Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024
Về nhà 2
Chương 21
Tôi bị đày nhiều! Đày như địa ngục trần gian! Cái hồi đấy,
tôi không hiểu tại sao mình lại bị như thế. Mình có làm việc ác đâu? Nhiều người
nói là mỗi dòng họ phải có một người gánh nghiệp cho cả họ, phải đờ đẫn, ngu
si, thần kinh. Tôi nghĩ chắc tôi thuộc loại đấy. (cười) Bà nội tôi
năm ngoái năm kia còn bảo hay tôi lấy vợ đi, bà tôi bảo tìm ai cũng đơ đơ mà lấy,
về hai vợ chồng đơ đơ với nhau. (cười) Đấy! Nhiều lúc nghĩ đau lắm
nhưng mà cũng chẳng làm thế nào được!
Tháng Mười đến, rồi tháng Mười một. Từ giữa tháng Mười một,
trời trở lạnh. Những cây phong trong trường ngả màu đỏ và vàng, đứng xen giữa
những cây thông sẽ xanh lá suốt mùa đông. Dẻ rụng đầy quả khô; người ta phải trải
lưới dưới gốc để gom quả mang đi đổ. Lũ sóc hối hả tha quả về tổ, chuẩn bị cho
mùa đông. Tôi cũng hối hả, miệt mài với việc dạy học, viết, và đọc. Bây giờ,
các buổi tối, tôi đã hình thành thói quen đọc sách Phật giáo trước khi đi ngủ.
Tôi đọc không theo thứ tự nào, gần như để mặc cho mình mỗi ngày cảm thấy muốn đọc
gì, hoặc tình cờ mở ra một trang bất kỳ. Có những ngày, tôi gặp những đoạn sách
làm tôi choáng ngợp. Ví dụ một đêm, tôi đọc trong cuốn Lời vàng của Thầy
tôi rằng tất cả những gì người ta gặp trên đường đi tới giải thoát - dù là
Phật, Bồ Tát, hay ma, quỷ - chính là các huân tập của tâm ở vào thời
điểm đó, là sự biểu hiện của tâm ở thời điểm đó. Sách cũng nói rằng những gì ta
gặp chỉ xảy ra nếu ta tin rằng chúng - ma, quỷ hay Phật, Bồ Tát - là những thực
thể tồn tại độc lập bên ngoài tâm ta.
Đêm đầu tiên ở chùa, cũng như lần trước, tôi phải làm quen lại
với bóng tối rất đặc và sâu ở đây. Tôi cắm iPod, vừa nghe nhạc vừa ngủ chập chờn,
đến gần sáng mới thiếp đi. Rồi trời bắt đầu sấm ì ùng và mưa ào xuống, táp vào
cửa sổ. Mất điện. Căn phòng nhỏ tối om, nóng nực. Tôi ngồi dậy, định ra ngoài
nhưng cửa không sao mở được. Phòng tối đen, sấm ì ùng, thỉnh thoảng chớp lại rạch
sáng xanh khiến tôi có cảm giác đang bị bao vây. Tôi lại cố đẩy cửa nhưng vẫn
không mở được. Không thể gọi ai, tôi mò mẫm quay lại giường, tự trấn an bản
thân và cố ngủ tiếp.
Sư ông bảo dũng cảm thì cũng chẳng phải. Mình cũng sợ, cũng
dát chứ! Có nhiều đứa, chúng nó hay đi xe nhanh, chúng nó đến xin sư ông cái
bùa đeo để đề phòng tai nạn. Hoặc có đứa nó sợ ma, nó đến xin sư ông trì chú
vào cái vòng cho nó đeo. Thực ra người ta đang có tâm ma, đang sợ ma thì mình bảo
chúng nó, có sư ông đây rồi, không phải sợ gì cả! Hoặc là mình bảo chúng nó, đệ
tử của ông Đạo Nhị thì không ma nào dám làm! Tự nhiên nó dựa vào câu nói đấy
thì nó vững lên, cũng chỉ là an tâm tạm thời, chứ còn tu thì mới chuyển hóa được.
Mà mình không thể tu hộ nó được! Bây giờ nhớ, bùa chú là gì? Thứ nhất là không
được đi xe nhanh này, ăn nói phải giữ mồm giữ miệng, hoặc là ít gây gổ, đấy là
những cái bùa chú hộ thân, còn không có cái gì hơn! Mình suy xét, làm đúng thì
sẽ không phải sợ.
Đã gần cuối mùa an cư, ngày của tôi cứ tự nhiên thuận theo sáu thời hành đạo. Hằng sáng, 3 giờ 45 phút, đồng hồ đổ chuông là tôi vùng dậy để công phu khuya. Sáu giờ ăn sáng, rồi tắm gội sạch sẽ, lên nghe thầy giảng pháp từ 7 rưỡi đến 9 giờ. Từ 9 giờ sáng đến trưa, nếu không ra bệnh viện làm việc thì tôi ở chùa theo thời khóa sáng hoặc đi khắp chùa, có chuyện gì tôi quan sát chuyện đó. Buổi chiều, khi thầy dạy giới luật cho các sư ông trong nhà sàn thì tôi mang máy tính lên Tam Bảo viết và giải quyết các công việc bên Mỹ. Đến 4 giờ chiều, tôi đi niệm Phật với chư tăng; sau đó theo tiếp thời khóa chiều hoặc tiếp tục quan sát. Buổi tối, cũng tùy hôm mà tôi theo thời khóa tối hoặc đọc sách, viết, hỏi chuyện thầy, các sư ông hay Phật tử sống trong chùa hoặc ngồi xem thầy và các sư ông giải quyết các chuyện tâm linh cho những người cần giúp. Thường sau lâm thụy, mọi người đi ngủ rồi tôi lại tranh thủ viết hoặc đọc sách đến 10 rưỡi hoặc 11 giờ đêm, có hôm đến 12 giờ mới tắt điện ngủ. Tất cả những người sống trong chùa - kể cả các bà vãi, mấy đứa trẻ, các Phật tử ở nhờ trong chùa, đội thợ xây chùa, thợ vẽ và những người làng thường xuyên sang chùa chấp tác - đã quá quen sự có mặt của tôi. Cứ có việc gì xảy ra trong bếp, trên Tam Bảo, nhà tổ, nhà Tứ Ân, là không cần thầy nhắc, mọi người lại chạy đi gọi tôi để cho tôi được chứng kiến. Ai cũng gọi tôi là “cô giáo”. Bọn trẻ con trong chùa thì cứ thấy tôi là giơ tay:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mười bảy và những cơn mưa đầu hạ
Mười bảy và những cơn mưa đầu hạ Tiếng thầy giảng chồng lên tiếng mưa, cứ êm êm và nhạt nhòa. Buổi đầu ở một lớp học thêm mới nên Việt Anh...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét