Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Những vần thơ thời tiền chiến

Những vần thơ thời tiền chiến
VŨ ĐÌNH LIÊN
Tên thật là Vũ Đình Liên. Sinh năm 1913 ở Hà Nội.
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nhiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mua bụi bay.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
những người muôn năm cũ
hồn ở đâu bây giờ?
Ông Đồ già
Vũ Đình Liên - Hoàng Oanh ngâm thơ
HÀN MẶC TỬ
Tên thật Nguyễn Trọng Trí. Sinh năm 1912 mất năm 1940 quê Quảng Bình.
EM LẤY CHỒNG
Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Sao anh không về nơi chốn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
ai biết tình ai có đậm đà.
BẺN LẼN
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn đọng
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi.
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? sao im đi?
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tăm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
Vô tình để gió hôn lên má
Bẻn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
ai biết tình ai có đậm đà
NGUYỄN BÍNH
Thuở nhỏ tên là Nguyễn Trọng Bính. Sinh năm 1918 mất năm 1966. Quê Vụ Bản Nam Định.
CẢM TÁC
Thơ suông, rượu nhạt, quán cơm nghèo
Xuân xế mùa xuân xế xế chiều
Chín hẹn đã sai: mười bạn quý
Nghìn voi không được một: người yêu
Bá Nha thuỡ trước còn Chung Tử
Kim Trọng đời nay hết Thúy Kiều.
Võng tía tàn vàng đi nườm nượp
Giũ tà áo vải bụi bay theo
HOA CỎ MAY
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
HÀNH PHƯƠNG NAM
Đôi ta lưu lạc  phương Nam này
Trãi mấy mùa qua én, nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta vơí người buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư- Mã
Mà áo khinh cầu không ai may
Người giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trói thân vào nợ nước mây
Ai biết thương nhau từ thuỡ trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ tình chưa trả tròn một món
Sông dời thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Nghoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi hãy hay
Ngày mai sáng lạn màu non nước
Cốt nhất làm sao tự buổi nay
Rẫy ruồng châu ngọc thù son phấn
Mát đỏ lên rồi cứ chết ngay
Hỡi ơi Nhiếp Chính mà băm mặt
Giũa chợ ai người khóc nhận thây
Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây
Ta đi nhưng biết về đâu chứ
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi
Thế nhân mắt trắng như ngàn nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Người ơi hề người ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi...
QUÁCH TẤN
Tên thật Quách Tấn. Sinh năm 1910 mất năm 1992 tại Nha Trang. Quê huyện Bình Khê Bình Định.
BÊN SÔNG
Gió rủ canh đi ngàn liễu khóc
Sông đùa lạnh tới bóng trăng run...
Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng
Ghé lại cho nhau gởi chút buồn
NGÂN GIANG
Tên thật Đỗ Quế Anh quê quán Hải Dương
HIU QUẠNH
Nhà tôi cách một con sông trắng
Đi quá đầu ghềnh đã thấy thôn
Ngoài tiếng chim kêu, là vắng lặng
Một vài thuyền ghé bến chiều hôm
Đêm đêm cô lái ra khơi hát
Tiếng vẵng sông xa, lặng lẽ chìm...
Tiếng vẵng sông xa , trời bát ngát...
Âm thầm tôi lại sống trong im
(Tri Tân, số 9, 1-8-1941)
NAMTRÂN
Tên thật Nguyễn Học Sĩ. Sinh năm 1907 quê Đại Lộc Quảng Nam mất ở Hà Nội.
NẮNG THU
Hát bài hát ngô nghê và êm ái,
Bên sườn non, mục tử cỡi trâu về
Nắng chiều rây vàng bột xuống dân quê,
Lúa chín đỏ theo gió nồm sắp mái
Trên suối nhỏ, chiếc cầu tre hẻo lánh
Tốp người qua, lẩy bẩy vịnh thanh ngang
Lũ trẻ con sung sướng nổ cười vang
Đùa với bóng chảy theo dòng nước lạnh
Dãy núi tím bổng thay màu xanh ngắt
Rồi ố dần trng giây khắc nhá nhem
Âm thầm cảnh vật vào đêm
Vết ráng đỏ, tiếng còi xa cùng tắt.
THÁI CAN
Tên thật Thái Can. Sinh năm 1910 Quê Đức Thọ Hà Tĩnh.
CẢNH ĐÓ, NGƯỜI ĐÂU
Gặp em thơ thẩn bên vườn lạnh
Hỏi mãi mà em chẳng trả lời
Từ đó bắc nam người một ngả
Bên vườn hoa lạnh bóng giăng soi
(Những nét đan thanh)
ANH BIẾT EM ĐI...
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa:
Anh biết em đi chẳng trở về
Em nhớ làm chi tiếng ái ân
Đàn xưa đã lỡ khúc dương cầm
Dây loan chẳng đượm tình âu yếm
Em nhớ làm chi tiếng ái ân
Bên gốc thông già ta lỡ ghi
Tình ta âu yếm lúc xuân thì
Em nên xóa dấu thề non nước
Bên gốc thông già ta lỡ ghi
Chẳng phải vì anh, chẳng tại em
Hoa thu tàn tạ rụng bên thềm
Ái tình sớm nở chiều phai rụng
Chẳng phải vì anh, chẳng tại em
Bể cạn, sao mờ, núi cũng tan
Tình kia sao giữ được muôn vàn...
Em đừng nên giận tình phai lạt:
Bể cạn, sao mờ, núi cũng tan
Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liểu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa:
Anh biết em đi chẳng trở về.
J.LEIBA
Tên thật là Lê Văn Bái. Sinh năm 1912 mất trước năm 1945 Quê Nam Trực Nam Định.
BẾN GIÁC
Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá!
Lệ lòng mong cạn chốn am Không
Của thiền một đống duyên trần dứt,
Quên hết người quen chốn bụi hồng.
HOA BẠC MỆNH
Tháng ba, hoa bạc mệnh
Tàn trước mọi cành xuân
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu;
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai
Ba xuân, muôn thắm thêu cành biếc
Bạc mệnh hoa kia đã rụng rồi!
Héo trước trăm hoa, hoa bạc mệnh
Đang xuân, để khỏi thấy xuân tàn
Chúa xuân ví biết tình hoa thế,
Xin kiếp sau đừng nở thế gian.
Hồn kết gió hương trời Nhược thủy,
Cánh viền mây trắng động thiên thai
Hóa thành những giọt mưa thơm ấy,
Tưới nở trăm hoa đã héo rồi!
NGUYỄN ĐÌNH THƯ
Tên thật Nguyễn Đình Thư. Sinh năm 1917 Quê Quảng Điền Thừa thiên Huế.
SANG NGANG
Lòng tôi như chiếc thuyền nan,
Tình cô như khách sang ngang một chiều
Thu nào quá đỗi cô liêu,
Bờ hun hút lạnh nắng hiu hiu buồn...
Qua rồi thôn cách bến sương,
Phất phơ áo nhạt mất đường lau không
Vô tình đâu biết trên sông
Có người ngang lái còn trông dõi mình
(Hương màu)
BÀNG BÁ LÂN
Tên thật Bàng Bá Lân. Sinh năm 1913 mất tại thành phố Hồ Chí Minh Quê Bình Lục Hà Nam.
NHÀ DỘT
Bốn bề gió lạnh vào thăm,
Ba gian mưa ướt biết nằm nơi nao?
Dế ngâm thơ ở khe nào
Bảo cho ta biết ta vào trú mưa.
1943
TTKH
Với nhà thơ này chưa một ai dám chắc tên thật mà chỉ có những phỏng đoán tranh luận thôi và nếu có một nhà thơ như thế thì hiện nay “bà” mất hay còn cũng không ai rõ.
BÀI THƠ ĐAN ÁO
Chị ơi nếu chi đã yêu
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương
Đã xa hẵn quãng đời hương
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng
Hay chăng chi mỗi chiều đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em
Vẫn còn giá lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng
Con chim ai nhốt trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đã sang bờ ly tan
Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng
Như con chim nhốt trong lồng
Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao
Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
Lòng em khổ lắm chị ơi
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quamg cảnh lạ tháng năm dài
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật mình
BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Anh hởi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu
            Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
            Càng khơi càng thấy lụy từng khi
            Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
            Mà viết tình em được ích gì?
Chỉ có ba người được đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem
            Là giết đời nhau đấy biết không?
            Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
            Giận anh em viết dòng dư lệ
            Là chút dư hương điệu cuối cùng
Từ đây anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng , hừ đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh
            Ngang trái đời hoa đã úa rồi
            Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
            Buồn nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
            Đi nhớ người không muốn nhớ lời
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi chết
Đêm hỡi làm sao tối thế này?
            Năm lại năm qua cứ muốn yên
            Mà phương ngoài gió chẵng làm quên
            Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
            Lại chính là anh , anh của em
Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người
“Theo Thâm Tâm và TTKH của Hoài Việt có đối chiếu với TTKH nàng là ai của Thế Phong”.
BÀI THƠ ĐAN ÁO
TTKh - Hoàng Oanh ngâm thơ
XUÂN DIỆU
TƯƠNG TƯ CHIỀU
Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em,em hỡi ! anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẫn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ
Thôi hết rồi,còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi gió gác với trăng thềm,
Với sương lá rụng trên đầu gần gủi.
Thôi đã hết hờn gen và giận dỗi!
(Được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng .Anh nhớ hình.Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!
Anh nhớ em của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đương nhìn anh say đắm
Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi
- Mà kỷ niệm ôi,còn gọi ta chi...
(Thơ thơ, in lần thứ hai)
VIỄN KHÁCH
Đương lúc hoàng hôn xuống
Là giờ viễn khách đi
Nước đượm màu ly biệt,
Trời vương hương biệt ly
Mây lạc hình xa xôi
Gió than miền trách móc
Mây ôi và gió ôi!
Chớ nên làm họ khóc
Mắt nghẹn nhìn thâu dạ;
Môi khô hết níu lời...
Chân rời, tay muốn rã...
Kẻ khuất...kẻ trông vời...
Hôm nào như hôm qua
Má kề trên gối sánh?
Anh đi, đường có hoa...
Tôi nằm trong tuổi lạnh,
Buổi chiều ra cửa sổ;
Bóng chụp cả trời tôi!
- Ôm mặt khóc rưng rức;
Ra đi là hết rồi.
(Thơ thơ, in lần thứ hai)
ANH THƠ
Tên thật là Vương Kiều Ân. Sinh năm 1919 tại Ninh Giang Hải Dương.
CHIỀU XUÂN
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi!;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa
(Bức tranh quê)
BÀNG BÁ LÂN
Tên thật Bàng Bá Lân. Sinh năm 1913 mất tại thành phố Hồ Chí Minh Quê Bình Lục Hà Nam.
NHÀ DỘT
Bốn bề gió lạnh vào thăm,
Ba gian mưa ướt biết nằm nơi nao?
Dế ngâm thơ ở khe nào
Bảo cho ta biết ta vào trú mưa.
1943
Tràng Giang
Huy Cận - Tô Kiều Ngân ngâm thơ
HUY CẬN
Tên thật Cù Huy Cận sinh năm 1919 quê quán huyện Hương Sơn Hà Tĩnh.
TRÀNG GIANG
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
H.C
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng,
Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu,
Đâu tiến làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sầu chót vót;
Sông dài, trời rộng bến cô liêu
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Lửa thiêng)
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Tên thật Vũ Hoàng Chương sinh năm 1916.
Quê quán Nam Định học ở trường Bưởi, trường đại học luật khoa Đông Dương. Mất ở Sài Gòn.
QUÊN
Đã hẹn với em rồi; không tưởng tiếc
Quảng đời xưa, không than khóc gì đâu!
Hãy buông lại gần đây làn tóc biếc,
Sát gần đây, gần nữa, cặp môi nâu
Đêm nay lạnh tìm, em trên gác tối,
Trong tay em dâng cả tháng năm thừa,
Có lẻ đâu tâm linh còn trọn lối
Để đi về cay đắng những thu xưa.
Trên nẻo ấy ,tơi bời,-em dã biết -
Những tình phai duyên úa, mộng tan tành.
Trên nẽo ấy ,sẽ từ muôn đáy huyệt,
Ái ân xưa vùng dậy níu chân anh.
Không, em ạ ,không còn can đảm nữa
Không! Nguồn yêu, suối lệ cũng khô rồi,
Em hãy đốt giùm anh trong mắt lửa
Chút ưu tư còn sót ở đôi môi...
Hãy buông lại gần đây làn tóc rối,
Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên,
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói,
Đưa hồn say về tận cuối trời Quên.
(Thơ say)
ĐỜI VẮNG EM RỒI
Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu
Lênh đênh thương nhớ dạt trời Âu
Thôi rồi tay nắm tay lần cuối
Chia nẽo giang hồ vĩnh biệt nhau
Trai lỡ phong vân gái lỡ tình
Này đêm tri ngộ xót điêu linh
Niềm quê sực thức lòng quan ải
Giây phút dừng chân cuộc viễn trình
Tóc xõa tơ vàng nệm gối nhung
Đây chiều hương ngát tõa hoa dung
Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo
Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng
Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay
Buồn mưa trăng lạnh nắng hoa đầy
Nắng mưa đã trải tình nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say
Gặp gỡ chừng như chuyện Liêu Trai
Ra đi chẳng hứa một ngày mai
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai
Phương Âu mờ mịt lối quê nàng
Trăng nước âm thầm vạn dậm tang
Ghé bến nào đây người hải ngoại
Chiều sương mặt bể có mơ màng
Tuyết xuống phương nào lạnh lắm không
Mà đây lòng trắng một mùa đông
Tương tư nối bước thâu canh đợi
Thoảng gió trà mi động mấy bông
(Mây)
ĐOÀN PHÚ TỨ
Tên thật Đoàn Phú Tứ sinh năm 1920 tại Hà Nội. Đã đậu Tú Tài Pháp. Ông theo kháng chiến một thời gian rồi về Hà Nội dạy học.
Tác phẩm: Mơ Hoa (Kịch)  Ngã ba (Kịch), Nhà búp bê (Kịch dịch...)
Mất ở Hà Nội.
MÀU THỜI GIAN
Sớm nay tiếng chim xanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây nón chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình một thủa còn vương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím gắt
(Ngày nay)
HUYỀN KIÊU
Tên thật Bùi Lão Kiều sinh năm 1915 quê quán Ứng Hòa Hà Đông.
TƯƠNG BIỆT DẠ
Hiu hắt trăng khuya lạnh bốn bề
Ly sầu lên vút tới sao Khuê
Quý thay giây phút gần tương biệt
Vương vấn người đi với kẻ về
Ngồi suốt đêm trường không nói năng
Ngậm ngùi chén rượu ánh vầng trăng
Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ?
Có giống như mình lưu luyến chăng?
Đã tắt lò hương, lạnh phím đàn
Thư phòng sắp sẵn để cô đơn
Trời cao, mây nhạt, ngàn sao rụng
Một giải sương theo vạn dặm buồn
Sớm biệt ly nhau không nhớ nhau
Nữa đêm chợt tỉnh bỗng dưng sầu
Trăng mùa xuân đó ai tâm sự?
Anh đã xa rồi, anh biết đâu?
1939
LƯU TRỌNG LƯ
Tên thật Lưu Trọng Lư. Sinh năm 1912. Quê quán Bố Trạch Quảng Bình. Học ở quê rồi vào học thành chung Huế. Dạy học, viết sách. Tham gia cách mạng. Mất ở Hà Nội năm 1992.
NẮNG MỚI
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi, chữa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
(Tiếng thu)
CÒN CHI NỮA
Giờ đây hoa hoang dại
Bên sông, rụng tơi bời
Đã qua rồi cơn mộng
Đừng vỗ nữa tình ơi!
Lòng anh đà rơi rụng
Trên sông ngày tàn rơi
Tình anh đà xế bóng
Còn chi nữa em ơi?
Còn đâu ánh trăng vàng
Mơ trên làn tóc rối?
Chân nâng trên đường sỏi;
Sương lá đổ rộn ràng.
Trăng nội vẫn mơ màng
Trên những vòng tóc rối?
Đêm ấy xuân vừa sang,
Em vừa hai mươi tuổi.
Còn đâu những giờ nhung lụa:
Mộng trùm trên bông
Tình ấp trong gối
Rượu tân hôn không uống cũng say nồng? 
Còn đâu mùi cỏ lạ
Ướp trong mớ tóc mây?
Một chút tình thơ ngây
Không còn trên đôi má
(Tiếng thu)
CHIỀU CỔ
Chiều sương, rừng tía, lệ tuôn hàng
San sát ghe đầy bến Trúc lang
Cây, nước, say theo người tráng sĩ;
Con đò quên cả chuyến sang ngang.
(Tiếng thu)
KHI THU LÁ RỤNG
Em có bao giờ nói với anh
Những câu tình tứ thuỡ ngày xanh
Khi thu lá rụng bên hè vắng
Tiếng sáo ngân xa vẵng trước mành
Em có bao giờ nghĩ tới anh
Khi tay vin rủ lá trên cành?
Cười chim ,cợt gió, nào đâu biết
Chua chát lòng anh biết mấy tình?
Lòng anh như nước hồ thu lạnh
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà
Ngày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua...
Mùa đông đến đón ở bên sông
Vội vã cô em đi lấy chồng
Em có nhớ chăng ngày hạ thắm
Tình anh lưu luyến một bên lòng?
NGỰA SAY
Ước gì ta có ngựa say
Con sông bên, ấy bên này của ta
Ta say ngựa cũng la đà
Trời cao xuống thấp, núi xa lại gần
Ta say ngựa cũng tần ngần
Trên lưng ta quảy một vầng giai nhân
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu
Dưới trwang mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe mùa thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
(Tiếng thu)
HỒ DZẾNH
Tên thật Hà Triệu Anh. Sinh năm 1919 ở Việt Nam.
Quê quán Quảng Đông Trung Quốc. Cha người Trung Quốc, Mẹ người Việt Nam. Tiếng Quảng Đông đọc Hà Triệu Anh là Hồ Síu Dính, bỏ chữ đệm đọc thành Hồ Dzếnh.
Làm thơ, viết báo ở Hà Nội, Sài GònMất ở Hà Nội.
CHIỀU
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?
Tôi là người lữ khách
Mầu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...
NGẬP NGỪNG
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dao khắp trong sân
Ngó trên tay thuốc lá cháy lui dần
Tôi nói khẻ: ôi, làm sao nhớ thế!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi, tình có ngjiax gì đâu
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu
Thuỡ ái ân mong manh hơn nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ tránh, cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp khi còn dang dở
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho ngàn sau lơ lững với ngàn xưa
VĂN CAO
Tên thật Nguyễn Văn Cao. Sinh ngày 25-11-1923 tại Hải Phòng
Quê quán huyện Vụ Bản Tỉnh Nam Định.
Là nghệ sĩ đa tài những tác phẩm nổi tiếng: Thiên thai, Trương Chi, Suối mơ, Đàn chim Việt, Làng tôi, Bắc Sơn, Trường ca Sông Lô, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam là tác giả bài Tiến Quân Ca.
AI VỀ KINH BẮC
Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc
Toi gởi nhờ đem hộ lá thư?
Trời hỡi ! ốm nằm trong quán trọ
Bạn bè còn lại mấy bài thơ...
Trông qua song cửa: trời vàng úa
Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu!
Chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống
Sương mù chìm lấn lá vàng thưa.
Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc
Tôi gửi thư đưa hộ mẹ già
Cố thét song lời tôi yếu quá
Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa
14-10-1941
ĐÊM MƯA
Sông chầm chậm chảy trong mưa
Nghe chừng cô gái đã thưa mái chèo
Mưa trong trăng tiếng nhỏ đều...
Bến mờ mịt: mấy mái lều bơ vơ
Thuyền vào nằm ngủ trong ưa
Trên con sông vắng lập lờ bóng trăng.
Khuya rồi ốc rục trong làng
Thuyền ai vơ vẫn trôi sang bến này.
Thu 1941
MỘT ĐÊM ĐÀN LẠNH TRÊN SÔNG HUẾ
Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp trôi
Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi
Này em hát khúc tương tư nhé
Ngâm khẻ em ơi nhẹ nhẹ lời
            Sao đàn u hoài gì mùa thu?
            Sao đàn u hoài gì mùa thu?
            Tri âm nghe thử dây đồng vọng
            Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru
Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha
Em nghe anh dạo khúc thu xa
Thuyền xuôi về bến mô thuyền hỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà
            Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
            Từng canh trời điểm một sao rơi
            Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
            Ánh lủa chài xa thấp thoáng trôi
Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thủy * gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương
            Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
            Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
            Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
            Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh
  • Tiêu Kim Thủy: một tên gọi khác của sông Hương.
BÍCH KHÊ
Tên thật là Lê Quang Lương. Sinh năm 1916, quê Quảng Ngãi xuất thân trong gia đình giòng giỏi thư hương. Tác phẩm: Mấy dòng thơ cũ, Tình huyết (1939), Tinh hoa (Còn có tên là Đẹp hoặc Ngũ hành sơn di cảo). Mất năm 1946.
HIỆN HÌNH
Gió thiệt đa tình hôn mặt hoa
Thơm tho mùi thịt bắt say ngà!
Gió đi chơi với trong khung trắng
Lộ nửa vần thơ nửa điệu ca
Tôi ráp lại xem. Ô sự lạ!
Một người thiếu nữ hiện trong trăng
Khăn hồng chùi lệ ngấn đôi mắt
Da thịt phô bày ý tuyết băng.
Nường hé môi ra. Bay điệu nhạc
Mắt như xuân mà ngọt tợ hương
Ôi sao là khúc ba sinh lụy
Rào rạt như đầy nỗi cảm thương!
Tiếng ngọc, màu trăng quấn quýt nường
Phút giây người bộ mỏng như sương
Nường tan ra nhạc? Tan ra nhạc!
Khung trắng trời mây trắng lạ thường!
(Tinh huyết 1939)
CHẾ LAN VIÊN
Tên thật là Phan Ngọc Hoan sinh năm 1920. Quê quán Bình Định. Mất năm 1989.
ĐÊM TÀN
Ta cùng nàng nhìn nhau không tiếng nói
Sợ lời than lay đổ cả đêm thâu,
Đôi hơi thở tìm nhau trong bóng tối,
Đôi linh hồn chìm đắm bể U Sầu.
“_Chiêm nương ơi, cười lên đi em hỡi!
Cho lòng anh quên một chút buồn lo!
Nhìn chi em chân trời xa vời vợi,
Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?
Này, em trông một vì sao đang rụng;
Nay nghiêng mình mà tránh đi, nghe em!
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm”.
Lời chưa dứt, bóng đêm đà vụt biến!
Tình chưa nồng, đã sắp phải phôi pha!
Trên trần gian vâng ô kia đã đến
Gỡ hồn nàng ra khỏi mảnh hồn ta!
(Điêu tàn)
XUÂN
Tôi có chờ đâu có đợi đâu;
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
- Với tôi tất cả như vô nghĩa,
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi chút lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo đọ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nỗi tiếng cười ran!
Chao ôi! mong nhớ! Ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
(Điêu tàn)
YẾN LAN
Tên thật là Lâm Thanh Lang cũng có tên là Xuân Khai sinh năm 1918. Quê quán An Nhơn Bình Định.
Tác phẩm: Những ngọn đèn (Thơ), Tôi hát tôi yêu (Thơ), Lẵng hoa hồng (Thơ), THơ Yến Lan, Cầm chân hoa (Thơ).
BẾN MY LĂNG
Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.
Ông không muốn run người ra tiếng dich,
Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao
Vì đìu hiu, đìu hiu trời tỉnh mịch,
Trời võ vàng trời thiếu những vì sao.
Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngui ngút dài trôi về nẻo quạnh           
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly,
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách
Để thuyền hồn trôi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đò gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả nghành trăng
Bến My Lăng còn lạnh bến My Lăng
Ông lái buồn đợi khách đến bao trăng.
(Bến My Lăng)
TẾ HANH
Tên thật Trần Tế Hanh sinh năm 1921. Quê quán Quảng Ngãi. 
VU VƠ
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chuyến tàu đi, đến những ga.
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương víu trong hơi máy,
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau
Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề
Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;
Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ:
Lòng của người đi kéo kẻ về
Kẻ về không nói bước vương vương…
Thương nhớ lan xa mấy dặm trường
Lẽo đẽo tôi về theo bước họ,
Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.
(Nghẹn ngào)
THÂM TÂM
Tên thật là Nguyễn Tuấn Trinh sinh năm 1917 tai thị xã Hải Dương
Viết nhiều thể loại thơ, truyện, kịch.
Mất vì bệnh ở Việt Bắc
TỐNG BIỆT HÀNH 
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ,ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình,một dửng dưng…
- Ly khách! ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị hai chị, cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa mùa thu, tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc  chiếc khăn tay…
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say *
1940
* Theo lời bác Phạm Quang Hòa thì bài này còn có một khổ cuối.
Theo https://hongduc.jimdo.com/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...