Giới
thiệu bởi Wes Nisker
Einstein và đức Phật: Những lời nói tương tự là một tài liệu gây
phấn chấn - nó làm vững chắc minh triết của thể loại chúng ta, thống nhất những
văn hóa và những đường lối của hiểu biết, và gợi ý rằng con người có thể thực
sự hiểu biết một chút gì về bản tánh của thực tại. Cái chúng ta cũng có ở đây, trong
những lời của những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh là những biên giới
bên ngoài của cái hiểu của chúng ta.
Einstein và đức Phật trình bày một liên kết
của hai đường lối hiểu biết khác biệt rõ ràng với nhau. Nói tổng quát, từ một
cái nhìn khái quát của văn hóa thế giới, có vẻ Trái Đất được chia theo hai nửa
bán cầu não. Châu Á được xem là bán cầu phải, và những đại hiền triết của nó
xoay sự chú ý vào bên trong, tìm kiếm chân lý bằng trực giác và sự yên
tĩnh đón nhận. Ở Châu Âu và Địa Trung Hải - bán cầu trái- sự nghiên cứu chân lý
hướng ra bên ngoài, và trở thành một tiến trình phá dỡ và phân tích thế giới,
dựa trên những sức mạnh của lý trí nhiều tính tấn công hơn. Những truyền thống
minh triết Châu Á nhằm thấy toàn bộ hơn, trong khi phương Tây quan tâm vào phân
biệt. Trong thời đại chúng ta, những liên lạc và du lịch có tác dụng như thể
chai (corpus callosum)nối kết hai bán cầu và phát lộ một sự đồng ý đáng ngạc
nhiên về những định luật của thiên nhiên và cơ cấu của thực tại sâu xa. Phối
hợp cả hai, bây giờ chúng ta có cái có thể gọi là “lối tiếp cận toàn bộ não”.
Đọc qua cuốn sách sưu tập này, tôi thấy mình đặc biệt rung động khi hiểu rằng vật lý học hiện đại đã củng cố những cái nhìn thấu suốt của những nhà đạo học và thiền giả. Dù sự đối nghịch cũng là có thật, văn hóa chúng ta có khuynh hướng hoài nghi sự phát hiện cá nhân, xem khoa học như là thẩm quyền cao nhất, đặc biệt khi nó diễn tả vũ trụ vận hành như thế nào. Tuy nhiên, nếu vật lý hiện đại được cho là nghiêm túc, thì có vẻ những vị thầy tâm linh vĩ đại châu Á hoàn toàn lão luyện trong việc nhìn thấy vào vật chất, thời gian-không gian, và câu đố tâm thức.
Những cái nhìn thấy suốt của những vị thầy tâm linh hoàn toàn gây ngạc nhiên khi bạn biết rằng họ thấy chỉ với cái tâm trần trụi, không có viễn vọng kính vô tuyến, máy phá vỡ nguyên tử hay chụp ảnh bằng laser. Ngược lại chúng ta cũng cần nhớ rằng chính cái tâm trần trụi đó ở phương Tây đã sáng chế ra những máy móc đầy quyền lực này. Trong khi đó, ở phương Tây chúng ta từ lâu xem cái biết của tâm linh là một cái gì xảy ra ngẫu nhiên, thường như một tia sét chớp, một cái nhìn thấy một bụi cây cháy rực, hay một biến cố lạ lùng nào đó. Tuy nhiên, trong những thập kỷ mới đây, nhiều học giả và nhà tìm kiếm chân lý ở phương Tây đã nghiên cứu nhiều về những trường phái minh triết châu Á và đã khám phá rằng, như khoa học, cách hiểu biết khác này bao gồm một kỷ luật, phương pháp được chỉ định và nghiêm ngặt rõ ràng. Dù nó có vẻ mâu thuẫn, chúng ta đang hiểu ra rằng cái nhìn thấy huyền bí kia có thể học được.
Một số những vị thầy Phật giáo phương Tây thậm chí đã diễn tả con đường thiền định như một hình thức nghiên cứu khám phá “khoa học”, dùng những thể thức rất đặc biệt dẫn đến những kết quả có thể nhận biết được, có thể tiên liệu được. Trong nhiều trường phái Phật giáo, thiền giả bắt đầu bằng cách khai triển phẩm tính “chánh niệm”, được diễn tả như “một tỉnh giác không can thiệp, không phê phán”, nó đích xác là thái độ một nhà khoa học cần có để tiến hành một thí nghiệm. Thiền giả, như một nhà khoa học, cố gắng trở nên khách quan đến mức có thể về cái đang được quan sát, dù trong trường hợp thiền giả thì chủ đề chánh niệm thường là tự ngã của ông ta. Hơn nữa, thí nghiệm theo thiền định là có thể lặp lại với mỗi thiền giả mới, theo những thể thức đã có sẵn. Là một người dạy thiền định,tôi chứng nhận những kết quả: hầu hết những thiền giả đều sẽ đến những cái nhìn thấy thấu suốt tương tự vào bản chất của thực tại.
Dù người ta sẽ có những khuôn khổ ý niệm khác nhau và do đó những cách diễn tả khác nhau điều mà họ thấy trong thiền định, những cái nhìn thấy thấu suốt (their insights) thường bao hàm những mô tả thực tại hay những định luật của thiên nhiên. Qua thiền định, người ta có thể thấu hiểu rằng “tâm” là một vị đồng sáng tạo của thế giới; rằng hơn là chỉ một nguyên nhân đơn nhất cho một biến cố, tất cả những hiện tượng đều nối kết nhau trong một mạng tương quan tương tự với cái được diễn tả trong “lý thuyết phức tạp”; rằng mọi sự là tiến trình và không có sự cứng đặc ở đâu cả. Như bạn sẽ thấy trong Einstein và đức Phật, những cái thấy thấu suốt này đồng ý mật thiết với những lý thuyết khoa học.
Có lẽ có một khác biệt quan trọng giữa những chân lý của nhà khoa học và những chân lý của thiền giả. Trong khi nhà khoa học đã khám phá rằng mọi sự đang trong một dòng chảy liên miên bằng cách khảo sát thế giới bên ngoài, thiền giả sẽ khám phá cũng cùng chân lý này bên trong thân tâm của chính mình, điều khiến cái thấy thấu suốt là rất cá nhân. Chân lý vô thường trở thành liên quan với cuộc đời riêng của thiền giả; hiểu biết về những công việc của vũ trụ chuyển thành trí huệ. Dĩ nhiên, chân lý của nhà khoa học cũng có thể là chuyển hóa cá nhân, và không ai đã chứng tỏ điều này tốt hơn chính Einstein, nhưng có lẽ nó xảy ra thường hơn trong những trường phái minh triết châu Á, nơi sự chuyển hóa cá nhân là toàn bộ chủ đề hàng đầu của sự nghiên cứu khám phá.
Những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh chỉ bắt đầu đàm thoại và so sánh những nhận xét, thế nên hệ quả hay kết luận nào cũng là còn sớm. Einstein và đức Phật là một cuốn sách vỡ lòng tuyệt vời cho sự đối thoại của họ, và cho tất cả chúng ta một cái nhìn xuyên thấu vào căn cứ cho sự gặp gỡ của những tâm trí. Một trong những thách thức lớn của thời đại chúng ta là hợp nhất lý trí với tấm lòng, trí huệ với lòng từ bi, khoa học và tâm linh, và ở đây chúng ta có công việc chuẩn bị cơ bản, cách nào tốt hơn để đem hai cái lại với nhau hơn là qua những lời nói của chính những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh?.
Mong rằng những câu nói này đưa đến lợi lạc cho tất cả mọi người.
Những lời nói đầu của người biên tập
“Quan niệm không gian tách khỏi mọi hàm lượng vật lý thì không thể có”. Hay lời nói khác:
“Nếu có duy nhất không gian trống không, không có những mặt trời cũng như những hành tinh, bấy giờ không gian mất đi bản chất của nó”.
Một trong hai tuyên bố này là của Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm), được gọi là đức Phật, vị đã sống khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và đã sáng lập một tôn giáo lớn mà hôm nay có 350 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Câu kia được viết trong thế kỷ 20 bởi Albert Einstein, mà lý thuyết tương đối của ông đã cách mạng khoa học vật lý (Để tìm ra ai đã nói câu nào, hãy xem trang …)
Dù hai người đã sống cách nhau hàng thiên niên kỷ, ở hai mặt đối nhau của trái đất, và đã dùng những phương pháp khác nhau để hiểu và truy tìm bản chất của thực tại, cả hai đã khám phá nhiều chân lý giống nhau. Ngoài bản chất của không gian, những nhận định của Einstein và những nhà vật lý hiện đại khác tương đồng với những nhận định của những nhà đạo học phương Đông trong những lãnh vực như bản chất của thời gian và vật chất, tính toàn thể của mọi sự vật, sự diễn tả thực tại bằng nghịch lý, sự tương quan giữa người quan sát và cái được quan sát và sự cần thiết thử nghiệm hiểu biết qua kinh nghiệm. Trong nhiều (dù không phải tất cả) phương diện, vật lý học hiện đại bao giờ cũng đưa chúng ta đến gần hơn với cái thấy thực tại như những triết học cổ Châu Á chấp nhận.
Ba trăm năm trước, khoa học và tôn giáo được xem là những đối nghịch. Những tương tự giữa những tôn giáo phương Đông và vật lý học hiện đại thách thức quan niệm này và ghi những dấu hiệu đầu tiên về một chuyển hóa sâu xa trong cách chúng ta truy tìm và thấu hiểu thực tại. Trong những thế kỷ tới, người ta hẳn nhìn lại thời đại chúng ta như một cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai – cuộc cách mạng trong đó nhị nguyên giữa khoa học đối nghịch với tôn giáo được phát hiện là một ảo tưởng hư vọng, và nhân loại nhận ra hai phương pháp là bổ túc cho nhau hơn là mâu thuẫn.
Ngày nay, chúng ta đã đi những bước đầu tiên trên con đường đó và không biết sự phiêu lưu sẽ khai mở thế nào. Mục tiêu của cuốn sách này là giới thiệu những tương tự giữa khoa học hiện đại và đạo học phương Đông theo một cách trực tiếp để độc giả khảo sát những điểm giống nhau này và thấy chúng phát hiện những kỳ diệu nào.
Khoa học và tôn giáo thì không hoàn toàn khác cũng không hoàn toàn như nhau. So sánh những câu nói tương tự của những nhà vật lý và những nhà đạo học cho phép chúng ta nhìn vượt lên sự đối nghịch đã có như một truyền thống giữa hai cái để đến một vùng đất mới của hòa điệu và hòa nhập.
Những câu nói tương tự này là những hạt giống gợi mở cho suy nghiệm về một thực tại vượt khỏi cách hiểu chặt chẻ theo vật lý hay thuần túy tâm linh. Nơi những câu nói biểu hiện những tương đồng, chúng phát hiện sự thống nhất trong những khác biệt giữa khoa học và tôn giáo. Nơi chúng biểu hiện những khác biệt, chúng soi sáng bản chất sâu xa của sự thống nhất đó. Như những công án Thiền, chúng giúp nới lỏng sự bám chấp của tâm vào những quan điểm sơ giản về thực tại, mở cho chúng ta một không gian nơi cái thấy thấu suốt có thể mọc lên.
Khoảng thời gian đức Phật sống ở Ấn Độ, những triết gia đầu tiên của phương Tây đã gieo trồng những hạt giống của khoa học ở Hy Lạp cổ. Thủ lãnh trong các triết gia ấy, Pythagoras đã đề nghị rằng toàn bộ vũ trụ là trật tự một cách toán học và có thể được hiểu một cách lý trí theo những con số và những liên hệ của chúng. Dù hạt giống này phải cần hàng thế kỷ để nẩy mầm, nó đã – và vẫn còn – nằm nơi gốc rễ của lối tiếp cận khoa học để thấu hiểu thực tại gần 2000 năm sau, trong thời Phục Hưng, quan niệm của Pythagoras đã liên kết với phương pháp thực nghiệm, và khoa học như chúng ta đã biết ra đời.
Hầu hết những sử gia đồng ý rằng sự thù oán giữa khoa học và tôn giáo trong văn hóa phương Tây khởi lên trước tiên khi những tư tưởng gia khoa học như Copernicus và Galileo đã có những khám phá có vẻ trái nghịch thẳng thừng với giáo điều tôn giáo thời đó. Một hậu quả là, những người muốn thúc đẩy xa hơn hiểu biết khoa học thì bị giáo hội kết tội là dị giáo. Về sau, khi quyền lực của khoa học tăng lên, thực tại đã bị chia thành hai nửa vật chất và tâm linh, và khoa học đã được trao cho thẩm quyền đối với thế giới vật chất. Sự phân chia giả tạo này giữa tôn giáo và khoa học, ngược lại, đã làm phát sinh một số những quan niệm sai lầm thường được giữ cho đến ngày nay.
Một quan niệm sai như vậy là khoa học thì chuyên về những sự kiện vật lý, trong khi tôn giáo thì lo về những giá trị tâm linh. Khoa học, như chúng ta đã nói, thì nói với chúng ta sự kiện nào là thật, trong khi tôn giáo nói với chúng ta giá trị nào là tốt. Nhưng khi khoa học có một nhận định về sự kiện, nó cũng có một phê phán về cái gì là giá trị. Nếu một lượng vàng được tìm thấy là vàng của một gã khờ, tất cả giá trị của nó thình lình tan biến; cũng vậy, nếu khoa học tuyên bố thế giới vật chất là thực tại duy nhất, nó đã minh nhiên thách thức giá trị của bất kỳ thực tại tâm linh nào. Cái chúng ta xem là sự kiện khoa học xác định cái chúng ta cho là giá trị. Cũng thế, cái chúng ta cho là giá trị giúp chúng ta xác định cái chúng ta cho là những sự kiện khoa học. Chúng ta đặc biệt thấy điều này khi hai lý thuyết rất khác nhau giải thích cùng một dữ kiện. Trong trường hợp ấy, những nhà khoa học chọn một lý thuyết thay vì cái kia bằng cách cầu viện đến những giá trị như cái đẹp, sự thanh nhã, giản dị và sự mạch lạc chặt chẽ.
Những sự kiện, cũng như những giá trị, cũng thiết yếu với tôn giáo. Cốt lõi căn bản của bất kỳ hệ thống những giá trị tâm linh nào là bản chất chân thật của thực tại. Với những nhà đạo học, Phật tánh, Brahman hay Đạo không chỉ là giá trị tối hậu mà còn là sự kiện, thực tại và chân lý tối hậu. Hiểu biết về chân lý này là chìa khóa cho cứu độ hay giải thoát. Như Jesus nói, “Các ngươi sẽ biết chân lý, và chân lý sẽ khiến các ngươi tự do”. Hay như đức Phật nói, “Người hành động theo chân lý thì hạnh phúc trong thế giới này và ngoài thế giới này”. Cả hai cái, những sự kiện và những giá trị là những yếu tố không thể tách lìa của tôn giáo cũng như khoa học.
Một quan niệm sai lầm khác là khoa học thì xử lý với thế giới vật chất bên ngoài, trong khi tôn giáo xử lý với thế giới tâm linh bên trong. Thật ra, những lý thuyết khoa học không chỉ được hình thành bởi những tri giác của chúng ta về thế giới bên ngoài mà còn bởi sự nhạy cảm thẩm mỹ của nhà khoa học như cái đẹp, sự thanh nhã, giản dị và chặt chẽ toán học. Đối tượng tối hậu của hiểu biết khoa học không phải là thế giới bên ngoài thấy qua những giác quan nhưng là một lý thuyết về trật tự và hài hòa của thế giới như được tri giác trong tâm của nhà khoa học.
Dù tâm là dụng cụ hàng đầu được dùng trong chiêm nghiệm tôn giáo, phạm vi của chiêm nghiệm ấy bao gồm cả những đối tượng bên trong và bên ngoài. Mục đích tối hậu của người tìm kiếm tâm linh là nhận thức rằng không có sự phân biệt thực sự giữa bên trong và bên ngoài, giữa mình và cái khác. Những truyền thống tôn giáo, cũng như tư tưởng khoa học, xử lý với cả thế giới bên trong của những cái thấy thấu suốt và thế giới bên ngoài của những hiện tượng giác quan.
Cũng không chính xác khi nói khoa học đặt nền trên tư tưởng và hoài nghi thuộc lý trí, trong khi tôn giáo đặt nền trên trực giác và đức tin. Đúng là lý tính và logic là những tiêu chuẩn quan trọng của tư tưởng khoa học; nhưng không có một đột phá sáng tạo khoa học nào có thể có nếu không có cái thấy thấu suốt trực giác và cảm hứng. Và khi cái thấy thấu suốt trực giác là suối nguồn của mọi lời dạy thiêng liêng, thì tư tưởng lý tính và lý luận triết học giữ những vai trò quan trọng trong việc làm ngăn nắp tâm trí để cho trực giác có thể chiếu soi không chướng ngại.
Tương tự, dù nhà khoa học phải sẵn sàng nghi ngờ mọi giả thiết vật lý, sự thực hành khoa học mời gọi đức tin nền tảng rằng thực tại là có thể hiểu được một cách lý trí. Người tìm kiếm tâm linh cũng phải bắt đầu với đức tin rằng chân lý tối hậu có thể biết được, nhưng sẽ không bao giờ biết chân lý đó nếu không có một nghi ngờ căn bản về mọi hình thức hiểu biết của con người bình thường. Cả hai đức tin và nghi ngờ, cũng như logic và trực giác, là những phẩm tính mà nhà khoa học và nhà đạo học cùng chia sẻ.
Những phân biệt giả tạo giữa khoa học và tôn giáo, một khi đã giải tan, phát lộ sự hòa điệu giữa chúng với nhau. Cái Thiện và cái Chân là hợp nhất, Plato nói với chúng ta như vậy. Upanishads tuyên bố rằng Atman bên trong và Brahman bên ngoài là một. Có một cấp độ sâu thẳm của thực tại mà cả bên ngoài và bên trong, sự kiện và giá trị, chia sẻ cùng nhau. Biết được thực tại này đòi hỏi cả lý trí và trực giác, nghi ngờ và đức tin. Khi hai lối tiếp cận bổ túc nhau đến cùng một thực tại, khoa học và tôn giáo có thể phối hợp những kỹ thuật quan sát của chúng với những quan niệm và biểu tượng khiến làm khởi sanh những vũ trụ quan và lý thuyết cách mạng mới.
Cả hai, những nhà khoa học và những nhà đạo học đều truy tìm thực tại bằng cách tinh lọc những khả năng của họ để quan sát những hiện tượng cực kỳ vi tế vượt xa những giới hạn của tri giác bình thường. Vật lý học tạo ra những thiết bị đo lường và sử dụng những biểu tượng toán học để hình dung thực tại. Những truyền thống chiêm nghiệm trau dồi những hình thức đặc biệt của cái thấy thấu suốt bằng thiền định và những kỹ luật tâm thức khác và sử dụng huyền thoại, nghệ thuật, thơ ca, ẩn dụ và triết học để hình dung thực tại.
Một khác biệt là những nhà đạo học quan niệm những học thuyết của họ rốt ráo chỉ đến một thực tại không thể biết trong quan niệm và lý thuyết, trong khi những nhà khoa học quan tâm đến việc phát triển những kiểu mẫu quan niệm của một thực tại đối tượng khách quan. Mục đích của họ không là bản thân thực tại mà là một lý thuyết về thực tại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không phải là căn bản cho một đối nghịch giữa khoa học và tôn giáo. Hầu hết những giáo lý và kinh nghiệm tâm linh không phải là về cái Tuyệt Đối không thể diễn tả mà liên hệ đến cái có thể được biết một cách khách quan. Điều này cũng đúng đối với khoa học.
So sánh những lối tiếp cận khoa học và chiêm nghiệm hướng đến thực tại, chúng ta có thể thấy những khả năng đồng quy. Einstein và đức Phật đều tìm cách biến những chân lý sâu xa nhất về cùng một thực tại, sử dụng nhiều nguyên lý truy tìm như nhau. Sẽ không ngạc nhiên khi họ nói những điều giống nhau về cái họ đã khám phá.
Thomas McFarlane
Tháng Mười Một 2001
Những lời nói tương tự, những thế giới tương tự
Lướt qua cuốn sách này, bạn sẽ nhận thấy rằng nó chứa đựng những đoạn trích của một ít nhà vật lý học ngoài Albert Einstein. Triết lý mới ẩn trong vật lý học hiện đại không chỉ là một tính chất lập dị của thiên tài tóc bờm xờm này. Những đột phá đưa khoa học vượt khỏi cái thấy được để đến mép vực của cái không thể tưởng tượng được cũng do những nhà vật lý học khác – những người đồng thời với Einstein cũng như một thế hệ những nhà vật lý học trẻ hơn đã phát triển lý thuyết lượng tử, quan sát những phần tử dưới nguyên tử và tạo ra những võ khí nguyên tử đầu tiên. Trong họ có những nhà khoa học như Niels Bohr, người đã lấy biểu tượng Âm – Dương của vũ trụ luận Trung Hoa làm huy hiệu của mình, và Robert Oppenheimer, người đã làm bối rối những nhà khoa học đồng nghiệp bằng những trích dẫn từ Bhagavad Gita.
Khi bạn xem những trang sau của cuốn sách này, nhiều điều họ nói về bản chất của thực tại thì tương tự đáng kể với những giáo lý của đức Phật Gautama và với những câu của những Phật tử khác trải qua những thế kỷ, đến những người như Dalai Lama, và D.T Suzuki, người đã giúp giới thiệu Phật giáo Thiền vào Hoa Kỳ ở giữa thế kỷ 20.
Cũng được giới thiệu ở đây là những nhà đạo học từ những truyền thống tôn giáo phương Đông khác, đặc biệt là Ấn giáo và Lão giáo, với những mối quan tâm tương tự. Khi đức Phật khởi hành trên hành trình tâm linh của ngài, ngài đã sống sáu năm giữa những nhà khổ hạnh Ấn giáo. Cấu trúc hệ thống cho những khám phá tâm linh của ngài thoát thai từ kinh nghiệm này giống như cách thông điệp của Jesus đặt nền trên căn cứ Do Thái giáo sự sùng mộ của ngài. Thông điệp của đức Phật truyền rộng khỏi biên giới Ấn Độ, qua Tây Tạng, Trung Hoa, Nam Á và Nhật Bản và thậm chí ngày nay tiếp tục sự lớn rộng của nó vào Tây bán cầu và châu Âu. Như Thiên Chúa giáo, nó thường lớn lên bằng cách đồng hóa những đức tin và những thực hành tôn giáo của địa phương. Ở Trung Hoa, những triết học hỗ tương Lão giáo và Khổng giáo ảnh hưởng và giúp đỡ sự thành hình của triết học Phật giáo phát triển.
Những nhà vật lý học
Trong số tính cách xuất hiện trong sách này, vai chính chắc hẳn là Albert Einstein. Năm 1905, ở tuổi 26, ông làm cho thế giới khoa học rung chuyển với lý thuyết tương đối riêng biệt của mình, chứng tỏ thời gian và không gian đều tùy thuộc vào người quan sát. Phương trình nổi tiếng E=mc2 của ông phát lộ cho thấy vật chất và năng lượng là những hình thức thay đổi lẫn nhau của cùng một chất thể. Mười năm sau ông nghĩ ra lý thuyết tương đối tổng quát, giải thích lực hấp dẫn không phải là một sức mạnh mà đúng ra là một sự cong của không gian – thời gian. Trước Einstein, những nhà vật lý học đã nhìn thời gian và không gian như hoàn toàn tách biệt nhau, vật chất và năng lượng là căn bản khác nhau, và lực hấp dẫn là một lực bí mật hành động ở một khoảng cách qua không gian trống rỗng. Công việc của Einstein chứng minh tất cả những niềm tin ấy là sai lầm, cách mạng những quan niệm căn bản về thực tại.
Như nhiều nhà tiền phong khác của vật lý học hiện đại, Einstein dạy ở những Đại học Đức cho đến khi Quốc Xã lên nắm quyền. Năm 1933, ông trốn qua Hoa Kỳ và sống phần còn lại của cuộc đời hoạt động của mình ở Viện Nghiên Cứu Cao Cấp đại học Princeton bang New Jetsey. Ở đó ông tiếp tục tìm tòi một lý thuyết trường thống nhất, nó sẽ hợp nhất không gian, thời gian và lực hấp dẫn với điện từ; nhiều năm của cuộc đời chuyên nghiệp của ông được để dành cho việc này hơn dự án nào khác.
Suốt đời, Einstein quan tâm với những câu hỏi triết học cũng như khoa học. Ông quan tâm sâu xa đến thân phận con người, những bất công xã hội, và những đức hạnh như vô ngã và sùng mộ những lý tưởng cao cả. Những quan điểm tôn giáo của ông chịu nhiều ảnh hưởng của triết gia thế kỷ 17 Baruch Spinoza, mà cuộc đời giống với Einstein trong nhiều phương diện. Như những lý thuyết của Einstein, tác phẩm lớn nhất của Spinoza, Đạo Đức học, biểu lộ tính cách huyền học có lý trí của ông đằng sau những trừu tượng luận lý khi kết luận rằng sự hài hòa của thiên nhiên chứng tỏ sự hiện hữu của Thượng Đế, và sự giản dị thanh nhã này – cái “nhất thể” mà Einstein đã hy vọng lâu dài tìm thấy trong lý thuyết trường thống nhất khó nắm bắt – nắm giữ chìa khóa mở ra mọi thấu hiểu. Như Albert Einstein viết, “Tất cả những tôn giáo, nghệ thuật và khoa học là những cành nhánh của cùng một cây. Mọi nguyện vọng này được hướng đến làm cao cả đời sống con người, bốc nó khỏi lãnh vực của hiện hữu chỉ thuần vật lý và dẫn cá nhân hướng đến tự do”.
Cùng thời gian khi Einstein làm công trình ban đầu của ông, những nhà vật lý học khác ở Đức và ở những phần khác của châu Âu cũng bắt đầu thăm dò thế giới vi mô của nguyên tử. Khi làm việc này họ tìm thấy rằng những định luật cơ học, điện động lực học, và nhiệt động lực học của vật lý cổ điển không còn phù hợp với dữ kiện thí nghiệm. Họ thấy những hạt của vật chất cư xử như những sóng và những sóng của ánh sáng cư xử như những hạt. Những định luật nhân và quả chặt chẻ nhường bước cho những biến cố tự phát, không thể nói trước như sự phân rã phóng xạ. Và những nguyên tử chỉ thu hút và phát ra năng lượng trong những đoạn rời rạc, gọi là lượng tử. Đặc tính sau cùng này cho hệ thống cái tên của mình: lý thuyết lượng tử.
Max Planck, một nhà vật lý Đức, đã tạo ra những dấu vết gợi ý sớm nhất của vật lý lượng tử với công thức bức xạ của ông, nó lần đầu tiên đưa nguyên lý lượng tử vào vật lý học. Một diễn dịch trọn vẹn về lý thuyết của công thức đã bày tỏ những ý niệm cổ điển về nguyên tử là có khuyết điểm và đặt nền cho công trình của Bohr và những đồng nghiệp của ông ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Trong những nhà vật lý đó, Niels Bohr, người Đan Mạch, đã có vai trò trung tâm trong cả hai việc khám phá và phát triển lý thuyết lượng tử. Nguyên lý tương đương của ông chỉ bày đường lối để liên hệ chặt chẽ những định luật lượng tử mới với những định luật đã được thiết lập của vật lý cổ điển. Nguyên lý bổ sung của Bohr cho phép những nhà vật lý hiểu được những nghịch lý như sự kiện các hạt dưới nguyên tử vừa là sóng vừa là hạt. Chỉ đứng thứ hai sau Einstein giữa những nhà vật lý của thế kỷ 20, nhà khoa học người Đan Mạch tham dự một cuộc tranh luận kéo dài với Einstein về ý nghĩa của lý thuyết lượng tử. Einstein từ chối chấp nhận rằng thiên nhiên vốn là ngẫu nhiên và sáng chế ra “những cuộc thí nghiệm bằng tư tưởng” để ủng hộ cho câu châm ngôn của ông “Thượng Đế không chơi súc sắc với vũ trụ”, như sự giải thích lý thuyết lượng tử của Bohr có vẻ hàm ý. Trong mỗi trường hợp, Bohr chỉ ra chỗ nào Einstein đã lầm. Ông cũng ví những nhà vật lý hiện đại với đạo học phương Đông trong những lời này: “Để cho một sự tương tự với bài học lý thuyết lượng tử, (chúng ta phải trở lại) những loại vấn đề này mà những tư tưởng gia như Phật và Lão Tử đã đương đầu, khi cố gắng hài hòa vị thế của chúng ta như những khán giả và những diễn viên trong vở kịch vĩ đại của hiện hữu”.
Werner Heisenberg, một học trò của Bohr, đã khám phá những định luật toán học của lý thuyết lượng tử năm 1925, và hình thành nguyên lý bất định Heisenberg nổi tiếng năm 1927. Theo nguyên lý này, không thể đo vừa cả vị trí và vận tốc chính xác của một hạt ở cùng một thời điểm. Trong Chiến Tranh Thế Giới lần II, Heisenberg ở lại Đức như là trưởng chương trình vũ khí hạt nhân không thành công của Hitler. Ông đã nhập cư vào Anh sau chiến tranh nhưng cuối cùng về lại Đức để tiếp tục sự nghiên cứu lý thuyết của ông như là giám đốc Viện Max Planck. Những quan điểm triết học của Heisenberg có thể được diễn tả tốt nhất như một hình thức khoa học hiện đại của huyền học lý trí Platon. “Sự tìm kiếm cái “một”, cội nguồn tối hậu của tất cả thấu hiểu,chắc chắn đã có một vai trò tương tự trong sự phát nguồn của cả tôn giáo và khoa học”, ông đã viết như vậy.
Wolfgang Pauli, một thần đồng làm việc như phụ tá của Bohr, được biết nhiều do nguyên lý loại trừ Pauli. Phát triển năm 1925, nguyên lý chủ trương rằng không có hai âm điện tử trong một nguyên tử có thể có cùng những thuộc tính. Dù thành công sáng chói về khoa học, đời sống cá nhân của Pauli có nhiều trục trặc với sự tự tử của bà mẹ, một lần li dị cay đắng và uống rượu. Ông tìm sự giúp đỡ từ nhà phân tâm học Thụy Sĩ Carl Jung, ông này đã chia sẻ những quan điểm huyền học của mình với Pauli suốt nhiều năm liên hệ. Pauli có lần viết, “Tôi vẫn cho rằng mục tiêu vượt qua những tương phản, một mục tiêu bao gồm một tổng hợp ôm trùm cả cái hiểu lẫn kinh nghiệm huyền bí về nhất thể, như là huyền thoại được phát biểu hoặc không nói ra của thời đại hiện nay của chúng ta”.
Erwin Schrödinger, một người Áo vốn quan tâm với một nghề nghiệp như một triết gia hơn là nhà vật lý, đã phát triển một cách trình bày khác của lý thuyết lượng tử trong khoảng cùng một thời gian với Heisenberg. Phương trình sóng của ông diễn tả những âm điện tử không phải như những hạt vật chất cá nhân, có vị trí, xoay quanh một nhân nguyên tử như những hành tinh quanh mặt trời mà đúng ra là những sóng của sự có thể có – chỉ là những bóng ma của các hạt theo nghĩa cổ điển. Chỉ khi một hạt như vậy được quan sát nó mới có thể được nói là hiện hữu trong một vị trí đặc biệt nào đó; nếu không được quan sát, vị trí của nó không có, chỉ là một tiềm năng cho hiện hữu.
Như Einstein, Bohr và những đồng nghiệp của ông làm công việc cách mạng ở châu Âu lục địa, những nhà khoa học Anh có những đóng góp quan trọng của riêng họ. Nổi bật nhất trong số đó là Sir Arthur Eddington, giám đốc Đài Thiên Văn Cambridge. Hành trình đến Châu Phi để chụp một nhật thực toàn phần năm 1919, ông có lời xác nhận đầu tiên cho lý thuyết của Einstein rằng lực hấp dẫn làm cong ánh sáng. Là một người theo đạo Quaker từ nhỏ, Eddington đã tò mò về những hàm ý triết học của lý thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử và là tác giả của vài cuốn sách về chủ đề ấy. Trong một cuốn sách, Eddington nhận định rằng, “cũng như nhà huyền bí, nhà khoa học theo đuổi một ánh sáng; và đó không phải là một ánh sáng giả hay loại kém”.
Sir James Jeans, một đồng nghiệp người Anh của Eddington, cũng viết về vật lý và triết học. Jeans được ghi nhớ vì đã đặt ra từ ngữ “vật lý học mới” để chỉ công trình của Bohr, Heisenberg, Schrödinger và những người khác. Ông không gồm Einstein vào những “nhà vật lý học mới” mà xem ông này ở vào thời chấm dứt của “thời đại cơ học” đã bắt đầu với Sir Isaac Newton.
Thế hệ những nhà vật lý trẻ hơn, như Heisenberg và Pauli, đã khởi lên giữa hai Thế Chiến, và đã đối mặt với tình thế khó xử về đạo đức do áp dụng vật lý học để sáng chế những võ khí hủy diệt lớn.
Robert Oppenheimer, một nhà vật lý hàng đầu ở Mỹ đã được giáo dục tại châu Âu, đã được Tổng thống Franklin Delano Roosevelt bổ nhiệm làm giám đốc Dự án Manhattan, sự nỗ lực chế tạo trái bom nguyên tử đầu tiên, trong một nơi tối mật ở Los Almos, New Mexico. Sau chiến tranh, ông chủ tọa Ủy Ban Cố Vấn Năng Lượng Nguyên Tử, nơi đó ông đã chống lại việc chế tạo loại bom khinh khí lớn hơn và mạnh hơn – một quan điểm chính trị khác thường trong những năm đầu của cuộc Chiến Tranh lạnh. Năm 1953, ông bị tố cáo là một người có cảm tình với Cộng Sản. Dù đã được xóa những tố cáo phản bội, giấy phép an ninh của ông bị lấy đi, cùng với địa vị trong chính phủ. Những năm sau cùng, ông làm giám đốc của Viện Nghiên Cứu Cao Cấp đại học Princeton nơi Einstein đã làm việc trong 20 năm. Nhìn lại sự nghiệp đặc biệt trong vật lý học của mình và liên hệ của nó với thế giới, Oppenheimer nói, “Những quan niệm tổng quát về hiểu biết của con người được minh họa bằng những khám phá trong vật lý nguyên tử thì không hoàn toàn lạ lùng, chưa từng nghe cũng không mới trong bản chất của sự vật. Thậm chí trong văn hóa của chính chúng ta chúng có một lịch sử, và trong tư tưởng Phật giáo và Ấn giáo còn có một chỗ trung tâm đáng kể hơn. Điều chúng ta sẽ tìm thấy là một thí dụ, một cổ vũ, một tinh lọc của trí huệ thời cổ”.
Richard Feynman, một trong những nhà vật lý người Mỹ sáng chói và khác thường nhất, đã được gởi đến làm việc trong Dự án Manhattan ở tuổi 24. Sau chiến tranh, ông có những đóng góp quan trọng cho vật lý học hiện đại và được giải Nobel cho công trình của ông. Ông cũng được tôn vinh như là một trong những vị thầy giỏi nhất của vật lý học, và được nhớ đến vì đã chủ trì sự tìm kiếm nguyên nhân tai nạn của tàu con thoi Challeger. Những cuốn sách của ông là những cuốn bán chạy nhất Chắc chắn bạn đang đùa bỡn, Ông Feynman và Điều bạn quan tâm có phải là điều người khác nghĩ?
David Bohm, có lẽ là nhà vật lý khác thường nhất trong những nhà vật lý giữa thế kỷ, nghiên cứu những nền tảng của vật lý và lý thuyết lượng tử, và là tác giả của một cuốn sách giáo khoa đáng kính về lý thuyết lượng tử. Bị bắt buộc phải rời Hoa Kỳ trong thời McCarthy của những năm 1950 bởi vì ông từ chối làm chứng trong những cuộc họp chống lại những đồng nghiệp của mình như Oppenheimer, ông phải qua Anh. Trong những năm 1970, Bohr bắt đầu một hợp tác và đối thoại nhiều năm với nhà đạo học Ấn Krishnamurti, và về sau trở thành một người bạn của Dalai Lama thứ 14, người đã ám chỉ Bohr như “vị thầy vật lý học của tôi”.
Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, một số nhà vật lý bắt đầu công khai viết về đạo học phương Đông như một chìa khóa cho sự hòa giải những nghịch lý của Vật Lý Học Mới, và khi làm như vậy, đã chỉ ra đường lối cho bước kế tiếp trong sự tiến hóa của tâm thức con người. Trước hết và nổi bật nhất trong họ, Fritjof Capra tốt nghiệp tiến sĩ vật lý hạt từ Đại học Vienna năm 1966 nhưng lại sớm xoay tâm trí duy lý của mình hướng đến sự thách thức của việc thông hiểu một kinh nghiệm huyền bí căn bản, điều ông diễn tả trong lời nói đầu cho cuốn sách bây giờ đã là kiệt tác cổ điển của mình, Đạo của Vật Lý Học: Một Khám Phá những Tương Tự giữa Vật Lý Học Hiện Đại và Đạo Học phương Đông (1976). Ngồi bên bờ đại dương một buổi chiều, nhìn xem những làn sóng vỗ vào bờ, nhà vật lý gốc California chợt hiểu rằng những phân tử và nguyên tử rung động tạo thành quang cảnh chung quanh ông là phần của một trò nhảy múa vũ trụ của năng lượng.
“Tôi cảm thấy sự nhịp nhàng của nó và tôi “nghe” âm thanh của nó”, ông nhớ lại, và vào khoảnh khắc đó tôi biết rằng đây là sự Nhảy Múa của Shiva, Đấng của những người Nhảy Múa được người Ấn Độ tôn thờ”.
Những tác giả khác sớm theo sự dẫn đạo của Carpa với nhiều cuốn sách khám phá những tương tự giữa vật lý học mới và đạo học cổ xưa. Năm 1986, triết gia Renee Weber viết Những Đối Thoại với những nhà Khoa Học và những Hiền Triết, trong đó bà trình bày những cuộc nói chuyện của bà với những tư tưởng gia khác nhau như Dalai Lama, J. Krishnamurti, David Bohm và Stephen Hawking. Năm 1995, Victor Mansfield, giáo sư vật lý và thiên văn ở Đại học Colgate hỗn hợp sự nghiên cứu khoa học của ông với sự tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng và tâm lý học Jung của mình trong Tính Đồng Bộ, Khoa Học và Làm Nên Linh Hồn. Amit Goswami, giáo sư vật lý ở Đại học Oregon, diễn tả như thế nào đạo học phương Đông giải quyết những nghịch lý của lý thuyết lượng tử trong cuốn sách Vũ Trụ Tự - Thức Giác của ông.
Tác giả khác đã góp tiếng nói vào sự nối kết giữa vật lý và tâm linh là Gary Zukav, một người không phải nhà khoa học, tự tả mình như một “người tốt nghiệp Havard, cựu binh Việt Nam, Mũ Bê-Rê Xanh, linh hồn tìm lại được và khách mời được yêu thích nhất của Oprah”. Cuốn sách của ông Những Vị Thầy Múa Wu Li (1984) là một kiệt tác trong lĩnh vực này. Trong lời nói đầu của ông trong cuốn sách mới nhất, Chỗ Ngồi của Linh Hồn, Zukav diễn tả như thế nào Niels Bohr và Albert Einstein “đã thấy nhiều hơn là họ có thể phát biểu qua ngôn ngữ của vật lý học, và họ tìm cách chia sẻ điều họ đã thấy … Họ là những nhà huyền học”.
Cuốn sách bạn đang cầm đây, Einstein và đức Phật: Những Lời Nói Tương Tự, trình bày những mâu thuẫn nhỏ của những nguồn nguyên bản đã gây cảm hứng cho Capra, Weber, Mansfield, Zukav và những người khác, trong hy vọng rằng nó sẽ để cho bạn chia sẻ một số cảm giác về sự kỳ diệu mà họ đã đem đến cho vật lý học mới.
Những nhà đạo học
Một trong những nhà tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng nhất của lịch sử, Siddhartha Gautama, bây giờ gọi là Phật (nghĩa là Bậc Đã Thức Tỉnh), lớn lên trong xa hoa như là con của Vua giai cấp Shakya miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ năm trước Tây lịch. Trong tuổi trưởng thành ông gặp một khủng hoảng tâm linh bởi vì thấy những khổ đau con người chung quanh mình và bỏ nhà để sống và học hỏi với những nhà khổ hạnh Ấn Độ. Sau sáu năm, ngài đạt Niết Bàn, trạng thái an lạc hiếm hoi vượt khỏi khổ đau và nghiệp. Sau đó, những lời dạy của ngài rẽ khỏi những dòng truyền thống Ấn Độ của thời đó, và từ tuổi 35 cho đến khi chết ở tuổi 80 ngài đi khắp miền bắc Ấn như một vị thầy tâm linh dạy những nguyên lý tạo thành nền tảng cho Phật giáo. Dù những người theo ngài trong đời ngài giới hạn trong hai bang của Ấn Độ, những lời dạy của ngài lan rộng khắp Đông Á. Ngày nay Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, với nhiều người theo ở ngoài Ấn Độ hơn ở trong nước.
Ở cốt lõi của lời dạy đức Phật là bốn chân lý cao cả:
@ Đời sống như chúng ta bình thường biết thì đem đến bất toại nguyện và khổ đau.
@ Khổ đau này có một nguyên nhân, thế nên nó không phải là phần nội tại bẩm sinh hay tất yếu trong bản chất của những sự vật.
@ Nguyên nhân của khổ là sự bám chấp theo thói quen và vô thức vào những sự vật vô thường như thể chúng có bản chất thường còn nào đó.
@ Có một con đường chấm dứt sự bám chấp theo thói quen vào một cái thấy sai lầm về sự vật và như thế giải thoát khỏi khổ đau phát sinh từ nó.
Dù những lời dạy và học thuyết Phật giáo khác nhau được khai triển khi nó truyền vào những vùng mới – Phật giáo Theravada ở Sri Lanka và Đông Nam Á, và những hình thức khác nhau của Phật giáo Đại thừa ở Tây Tạng, Trung Hoa, Hàn quốc và Nhật Bản – những lời dạy nguyên gốc vẫn là chung cho tất cả.
Từ đó trên một ngàn năm, nhiều vị thầy, những nhà huyền bí và những nhà sư khác đã đóng góp vào triết học Phật giáo. Tiến trình được một sự liên tục đặc biệt bởi vì đức tin vào sự tái sanh cho phép những vị giữ gìn vĩ đại nhất của trí huệ ở lại giữa những tín đồ của họ, trong những thân xác mới, qua những thế hệ.
Trong những vị lãnh đạo tâm linh khác được trích dẫn trong sách này là Ashvaghosha, sống ở miền trung Ấn vào thế kỷ thứ 2 Tây lịch. Ngài gốc là một Bà la môn, một thành viên của giai cấp cao nhất của Ấn Độ, từ giai cấp này mà có những tu sĩ và trí thức. Sau khi vào Phật giáo, ngài trở thành khí cụ phổ biến niềm tin khắp Ấn Độ.
Thành tựu giả Nagarjuna cũng sống vào thế kỷ thứ 2 hay thứ 3. Một nhân vật huyền thoại, ngài được cho là đã phô diễn những thần lực lạ lùng trong thời thiếu niên, Nagarjuna đặt ra quan niệm “Trung Đạo”, nó là trung tâm của tư tưởng Phật giáo, và phát triển có hệ thống quan niệm quan trọng “tánh Không”. Ngài được xem là triết gia Phật giáo vĩ đại nhất.
Vào thế kỷ 19, một trong những triết gia và vị thầy hàng đầu thời đó là nhà sư Tây Tạng Kongtrul Lodrö Tayé. Cũng trong những người hiện đại có uy tín về Phật giáo là Gen Lamrimpa, đã viết nhiều về những thực hành thiền định Phật giáo. Rồi có K. Venkata Ramanan, một người trình bày hiện đại những giáo lý của Nagarjuna, và Daisetz Teitaro Suzuki, ông đã đưa Phật giáo Thiền vào Mỹ trong giữa thế kỷ 20.
Chắc chắn gương mặt quen thuộc nhất của Phật giáo trong thời hiện đại là Tenzin Gyatso, Dalai Lama thứ 14, người lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng. Vào những năm 20 tuổi, ngài qua miền bắc Ấn Độ. Ngày nay, Dalai Lama ở Ấn Độ và đi khắp thế giới như là một vị thầy và tác giả có sách bán chạy nhất, có những cuộc thảo luận với bất kỳ ai,từ những người Da Đỏ Hopi đến Tổng thống Mỹ. Ngài được giải Nobel Hòa Bình năm 1989.
Ấn giáo là cái cổ nhất và khác với những truyền thống tôn giáo chính của phương Đông. Như Phật giáo, cốt lõi của những truyền thống Ấn Độ là lời dạy huyền bí căn bản rằng thực tại là một nhất thể hòa điệu không có những phân chia đích thật, và sự sai khác chỉ là trò chơi vô thường, có chu kỳ của chân lý nền tảng này. Phật bắt đầu con đường đến giác ngộ của ngài như là một người theo truyền thống Ấn Độ khổ hạnh. Những gương mặt quan trọng khác qua nhiều thế kỷ cũng bắt đầu sự nghiệp của họ như những người Ấn Độ giáo, thường thuộc giai cấp tu sĩ Bà la môn, và về sau theo Phật giáo, và lịch sử của mỗi tôn giáo đã được thành hình ở mức độ lớn bởi cái kia trải qua những thế kỷ.
Trong khi những tác phẩm thiêng liêng của Ấn giáo, như của Phật giáo, đầy những thư viện, thì chỉ một ít tác phẩm cổ là cốt yếu đối với tư tưởng Ấn Độ. Hàng ngàn năm trước ở Ấn Độ cổ, những nhà thấu thị của Veda đã truyền sự hiểu biết tâm linh qua những bài tụng ca thiêng liêng của Rig Veda. Trải qua nhiều thế kỷ, những bài tụng ca này được bổ sung bằng những giáo lý triết học hơn, nhất là những Upanishad. 24 bản văn này chứa đựng những giáo huấn cho thực hành tâm linh và những diễn tả chân tánh của thực tại. Một bản văn khác trong những cái quan trọng nhất, Bhagavad Gita (Bài Ca của Đấng Cao Cả), là cuốn sách thứ Sáu của Mahabarata, “Cựu Ước” của Ấn giáo. Sử thi nhiều tập này được viết trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch đến thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch. Sưu tập những huyền thoại và chuyện tích vào một lịch sử thống nhất ngược đến sự sáng thế, Mahabaraha là bài thơ dài nhất từng được viết và là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới.
Những kinh điển của Ấn giáo không diễn tả một học thuyết cố định. Thay vì vậy, nó là một tôn giáo sống và năng động mà những học thuyết của nó thường trực được làm mới lại, mở rộng và giải thích do những nhà đạo học của mỗi thế hệ.
Shankara, một trong những nhà đạo học ảnh hưởng nhất của Ấn giáo cổ điển, sống vào thế kỷ thứ 9 sau Tây lịch, một thời gian khi Phật giáo đã lớn mạnh để trở thành tôn giáo chính của Ấn Độ và những thực hành Ấn Độ cổ đã trở nên manh mún. Shankara đi khắp xứ, thống nhất niềm tin Ấn giáo trong một triết học bất nhị, có hệ thống đặt nền trên những Upanishad và gọi là Advaita Vedanta. Theo Shankara, mọi nhị nguyên là như huyễn và không thật. Thực tại duy nhất là Brahman, cái “Một không có hai”. Tinh túy sâu xa nhất của mỗi người, Atman, là đồng nhất một cách tối hậu với Brahman. Biết Atman ở cốt lõi của chính mình là cũng biết được Brahman.
Abhinavagupta, một triết gia và nhà đạo học trong dòng Kashmir Shaivism của truyền thống Ấn Độ, tiếp tục nỗ lực của Shankara để thống nhất Ấn giáo như một thay thế sống động, phát triển cho Phật giáo. Một tác giả lớn, ông được xem là làm sống lại truyền thống văn học Sanskrit bắt đầu từ thời cổ với Mahabarata.
Ấn giáo tiếp tục như một tôn giáo đầy sức sống đến ngày nay. Một nhà đạo học mới đây, Ramana Maharshi, đạt đến một chứng ngộ cái Ngã (Atman) khi còn là một đứa trẻ. Sau nhiều năm sống trong sự im lặng, ông khởi sự dạy học thuyết Advaida Vedanta. Ông được kính trọng như một trong những vị thánh vĩ đại nhất của thời đại, và một số lớn dần những vị thầy tâm linh có dòng truyền từ ông.
Sri Aurobindo, một nhà đạo học Ấn Độ có ảnh hưởng, bắt đầu sự nghiệp như một người phục vụ giảng dạy ở Ấn Độ thuộc địa và trở thành một lãnh tụ chính trị. Bị ở tù vì xúi dục nổi loạn, ông bắt đầu thực hành và sau khi được thả ông ẩn cư nhập thất để tiếp tục công việc tâm linh. Lối tiếp cận toàn bộ của ông trong thực hành tâm linh tổng hợp những giáo lý chính của Ấn giáo thành một hệ thống đơn nhất. Ông tường thuật những cái nhìn thấy thấu suốt siêu hình học của mình trong một tờ báo ông xuất bản và về sau in thành sách. Triết học độc nhất về tiến hóa tâm linh của ông đã ảnh hưởng những triết gia phương Tây đương thời.
Ở Trung Hoa, khoảng cùng thời gian Phật sống ở Ấn Độ, hiền triết Lão Tử đã soạn những lời dạy tinh túy của Lão giáo trong tác phẩm lớn Đạo Đức Kinh. Ngược với những nguyên lý của người đồng thời với ông là Khổng Tử, quan tâm hơn đến đạo đức, xã hội và chính trị, Lão Tử chú tâm vào những phương diện nhân cách, huyền bí và siêu hình của đời sống. Dù nó có thể được giải thích theo nghĩa đen như một cẩm nang cho nhà cai trị, Đạo Đức Kinh cũng có thể được thấy như một ngụ ngôn của linh hồn, trong một mạch tương tự với Republic (Cộng Hòa) của Plato, diễn tả đường lối cai trị chính linh hồn mình và đưa nó hài hòa với Đạo.
Trang Tử, sống trong thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch, được xem thứ hai sau Lão Tử trong ảnh hưởng của ông vào Lão giáo. Ông viết những bài giảng và những ngụ ngôn trình bày một triết học nhân cách cho cá nhân. Ông dạy rằng quan sát thiên nhiên đang vận hành và hòa giải những cực đối địch chỉ ra con đường đến Đạo, nơi mọi nhị nguyên được phân giải thành nhất thể. Trang Tử được gọi là “triết gia con bướm” bởi vì ông viết rằng có lần ông nằm mộng thấy mình là con bướm. Khi tỉnh dậy, ông không biết ông là một người đã mơ thấy mình là một con bướm – hay một con bướm đang mơ thấy mình là một con người.
Những lời dạy Lão giáo phong phú
với những nghịch lý, diễn tả người hiền triết là khiêm hạ, mềm mại, tự nhiên và
tự do. Không đảm đương hành động nào, người hiền triết không có gì mà không
làm. Tất cả năng lực của ông đến từ sự quy thuận ý chí mình với Đạo, đạt đến
hài hòa với trật tự tự nhiên của vạn vật. Lão giáo nhấn mạnh sự liên lập, tương
thuộc của những đối nghịch, chúng bao giờ cũng chuyển thành lẫn nhau theo những
chu kỳ năng động của thiên nhiên. Đạo là nguồn gốc huyền bí, không thể diễn tả
của Trời và Đất, của Có và Không. Giống như sự giải thoát của Ấn giáo và giác
ngộ của Phật giáo, Đạo thì đồng nhất với thực tại nền tảng bên dưới mọi biến
đổi.
Những nhà đạo học và những nhà vật lý học này là những tư tưởng gia chính từ hai vùng luôn luôn có vẻ là hai thế giới tách biệt. Xa cách nhau hàng ngàn năm trong thời gian và hàng ngàn dặm trong không gian, họ tượng trưng cho vết nứt vĩ đại trong lịch sử thế giới – Đông và Tây – và vết nứt vĩ đại trong tư duy thế giới – khoa học và Tôn giáo. Nhưng trong những câu nói tương tự sau đây chúng ta sẽ thấy họ thực sự gần nhau biết bao. Xử lý với những vấn đề thời gian và không gian, nguyên nhân và kết quả, nghịch lý và mâu thuẫn, chủ thể và đối tượng, danh và hình, tính toàn thể và tương thuộc, bản chất của vật chất và những chủ đề khác, họ đã dùng những từ ngữ khác nhau để nói chính xác cùng một cái.
Kinh nghiệm con người
Chúng ta đôi khi muốn nghĩ về Einstein và những nhà vật lý học khác như là những con người phân tích lạnh lẽo bởi vì họ diễn tả những tư tưởng của họ qua toán học – một ngôn ngữ chính xác và phổ quát hoàn toàn thiếu vắng tình cảm.
Nhưng khi chúng ta lén nhìn đằng sau những phương trình để nhìn vào những kinh nghiệm và những cái thấy thấu suốt cá nhân của những nhà khoa học này, chúng ta thấy rằng họ đã xúc động sâu xa trước âm nhạc của vũ trụ. Rất giống cùng một cách như những nhà đạo học trong truyền thống châu Á, những nhà vật lý học vĩ đại như Einstein đã hiến mình một cách vô ngã cho những ý tưởng cao siêu, dựa trên trực giác, cái đẹp, sự giản dị và hòa điệu như những người hướng dẫn tâm linh trong công việc thoáng thấy đường lối vũ trụ hoạt động, họ cảm thấy cùng một loại kinh ngạc và ngây ngất mà những người theo Phật đã kinh nghiệm trong thiền định sâu xa.
Với nhà khoa học, cũng như với nhà đạo đức, cái đẹp đi sóng đôi với chân lý. Sự hài hòa của những yếu tố sai khác chuyển hóa sự bất hài hòa của thế giới thành một nhất thể mà linh hồn nhận ra như một người bạn cũ.
Đọc qua cuốn sách sưu tập này, tôi thấy mình đặc biệt rung động khi hiểu rằng vật lý học hiện đại đã củng cố những cái nhìn thấu suốt của những nhà đạo học và thiền giả. Dù sự đối nghịch cũng là có thật, văn hóa chúng ta có khuynh hướng hoài nghi sự phát hiện cá nhân, xem khoa học như là thẩm quyền cao nhất, đặc biệt khi nó diễn tả vũ trụ vận hành như thế nào. Tuy nhiên, nếu vật lý hiện đại được cho là nghiêm túc, thì có vẻ những vị thầy tâm linh vĩ đại châu Á hoàn toàn lão luyện trong việc nhìn thấy vào vật chất, thời gian-không gian, và câu đố tâm thức.
Những cái nhìn thấy suốt của những vị thầy tâm linh hoàn toàn gây ngạc nhiên khi bạn biết rằng họ thấy chỉ với cái tâm trần trụi, không có viễn vọng kính vô tuyến, máy phá vỡ nguyên tử hay chụp ảnh bằng laser. Ngược lại chúng ta cũng cần nhớ rằng chính cái tâm trần trụi đó ở phương Tây đã sáng chế ra những máy móc đầy quyền lực này. Trong khi đó, ở phương Tây chúng ta từ lâu xem cái biết của tâm linh là một cái gì xảy ra ngẫu nhiên, thường như một tia sét chớp, một cái nhìn thấy một bụi cây cháy rực, hay một biến cố lạ lùng nào đó. Tuy nhiên, trong những thập kỷ mới đây, nhiều học giả và nhà tìm kiếm chân lý ở phương Tây đã nghiên cứu nhiều về những trường phái minh triết châu Á và đã khám phá rằng, như khoa học, cách hiểu biết khác này bao gồm một kỷ luật, phương pháp được chỉ định và nghiêm ngặt rõ ràng. Dù nó có vẻ mâu thuẫn, chúng ta đang hiểu ra rằng cái nhìn thấy huyền bí kia có thể học được.
Một số những vị thầy Phật giáo phương Tây thậm chí đã diễn tả con đường thiền định như một hình thức nghiên cứu khám phá “khoa học”, dùng những thể thức rất đặc biệt dẫn đến những kết quả có thể nhận biết được, có thể tiên liệu được. Trong nhiều trường phái Phật giáo, thiền giả bắt đầu bằng cách khai triển phẩm tính “chánh niệm”, được diễn tả như “một tỉnh giác không can thiệp, không phê phán”, nó đích xác là thái độ một nhà khoa học cần có để tiến hành một thí nghiệm. Thiền giả, như một nhà khoa học, cố gắng trở nên khách quan đến mức có thể về cái đang được quan sát, dù trong trường hợp thiền giả thì chủ đề chánh niệm thường là tự ngã của ông ta. Hơn nữa, thí nghiệm theo thiền định là có thể lặp lại với mỗi thiền giả mới, theo những thể thức đã có sẵn. Là một người dạy thiền định,tôi chứng nhận những kết quả: hầu hết những thiền giả đều sẽ đến những cái nhìn thấy thấu suốt tương tự vào bản chất của thực tại.
Dù người ta sẽ có những khuôn khổ ý niệm khác nhau và do đó những cách diễn tả khác nhau điều mà họ thấy trong thiền định, những cái nhìn thấy thấu suốt (their insights) thường bao hàm những mô tả thực tại hay những định luật của thiên nhiên. Qua thiền định, người ta có thể thấu hiểu rằng “tâm” là một vị đồng sáng tạo của thế giới; rằng hơn là chỉ một nguyên nhân đơn nhất cho một biến cố, tất cả những hiện tượng đều nối kết nhau trong một mạng tương quan tương tự với cái được diễn tả trong “lý thuyết phức tạp”; rằng mọi sự là tiến trình và không có sự cứng đặc ở đâu cả. Như bạn sẽ thấy trong Einstein và đức Phật, những cái thấy thấu suốt này đồng ý mật thiết với những lý thuyết khoa học.
Có lẽ có một khác biệt quan trọng giữa những chân lý của nhà khoa học và những chân lý của thiền giả. Trong khi nhà khoa học đã khám phá rằng mọi sự đang trong một dòng chảy liên miên bằng cách khảo sát thế giới bên ngoài, thiền giả sẽ khám phá cũng cùng chân lý này bên trong thân tâm của chính mình, điều khiến cái thấy thấu suốt là rất cá nhân. Chân lý vô thường trở thành liên quan với cuộc đời riêng của thiền giả; hiểu biết về những công việc của vũ trụ chuyển thành trí huệ. Dĩ nhiên, chân lý của nhà khoa học cũng có thể là chuyển hóa cá nhân, và không ai đã chứng tỏ điều này tốt hơn chính Einstein, nhưng có lẽ nó xảy ra thường hơn trong những trường phái minh triết châu Á, nơi sự chuyển hóa cá nhân là toàn bộ chủ đề hàng đầu của sự nghiên cứu khám phá.
Những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh chỉ bắt đầu đàm thoại và so sánh những nhận xét, thế nên hệ quả hay kết luận nào cũng là còn sớm. Einstein và đức Phật là một cuốn sách vỡ lòng tuyệt vời cho sự đối thoại của họ, và cho tất cả chúng ta một cái nhìn xuyên thấu vào căn cứ cho sự gặp gỡ của những tâm trí. Một trong những thách thức lớn của thời đại chúng ta là hợp nhất lý trí với tấm lòng, trí huệ với lòng từ bi, khoa học và tâm linh, và ở đây chúng ta có công việc chuẩn bị cơ bản, cách nào tốt hơn để đem hai cái lại với nhau hơn là qua những lời nói của chính những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh?.
Mong rằng những câu nói này đưa đến lợi lạc cho tất cả mọi người.
Những lời nói đầu của người biên tập
“Quan niệm không gian tách khỏi mọi hàm lượng vật lý thì không thể có”. Hay lời nói khác:
“Nếu có duy nhất không gian trống không, không có những mặt trời cũng như những hành tinh, bấy giờ không gian mất đi bản chất của nó”.
Một trong hai tuyên bố này là của Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm), được gọi là đức Phật, vị đã sống khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và đã sáng lập một tôn giáo lớn mà hôm nay có 350 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Câu kia được viết trong thế kỷ 20 bởi Albert Einstein, mà lý thuyết tương đối của ông đã cách mạng khoa học vật lý (Để tìm ra ai đã nói câu nào, hãy xem trang …)
Dù hai người đã sống cách nhau hàng thiên niên kỷ, ở hai mặt đối nhau của trái đất, và đã dùng những phương pháp khác nhau để hiểu và truy tìm bản chất của thực tại, cả hai đã khám phá nhiều chân lý giống nhau. Ngoài bản chất của không gian, những nhận định của Einstein và những nhà vật lý hiện đại khác tương đồng với những nhận định của những nhà đạo học phương Đông trong những lãnh vực như bản chất của thời gian và vật chất, tính toàn thể của mọi sự vật, sự diễn tả thực tại bằng nghịch lý, sự tương quan giữa người quan sát và cái được quan sát và sự cần thiết thử nghiệm hiểu biết qua kinh nghiệm. Trong nhiều (dù không phải tất cả) phương diện, vật lý học hiện đại bao giờ cũng đưa chúng ta đến gần hơn với cái thấy thực tại như những triết học cổ Châu Á chấp nhận.
Ba trăm năm trước, khoa học và tôn giáo được xem là những đối nghịch. Những tương tự giữa những tôn giáo phương Đông và vật lý học hiện đại thách thức quan niệm này và ghi những dấu hiệu đầu tiên về một chuyển hóa sâu xa trong cách chúng ta truy tìm và thấu hiểu thực tại. Trong những thế kỷ tới, người ta hẳn nhìn lại thời đại chúng ta như một cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai – cuộc cách mạng trong đó nhị nguyên giữa khoa học đối nghịch với tôn giáo được phát hiện là một ảo tưởng hư vọng, và nhân loại nhận ra hai phương pháp là bổ túc cho nhau hơn là mâu thuẫn.
Ngày nay, chúng ta đã đi những bước đầu tiên trên con đường đó và không biết sự phiêu lưu sẽ khai mở thế nào. Mục tiêu của cuốn sách này là giới thiệu những tương tự giữa khoa học hiện đại và đạo học phương Đông theo một cách trực tiếp để độc giả khảo sát những điểm giống nhau này và thấy chúng phát hiện những kỳ diệu nào.
Khoa học và tôn giáo thì không hoàn toàn khác cũng không hoàn toàn như nhau. So sánh những câu nói tương tự của những nhà vật lý và những nhà đạo học cho phép chúng ta nhìn vượt lên sự đối nghịch đã có như một truyền thống giữa hai cái để đến một vùng đất mới của hòa điệu và hòa nhập.
Những câu nói tương tự này là những hạt giống gợi mở cho suy nghiệm về một thực tại vượt khỏi cách hiểu chặt chẻ theo vật lý hay thuần túy tâm linh. Nơi những câu nói biểu hiện những tương đồng, chúng phát hiện sự thống nhất trong những khác biệt giữa khoa học và tôn giáo. Nơi chúng biểu hiện những khác biệt, chúng soi sáng bản chất sâu xa của sự thống nhất đó. Như những công án Thiền, chúng giúp nới lỏng sự bám chấp của tâm vào những quan điểm sơ giản về thực tại, mở cho chúng ta một không gian nơi cái thấy thấu suốt có thể mọc lên.
Khoảng thời gian đức Phật sống ở Ấn Độ, những triết gia đầu tiên của phương Tây đã gieo trồng những hạt giống của khoa học ở Hy Lạp cổ. Thủ lãnh trong các triết gia ấy, Pythagoras đã đề nghị rằng toàn bộ vũ trụ là trật tự một cách toán học và có thể được hiểu một cách lý trí theo những con số và những liên hệ của chúng. Dù hạt giống này phải cần hàng thế kỷ để nẩy mầm, nó đã – và vẫn còn – nằm nơi gốc rễ của lối tiếp cận khoa học để thấu hiểu thực tại gần 2000 năm sau, trong thời Phục Hưng, quan niệm của Pythagoras đã liên kết với phương pháp thực nghiệm, và khoa học như chúng ta đã biết ra đời.
Hầu hết những sử gia đồng ý rằng sự thù oán giữa khoa học và tôn giáo trong văn hóa phương Tây khởi lên trước tiên khi những tư tưởng gia khoa học như Copernicus và Galileo đã có những khám phá có vẻ trái nghịch thẳng thừng với giáo điều tôn giáo thời đó. Một hậu quả là, những người muốn thúc đẩy xa hơn hiểu biết khoa học thì bị giáo hội kết tội là dị giáo. Về sau, khi quyền lực của khoa học tăng lên, thực tại đã bị chia thành hai nửa vật chất và tâm linh, và khoa học đã được trao cho thẩm quyền đối với thế giới vật chất. Sự phân chia giả tạo này giữa tôn giáo và khoa học, ngược lại, đã làm phát sinh một số những quan niệm sai lầm thường được giữ cho đến ngày nay.
Một quan niệm sai như vậy là khoa học thì chuyên về những sự kiện vật lý, trong khi tôn giáo thì lo về những giá trị tâm linh. Khoa học, như chúng ta đã nói, thì nói với chúng ta sự kiện nào là thật, trong khi tôn giáo nói với chúng ta giá trị nào là tốt. Nhưng khi khoa học có một nhận định về sự kiện, nó cũng có một phê phán về cái gì là giá trị. Nếu một lượng vàng được tìm thấy là vàng của một gã khờ, tất cả giá trị của nó thình lình tan biến; cũng vậy, nếu khoa học tuyên bố thế giới vật chất là thực tại duy nhất, nó đã minh nhiên thách thức giá trị của bất kỳ thực tại tâm linh nào. Cái chúng ta xem là sự kiện khoa học xác định cái chúng ta cho là giá trị. Cũng thế, cái chúng ta cho là giá trị giúp chúng ta xác định cái chúng ta cho là những sự kiện khoa học. Chúng ta đặc biệt thấy điều này khi hai lý thuyết rất khác nhau giải thích cùng một dữ kiện. Trong trường hợp ấy, những nhà khoa học chọn một lý thuyết thay vì cái kia bằng cách cầu viện đến những giá trị như cái đẹp, sự thanh nhã, giản dị và sự mạch lạc chặt chẽ.
Những sự kiện, cũng như những giá trị, cũng thiết yếu với tôn giáo. Cốt lõi căn bản của bất kỳ hệ thống những giá trị tâm linh nào là bản chất chân thật của thực tại. Với những nhà đạo học, Phật tánh, Brahman hay Đạo không chỉ là giá trị tối hậu mà còn là sự kiện, thực tại và chân lý tối hậu. Hiểu biết về chân lý này là chìa khóa cho cứu độ hay giải thoát. Như Jesus nói, “Các ngươi sẽ biết chân lý, và chân lý sẽ khiến các ngươi tự do”. Hay như đức Phật nói, “Người hành động theo chân lý thì hạnh phúc trong thế giới này và ngoài thế giới này”. Cả hai cái, những sự kiện và những giá trị là những yếu tố không thể tách lìa của tôn giáo cũng như khoa học.
Một quan niệm sai lầm khác là khoa học thì xử lý với thế giới vật chất bên ngoài, trong khi tôn giáo xử lý với thế giới tâm linh bên trong. Thật ra, những lý thuyết khoa học không chỉ được hình thành bởi những tri giác của chúng ta về thế giới bên ngoài mà còn bởi sự nhạy cảm thẩm mỹ của nhà khoa học như cái đẹp, sự thanh nhã, giản dị và chặt chẽ toán học. Đối tượng tối hậu của hiểu biết khoa học không phải là thế giới bên ngoài thấy qua những giác quan nhưng là một lý thuyết về trật tự và hài hòa của thế giới như được tri giác trong tâm của nhà khoa học.
Dù tâm là dụng cụ hàng đầu được dùng trong chiêm nghiệm tôn giáo, phạm vi của chiêm nghiệm ấy bao gồm cả những đối tượng bên trong và bên ngoài. Mục đích tối hậu của người tìm kiếm tâm linh là nhận thức rằng không có sự phân biệt thực sự giữa bên trong và bên ngoài, giữa mình và cái khác. Những truyền thống tôn giáo, cũng như tư tưởng khoa học, xử lý với cả thế giới bên trong của những cái thấy thấu suốt và thế giới bên ngoài của những hiện tượng giác quan.
Cũng không chính xác khi nói khoa học đặt nền trên tư tưởng và hoài nghi thuộc lý trí, trong khi tôn giáo đặt nền trên trực giác và đức tin. Đúng là lý tính và logic là những tiêu chuẩn quan trọng của tư tưởng khoa học; nhưng không có một đột phá sáng tạo khoa học nào có thể có nếu không có cái thấy thấu suốt trực giác và cảm hứng. Và khi cái thấy thấu suốt trực giác là suối nguồn của mọi lời dạy thiêng liêng, thì tư tưởng lý tính và lý luận triết học giữ những vai trò quan trọng trong việc làm ngăn nắp tâm trí để cho trực giác có thể chiếu soi không chướng ngại.
Tương tự, dù nhà khoa học phải sẵn sàng nghi ngờ mọi giả thiết vật lý, sự thực hành khoa học mời gọi đức tin nền tảng rằng thực tại là có thể hiểu được một cách lý trí. Người tìm kiếm tâm linh cũng phải bắt đầu với đức tin rằng chân lý tối hậu có thể biết được, nhưng sẽ không bao giờ biết chân lý đó nếu không có một nghi ngờ căn bản về mọi hình thức hiểu biết của con người bình thường. Cả hai đức tin và nghi ngờ, cũng như logic và trực giác, là những phẩm tính mà nhà khoa học và nhà đạo học cùng chia sẻ.
Những phân biệt giả tạo giữa khoa học và tôn giáo, một khi đã giải tan, phát lộ sự hòa điệu giữa chúng với nhau. Cái Thiện và cái Chân là hợp nhất, Plato nói với chúng ta như vậy. Upanishads tuyên bố rằng Atman bên trong và Brahman bên ngoài là một. Có một cấp độ sâu thẳm của thực tại mà cả bên ngoài và bên trong, sự kiện và giá trị, chia sẻ cùng nhau. Biết được thực tại này đòi hỏi cả lý trí và trực giác, nghi ngờ và đức tin. Khi hai lối tiếp cận bổ túc nhau đến cùng một thực tại, khoa học và tôn giáo có thể phối hợp những kỹ thuật quan sát của chúng với những quan niệm và biểu tượng khiến làm khởi sanh những vũ trụ quan và lý thuyết cách mạng mới.
Cả hai, những nhà khoa học và những nhà đạo học đều truy tìm thực tại bằng cách tinh lọc những khả năng của họ để quan sát những hiện tượng cực kỳ vi tế vượt xa những giới hạn của tri giác bình thường. Vật lý học tạo ra những thiết bị đo lường và sử dụng những biểu tượng toán học để hình dung thực tại. Những truyền thống chiêm nghiệm trau dồi những hình thức đặc biệt của cái thấy thấu suốt bằng thiền định và những kỹ luật tâm thức khác và sử dụng huyền thoại, nghệ thuật, thơ ca, ẩn dụ và triết học để hình dung thực tại.
Một khác biệt là những nhà đạo học quan niệm những học thuyết của họ rốt ráo chỉ đến một thực tại không thể biết trong quan niệm và lý thuyết, trong khi những nhà khoa học quan tâm đến việc phát triển những kiểu mẫu quan niệm của một thực tại đối tượng khách quan. Mục đích của họ không là bản thân thực tại mà là một lý thuyết về thực tại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không phải là căn bản cho một đối nghịch giữa khoa học và tôn giáo. Hầu hết những giáo lý và kinh nghiệm tâm linh không phải là về cái Tuyệt Đối không thể diễn tả mà liên hệ đến cái có thể được biết một cách khách quan. Điều này cũng đúng đối với khoa học.
So sánh những lối tiếp cận khoa học và chiêm nghiệm hướng đến thực tại, chúng ta có thể thấy những khả năng đồng quy. Einstein và đức Phật đều tìm cách biến những chân lý sâu xa nhất về cùng một thực tại, sử dụng nhiều nguyên lý truy tìm như nhau. Sẽ không ngạc nhiên khi họ nói những điều giống nhau về cái họ đã khám phá.
Thomas McFarlane
Tháng Mười Một 2001
Những lời nói tương tự, những thế giới tương tự
Lướt qua cuốn sách này, bạn sẽ nhận thấy rằng nó chứa đựng những đoạn trích của một ít nhà vật lý học ngoài Albert Einstein. Triết lý mới ẩn trong vật lý học hiện đại không chỉ là một tính chất lập dị của thiên tài tóc bờm xờm này. Những đột phá đưa khoa học vượt khỏi cái thấy được để đến mép vực của cái không thể tưởng tượng được cũng do những nhà vật lý học khác – những người đồng thời với Einstein cũng như một thế hệ những nhà vật lý học trẻ hơn đã phát triển lý thuyết lượng tử, quan sát những phần tử dưới nguyên tử và tạo ra những võ khí nguyên tử đầu tiên. Trong họ có những nhà khoa học như Niels Bohr, người đã lấy biểu tượng Âm – Dương của vũ trụ luận Trung Hoa làm huy hiệu của mình, và Robert Oppenheimer, người đã làm bối rối những nhà khoa học đồng nghiệp bằng những trích dẫn từ Bhagavad Gita.
Khi bạn xem những trang sau của cuốn sách này, nhiều điều họ nói về bản chất của thực tại thì tương tự đáng kể với những giáo lý của đức Phật Gautama và với những câu của những Phật tử khác trải qua những thế kỷ, đến những người như Dalai Lama, và D.T Suzuki, người đã giúp giới thiệu Phật giáo Thiền vào Hoa Kỳ ở giữa thế kỷ 20.
Cũng được giới thiệu ở đây là những nhà đạo học từ những truyền thống tôn giáo phương Đông khác, đặc biệt là Ấn giáo và Lão giáo, với những mối quan tâm tương tự. Khi đức Phật khởi hành trên hành trình tâm linh của ngài, ngài đã sống sáu năm giữa những nhà khổ hạnh Ấn giáo. Cấu trúc hệ thống cho những khám phá tâm linh của ngài thoát thai từ kinh nghiệm này giống như cách thông điệp của Jesus đặt nền trên căn cứ Do Thái giáo sự sùng mộ của ngài. Thông điệp của đức Phật truyền rộng khỏi biên giới Ấn Độ, qua Tây Tạng, Trung Hoa, Nam Á và Nhật Bản và thậm chí ngày nay tiếp tục sự lớn rộng của nó vào Tây bán cầu và châu Âu. Như Thiên Chúa giáo, nó thường lớn lên bằng cách đồng hóa những đức tin và những thực hành tôn giáo của địa phương. Ở Trung Hoa, những triết học hỗ tương Lão giáo và Khổng giáo ảnh hưởng và giúp đỡ sự thành hình của triết học Phật giáo phát triển.
Những nhà vật lý học
Trong số tính cách xuất hiện trong sách này, vai chính chắc hẳn là Albert Einstein. Năm 1905, ở tuổi 26, ông làm cho thế giới khoa học rung chuyển với lý thuyết tương đối riêng biệt của mình, chứng tỏ thời gian và không gian đều tùy thuộc vào người quan sát. Phương trình nổi tiếng E=mc2 của ông phát lộ cho thấy vật chất và năng lượng là những hình thức thay đổi lẫn nhau của cùng một chất thể. Mười năm sau ông nghĩ ra lý thuyết tương đối tổng quát, giải thích lực hấp dẫn không phải là một sức mạnh mà đúng ra là một sự cong của không gian – thời gian. Trước Einstein, những nhà vật lý học đã nhìn thời gian và không gian như hoàn toàn tách biệt nhau, vật chất và năng lượng là căn bản khác nhau, và lực hấp dẫn là một lực bí mật hành động ở một khoảng cách qua không gian trống rỗng. Công việc của Einstein chứng minh tất cả những niềm tin ấy là sai lầm, cách mạng những quan niệm căn bản về thực tại.
Như nhiều nhà tiền phong khác của vật lý học hiện đại, Einstein dạy ở những Đại học Đức cho đến khi Quốc Xã lên nắm quyền. Năm 1933, ông trốn qua Hoa Kỳ và sống phần còn lại của cuộc đời hoạt động của mình ở Viện Nghiên Cứu Cao Cấp đại học Princeton bang New Jetsey. Ở đó ông tiếp tục tìm tòi một lý thuyết trường thống nhất, nó sẽ hợp nhất không gian, thời gian và lực hấp dẫn với điện từ; nhiều năm của cuộc đời chuyên nghiệp của ông được để dành cho việc này hơn dự án nào khác.
Suốt đời, Einstein quan tâm với những câu hỏi triết học cũng như khoa học. Ông quan tâm sâu xa đến thân phận con người, những bất công xã hội, và những đức hạnh như vô ngã và sùng mộ những lý tưởng cao cả. Những quan điểm tôn giáo của ông chịu nhiều ảnh hưởng của triết gia thế kỷ 17 Baruch Spinoza, mà cuộc đời giống với Einstein trong nhiều phương diện. Như những lý thuyết của Einstein, tác phẩm lớn nhất của Spinoza, Đạo Đức học, biểu lộ tính cách huyền học có lý trí của ông đằng sau những trừu tượng luận lý khi kết luận rằng sự hài hòa của thiên nhiên chứng tỏ sự hiện hữu của Thượng Đế, và sự giản dị thanh nhã này – cái “nhất thể” mà Einstein đã hy vọng lâu dài tìm thấy trong lý thuyết trường thống nhất khó nắm bắt – nắm giữ chìa khóa mở ra mọi thấu hiểu. Như Albert Einstein viết, “Tất cả những tôn giáo, nghệ thuật và khoa học là những cành nhánh của cùng một cây. Mọi nguyện vọng này được hướng đến làm cao cả đời sống con người, bốc nó khỏi lãnh vực của hiện hữu chỉ thuần vật lý và dẫn cá nhân hướng đến tự do”.
Cùng thời gian khi Einstein làm công trình ban đầu của ông, những nhà vật lý học khác ở Đức và ở những phần khác của châu Âu cũng bắt đầu thăm dò thế giới vi mô của nguyên tử. Khi làm việc này họ tìm thấy rằng những định luật cơ học, điện động lực học, và nhiệt động lực học của vật lý cổ điển không còn phù hợp với dữ kiện thí nghiệm. Họ thấy những hạt của vật chất cư xử như những sóng và những sóng của ánh sáng cư xử như những hạt. Những định luật nhân và quả chặt chẻ nhường bước cho những biến cố tự phát, không thể nói trước như sự phân rã phóng xạ. Và những nguyên tử chỉ thu hút và phát ra năng lượng trong những đoạn rời rạc, gọi là lượng tử. Đặc tính sau cùng này cho hệ thống cái tên của mình: lý thuyết lượng tử.
Max Planck, một nhà vật lý Đức, đã tạo ra những dấu vết gợi ý sớm nhất của vật lý lượng tử với công thức bức xạ của ông, nó lần đầu tiên đưa nguyên lý lượng tử vào vật lý học. Một diễn dịch trọn vẹn về lý thuyết của công thức đã bày tỏ những ý niệm cổ điển về nguyên tử là có khuyết điểm và đặt nền cho công trình của Bohr và những đồng nghiệp của ông ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Trong những nhà vật lý đó, Niels Bohr, người Đan Mạch, đã có vai trò trung tâm trong cả hai việc khám phá và phát triển lý thuyết lượng tử. Nguyên lý tương đương của ông chỉ bày đường lối để liên hệ chặt chẽ những định luật lượng tử mới với những định luật đã được thiết lập của vật lý cổ điển. Nguyên lý bổ sung của Bohr cho phép những nhà vật lý hiểu được những nghịch lý như sự kiện các hạt dưới nguyên tử vừa là sóng vừa là hạt. Chỉ đứng thứ hai sau Einstein giữa những nhà vật lý của thế kỷ 20, nhà khoa học người Đan Mạch tham dự một cuộc tranh luận kéo dài với Einstein về ý nghĩa của lý thuyết lượng tử. Einstein từ chối chấp nhận rằng thiên nhiên vốn là ngẫu nhiên và sáng chế ra “những cuộc thí nghiệm bằng tư tưởng” để ủng hộ cho câu châm ngôn của ông “Thượng Đế không chơi súc sắc với vũ trụ”, như sự giải thích lý thuyết lượng tử của Bohr có vẻ hàm ý. Trong mỗi trường hợp, Bohr chỉ ra chỗ nào Einstein đã lầm. Ông cũng ví những nhà vật lý hiện đại với đạo học phương Đông trong những lời này: “Để cho một sự tương tự với bài học lý thuyết lượng tử, (chúng ta phải trở lại) những loại vấn đề này mà những tư tưởng gia như Phật và Lão Tử đã đương đầu, khi cố gắng hài hòa vị thế của chúng ta như những khán giả và những diễn viên trong vở kịch vĩ đại của hiện hữu”.
Werner Heisenberg, một học trò của Bohr, đã khám phá những định luật toán học của lý thuyết lượng tử năm 1925, và hình thành nguyên lý bất định Heisenberg nổi tiếng năm 1927. Theo nguyên lý này, không thể đo vừa cả vị trí và vận tốc chính xác của một hạt ở cùng một thời điểm. Trong Chiến Tranh Thế Giới lần II, Heisenberg ở lại Đức như là trưởng chương trình vũ khí hạt nhân không thành công của Hitler. Ông đã nhập cư vào Anh sau chiến tranh nhưng cuối cùng về lại Đức để tiếp tục sự nghiên cứu lý thuyết của ông như là giám đốc Viện Max Planck. Những quan điểm triết học của Heisenberg có thể được diễn tả tốt nhất như một hình thức khoa học hiện đại của huyền học lý trí Platon. “Sự tìm kiếm cái “một”, cội nguồn tối hậu của tất cả thấu hiểu,chắc chắn đã có một vai trò tương tự trong sự phát nguồn của cả tôn giáo và khoa học”, ông đã viết như vậy.
Wolfgang Pauli, một thần đồng làm việc như phụ tá của Bohr, được biết nhiều do nguyên lý loại trừ Pauli. Phát triển năm 1925, nguyên lý chủ trương rằng không có hai âm điện tử trong một nguyên tử có thể có cùng những thuộc tính. Dù thành công sáng chói về khoa học, đời sống cá nhân của Pauli có nhiều trục trặc với sự tự tử của bà mẹ, một lần li dị cay đắng và uống rượu. Ông tìm sự giúp đỡ từ nhà phân tâm học Thụy Sĩ Carl Jung, ông này đã chia sẻ những quan điểm huyền học của mình với Pauli suốt nhiều năm liên hệ. Pauli có lần viết, “Tôi vẫn cho rằng mục tiêu vượt qua những tương phản, một mục tiêu bao gồm một tổng hợp ôm trùm cả cái hiểu lẫn kinh nghiệm huyền bí về nhất thể, như là huyền thoại được phát biểu hoặc không nói ra của thời đại hiện nay của chúng ta”.
Erwin Schrödinger, một người Áo vốn quan tâm với một nghề nghiệp như một triết gia hơn là nhà vật lý, đã phát triển một cách trình bày khác của lý thuyết lượng tử trong khoảng cùng một thời gian với Heisenberg. Phương trình sóng của ông diễn tả những âm điện tử không phải như những hạt vật chất cá nhân, có vị trí, xoay quanh một nhân nguyên tử như những hành tinh quanh mặt trời mà đúng ra là những sóng của sự có thể có – chỉ là những bóng ma của các hạt theo nghĩa cổ điển. Chỉ khi một hạt như vậy được quan sát nó mới có thể được nói là hiện hữu trong một vị trí đặc biệt nào đó; nếu không được quan sát, vị trí của nó không có, chỉ là một tiềm năng cho hiện hữu.
Như Einstein, Bohr và những đồng nghiệp của ông làm công việc cách mạng ở châu Âu lục địa, những nhà khoa học Anh có những đóng góp quan trọng của riêng họ. Nổi bật nhất trong số đó là Sir Arthur Eddington, giám đốc Đài Thiên Văn Cambridge. Hành trình đến Châu Phi để chụp một nhật thực toàn phần năm 1919, ông có lời xác nhận đầu tiên cho lý thuyết của Einstein rằng lực hấp dẫn làm cong ánh sáng. Là một người theo đạo Quaker từ nhỏ, Eddington đã tò mò về những hàm ý triết học của lý thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử và là tác giả của vài cuốn sách về chủ đề ấy. Trong một cuốn sách, Eddington nhận định rằng, “cũng như nhà huyền bí, nhà khoa học theo đuổi một ánh sáng; và đó không phải là một ánh sáng giả hay loại kém”.
Sir James Jeans, một đồng nghiệp người Anh của Eddington, cũng viết về vật lý và triết học. Jeans được ghi nhớ vì đã đặt ra từ ngữ “vật lý học mới” để chỉ công trình của Bohr, Heisenberg, Schrödinger và những người khác. Ông không gồm Einstein vào những “nhà vật lý học mới” mà xem ông này ở vào thời chấm dứt của “thời đại cơ học” đã bắt đầu với Sir Isaac Newton.
Thế hệ những nhà vật lý trẻ hơn, như Heisenberg và Pauli, đã khởi lên giữa hai Thế Chiến, và đã đối mặt với tình thế khó xử về đạo đức do áp dụng vật lý học để sáng chế những võ khí hủy diệt lớn.
Robert Oppenheimer, một nhà vật lý hàng đầu ở Mỹ đã được giáo dục tại châu Âu, đã được Tổng thống Franklin Delano Roosevelt bổ nhiệm làm giám đốc Dự án Manhattan, sự nỗ lực chế tạo trái bom nguyên tử đầu tiên, trong một nơi tối mật ở Los Almos, New Mexico. Sau chiến tranh, ông chủ tọa Ủy Ban Cố Vấn Năng Lượng Nguyên Tử, nơi đó ông đã chống lại việc chế tạo loại bom khinh khí lớn hơn và mạnh hơn – một quan điểm chính trị khác thường trong những năm đầu của cuộc Chiến Tranh lạnh. Năm 1953, ông bị tố cáo là một người có cảm tình với Cộng Sản. Dù đã được xóa những tố cáo phản bội, giấy phép an ninh của ông bị lấy đi, cùng với địa vị trong chính phủ. Những năm sau cùng, ông làm giám đốc của Viện Nghiên Cứu Cao Cấp đại học Princeton nơi Einstein đã làm việc trong 20 năm. Nhìn lại sự nghiệp đặc biệt trong vật lý học của mình và liên hệ của nó với thế giới, Oppenheimer nói, “Những quan niệm tổng quát về hiểu biết của con người được minh họa bằng những khám phá trong vật lý nguyên tử thì không hoàn toàn lạ lùng, chưa từng nghe cũng không mới trong bản chất của sự vật. Thậm chí trong văn hóa của chính chúng ta chúng có một lịch sử, và trong tư tưởng Phật giáo và Ấn giáo còn có một chỗ trung tâm đáng kể hơn. Điều chúng ta sẽ tìm thấy là một thí dụ, một cổ vũ, một tinh lọc của trí huệ thời cổ”.
Richard Feynman, một trong những nhà vật lý người Mỹ sáng chói và khác thường nhất, đã được gởi đến làm việc trong Dự án Manhattan ở tuổi 24. Sau chiến tranh, ông có những đóng góp quan trọng cho vật lý học hiện đại và được giải Nobel cho công trình của ông. Ông cũng được tôn vinh như là một trong những vị thầy giỏi nhất của vật lý học, và được nhớ đến vì đã chủ trì sự tìm kiếm nguyên nhân tai nạn của tàu con thoi Challeger. Những cuốn sách của ông là những cuốn bán chạy nhất Chắc chắn bạn đang đùa bỡn, Ông Feynman và Điều bạn quan tâm có phải là điều người khác nghĩ?
David Bohm, có lẽ là nhà vật lý khác thường nhất trong những nhà vật lý giữa thế kỷ, nghiên cứu những nền tảng của vật lý và lý thuyết lượng tử, và là tác giả của một cuốn sách giáo khoa đáng kính về lý thuyết lượng tử. Bị bắt buộc phải rời Hoa Kỳ trong thời McCarthy của những năm 1950 bởi vì ông từ chối làm chứng trong những cuộc họp chống lại những đồng nghiệp của mình như Oppenheimer, ông phải qua Anh. Trong những năm 1970, Bohr bắt đầu một hợp tác và đối thoại nhiều năm với nhà đạo học Ấn Krishnamurti, và về sau trở thành một người bạn của Dalai Lama thứ 14, người đã ám chỉ Bohr như “vị thầy vật lý học của tôi”.
Trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, một số nhà vật lý bắt đầu công khai viết về đạo học phương Đông như một chìa khóa cho sự hòa giải những nghịch lý của Vật Lý Học Mới, và khi làm như vậy, đã chỉ ra đường lối cho bước kế tiếp trong sự tiến hóa của tâm thức con người. Trước hết và nổi bật nhất trong họ, Fritjof Capra tốt nghiệp tiến sĩ vật lý hạt từ Đại học Vienna năm 1966 nhưng lại sớm xoay tâm trí duy lý của mình hướng đến sự thách thức của việc thông hiểu một kinh nghiệm huyền bí căn bản, điều ông diễn tả trong lời nói đầu cho cuốn sách bây giờ đã là kiệt tác cổ điển của mình, Đạo của Vật Lý Học: Một Khám Phá những Tương Tự giữa Vật Lý Học Hiện Đại và Đạo Học phương Đông (1976). Ngồi bên bờ đại dương một buổi chiều, nhìn xem những làn sóng vỗ vào bờ, nhà vật lý gốc California chợt hiểu rằng những phân tử và nguyên tử rung động tạo thành quang cảnh chung quanh ông là phần của một trò nhảy múa vũ trụ của năng lượng.
“Tôi cảm thấy sự nhịp nhàng của nó và tôi “nghe” âm thanh của nó”, ông nhớ lại, và vào khoảnh khắc đó tôi biết rằng đây là sự Nhảy Múa của Shiva, Đấng của những người Nhảy Múa được người Ấn Độ tôn thờ”.
Những tác giả khác sớm theo sự dẫn đạo của Carpa với nhiều cuốn sách khám phá những tương tự giữa vật lý học mới và đạo học cổ xưa. Năm 1986, triết gia Renee Weber viết Những Đối Thoại với những nhà Khoa Học và những Hiền Triết, trong đó bà trình bày những cuộc nói chuyện của bà với những tư tưởng gia khác nhau như Dalai Lama, J. Krishnamurti, David Bohm và Stephen Hawking. Năm 1995, Victor Mansfield, giáo sư vật lý và thiên văn ở Đại học Colgate hỗn hợp sự nghiên cứu khoa học của ông với sự tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng và tâm lý học Jung của mình trong Tính Đồng Bộ, Khoa Học và Làm Nên Linh Hồn. Amit Goswami, giáo sư vật lý ở Đại học Oregon, diễn tả như thế nào đạo học phương Đông giải quyết những nghịch lý của lý thuyết lượng tử trong cuốn sách Vũ Trụ Tự - Thức Giác của ông.
Tác giả khác đã góp tiếng nói vào sự nối kết giữa vật lý và tâm linh là Gary Zukav, một người không phải nhà khoa học, tự tả mình như một “người tốt nghiệp Havard, cựu binh Việt Nam, Mũ Bê-Rê Xanh, linh hồn tìm lại được và khách mời được yêu thích nhất của Oprah”. Cuốn sách của ông Những Vị Thầy Múa Wu Li (1984) là một kiệt tác trong lĩnh vực này. Trong lời nói đầu của ông trong cuốn sách mới nhất, Chỗ Ngồi của Linh Hồn, Zukav diễn tả như thế nào Niels Bohr và Albert Einstein “đã thấy nhiều hơn là họ có thể phát biểu qua ngôn ngữ của vật lý học, và họ tìm cách chia sẻ điều họ đã thấy … Họ là những nhà huyền học”.
Cuốn sách bạn đang cầm đây, Einstein và đức Phật: Những Lời Nói Tương Tự, trình bày những mâu thuẫn nhỏ của những nguồn nguyên bản đã gây cảm hứng cho Capra, Weber, Mansfield, Zukav và những người khác, trong hy vọng rằng nó sẽ để cho bạn chia sẻ một số cảm giác về sự kỳ diệu mà họ đã đem đến cho vật lý học mới.
Những nhà đạo học
Một trong những nhà tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng nhất của lịch sử, Siddhartha Gautama, bây giờ gọi là Phật (nghĩa là Bậc Đã Thức Tỉnh), lớn lên trong xa hoa như là con của Vua giai cấp Shakya miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ năm trước Tây lịch. Trong tuổi trưởng thành ông gặp một khủng hoảng tâm linh bởi vì thấy những khổ đau con người chung quanh mình và bỏ nhà để sống và học hỏi với những nhà khổ hạnh Ấn Độ. Sau sáu năm, ngài đạt Niết Bàn, trạng thái an lạc hiếm hoi vượt khỏi khổ đau và nghiệp. Sau đó, những lời dạy của ngài rẽ khỏi những dòng truyền thống Ấn Độ của thời đó, và từ tuổi 35 cho đến khi chết ở tuổi 80 ngài đi khắp miền bắc Ấn như một vị thầy tâm linh dạy những nguyên lý tạo thành nền tảng cho Phật giáo. Dù những người theo ngài trong đời ngài giới hạn trong hai bang của Ấn Độ, những lời dạy của ngài lan rộng khắp Đông Á. Ngày nay Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, với nhiều người theo ở ngoài Ấn Độ hơn ở trong nước.
Ở cốt lõi của lời dạy đức Phật là bốn chân lý cao cả:
@ Đời sống như chúng ta bình thường biết thì đem đến bất toại nguyện và khổ đau.
@ Khổ đau này có một nguyên nhân, thế nên nó không phải là phần nội tại bẩm sinh hay tất yếu trong bản chất của những sự vật.
@ Nguyên nhân của khổ là sự bám chấp theo thói quen và vô thức vào những sự vật vô thường như thể chúng có bản chất thường còn nào đó.
@ Có một con đường chấm dứt sự bám chấp theo thói quen vào một cái thấy sai lầm về sự vật và như thế giải thoát khỏi khổ đau phát sinh từ nó.
Dù những lời dạy và học thuyết Phật giáo khác nhau được khai triển khi nó truyền vào những vùng mới – Phật giáo Theravada ở Sri Lanka và Đông Nam Á, và những hình thức khác nhau của Phật giáo Đại thừa ở Tây Tạng, Trung Hoa, Hàn quốc và Nhật Bản – những lời dạy nguyên gốc vẫn là chung cho tất cả.
Từ đó trên một ngàn năm, nhiều vị thầy, những nhà huyền bí và những nhà sư khác đã đóng góp vào triết học Phật giáo. Tiến trình được một sự liên tục đặc biệt bởi vì đức tin vào sự tái sanh cho phép những vị giữ gìn vĩ đại nhất của trí huệ ở lại giữa những tín đồ của họ, trong những thân xác mới, qua những thế hệ.
Trong những vị lãnh đạo tâm linh khác được trích dẫn trong sách này là Ashvaghosha, sống ở miền trung Ấn vào thế kỷ thứ 2 Tây lịch. Ngài gốc là một Bà la môn, một thành viên của giai cấp cao nhất của Ấn Độ, từ giai cấp này mà có những tu sĩ và trí thức. Sau khi vào Phật giáo, ngài trở thành khí cụ phổ biến niềm tin khắp Ấn Độ.
Thành tựu giả Nagarjuna cũng sống vào thế kỷ thứ 2 hay thứ 3. Một nhân vật huyền thoại, ngài được cho là đã phô diễn những thần lực lạ lùng trong thời thiếu niên, Nagarjuna đặt ra quan niệm “Trung Đạo”, nó là trung tâm của tư tưởng Phật giáo, và phát triển có hệ thống quan niệm quan trọng “tánh Không”. Ngài được xem là triết gia Phật giáo vĩ đại nhất.
Vào thế kỷ 19, một trong những triết gia và vị thầy hàng đầu thời đó là nhà sư Tây Tạng Kongtrul Lodrö Tayé. Cũng trong những người hiện đại có uy tín về Phật giáo là Gen Lamrimpa, đã viết nhiều về những thực hành thiền định Phật giáo. Rồi có K. Venkata Ramanan, một người trình bày hiện đại những giáo lý của Nagarjuna, và Daisetz Teitaro Suzuki, ông đã đưa Phật giáo Thiền vào Mỹ trong giữa thế kỷ 20.
Chắc chắn gương mặt quen thuộc nhất của Phật giáo trong thời hiện đại là Tenzin Gyatso, Dalai Lama thứ 14, người lãnh đạo tâm linh của Phật giáo Tây Tạng. Vào những năm 20 tuổi, ngài qua miền bắc Ấn Độ. Ngày nay, Dalai Lama ở Ấn Độ và đi khắp thế giới như là một vị thầy và tác giả có sách bán chạy nhất, có những cuộc thảo luận với bất kỳ ai,từ những người Da Đỏ Hopi đến Tổng thống Mỹ. Ngài được giải Nobel Hòa Bình năm 1989.
Ấn giáo là cái cổ nhất và khác với những truyền thống tôn giáo chính của phương Đông. Như Phật giáo, cốt lõi của những truyền thống Ấn Độ là lời dạy huyền bí căn bản rằng thực tại là một nhất thể hòa điệu không có những phân chia đích thật, và sự sai khác chỉ là trò chơi vô thường, có chu kỳ của chân lý nền tảng này. Phật bắt đầu con đường đến giác ngộ của ngài như là một người theo truyền thống Ấn Độ khổ hạnh. Những gương mặt quan trọng khác qua nhiều thế kỷ cũng bắt đầu sự nghiệp của họ như những người Ấn Độ giáo, thường thuộc giai cấp tu sĩ Bà la môn, và về sau theo Phật giáo, và lịch sử của mỗi tôn giáo đã được thành hình ở mức độ lớn bởi cái kia trải qua những thế kỷ.
Trong khi những tác phẩm thiêng liêng của Ấn giáo, như của Phật giáo, đầy những thư viện, thì chỉ một ít tác phẩm cổ là cốt yếu đối với tư tưởng Ấn Độ. Hàng ngàn năm trước ở Ấn Độ cổ, những nhà thấu thị của Veda đã truyền sự hiểu biết tâm linh qua những bài tụng ca thiêng liêng của Rig Veda. Trải qua nhiều thế kỷ, những bài tụng ca này được bổ sung bằng những giáo lý triết học hơn, nhất là những Upanishad. 24 bản văn này chứa đựng những giáo huấn cho thực hành tâm linh và những diễn tả chân tánh của thực tại. Một bản văn khác trong những cái quan trọng nhất, Bhagavad Gita (Bài Ca của Đấng Cao Cả), là cuốn sách thứ Sáu của Mahabarata, “Cựu Ước” của Ấn giáo. Sử thi nhiều tập này được viết trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch đến thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch. Sưu tập những huyền thoại và chuyện tích vào một lịch sử thống nhất ngược đến sự sáng thế, Mahabaraha là bài thơ dài nhất từng được viết và là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới.
Những kinh điển của Ấn giáo không diễn tả một học thuyết cố định. Thay vì vậy, nó là một tôn giáo sống và năng động mà những học thuyết của nó thường trực được làm mới lại, mở rộng và giải thích do những nhà đạo học của mỗi thế hệ.
Shankara, một trong những nhà đạo học ảnh hưởng nhất của Ấn giáo cổ điển, sống vào thế kỷ thứ 9 sau Tây lịch, một thời gian khi Phật giáo đã lớn mạnh để trở thành tôn giáo chính của Ấn Độ và những thực hành Ấn Độ cổ đã trở nên manh mún. Shankara đi khắp xứ, thống nhất niềm tin Ấn giáo trong một triết học bất nhị, có hệ thống đặt nền trên những Upanishad và gọi là Advaita Vedanta. Theo Shankara, mọi nhị nguyên là như huyễn và không thật. Thực tại duy nhất là Brahman, cái “Một không có hai”. Tinh túy sâu xa nhất của mỗi người, Atman, là đồng nhất một cách tối hậu với Brahman. Biết Atman ở cốt lõi của chính mình là cũng biết được Brahman.
Abhinavagupta, một triết gia và nhà đạo học trong dòng Kashmir Shaivism của truyền thống Ấn Độ, tiếp tục nỗ lực của Shankara để thống nhất Ấn giáo như một thay thế sống động, phát triển cho Phật giáo. Một tác giả lớn, ông được xem là làm sống lại truyền thống văn học Sanskrit bắt đầu từ thời cổ với Mahabarata.
Ấn giáo tiếp tục như một tôn giáo đầy sức sống đến ngày nay. Một nhà đạo học mới đây, Ramana Maharshi, đạt đến một chứng ngộ cái Ngã (Atman) khi còn là một đứa trẻ. Sau nhiều năm sống trong sự im lặng, ông khởi sự dạy học thuyết Advaida Vedanta. Ông được kính trọng như một trong những vị thánh vĩ đại nhất của thời đại, và một số lớn dần những vị thầy tâm linh có dòng truyền từ ông.
Sri Aurobindo, một nhà đạo học Ấn Độ có ảnh hưởng, bắt đầu sự nghiệp như một người phục vụ giảng dạy ở Ấn Độ thuộc địa và trở thành một lãnh tụ chính trị. Bị ở tù vì xúi dục nổi loạn, ông bắt đầu thực hành và sau khi được thả ông ẩn cư nhập thất để tiếp tục công việc tâm linh. Lối tiếp cận toàn bộ của ông trong thực hành tâm linh tổng hợp những giáo lý chính của Ấn giáo thành một hệ thống đơn nhất. Ông tường thuật những cái nhìn thấy thấu suốt siêu hình học của mình trong một tờ báo ông xuất bản và về sau in thành sách. Triết học độc nhất về tiến hóa tâm linh của ông đã ảnh hưởng những triết gia phương Tây đương thời.
Ở Trung Hoa, khoảng cùng thời gian Phật sống ở Ấn Độ, hiền triết Lão Tử đã soạn những lời dạy tinh túy của Lão giáo trong tác phẩm lớn Đạo Đức Kinh. Ngược với những nguyên lý của người đồng thời với ông là Khổng Tử, quan tâm hơn đến đạo đức, xã hội và chính trị, Lão Tử chú tâm vào những phương diện nhân cách, huyền bí và siêu hình của đời sống. Dù nó có thể được giải thích theo nghĩa đen như một cẩm nang cho nhà cai trị, Đạo Đức Kinh cũng có thể được thấy như một ngụ ngôn của linh hồn, trong một mạch tương tự với Republic (Cộng Hòa) của Plato, diễn tả đường lối cai trị chính linh hồn mình và đưa nó hài hòa với Đạo.
Trang Tử, sống trong thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch, được xem thứ hai sau Lão Tử trong ảnh hưởng của ông vào Lão giáo. Ông viết những bài giảng và những ngụ ngôn trình bày một triết học nhân cách cho cá nhân. Ông dạy rằng quan sát thiên nhiên đang vận hành và hòa giải những cực đối địch chỉ ra con đường đến Đạo, nơi mọi nhị nguyên được phân giải thành nhất thể. Trang Tử được gọi là “triết gia con bướm” bởi vì ông viết rằng có lần ông nằm mộng thấy mình là con bướm. Khi tỉnh dậy, ông không biết ông là một người đã mơ thấy mình là một con bướm – hay một con bướm đang mơ thấy mình là một con người.
Những nhà đạo học và những nhà vật lý học này là những tư tưởng gia chính từ hai vùng luôn luôn có vẻ là hai thế giới tách biệt. Xa cách nhau hàng ngàn năm trong thời gian và hàng ngàn dặm trong không gian, họ tượng trưng cho vết nứt vĩ đại trong lịch sử thế giới – Đông và Tây – và vết nứt vĩ đại trong tư duy thế giới – khoa học và Tôn giáo. Nhưng trong những câu nói tương tự sau đây chúng ta sẽ thấy họ thực sự gần nhau biết bao. Xử lý với những vấn đề thời gian và không gian, nguyên nhân và kết quả, nghịch lý và mâu thuẫn, chủ thể và đối tượng, danh và hình, tính toàn thể và tương thuộc, bản chất của vật chất và những chủ đề khác, họ đã dùng những từ ngữ khác nhau để nói chính xác cùng một cái.
Kinh nghiệm con người
Chúng ta đôi khi muốn nghĩ về Einstein và những nhà vật lý học khác như là những con người phân tích lạnh lẽo bởi vì họ diễn tả những tư tưởng của họ qua toán học – một ngôn ngữ chính xác và phổ quát hoàn toàn thiếu vắng tình cảm.
Nhưng khi chúng ta lén nhìn đằng sau những phương trình để nhìn vào những kinh nghiệm và những cái thấy thấu suốt cá nhân của những nhà khoa học này, chúng ta thấy rằng họ đã xúc động sâu xa trước âm nhạc của vũ trụ. Rất giống cùng một cách như những nhà đạo học trong truyền thống châu Á, những nhà vật lý học vĩ đại như Einstein đã hiến mình một cách vô ngã cho những ý tưởng cao siêu, dựa trên trực giác, cái đẹp, sự giản dị và hòa điệu như những người hướng dẫn tâm linh trong công việc thoáng thấy đường lối vũ trụ hoạt động, họ cảm thấy cùng một loại kinh ngạc và ngây ngất mà những người theo Phật đã kinh nghiệm trong thiền định sâu xa.
Với nhà khoa học, cũng như với nhà đạo đức, cái đẹp đi sóng đôi với chân lý. Sự hài hòa của những yếu tố sai khác chuyển hóa sự bất hài hòa của thế giới thành một nhất thể mà linh hồn nhận ra như một người bạn cũ.
Con người chỉ có thể đạt đến một đời sống xứng đáng và hài
hòa nếu họ có thể, trong những giới hạn của bản chất con người, tự mình thoát
khỏi việc nỗ lực thỏa mãn những ước muốn của tính nết vật chất. ALBERT EINSTEIN
Con người, thúc đẩy bởi khát khao, chạy cuồng đủ hướng như một
con thỏ rừng mắc bẫy; thế nên người khất thực hãy ra khỏi khát khao, bằng cách
nỗ lực thực hiện không tham ái cho chính nó. ĐỨC PHẬT
Giá trị chân thực của một con người được xác định chủ yếu bởi
mức độ và cảm thức trong đó nó đã đạt đến giải thoát khỏi bản ngã. ALBERT EINSTEIN
Bậc chân nhân (con người toàn hảo) thì không có bản ngã. TRANG
TỬ
Một con người… kinh nghiệm chính mình, những tư tưởng và những
cảm nhận của nó như cái gì tách lìa khỏi phần còn lại – một loại ảo tưởng thị
giác của ý thức của nó. Sự mê lầm này là một loại nhà tù cho chúng ta, hạn cuộc
chúng ta trong những ham muốn cá nhân và thương mến vài người gần chúng ta nhất.
Công việc của chúng ta phải là giải thoát chúng ta ra khỏi tù ngục này bằng
cách mở rộng phạm vi thấu hiểu và lòng thương để bao trùm tất cả tạo vật và
toàn bộ thiên nhiên trong vẻ đẹp của nó. ALBERT EINSTEIN
Hạnh phúc chân thật không đến từ một quan tâm chật hẹp cho hạnh
phúc của chính mình hay của người thân thiết với ta, mà từ lòng bi và tình
thương cho tất cả chúng sanh. DALAI LAMA
Định mệnh cao cả của cá nhân là phụng sự hơn là cai trị. ALBERT EINSTEIN
Chỉ bằng cách làm những hành động phụng sự ta Người sẽ đạt
được toàn thiện. BHAGAVAD GITA
Cốt tủy của nỗ lực chúng ta là để hiểu rằng, một mặt, nó bao
trùm toàn bộ sự đa dạng và phức tạp của kinh nghiệm con người, và mặt khác nó
nhắm đến sự giản dị và tiết kiệm trong những giả định căn bản. Niềm tin rằng
hai cái đó có thể hiện hữu bên nhau là một vấn đề của đức tin, nhìn trong trạng
thái nguyên sơ của hiểu biết khoa học. ALBERT
EINSTEIN
Người ấy trải qua vạn tuổi và thành tựu sự giản dị trong nhất
thể. Với y, tất cả vạn vật đều như chúng là, và như thế chúng ôm ấp lẫn nhau. TRANG TỬ
Trong hiểu biết của chúng ta về bản chất vật lý, chúng ta đã
đi khá sâu đến độ… ở đây thì không có khổ đau, không có cái xấu ác cũng không
có sự kém khuyết, mà chỉ là toàn thiện. HERMAN WEYL
Mọi sự vốn là cái biết, sự thanh tịnh và niềm vui. SHANKARA
Một chân lý toán học là không có thời gian, nó không mới có
khi chúng ta khám phá nó. Nhưng sự khám phá nó là một biến cố đích thực. ERWIN SCHRÖDINGER
Chứng ngộ không phải là cái gì mới được; nó đã có ở đó. Tất cả
điều cần thiết là thoát khỏi tư tưởng. “Tôi đã không từng chứng ngộ”. SRI RAMANA MAHARSHI
Những trường hợp khó khăn … có vẻ cực kỳ bất lợi cho sự thực
hành khai triển tâm linh. Tuy nhiên, đối với những người đang chuyển hóa cái
nhìn bao quát của họ, nhất là bằng cách trau dồi tâm giác ngộ (Bồ đề tâm), những
tình huống ấy trở nên một khuyến khích cho sự thành tựu của thực hành. GESHE RABTEN
Những người không bị sốc khi lần đầu tiên họ ghé qua lý thuyết
lượng tử thì không thể hiểu nó. NIELS BOHR
Không bị sốc sau khi biết rằng … tất cả những bầu trời với mọi
vật thể sáng mà ánh sáng của chúng đi đến trái đất này qua hàng triệu năm ánh
sáng được nói chỉ là những bọt nước trong tánh Không vĩnh cửu? D.T SUZUKI
Hòn đá thử của chân lý
Kinh nghiệm là nền tảng của khoa học. Mỗi lý thuyết phải được
thử nghiệm một cách thực nghiệm, và nếu nó thất bại, nó phải được bỏ đi hay
chuyển đổi. Những nhà khoa học không chỉ đặt ra những thí nghiệm để chứng thực
những lý thuyết của họ mà còn phát giác bất kỳ khuyết điểm nào. Sự thách thức
thường trực của kinh nghiệm đã cứu khoa học khỏi trở thành một giáo điều cố định
hay một mê cung của những suy đoán không tìm thấy được.
Nhà huyền học hay đạo học cũng nói với thẩm quyền của kinh
nghiệm. Giống như nhà khoa học, nhà đạo học tìm cách xóa sạch những thành kiến ẩn
kín, những giả định và những ảo tưởng để ông ấy hay bà ấy có thể thấy những
phương diện vi tế của thực tại bình thường bị che giấu.
Những kinh nghiệm của nhà đạo học, giống như những kinh nghiệm
của nhà khoa học, vượt khỏi cái bình thường. Thử nghiệm những niềm tin tôn
giáo qua những kinh nghiệm trực tiếp hơn là chấp nhận chúng theo đức tin, nhà đạo
học nương dựa vào những cách thức của nhà khoa học. Nhưng nhờ sự truy tìm khám
phá trực tiếp, nhà đạo học và nhà khoa học là giống nhau trong việc tìm thấy những
chân lý sâu hơn của thực tại.
Chân lý là cái đứng vững trước thử nghiệm của kinh nghiệm. ALBERT EINSTEIN
Nghĩa đích thực của Pháp…phải được trực tiếp kinh nghiệm. SIDDHA NAGARJUNA
Chúng ta hãy bắt đầu bằng những sự kiện nền tảng. Sự bắt đầu
của mỗi hành vi hiểu biết, và do đó điểm khởi đầu của mọi khoa học, phải là ở
trong kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta. MAX
PLANCK
Kinh nghiệm cá nhân là … nền tảng của triết học Phật giáo.
Trong nghĩa này Phật giáo là chủ nghĩa thực nghiệm hay chủ nghĩa trải nghiệm
căn bản. D.T SUZUKI
Gốc rễ chung từ đó sự hiểu biết khoa học và mọi hiểu biết
khác phải sanh khởi … là nội dung của ý thức tôi. SIR ARTHUR EDDINGTON
Bản thân Chân lý … chỉ có thể tự chứng nghiệm trong thức sâu
thẳm nhất của chính mình. ĐỨC PHẬT
Khoa học … được đặt nền trên kinh nghiệm cá nhân, hay trên
kinh nghiệm của những người khác, có thể truyền đạt một cách chắc chắn. WERNER HEISENBERG
Từ đôi môi của thầy bạn, bạn đã học chân lý về Brahman như được
phát lộ trong kinh điển. Bây giờ bạn phải chứng nghiệm chân lý ấy một cách trực
tiếp và tức thời. Chỉ bấy giờ lòng bạn mới thoát khỏi bất kỳ nghi ngờ nào. SHANKARA
Những nhà thí nghiệm tìm tòi rất cẩn thận, và với nỗ lực lớn
nhất, chính xác trong những chỗ chúng ta có thể chứng minh những lý thuyết của
chúng ta là sai lầm. Nói cách khác chúng cố gắng tự chứng minh mình sai càng
nhanh càng tốt, bởi vì chỉ trong cách đó mà chúng ta tìm thấy tiến bộ. RICHARD
P. FEYNMAN
Trong thế giới chúng ta, sai lầm vẫn thường xuyên là người hầu
nữ và kẻ tìm đường của Chân lý; bởi vì sai lầm thực ra là chân lý một nửa, nó vấp
váp vì những giới hạn của nó; thường thì chính Chân lý mặc một sự cải trang để
đến gần mục tiêu của nó một cách khó quan sát. SRI AUROBINDO
Thật khó cho nhà vật lý học thản nhiên chấp nhận cái thấy rằng
nền móng của mọi sự là thuộc về tính cách tâm thức. Nhưng không ai có thể bác bỏ
rằng tâm thức là cái đầu tiên và trực tiếp nhất trong kinh nghiệm của chúng ta,
và mọi cái khác chỉ là sự suy luận xa xôi. SIR ARTHUR EDDINGTON
Thế giới bên ngoài chỉ là một biểu lộ của những hoạt động của
bản thân tâm thức, và … tâm thức nắm lấy nó như một thế giới bên ngoài chỉ bởi
vì thói quen phân biệt và lý luận sai của nó. Người đệ tử phải có thói quen
nhìn sự vật một cách chân xác. ĐỨC PHẬT
Chúng ta không nên để mọi sự khác mòn mỏi vì ưu tiên cho chỉ
một quan năng phân tích thuần lý … Đúng ra, đó là vấn đề nắm lấy thực tại với tất
cả những quan năng được phú bẩm cho chúng ta, và tin rằng thực tại này bấy giờ
cũng sẽ phản chiếu bản tánh của những sự vật, cái “một, cái tốt và cái chân”. WERNER HEISENBERG
Trí tuệ siêu việt khởi lên khi tâm trí đạt đến giới hạn của
nó và nếu những sự vật có được chứng nghiệm trong bản tánh chân thực của chúng,
thì tiến trình suy nghĩ phải được siêu việt bởi một sự kêu gọi đi đến khả năng
nhận thức cao hơn nào đó. ĐỨC
PHẬT
Chúng ta chỉ lý luận từ dữ kiện và dữ kiện tối hậu phải được
đưa cho chúng ta bởi một tiến trình không lý luận – một sự tự – hiểu biết về
cái nằm trong tâm thức của chúng ta. SIR ARTHUR EDDINGTON
Tánh Không là kết quả của một trực giác và không phải là
thành quả của lý luận … Chính trí huệ Bát Nhã nhìn vào những hàm ý của tánh
Không chứ không phải trí năng. D.T SUZUKI
Nghịch lý và mâu thuẫn
Những quan niệm thế tục về những sự vật bình thường và kinh
nghiệm hàng ngày thình lình sụp đổ khi những nhà vật lý học bắt đầu thăm dò bản
chất của nguyên tử. Thế giới lượng tử, nơi những phân biệt như “sóng” đối nghịch
với “hạt” mờ đi, bắt buộc khoa học phải nói theo những nghịch lý.
Trong thế giới tương đối của Einstein, từ ngữ “đồng thời”
không có ý nghĩa. Thời gian không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào. Những cặp sinh
đôi có thể có những hành trình tách biệt, theo lý thuyết, và cuối cùng gặp gỡ để
thấy ra rằng một người là một ông lão trong khi người kia là một đứa trẻ. Khi
tiếp xúc với một thế giới lạ lùng như vậy, những nhà vật lý đã học chấp nhận
nghịch lý và học thấy những quan niệm đối nghịch như là bổ sung cho nhau.
Những nhà đạo học phương Đông hầu như không ngạc nhiên. Những
thăm dò của họ vượt khỏi kinh nghiệm bình thường từ lâu đã phát hiện rằng những
ý niệm về thế giới của con người chỉ là những dụng cụ bất toàn cho sự nhìn thấy
những hiện tượng vi tế. Không phải mơ hồ và không nhất quán, nghịch lý bắt buộc
tâm thức phải nhìn lên khỏi những quan niệm bình thường và thấy chân tánh của
những sự vật.
Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, vị trí của âm điện tử có ở cùng
một chỗ không, chúng ta phải nói “không”; nếu chúng ta hỏi vị trí của âm điện tử
có thay đổi với thời gian không, chúng ta phải nói “không”; nếu chúng ta hỏi âm
điện tử có đứng yên không; chúng ta phải nói “không”; nếu chúng ta hỏi nó có
chuyển động không, chúng ta phải nói “không”. J. ROBERT OPPENHEIMER
Cái ấy thì ở xa và cái ấy thì ở gần,
Cái ấy chuyển động và cái ấy không chuyển động. BHAGAVAD GITA
Những quan điểm cổ điển, ví dụ “sóng” và “hạt” … không diễn tả
đầy đủ thế giới thực và hơn nữa, có phần bổ sung cho nhau, và do đó mâu thuẫn với
nhau … Chúng ta cũng không thể tránh những mâu thuẫn thỉnh thoảng; tuy nhiên,
những hình ảnh giúp chúng ta đến gần hơn những sự kiện thật. Sự hiện hữu của
chúng thì không ai chối cãi. “Chân lý nằm trong những chiều sâu”. NIELS BOHR
Nhưng nếu một người trở nên bám chấp vào nghĩa đen của những
từ và cố chấp vào ảo tưởng mà những từ và nghĩa mang lại, đặc biệt trong những
cái như Niết bàn không sanh không diệt … bấy giờ người ấy sẽ không hiểu nghĩa
chân thật và sẽ vướng mắc vào những khẳng định và phủ định. ĐỨC PHẬT
Một hình thức sơ khai của tư tưởng là sự vật có hiện hữu hoặc
không hiện hữu. SIR ARTHUR EDDINGTON
Nói “nó là” là bám chấp thường còn. Nói “nó không là” là chọn
lấy quan điểm hư vô đoạn diệt. Thế nên một người trí không nói “hiện hữu” hay
“không hiện hữu”. SIDDHA NAGARJUNA
Nếu tôi nói chúng ứng xử như những hạt thì tôi đã cho một cảm
tưởng sai lầm; nếu tôi nói chúng ứng xử như những sóng thì cũng vậy. Chúng ứng
xử theo cách riêng không thể bắt chước được của chúng, mà có thể được gọi một
cách kỹ thuật là một cách cơ học lượng tử. Chúng ứng xử theo một cách không giống
bất cứ cái gì bạn đã từng thấy trước đây. RICHARD P. FEYNMAN
Bây giờ anh nói rằng anh sẽ làm cho người chủ của anh Đúng và
dẹp bỏ cái Sai, hay làm cho người chủ của anh Trật Tự và dẹp bỏ Vô Trật Tự ư? Nếu
anh làm thế, thì anh đã không hiểu …Rõ ràng là không thể. TRANG TỬ
Ý tưởng về bổ sung trong vật lý học hiện đại đã chứng tỏ cho
chúng ta, trong một tổng hợp mới, rằng sự mâu thuẫn hiểu như là đối nghịch theo
những quan niệm cổ điển (như hạt và sóng) chỉ là vẻ bề ngoài không thật … Quan
điểm duy nhất có thể chấp nhận được có vẻ là quan điểm công nhận cả hai mặt của
thực tại – cái định lượng và cái định tính, cái vật lý và cái tâm linh – như
tương hợp với nhau, và có thể bao gồm chúng đồng thời. WOLFGANG PAULI
Thế giới đối với những người đã có một cái ngộ (satori) thì
không phải là thế giới cũ như thường thấy nữa … Phát biểu một cách luận lý, tất
cả những đối nghịch và những mâu thuẫn được thống nhất và hài hòa thành một
toàn thể hữu cơ nhất quán. D.T SUZUKI
Mọi sự – bất cứ cái gì – là hạt và trường trong cùng một thời
gian. ERWIN SCHRÖDINGER
Mọi sự đều có “cái kia” của nó, mọi sự đều có “cái này” của
nó. Một trạng thái trong đó “cái này” và “cái kia” không tìm thấy những đối nghịch
của chúng thì được gọi là bản lề của Đạo. TRANG TỬ
Bohr ủng hộ sự sử dụng cả hai hình ảnh, mà ông gọi là bổ sung
cho nhau. Hai hình ảnh dĩ nhiên loại trừ lẫn nhau, bởi vì một sự vật nào đó
không thể đồng thời làm một hạt (nghĩa là chất thể giới hạn trong một khối lượng
rất nhỏ) và một sóng (nghĩa là một trường lan rộng trong một không gian lớn),
nhưng hai cái bổ sung lẫn nhau. WERNER HEISENBERG
Vọng tưởng cho biết rằng những sự vật như ánh sáng và bóng,
dài và ngắn, trắng và đen là khác nhau và phải được phân biệt; nhưng chúng
không độc lập với nhau; chúng chỉ là những phương diện khác nhau của cùng một sự
vật, chúng là những mặt của tương quan chứ không phải của thực tại. ĐỨC PHẬT
Tuy nhiên những người đã thực sự hiểu lý thuyết lượng tử …
nhìn thấy nó như một miêu tả thống nhất của hiện tượng nguyên tử, cho dù nó có
mang lấy những khuôn mặt khác nhau. NIELS
BOHR
Vì chúng ta thấy rằng những mặt có vẻ đối nghịch này Một và
Nhiều, Hình tướng và Không có hình tướng, Hữu hạn và Vô hạn, không phải là những
đối nghịch hơn là những bổ sung lẫn nhau; không phải là những giá trị thay thế
cho nhau mà là những giá trị kép và đồng thời tồn tại chúng giải thích lẫn
nhau; không phải là những thay thế không tương hợp một cách vô vọng, mà là hai
mặt của một Thực Tại. SRI AUROBINDO
Nói được và không thể nói được
Trong vật lý hiện đại, chúng ta càng có vẻ hiểu biết về thực
tại, thì thực tại càng có vẻ siêu việt khỏi những khả năng của chúng ta để hiểu
biết nó. Những nhà vật lý lượng tử phải thú nhận rằng họ biết rất ít về vị trí
của một âm điện tử hơn là những nhà vật lý cổ điển ở một thế kỷ trước nghĩ rằng
họ biết. Những đột phá khoa học thường bắt buộc những nhà khoa học công nhận rằng
thực tại siêu việt khỏi lý thuyết, lý trí và quan sát. Dù khi họ cố gắng xây dựng
những kiểu mẫu chính xác và bao quát hơn về thực tại, những nhà vật lý thấy ra
rằng, càng ngày thực tại càng tránh né họ. Thiết yếu là phải vượt lên ngôn ngữ
và tư tưởng.
Như những nhà đạo học phương Đông chứng thực, hiểu biết tối hậu
về thực tại vô cùng vượt khỏi sự đạt đến của tâm suy nghĩ và những hệ thống
triết học của nó. Những hòn đá lót chân hữu ích như vậy có thể trở thành rào cản
hiểu biết nếu chúng ta quên rằng chúng là những cái chỉ đến chân lý chứ không
phải bản thân chân lý. Đức Phật ví những lời dạy của ngài như một cái bè mà những
đệ tử ngài có thể dùng nó để vượt qua một con sông. Một khi đã qua sông, cái bè
không cần dùng làm gì nữa và cần bỏ lại đàng sau.
Chúng ta phải rõ là, khi đi đến những nguyên tử, ngôn ngữ chỉ
có thể được dùng như là thi ca. NIELS BOHR
Chân lý không thể cắt thành mảnh và xếp trong một hệ thống.
Những từ ngữ chỉ có thể được dùng như một hình dung của ngôn ngữ. ĐỨC PHẬT
Người ta có thể nói rằng khả năng con người để thấu hiểu là
vô hạn trong một nghĩa nào. Nhưng những quan niệm khoa học hiện có chỉ luôn
luôn bao trùm một phần rất giới hạn của thực tại, và phần kia còn chưa hiểu thì
vô cùng. WERNER HEISENBERG
Cuộc đời chúng ta có một giới hạn nhưng hiểu biết thì không.
Nếu anh dùng cái hữu hạn để theo đuổi cái không có giới hạn, anh sẽ lâm nguy. TRANG TỬ
Tất cả khoa học của chúng ta, nhằm đo lường thực tại, thì sơ
khai và trẻ con. ALBERT EINSTEIN
Hãy đo tính cái con người biết và cái đó không thể so sánh với
cái con người không biết. TRANG TỬ
Thế giới này đưa chúng ta đối diện với sự bất khả của việc trực
tiếp hiểu biết nó … Đó là một thế giới mà bản chất của nó không thể nắm hiểu được
bằng những năng lực quan niệm của trí óc con người. MAX PLANCK
Brahman thì … ở ngoài tầm của bất kỳ quan niệm trí óc nào. SHANKARA
Không thể có một tổng kết miêu tả cơ cấu của nguyên tử; tất cả
những tổng kết như vậy phải nhất thiết dựa trên những quan niệm cổ điển, chúng
không áp dụng được nữa, như chúng ta đã thấy. NIELS BOHR
Ở đó con mắt không hoạt động, cũng không lời nói, cũng không
tâm thức. Chúng ta không biết, chúng ta không thể hiểu, như thế nào cái ấy có
thể được giải thích. UPANISHAD
Nhà vật lý thí nghiệm phải có thể nói về những thí nghiệm của
ông và bởi thế ông bắt buộc dùng những quan niệm của vật lý cổ điển, dù ông biết
rõ rằng chúng chỉ cung cấp một diễn tả không đầy đủ về thiên nhiên. Đây là lưỡng
nan căn bản của ông, và lưỡng nan ông không thể đơn giản gạt đi. WOLFGANG
PAULI
Mâu thuẫn rất nan giải đối với cách suy nghĩ bình thường đến
từ sự kiện rằng chúng ta phải dùng ngôn ngữ để truyền thông kinh nghiệm bên
trong của chúng ta, nó trong bản chất sâu xa thì siêu việt ngôn ngữ. D.T SUZUKI
Trong lý thuyết lượng tử, chúng ta vượt khỏi sự hình dung bằng
hình ảnh. NIELS BOHR
Tự giác ngộ là một trạng thái cao tột của chứng đắc bên
trong, nó siêu việt khỏi mọi minh họa. ĐỨC PHẬT
Tư tưởng như chúng ta biết, thì bất lực trừ phi chúng ta có
thể diễn tả những kết quả của nó trong khuôn khổ luận lý. Nhưng tiến trình suy
nghĩ căn bản thì chắc chắn không thể được diễn tả như luận lý. DAVID
BOHM
Luận lý bình thường là đồ dùng ích dụng nhất trong đời sống
thực tiễn của chúng ta … (nhưng) tinh thần hay cái phần sâu nhất của con người
chúng ta đòi hỏi cái gì hoàn toàn không ý niệm, nghĩa là cái gì tức khắc và
thâm nhập xa hơn chỉ là trí năng. D.T SUZUKI
Niềm tin vào một thế giới bên ngoài độc lập với chủ thể tri
giác là căn cứ của mọi khoa học tự nhiên. Nhưng bởi vì tri giác giác quan chỉ
cho thông tin về thế giới bên ngoài này hay “thực tại vật lý” một cách gián tiếp,
chúng ta chỉ có thể nắm bắt cái sau bằng những phương tiện suy luận. Do đó, những
ý niệm của chúng ta về thực tại vật lý không bao giờ là cái cuối cùng. Chúng ta
luôn luôn phải sẵn sàng để thay đổi những ý niệm này – nghĩa là nền tảng tiền đề
của vật lý học – để thừa nhận những sự kiện được tri giác trong cách hoàn hảo
nhất theo luận lý. ALBERT EINSTEIN
Khi Như Lai, trong lời dạy, thường dùng những quan niệm và ý
tưởng, những đệ tử cần nhớ sự không thật của mọi quan niệm và ý tưởng như vậy.
Họ cần nhớ rằng Như Lai, khi dùng chúng trong sự giải thích Pháp luôn luôn dùng
chúng như một cái bè sẽ bỏ lại khi đã qua sông. Thế nên những quan niệm tùy lúc
của những sự vật và về những sự vật cần vất bỏ toàn bộ khi người ta đạt giác ngộ. ĐỨC PHẬT
Chủ thể và đối tượng
Trong thế giới vật lý hiện đại, chúng ta không thấy một thực
thể khách quan tự thân nó. Thay vì thế, chúng ta thấy một thực thể được tạo ra
trong chính hành vi quan sát bằng sự gặp gỡ của chủ thể và đối tượng. Chúng ta
tham dự bằng cách làm cho những thuộc tính của những đối tượng chúng ta quan
sát xảy ra. Theo Lý Thuyết Tương Đối Đặc Biệt của Einstein, những thuộc tính của
một đối tượng như khối lượng và chiều dài chỉ có những giá trị nhất định khi có
một người quan sát đặc biệt. Những nhà vật lý cổ điển của thế kỷ 19 phản đối rằng
những giá trị này luôn luôn có, dù chúng đã không được đo.
Sự phân chia tưởng tượng giữa chủ thể và đối tượng đã là một
nguyên lý lâu xa nền tảng của những truyền thống chiêm nghiệm phương Đông.
Đức Phật nói đến tánh Không của cả chủ thể và đối tượng – cái ta và thế giới.
Tương tự những Upanishad của Ấn Độ đồng nhất Atman, bản tánh tối hậu của cái
ta, với Brahman, bản tánh tối hậu của thế giới. Không hiện hữu độc lập với cái
kia, cả hai là những phương diện không thể tách lìa của một thực tại duy nhất
và bất nhị.
Mọi hình ảnh thế giới của con người là và luôn luôn vẫn là một
chế tạo của tâm người ấy và không thể được chứng minh rằng có bất kỳ hiện hữu
nào khác. ERWIN SCHRÖDINGER
Thế giới khách quan khởi lên từ tự tâm. ĐỨC PHẬT
Thế giới vật lý hoàn toàn là trừu tượng và không có tính hiện
thực nào trừ sự liên kết của nó với ý thức. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Lìa khỏi tâm không có những đối tượng của những giác quan. ASHVAGHOSHA
Sự phân chia thông thường thế giới thành chủ thể và đối tượng,
thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, thân thể và linh hồn, thì không đầy đủ
và đưa chúng ta vào những khó khăn. WERNER
HEISENBERG
Đường phân chia giữa “ta” và “không phải ta”, cái thuộc về chủ
thể và cái thuộc về đối tượng, đã từng được tin là rốt ráo, bị bác bỏ là không
thật. K.VENKATA RAMANAN
Một thực tại độc lập theo nghĩa vật lý bình thường không thể
quy là những hiện tượng cũng không thể quy cho những kết quả của sự quan sát. NIELS BOHR
Bị huyễn hoặc nghĩa là thấy biết những xuất hiện hình tướng
khách quan và những xuất hiện hình tướng tâm thức như là có thực tại độc lập. BOKAR RINPOCHE
Mọi sự vật chất cũng là tâm thức và mọi sự tâm thức cũng là vật
chất. DAVID BOHM
Những sự vật là những đối tượng vì do chủ thể (tâm); tâm (chủ
thể) là như vậy vì do những sự vật (đối tượng). SENGTSAN
Chủ thể và đối tượng chỉ là một. Hàng rào giữa chúng không thể
nói là đã sụp đổ như một kết quả của kinh nghiệm mới đây trong khoa học vật
lý, vì hàng rào ấy không từng hiện hữu. ERWIN SCHRÖDINGER
Tính chủ thể và tính đối tượng chỉ là hai mặt của một tâm thức. SRI AUROBINDO
Thuyết tương đối và thuyết lượng tử đã chứng tỏ rằng quả là
vô nghĩa khi phân chia dụng cụ quan sát với cái được quan sát. DAVID BOHM
Không có người thấy, không có đang thấy cũng không có cái được
thấy. Chỉ có một thực tại – không biến đổi, không có hình tướng và tuyệt đối.
Làm sao nó có thể phân chia? SHANKARA
Khái niệm của thức thật ra đòi hỏi một cắt đôi giữa chủ thể
và đối tượng, sự hiện hữu của cái cần thiết có luận lý, trong đó vị trí của vết
cắt thì tùy tiện ở một mức độ nào đó. WOLFGANG PAULI
Chúng ta thường phân biệt trong và ngoài, nhưng … sự phân biệt
không gì khác hơn là một hình thức tạo lập của tư tưởng … Hãy đổi vị trí, và
cái bên trong là bên ngoài, và cái bên ngoài là bên trong. D.T SUZUKI
Không rõ biết nó và không nhìn một cách toàn bộ có hệ thống
nghiêm ngặt về nó, chúng ta gạt chủ thể biết ra khỏi lãnh vực thiên nhiên mà
chúng ta đang cố gắng tìm hiểu. Với cá nhân chúng ta, chúng ta rút lui vào phần
hạn của một người nhìn không thuộc về thế giới nữa, do đó đây chính là tiến
trình trở thành một thế giới đối tượng và “khách quan”. ERWIN SCHRÖDINGER
Không nhận biết ta, còn đối tượng hóa ta thành một thực thể
bên ngoài.
Nhưng cuối cùng khi con khám phá ra ta,
Một tâm nguyên sơ trần trụi khởi lên từ bên trong,
Trong nội quan, rõ ràng không thể phân biệt rạch ròi giữa bản
thân những hiện tượng và tri giác có ý thức về chúng. NIELS BOHR
Nếu đối tượng không có bản chất là giác, nó sẽ không được
sáng tỏ, nó vẫn như trước (là những hình tướng). Cái giác không thể khác (với đối
tượng). Cái giác là bản tánh của đối tượng. UTPALADEVA
Tên gọi và hình tướng
Vật lý học hiện đại đã phát hiện một thế giới không phải được
làm bằng những hạt cơ bản mà bằng những ý tưởng, những hình tướng, những đối xứng
cơ bản. Nhiều thuộc tính trước kia được nối kết với “vật chất” không còn áp dụng
được cho những hạt của nguyên tử, gợi ý cho các nhà khoa học rằng thế giới thì
căn bản giống với tâm thức hơn cái mà chúng ta thường nghĩ là vật chất.
Thật vậy, rất nhiều ý niệm cảm tính thông thường đã hóa ra sai lầm đến độ ngày
nay những nhà vật lý thấy thế giới bên ngoài là một xây dựng của tâm thức – và
nó đôi khi có thể bị lạc đường.
Thế giới của vật lý học mới mang những tương tự đáng ngạc
nhiên với thế giới của đạo học phương Đông, nó được nói là gồm bởi tên gọi
(danh) và hình tướng (sắc).
Mọi sự vốn là những hình tướng hay ý tưởng do việc gọi tên tạo
ra, một tiến trình vô thức theo thói quen thường thì xảy ra ngoài tỉnh giác của
chúng ta. Thật vậy, chính sự vắng mặt này của tỉnh giác đã dẫn chúng ta đến
chỗ tin thế giới có thực tại riêng của nó độc lập với tâm. Như cái thấy sai lầm
của vật lý học cổ điển, sự mê lầm này làm chúng ta mù đi trước bản tánh chân thật
của sự vật.
Những khái niệm vật lý là những sáng tạo tự do của tâm thức
con người và chúng không phải, dù có vẻ thế, được quy định duy nhất bởi thế giới
bên ngoài. ALBERT EINSTEIN
Tất cả những ý niệm như nguyên nhân và hậu quả, sự tiếp nối,
những vi trần, những nguyên tố cơ bản … đều là những điều không có thật của sự
tưởng tượng và là những biểu lộ của tâm. ĐỨC PHẬT
Ngoại trừ những cảm giác trực tiếp và tổng quát hơn, nội dung
của ý thức tôi, thì mọi sự là một sự xây dựng … nhưng một số xây dựng là gần
hơn, một số xa hơn, từ những cảm giác trực tiếp. EUGENE P. WIGNER
Ngoại trừ cái Tuyệt Đối, không có cái gì khác biệt nhau theo
tên gọi và hình tướng, bởi vì mọi biến đổi (thành khác) chỉ là những biểu lộ của
tên gọi và hình tướng. SHANKARA
Những đơn vị nhỏ nhất của vật chất thật ra không phải là những
đối tượng trong nghĩa thông thường của từ ngữ đó; chúng là những hình tướng bề
ngoài. WERNER
HEISENBERG
Mọi vật – từ Brahma đấng sáng tạo cho đến một lá cỏ – đều là
những tên gọi và những hình tướng có vẻ khác nhau của một Atman duy nhất. SHANKARA
Vũ trụ có thể được phác họa một cách tốt nhất … như làm bằng
tư tưởng thuần túy. SIR
JAMES JEANS
Thật ra, cái được gọi là thế giới thì chỉ là một tư tưởng. SRI RAMANA
MAHARSHI
Khoa học là sự cố gắng thử làm cho sự đa thù hỗn độn của kinh
nghiệm giác quan của chúng ta quy về một hệ thống tư tưởng đồng dạng theo lý luận
… Những kinh nghiệm giác quan là dữ kiện được cho. Nhưng lý thuyết sẽ giải
thích chúng là do con người làm ra. Nó là … giả thiết, không bao giờ hoàn toàn
là dứt khoát cuối cùng, luôn luôn tùy thuộc theo câu hỏi và nghi ngờ. ALBERT EINSTEIN
Khái niệm về vật chất hay đối tượng vật chất chỉ sanh khởi
trong một tâm thức tìm cách phối hợp và giải thích … Những đối tượng bên ngoài
của thức chúng ta, bao gồm cái chúng ta gọi là “vật chất” và chúng tạo thành thế
giới bên ngoài có vẻ cứng đặc và cụ thể, thì chỉ thật trong một nghĩa tương đối. LAMA ANAGARIKA
GOVINDA
Tôi không nghĩ rằng cảm giác, như chúng ta biết, có thể hiện
hữu mà không có một hoạt động của tâm; tâm này tập trung, so sánh và phân biệt.
Cái chúng ta gọi là một cảm giác không bao giờ có thể thuần túy là giác quan …
Dữ kiện nguyên sơ nhất chúng ta có thể đạt đến sẽ không hoàn toàn độc lập với
những hình thức nguyên sơ của tư tưởng. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Khi chúng ta thấy một cái cây và gọi nó là một cái cây, chúng
ta nghĩ kinh nghiệm giác quan này là tối hậu; nhưng trên thực tế kinh nghiệm
giác quan này chỉ có thể khi nó được khái niệm hóa. Một cái cây không là một
cái cây cho đến bao giờ nó được xếp vào khái niệm “cái cây”. Chân Như là cái ở
trước sự tạo thành khái niệm này; nó ở đó thậm chí trước khi chúng ta nói nó có
hay không có. D.T SUZUKI
Mỗi sự đo lường trước hết có được nghĩa của nó đối với khoa học
vật lý là do ý nghĩa mà một lý thuyết đã cho nó. MAX
PLANCK
Mỗi đối tượng hiện hữu là một sản phẩm của cái gì được gán
cho một cái tên và cái gì khác cho nó một cái tên. Không có dù chỉ một nguyên tử
của bất cứ cái gì trong vũ trụ mà không dựa vào tiến trình này – không có cái
gì hiện hữu tự nó cả. PABONGKA
RINPOCHE
Ngay cả những học giả có tinh thần mạo hiểm và tinh tế vẫn có
thể bị trở ngại trong sự giải thích những sự kiện bằng thành kiến triết học.
Thành kiến… nằm trong niềm tin rằng những sự kiện tự chúng có thể và cần phải
mang lại hiểu biết khoa học mà không cần có sự xây dựng tự do những khái niệm.
Một quan niệm sai như vậy chỉ có thể bởi vì người ta không dễ dàng ý thức được
sự lựa chọn tự do những khái niệm như thế, chúng có vẻ trực tiếp nối kết với sự
việc thực nghiệm qua sự xác chứng và sử dụng lâu dài. ALBERT EINSTEIN
Rắc rối chủ yếu của tâm thức con người là trong khi nó có khả
năng sáng tạo ra những khái niệm để giải thích thực tại thì nó giả thuyết chúng
và đối xử với chúng như là những sự vật thật. Không chỉ có thế, tâm thức nhìn
những quan niệm tự tạo của nó như những định luật bên ngoài áp đặt lên thực tại,
và thực tại phải tuân theo chúng để tự khai mở chính nó. Thái độ hay giả định
này do trí năng thực hiện giúp cho tâm thức xếp đặt thiên nhiên cho những mục
tiêu riêng của nó, nhưng tâm thức hoàn toàn không biết đến những vận hành
bên trong của đời sống và do đó không thể hiểu nó một cách rốt ráo. D.T SUZUKI
Nếu vũ trụ là một vũ trụ của tư tưởng, bấy giờ sự sáng tạo của
nó phải là một hành vi của tư tưởng. SIR
JAMES JEANS
Toàn thể vũ trụ và mỗi sự vật trong đó đều được định danh
theo khái niệm. Những kinh điển nói rằng tất cả những hiện tượng này đều được định
danh bởi tư tưởng. GEN LAMRIMPA
“Cái đang là” luôn luôn là cái gì được chúng ta chế tạo ra bằng
tâm thức, nghĩa là cái gì chúng ta ấn định một cách tự do (trong chiều hướng luận
lý). Sự biện minh cho những chế tạo như vậy, chúng tiêu biểu, đại diện cho “thực
tại” đối với chúng ta, chỉ duy nhất nằm trong tính chất làm cho có thể hiểu được
cái được những giác quan đưa đến. ALBERT EINSTEIN
Riêng sự kiện cái gì được định danh theo khái niệm thì không
nhất thiết chỉ ra rằng nó hiện hữu … Nói cách khác, nếu cho rằng cái gì đó hiện
hữu vì nó được định danh theo khái niệm, bấy giờ cái gì đến với tâm đều hiện hữu
cả. GEN LAMRIMPA
Những ảo tưởng và những mê lầm
Vật lý học cổ điển đã chứng minh rằng trái đất tròn, không phẳng
và Copernicus đã xua tan quan niệm sai lầm rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ.
Tương tự, vật lý học hiện đại đã giải thoát chúng ta khỏi những ảo tưởng khác.
Không gian và thời gian thì không độc lập cũng không tuyệt đối; vật chất và
năng lượng thì không khác biệt một cách rốt ráo; và những thuộc tính của những
đối tượng không hiện hữu độc lập với sự quan sát.
Những truyền thống tâm linh phương Đông cũng nỗ lực giải
thoát chúng ta khỏi niềm tin rằng những sự vật và những mối liên hệ của chúng
thì “ở ngoài kia”. Bản chất của những tri giác của chúng ta, những truyền thống
ấy nói, thì như mộng. Khi chúng ta nhận biết rằng chúng ta đang mộng, ảo
tưởng rằng thế giới mộng là thực bèn tan biến – cho dù chúng ta tiếp tục mộng.
Với nhà khoa học, chừng nào hiểu biết về thực tại còn ở trong
lãnh vực lý thuyết, những tầng lớp mới của ảo tưởng luôn luôn còn chờ đợi để được
lột bỏ. Tuy nhiên nhà đạo học không cố gắng thay thế một ảo tưởng bằng một ảo
tưởng khác, vi tế hơn, mà để hoàn thành giải thoát khỏi mọi ảo tưởng, mãi mãi.
Thời gian và thêm nữa sự đam mê hiểu biết đã dẫn đến ảo tưởng
rằng con người có thể thông hiểu thế giới khách quan một cách hợp lý thuần bằng
tư tưởng mà không có bất kỳ nền tảng thực nghiệm nào – nói vắn tắt, bằng siêu
hình học. ALBERT EINSTEIN
Bằng cách trở nên bám luyến vào những tên gọi và hình tướng,
không thấu hiểu rằng chúng không có căn cứ nào hơn chỉ là những hoạt động của
tâm, sai lầm sanh khởi và con đường đến giải thoát bị đóng kín. ĐỨC PHẬT
Chính công việc của khoa học là để khám phá rằng những sự vật
rất khác xa với cái vẻ bình thường của chúng. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Phân biệt bằng phân tích có thể được dùng để thấu hiểu rằng …
(những sự vật) không có thực tại nội tại. Với sự thấu hiểu này, căn cứ của sự
đánh lừa sụp đổ từ trong cốt lõi sâu nhất của nó. KONGTRUL LODRÖ
TAYÉ
Sự tiến bộ của vật lý học đã giải phóng chúng ta khỏi một số
hình thức tư tưởng. Chúng ta sử dụng chúng, nhưng chúng ta không bị chúng đánh
lừa. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Ở trong ảo tưởng nghĩa là tri giác những xuất hiện hình tướng
đối tượng và những xuất hiện hình tướng trong tâm như là có thực thể độc lập…
Khi ảo tưởng ngưng dứt, những xuất hiện hình tướng tiếp tục hiện hữu nhưng
chúng không được đồng hóa như những đối tượng được một chủ thể nắm bắt nữa. BOKAR RINPOCH
Trong suy nghĩ của chúng ta … chúng ta đóng góp cho khái niệm
của đối tượng này một ý nghĩa, ý nghĩa này có độ độc lập cao đối với ấn tượng cảm
giác nguyên thủy sanh khởi từ đối tượng đó. Đây là điều chúng ta muốn nói khi
chúng ta đóng góp cho đối tượng “một hiện hữu thật sự”… Do những khái niệm và
những liên hệ về tâm thức giữa những khái niệm đó như vậy, chúng ta có thể hướng
mình vào mê cung của những ấn tượng cảm giác. Những ý niệm và những liên hệ này… đối với chúng ta có vẻ mạnh hơn và bền vững hơn bản thân kinh nghiệm cảm giác
của cá nhân. Tính chất của kinh nghiệm cảm giác như là cái gì khác hơn là kết
quả của một ảo tưởng hay ảo giác thì không bao giờ hoàn toàn được bảo đảm. ALBERT
EINSTEIN
Ta dạy rằng tính cách đa thù của những đối tượng thì không có
thực tại trong chính chúng, mà chỉ thấy được do tâm, và bởi thế có bản chất là
huyễn hóa và như mộng … Thật sự là trong một chiều hướng chúng được thấy và
phân biệt bởi những giác quan như là những đối tượng được cá thể hóa; nhưng
trong chiều hướng kia, bởi vì không có bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào của tự
tánh, chúng không được thấy mà chỉ là tưởng tượng. Trong một nghĩa, chúng là nắm
bắt được, nhưng theo nghĩa kia, chúng không thể nắm bắt. ĐỨC PHẬT
Bấy giờ, như thế nào chúng (những cuộc cách mạng khoa học) xảy
ra? Câu trả lời đến ngay liền … đó là vì những ý tưởng mới đơn giản là đúng và
những cái cũ thì sai. Sự trả lời này giả định trước rằng trong khoa học sự trả
lời đúng luôn luôn thắng thế. Nhưng điều ấy không phải luôn luôn như vậy. Chẳng
hạn, quan niệm đúng về một hệ thống hành tinh lấy mặt trời làm trung tâm được
Aristarchus phát triển, đã bị bỏ đi vì quan điểm quả đất làm trung tâm của
Ptolemy, dù cái sau là sai… Người ta không thể tuyệt đối chắc chắn rằng lý
thuyết đúng luôn luôn thắng. WERNER
HEISENBERG
Một lần Trang Châu nằm mộng thấy ông là một con bướm … Thình
lình ông thức dậy và ông vẫn, vững chắc và không thể lầm lẫn, là Trang Châu.
Nhưng ông không biết ông là Trang Châu mơ thấy mình là một con bướm, hay một
con bướm mơ thấy nó là Trang Châu. TRANG TỬ
Như vậy thế giới bên ngoài của vật lý học đã trở thành một thế
giới của những hình bóng. Khi xóa đi những ảo tưởng của chúng ta, chúng ta đã
xóa đi bản chất, bởi vì thật ra chúng ta đã thấy rằng bản chất là một trong những
ảo tưởng vĩ đại nhất của chúng ta. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Dù không thực sự hiện hữu, những sự vật vẫn xuất hiện. Về phần
chúng, tuy nhiên, (những sự vật) là không có tự tánh. Những xuất hiện trống
không này không thực sự hiện hữu … Chúng không có nền tảng, không có chỗ nương
dựa, không có bắt đầu, chặng giữa hay chấm dứt. LONGCHEN
RABJAMPA (LONGCHENPA)
Chúng ta đã xé toạc những tưởng tượng của tâm thức để đạt đến
thực tại bên dưới, chỉ để thấy rằng thực tại của cái nằm bên dưới chỉ là tiềm
năng cho những tưởng tượng này. Đó là bởi vì tâm thức, kẻ dệt nên ảo tưởng,
cũng là người bảo đảm duy nhất của thực tại và thực tại ấy luôn luôn phải được
dò tìm dưới nền đáy của ảo tưởng. Ảo tưởng với thực tại thì như khói với
lửa. SIR ARTHOR
EDDINGTON
Cái tiền đề cho năng lực tưởng tượng, cái từ đó tưởng tượng
tiến hành, bản thân cái đó thì không thể do tưởng tượng … Cái từ đó mọi tưởng
tượng như “thật” và “không thật” tiến hành, cùng với năng lực để nghỉ ngợi và
tư tưởng, thì tự nó là bất nhị và (trong nghĩa cao nhất) thật. SHANKARA
Mọi hệ thống vật lý học trước đây… rơi vào lỗi lầm đồng hóa
hình tướng bên ngoài với thực tại; chúng giới hạn sự chú ý của chúng đến những
bức vách của cái hang, mà không ý thức một thực tại sâu hơn (thật sự là cái
hang). Lý thuyết lượng tử mới đã chứng tỏ rằng chúng ta phải thăm dò lớp dưới
sâu hơn của thực tại trước khi chúng ta có thể hiểu thế giới của hình tướng bên
ngoài. SIR JAMES JEANS
Cái chúng ta thấy phô diễn hay trình diễn ở đây là những hình
bóng đi qua của cái gì ở đàng sau, và … khi cái ấy cuối cùng không được kinh
nghiệm của chúng ta nắm bắt thì nghĩa của những hình bóng đi qua sẽ không bao
giờ được nhận biết và xác định phẩm chất một cách thích đáng. D.T SUZUKI
Không một con người một mình nào có thể phân biệt được giữa
lãnh vực của những tri giác của nó và lãnh vực của những sự vật đã gây ra những
tri giác đó, bởi vì dù người ấy đã sở đắc hiểu biết chi tiết bao nhiêu về toàn
thể sự kiện, thì sự kiện chỉ xảy ra một lần, không có lần thứ hai. Sự giống hệt
chỉ là một chuyện ngụ ngôn, được khơi gợi chủ yếu bằng thông tin liên lạc với
những người khác và thậm chí với thú vật; điều này chứng tỏ rằng những tri giác
của họ trong cùng một tình huống có vẻ rất giống với tri giác của riêng trừ những
khác biệt vô nghĩa trong quan điểm. ERWIN SCHRÖDINGER
Bất kể cái gì một người mê lầm nghĩ là nó đang tri giác, nó
đang thực sự thấy Brahman và không gì khác hơn là Brahman. Nó thấy hạt trai
chúa và tưởng tượng rằng đó là bạc. Nó thấy Brahman và tưởng tượng rằng đó là
vũ trụ. SHANKARA
Những sóng, những trường và năng lượng
Theo phương trình nổi tiếng nhất của Einstein, E=mc2, khối lượng
của một hạt thì tương đương với năng lượng của một sóng. Vật lý lượng tử
diễn tả vật chất như là những sóng của xác suất; bản chất nền tảng của vật chất
là bản chất của sóng trên một đại dương bao la của năng lượng. Chỉ ở trong một
khoảng khắc quan sát ngắn ngủi nó mới có những đặc tính của một hạt. Nhà vật lý
học hiện đại quan niệm một hạt chỉ là một phần nhỏ của năng lượng sóng tạm thời
cô đọng vào một khối lượng trong một vùng và không tránh khỏi sẽ tan trở lại
vào biển năng lượng từ đó nó khởi lên.
Cái thấy thấu suốt của nhà đạo học vào bản tánh của những hiện
tượng cũng phát hiện một lãnh vực của những rung động nguyên tử vi tế đàng sau
những hình tướng bề ngoài của những đối tượng vật lý. Thế giới hình tướng chỉ
là một trò chơi của những sóng trên bề mặt của một đại dương vô biên của thức.
Cũng như những làn sóng và biển đều làm bằng nước, thế giới và thức rốt ráo là
cùng một chất thể.
Chúng ta tìm thấy rằng chúng ta có thể hiểu một cách tốt nhất
dòng chảy của những sự kiện dưới dạng những làn sóng của hiểu biết. SIR
JAMES JEANS
Những tạo hình trong tâm thức về những đối tượng và tâm khiến
làm lay động thức căn bản như những sóng trên nước. KONGTRUL LODRÖ
TAYÉ
Chúng ta hình dung thế giới của thực tại như là một dòng chảy
sâu xa; thế giới hình tướng là bề mặt của nó, ở bên dưới đó chúng ta không thể
thấy. Những sự kiện dưới sâu trong dòng làm trào lên những bọt và những xoáy
trên mặt dòng chảy. Những cái này là những chuyển di của năng lượng và bức xạ của
đời sống thế thường của chúng ta, nó tác động lên những giác quan của chúng ta
và như vậy hoạt hóa tâm thức chúng ta; bên dưới những cái ấy là nước sâu thẳm. SIR JAMES JEANS
Sóng, bọt, xoáy và bong bóng tất cả đều vốn là nước. Tương tự,
thân thể và cái ta thật ra không là gì ngoài thức thuần túy. Mọi sự vốn nguyên
là thức. SHANKARA
Vật chất giống như một gợn sóng nhỏ trên đại dương năng lượng
bao la này, có sự vững chắc tương đối nào đó và biểu lộ … Và thật ra trên đại
dương ấy còn một đại dương lớn hơn … cội nguồn tối hậu thì vô lượng và không thể
bị giam trong cái hiểu biết của chúng ta. DAVID
BOHM
Tạng Tâm giống như một đại dương vĩ đại, bề mặt của nó gợn
lên muôn đợt sóng nhưng chiều sâu của nó mãi mãi bất động. ĐỨC PHẬT
Lý thuyết trường của vật chất … (nói rằng) một hạt vật chất
như một âm điện tử chỉ là một phạm vi nhỏ của trường điện từ trong đó sức mạnh
trường có những giá trị rất lớn, điều này chỉ cho thấy một năng lượng trường
tương đối khổng lồ được tập trung trong một không gian rất nhỏ. Một nút thắt
năng lượng như vậy, nó không được phác họa rõ ràng tí nào đối với trường còn lại,
lan truyền qua không gian trống không như một làn sóng trên mặt một cái hồ;
không có cái gì như là một và cùng một chất để xác định âm điện tử trong tất cả
mọi thời. HERMAN WEYL
Những sản phẩm của nước như bọt, sóng và bong bóng, dù không
khác với nước của biển, thì phân biệt với nhau và nối kết lẫn nhau và thâm nhập
vào những liên hệ lẫn nhau. Và dù chúng không khác với nước của biển, những sản
phẩm này của nước, bọt, sóng, các thứ … thì không đồng nhất với nhau. Và dù
chúng không đồng nhất với nhau, điều này không ảnh hưởng đến sự kiện chúng
không khác với biển. Cùng cách như vậy, trong trường hợp đang xem xét, người
kinh nghiệm và những đối tượng của kinh nghiệm của nó không cần phải đồng nhất
với nhau, dù chúng vẫn không khác với cái Tuyệt Đối. SHANKARA
Không có sự phân biệt căn bản giữa khối lượng và năng lượng.
Năng lượng thì có khối lượng và khối lượng biểu thị cho năng lượng. Thay vì hai
định luật bảo toàn, chúng ta chỉ có một, định luật bảo toàn của khối lượng –
năng lượng. ALBERT EINSTEIN
… Chỉ một sự phân biệt tùy tiện trong tư tưởng mới phân chia
hình thức của chất thể với hình thức của năng lượng.
Vật chất biểu lộ chính nó như một thành hình của một Sức Mạnh
nào không biết được. SRI
AUROBINDO
Chúng ta có thể xem vật chất là những vùng trong không gian
nơi mà trường cực kỳ mạnh … Không có chỗ, trong vật lý học mới của chúng ta,
cho cả trường lẫn vật chất, và trường là thực tại duy nhất. ALBERT EINSTEIN
Ngược lại với không gian là nguyên lý của chất thể, của sự
phân chia, của “tính sự vật”. Nhưng không có gì có thể hiện hữu mà không có
không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của tất cả hiện hữu, dù trong
hình thức vật chất hay không vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng một
sự vật hay một chúng sanh mà không có không gian. LAMA ANAGARIKA
GOVINDA
Những hạt cơ bản … bản thân chúng không làm bằng vật chất, mà
chúng chỉ là những hình thức có thể có của vật chất. Năng lượng trở thành vật
chất bằng cách khoác lấy hình thức một hạt cơ bản, bằng cách tự biểu lộ nó
trong hình thức này. WERNER
HEISENBERG
Trong một nghĩa nào Vật chất thì không thật và không hiện hữu;
nói thế nghĩa là, hiểu biết, ý tưởng và kinh nghiệm hiện thời của chúng ta về Vật
chất không phải là chân lý của nó, mà chỉ là một hiện tượng của mối tương quan
riêng biệt giữa những giác quan của chúng ta và toàn bộ hiện hữu trong đó chúng
ta chuyển động. Khi khoa học khám phá rằng Vật chất tự giải tán nó thành những
hình thức của Năng lượng, nó đã đưa ra một chân lý phổ quát và nền tảng. SRI AUROBINDO
Những hạt và vật chất
Khi Erwin Schrödinger công bố phương trình sóng lượng tử vào
năm 1926, nó xóa đi quan niệm của vật chất cổ điển rằng mỗi nguyên tử là một loại
hệ thống mặt trời vi mô với những âm điện tử quay quanh một nhân. Những hạt vật
chất riêng biệt, được định vị trí, tan thành những sóng không riêng biệt, không
nơi chốn. Để làm cho vật lý học mới thậm chí còn gây bối rối hơn, những
nhà khoa học sớm nhận thấy rằng những sóng không phải những rung động của chất
thể nào đó, như những âm thanh trong không khí, mà đúng ra là những sóng của
xác suất. Ý tưởng cũ về hiện hữu vật chất đã được phơi bày là một ảo tưởng.
Trong đạo học phương Đông cũng vậy, tất cả những đối vật được
nhận biết là như huyễn, không có tự tánh nào. Thực tại nền tảng của chúng
không phải là vật chất mà là tâm linh. Một nhị nguyên vật chất ngược lại với
tinh thần sanh từ niềm tin sai lầm rằng những sự vật đều có hiện hữu độc lập
riêng của chúng. Khi hiểu biết tâm linh trở nên sâu hơn, những ảo tưởng về vật
chất và nhị nguyên được phơi bày, phát lộ ra sự đồng nhất không thể diễn tả của
hình tướng (sắc) và tánh Không (Không).
Những nguyên tử không phải là những sự vật. WERNER
HEISENBERG
Đối với người trí mọi “sự vật” được xóa sạch mất. ĐỨC PHẬT
Khái niệm về bản chất đã biến mất khỏi vật lý học nền tảng. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Tôi đã không từng thấy cái gì trong thế giới là rốt ráo thật. YESHE TSOGYAL
Thế giới bên ngoài … không phải là một sự vật được đặt nền
trong chính nó, nghĩa là cái được thiết lập theo một cách ý nghĩa như là một hiện
hữu độc lập. HERMAN WEYL
Không có cái gì có thể được gọi là một bản chất nguyên thủy,
tự phát sanh, đơn độc và độc lập. Tất cả đều rốt ráo trống không, và nếu có một
sự vật gì như là bản chất nguyên thủy như vậy, nó không thể khác hơn là trống
không. D.T. SUZUKI
Nhà duy vật phải quyết định cho chính nó … những xác chết hồn
ma của vật chất có cần được gán tên là vật chất hoặc cái gì khác hay không; đó
chủ yếu là một vấn đề thuật ngữ. Cái còn lại trong bất cứ trường hợp nào cũng rất
khác với cái vật chất cứng cáp và thuyết duy vật bị cấm của những nhà khoa học
thời Victoria. SIR JAMES JEANS
Nhưng có cái không thuộc về thuyết duy vật và không thể đạt đến
bằng hiểu biết của những triết gia bám chấp vào những phân biệt sai lầm và những
lý luận lạc lối bởi vì họ không thấy rằng, tự căn bản, không có thực tại nào
trong những đối vật ở bên ngoài. ĐỨC PHẬT
Những nguyên tử hay những hạt cơ bản… tạo thành một thế giới
của những tiềm năng hay những khả năng hơn là một thế giới của những sự vật hay
những sự kiện. WERNER HEISENBERG
Trong tánh Không Phật giáo, không có thời gian, không có
không gian, không có trở thành, không vật; nó là cái làm cho mọi sự có thể; nó
là con số không đầy đủ những khả tính vô biên, nó là một cái không của những nội
dung bất tận. D.T SUZUKI
Cái môi trường của không gian và thời gian và vật chất, của
ánh sáng và màu sắc và những sự vật cụ thể, nó có vẻ rất thực đầy sống động với
chúng ta… đã tan thành một cái bóng. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Tất cả những quan niệm tùy tiện của tâm thức về vật chất, những
hiện tượng, và về mọi yếu tố điều kiện và những quan niệm và ý tưởng liên hệ đều
như một giấc mộng, một bóng ma, một bọt nước, một cái bóng. ĐỨC PHẬT
Quan niệm của chúng ta về bản chất chỉ sống chừng nào chúng
ta không giáp mặt với nó. Nó bắt đầu nhạt dần khi chúng ta phân tích nó. Chúng
ta có thể thải bỏ nhiều cái trong những thuộc tính giả định của nó mà thật ra
chúng rõ ràng là những phóng chiếu của những cảm tưởng của chúng ta ra thế giới
bên ngoài. SIR ARTHUR
EDDINGTON
Vô minh nắm hiểu đối tượng của nó như thể đối tượng đó hiện hữu
thuần túy khách quan … Nếu quả thật những hiện tượng hiện hữu theo cách ấy …
thì bây giờ càng tìm tòi khám phá chúng một cách cẩn thận, càng thấy rõ những đối
tượng ấy chỉ xuất hiện với tâm. Tuy nhiên, người ta càng khảo sát cặn kẽ những
hiện tượng, người ta càng thấy rằng những đối tượng đó không được tìm thấy dưới
sự phân tích như vậy. GEN LAMRIMPA
Lý thuyết lượng tử đòi hỏi chúng ta bỏ đi ý tưởng rằng âm điện
tử, hay bất cứ đối vật nào khác, tự thân nó có chút gì những đặc tính nội tại. DAVID BOHM
Thế nên, không có tự tánh nghĩa là mỗi vật không có những đặc
tính thường còn và không thể phân nhỏ để được biết như là của riêng nó. D.T SUZUKI
Thuyết duy thực thực tế đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là một
phần thiết yếu của khoa học tự nhiên. Thuyết duy thực giáo điều, tuy nhiên,
không phải là một điều kiện cần thiết cho khoa học tự nhiên … Thực ra vị trí của
vật lý học cổ điển là vị trí của thuyết duy thực giáo điều. Chỉ bằng lý thuyết
lượng tử mà chúng ta đã học được rằng khoa học chính xác có thể có mà không cần
cơ sở của thuyết duy thực giáo điều. WERNER
HEISENBERG
Khi bạn làm loại phân tích này, và bạn tìm kiếm sự vật với
tên gọi, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy dù chỉ một nguyên tố của bất cứ cái gì
trong vũ trụ mà hiện hữu tự nó. Dù cho mọi công việc bình thường của thế giới
hoàn toàn hợp lý và thích đáng; những sự vật làm những sự vật khác xảy ra, những
sự vật làm điều chúng làm, thế nhưng tất cả chỉ trong một cách hình tướng bề
ngoài, một cách được thỏa thuận theo quy ước. PABONGKA RINPOCHE
Toàn thể và tương thuộc
Vật lý lượng tử phát hiện thế giới là một mạng lưới phức tạp
những sự kiện, chúng liên hệ lẫn nhau theo những cách bí mật, trước đây không
tưởng tượng được. Những quan hệ tương hỗ tức thời giữa những hạt xa cách nhau
chứng tỏ rằng mặc dù những hình tướng bề ngoài, thiên nhiên là một toàn thể
không tách lìa, không chỉ là một tập hợp của những phần tử. Những hạt cơ bản có
thể chuyển hóa thành lẫn nhau, cũng như thành năng lượng thuần túy. Trong một
nghĩa nào, mỗi hạt ngầm chứa tất cả những hạt khác. Toàn bộ phạm vi của những hạt
tiêu biểu những trạng thái có thể của một trường vật chất đơn nhất.
Những truyền thống đạo học cũng dạy sự thống nhất nền tảng của
mọi sự như vậy. Những đối vật và sự kiện thế gian phát sanh từ một toàn thể tối
hậu và chúng là những phương diện liên hệ lẫn nhau, tương thuộc của cái
toàn thể đó. Thế giới, như những nhà đạo học nói với chúng ta, gồm những mối
tương quan hòa điệu giữa những phần tử, chúng đồng nhất một cách tối hậu với
nguồn gốc chung của chúng, tạo thành một toàn thể chặt chẽ và trật tự, tương tự
trong khái niệm với lãnh vực vật lý lượng tử một cách đáng ngạc nhiên.
Những hạt cơ bản hẳn là những đơn vị của vật chất không phải
là vĩnh cửu và không thể hủy hoại, chúng có thể thực sự chuyển hóa thành lẫn
nhau. WERNER HEISENBERG
Những sự vật được bày biện theo một cách mà sự chia tách lẫn
nhau của chúng không còn nữa … Ở đây có một trạng thái thâm nhập lẫn nhau của mọi
sự. D.T SUZUKI
Tính không chia tách… chứng tỏ rằng lối tiếp cận tổng quát của
thuyết nguyên tử Democrite là một quan điểm sai lầm về thiên nhiên thậm chí khi
áp dụng cho những sự kiện xảy ra. Nếu chúng ta gọi những “nguyên tử” là những vật
vi mô, có những đặc tính xác định, hay những sự kiện xảy ra vi mô, bấy giờ
chính chúng ta, có thể nói như vậy, vẽ ra những nguyên tử tách biệt trên nền vải
của thực tại bất khả phân, dù từ ngữ sau này có nghĩa là gì. BERNARD D’ESPAGNAT
Đạo không bao giờ biết đến những ranh giới … Nhưng bởi vì sự
công nhận một “cái này”, bèn có ra những biên giới. TRANG TỬ
Nếu tâm trí nhỏ nhoi của chúng ta, vì sự thuận tiện nào đó,
phân chia vũ trụ này thành từng phần - vật lý học, sinh vật học, địa chất học,
thiên văn học, tâm lý học … thì hãy nhớ rằng thiên nhiên chẳng biết đến điều
đó! Thế nên chúng ta hãy cùng nhau bỏ lại tất cả cái đó, mà không quên nó rốt
ráo để làm gì. Hãy để nó cho chúng ta một lạc thú cuối cùng một lần nữa: hãy uống
nó và quên đi tất cả nó! RICHARD P. FEYNMAN
Hãy quên những phân chia. Hãy nhảy vào cái không có giới hạn
và lấy nó làm nhà của bạn! TRANG TỬ
Sự kiện được biết đến một cách thực nghiệm rằng mọi hạt cơ bản
có thể được chuyển hóa thành lẫn nhau là một chỉ điểm cho thấy quả thật hiếm
hoi có thể lựa chọn riêng ra một nhóm những hạt như vậy… Người ta tìm thấy những
cấu trúc (trong lý thuyết những hạt cơ bản) liên kết và đan dính với nhau đến độ
thực sự không thể có những thay đổi hơn nữa ở bất cứ điểm nào mà không đặt
thành vấn đề tất cả những sự nối kết. WERNER HEISENBERG
Mỗi hiện tượng xác định mỗi hiện tượng khác và đồng thời được
xác định bởi mỗi và mọi hiện tượng. Đặc trưng của sự xác định lẫn nhau này, hay
sự tương thuộc, của tất cả những hiện tượng thì đôi khi được diễn dịch như là
tính đồng nhất lẫn nhau. Hơn nữa, theo học thuyết này, không chỉ mọi hiện tượng
là tùy thuộc lẫn nhau, mà chúng cũng thâm nhập lẫn nhau không ngăn ngại. CHENG CHIEN
Ánh sáng là cái bao bọc tất cả vũ trụ … Ánh sáng trong nghĩa
tổng quát của nó (không phải chỉ là ánh sáng bình thường) là phương tiện nhờ đó
toàn bộ vũ trụ trải bày thành chính nó. DAVID BOHM
Những cá thể được bao bọc trong một Thực Tại vĩ đại – một thế
giới của những ánh sáng không đi cùng với bất kỳ hình thức bóng mờ nào. Bản
tánh của ánh sáng là hòa trộn lẫn nhau mà không can thiệp hay ngăn ngại hay hủy
hoại lẫn nhau. Một ánh sánh đơn độc phản chiếu trong chính nó tất cả những ánh
sáng khác một cách tổng quát và một cách cá thể. D.T SUZUKI
Mỗi hạt gồm mọi hạt khác… Chúng ta không thể nói rằng dương
điện tử gồm ba hạt quark. Chúng ta phải nói rằng nó tạm thời gồm ba hạt quark,
nhưng cũng tạm thời gồm bốn hạt quark và một hạt phản - quark, hay năm hạt
quark và hai hạt phản – quark, và vân vân … WERNER HEISENBERG
Mỗi hiện tượng “chứa đựng” mỗi hiện tượng khác, và mỗi hiện
tượng cũng “chứa đựng” toàn thể mọi hiện tượng, nó thâm nhập lẫn nhau trong tự
do toàn hảo và không ngăn ngại. CHENG CHIEN
Một sự vật không có những đặc tính “nội tại” nào (chẳng hạn,
sóng hay hạt) thuộc về chỉ mình nó; thay vì thế, nó chia xẻ mọi đặc tính của nó
với những hệ thống mà nó tương tác một cách lẫn nhau và không thể phân chia. DAVID BOHM
Những sự vật có được sự hiện hữu và bản chất của chúng bằng sự
tương thuộc lẫn nhau và là không gì cả trong bản thân chúng. SIDDHA NAGARJUNA
Như vậy thế giới xuất hiện như là một tấm vải dệt phức tạp bằng
những sự kiện, trong đó những mối kết của những loại khác nhau thay thế hay chồng
chéo hay phối hợp và do đó quyết định kết cấu của toàn thể. WERNER HEISENBERG
Thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của nó thì đối với
nó (người Phật tử) chỉ là hai mặt của cùng một tấm vải dệt, trong đó những sợi
chỉ của mọi sức mạnh và mọi sự kiện, của mọi hình thức của tâm thức và của những
đối tượng của chúng, được dệt thành một mạng không thể tách lìa những liên hệ
điều kiện hóa lẫn nhau và không cùng. LAMA ANAGARIKA
GOVINDA
Điều cần đối với con người là chú ý đến thói quen của tư tưởng
phân mảnh của nó, rõ biết nó, và như thế chấm dứt nó. Sự tiếp cận với thực tại
của con người bấy giờ là toàn bộ, và như vậy sự đáp ứng sẽ là toàn bộ. DAVID BOHM
Trực tiếp đi vào sự hài hòa với thực tại này thì chỉ đơn giản
nói, khi những nghi ngờ sanh khởi, “không phải hai”. SENGTSAN
Thời gian và không gian
Einstein đã gọi những niềm tin theo quy ước về thời gian và
không gian là “những ảo tưởng ngoan cố và dai dẳng”. Lý thuyết Tương Đối Đặc Biệt
của ông đã xác lập rằng thời gian và không gian như là những thực thể tách lìa
nhau và khách quan thì không hiện hữu. Thay vào đó, những sự kiện xảy ra trong
một chuỗi tương tục (continuum) không gian - thời gian bốn chiều thống nhất.
Mỗi chúng ta thấy một phóng chiếu khác nhau của chuỗi tương tục,
như thể đang quan sát những cái bóng hắt ra từ một cái cây khi mặt trời ở nhiều
vị trí khác nhau. Trước Einstein, khoa học cho cái bóng là thực tại khách quan
và nền tảng như không gian chứa đựng nó. Bây giờ chúng ta biết cái bóng chỉ là
một hình tướng bề ngoài tạo ra bởi một thực tại rộng lớn hơn bao gồm cả mặt
trời và cái cây.
Không có được lợi lạc từ những phương trình toán học của
Einstein, những nhà chiêm nghiệm phương Đông đã hiểu từ nhiều thế kỷ trước rằng
thời gian và không gian là nối kết với nhau không thể phân chia - và rốt ráo
thì không thực. Trong những trạng thái sâu nhất của cái thấy thấu suốt huyền
bí, thời gian và không gian được vượt khỏi hoàn toàn, và cả chuỗi tương tục
không gian – thời gian cũng vậy, để phát hiện chúng, là ảo tưởng như huyễn.
Những người như chúng ta, tin vào vật lý học, biết rằng sự
phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng ngoan cố, dai
dẳng. ALBERT EINSTEIN
Quá khứ, tương lai… không là gì cả ngoài những tên gọi, những
hình tướng của tư tưởng, những lời nói trong sử dụng đời thường, chỉ là những
thực thể giả tạo bề ngoài. T. R.
V. MURTI
Những từ ngữ đời thường “không gian” và “thời gian” ám chỉ một
cấu trúc của không gian và thời gian, nó thực ra là một sự ý niệm hóa và đơn giản
hóa quá mức. WERNER HEISENBERG
Không có cái gì là một thời gian tuyệt đối như một thực thể ở
ngoài những sự kiện xảy ra liên tục. Thời gian và không gian là những quan niệm
phát sanh, những cách thức quy chiếu. K. VENKATA RAMANAM
Nhu cầu này (thuyết tương đối tổng quát) … tước đi của không
gian và thời gian tàn tích cuối cùng của sự khách quan vật lý. ALBERT EINSTEIN
Không gian không phải là một thực thể. SIDDHA
NAGARJUNA
Vĩnh viễn và luôn luôn chỉ có một cái bây giờ, cái bây giờ độc
nhất và như nhau; hiện tại là cái duy nhất không có chấm dứt. ERWIN
SCHRÖDINGER
Quá khứ và tương lai cả hai đều quấn quanh cái khoảnh khắc hiện
tại sáng tỏ này (giác ngộ), và khoảnh khắc hiện tại này không phải là cái gì đứng
yên với tất cả những nội dung của nó, vì nó không ngừng đi tiếp. D.T. SUZUKI
Cái mà chúng tôi muốn nói bằng từ ngữ “ngay bây giờ” là một
cái bí mật mà chúng tôi không thể định nghĩa … “Bây giờ” là một ý tưởng hay
khái niệm của tâm thức chúng ta; nó không phải là cái gì đích thực được định
nghĩa một cách vật lý vào lúc này. RICHARD P. FEYNMAN
Những lời nói! Đạo thì vượt khỏi ngôn ngữ, vì trong nó không
có hôm qua, ngày mai hay hôm nay. SENGTSAN
Lý thuyết tương đối chứng tỏ rằng thậm chí những khái niệm nền
tảng như vậy như không gian và thời gian có thể được thay đổi và thật ra phải
thay đổi vì kinh nghiệm mới. WERNER HEISENBERG
Thức của chúng ta quyết định loại không gian trong đó chúng
ta sống … Cách mà theo đó chúng ta kinh nghiệm không gian, hay theo đó chúng ta
cảm biết không gian, là chiều kích đặc trưng của thức chúng ta. LAMA ANAGARIKA
GOVINDA
Hệ thống không gian – thời gian bốn chiều chỉ là một sự
bày đặt, chỉ là một lý thuyết. JOHN A. WHEELER
Không gian và thời gian … là những cái tên. SIDDHA
NAGARJUNA
Từ nay trở đi bản thân không gian, bản thân thời gian, bị bắt buộc phải nhạt tân thành chỉ là những cái bóng, và chỉ có một loại hợp nhất của hai cái sẽ giữ cho một thực thể có mặt. H.MINKOWSKI
Như một sự kiện thuần túy kinh nghiệm, không có không gian mà
không có thời gian, không có thời gian mà không có không gian; chúng thâm nhập
lẫn nhau. D. T. SUZUK
Những khái niệm xảy ra và trở thành thực ra không hoàn toàn bị
thải trừ, nhưng còn phức tạp hơn. Thế nên có vẻ tự nhiên hơn nếu nghĩ thực tại
vật lý như là một hiện hữu (không gian – thời gian) bốn chiều, thay vì như trước
kia là sự tiến hóa (thuộc thời gian) của một hiện hữu ba chiều (thuộc không
gian). ALBERT EINSTEIN
Trong kinh nghiệm không gian này chuỗi thời gian được chuyển
đổi thành một đồng – hiện hữu đồng thời … và cái này không tĩnh đọng mà trở
thành một chuỗi tương tục sống động trong đó thời gian và không gian hòa nhập. LAMA
ANAGARIKA GOVINDA
Cái chúng ta tri giác bằng những giác quan như là không gian
trống không… là nền tảng cho sự hiện hữu của mọi sự, kể cả chúng ta. Những sự vật
xuất hiện với những giác quan của chúng ta là những tình huống phát sinh từ đó
và thật nghĩa của chúng, chỉ có thể được thấy khi chúng ta xem xét cái toàn thể,
trong đó chúng được phát sinh và duy trì, và cuối cùng chúng phải tan biến vào
đó. DAVID BOHM
Tất cả những thế giới này đến từ đâu? Chúng đến từ không
gian. Tất cả chúng sanh sanh ra từ không gian, và chúng trở về trong không
gian: thật vậy, không gian là sự bắt đầu của chúng và không gian là chỗ chấm dứt
cuối cùng của chúng. UPANISHADS
Theo thuyết tương đối tổng quát, khái niệm không gian tách biệt
với nội dung vật lý nào thì không hiện hữu. ALBERT EINSTEIN
Nếu chỉ có không gian trống không, không có mặt trời và những
hành tinh trong đó, bấy giờ không gian mất đi bản chất của nó. ĐỨC PHẬT
Vật lý học hiện đại phát hiện thế giới là một hệ thống những
cấp độ. Những bình diện cụ thể của hiện hữu làm thành những cấp độ bề ngoài
hơn,trong khi ở những cấp độ sâu hơn là những bình diện vi tế hơn của thực tại
nơi đó những sự vật hiện hữu trong một trạng thái thống nhất của tiềm năng. Ở
những cấp độ khác nhau, những mức độ khác nhau của nhân quả có hiệu lực. Lý
thuyết lượng tử đưa vào vật lý học một yếu tố căn bản của không xác định. Chúng
ta học được tính tự phát là nội tại trong bản chất ở cấp độ căn bản nhất. Nhân
và quả còn áp dụng, nhưng chỉ cho sự xác suất của những sự kiện xảy ra, chứ
không cho bản thân những sự kiện xảy ra.
Những truyền thống đạo học phương Đông cũng quan niệm thực tại
như là một hệ thống những cấp độ của sự biểu lộ, từ những cấp độ thô nơi những
đối vật có vẻ có hiện hữu riêng của chúng, đến những cấp độ vi tế của những
rung động năng lực vượt khỏi không gian và thời gian bình thường. Như nhân quả
trong vật lý học, định luật nghiệp nối những hành động với những kết quả. Nhưng
dù nghiệp không bao giờ sai thất trong bình diện không gian và thời gian, nó
không tuyệt đối: ở cấp độ tối hậu của thực tại, có tự phát, tự do và ân sủng.
Một người càng thấm nhuần tính cách cân đối có trật tự của mọi
sự kiện xảy ra thì nó càng tin chắc rằng không có chỗ nào cho những nguyên nhân
của một bản chất khác ngoài sự cân đối có trật tự này. Với nó luật tắc của con
người cũng như luật tắc của thần linh sẽ không hiện hữu như một nguyên nhân độc
lập của những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên. ALBERT EINSTEIN
Một người đi vào con đường làm vui lòng chư Phật
Khi đối với tất cả mọi sự vật, trong chu trình và trên nữa,
Nó thấy rằng nhân và quả không hề sai thất,
Và khi với nó, chúng mất tất cả vẻ bề ngoài cứng đặc. TSONGKAPA
Chúng ta từng bước bị bắt buộc phải từ bỏ một sự diễn tả theo
nguyên nhân về thái độ cư xử của những nguyên tử riêng lẻ trong không gian và
thời gian, và phải tính toán đến một chọn lựa tự do những khả năng khác nhau về
phần thiên nhiên. NIELS BOHR
Học thuyết nhân quả … chỉ áp dụng được cho một thế giới của
những nhị nguyên và những hỗn hợp. Nơi không có những cái như vậy, học thuyết tức
thì mất ý nghĩa. Bao giờ chúng ta còn bị buộc vào một thế giới của những đặc
thù, chúng ta thấy nhân quả và sự tương đối ở khắp nơi, bởi vì đó là chỗ cho
chúng vận hành … Cõi giới của tánh Không… nằm bên dưới thế giới của những
nguyên nhân và điều kiện. Tánh Không là cái làm cho công việc của nhân quả có
thể. D.T. SUZUKI
Nhân quả có thể xem như một cách thức tri giác nhờ đó chúng
ta rút gọn những ấn tượng giác quan của chúng ta cho trật tự. NIELS BOHR
Thời gian, không gian và nhân quả thì giống như tấm gương nhờ
nó cái Tuyệt Đối được thấy … Trong cái Tuyệt Đối không có thời gian, không
gian, cũng không có nhân quả. VIVEKANANDA
Mọi sự chúng ta biết về Thiên Nhiên thì phù hợp với ý tưởng rằng
tiến trình nền tảng của Thiên Nhiên nằm ngoài thời gian – không gian… nhưng nó
phát sanh những sự kiện xảy ra nằm trong thời gian - không gian. H.P. STAPP
Parama Shiva thì vượt khỏi những giới hạn của thời gian,
không gian và hình tướng; và như vậy thì vĩnh cửu và vô tận … Bản chất của nó vốn
có hai phương diện - một phương diện nội tại trong đó Ngài thấm nhuần toàn thể
vũ trụ, và một phương diện siêu việt trong đó Ngài vượt khỏi tất cả Biểu Lộ Vũ
Trụ. JAGADISH CHANDRA
CHATTERJI
Ở bất kỳ giai đoạn nào của sự tạo thành lý thuyết (trong khoa
học) cũng có một hệ thống thứ bậc những định luật, vì những mức độ khác nhau của
sự ổn định được gán cho những định luật khác nhau … Như vậy trong thực hành
nghiên cứu khoa học sự phân chia rạch ròi thành một tiên nghiệm và một hậu nghiệm
theo nghĩa của Kant là không có, và thay vào chỗ đó chúng ta có một phạm vi
phong phú của những thứ bậc của sự ổn định. HERMAN WEYL
Trật tự của sự tiêu tan phải là chiều ngược lại chính xác của
trật tự sanh khởi … Người ta phải nghĩ rằng mỗi nguyên nhân nối tiếp trong hệ
thống thứ bậc của những nguyên nhân trong những nguyên tố tan trở lại vào
nguyên nhân của chính nó, cái nguyên lý tiếp theo và vi tế hơn trong chuỗi, cho
đến khi toàn bộ khối lượng của những hậu quả cuối cùng tan vào cái Tuyệt Đối,
nguyên nhân cao nhất và vi tế nhất của tất cả. SHANKARA
Dù bản chất của những chiều sâu bên trong này của thức có thể
là gì, chúng là nền tảng thực sự, của cả nội dung hiển lộ lẫn của nội dung ngầm
ẩn. Dù nền tảng này có thể không xuất hiện trong ý thức bình thường, tuy nhiên
nó vẫn hiện diện theo cách nào đó. DAVID BOHM
Nguyên lý sáng tạo tối hậu là thức. Có nhiều cấp độ khác nhau
của thức. Cái chúng ta gọi là thức vi tế sâu thẳm nhất thì luôn luôn ở đó … Tất
cả những loại thức khác của chúng ta – các thức giác quan và vân vân – sanh khởi
dựa trên tâm tịnh quang này. DALAI
LAMA
Cơ học lượng tử gợi ý rằng đây là cách mà thực tại hiện tượng
xảy ra từ một trật tự sâu hơn trong đó nó được bao bọc. Thực tại mở ra để phát
sinh trật tự thấy được và ôm nó vào trong trở lại. Nó thường trực mở ra và ôm lại. DAVID BOHM
Trong cấu trúc của tư tưởng Phật giáo cũng như trong cách nó
được trình bày, có hai hoạt động hay hai chuyển động, một là “đi tới trước”,
hay “đi lên”, cái kia là “đi trở lại”, hay “đi xuống”. Để cho thuận tiện
hai hoạt động này có thể được đặt tên đơn giản là “đi lên” và “đi xuống”. GADJIN M.
NAGAO
Vũ trụ phải có một cách thức để thành hiện hữu từ cái không …
khi chúng ta nói “từ cái không” chúng ta không có ý nói từ cái chân không
của vật lý học. Chân không của vật lý học thì được ráp thêm cấu trúc hình học
và những biến đổi chân không và những cặp hạt tiềm thể. Vũ trụ đã hiện hữu khi
chúng ta có một chân không như vậy. Không, khi chúng ta nói cái không chúng ta
muốn nói cái không có gì cả! Không cấu trúc, không định luật, không sơ đồ … Vì
khi tạo thành mọi sự từ không có gì thì một nguyên lý là đủ. JOHN A. WHEELER
Để sáng tạo một vũ trụ, bấy giờ, Parama Shiva đưa vào vận
hành phương diện Shakti của ngài, nó tự biểu lộ chính nó như là nguyên lý của
Phủ định và để cho Vũ trụ lý tưởng biến mất khỏi cái thấy của ngài và cho phép
chính ngài cảm thấy ý muốn có một Vũ trụ, nhưng đối với ngài, bậc trọn vẹn tất
cả, ý muốn có và một Vũ trụ biểu lộ là không cần thiết. JAGADISH CHANDRA
CHATTERJI
Nhất thể và đa thù
Đối với nhà vật lý, hiểu có nghĩa là khám phá ra những
nguyên lý phổ quát của thiên nhiên. Định luật sức hút trọng lực của Newton đã
thống nhất trong một phương trình sự chuyển động của những hành tinh và cách thức
những vật rơi trên đất. Khi vật lý học đi sâu hơn, những định luật trở nên phổ
quát hơn. Cũng như vào thế kỷ 17 Newton thống nhất những định luật mặt đất và
trên trời, vào thế kỷ 19 Maxwell thống nhất những định luật điện và từ, và thế
kỷ 20 những nhà vật lý thống nhất những định luật điện – từ với những định luật
của lực hạt nhân tương tác yếu. “Chén thánh” của vật lý học thế kỷ 21 là thống
nhất những định luật điều hành tất cả những sức mạnh biết được của thiên nhiên
vào trong chỉ một “lý thuyết của mọi sự”.
Cũng vậy, với nhà đạo học, chén thánh là khám phá nhất thể
đàng sau mọi sự. Tuy nhiên, mục tiêu không phải là một lý thuyết mà là sự siêu
việt của hiểu biết trong mọi hình thức của nó. Cái nhất thể của nhà đạo học ôm
trùm không chỉ mọi hiện tượng của thế giới mà cả tự ngã của nó nữa. Giống như
nhà vật lý, nhà đạo học tìm cách khám phá cái không biến đổi trong mọi biến đổi,
cái Một ở cội nguồn của cái Nhiều.
Chúng ta nghĩ đến một bản chất như là cái có thể là không
sanh ra cũng không diệt mất. ALBERT EINSTEIN
Ngài là Vĩnh Cửu giữa những sự vật đi qua mất. UPANISHAD
Chúng ta biết rằng có một sự đa dạng bao giờ cũng thay đổi của
những hiện tượng xuất hiện với những giác quan của chúng ta. Nhưng chúng ta tin
rằng rốt ráo có thể truy nguyên từ chúng một cách nào đó để trở lại một nguyên
lý nào đó. WERNER HEISENBERG
Cái Ngã, nguyên lý không sanh bất diệt của thực tại, chịu sự
biến đổi chỉ qua ảo tưởng (maya) và không phải trong nghĩa thực. Do đó nhị
nguyên không thực có trong nghĩa tối hậu. SHANKARA
Chính trong nỗ lực theo đuổi sự thống nhất cái nhiều theo luận
lý mà nó gặp những thành công vĩ đại nhất của nó, dù cho chính sự thử nghiệm
này khiến nó có nguy cơ lớn lao nhất rơi vào một cái bẫy của những ảo tưởng. ALBERT EINSTEIN
Nếu có dù chỉ một dấu vết của cái này và cái kia, của đúng và
sai, tinh túy Tâm sẽ mất trong mê lầm. Dù mọi nhị nguyên đến từ cái Một, cũng
chớ bám chấp vào cái Một này. SENGTSAN
Một lý thuyết càng ấn tượng thì sự giản dị của những tiền đề
của nó càng lớn lao, nó liên kết những loại sự vật càng khác nhau, phạm vi áp dụng
của nó càng trải rộng. ALBERT EINSTEIN
Như trong khoa học, cũng như trong tư tưởng siêu hình học, giải
pháp tổng quát và tối hậu có khả năng là cái tốt nhất thì bao gồm và giải thích
tất cả để cho mỗi chân lý của kinh nghiệm có chỗ của nó trong cái toàn thể. SRI AUROBINDO
Chúng ta luôn luôn tìm kiếm cái căn bản đằng sau cái tùy thuộc,
cái là tuyệt đối đằng sau cái gì là tương đối, cái thực tại đằng sau cái hình
tướng và cái ở yên đằng sau cái tạm thời thoáng qua. Theo ý kiến tôi, đây là đặc
trưng không chỉ của vật lý học mà của mọi khoa học. MAX PLANCK
Phương cách dựa vào để biết cái bất nhị, nó là Thực Tại Tuyệt
Đối, thì không gì ngoài nhận biết sự không sai biệt trong sự sai biệt của sự biểu
lộ. ABHINAVAGUPTA
Mê lầm về cái gì là khác và cái gì không khác, tức là mê lầm
về mọi sự. DAVID BOHM
Không có nhiều mà chỉ có Một.
Người nào thấy đa thù chứ không phải nhất thể thì lang thang
từ cái chết đến cái chết. UPANISHAD
Cái đa thù mà chúng ta tri giác thì chỉ là một hình tướng bề
ngoài; nó không thực. ERWIN SCHRÖDINGER
Bất cứ cái gì bạn thấy là nhị nguyên đều không thật. SHANKARA
Thế giới là có sẵn nhưng chỉ một lần. Không có cái gì được phản
chiếu. Cái nguyên gốc và hình ảnh trong gương thì đồng nhất. Thế giới trải ra
trong thời gian và không gian chỉ là sự hình dung của chúng ta. Kinh nghiệm,
không cho chúng ta đầu mối nhỏ nhất nào của cái gì hiện hữu ngoài nó. ERWIN SCHRÖDINGER
Sự kiện là, chỉ có một thế giới – không có hai thế giới… Người
ta nghĩ có hai thế giới bởi hoạt động của tâm riêng của họ. Nếu họ có thể thoát
khỏi những phán đoán sai lầm này và giữ cho tâm họ trong sạch với ánh sáng của
trí huệ, bấy giờ họ sẽ thấy chỉ một thế giới và thế giới ấy tắm đẫm trong ánh
sáng của trí huệ. ĐỨC PHẬT
Vật lý học và đạo học
“Mọi tôn giáo, nghệ thuật và khoa học là những cành của cùng
một cái cây”, Einstein đã viết như vậy. “Tất cả những khát vọng này được hướng
đến việc làm cho đời người cao cả hơn, chuyển nó khỏi lãnh vực của hiện hữu thuần
vật chất và dẫn cá nhân hướng đến tự do”.
Những nhà vật lý học hiện đại và những nhà đạo học hiện đại
đã bình luận về những sự tương tự giữa khoa học và tôn giáo, cũng như những
khác biệt của chúng. Trong phần đầu của thế kỷ 20, khi những khác nhau có vẻ lớn
lao hơn bao giờ trước đó, những nhà khám phá lý thuyết lượng tử ghi nhận những
tương tự đáng ngạc nhiên với một số ý tưởng của những tôn giáo phương Đông.
Những người có thẩm quyền về những tôn giáo phương Đông,
đương thời như Dalai Lama và Sri Aurobindo, thì quen với bản chất của vật
lý học hiện đại và đã bình luận về tương quan của nó với tôn giáo. Đi vào thế kỷ
21, chúng ta có thể mong rằng sẽ có nhiều nhà vật lý cũng quen với những truyền
thống huyền học của thế giới. Có lẽ thậm chí chúng ta có thể hy vọng rằng họ sẽ
giúp dẫn đường cho một thời đại mới của sự hòa nhập hài hòa giữa khoa học và
tôn giáo.
Cho dù những lãnh vực tôn giáo và khoa học tự chúng rõ ràng
tách biệt với nhau, tuy nhiên giữa chúng có những liên hệ và nương dựa mạnh mẽ
lẫn nhau. Tình hình có thể diễn tả bằng một hình ảnh: Khoa học không có tôn
giáo thì què, tôn giáo không có khoa học thì mù. ALBERT EINSTEIN
Sự hòa giải chân thật luôn luôn tiến hành bởi một thông hiểu
lẫn nhau dẫn đến một loại nhất thể thân mật nào đó. Thế nên chính là qua sự thống
nhất rốt ráo có thể được của Tinh Thần và Vật Chất mà chúng ta sẽ đạt một cách
tốt nhất đến chân lý hòa giải của chúng và như vậy đến nền tảng mạnh nhất nào
đó cho một thực hành hòa giải trong đời sống bên trong của cá nhân và hiện hữu
bên ngoài của nó. SRI AUROBINDO
Những quan niệm tổng quát về sự thông hiểu của con người …
chúng được minh họa bằng những khám phá trong vật lý học nguyên tử thì không nằm
trong bản chất của những cái hoàn toàn không quen thuộc, hoàn toàn không nghe
nói đến, hay mới lạ. Thậm chí trong văn hóa riêng của chúng ta chúng có một lịch
sử, và trong tư tưởng Phật giáo và Ấn giáo một chỗ còn đáng kể và chính yếu
hơn. Điều chúng ta sẽ tìm thấy là một thí dụ minh họa, một khuyến khích, và một
sự tinh lọc của minh triết cổ xưa. J.ROBERT OPPENHEIMER
Có một mối quan tâm lớn dần giữa cộng đồng khoa học với tư tưởng
triết học Phật giáo. Tôi lạc quan rằng trong vài thập kỷ tới sẽ có một thay đổi
lớn lao trong quan điểm của chúng ta về thế giới cả từ hai viễn cảnh vật chất lẫn
tâm linh. DALAI LAMA
Nhiều người nghĩ rằng khoa học hiện đại thì rời xa khỏi Thượng
Đế. Tối thấy ngược lại rằng … trong hiểu biết bản chất vật lý chúng ta đã thâm
nhập xa đến độ chúng ta có thể có được một cái nhìn thấy sự hài hòa không khuyết
điểm, nó tương hợp với lý tính thiêng liêng. HERMAN WEYL
Khoa học ở những giới hạn của nó, thậm chí khoa học vật lý, bị
bắt buộc thấy biết ở mức tận cùng, cái vô biên, cái phổ quát, cái tinh thần,
trí thông minh và ý chí thiêng liêng trong vũ trụ vật chất. SRI AUROBINDO
Khoa học cũng đòi hỏi tinh thần tin tưởng. Bất kỳ ai đã dấn
thân một cách nghiêm túc vào công việc khoa học bất cứ loại gì đều thấu hiểu rằng
trên chỗ vào những cánh cửa của ngôi đền khoa học có viết dòng chữ: Ngươi phải
có đức tin. Đó là một phẩm tính mà những nhà khoa học không thể không cần đến. MAX
PLANCK
Đức tin là lối duy nhất vào Phật giáo. Không có đức tin mọi
nghiên cứu nhiệt thành nhất và nỗ lực thường trực sẽ không có kết quả. Bao giờ
bạn tin rằng lỗi lầm luôn luôn đi theo nghi ngờ, hãy vất bỏ mọi nghi ngờ và đi
vào cửa của đức tin. CHIH - CHI
Vật lý học là tư duy về những Ý Tưởng thiêng liêng của Sáng Tạo,
thế nên vật lý học là sự phụng sự thiêng liêng. Trong thời đại chúng ta, chúng
ta rất xa khỏi nền tảng thần học hay sự bào chữa của vật lý học; nhưng chúng ta
vẫn theo phương pháp này, bởi vì nó đã rất thành công. WERNER HEISENBERG
Vật chất phát lộ chính nó cho tư tưởng chứng ngộ và cho những
giác quan trở nên tinh tế như là khuôn mặt và thân thể của Tinh Thần …
Trong ánh sáng của quan niệm này chúng ta có thể nhận thức khả
năng của một đời sống thiêng liêng cho con người trong thế giới, nó sẽ đồng thời
biện minh cho khoa học bằng cách mở bày một ý nghĩa sống và một mục tiêu có thể
hiểu được cho sự tiến hóa của trái đất và của vũ trụ …SRI AUROBINDO
Khoa học hiện đại đã đưa chúng ta đến gần hơn một quan niệm
thỏa mãn hơn về mối tương quan này (giữa tinh thần và vật chất) bằng cách vận dụng,
trong lãnh vực vật lý học, khái niệm tính bổ sung. Sẽ là sự hài lòng nhất trong
tất cả nếu vật lý học và tâm linh có thể được thấy như là những phương diện bổ
sung của cùng một thực tại. WOLFGANG PAULI
Hai cái là một: Tinh Thần là linh hồn và thực tại của cái mà
chúng ta cảm giác như Vật Chất; Vật Chất là một hình thức và thân thể của cái
chúng ta thấu hiểu như Tinh Thần. SRI AUROBINDO
Chúng ta sẽ không mong chờ những khoa học tự nhiên cho chúng
ta cái thấy thấu suốt trực tiếp vào bản tánh của tinh thần. ERWIN SCHRÖDINGER
Chân lý tâm linh là một chân lý của tinh thần, không phải là
một chân lý của trí năng, không phải là một định lý toán học hay một công thức
luận lý.
SRI AUROBINDO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét