1. Trong kho tàng văn hóa của
một dân tộc, một quốc gia, âm nhạc đóng một vai trò chủ yếu. Âm nhạc là một
phương tiện diễn tả cảm xúc và tư tưởng vô cùng hữu hiệu và mạnh mẽ. Khi tiếng
nhạc của một bài nhạc hay trổi lên, nó gợi sự chú ý của ta ngay Nhạc có
thể làm ta vui, buồn hay thanh thản, thoải mái, đó là tác dụng của âm nhạc trên
tình cảm cuả ta. Sau đó, lời bài nhạc làm ta suy nghĩ, gợi những kỷ niệm, chia
sẻ một triết lý sống vân..vân.. Nói chung không có một nền văn minh nào lại thiếu
nhạc hay.
Âm nhạc của nước Việt
ta đã bắt đầu có từ rất lâu. Trong thời tiền Lê, vua Lê Thánh Tôn đã quy luật
âm nhạc bằng cách đặt ra bộ Đồng Văn để hòa nhạc và bộ Nhã Nhạc để xướng hát.
Đàn nhạc, ca hát, qua các thời đại lịch sử nước
ta, đã gắn liền với phong tục, đời sớng của dân ta và đã luôn luôn là một thú
tiêu khiển thanh tao của mọi giới, từ người thường dân đến các hàng quý tộc.
Về lý thuyết, nhạc cổ truyèân của ta dựa trên
căn bản Bát Aâm và Ngũ Cung. Bát âm là những âm thanh phát ra từ: Kim là
kim loại, Thạch là tiếng đá (tiếng khánh), Thổ là tiếng đát sét nung, Tì
là tiếng phát ra từ dây tơ, Trúc tức là tre, nguồn gốc của tiếng sáo, Bào
là tiếng trái bầu, trái bí, dùng làm tiếng kèn, Cách là tiếng da thuộc căng thẳng,
tức là tiếng trống, và sau cùng là Mộc, tức là tiếng mõ, tiếng phách.
Âm nhạc cổ truyền của ta dựa
theo ngũ cung là Hồ, Sì, Sang, Xế, Líu, giống như ngũ cung của người Trung Hoa.
2. Về nhạc cụ, cả thẩy các loại
đàn, sáo, kèn, chiêng trống của ta có trên dưới 40 loại. Một số nhạc cụ có nhiều
ảnh hưởng của Trung Hoa, Nhật Bản và Đại Hàn. Tuy nhiên có ít nhất là 4 loại nhạc
cụ là hoàn toàn của Việt Nam: đó là đàn bầu (hay độc huyền cầm), đàn Nhị (đàn
Cò), đàn Cầm Nam ( là một loại đàn kết hợp các đặc tính của các đàn Cầm, đàn Sắt
và đàn Tỳ Bà), và Trống Cơm. Hiện giờ trong tất cả các nhạc cụ cổ truyền Việt
Nam, các nhạc cụ thông dụng nhất là đàn Tranh, đàn Nguyệt, đàn Bầu, đàn Cò,
Sáo, Kèn và các loại Trống, Chiêng.
Trong khi tìm hiểu âm nhạc
cổ truyền của nước ta, những tài liệu làm tôi thích thú nhất là các chương viết
về các loại ca, loại hò của người thường dân nước ta. Mỗi miền có các loại hát
hò riêng. Thí dụ như miền Bắc thì có hát Ví, hát Quan Họï, hát Trống Quân, hát
Cò Lả. Ở miền Trung thì có Hò Huế, hát Huế (Cổ Bản, Lưu Thủy, Kim Tiền, Hành
Vân, Nam Ai, Nam Thương vân.. vân..), miền Nam thì có Hò Cấy, Hò Chèo Thuyền,
hát Bội, hát Cải Lương, Vọng Cổ vân.. vân…
Sở dĩ tôi để ý đến những
loại nhạc này, là vì thứ nhất, đó là những loại nhạc đơn sơ mà lại trung thực
nhất. Người hát hò chỉ lấy giọng và tình cảm riêng của mình mà diễn đạt tâm sự,
không có sự hỗ trợ của các nhạc khí. Nói tới đây tôi chợt nhớ tới thập niên 60
là thời kỳ âm nhạc Mỹ rất phong phú và đa dạng. Những ca sĩ rất được ái mộ
và được coi như thật tài hoa là những danh ca Joan Baez, Bob Dylan, John Denver
vân.. vân.. Trong lúc họ ca, họ chỉ dùng một cái đàn guitar tự đệm theo. Đó là
những trường hợp hiếm. Ngoài ra it có ai có đủ bản lãnh để hát mà không cần nhạc
đệm.
3....Điểm đăc biệt khác của âm nhạc bình dân VN, là nội dung các bài hát, hò, những
hát bội, hát tuồng vân...vân .. đã đi liền với nếp sống của người thường dân,
và phản ảnh những gì xẩy ra trong cuộc sống của họ.
Các giọng hát trong khi
làm việc như Hát Đò Đưa, Hò Kéo Gỗ, Hò Tát Nước, Hát Chăn Trâu cho ta một ý niệm
về những công việc và những phương cách sinh sống của dân ta. Những loại Hát
Ví, Hát Trống Quân của các thanh niên thiếu nữ tỏ tình với nhau thật là hồn
nhiên, dễ thương và nghệ thuật (và có lẽ thật hơn là tỏ tình qua điện thoại hay
Internet!!).. Mặt khác, Hát Giám Thời Sự là một loại hát phản ảnh những biến động
thời sự, và Hát Vè là loại hát dùng để khuyên răn người đồng thời hãy theo những
tập quán lành mạnh trong xã hội.
Trong nhiều thời đại lịch
sử, phần lớn các loại âm nhạc của nước ta đều được truyền miệng từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Sự lưu trữ và phổ biến các bài nhạc không được hệ thống hóa,
nên chắc chắn đã có nhiều mất mát trong tủ nhạc cổ truyền của chúng ta. Đây là
một điều đáng tiếc, vì tôi tin rằng kho tàng âm nhạc của ta đã phong phú và đa
dạng hơn những gì chúng ta biết tới rất nhiều.
Tới thời đại nhà Nguyễn, sự giao dịch với người
ngoại quốc, đặc biệt là nguòi Pháp, đã đưa tới hai hiện tượng quan trọng, đó là
sự chuyển ngữ từ tiếng Nôm qua tiếng Quốc Ngữ, và sự xuất hiện của Tân Nhạc. Âm
Nhạc cổ truyền có nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Trung Hoa và Nhật Bản. Tân Nhạc
có nhiều ảnh hưởng của Pháp và Mỹ, nhất là Mỹ.
4. Cũng như nhạc cổ truyền,
tân nhạc đi liền với đời sống và diễn tiến lịch sử của nước ta trong các
thời đại cận kim. Nhạc tiền chiến, nhạc Phạm Duy, nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc Ngô
Thụy Miên vân...vân... là biểu hiện của những sắc thái và cá tính của nếp sống
cận đạï của người Việt Nam.
Tới đây, tôi xin kết thúc
bằng một vài câu hỏi để quý vị suy tư, và ..còn chút gì để nhớ:
a) Tân nhạc và cổ nhạc có thể hòa đồng
và giao duyên không? Hay Cổ Nhạc là hoài cổ, và Tân Nhạc là lai căng?
b) Sinh hoạt âm nhạc nghệ thuật có thể
chú trọng nhiều hơn trên bình diện văn hóa, hay chỉ tiếp tục đặt nặng tính cách
giải trí và thương mại?
c) Âm nhạc nghệ thuật là một phương tiện để
chia sẻ cảm xúc, và diễn đạt tư tưởng, hay là một sự trình diễn và tìm danh lợï?
d) Làm sao để phát triển âm nhạc
nghệ thuật của người Việt chúng ta theo chiều hướng lành mạnh, xây dựng để đóng
góp những gì độc đáo, xuất sắc của văn hóa nước ta vào kho tàng văn hóa chung của
nhân loại?.
VŨ THẾ HƯNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét