Từ lâu lắm rồi, Hà Tiên - vùng đất biên thùy
cực nam tổ quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, đã được biết đến như một nơi hội tụ nhiều
danh lam thắng cảnh hoang sơ đầy quyến rũ tiêu biểu nhất của nam bộ. Thi sĩ
Đông Hồ đã từng viết: Hà Tiên núi không cao, rừng không rậm, ngắm vui mắt không
chán trong lòng. Có một ít hang động của Lạng Sơn, vài ngọn đá chơi vơi ngoài
biển, một ít thạch thất, sơn môn của Hương Tích, vài cảnh Tây Hồ, đôi nét Hương
Giang, một ít chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm Thuận Hóa, vài bãi cát Đồ Sơn,
Cửa Tùng, Long Hải. Không chỉ đẹp về phong cảnh hữu tình, Hà Tiên còn được biết
đến với những di tích lịch sữ gắn liền với các huyền thoại, các câu chuyện cổ
tích.
1.TIÊU TỰ THẦN CHUNG (CHÙA TAM BẢO)
Rừng thiền sít sát án ngoài tào,
Chuông giống chùa Tiêu tiếng tiếng cao.
Chày thỏ bạt vang muôn khóm sóng;
Oai kình tan tác mấy cung sao.
Não phiền kẽ nấu sôi như vạc.
Trí tuệ người mài sắc tựa đao.
Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh;
Phù sinh trong một giấc chiêm bao.
Chuông giống chùa Tiêu tiếng tiếng cao.
Chày thỏ bạt vang muôn khóm sóng;
Oai kình tan tác mấy cung sao.
Não phiền kẽ nấu sôi như vạc.
Trí tuệ người mài sắc tựa đao.
Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh;
Phù sinh trong một giấc chiêm bao.
Tương truyền, sau khi ổn định cơ ngơi, Mạc Cửu
cho người về Trung Quốc đón mẹ sang Hà Tiên, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và là
người rất sùng mộ đạo Phật, có ý muốn đi tu. Năm 1730, ông đã cho xây gần dinh
cơ của mình một ngôi chùa, gọi là Tiêu Tự, để mẹ sớm mỏ chiều kinh. Chùa xây
trong khuôn viên chùa Tam Bảo hiện nay. Trong một ngày lễ Phật, bà đã mất ngay
trước Phật Đài. Mạc Cửu cho đúc một tượng Phật và một chuông đồng để thờ. Nghe tiếng
chuông mà tưởng niệm đấng từ thân. Ngôi chùa xưa đã bị quân Xiêm tàn phá khi
xâm chiếm Hà Tiên năm 1771. Đến năm 1799, con cháu họ Mạc mới trùng tu lại.
Ngôi chùa Tam Bảo hiện nay đã qua nhiều lần trùng tu lớn và nhỏ (lần trùng tu lớn
nhất là năm 1940). Phía sau chùa hiện nay còn mộ của Thái Thái Bà Bà (mẹ ông Mạc
Cửu). Trong chùa chỉ còn tượng Phật bằng đồng, chuông đồng đã bị mất khi quân
Xiêm xâm chiếm. Xung quanh chùa hiện nay còn lại bức tường cổ, họ Mạc cho xây dựng
để ngăn giặc, vật liệu làm bằng vôi và ô dước nhưng vẫn bền vững gần 300 năm
nay. Mạc Thiên Tích đã vịnh cảnh "Tiêu Tự Thần Chung" như để nói lên
tâm tư của ông ở nơi dinh thự khi nghe tiếng chuông chùa vào buổi sớm. Tiếng
chuông chùa buổi sớm ngân vang tạo cho một vùng không gian Hà Tiên thêm êm đềm,
thanh tịnh. Chùa Tam Bảo là một di tích lịch sử gắn liền với dòng họ Mạc, nằm
ngay trung tâm thị xã Hà Tiên, có một khuôn viên khá rộng, không khí trong
lành, khoáng đãng, yên tĩnh, là nơi mà hầu hết du khách đến Hà Tiên đều muốn
ghé qua thăm viếng.
2.KIM DỰ LAN ĐÀO (NÚI PHÁO ĐÀI)
Kim là vàng, dự là hòn đảo nhỏ, lan là ngăn
chặn, đào là sóng to. Kim Dự Lan Đào là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió. Ý nói,
trước hải khẩu trấn Hà Tiên có hòn đảo nhỏ ngăn chặn sóng gió, gìn giữ cho nội
địa được yên ổn.
Kim dự này là núi chốt then,
Xanh xanh dành trấn cửa Hà Tiên.
Ngăn ngừa nước dữ không vùng vẫy,
Che chở dân lành khỏi ngửa nghiêng.
Thế cả vững vàng trên Bắc hải;
Công cao đồ sộ giữa nam thiên.
Nước yên chẳng chút lông thu động,
Rộng bủa nhơn xa tiếp bách xuyên.
Xanh xanh dành trấn cửa Hà Tiên.
Ngăn ngừa nước dữ không vùng vẫy,
Che chở dân lành khỏi ngửa nghiêng.
Thế cả vững vàng trên Bắc hải;
Công cao đồ sộ giữa nam thiên.
Nước yên chẳng chút lông thu động,
Rộng bủa nhơn xa tiếp bách xuyên.
Kim Dự là một quả đồi nhỏ phía Tây Nam thị xã
Hà Tiên. Thường gọi là núi Pháo Đài. Vì trên đó, từ hồi Triều Nguyễn đến hồi bị
Pháp thuộc vẫn là cứ điểm quân sự để trấn giữ cửa biển, bảo vệ trấn Hà Tiên chống
giặc ngoại xâm. Cách đây hơn một thế kỷ, Pháo Đài vẫn còn tách rời đất liền.
Nay Pháo Đài dính với đất liền là do công sức xây đắp của các tù nhân thời thực
dân Pháp. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cho Pháo Đài là Đại Kim Dự, còn một cảnh
Tiểu Kim Dự nữa. Có lẽ là chỗ đối cảnh với Đại Kim Dự về hướng Nam, mà nay đã
dính liền vào đầu sơn phận núi Tô Châu, chỗ doi đất hiện giờ có miễu thờ Thủy
Thần và miễu thờ Cá Ông Nam Hải. Ngày nay, chiếc cầu Tô Châu đã nối liền
hai bờ Đại Kim Dự và Tiểu Kim Dự. Và dưới chân Pháo Đài là ngọn Hải Đăng, làm
cho đôi bờ cửa biển Hà Tiên càng thêm duyên dáng, đáng yêu. Nơi đây rất lý
tưởng cho những du khách thích thưởng ngoạn ngắm cảnh trời mây non nước và tận
hưởng gió mát. Từ đây, ta có thể ngắm toàn cảnh thị xã Hà Tiên, thưởng thức “
Đông Hồ Ấn Nguyệt “ trong những đêm trăng sáng và ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
3.LỘC TRĨ THÔN CƯ (CẢNH ĐẸP MŨI NAI)
Lộc là nai, trĩ là mõm núi, mũi núi. Lộc Trĩ
là Mũi Nai, thôn cư là chỗ thôn trang dân cư. Lộc Trĩ Thôn Cư tạm dịch là xóm
núi Mũi Nai. Xóm dân cư này đã đi vào văn học qua bài thơ Lộc Trĩ Thôn Cư của
Tao Đàn Chiêu Anh Các.
Lâm lộc ai rằng thú chẳng thanh.
Nửa kề nước biếc nửa non xanh
Duỗi co chẳng túng kiền khôn hẹp
Cúi ngửa vì vâng đức giáo lành
Lưu loát hưởng dư ơn nước thạnh
Ê hề sẵn có của trời dành
Đâu no thì đó là an lạc
Lựa phải chen cân chốn thị thành.
Nửa kề nước biếc nửa non xanh
Duỗi co chẳng túng kiền khôn hẹp
Cúi ngửa vì vâng đức giáo lành
Lưu loát hưởng dư ơn nước thạnh
Ê hề sẵn có của trời dành
Đâu no thì đó là an lạc
Lựa phải chen cân chốn thị thành.
Bãi tắm Mũi Nai cách trung tâm Thị Xã Hà Tiên
khoảng 6 km về hướng Tây, gồm hai điểm: bãi trước và bãi sau. Bãi tắm Mũi Nai
không sâu thẳm mà thoai thoải dần và sóng ở đây ít ồn ào, hung hãn, rất yên
tĩnh và hiền lành. Từ bờ ra chừng trăm mét vẫn an toàn, chúng ta có thể an tâm
đùa giỡn với sóng nước. Mũi Nai nằm trong vùng biển vịnh Thái Lan. Xa xa
có nhiều hòn đảo nhấp nhô, chếch về phía bên trái là quần đảo Hải Tặc, xa hơn nữa
là đảo ngọc Phú Quốc nằm trãi dài mà chúng ta có thể nhìn rõ hơn trong những
ngày trời quang mây tạnh. Đến Mũi Nai, tắm biển, hưởng nắng và gió biển sẽ giúp
du khách thêm vui tươi, khỏe khoắn. Chúng ta có thể nằm võng hoặc ghế bố mà ngắm
cảnh thiên nhiên, nhìn sóng nước từng đợt nhấp nhô, xô lượn vào bờ. Bạn sẽ thấy
tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng. Chúng ta sẽ thưởng thức các đặc sản biển như: ốc
nhảy, hào đá, cua, ghẹ, mực,. .. Bãi biển Mũi Nai là nơi mà tất cả các du khách
đến Hà Tiên đều muốn thăm qua. Có thể nói khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bãi
tắm Mũi Nai là nơi lý tưởng nhất cho những du khách yêu thích biển đến tham
quan du lịch.
4.NAM PHỐ TRỪNG BA (BÃI BIỂN PHÍA NAM)
Trong năm cặp thắng cảnh đối nhau thì
"Nam Phố trừng Ba" là cảnh đối lại với "Đông Hồ Ấn Nguyệt".
Nam Phố là bãi biển ở phía Nam. Trừng là nước lặng lẽ. Ba là sóng. Nam Phố Trừng
Ba là bãi biển phía Nam sóng nước lặng lẽ. Dòng Nam phẳng lặng khách dầu chơi.
Hai thức như thêu nước với trời
Bãi khói dưới kia hương lại bủa
Hồ gương trong đó gấm thêm rơi
Sóng chôn vảy ngạc tình chi xiết
Nhạn tả thơ trời giá mấy mươi
Một lá yên ba dầu lỏng lẻo
Đong trăng lường gió nước vơi vơi.
Bãi khói dưới kia hương lại bủa
Hồ gương trong đó gấm thêm rơi
Sóng chôn vảy ngạc tình chi xiết
Nhạn tả thơ trời giá mấy mươi
Một lá yên ba dầu lỏng lẻo
Đong trăng lường gió nước vơi vơi.
Nam Phố là một bãi biển cách thị xã Hà Tiên về
hướng Nam khoảng 11km, thuộc ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Bãi biển
ở đây gần giống như một cái vịnh nhỏ được che chở bởi các ngọn núi, nên biển ở
đây thường yên lặng hơn các nơi khác, gần như quanh năm êm đềm lặng sóng. Những
ghe thuyền qua lại gặp mùa động Nam, muốn tránh sóng gió đều vào đây ẩn núp cho
qua cơn trời động. Cảnh vật nơi đây còn rất hoang sơ và gần với thiên nhiên.
Bãi tắm ở đây cũng khá đẹp và lý tưởng. Dân cư ở đây rất hiền hòa, sống bằng
nghề trồng tiêu và làm nghề biển. Đến đây, chúng ta sẽ được thưởng thức những
món đặc sản địa phương như gỏi cá trích, gỏi cá nhòng, con cà xỉu,… với hương vị
rất riêng của miền biển.
5.THẠCH ĐỘNG THÔN VÂN (THẮNG CẢNH THẠCH ĐỘNG)
Thạch động là một khối đá vôi khổng lồ, có độ
cao khoảng 48m, nằm sát quốc lộ 80, cách trung tâm thị xã Hà Tiên về hướng Tây
Bắc 3km. Từ xa trông Thạch Động như hình chiếc mũ lông của lính kỵ mã Anh quốc.
Thạch Động đã đi vào thơ ca qua tác phẩm
"Hà Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích, là một trong mười cảnh đẹp
tiêu biểu của Hà Tiên với tên gọi Thạch Động Thôn Vân. Thạch Động là động đá.
Thôn là nuốt. Vân là mây. Thạch Động Thôn Vân là động đá nuốt mây. Nhân cảnh
mây phong khói tỏa, quanh quẩn ở chỗ cửa động, mà thi nhân nghĩ như là động khẩu
hút khói nuốt mây.
Quỷ trổ thần xoi nổi một tòa,
Chòm cây khóm đá dấu tiên gia
Hang sâu thăm thẳm mây vun lại;
Cửa rộng thinh thinh gió thổi qua.
Trống lổng bốn bề thâu thế giới;
Chang bang một dãy chứa yên hà.
Chân trời mới biết kho trời đấy
Cân đái hèn chi rở ỷ la.
Chòm cây khóm đá dấu tiên gia
Hang sâu thăm thẳm mây vun lại;
Cửa rộng thinh thinh gió thổi qua.
Trống lổng bốn bề thâu thế giới;
Chang bang một dãy chứa yên hà.
Chân trời mới biết kho trời đấy
Cân đái hèn chi rở ỷ la.
Dân gian truyền rằng trong Thạch Động có đường
thấu tới đỉnh nên ánh sáng mặt trời rọi xuống, đây là đường lên trời. Còn đường
xuống địa phủ được dân gian gắn liền với huyền sử "Thạch Sanh giết Đại
Bàng cứu công chúa Quỳnh Nga và Thái Tử con vua Thủy Tề". Đường xuống địa
phủ là một hang sâu thăm thẳm không biết đâu là cùng. Tương truyền rằng, có lần
Tổng trấn Mạc Thiên Tích sai người theo cửa hang đi xuống để xem sao, người đó
đi mãi chỉ nghe tiếng sóng, sợ quá phải quay trở lên. Một tương truyền khác, có
người thử xem hang này ra sao, họ khắc chữ đánh dấu vào những trái dừa khô rồi
thả xuống hang. Ít lâu sau, những người đi biển vùng Hà Tiên, Phú Quốc đều lượm
được những trái dừa đó. Do hang sâu nguy hiểm nên đã được lấp từ những năm
1960. Trong hang có một ngôi chùa thờ Phật, ngôi chùa được dựng lên khi nào
chưa rõ, cửa chùa cũng là cửa hang chính của Thạch Động, phía trên có ghi ba chữ
"Tiên Sơn Tự " với hai câu đối bằng chữ Hán: "Thạch thượng linh
cơ lưu ngọc dịch; Động trung tĩnh địa ẩn kim tiên". Thạch Động còn có tên
cổ là núi Vân Sơn, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 05 quyển 26, mục Sơn
Xuyên Chí có chép như sau: "Núi Vân Sơn ở huyện Hà Tiên, cách Địa Tạng khoảng
một dặm, có núi cao chừng bốn trượng, bốn bên vách đứng như cái cột kình
thiêng, núi có động rộng 4_5 trượng, trong có chùa Bạch Vân". Và mục Tự
quán có chép: "Chùa Bạch Vân ở thôn Mỹ Đức, huyện Hà Tiên, trước do người
Minh Hương là Đoàn Tân dựng, năm Thiệu Trị thứ 7 Tuần Phủ Phan Tùng bổ…".
Đầu thế kỷ XX, có hai nhà sư từ miền Trung tới
trụ trì ngôi chùa. Một vị là Nguyên thọ thượng chánh hạ quả, dòng tu Lâm Tế đời
thứ 39, tục danh là Lê Thế Duyên, quê ở Phú Yên. Hòa thượng từ trần ngày 21
tháng 12 năm Quý Sửu (1913), thọ 78 tuổi. Một vị là Húy quảng sĩ thượng thiên hạ
học, dòng tu Lâm Tế thứ 40, tục danh là Trịnh Tấn Phước, người Bình Định. Thiền
sư từ trần ngày 02 tháng 09 năm Aát Dậu (1945 ), thọ 75 tuổi. Sau khi hai nhà
sư qua đời, đệ tử của sư Trịnh Tấn Phước là bà Cam Thị Nam (thường gọi cô Hai
Nàm), kế thừa đạo nghiệp trụ trì ngôi chùa. Năm 1948, Bà bị thực dân Pháp bắt
cùng với ba người nữa làm ruộng cho nhà chùa, chúng đêm cả bốn người về giam tại
đồn Hà Tiên. Chúng bắt được quả tang bà Hai Nam tiếp tế và nuôi dấu cán bộ cách
mạng. Ngay đêm bị bắt, giặc Pháp đã giết bà tại cầu tàu Hà Tiên. Người nữ tu
hành này là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước.
Trong hai cuộc kháng chiến và những năm tháng
chiến tranh biên giới, nơi đây đã từng diễn ra những trận chiến ác liệt chống
quân xâm lược, góp phần tô đậm truyền thống anh hùng của quân dân Hà Tiên. Hiện
nay dưới chân Thạch Động có bia căm thù tưởng niệm 130 người đã bị bọn diệt chủng
Pôn Pốt tàn sát vào ngày 14.03.1978 tại xã Mỹ Đức.
Ra các cửa hang phía sau của Thạch Động,
chúng ta sẽ được tận huởng những cơn gió mát lồng lộng, một không gian khoáng
đãng, một vùng trời biên giới cùng với biển xanh, đảo nhỏ xa xa nhấp nhô. Không
gian khoáng đãng, cảnh vật hữu tình, không khí tĩnh lặng cùng những pho tượng
Phật uy nghiêm làm cho ta vơi bớt bụi trần trong giây lát, xua tan nỗi mệt nhọc
sau những ngày lao động vất vả. Đến Hà Tiên, thăm Thạch Động với cảnh thiên
nhiên thật thơ mộng và hùng vĩ, tạo cho ta cảm giác vô cùng thích thú.
6.ĐÔNG HỒ ẤN NGUYỆT (NGẮM BINH MINH TRÊN
SÔNG ĐÔNG HỒ)
Đông Hồ là một đầm nước mặn, rộng khoảng 14
km2, nằm ở phía Đông thị xã Hà Tiên. Đông Hồ là một thắng cảnh thiên nhiên đẹp
nổi tiếng của Hà Tiên đã đi vào thơ ca hàng trăm năm nay qua tác phẩm "Hà
Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích với tên gọi "Đông Hồ Ấn Nguyệt
".
Một hồ lẻo lẻo tiết thu quang.
Giữa có vầng trăng nổi rõ ràng.
Đáy nước chân mây in một sắc;
Ả Hằng nàng Tố ló đôi phương.
Rạng thanh đã hứng thuyền
Tô tử Lạnh lẽo càng đau một kiến Nhạc xương
Cảnh một mà tình người dễ một
Kẻ thì ngả ngớn kẻ sầu thương.
Giữa có vầng trăng nổi rõ ràng.
Đáy nước chân mây in một sắc;
Ả Hằng nàng Tố ló đôi phương.
Rạng thanh đã hứng thuyền
Tô tử Lạnh lẽo càng đau một kiến Nhạc xương
Cảnh một mà tình người dễ một
Kẻ thì ngả ngớn kẻ sầu thương.
Đông Hồ là hồ ở phía Đông thành Hà Tiên, ấn
nguyệt là trăng in. Thi nhân đã nhìn thấy bóng trăng in xuống mặt hồ y như cái ấn
tròn đóng trên tờ giấy bạch. Và không phải bất kỳ lúc nào ta cũng được như thế
mà đòi hỏi ta phải có lòng thành yêu cảnh, thăm tìm và chờ đợi. Vào đêm 16, 17
âm lịch, khoảng 07-08 giờ tối, ra bờ hồ, nhìn thẳng về hướng Đông mà đợi, đợi đến
lúc trăng lên, chúng ta sẽ được nhìn chiếc ấn nguyệt in tròn vành vạnh trên mặt
hồ. Vào những đêm trăng cảnh vật trên Đông Hồ rất đẹp, ánh trăng lung linh trên
sóng nước mặt hồ mà ngày xưa Mạc Thiên Tích tưởng chừng tiên nữ lạc bước trần
gian, đã làm nao lòng mạc khách đề thơ. Chúng ta có thể thả thuyền thưởng ngoạn
trên Đông Hồ trong những đêm trăng cùng với bằng hữu, có nhạc, có thơ, có rượu,
có những món ăn truyền thống của Hà Tiên, đắm mình trong không khí tao nhã như
người xưa đã từng thưởng thức Đông Hồ, ta mới cảm nhận hết cái đẹp, cái thơ mộng
của Đông Hồ. Đông Hồ chứa nước từ sông Giang Thành đổ vào và ăn thông ra biển để
có hai mùa mặn ngọt, là nơi lý tưởng cho nhiều loại thủy cầm sinh sống. Những
loài thủy cầm này đã góp phần nuôi sống con người Hà Tiên trong biết bao thế kỷ
qua. Đông Hồ còn có hai ngọn núi Tô Châu ngày đêm soi bóng cùng với những thuyền
chài, những ghe lưới, ... càng làm tăng vẽ thơ mộng và hữu tình của Đông Hồ.
7.GIANG THÀNH DẠ CỔ (TIẾNG TRỐNG CẦM CANH
BÊN BỜ SÔNG)
Giang Thành là thành lũy đóng ở bên sông. Dạ
là ban đêm. Cổ là tiếng trống. Giang Thành Dạ Cổ là tiếng trống cầm canh ở chỗ
đồn thú bên bờ sông, về ban đêm.
Trống quân giang thú nổi uy phong,
Nghiêm giống đòi canh ỏi núi sông.
Đánh phá mặt gian người biết tiếng;
Vang truyền lịnh sấm chúng nghiêng lòng.
Phao tuông đã thấy yên ba vạc;
Nhiệm nhặt chi cho lọt mảy lông
Thỏ lụn sớm hầu chờ bóng ác;
Tiếng xe sầm sạt mới nên công.
Nghiêm giống đòi canh ỏi núi sông.
Đánh phá mặt gian người biết tiếng;
Vang truyền lịnh sấm chúng nghiêng lòng.
Phao tuông đã thấy yên ba vạc;
Nhiệm nhặt chi cho lọt mảy lông
Thỏ lụn sớm hầu chờ bóng ác;
Tiếng xe sầm sạt mới nên công.
Sau khi tiếp nối cơ nghiệp của cha, Mạc Thiên
Tích tăng cường việc xây dựng và bố phòng chung quanh Phương Thành. Do vị trí địa
lý, việc thông tin từ vùng phía Bắc về Hà Tiên rất khó khăn (lúc này kinh Vĩnh
Tế chưa được đào, chỉ có sông Giang Thành). Ông đã cho đắp một con đường nhỏ,
chủ yếu dùng cho việc liên lạc hỏa tốc, đủ một người một ngựa, bắt đầu từ Đá Dựng
chạy dài đến bờ Bắc sông Giang Thành với nhiều vọng gác. Tục truyền, cứ bắt đầu
một hồi trống gác đánh từ Hà Tiên đến hồi trả lại là đúng một giờ. Đường này
còn có tên là lộ sứ Tự Đức, đến nay hầu như không còn để lại dấu vết. Giang
Thành ngày nay chỉ là một địa danh thuộc xã Tân Khánh Hòa, huyện Kiên Lương,
cách thị xã Hà Tiên khoảng 10km, là chỗ ngã ba tiếp giáp kinh Vĩnh Tế từ Châu Đốc
chảy sang, liền với thượng lưu con sông Giang Thành. Mà trước đây vào thời Minh
Mạng, Giang Thành đã từng là một quận của tỉnh Hà Tiên.
8.LƯ KHÊ NGƯ BẠC (XÓM CHÀI RẠCH VƯỢC)
Lư Khê Ngự Bạc là cảnh thứ mười trong
"Hà Tiên Thập Cảnh". Lư là loài cá Vược. Khê là khe, là rạch. Ngư là
thuyền chài, người lưới cá, câu cá. Bạc là thuyền đỗ bến. Lư Khê Ngư Bạc là cảnh
Rạch Vược, nơi thuyền ngư đỗ bến hay còn gọi là xóm chài Rạch Vược.
Bến Vược nhà ngư chật mấy từng
Trong nhàn riêng có việc lăng xăng.
Lưới chài phơi trải đầy trời hạ,
Gỏi rượu say sưa tọai nghiệp hằng,
Nghề Thuấn hãy truyền bền trác trác,
Dân Nghiêu còn thấy đủ răng răng.
So đây mười cảnh thanh hòa lạ,
Hòa cảnh Đào nguyên mới sánh chăng.
Trong nhàn riêng có việc lăng xăng.
Lưới chài phơi trải đầy trời hạ,
Gỏi rượu say sưa tọai nghiệp hằng,
Nghề Thuấn hãy truyền bền trác trác,
Dân Nghiêu còn thấy đủ răng răng.
So đây mười cảnh thanh hòa lạ,
Hòa cảnh Đào nguyên mới sánh chăng.
Cách đây mấy thế kỷ, trong địa phận xã Thuận
Yên, cách thị trấn Hà Tiên khoảng ba cây số có một con rạch nhỏ từ kinh Rạch
Giá - Hà Tiên ăn thông ra biển, nơi đây loại cá vược tụ tập rất nhiều, len lỏi
qua các khe núi Nhọn, núi Ông Đội và núi Nhỏ, tạo thành một cảnh sơn thủy kỳ
thú. Mạc Thiên Tích đã cho dựng ở đây một ngôi "điếu đình" làm chỗ
nhàn hạ buông câu, làm nơi tiêu dao ngoạn cảnh, nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần.
Và nơi đây còn được gọi là Lư Khê Nhàn Điếu. Bây giờ con rạch Lư Khê không còn
ăn thông ra biển và loài cá vược ở đây cũng không còn nhiều như xưa nữa. Vì từ
khi Quốc lộ 80 được xây dựng thì con rạch đã bị lắp ngang. Dòng Lư Khê vẫn chảy
êm đềm qua những khe núi để hòa vào Đông Hồ và cảnh vật ở Rạch Vược vẫn thanh
bình, êm ả.
9.BÌNH SAN ĐIỆP THÚY (THẮNG CẢNH TRÊN NÚI
BÌNH SAN)
Bình San Điệp Thúy là cảnh đẹp thứ hai trong
"Hà Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích. Bình San là dãy núi dựng như
bức bình phong, ở sau thành Hà Tiên. Cũng như tiếng lan đào của Kim Dự, ngụ ý
che đỡ kín đáo cho thành nội. Điệp là trùng trùng điệp điệp, lớp lớp từng từng.
Thúy là màu xanh chim trả. Bình San Điệp Thúy là ngọn núi như tấm bình phong sắc
xanh lớp lớp.
Một bước càng thêm một thú yêu,
Lằn cây vết đá vẽ hay thêu.
Mây tùng khói liễu, chồng rồi chập;
Đàn suối ca chim, thấp lại cao.
Luật ngọc trâu ông chẳng phải trổi;
Ngòi sương Ma cật đã thua nhiều.
Đến đây mới biết lâm tuyền quý,
Quần thể núi Bình San có một vị trí khá đặc
biệt. Ở đây, thi sĩ họ Mạc đã ví như "Một bức tường thành che chắn mặt
phía Tây thành Hà Tiên". Họ Mạc đã chọn khu vực này để xây lăng mộ của
dòng họ và các tôi thần trung nghĩa. Và cũng chính điều này mà nhân dân còn gọi
Bình San là núi Lăng. Trên núi thì có lăng tẩm của vị Khai Trấn Quốc Công Mạc Cửu,
vị tướng kiêm nhà thơ Mạc Thiên Tích cùng lăng mộ con cháu dòng họ Mạc và lăng
mộ các tướng sĩ đã theo giúp họ Mạc xây dựng và bảo vệ Hà Tiên. Còn dưới chân
núi là đền thờ họ Mạc, hay còn gọi là Mạc Công Miếu với hai câu đối: "Nhất
môn trung nghĩa gia thịnh trọng; Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh", như
ghi lại công lao của họ Mạc đối với đất Hà Tiên. Trong miếu còn có bút tích của
ông Nguyễn Thần Hiến là một nhà yêu nước tham gia hoạt động cách mạng chống
Pháp trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, trên tường ghi lại những bài thơ chữ
nôm do Mạc Thiên Tích sáng tác (qua nhiều lần trùng tu, bút tích này được phục
chế khắc trên gỗ). Trước đền, hiện có ba ao trồng sen. Riêng ao bìa bên trái (từ
cổng nhìn ra), xưa kia được gọi là "bán nguyệt liên trì" vì có dạng nửa
hình tròn được đào từ thời Mạc Thiên Tích để lấy nước cho dân sử dụng. Trên
Bình San còn hai di chỉ của nền Sơn Xuyên và nền Xã Tắc do Mạc Thiên Tích lập
ra để hành lễ vào các ngày trọng đại. Nền Sơn Xuyên là chỗ tế thần núi thần
sông, ở chỗ cao chót núi, chỗ nhìn ra Kim Dự. Nền Xã Tắc là chỗ tế hậu thổ thần
nông, ở chỗ thấp giữa lưng núi, chỗ bây giờ đã có vườn tược trồng trọt. Đối với
Nhà Nguyễn, thời Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích, Hà Tiên được hưởng một chế độ cai
trị đặc biệt, như một "tiểu quốc". Do đó, họ Mạc cho lập hai nơi này
để tế cáo trời đất (giống như Vua_Chúa nhà Nguyễn). Từ năm 1708 đến năm 1770,
Trấn Hà Tiên dưới thời Mạc Cửu và nhất là Mạc Thiên Tích (con Mạc Cửu), đã là một
thương cảng sầm uất, mà sử thần nhà Nguyễn là Trịnh Hoài Đức viết "là một
nơi đô hội ở miền biển". Tàu buôn các nước trong khu vực lui tới Hà Tiên
khá tấp nập để trao đổi và mua bán nhiều sản vật quí hiếm đi nhiều nơi như
Malaysia, Hải Nam,…
Từ những năm cuối thế kỷ XVII trở về trước, cả
một vùng đất rộng lớn từ Hà Tiên cho đến Cà Mau vẫn còn hoang vu, nhiều sơn
lam, chướng khí và thú dữ. Tuy đã có một số ít lưu dân tứ xứ từ Trung Quốc, Cao
Miên, người Kinh (Việt Nam),…đến tự khai khẩn và sinh sống, trong đó có lưu dân
người Việt là chiếm đa số. Nhưng họ sống rãi rác nhiều nơi không tập hợp thành
một cộng đồng quần cư. Vì thế, cho đến lúc đó, vùng này vẫn là nơi "vô quản".
Mạc Cửu, sinh ngày 08 tháng 05 năm 1655, người
xã Lê Quách_huyện Hải Khang_phủ Lôi Châu_tỉnh Quảng Đông_Trung Quốc, cùng một số
người Hoa khác, vì không phục chính sách cai trị của nhà Thanh, đã dong buồm xuống
phương nam vào cuối thế kỷ XVII. Sau nhiều lần bôn ba, phiêu bạt, đến năm 1708,
ông đến vùng đất này (lúc bấy giờ có tên là Mang Khảm). Nhận thấy nơi đây cảnh
trí thiên nhiên vô cùng thơ mộng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển sự
nghiệp, ông đặt tên cho vùng đất này là Hà Tiên (sông Tiên). Và do hiểu được vị
thế lúc bấy giờ của chúa Nguyễn, Mạc Cửu dâng biểu tâu xin và được chúa Nguyễn
Phúc Chu phong làm Hà Tiên Trưởng, sau là Tổng Trấn Hà Tiên. Ông đã tổ chức lại
xã hội, xây dựng thành quách, mở mang công cuộc làm ăn buôn bán, với nhiều nước
lân cận, từ đó Hà Tiên ngày càng phồn thịnh. Mạc Cửu mất năm 1735, được chúa
Nguyễn Phúc Chú truy tặng Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Công, Đại Tướng Quân Vũ Nghị
Công. Mùa xuân năm 1736, chúa Nguyễn Phúc Chú sắc phong cho Mạc Thiên Tích kế tập
cha, thăng Đô Đốc Trấn Hà Tiên. Sau khi nhậm chức, Mạc Thiên Tích chăm lo mở
mang phố xá ở trấn lỵ Hà Tiên, phát triển thêm việc buôn bán, đồng thời cũng
cho sửa sang đồn lũy để ngăn giặc ngoại xâm. Nhờ đó, đất Hà Tiên "ngày
càng phồn thịnh, nhân dân ở yên cày cấy, trồng trọt, phong vật phồn hoa, thuyền
buôn đi lại tấp nập, cũng là một đất vui ở miền biển". Trong những lúc Mạc
Công cùng tướng sĩ chiến đấu chống giặc bảo vệ thành Hà Tiên, Chánh phu nhân Mạc
Thiên Tích là bà Nguyễn Thị Hiếu Túc đã lãnh đạo nhiều phụ nữ khác lo cơm nước
tiếp tế kịp thời, đồng thời giữ vững an ninh trật tự trấn Phương Thành. Vì vậy,
bà đã được Nhà Nguyễn phong tặng tước "Phu nhân".
Trấn Hà Tiên dưới thời Mạc Thiên Tích và cho
đến ngày nay, nổi tiếng cả nước với Hội Tao Đàn Chiệu Anh Các, một hiện tượng
văn học sớm nhất của Miền Nam (Đàng Trong) vào thế kỷ XVIII do Mạc Thiên Tích
làm chủ xướng. Ngày nay, xung quanh triền núi còn nhiều di tích mang đậm dấu ấn
"Lịch sử_Văn hóa" như: Đền, chùa, lăng mộ, ao hồ,…Do đó, ngày
21/01/1989, Bộ Văn Hóa_Thông Tin đã có Quyết định số 100/QĐ_VH công nhận khu vực
này là: "Di tích lịch sử_ văn hóa cấp quốc gia". Từ Lăng Mạc Cửu, ta
có thể thấy cảnh nội ô thị xã Hà Tiên, Đông Hồ, cụm núi Tô Châu hùng vĩ, cầu Tô
Châu, cửa biển Hà Tiên và mặt biển bên ngoài của tấm bình phong. Trời, mây, nước
thu vào như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên rất thơ mộng và đẹp mắt.
Cũng từ Lăng Mạc Cửu, ta có thể đi vòng qua
triền núi phía Tây để viếng mộ Mạc Mi Cô (Mạc Mi Cô là con gái của Mạc Thiên
Tích_dân địa phương còn gọi là Bà Cô Năm ), do truyền tích linh thiêng nên từ
lâu rất được nhiều người sùng bái. Và ta cũng có thể vòng qua triền núi phía Bắc
để thăm ngôi "Phù Dung Cổ Tự", một trong những ngôi chùa cổ của Hà
Tiên và có thể nói là của cả Kiên Giang, đặc biệt chỉ có chùa Phù Dung có điện
thờ Ngọc Hoàng phía sau chùa. Ngôi chùa này được biết nhiều qua vở tuồng dã sử
"Áo cưới trước cổng chùa" do thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà dàn dựng từ
tiểu thuyết "Nàng Ái Cơ trong chậu úp" của nữ sĩ Mộng Tuyết được hư cấu
từ hai nhân vật có thật là Tổng Binh Đại Đô Đốc Mạc Thiên Tích và người vợ thứ
của ông là bà Nguyễn Thị Xuân, mà nhân dân địa phương kính trọng gọi là Bà Dì Tự.
Hiện nay, núi Lăng thuộc địa phận phường Bình San, thị xã Hà Tiên. Đến Hà Tiên,
lên núi Lăng để sống lại một chút với Hà Tiên thời mở đất.
10.CHÂU NHAM LẠC LỘ (THẮNG CẢNH ĐÁ DỰNG)
Đá Dựng cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng
6km, cách Thạch Động về hướng Tây Bắc, từ quốc lộ 80 đi vào khoảng 1850m, chơ
vơ giữa đồng có một dãy núi đá vôi, thường gọi là Đá Dựng. Đá Dựng có độ cao gần
100m, nhìn xa Đá Dựng như một hình thang cân. Gọi là núi Đá Dựng vì đá ở đây dựng
đứng như vách.
Đá Dựng có tên cổ là núi Bạch Tháp, theo sách
“Gia Định Thành Thông Chí” do sử gia Triều Nguyễn là Trịnh Hoài Đức (viết xong
năm Canh Thìn, 1820_đời Minh Mệnh) ở mục Sơn Xuyên Chí (chép về núi sông), về
trấn Hà Tiên có ghi về núi Đá Dựng như sau: Bạch Tháp ở phía Bắc núi Vân Sơn (tức
Thạch Động) năm dặm, sông núi quanh co, cỏ cây rậm rạp, nhà sư Quy Nhơn là Hòa
Thượng Hoàng Long Đại vân du, cắm gậy ở đây. Năm Đinh Tỵ (1737), Túc Tông Hiếu
Minh Hoàng Đế thứ 13, Hòa Thượng tịch, đồ đệ xây tháp bảy cấp để cất xá lợi.
Hàng năm cứ đến ngày Tam nguyên và Phật đản thì chim hạc đến múa vượn xanh dâng
quả, lưu luyến bồi hồi như có ý tham thiền nghe kệ, có thể gọi là cảnh chùa
tiêu sái. Còn trong Hà Tiên thập cảnh, Đá Dựng với tên gọi là Châu Nham Lạc Lộ
(Cò về núi ngọc). Đặt là châu nham vì núi Đá Dựng có loại thạch nhủ tinh quang
lấp lánh như kim cương, có nhiều màu sắc đẹp như châu ngọc. Nham là núi đá cao,
có nhiều hang hốc. Lạc là rơi rụng. Nói về vật nhẹ từ trên cao rơi xuống, như
lá cây rụng, như đám mây bay thấp xuống. Lộ là loài chim phần nhiều loại lông
trắng, loại thủy cầm sinh sống ở chỗ đầm, ao vũng vực, ăn cá ăn tôm. Châu Nham
Lạc Lộ là cảnh đàn cò trắng bay về dãy núi Châu Nham. Châu Nham là dãy núi đá
vôi có nhiều hang động, xa xa chung quanh có đầm nước. Loại chim cò sáng đi ăn ở
các đầm vũng, ở bãi biển mé gành, buổi tối bay về nghỉ cánh ẩn vào hang đá, trốn
mưa, trốn nắng, trốn người săn bắt.
Biết chỗ mà nương ấy mới khôn,
Bay về đầm cũ mấy mươi muôn
Đã giăng chữ nhất dài trăm trượng,
Lại sắp bàn vây trắng mấy non.
Ngày giữa ba xuân ngân phấn vẽ;
Đêm trường chín hạ tuyết sương còn.
Quen cây chim thể người quen chúa,
Hiện nay, trong các hang hốc của Đá Dựng, có
nhiều vỏ hào, vỏ ốc còn dính lại trên vách đá, chứng tỏ xưa kia nơi đây là đầm
nước. Ao đầm vũng vực, chính là nơi thích nghi cho loại chim, loại cò, loại le
le, vịt nước sinh hoạt. Cứ như thơ văn sách vỡ cũ xét thấy thì dãy Đá Dựng này
xưa kia là một sân chim như các sân chim ở Rạch Giá, Cà Mau. Các sách chữ Hán
viết là Điểu Đình. Do quá trình thay đổi về địa chất và địa hình qua hàng nghìn
năm đã tạo nên núi Đá Dựng ngày nay. Đá Dựng có một vị trí chiến lược quân sự
quan trọng nên đã trở thành căn cứ cách mạng của Đảng bộ và Quân dân Hà Tiên
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể là: lực lượng ta chưa đến 100 người với lòng quả cảm và ý chí kiên cường,
các chiến sĩ cách mạng đã giữ vững căn cứ Đá Dựng qua cuộc chiến đấu suốt 27
ngày đêm tháng 05 năm 1970. Bây giờ ở các hang của Đá Dựng dấu tích của trận
chiến năm xưa vẫn còn. Đến tham quan Đá Dựng để hiểu vì sao иá Dựng đi vào lịch
sử đấu tranh của Đảng bộ và Quân dân Hà Tiên như một truyền thống hào hùng. Mỗi
hang của Đá Dựng có một vẻ đẹp riêng và rất huyền bí. Các hang với những tên gọi
như: hang Mẹ Sanh, hang Bồng Lai, hang Thần Kim Qui, hang Biệt Động, hang Khổ
Qua,…
Đá Dựng là một điểm tham quan độc đáo bởi thạch
nhủ trong các hang của Đá Dựng có những hình thù khác nhau: thạch nhủ có hình
như trái khổ qua, khối đá xanh hình con rùa, phiến đá như chiếc đĩa bay, đá
trên vách hang nhô ra như đầu con bò, đầu con khủng long, vách đá nghiêng nhìn
như chiếc áo cà sa lung linh ánh chớp,… Đá Dựng, một di tích lịch sử, một nơi
tham quan du lịch hấp dẫn. Đến Đá Dựng như trở về cội nguồn lịch sử, cũng như
khám phá vẻ đẹp kỳ bí của các hang động.
Giới thiệu Hà Tiên thập cảnh VTV2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét