Đi tìm cái hay cái đẹp của
âm nhạc dân gian
Còn đối với âm nhạc trước hết
phải là âm nhạc. Cái hay cái đẹp được sáng tạo
bởi tài năng chủ thể là người nghệ sĩ, còn âm nhạc dân gian là cái hay cái đẹp
được sáng tạo từ cuộc sống mà chủ thể sáng tạo là nhân dân, một vùng đất, một
vùng người.
Có lẽ từ lâu chúng ta đã đặt
ra những vấn đề: Tìm một hướng đi, cách viết cho âm nhạc, xây dựng một nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và hôm nay chúng ta bàn về vấn đề: “phát
huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế”
Phải chăng văn học nghệ thuật
nói chung, âm nhạc nói riêng một vài chục năm gần đây có vấn đề?. Bộ Văn hóa thể
thao du lịch thường xuyên có các hội thảo tầm cỡ quốc gia, với sự có mặt của
các nghệ sĩ, những nhà sáng tác - lí luận, phê bình nổi tiếng.
- Tại sao trước đây có nhiều
bài hát hay, có chất lượng cao về mặt nghệ thuật và chủ đề tư tưởng, có ảnh hưởng
lâu dài và sâu rộng trong quần chúng nhân dân?
- Tại sao những ca khúc bây
giờ chỉ nói đến cái tôi cô đơn đợi chờ thất vọng với con tim nhiều bệnh tật…
lai căng không biết đó là nhạc Tây, Tàu hay nhạc Mỹ?
- Làm sao để có truyền thống
sáng tác âm nhạcvăn hóa âm nhạc dân gian trong
Phải chăng đời sống hòa bình
no đủ và cơ chế thị trường đã tác động đến văn hóa nghệ thuật, đến âm nhạc.
Tôi nghĩ: âm nhạc trước hết
phải là âm nhạc, dù hoàn cảnh nào thì nghệ thuật vẫn là cốt lõi của vấn đề, mục
đích và cái hay của nghệ thuật là sáng tạo.
Muốn có âm nhạc phải có chủ
thể sáng tạo, là tài năng của các nhạc sĩ, những người biết rung động trước cuộc
sống xã hội, trước thiên nhiên, biết chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của nhân
dân của đất nước.
Âm nhạc có ảnh hưởng và tác
động trực tiếp đến đời sống tinh thần của xã hội.
Tài năng của nhạc sĩ được thể
hiện bằng chính tác phẩm của họ, được hàng triệu người lắng nghe trân trọng, được
thử thách trong đời sống cùng thời gian.
Còn hôm nay chúng ta đang
bàn (tôi không dám nói hội thảo) về vấn đề phát huy tính dân gian trong sáng
tác âm nhạc. Tôi nghĩ hãy xem lại, nghe lại những tác phẩm của các nhạc sĩ, thế
hệ trưởng lão như các cụ Lê Thương, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung, Đỗ Nhuận, Lê
Yên, Lê Lôi, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Tí, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Hoàng Hiệp…
cùng nhiều nhạc sĩ khác.
Trong những năm kháng chiến
cứu nước các cụ học hành sáng tác ra sao mà các cụ phát huy tính dân tộc, dân
gian trong sáng tác âm nhạc hay đến thế! Tôi nghĩ tính dân gian mà các cụ có được
không phải các cụ chỉ thuộc những bài dân ca dân vũ của các dân tộc trong cộng
đồng Việt nam mà chính các cụ đã phát hiện và thấy được cái hay cái đẹp của âm
nhạc dân gian, biết kế thừa và phát huy cái hay cái đẹp của âm nhạc dân gian để
sáng tạo ra những tác phẩm mới mang tính thời đại, tính dân tộc cùng gương mặt
tác giả.
Tôi đơn cử một số tác phẩm
như: Nguyễn Xuân Khoát với “Con voi”, “Hát mừng bộ đội chiến thắng”, “Theo lời
Bác gọi”; Văn Chung với “Pì nọng ơi”, “Quê tôi giải phóng”, “Gái thôn Đoài,
trai thôn Thượng”; Đỗ Nhuận với “Chiến thắng Điện Biên”, “Trai anh hùng, gái đảm
đang”, “Vui mở đường”; Phan Huỳnh Điểu với “Bóng cây Kơ nia”, “Anh ở đầu sông
em cuối sông”, “Sợi nhớ sợi thương”; Nguyễn Văn Tý với “Tấm áo mẹ vá năm xưa”,
“Dáng đứng bến Tre”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”; Hoàng việt với “Lên
ngàn”, “Mùa lúa chín”; Hoàng Vân với “Hò kéo pháo”, “Quảng Bình quê ta ơi”, “Nổi
trống lên rừng ơi”; Hoàng Hiệp với “Câu hò bên bến Hiền Lương”, “Cô gái vót
chông”, “Trường Sơn đông, Trường sơn Tây”…
Chúng ta không thấy ở các
tác phẩm của các nhạc sĩ một bài hát dân ca cụ thể nào nhưng chúng ta thấy ở đó
tính dân tộc, truyền thống văn hóa cùng gương mặt của các tác giả. Đó là những
tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt nam đương đại cùng những tác phẩm để đời, đó
là thành quả của một quá trình học tập rèn luyện đầy gian lao từ học tập âm nhạc
chính quy, từ sách vở, bạn bè, học từ đời sống nhân dân cùng với sự trải
nghiệm và tài năng trong thể hiện sự kế thừa và phát huy cái hay cái đẹp của âm
nhạc dân gian.
Thay cho lời kết của bài
phát biểu này: Chúng ta hãy học tập các bậc tiền bối và hỏi các cụ học thế nào,
làm thế nào mà các cụ phát huy tính dân gian trong sáng tạo để có những tác phẩm
âm nhạc để đời như vậy.
Vĩ thanh. Khai thác và phát
huy âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập quốc tế, đó là công việc của người
sáng tạo, dù viết ở hình thức, hay thể loại nào tác phẩm cũng phải nói lên được
truyền thống văn hóa dân tộc, tính thời đại, tính quốc tế trong ngôn ngữ biểu
hiện, cùng gương mặt tác giả.
Văn Dung
Nguồn songnhac.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét