Hướng tới đại lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn
Du, Danh nhân văn hóa thế giới. Tạp chí Hồng Lĩnh trân trọng giới thiệu bài viết:
Đại thi hào Nguyễn Du: Vọng mãi tâm, tài" của tác giả Hà Tiến Lam. Tác phẩm được giới thiệu ở số 112 tháng 12 của Tạp
chí Hồng Lĩnh.
Hà Tĩnh - miền đất địa linh nhân kiệt, trải qua hàng nghìn
năm lịch sử đã cống hiến cho đất nước rất nhiều hiền tài. Như một ân huệ của trời
đất, Hà Tĩnh có rất nhiều tài năng văn chương mà tác phẩm và tư tưởng của họ có
tầm ảnh hưởng lớn đến muôn đời sau. Trong đó, Đại thi hào Nguyễn Du là một niềm
vinh dự, tự hào lớn của quê hương. Lễ kỷ niệm 250 năm năm sinh của bậc hiền
tài là một dấu son quan trọng, là dịp để các thế hệ người Việt và bạn bè năm
châu tưởng nhớ, tri ân thi nhân. Dẫu cách xa hàng thiên niên kỷ nhưng tấm lòng,
tư tưởng của ông, những giá trị ông để lại chưa bao giờ vắng bóng trong đời sống
văn hóa tinh thần người Việt.
Bể dâu cuộc đời
Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765) tại phường Bích Câu, thành Thăng Long (Hà Nội). Tổ tiên Ông vốn là dòng dõi Nguyễn Xí gốc ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Thân phụ Ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1776), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê. Ngoài là một đại thần, Nguyễn Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần - con gái thứ ba của một vị quan nhỏ coi việc sổ sách kế toán dưới trướng Nguyễn Nghiễm (người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh). Mới lên 3 tuổi, Nguyễn Du được tập ấm (phong hàm do cha làm quan cao cấp) là Hoàng Tín Đại phu, xuất thân là Thành Môn Vệ Úy, tước Thu Nhạc bá. Với cái hàm ấy, mặc dù chưa phải là một vị quan tại chức nhưng Nguyễn Du đã đứng trong hàng sĩ tịch của triều đình nhà Lê.
Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi chức tể tướng, về trí sĩ ở quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê sống cuộc đời hết sức sung túc. Tuy nhiên, quãng đời ấm êm trong tình yêu thương của cha mẹ không kéo dài, Nguyễn Du lần lượt mất cha (năm Bính Thân- 1776), rồi 2 năm sau mẹ ông cũng từ bỏ cõi trần. Từ đó, Nguyễn Du phải đi ở nhờ nhà anh trai cả Nguyễn Khản. Những năm ở nhà anh trai, Nguyễn Du được hưởng cuộc sống phong lưu và đã có cơ hội được tiếp cận, thẩm thấu vào trí tuệ của mình một lượng lớn tri thức. Tuy nhiên cuộc sống phong lưu ấy cũng không được bao lâu. Năm 1780, khi Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra vụ “mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Từ đó Nguyễn Du bắt đầu cuộc đời nhiều dâu bể. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học. Năm 1783, Nguyễn Du cưới bà Đoàn Thị Huệ con gái Đoàn Nguyễn Thục- Ngự Sử tại triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình). Năm Đinh Mùi (1787), Tây Sơn tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, Nguyễn Du chạy theo vua không kịp, phải chạy về trốn ở quê vợ tại Thái Bình.
Những năm tháng lưu lạc quê người là quãng đời cô đơn cùng cực của Nguyễn Du. Ông gọi quãng thời gian này là “Mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần). Thường ngày ông làm thơ than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng gì đã rơi vào cảnh cùng khổ.
Sau quãng đời 10 năm gió bụi, Nguyễn Du về ẩn cư tại quê cha Tiên Điền (Nghi Xuân) làm người thợ săn. Quá trình này, Nguyễn Du được tiếp xúc rộng và sâu với văn hóa truyền thống Nghệ Tĩnh. Những tư tưởng, tình cảm của con người Xứ Nghệ, những nét sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ độc đáo và cảnh sắc núi Hồng, sông Lam đã thấm quyện vào tâm hồn nhạy cảm của thi nhân và về sau cũng đã ảnh hưởng, xuất hiện trong nhiều sáng tác của ông. Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du nhiều lần được mời ra làm quan giúp nước, nhưng tư tưởng Nguyễn Du thời kỳ này có khá nhiều mâu thuẫn. Ông vừa muốn trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, lại bất đắc dĩ phải làm quan cho nhà Nguyễn nên dù được giữ chức cũng không mặn mà với công việc. Thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai. Dù không coi trọng chức tước, thờ ơ với thời cuộc, nhưng Nguyễn Du lại rơi lệ trước những cuộc bể dâu cuộc đời.
Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với những biến cố lịch sử của giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là một thời đại đầy biến động với
hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, phong
trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như cơn bão
lớn quét sạch các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh thối nát và đánh tan hai mươi
vạn quân Thanh xâm lược. Trong suốt quãng đời lênh đênh lưu lạc, nhà thơ đã tiếp
xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người và số phận khác nhau. Khi ra làm quan với
nhà Nguyễn, ông được vua cử đi sứ Trung Quốc. Ông đã đi qua nhiều vùng đất rộng
lớn, tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa. Những biến động lớn lao của gia đình
và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Du. Có thể nói, cuộc đời đã cho ông nhiều kinh nghiệm để nâng cao tầm nhìn, tầm
khái quát tư tưởng xã hội và thân phận con người trong sáng tác. Nguyễn Du
không chỉ là người có năng khiếu bẩm sinh, ham học, có vốn hiểu biết sâu rộng,
từng trải mà quan trọng trong ông có một trái tim nhân hậu, giàu yêu thương, nặng
tình đời, tình người. Điều này đã được chuyển hóa đầy đủ trong các sáng tác của
ông.
Bể dâu cuộc đời
Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765) tại phường Bích Câu, thành Thăng Long (Hà Nội). Tổ tiên Ông vốn là dòng dõi Nguyễn Xí gốc ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Thân phụ Ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1776), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê. Ngoài là một đại thần, Nguyễn Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần - con gái thứ ba của một vị quan nhỏ coi việc sổ sách kế toán dưới trướng Nguyễn Nghiễm (người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh). Mới lên 3 tuổi, Nguyễn Du được tập ấm (phong hàm do cha làm quan cao cấp) là Hoàng Tín Đại phu, xuất thân là Thành Môn Vệ Úy, tước Thu Nhạc bá. Với cái hàm ấy, mặc dù chưa phải là một vị quan tại chức nhưng Nguyễn Du đã đứng trong hàng sĩ tịch của triều đình nhà Lê.
Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi chức tể tướng, về trí sĩ ở quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê sống cuộc đời hết sức sung túc. Tuy nhiên, quãng đời ấm êm trong tình yêu thương của cha mẹ không kéo dài, Nguyễn Du lần lượt mất cha (năm Bính Thân- 1776), rồi 2 năm sau mẹ ông cũng từ bỏ cõi trần. Từ đó, Nguyễn Du phải đi ở nhờ nhà anh trai cả Nguyễn Khản. Những năm ở nhà anh trai, Nguyễn Du được hưởng cuộc sống phong lưu và đã có cơ hội được tiếp cận, thẩm thấu vào trí tuệ của mình một lượng lớn tri thức. Tuy nhiên cuộc sống phong lưu ấy cũng không được bao lâu. Năm 1780, khi Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra vụ “mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Từ đó Nguyễn Du bắt đầu cuộc đời nhiều dâu bể. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học. Năm 1783, Nguyễn Du cưới bà Đoàn Thị Huệ con gái Đoàn Nguyễn Thục- Ngự Sử tại triều, người xã An Hải, huyện Quỳnh Côi, Trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình). Năm Đinh Mùi (1787), Tây Sơn tiến quân ra Bắc lấy Bắc Hà, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, Nguyễn Du chạy theo vua không kịp, phải chạy về trốn ở quê vợ tại Thái Bình.
Những năm tháng lưu lạc quê người là quãng đời cô đơn cùng cực của Nguyễn Du. Ông gọi quãng thời gian này là “Mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần). Thường ngày ông làm thơ than thở cho cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng gì đã rơi vào cảnh cùng khổ.
Sau quãng đời 10 năm gió bụi, Nguyễn Du về ẩn cư tại quê cha Tiên Điền (Nghi Xuân) làm người thợ săn. Quá trình này, Nguyễn Du được tiếp xúc rộng và sâu với văn hóa truyền thống Nghệ Tĩnh. Những tư tưởng, tình cảm của con người Xứ Nghệ, những nét sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ độc đáo và cảnh sắc núi Hồng, sông Lam đã thấm quyện vào tâm hồn nhạy cảm của thi nhân và về sau cũng đã ảnh hưởng, xuất hiện trong nhiều sáng tác của ông. Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du nhiều lần được mời ra làm quan giúp nước, nhưng tư tưởng Nguyễn Du thời kỳ này có khá nhiều mâu thuẫn. Ông vừa muốn trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, lại bất đắc dĩ phải làm quan cho nhà Nguyễn nên dù được giữ chức cũng không mặn mà với công việc. Thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai. Dù không coi trọng chức tước, thờ ơ với thời cuộc, nhưng Nguyễn Du lại rơi lệ trước những cuộc bể dâu cuộc đời.
Nguyễn Du ở quê nhà - Tranh: Lê Anh Tuấn
Tài năng kiệt xuất
Truyền thống của dòng họ, quê hương, sự giao thoa của các vùng văn hóa, phong ba bão táp của thời đại cùng với tư chất thông minh đã góp phần tạo nên một thi hào Nguyễn Du với lòng thương người sâu sắc. Đó cũng là mạch nguồn tạo nên các tác phẩm văn học kiệt xuất như 3 tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; các tác phẩm thơ Nôm: Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón và đặc biệt nhất là Truyện Kiều - trở thành đỉnh cao của văn học cổ điển Việt Nam. Truyện Kiều đã làm phong phú cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Ca nhạc dân gian có giọng “lẩy Kiều”; Sân khấu dân gian có “trò Kiều”; Hội họa có nhiều tranh Kiều; Thơ vịnh Kiều; Tuồng Kiều, phim Kiều xuất hiện. Điều quan trọng Truyện Kiều thấm sâu vào đời sống của người dân Việt. Tiếng nói hằng ngày của nhân dân có thêm nhiều thành ngữ rút từ Truyện Kiều. Kiều đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt “Từ án sách đến bờ tre, xưởng máy; Ra chiến trường vẫn thấy tiếng Kiều ngân”. Hiện tại, Truyện Kiều vẫn đang là đỉnh cao của văn hóa dân tộc, có sức thu hút, lay động sâu sắc nhất đối với nhiều thế hệ, các tầng lớp nhân dân, có tầm ảnh hưởng, phổ biến rộng rãi nhất đối với bạn bè thế giới. Đó chính là những giá trị cống hiến của Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt và thế giới.
Ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Du đã phải đối mặt với giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Chứng kiến những nhiễu nhương của thời cuộc, phải sống cuộc đời dâu bể, với tài năng văn chương thiên bẩm, kiến thức uyên thâm, Nguyễn Du đã sáng tác nên những tác phẩm có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Và sự đồng cảm, nỗi “đau đớn lòng” với những thân phận “dưới đáy” xã hội đã khiến những tác phẩm của Nguyễn Du chứa đựng giá trị nhân đạo cao cả. Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn hiển hiện âm thanh, màu sắc của sự sống.
Đại thi hào Nguyễn Du, qua những tác phẩm của mình cũng đã đến với thế giới văn chương như một tài năng sáng tạo bậc thầy với bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Những nhân vật điển hình trong tác phẩm của ông đã trở thành nhân vật điển hình. Ngôn ngữ dưới sự sắp xếp tài tình của ông trở nên đầy tính nhạc, cảnh sắc mà ông miêu tả trong tác phẩm cũng trở thành những danh lam thắng cảnh trong tâm tư người đọc… Những ưu điểm đó thể hiện rất rõ trong các sáng tác chữ Hán, chữ Nôm của ông.
Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều xưng tụng rằng: “Lời văn tả ra như hình máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột (...) Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Cũng chính nhờ bút lực ấy, tâm hồn ấy mà khi Nguyễn Du thác đi, hậu thế bao đời vẫn một mực tin rằng “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Hậu thế vọng Nguyễn Du cũng là bởi cái “tinh anh” còn lại ấy. Nhất là trong kiệt tác Truyện Kiều bởi nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều và nhắc đến Truyện Kiều cũng là nhắc đến Nguyễn Du.
Đến nay, đã có nhiều đánh giá Truyện Kiều như là một “Khúc Nam âm tuyệt xướng” là “tiếng thơ đạt thấu tình đời”, “tiếng nghe như tiếng mẹ ru”, hay “nghe như đất nước vọng lời nghìn thu”… Và cho đến nay, không ai có thể phủ nhận rằng, tiếng Việt trở nên giàu có, phong phú hơn, văn chương Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn một phần là nhờ Truyện Kiều. Niềm tự hào của học giả Phạm Quỳnh trong lễ kỷ niệm ngày mất Nguyễn Du năm 1924 rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…” âu cũng không có gì là quá. Ngôn ngữ, tình cảm trong Truyện Kiều từ lâu đã đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt của nhân gian. Từ người già tới trẻ nhỏ, từ người biết chữ hay không biết chữ khi đã yêu mến đều thuộc nằm lòng những câu lục bát trong truyện, đều biết bói Kiều, lẩy Kiều… Có những người yêu mến Truyện Kiều như một tín đồ, trong câu chuyện của họ bao giờ cũng có một đôi câu kiều phù hợp... Truyện Kiều sử dụng nhiều chất liệu của ca dao tục ngữ nhưng cũng từ tác phẩm này, nhân dân ta có thêm nhiều thành ngữ mới trong đời sống hàng ngày. Có lẽ chính vì lẽ đó mà Chế Lan Viên mới viết: “Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”.
Cùng với truyện Kiều, mảng thơ chữ Hán được Nguyễn Du sáng tác xuyên suốt gần 30 năm đã khắc họa được cuộc đời và tâm tư của một nhà thơ sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Độc giả không thể nhìn ra biên độ về đề tài trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trong suốt những năm tháng tao loạn, trải qua quãng đời bể dâu, gió bụi cho đến những năm ra làm quan với nhà Nguyễn ở Bắc Hà, thông qua những điều mắt thấy tai nghe, thông qua tư tưởng nhân văn, nhân đạo và bút sắc tài hoa, Nguyễn Du đã sáng tác tập Thanh Hiên thi tập. Bao trùm tập thơ là nỗi đau buồn của một con người bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời dâu bể. Những câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng hàm bao cả những một cõi lòng sầu muộn mênh mông.
Với tư chất thông minh và trái tim đầy nhạy cảm, Nguyễn Du có cách cảm nhận rất nhân văn, nhân hậu về cuộc đời, về số phận và sự tồn tại của mỗi thân phận con người giữa cõi đời chìm nổi. Cách nhìn thế sự và nỗi đau đời, thương đời ấy thể hiện trong suốt tập thơ Nam trung tạp ngâm. Là người tài được vua tin dùng nhưng Nguyễn Du chưa bao giờ lấy sự ân sủng của vua chúa làm niềm vui để có thể quên đi những hoài vọng về quá khứ. Trong tập này, thơ Nguyễn Du chất chứa những mệt mỏi, chán chường, thất vọng. Ông thất vọng về mình vì đã không giữ vẹn được tấm tình thủy chung với non xanh, với tùng cúc, hươu nai. Ông thất vọng về lý tưởng lớn không thực hiện được. Nhưng những bài thơ trong tập này cũng khẳng định, chính trong khoảng thời gian này, thi nhân bắt đầu có những nhận thức sâu sắc về bản chất xã hội đương thời. Với số lượng bài lớn, đề tài phong phú, tập Bắc hành tạp lục được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là tập thơ kết tinh các giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫn ở Trung Hoa thuở ấy đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và những bất công mà kiếp người phải chịu. Từ chính cảnh ngộ của mình, ông thông cảm sâu sắc với những phận người phải chịu nhiều bất công, oan trái. Bài thơ Long thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở Long Thành) là một điển hình về nỗi thương đời, thương mình. Với những câu thơ tài hoa, Nguyễn Du khắc họa rõ nét những đổi thay của cả một thời kỳ lịch sử và một đời người, bày tỏ nỗi thương đời và thương mình đến xót xa: “Khúc xưa đàn lên từng tiếng mà nước mắt tôi thầm rơi/Tai lắng nghe mà trong lòng đau xót/Bỗng sực nhớ chuyện hai mươi năm trước/Từng thấy cô ta trong bữa tiệc bên hồ Giám/Thành quách đổi dời, việc người cũng khác/Bao nơi nương dâu trở thành biển cả/Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu vong đâu hết/Mà còn sót lại một người trong làng ca múa/Trăm năm thấm thoát có là bao/Cảm thương việc cũ, nước mắt thấm áo”…
Nguyễn Du qua Truyện Kiều và nhiều tác phẩm chữ Hán đã đến với nhân dân bao đời nay trong bầu tâm sự đầy cảm thông sâu sắc. Ẩn sâu bên trong ngôn ngữ của danh nhân văn hóa thế giới là khát vọng mạnh mẽ của một nhân cách được kiến tạo bởi các yếu tố tài năng thiên bẩm, sóng gió cuộc đời và thời cuộc. Và bởi vậy, với hậu sinh, Nguyễn Du luôn là bậc hiền sỹ nhân bản, nhân văn.
Nghìn năm sau …. nhớ Nguyễn Du
Ngày 25/10/2013, Đại Hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết 37C/15 phê chuẩn Quyết định số 191EX/32 và 192EX/32, nhất trí biểu quyết vinh danh 108 Danh nhân văn hóa thế giới trong đó có Đại thi hào Nguyễn Du. Nghị quyết 37C/15 đã thông qua nội dung quan trọng đó là UNESCO sẽ tham gia vào việc tổ chức các lễ kỷ niệm 108 Danh nhân văn hóa thế giới trong năm 2014-2015. Theo đó, Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015) của Việt Nam sẽ được tổ chức trong năm 2015. UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng dự thảo kế hoạch kỉ niệm, nhiều hoạt động sôi nổi sẽ được tổ chức. Bao gồm các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều và Nguyễn Du; xây dựng các phóng sự về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Đồng thời, sẽ tổ chức các cuộc thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du. Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Nguyễn Du tại Hà Tĩnh và một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh…Vì vậy, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa tầm quốc tế để tôn vinh văn hóa Việt. Là niềm tự hào to lớn của mỗi người dân đất Việt.
Lễ Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du được tổ chức tới đây sẽ là tiếng lòng của lớp lớp hậu sinh, là dịp để chúng ta nhìn lại những giá trị Nguyễn Du để lại cho đời và đặc biệt là để khẳng định sức sống bền bỉ của Tố Như trong lòng hậu thế. Đây là một sự kiện lớn mang tầm Quốc gia được tổ chức tại Hà Tĩnh nên được toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quan tâm. Đến nay ngoài những Hội thảo quốc gia, quốc tế về Nguyễn Du được tổ chức tại Hà Nội, Hà Tĩnh cũng đã và đang triển khai công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm một cách nghiêm túc, tích cực. Hiện nay, tỉnh đã tiến hành tu bổ, chỉnh trang các hạng mục công trình cấp thiết tại di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du tại huyện Nghi Xuân đồng thời phát động cuộc thi viết tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Xây dựng kịch bản Chương trình nghệ thuật phục vụ lễ kỷ niệm, phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về chủ đề Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại. Tỉnh cũng từng bước hoàn thành bản thảo sách “Truyện Kiều-Văn bản do Hội Kiều học Việt Nam khảo dị và chú giải. Sản xuất phim tài liệu phục vụ lễ kỷ niệm.
Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt Nam và nhân loại. Đây cũng là cơ hội để thu thập thêm hiện vật, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du, các danh nhân dòng họ Nguyễn Tiên Điền và các tác gia lớn đã hình thành nên “Hồng Sơn văn phái”, tạo cơ hội cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Hà Tĩnh. Mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa Việt với bạn bè quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gắn với du lịch di sản, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo khu du lịch, văn hóa Nguyễn Du.
Các thế hệ người dân trên quê hương Nguyễn Du ngày nay luôn tự hào về bậc thiên tài của mình. Trên bục giảng hay dưới lớp học, trên sân khấu hay dưới những thửa ruộng, cánh đồng…mỗi khi những câu thơ của Nguyễn Du vang lên đều có sức quyến rũ tâm hồn con người một cách đặc biệt. Sự đồng vọng của hậu thế với Nguyễn tiên sinh vì thế ngày càng mở rộng biên độ cả về cảm xúc lẫn lòng ngưỡng mộ. Sinh thời Nguyễn Du từng viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Dù chưa đến 300 năm như Nguyễn Du từng đề cập nhưng với những gì mà thế giới và các thế hệ người Việt đang làm thì chắc hẳn tới nghìn năm sau, Nguyễn Du vẫn mãi sống trong lòng hậu thế.
Truyền thống của dòng họ, quê hương, sự giao thoa của các vùng văn hóa, phong ba bão táp của thời đại cùng với tư chất thông minh đã góp phần tạo nên một thi hào Nguyễn Du với lòng thương người sâu sắc. Đó cũng là mạch nguồn tạo nên các tác phẩm văn học kiệt xuất như 3 tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; các tác phẩm thơ Nôm: Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón và đặc biệt nhất là Truyện Kiều - trở thành đỉnh cao của văn học cổ điển Việt Nam. Truyện Kiều đã làm phong phú cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Ca nhạc dân gian có giọng “lẩy Kiều”; Sân khấu dân gian có “trò Kiều”; Hội họa có nhiều tranh Kiều; Thơ vịnh Kiều; Tuồng Kiều, phim Kiều xuất hiện. Điều quan trọng Truyện Kiều thấm sâu vào đời sống của người dân Việt. Tiếng nói hằng ngày của nhân dân có thêm nhiều thành ngữ rút từ Truyện Kiều. Kiều đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt “Từ án sách đến bờ tre, xưởng máy; Ra chiến trường vẫn thấy tiếng Kiều ngân”. Hiện tại, Truyện Kiều vẫn đang là đỉnh cao của văn hóa dân tộc, có sức thu hút, lay động sâu sắc nhất đối với nhiều thế hệ, các tầng lớp nhân dân, có tầm ảnh hưởng, phổ biến rộng rãi nhất đối với bạn bè thế giới. Đó chính là những giá trị cống hiến của Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt và thế giới.
Ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Du đã phải đối mặt với giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Chứng kiến những nhiễu nhương của thời cuộc, phải sống cuộc đời dâu bể, với tài năng văn chương thiên bẩm, kiến thức uyên thâm, Nguyễn Du đã sáng tác nên những tác phẩm có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Và sự đồng cảm, nỗi “đau đớn lòng” với những thân phận “dưới đáy” xã hội đã khiến những tác phẩm của Nguyễn Du chứa đựng giá trị nhân đạo cao cả. Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn hiển hiện âm thanh, màu sắc của sự sống.
Đại thi hào Nguyễn Du, qua những tác phẩm của mình cũng đã đến với thế giới văn chương như một tài năng sáng tạo bậc thầy với bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Những nhân vật điển hình trong tác phẩm của ông đã trở thành nhân vật điển hình. Ngôn ngữ dưới sự sắp xếp tài tình của ông trở nên đầy tính nhạc, cảnh sắc mà ông miêu tả trong tác phẩm cũng trở thành những danh lam thắng cảnh trong tâm tư người đọc… Những ưu điểm đó thể hiện rất rõ trong các sáng tác chữ Hán, chữ Nôm của ông.
Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều xưng tụng rằng: “Lời văn tả ra như hình máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột (...) Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Cũng chính nhờ bút lực ấy, tâm hồn ấy mà khi Nguyễn Du thác đi, hậu thế bao đời vẫn một mực tin rằng “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Hậu thế vọng Nguyễn Du cũng là bởi cái “tinh anh” còn lại ấy. Nhất là trong kiệt tác Truyện Kiều bởi nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến Truyện Kiều và nhắc đến Truyện Kiều cũng là nhắc đến Nguyễn Du.
Đến nay, đã có nhiều đánh giá Truyện Kiều như là một “Khúc Nam âm tuyệt xướng” là “tiếng thơ đạt thấu tình đời”, “tiếng nghe như tiếng mẹ ru”, hay “nghe như đất nước vọng lời nghìn thu”… Và cho đến nay, không ai có thể phủ nhận rằng, tiếng Việt trở nên giàu có, phong phú hơn, văn chương Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn một phần là nhờ Truyện Kiều. Niềm tự hào của học giả Phạm Quỳnh trong lễ kỷ niệm ngày mất Nguyễn Du năm 1924 rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn…” âu cũng không có gì là quá. Ngôn ngữ, tình cảm trong Truyện Kiều từ lâu đã đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt của nhân gian. Từ người già tới trẻ nhỏ, từ người biết chữ hay không biết chữ khi đã yêu mến đều thuộc nằm lòng những câu lục bát trong truyện, đều biết bói Kiều, lẩy Kiều… Có những người yêu mến Truyện Kiều như một tín đồ, trong câu chuyện của họ bao giờ cũng có một đôi câu kiều phù hợp... Truyện Kiều sử dụng nhiều chất liệu của ca dao tục ngữ nhưng cũng từ tác phẩm này, nhân dân ta có thêm nhiều thành ngữ mới trong đời sống hàng ngày. Có lẽ chính vì lẽ đó mà Chế Lan Viên mới viết: “Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”.
Cùng với truyện Kiều, mảng thơ chữ Hán được Nguyễn Du sáng tác xuyên suốt gần 30 năm đã khắc họa được cuộc đời và tâm tư của một nhà thơ sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Độc giả không thể nhìn ra biên độ về đề tài trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Trong suốt những năm tháng tao loạn, trải qua quãng đời bể dâu, gió bụi cho đến những năm ra làm quan với nhà Nguyễn ở Bắc Hà, thông qua những điều mắt thấy tai nghe, thông qua tư tưởng nhân văn, nhân đạo và bút sắc tài hoa, Nguyễn Du đã sáng tác tập Thanh Hiên thi tập. Bao trùm tập thơ là nỗi đau buồn của một con người bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời dâu bể. Những câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng hàm bao cả những một cõi lòng sầu muộn mênh mông.
Với tư chất thông minh và trái tim đầy nhạy cảm, Nguyễn Du có cách cảm nhận rất nhân văn, nhân hậu về cuộc đời, về số phận và sự tồn tại của mỗi thân phận con người giữa cõi đời chìm nổi. Cách nhìn thế sự và nỗi đau đời, thương đời ấy thể hiện trong suốt tập thơ Nam trung tạp ngâm. Là người tài được vua tin dùng nhưng Nguyễn Du chưa bao giờ lấy sự ân sủng của vua chúa làm niềm vui để có thể quên đi những hoài vọng về quá khứ. Trong tập này, thơ Nguyễn Du chất chứa những mệt mỏi, chán chường, thất vọng. Ông thất vọng về mình vì đã không giữ vẹn được tấm tình thủy chung với non xanh, với tùng cúc, hươu nai. Ông thất vọng về lý tưởng lớn không thực hiện được. Nhưng những bài thơ trong tập này cũng khẳng định, chính trong khoảng thời gian này, thi nhân bắt đầu có những nhận thức sâu sắc về bản chất xã hội đương thời. Với số lượng bài lớn, đề tài phong phú, tập Bắc hành tạp lục được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là tập thơ kết tinh các giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du. Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫn ở Trung Hoa thuở ấy đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và những bất công mà kiếp người phải chịu. Từ chính cảnh ngộ của mình, ông thông cảm sâu sắc với những phận người phải chịu nhiều bất công, oan trái. Bài thơ Long thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở Long Thành) là một điển hình về nỗi thương đời, thương mình. Với những câu thơ tài hoa, Nguyễn Du khắc họa rõ nét những đổi thay của cả một thời kỳ lịch sử và một đời người, bày tỏ nỗi thương đời và thương mình đến xót xa: “Khúc xưa đàn lên từng tiếng mà nước mắt tôi thầm rơi/Tai lắng nghe mà trong lòng đau xót/Bỗng sực nhớ chuyện hai mươi năm trước/Từng thấy cô ta trong bữa tiệc bên hồ Giám/Thành quách đổi dời, việc người cũng khác/Bao nơi nương dâu trở thành biển cả/Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu vong đâu hết/Mà còn sót lại một người trong làng ca múa/Trăm năm thấm thoát có là bao/Cảm thương việc cũ, nước mắt thấm áo”…
Nguyễn Du qua Truyện Kiều và nhiều tác phẩm chữ Hán đã đến với nhân dân bao đời nay trong bầu tâm sự đầy cảm thông sâu sắc. Ẩn sâu bên trong ngôn ngữ của danh nhân văn hóa thế giới là khát vọng mạnh mẽ của một nhân cách được kiến tạo bởi các yếu tố tài năng thiên bẩm, sóng gió cuộc đời và thời cuộc. Và bởi vậy, với hậu sinh, Nguyễn Du luôn là bậc hiền sỹ nhân bản, nhân văn.
Nghìn năm sau …. nhớ Nguyễn Du
Ngày 25/10/2013, Đại Hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết 37C/15 phê chuẩn Quyết định số 191EX/32 và 192EX/32, nhất trí biểu quyết vinh danh 108 Danh nhân văn hóa thế giới trong đó có Đại thi hào Nguyễn Du. Nghị quyết 37C/15 đã thông qua nội dung quan trọng đó là UNESCO sẽ tham gia vào việc tổ chức các lễ kỷ niệm 108 Danh nhân văn hóa thế giới trong năm 2014-2015. Theo đó, Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 2015) của Việt Nam sẽ được tổ chức trong năm 2015. UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng dự thảo kế hoạch kỉ niệm, nhiều hoạt động sôi nổi sẽ được tổ chức. Bao gồm các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều và Nguyễn Du; xây dựng các phóng sự về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Đồng thời, sẽ tổ chức các cuộc thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du. Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Nguyễn Du tại Hà Tĩnh và một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh…Vì vậy, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa tầm quốc tế để tôn vinh văn hóa Việt. Là niềm tự hào to lớn của mỗi người dân đất Việt.
Lễ Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du được tổ chức tới đây sẽ là tiếng lòng của lớp lớp hậu sinh, là dịp để chúng ta nhìn lại những giá trị Nguyễn Du để lại cho đời và đặc biệt là để khẳng định sức sống bền bỉ của Tố Như trong lòng hậu thế. Đây là một sự kiện lớn mang tầm Quốc gia được tổ chức tại Hà Tĩnh nên được toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quan tâm. Đến nay ngoài những Hội thảo quốc gia, quốc tế về Nguyễn Du được tổ chức tại Hà Nội, Hà Tĩnh cũng đã và đang triển khai công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm một cách nghiêm túc, tích cực. Hiện nay, tỉnh đã tiến hành tu bổ, chỉnh trang các hạng mục công trình cấp thiết tại di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du tại huyện Nghi Xuân đồng thời phát động cuộc thi viết tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Xây dựng kịch bản Chương trình nghệ thuật phục vụ lễ kỷ niệm, phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về chủ đề Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại. Tỉnh cũng từng bước hoàn thành bản thảo sách “Truyện Kiều-Văn bản do Hội Kiều học Việt Nam khảo dị và chú giải. Sản xuất phim tài liệu phục vụ lễ kỷ niệm.
Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt xuất sắc của Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt Nam và nhân loại. Đây cũng là cơ hội để thu thập thêm hiện vật, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du, các danh nhân dòng họ Nguyễn Tiên Điền và các tác gia lớn đã hình thành nên “Hồng Sơn văn phái”, tạo cơ hội cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Hà Tĩnh. Mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa Việt với bạn bè quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gắn với du lịch di sản, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo khu du lịch, văn hóa Nguyễn Du.
Các thế hệ người dân trên quê hương Nguyễn Du ngày nay luôn tự hào về bậc thiên tài của mình. Trên bục giảng hay dưới lớp học, trên sân khấu hay dưới những thửa ruộng, cánh đồng…mỗi khi những câu thơ của Nguyễn Du vang lên đều có sức quyến rũ tâm hồn con người một cách đặc biệt. Sự đồng vọng của hậu thế với Nguyễn tiên sinh vì thế ngày càng mở rộng biên độ cả về cảm xúc lẫn lòng ngưỡng mộ. Sinh thời Nguyễn Du từng viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Dù chưa đến 300 năm như Nguyễn Du từng đề cập nhưng với những gì mà thế giới và các thế hệ người Việt đang làm thì chắc hẳn tới nghìn năm sau, Nguyễn Du vẫn mãi sống trong lòng hậu thế.
Các đại biểu về tham dự lễ khai mạc trưng bày
"Di sản
văn chương Nguyễn Du và truyện Kiều".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét