗi tủi hổ của chính mình, tất cả những cái đó sẽ được xoá hết bằng cái chết. Nếu mình chết, chàng sẽ hối hận, thương khóc mình, yêu mình, đau khổ vì mình". Nàng ngồi mãi trong ghế bành với nụ cười thương thân và hết tháo ra lại đeo vào những chiếc nhẫn bên tay trái, trong khi thử hình dung dưới nhiều vẻ khác nhau những tình cảm chàng sẽ trải qua sau khi nàng đã chết.
Có tiếng chân lại gần, tiếng chân chàng, khiến nàng chú ý. Nàng vờ cất nhẫn vào hộp và không buồn quay lại. Chàng lại gần và cầm lấy tay nàng, dịu dàng nói:
- Anna, nếu em muốn thì ngày kia ta sẽ đi. Anh bằng lòng tất cả.
Nàng lặng im không nói.
- Thế nào em? - chàng hỏi.
- Anh muốn làm gì tuỳ anh, - nàng đáp và ngay lúc đó, không cầm lòng được nữa, oà lên khóc nức nở.
- Anh bỏ em đi, anh bỏ em đi! - nàng thầm thì trong tiếng khóc. - Ngày mai, em sẽ ra đi… Em sẽ còn làm hơn thế nữa. Em chỉ là con đàn bà bỏ đi, một hòn đá buộc vào cổ anh. Em không muốn làm khổ anh, em không muốn thế nữa đâu! Em sẽ trả lại tự do cho anh. Anh không yêu em nữa, anh yêu người khác rồi!
Vronxki van xin nàng hãy nguôi đi và cả quyết rằng nỗi ghen của nàng không có chút cơ sở nào hết, rằng chàng chưa bao giờ hết yêu và sẽ không bao giờ hết yêu nàng, rằng giờ đây chàng càng yêu nàng hơn trước.
- Anna, tại sao chúng ta cứ giày vò lẫn nhau? - chàng vừa nói vừa hôn tay nàng. Mặt chàng giờ đây dịu dàng và Anna tưởng như nghe tiếng chàng run lên, cảm thấy nước mắt chàng ướt đẫm tay mình. Đột nhiên, nỗi ghen chuyển thành tình yêu thương say đắm, tuyệt vọng: nàng quàng tay ôm lấy chàng và hôn khắp lên mặt, lên cổ, lên tay chàng.
- Cũng như mọi khi, - chàng trả lời và thoạt nhìn đã biết nàng đang vui vẻ. Bây giờ, chàng đã quen với những tâm trạng đột biến đó và lúc này, chàng rất hài lòng vì chính mình cũng đang hết sức phấn chấn.
- Cái gì thế này? ờ tốt đấy! - chàng chỉ đống hòm trong phòng chờ, nói.
- Vâng, ta phải đi thôi. Em vừa mới lên xe đi chơi một vòng, thấy dễ chịu đến nỗi chợt nảy ra ý muốn trở về nông thôn. Không có gì giữ anh lại cả, phải không?
- Anh cũng chỉ mong có thế. Để anh đi thay quần áo rồi anh quay vào, ta sẽ nói chuyện. Em bảo pha trà đi.
Và chàng vào phòng riêng.
Nàng thấy bực mình vì câu "ờ tốt đấy". Y như nói với một đứa con nít thôi không vòi vĩnh nữa. Và cái giọng tự tin của chàng trước thái độ nhún nhịn của Anna càng đáng phẫn nộ hơn; trong một thoáng, nàng nổi lên ý muốn đấu tranh, nhưng dẹp đi được và niềm nở tiếp Vronxki.
Bằng lời lẽ chuẩn bị sẵn, nàng kể chuyện hôm đó cho chàng nghe và nêu ra dự định về nông thôn.
- Anh biết không, ý nghĩ đó nảy ra gần như là một cảm hứng vậy, - nàng nói. Làm sao cứ phải ở đây để đợi li dị? Ta vẫn có thể ở nông thôn như thường. Em không chờ được nữa. Em không hi vọng, cũng không muốn nghe nói tới chuyện li dị nữa. Em đã quyết định là tất cả cái đó từ nay sẽ không ảnh hưởng gì đến đời em. Anh đồng ý như thế không?
- Ồ, có chứ! - chàng nói, lo lắng nhìn khuôn mặt xúc động của nàng.
- Các anh đã làm gì? Có những ai đến? - nàng hỏi sau một lúc im lặng.
Vronxki kể tên các quan khách.
- Tiệc sang lắm, sau đó bơi thuyền và mọi chuyện đều khá thú vị, nhưng ở Moskva, cái gì cũng dính chút lố bịch. Tự dưng một bà, giáo sư dạy bơi của hoàng hậu Thuỵ Điển, nhảy ra thi thố tài năng.
- Thế nào? Bà ta bơi trước mặt anh à? - Anna cau mày hỏi.
- Ừ, trong một bộ đồ bơi màu đỏ! Thế nhưng bà ta già và xấu kinh. Thế nào, bao giờ ta lên đường?
- Thật lố lăng làm sao! Vậy cách bơi bà ta có gì đặc biệt? - Anna nói, không trả lời vào câu hỏi.
- Chẳng có quái gì. Anh đã nói với em cái trò đó hoàn toàn kệch cỡm mà. Em định bao giờ đi?
Anna lắc đầu như muốn xua đuổi một ý nghĩ khó chịu.
- Bao giờ ấy à? Càng sớm càng tốt. Ngày mai thì chưa chuẩn bị xong. Phải tới ngày kia.
- Được… à không, khoan đã. Ngày kia là chủ nhật, anh còn phải lại đằng mẹ, - Vronxki nói. Chàng đâm lúng túng vì vừa nhắc đến tên mẹ, chàng liền cảm thấy nàng nhìn mình ngờ vực và da diết. Vẻ bối rối ấy càng làm Anna sinh nghi. Mặt đỏ dừ, nàng rời khỏi chàng. Giờ đây, nàng không nghĩ tới bà giáo dạy bơi của hoàng hậu Thuỵ Điển nữa mà nghĩ tới tiểu thư Xorokina đang ở thăm bá tước phu nhân Vronxkaia trong một dinh cơ gần Moskva.
- Mai anh tới đó cũng được chứ sao, - nàng nói.
- Không. Ngày mai thì mẹ chưa sẵn tiền và giấy uỷ quyền đưa cho anh, - chàng đáp.
- Được, nếu thế ta không đi đâu hết.
- Tại sao vậy?
- Nếu muộn hơn em sẽ không đi. Hoặc đi thứ hai, hoặc không bao giờ!
- Nhưng tại sao lại như vậy? - Vronxki kinh ngạc nói. - Thật là vô nghĩa lý!
- Vô nghĩa lý đối với anh vì anh không quan tâm gì đến em. Anh không muốn hiểu cuộc đời em là gì. Ở đây có một người duy nhất làm em vui thú, đó là Hanna, nhưng anh cho đó là thói giả dối. Hôm qua anh bảo là em không yêu con gái mà chỉ vờ vĩnh yêu cái con bé người Anh; em muốn biết ở đây em phải sống thế nào mới gọi là tự nhiên được. Trong khoảng khắc, nàng trấn tĩnh lại và đâm sợ là đã đi ngược lại ý định lúc đầu. Nhưng dù biết thế là tự hại mình, nàng vẫn không nhịn được, không thể dằn lòng không vạch cho chàng biết lỗi, nàng không thể cam tâm khuất phục chàng nữa.
- Anh không hề nói thế bao giờ anh chỉ nói anh không hiểu nổi tình thương yêu đột ngột ấy thôi.
- Tại sao anh lại nói dối, anh vốn tự khoe là ngay thẳng lắm kia mà?
- Anh không hề khoe khoang và cũng không nói dối bao giờ, chàng nói, giọng bặt đi, cố nén cơn nóng giận đang bốc lên. Rất đáng tiếc là em không tôn trọng…
- Người ta bịa ra sự tôn trọng để che giấu tình yêu… Nếu anh không yêu em nữa, thì cứ nói thẳng ra thế còn thật thà hơn.
- Không, thế này thì không thể chịu được nữa! - Vronxki kêu lên và đứng dậy. Chàng tới trước mặt nàng và nói dằn từng tiếng:
- Tại sao em lại cứ thử thách lòng kiên nhẫn của anh? Sự kiên nhẫn cũng có hạn thôi.
Chàng thốt ra với cái vẻ như định nói thêm điều gì nữa nhưng đã kìm lại.
- Anh nói vậy nghĩa là thế nào? - nàng thét lên và sợ hãi nhìn vẻ căm thù lộ rõ trên khắp mặt chàng, đặc biệt trong cặp mắt dữ tợn và đe doạ.
- Tôi muốn nói… - chàng mở đầu, nhưng ngừng lại. - Tôi cần hỏi cô muốn gì tôi.
- Tôi muốn gì à? Tôi muốn anh đừng bỏ tôi như anh đã rắp tâm thế, - nàng nói, vạch nốt cái ý Vronxki không nói ra. - Nhưng giờ tôi cũng không muốn như vậy nữa đâu, chuyện ấy là phụ rồi. Tôi muốn được yêu và tôi không còn được yêu nữa. Thế là hết cả rồi.
Nàng đi ra cửa.
- Không! Khoan đã! - Vronxki vừa nói vừa giữ lấy tay nàng, trán vẫn hằn lên một lớp nhăn nghiêm khắc. - Thế là thế nào? Anh nói ta phải hoãn cuộc hành trình lại ba ngày, thế mà em trả lời là anh nói dối, anh không thật thà.
- Phải, và em xin nhắc lại: một người đã buông lời trách em vì nỗi đã hi sinh tất cả (nàng ám chỉ một chuyện cãi lộn trước) - người ấy còn tệ dưới mức không thực thà: đó là người không có tâm hồn.
- Anh chỉ kiên nhẫn được đến thế là cùng! - chàng kêu lên và buông ngay tay Anna ra.
"Chàng căm ghét mình, hiển nhiên là thế", nàng nghĩ thầm và chẳng nói chẳng rằng, cũng không quay đầu lại, nàng loạng choạng bước ra khỏi phòng, "Chàng đã yêu người khác, điều đó lại càng hiển nhiên hơn, nàng tự nhủ khi bước vào phòng mình. Mình muốn được yêu, nhưng không được yêu nữa. Thế là hết cả rồi, nàng nhắc lại. Phải chấm dứt thôi".
"Nhưng bằng cách nào?", nàng tự hỏi và ngồi xuống chiếc ghế bành đặt trước gương.
Nàng tự hỏi mình đi đâu bây giờ: đến nhà bà cô đã nuôi nàng, đến nhà Đôly, hay đi quách ra nước ngoài? Lúc này chàng đang làm gì, một mình trong phòng làm việc? Cuộc cãi lộn này đã là quyết định chưa hay vẫn còn dàn hoà được? Bạn bè cũ ở Petersburg sẽ nói gì về nàng? Alecxei Alecxandrovich sẽ đón tin này như thế nào? Cắt đứt thì sẽ ra sao? Nhiều ý nghĩ khác ùa đến, nhưng nàng không chỉ triền miên trong đó. Tận đáy lòng, còn ẩn náu một ý nghĩ mơ hồ là điều duy nhất khiến nàng quan tâm, mặc dầu vẫn chưa ý thức được thật rõ ràng đó là gì. Một lần chót, nghĩ tới Alecxei Alecxandrovich, nàng nhớ lại thời gian lâm bệnh sau khi đẻ cùng cái cảm giác thường xuyên ám ảnh nàng dạo ấy. "Tại sao mình không chết đi?" Dạo ấy nàng vẫn nói và cảm thấy như vậy. Và thốt nhiên nàng hiểu ra cái gì đang nằm ở đáy lòng mình. Phải, chỉ cần thế là đủ giải quyết mọi chuyện. "Chết!"…
"Nỗi tủi hổ và ô nhục của Alecxei Alecxandrovich, của Xergei, nỗi tủi hổ của chính mình, tất cả những cái đó sẽ được xoá hết bằng cái chết. Nếu mình chết, chàng sẽ hối hận, thương khóc mình, yêu mình, đau khổ vì mình". Nàng ngồi mãi trong ghế bành với nụ cười thương thân và hết tháo ra lại đeo vào những chiếc nhẫn bên tay trái, trong khi thử hình dung dưới nhiều vẻ khác nhau những tình cảm chàng sẽ trải qua sau khi nàng đã chết.
Có tiếng chân lại gần, tiếng chân chàng, khiến nàng chú ý. Nàng vờ cất nhẫn vào hộp và không buồn quay lại. Chàng lại gần và cầm lấy tay nàng, dịu dàng nói:
- Anna, nếu em muốn thì ngày kia ta sẽ đi. Anh bằng lòng tất cả.
Nàng lặng im không nói.
- Thế nào em? - chàng hỏi.
- Anh muốn làm gì tuỳ anh, - nàng đáp và ngay lúc đó, không cầm lòng được nữa, oà lên khóc nức nở.
- Anh bỏ em đi, anh bỏ em đi! - nàng thầm thì trong tiếng khóc. - Ngày mai, em sẽ ra đi… Em sẽ còn làm hơn thế nữa. Em chỉ là con đàn bà bỏ đi, một hòn đá buộc vào cổ anh. Em không muốn làm khổ anh, em không muốn thế nữa đâu! Em sẽ trả lại tự do cho anh. Anh không yêu em nữa, anh yêu người khác rồi!
Vronxki van xin nàng hãy nguôi đi và cả quyết rằng nỗi ghen của nàng không có chút cơ sở nào hết, rằng chàng chưa bao giờ hết yêu và sẽ không bao giờ hết yêu nàng, rằng giờ đây chàng càng yêu nàng hơn trước.
- Anna, tại sao chúng ta cứ giày vò lẫn nhau? - chàng vừa nói vừa hôn tay nàng. Mặt chàng giờ đây dịu dàng và Anna tưởng như nghe tiếng chàng run lên, cảm thấy nước mắt chàng ướt đẫm tay mình. Đột nhiên, nỗi ghen chuyển thành tình yêu thương say đắm, tuyệt vọng: nàng quàng tay ôm lấy chàng và hôn khắp lên mặt, lên cổ, lên tay chàng.
Quyển
7
Chương 25
Chương 25
Cảm thấy đã hoàn toàn làm lành với nhau, ngay sáng hôm sau,
Anna bèn đi thu xếp hành lí. Mặc dầu hai người chưa quyết định ra đi vào ngày
thứ hai hay thứ ba, vì hai bên đều nhân nhượng nhau, Anna vẫn ráo riết chuẩn bị
khởi hành, hoàn toàn không bận tâm tới thời hạn rời Moskva sớm hay muộn. Nàng ở
trong phòng và đang lôi quần áo ở hòm ra thì Vronxki bước vào, quần áo chỉnh tề
sớm hơn thường lệ.
- Anh lại đằng mẹ ngay bây giờ, mẹ sẽ nhờ Egor chuyển tiền cho anh. Thế là mai anh sẵn sàng đi được rồi, - chàng nói.
Tuy đang vui vẻ, nhưng nghe Vronxki nhắc lại chuyện đến nhà mẹ, Anna vẫn thấy đau nhói như kim châm.
- Không, em chưa chuẩn bị kịp đâu, - nàng nói ngay và thầm nghĩ: "Thì ra chàng vẫn có thể thu xếp được để làm theo ý mình". Anh cứ làm như anh đã định trước. Anh vào phòng ăn đi, em loại bỏ những đồ lề vô dụng này xong sẽ sang với anh ngay, - nàng vừa nói, vừa chất quần áo lên hai cánh tay đã đầy tú ụ của Annuska.
Vronxki đang ăn bít tết thì nàng bước vào.
- Anh không thể tưởng tượng em chán ghét cái phòng này đến mức nào, - nàng vừa nói vừa ngồi xuống cạnh chàng để uống cà phê. Không gì gớm ghiếc hơn loại buồng bày biện sẵn này. Nó không có màu vẻ gì, không có hồn. Những cái đồng hồ treo này, những tấm rèm cửa này và nhất là những tấm thảm này quả là một cơn ác mộng thực sự. Em nghĩ đến Vozđvijenxcoie như nghĩ đến Đất Thánh vậy. Anh chưa gửi ngựa đi à?
- Không, sẽ cho chúng về theo ta sau. Em có định ra phố không?
- Em muốn lại đằng Uynxơn mang cho bà ta cái áo dài. Thế nào anh, quyết định rồi chứ, mai ta đi nhé? - nàng vui vẻ nói. Nhưng đột nhiên mặt nàng biến sắc.
Người hầu phòng của Vronxki vào hỏi chủ cái biên lai một bức điện tín từ Petersburg gửi tới. Điều đó không có gì đặc biệt, nhưng Vronxki như muốn giấu, bèn nói là để ở phòng làm việc, rồi vội quay về phía Anna:
- Mọi việc đến mai chắc xong cả thôi.
- Điện tín của ai gửi đến thế? - nàng hỏi, không nghe chàng nói.
- Của Xtiva, - chàng miễn cưỡng đáp.
- Tại sao anh không đưa cho em xem? Giữa anh Xtvia với em có gì là bí mật kia chứ?
Vronxki gọi hầu phòng lại và sai đem bức điện đến.
- Anh không muốn đưa em xem vì Xtiva vẫn có tật thích đánh điện tín. Mọi việc chưa có gì dứt khoát thì đánh điện tín làm gì?
- Về vấn đề li dị à?
- Ừ, anh ấy cho biết vẫn chưa thu được kết quả gì. Hôm nọ, anh ấy hứa sẽ trả lời anh dứt khoát. Đây em xem.
Anna đưa tay run run cầm lấy đọc, bức điện viết đúng như lời Vronxki nói. Cuối bức điện, Oblonxki viết thêm: "Hi vọng ít thôi, nhưng tôi gắng làm hết sức mình và làm bằng được".
- Hôm qua, em đã nói với anh việc li dị này đối với em hoàn toàn không quan trọng, - nàng đỏ mặt nói, - cho nên anh không cần phải giấu em làm gì.
"Hẳn là việc giao dịch thư từ với phụ nữ, chàng cũng giấu mình như thế này đây", nàng nghĩ.
- Nhân tiện xin báo là Yasvin định sáng nay cùng Voitov tới đây, Vronxki nói. - Hình như cậu ta đã được Piepxov tới gần sáu mươi ngàn rúp; nhiều đến nỗi anh chàng kia không trả nổi.
- Không, tại sao anh lại nghĩ rằng tin này làm em bận tâm đến nỗi phải giấu em, - nàng nói tiếp, khó chịu vì thấy chàng lái sang chuyện khác, chứng tỏ chàng biết nàng đang bực. Em đã nói là em không muốn nghĩ đến điều đó nữa và mong anh cũng nên bớt quan tâm đến nó như em.
- Sở dĩ anh quan tâm, vì anh thích mọi chuyện ngã ngũ đâu ra đấy, - chàng nói.
- Ngã ngũ hay không là ở tình yêu chứ đâu phải ở hình thức, nàng nói, càng bực hơn, không phải vì lời chàng nói, mà vì giọng tự tin lạnh lùng trong lời nói đó. - Tại sao anh lại mong li dị?
"Lạy Chúa tôi! Lại nói đến tình yêu rồi!", chàng cau mày nghĩ thầm.
- Em biết cả rồi đấy: đó là vì em và vì con cái sau này của chúng ta, - chàng nói.
- Chúng ta sẽ không có con nữa.
- Thế thì rất đáng tiếc! - chàng nói.
- Anh chỉ nghĩ đến con cái, mà không nghĩ gì đến em cả, - nàng nói; nàng quên khuấy (và cũng không nghe thấy nữa) là chàng vừa nói: "vì em và vì con cái".
Vấn đề con cái từ lâu vẫn là chuyện bất đồng ý kiến giữa hai người. Nàng cho việc Vronxki thích có con chứng tỏ chàng hững hờ với sắc đẹp của nàng.
- Có chứ, anh vừa nói: vì em. Trước hết là vì em, - chàng nhắc lại và nhăn mặt như đau đớn thể xác, - anh vẫn đinh ninh rằng sở dĩ em hay cáu kỉnh, phần lớn là do hoàn cảnh em hiện còn mập mờ.
"Thế là đúng rồi: anh ta không cần vờ vĩnh nữa, mà lộ rõ tất cả lòng căm ghét đối với mình", nàng thầm nghĩ, không nghe chàng nói mà chỉ kinh sợ ngắm vị quan toà lạnh lùng, độc ác đang nhìn giễu mình qua cặp mắt Vronxki.
- Không, lý do không phải thế, - nàng nói. - Em hay… cáu kỉnh, như anh nói, là do em đã hoàn toàn phụ thuộc vào quyền lực của anh. Vậy thì trái lại, hoàn cảnh em đã dứt khoát rồi.
- Anh rất tiếc là em không chịu hiểu ra, - chàng ngắt lời nàng và khăng khăng phát biểu ý kiến mình đến cùng: - cái mập mờ chính là chỗ em cứ tưởng anh được tự do.
- Về mặt này, anh có thể hàon toàn yên tâm, nàng nói, quay mặt đi, bắt đầu uống cà phê.
Nàng nhấc tách lên, ngón tay út choãi ra, và đưa lên môi. Uống được vài ngụm, nàng ngước mắt nhìn, và qua vẻ mặt chàng, nàng hiểu rõ cả từ bàn tay, cử chỉ của mình cho đến tiếng nuốt ừng ực đều làm chàng ghê tởm.
- Mẹ anh muốn nghĩ thế nào và muốn cưới ai cho anh, em cũng chẳng cần, - nàng nói và bàn tay run run đặt tách xuống.
- Chúng ta có nói chuyện ấy đâu.
- Có chứ, đó chính là chuyện ta đang bàn. Anh nên nhớ, đối với em, một người phụ nữ không có trái tim, dù già hay trẻ, dù là mẹ anh hay ai, cũng không nghĩa lí gì hết và em không cần đếm xỉa tới.
- Anna, anh yêu cầu em không được nói tới mẹ anh một cách vô lễ như vậy.
- Một người phụ nữ không đoán ra hạnh phúc của con trai mình ở đâu, là người không có tim.
- Anh nhắc lại anh không muốn nghe những lời vô lễ về người mẹ mà anh hằng kính trọng, - chàng to tiếng và nghiêm khắc nhìn nàng.
Nàng không trả lời. Nàng soi mói nhìn vào mặt chàng, tay chàng và nhớ lại mọi chi tiết cuộc dàn hòa hôm trước cùng những vuốt ve say đắm của chàng. "Chàng vung phí và sẽ còn vung phí những ve vuốt ấy với những phụ nữ khác!", nàng thầm nghĩ.
- Anh không yêu mẹ anh. Đó chỉ là lời nói suông và bao giờ cũng chỉ là nói suông thôi, - nàng nói và hằn học nhìn chàng.
- Nếu đã đến nước này, thì phải…
- Phải quyết định thôi, và em đã có quyết định riêng rồi, - nàng nói, toan bước ra, thì vừa lúc đó, Yasvin đi vào. Anna dừng lại chào anh ta.
Tại sao, đang khi bão táp dấy lên trong tâm hồn, đang khi cảm thấy đời mình đến một bước ngoặt có thể dẫn tới những hậu quả ghê gớm, tại sao lúc này nàng lại phải giấu giếm trước một người lạ mặt mà sớm, muộn anh ta cũng sẽ biết rõ tất cả sự thật? Nàng cũng không hiểu nữa nhưng lòng đột nhiên trở lại thanh thản, nàng ngồi xuống nói chuyện với khách.
- Thế nào, công việc của anh ra sao? Anh đã nhận được tiền chưa? - nàng hỏi Yasvin.
- Hình như tôi chưa nhận được hết và thứ tư này tôi phải đi rồi. Còn chị, bao giờ chị lên đường? - Yasvin nói, thỉnh thoảng lại nháy mắt nhìn Vronxki. Rõ ràng anh ta đã đoán ra mình đến giữa lúc xảy ra cãi cọ.
- Có lẽ ngày kia, - Vronxki nói.
- Với lại, anh chị nghĩ đến chuyện đi từ lâu rồi kia mà.
- Bây giờ thì quyết định dứt khoát, - Anna vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt Vronxki, như muốn bảo chàng đừng hòng nghĩ tới chuyện dàn hoà được nữa. - Anh có thương hại anh chàng Pievxov xấu số ấy không? - nàng nói với Yasvin.
- Tôi không bao giờ tự đặt ra câu hỏi ấy, chị Anna Arcadievna ạ. Tất cả gia sản của tôi là ở đây, giờ thì tôi giàu, anh ta vừa nói vừa chỉ vào túi; nhưng tối nay, đến câu lạc bộ, có khi trở ra lại không còn một đồng xu. Đối thủ của tôi chỉ ao ước lột cả đến áo sơ mi của tôi, và tôi cũng thế. Chúng tôi đấu nhau và thú vui là ở đấy.
- Nhưng ngộ anh lấy vợ, thì vợ anh sẽ nghĩ thế nào?
Yasvin bật cười.
- Chính vì vậy mà tôi sẽ không bao giờ lấy vợ và chưa hề có ý định ấy.
- Thế còn Henxingfor? - Vronxki bắt chuyện và liếc nhìn Anna đang mỉm cười. Khi mắt họ gặp nhau, mặt Anna bỗng lạnh lùng và kiêu kì như muốn nói: "Tôi không quên đâu. Chưa có gì thay đổi cả".
- Vậy ra anh chưa yêu ai bao giờ? - nàng hỏi Yasvin.
- Ôi! Lạy Chúa tôi! Đã bao nhiêu lần rồi! Nhưng chị nên hiểu cho: một số người có thể ngồi vào chiếu bạc và đứng dậy kịp thời để khỏi lỡ cuộc hẹn hò. Tôi ấy à, nếu tôi có dành thời gian cho ái tình, thì là với điều kiện không đến chiếu bạc chậm giờ. Xưa nay tôi vẫn cứ thu xếp cho được như vậy.
- Không, tôi không muốn nói thế, tôi muốn nói tình yêu chân chính kia, - nàng muốn hỏi anh ta về Henxingfor, nhưng không chịu nhắc lại câu Vronxki đã nói.
Voitov tới, anh ta đến mua ngựa; Anna bèn đứng dậy và ra khỏi phòng. Trước khi đi, Vronxki ghé qua phòng nàng. Nàng định làm như đang tìm một vật gì trên bàn, nhưng lại hổ thẹn vì phải giả vờ, nên lạnh lùng nhìn thẳng vào mặt chàng.
- Anh cần gì? - nàng hỏi bằng tiếng Pháp.
- Anh tìm giấy chứng chỉ về gốc gác con Gămbetta vừa bán, chàng nói bằng một giọng còn rõ nghĩa hơn cả lời: "Tôi không có thời giờ để phân trần và cái đó cũng không ích lợi gì".
"Mình không làm gì đáng trách, chàng nghĩ. Nếu cô ta muốn tự trừng phạt thì mặc kệ cô ta. Thế nhưng, khi bước ra, chàng tưởng như nàng vừa nói gì và bỗng nhiên lòng chàng se lại thương cảm.
- Có chuyện gì vậy, Anna? - chàng hỏi.
- Không có gì hết, - nàng bình thản trả lời.
"Thôi được, mặc kệ", chàng nghĩ bụng, trở lại lạnh lùng. Chàng quay gót đi ra.
Khi bước ra, chàng thoáng thấy mặt Anna trong gương: nàng tái đi và môi run lên. Chàng muốn đứng lại an ủi nàng một câu nhưng đôi chân đã đưa chàng ra khỏi phòng, trước lúc tìm ra được câu cần nói. Cả ngày hôm đó, chàng vắng nhà và đêm khuya trở về thì chị hầu phòng cho biết Anna Arcadievna nhức đầu và yêu cầu đừng ai quấy rầy.
- Anh lại đằng mẹ ngay bây giờ, mẹ sẽ nhờ Egor chuyển tiền cho anh. Thế là mai anh sẵn sàng đi được rồi, - chàng nói.
Tuy đang vui vẻ, nhưng nghe Vronxki nhắc lại chuyện đến nhà mẹ, Anna vẫn thấy đau nhói như kim châm.
- Không, em chưa chuẩn bị kịp đâu, - nàng nói ngay và thầm nghĩ: "Thì ra chàng vẫn có thể thu xếp được để làm theo ý mình". Anh cứ làm như anh đã định trước. Anh vào phòng ăn đi, em loại bỏ những đồ lề vô dụng này xong sẽ sang với anh ngay, - nàng vừa nói, vừa chất quần áo lên hai cánh tay đã đầy tú ụ của Annuska.
Vronxki đang ăn bít tết thì nàng bước vào.
- Anh không thể tưởng tượng em chán ghét cái phòng này đến mức nào, - nàng vừa nói vừa ngồi xuống cạnh chàng để uống cà phê. Không gì gớm ghiếc hơn loại buồng bày biện sẵn này. Nó không có màu vẻ gì, không có hồn. Những cái đồng hồ treo này, những tấm rèm cửa này và nhất là những tấm thảm này quả là một cơn ác mộng thực sự. Em nghĩ đến Vozđvijenxcoie như nghĩ đến Đất Thánh vậy. Anh chưa gửi ngựa đi à?
- Không, sẽ cho chúng về theo ta sau. Em có định ra phố không?
- Em muốn lại đằng Uynxơn mang cho bà ta cái áo dài. Thế nào anh, quyết định rồi chứ, mai ta đi nhé? - nàng vui vẻ nói. Nhưng đột nhiên mặt nàng biến sắc.
Người hầu phòng của Vronxki vào hỏi chủ cái biên lai một bức điện tín từ Petersburg gửi tới. Điều đó không có gì đặc biệt, nhưng Vronxki như muốn giấu, bèn nói là để ở phòng làm việc, rồi vội quay về phía Anna:
- Mọi việc đến mai chắc xong cả thôi.
- Điện tín của ai gửi đến thế? - nàng hỏi, không nghe chàng nói.
- Của Xtiva, - chàng miễn cưỡng đáp.
- Tại sao anh không đưa cho em xem? Giữa anh Xtvia với em có gì là bí mật kia chứ?
Vronxki gọi hầu phòng lại và sai đem bức điện đến.
- Anh không muốn đưa em xem vì Xtiva vẫn có tật thích đánh điện tín. Mọi việc chưa có gì dứt khoát thì đánh điện tín làm gì?
- Về vấn đề li dị à?
- Ừ, anh ấy cho biết vẫn chưa thu được kết quả gì. Hôm nọ, anh ấy hứa sẽ trả lời anh dứt khoát. Đây em xem.
Anna đưa tay run run cầm lấy đọc, bức điện viết đúng như lời Vronxki nói. Cuối bức điện, Oblonxki viết thêm: "Hi vọng ít thôi, nhưng tôi gắng làm hết sức mình và làm bằng được".
- Hôm qua, em đã nói với anh việc li dị này đối với em hoàn toàn không quan trọng, - nàng đỏ mặt nói, - cho nên anh không cần phải giấu em làm gì.
"Hẳn là việc giao dịch thư từ với phụ nữ, chàng cũng giấu mình như thế này đây", nàng nghĩ.
- Nhân tiện xin báo là Yasvin định sáng nay cùng Voitov tới đây, Vronxki nói. - Hình như cậu ta đã được Piepxov tới gần sáu mươi ngàn rúp; nhiều đến nỗi anh chàng kia không trả nổi.
- Không, tại sao anh lại nghĩ rằng tin này làm em bận tâm đến nỗi phải giấu em, - nàng nói tiếp, khó chịu vì thấy chàng lái sang chuyện khác, chứng tỏ chàng biết nàng đang bực. Em đã nói là em không muốn nghĩ đến điều đó nữa và mong anh cũng nên bớt quan tâm đến nó như em.
- Sở dĩ anh quan tâm, vì anh thích mọi chuyện ngã ngũ đâu ra đấy, - chàng nói.
- Ngã ngũ hay không là ở tình yêu chứ đâu phải ở hình thức, nàng nói, càng bực hơn, không phải vì lời chàng nói, mà vì giọng tự tin lạnh lùng trong lời nói đó. - Tại sao anh lại mong li dị?
"Lạy Chúa tôi! Lại nói đến tình yêu rồi!", chàng cau mày nghĩ thầm.
- Em biết cả rồi đấy: đó là vì em và vì con cái sau này của chúng ta, - chàng nói.
- Chúng ta sẽ không có con nữa.
- Thế thì rất đáng tiếc! - chàng nói.
- Anh chỉ nghĩ đến con cái, mà không nghĩ gì đến em cả, - nàng nói; nàng quên khuấy (và cũng không nghe thấy nữa) là chàng vừa nói: "vì em và vì con cái".
Vấn đề con cái từ lâu vẫn là chuyện bất đồng ý kiến giữa hai người. Nàng cho việc Vronxki thích có con chứng tỏ chàng hững hờ với sắc đẹp của nàng.
- Có chứ, anh vừa nói: vì em. Trước hết là vì em, - chàng nhắc lại và nhăn mặt như đau đớn thể xác, - anh vẫn đinh ninh rằng sở dĩ em hay cáu kỉnh, phần lớn là do hoàn cảnh em hiện còn mập mờ.
"Thế là đúng rồi: anh ta không cần vờ vĩnh nữa, mà lộ rõ tất cả lòng căm ghét đối với mình", nàng thầm nghĩ, không nghe chàng nói mà chỉ kinh sợ ngắm vị quan toà lạnh lùng, độc ác đang nhìn giễu mình qua cặp mắt Vronxki.
- Không, lý do không phải thế, - nàng nói. - Em hay… cáu kỉnh, như anh nói, là do em đã hoàn toàn phụ thuộc vào quyền lực của anh. Vậy thì trái lại, hoàn cảnh em đã dứt khoát rồi.
- Anh rất tiếc là em không chịu hiểu ra, - chàng ngắt lời nàng và khăng khăng phát biểu ý kiến mình đến cùng: - cái mập mờ chính là chỗ em cứ tưởng anh được tự do.
- Về mặt này, anh có thể hàon toàn yên tâm, nàng nói, quay mặt đi, bắt đầu uống cà phê.
Nàng nhấc tách lên, ngón tay út choãi ra, và đưa lên môi. Uống được vài ngụm, nàng ngước mắt nhìn, và qua vẻ mặt chàng, nàng hiểu rõ cả từ bàn tay, cử chỉ của mình cho đến tiếng nuốt ừng ực đều làm chàng ghê tởm.
- Mẹ anh muốn nghĩ thế nào và muốn cưới ai cho anh, em cũng chẳng cần, - nàng nói và bàn tay run run đặt tách xuống.
- Chúng ta có nói chuyện ấy đâu.
- Có chứ, đó chính là chuyện ta đang bàn. Anh nên nhớ, đối với em, một người phụ nữ không có trái tim, dù già hay trẻ, dù là mẹ anh hay ai, cũng không nghĩa lí gì hết và em không cần đếm xỉa tới.
- Anna, anh yêu cầu em không được nói tới mẹ anh một cách vô lễ như vậy.
- Một người phụ nữ không đoán ra hạnh phúc của con trai mình ở đâu, là người không có tim.
- Anh nhắc lại anh không muốn nghe những lời vô lễ về người mẹ mà anh hằng kính trọng, - chàng to tiếng và nghiêm khắc nhìn nàng.
Nàng không trả lời. Nàng soi mói nhìn vào mặt chàng, tay chàng và nhớ lại mọi chi tiết cuộc dàn hòa hôm trước cùng những vuốt ve say đắm của chàng. "Chàng vung phí và sẽ còn vung phí những ve vuốt ấy với những phụ nữ khác!", nàng thầm nghĩ.
- Anh không yêu mẹ anh. Đó chỉ là lời nói suông và bao giờ cũng chỉ là nói suông thôi, - nàng nói và hằn học nhìn chàng.
- Nếu đã đến nước này, thì phải…
- Phải quyết định thôi, và em đã có quyết định riêng rồi, - nàng nói, toan bước ra, thì vừa lúc đó, Yasvin đi vào. Anna dừng lại chào anh ta.
Tại sao, đang khi bão táp dấy lên trong tâm hồn, đang khi cảm thấy đời mình đến một bước ngoặt có thể dẫn tới những hậu quả ghê gớm, tại sao lúc này nàng lại phải giấu giếm trước một người lạ mặt mà sớm, muộn anh ta cũng sẽ biết rõ tất cả sự thật? Nàng cũng không hiểu nữa nhưng lòng đột nhiên trở lại thanh thản, nàng ngồi xuống nói chuyện với khách.
- Thế nào, công việc của anh ra sao? Anh đã nhận được tiền chưa? - nàng hỏi Yasvin.
- Hình như tôi chưa nhận được hết và thứ tư này tôi phải đi rồi. Còn chị, bao giờ chị lên đường? - Yasvin nói, thỉnh thoảng lại nháy mắt nhìn Vronxki. Rõ ràng anh ta đã đoán ra mình đến giữa lúc xảy ra cãi cọ.
- Có lẽ ngày kia, - Vronxki nói.
- Với lại, anh chị nghĩ đến chuyện đi từ lâu rồi kia mà.
- Bây giờ thì quyết định dứt khoát, - Anna vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt Vronxki, như muốn bảo chàng đừng hòng nghĩ tới chuyện dàn hoà được nữa. - Anh có thương hại anh chàng Pievxov xấu số ấy không? - nàng nói với Yasvin.
- Tôi không bao giờ tự đặt ra câu hỏi ấy, chị Anna Arcadievna ạ. Tất cả gia sản của tôi là ở đây, giờ thì tôi giàu, anh ta vừa nói vừa chỉ vào túi; nhưng tối nay, đến câu lạc bộ, có khi trở ra lại không còn một đồng xu. Đối thủ của tôi chỉ ao ước lột cả đến áo sơ mi của tôi, và tôi cũng thế. Chúng tôi đấu nhau và thú vui là ở đấy.
- Nhưng ngộ anh lấy vợ, thì vợ anh sẽ nghĩ thế nào?
Yasvin bật cười.
- Chính vì vậy mà tôi sẽ không bao giờ lấy vợ và chưa hề có ý định ấy.
- Thế còn Henxingfor? - Vronxki bắt chuyện và liếc nhìn Anna đang mỉm cười. Khi mắt họ gặp nhau, mặt Anna bỗng lạnh lùng và kiêu kì như muốn nói: "Tôi không quên đâu. Chưa có gì thay đổi cả".
- Vậy ra anh chưa yêu ai bao giờ? - nàng hỏi Yasvin.
- Ôi! Lạy Chúa tôi! Đã bao nhiêu lần rồi! Nhưng chị nên hiểu cho: một số người có thể ngồi vào chiếu bạc và đứng dậy kịp thời để khỏi lỡ cuộc hẹn hò. Tôi ấy à, nếu tôi có dành thời gian cho ái tình, thì là với điều kiện không đến chiếu bạc chậm giờ. Xưa nay tôi vẫn cứ thu xếp cho được như vậy.
- Không, tôi không muốn nói thế, tôi muốn nói tình yêu chân chính kia, - nàng muốn hỏi anh ta về Henxingfor, nhưng không chịu nhắc lại câu Vronxki đã nói.
Voitov tới, anh ta đến mua ngựa; Anna bèn đứng dậy và ra khỏi phòng. Trước khi đi, Vronxki ghé qua phòng nàng. Nàng định làm như đang tìm một vật gì trên bàn, nhưng lại hổ thẹn vì phải giả vờ, nên lạnh lùng nhìn thẳng vào mặt chàng.
- Anh cần gì? - nàng hỏi bằng tiếng Pháp.
- Anh tìm giấy chứng chỉ về gốc gác con Gămbetta vừa bán, chàng nói bằng một giọng còn rõ nghĩa hơn cả lời: "Tôi không có thời giờ để phân trần và cái đó cũng không ích lợi gì".
"Mình không làm gì đáng trách, chàng nghĩ. Nếu cô ta muốn tự trừng phạt thì mặc kệ cô ta. Thế nhưng, khi bước ra, chàng tưởng như nàng vừa nói gì và bỗng nhiên lòng chàng se lại thương cảm.
- Có chuyện gì vậy, Anna? - chàng hỏi.
- Không có gì hết, - nàng bình thản trả lời.
"Thôi được, mặc kệ", chàng nghĩ bụng, trở lại lạnh lùng. Chàng quay gót đi ra.
Khi bước ra, chàng thoáng thấy mặt Anna trong gương: nàng tái đi và môi run lên. Chàng muốn đứng lại an ủi nàng một câu nhưng đôi chân đã đưa chàng ra khỏi phòng, trước lúc tìm ra được câu cần nói. Cả ngày hôm đó, chàng vắng nhà và đêm khuya trở về thì chị hầu phòng cho biết Anna Arcadievna nhức đầu và yêu cầu đừng ai quấy rầy.
Quyển
7
Chương 26
Chương 26
Chưa bao giờ vì một cuộc cãi lộn mà họ dỗi nhau đến trọn một
ngày. Đây là lần đầu tiên. Và còn nghiêm trọng hơn cả cãi nhau nữa. Đây là lời
thú nhận hiển nhiên về một sự hờ hững hoàn toàn. Có thể nào lại nhìn nhau như
chàng đã nhìn nàng khi vào phòng tìm tờ giấy nọ? Có thể nào lại nhìn nàng, thấy
trái tim nàng tan nát vì thất vọng và đi qua với bộ mặt bình thản và dửng dưng ấy?
Không những chàng hờ hững mà còn căm ghét nàng, chàng đã yêu người khác, điều
đó thật rõ ràng.
Nhớ lại những lời tồi tệ chàng thốt ra, Anna còn tưởng tượng thêm những lời mà rõ ràng chàng định nói nhưng chưa thốt ra và sự giận dữ của nàng mỗi lúc một tăng.
"Tôi không giữ cô đâu, chàng có thể nói như vậy. Cô đi đâu tuỳ ý. Hẳn cô không chịu li dị là để trở lại với chồng. Nếu cô cần tiền thì tôi sẽ cho. Cô cần bao nhiêu?".
Nàng cứ tưởng tượng chàng đang nói tất cả lời lẽ có thể thốt ra từ miệng một người đàn ông thô bỉ, và không thể tha thứ cho những lời đó y như chàng đã nói ra thật sự vậy.
"Nhưng mới hôm qua, chàng còn thề là yêu mình cơ mà, và chàng xưa nay vốn là người thẳng thắn và trung thực. Mình đã chẳng thất vọng vô nghĩa lí bao nhiêu lần đó sao?", sau đó nàng lại tự nhủ như vậy.
Trừ cuộc đến thăm bà Uynxơn mất hai tiếng đồng hồ, cả ngày Anna cứ tự hỏi thế đã là hết hẳn chưa hay còn hi vọng dàn hoà, có cần phải ra đi ngay hay nên gặp lại chàng lần nữa. Nàng đợi chàng đến tận chiều; khi vào phòng riêng, nàng dặn người nhà nói lại với chàng mình nhức đầu. "Nếu chàng cứ vào, tức là chàng còn yêu mình, nàng thầm nghĩ. Nếu không thì có nghĩa là hết cả rồi, và mình sẽ biết phải làm nốt những gì!"
Đến đêm, nàng nghe thấy tiếng xe chàng dừng bánh, tiếng chuông, tiếng chân bước và tiếng chàng nói với cô hầu phòng. Chàng tin ngay lời người nhà, không tìm hiểu thêm gì nữa và về phòng riêng. Thế là hết cả rồi.
Và cái chết hiện ra lồ lộ như phương tiện duy nhất để làm sống lại trong Vronxki tình yêu đối với nàng, để trừng phạt chàng và để giành phần thắng trong trận giao tranh với chàng, do thần ác nhập vào nàng gây ra.
Giờ đây, nàng dửng dưng với mọi thứ; đi hay không đi Vozđvijenxcoie, được hay không được ly dị với chồng, mọi chuyện ấy từ nay đều vô ích. Nàng chỉ còn theo đuổi một mục đích duy nhất: trừng phạt chàng.
Khi rót liều thuốc phiện như thường lệ, nàng nghĩ chỉ cần uống hết cả lọ là có thể chết được và thấy điều đó giản dị, dễ dàng đến nỗi nàng bỗng thích thú mường tượng thấy chàng vô cùng đau khổ, hối hận và thương nhớ hình bóng nàng khi sự thể đã quá muộn. Nàng nằm thẳng trên giường, mắt mở trừng trừng, ngắm mãi trong ánh sáng lờ mờ của ngọn nến sắp tàn những đường cong của gờ tường trên trần nhà bị bóng tấm bình phong làm tối sầm một góc, rồi nàng hình dung ra rõ ràng những điều chàng cảm thấy khi nàng đã chết và chỉ còn là kỷ niệm.
"Làm sao mình lại nỡ nói với nàng những lời độc ác đến thế? chàng sẽ nhắc lại thế. Làm sao mình lại nỡ bước ra khỏi phòng mà chẳng nói gì với nàng? Giờ đây, nàng không còn nữa. Nàng bỏ ta mãi mãi mà đi. Nàng ở phía bên kia…" Đột nhiên, bóng tấm bình phong rung rinh, lấn hết cả gờ tường, cả trần nhà; rồi những bóng khác ở phía kia ùa đến nhập vào: lát sau, chúng trở lui rồi lại xô về phía trước mỗi lúc một nhanh thêm, tan ra thành những làn sóng run rẩy, và căn phòng chìm trong bóng tối. "Chết!" - nàng thầm nghĩ. Rồi nàng hoảng sợ đến nỗi hồi lâu không hiểu nổi mình đang ở đâu và tay nàng run đến nỗi không tìm ra được bao diêm để thắp cây nến khác thay cho cây nến vừa cháy hết. "Không, bất cứ cái gì cũng còn hơn là chết! Ta yêu chàng. Chàng yêu ta. Những chuyện như thế này trước đây đã từng xảy ra rồi. Nó sẽ qua đi", nàng nói và cảm thấy những giọt nước mắt vui sướng chảy trên gò má. Muốn khỏi sợ, nàng bước nhanh sang phòng Vronxki.
Chàng đang ngủ say. Nàng lại gần, giơ ngọn nến lên soi mặt chàng, ngắm rất lâu. Giờ đây nhìn chàng ngủ, nàng thấy yêu chàng đến nỗi không cầm được nước mắt thương cảm; nhưng nàng biết rằng nếu thức giấc, chàng sẽ nhìn nàng bằng con mắt lạnh lùng, tự cho mình là phải, và trước khi bộc lộ tình yêu, nàng phải vạch rõ chàng có lỗi. Nàng trở về phòng, không đánh thức chàng dậy và sau khi uống liều thuốc phiện thứ hai, đến gần sáng, nàng ngủ thiếp đi; suốt trong giấc ngủ nặng nề và thảng thốt ấy, không một phút nào nàng mất ý thức về mình.
Sáng ra, một cơn ác mộng kinh khủng từng đến với nàng nhiều lần trước khi dan díu với Vronxki, lại hiện ra và đánh thức nàng dậy. Một lão già nhỏ bé râu ria xồm xoàm đang cúi xuống làm gì một miếng sắt, miệng làu bàu bằng tiếng Pháp những lời vô nghĩa; cũng như tất cả mọi lần, cơn ác mộng ấy trở lại, nàng cảm thấy (đây chính là điều kinh khủng nhất) lão bé nhỏ kia không hề chú ý đến mình mà cứ tiếp tục công việc ghê sợ ấy trên mình nàng. Nàng tỉnh dậy, mồ hôi lạnh toát khắp người.
Nàng ngồi dậy và nhớ lại ngày hôm trước như qua một màn sương mù.
"Chúng ta đã cãi nhau, chuyện đó xảy ra nhiều lần rồi. Mình nói bị nhức đầu và chàng không vào phòng mình. Ngày mai chúng ta lên đường; mình gặp chàng và chuẩn bị đồ lề", nàng nghĩ thầm. Và, biết chàng đang ở phòng làm việc, nàng bèn tới đó. Qua phòng khách, nàng nghe tiếng xe đỗ lại trước cửa, và nhìn qua cửa sổ, thấy một cỗ xe ngựa; ở cửa xe, một thiếu nữ đội mũ màu hoa cà đang cúi xuống sai bảo tên hầu. Có tiếng nói chuyện trong phòng chờ rồi tiếng người lên gác và Anna nghe thấy tiếng chân Vronxki chạy vội xuống cầu thang. Chàng bước ra thềm, đầu trần, và lại gần xe ngựa. Thiếu nữ đội mũ hoa cà đưa cho chàng một cái gói, Vronxki mỉm cười nói với cô một câu gì đó. Xe đi, chàng hấp tấp lên cầu thang.
Đám sương mù bao phủ tâm hồn Anna bỗng tan đi. Những cảm giác ngày hôm trước lại càng vò xé trái tim nàng đau đớn hơn. Nàng không hiểu nổi làm sao mình có thể hạ mình đến mức chịu sống dưới cùng một mái nhà với Vronxki cả một ngày trời được. Nàng vào phòng làm việc của chàng để nói rõ quyết định của mình.
- Quận chúa Xorokina và con gái bà vừa tạt qua đưa cho anh số tiền và giấy tờ của mẹ. Hôm qua, anh chưa lấy được những thứ đó. Còn em thế nào, bớt nhức đầu chưa? - chàng bình tĩnh nói, không muốn nhận ra hoặc hiểu đến vẻ bi thảm và trang trọng trên mặt nàng.
Nàng nhìn chàng chằm chằm, không nói năng, cứ đứng sững giữa phòng. Chàng liếc nhìn nàng, cau mày một lúc và đọc tiếp thư. Nàng quay đi và chậm rãi bước ra cửa. Kể ra chàng vẫn có thể gọi lại, nhưng nàng sắp ra khỏi mà chàng vẫn tiếp tục lặng im: chỉ nghe tiếng chàng lật trang giấy.
- À, như thế là ngày mai chúng ta lên đường, quyết định chắc chắn rồi chứ? - chàng nói khi nàng sắp bước qua ngưỡng cửa.
- Ai đi, chứ tôi không đi, - nàng quay lại nói. - Anna, thật không thể sống như thế này được…
- Anh đi, chứ tôi không đi, - nàng nhắc lại.
- Thế này thì không sao chịu nổi!
- Anh… anh sẽ phải hối hận về việc này! - nàng nói và bước ra hẳn.
Hoảng sợ vì vẻ tuyệt vọng bộc lộ qua những lời đó, chàng vụt đứng dậy, định chạy theo, nhưng lại đổi ý kiến, ngồi xuống và cau mày, quai hàm bóp lại. Lời doạ nạt mà chàng cho là vô lối đó càng khiến chàng khó chịu.
"Mình đã thử hết cách rồi, chỉ còn cách không để ý tới nữa", chàng thầm nghĩ, và sửa soạn đi. Chàng phải lên phố rồi tạt qua nhà mẹ để bà ký giấy ủy nhiệm lĩnh tiền.
Nàng nghe thấy tiếng chân chàng trong phòng làm việc và phòng ăn. Đến phòng khách, chàng dừng lại. Nhưng chàng không quay vào tìm nàng, chỉ sai người nhà chuyển ngựa cho Voitov trong lúc chàng đi vắng. Rồi nàng nghe thấy tiếng xe ngựa đi ra và tiếng mở cửa. Chàng bước ra rồi lại trở vào phòng chờ, và có ai chạy hộc tốc lên cầu thang. Đó là gã hầu phòng quay lên lấy đôi găng tay chàng bỏ quên. Nàng chạy ra cửa sổ. Chàng cầm lấy găng và vỗ vào lưng xà ích, nói câu gì với hắn. Rồi, cũng chả buồn ngước mắt nhìn lên cửa sổ, chàng ngồi tụt vào trong xe ngựa với cái dáng quen thuộc, chân bắt khéo, và khuất vào góc phố trong khi xỏ tay vào găng…
Nhớ lại những lời tồi tệ chàng thốt ra, Anna còn tưởng tượng thêm những lời mà rõ ràng chàng định nói nhưng chưa thốt ra và sự giận dữ của nàng mỗi lúc một tăng.
"Tôi không giữ cô đâu, chàng có thể nói như vậy. Cô đi đâu tuỳ ý. Hẳn cô không chịu li dị là để trở lại với chồng. Nếu cô cần tiền thì tôi sẽ cho. Cô cần bao nhiêu?".
Nàng cứ tưởng tượng chàng đang nói tất cả lời lẽ có thể thốt ra từ miệng một người đàn ông thô bỉ, và không thể tha thứ cho những lời đó y như chàng đã nói ra thật sự vậy.
"Nhưng mới hôm qua, chàng còn thề là yêu mình cơ mà, và chàng xưa nay vốn là người thẳng thắn và trung thực. Mình đã chẳng thất vọng vô nghĩa lí bao nhiêu lần đó sao?", sau đó nàng lại tự nhủ như vậy.
Trừ cuộc đến thăm bà Uynxơn mất hai tiếng đồng hồ, cả ngày Anna cứ tự hỏi thế đã là hết hẳn chưa hay còn hi vọng dàn hoà, có cần phải ra đi ngay hay nên gặp lại chàng lần nữa. Nàng đợi chàng đến tận chiều; khi vào phòng riêng, nàng dặn người nhà nói lại với chàng mình nhức đầu. "Nếu chàng cứ vào, tức là chàng còn yêu mình, nàng thầm nghĩ. Nếu không thì có nghĩa là hết cả rồi, và mình sẽ biết phải làm nốt những gì!"
Đến đêm, nàng nghe thấy tiếng xe chàng dừng bánh, tiếng chuông, tiếng chân bước và tiếng chàng nói với cô hầu phòng. Chàng tin ngay lời người nhà, không tìm hiểu thêm gì nữa và về phòng riêng. Thế là hết cả rồi.
Và cái chết hiện ra lồ lộ như phương tiện duy nhất để làm sống lại trong Vronxki tình yêu đối với nàng, để trừng phạt chàng và để giành phần thắng trong trận giao tranh với chàng, do thần ác nhập vào nàng gây ra.
Giờ đây, nàng dửng dưng với mọi thứ; đi hay không đi Vozđvijenxcoie, được hay không được ly dị với chồng, mọi chuyện ấy từ nay đều vô ích. Nàng chỉ còn theo đuổi một mục đích duy nhất: trừng phạt chàng.
Khi rót liều thuốc phiện như thường lệ, nàng nghĩ chỉ cần uống hết cả lọ là có thể chết được và thấy điều đó giản dị, dễ dàng đến nỗi nàng bỗng thích thú mường tượng thấy chàng vô cùng đau khổ, hối hận và thương nhớ hình bóng nàng khi sự thể đã quá muộn. Nàng nằm thẳng trên giường, mắt mở trừng trừng, ngắm mãi trong ánh sáng lờ mờ của ngọn nến sắp tàn những đường cong của gờ tường trên trần nhà bị bóng tấm bình phong làm tối sầm một góc, rồi nàng hình dung ra rõ ràng những điều chàng cảm thấy khi nàng đã chết và chỉ còn là kỷ niệm.
"Làm sao mình lại nỡ nói với nàng những lời độc ác đến thế? chàng sẽ nhắc lại thế. Làm sao mình lại nỡ bước ra khỏi phòng mà chẳng nói gì với nàng? Giờ đây, nàng không còn nữa. Nàng bỏ ta mãi mãi mà đi. Nàng ở phía bên kia…" Đột nhiên, bóng tấm bình phong rung rinh, lấn hết cả gờ tường, cả trần nhà; rồi những bóng khác ở phía kia ùa đến nhập vào: lát sau, chúng trở lui rồi lại xô về phía trước mỗi lúc một nhanh thêm, tan ra thành những làn sóng run rẩy, và căn phòng chìm trong bóng tối. "Chết!" - nàng thầm nghĩ. Rồi nàng hoảng sợ đến nỗi hồi lâu không hiểu nổi mình đang ở đâu và tay nàng run đến nỗi không tìm ra được bao diêm để thắp cây nến khác thay cho cây nến vừa cháy hết. "Không, bất cứ cái gì cũng còn hơn là chết! Ta yêu chàng. Chàng yêu ta. Những chuyện như thế này trước đây đã từng xảy ra rồi. Nó sẽ qua đi", nàng nói và cảm thấy những giọt nước mắt vui sướng chảy trên gò má. Muốn khỏi sợ, nàng bước nhanh sang phòng Vronxki.
Chàng đang ngủ say. Nàng lại gần, giơ ngọn nến lên soi mặt chàng, ngắm rất lâu. Giờ đây nhìn chàng ngủ, nàng thấy yêu chàng đến nỗi không cầm được nước mắt thương cảm; nhưng nàng biết rằng nếu thức giấc, chàng sẽ nhìn nàng bằng con mắt lạnh lùng, tự cho mình là phải, và trước khi bộc lộ tình yêu, nàng phải vạch rõ chàng có lỗi. Nàng trở về phòng, không đánh thức chàng dậy và sau khi uống liều thuốc phiện thứ hai, đến gần sáng, nàng ngủ thiếp đi; suốt trong giấc ngủ nặng nề và thảng thốt ấy, không một phút nào nàng mất ý thức về mình.
Sáng ra, một cơn ác mộng kinh khủng từng đến với nàng nhiều lần trước khi dan díu với Vronxki, lại hiện ra và đánh thức nàng dậy. Một lão già nhỏ bé râu ria xồm xoàm đang cúi xuống làm gì một miếng sắt, miệng làu bàu bằng tiếng Pháp những lời vô nghĩa; cũng như tất cả mọi lần, cơn ác mộng ấy trở lại, nàng cảm thấy (đây chính là điều kinh khủng nhất) lão bé nhỏ kia không hề chú ý đến mình mà cứ tiếp tục công việc ghê sợ ấy trên mình nàng. Nàng tỉnh dậy, mồ hôi lạnh toát khắp người.
Nàng ngồi dậy và nhớ lại ngày hôm trước như qua một màn sương mù.
"Chúng ta đã cãi nhau, chuyện đó xảy ra nhiều lần rồi. Mình nói bị nhức đầu và chàng không vào phòng mình. Ngày mai chúng ta lên đường; mình gặp chàng và chuẩn bị đồ lề", nàng nghĩ thầm. Và, biết chàng đang ở phòng làm việc, nàng bèn tới đó. Qua phòng khách, nàng nghe tiếng xe đỗ lại trước cửa, và nhìn qua cửa sổ, thấy một cỗ xe ngựa; ở cửa xe, một thiếu nữ đội mũ màu hoa cà đang cúi xuống sai bảo tên hầu. Có tiếng nói chuyện trong phòng chờ rồi tiếng người lên gác và Anna nghe thấy tiếng chân Vronxki chạy vội xuống cầu thang. Chàng bước ra thềm, đầu trần, và lại gần xe ngựa. Thiếu nữ đội mũ hoa cà đưa cho chàng một cái gói, Vronxki mỉm cười nói với cô một câu gì đó. Xe đi, chàng hấp tấp lên cầu thang.
Đám sương mù bao phủ tâm hồn Anna bỗng tan đi. Những cảm giác ngày hôm trước lại càng vò xé trái tim nàng đau đớn hơn. Nàng không hiểu nổi làm sao mình có thể hạ mình đến mức chịu sống dưới cùng một mái nhà với Vronxki cả một ngày trời được. Nàng vào phòng làm việc của chàng để nói rõ quyết định của mình.
- Quận chúa Xorokina và con gái bà vừa tạt qua đưa cho anh số tiền và giấy tờ của mẹ. Hôm qua, anh chưa lấy được những thứ đó. Còn em thế nào, bớt nhức đầu chưa? - chàng bình tĩnh nói, không muốn nhận ra hoặc hiểu đến vẻ bi thảm và trang trọng trên mặt nàng.
Nàng nhìn chàng chằm chằm, không nói năng, cứ đứng sững giữa phòng. Chàng liếc nhìn nàng, cau mày một lúc và đọc tiếp thư. Nàng quay đi và chậm rãi bước ra cửa. Kể ra chàng vẫn có thể gọi lại, nhưng nàng sắp ra khỏi mà chàng vẫn tiếp tục lặng im: chỉ nghe tiếng chàng lật trang giấy.
- À, như thế là ngày mai chúng ta lên đường, quyết định chắc chắn rồi chứ? - chàng nói khi nàng sắp bước qua ngưỡng cửa.
- Ai đi, chứ tôi không đi, - nàng quay lại nói. - Anna, thật không thể sống như thế này được…
- Anh đi, chứ tôi không đi, - nàng nhắc lại.
- Thế này thì không sao chịu nổi!
- Anh… anh sẽ phải hối hận về việc này! - nàng nói và bước ra hẳn.
Hoảng sợ vì vẻ tuyệt vọng bộc lộ qua những lời đó, chàng vụt đứng dậy, định chạy theo, nhưng lại đổi ý kiến, ngồi xuống và cau mày, quai hàm bóp lại. Lời doạ nạt mà chàng cho là vô lối đó càng khiến chàng khó chịu.
"Mình đã thử hết cách rồi, chỉ còn cách không để ý tới nữa", chàng thầm nghĩ, và sửa soạn đi. Chàng phải lên phố rồi tạt qua nhà mẹ để bà ký giấy ủy nhiệm lĩnh tiền.
Nàng nghe thấy tiếng chân chàng trong phòng làm việc và phòng ăn. Đến phòng khách, chàng dừng lại. Nhưng chàng không quay vào tìm nàng, chỉ sai người nhà chuyển ngựa cho Voitov trong lúc chàng đi vắng. Rồi nàng nghe thấy tiếng xe ngựa đi ra và tiếng mở cửa. Chàng bước ra rồi lại trở vào phòng chờ, và có ai chạy hộc tốc lên cầu thang. Đó là gã hầu phòng quay lên lấy đôi găng tay chàng bỏ quên. Nàng chạy ra cửa sổ. Chàng cầm lấy găng và vỗ vào lưng xà ích, nói câu gì với hắn. Rồi, cũng chả buồn ngước mắt nhìn lên cửa sổ, chàng ngồi tụt vào trong xe ngựa với cái dáng quen thuộc, chân bắt khéo, và khuất vào góc phố trong khi xỏ tay vào găng…
Quyển
7
Chương 27
Chương 27
"Chàng đi rồi! Thế là hết!", đứng bên cửa sổ Anna tự
nhủ; và như để đáp lại câu hỏi đó, nỗi lo sợ đêm qua khi nến tắt cùng sự khủng
khiếp của cơn ác mộng bỗng hoà làm một khiến tim nàng lạnh toát khiếp đảm.
- Không, không thể được! - nàng kêu lên và chạy qua phòng, quả quyết giật chuông. Nàng sợ đứng một mình đến nỗi không kịp đợi đầy tớ đến, đã chạy đi gặp hắn.
- Anh hỏi xem bá tước đi đâu, - nàng nói.
Hắn trả lời bá tước xuống chuồng nuôi ngựa.
- Ông dặn tôi thưa lại, nếu bà muốn ra phố thì xe ngựa sắp quay về ngay đấy ạ.
- Được, anh đợi đấy. Để tôi viết vài chữ. Anh đưa Mikhain mang tới chuồng ngựa. Nhanh chừng nào hay chừng nấy.
Nàng ngồi xuống viết.
"Em có lỗi. Anh về ngay, chúng ta cần phân giải với nhau. Vì lòng kính Chúa, anh hãy quay về, em sợ lắm".
Nàng dán thư và đưa cho đầy tớ. Sợ phải ngồi một mình, nàng bèn sang phòng trẻ khi gã hầu phòng đi rồi.
"Làm sao thế này, không phải nó rồi, mình không nhận ra nó nữa ư? Cặp mắt xanh, nụ cười rụt rè đáng yêu của nó đâu?". Đó là ý nghĩ đầu tiên khi nàng trông thấy một con bé hồng hào, bụ bẫm với những búp tóc đen, thay vì Xerioja mà trong lúc tâm thần hoảng loạn, nàng đinh ninh sẽ gặp trong phòng trẻ. Em bé ngồi trước bàn đang cầm một cái nút chai, vừa bướng bỉnh đập lên mặt bàn, vừa đưa cặp mắt đen nháy, ngơ ngác nhìn mẹ. Sau khi trả lời chị vú nuôi người Anh là mình vẫn khoẻ và ngày mai sẽ về nông thôn, Anna ngồi xuống cạnh con gái và búng cho cái nút chai quay tít trước mặt nó. Nhưng tiếng cười giòn tan và cái nhíu mày của đứa bé giống Vronxki lạ lùng, đến nỗi nàng vội đứng ngay dậy và chạy trốn, cố nén cho khỏi bật khóc. "Có thật là hết cả rồi không? Không, không thể được, nàng nghĩ thầm. Chàng sẽ về. Nhưng chàng sẽ cắt nghĩa với mình thế nào đây về nụ cười, vẻ hoạt bát của chàng sau khi nói chuyện với cô ta? Dù chàng không cắt nghĩa đi nữa, mình vẫn tin chàng như thường. Nếu không, mình chỉ còn một cách giải quyết… Mà mình thì không muốn thế!".
Nàng nhìn lên đồng hồ treo. Mười hai phút đã trôi qua. "Giờ đây, chàng đã nhận được thư của mình, chàng sắp quay về. Năm phút nữa, chàng sẽ ở đây, không lâu đâu… Ngộ nhỡ chàng không về thì sao? Không, không thể như thế được. Không nên để chàng nhìn thấy cặp mắt mình đỏ. Mình đi rửa mặt đây. Mình chải đầu chưa nhỉ?", nàng tự hỏi. Nàng không nhớ ra được nữa. Nàng đưa tay lên sờ đầu. "Ừ, mình chải đầu rồi, nhưng chải lúc nào, mình hoàn toàn không nhớ nữa". Thậm chí nàng không tin cả tay mình và ra đứng trước gương xem có đúng là mình đã chải đầu rồi không. Nàng đã chải đầu và không nhớ chải lúc nào. "Ai thế kia? Nàng tự hỏi khi trông thấy trong gương một khuôn mặt đỏ ửng với đôi mắt long lanh một cách kỳ lạ đang nhìn nàng đầy vẻ hốt hoảng. à ra mình", nàng chợt hiểu và sau khi ngắm kỹ mình từ đầu đến chân, nàng bỗng như cảm thấy trên người mình những cái hôn của Vronxki và rùng mình. Rồi nàng đưa một tay lên môi hôn.
"Mình điên rồi hay sao thế này?", và nàng sang phòng ngủ, ở đó Annuska đang thu xếp đồ đạc.
- Annuska! - nàng đứng sững trước mặt cô hầu phòng và nhìn cô ta, không biết nói gì nữa.
- Bữa trước cô định đi thăm bà Đarya Alecxandrovna cơ mà? cô hầu như hiểu nàng, nhắc vậy.
- À phải, đúng thế. Tôi sẽ đến đó.
"Mười lăm phút đi, mười lăm phút về. Chàng đang trên đường về, chàng sắp tới đây bây giờ. Nàng rút đồng hồ ra xem giờ. Nhưng làm sao chàng có thể đi như vậy và bỏ mặc mình trong tình cảnh này? Làm thế nào chàng có thể sống mà không dàn hoà với mình?". Nàng lại gần cửa sổ và nhìn ra phố. Đáng lẽ chàng phải về rồi. Có lẽ nàng nhầm chăng? Nàng bèn tính lại từng phút từ lúc chàng ra đi.
Giữa lúc nàng so lại giờ với đồng hồ treo lớn, thì xe đến đỗ ngoài cửa. Nàng nhìn qua cửa sổ và nhận ra chiếc xe của Vronxki. Nhưng không thấy ai lên cầu thang và có tiếng người nói ở dưới. Đó là gã đày tớ nàng vừa sai đi, đã ngồi xe trở về. Nàng bèn ra gặp.
- Cháu không tìm thấy bá tước… Bá tước đi ra ga Nizni Novgorod rồi.
- Cái gì vậy? Thế là… - nàng hỏi Mikhain, một gã trai trẻ tươi vui, má đỏ hồng, khi gã đưa trả lại nàng bức thư.
"À, ừ nhỉ, chàng chưa nhận được thư", nàng nhớ ra.
- Anh cầm thư này đến ngay làng của bá tước phu nhân Vronxkaia, biết không? Và lấy ngay thư trả lời về đây cho tôi, - nàng nói.
"Còn mình, mình sẽ làm gì đây? nàng nghĩ. Phải, mình đến nhà Đôly, đúng thế, nếu không thì phát điên lên mất. Nhưng mình còn có cách đánh điện tín" Nàng bèn thảo một bức điện:
"Em rất cần nói chuyện với anh, anh về ngay càng sớm càng hay".
Sau khi gửi bức điện, nàng đi mặc quần áo. Đội mũ lên đầu rồi, nàng còn đưa mắt nhìn Annuska, cô hầu phòng điềm đạm dạo này bắt đầu béo ra. Đôi mắt nhỏ màu xám và âu yếm của cô ta lộ đầy vẻ thương xót.
- Annuska, em thân mến, ta phải làm gì đây? - Anna khóc nức nở và rũ rượi buông mình xuống ghế bành.
- Tại sao cô lại tự giày vò mình đến thế, thưa cô Anna Arcadievna? Đó là việc thường xảy ra thôi. Mời cô đi chơi, rồi sẽ nguôi đi, - cô hầu phòng nói.
- Ừ, phải, Anna định thần lại và đứng lên. Nếu có bức điện nào tới trong lúc tôi đi vắng, thì cho chuyển đến nhà Đarya Alecxandrovna cho tôi… Hay là thôi, tôi sẽ về ngay đấy.
"Phải, không nên nghĩ ngợi, mà phải làm cái gì đây, phải đi, nhất là ra khỏi cái nhà này", nàng thầm nhủ và sợ hãi nghe thấy tiếng đập bồn chồn của trái tim mình. Nàng vội vàng đi ra và bước lên xe.
- Thưa bà, đi đâu ạ? - Petr hỏi trước khi ngồi xuống ghế.
- Đến phố Znamenca, nhà ông Oblonxki.
- Không, không thể được! - nàng kêu lên và chạy qua phòng, quả quyết giật chuông. Nàng sợ đứng một mình đến nỗi không kịp đợi đầy tớ đến, đã chạy đi gặp hắn.
- Anh hỏi xem bá tước đi đâu, - nàng nói.
Hắn trả lời bá tước xuống chuồng nuôi ngựa.
- Ông dặn tôi thưa lại, nếu bà muốn ra phố thì xe ngựa sắp quay về ngay đấy ạ.
- Được, anh đợi đấy. Để tôi viết vài chữ. Anh đưa Mikhain mang tới chuồng ngựa. Nhanh chừng nào hay chừng nấy.
Nàng ngồi xuống viết.
"Em có lỗi. Anh về ngay, chúng ta cần phân giải với nhau. Vì lòng kính Chúa, anh hãy quay về, em sợ lắm".
Nàng dán thư và đưa cho đầy tớ. Sợ phải ngồi một mình, nàng bèn sang phòng trẻ khi gã hầu phòng đi rồi.
"Làm sao thế này, không phải nó rồi, mình không nhận ra nó nữa ư? Cặp mắt xanh, nụ cười rụt rè đáng yêu của nó đâu?". Đó là ý nghĩ đầu tiên khi nàng trông thấy một con bé hồng hào, bụ bẫm với những búp tóc đen, thay vì Xerioja mà trong lúc tâm thần hoảng loạn, nàng đinh ninh sẽ gặp trong phòng trẻ. Em bé ngồi trước bàn đang cầm một cái nút chai, vừa bướng bỉnh đập lên mặt bàn, vừa đưa cặp mắt đen nháy, ngơ ngác nhìn mẹ. Sau khi trả lời chị vú nuôi người Anh là mình vẫn khoẻ và ngày mai sẽ về nông thôn, Anna ngồi xuống cạnh con gái và búng cho cái nút chai quay tít trước mặt nó. Nhưng tiếng cười giòn tan và cái nhíu mày của đứa bé giống Vronxki lạ lùng, đến nỗi nàng vội đứng ngay dậy và chạy trốn, cố nén cho khỏi bật khóc. "Có thật là hết cả rồi không? Không, không thể được, nàng nghĩ thầm. Chàng sẽ về. Nhưng chàng sẽ cắt nghĩa với mình thế nào đây về nụ cười, vẻ hoạt bát của chàng sau khi nói chuyện với cô ta? Dù chàng không cắt nghĩa đi nữa, mình vẫn tin chàng như thường. Nếu không, mình chỉ còn một cách giải quyết… Mà mình thì không muốn thế!".
Nàng nhìn lên đồng hồ treo. Mười hai phút đã trôi qua. "Giờ đây, chàng đã nhận được thư của mình, chàng sắp quay về. Năm phút nữa, chàng sẽ ở đây, không lâu đâu… Ngộ nhỡ chàng không về thì sao? Không, không thể như thế được. Không nên để chàng nhìn thấy cặp mắt mình đỏ. Mình đi rửa mặt đây. Mình chải đầu chưa nhỉ?", nàng tự hỏi. Nàng không nhớ ra được nữa. Nàng đưa tay lên sờ đầu. "Ừ, mình chải đầu rồi, nhưng chải lúc nào, mình hoàn toàn không nhớ nữa". Thậm chí nàng không tin cả tay mình và ra đứng trước gương xem có đúng là mình đã chải đầu rồi không. Nàng đã chải đầu và không nhớ chải lúc nào. "Ai thế kia? Nàng tự hỏi khi trông thấy trong gương một khuôn mặt đỏ ửng với đôi mắt long lanh một cách kỳ lạ đang nhìn nàng đầy vẻ hốt hoảng. à ra mình", nàng chợt hiểu và sau khi ngắm kỹ mình từ đầu đến chân, nàng bỗng như cảm thấy trên người mình những cái hôn của Vronxki và rùng mình. Rồi nàng đưa một tay lên môi hôn.
"Mình điên rồi hay sao thế này?", và nàng sang phòng ngủ, ở đó Annuska đang thu xếp đồ đạc.
- Annuska! - nàng đứng sững trước mặt cô hầu phòng và nhìn cô ta, không biết nói gì nữa.
- Bữa trước cô định đi thăm bà Đarya Alecxandrovna cơ mà? cô hầu như hiểu nàng, nhắc vậy.
- À phải, đúng thế. Tôi sẽ đến đó.
"Mười lăm phút đi, mười lăm phút về. Chàng đang trên đường về, chàng sắp tới đây bây giờ. Nàng rút đồng hồ ra xem giờ. Nhưng làm sao chàng có thể đi như vậy và bỏ mặc mình trong tình cảnh này? Làm thế nào chàng có thể sống mà không dàn hoà với mình?". Nàng lại gần cửa sổ và nhìn ra phố. Đáng lẽ chàng phải về rồi. Có lẽ nàng nhầm chăng? Nàng bèn tính lại từng phút từ lúc chàng ra đi.
Giữa lúc nàng so lại giờ với đồng hồ treo lớn, thì xe đến đỗ ngoài cửa. Nàng nhìn qua cửa sổ và nhận ra chiếc xe của Vronxki. Nhưng không thấy ai lên cầu thang và có tiếng người nói ở dưới. Đó là gã đày tớ nàng vừa sai đi, đã ngồi xe trở về. Nàng bèn ra gặp.
- Cháu không tìm thấy bá tước… Bá tước đi ra ga Nizni Novgorod rồi.
- Cái gì vậy? Thế là… - nàng hỏi Mikhain, một gã trai trẻ tươi vui, má đỏ hồng, khi gã đưa trả lại nàng bức thư.
"À, ừ nhỉ, chàng chưa nhận được thư", nàng nhớ ra.
- Anh cầm thư này đến ngay làng của bá tước phu nhân Vronxkaia, biết không? Và lấy ngay thư trả lời về đây cho tôi, - nàng nói.
"Còn mình, mình sẽ làm gì đây? nàng nghĩ. Phải, mình đến nhà Đôly, đúng thế, nếu không thì phát điên lên mất. Nhưng mình còn có cách đánh điện tín" Nàng bèn thảo một bức điện:
"Em rất cần nói chuyện với anh, anh về ngay càng sớm càng hay".
Sau khi gửi bức điện, nàng đi mặc quần áo. Đội mũ lên đầu rồi, nàng còn đưa mắt nhìn Annuska, cô hầu phòng điềm đạm dạo này bắt đầu béo ra. Đôi mắt nhỏ màu xám và âu yếm của cô ta lộ đầy vẻ thương xót.
- Annuska, em thân mến, ta phải làm gì đây? - Anna khóc nức nở và rũ rượi buông mình xuống ghế bành.
- Tại sao cô lại tự giày vò mình đến thế, thưa cô Anna Arcadievna? Đó là việc thường xảy ra thôi. Mời cô đi chơi, rồi sẽ nguôi đi, - cô hầu phòng nói.
- Ừ, phải, Anna định thần lại và đứng lên. Nếu có bức điện nào tới trong lúc tôi đi vắng, thì cho chuyển đến nhà Đarya Alecxandrovna cho tôi… Hay là thôi, tôi sẽ về ngay đấy.
"Phải, không nên nghĩ ngợi, mà phải làm cái gì đây, phải đi, nhất là ra khỏi cái nhà này", nàng thầm nhủ và sợ hãi nghe thấy tiếng đập bồn chồn của trái tim mình. Nàng vội vàng đi ra và bước lên xe.
- Thưa bà, đi đâu ạ? - Petr hỏi trước khi ngồi xuống ghế.
- Đến phố Znamenca, nhà ông Oblonxki.
Quyển
7
Chương 28
Chương 28
Trời trong vắt. Một cơn mưa nhỏ và mau hạt đổ xuống suốt buổi
sáng và giờ đây bầu trời vừa sáng bừng lên. Mái nhà, hè phố, lòng đường, bánh
xe, đồ thắng ngựa bằng da và bằng đồng, tất cả đều lấp lánh sáng chói dưới cái
nắng tháng năm. Đã ba giờ, lúc phố xá nhộn nhịp nhất.
Anna ngồi vào một góc xe êm ái có đệm lò xo mềm rung rinh theo nhịp phi của đôi ngựa xám, trong tiếng xe chạy và giữa những hình ảnh nối tiếp nhanh chóng ngoài trời, nàng ôn lại những việc xảy ra trong mấy ngày gần đây. Nàng nhìn thấy hoàn cảnh của mình dưới một khía cạnh hoàn toàn khác hẳn. Giờ đây, ý nghĩ về cái chết không làm nàng ghê sợ nữa và bản thân cái chết cũng không còn là chuyện tất yếu đối với nàng. Nàng tự trách đã tự hạ mình quá.
"Mình đã van nài anh ta tha thứ cho mình. Mình đã cam chịu. Mình nhận hết lỗi về phần mình. Tại sao thế? Mình không thể sống thiếu anh ta hay sao?" Và, không trả lời câu hỏi ấy, nàng bắt đầu đọc những biển hàng.
"Cửa hàng và kho chứa. Nha sĩ… Phải mình sẽ nói hết với Đôly. Chị ấy không ưa Vronxki. Sẽ nặng nề, nhục nhằn đây, nhưng mình sẽ nói hết. Chị ấy mến mình và mình sẽ nghe theo lời chị ấy khuyên. Mình sẽ không tự hạ mình trước anh ta nữa. Ai mượn anh ta dạy bảo mình. Fiulippôp, bánh mì trắng… nghe nói cửa hàng này gửi bột bánh đi tận Petersburg. Nước ở Moskva tốt thật. Cả những giếng nước Mitisenxc và bánh tráng nữa!" Nàng bỗng nhớ, trước đây lâu lắm, dạo mười bảy tuổi, nàng cùng bà cô đến nhà tu Chúa Ba Ngôi. "Hai cô cháu đi xe nhà. Lẽ nào đó lại là mình với đôi bàn tay đỏ hồng ấy nhỉ? Biết bao điều hồi ấy mình cho là tuyệt diệu và không thể vươn tới… giờ đây đã trở nên vô nghĩa; nhưng chính đó lại là ước mộng mà bây giừo mình không thể nào vươn tới được nữa. Hồi bấy giờ, làm sao có thể tin là mình sẽ phải nhục nhã thế này? Anh ta sẽ kiêu hãnh và thoả mãn biết chừng nào khi nhận được thư mình! Nhưng mình sẽ cho anh ta biết tay… Cái mùi sơn kia mới khó ngửi làm sao! Cứ sơn mãi làm gì, xây dựng mãi làm gì! Thời trang và y phục!", nàng đọc. Một người đàn ông chào nàng. Đó là chồng Annusska. "Những kẻ ăn bám của chúng ta, Vronxki nói vậy. Của chúng ta? Tại sao lại của chúng ta? Thật khủng khiếp nếu như không nhổ được tận gốc quá khứ. Nếu không nhổ được, ít ra cũng có thể làm như quên nó đi. Mình sẽ làm thế". Nghĩ tới đó, nàng nhớ lại cái quá khứ cùng sống với Alecxei Alecxandrovich, mà nàng đã xóa kỹ khỏi trí nhớ. "Đôly sẽ nghĩ mình bỏ chồng thứ hai và như vậy là mình sai. Nhưng thậm chí mình cũng chẳng cần đúng làm gì!", nàng nói và bỗng muốn khóc. Nhưng liền đó, nàng lại tự hỏi tại sao hai thiếu nữ kia vừa nói chuyện vừa mỉm cười: "Chắc là nói đến tình yêu. Các cô đâu có hiểu chuyện đó buồn tủi và nhục nhã biết chừng nào… Phố xá, trẻ con có ba chú nhỏ chơi phi ngựa. Xerioja! Mẹ mất hết và cả con cũng chẳng được trả về với mẹ. Phải, mất hết, nếu chàng không quay lại. Dễ thường chàng nhỡ tàu và bây giờ đang ở nhà rồi cũng nên. Mày vẫn cố tìm cách tự làm nhục mày! nàng tự mắng mình. Phải, tới nhà Đô y, mình sẽ nói ngay: em khổ lắm, đó là lỗi tại em, thật đáng đời, nhưng em đau khổ và chị phải cứu em. Đôi ngựa này, chiếc xe này, tất cả đều của anh ta, mình thấy ghê tởm khi phải ngồi trong xe này. Nhưng chẳng bao lâu mình sẽ không thấy chúng nữa!"
Anna lên thang gác, vừa chuẩn bị lời lẽ vừa cố tình đầu độc thêm vết thương lòng.
- Có khách nào không? - nàng hỏi ở phòng chờ.
- Có bà Ecaterina Alecxandrovna Levina ạ, - người đầy tớ đáp.
"Kitty! Vẫn cô Kitty mà Vronxki từng mê đây! Anna thầm nghĩ. Cái cô mà chàng vẫn trìu mến nhớ lại. Chàng tiếc đã không lấy cô ta trong khi đối với mình thì căm ghét và hối tiếc là đã trót gặp".
Khi Anna đến thì hai chị em đang bàn chuyện nuôi con thơ. Một mình Đôly ra đón bà khách đến quấy rối câu chuyện của họ.
- Cô chưa đi à? Tôi cứ định lại thăm cô đấy, - bà ta nói. - Hôm nay, tôi nhận được thư Xtiva.
- Vâng, anh ấy có gửi cho chúng em một bức điện tín, Anna trả lời và nhìn quanh tìm Kitty.
- Anh ấy viết là không hiểu đích xác Alecxei Alecxandrovich muốn gì, nhưng anh ấy sẽ chưa đi nếu chưa nhận được trả lời.
- Hình như chị có khách thì phải. Em có thể xem lá thư ấy được không?
- Phải, Kitty đang ở đây, - Đôly nói, vẻ lúng túng; - cô ấy đang ở phòng trẻ. Cô ấy vừa ốm nặng.
- Em biết rồi. Em có thể xem được lá thư ấy không?
- Để tôi đi tìm đưa cô xem… Cô biết đấy, ông ta không từ chối; trái lại, Xtiva vẫn hi vọng, - Đôly nói và dừng lại trên bậc cửa.
- Còn em thì chả hi vọng và cũng chả muốn gì nữa hết, - Anna nói.
"Vậy ra Kitty cho gặp mình là nhục nhã chăng? Anna nghĩ thầm khi còn lại một mình. Có lẽ cô ta nghĩ đúng. Nhưng cái cô đã phải lòng Vronxki ấy đâu phải là người lên mặt dạy mình được, dù đó là điều hay lẽ phải. Mình thừa biết, với hoàn cảnh mình, không người đàn bà đứng đắn nào có thể tiếp mình. Ngay phút đầu tiên mình đã hi sinh tất cả cho anh ta. Và phần thưởng bây giờ là thế! Ôi, mình căm ghét anh ta biết bao! Tại sao mình lại đến đây? Thế này càng tệ hơn, càng khổ tâm hơn". Nàng nghe thấy hai chị em nói chuyện ở phòng bên. "Giờ đây mình sẽ nói gì với Đôly? Để cho Kitty mát lòng mát dạ thấy mình khốn khổ và cúi rạp xuống xin cô ta che chở ư? Không! Với lại, Đôly sẽ không hiểu mình đâu. Và mình chẳng có gì cần nói với chị ấy cả. Thế nhưng mình thích gặp Kitty để tỏ cho cô ta biết mình coi khinh tất cả sự đời, tất cả thế gian, mình hoàn toàn dửng dưng với tất cả".
Đôly cầm thư đi vào. Anna đọc thư và lẳng lặng trả lại bà.
- Mọi cái đó, em biết cả rồi, - nàng nói. - Em không mảy may bận tâm vì những chuyện ấy.
- Tại sao vậy? Ngược lại, tôi vẫn hi vọng lắm, - Đôly vừa nói vừa tò mò nhìn Anna. Chưa bao giờ bà thấy nàng lạ lùng, cáu kỉnh đến thế. Bao giờ cô đi? - bà ta hỏi.
Anna lim dim mắt nhìn thẳng về phía trước, không trả lời.
- Có phải Kitty tránh mặt em không? - nàng nhìn về phía cửa nói và đỏ mặt lên.
- Ồ! Bậy nào! Cô ấy đang nuôi con thơ, nhưng còn lúng túng nên tôi có góp ý kiến… Cô ấy sẽ rất vui lòng được gặp cô. Cô ấy vào đây ngay bây giờ đấy, - Đôly vụng về nói vì bà không biết nói dối. - Kia rồi.
Khi biết Anna tới, thoạt tiên Kitty định không ló mặt ra. Nhưng Đôly đã giảng giải cho nàng nghe. Kitty phải lấy hết nhuệ khí bước vào phòng và đỏ mặt bước lại gần bắt tay Anna.
- Tôi rất vui mừng được gặp chị, - nàng nói giọng run run.
Kitty đang đấu tranh tư tưởng không biết nên thù ghét người đàn bà xấu xa này hay nên tỏ ra rộng lượng; nhưng vừa thoáng thấy khuôn mặt đẹp đầy thiện cảm của Anna, tất cả cừu địch liền tiêu tan.
- Chị không muốn gặp tôi cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Tôi đã quen với mọi chuyện rồi. Chị vừa ốm khỏi à? Phải, tôi thấy chị cũng có thay đổi đấy, - Anna nói.
Kitty cảm thấy Anna hằn học nhìn mình. Nàng cho sự hằn học đó là do giờ đây Anna cảm thấy ngượng khi giáp mặt nàng, Anna, người từng che chở cho nàng trước kia, và nàng bỗng thương Anna.
Họ nói chuyện về bệnh của Kitty, về con trai nàng, về Xtiva, nhưng tất cả những chuyện ấy rõ ràng không làm Anna quan tâm.
- Em đến để chào chị, - nàng vừa nói, vừa đứng dậy.
- Bao giờ cô chú đi?
Nhưng cả lần này nữa, Anna lại quay về phía Kitty không đáp.
- Tôi rất sung sướng được gặp lại chị, - nàng mỉm cười nói với Kitty. Tôi được nghe nói chuyện về chị qua nhiều người khác nhau, kể cả anh ấy nữa. Anh nhà có đến thăm tôi và tôi rất quý anh, - nàng nói thêm, rõ ràng với một ý định thâm hiểm. - Anh ấy giờ ở đâu?
- Nhà tôi lại về quê rồi, - Kitty đỏ mặt nói.
- Chị cho tôi gửi lời hỏi thăm anh, chị đừng quên nhé.
- Tôi sẽ không quên đâu, - Kitty ngây thơ nhắc lại và thương hại nhìn nàng.
- Chào chị Đôly! - Anna hôn Đôly, bắt tay Kitty và vội vã bước ra.
- Bà ta vẫn quyến rũ như xưa, - Kitty nói, khi còn lại một mình với chị gái. - Đẹp tuyệt! Nhưng trông bà ta vẫn có cái gì tội nghiệp lắm. Bà ấy làm em thương hại quá.
- Cô ấy đang ở trong tâm trạng không bình thường, - Đôly nói. Lúc chị tiễn cô ấy ra phòng chờ, hình như cô ấy muốn khóc.
Anna ngồi vào một góc xe êm ái có đệm lò xo mềm rung rinh theo nhịp phi của đôi ngựa xám, trong tiếng xe chạy và giữa những hình ảnh nối tiếp nhanh chóng ngoài trời, nàng ôn lại những việc xảy ra trong mấy ngày gần đây. Nàng nhìn thấy hoàn cảnh của mình dưới một khía cạnh hoàn toàn khác hẳn. Giờ đây, ý nghĩ về cái chết không làm nàng ghê sợ nữa và bản thân cái chết cũng không còn là chuyện tất yếu đối với nàng. Nàng tự trách đã tự hạ mình quá.
"Mình đã van nài anh ta tha thứ cho mình. Mình đã cam chịu. Mình nhận hết lỗi về phần mình. Tại sao thế? Mình không thể sống thiếu anh ta hay sao?" Và, không trả lời câu hỏi ấy, nàng bắt đầu đọc những biển hàng.
"Cửa hàng và kho chứa. Nha sĩ… Phải mình sẽ nói hết với Đôly. Chị ấy không ưa Vronxki. Sẽ nặng nề, nhục nhằn đây, nhưng mình sẽ nói hết. Chị ấy mến mình và mình sẽ nghe theo lời chị ấy khuyên. Mình sẽ không tự hạ mình trước anh ta nữa. Ai mượn anh ta dạy bảo mình. Fiulippôp, bánh mì trắng… nghe nói cửa hàng này gửi bột bánh đi tận Petersburg. Nước ở Moskva tốt thật. Cả những giếng nước Mitisenxc và bánh tráng nữa!" Nàng bỗng nhớ, trước đây lâu lắm, dạo mười bảy tuổi, nàng cùng bà cô đến nhà tu Chúa Ba Ngôi. "Hai cô cháu đi xe nhà. Lẽ nào đó lại là mình với đôi bàn tay đỏ hồng ấy nhỉ? Biết bao điều hồi ấy mình cho là tuyệt diệu và không thể vươn tới… giờ đây đã trở nên vô nghĩa; nhưng chính đó lại là ước mộng mà bây giừo mình không thể nào vươn tới được nữa. Hồi bấy giờ, làm sao có thể tin là mình sẽ phải nhục nhã thế này? Anh ta sẽ kiêu hãnh và thoả mãn biết chừng nào khi nhận được thư mình! Nhưng mình sẽ cho anh ta biết tay… Cái mùi sơn kia mới khó ngửi làm sao! Cứ sơn mãi làm gì, xây dựng mãi làm gì! Thời trang và y phục!", nàng đọc. Một người đàn ông chào nàng. Đó là chồng Annusska. "Những kẻ ăn bám của chúng ta, Vronxki nói vậy. Của chúng ta? Tại sao lại của chúng ta? Thật khủng khiếp nếu như không nhổ được tận gốc quá khứ. Nếu không nhổ được, ít ra cũng có thể làm như quên nó đi. Mình sẽ làm thế". Nghĩ tới đó, nàng nhớ lại cái quá khứ cùng sống với Alecxei Alecxandrovich, mà nàng đã xóa kỹ khỏi trí nhớ. "Đôly sẽ nghĩ mình bỏ chồng thứ hai và như vậy là mình sai. Nhưng thậm chí mình cũng chẳng cần đúng làm gì!", nàng nói và bỗng muốn khóc. Nhưng liền đó, nàng lại tự hỏi tại sao hai thiếu nữ kia vừa nói chuyện vừa mỉm cười: "Chắc là nói đến tình yêu. Các cô đâu có hiểu chuyện đó buồn tủi và nhục nhã biết chừng nào… Phố xá, trẻ con có ba chú nhỏ chơi phi ngựa. Xerioja! Mẹ mất hết và cả con cũng chẳng được trả về với mẹ. Phải, mất hết, nếu chàng không quay lại. Dễ thường chàng nhỡ tàu và bây giờ đang ở nhà rồi cũng nên. Mày vẫn cố tìm cách tự làm nhục mày! nàng tự mắng mình. Phải, tới nhà Đô y, mình sẽ nói ngay: em khổ lắm, đó là lỗi tại em, thật đáng đời, nhưng em đau khổ và chị phải cứu em. Đôi ngựa này, chiếc xe này, tất cả đều của anh ta, mình thấy ghê tởm khi phải ngồi trong xe này. Nhưng chẳng bao lâu mình sẽ không thấy chúng nữa!"
Anna lên thang gác, vừa chuẩn bị lời lẽ vừa cố tình đầu độc thêm vết thương lòng.
- Có khách nào không? - nàng hỏi ở phòng chờ.
- Có bà Ecaterina Alecxandrovna Levina ạ, - người đầy tớ đáp.
"Kitty! Vẫn cô Kitty mà Vronxki từng mê đây! Anna thầm nghĩ. Cái cô mà chàng vẫn trìu mến nhớ lại. Chàng tiếc đã không lấy cô ta trong khi đối với mình thì căm ghét và hối tiếc là đã trót gặp".
Khi Anna đến thì hai chị em đang bàn chuyện nuôi con thơ. Một mình Đôly ra đón bà khách đến quấy rối câu chuyện của họ.
- Cô chưa đi à? Tôi cứ định lại thăm cô đấy, - bà ta nói. - Hôm nay, tôi nhận được thư Xtiva.
- Vâng, anh ấy có gửi cho chúng em một bức điện tín, Anna trả lời và nhìn quanh tìm Kitty.
- Anh ấy viết là không hiểu đích xác Alecxei Alecxandrovich muốn gì, nhưng anh ấy sẽ chưa đi nếu chưa nhận được trả lời.
- Hình như chị có khách thì phải. Em có thể xem lá thư ấy được không?
- Phải, Kitty đang ở đây, - Đôly nói, vẻ lúng túng; - cô ấy đang ở phòng trẻ. Cô ấy vừa ốm nặng.
- Em biết rồi. Em có thể xem được lá thư ấy không?
- Để tôi đi tìm đưa cô xem… Cô biết đấy, ông ta không từ chối; trái lại, Xtiva vẫn hi vọng, - Đôly nói và dừng lại trên bậc cửa.
- Còn em thì chả hi vọng và cũng chả muốn gì nữa hết, - Anna nói.
"Vậy ra Kitty cho gặp mình là nhục nhã chăng? Anna nghĩ thầm khi còn lại một mình. Có lẽ cô ta nghĩ đúng. Nhưng cái cô đã phải lòng Vronxki ấy đâu phải là người lên mặt dạy mình được, dù đó là điều hay lẽ phải. Mình thừa biết, với hoàn cảnh mình, không người đàn bà đứng đắn nào có thể tiếp mình. Ngay phút đầu tiên mình đã hi sinh tất cả cho anh ta. Và phần thưởng bây giờ là thế! Ôi, mình căm ghét anh ta biết bao! Tại sao mình lại đến đây? Thế này càng tệ hơn, càng khổ tâm hơn". Nàng nghe thấy hai chị em nói chuyện ở phòng bên. "Giờ đây mình sẽ nói gì với Đôly? Để cho Kitty mát lòng mát dạ thấy mình khốn khổ và cúi rạp xuống xin cô ta che chở ư? Không! Với lại, Đôly sẽ không hiểu mình đâu. Và mình chẳng có gì cần nói với chị ấy cả. Thế nhưng mình thích gặp Kitty để tỏ cho cô ta biết mình coi khinh tất cả sự đời, tất cả thế gian, mình hoàn toàn dửng dưng với tất cả".
Đôly cầm thư đi vào. Anna đọc thư và lẳng lặng trả lại bà.
- Mọi cái đó, em biết cả rồi, - nàng nói. - Em không mảy may bận tâm vì những chuyện ấy.
- Tại sao vậy? Ngược lại, tôi vẫn hi vọng lắm, - Đôly vừa nói vừa tò mò nhìn Anna. Chưa bao giờ bà thấy nàng lạ lùng, cáu kỉnh đến thế. Bao giờ cô đi? - bà ta hỏi.
Anna lim dim mắt nhìn thẳng về phía trước, không trả lời.
- Có phải Kitty tránh mặt em không? - nàng nhìn về phía cửa nói và đỏ mặt lên.
- Ồ! Bậy nào! Cô ấy đang nuôi con thơ, nhưng còn lúng túng nên tôi có góp ý kiến… Cô ấy sẽ rất vui lòng được gặp cô. Cô ấy vào đây ngay bây giờ đấy, - Đôly vụng về nói vì bà không biết nói dối. - Kia rồi.
Khi biết Anna tới, thoạt tiên Kitty định không ló mặt ra. Nhưng Đôly đã giảng giải cho nàng nghe. Kitty phải lấy hết nhuệ khí bước vào phòng và đỏ mặt bước lại gần bắt tay Anna.
- Tôi rất vui mừng được gặp chị, - nàng nói giọng run run.
Kitty đang đấu tranh tư tưởng không biết nên thù ghét người đàn bà xấu xa này hay nên tỏ ra rộng lượng; nhưng vừa thoáng thấy khuôn mặt đẹp đầy thiện cảm của Anna, tất cả cừu địch liền tiêu tan.
- Chị không muốn gặp tôi cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Tôi đã quen với mọi chuyện rồi. Chị vừa ốm khỏi à? Phải, tôi thấy chị cũng có thay đổi đấy, - Anna nói.
Kitty cảm thấy Anna hằn học nhìn mình. Nàng cho sự hằn học đó là do giờ đây Anna cảm thấy ngượng khi giáp mặt nàng, Anna, người từng che chở cho nàng trước kia, và nàng bỗng thương Anna.
Họ nói chuyện về bệnh của Kitty, về con trai nàng, về Xtiva, nhưng tất cả những chuyện ấy rõ ràng không làm Anna quan tâm.
- Em đến để chào chị, - nàng vừa nói, vừa đứng dậy.
- Bao giờ cô chú đi?
Nhưng cả lần này nữa, Anna lại quay về phía Kitty không đáp.
- Tôi rất sung sướng được gặp lại chị, - nàng mỉm cười nói với Kitty. Tôi được nghe nói chuyện về chị qua nhiều người khác nhau, kể cả anh ấy nữa. Anh nhà có đến thăm tôi và tôi rất quý anh, - nàng nói thêm, rõ ràng với một ý định thâm hiểm. - Anh ấy giờ ở đâu?
- Nhà tôi lại về quê rồi, - Kitty đỏ mặt nói.
- Chị cho tôi gửi lời hỏi thăm anh, chị đừng quên nhé.
- Tôi sẽ không quên đâu, - Kitty ngây thơ nhắc lại và thương hại nhìn nàng.
- Chào chị Đôly! - Anna hôn Đôly, bắt tay Kitty và vội vã bước ra.
- Bà ta vẫn quyến rũ như xưa, - Kitty nói, khi còn lại một mình với chị gái. - Đẹp tuyệt! Nhưng trông bà ta vẫn có cái gì tội nghiệp lắm. Bà ấy làm em thương hại quá.
- Cô ấy đang ở trong tâm trạng không bình thường, - Đôly nói. Lúc chị tiễn cô ấy ra phòng chờ, hình như cô ấy muốn khóc.
Quyển
7
Chương 29
Chương 29
Khi trở lại xe, Anna thấy còn khổ sở hơn cả lúc ở nhà ra đi.
Cùng với nỗi đau đớn, giờ đây, cộng thêm cái cảm giác bị nhục mạ và xua đuổi nó
xâm chiếm nàng mãnh liệt khi giáp mặt Kitty.
- Bà về nhà ạ? - Petr hỏi.
- Ừ, - nàng nói, cũng chẳng buồn nghĩ đến nơi mình sẽ tới.
"Họ ngắm mình như một cái gì gớm ghiếc, khó hiểu và kì quái. Anh ta kể lể gì với bạn mà say sưa thế kia? Nàng nghĩ khi nhìn thấy hai người khách qua đường. Mình những muốn gục đầu vào ngực Đôly mà thổ lộ nỗi niềm, nhưng cũng may đã không làm thế. Chị ấy sẽ tha hồ thích thú trước nỗi đau khổ của mình! Chị ấy hẳn sẽ không lộ vẻ gì, nhưng cảm giác bao trùm ắt là vui thích được thấy mình phải chuộc tội vì những lạc thú chị ấy thèm muốn. Và hẳn Kitty lại càng bằng lòng hơn nữa. Mình đọc được hết ý nghĩ cô ta. Cô ta biết mình đã tỏ ra thân ái quá mức với chồng cô ta. Cô ta ghen và căm ghét mình. Và hơn nữa, cô ta còn khinh mình. Dưới mắt cô ta, mình là một mụ đàn bà lẳng lơ. Nếu quả thế thật thì mình đã làm chồng cô ta mê mình rồi… nếu mình muốn. Với lại, mình cũng đã nghĩ đến chuyện ấy rồi đấy. Kia đúng là một anh chàng tự bằng lòng mình", nàng tự nhủ khi xe nàng gặp xe một ông to béo, mặt mày hồng hào; ông này tưởng quen nàng bèn nhấc chiếc mũ cao thành óng ánh ra, trên cái đầu hói và bóng loáng, rồi sau mới biết mình lầm. "Hắn ngỡ là biết mình. Và hắn cũng chẳng biết gì mình hơn bất kì ai trên mặt đất này. Đến ngay mình nữa, mình có biết mình đâu. Mình chỉ biết những "khẩu vị" của mình, như người Pháp thường nói. Mấy đứa nhỏ kia thèm cái món kem tồi nọ. ít ra chúng cũng biết chắc điều đó", nàng quyết đoán khi thấy hai chú bé giữ người bán kem lại. Người này đặt cái xô xuống đất và lấy khăn lau bộ mặt đẫm mồ hôi. "Tất cả chúng ta, ai nấy đều thích món ngọt, món ngon. Khi không có kẹo, ta đành hạ mức xuống cái kem tồi. Cũng như Kitty: Không được Vronxki thì cô ả bằng lòng Levin vậy. Và cô ả ghen tức với mình. Cô ta ghét mình. Chúng ta ai nấy đều căm ghét nhau. Mình ghét Kitty, và Kitty ghét mình. Sự thật là như vậy. Tiutkin thợ cắt tóc… Tôi cắt tóc ở hiệu Tiutkin… Mình sẽ kể thế khi chàng quay lại", nàng thầm nói một mình và mỉm cười. Nhưng ngay lúc ấy, nàng chợt nhớ không còn ai để kể lại những chuyện ngộ nghĩnh nữa… "Với lại, chuyện đó chẳng có gì là ngộ nghĩnh cả. Mọi sự đều đê tiện hết. Có tiếng chuông chầu lễ chiều: gã bán hàng kia làm dấu mới thận trọng làm sao, như sợ đánh rơi mất vật gì. Tại sao lại có những ngôi nhà thờ, những hồi chuông và sự dối trá này? Hoàn toàn chỉ để che giấu rằng chúng ta ai nấy đều căm ghét nhau, như bọn xà ích kia đang chửi nhau. Yasvin có nói: đối thủ của tôi sẽ sung sướng nếu lột được đến cái áo lót của tôi. Và tôi, tôi cũng thế. Thật chí lí!".
Nàng dừng lại trước cửa nhà, tâm trí vẫn triền miên trong những ý nghĩ đó, đến nỗi lãng đi không nhớ gì đến hoàn cảnh mình nữa. Tới khi nhìn thấy người gác cửa ra đón, nàng mới sực nhớ đã gửi đi một lá thư và một bức điện.
- Có thư trả lời không? - nàng hỏi.
- Để cháu xem đã, - người gác cửa đáp.
Sau khi nhìn vào phòng chờ, gã cầm trên bàn cái phong bì vuông mỏng đựng một bức điện tín và mang đến. Nàng đọc: "Anh không thể về trước mười giờ được. Vronxki".
- Người tôi sai đi vẫn chưa về à?
- Chưa ạ, - người gác cửa đáp.
"Đến nước này thì mình biết sẽ phải làm gì rồi, nàng tự nhủ, và bước nhanh lên cầu thang, trong người bốc lên một nỗi khát khao mơ hồ muốn trả thù. Mình sẽ thân hành đi tìm anh ta. Trước khi bỏ đi mãi mãi, mình sẽ nói hết với anh ta. Chưa bao giờ ta căm ghét ai bằng con người ấy!", nàng nghĩ. Thoáng thấy mũ Vronxki treo trên mắc áo, nàng rùng mình ghê tởm. Nàng không nghĩ ra bức điện kia là để trả lời bức điện của nàng và chàng vẫn chưa nhận được thư. Nàng tưởng tượng chàng đang bình thản nói chuyện với mẹ và đang cùng tiểu thư Xorokina hể hả thấy nàng đau khổ. "Phải, ta nên đi sớm chừng nào hay chừng nấy", nàng tự nhủ, nhưng vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu. Nàng muốn thoát khỏi những cảm giác đang xâm chiếm lòng nàng trong ngôi nhà kinh khủng này. Bọn đầy tớ, những bức tường, đồ đạc ở nhà này, mọi thứ đều khiến nàng ghê tởm, căm ghét, và như đè bẹp nàng xuống.
"Mình sẽ ra ga: nếu không thấy chàng ở đấy, mình sẽ tới đó và sẽ bắt quả tang". Nàng giở báo xem giờ tàu chạy. Có một chuyến khởi hành hồi tám giờ hai phút. "Mình sẽ đến vừa kịp". Nàng sai thắng ngựa mới vào xe và nhét đầy vào cái xắc nhỏ đi đường những đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi dài ngày. Nàng biết mình sẽ không quay về nữa. Nàng còn quyết định (đây là một trong nhiều kế hoạch vừa hiện ra trong đầu) sau câu chuyện sẽ xảy ra ở ga hoặc ở nhà bá tước phu nhân, nàng sẽ đáp tàu về phía Nijni và xuống ga đầu tiên.
Bữa ăn chiều đã dọn ra; nàng vào phòng ăn nhưng mùi bánh và mùi phó mát làm nàng ghê sợ. Nàng sai đánh xe ra và xuống gác. Ngôi nhà ngả bóng xuống hết bề rộng lòng phố. Buổi chiều trong sáng; mặt trời vẫn sưởi ấm. Annuska đem túi xuống cho nàng, Petr đặt túi vào xe, gã xà ích vẻ không bằng lòng ra mặt, nàng thấy mọi người đều bỉ ổi: mọi cử chỉ và lời nói của họ đều làm nàng bực tức.
- Petr, tôi không cần đến anh đâu.
- Thế ai sẽ lấy vé cho bà ạ?
- Được, nếu anh muốn đi cũng chẳng sao, - nàng bực dọc nói. Petr trèo lên ghế, hai tay chống nạnh và bảo xà ích đánh xe ra ga.
- Bà về nhà ạ? - Petr hỏi.
- Ừ, - nàng nói, cũng chẳng buồn nghĩ đến nơi mình sẽ tới.
"Họ ngắm mình như một cái gì gớm ghiếc, khó hiểu và kì quái. Anh ta kể lể gì với bạn mà say sưa thế kia? Nàng nghĩ khi nhìn thấy hai người khách qua đường. Mình những muốn gục đầu vào ngực Đôly mà thổ lộ nỗi niềm, nhưng cũng may đã không làm thế. Chị ấy sẽ tha hồ thích thú trước nỗi đau khổ của mình! Chị ấy hẳn sẽ không lộ vẻ gì, nhưng cảm giác bao trùm ắt là vui thích được thấy mình phải chuộc tội vì những lạc thú chị ấy thèm muốn. Và hẳn Kitty lại càng bằng lòng hơn nữa. Mình đọc được hết ý nghĩ cô ta. Cô ta biết mình đã tỏ ra thân ái quá mức với chồng cô ta. Cô ta ghen và căm ghét mình. Và hơn nữa, cô ta còn khinh mình. Dưới mắt cô ta, mình là một mụ đàn bà lẳng lơ. Nếu quả thế thật thì mình đã làm chồng cô ta mê mình rồi… nếu mình muốn. Với lại, mình cũng đã nghĩ đến chuyện ấy rồi đấy. Kia đúng là một anh chàng tự bằng lòng mình", nàng tự nhủ khi xe nàng gặp xe một ông to béo, mặt mày hồng hào; ông này tưởng quen nàng bèn nhấc chiếc mũ cao thành óng ánh ra, trên cái đầu hói và bóng loáng, rồi sau mới biết mình lầm. "Hắn ngỡ là biết mình. Và hắn cũng chẳng biết gì mình hơn bất kì ai trên mặt đất này. Đến ngay mình nữa, mình có biết mình đâu. Mình chỉ biết những "khẩu vị" của mình, như người Pháp thường nói. Mấy đứa nhỏ kia thèm cái món kem tồi nọ. ít ra chúng cũng biết chắc điều đó", nàng quyết đoán khi thấy hai chú bé giữ người bán kem lại. Người này đặt cái xô xuống đất và lấy khăn lau bộ mặt đẫm mồ hôi. "Tất cả chúng ta, ai nấy đều thích món ngọt, món ngon. Khi không có kẹo, ta đành hạ mức xuống cái kem tồi. Cũng như Kitty: Không được Vronxki thì cô ả bằng lòng Levin vậy. Và cô ả ghen tức với mình. Cô ta ghét mình. Chúng ta ai nấy đều căm ghét nhau. Mình ghét Kitty, và Kitty ghét mình. Sự thật là như vậy. Tiutkin thợ cắt tóc… Tôi cắt tóc ở hiệu Tiutkin… Mình sẽ kể thế khi chàng quay lại", nàng thầm nói một mình và mỉm cười. Nhưng ngay lúc ấy, nàng chợt nhớ không còn ai để kể lại những chuyện ngộ nghĩnh nữa… "Với lại, chuyện đó chẳng có gì là ngộ nghĩnh cả. Mọi sự đều đê tiện hết. Có tiếng chuông chầu lễ chiều: gã bán hàng kia làm dấu mới thận trọng làm sao, như sợ đánh rơi mất vật gì. Tại sao lại có những ngôi nhà thờ, những hồi chuông và sự dối trá này? Hoàn toàn chỉ để che giấu rằng chúng ta ai nấy đều căm ghét nhau, như bọn xà ích kia đang chửi nhau. Yasvin có nói: đối thủ của tôi sẽ sung sướng nếu lột được đến cái áo lót của tôi. Và tôi, tôi cũng thế. Thật chí lí!".
Nàng dừng lại trước cửa nhà, tâm trí vẫn triền miên trong những ý nghĩ đó, đến nỗi lãng đi không nhớ gì đến hoàn cảnh mình nữa. Tới khi nhìn thấy người gác cửa ra đón, nàng mới sực nhớ đã gửi đi một lá thư và một bức điện.
- Có thư trả lời không? - nàng hỏi.
- Để cháu xem đã, - người gác cửa đáp.
Sau khi nhìn vào phòng chờ, gã cầm trên bàn cái phong bì vuông mỏng đựng một bức điện tín và mang đến. Nàng đọc: "Anh không thể về trước mười giờ được. Vronxki".
- Người tôi sai đi vẫn chưa về à?
- Chưa ạ, - người gác cửa đáp.
"Đến nước này thì mình biết sẽ phải làm gì rồi, nàng tự nhủ, và bước nhanh lên cầu thang, trong người bốc lên một nỗi khát khao mơ hồ muốn trả thù. Mình sẽ thân hành đi tìm anh ta. Trước khi bỏ đi mãi mãi, mình sẽ nói hết với anh ta. Chưa bao giờ ta căm ghét ai bằng con người ấy!", nàng nghĩ. Thoáng thấy mũ Vronxki treo trên mắc áo, nàng rùng mình ghê tởm. Nàng không nghĩ ra bức điện kia là để trả lời bức điện của nàng và chàng vẫn chưa nhận được thư. Nàng tưởng tượng chàng đang bình thản nói chuyện với mẹ và đang cùng tiểu thư Xorokina hể hả thấy nàng đau khổ. "Phải, ta nên đi sớm chừng nào hay chừng nấy", nàng tự nhủ, nhưng vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu. Nàng muốn thoát khỏi những cảm giác đang xâm chiếm lòng nàng trong ngôi nhà kinh khủng này. Bọn đầy tớ, những bức tường, đồ đạc ở nhà này, mọi thứ đều khiến nàng ghê tởm, căm ghét, và như đè bẹp nàng xuống.
"Mình sẽ ra ga: nếu không thấy chàng ở đấy, mình sẽ tới đó và sẽ bắt quả tang". Nàng giở báo xem giờ tàu chạy. Có một chuyến khởi hành hồi tám giờ hai phút. "Mình sẽ đến vừa kịp". Nàng sai thắng ngựa mới vào xe và nhét đầy vào cái xắc nhỏ đi đường những đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi dài ngày. Nàng biết mình sẽ không quay về nữa. Nàng còn quyết định (đây là một trong nhiều kế hoạch vừa hiện ra trong đầu) sau câu chuyện sẽ xảy ra ở ga hoặc ở nhà bá tước phu nhân, nàng sẽ đáp tàu về phía Nijni và xuống ga đầu tiên.
Bữa ăn chiều đã dọn ra; nàng vào phòng ăn nhưng mùi bánh và mùi phó mát làm nàng ghê sợ. Nàng sai đánh xe ra và xuống gác. Ngôi nhà ngả bóng xuống hết bề rộng lòng phố. Buổi chiều trong sáng; mặt trời vẫn sưởi ấm. Annuska đem túi xuống cho nàng, Petr đặt túi vào xe, gã xà ích vẻ không bằng lòng ra mặt, nàng thấy mọi người đều bỉ ổi: mọi cử chỉ và lời nói của họ đều làm nàng bực tức.
- Petr, tôi không cần đến anh đâu.
- Thế ai sẽ lấy vé cho bà ạ?
- Được, nếu anh muốn đi cũng chẳng sao, - nàng bực dọc nói. Petr trèo lên ghế, hai tay chống nạnh và bảo xà ích đánh xe ra ga.
Quyển
7
Chương 30
Chương 30
"Thế đó! Một lần nữa, mình lại hiểu hết!", Anna tự
nhủ khi xe bắt đầu chạy, khua vang mặt đường lồi lõm dưới bánh xe. Hàng loạt cảm
giác nối tiếp nhau trong đầu nàng.
"Mình vừa nghĩ gì ở đoạn cuối nhỉ? - nàng cố nhớ lại. Đến Tiutkin, thợ cắt tóc (1)? Không, không phải. à phải, về cái điều Yasvin nói với mình: đấu tranh sinh tồn và lòng căm ghét, đó là sợi dây duy nhất ràng buộc con người với nhau. Làm gì mà các ngài vội vàng thế, nàng thầm nói với toán người ngồi trong một cỗ xe bốn ngựa, rõ ràng về vui chơi ở nông thôn. Cả đến con chó mang theo cũng không giúp gì được cho các ngài đâu. Các ngài đừng hòng thoát khỏi bản thân mình". Nàng đưa mắt theo hướng Petr nhìn và thấy một anh thợ say rượu bí tỉ đang lắc lư cái đầu, bị cảnh sát giải đi. "Thế mà lại tốt hơn đấy, nàng nghĩ bụng. Bá tước Vronxki và tôi cũng chưa bao giờ đạt tới niềm lạc thú hằng ao ước đó". Và lần đầu tiên, Anna đem luồng ánh sáng chói lọi vừa soi cho nàng tỏ tường mọi sự, rọi vào mối quan hệ của nàng với Vronxki, mà trước nay nàng vẫn tránh nghĩ tới. "Chàng muốn tìm gì ở ta? Đâu phải vì yêu mà chỉ để thoả mãn tính hợm hĩnh thôi". Nàng nhớ lại lời lẽ và cái vẻ giống như con chó ngoan ngoãn của chàng những ngày đầu quen nhau. Giờ đây, mọi chuyện đều chứng minh điều đó.
"Phải, chính là sự đắc thắng của thói hợm hĩnh. Anh ta cũng có yêu mình, nhưng trước hết là hãnh diện vì đã thành công. Anh ta vênh vang vì mình. Bây giờ thì hết rồi. Không còn gì để lên mặt nữa. Trái lại, anh ta còn xấu hổ vì mình là đằng khác. Anh ta đã đoạt của mình tất cả những gì có thể đoạt được, anh ta không cần đến mình nữa. Mình trở thành gánh nặng và anh ta phải cố gắng để khỏi tỏ ra bất lương với mình. Hôm qua, anh ta đã lộ mặt rồi đó: sở dĩ anh ta mong li dị, mong lấy mình làm vợ, cũng chỉ là đâm lao phải theo lao. Anh ta yêu mình nhưng yêu như thế nào kia? Còn đâu là hứng thú nữa (1). Cái gã kia muốn trưng trổ với mọi người và có vẻ tự mãn gớm, nàng thầm nghĩ khi thấy một gã chào hàng, má đỏ ửng đang vắt vẻo ngồi trên một con ngựa đu quay. "Phải, anh ta không tìm thấy hứng thù gì ở mình nữa. Nếu mình đi, chắc trong thâm tâm, anh ta sun
Đó không phải là giả thuyết, nàng đã nhìn thấy điều đó rõ ràng trong luồng ánh sáng lúc này đang soi tỏ cho nàng thấy ý nghĩa cuộc đời và những quan hệ giữa con người.
"Tình yêu của ta ngày một thêm say đắm và ích kỉ, còn tình yêu của chàng ngày một tàn lụi, vì thế hai đứa cứ xa dần nhau, nàng nghĩ tiếp. Không có cách gì cứu chữa được nữa. Chàng là tất cả đối với ta, và ta muốn chàng hiến trọn cuộc đời cho ta. Thế mà chàng ngày càng muốn thoát khỏi ta. Trước lúc quen nhau, hai đứa theo cùng một con đường đến với nhau, nhưng từ đó mỗi đứa lại đi một đường riêng không tài nào cưỡng nổi. Điều đó là tất yếu. Chàng bảo mình hay ghen tuông vô lí; chính mình cũng tự trách mình về điều đó; thế nhưng thực ra không phải thế. Mình không ghen, mình chỉ không thoả mãn thôi. Nhưng…" Nàng mở miệng và đổi chỗ ngồi trong xe, tâm hồn xao động bởi một ý nghĩ đột ngột vừa ấp tới: "Nếu mình có thể là gì khác chứ không phải là cô tình nhân khao khát được chàng vuốt ve? Nhưng mình không thể và không muốn là gì khác đối với chàng. Điều mình khao khát ở chàng, lại khiến chàng xa lánh mình, vì thế mình phải nhận lấy nỗi đắng cay và sự thể không cách nào khác được. Chắc chắn chàng không lừa dối phụ bạc mình, chàng chẳng thèm để ý gì đến cô bé Xorokina, chàng không mê Kitty, không bội bạc mình đâu. Mình biết thế, nhưng cũng chẳng vì vậy mà sung sướng thêm chút nào. Nếu chàng chỉ tốt và dịu dàng vì nhiệm vụ mà không yêu mình, thì đó cũng không phải điều mình mong ước. Phải, như thế còn nghìn lần tệ hơn ghét bỏ! Như thế sẽ là… địa ngục! Thế mà hai đứa mình đang đến tình cảnh đó rồi. Từ lâu chàng không yêu mình nữa. Và hết yêu là đến ghét… Mình chưa hề tới đây bao giờ. Phố xá cứ dài mãi, nhà cửa cứ tiếp theo nhà cửa… Và trong các ngôi nhà là những con người… Tất cả, có bao nhiêu người đi nữa, họ cũng đều thù ghét nhau. Nào, thử xác định xem mình ao ước những gì để có hạnh phúc. Thế nào nhỉ? Alecxei Alecxandrovich bằng lòng ly dị, trả Xerioja cho mình và mình lấy Vronxki".
Nghĩ tới Alecxei Alecxandrovich, nàng bỗng hình dung ông ta rõ mồn một như ông đang đứng trước mặt với cặp mắt dịu dàng và đục lờ, bàn tay trắng nổi gân xanh, với cách uốn giọng và thói bẻ khục ngón tay. Nhớ tới tình cảm đã có giữa hai người, cũng được gán cho cái tên ái tình, nàng rùng mình kinh tởm.
"Được; cứ cho là mình được li dị và trở thành vợ Vronxki. Thế rồi sao? Thế rồi Kitty sẽ thôi không nhìn mình như đã nhìn hôm nay chứ? Không đâu. Xerioja sẽ không tự hỏi tại sao mình có những hai chồng chứ? Liệu rồi có thể nảy nở một tình cảm mới giữa Vronxki và mình được không? Liệu mình có thể thấy trước bất cứ một điều gì khác (khoan nói tới hạnh phúc vội) ngoài nỗi dằn vặt đau đớn không? Không và không! Nàng trả lời, lần này không chút ngập ngừng. Không thể được! Chính cuộc đời đã chia rẽ chúng ta: mình gây tai hoạ cho chàng, chàng gây tai hoạ cho mình và cả hai đều không thể tự biến đổi. Chúng ta đã thử hết cách, cái đinh ốc đã vặn chặt rồi… Đây kia, một mụ ăn mày với đứa con. Mụ ta tưởng gợi được lòng thương hại. Nhưng chẳng phải chúng ta đã bị vứt xuống mặt đất này để oán thù nhau, tự làm khổ mình và làm khổ kẻ khác đó sao? Bọn học trò kia; chúng đang chơi đùa. Thế còn Xerioja? Nàng nhớ lại. Mình cứ tưởng yêu nó rồi xúc động vì tình cảm của chính mình. Thế mà mình đã sống không có nó, đã đổi nó lấy tình yêu khác và không hề phàn nàn về sự đổi chác ấy, chừng nào tình yêu ấy còn làm mình thỏa mãn". Và nàng ghê sợ nhớ lại cái mà nàng gọi là "tình yêu ấy". Luồng ánh sáng giờ đây giúp nàng nhìn thấu rõ đời mình và đời mọi người, làm nàng vui sướng. "Chúng ta ai nấy đều đến bước ấy cả, ta, Petr, gã xà ích Fedor, cả gã lái buôn dưới kia và mọi người đang sống hai bên bờ sông Vonga, nơi những biển quảng cáo kia đang mời đi thăm. Ở đâu và thời nào cũng vậy", nàng thầm nghĩ vừa lúc tới khu nhà thấp của ga Nijni Novgorot. Phu khuân vác chạy ùa ra đón.
- Có phải lấy vé đến Obiralovca không ạ? - Petr hỏi.
Nàng quên khuấy mình định đi đâu và tại sao phải đi. Nàng phải cố gắng lắm mới hiểu nổi câu hỏi.
- Ừ, - nàng nói và đưa gã cái ví tiền, rồi bước xuống xe, tay cầm cái xắc con màu đỏ.
Trong khi lách qua đám đông đi tới phòng đợi hạng nhất, mọi chi tiết của cảnh ngộ nàng lại hiện lên trong trí nhớ cùng những dự định linh tinh đang khiến nàng do dự không biết chọn đường nào. Hi vọng và tuyệt vọng thay nhau đến khơi sâu vết thương trong trái tim rã rời đau đớn, đang đập mạnh tưởng đến sắp vỡ tung. Nàng ngồi xuống chiếc ghế đệm hình ngôi sao để chờ tàu, chán ngán nhìn kẻ vào người ra: nàng thấy tất cả đều bỉ ổi. Lúc thì nàng tưởng như mình đã tới ga và chuẩn bị trước lá thư sẽ viết cho Vronxki; lúc lại hình dung thấy Vronxki, không hề động lòng trước những đau khổ của nàng, đang phàn nàn với mẹ về nàng: nàng bèn chuẩn bị những lời sẽ nói với chàng khi bước vào phòng khách. Hoặc giả nàng lại nghĩ rằng đời mình vẫn còn có thể hạnh phúc, rằng thật khổ tâm biết bao khi phải vừa yêu vừa ghét chàng, và tiếng tim đập bỗng khiến nàng phát sợ.
Chú thích:
(1) Coiffeur (tiếng Pháp trong nguyên bản)
(2) The zest is gone (tiếng Anh trong nguyên bản). Bản Pháp văn của Sylvie Luneau, cũng như một số bản dịch Pháp văn khác mà chúng tôi có dịp tham khảo, in nhầm chữ zest thành rest (nghĩa là nghỉ ngơi). Do đó, lần xuất bản trước, chúng tôi cũng bị lầm lẫn, câu văn trở nên lạc lõng. Lần này, chúng tôi chỉnh lại theo nguyên bản
"Mình vừa nghĩ gì ở đoạn cuối nhỉ? - nàng cố nhớ lại. Đến Tiutkin, thợ cắt tóc (1)? Không, không phải. à phải, về cái điều Yasvin nói với mình: đấu tranh sinh tồn và lòng căm ghét, đó là sợi dây duy nhất ràng buộc con người với nhau. Làm gì mà các ngài vội vàng thế, nàng thầm nói với toán người ngồi trong một cỗ xe bốn ngựa, rõ ràng về vui chơi ở nông thôn. Cả đến con chó mang theo cũng không giúp gì được cho các ngài đâu. Các ngài đừng hòng thoát khỏi bản thân mình". Nàng đưa mắt theo hướng Petr nhìn và thấy một anh thợ say rượu bí tỉ đang lắc lư cái đầu, bị cảnh sát giải đi. "Thế mà lại tốt hơn đấy, nàng nghĩ bụng. Bá tước Vronxki và tôi cũng chưa bao giờ đạt tới niềm lạc thú hằng ao ước đó". Và lần đầu tiên, Anna đem luồng ánh sáng chói lọi vừa soi cho nàng tỏ tường mọi sự, rọi vào mối quan hệ của nàng với Vronxki, mà trước nay nàng vẫn tránh nghĩ tới. "Chàng muốn tìm gì ở ta? Đâu phải vì yêu mà chỉ để thoả mãn tính hợm hĩnh thôi". Nàng nhớ lại lời lẽ và cái vẻ giống như con chó ngoan ngoãn của chàng những ngày đầu quen nhau. Giờ đây, mọi chuyện đều chứng minh điều đó.
"Phải, chính là sự đắc thắng của thói hợm hĩnh. Anh ta cũng có yêu mình, nhưng trước hết là hãnh diện vì đã thành công. Anh ta vênh vang vì mình. Bây giờ thì hết rồi. Không còn gì để lên mặt nữa. Trái lại, anh ta còn xấu hổ vì mình là đằng khác. Anh ta đã đoạt của mình tất cả những gì có thể đoạt được, anh ta không cần đến mình nữa. Mình trở thành gánh nặng và anh ta phải cố gắng để khỏi tỏ ra bất lương với mình. Hôm qua, anh ta đã lộ mặt rồi đó: sở dĩ anh ta mong li dị, mong lấy mình làm vợ, cũng chỉ là đâm lao phải theo lao. Anh ta yêu mình nhưng yêu như thế nào kia? Còn đâu là hứng thú nữa (1). Cái gã kia muốn trưng trổ với mọi người và có vẻ tự mãn gớm, nàng thầm nghĩ khi thấy một gã chào hàng, má đỏ ửng đang vắt vẻo ngồi trên một con ngựa đu quay. "Phải, anh ta không tìm thấy hứng thù gì ở mình nữa. Nếu mình đi, chắc trong thâm tâm, anh ta sun
Đó không phải là giả thuyết, nàng đã nhìn thấy điều đó rõ ràng trong luồng ánh sáng lúc này đang soi tỏ cho nàng thấy ý nghĩa cuộc đời và những quan hệ giữa con người.
"Tình yêu của ta ngày một thêm say đắm và ích kỉ, còn tình yêu của chàng ngày một tàn lụi, vì thế hai đứa cứ xa dần nhau, nàng nghĩ tiếp. Không có cách gì cứu chữa được nữa. Chàng là tất cả đối với ta, và ta muốn chàng hiến trọn cuộc đời cho ta. Thế mà chàng ngày càng muốn thoát khỏi ta. Trước lúc quen nhau, hai đứa theo cùng một con đường đến với nhau, nhưng từ đó mỗi đứa lại đi một đường riêng không tài nào cưỡng nổi. Điều đó là tất yếu. Chàng bảo mình hay ghen tuông vô lí; chính mình cũng tự trách mình về điều đó; thế nhưng thực ra không phải thế. Mình không ghen, mình chỉ không thoả mãn thôi. Nhưng…" Nàng mở miệng và đổi chỗ ngồi trong xe, tâm hồn xao động bởi một ý nghĩ đột ngột vừa ấp tới: "Nếu mình có thể là gì khác chứ không phải là cô tình nhân khao khát được chàng vuốt ve? Nhưng mình không thể và không muốn là gì khác đối với chàng. Điều mình khao khát ở chàng, lại khiến chàng xa lánh mình, vì thế mình phải nhận lấy nỗi đắng cay và sự thể không cách nào khác được. Chắc chắn chàng không lừa dối phụ bạc mình, chàng chẳng thèm để ý gì đến cô bé Xorokina, chàng không mê Kitty, không bội bạc mình đâu. Mình biết thế, nhưng cũng chẳng vì vậy mà sung sướng thêm chút nào. Nếu chàng chỉ tốt và dịu dàng vì nhiệm vụ mà không yêu mình, thì đó cũng không phải điều mình mong ước. Phải, như thế còn nghìn lần tệ hơn ghét bỏ! Như thế sẽ là… địa ngục! Thế mà hai đứa mình đang đến tình cảnh đó rồi. Từ lâu chàng không yêu mình nữa. Và hết yêu là đến ghét… Mình chưa hề tới đây bao giờ. Phố xá cứ dài mãi, nhà cửa cứ tiếp theo nhà cửa… Và trong các ngôi nhà là những con người… Tất cả, có bao nhiêu người đi nữa, họ cũng đều thù ghét nhau. Nào, thử xác định xem mình ao ước những gì để có hạnh phúc. Thế nào nhỉ? Alecxei Alecxandrovich bằng lòng ly dị, trả Xerioja cho mình và mình lấy Vronxki".
Nghĩ tới Alecxei Alecxandrovich, nàng bỗng hình dung ông ta rõ mồn một như ông đang đứng trước mặt với cặp mắt dịu dàng và đục lờ, bàn tay trắng nổi gân xanh, với cách uốn giọng và thói bẻ khục ngón tay. Nhớ tới tình cảm đã có giữa hai người, cũng được gán cho cái tên ái tình, nàng rùng mình kinh tởm.
"Được; cứ cho là mình được li dị và trở thành vợ Vronxki. Thế rồi sao? Thế rồi Kitty sẽ thôi không nhìn mình như đã nhìn hôm nay chứ? Không đâu. Xerioja sẽ không tự hỏi tại sao mình có những hai chồng chứ? Liệu rồi có thể nảy nở một tình cảm mới giữa Vronxki và mình được không? Liệu mình có thể thấy trước bất cứ một điều gì khác (khoan nói tới hạnh phúc vội) ngoài nỗi dằn vặt đau đớn không? Không và không! Nàng trả lời, lần này không chút ngập ngừng. Không thể được! Chính cuộc đời đã chia rẽ chúng ta: mình gây tai hoạ cho chàng, chàng gây tai hoạ cho mình và cả hai đều không thể tự biến đổi. Chúng ta đã thử hết cách, cái đinh ốc đã vặn chặt rồi… Đây kia, một mụ ăn mày với đứa con. Mụ ta tưởng gợi được lòng thương hại. Nhưng chẳng phải chúng ta đã bị vứt xuống mặt đất này để oán thù nhau, tự làm khổ mình và làm khổ kẻ khác đó sao? Bọn học trò kia; chúng đang chơi đùa. Thế còn Xerioja? Nàng nhớ lại. Mình cứ tưởng yêu nó rồi xúc động vì tình cảm của chính mình. Thế mà mình đã sống không có nó, đã đổi nó lấy tình yêu khác và không hề phàn nàn về sự đổi chác ấy, chừng nào tình yêu ấy còn làm mình thỏa mãn". Và nàng ghê sợ nhớ lại cái mà nàng gọi là "tình yêu ấy". Luồng ánh sáng giờ đây giúp nàng nhìn thấu rõ đời mình và đời mọi người, làm nàng vui sướng. "Chúng ta ai nấy đều đến bước ấy cả, ta, Petr, gã xà ích Fedor, cả gã lái buôn dưới kia và mọi người đang sống hai bên bờ sông Vonga, nơi những biển quảng cáo kia đang mời đi thăm. Ở đâu và thời nào cũng vậy", nàng thầm nghĩ vừa lúc tới khu nhà thấp của ga Nijni Novgorot. Phu khuân vác chạy ùa ra đón.
- Có phải lấy vé đến Obiralovca không ạ? - Petr hỏi.
Nàng quên khuấy mình định đi đâu và tại sao phải đi. Nàng phải cố gắng lắm mới hiểu nổi câu hỏi.
- Ừ, - nàng nói và đưa gã cái ví tiền, rồi bước xuống xe, tay cầm cái xắc con màu đỏ.
Trong khi lách qua đám đông đi tới phòng đợi hạng nhất, mọi chi tiết của cảnh ngộ nàng lại hiện lên trong trí nhớ cùng những dự định linh tinh đang khiến nàng do dự không biết chọn đường nào. Hi vọng và tuyệt vọng thay nhau đến khơi sâu vết thương trong trái tim rã rời đau đớn, đang đập mạnh tưởng đến sắp vỡ tung. Nàng ngồi xuống chiếc ghế đệm hình ngôi sao để chờ tàu, chán ngán nhìn kẻ vào người ra: nàng thấy tất cả đều bỉ ổi. Lúc thì nàng tưởng như mình đã tới ga và chuẩn bị trước lá thư sẽ viết cho Vronxki; lúc lại hình dung thấy Vronxki, không hề động lòng trước những đau khổ của nàng, đang phàn nàn với mẹ về nàng: nàng bèn chuẩn bị những lời sẽ nói với chàng khi bước vào phòng khách. Hoặc giả nàng lại nghĩ rằng đời mình vẫn còn có thể hạnh phúc, rằng thật khổ tâm biết bao khi phải vừa yêu vừa ghét chàng, và tiếng tim đập bỗng khiến nàng phát sợ.
Chú thích:
(1) Coiffeur (tiếng Pháp trong nguyên bản)
(2) The zest is gone (tiếng Anh trong nguyên bản). Bản Pháp văn của Sylvie Luneau, cũng như một số bản dịch Pháp văn khác mà chúng tôi có dịp tham khảo, in nhầm chữ zest thành rest (nghĩa là nghỉ ngơi). Do đó, lần xuất bản trước, chúng tôi cũng bị lầm lẫn, câu văn trở nên lạc lõng. Lần này, chúng tôi chỉnh lại theo nguyên bản
Quyển
7
Chương 31
Chương 31
Một tiếng chuông vang lên; mấy thanh niên xấu xí trơ tráo đi
qua trước mặt Anna, vừa vội vã, lại vừa để ý xem mọi người có thán phục mình
hay không. Petr co ro trong bộ quần áo dấu và đôi ghệt, đi qua phòng đợi và lại
gần với bộ mặt ngờ nghệch để đưa nàng lên tàu. Bọn thanh niên đang ồn ào trên
sân ga, thấy nàng đi qua bèn im bặt và một gã ghé tai bạn nói nhỏ câu gì, chắc
là một nhận xét thô tục về nàng. Nàng trèo lên bậc toa xe, vào buồng toa trống
không và ngồi xuống một chiếc ghế đệm dài trước kia màu trắng, giờ đầy vết bẩn.
Cái xắc nhỏ nẩy trên lò xo ghế đệm rồi nằm im. Sau cửa sổ, Petr nhấc cái mũ lưỡi
trai vành viến chào nàng, một nụ cười khờ khạo trên môi; người soát vé thô lỗ sập
cửa đành sầm một cái. Một bà xấu như ma lem mặc váy phồng (Anna hình dung bà ta
khoả thân mà phát kinh) cùng mấy em gái cười rúc rích chạy trên sân ga.
- Ecaterina Andreievna có đủ cả đấy, cô ạ! - một cô bé trong bọn kêu lên.
"Bé bằng tí thế mà đã điệu bộ và méo mó", Anna thầm nghĩ. Nàng vội đứng dậy và ngồi sang phía bên kia toa, gần cửa sổ để khỏi nhìn thấy ai. Một gã mugich bé nhỏ gớm guốc bẩn thỉu, tóc bù xù xổ cả ra ngoài mũ lưỡi trai, đi ngang qua cửa sổ và cúi xuống chỗ bánh xe. "Gã mugich xấu xí này làm mình nhớ tới cái gì nhỉ", Anna nghĩ. Giấc chiêm bao liền trở lại trong trí nhớ; run lên vì sợ hãi, nàng nép bên cánh cửa. Người soát vé mở cửa cho một ông và một bà bước vào.
- Bà muốn xuống?
Anna không trả lời. Cả người soát vé, những người vừa lên tàu đều không nhận thấy vẻ mặt hối hoảng của nàng lấp sau tấm mạng nhỏ. Nàng trở lại ngồi vào trong góc. Cặp vợ chồng ngồi sau hàng ghế đối diện, kín đáo nhưng chăm chú ngắm y phục nàng. Nàng thấy ghê tởm cả ông chồng lẫn bà vợ. Người chồng xin phép nàng được hút thuốc: rõ ràng ông ta muốn kiếm cớ bắt chuyện. Được Anna đồng ý, ông ta nói bằng tiếng Pháp với vợ là ông chẳng muốn nói chuyện cũng chẳng muốn hút thuốc nữa. Họ nói năng ngớ ngẩn, bộ điệu kiểu cách, nhằm mục đích duy nhất là làm Anna phải chú ý. Nàng thấy họ chán nhau và ghét nhau. Với lại, làm sao mà không ghét những con quái vật thiểu não như vậy?
Sau tiếng chuông thứ hai, là tiếng ồn ào cười thét xen lẫn tiếng hành lí mang lên tàu. Anna tin chắc chẳng ai có lí do gì vui thú cả, cho nên tiếng cười nọ làm nàng bực bội đến mức đau đớn; nàng muốn bịt tai để khỏi nghe thấy. Cuối cùng, tiếng chuông vang lên lần thứ ba; có tiếng còi tàu, rồi tiếng rền rĩ của đầu máy; đoàn tàu chuyển động và ông chồng nọ làm dấu thánh giá. "Giá hỏi thử xem hắn cho cử chỉ ấy có ý nghĩa gì, kể cũng hay đấy", Anna tự nhủ và hằn học đưa mắt nhìn ông ta. Nàng nhìn qua cửa sổ phía trên người đàn bà, nhìn đám người ra tiễn giờ đây như đang lùi dần, đứng sững trên sân ga. Toa xe Anna ngồi đều đặn rung lên ở mỗi chỗ "gioăng" đường ray, đi dọc sân ga, vượt qua bức tường gạch, cột tín hiệu rồi những toa xe khác; bánh xe lăn mỗi lúc một nhanh hơn trên đường sắt, trong tiếng kim khí khẽ va nhau. Mặt trời xế bóng chiếu những tia nắng chói qua cửa sổ và một làn gió nhẹ thổi bay màn cửa lên. Anna quên hẳn những hành khách ngồi bên cạnh, và lắc lư nhè nhẹ theo nhụp tàu, nàng lại vừa tiếp tục nghĩ, vừa hít thở không khí mát dịu.
"Ừ, mình nghĩ đến đâu rồi nhỉ; đến chỗ không sao hình dung nổi một cảnh ngộ nào trong đó cuộc đời thôi không còn là cực hình đối với mình. Tất cả chúng ta sinh ra đều để chịu đau khổ, tất cả đều biết thế nhưng lại tìm cách tự dối mình. Nhưng khi nhìn ra chân lí thì phải làm gì?"
- Con người ta được ban cho lí trí là để tự giải thoát khỏi những gì làm mình lo phiền, - bà khách nói bằng tiếng Pháp, rõ ràng hài lòng với điều vừa thốt ra.
Câu nói như trả lời đúng ý nghĩ của Anna.
"Tự giải thoát khỏi những cái gì làm mình lo phiền, Anna nhắc lại. Và nhìn ông khách má đỏ phây phây cùng bà vợ gầy còm, nàng đoán người phụ nữ ốm yếu này cho là đời không ai hiểu nổi mình, còn ông chồng thì đánh lừa bà bằng cách cứ để mặc cho bà tự đánh giá như vậy. Nàng tưởng nhìn thấy tất cả lai lịch của họ, bằng cách đem luồng ánh sáng kia soi vào mọi ngóc ngách bí mật của tâm hồn họ. Nhưng trường hợp của họ chẳng có gì lí thú nên nàng lại quay về dòng suy nghĩ của mình:
"Phải, mình có nhiều điều lo phiền và cũng có đủ lí trí để tự giải thoát; vậy mình phải tự giải thoát khỏi những lo phiền đó. Tại sao không tắt hết ánh sáng đi khi không còn gì để nhìn nữa, khi đối với ta mọi chuyện đều trở nên bỉ ổi? Nhưng biết làm thế nào đây? Tại sao bác nhân viên này cứ chạy dọc theo bậc lên xuống? Tại sao những thanh niên nọ cứ gào mãi lên ở toa bên cạnh? Họ cần nói cần cười để làm gì vậy? Đâu đâu cũng giả dối, lừa đảo, gian trá, xấu xa hết!".
Khi tàu dừng lại ở ga, Anna đi xuống theo đám đông hành khách, và tránh họ như tránh hủi, nàng đứng mãi trên sân ga cố nhớ xem tại sao mình đến đây và đến để làm gì. Mọi chuyện trước đây nàng cho là làm được, giờ đây trở nên rất khó thực hiện, nhất là ở giữa đám đông ồn ào những người ghê tởm này, không lúc nào để nàng tĩnh trí. Khi thì phu khuân vác chạy đến xin mang hành lí, khi là bọn trai trẻ cứ nhìn nàng từ đầu đến chân, nói năng ầm ĩ và nện gót giày xuống sàn gỗ nhà ga, khi thì những người đi ngược lại lúng túng va phải nàng. Chợt nhớ mình định đi xa nữa nếu không có thư trả lời, nàng bèn giữ một người phu khuân vác lại hỏi xem có thấy anh xà ích nào đem thư đến cho bá tước Vronxki không.
- Bá tước Vronxki à? Vừa đây có người đến nhà ông ta, đón quận chúa Xrôkina và con gái đi rồi. Gã xà ích ấy người thế nào?
Nàng đang nói chuyện với người phu khuân vác, thì thấy gã xà ích Mikhain, mặt mày đỏ ửng và hớn hở, mặc áo bành tô xanh sẫm và đeo dây đồng hồ, kiêu hãnh ra mặt vì đã làm tròn nhiệm vụ, lại gần và đưa cho nàng một lá thư. Nàng bóc ra và tim nàng thắt lại từ trước khi đọc.
"Anh rất tiếc thư em đến khi anh không có ở Moskva. Đến mười giờ anh về", Vronxki viết. Chữ viết nghuệch ngoạc bằng một bàn tay trễ nải.
"Thế đấy! Mình vẫn chờ đợi như vậy mà!" - nàng tự nhủ với một nụ cười hiểm độc.
- Được rồi, cho anh về, - nàng quay lại khẽ bảo Mikhain. Nàng nói khẽ vì tim đập dồn dập không thở được.
"Không, ta không cho phép người làm ta đau đớn đến thế này đâu", nàng thầm nghĩ. Lời đe doạ ấy không phải nói với nàng mà với người làm nàng đau khổ. Và nàng tiếp tục đi dạo trên sân ga. Hai mụ hầu phòng rảo bước trên sân ga quay đầu lại nhìn và lớn tiếng nhận xét y phục của nàng: "Hàng thật đấy nhé", họ nói về những hàng ren nàng mặc. Bọn thanh niên không để nàng yên. Họ lại đi qua cạnh nàng lần nữa, ngó vào tận mặt nàng và kêu lên một câu kệch cỡm. Viên xếp ga hỏi nàng có đi tàu không… Một thằng bé bán rượu kvat không rời mắt khỏi nàng. "Lạy Chúa, ta đi đâu bây giờ?", nàng vừa nghĩ vừa lảng ra xa. Đến đầu sân ga, nàng dừng lại. Một tốp đàn bà và trẻ con đến đón một ông đeo kính, đang cười nói ầm ĩ, thấy nàng tới bèn im bặt nhìn nàng. Nàng rảo bước tránh xa bọn họ và tới đứng ở rìa sân ga. Một chuyến tàu hàng tiến đến. Sân ga rung lên và nàng lại có cảm tưởng như ngồi trên một con tàu đang chạy.
Đột nhiên nàng nhớ đến người đàn ông chết chẹt tàu hôm nàng gặp Vronxki lần đầu tiên và nàng bỗng hiểu ra giờ đây mình phải làm gì. Nàng bước nhẹ nhàng thoăn thoắt xuống những bậc thang dẫn từ vòi lấy nước ra đường sắt và dừng lại gần con tàu đang vào ga. Tàu gần như chạm vào người nàng. Nàng nhìn kĩ xuống gầm toa, nào đinh ốc, xích sắt, nào bánh xe lớn bằng gang của các toa đầu đang từ từ tiến lại. Nàng thử đo bằng mắt khoảng cách giữa hàng bánh xe trước và hàng bánh xe sau, tính toán xem nên lao vào lúc nào để lọt đúng giữa khoảng cách đó.
"Chỗ kia kìa! Nàng tự nhủ, nhìn vào chỗ cát hoà lẫn bụi than phủ lên những thanh tà vẹt dưới bóng toa tàu, chính đấy, đúng giữa chỗ ấy; ta sẽ trừng phạt anh ta và sẽ thoát khỏi mọi người, thoát khỏi bản thân ta".
Nàng định nhảy vào gầm toa đầu tiên, nhưng chiếc xắc đỏ chưa kịp tháo ra khỏi cánh tay làm nàng lỡ dịp. Phải đợi toa sau. Nàng chợt có cảm giác giống như trước khi gieo mình xuống nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ quen thuộc đó khiến những kỉ niệm thời thơ ấu và tuổi thanh xuân ùa vào tâm hồn như một đợt sóng trào. Thốt nhiên, lớp bóng tối mà nàng thấy phủ lên tất cả bỗng tan đi trong khoảnh khắc, cuộc sống hiện lên trước mắt với tất cả những niềm vui sướng đã qua. Nhưng nàng vẫn không rời mắt khỏi vòng bánh toa xe thứ hai đang chạy tới. Vừa đúng lúc thấy mình ở giữa khoảng cách hai vòng bánh xe, nàng vứt cái xắc đỏ đi, rụt đầu vào vai và lao xuống gầm toa, tay nhoài ra đằng trước; rồi bằng một động tác nhẹ nhàng như định đứng dậy, nàng ưỡn người quỳ gối lên. Tới lúc đó, nàng mới thấy kinh sợ về việc mình làm "Ta ở đâu thế này? Ta làm gì thế này? Tại sao vậy? ". Nàng muốn đứng dậy và nhảy lùi về sau nhưng một khối đồ sộ và rắn chắc đã đập vào đầu và xô nàng nằm ngửa ra. "Lạy Chúa, hãy tha thứ tất cả cho con!", nàng thầm nghĩ và cảm thấy có vật lộn cũng vô ích rồi. Một gã mugich bé nhỏ vừa lầm bầm vừa gõ vào một thanh sắt. Và luồng ánh sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời với bao nhiêu lo âu, phản phúc và đau khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn, rọi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay vẫn chìm trong bóng tối; rồi nó rung rinh, mờ đi và tắt ngấm vĩnh viễn.
- Ecaterina Andreievna có đủ cả đấy, cô ạ! - một cô bé trong bọn kêu lên.
"Bé bằng tí thế mà đã điệu bộ và méo mó", Anna thầm nghĩ. Nàng vội đứng dậy và ngồi sang phía bên kia toa, gần cửa sổ để khỏi nhìn thấy ai. Một gã mugich bé nhỏ gớm guốc bẩn thỉu, tóc bù xù xổ cả ra ngoài mũ lưỡi trai, đi ngang qua cửa sổ và cúi xuống chỗ bánh xe. "Gã mugich xấu xí này làm mình nhớ tới cái gì nhỉ", Anna nghĩ. Giấc chiêm bao liền trở lại trong trí nhớ; run lên vì sợ hãi, nàng nép bên cánh cửa. Người soát vé mở cửa cho một ông và một bà bước vào.
- Bà muốn xuống?
Anna không trả lời. Cả người soát vé, những người vừa lên tàu đều không nhận thấy vẻ mặt hối hoảng của nàng lấp sau tấm mạng nhỏ. Nàng trở lại ngồi vào trong góc. Cặp vợ chồng ngồi sau hàng ghế đối diện, kín đáo nhưng chăm chú ngắm y phục nàng. Nàng thấy ghê tởm cả ông chồng lẫn bà vợ. Người chồng xin phép nàng được hút thuốc: rõ ràng ông ta muốn kiếm cớ bắt chuyện. Được Anna đồng ý, ông ta nói bằng tiếng Pháp với vợ là ông chẳng muốn nói chuyện cũng chẳng muốn hút thuốc nữa. Họ nói năng ngớ ngẩn, bộ điệu kiểu cách, nhằm mục đích duy nhất là làm Anna phải chú ý. Nàng thấy họ chán nhau và ghét nhau. Với lại, làm sao mà không ghét những con quái vật thiểu não như vậy?
Sau tiếng chuông thứ hai, là tiếng ồn ào cười thét xen lẫn tiếng hành lí mang lên tàu. Anna tin chắc chẳng ai có lí do gì vui thú cả, cho nên tiếng cười nọ làm nàng bực bội đến mức đau đớn; nàng muốn bịt tai để khỏi nghe thấy. Cuối cùng, tiếng chuông vang lên lần thứ ba; có tiếng còi tàu, rồi tiếng rền rĩ của đầu máy; đoàn tàu chuyển động và ông chồng nọ làm dấu thánh giá. "Giá hỏi thử xem hắn cho cử chỉ ấy có ý nghĩa gì, kể cũng hay đấy", Anna tự nhủ và hằn học đưa mắt nhìn ông ta. Nàng nhìn qua cửa sổ phía trên người đàn bà, nhìn đám người ra tiễn giờ đây như đang lùi dần, đứng sững trên sân ga. Toa xe Anna ngồi đều đặn rung lên ở mỗi chỗ "gioăng" đường ray, đi dọc sân ga, vượt qua bức tường gạch, cột tín hiệu rồi những toa xe khác; bánh xe lăn mỗi lúc một nhanh hơn trên đường sắt, trong tiếng kim khí khẽ va nhau. Mặt trời xế bóng chiếu những tia nắng chói qua cửa sổ và một làn gió nhẹ thổi bay màn cửa lên. Anna quên hẳn những hành khách ngồi bên cạnh, và lắc lư nhè nhẹ theo nhụp tàu, nàng lại vừa tiếp tục nghĩ, vừa hít thở không khí mát dịu.
"Ừ, mình nghĩ đến đâu rồi nhỉ; đến chỗ không sao hình dung nổi một cảnh ngộ nào trong đó cuộc đời thôi không còn là cực hình đối với mình. Tất cả chúng ta sinh ra đều để chịu đau khổ, tất cả đều biết thế nhưng lại tìm cách tự dối mình. Nhưng khi nhìn ra chân lí thì phải làm gì?"
- Con người ta được ban cho lí trí là để tự giải thoát khỏi những gì làm mình lo phiền, - bà khách nói bằng tiếng Pháp, rõ ràng hài lòng với điều vừa thốt ra.
Câu nói như trả lời đúng ý nghĩ của Anna.
"Tự giải thoát khỏi những cái gì làm mình lo phiền, Anna nhắc lại. Và nhìn ông khách má đỏ phây phây cùng bà vợ gầy còm, nàng đoán người phụ nữ ốm yếu này cho là đời không ai hiểu nổi mình, còn ông chồng thì đánh lừa bà bằng cách cứ để mặc cho bà tự đánh giá như vậy. Nàng tưởng nhìn thấy tất cả lai lịch của họ, bằng cách đem luồng ánh sáng kia soi vào mọi ngóc ngách bí mật của tâm hồn họ. Nhưng trường hợp của họ chẳng có gì lí thú nên nàng lại quay về dòng suy nghĩ của mình:
"Phải, mình có nhiều điều lo phiền và cũng có đủ lí trí để tự giải thoát; vậy mình phải tự giải thoát khỏi những lo phiền đó. Tại sao không tắt hết ánh sáng đi khi không còn gì để nhìn nữa, khi đối với ta mọi chuyện đều trở nên bỉ ổi? Nhưng biết làm thế nào đây? Tại sao bác nhân viên này cứ chạy dọc theo bậc lên xuống? Tại sao những thanh niên nọ cứ gào mãi lên ở toa bên cạnh? Họ cần nói cần cười để làm gì vậy? Đâu đâu cũng giả dối, lừa đảo, gian trá, xấu xa hết!".
Khi tàu dừng lại ở ga, Anna đi xuống theo đám đông hành khách, và tránh họ như tránh hủi, nàng đứng mãi trên sân ga cố nhớ xem tại sao mình đến đây và đến để làm gì. Mọi chuyện trước đây nàng cho là làm được, giờ đây trở nên rất khó thực hiện, nhất là ở giữa đám đông ồn ào những người ghê tởm này, không lúc nào để nàng tĩnh trí. Khi thì phu khuân vác chạy đến xin mang hành lí, khi là bọn trai trẻ cứ nhìn nàng từ đầu đến chân, nói năng ầm ĩ và nện gót giày xuống sàn gỗ nhà ga, khi thì những người đi ngược lại lúng túng va phải nàng. Chợt nhớ mình định đi xa nữa nếu không có thư trả lời, nàng bèn giữ một người phu khuân vác lại hỏi xem có thấy anh xà ích nào đem thư đến cho bá tước Vronxki không.
- Bá tước Vronxki à? Vừa đây có người đến nhà ông ta, đón quận chúa Xrôkina và con gái đi rồi. Gã xà ích ấy người thế nào?
Nàng đang nói chuyện với người phu khuân vác, thì thấy gã xà ích Mikhain, mặt mày đỏ ửng và hớn hở, mặc áo bành tô xanh sẫm và đeo dây đồng hồ, kiêu hãnh ra mặt vì đã làm tròn nhiệm vụ, lại gần và đưa cho nàng một lá thư. Nàng bóc ra và tim nàng thắt lại từ trước khi đọc.
"Anh rất tiếc thư em đến khi anh không có ở Moskva. Đến mười giờ anh về", Vronxki viết. Chữ viết nghuệch ngoạc bằng một bàn tay trễ nải.
"Thế đấy! Mình vẫn chờ đợi như vậy mà!" - nàng tự nhủ với một nụ cười hiểm độc.
- Được rồi, cho anh về, - nàng quay lại khẽ bảo Mikhain. Nàng nói khẽ vì tim đập dồn dập không thở được.
"Không, ta không cho phép người làm ta đau đớn đến thế này đâu", nàng thầm nghĩ. Lời đe doạ ấy không phải nói với nàng mà với người làm nàng đau khổ. Và nàng tiếp tục đi dạo trên sân ga. Hai mụ hầu phòng rảo bước trên sân ga quay đầu lại nhìn và lớn tiếng nhận xét y phục của nàng: "Hàng thật đấy nhé", họ nói về những hàng ren nàng mặc. Bọn thanh niên không để nàng yên. Họ lại đi qua cạnh nàng lần nữa, ngó vào tận mặt nàng và kêu lên một câu kệch cỡm. Viên xếp ga hỏi nàng có đi tàu không… Một thằng bé bán rượu kvat không rời mắt khỏi nàng. "Lạy Chúa, ta đi đâu bây giờ?", nàng vừa nghĩ vừa lảng ra xa. Đến đầu sân ga, nàng dừng lại. Một tốp đàn bà và trẻ con đến đón một ông đeo kính, đang cười nói ầm ĩ, thấy nàng tới bèn im bặt nhìn nàng. Nàng rảo bước tránh xa bọn họ và tới đứng ở rìa sân ga. Một chuyến tàu hàng tiến đến. Sân ga rung lên và nàng lại có cảm tưởng như ngồi trên một con tàu đang chạy.
Đột nhiên nàng nhớ đến người đàn ông chết chẹt tàu hôm nàng gặp Vronxki lần đầu tiên và nàng bỗng hiểu ra giờ đây mình phải làm gì. Nàng bước nhẹ nhàng thoăn thoắt xuống những bậc thang dẫn từ vòi lấy nước ra đường sắt và dừng lại gần con tàu đang vào ga. Tàu gần như chạm vào người nàng. Nàng nhìn kĩ xuống gầm toa, nào đinh ốc, xích sắt, nào bánh xe lớn bằng gang của các toa đầu đang từ từ tiến lại. Nàng thử đo bằng mắt khoảng cách giữa hàng bánh xe trước và hàng bánh xe sau, tính toán xem nên lao vào lúc nào để lọt đúng giữa khoảng cách đó.
"Chỗ kia kìa! Nàng tự nhủ, nhìn vào chỗ cát hoà lẫn bụi than phủ lên những thanh tà vẹt dưới bóng toa tàu, chính đấy, đúng giữa chỗ ấy; ta sẽ trừng phạt anh ta và sẽ thoát khỏi mọi người, thoát khỏi bản thân ta".
Nàng định nhảy vào gầm toa đầu tiên, nhưng chiếc xắc đỏ chưa kịp tháo ra khỏi cánh tay làm nàng lỡ dịp. Phải đợi toa sau. Nàng chợt có cảm giác giống như trước khi gieo mình xuống nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ quen thuộc đó khiến những kỉ niệm thời thơ ấu và tuổi thanh xuân ùa vào tâm hồn như một đợt sóng trào. Thốt nhiên, lớp bóng tối mà nàng thấy phủ lên tất cả bỗng tan đi trong khoảnh khắc, cuộc sống hiện lên trước mắt với tất cả những niềm vui sướng đã qua. Nhưng nàng vẫn không rời mắt khỏi vòng bánh toa xe thứ hai đang chạy tới. Vừa đúng lúc thấy mình ở giữa khoảng cách hai vòng bánh xe, nàng vứt cái xắc đỏ đi, rụt đầu vào vai và lao xuống gầm toa, tay nhoài ra đằng trước; rồi bằng một động tác nhẹ nhàng như định đứng dậy, nàng ưỡn người quỳ gối lên. Tới lúc đó, nàng mới thấy kinh sợ về việc mình làm "Ta ở đâu thế này? Ta làm gì thế này? Tại sao vậy? ". Nàng muốn đứng dậy và nhảy lùi về sau nhưng một khối đồ sộ và rắn chắc đã đập vào đầu và xô nàng nằm ngửa ra. "Lạy Chúa, hãy tha thứ tất cả cho con!", nàng thầm nghĩ và cảm thấy có vật lộn cũng vô ích rồi. Một gã mugich bé nhỏ vừa lầm bầm vừa gõ vào một thanh sắt. Và luồng ánh sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời với bao nhiêu lo âu, phản phúc và đau khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn, rọi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay vẫn chìm trong bóng tối; rồi nó rung rinh, mờ đi và tắt ngấm vĩnh viễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét