Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022
XXXXThật đáng sợ - Vài suy nghĩ nhân chuyện nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị hội văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau kiểm điểm vì truyện ngắn "Cánh đồng bất tận"
Ðọc bài phỏng vấn ông Dương Việt Thắng - trưởng Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Cà Mau đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 8.4.2006
và bài viết của thạc sĩ Vưu Nghị Lực - phó giám đốc Sở Vă
hoá Thông tin Cà Mau đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 9.4.2006, cảm
giác đầu tiên của tôi là sự rùng mình kinh sợ và ngao ngán. Kinh sợ và ngao
ngán vì đến thời điểm này rồi mà người ta vẫn còn có những cách đọc như thế,
cách phê phán như thế, cách ứng xử như thế với một nhà văn. Tôi không muốn
trích dẫn ra đây những câu phê phán tác giả và truyện ngắn “Cánh
đồng bất tận” của hai nhân vật trong hai bài báo trên, cũng như cách hành xử
của cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau khi đề nghị Hội VHNT tỉnh phải “kiểm điểm
tác giả một cách nghiêm khắc”, phải “tạo điều kiện cho nhà văn nâng
cao nhận thức nghiệp vụ chuyên môn chứ như hiện nay Nguyễn Ngọc Tư chỉ mới học
xong lớp 11” nên viết sai lệch, viết tầm bậy, hoặc như lời ông Dương Việt
Thắng, “có ý kiến còn đòi bài trừ, trục xuất nhà văn ra khỏi địa
bàn”... Nếu đây là thời điểm của mấy mươi năm trước thì còn có thể hiểu được,
nhưng đây là năm 2006 rồi, vậy mà người ta vẫn suy nghĩ và ứng xử với nhà văn
như vậy đấy. Ðã là thế kỷ thứ 21, đã hơn 30 năm kể từ khi thống nhất đất nước
và hai mươi năm từ khi Ðảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố đi theo con đường “đổi
mới”, nhưng thực tế đã cho thấy sự “đổi mới, cởi trói” đó chỉ mới được áp dụng
một cách rất nhỏ giọt trong lĩnh vực kinh tế, còn về mặt chính trị, tư tưởng
thì chẳng thay đổi gì. Có thể được phép làm ầm ỹ, tung hô hết mức những cuốn nhật
ký kiểu như Nhật ký tuổi 20, Nhật ký Ðặng Thuỳ Trâm… nhưng mọi cách
viết khác, “chệch hướng” khỏi nhiệm vụ “giáo dục và định hướng, nói về cái tốt
trong xã hội” mà người ta định ra cho VHNT, cho những người sáng tác... là
không thể được. Người ta kêu lên rằng cái truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” này
không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người, phản động, xuyên tạc thực
tế xã hội, hay“có mặc cảm tính giao bệnh hoạn” (chữ dùng của ông Vưu Nghị
Lực), người ta lo sợ rằng giới trẻ mới lớn lên đọc cái truyện ngắn này sẽ hoài
nghi vào xã hội... Vậy tất cả những chuyện tiêu cực, tham nhũng, bất công, những
vụ bê bối động trời như vụ PMU vừa qua, những con người như Lương Quốc Dũng
trong vụ bê bối dính tới gái vị thành niên trước kia hoặc Bùi Tiến Dũng trong vụ
PMU... được phơi bày nhan nhản hằng ngày có làm cho giới trẻ hoài nghi về xã hội
hơn gấp nhiều lần là do đọc một cái truyện như “Cánh đồng bất tận” không?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tâm Tình Với Ý Nghĩ “Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình chỉ một chứ ai đâu Lý lẽ, luận bàn phân hơn thiệt Giải quyết bao n...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét