Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024
Một mình ở Châu Âu 2
Paris, ngày…
“Chị nhìn xem,” Carrie gần như sắp khóc. “Em điên quá đi mất.
Em để cho mọi người phỉnh phờ em mang theo cả cái đống chết tiệt này, ai cũng bảo,
em sẽ cần cái này, sẽ cần cái kia… Giờ thì chị nhìn xem, cả một đống shit to
tướng, làm sao mà e tha đi được.”
4:14 giờ chiều: Viết từ quảng trường Thánh Marco – lần thứ
hai. Trời đang nắng, vòm trời được nâng lên cao, xanh ngắt. Tôi ngồi tựa vào một
trong rất nhiều cột của quảng trường. Bên trái tôi là hai cột đá cao, trên đỉnh
có tượng Sư tử của San Marco và tượng Thánh Theodore; cả hai đều được xây từ
năm 1172. Bên phải tôi là basilica; từ chỗ này, có thể nhìn thấy rất nhiều người
đứng ở hành lang bao quanh nóc basilica nhìn xuống quảng trường. Khuôn mặt họ
mang các vẻ kinh ngạc, ấn tượng, háo hức, sung sướng, hạnh phúc, hoặc trầm mặc
khi được nhìn bao quát quảng trường lớn này và cả Lagoon bên ngoài, cộng với những
con đường của Venice. Còn tôi, tôi đang nhìn những con bồ câu – con thì thong
thả bước, con thì chạy, con thì bay, con thì lượn, con thì đứng một chân ngủ…
nhưng tất cả đều sẽ đổ xô đến bất cứ chỗ nào có người chìa tay rắc vụn bánh mì.
Nhìn chúng mà buồn. Tất cả đều xơ xác, lông cánh tả tơi vì ngày này qua ngày
khác đánh đấm, chen lấn, leo trèo lên đầu lên cổ lên người nhau mà giành thức
ăn… Toàn là thức ăn từ những người cho ăn với hy vọng chụp được một bức ảnh bồ
câu bao quanh mình. Chúa ơi, chúng mày là bồ câu Venice, ít nhất cũng nên có một
chút tự trọng, một chút tư cách chứ! Nhưng đòi hỏi như thế hẳn là quá nhiều với
những con bồ câu.
Trong cửa hàng McDonald ở nhà ga Florence, hầu hết người đứng
chờ gọi đồ ăn là người Mỹ. Họ nhẫn nại xếp hàng và cứ liên tục nhìn lên menu rồi
lại lo âu nhìn ra ngoài nhà ga nườm nượp người, như thể cái cửa hàng McDonald
này là một chốn trú ẩn và họ là những kẻ đang chạy trốn sự săn đuổi của bầy người
xa lạ bên ngoài. Khi đến lượt, ai cũng dõng dạc gọi từng món như không thể kham
nổi việc cô gái phục vụ người Ý có thể lãng tai mà bỏ sót một món nào. Ai cũng
gọi rất nhiều. Đến lượt mình, tôi cũng gọi đầy đủ - một cái bánh mỳ kẹp, khoai
tây chiên và cánh gà - rồi ra đứng chờ, tay lăm lăm cái hóa đơn có đánh số. Những
người đứng cạnh đó (tay cũng lăm lăm hóa đơn có đánh số) mỉm cười với tôi, cái
cười hiểu ý của những người cùng hội cùng thuyền. Họ cũng như tôi ngắm nghía
cái hóa đơn như ngắm một thành tích. Tôi bỏ cái hóa đơn vào túi để giữ nó làm kỷ
niệm và không khỏi nghĩa đến mẩu quảng cáo đặc trưng của thẻ tín dụng Master
Card - một sản phẩm nữa của một nước Mỹ đang ra sức Mỹ hóa thế giới.
“Cô nói đúng rồi,” chị ấy nói. “Tôi nói thật nhé, những cái túi này còn đắt hơn mấy cái túi kia nếu như chúng không phải là những cái cuối cùng tôi có hoặc không phải túi mẫu. Ví dụ, cái này, tôi chỉ có một cái duy nhất làm mẫu, tôi làm cái mẫu này, còn đắt hơn cả túi kia, loại da này đắt hơn nhiều và phải làm rất kỳ công. Nhưng tôi chỉ làm mẫu mà không sản xuất cho nên tôi định bán nó với giá rẻ, thu lại được bao nhiều thì thu.”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mười bảy và những cơn mưa đầu hạ
Mười bảy và những cơn mưa đầu hạ Tiếng thầy giảng chồng lên tiếng mưa, cứ êm êm và nhạt nhòa. Buổi đầu ở một lớp học thêm mới nên Việt Anh...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét